Nghị định 25/2001/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 25/2001/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 25/2001/NĐ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 31/05/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức, Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 25/2001/NĐ-CP
Nghị định
của chính phủ Số 25/2001/NĐ-CP ngày 31 tháng 5 năm 2001
Ban hành Quy chế thành lập và hoạt động
của cơ sở bảo trợ xã hội
Chính phủ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Điều 4 của Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 của Chính phủ quy định về chính sách cứu trợ xã hội;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
Nghị định:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Nghị định này ''Quy chế thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội''.
Điều 2. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Mọi quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.
Bộ trưởng các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư pháp, Tài chính, Công an, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Chủ nhiệm ủy ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em Việt Nam trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình và theo quy định của pháp luật có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Quy chế
Thành lập và hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội
(Ban hành kèm theo Nghị định số 25/2001/NĐ-CP
ngày 31 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ)
Chương I. Những quy định chung
Điều 1.
1. Các cơ sở xã hội hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam do cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi chung là tổ chức) và cá nhân thành lập với mục đích nhân đạo, không vì lợi nhuận, tiếp nhận đối tượng là những người thuộc diện đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống, không có điều kiện sống ở gia đình, được gọi chung là cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Cơ sở bảo trợ xã hội có từ 10 (mười) người trở lên thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế này.
3. Tổ chức, cá nhân có đủ các điều kiện quy định tại Nghị định số 07/2000/NĐ-CP ngày 09 tháng 3 năm 2000 về chính sách cứu trợ xã hội và tại Quy chế này đều có quyền thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
Điều 2. Đối tượng được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:
1. Người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không tự lo được cuộc sống, và là một trong những trường hợp sau:
a) Trẻ em mồ côi bị mất nguồn nuôi dưỡng, không còn người thân thích để nương tựa;
b) Người già cô đơn, không có nguồn thu nhập, không nơi nương tựa;
c) Người tàn tật không có nguồn thu nhập, không nơi nương tựa.
2. Người tâm thần mãn tính có hành vi gây nguy hiểm cho xã hội.
3. Những người không có điều kiện sống ở gia đình, tự nguyện đóng góp kinh phí, hoặc người thân, người nhận bảo trợ đóng góp kinh phí để sống trong cơ sở bảo trợ xã hội.
4. Các đối tượng khác do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Điều 3. Cơ sở bảo trợ xã hội là đơn vị hoạt động sự nghiệp xã hội, có tư cách pháp nhân và có nhiệm vụ như sau:
1. Tiếp nhận, tổ chức quản lý, nuôi dưỡng, giáo dục các đối tượng ghi tại Điều 2 của Quyết định này.
2. Tổ chức hoạt động phục hồi chức năng, lao động sản xuất; trợ giúp các đối tượng nuôi dưỡng trong các hoạt động: tự quản, văn hoá, thể thao và các hoạt động khác phù hợp với lứa tuổi và sức khoẻ của từng đối tượng.
3. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị để dạy văn hoá, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp nhằm giúp đối tượng xã hội phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, nhân cách, hoà nhập và tái hoà nhập cộng đồng.
Điều 4. Kinh phí đảm bảo hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm:
1. Nguồn tự có của chủ cơ sở bảo trợ xã hội;
2. Nguồn trợ giúp từ các cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài;
3. Nguồn đóng góp của gia đình, người thân hoặc người nhận bảo trợ đối tượng xã hội;
4. Nguồn thu từ tổ chức lao động sản xuất, dịch vụ;
5. Nguồn huy động khác.
Điều 5.
1. Việc tiếp nhận đối tượng xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội phải đảm bảo đúng người, đúng nguyên tắc và thẩm quyền quy định tại Quy chế này.
2. Nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng cơ sở bảo trợ xã hội để hoạt động bất hợp pháp và vụ lợi.
Chương II. Thành lập và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội
Điều 6. Hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội của cá nhân theo mẫu thống nhất do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định bao gồm:
1. Đơn xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Đề án về việc thành lập cơ sở bảo trợ xã hội: tên gọi, tôn chỉ mục đích, thời hạn và địa bàn hoạt động; số lượng đối tượng xã hội dự kiến tiếp nhận, đội ngũ nhân viên quản lý, nhân viên phục vụ; nguồn tài chính đảm bảo các hoạt động của cơ sở đảm bảo như quy định tại Điều 4 Quy chế này; tên gọi và địa chỉ trụ sở của tổ chức, cá nhân tài trợ (nếu có).
3. Các giấy tờ hợp pháp về quyền sở hữu hoặc sử dụng đất đai và nhà cửa, các phương tiện khác phục vụ cho các hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.
4. Dự thảo Quy chế (nội quy chi tiết) hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.
5. Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu (Giám đốc) cơ sở bảo trợ xã hội, có xác nhận của ủy ban nhân dân xã, phường nơi cư trú.
6. ý kiến đồng ý bằng văn bản về việc thành lập cơ sở bảo trợ xã hội của ủy ban nhân dân cấp xã nơi cơ sở bảo trợ xã hội đặt trụ sở hoạt động.
Điều 7. Hồ sơ xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội của các tổ chức, đoàn thể bao gồm:
1. Có đủ văn bản như quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 6 Điều 6 Quy chế này.
2. Cơ sở bảo trợ của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo thuộc thẩm quyền quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì phải có văn bản thẩm định và đề nghị của tổ chức, đoàn thể, tôn giáo cấp tỉnh.
Điều 8. Việc thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội được thực hiện như sau:
1. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện (quận) thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trên địa bàn huyện và do Phòng quản lý.
2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định hồ sơ thành lập cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trên địa bàn tỉnh và do Sở quản lý.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm định hồ sơ do các Bộ, ngành lập để trình xin phép thành lập cơ sở bảo trợ xã hội thuộc sự quản lý của các Bộ, ngành.
4. Cơ quan nhận và thẩm định hồ sơ xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội phải thực hiện các quy định sau:
a) Cấp giấy biên nhận cho bên nộp hồ sơ.
b) Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định phải hoàn thành việc thẩm định hồ sơ, trình cấp có thẩm quyền ra quyết định thành lập hoặc thỏa thuận để cơ quan chủ quản thành lập cơ sở bảo trợ xã hội theo quy định tại Điều 8.
c) Trường hợp cá nhân, tổ chức không đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội thì cấp có thẩm quyền thành lập phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do không đủ điều kiện thành lập cơ sở bảo trợ xã hội.
Điều 9. Thẩm quyền cho phép thành lập, giải thể hoặc chấm dứt hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội quy định như sau:
1. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định đối với cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Bộ.
2. Sau khi có sự thỏa thuận với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ ra quyết định đối với các cơ sở bảo trợ xã hội thuộc Bộ, ngành quản lý.
3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định đối với các cơ sở bảo trợ xã hội hoạt động trên phạm vi cấp tỉnh, thành phố thuộc tỉnh.
4. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố, huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh ra quyết định đối với các cơ sở bảo trợ xã hội của tổ chức đoàn thể, cá nhân với nguồn kinh phí ngoài ngân sách, hoạt động trên phạm vi cấp huyện.
Điều 10. Quy chế hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội quy định tại khoản 4 Điều 6 Quy chế này phải đảm bảo các nội dung sau:
1. Mối quan hệ trong chỉ đạo, điều hành cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Trách nhiệm của cán bộ, nhân viên thuộc cơ sở bảo trợ xã hội.
3. Trách nhiệm, quyền lợi của đối tượng nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội.
4. Nguyên tắc quản lý tài sản, tài chính của cơ sở bảo trợ xã hội.
5. Những quy định có tính chất hành chính và những vấn đề liên quan khác, phù hợp với đặc điểm của loại hình cơ sở bảo trợ xã hội.
Điều 11. Trường hợp cơ sở bảo trợ xã hội cần thay đổi tên gọi, trụ sở, Giám đốc hoặc thay đổi Quy chế hoạt động của cơ sở thì phải đề nghị bằng văn bản với cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở và cấp ra quyết định thành lập. Trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cấp ra quyết định thành lập phải trả lời bằng văn bản về đề nghị của cơ sở; quá thời hạn nêu trên, nếu không nhận được văn bản trả lời, thì cơ sở bảo trợ xã hội được thực hiện theo các thay đổi đã đề nghị.
Điều 12. Một người không được cùng lúc thành lập nhiều cơ sở hay làm giám đốc của 02 cơ sở bảo trợ xã hội trở lên, trừ trường hợp các cơ sở này đều do một tổ chức hoặc một người tài trợ.
Điều 13. Giải thể cơ sở bảo trợ xã hội:
1. Hồ sơ xin giải thể cơ sở bảo trợ xã hội gồm có:
a) Đơn xin giải thể cơ sở bảo trợ xã hội, nội dung đơn cần nêu rõ lý do xin giải thể trước thời hạn;
b) Bản kê khai tài sản, tài chính và phương án xử lý;
c) Danh sách đối tượng xã hội đang quản lý và phương án giải quyết khi cơ sở giải thể.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin giải thể, cơ quan có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản về đề nghị của cơ sở. Khi chưa nhận được quyết định giải thể, cơ sở bảo trợ xã hội không được tự động giải thể.
3. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giải thể cơ sở bảo trợ xã hội do cơ sở đó vi phạm pháp luật hoặc hoạt động kém hiệu quả thì cơ sở bảo trợ xã hội phải thực hiện phương án giải thể theo quyết định của cấp có thẩm quyền trong thời hạn 90 ngày.
4. Khi hết thời hạn hoạt động, Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội có thể đề nghị với cơ quan có thẩm quyền xin gia hạn thời gian hoạt động theo thủ tục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
Chương III. Hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội
Mục 1. Quản lý đối tượng nuôi dưỡng
Điều 14. Tiếp nhận đối tượng nuôi dưỡng:
1. Cơ sở bảo trợ xã hội của Nhà nước và các tổ chức quy định tại Điều 1 tiếp nhận đối tượng khi có quyết định của cơ quan quản lý trực tiếp. Trường hợp khẩn cấp, đe dọa tính mạng của đối tượng quy định tại Điều 2 của Quy chế này, cơ sở bảo trợ xã hội có thể tiếp nhận khi chưa có quyết định và trong thời hạn 07 ngày phải báo cáo với cơ quan quản lý trực tiếp ra quyết định tiếp nhận.
2. Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội do cá nhân thành lập quyết định tiếp nhận đối tượng theo đúng đề án thành lập đã được phê duyệt.
Điều 15. Cơ quan quản lý trực tiếp của cơ sở bảo trợ xã hội ra quyết định tiếp nhận đối tượng nuôi dưỡng phù hợp với quy mô của cơ sở bảo trợ xã hội, nếu đối tượng có đủ các điều kiện sau:
1. Đơn xin vào cơ sở bảo trợ xã hội của đối tượng hoặc thân nhân đối tượng, có xác nhận và đề nghị của ủy ban nhân dân cấp xã nơi đối tượng đăng ký nhân khẩu thường trú.
2. Hồ sơ bệnh án, kết luận giám định của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với người tàn tật, người tâm thần mãn tính.
Hồ sơ tiếp nhận làm theo mẫu do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp khẩn cấp phải có biên bản xác nhận.
Điều 16. Cơ sở bảo trợ xã hội phải tiến hành lập hồ sơ cá nhân của từng đối tượng, bao gồm:
1. Đơn xin vào cơ sở bảo trợ xã hội, sơ yếu lý lịch, hồ sơ bệnh án (nếu có), quyết định tiếp nhận đối tượng.
2. Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, phải ghi tuổi (ước đoán), đặc điểm nhận dạng lúc thu nhận kèm theo ảnh và các giấy tờ khác (nếu có). Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi có quyết định tiếp nhận trẻ em bị bỏ rơi, cơ sở phải làm thủ tục khai sinh để đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của trẻ theo các quy định hiện hành.
Điều 17. Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm thực hiện quản lý, nuôi dưỡng đối tượng xã hội theo Điều 3 của Quy chế này.
Điều 18. Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội quyết định đưa đối tượng ra khỏi cơ sở bảo trợ xã hội khi đối tượng có đủ một trong các điều kiện sau:
1. Trẻ em đã đến tuổi trưởng thành hoặc có người nhận làm con nuôi, nhận đỡ đầu nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật.
2. Người tàn tật đã phục hồi, người tâm thần đã ổn định bệnh tật (theo văn bản giám định).
3. Gia đình hoặc người bảo lãnh hợp pháp nhận nuôi.
Điều 19. Đối tượng được nhận nuôi dưỡng trong các cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm chấp hành Quy chế của cơ sở bảo trợ xã hội và các quyết định điều hành của Giám đốc.
Điều 20. Trường hợp đối tượng bị chết, cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm tổ chức mai táng theo quy định hiện hành.
Mục 2. Quản lý cán bộ, nhân viên
Điều 21. Tổ chức và cán bộ của cơ sở bảo trợ xã hội được thực hiện theo đúng Đề án đã được trình trong hồ sơ xin thành lập cơ sở bảo trợ xã hội và thay đổi theo quy định tại Điều 11 của Quy chế này.
Điều 22.
1. Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội tuyển, ký hợp đồng lao động với nhân viên và ký kết hợp đồng với các cộng tác viên (nếu có) theo các quy định của Luật Lao động và pháp luật hiện hành.
2. Tiền lương và bảo hiểm xã hội của cán bộ, nhân viên thuộc cơ sở bảo trợ xã hội được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mục 3. Quản lý tài chính, tài sản
Điều 23. Cơ sở bảo trợ xã hội thực hiện quản lý tài chính, tài sản theo các quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 24. Cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động tài chính định kỳ và hàng năm theo quy định của pháp luật với cơ quan tài chính cùng cấp và cơ quan quản lý trực tiếp.
Điều 25. Việc chi tiêu từ các nguồn kinh phí trợ giúp hoặc do lao động, sản xuất của cơ sở bảo trợ xã hội tạo ra phải thực hiện công khai, dân chủ, theo đúng Quy chế hoạt động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Mục 4. Chế độ báo cáo
Điều 26. Cơ sở bảo trợ xã hội có trách nhiệm thực hiện chế độ báo cáo định kỳ trước ngày 15 tháng 6 và trước ngày 15 tháng 12 hàng năm và những kiến nghị với cơ quan quản lý trực tiếp để tổng hợp báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về các mặt hoạt động.
Điều 27. Hàng năm, trước ngày 31 tháng 12, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thống kê, tập hợp tình hình hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Chương IV. Quản lý nhà nước đối với cơ sở bảo trợ xã hội
Điều 28. Quản lý nhà nước đối với cơ sở bảo trợ xã hội bao gồm các nội dung sau:
1. Ban hành, sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn thi hành các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội.
2. Thành lập, giải thể, đình chỉ hoạt động cơ sở bảo trợ xã hội.
Lập kế hoạch, chương trình, dự án về hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội; tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chính sách đối với cơ sở bảo trợ xã hội.
3. Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật của cơ sở bảo trợ xã hội; xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về vi phạm chính sách, chế độ liên quan đến hoạt động của cơ sở bảo trợ xã hội.
4. Hướng dẫn chuyên môn, hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn cho cơ sở bảo trợ xã hội, cung cấp thông tin về chính sách, chế độ của nhà nước đối với cơ sở bảo trợ xã hội.
5. Tổ chức và hướng dẫn việc hợp tác quốc tế về bảo trợ xã hội, đảm bảo hiệu quả, đúng mục đích, đúng đối tượng.
Điều 29.
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước cơ sở bảo trợ xã hội trong phạm vi cả nước.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động của các cơ sở bảo trợ xã hội.
3. ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước đối với cơ sở bảo trợ xã hội trong phạm vi địa phương quản lý.
Chương V. Khen thưởng và xử lý vi phạm
Điều 30. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động nuôi dưỡng, quản lý đối tượng xã hội được khen thưởng theo các quy định hiện hành.
Điều 31. Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Quy chế này, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương VI. Điều khoản thi hành
Điều 32. Quy chế này được áp dụng thống nhất với tất cả các cơ sở bảo trợ xã hội trên phạm vi cả nước.
Điều 33. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan hướng dẫn thực hiện Quy chế này. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra thực hiện Quy chế này đối với cơ sở bảo trợ xã hội trực thuộc.
Điều 34. Các cơ sở bảo trợ xã hội đã thành lập trước ngày ban hành Quy chế này có hiệu lực, phải sửa đổi, bổ sung Quy chế hoạt động của cơ sở phù hợp với nội dung của Quy chế này.
THE GOVERNMENT | SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM |
No: 25/2001/ND-CP | Hanoi, May 31, 2001 |
DECREE
ISSUING THE REGULATION ON THE SETTING UP AND OPERATION OF SOCIAL CHARITY ESTABLISHMENTS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Article 4 of the Governments Decree No.07/2000/ND-CP of March 9, 2000 stipulating social relief policies;
At the proposal of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,
DECREES:
Article 1.-To promulgate together with this Decree the Regulation on the setting up and operation of social charity establishments.
Article 2.-This Decree takes effect 15 days after its signing. The earlier regulations contrary to this Decree are all now annulled.
The ministers of: Labor, War Invalids and Social Affairs; Justice; Finance; Public Security; Health; Education and Training, and the chairman of Vietnam Committee for Child Protection and Care shall, within the ambit of their respective functions and tasks and under the provisions of law, have to guide the implementation of this Decree.
Article 3.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decree.
| ON BEHALF OF THE GOVERNMENT |
REGULATION
ON THE SETTING UP AND OPERATION OF SOCIAL CHARITY ESTABLISHMENTS
(Issued together with the Governments Decree No.25/2001/ND-CP of May 31, 2001)
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.-
1. Social establishments operating on the Vietnamese territory, set up by the State agencies, socio-political organizations, socio-professional organizations (referred collectively to as organizations) and individuals for humanitarian purposes and not for profit making, which admit people facing with exceptional difficulties, being unable to earn their living or having no conditions to live in their families, shall be referred collectively to as social charity establishments.
2. Social charity establishments having 10 (ten) people and more shall be governed by this Regulation.
3. Organizations and individuals that fully satisfy the conditions prescribed in Decree No.07/2000/ND-CP of March 9, 2000 on social relief policies and in this Regulation shall all be entitled to set up social charity establishments.
Article 2.-Subjects to be admitted to social charity establishments include:
1. People meeting with exceptional difficulties, being unable to earn their living and being one of the following:
a/ Orphans who lose their nurturing sources and have no relatives to rely on;
b/ Lonely old people who have no income sources, no one to support;
c/ Disabled persons who have no income sources, no one to support.
2. Persons who suffer from chronic mental illness and may commit acts dangerous to the society.
3. Persons who have no conditions to live in their families and voluntarily contribute funding or whose relatives and/or sponsors contribute funding for them to live in social charity establishments.
4. Other subjects decided by the competent State agencies.
Article 3.-Social charity establishments are social public-service units, having legal person status and the following tasks:
1. Admitting, managing, fostering and educating subjects mentioned in Article 2 of this Decree.
2. Organizing functional rehabilitation and production activities; supporting the subjects in self-management, cultural, sport and other activities suitable to each subjects age and health conditions.
3. Coordinating with agencies and units in providing education, job-training, vocational guidance education, with a view to helping the subjects healthily develop their physical conditions and intellect as well as personality, integrate and reintegrate into the community.
Article 4.-Funding for the operations of social charity establishments includes:
1. Self-procured sources of the social charity establishments owners;
2. Support sources from State bodies, organizations and individuals inside and outside the country;
3. Contributions of families, relatives or sponsors of the social charity beneficiaries;
4. Revenue sources from production and/or service provision activities;
5. Other mobilized sources.
Article 5.-
1. The admission of social charity beneficiaries into social charity establishments must ensure the right subjects, right principles and right competence prescribed in this Regulation.
2. To prohibit all acts of taking the advantage of social charity establishments to conduct illegal and self-seeking activities.
Chapter II
SETTING UP AND DISSOLUTION OF SOCIAL CHARITY ESTABLISHMENTS
Article 6.-Dossiers of application for setting up social charity establishments of individuals shall comply with the form set by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, each consisting of:
1. The application for setting up a social charity establishment;
2. The project on setting up the social charity establishment: its name, guidelines and objectives, operation term and location; the number of social charity beneficiaries to be admitted, the contingent of managerial and service personnel; the financial sources to ensure operations of the establishment as prescribed in Article 4 of this Regulation; the appellation and address of the head office of the sponsoring organization(s) and/or individual(s) (if any).
3. The lawful papers on the right to own or use land and houses as well as other facilities in service of operations of the social charity establishment.
4. The draft operation statute (detailed rules) of the social charity establishment.
5. The curriculum vitae of the head (director) of the social charity establishment with certification of the Peoples Committee of the commune/ward where such person resides.
6. The written approval of the setting up of the social charity establishment, issued by the commune-level Peoples Committee of the locality where the establishments head office is to be located.
Article 7.-Dossiers of application for setting up social charity establishments of organizations and mass organizations shall include:
1. All the documents prescribed in Clauses 1, 2, 3, 4 and 6, Article 6 of this Regulation.
2. The evaluation document and written request of the concerned provincial-level organization, mass organization or religious organization, for social charity establishments of organizations, mass organizations and religious organizations which fall under the deciding competence of the provincial-level Peoples Committees.
Article 8.-The evaluation of dossiers for setting up social charity establishments shall be effected as follows:
1. The district Labor, War Invalids and Social Affairs Sections shall evaluate dossiers for setting up social charity establishments operating in the districts under their management.
2. The provincial Labor, War Invalids and Social Affairs Services shall evaluate dossiers for setting up social charity establishments operating in the provinces under their management.
3. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall evaluate ministries and branches dossiers for setting up social charity establishments under the management of such ministries or branches.
4. The bodies receiving and evaluating dossiers for setting up social charity establishments must comply with the following provisions:
a/ Issuing receipts to the dossier submitters.
b/ Within 30 days after receiving the full dossiers as prescribed, completing the evaluation of such dossiers and submitting them to the competent authority for issuing the setting-up decision or reaching agreement with the latter so that the managing agencies may set up social charity establishments according to the provisions in Article 8.
c/ Where individuals or organizations fail to satisfy the conditions for setting up social charity establishments, the authority competent to decide the setting up of such establishments shall have to notify them thereof in writing, clearly stating the reasons therefor.
Article 9.-The competence to permit the setting up, dissolution or operation termination of social charity establishments is stipulated as follows:
1. The Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs shall issue decisions thereon for social charity establishments under the Ministry.
2. After reaching agreement with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies or the heads of the agencies attached to the Government shall issue decisions thereon for social charity establishments under the management of ministries or branches.
3. The presidents of the Peoples Committees of provinces or centrally-run cities shall issue decisions for social charity establishments operating in the provinces and provincial cities.
4. The presidents of the Peoples Committees of cities, rural districts, urban districts and towns of the provinces shall issue decisions thereon for mass organizations and individuals social charity establishments using non-budget funding sources, which operate on the district scale.
Article 10.-Operation statutes of social charity establishments stipulated in Clause 4, Article 6 of this Regulation must contain the following contents:
1. The relationships in the direction and control of social charity establishments.
2. The responsibilities of the social charity establishments personnel.
3. The responsibilities and interests of the subjects being fostered in social charity establishments.
4. The principles for management of property and finance of social charity establishments.
5. The administrative regulations and relevant matters, suited to the characteristics of each type of social charity establishments.
Article 11.-In cases where social charity establishments need to change their names, offices, directors or alter their operation statutes, they shall have to send written requests to the bodies directly managing them and the authorities that have issued decisions on their setting up. Within 30 days after receiving such requests, the authorities that have issued decision to set up the establishments shall have to give written replies; past this time limit, if the social charity establishments receive no replies, they shall be entitled to make the requested changes.
Article 12.-One person must not concurrently set up many social charity establishments or act as the director of two social charity establishments or more, except for cases where such establishments are financed by the same organization or individual.
Article 13.-Dissolution of social charity establishments
1. A dossier of application for dissolution of a social charity establishment consists of:
a/ The application for dissolution of the social charity establishment, clearly stating the reasons for the dissolution ahead of time;
b/ The inventory of assets, finance and handling plan;
c/ The list of social beneficiaries being managed by the establishment and the plan to deal with them when the establishment dissolves.
2. Within 30 days after receiving the dissolution dossier, the competent body shall have to reply the establishment in writing. Pending the reception of a dissolution decision, the social charity establishment must not dissolve at its own free will.
3. In cases where the competent body issues decision to dissolve a social charity establishment due to the latters law violation or inefficient operation, such social charity establishment shall have to execute the dissolution plan according to the competent bodys decision within 90 days.
4. Upon the expiry of the social charity establishments operation term, its director may ask the competent body for the extension thereof according to the procedures stipulated by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Chapter III
OPERATIONS OF SOCIAL CHARITY ESTABLISHMENTS
Section 1. MANAGEMENT OF FOSTERED SUBJECTS
Article 14.-Admission of social beneficiaries:
1. Social charity establishments of the State and organizations defined in Article 1 shall admit subjects by decisions of the agencies directly managing them. In urgent cases where the lives of the subjects defined in Article 2 of this Regulation are threatened, the social charity establishments may admit them without decisions but must, within 7 days, report such to their managing agencies so that the latter issue the admitting decisions.
2. The directors of the social charity establishments set up by individuals shall decide the admission of subjects strictly according to the approved plan on their setting up.
Article 15.-The agencies directly managing social charity establishments shall issue decisions to admit fostered subjects in conformity with the sizes of the establishments, provided that such subjects meet all the following conditions:
1. Filing applications, made by themselves or their relatives, for admission into the social charity establishments, with certification and proposal of the commune-level Peoples Committees of the localities where such people register their permanent residence.
2. Having medical history dossiers and examination conclusions of the competent medical agencies, for disabled people and chronic mental patients.
The admission dossiers shall be made according to the forms set by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs. In emergency cases, a written certification is required.
Article 16.-Social charity establishments shall have to compile personal dossier for each subject, which shall comprise:
1. The application for admission into the social charity establishment, the subjects curriculum vitae, medical history dossier (if any) and admitting decision.
2. For abandoned children, their ages (estimated) and identification characteristics at the time of admission must be inscribed and their photos as well as other papers (if any) are required. Within 30 days after receiving decisions to admit abandoned children, the establishments shall have to carry out the birth-registration procedures for such children so as to ensure the latters legitimate interests according to current regulations.
Article 17.-The directors of social charity establishments shall have to manage and take care of the social charity beneficiaries according to Article 3 of this Regulation.
Article 18.-The directors of social charity establishments shall decide to let the subjects out of the establishments when the latter meet one of the following conditions:
1. They are children who have reached adulthood or who are adopted or patronized by other people as prescribed by law.
2. They are disabled people who have been rehabilitated or mental patients, who have recovered (according to examination and evaluation documents).
3. Their families or lawful guarantors wish to nurture them.
Article 19.-Subjects admitted into social charity establishments shall have to observe the establishments statutes and their directors decisions.
Article 20.-Where a subject dies, the concerned social charity establishment shall have to organize the burial of such person according to current regulations.
Section 2. PERSONNEL MANAGEMENT
Article 21.-The organization and personnel of social charity establishments shall strictly comply with the plans submitted together with their setting-up dossiers and may be changed according to the provisions in Article 11 of this Regulation.
Article 22.-
1. The directors of social charity establishments shall recruit laborers and sign labor contracts with them and with collaborators (if any) according to the provisions of labor legislation and current laws.
2. Wages and social insurance for social charity establishments personnel shall comply with the provisions of current laws.
Section 3. FINANCE AND PROPERTY MANAGEMENT
Article 23.-Social charity establishments shall manage their finance and properties according to current law provisions.
Article 24.-Social charity establishments shall have to submit periodical and annual reports on their financial operation results to the finance agencies of the same level and the agencies directly managing them.
Article 25.-The expenditure from financial support sources or sources generated from their labor/production activities must be made public in a democratic manner and in strict compliance with the establishments operation statutes already ratified by the competent authorities.
Section 4. REPORTING REGIME
Article 26.-Social charity establishments shall have to submit periodical reports before June 15 and December 15 annually as well as their proposals to the direct managing agencies so that the latter make sum-up reports on different aspects of their operations and submit them to the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services.
Article 27.-Annually, before December 31, the provincial/municipal Labor, War Invalids and Social Affairs Services shall have to make statistical and sum-up reports on the situation on operations of social charity estab-lishments in the provinces and cities, and submitted them to the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
Chapter IV
STATE MANAGEMENT OVER SOCIAL CHARITY ESTABLISHMENTS
Article 28.-The State management over social charity establishments shall cover the following contents:
1. Promulgating, amending, supplementing legal documents on operations of social charity establishments, and guiding the implementation thereof.
2. Setting up, dissolving social charity establishments and terminating their operations.
Elaborating plans, programs and/or projects on operations of social charity establishments; organizing the preliminary review and final review of the implementation of policies towards the social charity establishments.
3. Examining, inspecting the law observance by social charity establishments; handling violations, settling complaints and denunciations about violations of policies and regimes related to operations of social charity establishments.
4. Providing professional guidance and support for the training of managerial and professional personnel for social charity establishments; supplying information on the State’s policies and regimes for social charity establishments.
5. Organizing and guiding international cooperation on social charity, ensuring the efficiency, right purposes and right subjects.
Article 29.-
1. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall take responsibility before the Government for the unified State management of social charity establishments throughout the country.
2. The ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government shall, within their respective functions and tasks, have to coordinate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs in exercising the State management over the operations of social charity establishments.
3. The Peoples Committees of all levels shall exercise the State management over social charity establishments in their respective localities.
Chapter V
COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS
Article 30.-Organizations and individuals making achievements in bringing up and managing social charity beneficiaries shall be commended and/or rewarded according to current regulations.
Article 31.-Organizations and individuals violating the provisions of this Regulation shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined, administratively sanctioned or examined for penal liability. If causing losses, they shall have to pay compensation therefor.
Chapter VI
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 32.-This Regulation shall uniformly apply to all social charity establishments throughout the country.
Article 33.-The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall have to coordinate with the concerned agencies in guiding the implementation of this Regulation. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the Peoples Committees of all levels shall, within the scope of their respective functions, tasks and powers, have to guide this Regulation and inspect the implementation thereof by their attached social charity establishments.
Article 34.-Social charity establishments set up before the effective date of this Regulation shall have to amend and/or supplement their operation statutes in compliance with the contents of this Regulation.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây