Thông tư hướng dẫn việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư liên tịch 03/2000/TTLT-BTP-BVHTTBTTUBTƯM
Cơ quan ban hành: | Bộ Tư pháp; Bộ Văn hoá-Thông tin; Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 03/2000/TTLT-BTP-BVHTTBTTUBTƯM |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư liên tịch |
Người ký: | Nguyễn Đình Lộc; Nguyễn Khoa Điềm; Trần Văn Đăng |
Ngày ban hành: | 31/03/2000 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Từ ngày 01/01/2020, Thông tư liên tịch này bị hết hiệu lực bởi Thông tư 05/2019/TT-BTP.
Xem chi tiết Thông tư liên tịch03/2000/TTLT-BTP-BVHTTBTTUBTƯM tại đây
tải Thông tư liên tịch 03/2000/TTLT-BTP-BVHTTBTTUBTƯM
THÔNG TƯ
LIÊN TỊCH BỘ TƯ PHÁP - BỘ VĂN HOÁ THÔNG TIN - BAN THƯỜNG TRỰC UỶ BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM SỐ 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTƯMMTTQVN NGÀY 31 THÁNG 03 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN VIỆC XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN HƯƠNG ƯỚC, QUY ƯỚC CỦA LÀNG, BẢN, THÔN, ẤP, CỤM DÂN CƯ
Ngày 11 tháng 05 năm 1998, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/1998/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, ngày 19 tháng 6 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. Thực hiện Nghị định và Chỉ thị nói trên, việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước (sau đây gọi chung là hương ước) ở cơ sở đã được chấn chỉnh một bước so với trước đây. Phần lớn các hương ước mới đã có nội dung phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, góp phần phát huy thuần phong mỹ tục, đề cao các chuẩn mực đạo lý và đạo đức truyền thống của dân tộc, hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật ở cơ sở. Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương, việc xây dựng và thực hiện hương ước đã trở thành công việc tự quản của cộng đồng dân cư với nhiều hình thức phong phú, sinh động.
Tuy đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng sau hơn một năm triển khai thực hiện Nghị định số 29/1998/NĐ-CP và Chỉ thị số 24/1998/CT-TTg nhưng ở một số địa phương việc xây dựng và thực hiện hương ước vẵn còn những hạn chế, thiếu sót; việc chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra chưa đồng bộ, thống nhất; nội dung của một số hương ước thiếu cụ thể hoặc có những quy định vi phạm pháp luật; việc soạn thảo, thông qua hương ước chưa thực sự dân chủ; việc phê duyệt hương ước chưa đúng thẩm quyền và thuếu thống nhất về thể thức, thủ tục.
Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót nói trên, tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và thực hiện hương ước ở cơ sở, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá - Thông tin và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp hướng dẫn một số vấn đề về xây dựng và thực hiện hương ước như sau:
Hương ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thoả thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hoá trên địa bàn làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư, góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Trên cơ sở các quy định của pháp luật, điều kiện kinh tế - xã hội, trình độ dân trí, phát huy phong tục, tập quán tốt đẹp, góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống của cộng đồng dân cư, nội dung của hương ước tập trung vào một số vấn đề cụ thể sau đây:
Hương ước quy định các hình thức và biện pháp thưởng đối với cá nhân, hộ gia đình có thành tích trong việc xây dựng và thực hiện hương ước như: lập sổ vàng truyền thống nêu gương người tốt, việc tốt, ghi nhận công lao, thành tích của tập thể, cá nhân; bình xét, công nhận gia đình văn hoá và các hình thức khen thưởng khác do cộng đồng tự thoả thuận hoặc đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Đối với những người có hành vi vi phạm các quy định của hương ước thì chủ yếu áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình, tập thể cộng đồng, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng ở cơ sở. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định của hương ước thì trên cơ sở thảo luận thống nhất trong tập thể cộng đồng, có thể thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi cộng đồng hoặc áp dụng các biện pháp phạt nhưng không được đặt ra các biện pháp xử phạt nặng nề xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, tự do, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân. Trong hương ước không đặt ra các khoản phí, lệ phí.
Hương ước có thể đề ra các biện pháp nhằm góp phần giáo dục những người có hành vi vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; giáo dục, cảm hoá, giúp đỡ người phạm tội sau khi ra tù trở thành những người lương thiện, có ích cho xã hội.
Những hành vi vi phạm pháp luật phải do các cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm hương ước không thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Nội dung của hương ước được chia thành các chương, mục, điều, khoản, điểm. Các quy định cụ thể của hương ước cần xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong cộng đồng. Các biện pháp thưởng, phạt có thể quy định ngay tại các điều, khoản cụ thể.
Các quy định của hương ước cần ngắn gọn, cụ thể, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện.
Tuỳ theo đặc điểm và yêu cầu tự quản của từng địa bàn mà hương ước có thể quy định bao quát toàn bộ hoặc một số điểm thuộc các nội dung được hướng dẫn tại Điểm 1 Phần I nói trên.
Bước 1. Thành lập Nhóm soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước;
Trưởng thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư (sau đây gọi chung là Trưởng thôn) chủ trì cùng Bí thư chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận thống nhất các nội dung cơ bản cần soạn thảo, đồng thời chỉ định các thành viên Nhóm soạn thảo. Thành viên Nhóm soạn thảo là những người có uy tín và kinh nghiệm sống, có trình độ văn hoá, hiểu biết về pháp luật và phong tục, tập quán ở địa phương, có phẩm chất đạo đức tốt. Nhóm soạn thảo cần có sự tham gia của đại diện một số cơ quan, tổ chức và đại diện của các thành phần trong cộng đồng dân cư như: cán bộ hưu trí, cựu chiến binh, các chức sắc tôn giáo, già làng, trưởng bản, trưởng tộc và những người khác có uy tín, trình độ trong cộng đồng.
Trưởng thôn chủ trì, phối hợp với Ban công tác Mặt trận, dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng ở cơ sở chỉ đạo Nhóm soạn thảo xây dựng hương ước.
Việc dự thảo hương ước cần tập trung vào các vấn đề được nêu tại điểm 1 Phần I của Thông tư này. Đồng thời, cần tham khảo nội dung các hương ước cũ (nếu có) cũng như nội dung của các hương ước của địa phương khác để lựa chọn, kế thừa được những nội dung tích cực, phù hợp đã trở thành phong tục, tập quán tốt đẹp. ở những nơi phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số được thể hiện bằng Luật tục thì chọn lọc đưa vào hương ước những quy định của Luật tục phù hợp với pháp luật và thuần phong mỹ tục.
Bước 2. Tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân vào dự thảo hương ước:
Dự thảo hương ước được gửi đến cơ quan chính quyền, cấp uỷ, lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội ở cấp xã; nếu điều kiện cho phép thì gửi đến từng hộ gia đình để lấy ý kiến đóng góp.
Việc thảo luận đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện dự thảo hương ước có thể được tổ chức bằng các hình thức thích hợp như họp thảo luận ở tổ, đội sản xuất, tổ dân phố, ngõ xóm, nhóm các hộ gia đình, họp thảo luận ở các tổ chức đoàn thể ở thôn, làng, ấp, bản, cụm dân cư; niêm yết, phát trên đài truyền thanh, mở hộp thư để thu thập ý kiến đóng góp.
Dự thảo hương ước có thể được Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã thảo luận, tham gia ý kiến nhưng không thông qua như một nghị qiyết của Hội đồng hoặc quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Bước 3. Thảo luận và thông qua hương ước:
Trên cơ sở những ý kiến đóng góp trên, Nhóm soạn thảo chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo và gửi các thành viên sẽ được dự kiến mời tham gia Hội nghị để thảo luận và thông qua hương ước.
Dự thảo hương ước phải được thảo luận kỹ, thực sự dân chủ và thông qua tại Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình ở làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư. Đại biểu hộ gia đình là chủ hộ hoặc người có năng lực hành vi dân sự được chủ hộ uỷ quyền. Hội nghị này chỉ tiến hành khi có ít nhất là hai phần ba tổng số thành phần cử tri hoặc đại biểu hộ gia đình tham dự. Hương ước được thông qua khi có ít nhất quá nửa số người dự họp tán thành. Trưởng thôn phối hợp với Ban công tác Mặt trận chủ trì Hội nghị. Hội nghị quyết định hình thức biểu quyết thông qua hương ước bằng cách giơ tay biểu quyết trực tiếp hoặc bỏ phiếu.
Bước 4. Phê duyệt hương ước:
Sau khi hương ước được thông qua, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã cùng Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã xem xét nội dung của hương ước bảo đảm phù hợp với pháp luật, thuần phong, mỹ tục và trao đổi thống nhất với Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã về nội dung của hương ước trước khi trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
Hương ước chính thức trình phê duyệt cần có chữ ký của Trưởng thôn, Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận và làng (nếu có) kèm theo Biên bản thông qua tại Hội nghị.
Hương ước gửi lên Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phải có Công văn đề nghị của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, phê duyệt hương ước trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được bản hương ước và Công văn đề nghị phê duyệt.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện ra quyết định phê duyệt hương ước. Hương ước đã được duyệt phải có dấu giáp lai.
Trong trường hợp hương ước không được phê duyệt thì Phòng Tư pháp chủ trì phối hợp với Phòng Văn hoá - Thông tin hướng dẫn để cơ sở chỉnh lý, hoàn thiện các hương ước đó để trình lại.
Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm chuyển hương ước đã được phê duyệt để Trưởng thôn niêm yết, tuyên truyền, phổ biến đến từng thành viên trong cộng đồng dân cư và tổ chức thực hiện hương ước.
Uỷ ban nhân dân cấp xã phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội ở cơ sở chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của hương ước; kiểm tra, phát hiện và kịp thời chấn chỉnh những sai trái, lệch lạc, tiêu cực trong việc thực hiện hương ước, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện hương ước ở địa phương.
Hàng năm, cần tổ chức kiểm điểm việc thực hiện hương ước. Trong trường hợp cần sửa đổi, bổ sung thì do Hội nghị cử tri hoặc Hội nghị đại biểu hộ gia đình thảo luận. Việc sửa đổi, bổ sung hương ước cũng phải tuân theo trình tự, thủ tục như khi soạn thảo hương ước mới. Không được tuỳ tiện sửa đổi, bổ sung hương ước sau khi đã được phê duyệt.
Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Sở Tư pháp và Sở Văn hoá - Thông tin phối hợp với Mặt trận Tổ quốc tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ giúp các Phòng Tư pháp, Phòng Văn hoá - Thông tin thực hiện việc tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hương ước.
Hàng năm, Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với Sở Văn hoá - Thông tin và Mặt trận Tổ quốc tỉnh tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình xây dựng và thực hiện hương ước trên địa bàn; báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá - Thông tin và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Phòng Văn hoá - Thông tin có trách nhiệm tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện bảo đảm các nội dung của hương ước phù hợp với thuần phong mỹ tục và các quy tắc xây dựng nếp sống văn hoá.
Trong trường hợp phát hiện hương ước chưa được phê duyệt, Phòng Tư pháp chủ trì phối hợp với Phòng Văn hoá - Thông tin hướng dẫn để cơ sở thực hiện thủ tục phê duyệt. Trường hợp phát hiện có nội dung sai trái thì báo cáo để Uỷ ban nhân dân cấp huyện tạm đình chỉ thi hành và hướng dẫn để chỉnh lý, hoàn thiện các hương ước đó.
- Chỉ đạo, hỗ trợ các làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư xây dựng hương ước phù hợp với nội dung được hướng dẫn tại Phần I của Thông tư này;
- Chuẩn bị hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Phối hợp với Mặt trận Tổ quốc cấp xã kiểm tra, tạo điều kiện cho việc phổ biến, tuyên truyền và tổ chức thực hiện hương ước.
- Phát hiện và chấn chỉnh mọi biểu hiện sai trái, lệch lạc, tiêu cực trong việc xây dựng và thực hiện hương ước, định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp trên và Hội đồng nhân dân cùng cấp về việc xây dựng và thực hiện hương ước ở địa phương.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, Sở Tư pháp, Sở Văn hoá - Thông tin và Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh cần kịp thời phản ánh về Bộ Tư pháp, Bộ Văn hoá - Thông tin và Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam để xem xét, giải quyết.
Nguyễn Đình Lộc (Đã ký) |
Nguyễn Khoa Điềm (Đã ký) |
Trần Văn Đăng (Đã ký) |
THE MINISTRY OF JUSTICE
THE MINISTRY OF CULTURE AND INFORMATION THE CENTRAL COMMITTEE OF THE VIETNAM FATHERLAND FRONT ------- |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness -------------- |
No. 03/2000/TTLT/BTP-BVHTT-BTTUBTWMTTQVN
|
Hanoi, March 31, 2000
|
MINISTER OF JUSTICE
Nguyen Dinh Loc |
MINISTER OF CULTURE AND INFORMATION
Nguyen Khoa Diem |
GENERAL SECRETARY OF THE CENTRAL COMMITTEE OF THE VIETNAM FATHERLAND FRONT
Tran Van Dang |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây