Quyết định 1649/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng

thuộc tính Quyết định 1649/QĐ-NHNN

Quyết định 1649/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Thanh tra hành chính, giải quyết khiếu nại tố cáo và phòng, chống tham nhũng
Cơ quan ban hành: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1649/QĐ-NHNN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Văn Giàu
Ngày ban hành:14/07/2009
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 65/2009/TT-BNNPTNT

NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2009

HƯỚNG DẪN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ PHÂN CẤP QUẢN LÝ,

KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

 

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11/3/2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;

Căn cứ Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thuỷ lợi; Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 38/2007/QĐ-TTg ngày 20/3/2007 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức hoạt động và  phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi như sau:

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý, khai thác đối với các công trình, hệ thống công trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước đã được đưa vào khai thác, sử dụng.

Đối với các công trình, hệ thống công trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng bằng các nguồn vốn khác, việc tổ chức quản lý, vận hành do chủ sở hữu (hoặc đại diện chủ sở hữu) quyết định trên cơ sở vận dụng hướng dẫn của Thông tư này và các hướng dẫn khác theo quy định của pháp luật, đảm bảo an toàn, sử dụng có hiệu quả.

2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng áp dụng Thông tư này là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

1. “Công trình thuỷ lợi” là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh, đê kè và bờ bao các loại.

2. "Hệ thống công trình thuỷ lợi" là tập hợp các công trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp với nhau trong quản lý, vận hành và bảo vệ trong một lưu vực hoặc một khu vực nhất định.

3. "Hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh" là hệ thống công trình thuỷ lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 tỉnh hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên .

4. "Hệ thống công trình thuỷ lợi liên huyện" là hệ thống công trình thuỷ lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 huyện hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên.

5. "Hệ thống công trình thuỷ lợi liên xã" là hệ thống công trình thuỷ lợi có liên quan hoặc phục vụ tưới, tiêu, cấp nước cho tổ chức, cá nhân hưởng lợi thuộc 2 xã hoặc đơn vị hành chính tương đương trở lên.

6. "Cống đầu kênh theo quy định của Nghị định số 115/2008/NĐ-CP" là công trình dẫn nước hoặc tiêu nước cho một diện tích hưởng lợi nhất định thuộc trách nhiệm quản lý của người hưởng lợi. Chi phí quản lý, vận hành, tu sửa và bảo vệ các công trình từ cống đầu kênh đến mặt ruộng do người hưởng lợi đóng góp (gọi tắt là phí dịch vụ thuỷ nông nội đồng).

7. “Tổ chức hợp tác dùng nước” là hình thức hợp tác của những người cùng hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi, làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình, phục vụ sản xuất, dân sinh.

Điều 3. Nguyên tắc tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi

1. Việc tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi phải bảo đảm tính hệ thống của công trình, kết hợp quản lý theo lưu vực và vùng lãnh thổ. Bảo đảm an toàn và khai thác có hiệu quả các công trình thuỷ lợi trong việc tưới tiêu, cấp nước phục vụ các ngành sản xuất, dân sinh, kinh tế - xã hội và môi trường.

2. Mô hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi phải phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động, yêu cầu kỹ thuật quản lý, vận hành và điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương. Bảo đảm mỗi hệ thống công trình, công trình thuỷ lợi phải do một tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, vận hành và bảo vệ.

3. Việc quản lý, vận hành và bảo vệ các công trình đầu mối lớn, công trình quan trọng, hệ thống kênh trục chính và các kênh nhánh có quy mô lớn, kỹ thuật vận hành phức tạp phải do doanh nghiệp có năng lực và kinh nghiệm trong quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi thực hiện để bảo đảm vận hành công trình an toàn, hiệu quả.

4. Tổ chức, cá nhân được giao hoặc có tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ công trình, hệ thống công trình thuỷ lợi phải có đủ năng lực, kinh nghiệm phù hợp với quy mô, tính chất, yêu cầu kỹ thuật của từng công trình, hệ thống công trình được giao, chịu trách nhiệm trước cơ quan đặt hàng (hoặc cơ quan hợp đồng dịch vụ), cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn và pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trong phạm vi được giao.

5. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp tổ chức quản lý hoặc phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong vùng hưởng lợi tổ chức quản lý hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh.

Điều 4. Nội dung, yêu cầu của công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi

1. Công tác quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi bao gồm ba nội dung chính sau:

a) Quản lý nước: Điều hoà phân phối nước, tiêu nước công bằng, hợp lý trong hệ thống công trình thuỷ lợi, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp, đời sống dân sinh, môi trường và các ngành kinh tế quốc dân khác.

b) Quản lý công trình: Kiểm tra, theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố trong hệ thống công trình thuỷ lợi, đồng thời thực hiện tốt việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa nâng cấp công trình, máy móc, thiết bị; bảo vệ và vận hành công trình theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo công trình vận hành an toàn, hiệu quả và sử dụng lâu dài.

c) Tổ chức và quản lý kinh tế: Xây dựng mô hình tổ chức hợp lý để quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao nhằm thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi, kinh doanh tổng hợp theo qui định của pháp luật.

2. Yêu cầu của công tác quản lý, vận hành công trình thuỷ lợi

a) Quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình tưới tiêu nước, cấp nước theo đúng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, đảm bảo an toàn công trình, phục vụ sản xuất, xã hội, dân sinh kịp thời và hiệu quả.

b) Thực hiện cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích tưới tiêu, cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác trên cơ sở hợp đồng đặt hàng với cơ quan có thẩm quyền hoặc kế hoạch được giao.

c) Sử dụng vốn, tài sản và mọi nguồn lực được giao để hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.

d) Tận dụng công trình, máy móc thiết bị, lao động, kỹ thuật, đất đai, cảnh quan và huy động vốn để thực hiện các hoạt động kinh doanh khác, với điều kiện không ảnh hưởng đến nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi được giao và tuân theo các quy định của pháp luật.

 

Chương II

TỔ CHỨC, PHƯƠNG THỨC VÀ NGUỒN KINH PHÍ  HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

 

Điều 5. Tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi

Tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi gồm các loại hình sau:

1. Doanh nghiệp: gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHHMTV) nhà nước sở hữu 100% vốn; các công ty khác tham gia hoặc được giao nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.

2. Tổ chức hợp tác dùng nước hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã hoặc Bộ Luật Dân sự và các hướng dẫn hiện hành, không phân biệt tên gọi của tổ chức đó.

3. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi (theo hình thức đấu thầu hoặc giao khoán thí điểm).

4. Trường hợp địa phương chưa có doanh nghiệp chuyên trách thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, có thể tạm thời giao cho doanh nghiệp khác (hoặc đơn vị sự nghiệp) trên địa bàn thực hiện. Đơn vị được giao phải tổ chức một bộ phận chuyên trách về quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, sau đó củng cố, kiện toàn, hoàn thiện tổ chức theo khoản 1 điều này. Không thành lập mới các đơn vị sự nghiệp để thay thế các doanh nghiệp đang thực hiện nhiệm vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương để thành lập mô hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi cho phù hợp theo các quy định của pháp luật, đảm bảo tinh gọn, hiệu quả.

Điều 6. Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi liên tỉnh

1. Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi liên tỉnh do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập để quản lý các công trình thuỷ lợi đầu mối, trục kênh chính và các công trình điều tiết nước quy mô lớn thuộc hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh, có yêu cầu kỹ thuật về quản lý, vận hành, điều tiết nước phức tạp nhằm bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các địa phương trong phạm vi hệ thống và giữa các đối tượng sử dụng nước;

2. Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch tưới tiêu, cấp nước cho toàn hệ thống, chủ trì phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh trong phạm vi hệ thống để vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi theo quy trình vận hành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm hệ thống vận hành đồng bộ, thông suốt không bị chia cắt theo địa giới hành chính của các tỉnh.

Điều 7. Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi

1. Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh do chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, để quản lý các công trình thuỷ lợi đầu mối, các trục kênh chính và các công trình điều tiết nước quy mô vừa và lớn thuộc hệ thống công trình thuỷ lợi liên tỉnh (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 điều 6 Thông tư này); hệ thống công trình thuỷ lợi liên huyện, liên xã có yêu cầu kỹ thuật về quản lý, vận hành, điều tiết nước phức tạp, nhằm bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các huyện, xã trong phạm vi hệ thống và giữa các đối tượng sử dụng nước.

2. Công ty Khai thác công trình thuỷ lợi trực thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch tưới tiêu, cấp nước trên toàn hệ thống, chủ trì phối hợp với các đơn vị quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trong phạm vi hệ thống để vận hành hệ thống công trình thuỷ lợi theo quy trình vận hành được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm hệ thống vận hành đồng bộ, thông suốt không bị chia cắt theo địa giới hành chính.

Điều 8. Thẩm quyền quyết định mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi

1. Mô hình tổ chức

a) Đối với loại hình là doanh nghiệp: Cơ quan ra quyết định thành lập tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi là cơ quan quyết định mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của tổ chức đó.

b) Tổ chức hợp tác dùng nước: Tập thể người hưởng lợi tự quyết định mô hình tổ chức, hoạt động của Tổ chức hợp tác dùng nước, báo cáo các cơ quan có thẩm quyền xem xét, công nhận theo các quy định hiện hành.

2. Phương thức hoạt động của tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi

a) Tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi hoạt động tuân theo các quy định hiện hành về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích. Áp dụng hình thức đặt hàng đối với tất cả các loại hình tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi (chỉ áp dụng hình thức giao kế hoạch đối với những trường hợp đặc thù).

b) Các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi thuộc tất cả các loại hình được khuyến khích áp dụng thí điểm hình thức đấu thầu, giao khoán đối với việc quản lý, bảo vệ và duy tu, bảo dưỡng của các hạng mục công trình, kênh mương thuộc phạm vi đơn vị quản lý, trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và nội dung, dự toán kinh phí được phê duyệt.

c) Doanh nghiệp, Tổ chức hợp tác dùng nước khi được các cơ quan có thẩm quyền đặt hàng hoặc giao kế hoạch quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi được tự chủ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp lại tổ chức, đổi mới cơ chế quản lý nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của đơn vị. Thực hiện cơ chế khoán, gắn quyền lợi và trách nhiệm của người lao động với kết quả sản xuất.

Điều 9. Nguồn kinh phí hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi

1. Nguồn kinh phí của doanh nghiệp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi bao gồm:

a) Kinh phí do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp do chính sách miễn thu thuỷ lợi phí, để quản lý, vận hành và bảo vệ hệ thống công trình thuỷ lợi;

b) Thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải thu theo quy định của pháp luật;

c) Ngân sách nhà nước cấp cho sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi, khôi phục công trình thuỷ lợi bị thiên tai phá hoại theo dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ tiền điện, xăng, dầu cho bơm nước chống hạn, chống úng vượt định mức;

d) Cấp bù hoạt động công ích do nguồn thu không đủ bù đắp các khoản chi phí hợp lý;

đ) Các khoản thu từ khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi và thu khác.

2. Nguồn kinh phí của Tổ chức hợp tác dùng nước gồm:

a) Phí dịch vụ thuỷ nông nội đồng do người dùng nước thoả thuận đóng góp để vận hành, duy tu và bảo vệ công trình thuỷ lợi;

b) Thuỷ lợi phí, tiền nước được cấp và thu từ các đối tượng phải thu theo quy định của pháp luật;

c) Phần kinh phí do việc quản lý công trình vượt quy mô cống đầu kênh của Tổ chức hợp tác dùng nước;

d) Ngân sách nhà nước cấp cho sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi, khôi phục công trình thuỷ lợi bị thiên tai phá hoại theo dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; hỗ trợ tiền điện, xăng, dầu cho bơm nước chống hạn, chống úng vượt định mức;

đ) Các nguồn thu do khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi và thu khác.

3. Các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi được tự chủ trong việc sử dụng kinh phí để chi phí hoạt động hàng năm, bao gồm cả các chi phí duy tu bảo dưỡng, sửa chữa, nâng cấp, kiên cố hoá công trình thuỷ lợi do đơn vị quản lý theo quy định hiện hành, sau khi hợp đồng đặt hàng được ký kết hoặc được giao kế hoạch.

4. Trên cơ sở định mức lao động và đơn giá tiền lương được cấp có thẩm quyền phê duyệt, các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi được chủ động trong việc bố trí lao động và phương thức chi trả lương. Khuyến khích các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi giảm định biên lao động để nâng cao thu nhập cho cán bộ, công nhân viên; các tổ chức, cá nhân phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí, tiết kiệm nước, tiết kiệm vật tư, nhiên liệu, năng lượng nhằm nâng cao hiệu quả khai thác công trình thủy lợi.

Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định cơ chế thưởng cho tổ chức, cá nhân có đóng góp làm lợi cho nhà nước, cho tập thể trên cơ sở hiệu ích mang lại.

Điều 10. Hợp đồng, nghiệm thu thanh lý hợp đồng tưới tiêu, cấp nước

1. Đầu mỗi vụ sản xuất, căn cứ năng lực của hệ thống công trình thủy lợi, diện tích tưới tiêu, nhu cầu dùng nước và định mức sử dụng nước do cơ quan có thẩm quyền ban hành (nếu có), tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi thực hiện ký kết hợp đồng dùng nước (hoặc lập sổ bộ tưới) với các tổ chức, cá nhân hưởng lợi.

Khuyến khích các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi cung cấp nước tại các điểm giao nhận nước theo khối lượng và thanh toán tiền theo khối lượng nước cung cấp bình quân cho 1 ha.

Trường hợp trong năm có sự thay đổi về diện tích hưởng lợi hoặc thay đổi khác trong quản lý khai thác, ảnh hưởng đến kết quả hoạt động, mục tiêu phục vụ của hệ thống công trình thuỷ lợi, tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

2. Cuối mỗi vụ sản xuất, trên cơ sở kết quả phục vụ sản xuất (diện tích thực tưới hoặc khối lượng nước cung cấp), chất lượng phục vụ và chất lượng kênh mương, công trình, tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi tiến hành nghiệm thu thanh lý hợp đồng tưới tiêu, cấp nước với các tổ chức, cá nhân hưởng lợi.

3. Kết quả nghiệm thu thanh lý hợp đồng tưới tiêu, cấp nước là cơ sở để cơ quan đặt hàng thanh quyết toán kinh phí cấp bù thuỷ lợi phí cho đơn vị. Trường hợp mức cấp theo dự toán của cơ quan có thẩm quyền giao từ đầu năm có chênh lệch với kết quả theo nghiệm thu thanh lý thực tế thì thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 5.2.2, mục 5.2, khoản 5, phần II của Thông tư số 11/2009/TT-BTC ngày 21/01/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn đặt hàng, giao kế hoạch đối với các đơn vị làm nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thuỷ lợi và quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nước làm nhiệm vụ quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi.

 

Chương III

NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC

CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

 

Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi

1. Nhiệm vụ, quyền hạn

Nhiệm vụ, quyền hạn của doanh nghiệp được giao hoặc có tham gia quản lý khai thác công trình thuỷ lợi thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và các quy định khác của pháp luật theo giấy phép kinh doanh được cấp.

2. Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi

a) Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, bộ máy quản lý, điều hành, Ban kiểm soát, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005 và các quy định khác của pháp luật và được chủ sở hữu phê duyệt trong Điều lệ của Công ty.

Bộ máy tổ chức các phòng, ban của doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi được bố trí phù hợp với quy mô, khối lượng công tác quản lý, nhiệm vụ được giao, các ngành nghề kinh doanh theo giấy đăng ký kinh doanh được cấp, điều kiện thực tế và được chủ sở hữu phê duyệt trong Điều lệ của Công ty.

b) Tổ chức sản xuất, dịch vụ công ích trực thuộc doanh nghiệp

Căn cứ quy mô, phạm vi hoạt động, các doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi thành lập mô hình Chi nhánh (hoặc Xí nghiệp trực thuộc), Trạm quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trực thuộc hoặc Cụm quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trực thuộc, quản lý theo đầu mối công trình hoặc theo địa bàn.

c) Các doanh nghiệp được giao quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi được tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài nhiệm vụ công ích tuỳ theo năng lực, quy mô của đơn vị, đảm bảo tuân theo các quy định của pháp luật và không ảnh hưởng đến nhiệm vụ phục vụ công ích được giao.

Điều 12. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ chức hợp tác dùng nước được giao quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi

1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ chức hợp tác dùng nước thực hiện theo quy định tại Điều 9, 10 của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và các quy định khác của pháp luật theo quy chế, hoặc điều lệ của tổ chức được cơ quan có thẩm quyền thông qua.

2. Mô hình tổ chức và hoạt động của các Tổ chức hợp tác dùng nước bao gồm các loại hình sau:

a) Hợp tác xã: Là các tổ chức Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp tổng hợp (có tham gia dịch vụ quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi) hoặc Hợp tác xã chuyên khâu làm dịch vụ thuỷ lợi.

b) Tổ hợp tác: Là các tổ chức hợp tác của người dùng nước được thành lập với các tên gọi khác nhau như Hội dùng nước, Tổ đường nước, Ban quản lý…

Mô hình tổ chức, phương pháp thành lập và tổ chức hoạt động của các loại hình này được thực hiện theo Thông tư số 04/2008/TT-BKH ngày 9/7/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số quy định tại Nghị định số 151/2007/NĐ-CP ngày 10/10/2007 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác và Thông tư số 75/2004/TT-BNN ngày 20/12/2004 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển các tổ chức hợp tác dùng nước.

Điều 13. Hộ gia đình, cá nhân tham gia quản lý, vận hành và bảo vệ công trình thuỷ lợi

Nhiệm vụ, quyền hạn của hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi thực hiện theo hợp đồng giao khoán đã thỏa thuận giữa bên giao khoán và bên nhận khoán. Khuyến khích thí điểm thực hiện đấu thầu, giao khoán các công trình thuỷ lợi nhỏ, đơn giản cho hộ gia đình, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quản lý, vận hành và bảo vệ. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định quy mô các công trình thuỷ lợi có thể thực hiện đấu thầu, giao khoán.

 

Chương IV

PHÂN CẤP QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI

 

Điều 14. Căn cứ phân cấp

1.Căn cứ quy định tại Điều 6, Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi.

2. Căn cứ quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định về việc phân cấp quản lý, khai thác, vận hành và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh.

3. Công trình, hệ thống công trình thuỷ lợi thuộc cấp nào, cấp đó quyết định mô hình tổ chức, phương thức quản lý theo quy định của Thông tư này và các quy định hiện hành của pháp luật, đảm bảo an toàn, phát huy cao nhất hiệu quả công trình.

Điều 15. Điều kiện thực hiện phân cấp

1. Các tổ chức, cá nhân được phân cấp quản lý, khai thác công trình, hệ thống công trình thuỷ lợi phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi thực hiện đồng thời hoặc sau khi Tổ chức hợp tác dùng nước được củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực. Tăng cường vai trò của chính quyền địa phương và người dân trong việc tham gia quản lý, khai thác và bảo vệ, nhằm phát huy hiệu quả công trình thuỷ lợi.

3. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác và bảo vệ các công trình thuỷ lợi được hưởng đầy đủ các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ trong việc quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi theo quy định của pháp luật hiện hành.

Điều 16. Tiêu chí phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi

Các công trình, hệ thống công trình thủy lợi không lớn, có đặc điểm, tính chất kỹ thuật đơn giản, quy mô như tiêu chí dưới đây có thể được phân cấp cho Tổ chức hợp tác dùng nước, hộ gia đình, cá nhân quản lý để tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả công trình:

Các công trình đầu mối độc lập, gồm các loại hình sau:

a) Hồ chứa:

Hồ chứa có dung tích chứa từ 1.000.000m3 nước trở xuống, hoặc từ 500.000m3 trở xuống (đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa); hoặc có chiều cao đập từ 12m trở xuống, phục vụ trong phạm vi xã hoặc cấp hành chính tương đương.

b) Đập dâng:

Đập dâng có chiều cao đập từ 10m trở xuống, có quy mô tưới trong phạm vi xã hoặc cấp hành chính tương đương.

c) Trạm bơm điện: phục vụ trong phạm vi xã hoặc cấp hành chính tương đương, có diện tích tưới, tiêu thiết kế không nên vượt quá:

- Vùng miền núi cả nước: 100 ha.

- Đồng bằng sông Hồng: 300 ha.

- Đồng bằng sông Cửu Long: 500 ha.

- Các vùng khác: 200 ha.

2. Đối với công trình, kênh mương thuộc hệ thống công trình thuỷ lợi đầu mối do doanh nghiệp quản lý, khai thác và bảo vệ:

Các công trình, kênh mương thuộc hệ thống công trình thuỷ lợi lớn do doanh nghiệp quản lý, khai thác và bảo vệ, có thể xem xét phân cấp cho các Tổ chức hợp tác dùng nước, hộ gia đình, cá nhân quản lý nhưng có diện tích không nên vượt 500 ha.

3. Đối với các công trình đầu mối là các cống ngăn mặn, giữ ngọt, cống dưới đê: Tuỳ theo điều kiện thực tế để giao nhiệm vụ quản lý, vận hành, đảm bảo phù hợp với các quy định của Luật Đê điều và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đê điều.

Điều 17. Thực hiện phân cấp

1. Đối với các loại hình công trình đầu mối khác, được áp dụng các tiêu chí của các loại công trình đầu mối tương tự đã được quy định tại Điều 16 thông tư này và theo điều kiện thực tế ở địa phương để thực hiện phân cấp.

2. Đối với các công trình thuỷ lợi hiện đang do các tổ chức chưa đủ tư cách pháp nhân quản lý, khai thác và bảo vệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho doanh nghiệp đang quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên địa bàn quản lý chung và cấp kinh phí phải thông qua doanh nghiệp trên cơ sở hợp đồng giao khoán với doanh nghiệp.

3. Trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Thông tư này, căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi, giao nhiệm vụ cho các cơ quan chức năng triển khai thực hiện, đảm bảo an toàn, phát huy cao nhất hiệu quả của công trình, hệ thống công trình thuỷ lợi.

Điều 18. Xác định cống đầu kênh

1. Cống đầu kênh được quy định theo diện tích tưới, tiêu thiết kế đối với từng vùng như sau:

a) Miền núi cả nước: nhỏ hơn hoặc bằng 50ha.

b) Đồng bằng sông Hồng: nhỏ hơn hoặc bằng 250 ha.

c) Miền Trung du, duyên hải miền Trung, Tây nguyên và Đông Nam bộ: nhỏ hơn hoặc bằng 200 ha.

d) Đồng bằng sông Cửu Long: nhỏ hơn hoặc bằng 400 ha.

2. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quyết định cụ thể quy mô cống đầu kênh và mức trần phí dịch vụ thuỷ nông nội đồng, để chi trả công tác quản lý, vận hành, duy tu bảo dưỡng công trình thuộc phạm vi của Tổ chức hợp tác dùng nước quản lý, nhằm nâng cao ý thức của người dân trong việc tiết kiệm nước, bảo vệ công trình thuỷ lợi.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Sở Tài chính của tỉnh điều tra, tính toán mức chi phí thực tế của Tổ chức hợp tác dùng nước, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định mức trần phí dịch vụ thuỷ nông nội đồng của toàn tỉnh.

3. Tổ chức hợp tác dùng nước, hộ gia đình, cá nhân quản lý công trình, kênh mương có quy mô diện tích phục vụ lớn hơn quy mô cống đầu kênh theo quy định cụ thể của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, được cấp một phần kinh phí từ nguồn cấp bù thuỷ lợi phí của Nhà nước. Tỷ lệ và mức trích cụ thể theo thoả thuận giữa công ty quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi đầu mối với Tổ chức hợp tác dùng nước   trên cơ sở khối lượng, nội dung công việc thực hiện và diện tích thực tế vượt mức quy định.

 

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Điều 19. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn củng cố, kiện toàn hệ thống tổ chức và phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi trên địa bàn, trình Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.

b) Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn trong tỉnh tổ chức hướng dẫn kỹ thuật vận hành, áp dụng các biện pháp tưới tiêu khoa học và các nội dung công việc duy tu, bảo dưỡng công trình đơn giản cho cán bộ của các Tổ chức hợp tác dùng nước, hộ gia đình, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thuỷ lợi.

c) Hàng năm, có kế hoạch kiểm tra thường xuyên, định kỳ công trình và tổ chức đào tạo, tập huấn cho người trực tiếp vận hành, bảo vệ công trình.

2. Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi căn cứ Thông tư này lập đề án phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định và tổ chức thực hiện. Căn cứ tình hình thực tế, việc phân cấp quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi có thể thực hiện hàng năm hoặc ổn định từ 3 đến 5 năm.

Định kỳ báo cáo hoặc báo cáo đột xuất khi có sự thay đổi về hiện trạng công trình và tình hình quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi đối với các cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ lợi trên địa bàn và các cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Điều 20. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, các đơn vị quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn những vướng mắc để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Đào Xuân Học

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe