Quyết định 164/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam dến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

thuộc tính Quyết định 164/2002/QĐ-TTg

Quyết định 164/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghiệp xi măng Việt Nam dến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:164/2002/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:18/11/2002
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 164/2002/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 164/2002/QĐ-TTG
NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 2002 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
ĐIỀU CHỈNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP XI MĂNG VIỆT NAM
ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

 

Thủ tướng Chính phủ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999 của Chính phủ ban hành kèm theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và Nghị định số 12/2000/NĐ-CP ngày 05 tháng 5 năm 2000 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng;

Xét đề nghị của Bộ Xây dựng tại tờ trình Thủ tướng Chính phủ số 752/BXD-VLXD ngày 23 tháng 5 năm 2002; của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 6493 BKH/CN ngày 11 tháng 10 năm 2002;

Căn cứ kết luận cuộc họp các Bộ, ngành liên quan tại Văn phòng Chính phủ ngày 16 tháng 9 năm 2002,

Quyết định:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch điều chỉnh phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu phát triển:

Mục tiêu phát triển của ngành công nghiệp xi măng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 là: đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng xi măng (cả về số lượng, chất lượng, chủng loại) cho nhu cầu trong nước, dành một phần xuất khẩu và nhanh chóng đưa ngành xi măng Việt Nam thành một ngành công nghiệp mạnh, có công nghệ sản xuất hiện đại, đủ sức cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của nước ngoài, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

2. Quan điểm phát triển:

- Về đầu tư:

Phát triển công nghiệp xi măng phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, sản phẩm có sức cạnh tranh ngày càng cao trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế; sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, di tích lịch sử văn hoá, cảnh quan và an ninh, quốc phòng. Chỉ đầu tư xây dựng các dự án xi măng nằm trong quy hoạch được phê duyệt với công nghệ tiên tiến, suất đầu tư thấp, chủ đầu tư có năng lực; ưu tiên đầu tư các dự án có công suất từ 1 triệu tấn xi măng/năm trở lên, đồng thời huy động tối đa công suất của các cơ sở sản xuất xi măng hiện có để đáp ứng nhu cầu xi măng của các địa phương.

- Về công nghệ:

Sử dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, tự động hoá ở mức cao, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm tối đa nguyên liệu, nhiên liệu, điện năng; đồng thời khuyến khích mạnh để đẩy nhanh việc sản xuất, gia công máy móc, thiết bị và linh kiện chế tạo trong nước, đảm bảo các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế; đa dạng hoá sản phẩm xi măng, phổ cập sản xuất xi măng mác PCB 40 chất lượng cao.

- Về quy mô công suất:

Ưu tiên phát triển các dự án đầu tư quy mô công suất lớn và có xem xét điều kiện cụ thể của từng dự án để lựa chọn quy mô thích hợp.

- Về nguồn vốn đầu tư:

Huy động tối đa các nguồn vốn trong nước (vốn tín dụng, trái phiếu công trình, vốn tự có, vốn cổ phần, vốn qua thị trường chứng khoán...) để đầu tư xi măng. Đa dạng hoá phương thức huy động vốn và hình thức đầu tư để các thành phần kinh tế cùng tham gia đầu tư sản xuất xi măng. Đối với các dự án mới, thực hiện theo hình thức công ty cổ phần, trong đó Tổng công ty nhà nước giữ cổ phần chi phối. Nhà nước hỗ trợ vốn xây dựng những hạng mục công trình cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào nhà máy đối với những dự án đầu tư ở địa bàn khó khăn. Các dự án đầu tư xi măng được vay vốn ưu đãi để sản xuất những phần thiết bị, máy móc, phụ tùng được gia công, chế tạo trong nước. Những dự án liên doanh với nước ngoài đang sản xuất, nếu mở rộng đầu tư phải tăng vốn pháp định của phía Việt Nam để đạt tỷ lệ từ 40% trở lên.

- Về bố trí quy hoạch:

Xây dựng các cơ sở sản xuất xi măng phải dựa trên cơ sở cân đối nhu cầu thị trường trong nước, thị trường khu vực, nguồn nguyên liệu, điều kiện hạ tầng, khả năng huy động vốn đầu tư, trình độ và năng lực của chủ đầu tư, khả năng hỗ trợ của các ngành để có thể xác định hợp lý quy mô, địa điểm, chủng loại sản phẩm và thời gian thực hiện đầu tư dự án. Thống nhất việc quản lý, chỉ đạo thực hiện kế hoạch đầu tư các dự án xi măng, các trạm nghiền và phát triển ngành công nghiệp xi măng theo đúng quy hoạch được duyệt. Căn cứ vào đặc điểm của địa phương, loại dự án để quyết định phương thức và hình thức đầu tư thích hợp, có hiệu quả cao nhất.

- Về phối hợp liên ngành:

Tăng cường sự liên kết, phối hợp giữa các ngành và các lĩnh vực liên quan như: cơ khí, giao thông vận tải, cung ứng vật tư kỹ thuật, xây dựng hạ tầng,... để đáp ứng một cách tốt nhất cho phát triển ngành công nghiệp xi măng, đồng thời tạo điều kiện để các ngành khác cùng phát triển. Huy động tối đa năng lực của các ngành cơ khí, luyện kim, tin học, tự động hoá,... trong nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị, công nghệ và phụ tùng cho ngành công nghiệp xi măng để tăng nhanh tỷ lệ nội địa hóa. Chính phủ hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước cho việc mua công nghệ tiên tiến để thiết kế, chế tạo các loại máy móc, thiết bị sản xuất xi măng để thay thế nhập khẩu. Các dự án đầu tư xi măng có công suất từ trên 1 triệu tấn/năm và trạm nghiền có công suất 0,5 triệu tấn/năm trở xuống thực hiện phương thức chủ đầu tư giao thầu trực tiếp cho các Tổng công ty Cơ khí đủ năng lực trong nước làm nhà thầu chính thiết kế công nghệ, sản xuất chế tạo và cung cấp thiết bị đồng bộ cho dự án. Đối với các dự án xi măng lớn, phần sử dụng hàng hoá, thiết bị gia công chế tạo trong nước đạt tối thiểu 60% trọng lượng và 30% giá trị.

3. Các chỉ tiêu quy hoạch:

- Các chỉ tiêu kỹ thuật sản xuất xi măng:

Các dự án đầu tư phát triển công nghiệp sản xuất xi măng phải phấn đấu thực hiện để từ năm 2010 phải đạt các chỉ tiêu tiên tiến về tiêu hao nhiên liệu, nguyên liệu, điện năng, vật liệu, nồng độ bụi của khí thải, cường độ tiếng ồn, mức độ tự động hoá, tỷ lệ chế tạo thiết bị trong nước, nâng cao năng suất lao động, đa dạng hoá các chủng loại xi măng, đảm bảo chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, cạnh tranh được với xi măng các nước trong khu vực và thế giới.

Một số chỉ tiêu cụ thể như sau:

- Tiêu hao nhiệt năng Ê 730 Kcal/kg clinker.

- Tiêu hao điện năng Ê 95 Kwh/tấn xi măng.

- Nồng độ bụi khí thải Ê 50 mg/Nm3.

Nhu cầu và kế hoạch huy động sản lượng các nhà máy xi măng

Giai đoạn 2002 - 2005.

Năm

2002

2003

2004

2005

- Tốc độ tăng tiêu thụ (%)

20

15

14

13

- Nhu cầu xi măng (triệu tấn)

19,70

22,60

25,70

29,10

- Dự kiến sản lượng (triệu tấn)

16,0

17,80

18,80

22,00

 

Giai đoạn 2006 - 2010 và 2015, 2020.

 

Năm

2006

2007

2008

2009

2010

2015

2020

- Tốc độ tăng (%)

12

12

10

10

10

5-8

2,5-3

- Nhu cầu (triệu tấn)

32,60

36,50

40,10

44,20

48,60

63-65

68-70

- Dự kiến sản lượng (triệu tấn)

27,95

35,30

42,05

47,60

49,80

62,80

 

 

Danh mục tiến độ các dự án đầu tư và nhu cầu của ngành công nghiệp xi măng (phụ lục kèm theo), bao gồm:

+ Danh mục đầu tư các dự án xi măng đến năm 2010.

+ Danh mục đầu tư các trạm nghiền độc lập.

+ Vốn đầu tư và một số loại vật tư chủ yếu cho sản xuất xi măng.

+ Nhu cầu cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật cho sản xuất xi măng.

 

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

1. Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm:

- Quản lý và chỉ đạo triển khai thực hiện theo quy hoạch điều chỉnh này. Phối hợp với các Bộ có liên quan nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách và tìm những biện pháp cụ thể đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án xi măng nhằm khắc phục tình trạng thiếu xi măng vào năm 2005 và những năm tiếp theo. Quá trình chỉ đạo triển khai, nếu vượt quá thẩm quyền thì trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước từng giai đoạn, trình Thủ tướng Chính phủ những nội dung cần điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.

- Chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp lập chương trình và chỉ đạo việc chế tạo thiết bị, máy móc, linh kiện trong nước để thay thế nhập khẩu, đồng thời chủ trì, phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính nghiên cứu chính sách hỗ trợ các đơn vị trong nước sử dụng, tham gia chế tạo thiết bị, phụ tùng vật tư nguyên liệu cho ngành công nghiệp xi măng Việt Nam.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Bộ Xây dựng lập kế hoạch, khảo sát, thăm dò đánh giá trữ lượng nguyên liệu sản xuất xi măng một cách đầy đủ, chính xác để đáp ứng kịp thời việc lập kế hoạch phát triển dài hạn và ngắn hạn của ngành xi măng;

3. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu chính sách hỗ trợ, tìm các hình thức huy động nguồn vốn đầu tư cho các dự án của ngành công nghiệp xi măng.

4. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng lập phương án phát triển giao thông vận tải đồng bộ phục vụ cho ngành công nghiệp xi măng, như: phương tiện vận tải chuyên dùng và không chuyên dùng, phương tiện bốc xếp, hệ thống cảng sông, cảng biển, hệ thống đường sắt và đường bộ, quy hoạch vị trí xây dựng hệ thống silô, kho chứa xi măng – clinker, băng tải chuyên dùng tại các cảng.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội lập chương trình và chỉ đạo tổ chức đào tạo cán bộ trên đại học, kỹ sư, công nhân lành nghề để đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành công nghiệp xi măng theo ba hình thức: đào tạo mới, đào tạo nâng cao và đào tạo lại.

6. Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Xây dựng lập phương án đẩy mạnh hoạt động khoa học kỹ thuật công nghệ trong lĩnh vực xi măng theo hướng: tiếp thu, ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến của thế giới, nâng cao năng lực tư vấn trong quản lý điều hành dự án và nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, mở rộng thị trường.

7. Xây dựng Tổng công ty Xi măng Việt Nam thành tập đoàn kinh tế mạnh, có công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm có chất lượng cao, có xuất khẩu một phần xi măng, đóng vai trò chủ đạo trong việc cung ứng ổn định thị trường xi măng trong nước.

 

Điều 3. Bộ Xây dựng căn cứ vào mục tiêu, quan điểm và những chỉ tiêu của quy hoạch điều chỉnh này, xây dựng các kế hoạch 5 năm và hàng năm để thực hiện đầu tư phát triển ngành phù hợp với nhu cầu và khả năng kinh tế, xã hội của cả nước.

 

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng công ty Xi măng Việt Nam, các Tổng công ty, Công ty có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 164/2002/QD-TTg

Hanoi, November 18, 2002

 

DECISION

APPROVING THE ADJUSTED PLANNING ON DEVELOPMENT OF VIETNAMS CEMENT INDUSTRY TILL 2010 AND ITS ORIENTATIONS TILL 2020

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Governments Decree No. 52/1999/ND-CP of July 8, 1999 promulgating the Investment and Construction Management Regulation and Decree No. 12/2000/ND-CP of May 5, 2000 amending and supplementing a number of articles of the Investment and Construction Management Regulation;

At the proposals of the Ministry of Construction in its Report No. 752/BXD-VLXD of May 23, 2002 to the Prime Minister; and of the Ministry of Planning and Investment in its Official Dispatch No. 6493-BKH/CN of October 11, 2002;

Proceeding from the conclusions of the meeting of the concerned ministries and branches held at the Government Office on September 16, 2002,

 

 

DECIDES:

Article 1.-To approve the adjusted planning on development of Vietnams cement industry till 2010 and its orientations till 2020, with the following principal contents:

1. Development objectives:

The development objectives of the cement industry till 2010 and its orientations till 2020 are: To fully meet the domestic cement consumption demand (in terms of quantity, quality and categories), spare a part of the total output for export, to quickly develop Vietnams cement industry into a strong industry, equipped with modern production technologies and capable of turning out products which can compete with foreign products of the same categories, thus contributing to the successful realization of the cause of national industrialization and modernization.

2. Development viewpoint:

- Regarding investment:

The development of the cement industry must ensure the economic efficiency and higher and higher competitiveness of products under the regional and international economic integration conditions; the rational use of natural resources, protection of ecological environment, cultural-historical monuments and landscapes, maintenance of security and national defense. Investment shall only be made in the construction of cement projects under the approved planning and with advanced technologies, low investment and capable investors. To prioritize the investment in cement projects with an annual output of one million tons or more, and at the same time to tap to the utmost the capacity of the existing cement production establishments in order to meet the cement demands of localities.

- Regarding technology:

To use the worlds advanced highly-automated technologies, so as to raise the quality of products and maximally save raw materials, fuels and power; and at the same time to step up the domestic manufacture and processing of machinery, equipment and components, which are up to the product quality and environmental protection criteria according to the Vietnamese and international standards; to diversify cement products and universalize the production of high-quality PCB 40 cement.

- Regarding size and capacity:

To prioritize the development of large-sized high-capacity investment projects, taking into account the specific conditions of each project so as to select appropriate sizes thereof.

- Regarding investment capital sources:

To mobilize to the utmost domestic capital sources (credit capital, project bonds, own capital, equity capital, capital mobilized through the securities market, etc.) for investment in the cement industry. To diversify the capital-mobilizing modes and investment forms so that all economic sectors can participate in investing in the cement production. New cement projects shall take the form of joint-stock companies, where the State corporations shall hold controlling stakes. The State shall provide capital support for the construction of infrastructure works outside the plant fences for investment projects in difficult geographical areas. Cement investment projects shall be entitled to borrow preferential loans for manufacturing parts of equipment, machinery and accessories, which can be processed or manufactured at home. If joint-venture projects with foreign countries, which are currently engaged in the cement production, wish to expand their investment scale, they must increase the Vietnamese sides legal capital proportion to 40% or higher.

- Regarding the planning layout:

To build cement production establishments on the basis of balancing domestic and regional market demands, raw material sources, infrastructure conditions, investors capabilities to mobilize investment capital, professional levels and capabilities, and other branches supporting capabilities, in order to rationally determine sizes, locations, product categories and project investment duration. To unify the management and direction over the implementation of plans on investment in cement projects, grinding stations and development of the cement industry strictly under the approved planning. To base on local characteristics and project types to select the most appropriate and efficient investment modes and forms.

- Regarding the inter-branch coordination:

To enhance the alignment and coordination among relevant branches and sectors, such as: mechanical engineering, communications and transport, supply of technical supplies, infrastructure construction, etc., with a view to best serving the cement industrys development, and concurrently creating conditions for development of other industries. To mobilize to the utmost capabilities of such sectors as mechanical engineering, metallurgy, information technology, automation, etc., for researching into, designing and manufacturing equipment, technologies and accessories for the cement industry, with a view to quickly raising the localization rate thereof. The Government shall provide State budget support for the procurement of advanced technologies for designing and manufacturing cement-producing machines and equipment to substitute for imported ones. For cement investment projects with a capacity of over one million tons/year and grinding stations with a capacity of 0.5 million tons/year, the mode whereby investors award contracts directly to domestic mechanical engineering corporations which are fully capable of acting as main contractors to design technologies, manufacture and supply equipment in complete sets for the projects, shall be applied. For large cement projects, the use rate of goods and/or equipment processed or manufactured at home must attain at least 60% of the total weight and 30% of the total value thereof.

3. Planning norms:

- Technical norms in the cement production:

Projects on investment in development of the cement industry must strive to attain by 2010 the advanced norms of fuel, raw material, power and material consumption, dust content of exhaust gas, noise intensity, automation rate, percentage of domestically manufactured equipment, labor productivity, diversity of cement categories, product quality, reduction of production cost, and products competitiveness on the regional and world markets.

Some specific norms shall be as follows:

- Thermal energy consumption rate: ’ 730 Kcal/kg of clinker

- Electric power consumption rate: ’95 Kwh/ton of cement

- Dust content in exhaust gas: ’ 50 mg/Nm3.

Demand and plans on mobilization of cement plants output

In the 2002-2005 period:

Year

2002

2003

2004

2005

- Consumption growth rate (%)

20

15

14

13

- Cement demand (million tons)

19.70

22.60

25.70

29.10

- Estimated output (million tons)

16.0

17.80

18.80

22.00

In the 2006-2010 period and till 2015 and 2020

Year

2006

2007

2008

2009

2010

2015

2020

- Growth rate (%)

12

12

10

10

10

5-8

2.5-3

- Demand (million tons)

32.60

36.50

40.10

44.20

48.60

63-65

68-70

- Estimated output (million tons)

27.95

35.30

42.05

47.60

49.80

62.80

 

The lists of investment projects and their construction schedules and the cement industrys demands (see the enclosed appendices) include:

+ The list of cement investment projects till 2010.

+ The list of investment project on independent grinding stations.

+ Investment capital and some main supplies for the cement production.

+ Number of officials, engineers and technical workers needed for the cement production.

Article 2.-Organization of implementation

1. The Ministry of Construction shall have to:

- Manage and direct the implementation of this adjusted planning; coordinate with the concerned ministries in studying and perfecting mechanisms and policies, and seeking measures to accelerate the tempo of investment in cement projects in order to overcome the cement shortage by 2005 and afterwards. In the course of implementation direction, any matters rising beyond its competence must be reported to the Prime Minister for consideration and decision.

- Base itself on the countrys economic development situation in each period to propose to the Prime Minister contents which need to be adjusted to make the planning suit the practical situation.

- Assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Industry in working out a program on and directing the domestic manufacture of equipment, machinery and components to substitute for imported ones, and at the same time assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in studying policies to support domestic units to use, and take part in the manufacture of, equipment, accessories, materials and raw materials for Vietnams cement industry.

2.The Ministry of Natural Resources and Environment shall coordinate with the Ministry of Construction in planning, surveying, exploring and measuring reserves of raw materials for cement production in a complete and accurate manner, in timely service of the elaboration of long-term and short-term development plans of the cement industry.

3.The Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the State Bank of Vietnam shall jointly study support policies and seek forms of mobilizing investment capital sources for the cement industry’s projects.

4.The Ministry of Communications and Transport shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Construction in working out plans for communications and transport development in a synchronous manner to serve the cement industry, such as: specialized transport means and non-specialized transport means, loading-unloading equipment, the system of river ports and seaports, the system of railroads and land roads, the planning on construction locations of the system of cement - clinker silos and storage, special-use conveyor belts at ports.

5.The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Construction and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in working out plans on and directing the organization of postgraduate training of officials, training of engineers and skilled workers to meet the cement industrys development requirements in three forms of new-recruit training, advanced level training and re-training.

6.The Ministry of Science, Technology and Environment and the Ministry of Construction shall devise plans to step up scientific, technical and technological activities in the cement industry along the direction of absorbing and applying the worlds technological and technical advances, raising the consultation capability in the domains of project management and execution, technology research, development and transfer, and market expansion.

7.Vietnam Cement Corporation shall be built into a strong economic conglomerate, which is equipped with modern production technologies, turns out high-quality products, exports a portion of its cement products and plays the key role in supplying cement and stabilizing the domestic cement market.

Article 3.-The Ministry of Construction shall base itself on the objectives, viewpoint and targets of this adjusted planning to elaborate five-year and annual plans on the industrys development investment suitable to the whole countrys demands and economic capability.

Article 4.-This Decision takes effect 15 days after its signing.

The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities, Vietnam Cement Corporation, the concerned corporations and companies shall have to implement this Decision.

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung


APPENDIX 1

LIST OF CEMENT INVESTMENT PROJECTS TILL 2010 AND ORIENTATIONS TILL 2020
(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 164/2002/QD-TTg of November 18, 2002)

Ordinal number

Names of plants

De-
signed capacity

Construc-
tion
duration

Total invest-ment
capital (million USD)

Estimated output (million tons)

 

 

 

 

 

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

 

Total capacity

49.55

 

5,583.88

1.80

2.80

6.00

11.95

19.30

26.05

31.60

33.80

1.

Transitional investment in the 1999 - 2002 period

7.80

 

934.68

1.80

2.80

4.70

6.00

6.80

7.30

7.80

7.80

1.1

Bim Son cement plant (renovated and expanded)

3.20

2001-2006

240.00

1.80

1.80

1.80

2.00

2.20

2.70

3.20

3.20

1.2

Tam Diep cement plant

1.40

2000-2004

229.00

-

0.40

1.10

1.25

1.40

1.40

1.40

1.40

1.3

Hai Phong cement plant (new)

1.40

2001-2004

200.68

-

0.20

1.00

1.25

1.40

1.40

1.40

1.40

1.4

Phuc Son cement plant (Hai Duong province)

1.80

2001-2005

265.00

-

0.40

0.80

1.50

1.80

1.80

1.80

1.80

2.

Investment in the 2001 - 2005 period

24.80

 

2,878.2

-

-

1.30

5.95

12.50

18.25

22.80

24.00

2.1

Song Gianh cement plant

1.40

2002-2005

201.00

-

-

0.50

1.00

1.25

1.40

1.40

1.40

2.2

Thang Long cement joint-stock company

2.30

2002-2006

346.57

-

-

-

0.80

1.20

1.70

2.30

2.30

2.3

Ha Long cement plant

2.10

2002-2006

265.63

-

-

-

0.30

1.20

1.60

2.10

2.10

2.4

Thai Nguyen cement plant

1.40

2002-2006

185.00

-

-

-

0.70

1.00

1.25

1.40

1.40

2.5

Tuyen Quang cement plant

> 0.6

2003-2005

70.00

-

-

0.20

0.35

0.60

0.60

0.60

0.60

2.6

Hoang Thach 3 cement plant

1.20

2003-2005

96.00

-

-

0.40

1.00

1.20

1.20

1.20

1.20

2.7

Van Xa 2 cement plant

0.30

2003-2004

20.00

-

-

0.20

0.30

0.30

0.30

0.30

0.30

2.8

But Son 2 cement plant

1.40

2003-2006

120.00

-

-

-

0.50

1.00

1.40

1.40

1.40

2.9

Ha Tien 2 - 2 cement plant

1.20

2003-2006

96.00

-

-

-

0.20

0.90

1.20

1.20

1.20

2.10

Thanh Ba cement plant

> 0.60

2003-2006

70.00

-

-

-

0.20

0.40

0.60

0.60

0.60

2.11

Son La cement plant

1.20

2003-2006

81.00

-

-

-

0.10

0.45

0.60

1.00

1.20

2.12

Cam Pha cement plant

2.30

2003-2007

280.00

-

-

-

-

0.80

1.50

2.00

2.30

2.13

Binh Phuoc cement plant

2.00

2003-2007

260.00

-

-

-

-

0.50

1.00

1.50

1.80

2.14

Chin fon - Hai Phong 2 cement plant

1.40

2004-2006

112.00

-

-

-

0.50

1.00

1.40

1.40

1.40

2.15

Thanh My cement plant

2.50

2004-2008

325.00

-

-

-

-

0.50

1.70

2.20

2.50

2.16

Yen Bai cement plant

> 0.60

2004-2007

70.00

-

-

-

-

0.20

0.40

0.60

0.60

2.17

Dong Lam cement plant

2.30

2004-2008

280.00

-

-

-

-

-

0.40

1.00

1.70

3

Investment in the 2006 - 2010 period

14.15

 

1,401.00

-

-

-

-

-

0.50

1.00

2.00

3.1

Dong Banh cement plant

1.40

2006-2010

185.00

-

-

-

-

-

-

-

0.50

3.2

My Duc cement plant

2.00

2006-2010

260.00

-

-

-

-

-

-

-

0.50

3.3

Song Gianh 2 cement plant

2.30

2007-2010

280.00

-

-

-

-

-

-

-

0.50

3.4

Nghi Son 2 cement plant

2.15

2007-2010

172.00

-

-

-

-

-

-

-

0.50

3.5

Binh Phuoc 2 cement plant

2.00

2008-2011

160.00

-

-

-

-

-

-

-

-

3.6

Thang Long 2 cement plant

2.30

2008-2012

184.00

-

-

-

-

-

-

-

-

3.7

Ha Long 2 cement plant

2.00

2010-2013

160.00

-

-

-

-

-

-

-

-

4

Investment in the 2011-2015 period

2.80

 

370.00

-

-

-

-

-

-

-

-

4.1

Anh Son cement plant

1.40

2011-2014

185.00

-

-

-

-

-

-

-

-

4.2

Nam Dong cement plant

1.40

2012-2015

185.00

-

-

-

-

-

-

-

-

Appendix 2

LIST OF INVESTMENT PROJECTS ON INDEPENDENT CEMENT GRINDING STATIONS

(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 164/2002/QD-TTg of November 18, 2002)

Ordinal number

Names of plants

De-
signed capacity

Construc-
tion
duration

Total invest-ment
capital (million USD)

Estimated output (million tons)

 

 

 

 

 

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

 

Total capacity

3.66

 

140.50

0.99

1.88

3.17

3.66

3.66

3.66

3.66

3.66

1.

Company 406 QK9 - Can Tho province (with expanded capacity)

0.18

2002-2003

1.50

0.12

0.14

0.16

0.18

0.18

0.18

0.18

0.18

2.

An Giang cement grinding station(with expanded capacity)

0.30

2002-2003

1.50

0.15

0.20

0.25

0.30

0.30

0.30

0.30

0.30

3.

Ha Tien cement company (with expanded capacity)

0.18

2002-2003

1.50

0.12

0.14

0.16

0.18

0.18

0.18

0.18

0.18

4.

Hiep Phuoc grinding station (under Construction Material Corporation 1)

0.50

2002-2003

14.00

0.30

0.40

0.50

0.50

0.50

0.50

0.50

0.50

5.

Hiep Phuoc grinding station (under Construction Corporation 1)

0.50

2002-2003

14.00

0.30

0.40

0.50

0.50

0.50

0.50

0.50

0.50

6.

Vinh Long cement grinding station

1.00

2003-2004

50.00

-

0.50

1.00

1.00

1.00

1.00

1.00

1.00

7.

Nhon Trach grinding station (Da Nang roofing tile company)

0.50

2003-2004

29.00

-

0.10

0.30

0.50

0.50

0.50

0.50

0.50

8.

Grinding station of Ha Tien 2 cement plant - Long An

0.50

2004-2005

29.00

-

-

0.30

0.50

0.50

0.50

0.50

0.50

 

APPENDIX 3

DEMANDS FOR INVESTMENT CAPITAL AND SOME MAJOR SUPPLIES
FOR CEMENT PRODUCTION

(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 164/2002/QD-TTg of November 18, 2002)

Ordinal number

Demands

Units of calculation

2003 - 2005

2006 - 2010

1.

Total investment capital

Million USD

2,850.96

1,706.33

1.1

2003

-ditto-

510.61

 

1.2

2004

-ditto-

1,202.38

 

1.3

2005

-ditto-

1,137.97

 

 

 

 

2005

2010

2.

Raw materials

 

 

 

2.1

Limestone

Million tons

21.6

47.7

2.2

Clay

-ditto-

4.8

13.2

2.3

Plaster

-ditto-

0.7

1.57

2.4

Cement additives

-ditto-

3.9

8.7

3.

Fuels and engergy

 

 

 

3.1

Coal

-ditto-

2.54

4.4

3.2

Electricity

Billion kWh

2.1

4.75

4.

Other supplies

 

 

 

4.1

Alkaline brick and alum

1,000 tons

15.8

28.1

4.2

Chamotte brick

-ditto-

7.8

13.9

4.3

Pellet

-ditto-

4.6

8.1

4.4

Package

Million pieces

287.5

633.2

 

APPENDIX 4

DEMAND FOR TRAINED OFFICIALS, ENGINEERS AND TECHNICAL WORKERS FOR THE CEMENT PRODUCTION
(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 164/2002/QD-TTg of November 18, 2002)

Unit: Person

Ordinal number

List of jobs and occupations

20012005

2006 - 2010

2001 - 2010

 

Total

2,355

10,990

13,345

1

Intermediate-level, skilled workers

1,335

6,230

7,565

2

Workers, employees

255

1,190

1,445

3

Technical and managerial officials of university or higher degree

765

3,570

4,335

 

In which:

 

 

 

3.1

Technology

216

1,008

1,224

3.2

Mechanical engineering

75

350

425

3.3

Energy

60

280

340

3.4

Mining

15

70

85

3.5

Finance-accountancy

54

252

306

3.6

Others

345

1,610

1,955

 

 

 

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 
 
 
 
Nguyen Tan Dung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 164/2002/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất