Quyết định 146/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế-xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 146/2004/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 146/2004/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 13/08/2004 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Khoa học-Công nghệ, Xây dựng, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định146/2004/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 146/2004/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 146/2004/QĐ-TTG
NGÀY 13 THÁNG 8 NĂM 2004 VỀ PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ YẾU
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 7349/BKH-CLPT ngày 01 tháng 12 năm 2003,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm (KTTĐ) phía Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 đối với 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bao gồm: thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, để phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, hệ thống kết cấu hạ tầng nhằm xây dựng vùng KTTĐ phía Nam trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, thực sự là vùng kinh tế động lực của cả nước, giữ vững vai trò quyết định đóng góp vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của cả nước và trong một số lĩnh vực quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh quốc tế, đi đầu trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, tạo động lực cho quá trình phát triển của vùng Đông Nam Bộ.
Điều 2. Mục tiêu phát triển chủ yếu
1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt khoảng 1,2 lần, giai đoạn 2011 - 2020 đạt khoảng 1,1 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. Tăng tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP của cả nước từ 36% hiện nay lên khoảng 40 - 41% vào năm 2010 và 43 - 44% vào năm 2020.
2. Tăng giá trị xuất khẩu bình quân đầu người/năm từ 1.493 đô la Mỹ năm 2005 lên 3.620 đô la Mỹ năm 2010 và 22.310 đô la Mỹ năm 2020.
3. Tăng mức đóng góp của vùng trong thu ngân sách của cả nước từ 33,9% năm 2005 lên 38,7% năm 2010 và 40,5% năm 2020.
4. Đẩy nhanh tốc độ đổi mới công nghệ phấn đấu đạt bình quân 20 - 25%/năm trong tiến trình hiện đại hoá, nâng cao dần tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010 đạt trên 50%.
5. Hình thành các trung tâm dịch vụ sản xuất và xã hội chất lượng cao, đạt trình độ quốc tế và trong khu vực Đông Nam á đủ đáp ứng cho nhu cầu của cả khu vực phía Nam và khách quốc tế.
6. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 4% vào năm 2010, dưới 1% năm 2020, tỷ lệ lao động không có việc làm khoảng 4% đến năm 2020.
7. Ổn định số dân trong vùng đến năm 2020 khoảng 15 - 16 triệu người. Bảo đảm kỷ cương, trật tự an toàn xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng; bảo đảm bền vững môi trường cả ở đô thị và nông thôn trong vùng.
Điều 3. Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực then chốt
1. Nhiệm vụ mới có tính đột phá.
Xây dựng khu đô thị tổng hợp ở Tây - Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh thuộc 3 tỉnh Long An, Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển trung tâm đào tạo chất lượng cao tại Bình Dương, các trung tâm y tế chất lượng cao, trung tâm đào tạo nghề trình độ cao tại Bà Rịa - Vũng Tàu, khu sinh dưỡng công nghiệp (chuyên nghiên cứu cải tiến kỹ thuật công nghệ cho toàn Nam Bộ) và xây dựng tổng kho trung chuyển tại Đồng Nai.
Xây dựng các tuyến cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Trung Lương và Tây Ninh; đồng thời, chuẩn bị triển khai xây dựng sân bay Long Thành.
2. Về điều chỉnh quy hoạch.
a) Chuyển dịch nhanh hơn cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển các ngành có chất lượng hàng hoá cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao.
- Các ngành dịch vụ cần phát triển với tốc độ nhanh và chất lượng cao, nhằm bảo đảm nhịp độ tăng trưởng cao, phát triển toàn diện và bền vững cho toàn vùng.
Tập trung phát triển toàn diện các ngành dịch vụ chất lượng cao, đặc biệt là dịch vụ tài chính, ngân hàng, du lịch, vui chơi giải trí, dịch vụ công nghệ, viễn thông, vận tải quốc tế; phát triển thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường chứng khoán; phát huy có hiệu quả các tổ chức tài chính, các cơ quan đào tạo, dịch vụ y tế và nghiên cứu khoa học tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế.
Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh thành một trung tâm dịch vụ chất lượng cao về các mặt viễn thông, dịch vụ vận tải, tài chính, ngân hàng, du lịch của cả nước và có tầm cỡ quốc tế.
Thương mại cần vươn lên ngang tầm quốc tế và trở thành động lực cho sự phát triển của cả Nam Bộ.
Phát huy lợi thế của hệ thống cảng biển, đẩy mạnh dịch vụ vận tải biển trong nước và quốc tế, hướng tới đảm nhận hàng xuất nhập khẩu từ 30 - 40% lượng hàng hoá xuất nhập khẩu trong vùng. Phát triển đội tàu vận tải biển theo xu hướng tàu chuyên dụng có trọng tải lớn. Đẩy mạnh các loại dịch vụ hàng hải quốc tế tại các cảng khu vực Sài Gòn, cảng khu vực Thị Vải, Vũng Tàu.
Đa dạng hoá các dịch vụ bưu chính viễn thông, mở rộng hoạt động bưu chính viễn thông của các thành phần kinh tế trong vùng, đặc biệt là các dịch vụ bưu chính viễn thông quốc tế. Mở rộng hệ thống bưu chính viễn thông ở khu vực nông thôn và hải đảo, đảm bảo một điểm bưu chính tại các thành phố lớn phục vụ từ 20.000 người đến 28.000 người, ở thành phố nhỏ từ 14.000 - 18.000 người/điểm bưu cục, ở khu vực nông thôn từ 4.000 - 5.000 người/điểm bưu cục.
Phát triển du lịch gắn liền với việc bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hoá, khu bảo tồn thiên nhiên. Chú trọng phát triển các tuyến du lịch trọng điểm. Gắn du lịch giữa các tỉnh, thành phố trong vùng với các vùng khác trong nước. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hoá các loại hình du lịch, đẩy mạnh phát triển các trung tâm thông tin và tư vấn phát triển du lịch, gắn liền với xây dựng hệ thống an ninh và an toàn du lịch để đến năm 2005 đón khách du lịch đến vùng Đông Nam Bộ khoảng 10 triệu lượt người, trong đó khách quốc tế là 2 triệu lượt người và đón khoảng 13 - 14 triệu lượt người vào năm 2010, trong đó khách quốc tế là 3,2 - 3,5 triệu lượt người.
- Tăng tốc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp sạch và công nghiệp bổ trợ.
Ưu tiên phát triển những ngành mũi nhọn có hàm lượng tri thức và công nghệ cao (công nghệ tin học, viễn thông, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vi sinh) công nghiệp sạch và công nghiệp cơ bản làm nền tảng cho sự phát triển chung và hội nhập quốc tế, làm hạt nhân thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng và các vùng lân cận. Đồng thời, phát triển các ngành công nghiệp bổ trợ tăng tỷ lệ nội địa hoá gắn với các ngành sản xuất linh kiện, phụ liệu, sửa chữa, bảo dưỡng... Phát huy vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, có hướng đi ngay vào công nghệ hiện đại đi đôi với bảo vệ môi trường.
Đẩy mạnh phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực như: khai thác dầu khí; điện tử và công nghiệp sản xuất phần mềm; cơ khí chế tạo; sản xuất điện, phân bón, hóa chất từ dầu khí, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, thực phẩm; phát triển ngành công nghiệp dệt may, giầy da, nhựa; công nghiệp vật liệu xây dựng. Tăng tỷ trọng công nghiệp chế tác.
Điều chỉnh lại hướng phân bố công nghiệp trên địa bàn, trên cơ sở khai thác nguồn tài nguyên và dư địa của các tỉnh chưa phát triển như Long An, Bình Phước, Tây Ninh (có mật độ sản xuất công nghiệp chưa tập trung cao), phù hợp với đặc điểm của từng lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Để thúc đẩy phát triển nhanh với quy mô lớn, cần tập trung ưu tiên phát triển lĩnh vực điện tử, tin học để làm tiền đề cho các lĩnh vực khác phát triển. Hướng ưu tiên phát triển là đi thẳng vào công nghệ hiện đại và tận dụng lợi thế người đi sau. Phát huy lợi thế về tiềm năng lao động của vùng để đẩy mạnh hợp tác quốc tế nhằm khai thác nguồn vốn và công nghệ mới. Phấn đấu đến năm 2010, công nghiệp điện tử, tin học trở thành ngành mũi nhọn, hướng xuất khẩu, từng bước phát triển đồng bộ cả phần cứng, phần mềm, trong đó ưu tiên phát triển phần mềm. Đưa vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành trung tâm mạnh về sản xuất linh kiện điện tử, phần mềm, tin học viễn thông ở khu vực Đông Nam á. Xúc tiến đầu tư khu công nghiệp công nghệ cao và sản xuất phần mềm ở thành phố Hồ Chí Minh. Phấn đấu đưa giá trị sản xuất phần mềm lên khoảng 1.800 tỷ đồng vào năm 2005 (tương đương khoảng 150 đến 160 triệu USD).
- Đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hàng hoá phục vụ nhu cầu công nghiệp, tiêu dùng ở đô thị và xuất khẩu.
Phát triển mạnh nền nông nghiệp thâm canh tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến tại các địa phương và trong các khu công nghiệp để không ngừng tăng giá trị gia tăng nội địa trong hàng nông sản xuất khẩu. Hình thành các vùng nông sản hàng hoá xuất khẩu (cao su, cà phê, hồ tiêu, điều), bao gồm:
Vùng chuyên canh cây cao su tập trung chủ yếu ở Bình Phước, Đồng Nai (các huyện Thống Nhất, Long Thành, Xuân Lộc, Long Khánh), Bà Rịa - Vũng Tàu (các huyện: Xuyên Mộc, Tân Thành, Châu Đức), Củ Chi (thành phố Hồ Chí Minh).
Vùng chuyên canh cây cà phê ở Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Vùng chuyên canh hồ tiêu tập trung ở huyện: Xuân Lộc, Long Khánh, tỉnh Đồng Nai; Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Vùng chuyên canh cây điều ở các huyện : Long Thành, Long Khánh (Đồng Nai); Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) và các huyện thuộc tỉnh Bình Phước. Vùng chuyên canh rau xanh tập trung ở thành phố Hồ Chí Minh, các huyện: Tân Thành, Long Đất (Bà Rịa - Vũng Tàu), thành phố Biên Hoà (Đồng Nai).
Các vùng cây ăn trái ở Lái Thiêu (Bình Dương), bưởi Tân Triều, thành phố Biên Hoà, chuối, sầu riêng huyện Long Khánh (tỉnh Đồng Nai), nhãn, mãng cầu (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Tăng tỷ lệ che phủ, tạo "lá phổi xanh" cho đô thị và các khu công nghiệp, cải thiện môi trường sinh thái, tạo cảnh quan du lịch, sử dụng hợp lý đất đai, gia tăng cây lâu năm trên đất rừng. Bảo vệ rừng đầu nguồn, tăng nhanh và sớm ổn định rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt diện tích rừng ngập mặn ở huyện Cần Giờ của thành phố Hồ Chí Minh và ven biển của Bà Rịa - Vũng Tàu, rừng nguyên liệu giấy, vườn quốc gia Nam Cát Tiên, Đồng Nai. Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc ở Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và Bình Phước, gắn với các chương trình trồng rừng để hình thành các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Tập trung đầu tư vào các phương tiện đánh bắt ngoài khơi theo hướng thay đổi vỏ tàu 100 - 200 CV bằng vật liệu mới, bền và tiết kiệm gỗ. Xây dựng hệ thống cảng, nạo vét luồng lạch và các cơ sở dịch vụ nghề cá ở Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Phát triển nuôi tôm thâm canh, nuôi cá nước ngọt ở các công trình thuỷ lợi. Đẩy mạnh chế biến thuỷ sản, nâng cấp và hiện đại hoá các cơ sở chế biến xuất khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai.
b) Đảm bảo phát triển cân đối, đi trước về phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội.
- Về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế.
Tiếp tục hoàn thành nâng cấp quốc lộ 50, 20, 22b, tuyến N2... nối vùng KTTĐ phía Nam với vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên và có phương án tạo tuyến liên kết mới.
Sớm đầu tư các tuyến đường cao tốc từ thành phố Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, đây là trục giao thông quan trọng đảm bảo giao lưu giữa Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long.
Đầu tư xây dựng trục đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Vũng Tàu, tuyến này còn là tuyến thành phố Hồ Chí Minh đi sân bay quốc tế Long Thành. Đến năm 2005 xây dựng đoạn Long Thành - thành phố Hồ Chí Minh quy mô 4 làn xe. Giai đoạn 2006 - 2010 xây dựng tiếp đoạn Long Thành - Vũng Tàu. Nâng cấp quốc lộ 13, dự kiến đến năm 2005 hoàn thành nâng cấp đoạn từ ngã tư Bình Phước đến Thủ Dầu Một dài 30 Km, quy mô 4 làn xe.
Tiếp tục cải tạo, tiến tới hiện đại mạng lưới giao thông tại các đô thị trong vùng. Xây dựng phương án hoàn thiện mạng lưới giao thông cho thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, đặc biệt chú trọng quy hoạch, đầu tư phát triển vận tải công cộng hành khách, nghiên cứu xây dựng hệ thống cầu qua sông, xe điện chạy trên cao, hay chạy ngầm trong lòng đất. Quy hoạch phát triển giao thông gắn với quy hoạch xây dựng các khu đô thị văn minh (không để xây dựng tràn lan ven đường).
Hoàn thành việc hiện đại hóa ga hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nghiên cứu phát triển sân bay quốc tế thứ 2 tại Long Thành để đón đầu khi sân bay Tân Sơn Nhất quá tải. Nghiên cứu cải tạo sân bay Cỏ ống, Côn Đảo phục vụ du lịch và phát triển kinh tế - xã hội trên đảo. Việc tiến hành triển khai xây dựng dựa trên hiệu quả tổng hợp phát triển Côn Đảo.
Thời gian trước mắt cần sử dụng có hiệu quả các cảng của vùng tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm cảng Sài Gòn và một loạt các cảng, bến cảng của các Bộ, ngành, địa phương, liên doanh v.v... nằm dọc sông Sài Gòn, Nhà Bè; đồng thời triển khai xây dựng với mức độ thích hợp các cảng ở khu vực Cát Lái và Hiệp Phước.
Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 18 tháng 11 năm 2002 của Bộ Chính trị về phát triển thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010 nhanh chóng hoàn thành phương án, kế hoạch di dời hệ thống cảng trên sông Sài Gòn ra khỏi nội thành một cách hợp lý, chặt chẽ, có tiến độ phù hợp để quá trình di dời không gây ách tắc, lãng phí và hạn chế được ảnh hưởng xấu đối với sản xuất kinh doanh và quốc phòng, an ninh. Từng bước đầu tư xây dựng mới cụm cảng Cái Mép, Thị Vải để đảm bảo nhu cầu vận tải của cả khu vực phía Nam và là cửa ngõ ra biển của đường xuyên á.
Xây dựng tổng kho trung chuyển đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển cho cả vùng. Nghiên cứu xây dựng tổng kho trung chuyển ở nơi có thể tập kết hàng hoá từ các cảng biển và chuyển đi các nơi cho thuận tiện, nhanh chóng.
Hoàn thiện, cải tạo và nâng cấp các tuyến nối với đồng bằng sông Cửu Long, trong đó quan trọng là 2 tuyến : tuyến Sài Gòn thành phố Cà Mau; Sài Gòn - Kiên Lương thực hiện bằng vốn ODA.
Trong giai đoạn 2004 - 2005 cần cải tạo đầu mối đường sắt thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2006 - 2010 nghiên cứu xây dựng các tuyến đường sắt từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, xây dựng hệ thống đường sắt kết nối hệ thống cảng biển với các khu công nghiệp trên hành lang đường 51, thành phố Hồ Chí Minh đi Phnôm Pênh, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên theo quy hoạch.
Nâng cấp các công trình cấp thoát nước, từng bước phát triển hệ thống cấp nước theo quy hoạch vùng, khu vực theo hướng hiện đại, ngang tầm về công nghệ và tổ chức quản lý của các đô thị văn minh, tiên tiến trong khu vực và thế giới. Cải tạo hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, giải quyết dứt điểm tình trạng ngập úng tại các đô thị, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh.
Khi xây dựng các nhà máy, các khu công nghiệp phải xây dựng đồng thời các công trình xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. Quy hoạch, xây dựng hệ thống xử lý rác thải đô thị, chất thải của các khu công nghiệp bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp cho đô thị.
Giai đoạn 2006 - 2010 triển khai đầu tư mới 40 Km đường dây 500 KV và một trạm biến áp 500 KV với công suất 450 MVA, 181 Km đường dây 110 KV và 105 trạm biến áp 110 KV với tổng công suất 4.100 MVA.
- Về hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội.
Xây dựng các trung tâm hoạt động văn hoá để khôi phục các hoạt động văn hoá truyền thống và đưa các hoạt động này vào nề nếp. Đầu tư nâng cấp tháp truyền hình hiện có trong khu vực để nâng cao chất lượng các chương trình phát sóng truyền hình.
Phát triển các cơ sở, trang thiết bị và các dịch vụ y tế đáp ứng nhu cầu đa dạng không chỉ của người dân mà cả những người nước ngoài đang làm việc trong các liên doanh và khách du lịch. Xây dựng trung tâm y tế chất lượng cao, đảm bảo trang, thiết bị chữa bệnh tiên tiến và hiện đại, tránh tập trung vào thành phố Hồ Chí Minh. Tổ chức sắp xếp lại và củng cố, tăng cường mạng lưới y tế xã, phường và cộng đồng, bảo đảm 100% thôn, xã có nhân viên y tế; 100% trạm y tế cơ sở, y tế xã có bác sĩ.
c) Phát triển đô thị và các khu công nghiệp.
- Phát triển các đô thị vệ tinh xung quanh các thành phố lớn gắn với các khu công nghiệp và từ đó hình thành các chùm đô thị có quy mô lớn. Hình thành các đô thị mới có quy mô dân số khoảng 70 đến 100 vạn dân ở Phú Mỹ, Long Sơn, Long Hải (Bà Rịa - Vũng Tàu), Dĩ An - Tân Uyên (Bình Dương), Tam Phước, Nhơn Trạch (Đồng Nai). Xây dựng khu đô thị mới khoảng 6.000 ha tại vùng giáp ranh giữa thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, tỉnh Tây Ninh (huyện Đức Hoà, Trảng Bàng, Củ Chi). Đối với các đô thị lớn khác, thực hiện đồng thời cải tạo, chỉnh trang và hiện đại hoá khu vực nội thành và đầu tư phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng.
Quy hoạch, cải tạo vùng nông thôn kết hợp với việc hình thành các đô thị ngoại vi, các huyện lỵ mở rộng và các khu dân cư đô thị gắn với các khu công nghiệp tập trung; các thị trấn, thị tứ cũng sẽ được nâng cấp và hình thành thêm.
Phát triển các khu công nghiệp tập trung, khu công nghệ cao, nghiên cứu đề án xây dựng khu "sinh dưỡng" công nghiệp đặt ở ngoại vi thành phố Hồ Chí Minh, gần các trung tâm nghiên cứu khoa học, gần các khu công nghệ cao, thuận tiện giao thông làm nhiệm vụ cải tiến kỹ thuật, công nghệ cho các xí nghiệp ở phía Nam.
Đưa vào hoạt động khu công nghệ cao. Khuyến khích đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất đã được cấp giấy phép. Rà soát lại quy hoạch khu công nghiệp của toàn vùng để đảm bảo sự phát triển bền vững, cân đối; trong đó, xây dựng các khu công nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh theo hướng khu công nghiệp công nghệ cao, nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm công nghiệp. Chú trọng việc xây dựng kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào các khu công nghiệp như nhà ở, bệnh viện, trường học, trung tâm đào tạo nghề, khu thương mại, khu vui chơi giải trí... Có quy hoạch và kế hoạch cụ thể cho việc xây dựng các điểm dân cư gắn với khu công nghiệp để đảm bảo điều kiện sống cho những người từ nơi khác tới làm việc.
d) Đổi mới cơ chế thu hút đầu tư trong và ngoài nước.
Tạo cơ chế, chính sách đồng bộ để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, có chính sách huy động vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ chất lượng cao, các ngành sản xuất công nghệ cao, chính sách khuyến khích xuất khẩu, chính sách sử dụng cán bộ, cơ chế phân cấp trung ương và địa phương phù hợp và linh hoạt.... nhằm làm cho sự phối hợp giữa các ngành với nhau, giữa các địa phương với nhau và giữa ngành với địa phương được chặt chẽ và hiệu quả, tạo môi trường thuận lợi thu hút vốn đầu tư có sức cạnh tranh với các nước khác trong khu vực.
Điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo hướng nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, hình thành các công trình cấp quốc gia, cấp vùng và cấp địa phương (tỉnh, thành phố) được quản lý theo những quy chuẩn thống nhất; khai thác các nguồn lực, nhất là nguồn nội lực, đồng thời tạo điều kiện thu hút vốn và công nghệ bên ngoài để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, phù hợp với quy hoạch phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nguồn vốn đầu tư trên sẽ được ưu tiên trước hết cho phát triển các ngành sản xuất có hàm lượng khoa học cao, sử dụng công nghệ hiện đại.
Đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cho nhu cầu phát triển của vùng, khu vực phía Nam và cả nước. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực sản xuất, các ngành mũi nhọn (công nghiệp điện tử, sản xuất phần mềm, tin học và tự động hoá...). Mở rộng quy mô đào tạo nguồn nhân lực theo nhiều hình thức khác nhau, chú ý đào tạo công nhân tay nghề cao đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phối hợp đào tạo nguồn nhân lực giữa khu vực trung tâm với khu vực ngoại vi, giữa vùng KTTĐ phía Nam với các khu vực ngoài vùng để lôi kéo lực lượng lao động ngoài khu vực vào tham gia các hoạt đông kinh tế trong vùng.
Sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo (đại học, cao đẳng và dạy nghề) theo hướng chú trọng đào tạo các ngành kinh tế, kỹ thuật phục vụ sự phát triển hiện đại, công nghệ cao. Đầu tư nâng cao chất lượng và mở rộng hình thức đào tạo của các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, có tính đến nhu cầu của vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
Xây dựng trung tâm đào tạo chất lượng cao và trung tâm dạy nghề tại Đồng Nai, có phương án liên doanh với nước ngoài.
Nghiên cứu xây dựng trung tâm khoa học và chuyển giao công nghệ có tầm cỡ quốc gia, khu vực và quốc tế cho cả vùng, phân bố gần khu công nghệ cao của thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 5. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ phía Nam có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi thực hiện phương hướng phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ phía Nam một cách chặt chẽ, xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm, chương trình và dự án đầu tư phát triển phù hợp.
Ban Điều phối phát triển các vùng KTTĐ chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư kết hợp các Bộ, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các địa phương tiến hành rà soát lại quy hoạch phát triển trên toàn địa bàn một cách thiết thực và có hiệu lực cao. Trước hết tập trung sức rà soát lại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả vùng KTTĐ, đặc biệt là rà soát quy hoạch phát triển đô thị, các hành lang kinh tế, các khu công nghiệp, hệ thống cảng biển... Rà soát quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh nhằm điều chỉnh quy hoạch phù hợp với tình hình phát triển mới. Sau khi tiến hành rà soát các quy hoạch tổng thể, các ngành, các địa phương cần triển khai sớm các quy hoạch chi tiết, bảo đảm thông báo kịp thời các quy hoạch tới cơ sở và người dân.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương liên quan triển khai các chương trình, dự án đầu tư trọng điểm.
Các Bộ, ngành Trung ương có trách nhiệm phối hợp, giúp đỡ các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ phía Nam trong quá trình rà soát, tổ chức thực hiện các chương trình và dự án đã đề ra, đảm bảo sự thống nhất giữa quy hoạch từng tỉnh, thành phố với quy hoạch vùng và cả nước.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Quyết định số 44/1998/QĐ-TTg ngày 23 tháng 02 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn từ nay đến năm 2010.
Điều 7. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố thuộc vùng KTTĐ phía Nam và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 146/2004/QD-TTg | Hanoi, August 13, 2004 |
DECISION
ON MAJOR ORIENTATIONS FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF THE SOUTHERN KEY ECONOMIC REGION TILL 2010, WITH A VISION TO 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment in Official Dispatch No. 7349/BKH-CLPT of December 1, 2003,
DECIDES:
Article 1.- To approve major orientations for socio-economic development of the southern key economic region till 2010, with 2020 vision, for seven provinces and centrally-run cities being Ho Chi Minh city and Dong Nai, Ba Ria-Vung Tau, Binh Duong, Tay Ninh, Binh Phuoc and Long An provinces, aiming to bring into full play the potentials, geographical advantages, natural conditions and infrastructure system in order to build the southern key economic region into one of the dynamic economic development regions with high and sustainable economic growth rate, an actual economic motive force of the country, which plays a decisive role in the national economic growth, takes the lead in the national industrialization and modernization as well as in some important fields, contributes to raising the quality, efficiency and international competi-tiveness, takes the lead in the international economic integration and creates a momentum for the development of Eastern South Vietnam.
Article 2.- Major development targets
1. The annual average GDP growth rate in the 2006-2010 period shall be around 1.2 times and in the 2011-2020 period, around 1.1 times the national annual growth rate. To raise the region's contributions to the national GDP from 36% at present to 40-41% by 2010 and 43-44% by 2020.
2. To increase the per-capita annual average export value from USD 1,493 in 2005 to USD 3,620 by 2010 and USD 22,310 by 2020.
3. To raise the region's contributions to the whole country's budget revenues from 33.9% in 2005 to 38.7% by 2010 and 40.5% by 2020.
4. To speed up technological renovation, striving to reach the average rate of 20-25%/year during the modernization process and gradually increase the proportion of trained laborers to over 50% by 2010.
5. To form high-quality production and social service centers of international and Southeast Asian levels, thus meeting the demands of the whole southern region and foreigners.
6. To strive to reduce the poor household rate to below 4% by 2010 and below 1% by 2020 and the unemployment rate to about 4% by 2020.
7. To stabilize the region's population at about 15-16 million by 2020. To ensure social disciplines, order and safety, firmly maintain security and national defense as well as environmental sustainability in both urban and rural areas.
Article 3.- Tasks and major solutions to boost the development of key branches and domains
1. New tasks of breakthrough nature
To build a general urban center in the west-northwestern area of Ho Chi Minh city, which covers the provinces of Long An and Tay Ninh and Ho Chi Minh city. To develop a high-quality training center in Binh Duong province, high-quality medical centers and high-level job-training centers in Ba Ria-Vung Tau province, industrial nursery (specialized in research into technical and technological innovations for the whole southern region) and to build a general entrepot in Dong Nai province.
To build expressways from Ho Chi Minh city to Vung Tau, Trung Luong and Tay Ninh; and at the same time, to prepare for the construction of Long Thanh airport.
2. On planning adjustment
a/ To speed up the economic restructuring along the direction of developing branches with high-quality goods, modern technologies and high productivity.
- Services should be developed at high speed and with high quality with a view to ensuring high growth rate as well as comprehensive and sustainable development for the whole region.
To concentrate efforts on the comprehensive development of high-quality services, especially financial and banking services, tourism, recreation and entertainment, technological services, telecommunications, international transport; to develop real estates market, capital market and securities market; to efficiently promote financial organizations as well as training, medical service, and scientific research agencies of national, regional and international calibers.
To build Ho Chi Minh city into a high-quality service center of international caliber of the whole country, regarding telecommunications, transport services, finance, banking and tourism.
Trade should strive to catch up with international level and become a driving force for the development of the whole southern region.
To bring into full play the advantages of the seaport system, boosting domestic and international sea transport services, striving to handle 30-40% of the region's import/export volume. To develop the shipping fleet along the direction of developing special-use ships of high tonnage. To boost international maritime services in Saigon, Thi Vai and Vung Tau ports.
To diversify post and telecommunications services, to expand post and telecommuni-cations activities of various economic sectors in the region, especially the provision of international post and telecommunications services. To expand the system of post and telecommuni-cations in rural areas and islands, ensuring that a post office in big cities shall render services for between 20,000 and 28,000 people, in small cities, between 14,000 and 18,000 people and in rural areas, between 4,000 and 5,000 people.
To develop tourism in combination with the protection and restoration of historical and cultural relics and nature conservation regions. To attach importance to the development of key tourist routes. To link tourism in provinces and cities in the region with tourism in other regions of the country. To raise the quality and diversify the forms of tourism, boost the development of tourist information and development consultancy centers in combination with the formulation of a system of tourism security and safety, so as to receive around 10 million tours of people, including 2 million international arrivals, to the southeastern region by 2005; and around 13-14 million by 2010, including 3.2-3.5 million foreign tourists.
- To speed up hi-tech industries, clean industries and supporting industries.
To give priority to the development of spearhead industries of high intellectual and technological contents (informatics, telecommuni-cations, new material technology, micro-biological technology), clean industries and basic industries, which shall serve as foundation for the general development and international integration and act as the core in accelerating the industrialization and modernization process in the region and surrounding areas. At the same time, to develop supporting industries so as to increase localization rates, in combination with the manufacture of accessories and auxiliary products, repair and maintenance… To promote the role of small- and medium-sized enterprises, along the direction of embarking immediately on modern technologies in parallel with environmental protection.
To boost the development of some key industries such as oil and gas exploitation; electronics and software production; machine-tool engineering; electricity, fertilizer and chemical production from oil and gas, agricultural, forestry, aquatic and foodstuff processing; textile and garment industry, footwear, plastics; building materials industry. To raise the proportion of manufacturing industries.
To adjust the arrangement of industries in the region on the basis of exploiting natural resources and geographical positions of underdeveloped provinces such as Long An, Binh Phuoc and Tay Ninh (with low industrial production density), suitable to the characteristics of each industry.
In order to speed up large-scale development, priority should be given to the development of electronics and informatics which shall serve as premise for the development of other domains. The priority development direction is to embark straight on modern technologies and take advantages of being the successor. To bring into full play the region's labor potential in order to boost international cooperation, aiming to tap capital sources and new technologies. To strive for the target that by 2010, electronics and informatics shall become spearhead export-oriented industries, step by step developing synchronously both hardware and software, with priority to be given to software development. To make the southern key economic region a strong center in electronic accessories production, software, telecommunications and informatics in Southeast Asia. To promote investment in hi-tech and software-production industrial park in Ho Chi Minh city. To strive to raise software production value to around VND 1,800 billion by 2005 (roughly USD 150-160 million).
- To boost the commodity agricultural production in service of industrial consumption demands in urban centers as well as export.
To develop intensive farming in order to create raw materials for the development of processing industries in localities and industrial parks, thus constantly increasing the domestic added value in export farm produce. To build areas for production of export farm produce (rubber, coffee, pepper, cashew), including:
Rubber tree-growing areas shall concentrate mainly in Binh Phuoc, Dong Nai (Thong Nhat, Long Thanh, Xuan Loc and Long Khanh communes), Ba Ria-Vung Tau (Xuyen Moc, Tan Thanh and Chau Duc communes) and Cu Chi (Ho Chi Minh city).
Coffee-growing areas shall be in Dong Nai and Ba Ria-Vung Tau. Pepper-growing areas shall concentrate in Xuan Loc and Long Khanh rural districts, Dong Nai province; and Chau Duc rural district, Ba Ria-Vung Tau province. The cashew areas shall be in Long Thanh and Long Khanh rural districts, Dong Nai province; Chau Duc rural district, Ba Ria-Vung Tau province, and rural districts of Binh Phuoc province. The vegetable-growing areas shall concentrate in Ho Chi Minh city and Tan Thanh, Long Dat rural districts, Ba Ria-Vung Tau province, and Bien Hoa city, Dong Nai province.
Areas under fruit trees shall be in Lai Thieu (Binh Duong province); grape-fruit in Tan Trieu and Bien Hoa city; banana and durian in Long Khanh rural district (Dong Nai province) and longan and custard-apple (Ba Ria-Vung Tau province).
To raise the green coverage percentage, create the "green lung" for urban centers and industrial parks, improve ecological environment and create landscapes for tourism, use land rationally and plant more perennial trees on forest land. To protect headwaters forests, increase and soon stabilize coastal protective forests, especially the submerged forests in Can Gio rural district of Ho Chi Minh city and along the coast of Ba Ria-Vung Tau province, paper raw material forests and South Cat Tien national park of Dong Nai province. To regreen waste land and bare hills in Tay Ninh, Ba Ria-Vung Tau, Dong Nai, Binh Duong and Binh Phuoc provinces in combination with afforestation programs so as to form resorts for ecological tourism and convalescence.
To concentrate investment in offshore fishing means along the direction of replacing the 100-200 CV ships' wooden shells with those of new materials, ensuring their durability and saving timber. To build a port system, dredge channels and develop fisheries service establishments in Con Dao, Ba Ria-Vung Tau province.
To develop intensive shrimp farming and freshwater-fish farming in irrigation works. To boost aquatic product processing, upgrade and modernize export-processing establishments in Ho Chi Minh city, Ba Ria-Vung Tau and Dong Nai provinces.
b/ To ensure the balanced development with economic and social infrastructure system taking the lead.
- On economic infrastructure system
To compile the upgrading of national highways 50, 20, 22b, Route N2…linking the southern key economic region to the Mekong river delta and the Central Highlands and work out plans on the formulation of new linking routes.
To soon invest in expressways from Ho Chi Minh city to Can Tho province, which is an important traffic axis ensuring the exchanges between Eastern South Vietnam and the Mekong river delta.
To make investment in the construction of Ho Chi Minh city-Long Thanh-Vung Tau expressway, which is also the route linking Ho Chi Minh city to Long Thanh international airport. By 2005, to complete the construction of Long Thanh-Ho Chi Minh city section with 4 lanes. In the 2006-2010 period, to continue building Long Thanh-Vung Tau section. To upgrade the National Highway 13, with the 4-lane 30 km-section from Binh Phuoc crossroad to Thu Dau Mot expected to be completed by 2005.
To continue to upgrade, then proceed to modernize the traffic system in urban centers in the region. To work out plan on perfecting the traffic network of Ho Chi Minh city, attaching special importance to the planning of, and investment in, the development of mass transit, researching into the construction of system of bridges spanning rivers, overhead or under-ground tramways. To plan the traffic development in combination with the planning on construction of civilized urban centers (not permitting the unplanned construction along roads).
To complete the modernization of Tan Son Nhat international airport, to research into the development of the second international airport in Long Thanh in order to share burdens with Tan Son Nhat airport when the latter is over-loaded. To research into the renovation of Co Ong airport in Con Dao in service of tourism and socio-economic development of the island. The construction thereof shall be based on the general efficiency of Con Dao’s development.
In the immediate future, it is necessary to efficiently use ports in Ho Chi Minh city area, including Saigon port and a series of ports and wharves of ministries, branches, localities, joint ventures… along Sai Gon river and Nha Be; at the same time, to build at a suitable tempo ports in Cat Lai and Hiep Phuoc areas.
In furtherance of the Polibureau's Resolution No. 20-NQ/TW of November 18, 2002 on the development of Ho Chi Minh city up to 2010, to soon finalize plans on relocating the system of ports along Sai Gon river out of the inner city in a rational and strict manner and at a suitable tempo so as to avoid congestion and wastefulness caused by the relocation process and minimize adverse impacts on production, business, national defense and security. To step by step invest in the construction of Cai Mep and Thi Vai port clusters, which are the trans-Asia road’s gateway to the sea, so as to satisfy the transport demand of the whole southern region.
To build general entrepots in order to meet the increasing development requirement of whole region. To research into the construction of general entrepots at places where cargoes can be conveniently and quickly rallied from seaports and transported to different areas.
To perfect, renovate and upgrade routes liking to the Mekong river delta, including two important routes: Saigon-Ca Mau city and Saigon-Kien Luong, which shall be funded with ODA capital.
In the 2004-2005 period, it is necessary to renovate the railway terminals of Ho Chi Minh city, in the 2006-2010 period, to research into the construction of railway route from Ho Chi Minh city to Vung Tau, build a railway system linking the seaport system with industrial parks along the corridor of National Highway 51, the roads from Ho Chi Minh city to Phnom Penh, the Mekong river delta and the Central Highlands according to planning.
To upgrade water-supply and -drainage works, step by step develop the water-supply system according to region's and zone's plannings, along the direction of being modern and on a par with the technological and managerial standards of civilized and advanced urban centers in the region and the world. To renovate the water drainage and waste water treatment systems, putting an end to the situation of waterlogging in urban centers, especially Ho Chi Minh city.
When building plants and industrial parks, waste-treatment works must be constructed simultaneously so as not to cause environmental pollution. To plan and build the systems for treatment of urban garbage and industrial parks' wastes, ensuring green, clean and fine environment in urban centers.
In the 2006-2010 period, to invest in the construction of 40 km-long 500 KV-transmission line and a 500 KV transformer of a capacity of 450 MVA, 181 km-long transmission line of 110 KV and 105 transformers of 110 KV with a total capacity of 4,100 MVA.
- On social infrastructure system
To build cultural centers so as to restore and put traditional cultural activities into order. To invest in and upgrade the existing television towers in the region so as to raise the quality of television broadcasting.
To develop medical establishments, equipment, facilities and services so as to meet the diversified demands of not only local people but also of foreigners working in joint ventures and tourists. To build high-quality medical centers with advanced and modern medical equipment and facilities, avoiding the concentration thereof in Ho Chi Minh city. To rearrange and enhance medical networks in communes, wards and communities, ensuring that 100% villages and communes have medical workers and 100% grassroots and communal health stations have medical doctors.
c/ On the development of urban centers and industrial parks
- To develop satellite urban centers around big cities, which are linked with industrial parks, thus forming urban clusters of large scale. To form new urban centers with a population of between 700,000 and 1,000,000 in Phu My, Long Son, Long Hai (Ba Ria-Vung Tau), Di An-Tan Uyen (Binh Duong), Tam Phuoc, Nhon Trach (Dong Nai). To build a new urban center of about 6,000 ha in the area overlapping Ho Chi Minh city, Long An and Tay Ninh provinces (Duc Hoa, Trang Bang and Cu Chi rural districts). For other big urban centers, to renovate, embellish and modernize the inner areas in parallel with investing in the synchronous infrastructure development.
To plan and renovate rural areas in combination with the formation of peripheral urban centers, expanded district townships and urban centers which are linked to industrial parks; district townships and towns shall be upgraded and further built.
To develop industrial parks and hi-tech parks, to research into the scheme on construction of industrial nursery in the periphery of Ho Chi Minh city, near scientific research centers and hi-tech parks, which shall perform the tasks of renovating techniques and technologies for factories in the South.
To commission hi-tech parks. To encourage investment in industrial parks and export-processing regions, which have been granted licenses. To revise planning on industrial parks in the whole region so as to ensure sustainable and balanced development, of which Ho Chi Minh city's industrial parks shall be built along the direction of hi-tech industrial parks, raising the gray-matter contents in industrial products. To attach importance to the construction of infrastructure outside industrial parks' fence such as dwelling houses, hospitals, schools, job-training centers, trade centers, entertainment and recreation areas… To work out detailed planning and plans on the construction of residential quarters in combination with industrial parks so as to ensure living conditions for those who come from other places to work.
d/ To renew mechanism on domestic and foreign investment attraction
To formulate synchronous mechanism and policies to attract domestic and foreign investment capital, working out policies to mobilize capital for investment in high-quality services and hi-tech industries, policies on export promotion, policies on employment of cadres, and suitable and flexible mechanism for decentralization between the central and local administrations,… so as to make the coordination among branches, localities and between branches and localities close and effective, thus creating favorable environment for attraction of investment capital, and being capable of competing with regional countries.
To adjust the investment structure along the direction of raising efficiency and competiti-veness, forming projects of national, regional and local (provincial and municipal) levels, which are managed according to uniform standards; to exploit resources, especially internal resources, and at the same time, create conditions for attracting capital and technologies from outside in order to raise the efficiency and competitiveness of the economy, in conformity with the development planning and economic restructuring.
The above-mentioned investment capital sources shall be firstly given to the development of high-scientific content industries using modern technologies.
Article 4.- Human resource training
To train human resources, especially high-quality human resources, in order to meet the development demand of the region, the southern region and the whole country. To invest in the development of human resources, especially human resources in production domains and spearhead branches (electronics, software production, informatics and automation). To expand the scope of human resource training in various forms, with attention being paid to the training of skilled workers so as to meet the industrialization and modernization requirements. To combine the training of human resources in the central area and suburban areas, in the southern key economic region and other areas so as to attract the labor force outside the area to participate in economic activities therein.
To rearrange the system of training establishments (universities, colleges and job-training schools), attaching importance to the training of economic and technical majors in service of modern and hi-tech development. To invest in, raise the quality of, and expand training forms of, universities in Ho Chi Minh city and surrounding provinces, taking into account the demands of the Mekong river delta and the Central Highlands.
To build high-quality training centers and job-training centers in Dong Nai province and work out plans on setting up joint ventures with foreign parties.
To research into the construction of scientific research and technology transfer centers of national, regional and international calibre for the whole region, which shall be located near Ho Chi Minh city’s hi-tech parks.
Article 5.- The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, and the presidents of the People's Committees of provinces and centrally-run cities in the southern key economic region shall have to closely inspect and monitor the implementation of the orientations on socio-economic development of the southern key economic region and formulate suitable five-year and annual investment development programs and projects.
The Coordination Board for development of key economic regions shall direct the Ministry of Planning and Investment in coordinating with concerned ministries, branches and People's Committees in revising development plannings of the whole region in a practical and efficient manner. First of all, to concentrate efforts on revising the overall planning on socio-economic development of the whole key economic region, especially the overall plannings on development of urban centers, economic corridors, industrial parks, seaport systems. To revise socio-economic development planning of various provinces in order to adjust them to suit the new development situation. After revising the overall plannings, branches and localities should soon realize detailed plannings, ensuring the timely notification thereof to grassroots units and people.
The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the concerned ministries, branches and localities in, implementing key investment programs and projects.
The ministries and central branches shall have to coordinate with, and assist provinces and centrally-run cities in the southern key economic region in the course of revising and implementing set programs and projects, ensuring the consistence between each province's and city's planning and the plannings of the region and the whole country.
Article 6.- This Decision takes effect 15 days after its publication in the Official Gazette and replaces the Prime Minister's Decision No. 44/1998/QD-TTg of February 23, 1998 approving the master planning on socio-economic development of southern key economic region from now still 2010.
Article 7.- The presidents of the People's Committees of provinces and centrally-run cities in the southern key economic region, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, and the heads of the agencies attached to the Government shall have to implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây