Nghị định 99/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực dầu khí

thuộc tính Nghị định 99/2020/NĐ-CP

Nghị định 99/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:99/2020/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:26/08/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Vi phạm hành chính, Thương mại-Quảng cáo, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu bị phạt tối đa 50 triệu đồng

Ngày 26/8/2020, Chính phủ ban hành Nghị định 99/2020/NĐ-CP về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.

Theo đó, hành vi tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định sẽ bị phạt tiền từ 30-50 triệu đồng. Đồng thời, nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm thì áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng.

Ngoài ra, phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng nếu vi phạm một trong các trường hợp sau và trị giá xăng dầu vi phạm dưới 10 triệu đồng: vận chuyển xăng dầu vào khu vực biên giới không đúng quy định; buôn bán, trao đổi, sang mạn xăng dầu trên biển với tàu thuyền, phương tiện của nước ngoài.

Bên cạnh đó, thương nhân kinh doanh mua bán khí qua đường ống mà không có trạm cấp khí đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn theo quy định bị phạt tiền từ 80-100 triệu đồng và bị đình chỉ hoạt động mua bán khí qua đường ống từ 01 tháng đến 03 tháng.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 11/10/2020.

Xem chi tiết Nghị định99/2020/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
________

Số: 99/2020/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
_______________________

Hà Nội, ngày 26 tháng 8 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí

_________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Thương mại ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Luật Dầu khí ngày 06 tháng 7 năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 09 tháng 6 năm 2000; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;

Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014; Luật sửa đổi, bổ sung Điều 6 và Phụ lục 4 về Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư ngày 22 tháng 11 năm 2016;

n cứ Luật Giá ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật An toàn, vệ sinh lao động ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm 2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
2. Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí quy định tại Nghị định này bao gồm:
a) Hành vi vi phạm trong lĩnh vực dầu khí, thăm dò, khai thác dầu khí (bao gồm việc thực hiện các công việc tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, thu dọn công trình dầu khí, xây dựng, lắp đặt, vận hành công trình khai thác dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, xử lý và chế biến dầu khí, tàng trữ, vận chuyển sản phẩm dầu khí và dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho các công việc nêu trên);
b) Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu;
c) Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu;
d) Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh khí;
đ) Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh khí.
3. Các hành vi vi phạm hành chính khác trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí về bảo vệ môi trường; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá; phòng cháy và chữa cháy tại các công trình dầu khí, cơ sở kinh doanh xăng dầu và khí; đăng ký giá, kê khai giá bán xăng dầu và khí dầu mỏ hoá lỏng (LPG); công khai thông tin về giá bán xăng dầu và khí, Quỹ bình ổn giá xăng dầu thì áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân) thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
2. Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
c) Tổ chức được thành lập theo quy định của Luật Đầu tư gồm: Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
d) Các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
3. Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt vi phạm như đối với cá nhân.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Giấy phép kinh doanh xăng dầu" gồm: Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu, Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.
2. “Giấy phép kinh doanh khí” gồm: Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG/LNG/CNG, Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán LPG/LNG/CNG, Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chai LPG mini, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào xe bồn, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG/LNG/CNG vào phương tiện vận tải và các loại Giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực được cấp trước thời điểm Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh khí có hiệu lực (gồm Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối LPG/LNG/CNG, Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh LPG, Giấy chứng nhận đủ điều kiện làm đại lý kinh doanh LPG).
Điều 4. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí, tổ chức, cá nhân vi phạm phải chịu hình thức xử phạt chính là phạt tiền. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
c) Trục xuất.
3. Ngoài hình thức xử phạt chính và hình thức xử phạt bổ sung, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất xăng dầu, nguyên liệu sản xuất xăng dầu, khí;
c) Buộc thu hồi chai LPG, LPG chai hoặc LPG chai mini không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường;
d) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
đ) Buộc thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng khí không bảo đảm an toàn cho khách hàng sử dụng;
e) Buộc trả lại chai LPG cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền
Mức phạt tiền quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện thì phạt tiền bằng một nửa mức phạt tiền quy định đối với tổ chức.
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC THĂM DÒ, KHAI THÁC DẦU KHÍ
Điều 6. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động thăm dò dầu khí
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không nộp tài liệu và mẫu vật thu được trong quá trình khoan cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với hành vi khoan ra ngoài diện tích ghi trong hợp đồng dầu khí khi cơ quan có thẩm quyền chưa cho phép mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí khi hợp đồng dầu khí hoặc chương trình công tác và ngân sách hàng năm chưa được các cấp có thẩm quyền phê duyệt mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 600.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí tại khu vực nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố cấm hoặc tạm thời cấm mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 1.800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm vùng thuộc đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm nghiên cứu, tìm kiếm thăm dò dầu khí mà chưa phát sinh các nguồn lợi hoặc số tiền thu lợi bất hợp pháp dưới 100.000.000 đồng.
6. Phạt tiền bằng mức tiền phạt tối đa của khung tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp số tiền thu lợi bất hợp pháp từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3, 4 và 6 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.
Điều 7. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động phát triển mỏ và khai thác dầu khí
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ sổ sách ghi chép về các hoạt động phát triển mỏ, khai thác dầu khí, công tác đo lường thiết bị, đo lưu lượng tổng hoặc thiết bị kiểm tra lưu lượng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác dầu khí với sản lượng làm giảm áp suất vỉa xuống thấp hơn mức áp suất đã được phê duyệt mà không được sự cho phép của các cấp có thẩm quyền theo quy định;
b) Không thực hiện đúng quy trình về đốt và xả khí đồng hành;
c) Trong quá trình thử giếng mà khai thác vượt quá khối lượng đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho phép đốt hoặc hủy;
d) Khai thác khí đồng hành trong trường hợp tỷ suất khí dầu cao hơn giới hạn đã phê duyệt khi chưa có sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
3. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện yêu cầu của Chính phủ Việt Nam về việc bán dầu thô và khí thiên nhiên tại thị trường Việt Nam;
b) Không thực hiện đúng nội dung kế hoạch phát triển mỏ, kế hoạch khai thác sớm dầu khí đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt.
4. Phạt tiền từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tiến hành hoạt động phát triển mỏ và khai thác dầu khí khi kế hoạch phát triển mỏ hoặc chương trình công tác và ngân sách hàng năm tương ứng chưa được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
b) Khai thác dầu khí vượt ra ngoài diện tích ghi trong hợp đồng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với hành vi tiến hành hoạt động khai thác dầu khí tại khu vực mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố cấm hoặc tạm thời cấm.
6. Phạt tiền từ 1.800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với hành vi xâm phạm vùng thuộc đất liền, hải đảo, nội thủy, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhằm khai thác dầu khí.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4, 5 và 6 Điều này;
b) Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 và khoản 5 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 8. Hành vi vi phạm quy định về hoạt động kết thúc dự án tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí
1. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi không trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kế hoạch thu dọn cho việc tháo dỡ các công trình cố định phục vụ hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo quy định.
2. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tiến hành tháo dỡ các công trình cố định phục vụ hoạt động tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí theo kế hoạch thu dọn cho việc tháo dỡ các công trình đó đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Không thực hiện đúng quy định về bảo quản và hủy giếng khoan dầu khí.
Điều 9. Hành vi vi phạm quy định về an toàn, an ninh dầu khí
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không xây dựng, không duy trì hoặc không phát triển hệ thống quản lý an toàn theo quy định;
b) Không xây dựng đầy đủ các tài liệu quản lý an toàn bao gồm: Chương trình quản lý an toàn, Báo cáo đánh giá rủi ro, Kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thiết lập vùng an toàn và không duy trì tín hiệu an toàn cho các công trình phục vụ hoạt động dầu khí theo quy định;
b) Đưa các công trình tìm kiếm thăm dò, khai thác vào vận hành nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
c) Thả neo trái phép các phương tiện tàu, thuyền trong phạm vi 02 hải lý tính từ rìa ngoài cùng của công trình dầu khí biển;
d) Xâm nhập trái phép hoặc tiến hành các hoạt động dưới bất kỳ hình thức nào trong vùng an toàn dầu khí của các công trình dầu khí trên biển khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
3. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi cản trở việc tiến hành hợp pháp các hoạt động tìm kiếm thăm dò, khai thác và vận chuyển dầu khí.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của công trình tìm kiếm thăm dò, khai thác từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 10. Hành vi vi phạm quy định về ứng phó sự cố tràn dầu
Các hành vi vi phạm quy định về ứng phó sự cố tràn dầu bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Điều 11. Hành vi vi phạm quy định về an toàn đối với công trình dầu khí trên đất liền
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện hoạt động có nguy cơ gây hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự an toàn của công trình dầu khí sau đây:
a) Các hoạt động có khả năng gây cháy nổ, sụt lún trong phạm vi khu vực ảnh hưởng tính từ ranh giới hành lang an toàn đến ranh giới khu vực ảnh hưởng;
b) Trồng cây lâu năm trong hành lang an toàn công trình dầu khí trên đất liền;
c) Thải các chất ăn mòn;
d) Neo đỗ của các phương tiện, thiết bị có thể gây ảnh hưởng đến an toàn của công trình dầu khí.
2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không xây dựng, duy trì quy trình vận hành, bảo dưỡng, quy định an toàn và quy trình xử lý sự cố;
b) Không lập kế hoạch bảo dưỡng, tổ chức kiểm tra, sửa chữa hư hỏng;
c) Đưa công trình dầu khí, hệ thống tuyến ống vào vận hành khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
d) Không duy trì các biển báo, biển cấm theo quy định để đảm bảo an toàn cho công trình, hành lang tuyến ống.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này.
Điều 12. Hành vi vi phạm quy định về báo cáo và cung cấp thông tin
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không gửi một trong các tài liệu sau đây theo quy định: Báo cáo định kỳ quý, năm về sản lượng khai thác, thành phần, tỷ lệ dầu khí khai thác của từng mỏ, từng đối tượng khai thác, khối lượng dầu khí đốt bỏ;
b) Không báo cáo tình hình thực hiện các dự án về hoạt động dầu khí hoặc báo cáo sự kiện quan trọng, sự cố liên quan đến hoạt động dầu khí;
c) Không báo cáo về công tác quản lý an toàn và các biện pháp phòng ngừa;
d) Không báo cáo về các sự cố, tai nạn theo quy định trong trường hợp xảy ra sự cố, tai nạn.
2. Hành vi không cung cấp các tài liệu hoặc cung cấp không đầy đủ tài liệu gây cản trở cho hoạt động kiểm tra, thanh tra về dầu khí của người thi hành công vụ và của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền bị xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Điều 13. Hành vi vi phạm quy định về bảo hiểm trong hoạt động dầu khí
Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không mua bảo hiểm đối với các phương tiện, công trình phục vụ hoạt động dầu khí, bảo hiểm môi trường và các bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam, phù hợp với thông lệ trong công nghiệp dầu khí quốc tế.
Chương III
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU
Mục 1
HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH XĂNG DẦU
Điều 14. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện cửa hàng bán lẻ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cửa hàng bán lẻ xăng dầu hoạt động kinh doanh nhưng không bảo đảm duy trì điều kiện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng bán lẻ xăng dầu;
b) Cửa hàng xăng dầu trên mặt nước hoạt động kinh doanh nhưng không bảo đảm duy trì điều kiện phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về yêu cầu thiết kế cửa hàng xăng dầu trên mặt nước;
c) Sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với thương nhân bán lẻ xăng dầu tại cơ sở không có Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 15. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu và đại lý bán lẻ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu hoặc đại lý bán lẻ xăng dầu không có cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc sở hữu doanh nghiệp hoặc sở hữu và đồng sở hữu được cấp Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện làm đại lý bán lẻ xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 16. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đáp ứng điều kiện về phương tiện vận tải xăng dầu theo quy định;
b) Không đáp ứng điều kiện về kho, bể chứa xăng dầu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 17. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân phân phối xăng dầu
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đáp ứng điều kiện về phương tiện vận tải xăng dầu theo quy định;
b) Không đáp ứng điều kiện về kho, bể chứa xăng dầu theo quy định.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định;
b) Không đáp ứng điều kiện về phòng thử nghiệm theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy xác nhận đủ điều kiện làm thương nhân phân phối xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 18. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đáp ứng điều kiện về cầu cảng chuyên dụng để tiếp nhận tàu chở xăng dầu hoặc phương tiện vận tải xăng dầu theo quy định;
b) Không đáp ứng điều kiện về phương tiện vận tải xăng dầu nội địa theo quy định;
c) Không đáp ứng điều kiện về kho tiếp nhận xăng dầu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không đáp ứng điều kiện về hệ thống phân phối xăng dầu theo quy định hoặc không có phương tiện tra nạp nhiên liệu bay thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu nhiên liệu bay.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và điểm c khoản 1, khoản 2 Điều này.
Điều 19. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng người quản lý hoặc nhân viên trực tiếp kinh doanh dịch vụ xăng dầu không được đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu nhưng không đáp ứng điều kiện về cầu cảng chuyên dụng hoặc kho chứa theo quy định;
b) Kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu nhưng không đáp ứng điều kiện về phương tiện vận tải xăng dầu chuyên dụng theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 20. Hành vi vi phạm khác về điều kiện kinh doanh xăng dầu
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh xăng dầu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh xăng dầu;
b) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh xăng dầu.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh xăng dầu mà không có Giấy phép kinh doanh xăng dầu theo quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 14 và khoản 2 Điều 27 Nghị định này;
b) Kinh doanh xăng dầu khi Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp đã hết hiệu lực;
c) Sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu của thương nhân khác để kinh doanh xăng dầu;
d) Kinh doanh xăng dầu không đúng nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh xăng dầu được cấp.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép kinh doanh xăng dầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định này.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này trong trường hợp đối tượng vi phạm kinh doanh theo hình thức kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, kinh doanh phân phối xăng dầu hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Mục 2
HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH XĂNG DẦU
Điều 21. Hành vi vi phạm quy định về giá bán lẻ xăng dầu và quy trình điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi niêm yết giá bán lẻ xăng dầu không đúng với giá do thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu không đúng thời điểm thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo hoặc không gửi quyết định về giá bán lẻ xăng dầu cho các đơn vị trong hệ thống phân phối xăng dầu trước thời điểm giá có hiệu lực thi hành khi điều chỉnh tăng, giảm giá bán lẻ xăng dầu.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về trình tự điều chỉnh giá hoặc không thực hiện đúng quy định về thời gian tối thiểu giữa hai lần điều chỉnh giá liên tiếp khi điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định khoản 2 Điều này.
Điều 22. Hành vi vi phạm quy định về đăng ký hệ thống phân phối xăng dầu và mua, bán xăng dầu theo hệ thống phân phối
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Gian lận trong kê khai đăng ký hệ thống phân phối;
c) Không gửi thông tin hệ thống phân phối xăng dầu cho bên giao đại lý hoặc bên nhượng quyền để đăng ký hệ thống phân phối với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này trong trường hợp đối tượng thực hiện hành vi vi phạm là thương nhân đầu mối.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu, đại lý bán lẻ xăng dầu, thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu, cửa hàng bán lẻ xăng dầu có hành vi mua hoặc bán xăng dầu với đối tượng ngoài hệ thống phân phối, trừ trường hợp bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thương nhân phân phối xăng dầu có hành vi mua hoặc bán xăng dầu với đối tượng ngoài hệ thống phân phối, trừ trường hợp mua xăng dầu từ thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu khác và bán trực tiếp cho người tiêu dùng;
b) Thương nhân đầu mối có hành vi bán xăng dầu cho đối tượng ngoài hệ thống phân phối của thương nhân, trừ trường hợp bán cho thương nhân đầu mối khác, thương nhân phân phối xăng dầu, đơn vị trực tiếp sản xuất và bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định khoản 3 và 4 Điều này.
Điều 23. Hành vi vi phạm quy định về giao, nhận đại lý kinh doanh xăng dầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho nhiều hơn số lượng bên giao đại lý là tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối theo quy định;
b) Là đại lý kinh doanh xăng dầu mà không có hợp đồng đại lý xăng dầu theo quy định hoặc có hợp đồng đại lý xăng dầu nhưng đã hết hiệu lực.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổng đại lý kinh doanh xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ký hợp đồng làm tổng đại lý kinh doanh xăng dầu cho nhiều hơn số lượng thương nhân đầu mối theo quy định;
b) Ký hợp đồng đại lý xăng dầu với đại lý bán lẻ xăng dầu không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định;
c) Giao đại lý xăng dầu mà không có hợp đồng đại lý xăng dầu theo quy định;
d) Ký hợp đồng đại lý xăng dầu với thương nhân kinh doanh xăng dầu trong thời gian thương nhân kinh doanh xăng dầu đó đang là đại lý xăng dầu của thương nhân đầu mối khác hoặc thương nhân phân phối xăng dầu khác hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu khác.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với thương nhân phân phối xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ký hợp đồng đại lý xăng dầu với đại lý bán lẻ xăng dầu không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định;
b) Giao đại lý xăng dầu mà không có hợp đồng đại lý xăng dầu theo quy định;
c) Ký hợp đồng làm đại lý xăng dầu cho thương nhân đầu mối khác hoặc làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho tổng đại lý kinh doanh xăng dầu khác;
d) Ký hợp đồng đại lý xăng dầu với thương nhân kinh doanh xăng dầu trong thời gian thương nhân kinh doanh xăng dầu đó đang là đại lý xăng dầu của thương nhân đầu mối khác hoặc thương nhân phân phối xăng dầu khác hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu khác.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giao đại lý xăng dầu mà không có hợp đồng đại lý xăng dầu theo quy định;
b) Ký hợp đồng đại lý xăng dầu với thương nhân kinh doanh xăng dầu trong thời gian thương nhân kinh doanh xăng dầu đó đang là đại lý xăng dầu của thương nhân đầu mối khác hoặc thương nhân phân phối xăng dầu khác hoặc tổng đại lý kinh doanh xăng dầu khác;
c) Ký hợp đồng đại lý xăng dầu với thương nhân không đủ điều kiện làm đại lý xăng dầu theo quy định.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 24. Hành vi vi phạm quy định về ký hợp đồng mua bán xăng dầu, hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ký hợp đồng làm thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu với nhiều hơn số lượng thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu theo quy định;
b) Ký hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý kinh doanh xăng dầu hoặc thương nhân phân phối xăng dầu hoặc thương nhân đầu mối.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với thương nhân phân phối xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua xăng dầu từ thương nhân đầu mối hoặc công ty con được ủy quyền của thương nhân đầu mối hoặc thương nhân phân phối xăng dầu khác mà không có hợp đồng mua bán xăng dầu theo quy định;
b) Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu không đủ điều kiện theo quy định.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ký hợp đồng nhượng quyền bán lẻ xăng dầu với thương nhân nhận quyền bán lẻ xăng dầu khi thương nhân này đang thuộc hệ thống phân phối của thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối khác;
b) Bán xăng dầu cho thương nhân phân phối xăng dầu không đủ điều kiện theo quy định hoặc không có hợp đồng mua bán xăng dầu theo quy định.
Bổ sung
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 25. Hành vi vi phạm quy định về chuyển tải, sang mạn xăng dầu
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi chuyển tải, sang mạn xăng dầu không đúng vị trí quy định hoặc chuyển tải, sang mạn xăng dầu từ tàu lớn hoặc phương tiện vận tải khác mà cảng Việt Nam không có khả năng tiếp nhận trực tiếp không đúng quy định của cơ quan cảng vụ.
Điều 26. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển xăng dầu nhưng cửa nhập, tay van xả hoặc nắp chụp họng xả của bồn xe chứa xăng dầu không có niêm phong kẹp chì theo quy định hoặc không đúng kẹp chì, không đúng niêm phong như biên bản giao nhận xăng dầu ban đầu.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Ký hợp đồng cho thuê kho với tổng dung tích vượt quá tổng dung tích thực tế của kho;
b) Không trang bị các thiết bị để kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải xăng dầu hoặc có trang bị thiết bị để kiểm tra, giám sát phương tiện vận tải xăng dầu nhưng không hoạt động hoặc không phát huy tác dụng.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
Điều 27. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu, gia công xuất khẩu xăng dầu và nguyên liệu sản xuất xăng dầu
1. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất xăng dầu xuất khẩu xăng dầu không phải do mình sản xuất hoặc gia công xuất khẩu.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu xăng dầu và nguyên liệu sản xuất xăng dầu khi không có Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu theo quy định hoặc Giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi.
3. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nhập khẩu xăng dầu thấp hơn hạn mức tối thiểu về số lượng, chủng loại được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân giao hằng năm;
b) Nhập khẩu xăng dầu không đúng tiến độ theo quý hoặc theo văn bản quy định tiến độ nhập khẩu cụ thể của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất xăng dầu, nguyên liệu sản xuất xăng dầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và 2 Điều này.
Điều 28. Hành vi vi phạm quy định về pha chế xăng dầu
1. Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thương nhân đầu mối thực hiện pha chế xăng dầu nhưng không đăng ký cơ sở pha chế theo quy định;
b) Thực hiện pha chế xăng dầu tại địa điểm không phải nơi sản xuất, xưởng pha chế hoặc kho xăng dầu phục vụ cho nhu cầu nội địa của thương nhân đầu mối.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu thực hiện pha chế các sản phẩm xăng dầu không có phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng xăng dầu theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia theo quy định.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi pha chế xăng dầu khi không phải là thương nhân đầu mối.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và 3 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động pha chế xăng dầu từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 29. Hành vi vi phạm về việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống quản lý năng lực phòng thử nghiệm, thực hiện lộ trình phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo quy định của Thủ tướng Chính phủ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng, áp dụng và duy trì có hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng xăng dầu theo quy định.
2. Phạt tiền gấp 2 lần mức phạt tiền quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu, tổng đại lý kinh doanh xăng dầu thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng hệ thống quản lý năng lực phòng thử nghiệm theo quy định, trừ trường hợp thuê dịch vụ thử nghiệm.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu không thực hiện lộ trình áp dụng tỷ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 30. Hành vi vi phạm quy định về dự trữ xăng dầu, nguyên liệu sản xuất xăng dầu
1. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với thương nhân sản xuất xăng dầu không duy trì mức dự trữ nguyên liệu sản xuất xăng dầu hoặc duy trì mức dự trữ nguyên liệu sản xuất xăng dầu thấp hơn mức tối thiểu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối không duy trì mức dự trữ xăng dầu bắt buộc hoặc duy trì mức dự trữ xăng dầu thấp hơn mức tối thiểu theo quy định.
Điều 31. Hành vi vi phạm quy định về vận chuyển, mua bán, trao đổi xăng dầu qua biên giới
1. Đối với hành vi vận chuyển, mua bán, trao đổi xăng dầu qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái quy định của pháp luật, mức phạt tiền như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm dưới 10.000.000 đồng;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
d) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;
đ) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm tại khoản 1 Điều này trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Tịch thu phương tiện được sử dụng để vận chuyển xăng dầu qua biên giới trong trường hợp tang vật vi phạm có trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên.
Điều 32. Hành vi vi phạm về kinh doanh xăng dầu nhập lậu, xăng dầu không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Áp dụng các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để xử phạt hành vi kinh doanh xăng dầu nhập lậu, xăng dầu không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Điều 33. Hành vi vi phạm quy định về quản lý kinh doanh xăng dầu tại khu vực biên giới và trên các vùng biển
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm dưới 10.000.000 đồng:
a) Vận chuyển xăng dầu vào khu vực biên giới không đúng quy định;
b) Buôn bán, trao đổi, sang mạn xăng dầu trên biển với tàu thuyền, phương tiện của nước ngoài.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 10.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
4. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
5. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp trị giá xăng dầu vi phạm từ 100.000.000 đồng trở lên.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về thời gian bán xăng dầu tại khu vực biên giới;
b) Không thực hiện đúng quy định về phương thức, định mức bán lẻ xăng dầu cho phương tiện vãng lai nước ngoài.
8. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện đúng quy định về cung ứng xăng dầu khi cung ứng xăng dầu cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại khu vực biên giới.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này;
b) Tịch thu phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 6 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 7 Điều này.
Điều 34. Hành vi vi phạm quy định về biển hiệu
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ghi tên hoặc ghi không đúng tên thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu cung cấp xăng dầu trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với thương nhân phân phối xăng dầu có hành vi không quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân phân phối xăng dầu trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với thương nhân đầu mối có hành vi không quy định thống nhất việc ghi tên thương nhân đầu mối trên biển hiệu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình.
4. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng nhãn hiệu, tên thương mại, biểu tượng (logo), chỉ dẫn thương mại bị xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp.
Điều 35. Hành vi vi phạm quy định khác về bán lẻ xăng dầu
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không ghi hoặc không ghi rõ thời gian bán hàng tại khu vực bán hàng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các cột bơm mini, trụ bơm lắc tay, qua thùng, can chai và các dụng cụ chứa đựng khác trừ thương nhân là hộ kinh doanh, trạm cấp phát xăng dầu thuộc lực lượng vũ trang (quốc phòng, công an) thuộc địa bàn miền núi, vùng cao theo quy định của pháp luật được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép làm đại lý bán lẻ xăng dầu với quy mô, trang thiết bị phù hợp với điều kiện kinh doanh xăng dầu ở khu vực đó.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thời gian bán hàng của cửa hàng bán lẻ xăng dầu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Giảm thời gian bán hàng so với thời gian niêm yết hoặc so với thời gian bán hàng trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Không bán hàng, ngừng bán hàng khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Giảm lượng hàng bán ra so với thời gian trước đó mà không có lý do chính đáng hoặc không thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi bán xăng dầu qua các trụ bơm xăng dầu tự động hoặc cột bơm di động khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và 5 Điều này.
Chương IV
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG KINH DOANH KHÍ
Mục 1
HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH KHÍ
Điều 36. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG kinh doanh LPG chai có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đưa vào lưu thông chai LPG thuộc sở hữu hoặc chai LPG thuê theo hợp đồng không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường;
b) Không có chai LPG hoặc hợp đồng thuê chai LPG theo quy định.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không có cầu cảng hoặc hợp đồng thuê tối thiểu 05 năm cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam đã được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng theo quy định;
b) Bồn chứa khí thuộc sở hữu hoặc bồn chứa khí thuê theo hợp đồng không đáp ứng các quy định về an toàn theo quy định;
c) Không có bồn chứa khí hoặc không có hợp đồng thuê bồn chứa khí theo quy định.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí kinh doanh khí qua đường ống mà không có trạm cấp khí đáp ứng các điều kiện về an toàn theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu khí khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi, trừ trường hợp là thương nhân sản xuất, chế biến khí đáp ứng đủ điều kiện của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí theo quy định;
b) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
c) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn để sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi chai LPG không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc buộc tái xuất khí đối với hành vi nhập khẩu khí quy định tại điểm a khoản 4 Điều này.
Bổ sung
Điều 37. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện đối với thương nhân sản xuất, chế biến khí
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất, chế biến khí tại cơ sở chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép đầu tư xây dựng;
b) Không có phòng thử nghiệm chất lượng khí đủ năng lực thử nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia thuộc sở hữu hoặc thuê theo hợp đồng tối thiểu 01 năm theo quy định;
c) Dây chuyền, máy, thiết bị không được kiểm định theo quy định.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất, chế biến LNG mà không có hệ thống bơm, nạp LNG để vận chuyển hoặc không có hệ thống thiết bị phục vụ hoạt động hóa khí cung cấp cho khách hàng;
b) Sản xuất, chế biến CNG mà không có trạm nén khí CNG theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến khí từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến LNG từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến CNG từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Điều 38. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Có bồn chứa khí nhưng không đáp ứng quy định về an toàn theo quy định;
b) Có chai LPG nhưng không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường;
c) Không có bồn chứa khí hoặc hợp đồng thuê bồn chứa khí hoặc chai LPG hoặc hợp đồng thuê chai LPG theo quy định.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị định này:
a) Mua, bán khí khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán khí hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán khí đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán khí đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi;
b) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán khí bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
c) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn để sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán khí.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh mua bán khí qua đường ống mà không có trạm cấp khí đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn theo quy định.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thương nhân kinh doanh mua bán LNG không có trạm cấp LNG hoặc trạm nạp LNG vào phương tiện vận tải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định;
b) Thương nhân kinh doanh mua bán CNG không có xe bồn CNG, trạm nén CNG, trạm cấp CNG hoặc trạm nạp CNG vào phương tiện vận tải đáp ứng đủ các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán khí từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động mua bán khí qua đường ống từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi chai LPG không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Bổ sung
Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện đối với cửa hàng bán lẻ LPG chai
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi bán lẻ LPG chai nhưng không có hợp đồng bán LPG chai với thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực theo quy định, trừ trường hợp cửa hàng trực thuộc của thương nhân.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán lẻ LPG chai tại cơ sở không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai đã hết thời hạn hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi;
b) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
c) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn để sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 40. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện đối với trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào xe bồn, trạm nạp khí vào phương tiện vận tải, trạm cấp khí, trạm nén CNG
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Trạm nạp LPG vào chai, trạm nạp LPG vào xe bồn, trạm nạp khí vào phương tiện vận tải, trạm cấp khí, trạm nén CNG chưa được cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư xây dựng;
b) Thương nhân có trạm nạp LPG vào chai không có kho chứa LPG chai đáp ứng quy định về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
2. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí vào phương tiện vận tải, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào xe bồn hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
b) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn để sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí vào phương tiện vận tải, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào xe bồn hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nạp LPG vào chai mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai theo quy định;
b) Nạp LPG vào chai khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai đã hết hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi.
4. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nạp khí vào phương tiện vận tải mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí vào phương tiện vận tải hoặc nạp LPG vào xe bồn mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào xe bồn theo quy định;
b) Nạp khí vào phương tiện vận tải khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí vào phương tiện vận tải đã hết hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí vào phương tiện vận tải đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi;
c) Nạp LPG vào xe bồn khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào xe bồn đã hết hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào xe bồn đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi;
d) Tiếp tục thực hiện hoạt động cấp khí từ bồn chứa cố định hoặc hệ thống giàn chai LPG trực tiếp qua đường ống dẫn đến nơi sử dụng hoặc nén CNG vào các bồn chứa trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí vào phương tiện vận tải, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào xe bồn hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai từ 01 tháng đến 03 tháng hoặc đình chỉ hoạt động của trạm cấp khí, trạm nén CNG từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí vào phương tiện vận tải, Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào xe bồn hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều này.
Điều 41. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện chai LPG, LPG chai, LPG chai mini lưu thông trên thị trường
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh LPG chai không được niêm phong đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về điều kiện chai LPG (bao gồm cả chai LPG mini) lưu thông trên thị trường sau đây:
a) Lưu thông chai LPG trên thị trường không có đầy đủ hồ sơ, nguồn gốc xuất xứ của nhà sản xuất theo quy định;
b) Lưu thông trên thị trường chai LPG không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật hoặc chai LPG không được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi LPG chai, LPG chai mini, chai LPG không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 42. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất, sửa chữa chai LPG nhưng không đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn, quy trình chế tạo, quy trình sửa chữa, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất, sửa chữa chai LPG nhưng không có trang thiết bị kiểm tra đáp ứng yêu cầu kiểm tra an toàn theo quy định;
b) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
c) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn để sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất, sửa chữa chai LPG mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG theo quy định;
b) Tiếp tục sản xuất, sửa chữa chai LPG khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG đã hết hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, và c khoản 2 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 43. Hành vi vi phạm quy định về điều kiện sản xuất chai LPG mini
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất chai LPG mini nhưng không đáp ứng đầy đủ các quy định về an toàn, quy trình sản xuất, quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy định;
b) Không có đầy đủ dây chuyền, máy móc thiết bị phục vụ cho quá trình sản xuất chai LPG mini theo quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Không có đầy đủ thiết bị kiểm tra đáp ứng yêu cầu kiểm tra an toàn chai LPG mini theo quy định;
d) Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chai LPG mini bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung;
đ) Cho thuê, cho mượn hoặc thuê, mượn để sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chai LPG mini.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sản xuất chai LPG mini mà không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chai LPG mini theo quy định;
b) Tiếp tục sản xuất chai LPG mini khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chai LPG mini đã hết hiệu lực hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chai LPG mini đã bị tước quyền sử dụng hoặc bị thu hồi.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a, d khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chai LPG mini từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c và đ khoản 1 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Mục 2
HÀNH VI VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH KHÍ
Điều 44. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh khí của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí, thương nhân sản xuất, chế biến khí
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo hệ thống phân phối, nhãn hiệu hàng hoá, hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu và mua bán khí trên thị trường đến Bộ Công Thương không đúng thời hạn quy định;
b) Sổ theo dõi hoặc cơ sở dữ liệu điện tử ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi LPG chai bán cho thương nhân kinh doanh LPG khác hoặc khách hàng sử dụng không có đầy đủ các thông tin sau về LPG chai: chủ sở hữu, loại chai, số sê ri chai, hạn kiểm định trên chai, tên và địa chỉ thương nhân mua LPG chai, khách hàng sử dụng, ngày giao nhận LPG chai;
c) Thực hiện pha chế khí nhưng không có cam kết bảo đảm chất lượng phụ gia không ảnh hưởng đến an toàn cho người, động vật, thực vật, môi trường và chất lượng khí theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tổ chức huấn luyện hoặc thuê tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người lao động tại cơ sở kinh doanh khí theo quy định;
b) Sử dụng người quản lý, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh khí không được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
c) Không xây dựng chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định;
d) Kinh doanh LPG chai nhưng không lập sổ theo dõi hoặc cơ sở dữ liệu điện tử ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi LPG chai bán cho thương nhân kinh doanh LPG khác hoặc khách hàng sử dụng.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định các chai LPG, bồn chứa khí, thiết bị phụ trợ dùng LPG, thiết bị phụ trợ kinh doanh LNG, CNG thuộc sở hữu thương nhân theo quy định;
b) Không quy định giá bán khí, LPG chai cho thương nhân thuộc hệ thống mình quản lý theo quy định;
c) Bán khí hoặc bán LPG chai cho thương nhân kinh doanh khí không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khí theo quy định.
4. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng khí không bảo đảm an toàn cho khách hàng sử dụng;
b) Chiếm giữ trái phép, mua, bán, trao đổi, lưu trữ, thu gom chai LPG không thuộc sở hữu mà không có hợp đồng mua bán chai LPG, hợp đồng thuê chai LPG hoặc không có thoả thuận về việc trao đổi chai LPG với chủ sở hữu chai LPG, trừ trường hợp thuê nạp;
c) Mua, bán chai LPG và LPG chai không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 6 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí hoặc đình chỉ hoạt động sản xuất, chế biến, pha chế khí từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm a và b khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c) Đình chỉ hoạt động mua bán LPG chai từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại chai LPG cho chủ sở hữu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này trong trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp chai LPG không có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
b) Buộc thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế các chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng khí không bảo đảm an toàn cho khách hàng sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3, điểm b và c khoản 4 Điều này.
Điều 45. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh khí của thương nhân kinh doanh mua bán khí
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tổ chức huấn luyện hoặc thuê tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người lao động tại cơ sở kinh doanh khí theo quy định;
b) Sử dụng người quản lý, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh khí không được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
c) Không xây dựng chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định;
d) Không báo cáo hoặc báo cáo hệ thống phân phối, nhãn hiệu hàng hoá và hoạt động mua bán khí trên thị trường đến Sở Công Thương nơi thương nhân có trụ sở chính không đúng thời hạn quy định;
đ) Sổ theo dõi hoặc cơ sở dữ liệu điện tử ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi LPG chai bán cho thương nhân kinh doanh LPG khác hoặc khách hàng sử dụng không có đầy đủ các thông tin sau về LPG chai: chủ sở hữu, loại chai, số sê ri chai, hạn kiểm định trên chai, tên và địa chỉ thương nhân mua LPG chai, khách hàng sử dụng, ngày giao nhận LPG chai.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định các chai LPG, bồn chứa khí, thiết bị phụ trợ dùng LPG, thiết bị phụ trợ kinh doanh LNG, CNG thuộc sở hữu thương nhân;
b) Không quy định giá bán khí, LPG chai cho thương nhân thuộc hệ thống mình quản lý theo quy định;
c) Kinh doanh LPG chai nhưng không lập sổ hoặc cơ sở dữ liệu điện tử ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi LPG chai bán cho thương nhân kinh doanh LPG khác hoặc khách hàng sử dụng;
d) Bán khí hoặc bán LPG chai cho thương nhân kinh doanh khí không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khí theo quy định.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế các chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng khí không bảo đảm an toàn cho khách hàng sử dụng;
b) Chiếm giữ trái phép, mua, bán, trao đổi, lưu giữ, thu gom chai LPG không thuộc sở hữu mà không có hợp đồng mua bán chai LPG, hợp đồng thuê chai LPG hoặc không có thoả thuận về việc trao đổi chai LPG với chủ sở hữu chai LPG, trừ trường hợp thuê nạp;
c) Mua, bán chai LPG và LPG chai không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường;
d) Ký hợp đồng mua bán khí với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí hoặc thương nhân kinh doanh mua bán khí không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí, Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán khí theo quy định hoặc ký hợp đồng mua bán khí với thương nhân sản xuất, chế biến khí không đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh khí theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 3 Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán khí từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, điểm a và b khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân kinh doanh mua bán khí từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại chai LPG cho chủ sở hữu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này trong trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp chai LPG không có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
b) Buộc thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng hoặc thay thế các chai LPG, thiết bị phụ trợ dùng khí không bảo đảm an toàn cho khách hàng sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2, điểm b, c và d khoản 3 Điều này.
Điều 46. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh LPG tại cửa hàng bán lẻ LPG chai
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện kiểm tra độ kín của van chai, các đầu nối và ống mềm khi lắp đặt mới hoặc thay chai LPG cho khách hàng sử dụng;
b) Lắp đặt mới hoặc thay chai LPG cho khách hàng sử dụng mà không có sự chứng kiến quá trình kiểm tra và ký tên xác nhận vào biên bản giao nhận của khách hàng sử dụng theo quy định;
c) Không cung cấp tài liệu hướng dẫn và hướng dẫn trực tiếp các thông tin cần thiết về an toàn khi sử dụng LPG, các biện pháp đề phòng, các bước xử lý khi LPG rò rỉ; quy trình sử dụng bếp ga, chai chứa và các phụ kiện kèm theo cho khách hàng sử dụng bếp ga, chai LPG của cửa hàng;
d) Cung cấp LPG chai cho khách hàng sử dụng nhưng không cung cấp cho khách hàng hoặc không lưu tại cửa hàng phiếu giao hàng có đủ các thông tin về chủ sở hữu, loại chai, số sê ri chai, nơi nhập chai chứa cho cửa hàng, tên và địa chỉ khách hàng sử dụng, ngày giao chai cho khách hàng, tên, địa chỉ và điện thoại liên hệ của cửa hàng;
đ) Không treo biển hiệu, biểu tượng của thương nhân kinh doanh LPG ký hợp đồng bán LPG chai với cửa hàng;
e) Lập sổ hoặc cơ sở dữ liệu điện tử ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi chai LPG đối với LPG chai bán tại cửa hàng bán lẻ LPG chai nhưng không có đủ các thông tin về chai LPG theo quy định.
2. Phạt tiền 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tổ chức huấn luyện hoặc thuê tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người lao động tại cửa hàng bán lẻ LPG chai theo quy định;
b) Sử dụng người quản lý, nhân viên làm việc tại cửa hàng bán lẻ LPG chai không được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
c) Bán cho khách hàng LPG chai không còn nguyên niêm phong, bị rò rỉ hoặc không bảo đảm chất lượng, khối lượng ghi trên nhãn hàng hóa theo quy định;
d) Thay thế hoặc cung cấp cho khách hàng các loại phụ kiện không đảm bảo an toàn khi sử dụng hoặc không phải là phụ kiện chuyên dùng cho sử dụng với LPG theo quy định;
đ) Không có sổ theo dõi hoặc cơ sở dữ liệu điện tử ứng dụng công nghệ thông tin theo dõi chai LPG đối với LPG chai bán tại cửa hàng bán lẻ LPG chai.
 3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mua, bán LPG chai, LPG chai mini hoặc chai LPG không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường;
b) Bán LPG chai của thương nhân kinh doanh LPG khác mà không có hợp đồng hoặc bán LPG chai ngoài hợp đồng đã ký;
c) Lưu trữ, thu gom chai LPG của thương nhân kinh doanh LPG khác ngoài hợp đồng mà cửa hàng đã ký.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c) Tước quyền sử dụng dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại chai LPG cho chủ sở hữu đối với vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 3 Điều này trong trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp chai LPG không có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm a và b khoản 3 Điều này;
c) Buộc thu hồi LPG chai không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này.
Điều 47. Hành vi vi phạm quy định về nạp LPG vào chai
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không tổ chức huấn luyện hoặc thuê tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người lao động tại trạm nạp LPG vào chai theo quy định;
b) Sử dụng người quản lý, nhân viên làm việc tại trạm nạp LPG vào chai không được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy theo quy định;
c) Không xây dựng chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định;
d) Lập sổ theo dõi hoặc cơ sở dữ liệu điện tử ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý nạp LPG vào chai LPG tại trạm nạp nhưng không có đủ các thông tin về chai LPG theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Lưu trữ chai LPG và LPG chai của thương nhân khác không có hợp đồng thuê nạp LPG vào chai tại trạm nạp;
b) Ký hợp đồng nạp LPG vào chai với thương nhân không có Giấy phép kinh doanh khí còn hiệu lực hoặc không có Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa theo quy định;
c) Không lập sổ theo dõi hoặc cơ sở dữ liệu điện tử ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý nạp LPG vào chai LPG tại trạm nạp.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Nạp LPG vào chai LPG không đáp ứng đủ điều kiện lưu thông trên thị trường;
b) Nạp LPG vào chai LPG không thuộc sở hữu của thương nhân chủ sở hữu trạm nạp, trừ trường hợp có hợp đồng thuê nạp;
c) Nạp LPG có khối lượng, chất lượng LPG không phù hợp với nhãn hàng hóa, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn chất lượng do thương nhân sản xuất, chế biến khí hoặc thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí công bố theo quy định vào chai LPG;
d) Thực hiện hành vi san, chiết, nạp LPG trái phép từ bồn chứa khí, xe bồn vào chai LPG hoặc từ chai LPG dung tích lớn sang chai LPG có dung tích nhỏ hơn, chai LPG mini.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại chai LPG cho chủ sở hữu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2, điểm b và c khoản 3 Điều này trong trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp chai LPG không có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về nạp khí vào phương tiện vận tải
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không ghi đầy đủ, rõ ràng biển hiệu, biểu tượng của trạm nạp khí vào phương tiện vận tải theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với mệt trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không tổ chức huấn luyện hoặc thuê tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người lao động làm việc tại trạm nạp khí vào phương tiện vận tải theo quy định;
c) Sử dụng người quản lý, người lao động làm việc tại trạm nạp khí vào phương tiện vận tải không được huấn luyện về kỹ thuật an toàn theo quy định;
c) Không xây dựng chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy định về quản lý an toàn trạm nạp khí vào phương tiện vận tải theo quy định.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vị phạm sau đây:
a) Nạp LPG vào phương tiện vận tải không sử dụng nhiên liệu LPG;
b) Nạp LNG vào phương tiện vận tải không sử dụng nhiên liệu LNG;
c) Nạp CNG vào phương tiện vận tải không sử dụng nhiên liệu CNG.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp khí vào phương tiện vận tải 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 49. Hành vi vi phạm quy định về nạp LPG vào xe bồn
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không tổ chức huấn luyện hoặc thuê tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người lao động làm việc tại trạm nạp LPG vào xe bồn theo quy định;
b) Sử dụng người quản lý, người lao động làm việc tại trạm nạp LPG vào xe bồn không được huấn luyện về kỹ thuật an toàn theo quy định;
c) Không xây dựng chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy định về quản lý an toàn trạm nạp LPG vào xe bồn theo quy định.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nạp LPG vào xe bồn cho thương nhân không có Giấy phép kinh doanh khí còn hiệu lực theo quy định.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 50. Hành vi vi phạm quy định về cấp khí
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thông báo cho khách hàng mua khí khi điều chỉnh giá bán khí;
b) Không cung cấp cho khách hàng bản hướng dẫn an toàn sử dụng khí hoặc cung cấp cho khách hàng bản hướng dẫn an toàn sử dụng khí không ghi số điện thoại của trạm cấp khí, nhân viên trực tiếp quản lý trạm cấp khí theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không tổ chức huấn luyện hoặc thuê tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người lao động làm việc tại trạm nạp cấp khí theo quy định;
b) Sử dụng người quản lý, người lao động làm việc tại trạm cấp khí không được huấn luyện về kỹ thuật an toàn theo quy định;
c) Không xây dựng chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán khí cho khách hàng không có hợp đồng mua khí hoặc khách hàng có hợp đồng mua khí nhưng không đáp ứng các quy định về an toàn sử dụng khí;
b) Không thực hiện kiểm tra an toàn, phương tiện, thiết bị đo lường, độ kín van khóa, van an toàn, thiết bị phụ trợ dùng khí, các đầu nối tiếp xúc, đường ống dẫn khí đến khách hàng theo quy định.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Cấp LPG cho khách hàng mua LPG không qua đường ống dẫn hoặc phương tiện vận chuyển chuyên dụng đáp ứng đủ điều kiện nhận LPG theo quy định;
b) Cấp LNG, CNG cho khách hàng mua LNG, CNG không qua đường ống dẫn theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của trạm cấp khí từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều này.
Điều 51. Hành vi vi phạm quy định về nén CNG
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không tổ chức huấn luyện hoặc thuê tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người lao động làm việc tại trạm nạp nén CNG theo quy định;
b) Sử dụng người quản lý, người lao động làm việc tại trạm nén CNG không được huấn luyện về kỹ thuật an toàn theo quy định;
c) Không xây dựng chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy định về quản lý an toàn trạm cấp khí khác theo quy định.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế các thiết bị của trạm nén CNG đảm bảo an toàn trong quá trình hoạt động theo quy định.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động của trạm nén CNG từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 52. Hành vi vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng xuất, nhập khí, bồn chứa khí, kho chứa LPG chai, vận chuyển khí
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không tổ chức huấn luyện hoặc thuê tổ chức huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người lao động làm việc tại cơ sở kinh doanh khí theo quy định;
b) Sử dụng người quản lý, người lao động làm việc tại cơ sở kinh doanh khí, kể cả người điều khiển phương tiện vận chuyển khí, không được huấn luyện về kỹ thuật an toàn theo quy định;
c) Không xây dựng chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với thương nhân kinh doanh vận chuyển khí có một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Vận chuyển khí cho thương nhân không có Giấy phép kinh doanh khí còn hiệu lực theo quy định;
b) Vận chuyển khí không có nguồn gốc xuất xứ hoặc LPG chai nhưng chai LPG không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường;
c) Mua, bán hoặc vận chuyển các loại chai LPG và LPG chai của thương nhân kinh doanh LPG khác không có hợp đồng.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê bồn chứa khí, kho chứa LPG chai không đáp ứng các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
4. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi cho thuê cảng xuất, nhập khí không đáp ứng các điều kiện về an toàn, phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm đối vợi hành vi vi phạm quy định tại điểm b và c khoản 2 Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 6 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại LPG chai hoặc chai LPG cho chủ sở hữu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này trong trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp chai LPG không có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 53. Hành vi vi phạm quy định về sản xuất, sửa chữa chai LPG và sản xuất chai LPG mini
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện công bố hợp quy đối với chai LPG, chai LPG mini theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không lập hồ sơ chai LPG, chai LPG mini theo quy định;
b) Đưa các chai LPG có số sêri trùng nhau ra thị trường;
c) Sửa chữa chai LPG không có nguồn gốc xuất xứ.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi làm thay đổi hình dạng, kết cấu, trọng lượng ban đầu của chai LPG mà không có thỏa thuận hợp pháp của chủ sở hữu chai LPG sau đây:
a) Thay tay xách chai LPG;
b) Xóa bỏ hoặc thay đổi logo của chai LPG;
c) Hàn gắn thêm kim loại vào chai LPG;
d) Tráo đổi van đầu chai LPG;
đ) Sửa đổi các thông số kỹ thuật ban đầu của chai LPG hoặc hành vi khác làm thay đổi hình dạng, kết cấu, trọng lượng ban đầu của chai LPG.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất chai LPG mini từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;
c) Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG từ 03 tháng đến 06 tháng hoặc đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi chai LPG, chai LPG mini không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này.
Điều 54. Hành vi vi phạm quy định khác về kinh doanh khí
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sử dụng LPG chai mini nạp lại đối với chai LPG mini không được phép nạp lại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống;
b) Vận chuyển LPG chai cùng với người trong thang máy, trừ người trực tiếp vận chuyển.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển LPG chai bằng xe gắn máy (hai bánh) nhưng không có giá đỡ LPG chai hoặc xếp đặt LPG chai trên phương tiện vận chuyển không đúng quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển LPG chai bằng ô tô nhưng xếp đặt LPG chai trên phương tiện vận chuyển không đúng quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tồn chứa chai LPG, LPG chai tại kho chứa không bảo đảm an toàn về kho chứa chai LPG theo quy định.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí, thương nhân sản xuất, chế biến khí, thương nhân mua bán khí không thông báo bằng văn bản tới các đơn vị trong hệ thống phân phối và Sở Công Thương, Sở Tài chính nơi có hệ thông phân phối của thương nhân khi có sự thay đổi về giá bán LPG theo quy định;
b) Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí, thương nhân sản xuất, chế biến khí không thông báo về Bộ Khoa học và Công nghệ tiêu chuẩn của phụ gia được sử dụng để pha chế khí theo quy định;
c) Mua, bán, vận chuyển, lưu trữ chai LPG và LPG chai khi không phải là cơ sở kinh doanh LPG theo quy định, trừ trường hợp mua để sử dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 và điểm c khoản 5 Điều này, trừ trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại chai LPG cho chủ sở hữu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này trong trường hợp chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp chai LPG không có lỗi cố ý trong việc để người vi phạm sử dụng tang vật thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 5 Điều này.
Chương V
THẨM QUYỀN LẬP BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
Điều 55. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 56 đến Điều 62 của Nghị định này.
2. Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong các cơ quan quy định tại Điều 57, Điều 58 và Điều 59 của Nghị định này; công chức, viên chức đang thi hành công vụ, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí.
Điều 56. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, d, đ và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 57. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
7. Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này và có quyền quyết định áp dụng hình thức xử phạt trục xuất.
Điều 58. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, d và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 59. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam
1. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
5. Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sảt biển có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
6. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 60. Thẩm quyền xử phạt của Hải quan
1. Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
2. Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm b, d, đ và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 61. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường
1. Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, c, d, đ và e khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 62. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra
1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra sở và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
3. Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản, Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Cục trưởng Cục Hóa chất, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và môi trường công nghiệp và các chức danh tương đương được Chính phủ giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có quyền:
a) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan quản lý nhà nước được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
a) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 500.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II của Nghị định này; phạt tiền đến 70.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với tổ chức đối với các hành vi vi phạm khác quy định tại Nghị định này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh xăng dầu, Giấy phép kinh doanh khí có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm a khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 của Nghị định này.
Điều 63. Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Công an nhân dân, Hải quan, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam, Quản lý thị trường và Thanh tra
1. Phân định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 21; điểm a khoản 1 Điều 31; khoản 1 Điều 33; khoản 1, 3 Điều 35; khoản 1 Điều 46 và khoản 1, 2, 3, 4 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 56 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 9; khoản 1 Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 3, 4 Điều 20); khoản 1, 2, 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1 Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 31; Điều 33; Điều 34; Điều 35; khoản 1, 2 Điều 36; Điều 37; khoản 1, 2, 3 Điều 38; Điều 39; khoản 1, 2, 3 Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43; khoản 1, 2, 3 Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; khoản 1,2 Điều 52; Điều 53 và Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 56 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ trường hợp người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 4, 5, 6 Điều 6 và khoản 5, 6 Điều 7) theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 56 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
2. Phân định thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân:
a) Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 57 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại điểm a khoản này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 35 và điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 57 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 35 và khoản 1, 2, 3 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 57 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
d) Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục Cảnh sát giao thông; Trưởng phòng Công an cấp tỉnh gồm Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng phòng Cảnh sát giao thông đường bộ, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ, Trưởng phòng An ninh kinh tế, Trưởng phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 11; Điều 12; khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16; khoản 1 Điều 17; khoản 1 Điều 19; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2, 3, 4 Điều 20); khoản 1 Điều 21; khoản 1 Điều 22; Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 2 Điều 29; điểm a, b, c khoản 1 Điều 31; khoản 1, 2, 3, điểm a khoản 7, khoản 8 Điều 33; khoản 1, 2 Điều 34; khoản 1, 3, 4 Điều 35; khoản 1 Điều 39; khoản 1 Điều 42; điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 43; khoản 1 Điều 44; khoản 1 Điều 45; khoản 1, điểm a, b, d, đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 46; khoản 1, điểm a, c khoản 2 Điều 47; khoản 1, 2 Điều 48; khoản 1 Điều 49; khoản 1, 2 Điều 50; khoản 1 Điều 51; khoản 1 Điều 52; khoản 1 Điều 53 và khoản 1, 2, 3, 4, điểm a, b khoản 5 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 57 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
đ) Giám đốc Công an cấp tỉnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 7; khoản 1 Điều 9; khoản 1 Điều 11; Điều 12; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 3, 4 Điều 20); khoản 1,2, 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1 Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 31; Điều 33; Điều 34; Điều 35; điểm b khoản 1, khoản 2 Điều 36; Điều 37; điểm a, c khoản 1, khoản 2, 3 Điều 38; Điều 39; khoản 1, 2, 3 Điều 40; Điều 42; Điều 43; khoản 1,2,3 Điều 44; Điều 45; khoản 1, điểm a, b, d, đ khoản 2, điểm b, c khoản 3 Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; khoản 1, 2 Điều 52; khoản 1, điểm c khoản 2, khoản 3 Điều 53 và Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 57 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
e) Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ, Cục trưởng Cục An ninh kinh tế, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ trường hợp người nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 4, 5, 6 Điều 6; khoản 5, 6 Điều 7; hành vi tại khoản 2 Điều 27; điểm a khoản 1, điểm a khoản 4 Điều 36; điểm b khoản 1 Điều 38; Điều 41; điểm c khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 46; điểm a, b khoản 2 Điều 53) theo thẩm quyền quy định tại khoản 6 Điều 57 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
g) Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này (trừ hành vi vi phạm tại khoản 2 Điều 27; điểm a khoản 1, điểm a khoản 4 Điều 36; điểm b khoản 1 Điều 38; Điều 41; điểm c khoản 2, điểm a khoản 3 Điều 46; điểm a, b khoản 2 Điều 53) theo thẩm quyền quy định tại khoản 7 Điều 57 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Phân định thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng:
a) Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 58 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại điểm a khoản này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 35; điểm b khoản 1, khoản 2, 3 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 58 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy biên phòng Cửa khẩu cảng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 11; điểm c khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16; khoản 1 Điều 17; khoản 1 Điều 19; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2, 3, 4 Điều 20); Điều 25; khoản 1 Điều 26; điểm a, b, c khoản 1 Điều 31; khoản 1, 2, 3, điểm a khoản 7, 8 Điều 33; khoản 1,3,4 Điều 35; khoản 1 Điều 52 và khoản 1, 2, 3, 4, điểm a, b khoản 5 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 58 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
d) Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, 3, 4, 5, 6 Điều 6 (trừ trường hợp người nước ngoài có hành vi vi phạm tại khoản 4, 5, 6 Điều 6); khoản 4, 5, 6 Điều 7 (trừ trường hợp người nước ngoài có hành vi vi phạm tại khoản 5, 6 Điều 7); khoản 2 Điều 8; khoản 1, điểm a, c và d khoản 2, khoản 3 Điều 9; khoản 1, điểm c và d khoản 2 Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; Điều 20; khoản 3, 4 Điều 22; điểm a khoản 2 và điểm b khoản 3 Điều 24; Điều 25; Điều 26; khoản 1, 2 Điều 27; khoản 1, 3 Điều 28; Điều 31; Điều 33; Điều 35; Điều 52 và Điều 54 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 58 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
4. Phân định thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển Việt Nam:
a) Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 59 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 21; điểm a khoản 7 Điều 33 và khoản 1 Điều 34 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 59 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 19; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2, 3, 4 Điều 20); khoản 1 Điều 21; Điều 25; điểm a, b, c khoản 1 Điều 31; khoản 1, 2, 3, điểm a khoản 7, khoản 8 Điều 33; khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 52 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 59 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
d) Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1 Điều 9; Điều 13; điểm c khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 19; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2, 3, 4 Điều 20); khoản 1 Điều 21; Điều 25; khoản 1 Điều 28; điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 31; khoản 1,2, 3,4, điểm a khoản 7, khoản 8 Điều 33; khoản 1 Điều 34 và khoản 1 Điều 52 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 59 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
đ) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm b khoản 1, điểm a, c, d khoản 2 Điều 9; Điều 13; điểm c khoản 1 Điều 14; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16; khoản 1 Điều 17; điểm a khoản 1 Điều 18; khoản 1 Điều 19; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2, khoản 3, 4 Điều 20); khoản 1, 3 Điều 21; Điều 25; khoản 1 Điều 28; Điều 31; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, điểm a khoản 7, khoản 8 Điều 33; khoản 1 Điều 34; khoản 1, 4 Điều 35; điểm b khoản 1 Điều 47 và khoản 1 Điều 52 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 5 Điều 59 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
e) Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 6; khoản 2, 3, điểm a khoản 4, khoản 6 Điều 7 (trừ trường hợp người nước ngoài có hành vi vi phạm tại khoản 6 Điều 7); khoản 2 Điều 8; điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 9; Điều 13; khoản 1 Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 5 Điều 20; khoản 1, 3, 4 Điều 21; Điều 25; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 26; khoản 3 Điều 27; Điều 28; Điều 31; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, điểm a khoản 7, khoản 8 Điều 33; khoản 1 Điều 34; khoản 1, 4 Điều 35; điểm b khoản 1, khoản 2, 3 Điều 36; điểm a, c khoản 1, khoản 3, 4 Điều 38; điểm b khoản 2, điểm c khoản 3 Điều 46; điểm b khoản 1, điểm a khoản 2 Điều 47; khoản 1 và 4 Điều 52 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 6 Điều 59 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
5. Phân định thẩm quyền xử phạt của Hải quan:
a) Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2, 3, 4 Điều 20); Điều 25; khoản 1 Điều 26; điểm a, b, c khoản 1 Điều 31 và khoản 1, 2, 3, 7 Điều 33 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 60 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa quy định tại Điều 18; khoản 1, 2, 3, 4 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 3, 4 Điều 20); Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1 Điều 27; Điều 31 và Điều 33 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 60 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa quy định tại khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3, 4, 5 Điều 20; Điều 25; Điều 26; Điều 27; Điều 31; Điều 33 và điểm a, b khoản 4 Điều 36 của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 60 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
6. Phân định thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường:
a) Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 61 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
b) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm c khoản 1, khoản 2 Điều 14; khoản 1 Điều 15; khoản 1 Điều 16; khoản 1 Điều 17; khoản 1 Điều 19; khoản 1, điểm b khoản 2 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 2, 3, 4 Điều 20); khoản 1 Điều 21; khoản 2 Điều 21 (trừ trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm); khoản 1 Điều 22; khoản 1 Điều 23; khoản 1 Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 2 Điều 29; điểm a, b, c khoản 1 Điều 31; khoản 1,2, 3, 7 Điều 33; khoản 1, 2 Điều 34; Điều 35; điểm a, b khoản 2 Điều 39; Điều 41; khoản 1 Điều 42; điểm a, d khoản 1 Điều 43; khoản 1 Điều 44; khoản 1 Điều 45; khoản 1 Điều 46; khoản 2 Điều 46 (trừ trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm); khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 47; khoản 1, 2 Điều 48; khoản 1 Điều 49; khoản 1, 2 Điều 50; khoản 1 Điều 51; khoản 1 Điều 52; khoản 1 Điều 53 và Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 61 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
c) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4 Điều 20; khoản 5 Điều 20 (trừ trường hợp đối tượng vi phạm thực hiện hành vi vi phạm tại khoản 3, 4 Điều 20); khoản 1, 2, 3 Điều 21; Điều 22; Điều 23; Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1 Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 31; Điều 33; Điều 34; Điều 35; khoản 1, 2 Điều 36; Điều 37; khoản 1, 2, 3 Điều 38; Điều 39; khoản 1, 2, 3 Điều 40; Điều 41; Điều 42; Điều 43; khoản 1, 2, 3 Điều 44; Điều 45; Điều 46; Điều 47; Điều 48; Điều 49; Điều 50; Điều 51; khoản 1, 2 Điều 52; Điều 53 và Điều 54 Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 61 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao;
d) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương III và Chương IV của Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 61 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Những người có thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành Công Thương, Thanh tra chuyên ngành về giá, Thanh tra chuyên ngành Tài nguyên và Môi trường và Thanh tra chuyên ngành Khoa học và Công nghệ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 62 Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 64. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 11 tháng 10 năm 2020.
2. Nghị định số 67/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2017 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
3. Thương nhân phân phối khí, thương nhân là tổng đại lý, đại lý có Giấy chứng nhận đủ điều kiện còn hiệu lực được cấp trước thời điểm Nghị định số 87/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về kinh doanh khí có hiệu lực thực hiện các hành vi vi phạm trong quá trình hoạt động bị xử phạt như đối với hành vi vi phạm của thương nhân kinh doanh mua bán khí.
Điều 65. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

 - Lưu: VT, CN (2b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
________

No. 99/2020/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness_______________________

Hanoi, August 26, 2020

 

 

DECREE

On sanctioning of administrative violations in the fields of petroleum, petrol, oil and gas trading

_________

 

Pursuant to the Law on Government Organization dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Commercial Law dated June 14, 2005;

Pursuant to the Petroleum Law dated July 06, 1993; the Law on amending and supplementing a number of articles of the Petroleum Law dated June 09, 2000, and the Law on amending and supplementing a number of articles of the Petroleum Law dated June 03, 2008;

Pursuant to the Law on Product and Goods Quality dated November 21, 2007;

Pursuant to the Law on Measurement dated November 11, 2011;

Pursuant to the Investment Law dated November 26, 2014 and the Law on amending and supplementing Article 6 of and Appendix 4 to the Investment Law regarding the list of sectors and trades subject to business investment conditions dated November 22, 2016;

Pursuant to the Law on Prices dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Occupational Safety and Health dated June 25, 2015;

Pursuant to the Law on Fire Prevention and Fighting dated June 29, 2001 and the Law on amending and supplementing a number of articles of the Law on Fire Prevention and Fighting dated November 22, 2013;

Pursuant to the Law on Environmental Protection dated June 23, 2014;

At the request of Minister of Industry and Trade;

The Government hereby promulgates the Decree on sanctioning of administrative violations in the fields of petroleum, petrol, oil and gas trading.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree provides for administrative violations, sanctioning forms and levels, remedial measures applied to administrative violations; competence to make written records and sanction of administrative violations in the fields of petroleum, petrol, oil and gas trading.

2. Acts of administrative violations in the fields of petroleum, petrol, oil and gas trading prescribed in this Decree including:

a) Acts of violations in the field of petroleum, exploration and exploitation of petroleum (including performing the prospecting, exploration and development of oilfield, petroleum work cleanup, construction, installation, and operation of petroleum extraction, oil refining, petrochemical, petroleum processing works, storing and transporting petroleum products and technical services directly serving the above works);

b) Acts of violating regulations on conditions for petrol and oil trading;

c) Acts violating regulations on petrol and oil trading;

d) Acts of violating regulations on gas trading conditions;

dd) Acts of violating regulations on gas trading.

3. Other acts of administrative violations in the fields of petroleum, petrol, oil and gas trading on environmental protection; standards, measurement, product and goods quality; fire prevention and fighting at petroleum works, petrol, oil and gas business establishments; price registration, declaration of petrol, oil and liquefied petroleum gas (LPG) price; disclosure of petrol, oil and gas price information, price valorization fund for petrol and oil shall comply with regulations on sanctioning of administrative violations in related state management fields.

Article 2. Subjects of application

1. Vietnamese and foreign organizations and individuals (hereinafter collectively referred to as organizations and individuals) that commit administrative violations as prescribed in this Decree in the territory of the Socialist Republic of Vietnam; persons competent to make written records of administrative violations, persons competent to sanction of administrative violations and relevant agencies, organizations, individuals.

2. Organizations specified in Clause 1 of this Article include:

a) Economic organizations established in accordance with the Law on Enterprises, including:

Private enterprises, join stock companies,  limited liability companies, partnerships and affiliated units of enterprises (branches and representative offices);

b) Economic organizations established in accordance with the Law on Cooperatives, including: Cooperatives, unions of cooperatives;

c) Organizations established in accordance with the Law on Investment, including:

Domestic investors, foreign investors and foreign-invested economic organizations; representative offices and branches of foreign traders in Vietnam; representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam;

d) Other organizations in accordance with law provisions.

3. Business households and households committing administrative violations specified in this Decree shall be sanctioned like individuals.

Article 3. Interpretation of terms

In this Decree, the terms below are construed as follows:

1.                “Petrol and oil business licenses” include: License to export and import petrol and oil, eligibility certificate to act as a petrol and oil distributor, eligibility certificate to act as a general petrol and oil agent, eligibility certificate to act as a petrol and oil retail agent, certificates of eligibility to retail petrol and oil.

2.                “Gas business licenses” include: Certificate of eligibility for acting as LPG/LNG/CNG exporter and importer, certificate of eligibility for acting as LPG/LNG/CNG trader, certificate of eligibility for retailing bottled LPG, certificate of eligibility for producing and repairing LPG bottles, certificate of eligibility for producing mini LPG bottles, certificate of eligibility for LPG-bottling station, certificate of eligibility for LPG tank truck filling station, certificate of eligibility for vehicle LPG/LNG/CNG-filling stations and valid certificates of eligibility that are granted before the effective date of the Government’s Decree No. 87/2018/ND-CP dated June 15, 2018 on gas trading (including certificate of eligibility for acting as an LPG/LNG/CNG distributor, certificate of eligibility for acting as an LPG general agent,  certificate of eligibility for acting as an LPG agent).

Article 4. Forms of sanctioning administrative violations and remedial measures

1. For each administrative violation in the field of petroleum, petrol, oil and gas trading, the violating organization or individual shall be subject to the principal sanction which is fine.

The maximum fines in prospecting and exploration of petroleum is VND 1,000,000,000 for an individual and VND 2,000,000,000 for an organization. The maximum fines in petrol, oil and gas trading is VND 100,000,000 for an individual and VND 200,000,000 for an organization.

2. Depending on the nature and severity of violations, the violating organization or individual may also be subject to one or some of the following additional sanctions:

a) Deprivation of the right to use petrol and oil business licenses or gas business licenses for a definite term of between 01 month and 06 months or suspension of operations for a definite term of between 01 month and 06 months;

b) Confiscation of material evidences or means used for commission of administrative violations;

c) Expulsion.

3. Apart from the principal sanction and additional sanctions, depending on the nature and severity of violations, the violating organization or individual may also be subject to one or some of the following remedial measures:

a) Forcible restoration of the original state;

b) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of petrol and oil, raw materials for petrol, oil and gas production;

c) Forcible recall of LPG bottles, bottled LPG or mini LPG bottles that do not meet conditions for circulation on the market;

d) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations;

dd) Forcible carrying out of examination, maintenance and replace of LPG bottles, gas-based auxiliary equipment which is not safe for customers;

e) Forcible return of LPG bottles to the legal owners, managers or users.

Article 5. Provisions on fines

The fines as prescribed in Chapters II, III and IV of this Decree are that applicable to organizations.

In case the act of administrative violations committed by an individual, a fine equal to half of the fine prescribed for the organization shall be applied.

 

Chapter II

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTIONING FORMS AND REMEDIAL MEASURES IN THE FIELD OF EXPLORATION AND EXPLOITATION OF PETROLEUM

 

Article 6. Acts of violating the regulations on petroleum exploration and exploitation

1. A fine from VND 100,000,000 to VND 300,000,000 shall be imposed for the acts of failing to submit documents and specimens collected during the drilling process to competent agencies as prescribed.

2. A fine from VND 300,000,000 to VND 400,000,000 shall be imposed for the acts of drilling beyond areas stated in the petroleum contracts without permission from competent agencies, but no profitable resources have been generated or the collected illegal profit is less than VND 100,000,000 from the acts.

3. A fine from VND 400,000,000 to VND 600,000,000 shall be imposed for the acts of conducting petroleum prospecting and exploration operations or work programs and annual budgets without approval from competent authorities, but no profitable resources have been generated or the collected illegal profit is less than VND 100,000,000 from the acts.

4. A fine from VND 600,000,000 to VND 800,000,000 shall be imposed for the acts of conducting petroleum prospecting and exploration operations in the areas declared banned or temporarily banned by the Socialist Republic of Vietnam, but no profitable resources have been generated or the collected illegal profit is less than VND 100,000,000 from the acts.

5. A fine from VND 1,800,000,000 to VND 2,000,000,000 shall be imposed for the acts of infringing upon land areas, islands, internal waters, territorial waters, exclusive economic zones and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam to researching, prospecting and exploring petroleum, but no profitable resources have been generated or the collected illegal profit is less than VND 100,000,000 from the acts.

6. A fine equal to the maximum fine of the fine bracket shall be imposed for the acts of violations prescribed in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article if the collected illegal profit is VND 100,000,000 or more without being prosecuted for criminal liability.

7. Additional sanctions:

a) Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations specified in Clauses 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article;

b) Expulsion of foreigners who commit the violations specified in Clauses 4, 5 and 6 of this Article.

8. Remedial measures:

a) Forcible restoration of the original state for the acts of violation specified in Clauses 2, 3, 4 and 6 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified in Clauses 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article.

Article 7. Acts of violating regulations on operations of oilfield development and petroleum exploitation

1. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the acts of failing to keep books and records of oilfield development, petroleum exploitation, work of measuring equipment, measuring total flow or testing equipment in accordance with regulations.

2. A fine from VND 200,000,000 to VND 300,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Exploiting petroleum with output reducing the reservoir pressure to lower than the approved pressure without prescribed permission of the competent authorities;

b) Failing to follow the process of burning and discharging associated gas;

c) Exploiting petroleum in excess of the volume permitted for burning or abandonment by competent agencies or organizations in the course of testing wells;

d) Exploiting associated gas when the oil and gas ratio is higher than the approved limit without the approval of competent agencies or organizations.

3. A fine from VND 300,000,000 to VND 400,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to comply with the Vietnamese Government s requirements on the sale of crude oil and natural gas in Vietnamese market;

b) Failing to comply with the contents of the oilfield development plan and the early petroleum exploitation plan already approved by the competent agencies or organizations.

4. A fine from VND 400,000,000 to VND 500,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Conducting oilfield development and petroleum exploitation when the oilfield development plans or work programs and the corresponding annual budgets have not yet been approved by competent agencies;

b) Exploiting petroleum beyond the areas stated in the contract without permission from state competent agencies.

5. A fine from VND 500,000,000 to VND 600,000,000 shall be imposed for the acts of conducting petroleum exploitation operations in areas where the Socialist Republic of Vietnam has declared banned or temporarily banned.

6. A fine from VND 1,800,000,000 to VND 2,000,000,000 shall be imposed for the acts of infringing upon land areas, islands, internal waters, territorial waters, exclusive economic zones and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam aims, to exploit petroleum.

7. Additional sanctions:

a) Confiscation of material evidences and means used to commit administrative violations specified in Clauses 4, 5 and 6 of this Article;

b) Expulsion of foreigners who commit the violations specified in Clauses 5 and 6 of this Article.

8. Remedial measures:

a) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified at Point b, Clause 4 and Clause 5 of this Article;

a) Forcible restoration of the original state for the acts of violation specified in Clause 5 of this Article.

Article 8. Acts of violating regulations on completion of petroleum prospecting, exploration and exploitation projects

1. A fine from VND 200,000,000 to VND 300,000,000 shall be imposed for the acts of failing to submit to competent state management agencies the plans on cleanup for the dismantlement of fixed works serving petroleum prospecting, exploration and exploitation operations according to regulations.

2. A fine from VND 300,000,000 to VND 500,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to dismantle fixed works serving petroleum prospecting, exploration and exploitation operations according to plans on cleanup for the dismantlement of such works already approved by the state competent management agencies;

b) Failing to properly implement regulations on preservation and abandonment of wells.

Article 9. Acts of violating regulations on petroleum safety and security

1. A fine from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to build, maintain or failing to develop the safety management system as prescribed;

b) Failing to formulate adequate safety management documents, including:

Safety management program, Risk assessment report, Emergency response plan as prescribed.

2. A fine from VND 100,000,000 to VND 200,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to establish the safety zone and failing to maintain the safety signal for works serving petroleum activities as prescribed;

b) Putting the works of prospecting, exploration and exploitation into operation but not yet certified by the competent agencies for technical safety and environmental quality as prescribed by Vietnamese law and international treaties to which the Socialist Republic of Vietnam is a contracting party;

c) Illegally anchoring vessels and boats within 02 nautical miles from the outermost edge of marine petroleum works;

d) Illegally encroaching upon or conducting any activities in the petroleum safety areas of offshore petroleum works without permission of the Prime Minister;

3. A fine from VND 200,000,000 to VND 300,000,000 shall be imposed for the acts of obstructing lawful activities of prospecting, exploring, exploiting and transporting petroleum.

4. Additional sanctions:

Suspending operations of prospecting, exploration, exploitation works, from 01 month to 03 months, for the acts of violation specified at Point b, Clause 2 of this Article.

Article 10. Acts of violating regulations on response to oil spill incidents

Acts of violating regulations on response to oil spill incidents shall be administratively sanctioned according to the Government’s regulations on handling of administrative violations in environmental protection.

Article 11. Acts of violation of regulations on safety of onshore petroleum works

1. A fine from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the acts of performing activities that pose risks of directly or indirectly harming the safety of the petroleum works as follows:

a) The activities likely to cause fire, explosion, subsidence within the affected area from the boundary of the safety corridor to the boundary of the affected area;

b) Planting perennial plants in the safety corridor of onshore petroleum works;

c) Discharge of corrosive substances;

d) Anchoring of vehicles and equipment may affect safety of petroleum works.

2. A fine from VND 150,000,000 to VND 200,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to formulate, maintain the process of operation, maintenance, regulations on safety and incident handling process;

b) Failing to formulate the maintenance plan, organize the inspection and repairing of damage;

c) Putting petroleum works and pipeline system into operation without permission of competent agencies;

d) Failing to maintain signboards, and prohibition signs as prescribed to ensure safety for works and corridors of pipelines.

3. Remedial measures:

Forcible restoration of the original state, for the acts of violation specified at Points a, b and c, Clause 1 of this Article.

Article 12. Acts of violating regulations on reporting and information provision

1. A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to submit one of the following documents as prescribed:

Quarterly and annual report on the exploited output, components and proportion of petroleum exploited of each oilfield, each object of exploitation and volume of petroleum removed;

b) Failing to report the implementation of projects on petroleum activities or report important events and incidents related to petroleum activities;

c) Failing to report on the management of safety and preventive measures;

d) Failing to report on incidents and accidents as prescribed in case of incidents and accidents.

2. Acts of failing to provide documents or provide insufficient documents, obstructing the petroleum inspection and supervision of persons on duty and competent state management agencies shall be sanctioned in accordance with the Government s regulations on handling of administrative violations in the field of security, order and social safety.

Article 13. Acts of violating regulations on insurance in petroleum activities

A fine from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for the acts of failing to purchase insurance for vehicles and works serving petroleum activities, environmental protection and other insurances in accordance with Vietnamese laws, in compliance with common practice in international petroleum industry.

 

Chapter III

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTIONING FORMS AND REMEDIAL MEASURES IN PETROL AND OIL TRADING

 

Section 1

ACTS OF VIOLATING REGULATIONS ON CONDITIONS OF PETROL AND OIL TRADING

 

Article 14. Acts of violating regulations on conditions of petrol and oil retail stations

1. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) A petrol and oil retail station conducts business but fails to maintain conditions in accordance with national technical regulations on design requirements of petrol and oil retail stations;

b) A water-based petrol and oil filling station conducts business but fails to maintain conditions in accordance with national technical regulations on design requirements of water-based petrol and oil filling stations;

c) Employing manager or trading staff who has not been trained in the fire prevention and fighting and environmental protection as prescribed at the petrol and oil retail station.

2. A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed on a trader retailing petrol and oil at a establishment who do not have certificates of eligibility to retail petrol and oil, unless otherwise prescribed by law.

3. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use certificate of eligibility to retail petrol and oil for between 01 month and 03 months, for the acts of violations specified at Points a and b, Clause 1 of this Article.

4. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified in Clause 2 of this Article.

Article 15. Acts of violating regulations on business conditions of petrol and oil retail franchisees and petrol and oil retail agents

1. A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the acts of employing the manager or trading staff who has not been trained in the fire prevention and fighting and environmental protection as prescribed, except for cases specified at Point c, Clause 1, Article 14 of this Decree.

2. A fine from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed on a petrol and oil retail franchisee or petrol and oil retail agent that does not have petrol and oil retail stations under its ownership or both its ownership and co-ownership which are granted with certificates of eligibility to retail petrol and oil in accordance with regulations.

3. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use its eligibility certificate to act as a petrol and oil retail agent, for between 01 month and 06 months, or suspension of operation for between 01 month and 03 months, for the acts of violations specified in Clause 2 of this Article.

Article 16. Acts of violating regulations on business conditions of petrol and oil general agents

1. A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the acts of employing the manager or trading staff who has not been trained in the fire prevention and fighting and environmental protection as prescribed, except for cases specified at Point c, Clause 1, Article 14 of this Decree.

2. A fine from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to satisfy requirements for petrol and oil transport vehicles as prescribed;

b) Failing to satisfy requirements for petrol and oil depots and tanks as prescribed.

3. A fine from VND 50,000,000 to 80,000,000 shall be imposed for the acts of failing to satisfy the requirements for the petrol and oil distribution system as prescribed.

4. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the eligibility certificate to act as a general gasoline agent for between 01 month and 03 months, for the acts of violations specified in Clauses 2 and 3 of this Article.

Article 17. Acts of violating regulations on business conditions of petrol and oil distributors

1. A fine from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the acts of employing the manager or trading staff who has not been trained in the fire prevention and fighting and environmental protection as prescribed, except for cases specified at Point c, Clause 1, Article 14 of this Decree.

2. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to satisfy requirements for petrol and oil transport vehicles as prescribed;

b) Failing to satisfy requirements for petrol and oil depots and tanks as prescribed.

3. A fine from VND 60,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to satisfy requirements for a petrol and oil distribution system as prescribed;

b) Failing to satisfy requirements for laboratories as prescribed.

4. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the eligibility certificate to act as a petrol and oil distributor for between 01 month and 03 months, for the acts of violations specified in Clauses 2 and 3 of this Article.

Article 18. Acts of violating regulations on business conditions of petrol and oil importers and exporters

1. A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to satisfy requirements for special-use wharf to receive oil tankers or petrol and oil transport vehicles as prescribed;

b) Failing to satisfy requirements for vehicles used for domestic petrol and oil transportation as prescribed;

c) Failing to satisfy requirements for petrol and oil depots as prescribed.

2. A fine from VND 80,000,000 to 100,000,000 shall be imposed for the acts of failing to satisfy the requirements for the petrol and oil distribution system as prescribed or failing to have jet fuel filling equipment under the ownership or co-ownership, for an exporter or importer of jet fuel.

3. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use a license to export and import petrol and oil for between 01 month and 03 months, for the acts of violations specified at Points b and c, Clause 1, Clause 2 of this Article.

Article 19. Acts of violating regulations on conditions of petrol and oil service provision

1. A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for the acts of employing the manager or staff directly trading petrol and oil service who has not been trained in the fire prevention and fighting and environmental protection as prescribed.

2. A fine from VND 50,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Providing services to lease ports and depots for receiving petrol and oil but failing to satisfy requirements for special-use wharves or depots as prescribed;

b) Providing petrol and oil transportation services but failing to satisfy requirements for special-use vehicles to transport petrol and oil as prescribed.

3. Additional sanctions:

Suspension of petrol and oil service provision for a period of between 01 month and 03 months for acts of violation specified in Clause 2 of this Article.

Article 20. Acts of violating regulations on conditions of petrol and oil trading

1. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for acts of adding, erasing and modifying the contents of petrol and oil business licenses.

2. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Leasing, lending, mortgaging, pledging, selling or transferring petrol and oil business licenses;

b) Renting, borrowing petrol and oil business licenses, receiving petrol and oil business licenses as pledges or mortgages, acquiring petrol and oil business licenses.

3. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Trading petrol and oil without having a petrol and oil business license as prescribed, except for cases specified in Clause 2, Article 14 and Clause 2, Article 27 of this Decree;

b) Trading petrol and oil with an expired petrol and oil business license;

c) Using petrol and oil business licenses of other traders to conduct petrol and oil business;

d) Trading petrol and oil contrary to the contents stated in the granted petrol and oil business license.

4. A fine from VND 60,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for acts of continuing business activities while the competent state agency suspends operations, deprives the right to use or revokes the petrol and oil business license, except for cases specified in Clause 2, Article 27 of this Decree.

5. A fine that is double the fine imposed for the acts of violations prescribed in Clause 1 thru Clause 4 of this Article shall be imposed if the violator conducts business in the form of petrol and oil import and export, petrol and oil distribution or petrol and oil general agent.

6. Additional sanctions:

a) Confiscation of violation material evidences, for acts of violation specified in Clause 1 of this Article;

b) Deprivation of the right to use a petrol and oil business license for a period of between 01 month and 03 months for acts of violation specified at Point a, Clause 2 of this Article.

7. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified at Point a, Clause 2, Clause 3 and Clause 4 of this Article.

 

Section 2

ACTS OF VIOLATING THE REGULATIONS ON PETROL AND OIL TRADING

 

Article 21. Acts of violating regulations on petrol and oil retail prices and process of adjustment to petrol and oil retail prices

1. A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the acts of posting petrol and oil retail prices contrary to the prices prescribed by wholesale traders or petrol and oil distributors.

2. A fine from VND 30,000,000 to VND 50,000,000 shall be imposed for the acts of arbitrarily adjusting petrol and oil retail prices not at the time prescribed by petrol and oil wholesale traders or distributors.

3. A fine from VND 50,000,000 to VND 70,000,000 shall be imposed for the acts of failing to notify or send decisions on petrol and oil retail prices to units in the petrol and oil distribution system before the new prices become effective for application, in case where petrol and oil retail prices are increased or reduced.

4. A fine from VND 100,000,000 to VND 120,000,000 shall be imposed for the acts of failing to comply with regulations on the order of adjustment to prices or failing to comply with regulations on the minimum time between two consecutive price adjustments, in case of adjusting the petrol and oil retail prices.

5. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the certificate of eligibility to retail petrol and oil for a period of between 01 month and 03 months, for the acts of violations specified in Clause 2 of this Article in cases of repeated violation or recidivism.

6. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified in Clause 2 of this Article.

Article 22. Acts of violating regulations on registration of petrol and oil distribution systems and buying, selling petrol and oil under distribution systems

1. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to register the distribution system with a competent state management agency under regulations;

b) Committing a fraud in the declaration and registration of a distribution system.

c) Failing to send information on the petrol and oil distribution system to the principal or the franchiser to register the distribution system with a competent state management agency as prescribed.

2. A fine that is double the fine imposed for the acts of violations prescribed at Points a and b, Clause 1 of this Article shall be imposed if the violator is a wholesale trader.

3. A fine from VND 40,000,000 to 60,000,000 shall be imposed on a petrol and oil general agent, petrol and oil retail agent, petrol and oil retail franchisee or a petrol and oil retail station buying or selling petrol and oil with entities outside its distribution system, except the case of selling petrol and oil directly to consumers.

4. A fine from VND 60,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) A petrol and oil distributor buys or sells petrol and oil to entities outside the distribution system, except for the case of buying petrol and oil from wholesale traders, other petrol and oil distributors and directly selling to consumers;

b) A wholesale trader sells petrol and oil to entities outside its distribution system, except for the case of selling to other wholesale traders, petrol and oil distributors, units directly engaged in production and directly selling to consumers.

5. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified in Clauses 3 and 4 of this Article.

Article 23. Acts of violating regulations on assigning and accepting petrol and oil agents

1. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Entering into a contract to act as a petrol and oil retail agent for more than the number of the principal being the petrol and oil general agent or petrol and oil distributor or wholesale trader as prescribed;

b) To act as a petrol and oil agent without a petrol and oil agent contract as prescribed or the petrol and oil agent contract is expired.

2. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed on petrol and oil general agents committing one of the following violations:

a) Entering into a contract to act as a petrol and oil general agent for more than the number of wholesale trader as prescribed;

b) Entering into a petrol and oil agent contract with a petrol and oil retail agent that does not satisfy prescribed requirements;

c) Assigning a petrol and oil agent without a petrol and oil agent contract as prescribed;

d) Entering into a petrol and oil agent contract with a petrol and oil trader while such petrol and oil trader is a petrol and oil agent for another wholesale trader or another petrol and oil distributor or another petrol and oil general agent.

3. A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed on petrol and oil distributors committing one of the following violations:

a) Entering into a petrol and oil agent contract with a petrol and oil retail agent that does not satisfy prescribed requirements;

b) Assigning a petrol and oil agent without a petrol and oil agent contract as prescribed;

c) Entering into a contract to act as a petrol and oil agent for another wholesale trader or to act as a petrol and oil retail agent for another petrol and oil general agent;

d) Entering into a petrol and oil agent contract with a petrol and oil trader while such petrol and oil trader is a petrol and oil agent for another wholesale trader or another petrol and oil distributor or another petrol and oil general agent.

4. A fine from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed on wholesale traders committing one of the following violations:

a) Assigning a petrol and oil agent without a petrol and oil agent contract as prescribed;

b) Entering into a petrol and oil agent contract with a petrol and oil trader while such petrol and oil trader is a petrol and oil agent for another wholesale trader or another petrol and oil distributor or another petrol and oil general agent;

c) Entering into a petrol and oil agent contract with a trader that does not satisfy conditions to act as a petrol and oil agent as prescribed.

5. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified in this Article.

Article 24. Acts of violating regulations on entering into petrol and oil purchase contracts, petrol and oil retail franchise contracts

1. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on petrol and oil retail franchisees committing one of the following violations:

a) Entering into a contract to act as a petrol and oil retail franchisee for more than the number of wholesale traders or petrol and oil distributors as prescribed;

b) Entering into a contract to act as an agent for a petrol and oil general agent or petrol and oil distributor or wholesale trader.

2. A fine from VND 60,000,000 to 80,000,000 shall be imposed on petrol and oil distributors committing one of the following violations:

a) Buying petrol and oil from wholesale traders or subsidiary companies authorized by wholesale traders or other petrol and oil distributors without petrol and oil purchase contracts as prescribed;

b) Entering into a petrol and oil retail franchise contract with a petrol and oil retail franchisee who does not satisfy prescribed requirements.

3. A fine from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed on wholesale traders committing one of the following violations:

a) Entering into a petrol and oil retail franchise contract with a petrol and oil retail franchisee while such trader is in another wholesale trader or distributor’s distribution system;

b) Selling petrol and oil for a petrol and oil distributor who does not meet prescribed requirements does not have a petrol and oil purchase contract as prescribed.

4. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified in this Article.

Article 25. Acts of violating regulations on petrol and oil transshipment or ship-to-ship transfer

A fine from VND 20,000,000 to 40,000,000 shall be imposed for the acts of transshipping or transferring alongside ships petrol and oil not at prescribed places, or transshipping or transferring alongside ships petrol and oil from large ships or other means of transport which cannot be accommodated by Vietnamese ports contrary to port authorities’ regulations.

Article 26. Acts of violating regulations on petrol and oil service provision

1. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the acts of transporting petrol and oil but inlet door, exhaust valve handle or exhaust cover cap of the petrol and oil tank is not sealed with lead as regulated or sealed with incorrect leaden seal and seal like the original petrol delivery record.

2. A fine from VND 100,000,000 to VND 140,000,000 shall be imposed on petrol and oil service providers committing one of the following violations:

a) Entering into a depot lease contract with the total capacity exceeding the actual total capacity of the depot;

b) Failing to furnish equipment for inspecting and supervising vehicles transporting petrol and oil, or having equipment for inspecting and supervising vehicles transporting petrol and oil but such equipment is not operational or effective.

3. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified at Point a, Clause 2 of this Article.

Article 27. Acts of violating regulations on production, import, export, temporary import for re-export, border-gate transfer, export processing of petrol and oil and raw materials for petrol and oil production

1. A fine from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed on petrol and oil producers exporting petrol and oil which they do not produce or process for export.

2. A fine from VND 100,000,000 to VND 120,000,000 shall be imposed for the acts of temporarily importing for re-export, border-gate transferring petrol, oil and raw materials for petrol and oil production without having a petrol and oil import or export license under regulations or after the deprivation of the right to use such license or the revocation of such license.

3. A fine from VND 120,000,000 to VND 140,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Importing petrol and oil with quantities and categories lower than the minimum quota and categories annually assigned by competent state agencies;

b) Failing to import petrol and oil according to the quarterly schedule or the schedule stated in documents on specific import schedules provided by the competent state agency.

4. Additional sanctions:

Confiscation of violation material evidences, for the acts of violations specified in Clause 1 of this Article.

5. Remedial measures:

a) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-export of petrol and oil, raw materials for petrol and oil production, for the acts of violations specified in Clause 2 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 28. Acts of violating regulations on petrol and oil processing

1. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) A wholesale trader processes petrol and oil without having its processing establishment registered as prescribed;

b) Processing petrol and oil at a place other than production places, processing workstations or petrol and oil warehouses to serve the domestic consumption demand of wholesale traders.

2. A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed on petrol and oil importers and exporters processing petrol and oil products without having a laboratory capable of testing petrol and oil quality under national technical regulations as prescribed.

3. A fine from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for the acts of processing petrol and oil while not being a wholesale trader.

4. Additional sanctions:

a) Confiscation of violation material evidences, for the acts of violations specified in Clauses 2 and 3 of this Article;

b) Confiscation of means used to commit administrative violations, for the acts of violations specified in Clause 3 of this Article;

c) Suspension of petrol and oil processing operation, from 01 month to 03 months, for the acts of violations specified in Clause 2 of this Article.

Article 29. Acts of violations in building the quality control system and the laboratory capacity management system, implementing the roadmap of mixing bio-fuel and traditional fuels as prescribed by the Prime Minister

1. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the acts of failing to build, apply and maintain the effectiveness of, a petrol and oil quality control system as prescribed.

2. A fine that is double the fine imposed for the acts of violations specified in Clause 1 of this Article shall be applied if the violator is a wholesale trader, petrol and oil distributor or a petrol and oil general agent.

3. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for the acts of failing to build the laboratory capacity management system as prescribed, except for the case of hiring testing services.

4. A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed on petrol and oil importers and exporters who fail to implement the roadmap of application of the mixing proportion of bio-fuel and traditional fuels as prescribed by the Prime Minister.

Article 30. Acts of violating regulations on reserve of petrol, oil and raw materials for petrol and oil production

1. A fine from VND 100,000,000 to VND 120,000,000 shall be imposed on petrol and oil producers who fail to maintain the reserve level of raw materials for petrol and oil production or maintain the reserve level of raw materials for petrol and oil production below the minimum reserve level as prescribed.

2. A fine from VND 120,000,000 to VND 140,000,000 shall be imposed on wholesale traders who fail to maintain the compulsory petrol and oil reserve level or maintain the compulsory petrol and oil reserve level below the minimum reserve level as prescribed.

Article 31. Acts of violating regulations on cross-border petrol and oil transportation, purchase and exchange

1. A fine imposed for the acts of transporting, purchasing and exchanging petrol and oil across the border or from non-tariff zones to the inland or vice versa that is contrary to regulations shall be prescribed as follows:

a) A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed in cases where the violated petrol and oil is valued ​​at less than VND 10,000,000;

b) A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed in cases where the violated petrol and oil is valued ​​at between VND 10,000,000 and less than VND 30,000,000;

c) A fine from VND 20,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed in cases where the violated petrol and oil is valued ​​at between VND 30,000,000 and less than VND 50,000,000;

d) A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed in cases where the violated petrol and oil is valued ​​at between VND 50,000,000 and less than VND 70,000,000;

dd) A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed in cases where the violated petrol and oil is valued ​​at between VND 70,000,000 and less than VND 100,000,000.

2. A fine from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for the acts of violations specified in Clause 1 of this Article in cases where the violated petrol and oil is valued ​​at VND 100,000,000 or more and not subject to penal liability examination.

3. Additional sanctions:

a) Confiscation of violation material evidences, for the acts of violations specified in this Article;

b) Confiscation of means used to transport petrol and oil across the border in cases where the violation material evidences are valued at VND 100,000,000 or more.

Article 32. Acts of violations in trading smuggled petrol and oil or petrol and oil of unclear origin

Government’s regulations on handling of administrative violations in commercial activities, production of, trading in counterfeit or banned goods and protection of consumer rights shall be applied for the acts of trading smuggled petrol and oil or petrol and oil of unclear origin.

Article 33. Acts of violating regulations on petrol and oil trading management in border and sea areas

1. A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for one of the following violations involving a violated petrol and oil value of less than VND 10,000,000:

a) Transporting petrol and oil into a border area in contravention of regulations;

b) Trading in, exchanging or transferring alongside ships petrol and oil at sea with foreign ships, boats or vehicles.

2. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the acts of violations specified in Clause 1 of this Article, in cases where the violated petrol and oil is valued at between VND 10,000,000 and less than VND 30,000,000.

3. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the acts of violations specified in Clause 1 of this Article, in cases where the violated petrol and oil is valued at between VND 30,000,000 and less than VND 50,000,000.

4. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for the acts of violations specified in Clause 1 of this Article, in cases where the violated petrol and oil is valued at between VND 50,000,000 and less than VND 70,000,000.

5. A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for the acts of violations specified in Clause 1 of this Article, in cases where the violated petrol and oil is valued at between VND 70,000,000 and less than VND 100,000,000.

6. A fine from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for the acts of violations specified in Clause 1 of this Article, in cases where the violated petrol and oil is valued at VND 100,000,000 or more.

7. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for petrol and oil retail stations in border areas committing one of the following violations:

a) Failing to comply with regulations on petrol and oil selling time at border areas;

b) Failing to comply with regulations on methods, norms of petrol and oil retail for infrequent foreign vehicles.

8. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the acts of failing to implement properly regulations on petrol and oil provision when providing petrol and oil for petrol and oil retail station in border areas.

9. Additional sanctions:

a) Confiscation of violation material evidences, for the acts of violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5 and 6 of this Article;

b) Confiscation of means used to commit administrative violations, for the acts of administrative violations specified in Clause 6 of this Article.

10. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified at Point b, Clause 7 of this Article.

Article 34. Acts of violating regulations on signboards

1. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the acts of failing to write names or writing incorrect names of wholesale traders, petrol and oil distributors that supply petrol and oil on the signboards of petrol and oil retail stations.

2. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed on petrol and oil distributors for failing to uniformly stipulate the writing of petrol and oil distributors’ names on the signboards of petrol and oil retail stations in their distribution systems.

3. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed on wholesale traders for failing to uniformly stipulate the writing of wholesale traders’ names on the signboards of petrol and oil retail stations in their distribution systems.

4. The acts of violating regulations on the use of trademarks, trade names, logos or trade indications shall be sanctioned according to the Government s regulations on sanctioning of administrative violations in the industrial property sector.

Article 35. Acts of violating other regulations on petrol and oil retail

1. A fine from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for the acts of failing to state or failing to clearly state the selling time at stores as prescribed.

2. A fine from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the acts of selling petrol and oil by mini filling columns, shake pump, barrel, bottle and other containers except for the case that traders being business households, petrol and oil distribution stations belonging to the armed forces (national defense and public security) in mountainous areas and highlands as prescribed are permitted by People’s Committees of provinces and centrally run cities to act as petrol and oil retail agents with scale and equipment in accordance with petrol and oil trading conditions at such localities.

3. A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the acts of failing to register the selling time of the petrol and oil retail station with competent state management agency as prescribed.

4. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Reducing the selling time currently displayed or applied without a plausible reason or notice to competent state management agencies according to regulations;

b) Failing to sell or stop selling without written approval from the competent state management agency or failing to notify the competent state management agency as prescribed;

c) Reducing petrol and oil volumes to be sold compared to previously sold ones without a plausible reason or notice to competent sate management agencies according to regulations.

5. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the acts of selling petrol and oil through automatic or mobile petrol and oil filling column without the competent agency’s approval, except for the case specified in Clause 2 of this Article.

6. Additional sanctions:

Confiscation of material evidences and means used in administrative violations, for the acts of violations specified in Clauses 2 and 5 of this Article.

7. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified in Clauses 2 and 5 of this Article.

 

Chapter IV

ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTIONING FORMS AND REMEDIAL MEASURES IN GAS TRADING

 

Section 1

ACTS OF VIOLATING REGULATIONS ON GAS TRADING CONDITIONS

 

Article 36. Acts of violating regulations on conditions for gas exporters or importers

1. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed on LPG exporters and importers trading bottled LPG who commit one of the following violations:

a) Circulating LPG bottles under their ownership or LPG bottles hired under contracts do not meet conditions for circulation in the market;

b) Failing to have LPG bottles or contract of hiring LPG bottles as prescribed.

2. A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed on gas exporters and importers conducting one of the following violations:

a) Having no wharf or a contract for rent of a wharf within a Vietnamese seaport permitted for using by a competent authority for at least 05 years;

b) Gas storage tanks under their ownership or gas storage tanks hired under contracts do not meet conditions on safety as prescribed;

c) Failing to have a gas storage tank or a contract for rent of a gas storage tank as prescribed.

3. A fine from VND 80,000,000 to VND 120,000,000 shall be imposed on gas exporters or importers trading gas through pipeline without having gas supply stations which meet requirements on safety in accordance with law provisions.

4. A fine from VND 120,000,000 to VND 160,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Importing or exporting gas without a certificate of eligibility for acting as gas exporter and importer or an expired certificate of eligibility for acting as gas exporter and importer or importing or exporting gas after being deprived the right to use the certificate of eligibility for acting as gas exporter and importer, except for the case that the gas producer or processor satisfies conditions of a gas exporter or importer as prescribed;

b) Using the certificate of eligibility for acting as gas exporter and importer which is erased, modified to falsify the contents;

c) Leasing, lending or leasing, borrowing the certificate of eligibility for acting as gas exporter and importer.

5. Additional sanctions:

a) Confiscation of violation material evidences, for acts of violation specified in Point b, Clause 4 of this Article;

b) Deprivation of the right to use the certificate of eligibility for acting as gas exporter and importer from 01 month to 03 months for the acts of violation specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article;

c) Deprivation of the right to use the certificate of eligibility for acting as gas exporter and importer from 03 months to 06 months for the acts of violation specified at Point c, Clause 4 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Forcible recall of LPG bottles that do not meet conditions for circulation on the market, for the acts of violations specified at Point a, Clause 1 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified in Clause 4 of this Article;

b) Forcible bringing out of the territory of the Socialist Republic of Vietnam or forcible re-exporting of gas, for the acts of violation specified at Point a, Clause 4 of this Article.

Article 37. Acts of violating regulations on conditions for gas producers or processors

1. A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Producing and processing gas at facilities that are not approved for construction investment by competent authorities;

b) Failing to own or rent laboratories capable of testing gas quality norms as prescribed in the National technical regulation according to contracts for at least 01 year as prescribed;

c) Lines, machines and devices are not inspected as prescribed.

2. A fine from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Producing and processing LNG without having a LNG pump and filling system for transportation or a system to serve the gasification for supply to customers;

b) Producing and processing CNG without having a CNG compression station as prescribed.

3. Additional sanctions:

a) Suspension of gas production and processing operation, from 01 month to 03 months, for the acts of violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Suspending LNG production and processing operation, from 03 months to 06 months, for the acts of violation specified at Point a, Clause 2 of this Article;

c) Suspension of CNG production and processing operation, from 03 months to 06 months, for the acts of violations specified at Point b, Clause 2 of this Article.

Article 38. Acts of violating regulations on conditions for gas traders

1. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed on gas traders committing one of the following violations:

a) Having gas storage tanks which do not satisfy requirements on safety as prescribed;

b) Having LPG bottles which do not fully satisfy conditions for circulation on the market;

c) Failing to have gas storage tanks or contracts for leasing gas storage tanks or failing to have LPG bottles or LPG bottle lease contracts as prescribed.

2. A fine from VND 60,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed for one of the following acts of violations, except for the cases specified in Clause 2, Article 39 of this Decree:

a) Trading gas without having a certificate of eligibility for acting as gas trader, or with an expired certificate of eligibility for acting as gas trader, or in case where certificate of eligibility for acting as gas trader has been deprived or revoked;

b) Using the certificate of eligibility for acting as gas trader which is erased, modified to falsify the contents;

c) Leasing, lending or leasing, borrowing the certificate of eligibility for acting as gas trader.

3. A fine from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed on pipelined gas traders failing to have gas supply stations which fully meet requirements on safety in accordance with law provisions.

4. A fine from VND 100,000,000 to VND 120,000,000 shall be imposed for one of the following acts:

a) LNG traders fails to have CNG supply stations or vehicle CNG filling stations which fully satisfy conditions on safety, fire prevention and fighting as prescribed;

b) CNG traders fails to have CNG tank trucks, CNG compression stations, CNG supply stations or vehicle CNG filling stations which fully satisfy conditions on safety, fire prevention and fighting as prescribed.

5. Additional sanctions:

a) Confiscation of violation material evidences, for acts of violation specified at Point b, Clause 2 of this Article;

b) Deprivation of the right to use the certificate of eligibility for acting as gas trader from 01 month to 03 months, for the acts of violations specified in this Article;

c) Suspension of pipelined gas trading operation, from 01 month to 03 months, for the acts of violations specified in Clause 3 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Forcible recall of LPG bottles that do not meet conditions for circulation on the market, for the acts of violations specified at Point b, Clause 1 of this Article;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified in Clause 2 of this Article.

Article 39. Acts of violating regulations on conditions for bottled LPG retail stores

1. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the acts of retailing bottled LPG without a contract of selling bottled LPG with a trader who has a valid certificate of eligibility as prescribed, except for the case that the trader owns such store.

2. A fine from VND 20,000,000 to VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Retailing bottled LPG at its establishment without having a certificate of eligibility for retailing bottled LPG or , or with an expired certificate of eligibility for retailing bottled LPG, or in case where the certificate of eligibility for retailing bottled LPG has been deprived or revoked;

b) Using the certificate of eligibility for retailing bottled LPG which is erased, modified to falsify the contents;

c) Leasing, lending or leasing, borrowing the certificate of eligibility for retailing bottled LPG.

3. Additional sanctions:

a) Confiscation of violation material evidences, for acts of violation specified at Point b, Clause 2 of this Article;

a) Depriving the right to use the certificate of eligibility for retailing bottled LPG from 01 month to 03 months, for the acts of violations specified in Clause 1 and at Point c, Clause 2 of this Article.

4. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified in Clause 2 of this Article.

Article 40. Acts of violating regulations for LPG bottling stations, LPG tank truck filling stations, vehicle gas-filling stations, gas supply stations and CNG compression stations

1. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) LPG bottling stations, LPG tank truck filling stations, vehicle gas-filling stations, gas supply stations and CNG compression stations have not been approved for construction investment by competent authorities;

b) Traders whose LPG bottling stations do not have bottled LPG storehouses meeting the regulations on safety, fire prevention and fighting as prescribed.

2. A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Using a certificate of eligibility for vehicle gas-filling station, LPG tank truck filling station or LPG bottling station which is erased, modified to falsify the contents;

b) Leasing, lending or leasing, borrowing the certificate of eligibility for vehicle gas-filling station, LPG tank truck filling station or LPG bottling station.

3. A fine from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Conducting LPG bottle filling without having a certificate of eligibility for LPG-bottling station according to regulations;

b) Conducting LPG bottle filling with an expired certificate of eligibility for LPG-bottling station or in case where the certificate of eligibility for LPG-bottling station has been deprived or revoked.

4. A fine from VND 100,000,000 to VND 140,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Filling a vehicle with gas without a certificate of eligibility for vehicle gas-filling station or filling a tank truck with LPG without a certificate of eligibility for LPG tank truck filling station as prescribed;

b) Filling a vehicle with gas with an expired certificate of eligibility for filling gas to a vehicle or in case where the certificate of eligibility for filling gas to a vehicle has been deprived or revoked;

b) Filling a tank truck with LPG with an expired certificate of eligibility for LPG tank truck filling station or in case where the certificate of eligibility for LPG tank truck filling station has been deprived or revoked;

d) Continuing to supply gas from fixed storage tanks or LPG bottle rig system directly through the pipeline to the place of use or compress CNG into the storage tanks during the period of being suspended from operation by competent state management agencies.

5. Additional sanctions:

a) Confiscation of violation material evidences, for acts of violation specified at Point a, Clause 2 of this Article;

b) Deprivation of the right to use a certificate of eligibility for vehicle gas-filling station, certificate of eligibility for LPG tank truck filling station or certificate of eligibility for LPG-bottling station, from 01 month to 03 months or suspension of operation of a gas supply station or CNG compression station from 01 month to 03 months, for the acts of violations specified in Clause 1 of this Article;

c) Deprivation of the right to use a certificate of eligibility for vehicle gas-filling station, certificate of eligibility for LPG tank truck filling station or certificate of eligibility for LPG-bottling station, from 03 months to 06 months, for the acts of violations specified at Point b, Clause 2 of this Article.

6. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.

Article 41. Acts of violating regulations on conditions for circulation of LPG bottles, bottled LPG and mini bottled LPG on market

1. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for the acts of trading bottled LPG without proper seal.

2. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 for one of the following acts of violating regulations on conditions for circulation of LPG bottles (including mini LPG bottles) on market:

a) Circulating LPG bottles on market without sufficient dossiers and origins of the manufactures as prescribed;

b) Circulating on market with LPG bottles contrary that are not in compliance with technical regulations or LPG bottles that are not carried out technical inspection of occupational safety according to regulations.

3. Remedial measures:

Forcible recall of bottled LPG, mini LPG bottles and LPG bottles that do not meet conditions for circulation on market, for the acts of violations specified in this Article.

Article 42. Acts of violating regulations on production and repair of LPG bottles

1. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the acts of failing to fully meet regulations on safety, manufacturing, repairing process and the process of inspecting product quality as prescribed when producing and repairing LPG bottles.

2. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Producing and repairing LPG bottles without having testing equipment satisfied requirements on safe inspection as prescribed;

b) Using the certificate of eligibility for producing and repairing LPG bottles which is erased, modified to falsify the contents;

c) Leasing, lending or leasing, borrowing the certificate of eligibility for producing and repairing LPG bottles.

3. A fine from VND 80,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Producing and repairing LPG bottles without certificate of eligibility for producing and repairing LPG bottles as prescribed;

b) Continuing to produce and repair LPG bottles with an expired certificate of eligibility for producing and repairing LPG bottles or in case where the certificate of eligibility for producing and repairing LPG bottles has been deprived or revoked.

4. Additional sanctions:

a) Confiscation of violation material evidences, for acts of violation specified at Point b, Clause 2 of this Article;

b) Deprivation of the right to use the certificate of eligibility for producing and repairing LPG bottles from 01 month to 03 months, for the acts of violations specified at Points a and c, Clause 2 of this Article.

5. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified at Points b and c, Clause 2 and Clause 3 of this Article.

Article 43. Acts of violating regulations on conditions for mini LPG bottle production

1. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to fully meet requirements on safety, production and product quality inspection process as prescribed when producing mini LPG bottles;

b) Failing to have adequate lines, machines and equipment for the production of mini LPG bottles as prescribed in the National technical regulations;

c) Failing to have adequate testing equipment satisfying requirements on safe inspection of mini LPG bottles as prescribed;

d) Using the certificate of eligibility for producing mini LPG bottles which is erased, modified to falsify the contents;

dd) Leasing, lending or leasing, borrowing the certificate of eligibility for producing mini LPG bottles.

2. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Producing mini LPG bottles without a certificate of eligibility for producing mini LPG bottles as prescribed;

b) Continuing to produce mini LPG bottles with an expired certificate of eligibility for producing mini LPG bottles or in case where the certificate of eligibility for producing mini LPG bottles has been deprived or revoked.

3. Additional sanctions:

a) Confiscation of violation material evidences, for the acts of violation specified at Points a and d, Clause 1 and Clause 2 of this Article;

b) Deprivation of the right to use the certificate of eligibility for producing mini LPG bottles from 01 month to 03 months, for the acts of violations specified at Points b, c and dd, Clause 1 of this Article.

4. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified at Point dd, Clause 1 and Clause 2 of this Article.

 

Section 2

ACTS OF VIOLATING REGULATIONS ON GAS TRADING

 

Article 44. Acts of violating regulations on gas trading of gas exporters and importers, gas producers and processors

1. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to make report or failing to report the distribution system, trademark, import, export and purchase activities on market to the Ministry of Industry and Trade within the prescribed time limit;

b) The following information on LPG bottles: owners, bottle types, bottle serial number, inspection term stated in the bottle, names and addresses of traders buying LPG bottles, customers and date of delivering LPG bottles recorded in the monitor book or electronic database applying information technology to monitor LPG bottles sold for other LPG traders or customers is not sufficient;

c) Preparing gas without a commitment to ensure the quality of the additive without affecting the safety of humans, animals, plants, environment and gas quality as prescribed.

2. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to train or hire an organize to provide safe technical training courses for employees at gas trading establishments as prescribed;

b) Employing manager or staff who has not been trained in the safety technique and fire prevention and fighting as prescribed at the gas trading establishment;

c) Failing to formulate the safety management program, risk assessment report, emergency response plan as prescribed;

b) Failing to make the monitor book or electronic database applying information technology to monitor LPG bottles sold for other LPG traders or customers when trading LPG bottles.

3. A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to carry out occupational safety inspection as prescribed with LPG bottles, gas storage tanks, LPG-based auxiliary equipment, LNG and CNG trading auxiliary equipment of traders as prescribed;

b) Failing to stipulate gas and LPG bottle selling prices for traders under the management as prescribed;

c) Selling gas or LPG bottles for gas traders who do not fully meet conditions for gas trading as prescribed.

4. A fine from VND 80,000,000 to VND 120,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to inspect, maintain and replace LPG bottles and gas-based auxiliary equipment that are not safe for customers;

b) Illegally occupying, purchasing, selling, exchanging, storing and collecting LPG bottles not belong to the ownership without a contract of LPG bottle purchase or lease or without an agreement on exchanging LPG bottles with the owner, except for case of hiring for filling;

b) Purchasing and selling LPG bottles and bottled LPG not qualified for circulation on market.

5. Additional sanctions:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified at Points b and c, Clause 4 of this Article, except for the case of application of the remedial measures prescribed at Point a, Clause 6 of this Article.

b) Deprivation of the right to use certificate of eligibility for acting as gas exporter and importer or suspension of gas production, processing and preparation operation from 01 month to 03 months, for the acts of violations specified at Point b, Clause 2, Points a and b, Clause 3 of this Article, in case of repeated violation commission or recidivism;

c) Suspension of LPG bottle purchase operation from 01 month to 03 months, for the acts of violations specified at Points b and c, Clause 4 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Forcible return of LPG bottles to the owners, for the acts of violations specified at Point b, Clause 4 of this Article, in case the legal owners, managers or users are not intentional in the use of material evidence to commit acts of administrative violations by the violators;

b) Forcible carrying out of examination, maintenance and replace of LPG bottle, gas-based auxiliary equipment which is not safe for customers, for the acts of violations specified at Point a, Clause 4 of this Article;

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified at Point c, Clause 3, Points b and c, Clause 4 of this Article.

Article 45. Acts of violating regulations on gas trading of gas traders

1. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to train or hire an organize to provide safe technical training courses for employees at gas trading establishments as prescribed;

b) Employing manager or staff who has not been trained in the safety technique and fire prevention and fighting as prescribed at the gas trading establishment;

c) Failing to formulate the safety management program, risk assessment report, emergency response plan as prescribed;

c) Failing to make a report or failing to report the distribution system, trademark and gas trading activities on the market to the Department of Industry and Trade where the trader’s headquarter is located within the prescribed time limit;

dd) The following information on LPG bottles: owners, bottle types, bottle serial number, inspection term stated in the bottle, names and addresses of traders buying LPG bottles, customers and date of delivering LPG bottles recorded in the monitor book or electronic database applying information technology to monitor LPG bottles sold for other LPG traders or customers is not sufficient;

2. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to carry out occupational safety inspection as prescribed with LPG bottles, gas storage tanks, LPG-based auxiliary equipment, LNG and CNG trading auxiliary equipment of traders;

b) Failing to stipulate gas and LPG bottle selling prices for traders under the management as prescribed;

c) Failing to make the book or electronic database applying information technology to monitor LPG bottles sold for other LPG traders or customers when trading LPG bottles;

d) Selling gas or LPG bottles for gas traders who do not fully meet conditions for gas trading as prescribed.

3. A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to inspect, maintain and replace LPG bottles and gas-based auxiliary equipment that are not safe for customers;

b) Illegally occupying, purchasing, selling, exchanging, storing and collecting LPG bottles not belong to the ownership without a contract of LPG bottle purchase or lease or without an agreement on exchanging LPG bottles with the owner, except for case of hiring for filling;

c) Purchasing and selling LPG bottles and bottled LPG not qualified for circulation on market;

d) Signing contracts for purchasing gas with gas importers and exporters or gas traders who do not have certificates of eligibility for acting as gas exporters and importers, certificates of eligibility for acting as gas traders as prescribed or signing contracts for purchasing gas with gas producers and processors who do not fully meet conditions for trading gas as prescribed.

4. Additional sanctions:

a) Confiscation of exhibits for acts of violation specified at Points b and c, Clause 3 of this Article, except for the case of application of the remedial measures prescribed at Point a, Clause 5 of this Article.

b) Deprivation of the right to use certificates of eligibility for acting as gas traders for a period of between 01 month and 03 months, for the acts of violations specified at Point b, Clause 1, Points a and b, Clause 2 of this Article in case of repeated violation or recidivism;

c) Deprivation of the right to use the certificates of eligibility for acting as gas traders from 01 month to 03 months, for the acts of violations specified at Points b and c, Clause 3 of this Article.

5. Remedial measures:

a) Forcible return of LPG bottles to the owners, for the acts of violations specified at Point b, Clause 3 of this Article, in case  the owners, managers or legal users do not intentionally let the violators use material evidence to commit acts of administrative violations;

b) Forcible carrying out of examination, maintenance and replace of LPG bottle, gas-based auxiliary equipment which is not safe for customers, for the acts of violations specified at Point a, Clause 3 of this Article;

c) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified at Point d, Clause 2, Points b, c and d, Clause 3 of this Article.

Article 46. Acts of violating regulations on LPG trading at bottled LPG retail stores

1. A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 for the acts of one of the following acts of violation:

a) Failing to inspect the tightness of bottle valves, joints and soft pipes when newly installation or replacement of LPG bottles for customers;

b) Newly installing or replacing LPG bottle for customers without having the inspection witnessed and the delivery record signed by customers as prescribed;

c) Failing to provide instruction material and directly guide necessary information on safe use of LPG, preventive measures, steps of handling upon LPG leak; process of using gas stoves, storing bottle and accessories for customers using the store s gas stoves, LPG bottles;

d) Providing bottled LPG for customers without providing for customers or keeping at the store goods delivery slips containing adequate information about owners, bottle types, serial number, company importing such bottles, names and addresses of customers, date of delivery, name, address and contact number of the store;

dd) Failing to put up signboards and symbols of LPG traders entering into bottled LPG selling contracts with the store;

e) There is no sufficient information on LPG bottles as prescribed in the book or electronic database applying information techniques to monitor LPG bottles sold at the bottled LPG retail store.

2. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to train or hire an organize to provide safe technical training courses for employees at bottled LPG retail store as prescribed;

b) Employing manager or staff who has not been trained in the safety technique and fire prevention and fighting as prescribed at the bottled LPG retail store;

c) Selling unsealed, leaked bottled LPG or bottled LPG whose quality and volume contrary to those indicated on the goods labels as prescribed for customers;

d) Replacing or providing for customers accessories which are not safe when using or those are not specialized accessories for LPG as prescribed;

dd) Failing to formulate the book or electronic database applying information techniques to monitor LPG bottles sold at the bottled LPG retail store.

3. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Purchasing and selling bottled LPG, mini bottled LPG or LPG bottles not qualified for circulation on market;

b) Selling bottled LPG of other LPG traders without contracts or selling bottled LPG other than those provided in the signed contract;

c) Storing and collecting LPG bottles of other LPG traders other than the contract signed by the store.

4. Additional sanctions:

a) Confiscation of violation material evidences, for the acts of violation specified in Clause 3 of this Article, except for the cases prescribed at Point a, Clause 5 of this Article;

b) Deprivation of the right to use certificates of eligibility for retailing bottled LPG for a period of between 01 month and 03 months, for the acts of violations specified in Clause 2 of this Article in cases of repeated violation or recidivism;

c) Depriving the right to use the certificate of eligibility for retailing bottled LPG from 03 months to 06 months, for the acts of violations specified in Clause 3 of this Article.

5. Remedial measures:

a) Forcible return of LPG bottles to the owners, for the acts of violations specified at Points b and c, Clause 3 of this Article, in case the legal owners, managers or users do not intentionally in the use of material evidence to commit acts of administrative violations by the violators;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified at Point c, Clause 2, Points a and b, Clause 3 of this Article;

c) Forcible recall of bottled LPG that does not meet conditions for circulation on the market, for the acts of violations specified at Point c, Clause 1 and Point a, Clause 3 of this Article.

Article 47. Acts of violating regulations on filling up bottle with LPG

1. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to train or hire an organize to provide safe technical training courses for employees at LPG bottling station as prescribed;

b) Employing manager or staff who has not been trained in the safety technique and fire prevention and fighting as prescribed at the LPG bottling station;

c) Failing to formulate the safety management program, risk assessment report, emergency response plan as prescribed;

d) There is no sufficient information on LPG bottles as prescribed in the monitor book or electronic database applying information techniques in managing the bottle LPG-filling at the LPG bottling station.

2. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Storing LPG bottles and bottled LPG of other traders without a contract of hiring for filling up bottle with LPG at the filling station;

b) Entering into a contract of filling up bottle with LPG with a trader who does not have a valid gas business license or a certificate of trademark registration as prescribed;

d) Failing to formulate the monitor book or electronic database applying information techniques in managing the bottle LPG-filling at the LPG bottling station.

3. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Filling up bottle with LPG while LPG bottles fail to satisfy fully conditions for circulation as prescribed;

b) Filling up bottle with LPG while LPG bottles are not owned by trader possessing the filling station, except for case of having contract of hiring for filling up bottle with LPG;

c) Filling up bottle with LPG whose volume and quality disconformable to trademarks, national technical regulations and quality standards announced by gas producers and processors or gas exporters and importers as prescribed;

d) Extracting, filling with LPG from gas storage tank or tank truck into a LPG bottle, or from a bigger bottle into a smaller bottle or mini LPG bottle.

4. Additional sanctions:

a) Confiscation of violation material evidences, for the acts of violation specified at Point a, Clause 2 and Clause 3 of this Article, except for the cases prescribed in Clause 5 of this Article;

b) Deprivation of the right to use certificates of eligibility for LPG-bottling station for a period of between 03 months and 06 months, for the acts of violations specified at Point a, Clause 2 and Clause 3 of this Article.

5. Remedial measures:

a) Forcible return of LPG bottles to the owners, for the acts of violations specified at Point a, Clause 2, Points b and c, Clause 3 of this Article, in case the legal owners, managers or users do not intentionally in the use of material evidence to commit acts of administrative violations by the violators;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified at Point b, Clause 2 and Clause 3 of this Article.

Article 48. Acts of violating regulations on filling up vehicles with gas

1. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 for the act of failing to write fully and clearly the signboard or the symbol of the vehicle gas-filling station in accordance with regulations.

2. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to organize training of, or to lease for organizing training of, safety techniques for the employees working in vehicle gas-filling stations in accordance with regulations;

b) Employing manager or staff who has not been trained in the safety technique as prescribed at the vehicle gas-filling station;

c) Failing to develop safety management program, make risk assessment report and emergency response plan in accordance with regulations.

3. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 for the act of failing to comply with regulations on safety management of vehicle gas-filling stations in accordance with regulations.

4. A fine from VND 60,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Filling up vehicles not fueling LPG with LPG;

b) Filling up vehicles not fueling LNG with LNG;

c) Filling up vehicles not fueling CNG with CNG;

5. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use Certificate of eligibility for vehicle gas-filling stations for between 03 months and 06 months, for acts of violations prescribed in Clause 4 of this Article;

6. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified in Clause 4 of this Article.

Article 49. Acts of violating regulations on filling up tank trucks with LPG

1. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to organize training of, or to lease for organizing training of, safety techniques for the employees working in tank truck LPG-filling stations in accordance with regulations;

b) Employing manager or staff who has not been trained in the safety technique as prescribed at the tank truck LPG-filling station;

c) Failing to develop safety management program, make risk assessment report and emergency response plan in accordance with regulations.

2. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 for the act of failing to comply with regulations on safety management of tank truck LPG-filling stations in accordance with regulations.

3. A fine from VND 60,000,000 to VND 100,000,000 for the act of filling up tank trucks with LPG for traders who don’t have any valid gas business license in accordance with regulations.

4. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified in Clause 3 of this Article.

Article 50. Acts of violating regulations on gas supply

1. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to notify customers buying gas when adjusting gas sales prices;

b) Failing to provide customers with instructions on gas use safety, or to providing customers with instructions on gas use safety without including telephone numbers of gas supply stations and gas supply station managers in accordance with regulations;

2. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to organize training of, or to lease for organizing training of, safety techniques for the employees working in gas-filling, gas supply stations in accordance with regulations;

b) Employing manager or staff who has not been trained in the safety technique as prescribed at the gas supply station;

c) Failing to develop safety management program, make risk assessment report and emergency response plan in accordance with regulations.

3. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Selling gas to customers that don’t have contracts of gas purchase or to customers that have contracts of gas purchase but don t comply with gas use safety regulations;

b) Failing to inspect the safety, measuring devices and


equipment, tightness of locking and safety valves, gas auxiliary equipment, connection joints, pipelines used for supplying gas to customers in accordance with regulations.

4. A fine from VND 60,000,000 to VND 100,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Supplying LPG to customers buying LPG without using the pipelines or special-use vehicles eligible for receiving LPG in accordance with regulations;

b) Supplying LNG, CNG to customers buying LNG, CNG without using the pipelines in accordance with regulations.

5. Additional sanctions:

Suspension of operation of gas supply stations for between 03 months and 06 months, for the acts of violations prescribed in Clause 4 of this Article.

6. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified in Point a, Clause 3 and 4 of this Article.

Article 51. Acts of violating regulations on CNG compression

1. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to organize training of, or to lease for organizing training of, safety techniques for the employees working in CNG-filling, CNG compression stations in accordance with regulations;

b) Employing manager or staff who has not been trained in the safety technique as prescribed at the CNG compression station;

c) Failing to develop safety management program, make risk assessment report and emergency response plan in accordance with regulations.

2. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 for the act of failing to comply with regulations on safety management of other gas supply stations as prescribed.

3. A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 for the act of failing to inspect, maintain and replace equipment of the CNG compression station, to ensure safety in the course of operation in accordance with regulations.

4. Additional sanctions:

Suspension of operation of CNG compression stations for between 01 month and 03 months, for the acts of violations prescribed in Clause 3 of this Article.

Article 52. Acts of violating regulations on services of leasing gas import and export ports, gas storage tanks, bottled LPG storages and of gas transportation

1. A fine from VND 20,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing to organize training of, or to lease for organizing training of, safety techniques for the employees working in gas trading establishments in accordance with regulations;

b) Employing manager, staff or operator of gas transportation vehicle who has not been trained in the safety technique as prescribed at the gas trading establishment;

c) Failing to develop safety management program, make risk assessment report and emergency response plan in accordance with regulations.

2. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed on the gas transportation traders performing any of the following acts of violations:

a) Transporting gas for a trader who doesn’t have any valid gas business license in accordance with regulations;

b) Transporting non-originating gas or bottled LPG with the LPG bottles ineligible for circulation on the market;

c) Buying, selling or transporting types of LPG bottles and bottled LPG of other LPG traders without any contract.

3. A fine from VND 80,000,000 to VND 120,000,000 shall be imposed for the act of gas storage tank and bottled LPG storage lease that does not satisfy the conditions of safety, fire prevention and fighting in accordance with regulations.

4. A fine from VND 120,000,000 to VND 200,000,000 shall be imposed for the act of import and export port lease that does not satisfy the conditions of safety, fire prevention and fighting in accordance with regulations.

5. Additional sanctions:

a) Suspension of operation for between 01 month and 03 months, for the acts of violations prescribed in Clause 2 of this Article in cases of repeated administrative violation or recidivism;

b) Suspension of operation for between 03 months and 06 months, for the acts of violations prescribed in Clauses 3 and 4 of this Article;

c) Confiscation of violation material evidences, for the acts of violations prescribed at Points b and c, Clause 2 of this Article, except for cases imposed remedial measures prescribed at Point a, Clause 6 of this Article.

6. Remedial measures:

a) Forcible return of bottled LPG or LPG bottles to owners, for the acts of violations prescribed at Point c, Clause 2 of this Article in case legal owners, managers or users of LPG bottles don’t intentionally let violators use material evidences to commit administrative violations;

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified in Clauses 2 and 3 of this Article.

Article 53. Acts of violating regulations on production of, repair of LPG bottles and on production of mini LPG bottles

1. A fine from VND 30,000,000 to VND 40,000,000 shall be imposed for the act of failing to announcing technical regulation conformity of LPG bottles, mini LPG bottles in accordance with regulations.

2. A fine from VND 40,000,000 to VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Failing formulate dossiers of LPG bottles and mini LPG bottles in accordance with regulations;

b) Putting the LPG bottles with identical serial numbers on the market;

c) Repairing non-originating LPG bottles.

3. A fine from VND 60,000,000 to VND 80,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations that change the initial form, structure, weight of LPG bottles without any legal agreement of the LPG bottle owner:

a) Replacing the handle of LPG bottles;

b) Erasing or changing logos of the LPG bottles;

c) Welding a metal to LPG bottles;

d) Swapping valves on the top of LPG bottles;

dd) Modifying original specifications of LPG bottles or other acts of violations leading to the change of the initial form, structure, weight of LPG bottles.

4. Additional sanctions:

a) Confiscation of violation material evidences, for the acts of violations specified at Point c Clause 2 and Clause 3 of this Article;

b) Deprivation of the right to use Certificate of eligibility for producing and repairing LPG bottles or Certificate of eligibility for producing mini LPG bottles for between 01 month and 03 months, for acts of violations prescribed in Clause 2 of this Article in cases of repeated administrative violation or recidivism;

c) Deprivation of the right to use Certificate of eligibility for producing and repairing LPG bottles for between 03 months and 06 months, or suspension of operation for between 03 months and 06 months, for the acts of violations specified in Clause 3 of this Article.

5. Remedial measures:

Forcible recall of LPG bottles and mini LPG bottles ineligible for circulation on the market, for the acts of violations specified at Points a and b, Clause 2 of this Article.

Article 54. Acts of violating other regulations on gas trading

1. A fine from VND 500,000 to VND 1,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Using refilled mini-bottled LPG with mini LPG bottles that are prohibited refilling up with LPG in catering service establishments;

b) Transporting bottled LPG with people in elevators, except for direct carriers.

2. A fine from VND 1,000,000 to VND 3,000,000 shall be imposed for the act of transporting bottled LPG by moped (two wheels) without any bottled LPG rack or arranging bottled LPG on means of transportation contrary to regulations.

3. A fine from VND 3,000,000 to VND 5,000,000 shall be imposed for the act of transporting bottled LPG by automobile with the bottled LPG arrangement contrary to regulations.

4. A fine from VND 5,000,000 to VND 10,000,000 shall be imposed for the act of storing LPG bottles or bottled LPG at warehouses that fail to ensure the safety for LPG bottle storage in accordance with regulations.

5. A fine from VND 10,000,000 to VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violations:

a) Gas exporters, importers, gas producers, processors and gas distributors fail to notify in writing changes of LPG sale prices to units in the distribution systems and Departments of Industry and Trade and of Finance of localities where they have their distribution systems in accordance with regulations.

b) Gas exporters, importers and gas producers, processors fail to notify the Ministry of Science and Technology of standards of additives used for gas preparation in accordance with regulations;

c) Buying, selling, transporting and storing LPG bottles and bottled LPG, for cases not being LPG trading establishments as prescribed, except the purchase for production and consumption.

6. Additional sanctions:

Confiscation of violation material evidences, for the acts of violations prescribed at Point a, Clause 1 and Point c, Clause 5 of this Article, except for cases imposed remedial measures prescribed at Point a, Clause 7 of this Article.

7. Remedial measures:

a) Forcible return of LPG bottles to owners, for the acts of violations prescribed at Point c, Clause 5 of this Article in case legal owners, managers or users of LPG bottles don’t intentionally let violators use material evidences to commit an administrative violation.

b) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of violations specified at Point c, Clause 5 of this Article.

 

Chapter V

COMPETENCE TO MAKE WRITTEN RECORDS OF ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND SANCTION ADMINISTRATIVE VIOLATIONS

 

Article 55. Competence to make written records of administrative violations

1. Persons competent to sanction administrative violations as prescribed in Articles 56 through 62 of this Decree.

2. Servicemen of the People s Army, People s Public Security Force in the agencies as prescribed in Articles 57, 58 and 59 of this Decree; civil servants and public employees who are on duty of inspection, examination in the fields of petroleum, petrol, oil and gas trading.

Article 56. Competence to sanction of chairpersons of People’s Committees

1. Chairpersons of commune-level People’s Committees may:

a) Impose fines of up to VND 5,000,000 for individuals and fines of up to VND 10,000,000 for organizations;

b) Confiscate administrative violation material evidences or means of a value not exceeding the fine level as prescribed at Point a of this Clause;

c) Apply the remedial measures as prescribed at Point a, Clause 3, Article 4 of this Decree.

2. Chairpersons of district-level People’s Committees may:

a) Impose fines of up to VND 50,000,000 for individuals and fines of up to VND 100,000,000 for organizations;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business licenses, gas business licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences or means of a value not exceeding the fine level as prescribed at Point a of this Clause;

d) Apply the remedial measures as prescribed at Points a, c, d, dd and e, Clause 3, Article 4 of this Decree.

3. Chairpersons of provincial-level People’s Committees may:

a) Impose fines of up to VND 1,000,000,000 for individuals and fines of up to VND 2,000,000,000 for organizations for the acts of violations as prescribed in Chapter II of this Decree; impose fines of up to VND 100,000,000 for individuals and fines of up to VND 200,000,000 for organizations for other acts of violations as prescribed in this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business licenses, gas business licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences and means;

d) Apply the remedial measures as prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree.

Article 57. Competence to sanction of the Public Security Force

1. Policemen who are on duty may impose fines of up to VND 500,000 for individuals and fines of up to VND 1,000,000 for organizations.

2. Station heads or team leaders of those as prescribed in Clause 1 of this Article may impose fines of up to VND 1,500,000 for individuals and fines of up to VND 3,000,000 for organizations.

3. Heads of commune-level Public Security offices, heads of Public Security posts, heads of Public Security stations of border gates or export processing zones may:

a) Impose fines of up to VND 2,500,000 for individuals and fines of up to VND 5,000,000 for organizations;

b) Confiscate administrative violation material evidences or means of a value not exceeding the fine level as prescribed at Point a of this Clause;

c) Apply the remedial measures as prescribed at Point a, Clause 3, Article 4 of this Decree.

4. Heads of district-level Public Security offices; heads of Operation Sections of the Traffic Police Department; heads of sections of provincial-level Public Security Departments, including heads of Social Order-Related Crime Investigating Police Sections, heads of Traffic Police Sections, heads of Road and Railway Traffic Police Sections, heads of Road Traffic Police Sections, heads of Waterway Police Sections, heads of Environment-Related Crime Prevention and Fighting Police Sections, heads of Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Sections, heads of Internal Political Security Sections, heads of Economic Security Sections, heads of Social Order-Related Administration Management Police Sections, heads of Corruption, Economy and Smuggling-Related Crime Investigating Police Section may:

a) Impose fines of up to VND 25,000,000 for individuals and fines of up to VND 50,000,000 for organizations, for the acts of violations as prescribed in Chapter II of this Decree; impose fines of up to VND 20,000,000 for individuals and fines of up to VND 40,000,000 for organizations for other acts of violations as prescribed in this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business licenses, gas business licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences or means of a value not exceeding the fine level as prescribed at Point a of this Clause;

d) Apply the remedial measures as prescribed at Points a, dd and e, Clause 3, Article 4 of this Decree.

5. Directors of provincial-level Police Departments may:

a) Impose fines of up to VND 50,000,000 for individuals and fines of up to VND 100,000,000 for organizations;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business licenses, gas business licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences or means of a value not exceeding the fine level as prescribed at Point a of this Clause;

d) Decide on application of the sanction of expulsion;

dd) Apply the remedial measures as prescribed at Points a, d, dd and e, Clause 3, Article 4 of this Decree.

6. Director of the Social Order-Related Crime Investigating Police Department, director of the Traffic Police Department, director of the Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Department, director of the Environment-Related Crime Prevention and Fighting Police Department, director of the Internal Political Security Department, director of the Economic Security Department, director of the Social Order-Related Administration Management Police Department, director of the Corruption, Economy and Smuggling-Related Crime Investigating Police Department may:

a) Impose fines of up to VND 1,000,000,000 for individuals and fines of up to VND 2,000,000,000 for organizations for the acts of violations as prescribed in Chapter II of this Decree; impose fines of up to VND 100,000,000 for individuals and fines of up to VND 200,000,000 for organizations for other acts of violations as prescribed in this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business licenses, gas business licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences and means;

d) Apply the remedial measures as prescribed at Points a, d, dd and e, Clause 3, Article 4 of this Decree.

7. The director of the Vietnam Immigration Department may impose sanctions according to Clause 6 of this Article and may decide on application of the sanction of expulsion.

Article 58. Competence to sanction of Border Guards

1. Border-guard soldiers who are on duty may impose fines of up to VND 500,000 for individuals and fines of up to VND 1,000,000 for organizations.

2. Station heads or team commanders of those as prescribed in Clause 1 of this Article may impose fines of up to VND 2,500,000 for individuals and fines of up to VND 5,000,000 for organizations.

3. Heads of border-guard stations, commanders of border-guard flotillas and commanders of port border-gate border-guard command posts may:

a) Impose fines of up to VND 25,000,000 for individuals and fines of up to VND 50,000,000 for organizations for the acts of violations as prescribed in Chapter II of this Decree; impose fines of up to VND 20,000,000 for individuals and fines of up to VND 40,000,000 for organizations for other acts of violations as prescribed in this Decree;

b) Confiscate administrative violation material evidences or means of a value not exceeding the fine level as prescribed at Point a of this Clause;

c) Apply the remedial measures as prescribed at Points a and e, Clause 3, Article 4 of this Decree.

4. Provincial-level border-guard commanders, commanders of border-guard fleets under the High Command of the Vietnam Border Guard may:

a) Impose fines of up to VND 1,000,000,000 for individuals and fines of up to VND 2,000,000,000 for organizations for the acts of violations as prescribed in Chapter II of this Decree; impose fines of up to VND 100,000,000 for individuals and fines of up to VND 200,000,000 for organizations for other acts of violations as prescribed in this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business licenses, gas business licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences and means;

d) Apply the remedial measures as prescribed at Points a, d and e, Clause 3, Article 4 of this Decree.

Article 59. Competence to sanction of the Vietnam Coast Guard

1. Leaders of Coast Guard operation teams may impose fines of up to VND 5,000,000 for individuals and fines of up to VND 10,000,000 for organizations.

2. Heads of Coast Guard operation squads and heads of Coast Guard stations may:

a) Impose fines of up to VND 10,000,000 for individuals and fines of up to VND 20,000,000 for organizations;

b) Apply the remedial measures as prescribed at Point a, Clause 3, Article 4 of this Decree.

3. Commanders of Coast Guard flotillas may:

a) Impose fines of up to VND 25,000,000 for individuals and fines of up to VND 50,000,000 for organizations for the acts of violations as prescribed in Chapter II of this Decree; impose fines of up to VND 20,000,000 for individuals and fines of up to VND 40,000,000 for organizations for other acts of violations as prescribed in this Decree;

b) Confiscate administrative violation material evidences or means of a value not exceeding the fine level as prescribed at Point a of this Clause;

c) Apply the remedial measures as prescribed at Points a, b and e, Clause 3, Article 4 of this Decree.

4. Commanders of Coast Guard fleets may:

a) Impose fines of up to VND 50,000,000 for individuals and fines of up to VND 100,000,000 for organizations for the acts of violations as prescribed in Chapter II of this Decree; impose fines of up to VND 30,000,000 for individuals and fines of up to VND 60,000,000 for organizations for other acts of violations as prescribed in this Decree;

b) Confiscate administrative violation material evidences or means of a value not exceeding the fine level as prescribed at Point a of this Clause;

c) Apply the remedial measures as prescribed at Points a, b and e, Clause 3, Article 4 of this Decree.

5. Commanders of the Regional High Commands of the Vietnam Coast Guard may:

a) Impose fines of up to VND 100,000,000 for individuals and fines of up to VND 200,000,000 for organizations for the acts of violations as prescribed in Chapter II of this Decree; impose fines of up to VND 50,000,000 for individuals and fines of up to VND 100,000,000 for organizations for other acts of violations as prescribed in this Decree;

b) Confiscate administrative violation material evidences or means of a value not exceeding the fine level as prescribed at Point a of this Clause;

c) Apply the remedial measures as prescribed at Points a, b and e, Clause 3, Article 4 of this Decree.

6. The Vietnam Coast Guard Commander may:

a) Impose fines of up to VND 1,000,000,000 for individuals and fines of up to VND 2,000,000,000 for organizations for the acts of violations as prescribed in Chapter II of this Decree; impose fines of up to VND 100,000,000 for individuals and fines of up to VND 200,000,000 for organizations for other acts of violations as prescribed in this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business licenses, gas business licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences and means;

d) Apply the remedial measures as prescribed at Points a, b and e, Clause 3, Article 4 of this Decree.

Article 60. Competence to sanction of Customs

1. Managers of Customs Branches, managers of Post-Customs Clearance Inspection Branches, heads of control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments, heads of anti-smuggling control teams, commanders of marine control flotillas, and heads of control teams for protection of intellectual property rights of the Anti-Smuggling Investigation Department of the General Department of Vietnam Customs may:

a) Impose fines of up to VND 25,000,000 for individuals and fines of up to VND 50,000,000 for organizations;

b) Confiscate administrative violation material evidences or means of a value not exceeding the fine level as prescribed at Point a of this Clause;

c) Apply the remedial measures as prescribed at Points b, d, dd and e, Clause 3, Article 4 of this Decree.

2. Director of the Anti-Smuggling Investigation Department, director of the Post-Customs Clearance Inspection Department under the General Department of Vietnam Customs, and directors of provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments may:

a) Impose fines of up to VND 50,000,000 for individuals and fines of up to VND 100,000,000 for organizations;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business licenses, gas business licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences or means of a value not exceeding the fine level as prescribed at Point a of this Clause;

d) Apply the remedial measures as prescribed at Points b, d, dd and e, Clause 3, Article 4 of this Decree.

3. The Director General of Vietnam Customs may:

a) Impose fines of up to VND 100,000,000 for individuals and fines of up to VND 200,000,000 for organizations;

b) Confiscate administrative violation material evidences and means;

c) Apply the remedial measures as prescribed at Points b, d, dd and e, Clause 3, Article 4 of this Decree.

Article 61. Competence to sanction of the Market Surveillance Force

1. Market controllers who are on duty may impose fines of up to VND 500,000 for individuals and fines of up to VND 1,000,000 for organizations.

2. Heads of market surveillance teams may:

a) Impose fines of up to VND 25,000,000 for individuals and fines of up to VND 50,000,000 for organizations;

b) Confiscate administrative violation material evidences or means of a value not exceeding the fine level as prescribed at Point a of this Clause;

c) Apply the remedial measures as prescribed at Points a, c, d, dd and e, Clause 3, Article 4 of this Decree.

3. The directors of provincial-level Market Surveillance Departments, the director of the operation Department of Market Surveillance under the Vietnam Directorate of Market Surveillance may:

a) Impose fines of up to VND 50,000,000 for individuals and fines of up to VND 100,000,000 for organizations;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business licenses, gas business licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences or means of a value not exceeding the fine level as prescribed at Point a of this Clause;

d) Apply the remedial measures as prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree.

4. The Director General of Vietnam Directorate of Market Surveillance may:

a) Impose fines of up to VND 100,000,000 for individuals and fines of up to VND 200,000,000 for organizations;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business licenses, gas business licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences and means;

d) Apply the remedial measures as prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree.

Article 62. Competence to sanction of inspectorates

1. Inspectors and persons assigned to perform specialized inspection tasks who are on duty may:

a) Impose fines of up to VND 500,000 for individuals and fines of up to VND 1,000,000 for organizations;

b) Confiscate administrative violation material evidences or means of a value not exceeding the fine level as prescribed at Point a of this Clause;

c) Apply the remedial measures as prescribed at Point a, Clause 3, Article 4 of this Decree.

2. Chief inspectors of provincial-level Departments and equivalent post holders who are assigned by the Government to perform the function of specialized inspection may:

a) Impose fines of up to VND 50,000,000 for individuals and fines of up to VND 100,000,000 for organizations;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business licenses, gas business licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences or means of a value not exceeding the fine level as prescribed at Point a of this Clause;

d) Apply the remedial measures as prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree.

3. Chief inspectors of ministries and ministerial-level agencies, the Director General of the Directorate for Standards, Metrology and Quality, the Director General of the General Department of Geology and Minerals of Vietnam, the Director General of the Vietnam Environment Administration, the director of the Vietnam Chemicals Agency, the director of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency and equivalent post holders who are assigned by the Government to perform the function of specialized inspection may:

a) Impose fines of up to VND 1,000,000,000 for individuals and fines of up to VND 2,000,000,000 for organizations for the acts of violations as prescribed in Chapter II of this Decree; impose fines of up to VND 100,000,000 for individuals and fines of up to VND 200,000,000 for organizations for other acts of violations as prescribed in this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business licenses, gas business licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences and means;

d) Apply the remedial measures as prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree.

4. Heads of specialized inspection teams of provincial-level departments and of state management agencies assigned to perform the function of specialized inspection have the sanctioning competence prescribed in Clause 2 of this Article.

5. Heads of ministerial-level specialized inspection teams may:

a) Impose fines of up to VND 250,000,000 for individuals and fines of up to VND 500,000,000 for organizations for the acts of violations as prescribed in Chapter II of this Decree; impose fines of up to VND 70,000,000 for individuals and fines of up to VND 140,000,000 for organizations for other acts of violations as prescribed in this Decree;

b) Deprive of the right to use petrol and oil business licenses, gas business licenses for a definite term or suspend operation for a definite time;

c) Confiscate administrative violation material evidences or means of a value not exceeding the fine level as prescribed at Point a of this Clause;

d) Apply the remedial measures as prescribed in Clause 3, Article 4 of this Decree.

Article 63. Division of competence to sanction of chairpersons of People’s Committees, the Public Security Force, customs, Border Guards, the Vietnam Coast Guard, the Market Surveillance Force, Inspectorates

1. Division of competence to sanction of chairpersons of People’s Committees at all levels:

a) Chairpersons of commune-level People’s Committees are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in Clause 1, Article 21; Point a, Clause 1, Article 31; Clause 1, Article 33; Clauses 1 and 3, Article 35; Clause 1, Article 46 and Clauses 1, 2, 3, 4, Article 54 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 1, Article 56 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

b) Chairpersons of district-level People’s Committees are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in Clause 1, Article 7; Clause 1, Article 9; Clause 1, Article 11; Articles 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19; Clauses 1, 2, 3, 4, Article 20; Clause 5, Article 20 (except for violators committing the acts of violations prescribed in Clauses 3 and 4, Article 20); Clauses 1, 2, 3, Article 21; Articles 22, 23, 24, 25; Clause 1, Article 26; Clause 1 Article 27; Articles 28, 29, 31, 33, 34, 35; Clauses 1, 2, Article 36; Article 37; Clauses 1, 2, 3 Article 38; Article 39; Clauses 1, 2, 3, Article 40; Articles 41, 42, 43; Clauses 1, 2, 3, Article 44; Articles 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51; Clause 1, 2, Article 52; Article 53 and Article 54 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 2, Article 56 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

c) Chairpersons of provincial-level People’s Committees are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in this Decree (except for foreigners committing the acts of violations prescribed in Clauses 4, 5, 6, Article 6 and Clause 5, 6, Article 7) in accordance with their competence prescribed in Clause 3, Article 56 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

2. Division of competence to sanction of the Public Security Force:

a) Policemen who are on duty are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed at Point b, Clause 1, Article 54 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 1, Article 57 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

b) Station heads or team leaders of those as prescribed at Point a of this Clause are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in Clause 1, Article 35 and Point b, Clause 1, Clause 2, Article 54 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 2, Article 57 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

c) Heads of commune-level Public Security offices, heads of Public Security posts, heads of Public Security stations of border gates or export processing zones are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in Clause 1, Article 35 and Clauses 1, 2, 3, Article 54 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 3, Article 57 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

d) Heads of district-level Public Security offices; heads of Operation Sections of the Traffic Police Department; heads of sections of provincial-level Public Security Departments, including heads of Social Order-Related Crime Investigating Police Sections, heads of Traffic Police Sections, heads of Road and Railway Traffic Police Sections, heads of Road Traffic Police Sections, heads of Waterway Police Sections, heads of Environment-Related Crime Prevention and Fighting Police Sections, heads of Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Sections, heads of Internal Political Security Sections, heads of Economic Security Sections, heads of Social Order-Related Administration Management Police Sections, heads of Corruption, Economy and Smuggling-Related Crime Investigating Police Section are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in Clause 1, Article 7; Clause 1, Article 11; Article 12; Clause 1, Article 14; Clause 1, Article 15; Clause 1, Article 16; Clause 1, Article 17; Clause 1, Article 19; Clause 1, Point b Clause 2, Article 20; Clause 5, Article 20 (except for violators committing the acts of violations prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 20); Clause 1, Article 21; Clause 1, Article 22; Article 25; Clause 1, Article 26; Clauses 1 and 2, Article 29; Points a, b, c, Clause 1, Article 31; Clauses 1, 2, 3, Point a Clause 7, Clause 8, Article 33; Clauses 1, 2, Article 34; Clauses 1, 3, 4, Article 35; Clause 1, Article 39; Clause 1, Article 42; Points a, b, c, d, Clause 1, Article 43; Clause 1, Article 44; Clause 1, Article 45; Clause 1, Points a, b, d, dd Clause 2, Point c Clause 3, Article 46; Clause 1, Points a, c Clause 2, Article 47; Clauses 1, 2, Article 48; Clause 1, Article 49; Clauses 1, 2, Article 50; Clause 1, Article 51; Clause 1, Article 52; Clause 1, Article 53 and Clauses 1, 2, 3, 4, Points a, b Clause 5, Article 54 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 4, Article 57 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

dd) Directors of provincial-level Police Departments are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in Clause 1, Article 7; Clause 1, Article 9; Clause 1, Article 11; Articles 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19; Clauses 1, 2, 3, 4, Article 20; Clause 5, Article 20 (except for violators committing the acts of violations prescribed in Clauses 3 and 4, Article 20); Clauses 1, 2, 3, Article 21; Articles 22, 23, 24, 25; Clause 1, Article 26; Clause 1, Article 27; Articles 28, 29, 31, 33, 34, 35; Point b Clause 1, Clause 2, Article 36; Article 37; Point a, c Clause 1, Clauses 2, 3, Article 38; Article 39; Clauses 1, 2, 3, Article 40; Article 42; Article 43; Clauses 1,2,3, Article 44; Article 45; Clause 1, Points a, b, d, dd Clause 2, Points b, c Clause 3, Article 46; Articles 47, 48, 49, 50, 51; Clauses 1, 2, Article 52; Clause 1, Point c Clause 2, Clause 3, Article 53 and Article 54 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 5, Article 57 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

e) Director of the Social Order-Related Crime Investigating Police Department, director of the Traffic Police Department, director of the Fire Prevention and Fighting, Salvage and Rescue Police Department, director of the Environment-Related Crime Prevention and Fighting Police Department, director of the Internal Political Security Department, director of the Economic Security Department, director of the Social Order-Related Administration Management Police Department, director of the Corruption, Economy and Smuggling-Related Crime Investigating Police Department are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in this Decree (except for foreigners committing the acts of violations prescribed in Clauses 4, 5, 6, Article 6; Clauses 5, 6, Article 7; acts prescribed in Clause 2, Article 27; Point a Clause 1, Point a Clause 4, Article 36; Point b, Clause 1, Article 38; Article 41; Point c Clause 2, Point a Clause 3, Article 46; Points a, b, Clause 2, Article 53) in accordance with their competence prescribed in Clause 6, Article 57 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

g) The director of the Vietnam Immigration Department is competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in this Decree (except for the acts of violations prescribed in Clause 2, Article 27; Point a Clause 1, Point a Clause 4, Article 36; Point b, Clause 1, Article 38; Article 41; Point c Clause 2, Point a Clause 3, Article 46 and Points a, b, Clause 2, Article 53) in accordance with the competence prescribed in Clause 7, Article 57 of this Decree and the assigned functions, duties, powers.

3. Division of competence to sanction of Border Guards:

a) Border-guard soldiers who are on duty are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed at Point b, Clause 1, Article 54 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 1, Article 58 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

b) Station heads or team commanders of those as prescribed at Point a of this Clause are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in Clause 1, Article 35; Point b Clause 1, Clauses 2, 3, Article 54 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 2, Article 58 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

c) Heads of border-guard stations, commanders of border-guard flotillas and commanders of port border-gate border-guard command posts are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in Clause 1, Article 11; Point c, Clause 1, Article 14; Clause 1, Article 15; Clause 1, Article 16; Clause 1, Article 17; Clause 1, Article 19; Clause 1, Point b Clause 2, Article 20; Clause 5, Article 20 (except for violators committing the acts of violations prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 20); Article 25; Clause 1, Article 26; Points a, b, c, Clause 1, Article 31; Clauses 1, 2, 3, Point a Clauses 7, 8, Article 33; Clauses 1, 3, 4, Article 35; Clause 1, Article 52; Articles 1, 2, 3, 4, Points a, b Clause 5, Article 54 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 3, Article 58 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

d) Provincial-level border-guard commanders, commanders of border-guard fleets under the High Command of the Vietnam Border Guard are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in Clauses 2, 3, 4, 5, 6, Article 6 (except for foreigners committing the acts of violations prescribed in Clauses 4, 5 and 6, Article 6); Clauses 4, 5, 6, Article 7 (except for foreigners committing the acts of violations prescribed in Clauses 5 and 6, Article 7); Clause 2, Article 8; Clause 1, Points a, c and d Clause 2, Clause 3, Article 9; Clause 1, Points c and d Clause 2, Article 11; Articles 13, 14; 15; 16; 17; 18; 19; 20; Clauses 3, 4, Article 22; Point a, Clause 2 and Point b, Clause 3, Article 24; Article 25; Article 26; Clauses 1, 2, Article 27; Clauses 1, 3, Article 28; Articles 31; 33; 35; 52 and 54 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 4, Article 58 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

4. Division of competence to sanction of the Vietnam Coast Guard:

a) Leaders of Coast Guard operation teams are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in Clause 1, Article 21 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 1, Article 59 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

b) Heads of Coast Guard operation squads and heads of Coast Guard stations are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed at Point c, Clause 1, Article 14, Clause 1, Article 21; Point a, Clause 7, Article 33 and Clause 1, Article 34 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 2, Article 59 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

c) Commanders of Coast Guard flotillas are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed at Point c, Clause 1, Article 14; Clause 1, Article 19; Clause 1, Point b Clause 2, Article 20; Clause 5, Article 20 (except for violators committing the acts of violations prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 20); Clause 1, Article 21; Article 25; Points a, b, c, Clause 1, Article 31; Clauses 1, 2, 3, Point a Clause 7, Clause 8, Article 33; Clause 1, Article 34; Clause 1, Article 52 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 3, Article 59 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

d) Commanders of Coast Guard fleets are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed at Point b, Clause 1, Article 9; Article 13; Point c, Clause 1, Article 14; Clause 1, Article 19; Clause 1, Point b Clause 2, Article 20; Clause 5, Article 20 (except for violators committing the acts of violations prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 20); Clause 1, Article 21; Article 25; Clause 1, Article 28; Points a, b, c, d, Clause 1, Article 31; Clauses 1, 2, 3, 4, Point a Clause 7, Clause 8, Article 33; Clause 1, Article 34; Clause 1, Article 52 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 4, Article 59 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

dd) Commanders of the Regional High Commands of the Vietnam Coast Guard are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed at Point b Clause 1, Points a, c, d Clause 2, Article 9; Article 13; Point c, Clause 1, Article 14; Clause 1, Article 15; Clause 1, Article 16; Clause 1, Article 17; Point a, Clause 1, Article 18; Clause 1, Article 19; Clause 1, Point b Clause 2, Article 20; Clause 5, Article 20 (except for violators committing the acts of violations prescribed at Point a Clause 2, Clauses 3 and 4, Article 20); Clauses 1, 3, Article 21; Article 25; Clause 1, Article 28; Article 31; Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, Point a Clause 7, Clause 8, Article 33; Clause 1, Article 34; Clauses 1, 4, Article 35; Point b, Clause 1, Article 47 and Clause 1, Article 52 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 5, Article 59 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

e) The Vietnam Coast Guard Commander is competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in Clause 1, Article 6; Clauses 2, 3, Point a Clause 4, Clause 6, Article 7 (except for foreigners committing the acts of violations prescribed in Clause 6, Article 7); Clause 2, Article 8; Point b Clause 1, Clause 2, Clause 3, Article 9; Article 13; Clause 1, Article 14; Articles 15, 16, 17, 18, 19; Clause 1, Point b Clause 2, Clause 5, Article 20; Clauses 1, 3, 4, Article 21; Article 25; Clause 1, Point b Clause 2, Article 26; Clause 3, Article 27; Article 28; Article 31; Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, Point a Clause 7, Clause 8, Article 33; Clause 1, Article 34; Clauses 1, 4 Article 35; Point b Clause 1, Clauses 2, 3, Article 36; Points a, c Clause 1, Clauses 3, 4, Article 38; Point b Clause 2, Point c Clause 3, Article 46; Point b Clause 1, Point a Clause 2, Article 47; Clauses 1 and 4, Article 52 of this Decree in accordance with the competence prescribed in Clause 6, Article 59 of this Decree and the assigned functions, duties, powers;

5. Division of competence to sanction of Customs:

a) Managers of Customs Branches, managers of Post-Customs Clearance Inspection Branches, heads of control teams of provincial, inter-provincial or municipal Customs Departments, heads of anti-smuggling control teams, commanders of marine control flotillas, and heads of control teams for protection of intellectual property rights of the Anti-Smuggling Investigation Department of the General Department of Vietnam Customs are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations relating to the activities of export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer of goods prescribed in Clause 1, Point b Clause 2, Article 20; Clause 5, Article 20 (except for violators committing the acts of violations prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 20); Article 25; Clause 1, Article 26; Points a, b, c, Clause 1, Article 31 and Clauses 1, 2, 3, 7, Article 33 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 1, Article 60 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

b) Director of the Anti-Smuggling Investigation Department, director of the Post-Customs Clearance Inspection Department under the General Department of Vietnam Customs, and directors of provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations relating to the activities of export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer of goods prescribed in Article 18; Clauses 1, 2, 3, 4, Article 20; Clause 5, Article 20 (except for violators committing the acts of violations prescribed in Clauses 3 and 4, Article 20); Article 25; Clause 1, Article 26; Clause 1, Article 27; Article 31 and Article 33 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 2, Article 60 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

c) The Director General of Vietnam Customs is competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations relating to the activities of export, import, temporary import for re-export, temporary export for re-import, border-gate transfer of goods prescribed in Clause 1, Point b Clause 2, Points 3, 4, 5, Article 20, Articles 25, 26, 27, 31, 33 and Points a, b, Clause 4, Article 36 of this Decree in accordance with the competence prescribed in Clause 3, Article 60 of this Decree and the assigned functions, duties, powers.

6. Division of competence to sanction of the Market Surveillance Force:

a) Market controllers who are on duty are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in Clause 1, Article 54 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 1, Article 61 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

b) Heads of market surveillance teams are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed at Point c Clause 1, Clause 2, Article 14; Clause 1, Article 15; Clause 1, Article 16; Clause 1, Article 17; Clause 1, Article 19; Clause 1, Point b Clause 2, Article 20; Clause 5, Article 20 (except for violators committing the acts of violations prescribed in Clauses 2, 3 and 4, Article 20); Clause 1, Article 21; Clause 2, Article 21 (except for cases of repeated administrative violation or recidivism); Clause 1, Article 22; Clause 1, Article 23; Clause 1, Article 24; Article 25; Clause 1, Article 26; Clauses 1, 2, Article 29; Points a, b, c, Clause 1, Article 31; Clauses 1, 2, 3, 7, Article 33; Clauses 1, 2, Article 34; Article 35; Points a, b, Clause 2, Article 39; Article 41; Clause 1, Article 42; Points a, d, Clause 1, Article 43; Clause 1, Article 44; Clause 1, Article 45; Clause 1, Article 46; Clause 2, Article 46 (except for cases of repeated administrative violation or recidivism); Clause 1, Points b, c Clause 2, Article 47; Clauses 1, 2, Article 48; Clause 1, Article 49; Clauses 1, 2, Article 50; Clause 1, Article 51; Clause 1, Article 52; Clause 1, Article 53 and Article 54 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 2, Article 61 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

c) The directors of provincial-level Market Surveillance Departments, the director of the operation Department of Market Surveillance under the Vietnam Directorate of Market Surveillance are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in Articles 14, 15, 16, 17, 18, 19; Clauses 1, 2, 3, 4, Article 20; Clause 5, Article 20 (except for violators committing the acts of violations prescribed in Clauses 3 and 4, Article 20); Clauses 1, 2, 3, Article 21; Articles 22, 23, 24, 25; Clause 1, Article 26; Clause 1, Article 27; Articles 28, 29, 31, 33, 34, 35; Clauses 1, 2, Article 36; Article 37; Clauses 1, 2, 3, Article 38; Article 39; Clauses 1, 2, 3, Article 40; Articles 41, 42, 43; Clauses 1, 2, 3, Article 44; Articles 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51; Clauses 1, 2, Article 52; Article 53 and Article 54 of this Decree in accordance with their competence prescribed in Clause 3, Article 61 of this Decree and their assigned functions, duties, powers;

d) The Director General of Vietnam Directorate of Market Surveillance is competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in Chapter III and Chapter IV of this Decree in accordance with the competence prescribed in Clause 4, Article 61 of this Decree and the assigned functions, duties, powers.

7. Competent persons in specialized inspection of industry and trade, specialized inspection of price, specialized inspection of natural resources and environment and specialized inspection of science and technology are competent to sanction administrative violations and apply the remedial measures, for the acts of administrative violations prescribed in this Decree in accordance with their competence prescribed in Article 62 of this Decree and their assigned functions, duties, powers.

 

Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 64.Effect

1. This Decree takes effect on October 11, 2020.

2. The Decree No. 67/2017/ND-CP dated on May 25, 2017 of Government on sanctioning of administrative violations in the fields of petroleum, petrol, oil and gas trading shall expire from the effective date of this Decree.

3. Acts of violations of gas distributors, agents, general agents who have valid certificates of eligibility granted before the effective date of the Government’s Decree No. 87/2018/ND-CP dated June 15, 2018 on gas trading during their operations shall be imposed the same sanctions as the one against acts of violations of gas traders.

Article 65. Implementation responsibility

1. The Minister of Industry and Trade shall take responsibilities for guiding and organizing the implementation of this Decree.

2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of government-attached agencies and Chairpersons of People’s Committees of provinces and central affiliated cities and related agencies, organizations, individuals shall take responsibilities for the implementation of this Decree./.

 

 

FOR THE GOVERNMENT

THE PRIME MINISTER

 

 

 

 

Nguyen Xuan Phuc

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decree 99/2020/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decree 99/2020/ND-CP PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất