Quyết định 150/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025

thuộc tính Quyết định 150/2007/QĐ-TTg

Quyết định 150/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:150/2007/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:10/09/2007
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Doanh nghiệp, Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Phát triển công nghiệp - Ngày 10/9/2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 150/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025. Theo quy hoạch, ngành vật liệu nổ công nghiệp sẽ trở thành một ngành công nghiệp tiên tiến, đảm bảo các yêu cầu an toàn, tiện dụng, hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Quan điểm phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp là đầu tư chiều sâu, khai thác tối đa năng lực hiện có của các cơ sở sản xuất vật liệu nổ công nghiệp và các Trung tâm nghiên cứu; phát huy nội lực, kết hợp chặt chẽ với các ngành công nghiệp hóa chất và quốc phòng, các lực lượng khoa học và công nghệ của đất nước tham gia nghiên cứu để phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp. Đồng thời, mở rộng hợp tác quốc tế, nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới trong lĩnh vực sản xuất, sử dụng và dịch vụ nổ công nghiệp… Quy hoạch đề ra mục tiêu phát triển đến năm 2025, hoàn thiện, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hiện có, từng bước loại bỏ dần các loại thuốc nổ truyền thống; nghiên cứu đầu tư sản xuất một số chủng loại thuốc nổ và phụ kiện nổ phục vụ ngành Dầu khí. Ngoài ra, cần chuyên môn hóa cao việc tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, mạng lưới kinh doanh, dịch vụ nổ mìn, đáp ứng kịp thời nhu cầu, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội… Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định150/2007/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 150/2007/QĐ-TTg NGÀY 10 THÁNG 9 NĂM 2007

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2015, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) tại tờ trình số 3514/TTr-BCN ngày 27 tháng 7 năm 2007,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025 với nội dung chủ yếu như sau:

1. Quan điểm phát triển

- Vật liệu nổ công nghiệp là hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh do Nhà nước thống nhất quản lý. Quy hoạch phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp Việt Nam, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội các địa phương, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế quốc dân về vật liệu nổ công nghiệp và xuất khẩu trong khu vực.

- Xây dựng và phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp trở thành một ngành công nghiệp tiên tiến từ khâu sản xuất nguyên liệu cơ bản đến khâu sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, cung ứng và phục vụ dịch vụ nổ hoàn chỉnh, đảm bảo các yêu cầu an toàn, tiện dụng, hiệu quả, bảo vệ môi trường sinh thái và đảm bảo trật tự an toàn xã hội.

- Đầu tư chiều sâu, khai thác tối đa năng lực hiện có của các cơ sở sản xuất vật liệu nổ công nghiệp và các Trung tâm nghiên cứu. Phát huy nội lực, kết hợp chặt chẽ với các ngành công nghiệp hoá chất và quốc phòng, các lực lượng khoa học và công nghệ của đất nước tham gia nghiên cứu để phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp.

- Mở rộng hợp tác quốc tế, nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới trong lĩnh vực sản xuất, sử dụng và dịch vụ nổ công nghiệp.

- Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, quốc phòng với kinh tế trong việc phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp, nhằm hoàn thành tốt cả 2 nhiệm vụ xây dựng kinh tế và bảo vệ Tổ quốc.

2. Mục tiêu phát triển

- Hoàn thiện, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hiện có, từng bước loại bỏ dần các loại thuốc nổ truyền thống (trong thành phần có TNT) để sau năm 2010 chỉ sử dụng không quá 5% đến 10% ở những nơi có điều kiện cho phép, kể cả sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tái chế từ vật liệu nổ phế thải quốc phòng.

- Đầu tư sản xuất thuốc nổ nhũ tương rời, nhũ tương an toàn chịu nước, sức công phá mạnh cho các mỏ hầm lò có khí Metan và bụi nổ. Nghiên cứu đầu tư sản xuất một số chủng loại thuốc nổ và phụ kiện nổ phục vụ ngành Dầu khí.

- Đầu tư sản xuất Nitrat amôn (NH4NO3) là nguyên liệu chủ yếu sản xuất thuốc nổ, chủ động cung ứng cho các cơ sở sản xuất thuốc nổ. Đầu tư sản xuất một số loại nguyên liệu khác để sản xuất phụ kiện nổ.

- Tổ chức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, mạng lưới kinh doanh, dịch vụ nổ mìn có chuyên môn hóa cao, đáp ứng kịp thời đối với các hộ tiêu thụ, đảm bảo trật tự, an toàn xã hội.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực và hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhà nước đối với ngành vật liệu nổ công nghiệp.

3. Quy hoạch phát triển

a) Nhu cầu tiêu thụ vật liệu nổ công nghiệp năm 2007 khoảng 98.500 tấn; đến năm 2010 khoảng 120.000 tấn; từ năm 2015 đến năm 2025 tăng dần từ 150.000 tấn thuốc nổ/năm đến khoảng 180.000 tấn thuốc nổ/năm.

b) Mức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp

Để đáp ứng đủ về số lượng và chủng loại vật liệu nổ công nghiệp cho nhu cầu trong nước với giả cả hợp lý và có một phần xuất khẩu, dự kiến mức sản xuất vật liệu nổ công nghiệp các năm như sau:

- Đến năm 2010: tăng dần đến khoảng 120.000 tấn thuốc nổ/năm.

- Từ năm 2011 đến năm 2015: tăng dần đến khoảng 150.000 tấn thuốc nổ/năm.

- Từ năm 2016 đến năm 2025: tăng dần đến khoảng 180.000 tấn thuốc nổ/năm.

c) Kế hoạch phát triển

- Giai đoạn 2007-2015: đẩy nhanh việc đầu tư sản xuất Nitrat amôn, thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò, nhũ tương rời, vật liệu nổ cho ngành Dầu khí, nâng cấp chất lượng các loại thuốc nổ và phụ kiện nổ hiện có.

- Giai đoạn 2016-2025: đầu tư thay đổi công nghệ, nâng cấp chất lượng vật liệu nổ công nghiệp; quy mô và tiến độ đầu tư các dự án tuỳ theo tình hình thực tế của giai đoạn 2007-2015 sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.

(Danh mục các dự án đầu tư có Phụ lục kèm theo)

d) Vốn đầu tư

- Tổng vốn đầu tư phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp:

Ước tính nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2025 khoảng 1.794 tỷ đồng, trong đó:

+ Giai đoạn 2007-2015 khoảng 1.294 tỷ đồng.

+ Giai đoạn 2016-2025 khoảng 500 tỷ đồng.

- Nguồn vốn đầu tư:

+ Vốn vay và các nguồn vốn khác để đầu tư theo danh mục các dự án được duyệt.

+ Vốn ngân sách nhà nước cho các công tác điều chỉnh Quy hoạch, nghiên cứu ứng dụng, chế tạo thử nghiệm và dự trữ quốc gia vật liệu nổ công nghiệp, thực hiện theo quy định hiện hành.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Công thương, với chức năng quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp, có trách nhiệm chỉ đạo thực hiện Quy hoạch. Tổ chức danh giá việc thực hiện Quy hoạch, đề xuất điều chỉnh Quy hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách để phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp.

Bộ Công thương phối hợp với Bộ Quốc phòng chỉ đạo các doanh nghiệp sản xuất vật liệu nổ công nghiệp đáp ứng đủ cho nhu cầu của nền kinh tế quốc dân; nghiên cứu, tiếp thu công nghệ để sản xuất vật liệu nổ công nghiệp phục vụ cho ngành Dầu khí.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu chính sách hỗ trợ, cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách nhà nước cho các công tác điều chỉnh Quy hoạch, nghiên cứu ứng dụng, chế tạo thử nghiệm và dự trữ quốc gia vật liệu nổ công nghiệp.

3. Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Bộ Công thương và Bộ Quốc phòng chỉ đạo hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ trong ngành vật liệu nổ công nghiệp, tiếp thu và tổ chức triển khai ứng dụng khoa học, kỹ thuật tiên tiến của khu vực và thế giới để phát triển ngành vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam.

4. Bộ Công an phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan chỉ đạo việc đảm bảo về an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ trong sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp và chống buôn bán trái phép vật liệu nổ công nghiệp.

5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu bổ sung, sửa đổi chế độ chính sách đối với người lao động trong ngành vật liệu nổ công nghiệp.

6. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, căn cứ Quy hoạch được duyệt tạo điều kiện cho hoạt động đầu tư sản xuất vật liệu nổ công nghiệp, thực hiện việc quản lý kinh doanh, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn theo thẩm quyền.

Điểu 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 64/2002/QĐ-TTg ngày 23 tháng 5 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.

Điểu 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 KT. THỦ TƯỚNG

PHÓ THỦ TƯỚNG

  Hoàng Trung Hải

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục

DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỦ YẾU

 VLNCN ĐẾN NĂM 2025

(Ban hành kèm theo Quyết định số 150/2007/QĐ-TTg

ngày 10 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)

 

 

TT

Tên dự án

Hình thức đầu tư

Địa điểm xây dựng

Công suất

GIAI ĐOẠN 2007 - 2015

I

CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ - VIMICCO

1

Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương an toàn hầm lò

Xây dựng mới

Quảng Ninh

2.000 đến 3.000 T/năm

2

Đầu tư  ba cơ sở sản xuất VLNCN (thay cơ sở sản tại Cái Đá phải di dời)

Di chuyển và xây dựng mới

Hòn Gai, Cẩm Phả, Đông Triều - Quảng Ninh

Tổng CS của 03 cơ sở là: 50.000 T/năm

3

Dây chuyền sản xuất thuốc nổ ANFO Đà Nẵng

Xây dựng mới

Đà Nẵng

3.000 T/năm

4

Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương rời

Xây dựng mới

Quảng Ninh

5.000 đến 10.000 T/năm

5

Dây chuyền sản xuất nguyên liệu Nitrat amon

Xây dựng mới

Bắc Giang

50.000 T/năm

6

Xây dựng các kho VLNCN

Xây dựng mới

Lào Cai, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Đắk Nông

 

7

Xe sản xuất VLNCN

Nhập mới

 

04 xe

8

Mở rộng dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hầm lò

Mở rộng

Đông Triều

Quảng Ninh

5.000 T/năm

9

Mở rộng dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương rời

Mở rộng

Quảng Ninh

20.000 T/năm

II

TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

 

Nhà máy Z195

 

 

 

1

Dây chuyền sản xuất nguyên liệu Nitrat amon

Xây dựng mới

Z195 - Vĩnh Phúc

20.000 T/năm

 

Nhà máy Z113

 

 

 

2

Thay thế công nghệ, thiết bị trên cơ sở dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương hiện có để nâng cấp chất lượng sản phẩm

Cải tạo

Z113 - Tuyên Quang

12.000 T/năm

3

Dây chuyền sản xuất thuốc nổ năng lượng cao

Xây dựng mới

Z113 - Tuyên Quang

6.000 T/năm

 

Nhà máy Z115

 

 

 

4

Nâng cấp thiết bị, công nghệ và nâng công suất dây chuyền Sofanit hiện có

Cải tạo

Z115 - Võ Nhai - Thái Nguyên

6.000 T/năm

5

Dây chuyền sản xuất thuốc nổ bột sạch ABS 15

Xây dựng mới

Cẩm Thủy - Thanh Hóa

3.000 T/năm

6

Dây chuyền sản xuất mồi nổ năng lượng cao

Cải tạo

Z115 - Võ Nhai - Thái Nguyên

500 T/năm

7

Dây chuyền sản xuất thuốc nổ bột năng lượng cao ABS-15

Xây dựng mới

Z115 -  Võ Nhai - Thái Nguyên

6.000 T/năm

 

Nhà máy Z131

 

 

 

8

Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương chất lượng cao

Xây dựng mới

Z131 - Phổ Yên - Thái Nguyên

6.000 T/năm

9

Dây chuyền sản xuất VLNCN cho dầu khí

Xây dựng mới

Z131 - Phổ Yên - Thái Nguyên

 

10

Dây chuyền sản xuất mồi nổ năng lượng cao

Cải tạo

Z131 -  Phổ Yên - Thái Nguyên

1.000 T/năm

 

Nhà máy Z121

 

 

 

11

Dây chuyền sản xuất nguyên liệu để sản xuất phụ kiện nổ

Cải tạo

Z121 - Phú Thọ

 

12

Dây chuyền sản xuất dây nổ năng lượng thấp

Xây dựng mới

Z121 - Phú Thọ

30 triệu mét/năm

13

Dây chuyền sản xuất thuốc nổ bột năng lượng cao

Xây dựng mới

Z121 - Phú Thọ

3.000 T/năm

 

Nhà Z114

 

 

 

14

Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương

Xây dựng mới

Z114 -  Đồng Nai

3.000 T/năm

15

Sản xuất kíp các loại

Xây dựng mới

Z114 -  Đồng Nai

15 triệu chiếc/năm

16

Sản xuất dây nổ

Xây dựng mới

Z114 -  Đồng Nai

5 triệu mét/năm

 

Công ty Vật tư Công nghiệp Quốc phòng

 

 

 

17

Xây dựng các kho VLNCN

Xây dựng mới

Tây Bắc, Tây Nguyên, Nghệ An, Bình Dương

 

18

Xe sản xuất VLNCN

Nhập mới

 

04 xe

19

Dây chuyền sản xuất Nitrat amon

Cải tạo, mở rộng

Z195 - Vĩnh Phúc

60.000 T/năm

20

Dây chuyền sản xuất thuốc nổ ANFO

Xây dựng mới

Cụm CNQP miền Trung

3.000 Tấn/năm

21

Xây dựng các kho VLNCN

Xây dựng mới

Các tỉnh thuộc miền Trung

 

22

Xe sản xuất VLNCN

Nhập mới

 

02 xe

GIAI ĐOẠN 2016 - 2025

I

CÔNG TY CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT MỎ - VIMICCO

1

Thay đổi công nghệ dây chuyền sản xuất để nâng cấp chất lượng thuốc nổ nhũ tương hầm lò

Cải tạo, mở rộng

Đông Triều - Quảng Ninh

5.000 T/năm

2

Thay đổi công nghệ dây chuyền sản xuất để nâng cấp chất lượng thuốc nổ nhũ tương rời

Cải tạo, mở rộng

Quảng Ninh

20.000 T/năm

II

TỔNG CỤC CÔNG NGHIỆP QUỐC PHÒNG

1

Nâng cấp chất lượng sản phẩm của dây chuyền sản xuất Nitrat amon

Cải tạo, mở rộng

Z195 -  Vĩnh Phúc

60.000 T/năm

2

Nâng cấp chất lượng sản phẩm của Dây chuyền sản xuất thuốc nổ nhũ tương

Cải tạo, mở rộng

Cụm CNQP miền Trung

3.000 Tấn/năm

 

Công ty Vật tư Công nghiệp Quốc phòng

 

 

 

3

Xây dựng các kho VLNCN

Xây dựng mới

các tỉnh thuộc miền Trung

 

4

Xe sản xuất VKLNCN

Nhập mới

 

02 xe

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom - Happiness
No. 150/2007/QD-TTg
Hanoi, September 10, 2007
 
DECISION
APPROVING THE MASTER PLAN ON THE DEVELOPMENT OF VIETNAMS INDUSTRIAL EXPLOSIVE MATERIAL INDUSTRY UP TO 2015 WITH ORIENTATIONS TO 2025
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Ministry of Industry (now the Ministry of Industry and Trade) in Document No. 3514/TTr-BCN of July 27, 2007,
DECIDES:
Article 1. To approve the master plan on the development of Vietnams industrial explosive material industry up to 2015 with orientations to 2025 with the following principal contents:
1. Development view points
- Industrial explosive materials arc commodities and services subject to restricted trading and unified state management. The master plan on the development of the industrial explosive material industry must conform with the national industrial development planning and local socio-economic development plannings and meet the national economys demand for industrial explosive materials and the export demand in the region;
- To build and develop the industrial explosive material industry into an advanced one from the production of base materials and industrial explosive materials to the provision of complete explosion services, meeting requirements on safety, utility, efficiency eco-environment protection and social order and security.
- To make intensive investment and make full use of the existing capacity of industrial explosive material production establishments and research centers. To bring into play internal resources and involve the chemicals and defense industries and the countrys science and technology forces in carrying om research for the industrial explosive material industrys development.
- To expand international cooperation and study the application of world advanced technologies to the production and use of industrial explosive materials and industrial explosion services.
- To closely combine economic development with defense, defense with economic development in the industrial explosive material industrys development in order to well fulfill both tasks of economic construction and national defense.
2. Development objectives
- To complete and modernize the existing emulsion explosive production line, step by step eliminate kinds of traditional explosives (containing TNT), including industrial explosive materials recycled from defense explosive material wastes, so that after 2010, these explosives will be used at a rate not exceeding 5%-10% only in places where conditions permit.
- To invest in the production of loose emulsive explosives, waterproof safe emulsive explosives with high blasting power for use in mine pits where methane gas and explosion dust accumulate. To study and invest in the production of some kinds of explosives and explosion support devices in service of the oil and gas industry.
- To invest in the production of ammonium nitrate (NH4NO3) - the main material for explosives production - for timely and adequate supply to explosive production establishments. To invest in the production of a number of other materials for the production of explosion support devices.
- To organize the industrial explosive material production, trading network and explosion services in a professional manner, promptly meeting household demand while ensuring social order and security.
- To enhance human resource training and improve state management mechanisms and policies towards the industrial explosive material industry.
3. Development planning
a/ Industrial explosive material demand
The demand for industrial explosive materials is estimated at 98,500 tons in 2007 and 120,000 tons by 2010; from 2015 to 2025, the demand will gradually increase from 150,000 tons of explosives/year to around 180,000 tons/year.
b/ Industrial explosive material production output
In order to meet the domestic demand for industrial explosive materials sufficiently in quantity and quality and at reasonable prices and export part of the output, the industrial explosive material production output is estimated as follows:
- To gradually increase to around 120,000 tons of explosives/year by 2010.
- To gradually increase to around 150,000 tons of explosives/year from 2011 to 2015.
- To gradually increase to around 180,000 tons/ year from 2016 to 2025.
c/ Development planning
- The 2007-2015 period: To boost investment in the production of ammonium nitrate, emulsive explosives for pit safety, loose emulsive explosives, explosive materials for the oil and gas industry, to improve the quality of existing explosives and explosion support devices.
- The 2016-2025 period: To invest in technology renewal and improvement of industrial explosive material quality, the investment scale and progress of projects in the 2007-2015 period will be adjusted according to practical conditions.
(See the list of investment projects in the attached appendix).
d/ Investment capital
- Total investment capital for the industrial explosive material industrys development:
The investment capital demand is estimated at VND 1,794 billion by 2025, of which:
- Around VND 1,294 billion will be for the 2007-2015 period.
- Around VND 500 billion will be for the 2016-2025 period.
- Investment capital sources:
+ Loans and other capital sources for investment according to the approved list of projects.
+ State budget capital for planning adjustment, research and development, trial production and national reserve of industrial explosive materials, will be provided in accordance with current regulations.
Click Download to see full text

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 150/2007/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất