Thông tư liên tịch 11/1998/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BK của Bộ Thương mại, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 20/1998/NĐ-CP

thuộc tính Thông tư liên tịch 11/1998/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BK

Thông tư liên tịch 11/1998/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BK của Bộ Thương mại, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi, Bộ tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 20/1998/NĐ-CP
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Thương mại; Ủy ban Dân tộc và Miền núi
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:11/1998/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BK
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Hồ Huấn Nghiêm; Lại Quang Thực; Nguyễn Thạc Giáp; Trần Văn Tá
Ngày ban hành:31/07/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Thương mại-Quảng cáo

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 11/1998/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BK

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

LIÊN TỊCH BỘ THƯƠNG MẠI VÀ UỶ BAN DÂN TỘC MIỀN NÚI -

TÀI CHÍNH - KẾ HOẠCH - ĐẦU TƯ SỐ 11/1998/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BKHĐT NGÀY 31 THÁNG 07 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH 20/1998/NĐ-CP

Căn cứ Nghị định 20/1998/NĐ-CP ngày 31-3-1998 của Chính phủ về "phát triển thương mại miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc", Liên Bộ Thương mại và Uỷ ban Dân tộc và Miền núi - Tài chính - Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn một số nội dung về: xây dựng chợ và cửa hàng thương mại Nhà nước; trợ giá, trợ cước; doanh nghiệp nhà nước hoạt dộng thương mại ở miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc; quản lý vốn dự trữ các mặt hàng chính sách như sau:

I. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH
1. Những địa bàn sau đây thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 20/1998/NĐ-CP:
1.1. Miền núi: bao gồm các tỉnh miền núi vùng cao, các tỉnh có huyện miền núi, các tỉnh có xã miền núi, do Uỷ ban Dân tộc và Miền núi quy định tại Quyết định số 21 UB-QĐ ngày 4 tháng 1 năm 1993, Quyết định số 33 UB-QĐ ngày 4 tháng 6 năm 1993, Quyết định số 08 UB-QĐ ngày 4 tháng 3 năm 1994, Quyết định số 64 UB-QĐ ngày 26 tháng 8 năm 1995, Quyết định số 68 UB-QĐ ngày 6 tháng 9 năm 1997 về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao.
1.2. Hải đảo: theo quy định của Uỷ ban Dân tộc và Miền núi.
1.3. Vùng đồng bào dân tộc: Uỷ ban Dân tộc và Miền núi có hướng dẫn sau:
1.4. Khu vực miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc: Căn cứ trình độ phát triển ở từng vùng, theo 3 khu vực (I, II,III) miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc được quy định tại Quyết định số 42 UB-QĐ ngày 25 tháng 3 năm 1997 và số 21/1998/QĐ-UBDTMN ngày 25-2-1998 về việc công nhận ba khu vực.
Trong trường hợp có sự điều chỉnh địa bàn và khu vực thì áp dụng theo quy định của Uỷ ban Dân tộc và miền núi.
2. Đối tượng:
2.1. Đối tượng được hưởng các chính sách bán các mặt hàng trợ giá trợ cước: nhân dân sinh sống và hoạt động (bao gồm cả công nhân viên chức, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang) trên địa bàn quy định tại mục I.1. Thông tư này.
2.2. Đối tượng hưởng chính sách trợ cước tiêu thụ sản phẩm: thương nhân hoạt động thương mại ở địa bàn quy định tại mục I.1 Thông tư này, tiêu thụ các sản phẩm (trong danh mục sản phẩm được Thủ tướng Chính phủ quy định) do đồng bào ở các vùng này sản xuất ra.
2.3. Thương nhân: Mọi chủ thể kinh doanh (thể nhân hoặc pháp nhân) không phân biệt thành phần kinh tế (kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động theo luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân) có đăng ký kinh doanh, thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại như mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại và các hoạt động xúc tiến thương mại trên thị trường miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc, nhằm mục đích lợi nhuận đều là thương nhân thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định 20/1998/NĐ-CP.
Những hoạt động thương mại của thương nhân dưới đây cũng thuộc diện điều chỉnh của Nghị định 20/1998/NĐ-CP:
- Thương nhân có trụ sở chính và đăng ký kinh doanh không thuộc địa bàn miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc, song những hoạt động thương mại được diễn ra trên từng khu vực (I, II,III) ở miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.
- Thương nhân có trụ sở chính và đăng ký kinh doanh ở một trong các khu vực (I, II, III) song những hoạt động thương mại diễn ra trên các khu vực khác thuộc vùng miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.
Thương nhân được hưởng các chính sách ưu đãi khi có chứng từ hoá đơn, sổ kế toán thể hiện rõ ràng kết quả kinh doanh ở từng khu vực và đã đăng ký với các cơ quan liên quan (thuế, ngân hàng, địa chính...).
II. XÂY DỰNG CHỢ, CỬA HÀNG THƯƠNG MẠI NHÀ NƯỚC HOẶC HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ Ở TRUNG TÂM CỤM XÃ CỦA TỪNG KHU VỰC
1. Đối với khu vực III: Chợ và cửa hàng thương nghiệp hoặc hợp tác xã thương mại dịch vụ thuộc chương trình xây dựng trung tâm cụm xã miền núi, vùng cao theo Quyết định 35/TTg ngày 13-1-1997 của Thủ tướng Chính phủ thì thủ tục trình tự và nguồn vốn để xây dựng như sau:
- Nguồn vốn đầu tư chủ yếu từ ngân sách nhà nước (Ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương và các tổ chức quốc tế tài trợ), ngoài ra khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự nguyện góp vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh mở rộng trao đổi hàng hoá và huy động lao động nghĩa vụ công ích theo quy định của pháp luật.
- Sở Thương mại căn cứ vào quy hoạch xây dựng các trung tâm cụm xã thuộc khu vực III (vùng núi cao, biên giới, vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn) của tỉnh, phối hợp với các Sở, Ban ngành liên quan lập kế hoạch hàng năm gửi Sở Kế hoạch Đầu tư tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh.
- Khi mỗi dự án xây dựng trung tâm cụm xã được bố trí kế hoạch đầu tư, chủ dự án có trách nhiệm ưu tiên bố trí vốn đầu tư xây dựng chợ, Cửa hàng thương nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã thương mại dịch vụ ngay trong bước 1 của mỗi dự án, thông báo cho Sở Thương mại và các ban ngành liên quan để phối hợp tổ chức thực hiện.
2. Đối với khu vực II: Chợ và cửa hàng thương nghiệp hoặc hợp tác xã thương mại dịch vụ chưa thuộc chương trình xây dựng trung tâm cụm xã theo Quyết định 35/TTg ngày 13/1/1997 của Thủ tướng Chính phủ thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét các điều kiện sau đây để quyết định đầu tư từ ngân sách địa phương xây dựng với quy mô thích hợp:
- Chợ, cửa hàng phải nằm trong tổng sơ đồ quy hoạch xây dựng trung tâm cụm xã của tỉnh được duyệt.
- Có yêu cầu bức xúc hình thành chợ để ổn định đời sống, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tiểu vùng, phát triển sản xuất hàng hoá nhằm đẩy mạnh giao lưu hàng hoá và sinh hoạt văn hoá của nhân dân các xã trong tiểu vùng, giữa tiểu vùng với các vùng khác.
Sở Thương mại căn cứ tình hình cụ thể, phối hợp với các ngành hữu quan lập kế hoạch hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt ghi vốn đầu tư. Căn cứ dự án được duyệt, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân quyết định chủ đầu tư xây dựng chợ, cửa hàng thương nghiệp nhà nước hoặc hợp tác xã thương mại dịch vụ.
3. Đối với khu vực I: Chợ và cửa hàng thương nghiệp ở thành phố, thị xã, thị trấn và các trục giao thông liên tỉnh, liên huyện: ở địa bàn này đã có đường giao thông tương đối thuận tiện, kinh tế xã hội đã có sự phát triển nhất định thì nguồn vốn đầu tư để xây dựng phải thực hiện phương châm "Nhà nước và người kinh doanh cùng làm".
- Nhà nước hỗ trợ một phần ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ sở hạ tầng của chợ như san ủi mặt bằng, điện, cấp thoát nước, hệ thống vệ sinh...
- Người kinh doanh góp vốn để xây dựng các công trình kiến trúc nơi bán hàng: Ki ốt, quầy bán hàng, đình chợ và được sử dụng diện tích kinh doanh trong chợ theo quy định trong hợp đồng góp vốn giữa người kinh doanh với cơ quan quản lý chợ
- Huy động từ nguồn vốn tín dụng trung hoặc dài hạn với lãi suất ưu đãi (kể cả quỹ hỗ trợ đầu tư Quốc gia).
- Khuyến khích đầu tư theo hình thức hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (B.O.T) theo Thông tư số 12/BKH-QLKT ngày 27-8-1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Sở Thương mại căn cứ quy hoạch phát triển chợ, xây dựng dự án phát triển từng loại chợ ở khu vực này, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét và quyết định.
4. Sở Thương mại thực hiện chức năng quản lý chuyên ngành đối với hoạt động chợ theo Thông tư 15-TM/CSTTTN ngày 16-10-1996 của Bộ Thương mại. Việc quản lý chợ về mặt hành chính theo quy định về phân cấp quản lý chợ tại mục II Thông tư số 15/TM-CSTNTN ngày 16/10/1996 của Bộ Thương mại.
III. TRỢ GIÁ TRỢ CƯỚC ĐỂ BÁN CÁC MẶT HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI, MUA MỘT SỐ SẢN PHẨM SẢN XUẤT Ở MIỀN NÚI,HẢI ĐẢO VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
1. Đối tượng quy định tại mục I.2.1 được mua tại trung tâm cụm xã (đối với các mặt hàng trợ cước đến trung tâm cụm xã) hoặc tại trung tâm huyện (đối với các mặt hàng trợ cước vận chuyển đến trung tâm huyện) quy định trong Nghị định 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998, với giá tương đương giá bán các mặt hàng cùng loại ở thị xã tỉnh lỵ, đúng quy cách, chất lương, ưu tiên khu vực III và khu vực II có nhiều khó khăn. Đối với các tỉnh chỉ có xã miền núi (tỉnh không có huyện miền núi) thì chỉ thực hiện trợ giá, trợ cước chuyển đối với muối i ốt, giống cây trồng; trợ cước vận chuyển các mặt hàng: dầu lửa thắp sáng, giấy viết học sinh, thuốc chữa bệnh; thực hiện trợ cước vận chuyển từ trung tâm cụm xã đến thị xã của tỉnh để mua một số sản phẩm sản xuất tại các xã này (theo danh mục quy định của Thủ tướng Chính phủ).
2. Các mặt hàng được trợ giá trợ cước vận chuyển để bán, cự ly trợ cước vận chuyển, nguyên tắc xác định giá bán lẻ và đơn giá trợ giá trợ cước theo quy định tại các Điều 12, 14, 16 của Nghị định 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 20/1998/NĐ-CP của Ban Vật giá Chính phủ.
3. Các mặt hàng được trợ cước vận chuyển để mua sản phẩm do đồng bào ở miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc sản xuất ra: Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành có liên quan căn cứ nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 24 Nghị định 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ lựa chọn sản phẩm gửi cho Uỷ ban Dân tộc Miền núi, Bộ Thương mại tổng hợp.
Uỷ ban Dân tộc và Miền núi chủ trì phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các bộ ngành hữu quan, tổng hợp báo cáo của Uỷ ban nhân dân tỉnh, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục sản phẩm mua được trợ cước trong từng thời gian.
4. Định mức cung ứng hàng hoá để tính kinh phí trợ giá trợ cước vận chuyển:
4.1. Muối iốt: 5 kg/người/năm.
4.2. Dầu hoả: 3 lít/người/năm.
4.3. Giấy viết học sinh (hoặc vở): 1,5 kg/học sinh/năm (bằng 12 tập giấy kẻ ngang hoặc lượng vở học sinh tương ứng).
4.4. Thuốc chữa bệnh: 10.000đ/người/năm. Theo danh mục cụ thể do Bộ Y tế quy định
4.5. Phân bón: 100 kg/1ha đất canh tác/năm, bao gồm cả phân bón hữu cơ vi sinh do địa phương sản xuất.
4.6. Thuốc trừ sâu: 0,12 kg/ha đất canh tác/năm. Theo danh mục do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định.
4.7. Giống cây trồng: là những loại giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, được thực hiện trong vùng quy hoạch phát triển cây hàng hoá tập trung; (ưu tiên khu vực III), bao gồm giống cây lương thực, giống cây công nghiệp (ngắn, hoặc dài ngày) giống cây ăn quả, giống cây dược liệu.
Mức trợ giá, trợ cước quy đổi cho mặt hàng này quy ước tính về 1 loại giống là cây lúa để tính theo các yếu tố:
+ Diện tích sử dụng giống mới bằng 5% diện tích đất trồng lúa.
+ Định mức giống cho 1 ha: tính theo lúa thuần = 160 kg/ha.
+ Trợ giá, trợ cước vận chuyển cho 1 kg: theo hướng dẫn của Ban Vật giá Chính phủ.
Kinh phí giống cây trồng của tỉnh = (diện tích trồng lúa x 5%) x 160 kg/ha x đơn giá trợ giá và đơn giá trợ cước vận chuyển).
Hàng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ phương án bố trí cây trồng của địa phương, nguồn kinh phí được giao và hướng dẫn của Ban Vật giá Chính phủ, quyết định cụ thể cho từng loại giống cây trồng và thông báo cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài chính biết khi tổ chức thực hiện.
4.8. Than mỏ (kể cả than thuộc các mỏ do địa phương quản lý khai thác): Hàng năm căn cứ vào khả năng ngân sách và đề nghị của từng địa phương, Uỷ ban Dân tộc và Miền núi thống nhất với các Bộ, ngành liên quan bố trí số lượng, kinh phí giao cho địa phương. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào số lượng và kinh phí quyết định cụ thể mục tiêu sử dụng (ưu tiên cho nhu cầu sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, thay chất đốt hàng ngày của dân...).
4.9. Phát hành sách: bao gồm
- Sách chính trị xã hội, pháp luật, kinh tế phổ thông.
- Sách phổ biến khoa học kỹ thuật và nâng cao kiến thức.
- Sách văn học truyền thống các dân tộc Việt Nam.
- Sách thiếu nhi (kể cả sách do Nhà nước cấp không thu tiền).
- Sách các loại bằng tiếng dân tộc ít người.
- Các loại văn hoá phẩm phục vụ đời sống tinh thần của đồng bào miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc bao gồm: băng, cờ, khẩu hiệu, chân dung lãnh tụ, tranh ảnh dân gian và các loại lịch phổ thông.
Hàng năm Bộ Văn hoá thông tin thống nhất với Uỷ ban Dân tộc và miền núi và Bộ Tài chính quy định số lượng ấn phẩm trên đây phù hợp với yêu cầu của từng địa phương và khả năng ngân sách Nhà nước.
4.10. Từng thời kỳ căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, khả năng ngân sách và yêu cầu phát triển tiến bộ kỹ thuật của sản xuất, Uỷ ban Dân tộc miền núi thống nhất với các Bộ, ngành liên quan điều chỉnh định mức cung ứng cho phù hợp với tình hình thực tiễn.
5. Lập kế hoạch, giao chỉ tiêu, điều chỉnh cơ cấu điều hoà kinh phí.
5.1. Kế hoạch hoá và giao chỉ tiêu.
a. Căn cứ để xây dựng phương án kế hoạch trợ giá trợ cước:
- Định mức cung ứng tại mục III.4 của Thông tư này.
- Dân số sinh sống và hoạt động tại địa bàn quy định tại mục I.1. của Thông tư này theo số liệu công bố năm trước của Tổng cục Thống kê (hoặc Chi cục Thống kê tỉnh) và tỷ lệ tăng dân số bình quân thực tế hàng năm của tỉnh để tính cho năm kế hoạch.
- Diện tích đất đai canh tác, bao gồm: đất trồng lúa, màu, cây công nghiệp ngắn và dài ngày theo số liệu của Tổng cục Thống kê (hoặc chi cục Thống kê tỉnh, thành phố) công bố năm trước để tính cho năm kế hoạch.
- Trợ cước vận chuyển tiêu thụ sản phẩm của đồng bào miền núi hải đảo vùng dân tộc sản xuất ra thì căn cứ vào danh mục sản phẩm đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định, mức trợ cước và cự ly vận chuyển "từ trung tâm cụm xã đến thị xã hoặc thành phố ở đồng bằng gần nhất" theo quy định tại Thông tư hướng dẫn thực hiện Nghị định 20/1998/NĐ-CP của Ban Vật giá Chính phủ.
b. Xây dựng phương án kế hoạch.
- Căn cứ vào yếu tố quy định tại điểm a, mục 5.1 trên đây, hàng năm Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan xây dựng phương án trợ giá, trợ cước gửi Uỷ ban Dân tộc và miền núi, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại trước ngày 1 tháng 8.
- Căn cứ vào phương án kế hoạch của các tỉnh, Uỷ ban Dân tộc miền núi chủ trì phối hợp với Bộ Thương mại và các Bộ ngành xác định số lượng từng mặt hàng cho từng địa phương để làm căn cứ xác định kinh phí trợ giá, trợ cước gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính để tổng hợp báo cáo Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
- Căn cứ vào dự toán ngân sách nhà nước đã được Chính phủ giao dành cho mục tiêu trợ giá, trợ cước, số lượng kế hoạch các mặt hàng đã xác định và đơn giá trợ giá, trợ cước theo quy định của Ban Vật giá Chính phủ, Uỷ ban Dân tộc và miền núi thống nhất với Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan, phân bổ kinh phí trợ cước, trợ giá cho từng mặt hàng và từng tỉnh (trước hết ưu tiên cho các địa phương có nhiều khó khăn).
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông báo chỉ tiêu về số lượng, kinh phí trợ cước, trợ giá cho các địa phương và Bộ ngành (nếu có) trước ngày 31 tháng 12. Bộ Tài chính cấp kinh phí theo hình thức "kinh phí uỷ quyền" theo tiến độ thực hiện.
5.2. Cấp kinh phí:
a. Đối với muối iốt: Được tổng hợp trong chương trình quốc gia phòng chống các rối loạn do thiếu iốt, Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính và các Bộ liên quan phân bổ kinh phí và số lượng cho từng tỉnh.
Kinh phí dùng để trợ giá, trợ cước đối với muối iốt giao cho chương trình quốc gia phòng chống các rối loạn do thiếu iốt đảm nhiệm và được thực hiện như sau:
- Số muối iốt mà địa phương tự tổ chức sản xuất để tiêu thụ trong địa bàn thì kinh phí trợ giá (công trộn iốt, túi PE) và trợ cước vận chuyển muối trắng từ nơi mua (chân hàng theo quy định của Bộ Thương mại và Ban Vật giá Chính phủ) đến xí nghiệp sản xuất muối iốt và muối iốt từ nơi sản xuất đến cụm xã được cấp trực tiếp cho Uỷ ban nhân dân tỉnh theo hình thức kinh phí uỷ quyền.
- Số muối iốt mà các doanh nghiệp Trung ương cung ứng cho địa phương để bán cho nhân dân trên địa bàn thì kinh phí trợ cước vận chuyển từ trung tâm huyện đến trung tâm cụm xã được cấp trực tiếp cho Uỷ ban nhân dân tỉnh theo hình thức kinh phí uỷ quyền; kinh phí để trộn muối iốt (công trộn, túi PE nhỏ đóng muối iốt) và kinh phí trợ cước vận chuyển đến trung tâm huyện được cấp trực tiếp cho doanh nghiệp Trung ương thực hiện công việc này.
b. Các mặt hàng: Dầu hoả, giấy viết học sinh, phát hành sách, thuốc chữa bệnh, phân bón, thuốc trừ sâu, giống cây trồng, than mỏ; và kinh phí trợ cước vận chuyển để tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản được cấp trực tiếp cho Uỷ ban nhân dân tỉnh theo hình thức kinh phí uỷ quyền.
5.3. Điều chỉnh cơ cấu, điều hoà kinh phí trợ giá, trợ cước hàng bán.
a. Căn cứ vào tổng lượng và kinh phí phân bổ cho các mặt hàng, UBND tỉnh lập phương án thực hiện cho từng mặt hàng gồm cả số lượng, kinh phí tương ứng và tiến độ triển khai. Trước hết bảo đảm đủ kinh phí trợ giá trợ cước các mặt hàng: muối i ốt, giấy viết học sinh, phát hành sách, thuốc chữa bệnh theo định lượng quy định; kinh phí còn lại có thể bố trí điều hoà giữa các mặt hàng hoặc các khu vực (I, II, III) phù hợp với nhu cầu thực tế ở địa phương.
Căn cứ vào phương án trên Uỷ ban nhân dân tỉnh lập dự toán chi ngân sách kinh phí trợ giá, trợ cước chia theo từng quý báo cáo Uỷ ban Dân tộc và miền núi, Bộ Tài chính để theo dõi và cấp kinh phí.
b. Đối với những vùng đặc biệt khó khăn (khu vực III) nhân dân không có khả năng mua hàng thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào kinh phí trợ giá, trợ cước được phân bổ trong năm và nguồn ngân sách của tỉnh, xem xét quyết định việc cấp không thu tiền một hoặc một số mặt hàng: Muối i ốt, thuốc chữa bệnh, giấy viết học sinh theo nguyên tắc sau đây:
- Đối tượng xem xét cấp không thu tiền: Chỉ xét cấp cho từng hộ thuộc diện đói hoặc hộ quá nghèo trong khu vực III, thực sự không có tiền mua hàng do Uỷ ban nhân dân xã bình chọn, đề nghị (không cấp đồng loạt cho tất cả các hộ trong xã) chú ý các hộ gia đình chính sách trong vùng.
- Bảo đảm được đoàn kết dân tộc, ổn định đời sống thúc đẩy sản xuất phát triển, và chú ý mối tương quan giữa các hộ được cấp với các hộ khác trong thôn bản, giữa các thôn bản liền kề nhau và giữa các vùng để tạo nên không khí phấn khởi, đoàn kết.
- Giá vốn thanh toán hàng cấp không thu tiền, không được lớn hơn giá bán lẻ hàng cùng loại được trợ giá, trợ cước trên địa bàn ở cùng thời điểm.
- Trong khu vực xét cấp không thu tiền, Uỷ ban nhân dân tỉnh ưu tiên lồng ghép các dự án phát triển kinh tế xã hội (xoá đói giảm nghèo, trồng rừng...) để từng bước hướng dẫn đồng bào phát triển kinh tế nhằm giúp đồng bào trong thời gian một hoặc hai năm có khả năng tự mua hàng.
6. Xác định doanh nghiệp thực hiện việc mua, bán hàng hoá có trợ giá, trợ cước: nhằm khắc phục tình trạng phân tán, manh mún hiện nay, phù hợp với sức mua và dung lượng thị trường, quy mô kinh doanh ở địa bàn cơ sở (huyện, trung tâm cụm xã); Uỷ ban nhân dân tỉnh căn cứ vào đặc điểm từng khu vực quyết định việc áp dụng hình thức đấu thầu hoặc lựa chọn doanh nghiệp có đủ điều kiện về mạng lưới, cơ sở vật chất, cán bộ... giao nhiệm vụ thực hiện việc mua bán các mặt hàng có trợ giá, trợ cước (trừ thuốc chữa bệnh) để thuận tiện cho dân khi mua, hoặc bán hàng hoá với giá cả hợp lý và chất lượng bảo đảm, để vừa quản lý được và tiết kiệm chi phí lưu thông.
IV. DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC HOẠT ĐỘNG THƯƠNG NGHIỆP MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
1. Mở rộng mạng lưới của thương mại nhà nước ở miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc để đủ sức chỉ đạo và chi phối thị trường về bán các mặt hàng chính sách xã hội, vật tư phục vụ sản xuất và mua một số sản phẩm quan trọng của đồng bào sản xuất ra, đặc biệt là ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa đường giao thông và vùng đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn.
Thương mại nhà nước phải có cửa hàng đến trung tâm cụm xã. Qua đó tổ chức các hình thức thích hợp để lựa chọn và sử dụng các hợp tác xã thương mại dịch vụ, các tổ chức kinh tế Nhà nước (xí nghiệp, nông lâm trường...), trường học, trạm xá, đội ngũ giáo viên và những người có tín nhiệm trong các thôn bản, hình thành mạng lưới trong cụm xã và giữa cụm xã với các vùng khác.
Thông qua các hoạt động đại lý, uỷ thác mua bán hàng hoá, quảng cáo thương mại, triển lãm thương mại... xây dựng mối liên kết giữa các doanh nghiệp nhà nước (ở Trung ương, địa phương và trên cùng địa bàn), giữa các thành phần kinh tế với nhau theo tinh thần cùng có lợi nhằm tạo ra hệ thống các kênh lưu thông thông suốt từ sản xuất đến tiêu thụ, giữa miền ngược với miền xuôi.
Sở Thương mại chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch Đầu tư và các ngành hữu quan trong tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển mạng lưới hoạt động thương mại (bao gồm chợ, cửa hàng thương mại nhà nước, hợp tác xã thương mại dịch vụ, thương nghiệp ngoài quốc doanh...) phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội trên địa bàn, đưa các hoạt động thương mại gắn với quy hoạch dân cư và vùng sản xuất, từng bước phủ kín các vùng "trắng" về mạng lưới thương mại. Trên cơ sở quy hoạch, hàng năm Sở Thương mại lập kế hoạch, trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.
Bộ Thương mại cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ ngành liên quan cùng với các địa phương tổ chức việc khảo sát nghiên cứu tổng kết các mô hình tổ chức doanh nghiệp hoạt động thương mại ở miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc (công ty huyện, công ty tỉnh - cửa hàng huyện, công ty khu vực...) hướng dẫn các địa phương sắp xếp lại các doanh nghiệp thương mại nhà nước trên địa bàn.
2. Doanh nghiệp thương mại nhà nước hoạt động công ích được xác định theo các quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 56/CP ngày 12-10-1996 của Chính phủ về "Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích", và hướng dẫn thực hiện tại Thông tư số 1-BKH/DN ngày 29-1-1997 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tư số 6-TC/TCDN ngày 24-2-1997 của Bộ Tài chính.
Các doanh nghiệp nhà nước hoạt động thương mại ở địa bàn miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc đủ các điều kiện sau đây nếu có nhu cầu thì có thể chuyển thành doanh nghiệp công ích hoạt động trong lĩnh vực thương mại:
- Doanh nghiệp chủ yếu hoạt động ở khu vực III địa bàn miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.
- Có ít nhất 70% doanh nghiệp thu là từ hoạt động sản xuất hoặc bán các mặt hàng, tiêu thụ sản phẩm sản xuất ở miền núi, hảo đảo và vùng đồng bào dân tộc theo chính sách trợ giá, trợ cước của Nhà nước.
Sở Thương mại chủ trì phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư xem xét các doanh nghiệp có đủ điều kiện, lập phương án trình Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định, theo trình tự thủ tục thành lập doanh nghiệp công ích.
3. Vốn lưu động của doanh nghiệp thương mại nhà nước ở miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc.
3.1. Sở Thương mại chủ trì phối hợp với Cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp (sau đây viết tắt là Cục QLV và TSNN), Sở Tài chính hướng dẫn doanh nghiệp có trụ sở chính và đăng ký kinh doanh tại địa bàn, xác định số vốn lưu động đang sử dụng, bao gồm vốn ngân sách cấp, vốn có nguồn gốc từ ngân sách (vốn tự bổ sung), vốn vay Ngân hàng và nguồn vốn góp của công nhân viên chức trong doanh nghiệp (nếu có), làm cơ sở cho việc tìm các biện pháp giải quyết.
3.2. Nhu cầu vốn lưu động hợp lý của các doanh nghiệp thương mại nhà nước ở miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc được xác định trên cơ sở:
- Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp được giao trong Quyết định thành lập doanh nghiệp, được thể hiện theo kết quả kinh doanh (doanh thu) trong 2 đến 3 năm gần đây.
- Thực tế vốn lưu động (bao gồm cả vốn tự có và vốn vay) doanh nghiệp đã sử dụng trong 2 - 3 năm gần đây.
- Các điều kiện kinh doanh cụ thể như đường xá và cự ly vận tải, thời tiết khí hậu ảnh hưởng đến quá trình lưu thông, tính chất thời vụ của sản xuất và tiêu dùng, điều kiện dịch vụ thanh toán và tín dụng của ngân hàng, tập quán và nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nhân dân, và các nhân tố khác ảnh hưởng đến tốc độ vòng quay vốn lưu động.
- Yêu cầu về dự trữ các mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là hàng thuộc diện mặt hàng chính sách xã hội, theo định mức quy định ở mục V.2 Thông tư này.
Doanh nghiệp thương mại Nhà nước lập phương án về nhu cầu vốn lưu động hợp lý báo cáo Sở Thương mại, Cục QLV và TSNN và Sở Tài chính.
3.3. Căn cứ phương án báo cáo của doanh nghiệp. Sở thương mại chủ trì, phối hợp với Cục QLV và TSNN, Sở Tài chính thẩm định nhu cầu vốn lưu động hợp lý báo cáo Bộ tài Chính, Bộ Thương mại và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét cấp bổ sung từ nguồn ngân sách Trung ương theo hình thức cấp kinh phí uỷ quyền để chi cho khoản "chi đầu tư phát triển" (tiết b khoản 2 Điều 31 của Luật ngân sách) đảm bảo 50% nhu cầu vốn lưu động hợp lý cho doanh nghiệp.
Hàng năm, khi lập dự toán ngân sách, Sở Tài chính căn cứ vào khả năng nguồn thu ngân sách địa phương (kể cả nguồn bổ sung từ ngân sách Trung ương) và tình hình vốn lưu động của doanh nghiệp bố trí khoản chi "hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp Nhà nước" trình Uỷ ban nhân dân tỉnh và báo cáo Bộ Tài chính.
3.4. Căn cứ vào nhu cầu vốn lưu động hợp lý của doanh nghiệp thương mại Nhà nước hoạt động ở miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc do Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo, Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Thương mại tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung từ nguồn ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương khoản chi "hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp Nhà nước hoạt động thương mại ở địa bàn miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc". Khi được Thủ tướng Chính phủ xét duyệt, Bộ Tài chính thông báo cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện theo hình thức cấp "kinh phí uỷ quyền".
V. QUẢN LÝ VỐN DỰ TRỮ MẶT HÀNG CHÍNH SÁCH Ở MIỀN NÚI, HẢI ĐẢO VÀ VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC
1. Các mặt hàng được trợ giá, trợ cước để bán ở miền núi hải đảo và vùng đồng bào dân tộc được cấp vốn dự trữ gồm:
(1) Muối: gồm có muối thường (để trộn iốt) và muối iốt thành phẩm.
(2) Dầu hoả thắp sáng.
(3) Giấy viết học sinh.
(4) Thuốc chữa bệnh (danh mục cụ thể theo quy định của Bộ Y tế).
Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng địa phương, Uỷ ban nhân dân tỉnh có thể bổ sung mặt hàng nhất thiết phải có dự trữ ở những vùng đặc biệt khó khăn (khu vực III).
2. Doanh nghiệp thương mại nhà nước làm nhiệm vụ cung ứng các mặt hàng chính sách quy định ở điểm 1 được cấp đủ vốn dự trữ ngân sách địa phương. Mức vốn được cấp (sau khi trừ đi phần vốn lưu động đã được cấp bổ sung) là nhu cầu dự trữ lưu thông mặt hàng chính sách, tương đương với nhu cầu tiêu dùng mặt hàng đó của nhân dân thuộc địa bàn phục vụ trong thời gian bình quân từ 2 đến 3 tháng. Tuỳ tình hình của từng khu vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định thời gian dự trữ phù hợp với thực tế địa phương.
3. Doanh nghiệp được cấp vốn có trách nhiệm sử dụng vốn này để dự trữ lưu thông mặt hàng chính sách. Tổ chức dự trữ lưu thông phải đạt được yêu cầu đối với từng mặt hàng, ở từng địa bàn và thời điểm. Doanh nghiệp được chủ động tổ chức dự trữ lưu thông phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa bàn khu vực (I, II, III) và đặc điểm của hàng hoá, nhu cầu tiêu dùng.
Vào những thời điểm như: mùa mưa lũ, tết, lễ hội và những địa bàn giao thông đặc biệt khó khăn, yêu cầu thực tế đòi hỏi lượng hàng hoá dự trữ ở mức cao hơn mức dự trữ bình quân, doanh nghiệp có trách nhiệm huy động các nguồn vốn khác (vốn tín dụng hoặc vốn lưu động tự có) để dự trữ. Ngoài những thời điểm và địa bàn trên đây, doanh nghiệp được tạm thời sử dụng một phần số vốn dự trữ vào kinh doanh mặt hàng khác và phải hoàn trả kịp thời để dự trữ hàng chính sách, đảm bảo cung ứng đủ hàng cho nhu cầu của nhân dân.
4. Uỷ ban nhân dân tỉnh quy định cụ thể số lượng hàng hoá và vốn tương ứng dự trữ từng mặt hàng, từng khu vực (I, II, III), thời điểm dự trữ và việc huy động vốn dự trữ mặt hàng chính sách cho nhu cầu kinh doanh ở những thời điểm phù hợp.
5. Doanh nghiệp được miễn tiền thu về sử dụng vốn đối với dự trữ mặt hàng chính sách ở miền núi.
6. Vốn dự trữ các mặt hàng chính sách, được quản lý như vốn lưu động và bảo toàn vốn theo quy định tại Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước ban hành theo Nghị định của Chính phủ số 59/CP ngày 3-10-1996 và Thông tư hướng dẫn thi hành số 75/TC/TCDN ngày 12-11-1996 của Bộ Tài chính.
Sáu tháng một lần, doanh nghiệp được cấp vốn dự trữ phải báo cáo với Cục QLV và TSNN và Sở Thương mại về tình hình sử dụng vốn dự trữ mặt hàng chính sách. Cục QLV và TSNN tổng hợp báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài chính.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Uỷ ban Dân tộc và miền núi chủ trì tổ chức sự phối hợp giữa các Bộ ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, trong việc tổ chức thực hiện chính sách trợ giá, trợ cước hàng năm báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ. Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện chính sách trợ giá trợ cước vận chuyển của địa phương, Bộ ngành và doanh nghiệp có sử dụng kinh phí. Kịp thời phát hiện và xử lý những vướng mắc khó khăn, báo cáo đề xuất với chính phủ các giải pháp cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện chính sách đúng mục tiêu và các chế độ quản lý quy định; thực sự phát huy tác dụng của chính sách trong việc ổn định đời sống và thị trường của nhân dân trên địa bàn, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất hàng hoá.
2. Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính bố trí từ ngân sách Trung ương trong kế hoạch hàng năm: khoản kinh phí trợ giá trợ cước theo mục tiêu của Nghị định 20/1998/NĐ-CP ngày 31/3/1998 của Chính phủ và khoản chi "hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp Nhà nước hoạt động thương mại miền núi hải đảo và vùng đồng bào dân tộc" trình Chính phủ phê duyệt. Căn cứ chỉ tiêu đã được Chính phủ phê duyệt, kế hoạch của Uỷ ban Dân tộc và miền núi và các Bộ, ngành phân bổ (sau khi đã thống nhất), thông báo và hướng dẫn Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện; phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và miền núi các Bộ ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh thường xuyên theo dõi, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện các chính sách phát triển thương nghiệp miền núi, hải đảo và vùng đồng bào dân tộc đúng mục tiêu và các chế độ quản lý hiện hành.
3. Bộ Thương mại hướng dẫn các địa phương sử dụng các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại nhằm mở rộng thị trường, tổ chức giao lưu hàng hóa các vùng; bảo đảm cho nhân dân ở các địa bàn mua được các hàng hoá thiết yếu đối với sản xuất và đời sống, bán được các sản phẩm làm ra một cách thuận tiện hơn, không phải đi quá xa và không phải mua với giá quá chênh lệch so với vùng xuôi. Phối hợp với Uỷ ban Dân tộc và miền núi, các Bộ ngành liên quan và Uỷ ban nhân dân các tỉnh theo dõi và giải quyết những khó khăn vướng mắc trong việc tổ chức thực hiện chính sách trợ cước trợ giá và các chính sách đối với thương nhân hoạt động ở vùng này.
4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh: chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện và kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc thực hiện chính sách phát triển thương mại miền núi, hải đảo và đồng bào vùng dân tộc; bảo đảm cho nhân dân sinh sống và hoạt động trên địa bàn thực sự được hưởng những kết quả của chính sách, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Phát hiện và xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện, kiến nghị với Chính phủ và các Bộ ngành liên quan biện pháp giải quyết.
5. Thông tư này có hiệu lực thi hành theo hiệu lực thi hành Nghị định 20/1998/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 1998. Riêng mục III.4 và III. 5.2 của Thông tư này có hiệu lực từ ngày 1-1-1999. Những Thông tư Liên Bộ hoặc Thông tư của các Bộ Thương mại, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và Uỷ ban Dân tộc và Miền núi trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh và các doanh nghiệp phản ánh kịp thời về liên Bộ để nghiên cứu hướng dẫn bổ sung.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF TRADE
THE COMMITTEE FOR ETHNIC MINORITIES AND MOUNTAINOUS AREAS
THE MINISTRY OF FINANCE
THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 11/1998/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BKHDT
Hanoi, July 31, 1998
 
JOINT CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE GOVERNMENT'S DECREE No. 20/1998/ND-CP OF MARCH 31, 1998
Pursuant to Decree No. 20/1998/ND-CP of the Government of March 31, 1998 on trade promotion in the mountainous regions, islands and areas inhabited by ethnic minority people, the Ministry of Trade, the Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas, the Ministry of Finance and the Ministry of Planning and Investment hereby jointly guide some contents on building markets and State-owned stores; price and freight subsidies; the State enterprises engaged in trade activities in mountainous regions, islands and areas inhabited by ethnic minority people; and the management of reserve capital for policy commodities as follows:
I. SCOPE AND OBJECTS OF REGULATION
1. The following geographical areas are subject to Decree No. 20/1998/ND-CP:
1.1. Mountainous regions: including highland mountainous provinces, provinces with mountainous districts and provinces with mountainous communes as defined by the Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas in Decision No. 21/UB-QD of January 4, 1993, Decision No. 33/UB-QD of June 4, 1993, Decision No. 08/UB-QD of March 4, 1994, Decision No. 64/UB-QD of August 26, 1995, Decision No. 68/UB-QD of September 6, 1997 on the recognition of communes, districts and provinces as mountainous and/or highland ones.
1.2. Islands: as prescribed by the Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas.
1.3. Areas inhabited by ethnic minority people: to be guided later by the Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas.
1.4. Mountainous regions, islands and areas inhabited by ethnic minority people: Based on the development level of each region, they are classified into 3 regions (I, II and III) as defined in Decision No. 42/UB-QD of March 25, 1997 and Decision No. 21/1998/QD-UBDTMN of February 25, 1998 on the recognition of the three regions.
In case of any readjustment in geographical areas and regions, the regulations of the Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas shall apply.
2. Objects:
2.1. Subjects entitled to be sold with price and/or freight-subsidized commodities: people (including State officials and employees, officers and soldiers of the armed forces) living and working in the geographical areas defined in Item I.1 of this Circular.
2.2. Subjects enjoying the policy of freight subsidy in the sale of products: Traders conducting trade activities in areas defined in Item I.1 of this Circular, selling products (on the list of products defined by the Prime Minister) turned out by people in such areas.
2.3. Traders: All business subjects (individuals or legal entities), regardless of their economic sectors (the State economic sector, the cooperative economic sector, the State-capitalist sector, foreign-invested enterprise operating under the Law on Foreign Investment in Vietnam, individual economic sector, private capitalist sector), that have business registration, conduct one or many trading acts such as purchase and/or sale of goods, provision of trading services and/or trade promotion activities on markets in the mountain regions, islands and/or areas inhabited by ethnic minority people for benefits, are all traders subject to the regulation of Decree No. 20/1998/ND-CP.
The following commercial activities by traders are also subject to the regulation of Decree No. 20/1998/ND-CP:
- Traders having head-offices and business registration not in mountainous regions, islands and/or areas inhabited by ethnic minority people but conducting trade activities in either of the regions (I, II, III) in mountain areas, islands and/or areas inhabited by ethnic minority people.
- Traders having their head-offices and business registration in either of the regions (I, II, III) but conducting trade activities in other mountainous regions, islands or areas inhabited by ethnic minority people.
Traders shall enjoy preferential policies when having vouchers or invoices, accounting books clearly showing the business results in each region and already registered with concerned bodies (tax, banking, land administration...).
II. BUILDING MARKETS, STATE STORES OR TRADE SERVICE COOPERATIVES AT CENTERS OF COMMUNE CLUSTERS OF EACH REGION
1. For region III: Markets and stores or trade service cooperatives are included in the programs for building centers of mountainous and/or highland commune clusters under Decision No. 35/TTg of January 13, 1997 of the Prime Minister, the order, procedures and capital sources for construction thereof shall be as follows:
- The main source of investment capital come from the State budget (the central budget, the local budgets and financial assistance of international organizations); besides, organizations and individuals shall be encouraged to voluntarily invest capital in production and business, expand goods exchanges and mobilize obligatory public labor in accordance with the provisions of law.
- The provincial Trade Services shall base themselves on the planning for the construction of centers of commune clusters in region III (the particularly difficult mountainous regions, islands and ethnic minority areas) to coordinate with concerned Services and Departments in drawing up annual plans to be submitted to the provincial Planning and Investment Services for sum-up and submission to the provincial People's Committees.
- When each project for the construction of a commune cluster's center is included in the investment plan, the project owner shall have to give priority to the arrangement of investment capital for the building of the market, State stores or trade service cooperatives right in the first phase of the project, and inform the provincial Trade Service and concerned departments and branches thereof for coordinated organization of implementation.
2. For region II: As the markets and stores or trade service cooperatives have not yet been included in the programs for the construction of centers of commune clusters under Decision No. 35/TTg of January 13, 1997 of the Prime Minster, the presidents of the provincial People's Committees shall consider the following conditions to decide the investment with the local budgets in the construction thereof on appropriate scale:
- The market and stores must be included in their respective province's overall planning diagram on the construction of the centers of the commune clusters, which was already approved.
- Having urgent need to build the market in order to stabilize the life, promote the economic restructure of subregions, develop the commodity production in order to boost the goods exchanges and cultural activities of the people of communes within the subregions and between the subregions and other regions.
The provincial Trade Service shall base itself on the actual situation to coordinate with concerned branches in drawing up the annual plan to be reported to the provincial People's Committee for approving the investment capital. Basing himself/herself on the approved plan, the president of such People's Committee shall decide the investment in the construction of the market, State store(s) or trade service cooperatives.
3. For region I: Markets and stores in towns, provincial capitals, district townships and areas with interprovincial and/or interdistrict communication axis: As in these areas, traffic is fairly convenient and the socio-economic development has reached certain level, the sources of investment capital for the construction thereof shall be mobilized according to the guiding principle "joint efforts by the State and traders":
- The State shall render partial support in budget for investment in the construction of market infrastructure such as ground leveling, power supply, water supply and drainage, sanitation facilities...
- Traders shall contribute capital for the construction of kiosks, pavilions, goods stalls, market structures, and shall be entitled to use market spaces according to capital contributing contracts between traders and the market management body.
- Mobilizing capital from medium- and long-term credit sources at preferential interest rates (including the National Investment Support Fund).
- Encouraging investment in the form of build-operate-transfer (B.O.T) according to Circular No. 12/BKH-QLKT of August 27, 1997 of the Ministry of Planning and Investment.
The provincial Trade Service shall base itself on the market development planning to draw up plan for the development of each type of market in this area, then submit it to the provincial People's Committee for consideration and decision.
4. The provincial Trade Service shall perform the function of specialized management over the operation of the market according to Circular No. 15/TM-CSTNTN of October 16, 1996 of the Ministry of Trade. The administrative management of the market shall comply with the regulations on market management assignment defined in Section II of Circular No. 15/TM-CSTNTN of October 16, 1996 of the Ministry of Trade.
III. PRICE AND/OR FREIGHT SUBSIDY FOR THE SALE OF SOCIAL POLICY COMMODITIES AND THE PURCHASE OF A NUMBER OF PRODUCTS MANUFACTURED IN MOUNTAINOUS REGIONS, ISLANDS AND/OR
AREAS INHABITED BY ETHNIC MINORITY PEOPLE
1. Subjects defined in Item I.2.1. shall be entitled to buy at commune clusters' centers (the commodities with price and/or freight subsidies brought to commune clusters' centers) or at the district centers (the commodities with freight subsidy transported to the district centers) as specified in Decree No. 20/1998/ND-CP of March 31, 1998, at prices equivalent to the sale prices of goods of the same categories at the provincial towns, of the same specifications, the same quality, giving priority to region III and region II with many difficulties.
For provinces only with mountainous communes (without any mountainous districts), the price and/or freight subsidies shall apply only to iodized salt and plant varieties; freight subsidy to kerosene for lighting, writing paper for school children, curative medicines; freight subsidy for the transport from the commune clusters' centers to the province's capital for the purchase of a number of products manufactured in such communes (according to the list specified by the Prime Minister).
2. For commodities eligible for price and/or freight subsidies for sale, the distance prescribed for freight subsidy and the principle for determining the retail prices and unit prices for price and/or freight subsidies shall comply with regulations in Articles 12, 14 and 16 of Decree No. 20/1998/ND-CP of March 31, 1998 of the Government and the Government Pricing Committee's Circular guiding the implementation of Decree No. 20/1998/ND-CP.
3. For commodities eligible for freight subsidy for the purchase of products turned out by people in mountainous regions, islands and/or ethnic minority areas: The provincial People's Committees shall direct concerned Services, Boards and branches to select, based on the principles defined in Clause 1, Article 24, Decree No. 20/1998/ND-CP of March 31, 1998 of the Government, products and send their lists to the Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas and the Ministry of Trade for sum-up.
The Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Trade, the Ministry of Agriculture and Rural Development and concerned ministries and branches in summing up the reports of the provincial People's Committees and submit them to the Prime Minister for deciding the list of products eligible for freight subsidy in each period.
4. Goods supply norms for calculation of price and freight subsidy funds:
4.1. Iodized salt: 5 kg/person/year
4.2. Kerosene: 3 liters/person/year
4.3. Pupils' writing paper (or notebooks): 1.5 kg/pupil/year (about 12 quires of horizontally lined paper or the corresponding number of notebooks).
4.4. Curative medicines: valued at 10,000 VND/person/year, according to specific lists prescribed by the Ministry of Health.
4.5. Fertilizers: 100 kg/hectare of arable land/year, including microbiological fertilizer produced by localities.
4.6. Insecticides: 0.12 kg/ha of arable land/year, according to the list prescribed by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
4.7. Plant varieties: being new varieties of high yield, good quality, suited to the soil and climatic conditions, being used in areas planned for concentrated development of cash crops; (priority given to region III), including food plant varieties, industrial plant varieties (short or long-term), fruit tree varieties, medicinal herb varieties.
The price and/or freight subsidy levels for these commodities shall be calculated in rice equivalent according to the following elements:
- Areas under new varieties represents 5% of the area under rice.
- Variety norm for 1 hectare: calculated according to rice = 160 kg/ha.
- Price and/or freight subsidy for 1 kg: according to the guidance of the Government Pricing Committee.
The province's plant variety fund = (rice acreage x 5%) x (160 kg/ha x subsidized price unit and subsidized freight unit).
The provincial People's Committees shall annually base themselves on their respective localities' cultivation plant plans, allocated funds and the guidances of the Government Pricing Committee to decide the quantity of each plant variety and notify them to the Ministry of Agriculture and Rural Development when organizing the implementation.
4.8. Coal (including coal exploited from mines under the locality's management): Annually basing itself on the budget capability and proposal of each locality, the Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas shall consult the concerned ministries and branches before allocating quantities and funds for localities. The presidents of the provincial People's Committees shall base themselves on the quantity and fund to decide specific use objectives (giving priority to the production of construction materials, agricultural and forest products processing, substitute for fuel used daily by people...).
4.9. Book distribution: including
- Books on social and political affairs, law, general economics.
- Books on scientific and technical popularization and knowledge improvement.
- Assorted books on traditional literatures of various nationalities of Vietnam.
- Children's books (including books supplied free of charge by the State).
- Books published in ethnic minority languages.
- Assorted cultural products in service of the spiritual life of the people in mountainous regions, islands and areas inhabited by ethnic minority people, including banners, flags, slogans, leaders' portraits, folk paintings and calendars of popular types.
Annually, the Ministry of Culture and Information shall consult the Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas and the Ministry of Finance to determine the quantities of the above-mentioned publications according to the requirements of each locality and the State budget capability.
4.10. For each period, the Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas, based on the people's consumption demand, the budget capability and production demand for the application of technical advances, shall consult the concerned ministries and branches before adjusting the supply norms compatible to practical situation.
5. To draw up the plan, allocate quotas and readjust fund-regulating structure.
5.1. Planning and quotas allocation.
a/ Grounds to draw up plan for price and/or freight subsidies:
- The supply norm prescribed in Item III.4 of this Circular.
- The number of people living and working in the areas defined in Item I.1 of this Circular according to the preceeding year's data announced by the General Department of Statistics (or provincial Department of Statistics) and the actual average population growth rate of the province to make calculation for the plan year.
- The arable land area, including land cultivated with rice, subsidiary food crops, short- and/or long-term industrial plants according to the prceeding year's data announced by the General/municipal Department of Statistics (or the provincial Department of Statistics) to make calculation for the plan year.
- Freight subsidies for the transport and sale of products turned out by people in mountainous regions, islands and ethnic minority areas shall be based on the list of products decided by Prime Minister, the freight subsidy level and transport distance from the centers of commune clusters to the nearest delta provincial capital or town according to the regulations in the Government Pricing Committee's Circular guiding the implementation of Decree No. 20/1998/ND-CP.
b/ To draw up plans.
- Based on the elements defined in Point a, Item 5.1 above, the provincial People's Committees shall annually direct concerned branches to draw up price and/or freight subsidy plans to be submitted to the Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the Ministry of Trade before August 1st.
- Based on the plans of provinces, the Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Trade and other ministries in determining the quantity of each goods item for each locality, serving as the basis for determining the price and/or freight subsidy fund and send it to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for sum-up and report to the Government which shall further submit to the National Assembly Standing Committee.
- Based on the State budget estimate reserved by the Government for price and/or freight subsidies, the determined quantities of commodities and the subsidized price/freight units prescribed by the Government Pricing Committee, the Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas shall consult the Ministry of Finance and concerned ministries and branches before allocating price and/or freight subsidy fund for each goods item and each province (with priority being given first to localities confronting numerous difficulties).
- The Ministry of Planning and Investment shall inform the localities and ministries (if any) of the quotas on quantity and the price/freight subsidy funds before December 31. The Ministry of Finance shall allocate funds in the form of "authorized fund" according to the implementation timetable.
5.2. Fund allocation:
a/ For iodized salt: To be included into the national program against iodide deficiency-related disorders, the Ministry of Health shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and concerned ministries in allocating fund and quantity for each province.
The iodized salt price/freight subsidy fund shall be assigned to the national program against iodide deficiency-related disorders and implemented as follows:
- For the quantity of iodized salt produced by localities for their own consumption, the price subsidy (payment for the mixture of salt with iodide, plastic bags) and freight subsidy for the transport of common salt from the purchase location (as prescribed by the Ministry of Trade and the Government Pricing Committee) to the iodized salt plants and of iodized salt from the production place to commune clusters shall be allocated directly to the provincial People's Committees in the form of authorized fund.
- For the quantity of iodized salt provided by centrally-run enterprises to localities for sale to people therein, the freight subsidy fund for the transport from the district centers to the commune clusters' centers shall be allocated directly to the provincial People's Committees in the form of authorized fund; the fund for mixing iodide with salt (the payment for the mixture, small plastic bags for containing iodized salt) and the freight subsidy fund for the transport to the district centers shall be allocated directly to the centrally-run enterprises that perform such work.
b/ Such commodities as kerosene, schoolchildren's writing paper, books on distribution, medicines, fertilizers, insecticides, plant varieties, coal; and the freight subsidy fund for the sale of agricultural and forest products shall be allocated directly to the provincial People's Committees in the form of authorized fund.
5.3. Reajusting price/freight subsidy structure and regulating subsidy funds
a/ Based on the total quantities of commodities and the price/freight subsidy funds therefor, the provincial People's Committees shall draw up implementation plan for each commodity including its quantity, corresponding fund and implementation timetable. First of all, adequate price/freight subsidy fund must be ensured for such commodities as idiodized salt, schoolchildren's writing paper, books, medicines with prescribed quantities; the remaining fund can be regulated among commodities or regions (I, II, III) suitable to the practical conditions in the locality.
Based on the above plan, the provincial People's Committees shall draw up the plan to divide the price/freight subsidy fund for each quarter, then report it to the Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas and the Ministry of Finance for supervision and allocation.
b/ For particularly difficult areas (Region III) where people cannot afford the commodities, the presidents of the provincial People's Committees shall base themselves on their price/freight subsidy funds allocated for the year and their respective provincial budget sources to consider and decide the free-of-charge supply of one or several goods items such as iodized salts, medicines, schoolchildren's writing paper to people according to the following principle:
- Subjects eligible for free supply: Only hungry households or very poor households in region III, which actually cannot afford such commodities and are selected and proposed by the commune People's Committees, shall be considered for free supply (not all households in the commune), with attention being paid to households enjoying preferential social policies in the region.
- To ensure unity among ethnicities, stabilize the people's life, boost production and ensure good relationships between the households supplied with goods and other households in hamlets, between adjacent hamlets as well as between regions in order to create an atmosphere of elation and unity.
- The prime cost of goods supplied free of charge must not be higher than the retail price of the goods of the same categories, which enjoy price/freight subsidies in the locality at the same point of time.
- In areas considered for free supply, the provincial People's Committees shall give priority to incorporating them into various socio-economic development projects (for hunger elimination and poverty alleviation, afforestation...) in order to gradually guide people to develop economy and help them to be capable, within a period of 1 or 2 years, of buying such commodities by themselves.
6. Determining enterprises for carrying out the purchase and/or sale of commodities with price and/or freight subsidies: In order to overcome the present state of scatteredness and to ensure the compatibility with the purchasing power and market capacity as well as business scale in the localities (districts, commune clusters' centers), the provincial People's Committee shall base itself on the characteristics of each area to decide either to apply the form of bidding or to select enterprise(s) qualified in term of distribution network, material facilities, personnel... for the assignment of the task of buying and selling goods items with price and/or freight subsidies (excluding medicines) to facilitate the people's purchase and sale of goods with reasonable prices and good quality in order to control and save the circulation costs.
IV. STATE ENTERPRISES CONDUCTING TRADE ACTIVITIES IN MOUNTAINOUS REGIONS, ISLANDS AND AREAS INHABITED BY ETHNIC MINORITY PEOPLE
1. Expanding the State-run trade networks in mountainous regions, islands and ethnic minority areas to enable them to play the leading role and control the market for the sale of social policy commodities or supplies in service of production and the purchase of a number of important products manufactured by people, particularly in highland, deep-lying and remote areas and particularly difficult ethnic minority areas.
The State-run trade service shall have to expand its store network to commune clusters' centers so as to organize appropriate form to select and use trade service cooperatives, State economic organizations (enterprises, agricultural or forestrial farms...), schools, health stations, teachers and prestigious people in hamlets, forming networks within the commune clusters and between commune clusters and other regions.
Through goods sale-purchase agency or entrustment activities, commercial advertisement, trade exhibition... to establish cooperative ties among State enterprises (under the central or local government and in the same areas), among economic sectors in the spirit of mutual benefit with a view to creating a system of smooth circulation channels from production to consumption as well as between the mountainous and delta regions.
The provincial Trade Services shall assume the prime responsibility and coordinate with the provincial Planning and Investment Services as well as concerned branches in the provinces in planning the development of trade activity networks (including markets, State stores, trade service cooperatives, non-State trade organizations...) suitable to the socio-economic conditions in the locality and associating trade activities with population and production zone planning, gradually covering all "white" (non-trade network) areas with trade networks. Based on the planning, annually, the provincial Trade Services shall draw up plans and submit them to the provincial People's Committees for consideration and decision.
The Ministry of Trade shall, together with the Ministry of Planning and Investment, coordinate with concerned ministries and branches and localities in organizing surveys and reviewing models of enterprise conducting trade activities in mountainous regions, islands and ethnic minority areas (district companies, provincial companies, district stores, regional companies...), guiding localities to reorganize State trade enterprises in the areas.
2. The State-run trade enterprises engaged in public-utility activities shall be determined in accordance with the provisions in Clause 2, Article 2 of Decree No. 56/CP of October 12, 1996 of the Government on the State enterprises engaged in public-utility activities and the implementation guidance in Circular No. 1-BKH/DN of January 29, 1997 of the Ministry of Planning and Investment, and Circular No. 6-TC/TCDN of February 24, 1997 of the Ministry of Finance.
The State enterprises engaged in trade activities in mountainous regions, islands and ethnic minority areas, which meet all the following conditions, may be turned into public-utility enterprises in the field of trade if they wish so:
- Operating mainly in region III in the mountainous areas, islands or ethnic minority areas.
- Having at least 70% of their turnover generated from the production or sale of goods items, consumption of products made in mountainous regions, islands and/or ethnic minority areas according to the State's price and/or freight subsidy policy.
The provincial Trade Services shall assume the prime responsibility and coordinate with the provincial Planning and Investment Services in considering qualified enterprises and drawing up plans to be submitted to the provincial People's Committees for decision according to the order and procedures for setting up public-utility enterprises.
3. The working capital of the State-owned trade enterprises in the mountainous regions, islands and ethnic minority areas.
3.1. The provincial Trade Services shall assume the prime responsibility and coordinate with the Department for Management of State Capital and Property at Enterprises (hereafter abbreviated as DMSCPE) and the provincial Finance Services in guiding the enterprises having their head offices and business registration in the locality to determine the amount of working capital being in use, including capital allocated from the State budget, capital originating from the State budget (self-supplementing capital), capital borrowed from banks and capital contributed by workers and employees in the enterprises (if any) which shall serve as basis for finding measures for settlement.
3.2. The reasonable demand for working capital of the State-owned trade enterprises in mountainous regions, islands and ethnic minority areas shall be determined on the basis of:
- The production and business tasks assigned to the enterprises as stated in the decisions on their establishment, as expressed through their business results (turnover) in the latest 2 to 3 years.
- The amounts of working capital (including self-acquired capital and borrowed capital) actually used by the enterprises in the 2-3 latest years.
- Such specific business conditions as roads and transport distance, the climatic impacts on the circulation process, the seasonal characters of production and consumption, payment service conditions and credits of banks, the people's production and consumption practices and requirements and other factors which affect the speed of working capital rotation.
- The demand for the reserve of essential commodities, particularly those under the social policies, according to the quotas defined in Item V.2 of this Circular.
The State-run trade enterprises shall draw up plans on reasonable demand for working capital, report them to the provincial Trade Services, the DMSCPE and the provincial Finance Services.
3.3. Based on the plans reported by enterprises, the provincial Trade Services shall assume the prime responsibility and coordinate with the DMSCPE and the provincial Finance Services in evaluating the reasonable working capital demands and report them to the Ministry of Finance, the Ministry of Trade and the provincial People's Committee for considering the additional allocation from the central budget in the form of allocating authorized fund to spend on "development investment" (Point b, Clause 2, Article 31 of the Law on State Budget), ensuring 50% of the enterprise's reasonable demand for working capital.
Annually, when making the budget estimates, the provincial Finance Services shall base themselves on the capability of the local budget revenue sources (including the source of additional allocation from the central budget) and the situation on the enterprise's working capital to arrange the expense for "the capital support for State enterprises", submit them to the provincial People's Committees and report to the Ministry of Finance.
3.4. Based on the reasonable demand for working capital of the State-run trade enterprises operating in mountainous regions, islands and ethnic minority areas reported by the provincial People's Committees, the Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Trade in making a sum-up and report it to the Prime Minister for supplementing the expenditure on "the capital support for State enterprises conducting trade activities in mountainous regions, islands and ethnic minority areas" from the central budget. When obtaining the Prime Minister's approval, the Ministry of Finance shall inform it to the provincial People's Committees for implementation in the form of allocation of "authorized fund".
V. MANAGEMENT OF RESERVE CAPITAL FOR POLICY COMMODITIES IN MOUNTAINOUS REGIONS, ISLANDS AND ETHNIC MINORITY AREAS
1. Price and/or freight subsidized commodities for sale in the mountainous regions, islands and ethnic minority areas, which shall be supplied with reserve capital, include:
(1) Salt: including common salt (for mixing with iodide) and iodized salts.
(2) Kerosene for lighting.
(3) Schoolchildren's writing paper.
(4) Medicines (the lists thereof specified by the Health Ministry.)
Depending on the specific conditions of each locality, the provincial People's Committee may add the commodities which must be necessarily reserved in particularly difficult areas (region III).
2. The State-run trade enterprises performing the task of supplying policy commodities defined in Point 1 shall be provided with adequate reserve capital from the local budget. The capital supply level (after subtracting the working capital amount already additionally allocated) shall be determined on the basis of the demand for the reserve of policy commodities, corresponding to the demand for consumption of such commodities by the people in the localities where they serve for an average period of from 2 to 3 months. Depending on the situation of each region, the provincial People's Committee shall determine the reserve duration suitable to the local reality.
3. Enterprises supplied with capital shall have to use it for the circulation reserve of policy commodities. The circulation reserve must be organized in a way to meet the requirement of each commodity type, each locality and each period of time. Enterprises shall be entitled to take initiative in organizing the circulation reserve suitable to the specific conditions of each region (I, II, III) and the characteristics of commodities as well as consumption demand.
At such points of time as flood season, new year festivals, rituals and in localities very difficult to access, when and where the required quantity of reserve commodities must be greater than the average reserve level, enterprises shall have to mobilize other sources of capital (credit capital or their own working capital) for the reserve. Besides the above-mentioned points of time and localities, enterprises shall be entitled to temporarily use part of the reserve capital for trading in other commodities and have to reimburse it in time for the reserve of policy commodities, thus ensuring the adequate supply of goods for the people.
4. The provincial People's Committees shall specify the goods quantity and corresponding capital for the reserve of each kind of commodity, each region (I, II, III), the reserve time and the mobilization of the policy commodity reserve capital for business requirements at appropriate time.
5. The enterprises shall be exempt from the capital use fees with regard to the reserve capital for policy commodities in the mountainous regions.
6. The policy commodity reserve capital shall be managed as is the working capital and be preserved in accordance with the Regulation on the financial management and business accounting by State enterprises, which was promulgated together with the Government's Decree No. 59-CP of October 3, 1996 and Circular No. 75/TC-TCDN of November 12, 1996 of the Ministry of Finance guiding the implementation thereof.
Once every six months, the enterprises provided with reserve capital shall have to report to the DMSCPE and the provincial Trade Services on the situation of using the policy commodity reserve capital. The DMSCPE shall sum up the situation and report it to the provincial People's Committees and the Ministry of Finance.
VI. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
1. The Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas shall organize the coordination between concerned ministries as well as branches and the provincial People's Committees in implementing the price and/or freight subsidy policy and annually reporting the results thereof to the Prime Minister. It shall monitor, guide, inspect and supervise the implementation of the price and/or freight subsidy policy by localities, ministries, branches and fund-using enterprises; detect in time and handle problems and propose to the Government necessary measures to ensure that the policy is implemented in accordance with the set objectives and prescribed management regime; promote the policy's effects in stabilizing the people's life and local market, promote the economic restructure and develop the commodity production.
2. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall deduct from the central budget in the annual plan the price and/or freight subsidy funds according to objectives of Decree No. 20/1998/ND-CP of March 31, 1998 of the Government and the expenditure on "capital support for State enterprises engaged in trade activities in mountainous regions, islands and ethnic minority areas", and submit them to the Government for approval. Basing themselves on the quotas already approved by the Government and the implementation plans of the Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas as well as ministries and branches (after agreement is reached), they shall inform and guide the provincial People's Committees to organize the implementation thereof; coordinate with the Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas, concerned ministries and branches and provincial People's Committees in monitoring, inspecting and supervising the implementation of the policy for trade development in mountainous regions, islands and ethnic minority areas in accordance with the set objectives and current management regimes.
3. The Ministry of Trade shall guide localities to mobilize various economic sectors to participate in trade activities in order to expand the markets, and promote goods exchange between regions; ensure that people in localities can buy essential commodities for their production and life and sell their products more conveniently without having to travel a too long way and to buy goods at the prices too higher than those in delta regions; coordinate with the Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas, concerned ministries, branches and the provincial People's Committees in monitoring and settling difficulties and problems in the implementation of the price/freight subsidy policy and policies towards traders operating in these regions.
4. The provincial People's Committees shall have to direct, organize and inspect periodically or irregularly the implementation of the policy for trade development in the mountainous regions, islands and ethnic minority areas; ensure that people living and working in their respective localities can actually benefit from the outcomes of the policy and promote the socio-economic development; detect and handle in time difficulties and problems arising in the course of implementation organization and propose to the Government and concerned ministries or branches the handling measures.
5. This Circular takes effect according to the effect of Decree No. 20/1998/ND-CP of March 31, 1998. Particularly Item III.4 and III.5.2 of this Circular shall take effect from January 1, 1999. All the joint circulars or separate circulars of the Ministry of Trade, the Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment and the Commission on Ethnic Minorities and Mountainous Areas, which are contrary to this Circular, are annulled.
The ministries, branches, the provincial People's Committees and concerned enterprises are requested to report in time any problems arising in the course of implementation to the ministries that have jointly issued this Circular for study and additional guidances.
 

THE MINISTRY OF TRADE
VICE MINISTER




Ho Huan Nghiem
THE COMMITTEE FOR ETHNIC MINORITIES AND MOUNTAINOUS AREAS
VICE CHAIRMAN




Nguyen Thac Giap
THE MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER




Tran Van Ta
THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
VICE MINISTER




Lai Quang Thuc
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 11/1998/TTLT/BTM-UBDTMN-BTC-BK DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 26/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính bãi bỏ Thông tư 132/2016/TT-BTC ngày 18/8/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí chuẩn bị và tổ chức Hội nghị cấp cao Hợp tác chiến lược kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya - Mê Công lần thứ bảy, Hội nghị cấp cao Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam lần thứ tám và Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới về Mê Công tại Việt Nam

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất