Nghị định 65/2008/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Chính phủ
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 65/2008/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 65/2008/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 20/05/2008 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Nghị định65/2008/NĐ-CP tại đây
tải Nghị định 65/2008/NĐ-CP
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 65/2008/NĐ-CP NGÀY 20 THÁNG 5 NĂM 2008
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA THANH TRA CHÍNH PHỦ
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Xét đề nghị của Tổng Thanh tra,
NGHỊ ĐỊNH :
Điều 1. Vị trí và chức năng
Thanh tra Chính phủ là cơ quan ngang Bộ của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
Thanh tra Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo chương trình, kế hoạch xây dựng pháp luật hàng năm của Thanh tra Chính phủ đã được phê duyệt và các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật khác theo sự phân công của Chính phủ.
2. Trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, chương trình, kế hoạch dài hạn, 05 năm, hàng năm về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; các dự thảo quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.
3. Ban hành các quyết định, chỉ thị, thông tư về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
5. Về thanh tra:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh); thanh tra vụ việc có liên quan đến trách nhiệm quản lý nhà nước của nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Thanh tra vụ việc khác do Thủ tướng Chính phủ giao;
c) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc huỷ bỏ những quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra;
d) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Thanh tra Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch thanh tra của Bộ, ngành, địa phương.
6. Về giải quyết khiếu nại, tố cáo:
a) Tổ chức việc tiếp công dân; tiếp nhận, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân tại trụ sở tiếp công dân của Trung ương Đảng và Nhà nước;
c) Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo của Thanh tra Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ.
7. Về phòng, chống tham nhũng:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng;
b) Thanh tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng tại các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp với các cơ quan, tổ chức trong việc phát hiện hành vi tham nhũng; đôn đốc việc xử lý người có hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật và theo phân cấp quản lý cán bộ của Đảng và Chính phủ;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng hệ thống dữ liệu chung về phòng, chống tham nhũng;
d) Phối hợp với Kiểm toán Nhà nước, Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao và Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng trong việc cung cấp, trao đổi thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công tác phòng, chống tham nhũng; chuyển hồ sơ vụ việc tham nhũng cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý; tổng hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp phòng, chống tham nhũng.
8. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng được áp dụng các quyền hạn của Thanh tra Chính phủ theo quy định của pháp luật; được yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan cử cán bộ, công chức tham gia đoàn thanh tra.
9. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; tổng kết kinh nghiệm về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
11. Tổ chức, chỉ đạo thực hiện chương trình, kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
12. Quyết định và tổ chức thực hiện kế hoạch cải cách hành chính của Thanh tra Chính phủ theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
13. Chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành văn bản hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các cơ quan thanh tra nhà nước.
14. Chỉ đạo, hướng dẫn công tác tổ chức và nghiệp vụ thanh tra; bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra đối với đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác thanh tra; quản lý các ngạch công chức chuyên ngành thanh tra theo quy định của pháp luật; ban hành tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ và Chánh Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Chánh Thanh tra cấp tỉnh).
15. Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch biên chế hàng năm; tổng hợp, báo cáo và quản lý về tổ chức bộ máy, cán bộ, công chức, viên chức thuộc Thanh tra Chính phủ theo quy định.
16. Quản lý và chỉ đạo hoạt động đối với các tổ chức sự nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật.
17. Quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
18. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Thanh tra
Tổng Thanh tra thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 16 của Luật Thanh tra, Luật Tổ chức Chính phủ, Quy chế làm việc của Chính phủ ban hành kèm theo Nghị định số 179/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ, các văn bản pháp luật khác có liên quan, các quy định tại Nghị định này và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Lãnh đạo, chỉ đạo công tác thanh tra trong phạm vi quản lý nhà nước của Chính phủ; tổ chức thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý; quyết định theo thẩm quyền việc thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật;
2. Trực tiếp chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, các hội, đoàn thể Trung ương trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng;
3. Chủ trì giải quyết việc trùng lặp về thời gian, nội dung thanh tra, kiểm tra của các đoàn thanh tra, kiểm tra do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập;
4. Giải quyết khiếu nại đã được Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ giải quyết lần đầu nhưng còn có khiếu nại;
5. Xác minh, kết luận nội dung tố cáo, kiến nghị biện pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ khi được giao;
6. Xem xét, kết luận nội dung tố cáo đã được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết nhưng có vi phạm pháp luật; trong trường hợp kết luận việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đã giải quyết xem xét, giải quyết lại;
7. Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và phòng, chống tham nhũng trong công tác thanh tra;
8. Thống nhất với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ và Chánh Thanh tra cấp tỉnh; thực hiện việc quản lý, bổ nhiệm các ngạch công chức chuyên ngành thanh tra theo quy định của pháp luật;
9. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Pháp chế.
2. Vụ Tổ chức cán bộ.
3. Vụ Hợp tác quốc tế.
4. Văn phòng.
5. Vụ Thanh tra khối kinh tế ngành (gọi tắt là Vụ I).
6. Vụ Thanh tra khối nội chính và kinh tế tổng hợp (gọi tắt là Vụ II).
7. Vụ Thanh tra khối văn hoá, xã hội (gọi tắt là Vụ III).
8. Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 1 (gọi tắt là Cục I).
9. Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 2 (gọi tắt là Cục II).
10. Cục Giải quyết khiếu nại, tố cáo và Thanh tra khu vực 3 (gọi tắt là Cục III).
11. Cục Chống tham nhũng (gọi tắt là Cục IV).
12. Viện Khoa học thanh tra.
13. Trường Cán bộ thanh tra.
14. Báo Thanh tra.
15. Tạp chí Thanh tra.
16. Trung tâm Thông tin.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 11 là các đơn vị giúp Tổng Thanh tra thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 12 đến khoản 16 là các đơn vị sự nghiệp.
Văn phòng, các vụ, cục được thành lập phòng.
Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo và thay thế Nghị định số 55/2005/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thanh tra Chính phủ.
2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với Nghị định này.
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
THE GOVERNMENT |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 65/2008/ND-CP |
Hanoi, May 20, 2008 |
DECREE
DEFINING THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE GOVERNMENT INSPECTORATE
THE GOVERNMENT
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the Government’s Decree No.178/2007/ND-CP dated December 3, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies;
At the proposal of the General Inspector;
DECREES:
Article 1. - Position and functions
The Government Inspectorate is a ministerial-level agency of the Government and functions to perform the state management of inspection, settlement of complaints and denunciations, and prevention and combat of corruption.
Article 2. - Tasks and powers
The Government Inspectorate shall perform the tasks and exercise the powers prescribed in the Government's Decree No. 178/2007/ND-CP dated December 3, 2007, defining the functions,
tasks, powers and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies, and have the following specific tasks and powers:
1. To submit to the Government bills and draft resolutions of the National Assembly, draft ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee, and draft resolutions and decrees of the Government on inspection, settlement of complaints and denunciations, and prevention and combat corruption under its approved annual law-making programs and plans, and other projects and draft legal documents as assigned by the Government.
2. To submit to the Prime Minister strategies, programs, and long-term, five-year and annual plans on inspection and settlement of complaints and denunciations, and prevention and combat of corruption; draft decisions and directives and other documents falling under the Prime Minister’s competence.
3. To promulgate decisions, directives and circulars on inspection, settlement of complaints and denunciations, and prevention and combat of corruption.
4. To direct, guide, examine and organize the implementation of legal documents and approved strategies, programs and plans on inspection, settlement of complaints and denunciations, and prevention and combat of corruption; to propagate disseminate and educate about laws and information on inspection, settlement of complaints and denunciations, and prevention and combat of corruption.
5. Regarding inspection:
a/ To inspect ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People's Committees of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level People's Committees for short) in implementing policies and laws and performing their tasks; to inspect cases involving state management responsibilities of many ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees;
b/ To inspect other cases as assigned by the Prime Minister;
c/ To propose competent state agencies to suspend the implementation of, or annul, regulations contrary to law which are detected through inspection;
d/ To monitor, examine and urge the implementation of inspection-related conclusions, proposal and decisions of the Government Inspectorate and the Prime Minister;
e/ To guide and examine ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People’s Committees in formulating and implementing inspection programs and plans of ministries, branches and localities.
6. Regarding settlement of complaints and denunciations:
a/ To receive citizens; to receive and handle written complaints and denunciations; to settle complaints and denunciations according to its competence;
b/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with concerned agencies in, receiving citizens at citizen reception offices of the Party Central Committee and the State;
c/ To supervise, examine and urge the implementation of decisions of the Government Inspectorate and the Prime Minister on settlement of complaints or denunciations.
7. Regarding prevention and combat of corruption.
a/ To direct and guide the inspection of the observance of the law on corruption prevention and combat;
b/ To inspect ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and provincial-level People's Committees in implementing the law on corruption prevention and combat according to its competence or as instructed by the Prime Minister; to coordinate with agencies and organizations in detecting acts of corruption; to urge the handling of persons committing acts of corruption according to law and the personnel management decentralization of the Party and the Government;
c/ To assume the prime responsibility for, and coordinate with competent state agencies in, building a common database system for corruption prevention and combat;
d/ To coordinate with the State Audit, the Ministry of Public Security, the Supreme People's Court and the Office of the Central Steering Committee for Corruption Prevention and Combat in supplying and exchanging information, documents and experience related to corruption prevention and combat; to send dossiers of corruption cases to competent state agencies for handling; to synthesize, evaluate and forecast the corruption situation and propose policies and solutions to prevent and combat corruption.
8. In the course of performing the tasks of inspection, settlement of complaints and denunciations, and prevention and combat of corruption, the Government Inspectorate may exercise its powers as prescribed by law and may request concerned agencies and units to assign their cadres and public employees to join inspection teams.
9. To synthesize and report on the results of inspection and settlement of complaints and denunciations, and prevention and combat of corruption falling under the Government's state management; to sum up experience in inspection and settlement of complaints and denunciations, and prevention and combat of corruption.
10. To under international cooperation on inspection, settlement of complaints and denunciations' and prevention and combat of corruption.
11. To organize and direct the implementation of programs and plans on scientific research and application of scientific and technological advances to inspection, settlement of complaints and denunciations, and prevention and combat of corruption.
12. To decide on and implement its administrative reform plan in line with the Government's state administrative reform program and plan and the Prime Minister's direction.
13. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Home Affairs in, promulgating documents guiding the functions, tasks, powers and organizational structures of state inspection agencies.
14. To direct and guide the organization and operations of inspection; to train public inspectors in professional skills; to manage public inspectors of different ranks according to law; to promulgate standards on professional qualifications and skills for the titles of Chief Inspector of ministries and ministerial-level agencies and Chief Inspector of provinces and centrally run cities (below referred to as provincial-level Chief Inspector).
15. To formulate and submit to competent authorities for approval its annual payroll plans; to review, report on and manage its organizational apparatus and cadres, public employees and servants of the Government Inspectorate according to regulations.
16. To manage and direct the operation of its non-business organizations according to law.
i7. To manage finance and assets assign to it and disburse allocated state budget according to law.
18. To perform other tasks and exercise powers as assigned by the Government or the Prime Minister, or prescribed by law.
Article 3. - Tasks and powers of the General Inspector
The General Inspector shall perform tasks and exercise powers specified in Article 16 of the Inspection Law, the Law on Organization of the Government, the Working Regulation of the Government promulgated together with the Government's Decree No.179/2007/ND-CP dated December 3,2007, other relevant legal documents and this Decree, and have the following specific tasks and powers:
1. To lead and direct inspection work within the Government's state management’s scope; to organize the implementation of strategies,
programs and plans on inspection, settlement of complaints and denunciations, and combat of corruption approved by the Prime Minister falling under its management; to decide on the inspection according to his/her competence when detecting signs of violation of law;
2. To directly direct the inspection and examination of responsibilities of ministers, heads of ministerial-level agencies, of government-attached agencies, and presidents of provincial-level People’s Committees and central-level societies and mass organizations in observing the law on Inspection, settlement of complaints and denunciations, and prevention and combat of corruption;
3. To assume the prime responsibility for handling any coincidence of time and overlap of contents of inspection or examination conducted by inspection or examination teams set up under decisions of ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies or presidents of provincial-level People's Committees;
4. To settle complaints which have been settled by heads of government-attached agencies, but are further lodged;
5. To verify and conclude on contents of denunciations falling under the Prime Minister’s handling competence and propose settlement measures when so assigned;
6. To study and conclude on contents of denunciations which have been settled by ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies or presidents of provincial-level People's Committees in contravention of law; when concluding that the settlement of a denunciation violates law, to request the settler to reconsider and resettle it;
7. To organize and direct the inspection of the observance of the law on corruption prevention and combat, and corruption prevention and combat in inspection activities;
8. To reach agreement with ministers, heads of ministerial-level agencies and presidents of provincial-level People's Committees on the appointment, relief from duty, dismissal of Chief Inspectors of ministries, ministerial-level agencies and provincial-level chief Inspectors; to manage and appoint inspectors of different ranks according to law;
9. To perform other tasks and exercise other powers according to law.
Article 4. - Organizational structure
1. The Legal Department.
2. The Organization and Personnel Department
3. The International Cooperation Department.
4. The Office.
5. The Department for Inspection of the Branch Economy Sector (Department I).
6. The Department for Inspection of the General Economic and Domestic Political Affairs Sectors (Department II).
7. The Department for Inspection of the Cultural and Social Affairs Sector (Department III).
8. The Bureau for Inspection and Settlement of Complaints and Denunciations of Region l (Bureau I).
9. The Bureau for Inspection and Settlement of Complaints and Denunciations of Region 2 (Bureau II)
10. The Bureau for Inspection and Settlement of Complaints and Denunciations of Region 3 (Bureau III).
11. The Bureau for Corruption Prevention and Combat (Bureau IV).
12. The Inspection Science Institute.
13. The InspectorsSchool.
14. The Inspection Newspaper.
15. The Inspection Review.
16. The InformationCenter.
The units defined from Clauses 1 thru 11 of this Article shall assist the Inspector General in performing the state management function; the units defined from Clauses 12 thru 16 are non-business units.
The Office, Departments and Bureaus may organize sections.
Article 5. - Implementation effect and responsibilities
1. This Decree takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO" and replaces the Government's Decree No. 55/2005/ND-CP dated April 25, 2005, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Government Inspectorate.
2. To annul all previous provisions which are contrary to this Decree.
3. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and presidents of provincial/municipal People's Committees shall implement this Decree.
|
|
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây