Quyết định 113/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 113/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 113/2006/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 24/05/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định113/2006/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 113/2006/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ
113/2006/QĐ-TTG
NGÀY 24 THÁNG 5 NĂM 2006 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2010
THỦ TUỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô ngày 28 tháng 12 năm 2000;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2010 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Quan điểm phát triển:
- Công nghiệp thành phố Hà Nội cần phát triển nhanh để Hà Nội phát huy vai trò đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2010, công nghiệp tiếp tục là động lực quan trọng thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế xã hội Thủ đô, đồng thời hỗ trợ các địa phương trong vùng phát triển.
- Phát triển công nghiệp phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế Thủ đô theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hướng vào những ngành có lợi thế so sánh như công nghệ cao, công nghệ sinh học, vật liệu mới, các ngành công nghiệp chủ đạo của nền kinh tế đất nước; đặc biệt coi trọng các yêu cầu bảo vệ môi trường, môi sinh.
- Phát triển công nghiệp Hà Nội trên cơ sở đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài và ngoài quốc doanh. Chú trọng thu hút và hợp tác chặt chẽ với các tập đoàn đa quốc gia nhằm tham gia vào hệ thống sản xuất và phân phối quốc tế.
- Phát triển công nghiệp Hà Nội phải phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; kết hợp, điều tiết thống nhất, phát huy thế mạnh của từng địa phương và tổng hợp được sức mạnh của vùng.
2. Định hướng phát triển
- Tập trung phát triển các ngành tạo ra sản phẩm có hàm lượng tri thức và công nghệ cao (công nghệ tự động hoá, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới); các ngành có lợi thế cạnh tranh, có thương hiệu như: các sản phẩm công nghiệp điện tử (máy tính, máy văn phòng, điện tử công nghiệp, điện tử, y tế..), công nghệ thông tin, sản phẩm cơ khí chế tạo (máy công cụ và động lực, lắp ráp - chế tạo ô tô, xe máy, máy biến thế...), chế biến thực phẩm, dược phẩm, sản phẩm vật liệu mới... Ưu tiên phát triển một số khu công nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội.
- Thực hiện phân công hợp tác giữa thành phố Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong việc phát triển công nghiệp vùng, phù hợp với quy hoạch tổng thể vùng và quy hoạch toàn ngành công nghiệp. Những ngành sử dụng nhiều lao động, có nhu cầu vận chuyển khối lượng lớn sẽ chuyển dịch dần về các tỉnh lân cận và vùng ngoại ô. Những ngành gây ô nhiễm chuyển vào các khu công nghiệp để tập trung đầu mối xử lý chất thải. Hà Nội sẽ là trung tâm nghiên cứu thiết kế, chế tạo sản phẩm mới; trung tâm giao dịch, dịch vụ cung ứng, đầu mối xuất nhập khẩu hàng hoá của vùng. Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống, phù hợp với quy hoạch mở rộng thành phố và với toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ cho các ngành công nghiệp chủ lực như cơ khí, điện tử,...; phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng nguồn vốn tư nhân, tạo ra một mạng lưới các vệ tinh sản xuất và xuất khẩu cho các công ty lớn.
3. Mục tiêu
- Trong giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp là 15 - 16%/năm, giá trị tăng thêm là 12 - 13%/năm.
- Đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chiếm khoảng 80% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp bình quân 15 - 1 6%/năm.
- Đến năm 2010 đưa trình độ công nghệ của một số ngành, lĩnh vực công nghiệp chủ yếu đạt mức tiên tiến trong khu vực; thúc đẩy việc tiếp cận với công nghệ tiên tiến của thế giới. Ở một số lĩnh vực có thế mạnh; đổi mới cơ bản những công nghệ lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường. Tin học hoá hệ thống thông tin trong sản xuất, thương mại, hoạt động khoa học công nghệ và quản lý ngành công nghiệp.
- Đến năm 2010 thu hút thêm được khoảng 120 - 130 nghìn lao động chiếm khoảng 30% số lao động thu hút thêm vào nền kinh tế của thành phố. Đội ngũ lao động khoa học, kỹ thuật trong ngành công nghiệp có đủ trình độ để tiếp nhận, vận hành và khai thác có hiệu quả các công nghệ tiên tiến.
- Phát triển công nghiệp bền vững phòng ngừa và khắc phục một cách có hiệu quả việc gây ô nhiễm môi trường do các chất thải rắn công nghiệp gây ra; hình thành và phát triển các khu công nghiệp thân thiện với môi trường, các khu công nghiệp sinh thái....
Mục tiêu phát triển công nghiệp theo 10 phân ngành (tính theo giá trị sản xuất) như sau:
TT |
Phân ngành công nghiệp |
Tăng trưởng (%) 2006 - 2010 |
Tỷ trọng (%) 2010 |
|
Toàn ngành công nghiệp |
15 - 16 |
100 |
1 |
Công nghiệp khai thác |
7 - 8 |
0,6 - 0,7 |
2 |
Ngành cơ khí |
17 - 18 |
36 - 37 |
3 |
Điện tử CNTT |
18 - 19 |
16 - 17 |
4 |
Luyện kim |
12 - 13 |
1,5 - 1,8 |
5 |
Hóa chất |
15 - 16 |
9 - 9,5 |
6 |
Công nghiệp chế biến nông, lâm sản |
12 - 13 |
11,5 - 11,8 |
7 |
Dệt may, da giầy |
14 - 15 |
11 - 11,5 |
8 |
Sản xuất vật liệu xây dựng |
14 - 15 |
5,5 - 6 |
9 |
Điện, ga và nước |
13 - 14 |
6 - 6,5 |
10 |
Công nghiệp khác |
14 - 15 |
1,8 - 2,2 |
Mục tiêu phát triển của 13 nhóm hàng công nghiệp chính (theo giá trị sản xuất công nghiệp) như sau:
TT |
Ngành công nghiệp cấp II |
Tăng trưởng (%) 2006 - 2010 |
Tỷ trọng (%) 2010 |
1 |
Sản xuất thiết bị điện |
18 - 20 |
10 - 11 |
2 |
SX, sửa chữa phương tiện vận tải |
16 - 17 |
9 - 9,5 |
3 |
Sản xuất thực phẩm và đồ uống |
13 - 15 |
6 - 7 |
4 |
Sản xuất Radio, tivi, thiết bị truyền thông |
10 - 11 |
6 - 7 |
5 |
Sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính |
25 - 30 |
6 - 7 |
6 |
Sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại |
14 - 15 |
5,5 - 6 |
7 |
Sản xuất sản phẩm bằng kim loại |
17 - 19 |
5,5 - 6 |
8 |
Sản xuất sửa chữa xe có động cơ |
15 - 16 |
5,5 - 6 |
9 |
Sản xuất hóa chất |
15 - 16 |
5 - 5,5 |
10 |
Sản xuất sản phẩm dệt |
12 - 13 |
4,5 - 5 |
11 |
Sản xuất sản phẩm cao su và plastic |
16 - 17 |
4 - 4,5 |
12 |
Sản xuất trang phục |
16 - 17 |
3 - 3,5 |
13 |
Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da |
13 - 14 |
2 - 2,5 |
- Chuyển dịch cơ cấu ngành của công nghiệp thành phố Hà Nội theo hướng giảm tỷ trọng công nghiệp nhóm 1 (khai thác); tăng tỷ trọng công nghiệp nhóm 2 (chế biến), đặc biệt tăng mạnh tỷ trọng công nghiệp chế biến vào năm 2010.
Các nhóm ngành công nghiệp: điện tử - công nghệ thông tin; cơ khí; chế biến thực phẩm, đồ uống; dệt may cao cấp; vật liệu xây dựng cao cấp và trang trí nội thất được xác định là nhóm ngành công nghiệp chủ lực, trong đó ngành cơ khí chiếm tỷ trọng cao nhất, ngành điện tử và công nghệ thông tin tăng tỷ trọng nhanh nhất vào năm 2010.
- Chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế của công nghiệp thành phố Hà Nội theo hướng giảm tỷ trọng doanh nghiệp nhà nước từ 43% năm 2005 xuống còn 34 - 35% năm 2010. Tăng tỷ trọng doanh nghiệp ngoài nhà nước từ 14,6% năm 2005 lên 16 - 17% năm 2010. Đo anh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng từ 42% năm 2005 lên 47 - 48% năm 2010.
4. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp chủ lực
a) Ngành điện tử - công nghệ thông tin
- Ưu tiên xây dựng ngành công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin trở thành ngành công nghiệp chủ lực để tạo cơ sở hỗ trợ cho các ngành khác phát triển.
- Phấn đấu để thành phố Hà Nội trở thành một trung tâm của cả nước, của vùng đồng bằng sông Hồng về thiết kế sản phẩm, sản xuất phần mềm, sản xuất linh kiện, thiết bị và các dịch vụ điện tử - tin học trên cơ sở phát huy tiềm năng của mọi thành phần kinh tế trên địa bàn.
- Phát triển công nghiệp điện tử theo hướng nâng cao hiệu quả phân công và hợp tác sản xuất. Xây dựng các trung tâm, công viên phần mềm hiện đại, công viên công nghiệp điện tử. Khuyến khích sản xuất linh kiện, phụ kiện và các sản phẩm phụ trợ cho công nghiệp lắp ráp.
b) Ngành cơ khí
Tập trung phát triển ngành trên cơ sở tăng cường liên doanh, liên kết, hợp tác giữa các công ty trong nước với các công ty có vốn đầu tư nước ngoài; đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại để chế tạo thiết bị đồng bộ, các thiết bị điện, cơ điện tử, tự động hoá phục vụ phát triển các ngành công nghiệp, sản xuất nông nghiệp, dịch vụ và tiêu dùng, đáp ứng phần lớn yêu cầu của thị trường trong nước, từng bước vươn ra thị trường khu vực và thế giới.
Chú trọng phát triển khâu nghiên cứu, thiết kế sản phẩm mới theo hướng gắn kết, hợp tác chặt chẽ giữa các Viện, trường với doanh nghiệp; gắn các chương trình nghiên cứu quốc gia với phát triển các sản phẩm trọng điểm. Từng bước hình thành hệ thống công nghiệp hỗ trợ đa dạng ở các tỉnh trong vùng để nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành.
c) Ngành chế biến thực phẩm, đồ uống
- Phát triển theo hướng áp dụng công nghệ tiên tiến, đa dạng hoá sản phẩm, cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn và trong vùng, đồng thời tăng nhanh sản lượng xuất khẩu.
- Tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất những sản phẩm có thương hiệu, có uy tín phục vụ nhu cầu ngày càng tăng cao của nhân dân Thủ đô và các tỉnh, thành phố trong cả nước. Chú trọng phát triển các sản phẩm truyền thống nổi tiếng của Thủ đô phục vụ cho khách du lịch. Kết hợp với các tỉnh trong vùng Bắc Bộ để phát triển các vùng nguyên liệu và bổ trí nhà máy chế biến phù hợp với quy hoạch vùng, tránh lãng phí, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
d) Ngành dệt - may
Phát triển các trung tâm cung cấp dịch vụ, trung tâm nghiên cứu thiết kế mẫu thời trang cao cấp, làm tổng đại lý. Ngành dệt may phát triển chủ yếu theo chiều sâu, hợp tác chặt chẽ với các tỉnh trong vùng để mở rộng, phát triển sản xuất. Với phân ngành dệt cần tập trung vào sản xuất sản phẩm cao cấp theo công nghệ mới, hiện đại, không gây ô nhiễm môi trường.
đ) Ngành vật liệu xây dựng, trang trí nội thất cao cấp
Đầu tư ứng dụng kỹ thuật mới, tiên tiến vào sản xuất các loại vật liệu mới, vật liệu cao cấp, vật liệu tổng hợp phục vụ xây dựng và trang trí nội thất như: vật liệu nhẹ, tấm kết cấu 3d, sản phẩm ốp lát, gốm, sứ xây dựng; các loại vật liệu mới ứng dụng công nghệ nano như kính chống va đập, kính chống mờ...
5. Phát triển công nghiệp theo lãnh thổ
Phát triển công nghiệp Thủ đô phải đặt trong mối quan hệ phát triển vùng, hợp tác, phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong vùng nhất là các tỉnh lân cận như: Hà Tây, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hưng Yên,... Khuyến khích phát triển công nghiệp nặng, sản xuất vật liệu xây dựng về phía Đông Bắc thành phố Hà Nội, dọc theo trục hành lang quốc lộ 18.
a) Đối với các khu vực công nghiệp tập trung được hình thành trước những năm 90
- Đẩy nhanh công tác di chuyển những cơ sở sản xuất, bộ phận doanh nghiệp có mức độ gây ô nhiễm cao, có điều kiện sản xuất không thích hợp như: dệt nhuộm, hoá chất, thuốc lá... ra xa nội đô, khu vực dân cư, kết hợp đổi mới công nghệ và đầu tư hệ thống xử lý chất thải bảo vệ môi trường.
- Đối với những doanh nghiệp còn lại cần có kế hoạch đổi mới công nghệ, thiết bị, chú trọng áp dụng công nghệ sạch. Cải tạo, nâng cấp công trình hạ tầng kỹ thuật, đặc biệt là công trình xử lý nước thải công nghiệp.
- Phân định lại ranh giới cụ thể, tách phần nhà ở, dân cư hoặc dịch vụ công cộng ra khỏi các cơ sở sản xuất công nghiệp.
b) Đối với các khu công nghiệp tập trung mới được quy hoạch và xây dựng
Tiếp tục hoàn thiện xây dựng hạ tầng của 5 khu công nghiệp đã được thành lập và triển khai xây dựng khu công nghiệp Nam Thăng Long. Đẩy mạnh xúc tiến đầu tư vào các khu công nghiệp một cách có chọn lọc theo hướng tập trung thu hút các dự án thuộc ngành công nghiệp có tỷ trọng tri thức, hàm lượng công nghệ cao, công nghiệp sạch hoặc không độc hại có quy mô đầu tư lớn. Khuyến khích đặc biệt các dự án sử dụng công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển. Không cấp phép các dự án sử dụng công nghệ cũ, lạc hậu, ảnh hưởng tới môi trường.
Ngoài 6 khu công nghiệp tập trung nêu trên, tuỳ theo mức độ lấp đầy và nhu cầu mặt bằng xây dựng của các nhà đầu tư, có thể quy hoạch thêm khu công nghiệp Sóc Sơn với quy mô khoảng 300 - 350 ha.
c) Các cụm công nghiệp vừa và nhỏ và công nghiệp hỗ trợ.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng cho các cụm công nghiệp vừa và nhỏ đã quy hoạch. Tuỳ theo mức độ lấp đầy của các cụm công nghiệp, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội xem xét mở rộng để đáp ứng đủ nhu cầu mặt bằng cho các nhà đầu tư.
Phát triển các cụm công nghiệp hỗ trợ tập trung cho các ngành công nghiệp chủ lực, phù hợp với nhu cầu chung của toàn vùng.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
a) Có trách nhiệm cụ thể hoá và tổ chức thực hiện Quy hoạch. Tổ chức quán triệt quan điểm, định hướng, mục tiêu, nội dung của Quy hoạch tới các ban, ngành, sở, quận, huyện của thành phố, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành của Trung ương có liên quan để triển khai thực hiện Quy hoạch. Xúc tiến kêu gọi đầu tư trên cơ sở Quy hoạch.
b) Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu và đề xuất các cơ chế, chính sách cụ thể để đảm bảo thực hiện Quy hoạch.
c) Tiếp tục đổi mới tổ chức, cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi để thu hút, khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Sử dụng, phát huy nguồn nhân tài, vật lực của Thủ đô.
d) Đẩy mạnh công tác sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước, đẩy nhanh tốc độ cổ phần hoá.
đ) Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng lộ trình đổi mới công nghệ của các ngành công nghiệp của thành phố Hà Nội đến năm 2010.
2. Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo thực hiện Quy hoạch; trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh quy hoạch khi cần thiết, đảm bảo phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế của thành phố và cả nước. Định hướng các Tổng công ty, doanh nghiệp ưu tiên đầu tư vào thành phố và chấp hành nghiêm chỉnh quy hoạch không gian của thành phố.
3. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội căn cứ các quy định của pháp luật nghiên cứu, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cụ thể về tài chính để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm theo quy hoạch.
4. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan thực hiện chức năng phối hợp trong phạm vi trách nhiệm được giao, xử lý các vấn đề liên quan.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Hà Nam và các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 113/2006/QD-TTg | Hanoi, May 24, 2006 |
DECISION
APPROVING THE PLANNING ON DEVELOPMENT OF HANOI CITY'S INDUSTRY UP TO 2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government
Pursuant to the December 28, 2000 Ordinance on the Capital;
At the proposal of the Minister of Industry,
DECIDES:
Article 1.- To approve the planning on development of Hanoi city's industry up to 2010 with the following principal contents:
1. Development viewpoint:
- Hanoi city's industry should develop quickly for the city to promote its leading role in the northern economic key region. From now to 2010, industry shall continue to be an important motive force for boosting socio-economic industrialization and modernization in the capital and supporting other localities in the development region.
- Industrial development shall be in line with economic restructuring toward industrialization and modernization, focusing on industries with comparative advantages such as high technology, biotechnology and new materials, and key industries of the national economy, with environmental and ecological protection requirements taken into special consideration.
- Hanoi city's industry shall develop on the basis of further attracting foreign and non-state investment. To attach importance to attracting and closely coordinating with transnational conglomerates so as to integrate into international production and distribution systems.
- Hanoi city's industry shall develop in line with the planning on industrial development in the northern key economic region, combining, regulating and promoting the strengths of each locality while marshalling the strengths of the whole region.
2. Development orientations
- To focus on the development of industries which turn out products of high knowledge-based and technological contents (automation technology, biotechnology, new materials technology); industries which turn out products with competitive edge and famous brands such as electronic products (computers, office machines, products of industrial electronic appliances, medical electronic appliances, etc.), information technology, mechanical engineering products (tool machines, prime movers, automobile and motorbike manufacture and assembly, transformers'), food processing, pharmaceuticals and new materials. To prioritize the development of some hi-tech industrial parks in Hanoi.
- Hanoi city shall cooperate and coordinate with other provinces and cities in developing industry in the region in line with the regional planning and the industrial sector planning. Industries which are labor-intensive and have great transport demands shall be gradually relocated to nearby provinces and suburban areas. Polluting industrial establishments shall be relocated into industrial parks for concentrated waste treatment. Hanoi shall become a center for researching, designing and manufacturing new products, a transaction and service center and a center for goods import and export in the region. To develop small- and medium-sized industrial parks and industrial clusters and traditional trade villages in accordance with the planning on the expansion of the city as well as the planning on the northern key economic region.
- To encourage the development of support industries for key industries such as mechanical engineering and electronics, etc; to strongly develop small- and medium-sized enterprises with private capital in order to establish a network of satellite producers and exporters for big companies.
3. Objectives
- In the 2006-2010 period, industrial production value will increase by 15-16%/year and added value by 12-13%/year.
- By 2010, export turnover of industrial products will account for around 80% of the city's total export turnover and increase by 15-16%/year on average.
- To bring the technological level of some industries to the advanced regional level by 2010; to promote the introduction of advanced world technologies in some advantageous domains; to basically replace backward and polluting technologies. To computerize information systems in production, trade, scientific and technological activities and industrial management.
- By 2010, to further attract 120,000-130,000 laborers, accounting for 30% of laborers employed by the city's economy. Scientific and technical laborers working in the industrial sector will be capable of receiving, operating and efficiently exploiting advanced technologies.
- To develop industries in a sustainable manner; prevent and effectively remedy the environmental pollution caused by industrial solid wastes; to build and develop environmentally friendly industrial parks, ecological industrial parks'
Development objectives of 10 industries (calculated in production value) shall be as follows:
Ordinal number | Industries | Growth rate (%) in the 2006-2010 period | Ratio (%) by 2010 |
| The city's entire industrial sector | 15-16 | 100 |
1 | Extraction | 7-8 | 0.6-0.7 |
2 | Mechanical engineering | 17-18 | 36-37 |
3 | Electronics-Information technology | 18-19 | 16-17 |
4 | Metallurgy | 12-13 | 1.5-1.8 |
5 | Chemicals | 15-16 | 9-9.5 |
6 | Agricultural and forest product processing | 12-13 | 11.5-11.8 |
7 | Garment and textiles-leather and footwear | 14-15 | 11-11.5 |
8 | Manufacture of construction materials | 14-15 | 5.5-6 |
9 | Electricity, gas and water | 13-14 | 6-6.5 |
10 | Other industries | 14-15 | 1.8-2.2 |
Development objectives of 13 key groups of industrial commodities (calculated in industrial production value) shall be as follows:
Ordinal number | Grade-II industrial domains | Growth rate (%) in period the 2006-2010 | Ratio (%)by 2010 |
1 | Manufacture of electrical equipment | 18-20 | 10-11 |
2 | Manufacture and repair of means of transport | 16-17 | 9-9.5 |
3 | Foodstuff and beverage production | 13-15 | 6-7 |
4 | Manufacture of radio, television and communication equipment | 10-11 | 6-7 |
5 | Manufacture of office equipment and computers | 25-30 | 6-7 |
6 | Manufacture of non-metal mineral products | 14-15 | 5.5-6 |
7 | Manufacture of metal products | 17-19 | 5.5-6 |
8 | Manufacture and repair of motor vehicles | 15-16 | 5.5-6 |
9 | Manufacture of chemicals | 15-16 | 5-5.5 |
10 | Manufacture of textile products | 12-13 | 4.5-5 |
11 | Manufacture of rubber and plastic products | 16-17 | 4-4.5 |
12 | Manufacture of apparel | 16-17 | 3-3.5 |
13 | Manufacture of leather and leatherette products | 13-14 | 2-2.5 |
- To restructure Hanoi's industry in the direction of reducing the ratio of group-1 industries (extraction) and increasing the ratio of group-2 industries (processing), especially by 2010.
Electronics-information technology; mechanical engineering; foodstuff and beverage processing; high-class textiles and garments; high-class construction materials and interior decoration shall be determined as key industries, in which mechanical engineering shall account for the largest ratio and the ratio of electronics and information technology shall increase at the highest rate by 2010.
- To adjust the economic sector-based structure of Hanoi city's industry in the direction of reducing the proportion of state enterprises to 34-35% by 2010 from 43% in 2005 and increasing the proportion of non-state enterprises and foreign-invested enterprises to 16-17% and 47-48% by 2010 from 14.6% and 42% in 2005, respectively.
4. Orientations on development of key industries
a/ Electronics-information technology:
- To give priority to developing electronics-information technology into a key industry so as to create a premise for the development of other industries.
- To strive to make Hanoi city a center of the whole country and the Red River delta for designing products, developing software, manufacturing accessories and equipment and providing electronic and information technology services on the basis of tapping potentials of all economic sectors in the city.
- To develop the electronics industry in the direction of raising the efficiency of production division and cooperation. To build modern software centers, software parks and electronic industrial parks. To encourage the manufacture of accessories, spare parts and support products for the assembly industry.
b/ Mechanical engineering
To concentrate efforts on the industrial development on the basis of promoting joint venture, association and cooperation between domestic companies and foreign-invested companies; to invest in modern equipment and technologies in order to manufacture equipment in complete sets, electrical, mechanical-electronic and automation equipment in service of industrial development, agricultural production, service provision and consumption, basically meeting the demand of the domestic market and step by step entering into regional and world markets.
To attach importance to conducting research into and designing new products through close coordination and cooperation between research institutes, institutions and enterprises; to associate national research programs with the development of key products. To step by step form systems of diversified support industries in the regional provinces so as to raise the industry's competitiveness.
c/ Foodstuff and beverage processing
- To develop the industry by applying advanced technologies, diversifying products, improving and raising product quality up to Vietnam and international standards, ensuring food safety and hygiene criteria, meeting local and regional consumption demand and, at the same time, quickly increasing export volumes.
- To continue expanding the production of products of famous brands and with a reputation to meet the increasing demand of people in the capital and other provinces and cities throughout the country. To attach importance to developing the capital's well-known traditional products in service of tourism. To coordinate with other provinces in the northern region in developing raw material areas and building processing plants in line with regional plannings so as to avoid waste and raise the efficiency of investment capital.
d/ Textiles and garment
To develop service centers, high-class fashion research and design centers and general agents. To develop textiles and garment industry mainly in depth and to closely cooperate with other provinces in the region so as to expand and develop production. As for textiles, it is necessary to focus on the production of high-class products by new, advanced and non-polluting technologies.
e/ High-class materials for construction and interior decoration
To invest in and apply new and advanced techniques to the production of new materials, high-class materials and synthetic materials for construction and interior decoration such as light materials, 3D components, tiling and flooring products, construction ceramics and porcelains, and new materials with the application of nanotechnology such as shock-proof glass, anti-opaque glass.
5. Territory-based industrial development
The development of the capital's industry should be placed in relation to regional development and in close cooperation and coordination with other localities in the regions, especially neighboring provinces such as Ha Tay, Ha Nam, Vinh Phuc, Bac Ninh and Hung Yen. To encourage the development of heavy industries and production of construction materials in the area northeast of Hanoi and along national highway 18.
a/ For concentrated industrial areas built before the 1990s
- To speed up the relocation of highly polluting production establishments and enterprises with inappropriate production conditions such as dyeing, chemicals, tobacco, etc. far from the inner city and population areas, combined with renewal of their technologies and investment in waste treatment systems for environmental protection.
- The remaining enterprises should work out plans on renewing technologies and equipment, paying special attention to the application of clean technologies. To renovate and upgrade technical infrastructure, especially industrial wastewater treatment facilities.
- To re-determine the boundaries, detaching dwelling houses, population areas and public-utility works from industrial production establishments.
b/ For newly planned and built industrial parks
To continue completing the construction of infrastructures in five existing industrial parks and build South Thang Long industrial park. To promote investment in industrial parks in a selective manner in the direction of attracting large-scale projects in industries of high knowledge-based or technological contents and clean or non-polluting industries. To offer special incentives to projects applying advanced technologies from developed countries. Projects with old, backward and polluting technologies shall not be licensed.
Apart from the aforesaid six industrial parks, depending on the land occupancy and investors' demand for ground areas, it is possible to plan Soc Son industrial park with an acreage of around 300-350 ha.
c/ Small- and medium-sized industrial clusters and support industries
To speed up the construction of infrastructure in small- and medium-sized industrial clusters as planned. Depending on the land occupancy in such industrial clusters, the People's Committee of Hanoi city may consider the expansion thereof so as to meet investors' demand for ground areas.
To develop clusters of support industries for key industries in accordance with the overall requirements of the whole region.
Article 2.- Organization of implementation
1. The People's Committee of Hanoi city shall
a/ Specify and organize the implementation of this planning. To disseminate this planning among the municipal branches and services as well as district authorities for them to fully grasp the viewpoints, orientations, objectives and contents of this planning and at the same time, coordinate with concerned ministries and branches in organizing the implementation of this planning. To call for investment on the basis of this planning.
b/ Take initiative in coordinating with concerned ministries and branches in studying and proposing specific mechanisms and policies so as to ensure the implementation of this planning.
c/ Continue with the organizational renewal and administrative reform so as to create a favorable environment conducive to domestic and foreign investment. To use and bring into play the capital's human resource and material sources.
d/ Accelerate the reorganization and renewal of state enterprises and speed up the equitization.
e/ Coordinate with the Ministry of Science and Technology in formulating a technology renewal roadmap for Hanoi's industries up to 2010.
2. The Ministry of Industry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the People's Committee of Hanoi city in, directing the implementation of this planning; to propose the Prime Minister to adjust this planning when necessary, ensuring its conformity with economic development requirements of the city and the whole country. To guide corporations and enterprises to invest in the city and strictly abide by the city's planning.
3. Based on the provisions of law, the Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and the People's Committee of Hanoi city in, studying and submitting to the Prime Minister for consideration and decision specific policies on financial incentives and support so as to develop key industries according to this planning.
4. The Ministries of Planning and Investment; Agriculture and Rural Development; Construction; Trade; Science and Technology; Natural Resources and Environment; Transport; and Finance; the State Bank of Vietnam, and concerned agencies shall, within the scope of their assigned responsibility, coordinate with one another in dealing with relevant issues.
Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 4.- Ministers, heads of ministerial-level and Government-attached agencies, the presidents of the People's Committees of Hanoi and Haiphong cities, and Quang Ninh, Ha Tay, Hung Yen, Hai Duong, Vinh Phuc, and Ha Nam provinces, and concerned agencies shall have to implement this Decision.
| FOR THE PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây