Nghị quyết 103/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 25/04/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

thuộc tính Nghị quyết 103/NQ-CP

Nghị quyết 103/NQ-CP của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 25/04/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:103/NQ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:22/12/2011
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Chính sách, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chỉ xuất khẩu loại khoáng sản có quy mô lớn đã qua chế biến

Ngày 22/12/2011, Chính phủ đã thông qua Nghị quyết số 103/NQ-CP về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25/04/2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030 với 04 nhiệm vụ quan trọng.
Cụ thể, các Bộ, ngành và địa phương cần tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 02/NQ-TW của Bộ Chính trị, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản, nhằm nhanh chóng đưa Nghị quyết và Luật Khoáng sản năm 2010 vào cuộc sống.
Về cơ chế, chính sách, Nghị quyết nêu rõ, khuyến khích, ưu tiên ứng dụng công nghệ tiên tiến vào điều tra, thăm dò khoáng sản ẩn sâu, khoáng sản biển; khai thác, chế biến khoáng sản quan trọng; khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các dự án chế biến khoáng sản; hỗ trợ vốn từ ngân sách cho các tổ chức, cá nhân điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản; chỉ xuất khẩu sản phẩm chế biến từ khoáng sản có giá trị kinh tế cao đối với một số loại khoáng sản có quy mô lớn...
Bên cạnh đó, cần tăng cường hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản; rà soát, điều chỉnh, bổ sung, lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo quy định; kiện toàn tổ chức, cơ quan quản lý Nhà nước về khoáng sản từ Trung ương đến địa phương; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các vi phạm về khoáng sản.
Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Xem chi tiết Nghị quyết103/NQ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

CHÍNH PHỦ
---------------------
Số: 103/NQ-CP
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2011
 
 
NGHỊ QUYẾT
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02-NQ/TW NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 2011 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG
 CHIẾN LƯỢC KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG
 ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
-----------------------
CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,
 
 
QUYẾT NGHỊ:
 
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
 

 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b)
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
 
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02-NQ/TW NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 2011 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG
 ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ)
 
I. MỤC TIÊU
Xác định những nhiệm vụ chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước ở Trung ương và địa phương thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TW ngày 25 tháng 4 năm 2011 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 nhằm thúc đẩy phát triển bền vững công nghiệp khai khoáng của đất nước.
II. NHIỆM VỤ
1. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản
Tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản cho các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản từ Trung ương đến địa phương; đồng thời tiến hành phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản, cho người dân, nhằm nhanh chóng đưa Nghị quyết số 02-NQ/TW và Luật Khoáng sản năm 2010 vào cuộc sống.
2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản
a) Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản
- Trong quý I năm 2012 phải hoàn thành: Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản; Nghị định quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Trong quý II năm 2012 hoàn thành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản.
b) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010
c) Rà soát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt. Sửa đổi, bổ sung, xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Quy hoạch khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản năm 2010.
d) Kiện toàn tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản từ Trung ương đến địa phương; tăng cường nhân lực, đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị để nâng cao năng lực quản lý nhà nước về khoáng sản ở các cấp; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản; xử lý nghiêm đối với những tổ chức, cá nhân vi phạm.
đ) Thường xuyên theo dõi, giám sát đánh giá việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản và ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến kinh tế xã hội, đề xuất chỉnh sửa, bổ sung.
3. Đổi mới cơ chế, chính sách trong lĩnh vực khoáng sản
a) Cơ chế, chính sách đầu tư khoa học và công nghệ cho điều tra cơ bản, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản
- Khuyến khích, ưu tiên ứng dụng công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực: điều tra, thăm dò khoáng sản ẩn sâu, khoáng sản biển; khai thác, chế biến các khoáng sản quan trọng;
- Triển khai chương trình nghiên cứu “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai khoáng”;
- Khuyến khích đầu tư từ nước ngoài các dự án chế biến khoáng sản, nhất là các loại khoáng sản có yêu cầu công nghệ phức tạp, gắn với bảo vệ môi trường;
- Xây dựng chính sách ưu đãi các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực khoáng sản: thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản nhằm cung cấp các loại khoáng sản; sản phẩm chế biến từ khoáng sản cho các ngành công nghiệp trong nước có nhu cầu sử dụng;
- Xây dựng chính sách đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
b) Cơ chế chính sách tài chính
- Tập trung nguồn lực của Nhà nước đáp ứng yêu cầu công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản ở đất liền và biển, hải đảo của Việt Nam;
- Xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư kinh phí từ ngân sách nhà nước, vốn của tổ chức, cá nhân cho công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản. Có cơ chế hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản do nhà nước đầu tư từ nguồn ngân sách. Có cơ chế thu hút các thành phần kinh tế trong nước đầu tư vào công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
- Tiếp tục nghiên cứu đổi mới chính sách tài chính đối với hoạt động khoáng sản; điều chỉnh kịp thời, hợp lý các loại thuế, khung thuế, biểu thuế, phí, lệ phí liên quan đến hoạt động khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản với mục tiêu tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước đối với các khoáng sản quan trọng, nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; không xuất khẩu quặng thô. Hỗ trợ cho đầu tư đổi mới công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản nhằm sử dụng tiết kiệm khoáng sản; cải tạo, phục hồi và bảo vệ môi trường;
- Hàng năm, các địa phương lập kế hoạch bố trí kinh phí trong dự toán ngân sách của địa phương để bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
c) Chính sách dự trữ và xuất khẩu khoáng sản
- Trong năm 2012 hoàn thành việc khoanh định các khu vực cấm, khu vực tạm cấm hoạt động khoáng sản; khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản Quốc gia;
- Dự báo nhu cầu, đánh giá năng lực, khả năng khai thác; chế biến khoáng sản trong nước theo kỳ kế hoạch để có quy hoạch, kế hoạch khai thác hợp lý, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sử dụng trong nước theo từng thời kỳ;
- Chỉ xuất khẩu sản phẩm chế biến từ khoáng sản có giá trị kinh tế cao đối với một số loại khoáng sản có quy mô lớn;
- Rà soát đề xuất điều chỉnh sản lượng khai thác một số loại khoáng sản theo hướng ưu tiên cho nhu cầu sử dụng trong nước.
d) Chính sách bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, đảm bảo quốc phòng an ninh, cảnh quan, di tích lịch sử, văn hóa và môi trường.
- Xây dựng cơ chế, chính sách bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, hoàn thành trong năm 2012;
- Đánh giá tổng thể, đề xuất giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động khoáng sản, chế biến khoáng sản đến môi trường, môi sinh.
4. Phát triển công nghiệp khai khoáng
- Xây dựng và triển khai đúng tiến độ các nhiệm vụ theo mục tiêu của Nghị quyết số 02-NQ/TW về công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
- Tổ chức triển khai, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch khoáng sản;
- Quy hoạch, xây dựng các khu khai thác, chế biến tập trung tạo các sản phẩm có giá trị kinh tế cao đối với các khoáng sản có quy mô lớn như titan – zircon, bauxit, đất hiếm, cromit, apatit, chì kẽm đá vôi trắng, cát thủy tinh. Đối với các khoáng sản khác quy hoạch, xây dựng nhà máy chế biến phù hợp với tiềm năng của từng loại khoáng sản.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở những nhiệm vụ trong Chương trình hành động, căn cứ chức năng, nhiệm vụ được phân công, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thực hiện.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động này; định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình thực hiện.
3. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện của các Bộ, ngành, địa phương; định kỳ báo cáo và kiến nghị với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cần thiết bảo đảm Chương trình được thực hiện hiệu quả và đồng bộ.
 
DANH MỤC
CÁC NHIỆM VỤ KÈM THEO CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KHOÁNG SẢN VÀ CÔNG NGHIỆP KHAI KHOÁNG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Chính phủ)
 

 

TT
Nội dung công việc
Sản phẩm, hình thức văn bản
Cơ quan chủ trì thực hiện
Cơ quan phối hợp thực hiện
Thời gian trình
1
Chương trình tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về khoáng sản, Nghị quyết số 02-NQ/TW
Các Chương trình, Thông tư
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Tư pháp, các cơ quan truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
2012 và hàng năm
2
Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản
Nghị định, Quyết định, Thông tư
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, các Bộ ngành liên quan
Năm 2011 – năm 2012
a)
Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản
Nghị định
Quý I, năm 2012
b)
Nghị định quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Nghị định
Quý I, năm 2012
c)
Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
Nghị định
Quý I, năm 2012
d)
Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
Nghị định
Quý II, năm 2012
đ)
Giám sát thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực khoáng sản và ảnh hưởng tích cực, tiêu cực đến kinh tế xã hội, đề xuất chỉnh sửa bổ sung
Chương trình
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Tư pháp, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, các Bộ ngành liên quan
Năm 2015
3
Lập quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
Quyết định
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng
Năm 2012
4
Bổ sung, điều chỉnh, lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trong cả nước (bao gồm cả khoáng sản khác)
Quyết định
Bộ Công Thương
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
Năm 2012 - 2013
5
Rà soát, điều chỉnh tiêu chuẩn xuất, nhập khẩu khoáng sản theo hướng tăng hàm lượng chế biến tạo ra giá trị gia tăng đối với từng loại khoáng sản.
Quyết định
Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Năm 2012 – 2013
6
Bổ sung, điều chỉnh, lập quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng từng loại, nhóm khoáng sản làm vật liệu xây dựng trong cả nước
Quyết định
Bộ Xây dựng
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương
Năm 2012
7
Rà soát điều chỉnh thuế tài nguyên và thuế xuất khẩu khoáng sản theo hướng chế biến sâu, không xuất thô
Quyết định
Bộ Tài chính
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng
Năm 2012 – 2013
8
Xác định tiêu chí và khoanh định khu vực khoáng sản nhỏ lẻ để bàn giao cho địa phương quản lý, cấp phép thăm dò, khai thác
Dự án, Quyết định
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
Năm 2012
9
Lập các quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Quyết định
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng
Năm 2012
10
Khoanh định khu vực cấm, tạm cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Nhiệm vụ, Quyết định
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng
Năm 2012
11
Kiện toàn tổ chức cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản từ Trung ương đến địa phương
Nhiệm vụ
Bộ Nội vụ
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng
Năm 2012 – 2015
12
Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ quản lý, khoa học trình độ cao
Nhiệm vụ
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố
Năm 2012 - 2020
13
Xây dựng hoàn thiện chính sách tài chính (phí, lệ phí, các nguồn thu khác, sử dụng các nguồn thu và cơ chế khuyến khích đầu tư) trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản
Quyết định
Bộ Tài chính
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng
Năm 2011 – 2015
14
Khoanh định khu vực dự trữ tài nguyên quốc gia đối với một số loại khoáng sản quan trọng
Dự án
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
Năm 2012
15
Khoanh định khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản
Dự án
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
Năm 2012
16
Xây dựng dự án tăng cường năng lực thanh tra, kiểm tra khoáng sản từ Trung ương đến địa phương
Dự án
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Năm 2012
17
Xây dựng chương trình nghiên cứu, áp dụng công nghệ tiên tiến trong quản lý, điều tra, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và bảo vệ môi trường
Các dự án
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Bộ Xây dựng
Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính
2011 – 2020
18
Xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển công nghệ vật liệu xây dựng; sử dụng vật liệu mới thay thế, vật liệu không nung, thân thiện mới môi trường (vật liệu xây dựng, ốp lát, kính xây dựng) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
Quyết định
Bộ Xây dựng
Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Khoa học và Công nghệ
2012
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE GOVERNMENT
-------
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------
No. 103/NQ-CP
Hanoi, December 22, 2011
 
RESOLUTION
ON THE PROMULGATION OF THE GOVERNMENT’S ACTION PROGRAM FOR MATERIALIZATION OF THE POLITICAL BUREAU’S RESOLUTION NO. 02/NQ-TW OF APRIL 25, 2011, ON STRATEGIC ORIENTATIONS FOR MINERALS AND MINING INDUSTRY THROUGH 2020, WITH A VISION TOWARD 2030
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2011 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Political Bureau’s Resolution No. 02/NQ-TW of April 25, 2011, on strategic orientations for minerals and mining industry through 2020, with a vision toward 2030;
At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,
RESOLVES:
Article 1. To promulgate together with this Resolution the Government’s action program for materialization of the Political Bureau’s Resolution No.02/NQ-TW of April 25, 2011, on strategic orientations for minerals and mining industry through 2020, with a vision toward 2030.
Article 2. This Resolution takes effect on the date of its signing.
Article 3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall implement this Resolution.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung
 
THE GOVERNMENT’S ACTION PROGRAM
FOR MATERIALIZATION OF THE POLITICAL BUREAU’S RESOLUTION NO. 02/NQ-TW OF APRIL 25, 2011, ON THE STRATEGIC ORIENTATIONS FOR MINERALS AND MINING INDUSTRY THROUGH 2020, WITH A VISION TOWARD 2030
(Promulgated together with the Government’s Resolution No. 103/NQ-CP of December 12, 2011)
I. OBJECTIVES
To identify major tasks of central and local state administrative agencies for materialization of the Political Bureau’s Resolution No. 02/NQ-TW of April 25, 2011, on strategic orientations for minerals and mining industry through 2020, with a vision toward 2030, aiming to boost the sustainable development of the country’s mining industry.
II. TASKS
1. Disseminating the law on minerals
To organize the dissemination and thorough study of the Political Bureau’s Resolution No. 02/NQ-TW and the mineral law among central and local state management agencies in charge of minerals; at the same time, to disseminate and educate about the mineral law to organizations and individuals involved in mineral activities as well as the people, aiming to quickly realize Resolution No. 02/NQ-TW and the 2010 Mineral Law.
2. Enhance the effect and effectiveness of the state management of minerals
a/ To perfect the legal system on minerals
- In the first quarter of 2012, to finalize the decree detailing the implementation of the Mineral Law; the decree on auction of mining rights; and the mineral strategy through 2020, with a vision toward 2030;
- In the second quarter of 2012, to finalize the decree providing the sanctioning of administrative violations in the field of minerals.
b/ To review, adjust, supplement and/or formulate master plans for baseline geological surveys of minerals in accordance with the 2010 Mineral Law;
c/ To review and evaluate the implementation of the approved mineral master plans. To amend, supplement, formulate and submit to the Prime Minister for approval mineral master plans in accordance with the 2010 Mineral Law;
d/ To organizationally consolidate central and local state management agencies in charge of minerals; to increase personnel and investment in physical foundations and equipment in order to raise the mineral state management capacity at all levels; to intensify inspection and examination of mineral activities; to strictly handle violators;
e/ To regularly monitor, supervise and evaluate the implementation of legal documents on minerals and their positive and negative impacts on socio- economic development, and propose amendments and supplementations thereto.
3. Renewing mineral-related mechanisms and policies
a/ Mechanisms and policies on investment in science and technology for baseline survey, exploration, exploitation and processing of minerals
- To encourage and prioritize the application of advanced technologies to the survey and exploitation of deep-lying and marine minerals, and the exploitation and processing of important minerals;
- To deploy the “technology renewal and modernization in the mining industry” research program;
- To promote foreign investment in mineral processing projects, particularly minerals requiring high technologies in association with environmental protection;
- To formulate preferential policies for enterprises investing overseas in the exploration and exploitation of minerals, aiming to supply minerals and mineral products for domestic industries;
- To formulate policies on training and employment of personnel satisfying the requirements of state management of minerals and baseline geological survey of minerals.
b/ Financial mechanisms and policies
- To concentrate state resources or baseline geological survey of minerals in the mainland, seas and islands of Vietnam;
- To develop mechanisms and policies on state budget investment and organizations’ and individuals’ investment in baseline geological survey of minerals. To adopt a mechanism of refunding of expenses for baseline geological survey and mineral exploration paid by the State from budget funds. To adopt a mechanism to attract all economic sectors at home to invest in baseline geological survey of minerals;
- To further renew financial policies applicable to mineral activities; to promptly and rationally adjust taxes, tax brackets, and tax, fee and charge tariffs related to mineral exploitation, processing and export with a view to increasing state budget revenues from important minerals, in order to harmonize the interests of the State, enterprises and local inhabitants in mining places; to refrain from exporting crude minerals. To support investment in the renewal of mining and processing technologies, aiming to economically use minerals; to improve, restore and protect the environment;
- Annually, localities shall draw up plans to include funds in local state budget estimates for the protection of untapped minerals.
c/ Policies on mineral reserve and export
- In 2012, to complete the zoning of areas banned or temporarily banned from mining; the zoning of areas not opened for auction of mining rights, and national mineral reserve areas;
- To forecast demands, evaluate domestic capacity and capability for mineral exploitation and processing according to planning periods in order to work out rational exploitation master plans and plans, mainly meeting domestic consumption demand in each period;
- To export only products processed from minerals of high economic value, with regard to minerals of large deposits;
- To review proposals for adjustment of exploitation outputs of some minerals toward prioritizing domestic consumption.
d/ Policies on protection of untapped minerals, maintenance of defense and security, preservation of landscape, historical and cultural relics and the environment
- To develop and finalize in 2012 mechanisms and policies to protect untapped minerals;
- To conduct a general assessment of and propose solutions to mitigate negative impacts of mining activities and mineral processing on the environment and living habitats.
4. Developing the mining industry
- To formulate and perform as scheduled the tasks to achieve the objectives of Resolution No. 02/NQ-TW, on baseline geological survey of minerals;
- To organize the realization, inspection and assessment of the implementation of mineral master plans;
- To plan and build consolidated mining and processing zones, creating products of high economic value, with regard to minerals of large deposits such as titanium, zirconium, bauxite, rare earth, chromite, apatite, lead, zinc, white limestone and glass sand. For other minerals, to plan and build processing plants suitable to the potential of each type of mineral.
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
1. Based on the tasks defined in the action program and their respective assigned functions and tasks, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and chairpersons of provincial- level People’s Committees shall organize the implementation.
2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government- attached agencies and chairpersons of provincial-level People’s Committees shall focus on their direction, intensify inspection and urge the implementation of this action program; and annually report thereon to the Prime Minister.
3. The Minister of Natural Resources and Environment shall base on his/her assigned functions, tasks and powers to monitor and urge the implementation by ministries, sectors and localities; periodically report on and propose to the Government and the Prime Minister necessary measures to ensure the effective and coordinated realization of the Program.-
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung
 
LIST
OF TASKS ACCOMPANYING THE GOVERNMENT’S ACTION PROGRAM FOR MATERIALIZATION OF THE POLITICAL BUREAU’S RESOLUTION NO.02/NQ-TW, ON THE STRATEGIC ORIENTATIONS FOR MINERALS AND MINING INDUSTRY THROUGH 2020, WITH A VISION TOWARD 2030
(Promulgated together with the Government’s action program in Resolution No. 103/NQ-CP of December 22, 2011)
No
Description
Product, form of document
Implementing agencies
Coordinating agencies
Time of submission
1
Program on dissemination and education about mineral law, Resolution No. 02/NQ-TW Improvement of
Program, circular
Ministry of Natural Resources and Environment
Ministry of Justice, media agencies, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, provincial- level People’s Committees
2012 and annually
2
Improvement of the legal system on minerals
Decree, decision, circular
Ministry of Natural Resources and Environment
Ministry of Justice, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, related ministries and sectors
2011-2012
a
Decree detailing the implementation of the Mineral Law
Decree
First quarter, 2012
b
Decree providing the auction of mining rights
Decree
First quarter, 2012
c
Mineral strategy through 2020, with a vision toward 2030
Decree
First quarter, 2012
d
Decree providing the sanctioning of administrative violations in the field of minerals
Decree
Second quarter, 2012
e
Supervision of the implementation of legal documents on minerals, and positive and negative impacts on socio- economic development, proposals for amendments and supplements thereto
Program
Ministry of Natural Resources and Environment
Ministry of Justice, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, related ministries and sectors
2015
3
Elaboration of a master plan on baseline geological survey of minerals
Decision
Ministry of Natural Resources and Environment
Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction
2012
4
Supplementation, adjustment or formulation of master plans on mineral exploration, exploitation, processing and use nationwide (including other minerals)
Decision
Ministry of Industry and Trade
Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Construction, provincial- level People’s Committees
2012- 2013
5
Review, adjustment of standards on mineral export and import toward increasing processed contents to create added value for each type of mineral
Decision
Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Construction
Ministry of Natural Resources and Environment
2012-2013
6
Supplementation, adjustment or formulation of master plans for minerals exploration, exploitation, processing and use for each type or group of minerals used as building materials nationwide
Decision
Ministry of Construction
Ministry of and Environment, Ministry of Industry and Trade
2012
7
Review and adjustment of royalty and mineral export duty toward in- depth processing and non-export of crude minerals
Decision
Ministry of Finance
Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction
2012-2013
8
Identification of criteria for and zoning of small and scattered mineral areas for handover to localities for management and licensing of exploration and exploitation
Project, Decision
Ministry of Natural Resources and Environment
Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction provincial- level People’s Committees
2012
9
Formulation of provincial-level master plans for mineral exploration, exploitation and use
Decision
Provincial- level People’s Committees
Ministry of Natural Resources and Environment; Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction
2012
10
Zoning of areas banned or temporarily banned from mining in each province or centrally run city
Task, Decision
Provincial- level People’s Committees
Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction
2012
11
Organizational consolidation of central and local state management agencies in charge of minerals
Task
Ministry of Home Affairs
Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction
2012-2015
12
Formulation of plans on high- level training of managers and science workers
Task
Ministry of Natural Resources and Environment
Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, provincial- level People’s Committees
2012-2020
13
(charges, fees, other revenues, use of revenue sources and mechanism to encourage investment) related to mineral activities
Decision
Ministry of Finance
Ministry of Planning and Investment Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction
2011-2015
14
Zoning of areas of national minerals reserve for some types of important minerals
Project
Ministry of Natural Resource and Environment
Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance
2012
15
Zoning of areas not opened for auction of mining rights
Project
Ministry of Natural Resources and Environment
Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, Ministry of Planning and Investment, Ministry of Finance
2012
16
Formulation of a project on enhancement of capability for mineral inspection and examination from central to local levels
Project
Ministry of Natural Resources and Environment
Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, provincial- level People’s Committees
2012
17
Formulation of programs on research into and application of advanced technologies in mineral management, survey, exploration, exploitation and processing, and environmental protection
Projects
Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction
Ministry of Science and Technology, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, Ministry of Finance
2012-2020
18
Formulation of a master plan on development of building-material technology; use of new substitute materials, non- baked and environment- friendly materials (building, flooring and walling materials, construction glass) through 2025, with a vision toward 2030
Decision
Ministry of Construction
Ministry of Natural Resources and Environment, Ministry of Science and Technology
2012
 
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 103/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 59/2011/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp các nhóm ngành: Công nghệ hóa học, vật liệu, luyện kim và môi trường; Công nghệ kỹ thuật địa chất, địa vật lý và trắc địa; Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông; Công nghệ kỹ thuật cơ khí; Công nghệ kỹ thuật kiến trúc và công trình xây dựng

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Công nghiệp, Điện lực

văn bản mới nhất