Nghị định 107/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử

thuộc tính Nghị định 107/2013/NĐ-CP

Nghị định 107/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:107/2013/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:20/09/2013
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Công nghiệp, Vi phạm hành chính, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Vi phạm hành chính lĩnh vực năng lượng nguyên tử, phạt tối đa 2 tỷ

Ngày 20/09/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 107/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử.
Theo đó, mức phạt tiền phạt tiền đối với tổ chức có hành vi VPHC trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử dao động từ 01 triệu đồng đến 02 tỷ đồng, cụ thể: Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với một trong các hành vi không thông báo kết quả đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ hoặc không có bản hướng dẫn sử dụng liều kế cá nhân gắn tại nơi làm việc của nhân viên bức xạ; phạt tiền lần lượt từ 16 - 30 triệu đồng và 1 - 2 tỷ đồng đối với hành vi không làm báo cáo tình trạng chôn cất khi chôn cất các chất thải phóng xạ và hành vi để xảy ra sự cố hạt nhân trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự… Trường hợp cá nhân có cùng các vi phạm nêu trên thì áp dụng mức phạt bằng ½ mức phạt tiền trên.
Riêng đối với các hành vi VPHC trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử xảy ra trước ngày 01/07/2013 mà sau đó mới bị phát hiện, hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp, cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số biện pháp khắc phục hậu quả như: Buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; tháo dỡ công trình xây dựng, phần công trình xây dựng không có giấy phép, không đúng giấy phép hoặc không đúng thiết kế được phê duyệt và thu hồi chứng nhận kiểm tra an toàn đã cấp…
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/11/2013 và thay thế Nghị định số 111/2009/NĐ-CP ngày 11/12/2009.

Xem chi tiết Nghị định107/2013/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 107/2013/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Hà Nội, ngày 20 tháng 09 năm 2013

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật năng lượng nguyên tử ngày 03 tháng 6 năm 2008;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử,

Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử, bao gồm hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử; xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, khai thác, quản lý và tháo dỡ cơ sở hạt nhân, cơ sở bức xạ; thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng phóng xạ; sản xuất, lưu giữ, sử dụng, vận chuyển, chuyển giao, xuất khẩu, nhập khẩu nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, nhiên liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân; xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ và các dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
2. Các hành vi vi phạm hành chính liên quan đến lĩnh vực năng lượng nguyên tử không được quy định tại Nghị định này mà được quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính khác thì áp dụng các quy định của Nghị định đó để xử phạt.
Bổ sung
Bổ sung
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm định thiết bị X-quang y tế là việc kiểm tra chất lượng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, xác định và chứng nhận về chế độ làm việc của thiết bị do tổ chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép kiểm tra.
2. Hiệu chuẩn là hiệu chỉnh sai lệch của thiết bị bức xạ, thiết bị ghi đo bức xạ với thiết bị đo chuẩn hoặc nguồn bức xạ chuẩn để bảo đảm độ chính xác của thiết bị.
3. Thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động cơ sở bức xạ là việc thay đổi vị trí nguồn bức xạ lắp đặt cố định, thay đổi giới hạn vận hành so với quy định trong giấy phép, thay đổi thông số kỹ thuật của thiết bị bức xạ có ảnh hưởng đến an toàn hoặc thay đổi cấu trúc hệ thống bảo đảm an toàn bức xạ.
4. Thiết bị ghi đo bức xạ là phương tiện, dụng cụ để đo liều bức xạ, hoạt độ phóng xạ, xác định đồng vị phóng xạ.
5. Chất thải phóng xạ sinh ra từ hoạt động sản xuất, sản xuất thử, chế biến, khai thác quặng, khoáng sản là sản phẩm thứ cấp hoặc chất thải chứa các nhân phóng xạ tự nhiên có khả năng gây ra liều hiệu dụng đối với công chúng vượt quá 1mSv trong một năm.
6. Tẩy xạ là quá trình loại bỏ hoặc làm giảm sự nhiễm bẩn phóng xạ ở đối tượng xuống mức cho phép bằng các quy trình vật lý, hóa học hoặc sinh học.
Bổ sung
Điều 3. Các biện pháp khắc phục hậu quả
Ngoài hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
1. Buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân;
2. Buộc tìm kiếm, truy tìm, thu hồi chất phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ, vật liệu phóng xạ, nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, thiết bị hạt nhân;
3. Buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
4. Buộc tái xuất chất phóng xạ, nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ, hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
5. Buộc không bố trí nhân viên bức xạ có kết quả liều chiếu xạ cá nhân cao bất thường tiếp tục làm công việc bức xạ;
6. Buộc thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường;
7. Buộc phục hồi môi trường;
8. Buộc tháo dỡ công trình xây dựng, phần công trình xây dựng không có giấy phép, không đúng giấy phép hoặc không đúng thiết kế được phê duyệt;
9. Buộc truy nhập dữ liệu liều chiếu xạ nghề nghiệp cá nhân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chiếu xạ nghề nghiệp;
10. Buộc thu hồi kết quả dịch vụ đã cung cấp;
11. Buộc thu hồi chứng nhận kiểm tra an toàn đã cấp.
Bổ sung
Bổ sung
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 9 Điều 6; Khoản 3 Điều 7; các Khoản 5, 6, 7, 8 Điều 14; Khoản 2 Điều 15; Khoản 2 Điều 22; các Điều 24, 25 và 26; Khoản 3 Điều 27 và Khoản 2 Điều 40 Nghị định này. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 1.000.000.000 đồng.
Mức phạt tiền đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 2.000.000.000 đồng.
2. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 43 đến 45 Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Chương 2.
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH, HÌNH THỨC XỬ PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
MỤC 1. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ KHAI BÁO, CẤP GIẤY PHÉP
Điều 5. Vi phạm quy định về khai báo chất phóng xạ, chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày có thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, X-quang thú y;
b) Không khai báo bổ sung với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những thông tin đã thay đổi so với hồ sơ xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ về tên cá nhân, tổ chức được cấp giấy phép, nhân viên phụ trách an toàn, địa chỉ cơ sở, tình trạng thiết bị bức xạ sau 10 ngày làm việc, kể từ thời điểm có sự thay đổi;
c) Khai báo không đầy đủ thông tin của nguồn phóng xạ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 07 ngày làm việc, kể từ ngày có chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;
b) Không khai báo việc sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nơi tiến hành hoạt động bức xạ của cơ sở có hoạt động bức xạ di động;
c) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc chuyển giao, chuyển nhượng thiết bị bức xạ sau 10 ngày làm việc, kể từ khi thiết bị bức xạ được chuyển khỏi cơ sở.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo chất thải phóng xạ do việc tiến hành công việc bức xạ sinh ra;
b) Không khai báo chất thải phóng xạ sinh ra từ hoạt động sản xuất, sản xuất thử, chế biến, thăm dò, khai thác quặng, khoáng sản;
c) Không khai báo nguồn phóng xạ đã qua sử dụng sau 30 ngày làm việc, kể từ ngày không sử dụng nguồn phóng xạ;
d) Không khai báo mỗi khi tiếp nhận chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng khi vận hành kho xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ quốc gia, hoạt động dịch vụ xử lý, lưu giữ chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không khai báo vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
b) Không khai báo chất thải phóng xạ do hoạt động của cơ sở hạt nhân sinh ra;
c) Khai báo không đầy đủ thông tin của vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân theo quy định.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sử dụng thiết bị hạt nhân từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều này.
Điều 6. Vi phạm quy định về giấy phép tiến hành công việc bức xạ
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi tiến hành công việc bức xạ khi giấy phép hết hạn sử dụng không quá 30 ngày làm việc.
2. Hành vi tiến hành công việc bức xạ khi giấy phép hết hạn sử dụng từ trên 30 ngày làm việc thì bị xử phạt theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, X-quang thú y mà không có giấy phép.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép:
a) Sử dụng chất phóng xạ, thiết bị bức xạ, trừ các thiết bị quy định tại Khoản 3, Điểm a Khoản 6 Điều này;
b) Lưu giữ nguồn phóng xạ;
c) Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất chất phóng xạ;
d) Thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động cơ sở bức xạ;
đ) Các hoạt động tạo ra chất thải phóng xạ, trừ các hoạt động quy định tại các Khoản 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này.
Bổ sung
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép:
a) Vận chuyển nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ;
b) Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép:
a) Sử dụng máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ công nghiệp, thiết bị xạ trị từ xa, thiết bị dao mổ gamma, thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp, hệ thiết bị gamma field, gamma cell;
b) Vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
c) Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;
d) Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập, tạm nhập tái xuất vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân;
b) Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;
c) Thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động cơ sở hạt nhân;
d) Vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
đ) Xử lý, lưu giữ, chôn cất nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.
8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có giấy phép:
a) Vận chuyển vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;
b) Vận hành tàu biển, phương tiện, thiết bị, máy móc có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân.
9. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi vận hành, vận hành thử lò phản ứng hạt nhân mà không có giấy phép.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động sử dụng thiết bị, phương tiện, máy móc, động cơ, lò phản ứng hạt nhân từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 8, Khoản 9 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tái xuất chất phóng xạ nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều này;
b) Buộc tái xuất vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân nhập khẩu đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 7 Điều này.
Điều 7. Vi phạm điều kiện ghi trong giấy phép tiến hành công việc bức xạ
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm một trong các điều kiện quy định trong giấy phép, trừ hành vi vi phạm bị xử phạt theo các điều khoản khác quy định tại Nghị định này.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ vào công việc khác với công việc được quy định trong giấy phép tiến hành công việc bức xạ.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức có cơ sở hạt nhân thực hiện không đúng nội dung quy định trong giấy phép trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều 18 Nghị định này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép tiến hành công việc bức xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.
MỤC 2. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN TOÀN BỨC XẠ, AN TOÀN HẠT NHÂN
Điều 8. Vi phạm quy định về kiểm soát liều chiếu xạ đối với công chúng, đối với nhân viên bức xạ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bản hướng dẫn sử dụng liều kế cá nhân gắn tại nơi làm việc của nhân viên bức xạ;
b) Không thông báo kết quả đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ;
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Để liều chiếu xạ đối với công chúng, liều chiếu xạ đối với nhân viên bức xạ vượt quá liều giới hạn theo quy định;
b) Không kiểm xạ định kỳ nơi làm việc của nhân viên bức xạ theo quy định hoặc ít nhất một lần trong một năm;
c) Không trang bị liều kế cá nhân cho nhân viên bức xạ;
d) Không tổ chức đánh giá liều chiếu xạ cá nhân cho nhân viên bức xạ ít nhất một lần trong 03 tháng;
đ) Không có biện pháp xử lý khi kết quả liều chiếu xạ cá nhân bị cao bất thường.
Bổ sung
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc không bố trí nhân viên bức xạ có kết quả liều chiếu xạ cá nhân cao bất thường tiếp tục làm công việc bức xạ đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm đ Khoản 2 Điều này.
Điều 9. Vi phạm quy định về kiểm soát chiếu xạ đối với phế thải kim loại bị nhiễm bẩn phóng xạ
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ khi phát hiện chất phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ lẫn trong phế thải kim loại, trong phôi thép bán thành phẩm.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không tổ chức theo dõi, phát hiện chất phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ lẫn trong phế thải kim loại, trong phôi thép bán thành phẩm khi xuất khẩu, nhập khẩu, sản xuất, lưu thông, tái chế phế thải kim loại, phôi thép.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi chất phóng xạ, vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ; buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 10. Vi phạm quy định về khu vực kiểm soát, khu vực giám sát
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có biển báo bức xạ, dấu hiệu cảnh báo bức xạ tại khu vực kiểm soát, khu vực giám sát;
b) Không có nội quy ra vào khu vực kiểm soát, khu vực giám sát;
c) Không bố trí người giám sát việc ra vào khu vực kiểm soát.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thiết lập khu vực kiểm soát tại nơi có liều bức xạ tiềm năng lớn hơn hoặc bằng 6 mSv/năm, trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Không thiết lập khu vực giám sát tại nơi có liều bức xạ tiềm năng lớn hơn 1mSv/năm và nhỏ hơn 6mSv/năm.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thiết lập khu vực kiểm soát tại nơi có liều bức xạ tiềm năng lớn hơn hoặc bằng 6mSv/năm khi sử dụng máy xạ trị, máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ công nghiệp, phòng điều khiển lò phản ứng hạt nhân.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Điều 11. Vi phạm quy định về kiểm soát nhiễm bẩn bề mặt, nhiễm bẩn không khí đối với cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ hở
Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
1. Không trang bị hệ thống tủ hút;
2. Không sử dụng các vật liệu dễ tẩy xạ cho tường, sàn nhà, mặt bàn;
3. Không bố trí hệ thống thông gió có phin lọc chất phóng xạ;
4. Không trang bị thiết bị đo suất liều, máy đo nhiễm bẩn phóng xạ để theo dõi và đánh giá mức nhiễm bẩn phóng xạ.
Điều 12. Vi phạm quy định về kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, nguồn xạ trị
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tiến hành kiểm định thiết bị X-quang chẩn đoán y tế định kỳ theo quy định;
b) Không hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ theo quy định;
c) Không hiệu chuẩn định kỳ nguồn xạ trị trong y tế theo quy định;
d) Sử dụng thiết bị bức xạ không được hiệu chuẩn hoặc chưa được cho phép sử dụng trở lại của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi đã tiến hành sửa chữa để khám bệnh, chữa bệnh;
đ) Sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ không đạt yêu cầu chất lượng để chẩn đoán và điều trị trong khám bệnh, chữa bệnh.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sử dụng thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, nguồn xạ trị từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về bảo hộ lao động cho nhân viên bức xạ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không hướng dẫn bằng văn bản cho nhân viên bức xạ sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân, thiết bị kiểm soát liều chiếu xạ, thiết bị kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không trang bị dụng cụ bảo hộ thích hợp cho người làm việc với nguồn phóng xạ hở;
b) Không trang bị dụng cụ bảo hộ thích hợp cho người sử dụng thiết bị X-quang để chụp, soi chiếu, chẩn đoán.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ hở:
a) Không trang bị máy đo kiểm soát liều chiếu xạ phù hợp cho người làm việc tại khu vực kiểm soát;
b) Không bố trí tại lối ra của khu vực kiểm soát chỗ rửa tay, nhà tắm, khu vực lưu giữ áo quần, vật dụng nhiễm bẩn phóng xạ, thiết bị kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ cơ thể, quần áo, vật dụng trước khi ra khỏi khu vực kiểm soát;
c) Trang bị thiết bị kiểm soát liều chiếu xạ, thiết bị kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 3 Điều này không phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không trang bị dụng cụ bảo hộ thích hợp cho người vận hành thiết bị X-quang can thiệp, người tham gia thực hiện các thủ thuật X-quang can thiệp;
b) Không trang bị kẹp gắp nguồn phóng xạ, găng tay chỉ cho người làm việc với nguồn phóng xạ trong thăm dò địa vật lý giếng khoan.
Bổ sung
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sử dụng thiết bị kiểm soát liều chiếu xạ, thiết bị kiểm tra nhiễm bẩn phóng xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này.
Điều 14. Vi phạm quy định về hồ sơ an toàn bức xạ, hạt nhân
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ một trong các tài liệu sau đây:
a) Kết luận thanh tra, kiểm tra, tài liệu về việc thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không lập hoặc không lưu giữ một trong các hồ sơ, tài liệu sau đây:
a) Hồ sơ về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, các thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị bức xạ;
b) Hồ sơ kiểm xạ khu vực làm việc của nhân viên bức xạ;
c) Hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ;
d) Nhật ký vận hành, sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ;
đ) Hồ sơ về sự cố trong quá trình tiến hành công việc bức xạ;
e) Hồ sơ đào tạo, hồ sơ sức khỏe của nhân viên bức xạ;
g) Hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ;
h) Hồ sơ xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ;
i) Hồ sơ xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ;
k) Hồ sơ về việc gửi hàng phóng xạ khi vận chuyển vật liệu phóng xạ.
3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không chuyển giao hồ sơ quy định tại Điểm b Khoản 1, các điểm a, b, c, d, e và g Khoản 2 Điều này cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi chấm dứt hoạt động;
b) Không chuyển giao hồ sơ quy định tại Điểm a và Điểm c Khoản 2 Điều này cho cơ sở sở hữu, sử dụng mới, khi nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ được chuyển giao cho cơ sở mới.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không lưu giữ báo cáo phân tích an toàn đối với cơ sở bức xạ khi xin cấp giấy phép xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động theo quy định.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi không lập hoặc không lưu giữ một trong các hồ sơ sau đây:
a) Hồ sơ về vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, các thay đổi, sửa chữa, nâng cấp thiết bị hạt nhân;
b) Hồ sơ bảo dưỡng, kiểm định thiết bị hạt nhân.
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng, đối với tổ chức có hành vi không lập hồ sơ nâng cấp cơ sở hạt nhân.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi không lưu giữ báo cáo phân tích an toàn trong hồ sơ đề nghị phê duyệt địa điểm nhà máy điện hạt nhân.
8. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi không lưu giữ hồ sơ nâng cấp cơ sở hạt nhân.
Điều 15. Vi phạm quy định về chứng chỉ nhân viên bức xạ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi bố trí người không có chứng chỉ nhân viên bức xạ đảm nhiệm một trong nhưng công việc sau đây:
a) Phụ trách an toàn;
b) Phụ trách tẩy xạ;
c) Vận hành máy gia tốc;
d) Vận hành thiết bị chiếu xạ;
đ) Sản xuất đồng vị phóng xạ;
e) Chụp ảnh phóng xạ công nghiệp.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi bố trí người không có chứng chỉ nhân viên bức xạ đảm nhiệm một trong những công việc sau đây:
a) Kỹ sư trưởng lò phản ứng hạt nhân;
b) Trưởng ca vận hành lò phản ứng hạt nhân;
c) Phụ trách ứng phó sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân;
d) Quản lý nhiên liệu hạt nhân;
đ) Vận hành lò phản ứng hạt nhân.
Điều 16. Vi phạm quy định về báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo định kỳ hằng năm về thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ của cơ sở tiến hành công việc bức xạ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo định kỳ hàng năm về thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ của cơ sở hạt nhân cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 17. Vi phạm quy định về vận chuyển vật liệu phóng xạ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không đóng gói vật liệu phóng xạ trong các kiện hàng phóng xạ của bên gửi hàng theo quy định.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây của bên vận chuyển:
a) Không gắn nhãn cảnh báo phóng xạ trên phương tiện vận chuyển trong quá trình vận chuyển chất phóng xạ;
b) Không lập kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở theo quy định;
c) Không xây dựng kế hoạch, không thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh theo quy định;
d) Sử dụng phương tiện vận chuyển không đúng quy định về an toàn bức xạ;
đ) Không bố trí nhân viên chịu trách nhiệm về an toàn bức xạ trong quá trình vận chuyển;
e) Vận chuyển kiện hàng, chuyển hàng chất phóng xạ vượt quá chỉ số vận chuyển theo quy định;
g) Vận chuyển chất phóng xạ trong điều kiện liều bức xạ tại buồng lái và tại chỗ người ngồi vượt quá quy định về an toàn bức xạ;
h) Không thực hiện đầy đủ các biện pháp kỹ thuật bảo đảm an toàn trong quá trình vận chuyển;
i) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ khi kiện hàng phóng xạ không có người nhận.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Bên nhận hàng không thông báo cho bên gửi hàng hoặc không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ khi phát hiện kiện hàng phóng xạ nhận được không đúng với hợp đồng vận chuyển về chủng loại, số lượng; kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ;
b) Bên lưu giữ kiện hàng phóng xạ tại kho trung chuyển không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ khi phát hiện kiện hàng có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ, kiện hàng không có người nhận.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi để rơi vãi vật liệu phóng xạ trong quá trình vận chuyển.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tìm kiếm, thu hồi vật liệu phóng xạ bị thất lạc, bị rơi vãi; buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 18. Vi phạm quy định về sản xuất, buôn bán, nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ, nhập khẩu thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân, nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu, buôn bán hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ được cho phép nhưng không ghi rõ thông tin này trên nhãn hàng hóa;
b) Nhập khẩu vật liệu phóng xạ, thiết bị bức xạ không đúng các tham số kỹ thuật, không đúng số lượng, đặc tính, xuất xứ ghi trong giấy phép.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ không có trong danh mục được phép nhập khẩu hoặc có trong danh mục được phép nhập khẩu nhưng đã chiếu xạ hoặc chứa chất phóng xạ quá mức quy định;
b) Sản xuất, buôn bán hàng hóa tiêu dùng có hoạt độ phóng xạ cao hơn mức quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thiết bị hạt nhân không đúng các tham số kỹ thuật, không đúng số lượng, đặc tính, xuất xứ ghi trong giấy phép.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ không thuộc danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu.
5. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu chất thải phóng xạ.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi hàng hóa để tiêu hủy đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này;
b) Buộc tái xuất vật liệu phóng xạ, thiết bị bức xạ, hàng hóa tiêu dùng đã chiếu xạ, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 1, Điểm a Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này.
Điều 19. Vi phạm quy định về giải quyết sự cố bức xạ, sự cố hạt nhân
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ cấp cơ sở theo quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 17 Nghị định này;
b) Không thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về địa điểm xảy ra sự cố và những thông tin liên quan sau 24 giờ, kể từ khi phát hiện sự cố bức xạ;
c) Không cung cấp thông tin, tài liệu, không hợp tác với cơ quan, tổ chức trong việc khắc phục và điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố bức xạ;
d) Không chấp hành, chấp hành không đầy đủ, kịp thời lệnh huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khắc phục sự cố bức xạ;
đ) Gây cản trở hoặc không thực hiện đúng hướng dẫn khi cơ quan, tổ chức tiến hành khắc phục sự cố bức xạ;
e) Không tiến hành xác định nguyên nhân sự cố bức xạ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về địa điểm xảy ra sự cố và những thông tin liên quan sau 24 giờ, kể từ khi phát hiện sự cố hạt nhân;
b) Không cung cấp thông tin, tài liệu, không hợp tác với cơ quan, tổ chức trong việc khắc phục và điều tra nguyên nhân xảy ra sự cố hạt nhân;
c) Không chấp hành, chấp hành không đầy đủ, kịp thời lệnh huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khắc phục sự cố hạt nhân;
d) Gây cản trở hoặc không thực hiện đúng hướng dẫn khi cơ quan, tổ chức tiến hành khắc phục sự cố hạt nhân;
đ) Không tiến hành xác định nguyên nhân sự cố hạt nhân theo quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi để xảy ra sự cố bức xạ, trừ hành vi vi phạm bị xử phạt theo quy định tại các điều khoản khác trong Nghị định này.
4. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi để xảy ra sự cố hạt nhân trong trường hợp hành vi vi phạm chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc truy tìm, thu hồi nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân; buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều này.
Điều 20. Vi phạm quy định về lưu giữ, xử lý, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng, nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng phương án phân loại, xử lý chất thải phóng xạ.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phân loại, xử lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng không theo phương án đã xây dựng hoặc không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế;
b) Không thực hiện các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải phóng xạ ngay tại nguồn phát sinh;
c) Không tách chất thải phóng xạ ra khỏi chất thải thường khi thu gom, xử lý.
3. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không làm báo cáo tình trạng chôn cất khi chôn cất chất thải phóng xạ;
b) Không lập bản đồ chôn cất gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi chôn cất chất thải phóng xạ.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng nhiên liệu hạt nhân mà không có phương án xử lý, lưu giữ nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;
b) Xử lý nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.
5. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ hoặc địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Lựa chọn địa điểm xây dựng kho lưu giữ chất thải phóng xạ hoặc địa điểm chôn cất chất thải phóng xạ không theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ công trình xây dựng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều này.
Điều 21. Vi phạm quy định về xử lý, thanh lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp lưu giữ, xử lý vật thể bị nhiễm bẩn phóng xạ theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thanh lý vật thể nhiễm bẩn phóng xạ có mức nhiễm bẩn phóng xạ cao hơn mức quy định.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi vật thể nhiễm bẩn phóng xạ để lưu giữ, xử lý đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Buộc phục hồi môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
Điều 22. Vi phạm quy định về tháo dỡ, tẩy xạ cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân khi chấm dứt hoạt động
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong, các hành vi sau đây khi chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ:
a) Chưa có quyết định công nhận cơ sở bức xạ đã hết trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ;
c) Tháo dỡ cơ sở bức xạ, tẩy xạ, xử lý nguồn phóng xạ, chất thải phóng xạ không đúng với kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Tháo dỡ, tẩy xạ không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.
2. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây khi chấm dứt hoạt động của cơ sở hạt nhân:
a) Chưa có quyết định công nhận cơ sở hạt nhân đã hết trách nhiệm bảo đảm an toàn bức xạ, hạt nhân của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ;
c) Tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ không đúng với kế hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
d) Tháo dỡ tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ không đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc tế.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường; buộc phục hồi môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 1, Điểm d Khoản 2 Điều này.
Điều 23. Vi phạm quy định về đánh giá an toàn và phục hồi môi trường đối với cơ sở thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết quả thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết quả việc lập bản đồ khu vực khai thác, chế biến quặng đã kết thúc hoạt động;
c) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết quả thực hiện phục hồi môi trường sau khi kết thúc mỗi giai đoạn hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến;
d) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết quả thực hiện phục hồi môi trường sau khi kết thúc toàn bộ hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi tiến hành thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ:
a) Không lập báo cáo đánh giá an toàn trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền; báo cáo đánh giá an toàn không đầy đủ theo quy định;
b) Không lập bản đồ khu vực khai thác, chế biến quặng đã kết thúc hoạt động theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường theo quy định.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện phục hồi môi trường sau khi kết thúc mỗi giai đoạn hoặc toàn bộ hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Buộc phục hồi môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 24. Vi phạm quy định về xây dựng thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động của cơ sở hạt nhân
1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 70.000.000 đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Xây dựng, thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động của cơ sở hạt nhân không theo thiết kế đã được phê duyệt;
b) Không thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc ngừng thi công xây dựng cơ sở hạt nhân.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tháo dỡ công trình xây dựng, phần công trình xây dựng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Điều 25. Vi phạm quy định về chế độ quan trắc phóng xạ môi trường và báo cáo kết quả quan trắc khi quản lý, sử dụng lò phản ứng hạt nhân
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết quả quan trắc định kỳ theo quy định;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 72 giờ, kể từ khi phát hiện kết quả quan trắc bất thường có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi không tiến hành quan trắc phóng xạ môi trường nơi có lò phản ứng hạt nhân.
Điều 26. Vi phạm quy định về vận hành lò phản ứng hạt nhân
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi không lập báo cáo vận hành thử, báo cáo phân tích an toàn của lò phản ứng hạt nhân gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi không tuân thủ quy định về việc vận hành thử đối với lò phản ứng hạt nhân.
Điều 27. Các vi phạm khác về an toàn bức xạ, an toàn hạt nhân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không bố trí biển báo bức xạ, dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm bức xạ, đèn báo hoạt động bức xạ tại cửa ra vào phòng đặt, vận hành thiết bị khi sử dụng thiết bị X-quang chẩn đoán y tế, X-quang thú y.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi quản lý, sử dụng nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ:
a) Không bố trí biển báo bức xạ, dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm bức xạ, đèn cảnh báo bức xạ, đèn báo hoạt động bức xạ tại cửa ra vào phòng đặt, vận hành thiết bị bức xạ, trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Không bố trí dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm phóng xạ tại vị trí đặt nguồn phóng xạ;
c) Không bố trí thiết bị cảnh báo bức xạ đối với cơ sở có máy gia tốc, thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu, thiết bị chụp ảnh phóng xạ công nghiệp, cơ sở xạ trị từ xa, cơ sở khai thác và chế biến quặng phóng xạ;
d) Không có nội quy an toàn bức xạ, quy trình làm việc phù hợp;
đ) Nội quy an toàn bức xạ thiếu một trong các quy định về: quy trình làm việc; chỉ dẫn an toàn; đeo liều kế cá nhân; sử dụng dụng cụ bảo hộ lao động cá nhân; sử dụng thiết bị kiểm tra bức xạ; việc thông báo với người có trách nhiệm khi có hiện tượng bất thường có thể gây mất an toàn;
e) Nhân viên bức xạ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nội quy an toàn bức xạ, quy trình làm việc;
g) Không bố trí người phụ trách an toàn theo quy định;
h) Không tổ chức đào tạo kiến thức an toàn bức xạ, hạt nhân cho nhân viên bức xạ theo quy định;
i) Không có quy trình vận hành, sử dụng, lưu giữ, bảo quản, sửa chữa thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ; quy trình không được gắn tại nơi quy định;
k) Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi làm công việc bức xạ;
l) Để người học nghề dưới 18 tuổi sử dụng nguồn bức xạ làm việc trong khu vực kiểm soát, khu vực giám sát mà không bố trí cán bộ chuyên môn hướng dẫn;
m) Không tổ chức khám sức khỏe hàng năm cho nhân viên bức xạ theo quy định.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức có lò phản ứng hạt nhân không bố trí thiết bị cảnh báo bức xạ.
MỤC 3. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ AN NINH NGUỒN PHÓNG XẠ, VẬT LIỆU HẠT NHÂN, THIẾT BỊ HẠT NHÂN
Điều 28. Vi phạm quy định về an ninh nguồn phóng xạ khi sử dụng, lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A
1. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng hoặc không thực hiện một trong các quy trình sau đây:
a) Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong và ngoài giờ làm việc;
b) Hoạt động của lực lượng bảo vệ;
c) Ứng phó sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ;
d) Kiểm soát người ra vào khu vực kiểm soát an ninh;
đ) Quản lý khóa và chìa khóa.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thiết lập khu vực kiểm soát an ninh; không có chỉ dẫn an ninh tại khu vực kiểm soát an ninh nguồn phóng xạ;
b) Không lắp đặt thiết bị để phát hiện, báo động sự tiếp cận trái phép vào khu vực kiểm soát an ninh và phòng đặt nguồn phóng xạ;
c) Không lắp khóa cho các cửa ra vào khu vực kiểm soát an ninh; không lắp khóa cho các cửa ra vào phòng đặt nguồn phóng xạ;
d) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng ngày;
đ) Không có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền, không có biên bản bàn giao khi chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở;
e) Không tổ chức lực lượng bảo vệ để giám sát các thiết bị quan sát, phát hiện, báo động trong khu vực kiểm soát an ninh; không tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn kịp thời các hành tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục khi xảy ra trường hợp có sự tiếp cận trái phép tới nguồn phóng xạ;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 05 ngày làm việc, kể từ khi xảy ra trường hợp tiếp cận trái phép tới nguồn phóng xạ.
4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A:
a) Không sử dụng kho riêng biệt để lưu giữ nguồn phóng xạ;
b) Không cất giữ nguồn phóng xạ trong thiết bị chứa nguồn hoặc bình bảo vệ có khóa; không áp dụng các biện pháp để hạn chế khả năng di dời nguồn phóng xạ.
Điều 29. Vi phạm quy định về an ninh nguồn phóng xạ khi sử dụng nguồn phóng xạ cố định, nguồn phóng xạ sử dụng trong xạ trị áp sát suất liều cao thuộc mức an ninh B
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng hoặc không thực hiện một trong các quy trình sau đây:
a) Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong và ngoài giờ làm việc;
b) Ứng phó sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ;
c) Kiểm soát người ra vào khu vực kiểm soát an ninh;
d) Quản lý khóa và chìa khóa.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thiết lập khu vực kiểm soát an ninh; không có chỉ dẫn an ninh tại khu vực kiểm soát an ninh nguồn phóng xạ;
b) Không lắp khóa cho các cửa ra vào khu vực kiểm soát an ninh; không lắp khóa cho các cửa ra vào phòng đặt nguồn phóng xạ;
c) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng tuần;
d) Không có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền, không có biên bản bàn giao khi chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở;
đ) Không tổ chức lực lượng bảo vệ để giám sát khu vực kiểm soát an ninh; không tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục khi xảy ra trường hợp có sự tiếp cận trái phép tới nguồn phóng xạ;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 05 ngày làm việc, kể từ khi xảy ra trường hợp tiếp cận trái phép tới nguồn phóng xạ.
Điều 30. Vi phạm quy định về an ninh nguồn phóng xạ khi sử dụng nguồn phóng xạ di động thuộc mức an ninh B
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng hoặc không thực hiện quy trình quản lý khóa và chìa khóa kho bảo vệ nguồn phóng xạ.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bố trí nơi cất giữ bảo đảm an ninh cho nguồn phóng xạ tại công trường trong thời gian không sử dụng;
b) Không có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền, không có biên bản bàn giao khi chuyển giao nguồn phóng xạ giữa các đơn vị trong cơ sở;
c) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ sau mỗi ca làm việc; không kiểm đếm nguồn phóng xạ định kỳ hàng tuần;
d) Không lập rào chắn, không bố trí người giám sát liên tục khu vực tiến hành công việc bức xạ;
đ) Không lắp khóa an ninh tại khu vực cất giữ nguồn phóng xạ;
e) Không tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ tại công trường;
g) Không phân công người chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ khi sử dụng tại công trường.
3. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục khi xảy ra trường hợp có sự tiếp cận trái phép tới nguồn phóng xạ;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 05 ngày làm việc, kể từ khi xảy ra trường hợp tiếp cận trái phép tới nguồn phóng xạ.
Điều 31. Vi phạm quy định về an ninh nguồn phóng xạ khi lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh B
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng hoặc không thực hiện một trong các quy trình sau đây:
a) Bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ trong và ngoài giờ làm việc;
b) Ứng phó sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ;
c) Kiểm soát người ra vào khu vực kiểm soát an ninh nhằm phát hiện, ngăn chặn kịp thời việc ra vào trái phép;
d) Quản lý khóa và chìa khóa.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không bố trí kho riêng biệt để lưu giữ nguồn phóng xạ;
b) Không cất giữ nguồn phóng xạ trong thiết bị chứa nguồn hoặc bình bảo vệ có khóa; không áp dụng các biện pháp để hạn chế khả năng di dời nguồn phóng xạ;
c) Không lắp khóa an ninh cho cửa kho lưu giữ nguồn phóng xạ;
d) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng tuần;
đ) Không có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền, không có biên bản bàn giao khi chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở;
e) Không lập sổ kho kiểm soát việc nhập và xuất nguồn phóng xạ từ kho;
g) Không tổ chức lực lượng bảo vệ để giám sát khu vực kho lưu giữ nguồn phóng xạ; không tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ.
Điều 32. Vi phạm quy định về an ninh nguồn phóng xạ khi sử dụng, lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh C
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng nguồn phóng xạ lắp đặt cố định thuộc mức an ninh C:
a) Không thiết lập khu vực kiểm soát an ninh xung quanh nơi đặt nguồn phóng xạ; không có chỉ dẫn an ninh tại khu vực kiểm soát an ninh nguồn phóng xạ;
b) Không làm lồng bằng kim loại có khóa bảo vệ hộp chứa nguồn phóng xạ;
c) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng tháng;
d) Không xây dựng hoặc không thực hiện quy trình kiểm soát người ra vào khu vực kiểm soát an ninh;
đ) Không xây dựng hoặc không thực hiện quy trình ứng phó sự cố mất an ninh nguồn phóng xạ;
e) Không có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền, không có biên bản bàn giao khi chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng nguồn phóng xạ lắp đặt cố định thuộc mức an ninh C:
a) Không có biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục khi xảy ra các trường hợp có sự tiếp cận trái phép tới nguồn phóng xạ;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 05 ngày làm việc, kể từ khi xảy ra trường hợp tiếp cận trái phép tới nguồn phóng xạ.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng nguồn phóng xạ di động thuộc mức an ninh C:
a) Không lập rào chắn, không bố trí người giám sát liên tục khu vực tiến hành công việc;
b) Không lắp khóa an ninh tại khu vực cất giữ nguồn phóng xạ;
c) Không xây dựng hoặc không thực hiện quy trình quản lý khóa và chìa khóa;
d) Không tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ tại công trường;
đ) Không phân công người chịu trách nhiệm bảo đảm an ninh nguồn phóng xạ khi sử dụng tại công trường.
Bổ sung
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi sử dụng nguồn phóng xạ di động thuộc mức an ninh C:
a) Không có biện pháp ứng phó kịp thời, điều tra nguyên nhân, tìm biện pháp khắc phục khi xảy ra các trường hợp có sự tiếp cận trái phép tới nguồn phóng xạ;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày xảy ra trường hợp tiếp cận trái phép tới nguồn phóng xạ.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây khi lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh C:
a) Không lắp khóa an ninh cho các cửa ra vào kho lưu giữ nguồn phóng xạ; không xây dựng hoặc không thực hiện quy trình quản lý khóa và chìa khóa;
b) Không kiểm đếm nguồn phóng xạ hàng tháng;
c) Không có văn bản cho phép của người đứng đầu cơ sở hoặc người được ủy quyền, không có biên bản bàn giao khi chuyển giao nguồn phóng xạ trong nội bộ cơ sở;
d) Không lập sổ kho kiểm soát việc nhập và xuất nguồn phóng xạ từ kho;
đ) Không tổ chức lực lượng bảo vệ để giám sát việc tiếp cận trái phép khu vực kho lưu giữ nguồn phóng xạ; không tổ chức lực lượng ứng phó để ngăn chặn kịp thời các hành vi tiếp cận trái phép nguồn phóng xạ;
e) Không sử dụng kho riêng biệt để lưu giữ nguồn phóng xạ;
g) Không cất giữ nguồn phóng xạ trong thiết bị chứa nguồn hoặc bình bảo vệ có khóa; không áp dụng các biện pháp để hạn chế khả năng di dời nguồn phóng xạ.
Điều 33. Vi phạm quy định về an ninh nguồn phóng xạ khi sử dụng, lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh D
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm đếm hàng năm khi sử dụng hoặc lưu giữ nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh D.
Điều 34. Hành vi liên quan đến nguồn phóng xạ bị chiếm đoạt, thất lạc, bị sử dụng, chuyển giao bất hợp pháp; làm mất, làm thất lạc nguồn phóng xạ
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ khi phát hiện nguồn phóng xạ bị chiếm đoạt, bị thất lạc, bị sử dụng, bị chuyển giao bất hợp pháp, chưa được khai báo.
2. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ khi nguồn phóng xạ do mình quản lý bị chiếm đoạt, bị thất lạc.
3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để thu hồi nguồn phóng xạ bị chiếm đoạt, bị thất lạc, bị sử dụng, bị chuyển giao bất hợp pháp.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, làm thất lạc nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh D trong quản lý, sử dụng.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, làm thất lạc nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh C trong quản lý, sử dụng.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, làm thất lạc nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh B trong quản lý, sử dụng.
7. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, làm thất lạc nguồn phóng xạ thuộc mức an ninh A trong quản lý, sử dụng.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép tiến hành công việc bức xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc truy tìm nguồn phóng xạ; buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại các Khoản 5, 6 và 7 Điều này.
Điều 35. Hành vi liên quan đến vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị chiếm đoạt, thất lạc, bị sử dụng, chuyển giao bất hợp pháp; làm mất, làm thất lạc vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ khi phát hiện vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị chiếm đoạt, bị thất lạc, bị sử dụng, bị chuyển giao bất hợp pháp, chưa được khai báo.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau 24 giờ, kể từ khi vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân do mình quản lý bị thất lạc, bị chiếm đoạt.
3. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi không áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để thu hồi vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân bị chiếm đoạt, bị thất lạc, bị sử dụng, bị chuyển giao bất hợp pháp.
4. Phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, làm thất lạc vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép tiến hành công việc bức xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc truy tìm vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân; buộc tẩy xạ khu vực bị nhiễm xạ để đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều này.
Điều 36. Vi phạm quy định về bảo vệ an toàn khu vực lò phản ứng hạt nhân
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm soát chặt chẽ người ra vào khu vực lò phản ứng hạt nhân.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thiết lập khu vực hạn chế người qua lại, khu vực bảo vệ an toàn xung quanh lò phản ứng hạt nhân hoặc thiết lập không đủ bảo đảm an toàn.
3. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc bảo vệ lò phản ứng hạt nhân theo quy định của pháp luật đối với công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Điều 37. Vi phạm quy định về kiểm soát hạt nhân
1. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức quản lý, sử dụng lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu; nhà máy điện hạt nhân; cơ sở làm giàu urani, chế tạo nhiên liệu hạt nhân; cơ sở tái chế, lưu giữ, xử lý, chôn cất nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng; cơ sở có vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn với khối lượng lớn hơn 1 kilôgam hiệu dụng có một trong các hành vi sau đây:
a) Không nộp hồ sơ thiết kế của cơ sở cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa vật liệu hạt nhân hoặc vật liệu hạt nhân nguồn vào cơ sở hoặc trước khi có sự thay đổi trong hồ sơ thiết kế;
b) Không lưu giữ hồ sơ kế toán hạt nhân trong suốt thời gian có vật liệu hạt nhân hoặc vật liệu hạt nhân nguồn tại cơ sở.
2. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây khi quản lý, sử dụng cơ sở hạt nhân quy định tại Khoản 1 Điều này:
a) Không thực hiện kế toán hạt nhân hoặc không báo cáo kết quả kế toán hạt nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không thực hiện các biện pháp giám sát đối với vật liệu hạt nhân hoặc vật liệu hạt nhân nguồn.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau đây khi sử dụng, lưu giữ vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn có khối lượng lớn hơn hoặc bằng 0,001 kilôgam urani được làm giàu, 0,001 kilôgam plutoni, 1 kilôgam urani nghèo, 1 kilôgam urani tự nhiên hoặc 1 kilôgam thori mà không phải cơ sở hạt nhân quy định tại Khoản 1 Điều này:
a) Không báo cáo thông tin về việc sử dụng, nơi sử dụng vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn hoặc bất cứ thay đổi nào về các thông tin này cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Không thực hiện quy định tại Điểm a, Điểm b Khoản 1, Điểm a Khoản 2 Điều này.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép tiến hành công việc bức xạ từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Điều 38. Hành vi chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, xâm phạm công trình, thiết bị, phương tiện bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo đảm an toàn, an ninh trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử;
b) Chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp nguồn phóng xạ;
c) Đưa thông tin không đúng sự thật về sự cố hạt nhân.
2. Phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với hành vi chiếm đoạt, phá hoại, chuyển giao, sử dụng bất hợp pháp vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Trục xuất đối với người nước ngoài có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này.
MỤC 4. HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH VỀ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ ỨNG DỤNG NĂNG LƯỢNG NGUYÊN TỬ VÀ HÀNH VI CẢN TRỞ HOẠT ĐỘNG THANH TRA, KIỂM TRA
Điều 39. Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử không đúng với nội dung đã đăng ký được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử theo quy định.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều này.
Bổ sung
Điều 40. Vi phạm quy định về chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân hoạt động độc lập trong lĩnh vực dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử mà không có chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử.
2. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tổ chức hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử mà không có đủ số lượng người có chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử theo quy định.
Bổ sung
Bổ sung
Điều 41. Các vi phạm khác trong hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không xây dựng hoặc không thực hiện chương trình bảo đảm chất lượng hoạt động kiểm tra thiết bị X-quang chẩn đoán y tế;
b) Không có quy trình khi tiến hành đo đạc, kiểm tra nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ;
c) Không thực hiện đúng quy trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định;
d) Không gửi kết quả đọc liều xạ cá nhân đúng thời hạn quy định;
đ) Thiếu một trong các nội dung: tên, địa chỉ tổ chức tiến hành công việc bức xạ; tên cá nhân được đọc liều; khoảng thời gian đo; giá trị liều; đại lượng đo; xác nhận của cơ quan làm dịch vụ trong phiếu trả kết quả đo liều xạ cá nhân;
e) Ghi thông tin không đầy đủ, không chính xác trong: biên bản kiểm tra chất lượng, biên bản hiệu chuẩn thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân, thiết bị ghi đo bức xạ; biên bản kiểm xạ khu vực làm việc, đánh giá an toàn, đánh giá và giám định công nghệ bức xạ, công nghệ hạt nhân;
g) Không có hướng dẫn bằng văn bản cho khách hàng sử dụng liều kế cá nhân đúng quy định.
2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thiết lập khu vực kiểm soát, khu vực giám sát, hạn chế người qua lại khi tiến hành kiểm định, hiệu chuẩn các thiết bị ghi đo bức xạ, thiết bị bức xạ, thiết bị hạt nhân; tẩy xạ, lắp đặt nguồn phóng xạ;
b) Không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền trường hợp nhân viên bức xạ bị chiếu quá liều;
c) Không lưu giữ các loại hồ sơ về hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
d) Không tiến hành nhập dữ liệu liều chiếu xạ nghề nghiệp cá nhân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chiếu xạ nghề nghiệp theo quy định.
Bổ sung
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp kết quả dịch vụ không chính xác, không bảo đảm chất lượng;
b) Sử dụng thiết bị không phù hợp, không đạt tiêu chuẩn dùng trong hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử;
c) Làm cho thiết bị bức xạ hoạt động sai với nguyên tắc hoạt động được quy định bởi nhà sản xuất;
d) Cấp chứng nhận kiểm tra an toàn khi điều kiện an toàn không bảo đảm.
Bổ sung
Bổ sung
4. Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm nhiều lần một trong những quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc truy nhập dữ liệu liều chiếu xạ nghề nghiệp cá nhân vào cơ sở dữ liệu quốc gia về chiếu xạ nghề nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi kết quả dịch vụ đã cung cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;
c) Buộc thu hồi chứng nhận kiểm tra an toàn đã cấp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm d Khoản 3 Điều này.
Điều 42. Hành vi cản trở hoạt động thanh tra, kiểm tra
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không đúng thời hạn các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều này.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp hồ sơ, tài liệu, thông tin về nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ, vật liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân hoặc thông tin khác về an toàn bức xạ, hạt nhân không đúng sự thật cho đoàn thanh tra, kiểm tra, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Tước quyền sử dụng giấy phép tiến hành công việc bức xạ, giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử, chứng chỉ hành nghề dịch vụ hỗ trợ ứng dụng năng lượng nguyên tử từ 06 tháng đến 12 tháng trong trường hợp vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Xúc phạm, đe dọa người đang thi hành công vụ;
b) Trốn tránh, cản trở, trì hoãn việc thực hiện các nội dung, yêu cầu, kiến nghị của người có thẩm quyền tiến hành thanh tra, kiểm tra hoặc quyết định thanh tra, kiểm tra về an toàn bức xạ, hạt nhân;
c) Tự ý phá niêm phong, làm thay đổi vị trí, dấu vết được niêm phong đối với nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ khi nguồn phóng xạ, thiết bị bức xạ bị cơ quan thanh tra tạm giữ hoặc niêm phong.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không đúng thời hạn tài liệu theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi tiến hành thanh tra, kiểm tra an toàn đối với việc lắp đặt, vận hành thử, nghiệm thu, xây dựng, thay đổi quy mô, phạm vi hoạt động của lò phản ứng hạt nhân.
6. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thanh tra, kiểm tra việc tháo dỡ, tẩy xạ, xử lý nhiên liệu hạt nhân, thiết bị hạt nhân, chất thải phóng xạ;
b) Trốn tránh, trì hoãn, gây khó khăn, cản trở, không hợp tác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc kiểm tra tại chỗ việc tuân thủ thiết kế đã được phê duyệt.
Chương 3.
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT
Điều 43. Thẩm quyền xử phạt của thanh tra chuyên ngành khoa học và công nghệ
1. Thanh tra viên chuyên ngành khoa học và công nghệ, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành an toàn bức xạ và hạt nhân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
2. Chánh Thanh tra Sở Khoa học và Công nghệ, Chánh Thanh tra Cục An toàn bức xạ và hạt nhân, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Sở Khoa học và Công nghệ, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Khoa học và Công nghệ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục trưởng Cục An toàn bức xạ và hạt nhân có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 44. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại Điểm b Khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này trừ biện pháp tái xuất quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử có thời hạn; đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 3 Nghị định này.
Điều 45. Thẩm quyền xử phạt của công an nhân dân, hải quan và thanh tra chuyên ngành khác
1. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Công an có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 39 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Hải quan có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa, các dịch vụ liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý theo quy định tại Điều 42 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
3. Người có thẩm quyền xử phạt của cơ quan Thanh tra chuyên ngành khác có thẩm quyền kiểm tra, lập biên bản vi phạm hành chính, xử phạt hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý quy định tại Điều 46 và Điều 52 của Luật xử lý vi phạm hành chính.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Điều 46. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
Các chức danh quy định tại các Điều 43, 44, 45 Nghị định này và công chức, viên chức đang thi hành công vụ khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử thì được quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định.
Chương 4.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 47. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 11 năm 2013.
2. Nghị định số 111/2009/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử hết hiệu lực kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành.
Điều 48. Điều khoản chuyển tiếp
Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực năng lượng nguyên tử xảy ra trước ngày 01 tháng 7 năm 2013 mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét, giải quyết thì áp dụng các quy định có lợi cho tổ chức, cá nhân vi phạm.
Điều 49. Trách nhiệm hướng dẫn và thi hành Nghị định
1. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT

Decree No. 107/2013/ND-CP dated September 20, 2013 of the Government regulating sanction of administrative violations in atomic energy

Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25, 2001;

Pursuant to the Law on sanctioning of administrative violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Atomic Energy dated June 03, 2008;

At the proposal of Minister of science and technology;

The Government promulgates the Decree regulating sanction of administrative violations in atomic energy;

Chapter 1.

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree prescribes the administrative violations, the sanctioning form and rate, remedial measures, the authority of sanctioning administrative violations in atomic energy, including administrative violations in science study and technology development operation in atomic energy; construction, operation, maintenance, exploitation, management and dismantlement of nuclear facilities, radiation facilities; exploration, exploitation, processing, and use of radioactive ores; production, storage, use, transport, transfer, export, import of radioactive sources, radiation equipment, nuclear fuel, source nuclear material, nuclear material and nuclear equipment; processing and storage of radioactive waste and support services applying atomic energy.

2. For administrative violations related to atomic energy not prescribed in this Decree, if they are specified in other Decrees on sanctioning of administrative violations, such Decrees shall be applied for sanction.

Article 2. Interpretation of terms

In this Decree, the following terms are construed as follows:

1. Inspection over medical X-ray equipment means examination on quality of X-ray equipment used inmedical diagnosis, determination and certifying on the working regime of equipment implemented by organizations permitted examining by competent state agencies.

2. Calibration means error correction of radiation equipment, radiation measurement equipment with standard measurement equipment or standard radiation source to ensure the accuracy of equipment.

3. Change of operational scale and scope of radiation facility means change of position of radiation source installed permanently, change of operation limitation in comparison with provision in license, change of technical parameters of radiation equipment influenced to safety or change of structure of system for radiation safety assurance.

4. Radiation measurement equipment are devices, instruments used for measuring radioactive doses, radioactivity, and identifying radioactive isotopes.

5. Radioactive waste generated from production, pilot production, processing, and exploitation of ores, minerals being secondary products or waste containing natural radioactive kernels able to cause the effective dose for the public exceeding 1 mSv per annum.

6. Radioactive decontamination is the elimination or reduction of radioactive contamination to an acceptable level through physical, chemical, or biological processes.

Article 3. Remedial measures

Apart from forms of the primary sanction, additional sanction, organizations and individuals that commit violations may also be applied one or some of remedial measures below:

1. Forcible implementation of measures for ensuring radiation safety and nuclear safety;

2. Forcible search, retrieval of radioactive substances, the items contaminated radioactivity, radioactive materials, radioactive sources, source nuclear material, and nuclear equipment;

3. Forcible decontamination of contaminated areas to meet National Technical Regulation on environment;

4. Forcible re-export of radioactive substances, radioactive sources, radioactive waste, consumables which have been irradiated or contain radioactive substances, source nuclear materials, nuclear materials, nuclear equipment;

5. Forcibly not arranging radiological workers with results of personal exposure which are high abnormally to continue do the radiological job;

6. Forcible implementation of measures to limit maximally the adverse impacts to environment;

7. Forcible environmental recovery;

8. Forcible dismantlement of construction works, parts of construction works without license, not proper with license, or not proper with the approved design;

9. Forcible access of data on personaloccupationalexposure into the national database onoccupationalexposure;

10. Forcible withdrawal of the provided service results;

11. Forcible withdrawal of the granted safety examination certificate.

Article 4. Provisions on the fine levels and sanctioning authority for individuals, organizations 

1. The fine levels for administrative violations specified in Chapter 2 of this Decree are fine levels imposed for individuals, except for administrative violations specified in Clause 9 Article 6; Clause 3 Article 7; Clauses 5, 6, 7, 8 of Article 14; Clause 2 Article 15; Clause 2 Article 22; Articles 24, 25 and 26; Clause 3 Article 27 and Clause 2 Article 40 of this Decree.  The maximum fine level imposed for individuals shall be VND 1,000,000,000.

The fine level for a same administrative violation committed by an organization shall be equal to twice of the fine level imposed for an individual. The maximum fine level imposed for organizations shall be VND 2,000,000,000.

2. The authority to impose sanctions against administrative violations of persons defined in Articles from 43 through 45 of this Decree is the authority applied to an administrative violation of individual.  In case of fine, the authority to impose sanctions for organizations shall be more than twice of the authority to impose sanctions for individuals.

Chapter 2.

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS, SANCTIONING FORMS, AND REMEDIAL MEASURES

SECTION 1. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS REGARDING MAKING STATEMENTS AND LICENSING

Article 5. Violating provisions on making statements on radioactive substances, radioactive waste, radioactive sources which have been used, radiation equipment, nuclear materials, nuclear equipment, nuclear fuels which have been used

1. A warning or fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to make statements with competent state agencies within 07 working days, from the day when X-ray equipment for medical diagnosis, Veterinary X-ray equipment are obtained;  

b) Failing to make additional statements with competent state agencies about the changed information in comparison with the application for licensing radiological works in terms of names of the applicant and the safety workers, address of the facilities, and the condition of radiological equipment within 10 working days from the day on which the change is made;

c) Failing to provide sufficient information about radiation sources according to regulations.

2. A fine of between VND 2, 000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to make statements with competent state agencies within 07 working days, from the day when radioactive substances and radiological equipment are obtained as prescribed in Point a Clause 1 of this Article;

b) Failing to make statements on use of radioactive sources, radiation equipment with competent state agencies where carrying out radiation activities of facilities with the movable radiation activities;

c) Failing to make statements with competent state agencies about handing over, transfer of radiation equipment  within 10 working days, from the day when radiation equipment  are moved out facilities.

3. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to make statements on the radioactive waste produced by radiological works;

b) Failing to make statements on the radioactive waste due to production, pilot production, processing, exploration and exploitation of ores, minerals;

c) Failing to make statements on radioactive sources which have been used within 30 working days, from the day when radiation sources are no longer used;

d)  Failing to make statements every time when  receiving radioactive wastes, radioactive sources which have been used while operating warehouses of processing, storing national radioactive waste, service activities of processing, storing radioactive wastes, radioactive sources which have been used.

4. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to make statements on the source nuclear materials, nuclear materials, nuclear equipment, and nuclear fuel which have been used;

b) Failing to make statements on the radioactive waste produced by the nuclear facilities;

c) Failing to provide sufficient information about nuclear materials and nuclear equipment according to regulations.

5. The additional sanctioning forms:

Suspension of the operation of using nuclear equipment from 01 month to 03 months, applicable to the violations specified in Point a Clause 4 of this Article.

Article 6. Violating provision on licensing for carrying out radiation job

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for carrying out the radiation jobs when the licenses have been expired for no more than 30 working days.

2. The act of carrying out radiation jobs when the licenses have been expired for more than 30 working days shall be sanctioned according to Clauses 3, 4, 5, 6, 7, 8 and 9 of this Article.

3. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for using X-ray equipment for medical diagnosis, veterinary X-ray equipment without licenses.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts without licenses:

a) Using radioactive substances, radiation equipment, except for equipment defined in Clause 3 Point a Clause 6 of this Article;

b) Storing radioactive sources;

c) Exporting, importing, temporary exporting for re-import, temporary importing for re-export radioactive substances;

d) Changing the operational scale or scope of the radiation facilities;

dd) The activities that produce radioactive wastes, except for the activities in Clauses 5, 6, 7, 8, and 9 of this Article.

5. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for one of the following acts without licenses:

a) Transporting radiation sources and radioactive wastes;

b) Treating, storing, or burying radioactive wastes and used radiation sources

6. A fine of between VND 20,000,000 and 35,000,000 for one of the following acts without licenses:

a) Using particle accelerators; industrial irradiators, radiotherapy equipment, gamma-knife, industrial radiographic equipment, gamma field and gamma cell equipment system;

b) Transporting radioactive substances and radioactive waste for transit in Vietnam’s territory;

c) Producing and processing radioactive substances;

d) Exploring, exploiting, and processing radioactive ore.

7. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts without licenses:

a) Exporting, importing, temporary exporting for re-import, temporary importing for re-export source nuclear materials, nuclear materials and nuclear equipment;

b) Using nuclear materials outside the nuclear fuel cycle;

c) Changing the operational scale or scope of the radiation facilities;

d) Transporting the source nuclear materials, nuclear materials, nuclear fuel, and the used nuclear fuel;

dd) Processing, storing, burying nuclear fuels which have been used.

8. A fine of between VND 40,000,000 and 70,000,000 for one of the following acts without licenses:

a) Transporting the source nuclear materials, nuclear materials, nuclear fuels, the used nuclear fuels in transit on Vietnam’s territory;

b) Operating the ships, vehicles, equipment, and machinery with motor run by nuclear energy.

9. A fine of between VND 200,000,000 and 400,000,000 shall be imposed for organizations conducting operation, pilot operation of nuclear reactors without licenses.

10. The additional sanctioning forms:

a) Suspension of the operation of using radioactive source, radiation equipment from 01 month to 03 months, applicable to the violations specified in Clause 1, Clause 2, Clause 3, Point a Clause 4, Point a Clause 6 of this Article;

b) Suspension of the operation of using equipment, vehicles, machinery, motors, and nuclear reactors from 01 month to 03 months, applicable to the violations specified in Point b Clause 8, Clause 9 of this Article.

11. Remedial measures:

a) Forcible re-export of imported radioactive substances, for violations in Point c, Clause 4 of this Article;

b) Forcible re-export of the imported source nuclear materials, nuclear materials and nuclear equipment, for violations specified in Point a Clause 7 of this Article.

Article 7. Violating the conditions stated in licenses for carrying out radiation jobs

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000, for acts violating one of conditions stated in licenses, except for violations sanctioned according to other terms defined in this Decree.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000, for act of using radioactive source, radiation equipment into jobs other than jobs defined in licenses for carrying out the radiation jobs.

3. A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000, for organizations with nuclear facilities not complying with contents stated in licenses, except for violations specified in Clause 3 Article 18 of this Decree.

4. The additional sanctioning forms:

Deprive of the right to use license for carrying out radiation jobs from 01 month to 03 months, for violations specified in Clause 2 and Clause 3 of this Article;

SECTION 2. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS REGARDING RADIATION SAFETY, NUCLEAR SAFETY

Article 8. Violating provision on exposure control for the public, radiological workers

1. A warning or fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for one of the following acts:

a) Not having instruction on using personal dosimeters affixed at working place of radiological workers;

b) Not notifying results of personal dose assessment for radiological workers;

2. A fine of between VND 3, 000,000 and 6,000,000 for one of the following acts:

a) Allowing the exposure incurred by members of the public and radiological workers to exceed the limits according to regulation;

b) Failing to periodically examine the working place of radiological workers according to regulations or at least once every year;

c) Failing to equip the personal dosimeters for radiological workers;

d) Failing to assess personal dose of radiological workers at least once every 3 months;

dd) Failing to have measures to handle when result of personal dose is high abnormally.

3. Remedial measures:

Forcibly not arranging the radiological workers with result of personal dose which is high abnormally to continue doing radiation jobs, for violation specified in Point dd Clause 2 of this Article.

Article 9. Violating provision on exposure control applicable to metal scraps contaminated by radioactivity

1. A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000, for act of not reporting competent state agencies within 24 hours, after detecting radioactive substances, items contaminated by radioactivity mixed in metal scraps, in semi-product billet.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000, for act of not monitoring, detecting radioactive substances, items contaminated by radioactivity mixed in metal scraps, in semi-product billet when exporting, importing, producing, circulating, re-producing metal scraps, billet.

3. Remedial measures:

Forcible revocation of radioactive substances, items contaminated by radioactivity; forcible radioactive decontamination for the contaminated areas, for violations specified in Clause 2 of this Article;

Article 10. Violating provisions on control areas, supervision areas

1. A fine of between VND 2, 000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Not having radiation notice boards, signboards warning radiation at control areas, supervision areas;

b) Not having regulations of going out and entering the control areas, supervision areas;

c) Failing to arrange person to supervise the going out and enter of the control areas;

2. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to setup the control areas at places with potential radioactive dose of more than or equal to 6 mSv/year, except for violation specified in Clause 3 of this Article;

b) Failing to setup the supervision areas at places with the potential radioactive dose of more than 1mSv/year and less than 6mSv/year.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000, for act of not setting up the control areas at places with the potential radioactive dose of more than or equal to 6 mSv/year, when using radiotherapy  machines, particle accelerators, industrial irradiator, control rooms of nuclear reactors.

4. Remedial measures:

Forcible implementation of measures for ensuring radiation safety and nuclear safety, for violations specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Article 11. Violating provisions on controlling surface contamination, air contamination, for facilities using unclosed radioactive sources

A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000 for one of the following acts:

1. Failing to equip system of fume hood;

2. Failing to use materials easy to make radioactive decontamination for walls, floors and table face;

3. Failing to have air ventilation system with radiation filters;

4. Failing to equip instrument to measure exposure dose, machine of radioactive contamination measurement in order to monitor and assess the level of radioactive contamination.

Article 12. Violating provisions on inspection, and calibration of radiation measurement equipment and radiological equipment, radiotherapy sources

1. A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to conduct periodical inspection for X-ray equipment used in medical diagnosis according to regulations;

b) Failing to calibrate radiation measurement equipment according to regulations;

c) Failing to periodically calibrate the medical radiotherapy sources according to regulations;

d) Using radiation equipment which are not calibrated or not yet been permitted to use again by competent state agencies after the repair have been implemented for medical examination and treatment;

dd) Using radioactive sources, radiation equipment not meeting requirements on quality for diagnosis and medical treatment in medical examination and treatment.

2. The additional sanctioning forms:

Suspension of the operation of using the radiation measurement equipment, radiation equipment, radiotherapy sources, from 01 month to 03 months, for violation specified in Clause 1 of this Article.

Article 13. Violating provision on labor protection for radiological workers

1. A warning or fine of between VND 500,000 and 1,000,000, for act of not guiding in writing for radiological workers in using instruments of individual labor protection, equipments to control exposure dose, equipment to examine the radioactive contamination.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to equip the appropriate protective instruments for person working with the unclosed radioactive sources;

b) Failing to equip the appropriate protective instruments for persons using X-ray equipment to take a picture, radiate, diagnose.

3. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for one of the following acts when managing and using the unclosed radioactive sources:

a) Failing to equip the appropriate measurement machine to control exposure dose for persons working at control areas;

b) Failing to arrange place for washing hands, bathrooms, area to store clothes, items contaminated by radioactivity, equipment to measure the radioactive contamination of body, clothes, items  at the exit of control area before leaving the control area.

c) Equipping equipment to control exposure, equipment to examine radioactive contamination specified in Point a, Point b Clause 3 of this Article not in conformity with the national technical regulation, international standards and regulations.

4. A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to provide appropriate protective instruments for persons operating the interference X-ray equipment, persons participating in conducting the interference X-ray manipulation;

b) Failing to provide tongs to pick up radioactive source, and gloves for persons working with radioactive source in geographical and physical exploration of drilling well.

5. The additional sanctioning forms:

Suspension of the operation of using equipment to control exposure, equipment to examine radioactive contamination, from 01 month to 03 months, for violations specified in Point c Clause 3 of this Article.

Article 14. Violating the provisions on dossier of radiation and nuclear safety

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for act of not storing one of the following documents:

a) Conclusions of the inspection and examination of documents about the fulfillment of the requirements of competent state agencies;

b) Reports on safety assessment of radiological works.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for act of failing to make or not storing one of the following dossiers and documents:

a) Documents about radiation sources, radiological equipment, the changes, repair, and upgrade of radiological equipment;

b) Dossier on the decontamination, measurement in working areas of radiological workers;

c) Dossier of maintenance, inspection, and calibration of radiation measurement equipment and radiological equipment;

d) The journal of the operation and use of radiological equipment and radiation sources;

dd) Documents about accidents while doing radiological works;

e) Training documents, documents about health of radiological workers;

g) Documents about radiation doses of radiological workers;

h) The application for the license for radiological works;

i) Documents on the treatment, storage, and burial of radioactive waste;

k) Documents about the radioactive delivery when transport radioactive material.

3. A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to send documents specified in Point b Clause 1, Points a, b, c, d, e and g Clause 2 of this Article to the competent state agencies before terminating operation;

b) Failing to send documents specified in Point a sand Point c Clause 2 of this Article to the new owning and using facility, in case where the radioactive source, radiation equipment are send to new facility.

4. A fine of between VND 6,000,000 and 12,000,000 for act of not storing reports on safety analysis for radiation facility when apply for license for construction, change of operational scale and scope, operational termination according to regulation.

5. A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for organizations failing to make or failing to store one of the following dossiers and documents:

a) Documents about nuclear material, nuclear equipment, the changes, repair, and upgrade of nuclear equipment;

b) Dossier of maintenance and inspection of nuclear equipment.

6. A fine of between VND 50,000,000 and 80,000,000 shall be imposed for organizations failing to make dossiers of upgrade of nuclear facility.

7. A fine of between VND 100,000,000 and 160,000,000 shall be imposed for organizations failing to store reports on safety analysis in the application for the approval of location of nuclear power plant.

8. A fine of between VND 120,000,000 and 200,000,000 shall be imposed for organizations failing to store dossiers of upgrade of nuclear facility.

Article 15. Violating the provision on certificates of radiological workers

1. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for appointing employees without certificates in radiology to undertake one of the following jobs:

a)  Being in charge of safety;

b) Being in charge of decontamination;

c) Operating particle accelerators;

d) Operating irradiators

dd) Producing radioactive isotopes;

e) Doing industrial radiographic works.

2. A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 shall be imposed for organizations appointing employees without certificates in radiology to undertake one of the following jobs:

a) Chief engineers of nuclear reactors;

b) Foremen of nuclear reactors;

c) Officers in charge of responding to radiation accidents or nuclear accidents;

d) Nuclear fuel keepers;

dd) Nuclear reactor operators.

Article 16. Violating the provision on reporting the safety of radiological works

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000, for act of not reporting the safety of radiological works of facilities conducting radiological works to competent state agencies every year.

2. A fine of between VND 6,000,000 and 12,000,000, for act of not reporting the safety of radiological works of nuclear facilities to competent state agencies every year.

Article 17. Violating the provision on transport of radioactive material

1. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000, for act of failing to pack radioactive materials in radioactive shipments of the consignor according to regulations.

2. A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000 for one of the following acts of the transporting party:

a) Failing to stick the radioactive warning labels on means of transport during transport of radioactive substances;

b) Failing to make plan on responding accidents at grassroots according to regulations;

c) Failing to formulate plan, failing to perform plan to ensure safety, security according to regulations;

d) Using the means of transport not consistent with provisions on radiation safety;

dd) Failing to appoint officers to be responsible for radiation safety during the transport;

e) Transporting the shipments, goods of radioactive substances that exceed the transport limits according to regulations;

g) Transporting radioactive substances while the radiation dose at the cabin and seats exceed the limits of radiation safety;

h) Failing to fulfill technical measures to ensure safety during the transport;

i) Failing to send reports to competent state agencies within 24 hours when the radiation shipment is not received.

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) The consignee fails to inform the consignor or the competent state agencies within 24 hours when finding the shipment is not conformable with the delivery contract in terms of category and quantity; of the shipment is suspected of being damaged, unsealed, or radioactive leak;

b) The keeper of the shipment at the transshipment warehouse fails to inform the competent state agencies within 24 hours when the shipment is suspected of being damaged, unsealed, or radioactive leak, or the shipment is not received.

4. A fine of between VND 50,000,000 and 100,000,000 for act of letting radioactive materials spill or leak during the transport.

5. Remedial measures:

Forcibly finding and gathering radioactive materials that are lost, spilled, or leaked; decontaminating the contaminated areas to meet national technical regulations on environment, for violation specified in Clause 4 of this Article.

Article 18. Violating the provisions on production, sale, and import of consumables which have been irradiated or contain radioactive substances, import of radiation equipment, nuclear equipment, radioactive sources, and radioactive substances

1. A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000 for one of the following acts:

a) Importing, selling consumables which have been irradiated or contain permitted radioactive substances without indicating this information on their labels;

b) Importing radioactive materials, radiological equipment inconsistently with the technical parameters, quantity, characteristics, and origins in the license.

2. A fine of between VND 8,000,000 and 15,000,000 for one of the following acts:

a) Importing consumables which have been irradiated not belong to the list permitted to import or belong to the list permitted to import but already been irradiated or contained radioactive substances exceeding the prescribed limits;

b) Producing or selling consumables with the radioactivity higher than the prescribed limit.

3. A fine of VND 10,000,000 and 20,000,000, for import of nuclear equipment inconsistently with the technical parameters, quantity, characteristics, and origins in the license.

4. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000, for act of importing the radiation equipment, radioactive sources not falling in the list of goods permitted to import.

5. A fine of between VND 150,000,000 and 300,000,000, for act of importing the radioactive waste.

6. Remedial measures:

a) Forcible revocation of goods for destruction, for violation in Point b, Clause 2 of this Article;

b) Forcible re-export of radioactive material, radiation equipment, consumables which have been irradiated, nuclear equipment, radioactive waste, for violations in Point b clause 1, Point a clause 2, Clause 3, Clause 4 and Clause 5 of this Article.  

Article 19. Violating the provisions on resolving radiation and nuclear accidents

1. A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to formulate, organize implementation of plan to response radiation accidents at grassroots, except for violation specified in Point b Clause 2 Article 17 of this Decree;

b) Failing to notify competent state agencies about locations happening accidents and concerned information within 24 hours, since detecting radiation accidents;

c) Failing to provide information and documents, failing to cooperate with agencies and organizations in remedying and investigating causes of the radiation accident;

d) Failing to comply with or complying insufficiently and untimely with the order of urgent mobilization of the competent state agencies in terms of personnel, supplies, and vehicles for overcoming the radiation accident;

dd) Obstructing or failing to comply with guidance when agencies, organizations overcome the radiation accident;

e) Failing to determine causes of the radiation accident according to regulations.

2. A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to notify competent state agencies about locations happening accidents and concerned information within 24 hours, since detecting nuclear accidents;

b) Failing to provide information and documents, failing to cooperate with agencies and organizations in remedying and investigating causes of the nuclear accident;

c) Failing to comply with or complying insufficiently and untimely with the order of urgent mobilization of the competent state agencies in terms of personnel, supplies, and vehicles for overcoming the nuclear accident;

d) Obstructing or failing to comply with guidance when agencies, organizations overcome the nuclear accident;

dd) Failing to determine causes of the nuclear accident according to regulations.

3. A fine of between VND 50,000,000 and 100,000,000, for act of letting radiation accidents happen, except for violation sanctioned according to other provisions in this Decree.

4. A fine of between VND 500,000,000 and 1,000,000,000, for act of letting nuclear accidents happen, in case violation not to the extent of being examined for criminal liability.

5. Remedial measures:

Forcibly finding and gathering radioactive sources, nuclear materials; forcible decontamination of the contaminated areas to meet national technical regulations on environment, for violations specified in Clause 3, Clause 4 of this Article.

Article 20. Violating the provisions on storing, treating, and burying the radioactive waste, used radiation sources, and spent nuclear fuel

1. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000, for act of failing to formulate plan to classify and treat the radioactive waste.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for one of the following acts:

a) Classifying and treating radioactive waste and used radiation sources not according to the formulated plan or at variance with National Technical Regulations or international regulations and standards;

b) Failing to perform measures to minimize radioactive waste at the sources;

c) Failing to separate radioactive waste from ordinary wastes during the collection and treatment.

3. A fine of between VND 8,000,000 and 15,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to make burial reports upon burying radioactive waste;

b) Failing to make burial maps and send them to competent state agencies upon burying radioactive waste.

4. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for one of the following acts:

a) Using nuclear fuel without a plan for safely treating and storing spent nuclear fuel;

b) Treating the spent nuclear fuel at variance with National Technical Regulations or international regulations and standards.

5. A fine of between VND 50,000,000 and 80,000,000 for one of the following acts:

a) Building depositories for storing national radioactive waste or burying radioactive waste without approval of competent state agencies;

b) Selecting locations to build depositories for storing national radioactive waste or burying radioactive waste not according to National Technical Regulations or international regulations and standards;

6. Remedial measures:

Forcible dismantlement of construction works, for violation in Point a, Clause 5 of this Article.

Article 21. Violating the provision on processing, disposing of contaminated items

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000, for act of failing to take necessary measures for storing and processing contaminated items according to regulation.

2. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000, for act of disposing the contaminated items of which the level of contamination is higher than the limit.

3. Remedial measures:

a) Forcible revocation of items contaminated radioactivity for storage, processing, for violation in Clause 2 of this Article;

b) Forcible the environmental remediation, for violation in Clause 2 of this Article.

Article 22. Violating the provisions on dismantling and decontaminating radiation facilities and nuclear facilities when terminate operation

1. A fine of between VND 15,000,000 and 30,000,000 for one of the following acts when terminating operation of radiation facilities:

a) Having no decision on recognizing that the radiation facility is no longer responsible for radiation safety from competent state agencies;

b) Failing to submit the plan for dismantling, decontaminating, treating radiation sources and radioactive waste to competent state agencies;

c) Dismantling the radiation facility, decontaminating, treating radiation sources and radioactive waste at variance with the plan approved by competent state agencies;

d) Dismantling or decontaminating at variance with National Technical Regulations or international regulations and standards.

2. A fine of between VND 80,000,000 and 160,000,000 shall be imposed organizations conducting one of the following acts when terminating operation of nuclear facilities:

a) Having no decision on recognizing that the nuclear facility is no longer responsible for radiation and nuclear safety from competent state agencies;

b) Failing to submit the plan for dismantling, decontaminating, treating nuclear fuel, nuclear equipment, and radioactive waste to competent state agencies;

c) Dismantling, decontaminating or treating nuclear fuel, nuclear equipment, radioactive waste at variance with the plan approved by competent state agencies;

d) Dismantling, decontaminating or treating nuclear fuel, nuclear equipment, radioactive waste at variance with National Technical Regulations or international regulations and standards.

3. Remedial measures:

Forcibly decontamination of the contaminated areas to meet national technical regulations on environment, forcible environmental remediation, for violations specified in Point d Clause 1, Point d Clause 2 of this Article.

Article 23. Violating the provisions on safety assessment and environmental remediation for facilities of exploring, exploiting and processing radioactive ore

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to send the report on implementation of measures to minimize negative impacts on the environment to competent state agencies;

b) Failing to send the report on result of making maps of the areas where ore extraction and processing have terminated operation to competent state agencies;

c) Failing to send the report on result of the environmental remediation after each stage of survey, extraction, and processing to competent state agencies;

d) Failing to send the report on result of the environmental remediation after ending entire activities of survey, extraction, and processing to competent state agencies;

2. A fine of between VND 15,000,000 and 30,000,000 for one of the following acts during the survey, extraction, and processing of radioactive ore:

a) Failing to send safety assessment reports to competent state agencies; or sending insufficient safety assessment reports according to regulations;

b) Failing to make a map of the area where ore extraction and processing have terminated operation according to regulations.

3. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000, for act of failing to take necessary measures minimize negative impacts on environment according to regulations.

4. A fine of between VND 50,000,000 and 80,000,000, for act of failing to conduct the environmental remediation after each stage or after ending entire activities of survey, extraction, and processing.

5. Remedial measures:

a) Forcible execution of necessary measures for minimizing negative impacts on the environment, for the violation in Clause 3 of this Article;

b) Forcible the environmental recovery, for violation in Clause 4 of this Article.

Article 24. Violation the provision on building nuclear facilities or changing of the operational scale and scope of nuclear facilities

1. A fine of between VND 40,000,000 and 70,000,000 shall be imposed for organizations conducting one of the following acts:

a) Building, changing the operational scale and scope of the nuclear facility at variance with the approved design;

b) Failing to stop building the nuclear facility according to the decision of competent state agencies.

2. Remedial measures:

Forcible dismantlement of construction works, or parts of construction works, for violation in Point a, Clause 1 of this Article.

Article 25. Violating the provisions on the regime for the observation of environmental radioactivity and reporting observation results, when managing, using nuclear reactors

1. A fine of between VND 60,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for organizations conducting one of the following acts:

a) Failing to send reports to competent state agencies about results of periodical observation according to regulations.

b) Failing to report to competent state agencies, within 72 hours from time of detecting unusual observation results which might have negative impacts on the environment and human health;

2. A fine of between VND 100,000,000 and 160,000,000 shall be imposed for organizations failing to conduct the observation of environmental radioactivity at nuclear reactor locations.

Article 26. Violating the provisions on operating nuclear reactors

1. A fine of between VND 60,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for organizations conducting act of failing to send reports on the test run and reports on safety analysis of nuclear reactors to competent state agencies.

2. A fine of between VND 300,000,000 and 600,000,000 shall be imposed for organizations conducting act of failing to comply with the regulations on test running the nuclear reactors.

Article 27. Other violations on radiation safety and nuclear safety

1. A warning or fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for act of failing to have radiation notice boards, warning signs of radiation danger, notice lamp of radiation operation at the gates of rooms laid and run equipment when using X-ray equipment for medical diagnosis, veterinary X-ray equipment.

2. A fine of between VND 2,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts when managing, using radioactive sources, radiation equipment:

a) Failing to have radiation notice board, warning signs of radiation danger, radiation warning lamps, notice lamp of radiation operation at the gates of rooms laid and run radiation equipment, except for violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Failing to have warning signs of radioactive danger at place laying radioactive source;

c) Failing to have the radiation warning equipment for facilities possessing particle accelerators, irradiators for sterilization, material processing devices, and industrial radiographic equipment, radiotherapy facilities, facilities of exploiting and processing radioactive ores;

d) Failing to have the appropriate regulations on radiation safety and process of working;

dd) The radiation safety regulations are lacked one of provisions about: the procedure of working; safety instructions; wearing the personal dosimeters; use of personal labor protective instruments; use of radiation test equipment; notification with the responsible persons when having abnormal phenomenon may causeinsecurity;

e) Radiological workers failing to implement or implement insufficiently the radiation safety regulations, the procedure of working;

g) Failing to appoint a person in charge of safety according to regulations;

h) Failing to organize the training of radiation and nuclear safety for radiological workers according to regulations;

i) Failing to have the procedures for running, using, storing, preserving and repairing radiation equipment, radioactive sources; procedures are not attached at the prescribed places;

k) Using under-18 persons to do related-radiation works;

l) Letting the under-18 apprentices using radiation sources to work in control areas, supervision areas without guidance of specialized officers;

m) Failing to organize annual health examination for radiological workers according to regulations.

3. A fine of between VND 30,000,000 and 60,000,000 shall be imposed for organizations possessing the nuclear reactors but failing to install the radiation warning equipment.

SECTION 3. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS REGARDING SECURITY OF RADIOACTIVE SOURCES, NUCLEAR MATERIALS, NUCLEAR EQUIPMENT

Article 28. Violating the provisions on security of radioactive sources when using, storing radioactive sources at the security level A

1. A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000 for act of failing to formulate or failing to perform one of the following procedures:

a) Ensuring the security of radioactive sourcesduringandoutside working hours;

b) Activities of guarding forces;

c) Response to accidents causing insecurity of radioactive sources;

d) Controlling the persons going in and out the area of security control;

dd) Management of locks and keys.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to setup an area for security control; failing to provide security instructions at area for security control of radioactive sources;

b) Failing to install equipment for detecting, warning the approach without permission in the area for security control and rooms where radioactive sources are laid;

c) Failing to install locks for gates of the area for security control; failing to install locks for gates of rooms where radioactive sources are laid;

d) Failing to tally radioactive sources everyday;

dd) Failing to have written permission of heads of facilities or the authorized persons, failing to have the minutes of handing over when transferring radioactive sources in internal scope of facilities;

e) Failing to organize the safeguarding force for supervising equipment of observation, detecting, warning in the area for security control; failing to organize the responding force for timely preventing the acts of approaching to radioactive sources without permission.

3. A fine of between VND 7,000,000 and 14,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to have measures to timely respond, investigate causes, and find out remedy measures when happening case of approaching to radioactive sources without permission;

b) Failing to report to competent state agencies within 05 working days, from the day of happening case which the radioactive sources are approached without permission;

4. A fine of between VND 8,000,000 and 16,000,000 for one of the following acts when storing radioactive sources at the security level A:

a) Failing to use separate warehouses for storing radioactive sources;

b) Failing to store radioactive sources in the containing equipment, or protective vases with locks; failing to apply measures to limit ability of moving radioactive sources.

Article 29. Violating the provisions on security of radioactive sources when using fixed radioactive sources, radioactive sources used in radiotherapy at high-dose pressure at the security level B

1. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for act of failing to formulate or failing to perform one of the following procedures:

a) Ensuring the security of radioactive sources during and outside working hours;

b) Response to accidents causing insecurity of radioactive sources;

c) Controlling the persons going in and out the area of security control;

d) Management of locks and keys.

2. A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to setup an area for security control; failing to provide security instructions at area for security control of radioactive sources;

b) Failing to install locks for gates of the area for security control; failing to install locks for gates of rooms where radioactive sources are laid;

c) Failing to tally radioactive sources every week;

d) Failing to have written permission of heads of facilities or the authorized persons, failing to have the minutes of handing over when transferring radioactive sources in internal scope of facilities;

dd) Failing to organize the safeguarding force for supervising the area of security control; failing to organize the responding force for timely preventing the acts of approaching to radioactive sources without permission.

3. A fine of between VND 6,000,000 and 12,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to have measures to timely respond, investigate causes, and find out remedy measures when happening case which the radioactive sources are approached without permission;

b) Failing to report to competent state agencies within 05 working days, from the day of happening case which the radioactive sources are approached without permission;

Article 30. Violating the provisions on security of radioactive sources when using the movable radioactive sources at the security level B

1. A fine of between VND 3,000,000 and 8,000,000 for act of failing to formulate or failing to perform the procedure for managing locks and keys of warehouses protecting radioactive sources.

2. A fine of between VND 4,000,000 and 8,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to arrange a storage place to ensure security for radioactive sources at the construction site in duration not using;

b) Failing to have written permission of heads of facilities or the authorized persons, failing to have the minutes of handing over when transferring radioactive sources among units in a same facility;

c) Failing to tally radioactive sources after every working shift; failing to tally radioactive sources every week;

d) Failing to make barriers, failing to appoint supervisors continuously at area where conducting radiation jobs;

dd) Failing to install security locks at area where storing radioactive sources;

e) Failing to organize the responding force to timely prevent acts of approaching to radioactive sources without permission at construction site;

g) Failing to assign persons responsible for ensuring security of radioactive sources when using at construction site.

3. A fine of between VND 6,000,000 and 12,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to have measures to timely respond, investigate causes, and find out remedy measures when happening case which the radioactive sources are approached without permission;

b) Failing to report to competent state agencies within 05 working days, from the day of happening case which the radioactive sources are approached without permission;

Article 31. Violating the provisions on security of radioactive sources when storing radioactive sources at the security level B

1. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for act of failing to formulate or failing to perform one of the following procedures:

a) Ensuring the security of radioactive sources during and outside working hours;

b) Response to accidents causing insecurity of radioactive sources;

c) Controlling the persons going in and out the area of security control with the aim to timely detect and prevent anybody going out or entering the area without permission;

d) Management of locks and keys.

2. A fine of between VND 5,000,000 and 8,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to provide separate warehouses for storing radioactive sources;

b) Failing to store radioactive sources in the containing equipment, or protective vases with locks; failing to apply measures to limit ability of moving radioactive sources;

c) Failing to install security locks at gate of warehouses storing radioactive sources;

d) Failing to tally radioactive sources every week;

dd) Failing to have written permission of heads of facilities or the authorized persons, failing to have the minutes of handing over when transferring radioactive sources in internal scope of facilities;

e) Failing to make warehouse book to control the warehousing and ex-warehousing of radioactive sources from warehouses;

g) Failing to organize the safeguarding force for supervising the warehouse area for storing radioactive sources; failing to organize the responding force for timely preventing the acts of approaching to radioactive sources without permission.

Article 32. Violating the provisions on security of radioactive sources when using, storing radioactive sources at the security level C

1. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for one of the following acts when using radioactive sources installed permanently at the security level C:

a) Failing to setup an area for security control around place the radioactive sources are laid; failing to provide security instructions at area for security control of radioactive sources;

b) Failing to make metal cage with protective lock for box containing radioactive sources;

c) Failing to tally radioactive sources monthly;

d) Failing to formulate or failing to perform the control procedures for persons going out and in the area of security control;

dd) Failing to formulate or failing to perform the procedures for responding to accidents that cause insecurity of radioactive sources;

e) Failing to have written permission of heads of facilities or the authorized persons, failing to have the minutes of handing over when transferring radioactive sources in internal scope of facilities;

2. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts when using radioactive sources installed permanently at the security level C:

a) Failing to have measures to timely respond, investigate causes, and find out remedy measures when happening case of approaching to radioactive sources without permission;

b) Failing to report to competent state agencies within 05 working days, from the day of happening case when radioactive sources are approached without permission;

3. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for one of the following acts when using the movable radioactive sources at the security level C:

a) Failing to make barriers, failing to appoint supervisors continuously at area where conducting radiation jobs;

b) Failing to install security locks at area where storing radioactive sources;

c) Failing to formulate or failing to perform the procedures for managing locks and keys;

d) Failing to organize the responding force to timely prevent acts of approaching to radioactive sources without permission at construction site;

dd) Failing to assign persons responsible for ensuring security of radioactive sources when using at construction site.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts when using the movable radioactive sources at the security level C:

a) Failing to have measures to timely respond, investigate causes, and find out remedy measures when happening cases of approaching to radioactive sources without permission;

b) Failing to report to competent state agencies within 05 working days, from the day of happening case which radioactive sources are approached without permission;

5. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for one of the following acts when storing radioactive sources at the security level C:

a) Failing to install security locks for gates of warehouses storing radioactive sources; failing to  formulate or failing to perform the procedures for managing locks and keys;

b) Failing to tally radioactive sources monthly;

c) Failing to have written permission of heads of facilities or the authorized persons, failing to have the minutes of handing over when transferring radioactive sources in internal scope of facilities;

d) Failing to make warehouse book to control the warehousing and ex-warehousing of radioactive sources from warehouses;

dd) Failing to organize the safeguarding force for supervising in case where the warehouse area for storing radioactive sources are approached without permission; failing to organize the responding force for timely preventing the acts of approaching to radioactive sources without permission.

e) Failing to use separate warehouses for storing radioactive sources;

g) Failing to store radioactive sources in the containing equipment, or protective vases with locks; failing to apply measures to limit ability of moving radioactive sources.

Article 33. Violating the provisions on security of radioactive sources when using, storing radioactive sources at the security level D

A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for act of failing to tally annually when using or storing radioactive sources at the security level D.

Article 31. Violations relating to the radioactive sources, that are appropriated, lost, illegally used or transferred; losing radioactive sources

1. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for failing to inform competent state agencies within 24 hours when radioactive sources are discovered appropriated, lost, illegally used or transferred, or unreported.

2. A fine of between VND 6,000,000 and 10,000,000 for failing to inform competent state agencies within 24 hours when radioactive sources under violator’s management are discovered, appropriated, lost.

3. A fine of between VND 7,000,000 and 14,000,000 for failing to take necessary measures for reclaiming radioactive sources that are appropriated, lost, transferred or used illegally.

4. A fine of between VND 6,000,000 and 10,000,000 for losing radioactive sources at security level D during management and use.

5. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for losing radioactive sources at security level C during management and use.

6. A fine of between VND 20,000,000 and 30,000,000 for losing radioactive sources at security level B during management and use.

7. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for losing radioactive sources at security level C during management and use.

8. The additional sanctioning forms:

Deprive of the right to use the license for carrying out radiation jobs from 01 month to 03 months, for violations specified in Clauses 4, 5, 6 and 7 of this Article.

9. Remedial measures:

Forcibly finding the radioactive sources; decontaminating the contaminated areas to meet national technical regulations on environment, for violations specified in Clauses 5, 6 and 7 of this Article.

Article 35. Violations relating to the nuclear materials, and nuclear equipment, that are appropriated, lost, illegally used or transferred; losing nuclear materials, and nuclear equipment

1. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for failing to inform competent state agencies within 24 hours when nuclear materials, and nuclear equipment are discovered appropriated, lost, illegally used or transferred, or unreported.

2. A fine of between VND 15,000,000 and 30,000,000 for failing to inform competent state agencies within 24 hours when nuclear materials, and nuclear equipment under violator’s management are discovered appropriated, lost.

3. A fine of between VND 40,000,000 and 80,000,000 for failing to take necessary measures for reclaiming nuclear materials, and nuclear equipment that are appropriated, lost, transferred or used illegally.

4. A fine of between VND 300,000,000 and 500,000,000 for losing nuclear materials, and nuclear equipment.

5. The additional sanctioning forms:

Deprive of the right to use license for carrying out radiation jobs from 01 month to 03 months, for violations specified in Clause 4 of this Article.

6. Remedial measures:

Forcibly finding and gathering nuclear materials, and nuclear equipment; forcible decontamination of the contaminated areas to meet national technical regulations on environment, for violations specified in Clause 4 of this Article.

Article 36. Violating the provisions on protection for nuclear reactor area

1. A fine of between VND 30,000,000 and 50,000,000 for failing to strictly control people entering and leaving nuclear reactor areas.

2. A fine of between VND 50,000,000 and 100,000,000 for failing to establish restricted areas and protection areas around nuclear reactors, or such areas are not safe enough.

3. A fine of between VND 100,000,000 and 200,000,000 for failing to provide protection for nuclear reactors according to the laws on important constructions relating to national security.

Article 37. Violating the provisions on nuclear control

1. A fine of between VND 60,000,000 and 100,000,000 shall be imposed for organizations managing, using nuclear reactors for research; nuclear power plants; facilities enriching uranium and producing nuclear fuel; facilities re-producing, storing, treating and burying the used nuclear fuel; facilities containing nuclear materials, source nuclear materials with effective volume of more than 1 kilogram and conducting one of the following acts:

a) Failing to submit the design dossier of facilities to competent state agencies before putting nuclear materials or source nuclear materials into facilities or before having changes in the design dossier;

b) Failing to store dossiers of accounting nuclear during time which the source nuclear materials, nuclear materials are contained at facilities.

2. A fine of between VND 200,000,000 and 400,000,000 shall be imposed for organizations conducting one of the following acts when managing, using nuclear facilities defined in Clause 1 of this Article:

a) Failing to make accounting nuclear or failing to report on nuclear accounting results at the request of competent state agencies;

b) Failing to perform measures to supervise the source nuclear materials or nuclear materials.

3. A fine of between VND 50,000,000 and 80,000,000 shall be imposed for organizations conducting one of the following acts when using, storing nuclear materials, source nuclear materials with volume of equal to or more than 0.001 kilogram enriched uranium, 0.001 kilogram plutonium, 10kilogram depleted uranium, 1 kilogram nature uranium or 1 kilogram thorium although they are not nuclear facilities as defined in Clause 1 of this Article:

a) Failing to report information on using, place of using nuclear materials or source nuclear materials or any change about this information to competent state agencies;

b) Failing to perform provisions in Point a, Point b Clause 1, Point a Clause 2 of this Article. 

4. The additional sanctioning forms:

Deprive of the right to use license for carrying out radiation jobs from 01 month to 03 months, for violations specified in Clause 1 and Clause 2 of this Article;

Article 38. Violations of appropriating, sabotaging, illegally transfer and using radioactive sources, nuclear materials, and nuclear equipment; infringing the works, devices and vehicles serving the atomic energy safety and security

1. A fine of between VND 50,000,000 and 100,000,000 for one of the following acts:

a) Infringing works, devices and vehicles serving the atomic energy safety and security;

b) Appropriating, sabotaging, illegally transfer or using radioactive sources;

c) Providing untrue information about nuclear accidents.

2. A fine of between VND 500,000,000 and 1,000,000,000 for appropriating, sabotaging, illegally transfer or using source nuclear materials, nuclear materials, or nuclear equipment.

3. The additional sanctioning forms:

Expulsion for foreigners conducting violations specified in Clause 2 of this Article.

SECTION 4. ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AGAINST ACTIVITIES OF SUPPORTING THE APPLICATION OF ATOMIC ENERGY, AND VIOLATIONS ON OBSTRUCTING ACTIVITIES IN INSPECTION AND EXAMINATION

Article 39. Violating the provision on registration for providing support service for the application of atomic energy

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for providing support service for the application of atomic energy inconsistently with the content already registered with and approved by competent state agencies.

2. A fine of between VND 7,000,000 and 15,000,000 for failing to register service of providing support for the application of atomic energy according to regulations.

3. The additional sanctioning forms:

Depriving the right to use the registration license for providing support service for the application of atomic energy from 01 month to 03 months, for the violations specified in Clause 1 of this Article.

Article 40. Violating the provision on the practice certificate of providing support service for the application of atomic energy

1. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 shall be imposed for individuals operating independently in providing support service for the application of atomic energy without the practice certificates of support service for the application of atomic energy.

2. A fine of between VND 8,000,000 and 15,000,000 shall be imposed for organizations practicing in support service for the application of atomic energy without sufficiency of person quantity possessing the practice certificates of support service for the application of atomic energy according to regulations.

Article 41. Other violations in support service for the application of atomic energy

1. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to formulate or failing to perform the program on ensuring the operational quality in examining X-ray equipment for medical diagnosis;

b) Failing to have a process when measuring, examining radioactive sources, and radiation equipment;

c) Failing to comply with the process which has been appraised by competent state agencies;

d) Failing to send result of personal dose recording in the prescribed deadline;

dd) To be lack one of contents: name, address of organization carrying out the radiation jobs; name of person who is recorded dose; duration of measurement; measured value of dose, measurement unit; certification of agency providing service, in result slip of measuring personal dose;

e) Recording insufficient and incorrect information in: minutes of examining quality, minutes of calibrating radiation equipment, nuclear equipment, equipment to record and measure radiation; minutes of radiation examination at the working area, safety assessment, assessment and verification for radiation technology, nuclear technology;

g) Failing to provide instructions in writing for clients using the personal dose according to regulations.

2. A fine of between VND 4,000,000 and 5,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to setup the control area, supervision area, and the restrained area when conducting test, calibration for radiation measurement equipment and radiological equipment, nuclear equipment; decontamination, installment of radioactive sources;

b) Failing to report to competent state agencies in case where radiological workers are irradiated overdose;

c) Failing to store types of documents on providing support service for the application of atomic energy;

d) Failing to enter data of personal occupational doses into national database of occupational exposure according to regulations;

3. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Providing the results which are inaccurate and not ensured quality;

b) Using equipment not appropriate, not meeting standards used in the support service for the application of atomic energy;

c) Impacting on radiation equipment to run at variance with the operational principle set by producers;

d) Granting certificate of safety examination when the safety conditions are not satisfied.

4. Depriving the right to use the registration license for providing support service for the application of atomic energy from 06 month to 12 months, in case of repeating many times one of violations specified in Points a,b, c, and d Clause 3 of this Article.

5. Remedial measures:

a) Forcible access of data on personal occupational exposure doses into the national database on occupational exposure, for violation in Point d Clause 2 of this Article;

b) Forcible revocation of the provided service results, for violation in Point a, Clause 3 of this Article;

c) Forcible revocation of the granted certificates of safety examination, for violation specified in Point d, Clause 3 of this Article.

Article 42. Acts of obstructing activities in inspection and examination

1. A warning or fine of between VND 500,000 and 1,000,000 for failing to provide, or insufficiently and unpunctually the information and documents relating to the inspection, examination at the request of competent state agencies, except for the cases in Clause 5 of this Article.

2. A fine of between VND 3,000,000 and 6,000,000 for providing dossiers, documents, information about radioactive sources, radiation equipment, nuclear materials, nuclear equipment or other information about radiation and nuclear safety, which are untrue, for the inspection and examination delegations, competent state agencies.

3. Depriving the right to use the license for doing radiation jobs, registration license for providing support service for the application of atomic energy, certificate for practicing support service for the application of atomic energy from 06 month to 12 months, in case of violating the provision in Clause 2 of this Article and cause serious consequences.

4. A fine of between VND 5,000,000 and 10,000,000 for one of the following acts:

a) Insulting or threatening the duty officers;

b) Dodging, obstructing, or delaying the fulfillment of the content, request, proposal of the persons competent to inspection, examination or decisions on inspection, examination in radiation and nuclear safety;

c) Arbitrarily breaking the sealing, changing the position, trace of sealing for radioactive sources, radiation equipment when they are impounded or made sealing by inspection agencies.

5. A fine of between VND 10,000,000 and 20,000,000 for failing to provide, or insufficiently and unpunctually the documents at the request of competent state agencies during the safety inspection of the installation, test run, assessment, construction, change of the operational scale and scope of nuclear reactors.

6. A fine of between VND 20,000,000 and 40,000,000 for one of the following acts:

a) Failing to cooperate with competent state agencies in inspection of dismantling, decontaminating or treating nuclear fuel, nuclear equipment, and radioactive waste;

b) Dodging, delaying, obstructing, failing to cooperate with competent state agencies in the inspection on the spot of the adherence to the approved designed.

Chapter 3.

THE SANCTIONING COMPETENCE

Article 43. The sanctioning competence of science and technology inspectors

1. Inspectors specialized in science and technology, persons assigned to execute task of inspection in radiation and nuclear safety on duty are entitled to:

a) Warning;

b) Impose fines of up to VND 500,000;

c) Confiscate the material evidences and means of administrative violations valued not exceeding the fine level specified in Point b of this Clause;

2. Chief inspectors of Services of Science and Technology, Chief inspectors of the Department of Radiation Safety and Nuclear, Heads of specialized inspection delegations of Services of Science and Technology, Heads of specialized inspection delegations of the Department of Radiation Safety and Nuclear are entitled to:

a) Warning;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000;

c) Deprive the right to use licenses and practice certificates relating to atomic energy for a defined term; terminate operation for a defined term;

d) Confiscate the material evidences and means of administrative violations valued not exceeding the fine level specified in Point b of this Clause;

dd) Applying remedial measures specified in Article 3 of this Decree.

3. Heads of specialized delegations of the Ministry of science and technology are entitled to:

a) Warning;

b) Impose fines of up to VND 250,000,000;

c) Deprive the right to use licenses and practice certificates relating to atomic energy for a defined term; terminate operation for a defined term;

d) Confiscate the material evidences and means of administrative violations valued not exceeding the fine level specified in Point b of this Clause;

dd) Applying remedial measures specified in Article 3 of this Decree.

4. The Chief Inspector of Ministry of science and technology, Director of the Department of Radiation Safety and Nuclear are entitled to:

a) Warning;

b) Impose fines of up to VND 1,000,000,000;

c) Deprive the right to use licenses and practice certificates relating to atomic energy for a defined term; terminate operation for a defined term;

d) Confiscate the material evidences and means of administrative violations;

dd) Applying remedial measures specified in Article 3 of this Decree.

Article 44. The competence of chairperson of People’s Committees at all levels to sanction administrative violations

1. Chairpersons of district-level People’s Committees are entitled to:

a) Warning;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000;

c) Deprive the right to use licenses and practice certificates relating to atomic energy for a defined term; terminate operation for a defined term;

d) Confiscate the material evidences and means of administrative violations valued not exceeding the fine level specified in Point b of this Clause;

dd) Applying remedial measures specified in Article 3 of this Decree, except for measure of re-export specified in Clause 4 Article 3 of this Decree.

2. Chairpersons of provincial People’s Committees are entitled to:

a) Warning;

b) Impose fines of up to VND 1,000,000,000;

c) Deprive the right to use licenses and practice certificates relating to atomic energy for a defined term; terminate operation for a defined term;

d) Confiscate the material evidences and means of administrative violations;

dd) Applying remedial measures specified in Article 3 of this Decree.

Article 45. The sanctioning competence of the People’s Public Security, Customs and other specialized Inspectorates

1. The persons competent to sanction of Public Security agencies are entitled to examine, make minutes of administrative violation, sanction administratively and apply remedial measures for administrative violations specified in this Decree and belonging to their management fields as prescribed in Article 39 and Article 52 of the Law on handling of administrative violations. 

2. The persons competent to sanction of Customs agencies are entitled to examine, make minutes of administrative violation, sanction administratively and apply remedial measures for administrative violations specified in this Decree, related to export and import of goods, services related to export and import of goods, and belonging to their management fields as prescribed in Article 42 and Article 52 of the Law on handling of administrative violations.

3. The persons competent to sanction of other specialized Inspection agencies are entitled to examine, make minutes of administrative violation, sanction administratively and apply remedial measures for administrative violations specified in this Decree and belonging to their management fields or sectors as prescribed in Article 46 and Article 52 of the Law on handling of administrative violations.

 

 

Article 46. Competence to make minutes of administrative violations

The titles specified in Articles 43, 44, 45 of this Decree, and civil servants, public employees on duty are entitled to make minutes of administrative violations, when detecting administrative violations in atomic energy, according to regulations.

Chapter 4.

PROVISIONS OF IMPLEMENTATION

Article 47. Effect

1. This Decree takes effect on November 15, 2013.

2. The Government’s Decree No. 111/2009/ND-CP, dated December 11, providing on sanctioning of administrative violations in atomic energy shall cease to be effective on the effective date of this Decree;

Article 48. Transitional provisions

For administrative violations in atomic energy happening before July 01, 2013, then detected or currently being considered and handled, provisions beneficial for infringing organizations and individuals will be applied.

Article 49. Responsibilities for guiding and implementing Decree

1. The Minister of Science and Technology shall guide and organize implementation of this Decree.

2. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the chairpersons of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall implement this Decree.

On behalf of the Government

Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 107/2013/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất