Quyết định 1419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 1419/QĐ-TTg

Quyết định 1419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1419/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:07/09/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
---------------

Số: 1419/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Hà Nội, ngày 07 tháng 09 năm 2009

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “CHIẾN LƯỢC SẢN XUẤT SẠCH HƠN TRONG CÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020”

-----------------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005;

Căn cứ Nghị quyết số 27/NQ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” (sau đây gọi tắt là Chiến lược) với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM
1. Thực hiện “Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”, “Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam” và định hướng phát triển các ngành công nghiệp.
2. Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật áp dụng sản xuất sạch hơn trên cơ sở tự nguyện và phát huy nội lực của các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu môi trường và lợi ích kinh tế.
3. Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp được thực hiện trên cơ sở tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường và nhận thức của các cơ sở sản xuất công nghiệp về lợi ích được mang lại từ việc áp dụng sản xuất sạch hơn.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu tổng quát
Sản xuất sạch hơn được áp dụng rộng rãi tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; giảm thiểu phát thải và hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm; bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người và bảo đảm phát triển bền vững.
2. Mục tiêu cụ thể:
a) Giai đoạn từ nay đến năm 2015:
- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;
- 25% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 5 – 8% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm;
- 70% các Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
b) Giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020:
- 90% cơ sở sản xuất công nghiệp nhận thức được lợi ích của việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;
- 50% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn; các cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn tiết kiệm được từ 8 – 13% mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu trên đơn vị sản phẩm; 90% doanh nghiệp vừa và lớn có bộ phận chuyên trách về sản xuất sạch hơn;
- 90% các Sở Công Thương có cán bộ chuyên trách đủ năng lực hướng dẫn áp dụng sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
III. NHIỆM VỤ
1. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cấp, ngành, địa phương, cơ sở sản xuất công nghiệp và cộng đồng dân cư.
2. Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp:
a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;
b) Lồng ghép nội dung sản xuất sạch hơn vào chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp; chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường của Bộ, ngành và địa phương.
3. Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý, tổ chức tư vấn và cơ sở sản xuất công nghiệp trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn:
a) Nâng cao năng lực cho các cơ quan quản lý nhà nước về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp góp phần thực hiện có hiệu quả các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
b) Xây dựng, phát triển đội ngũ chuyên gia sản xuất sạch hơn cho các tổ chức tư vấn và đội ngũ cán bộ kỹ thuật về sản xuất sạch hơn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp;
c) Hỗ trợ xây dựng thí điểm, nhân rộng các mô hình áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp.
4. Phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Giải pháp về truyền thông, nâng cao nhận thức:
a) Tăng cường tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đối với các cấp, các ngành và các cơ sở sản xuất công nghiệp;
b) Xây dựng, phổ biến các cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;
c) Đẩy mạnh việc phổ biến, nhân rộng các mô hình áp dụng thành công sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
2. Giải pháp về tổ chức, quản lý và cơ chế, chính sách:
a) Đẩy mạnh việc rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;
b) Thực hiện việc lồng ghép nội dung sản xuất sạch hơn vào chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp; chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; chương trình, kế hoạch bảo vệ môi trường của Bộ, ngành và địa phương;
c) Xây dựng mạng lưới cấp giấy chứng nhận áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp cho các cơ sở sản xuất công nghiệp theo nguyên tắc tự nguyện;
d) Phát triển mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có nhiều cơ sở sản xuất công nghiệp.
3. Giải pháp về hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo nguồn lực và hợp tác quốc tế:
a) Đẩy mạnh việc xây dựng, phổ biến các hướng dẫn kỹ thuật về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; hỗ trợ áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp;
b) Tăng cường liên kết giữa các viện nghiên cứu, trường đại học với cơ sở sản xuất công nghiệp trong việc nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các công nghệ phục vụ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;
c) Đẩy mạnh việc đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên môn và chuyên gia tư vấn hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;
d) Tranh thủ các nguồn lực của tổ chức, cá nhân nước ngoài để thúc đẩy việc áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.
4. Giải pháp về đầu tư và tài chính.
a) Kinh phí để thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chiến lược được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau: vốn ngân sách nhà nước, vốn viện trợ, các nguồn tài trợ, đầu tư của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài và những nguồn vốn hợp pháp khác;
b) Phê duyệt về nguyên tắc 5 đề án tại Phụ lục kèm theo Quyết định này nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ của Chiến lược. Các Bộ, ngành liên quan chịu trách nhiệm xây dựng các đề án, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Kinh phí thực hiện các đề án được ngân sách nhà nước bảo đảm;
c) Nhà nước hỗ trợ qua tín dụng nhà nước đối với các dự án sản xuất sạch hơn trong công nghiệp; khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ thân thiện với môi trường phục vụ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp;
d) Các dự án đầu tư áp dụng sản xuất sạch hơn của các cơ sở sản xuất được hưởng chính sách ưu đãi tài chính. Ban điều hành thực hiện Chiến lược có trách nhiệm tư vấn cơ chế hỗ trợ, ưu đãi chi tiết, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nội dung, nhiệm vụ của Chiến lược, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Công Thương thành lập Ban điều hành do Bộ trưởng làm Trưởng ban để thực hiện Chiến lược. Thành phần, quy chế hoạt động của Ban điều hành và Văn phòng giúp việc do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cân đối, bố trí và hướng dẫn sử dụng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách nhà nước 5 năm và hàng năm để thực hiện các đề án thành phần của Chiến lược.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài chính, các Bộ, ngành khác và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ và phạm vi quản lý nhà nước của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung, nhiệm vụ liên quan trong Chiến lược; định kỳ hàng năm gửi báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Công Thương để tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Bộ trưởng Bộ Công Thương, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ: KTN, KTTH, TH, TKBT;
- Lưu Văn thư, KGVX (5b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải   

PHỤ LỤC

DANH MỤC ĐỀ ÁN THÀNH PHẦN THỰC HIỆN CÁC NỘI DUNG, NHIỆM VỤ CỦA CHIẾN LƯỢC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1419/QĐ-TTg ngày 07 tháng 9 năm 2009

 của Thủ tướng Chính phủ)

1. Nâng cao nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

- Cơ quan chủ trì: Bộ Công Thương

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, và một số Bộ, ngành liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2010 – 2020.

2. Xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu và trang thông tin điện tử về sản xuất sạch hơn trong công nghiệp.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Công Thương

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường, và một số Bộ, ngành liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2009 – 2020.

3. Hỗ trợ kỹ thuật về áp dụng sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Công Thương

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường, một số Bộ, ngành liên quan và các địa phương.

- Thời gian thực hiện: 2009 – 2020.

4. Hoàn thiện mạng lưới các tổ chức hỗ trợ sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

- Cơ quan chủ trì: Bộ Công Thương

- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Thời gian thực hiện: 2009 – 2015.

5. Hoàn thiện các cơ chế, chính sách về tài chính thúc đẩy áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính

- Cơ quan phối hợp: Bộ Công Thương, các Bộ, ngành, địa phương liên quan.

- Thời gian thực hiện: 2010 – 2012.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 1419/QD-TTg
Hanoi, November 01, 2001
 
DECISION
APPROVING THE PROJECT ON THE DEVELOPMENT OF VIETNAM NATIONAL SHIPPING LINES IN THE 2001-2005 PERIOD AND ORIENTATIONS TOWARDS 2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Considering the Project on the development of Vietnam National Shipping Lines in the "2001-2005" five-year period and orientations towards 2010 (Reports No. 127/KHDT of February 28, 2000; No. 652/KHDT of July 26, 2001; No. 783/KHDT of August 25, 2001 of Vietnam National Shipping Lines and Report No. 3115/GTVT-KHDT of September 19, 2001 of the Ministry of Communications and Transport);
Pursuant to the opinions of the ministries and branches at the August 2, 2001 meeting,
DECIDES:
Article 1.- To approve the Project on the development of Vietnam National Shipping Lines in the 2001-2005 period with the following major contents:
1. On objectives:
Vietnam National Shipping Lines shall focus on mobilizing capital from different sources for investment, renovation and fast and steady development of shipping flotillas and seaport systems; organize the synchronous application of advanced technologies to maritime transportation, loading-unloading and services in order to raise the business efficiency and meet the domestic transportation requirements, and at the same time, expand activities, increase maritime service export market share and turnover on the regional market; strive to make Vietnam National Shipping Lines a medium-sized maritime consortium in the region by 2010.
2. On business scale and capacity:
- Shipping flotillas: To continue developing the shipping flotillas so as to reach the total tonnage of 1.5 million tons in 2005, with the ships average age being under 15 years, ensuring the transportation of 80% of goods volume subject to inland maritime transportation and 25% of goods volume exported and imported by sea in the whole country, with:
+ 40% of export goods volume transported by containers.
+ 30% of export rice volume;
+ 20% of export coal volume;
+ 10 -15% of import fuel volume;
+ 20% of import fertilizer volume.
- Seaport system: To continue making intensive investment in and renovating technologies for the existing ports, to build Vung Tau container port and to participate in the exploitation of new ports in order to achieve the total cargo handling capacity of 32 million tons/year and the productivity of 3,500 tons per one meter of berth/year in 2005.
- Service enterprise sector: To strive for the target that, by 2005, the shipping flotillas and service system shall participate in the regional maritime market with 30% of their capacity.
3. Development investment plan:
a) Shipping flotillas:
To focus on developing special-use and modern shipping flotillas, supplementing 75 vessels, equivalent to 938,000 DWT, of which 32 vessels, equivalent to 336,000 DWT, shall be domestically built and 43 vessels, equivalent to 602,000 DWT shall be purchased from foreign countries.
The detailed annual plan on the building and purchase of ships shall comply with Appendix I.
b) Sea-port system:
- To complete the projects on development and expansion of Da Nang port and Hai Phong port (step 1 of phase II) capital loans borrowed from JBIC - Japan.
- To study and invest in the construction of the following ports with self-mobilized and borrowed capital sources:
+ Vung Tau container port (Sao Mai - Ben Dinh)
+ Two wharves for vessels of 20,000 DWT in Dinh Vu - Hai Phong
+ General wharf No. 2 of Dung Quat port.
- To continue making intensive investment in the existing ports and participate in the equipment investment so as to take initiative in fruitfully exploiting new ports.
-To continue building and finishing the construction of dry docks in Gia Lam, North Thang Long and Dong Nai; and at the same time, to study the construction of dry docks in other key economic regions in order to serve the distribution of goods and apply "multi-modal transport" technology, contributing to raising the efficiency of business activities and exploitation of the national communications and transport network.
The detailed plan on the investment in and development of ports shall comply with Appendix II.
c) Maritime service system:
- To strive to complete the restructuring and equitization of maritime service enterprises by 2003; and at the same time, to research into the establishment of maritime service enterprises in large ports in foreign countries to serve the exportation of transportation services and crew members.
d) On science and technology:
- To strive to reach ISO 9001-2000 quality control system’s standards set for transport and service enterprises by 2003.
- To complete the implementation of the "Maritime Safety Management Code" (ISM) and the "Convention on the training and standing-by of, as well as certificate granting to, crew members" (STCW 95) by shipping and crews exporting enterprises in 2002.
- To deploy the application of a "uniform accounting software" for enterprises and the whole corporation in 2003.
e) On the organization of business and production activities:
- To focus on implementing the Prime Minister’s Decision No. 512/QD-TTg of April 26, 2001 on experimenting the form of corporations contributing capital to member enterprises, ensuring that by 2003, Vietnam National Shipping Lines shall operate under the model of "parent company-subsidiary company".
- To restructure and equitize maritime service enterprises; to study the establishment of maritime service enterprises in foreign countries so as to reach the set objectives.
- To continue studying, suggesting and providing container transit service at suitable seaports.
4. Investment capital demand:
The total investment capital for the development of Vietnam National Shipping Lines in the 2001-2005 period is estimated at VND 10,449 billion and USD 226 million, of which:
- Investment capital for development of shipping flotillas: About VND 5,120 billion and USD 226 million.
- Investment capital for development of ports and maritime services: About VND 5,329 billion.
Article 2.-
1. Projects on building vessels at home may borrow capital from the Development Assistance Fund as prescribed in the Prime Minister’s Decision No. 117/2000/QD-TTg of October 10, 2000.
2. Vietnam National Shipping Lines shall be given priority in using ODA loans for projects on development of sea-port infrastructure.
Article 3.-
1. Responsibility of the Ministry of Communications and Transport:
- To approve and direct the implementation of the annual plans on domestic ship building and overseas purchase of ships from overseas so that Vietnam National Shipping Lines and Vietnam Shipbuilding Corporation take initiative in their business and development investment activities.
Click Download to see full text

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1419/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1829/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ để tuyển chọn thực hiện năm 2025 tham gia "Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản đến năm 2025" thực hiện Đề án "Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng đến năm 2025"

Công nghiệp, Khoa học-Công nghệ

văn bản mới nhất