Thông tư 01/2000/TT-UB của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình về việc hướng dẫn Kế hoạch chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình năm 2000

thuộc tính Thông tư 01/2000/TT-UB

Thông tư 01/2000/TT-UB của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình về việc hướng dẫn Kế hoạch chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình năm 2000
Cơ quan ban hành: Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:01/2000/TT-UB
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Trần Thị Trung Chiến
Ngày ban hành:23/02/2000
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 01/2000/TT-UB

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA UỶ BAN QUỐC GIA DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

SỐ 01/2000/TT-UB NGÀY 23 THÁNG 02 NĂM 2000 HƯỚNG DẪN

KẾ HOẠCH CHƯƠNG TRÌNH DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ

GIA ĐÌNH NĂM 2000

 

Để triển khai thống nhất, đồng bộ các hoạt động của chương trình và huy động sự cố gắng vượt bậc của toàn xã hội nhằm đạt được mức sinh thay thế chậm nhất vào năm 2005, sớm hơn 10 năm so với Nghị quyết Trung ương lần thứ tư đã đề ra; Căn cứ các Quyết định 531/TTg ngày 08 tháng 08 năm 1996, Quyết định 05/1998/QĐ-TTg ngày 14 tháng 01 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia và các Quyết định 240/1999/QĐ-TTg ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định 123/1999/QĐ-BKH ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Quyết định 90/1999/QĐ-BTC ngày 29 tháng 12 năm 1999 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2000, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình hướng dẫn kế hoạch chương trình DS-KHHGĐ như sau:

 

PHẦN THỨ NHẤT

CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH VÀ DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2000

 

I. CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH

 

1. Giảm tỷ lệ sinh.

Phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước do Quốc hội thông qua, trong đó giảm tỷ lệ sinh bình quân chung của cả nước là 0,5%o. Để thực hiện chỉ tiêu chung của cả nước, Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư giao chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh cho mỗi địa phương tại quyết định nêu trên (chỉ tiêu cụ thể như biểu 1 kèm theo).

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và mức giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là các chỉ tiêu hướng dẫn quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức phấn đấu và kết quả đạt được của mỗi địa phương.

2. Số người mới sử dụng biện pháp tránh thai.

Số người mới sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) là chỉ tiêu hướng dẫn nhằm khuyến khích các địa phương phấn đấu thực hiện và chủ động cân đối phương tiện, nhân lực và kinh phí đảm bảo. Số người mới sử dụng BPTT bao gồm cả số người được cung cấp miễn phí phương tiện tránh thai và số người tự mua phương tiện tránh thai, tự thanh toán phí dịch vụ KHHGĐ (chỉ tiêu cụ thể như biểu 3 kèm theo).

3. Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại và số người sử dụng BPTT hiện đại.

Phấn đấu tăng tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại và số người sử dụng BPTT hiện đại làm cơ sở tin cậy cho việc thực hiện mục tiêu giảm sinh. Để tăng tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại và số người sử dụng BPTT hiện đại một cách vững chắc thì đồng thời với việc tăng thêm số người mới sử dụng BPTT là việc duy trì số người tiếp tục sử dụng BPTT, giảm tỷ lệ bỏ cuộc xuống mức thấp nhất (chỉ tiêu cụ thể như biểu 2 kèm theo).

Để đạt được chỉ tiêu trên, cần nâng cao chất lượng các hoạt động của chương trình, trong đó công tác tuyên truyền vận động chuyển hướng tiếp cận sang tư vấn và đối thoại; dịch vụ KHHGĐ phải đảm bảo an toàn, thuận tiện nhằm đáp ứng nhu cầu của các đối tượng sử dụng BPTT phù hợp, giảm tỷ lệ tai biến và tỷ lệ thất bại; quản lý các đối tượng sử dụng BPTT hiện đại để giúp đỡ, tư vấn trực tiếp (quản lý đối tượng theo Quyết định 138 UB/QĐ, Công văn 280/1998/UB-KHCS ngày 21 tháng 4 năm 1998 và Công văn số 752 UB/KHCS ngày 13 tháng 10 năm 1999 của Uỷ ban Quốc gia Dân số và kế hoạch hoá gia đình về việc hướng dẫn chế độ ghi chép ban đầu và báo cáo thống kê DS-KHHGĐ).

4. Các chỉ tiêu nhiệm vụ.

Ngoài các chỉ tiêu có tác động trực tiếp đến mục tiêu giảm sinh đã hướng dẫn ở phần trên, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình hướng dẫn các chỉ tiêu nhiệm vụ về khối lượng công việc để thực hiện các hoạt động của chương trình và khối lượng thực hiện trong trong xây dựng cơ bản (các chỉ tiêu nhiệm vụ được hướng dẫn ở biểu 5 và biểu 6)

5. Các chỉ tiêu khác

Nhằm bước đầu thực hiện các chỉ tiêu chất lượng, trước mắt là tiến hành đồng bộ các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nạo phá thai, đặc biệt đối với vị thành niên; giảm tỷ lệ vô sinh; giảm tỷ lệ bệnh phụ khoa và giảm tỷ lệ dân số bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ xuống mức thấp nhất. Để thực hiện các chỉ tiêu trên, cần tiến hành thu thập thông tin đầy đủ, chính xác; theo dõi, hướng dẫn và tư vấn các đối tượng có nguy cơ cao; giúp đỡ họ thực hiện các biện pháp kỹ thuật.

Các chỉ tiêu về dân số, kế hoạch hoá gia đình, đơn vị hành chính quận, huyện, xã, phường là cơ sở để tính kinh phí hoạt động của các địa phương.

6. Cơ chế điều hành các chỉ tiêu.

Các chỉ tiêu giảm tỷ lệ sinh, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên và mức giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên, số người mới sử dụng BPTT, tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại và số người sử dụng BPTT hiện đại là chỉ tiêu hướng dẫn ở mức tối thiểu, làm cơ sở để đánh giá sự phấn đấu, thi đua; các chỉ tiêu nhiệm vụ đã giao là yếu tố đảm bảo cho việc thực hiện các hoạt động của chương trình. Các địa phương chủ động xây dựng các chỉ tiêu với mức cao hơn và chủ động điều hành cho phù hợp với tình hình thực tiễn trong quá trình thực hiện.

Năm 2000 là năm đầu thực hiện các chỉ tiêu giảm tỷ lệ nạo phá thai, giảm tỷ lệ vô sinh, giảm tỷ lệ bệnh phụ khoa và giảm tỷ lệ dân số bị thiểu năng về thể lực và trí tuệ, nên Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình chưa hướng dẫn số lượng các chỉ tiêu này. Các địa phương cần thu thập chính xác số liệu về số lượng tuyệt đối và xây dựng chỉ tiêu phấn đấu, báo cáo với Uỷ ban Quốc gia Dân số Kế hoạch hoá gia đình để làm cơ sở đánh giá sự phấn đấu thi đua.

 

II. DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2000

 

Nguồn vốn đầu tư cho chương trình DS-KHHGĐ được hình thành từ các nguồn:

1. Vốn ngân sách Nhà nước (được chia ra: ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương; vốn trong nước, vốn vay và viện trợ nước ngoài; vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp), 2) Vốn tín dụng trong nước, 3) Vốn huy động từ các tổ chức và cá nhân và 4) Các nguồn thu khác theo quy định của Nhà nước. Các nguồn vốn trên được quản lý, sử dụng theo Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành luật ngân sách Nhà nước.

1. Ngân sách Trung ương

Năm 2000, ngân sách Trung ương đầu tư cho chương trình mục tiêu quốc gia DSK-HHGĐ là 410.000 triệu đồng, bao gồm các nguồn vốn và các hình thức quản lý như sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng

 

 

 

Tổng số

 

Vốn đầu tư  phát triển

 

Vốn sự nghiệp

 

Ghi chú

 

 

Tổng số

 

410.000

 

30.000

 

380.000

 

 

 

1. Vốn vay

 

130.000

 

 

 

130.000

 

Dự án DS-SKGĐ thực hiện

 

2. Vốn viện trợ

 

25.000

 

 

 

25.000

 

Dự án do TW thực hiện

 

3. Ngân sách trong nước

 

255.000

 

30.000

 

225.000

 

Theo hướng dẫn tổ chức thực hiện

 

+ Do Trung ương thực hiện

 

45.516

 

5.900

 

39.616

 

 

 

+ Do các tỉnh, thành phố      trực thuộc TW thực hiện

 

209.484

 

24.100

 

185.384

 

 

 

 

1.1. Vốn vay

Vốn vay của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu á phần vốn sự nghiệp là 130 tỷ đồng để thực hiện các nội dung của dự án theo hướng dẫn cụ thể riêng và do Ban quản lý Dự án Dân số và Sức khoẻ gia đình thực hiện. Ngoài ra, vốn vay của Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển châu á còn bao gồm phần vốn đầu tư phát triển là 70 tỷ đồng được Chính phủ giao theo nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung cho Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình để đầu tư xây dựng các cơ sở y tế tại 20 tỉnh của dự án Dân số- Sức khoẻ gia đình.

1.2. Vốn viện trợ

Vốn viện trợ song phương và đa phương của các tổ chức quốc tế, Chính phủ và phi Chính phủ là 25 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động của dự án theo tiến độ cụ thể (các dự án viện trợ do Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình trực tiếp quản lý, không bao gồm những dự án viện trợ của các Bộ, ngành, đoàn thể trung ương và địa phương về lĩnh vực DS-KHHGĐ). Các dự án viện trợ cung cấp hiện vật cho địa phương như: phương tiện tránh thai (bao cao su, vòng tránh thai, thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai, thuốc uống tránh thai); các loại thuốc thiết yếu và các tài liệu truyền thông.

1.3. Vốn trong nước

Vốn trong nước của Trung ương đầu tư cho chương trình DS-KHHGĐ là 255 tỷ đồng, bao gồm vốn đầu tư phát triển là 30 tỷ đồng và vốn sự nghiệp là 255 tỷ đồng. Vốn trong nước chỉ đảm bảo mức chi tối thiểu để triển khai các hoạt động chủ yếu và cấp thiết của chương trình được hướng dẫn cụ thể ở phần sau.

 

2. Ngân sách địa phương

Ngân sách địa phương bao gồm các nguồn vốn: Kinh phí địa phương, vốn viện trợ và vốn vay nước ngoài để đầu tư trực tiếp cho chương trình DS-KHHGĐ tại địa phương. Kinh phí địa phương đầu tư bổ sung để thực hiện mục tiêu, các chính sách chế độ của địa phương và bổ sung thêm các hoạt động, công việc phù hợp với tình hình kinh tế xã hội, điều kiện địa lý của mỗi địa phương do Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu kế hoạch năm 2000.

3. Nguyên tắc phân bổ và sử dụng kinh phí

Phân bổ công khai toàn bộ nguồn lực ngay từ đầu năm và đưa tuyệt đại bộ phận kinh phí về cơ sở, nơi diễn ra các hoạt động chủ yếu của chương trình là nguyên tắc cơ bản của chương trình DS-KHHGĐ trong việc phân bổ kinh phí. Việc phân bổ kinh phí được căn cứ theo các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch, các hoạt động cụ thể của chương trình và đảm bảo chính sách chế độ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, đối với người cung ứng và người sử dụng các BPTT.

Phân bổ kinh phí của chương trình DS-KHHGĐ cho các địa phương để Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cụ thể mức kinh phí trong việc thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch, các hoạt động và đảm bảo chính sách chế độ đối với đội ngũ cán bộ làm công tác dân số, đối với người cung ứng và người sử dụng các BPTT theo quy định của trung ương và địa phương. Việc phân bổ, quản lý và sử dụng kinh phí của các cấp địa phương phải theo đúng mục tiêu và chế độ tài chính hiện hành của Nhà nước.

Phân bổ kinh phí của chương trình DS-KHHGĐ cho các bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương để tổ chức thực hiện các hoạt động có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm, sơ kết, tổng kết, hướng dẫn các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương; sản xuất các sản phẩm truyền thông mẫu; trực tiếp thực hiện các hoạt động và kiểm tra các cấp thực hiện (các bộ, ngành, đoàn thể ở trung ương không phải cấp kinh phí cho các ban, ngành, đoàn thể ở địa phương).

Quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí theo Luật ngân sách Nhà nước, các văn bản hướng dẫn thi hành luật ngân sách, các chế độ tài chính hiện hành và các quy định về mức chi đối với một số nội dung chi đặc thù của chương trình DS-KHHGĐ tại Thông tư liên tịch số 67/1998/TT-LT/BTC-UBQGDS ngày 18 tháng 05 năm 1998 của Bộ Tài chính và Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Cấp phát, quyết toán và giám sát tình hình sử dụng kinh phí theo hợp đồng trách nhiệm giữa cơ quan quản lý chương trình với tổ chức, đơn vị thực hiện các hoạt động của chương trình và theo tiến độ thực hiện các hoạt động đã được ký kết trong hợp đồng trách nhiệm.

 

PHẦN THỨ HAI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DS-KHHGĐ

 

I. NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ (VDS-01)

 

1. Chính sách triệt sản

Triệt sản là BPTT có tác dụng lâu dài, có hiệu quả tránh thai lâu nhất, nhưng việc tổ chức thực hiện rất khó khăn, phức tạp. Để giảm bớt khó khăn cho việc thực hiện chỉ tiêu này, chính sách triệt sản của trung ương quy định như sau:

Nội dung

 

Đơn vị tính

 

Mức kế hoạch

 

Tổng số:

+ Người tự nguyện triệt sản

- Bồi dưỡng người triệt sản

- Thẻ bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ

+ Kinh phí tổ chức thực hiện (bình quân cả nước)

- Các tỉnh miền núi, Tây nguyên

- Bắc trung bộ và Duyên hải miền Trung

- Các tỉnh đồng bằng và thành phố trực thuộc TW

+ Trợ cấp tai biến (Dự kiến bình quân)

 

Đồng/ca

Đồng/ca

Đồng/ca

Đồng/ca

Đồng/ca

Đồng/ca

Đồng/ca

Đồng/ca

Đồng/ca

 

176.000

136.000

100.000

36.000

30.000

40.000

30.000

25.000

10.000

 

 

1.1. Chế độ bồi dưỡng

Nhằm bù đắp cho người tự nguyện triệt sản phải nghỉ việc đi thực hiện biện pháp triệt sản và bồi dưỡng sức khoẻ để trở lại làm việc bình thường, tiếp tục duy trì chế độ bồi dưỡng người triệt sản là 100.000 đồng. Người tự nguyện triệt sản là người trong tuổi sinh đẻ đã có đủ số con mong muốn và tự nguyện triệt sản.

1.2. Bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ người tự nguyện triệt sản

Để chăm sóc sức khoẻ đối với những người triệt sản và kịp thời xử lý những tai biến (nếu có), tiếp tục cấp thẻ bảo hiểm chăm sóc sức khoẻ trong 1 năm cho người triệt sản ngay sau khi áp dụng phẫu thuật. Việc cấp thẻ bảo hiểm cho người triệt sản năm 2000 được thực hiện theo hai hình thức sau: ( tiếp tục mua thẻ bảo hiểm  của Bảo Việt cấp về 55 tỉnh, thành phố và ( phân bổ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế đối với 6 tỉnh, thành phố (Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Trị, Bình Phước, Sóc Trăng) chấp nhận mức 36.000 đồng/người/năm.

1.3. Tổ chức thực hiện triệt sản

Kinh phí tổ chức thực hiện triệt sản bao gồm các khoản chi: ( Chi cho Ban DS-KHHGĐ xã để lập danh sách đăng ký triệt sản, tập hợp đối tượng và chuẩn bị các điều kiện cần thiết. ( Chi vận chuyển người tự nguyện triệt sản từ nơi tập trung đến các trung tâm làm kỹ thuật triệt sản hoặc chi vận chuyển các đội dịch vụ KHHGĐ lưu động xuống các cụm kỹ thuật để triệt sản. ( Chi cho người chăm sóc người triệt sản tại nơi phẫu thuật hoặc tại nhà. ( Chi cho CTV quản lý địa bàn cư trú của người triệt sản để theo dõi, hướng dẫn và giúp đỡ sau triệt sản.

1.4. Trợ cấp tai biến.

Trường hợp người triệt sản bị tai biến sau thời gian được bảo hiểm và người đặt vòng tránh thai bị tai biến sẽ được trợ cấp kinh phí xử lý tai biến theo từng trường hợp cụ thể về viện phí, thuốc thiết yếu, chi phí kỹ thuật, chi phí đi lại và trợ cấp khó khăn (nếu có). Căn cứ các chứng từ hợp lệ, các địa phương thanh toán và quyết toán kinh phí trợ cấp tai biến trong tổng nguồn kinh phí đã phân bổ về các địa phương.

2. Chính sách khuyến khích

2.1. Khuyến khích cộng đồng

Khuyến khích cộng đồng hưởng ứng cuộc vận động "Dừng ở 2 con để nuôi và dạy cho tốt", khen thưởng xã, phường có thành tích trong năm 1999 về giảm tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên nhanh nhất, tăng nhanh số người sử dụng BPTT, nhiều năm liền có tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên thấp nhất. Mức khuyến khích là 2 triệu đồng/xã và số xã được khen thưởng bằng số huyện của mỗi tỉnh, nhưng không nhất thiết huyện nào cũng có một xã được khen thưởng nếu không có thành tích nổi bật hơn so với các xã ở các huyện khác. Kinh phí khuyến khích dành để hỗ trợ các công trình phúc lợi công cộng phục vụ cho cộng đồng.

2.2. Khuyến khích tập thể và cá nhân

Khuyến khích tập thể và cá nhân tích cực hoạt động DS-KHHGĐ nhằm động viên kịp thời tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác DS-KHHGĐ. Kinh phí Trung ương bố trí bình quân 1 triệu đồng/huyện để cùng với kinh phí  khen thưởng của địa phương để khen thưởng những tập thể và cá nhân có thành tích trong công tác DS-KHHGĐ trên phạm vi tỉnh, thành phố.

3. Quản lý chương trình DS-KHHGĐ cấp xã, phường

Kiện toàn Ban dân số xã, phường về cơ cấu bộ máy, phương thức hoạt động, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ làm công tác dân số tại xã, phường về các nội dung dân số và phát triển, trình độ quản lý, kỹ năng tuyên truyền để công tác dân số đi vào hoạt động có hiệu quả. Nội dung sử dụng kinh phí quản lý chương trình DS-KHHGĐ cấp xã, phường như sau:

 

Nội dung

 

Đơn vị tính

 

Mức kế hoạch      (đồng)

 

Kinh phí bình quân cho 1 xã/năm

1. Thù lao cán bộ chuyên trách

+ Các xã thuộc miền núi cao, hải đảo

+ Các xã thuộc vùng sâu, núi thấp

+ Các xã thuộc trung du, duyên hải

+ Các xã thuộc đồng bằng

+ Các xã phường thuộc thị xã, thành phố

 

Xã /năm

 

Người/ tháng

Người/ tháng

Người/ tháng

Người/ tháng

Người/ tháng

 

5.815.000

 

192.000

184.000

176.000

168.000

160.000

 

2. Thù lao cộng tác viên

 

Người/ tháng

 

20.000

 

3. Chi quản lý (sơ kết, tổng kết, văn phòng phẩm, giao ban hàng tháng)

 

Xã/ năm

 

360.000

 

 

3. 1. Thù lao cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã, phường.

Thù lao hàng tháng cho cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ xã, phường (CBCT) để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đã được quy định tại Thông tư số 37 UB/KHCS ngày 28/1/1993 của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. CBCT do Ban DS-KHHGĐ xã chọn cử theo đúng chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn đã được quy định của UB-DSKHHGĐ huyện thẩm định năng lực, tiêu chuẩn, ký hợp đồng với CBCT. Do chính sách quy định cụ thể của mỗi địa phương và mức sống giữa các địa phương không giống nhau nên mức thù lao hàng tháng cho CBCT được vận dụng như sau:

+ Đối với những địa phương đã đưa CBCT là một chức danh chuyên môn của xã theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ thì bổ sung thêm kinh phí để đảm bảo mức sinh hoạt phí của CBCT tương đương với mức thu nhập của các ngành khác trong xã.

+ Đối với những địa phương có CBCT là những công chức thuộc biên chế Nhà nước đã được hưởng lương, nên phần kinh phí trung ương chuyển về không phải chi trả hoặc chỉ chi trả một phần tiền thù lao cho CBCT, thì phần kinh phí còn lại được dùng để tăng mức thù lao cho CTV hoặc tăng kinh phí hoạt động của Ban Dân số xã.

+ Đối với những địa phương đang thử nghiệm mô hình "Nhân viên dân số - sức khoẻ gia đình" của Dự án DS-SKGĐ đã được hưởng thù lao, nên phần kinh phí trung ương chuyển về không phải chi trả cho CBCT, không phải chi trả cho những CTV được chọn làm "Nhân viên dân số- sức khoẻ gia đình" và không phải chi phí cho hoạt động của Ban Dân số xã, thì phần kinh phí đó được dùng để tăng thêm các hoạt động của chương trình do tỉnh quyết định.

+ Đối với CBCT về danh nghĩa là chuyên trách nhưng thực tế là cán bộ kiêm nhiệm và đã hưởng lương hoặc tiền thù lao của các ngành khác (cán bộ Y tế, Phụ nữ, Giáo dục, Thanh niên,...) thì tuỳ theo chất lượng và hiệu quả công việc để quy định mức thù lao hợp lý nhằm động viên sự tham gia tích cực của đội ngũ cán bộ cơ sở.

3.2. Hỗ trợ cộng tác viên DS-KHHGĐ.

Hỗ trợ những người tình nguyện, nhiệt tình làm cộng tác viên DS-KHHGĐ (CTV) để tuyên truyền, vận động, tư vấn, phân phối phương tiện tránh thai phi lâm sàng và quản lý đối tượng thực hiện KHHGĐ, thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo thống kê DS-KHHGĐ. Số lượng CTV cho mỗi xã tuỳ thuộc vào quy mô dân số và đặc điểm địa lý. Để mở rộng tính lồng ghép của công tác DS-KHHGD, có thể bố trí cán bộ của các ngành khác (đảm bảo được tiêu chuẩn quy định) tham gia làm CTV để vừa tạo nên sự bền vững của chương trình ở cộng đồng, vừa tạo khả năng tăng thu nhập cho CTV.

3.3. Hoạt động của Ban dân số xã phường.

Kinh phí giao ban hàng tháng của Ban Dân số xã để trao đổi công việc, báo cáo số liệu sinh, chết và số người thực hiện các BPTT, kiểm điểm tình hình thực hiện trong tháng và nhiệm vụ công việc cho tháng tiếp theo, mua sắm sổ sách, giấy bút văn phòng phẩm phục vụ công tác và ghi chép thông tin, biểu mẫu báo cáo của xã và CTV.

4. Đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

4.1. Đào tạo lớp dân số cơ bản:

Đối tượng là cán bộ làm công tác dân số cấp tỉnh, huyện và ban, ngành trung ương theo học tập trung tại trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội và Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh trong thời gian 3 tháng, Kinh phí đào tạo do Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình đảm nhận, chi phí đi lại từ nơi công tác đến địa điểm đào tạo và ngược lại do cơ quan cử cán bộ đi đào tạo đảm nhận.

4.2. Tập huấn bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ

Đối tượng là CBCT xã, cán bộ chuyên trách quận, huyện và lãnh đạo Uỷ ban DS-KHHGĐ quận, huyện. Thời gian tập huấn bình quân cho các đối tượng là 3 ngày và mức kinh phí tập huấn bình quân cho một đối tượng là 230.000 đồng. Nội dung tập huấn chuyên môn nghiệp vụ là thống kê, kế hoạch, kế toán, giám sát, đánh giá, quản lý dịch vụ KHHGĐ và kỹ năng truyền thông sẽ được lồng ghép trong chương trình tập huấn cụ thể do Uỷ ban DS-KHHGĐ tỉnh quy định theo hướng dẫn của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình.

Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, thành phố về nghiệp vụ thống kê, kế hoạch, kế toán, giám sát, đánh giá, quản lý dịch vụ KHHGĐ và kỹ năng truyền thông và nội dung dân số phát triển. Nội dung tập huấn là các nghiệp vụ chuyên sâu, những vấn đề mới trong nghiệp vụ và cơ chế quản lý. Chi phí ăn, ở, đi lại từ nơi công tác đến địa điểm đào tạo và ngược lại do cơ quan cử cán bộ đi đào tạo đảm nhận.

5. Điều tra, khảo sát, giám sát, đánh giá

5.1. Giám sát và đánh giá.

Thường xuyên tiến hành giám sát và đánh giá theo hình thức liên ngành từ trung ương đến địa phương đối với các hoạt động đang triển khai để uốn nắn kịp thời các sai sót nhằm thực hiện các mục tiêu đã đề ra. Mức kinh phí bố trí theo kế hoạch hàng năm đối với các tỉnh, thành phố như sau:

 

Dân số bình quân

 

Đơn vị tính

 

Mức kế hoạch

 

+ Tỉnh có số dân dưới 2 triệu người

+ Tỉnh có số dân từ 2 triệu đến dưới 3 triệu người

+ Tỉnh có số dân trên 3 triệu người

 

Triệu đồng/tỉnh

Triệu đồng/tỉnh

Triệu đồng/tỉnh

 

20

25

30

 

 

Để đánh giá kết quả, hiệu quả, tác động của các hoạt động đối với mục tiêu của chương trình và đánh giá việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Nhà nước về DS-KHHGĐ của các cấp làm cơ sở để điều hành và quản lý chương trình. Mục tiêu đánh giá hàng năm theo nội dung hướng dẫn của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình.

5.2. Điều tra, khảo sát, nghiên cứu.

Để phục vụ quản lý chương trình DS-KHHGĐ trên phạm vi cả nước một cách hiệu quả, chất lượng cao, các đơn vị nghiên cứu và các địa phương đăng ký nhu cầu điều tra, khảo sát, nghiên cứu với Trung tâm nghiên cứu, thông tin và tư liệu dân số của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình.

Năm 2000, đã bố trí một khoản kinh phí là 1,3 tỷ đồng cho Tổng cục Thống kê để tiến hành điều tra trọn mẫu các chỉ tiêu DS-KHHGĐ và điều chỉnh số liệu các năm phù hợp với kết quả tổng điều tra dân số 1/4/1999. Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hoá gia đình các tỉnh, thành phố phối hợp với Cục thống kê địa phương triển khai thực hiện nhằm thu thập thông tin, số liệu để đánh giá kết quả của chương trình tại địa phương.

5.3. Nội dung chi cho điều tra, khảo sát, đánh giá.

Các khoản chi cho điều tra, khảo sát, đánh giá được áp dụng theo Thông tư liên Bộ số 49-TC-KHCN ngày 01 tháng 07 năm 1995 của Bộ Tài chính và Bộ Khoa học - Công nghệ và Môi trường về chế độ chi tiêu đối với các hoạt động nghiên cứu triển khai bao gồm: ( Xây dựng phương án điều tra, đánh giá, ( Lấy thông tin và trả tiền cho cung cấp thông tin, ( Thiết kế phiếu điều tra, đánh giá, ( Chi phí đi lại điều tra, đánh giá và phúc tra, ( Chi phí ăn ở, ( Bồi dưỡng cán bộ điều tra, đánh giá, ( Xử lý số liệu, ( Báo cáo phân tích kết quả điều tra, đánh giá, ( Tổ chức nghiệm thu kết quả điều ra, khảo sát, đánh giá.

6. Thông tin quản lý và điều hành

6.1. Thông tin quản lý

Đảm bảo thông tin, số liệu cung cấp kịp thời, chính xác phục vụ  cho công tác quản lý, điều hành chương trình DS-KHHGĐ của các cấp quản lý. Năm 2000, tiến hành in lại sổ hộ gia đình để phục vụ cho các năm 2001- 2005, nội dung sổ hộ gia đình theo hướng dẫn của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Mức kế hoạch phân bổ kinh phí cho thông tin quản lý được tính gộp bình quân theo 1 CTV dân số xã, phường như sau:

 

 

 

Nội dung

 

Đơn vị tính

 

Mức kế hoạch

 

Chi phí bình quân cho 1 CTV

+ In sổ hộ gia đình (mỗi CTV 1 sổ)

+ Thu thập, lập báo cáo thống kê của CTV

+ In biểu mẫu báo cáo, phiếu, sổ quản lý

 

Đồng/CTV

Đồng/CTV

Đồng/CTV

Đồng/CTV

 

26.000

6.000

16.000

4.000

 

 

Kinh phí dành cho thông tin quản lý bao gồm: In sổ hộ gia đình, in biểu mẫu báo cáo thống kê theo Quyết định 138/UB-QĐ, các tài liệu, phiếu, sổ quản lý (Phiếu tự nguyện đình sản, phiếu sử dụng biện pháp tránh thai...) và chi phí cho CTV dân số thu thập, lập báo cáo thống kê DS-KHHGĐ hàng tháng, quý.

6.2. Công tác kiểm tra, thanh tra.

Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các vụ, việc và các hoạt động của  chương trình DS-KHHGĐ ở tất cả các cấp, đặc biệt là kiểm tra, thanh tra sử dụng các nguồn lực (chi phí cho công tác này đã bố trí trong nguồn kinh phí hành chính của các cấp).

II. NÂNG CAO HIỆU QUẢ DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH

(VDS-02)

 

1. Phương tiện tránh thai

1.1. Vòng tránh thai.

Việc thử nghiệm lâm sàng vòng tránh thai TCu 380A của ấn Độ đã có báo cáo sơ kết giữa kỳ, nhưng cần có thời gian để nhập khẩu vòng tránh thai, nên những tháng đầu năm 2000 vẫn có khả năng thiếu vòng tránh thai TCu 380A. Các địa phương cần chủ động điều phối các loại vòng và giữa các đơn vị cung ứng dịch vụ, khi có tình trạng thiếu vòng tránh thai cần báo cáo kịp thời về Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình để nghiên cứu, xử lý.

1.2. Bao cao su tránh thai cấp miễn phí:

Tỷ lệ cung cấp bao cao su miễn phí từ ngân sách Trung ương đối với các tỉnh miền núi phía Bắc, Tây Nguyên là 40%; Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung là 30%; Đông Nam bộ, Đồng bằng sông Cửu Long là 20%. Đối tượng được cung cấp bao cao su miễn phí là đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi, dân tộc Khơme, xã nghèo vùng sâu, vùng xa có đăng ký sử dụng để tránh thai. Năm 2000, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình sẽ sử dụng vốn viện trợ và các nguồn vốn khác để mua bao cao su cấp hiện vật cho các tỉnh của dự án UNFPA, JICA (Nghệ An) và một số địa phương khó khăn (có kế hoạch thông báo riêng). Các địa phương khác được giao kinh phí để mua bao cao su tránh thai cấp cho các đối tượng nói trên.

1.3. Bao cao su tiếp thị xã hội.

Bao cao su tiếp thị xã hội được bán cho 100% đối tượng có nhu cầu sử dụng BPTT và các nhu cầu khác thông qua hệ thống DS-KHHGĐ và màng lưới thương mại của các tỉnh, thành phố. Các đơn vị thực hiện tiếp thị xã hội bao cao su là tổ chức DKT, Dự án Tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai và dự án VIE/97/P16 của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Phương thức cung ứng đến các đại lý, đến người bán lẻ do các dự án tiếp thị xã hội hướng dẫn riêng.

 

1.4. Thuốc viên uống tránh thai cấp miễn phí.

Thuốc viên uống tránh thai cấp miễn phí do cán bộ y tế, CTV dân số cung cấp cho đối tượng sử dụng. Người cung cấp phải được tập huấn sử dụng bảng câu hỏi kiểm tra sức khoẻ của người sử dụng (gọi tắt là Bảng kiểm) theo giáo trình do Bộ Y tế và Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình biên soạn. Việc cấp miễn phí thuốc viên uống tránh thai thực hiện theo hướng dẫn tại công văn 5328/BMTE ngày 01/08/1995 của Bộ Y tế và thực hiện chế độ báo cáo sử dụng phương tiện tránh thai theo yêu cầu của các dự án quản lý thuốc viên uống tránh thai và của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình.

1.5. Thuốc viên uống tránh thai tiếp thị xã hội.

Thuốc viên uống tránh thai tiếp thị xã hội được tiếp tục mở rộng địa bàn cung ứng ở các thành phố, thị xã, các tỉnh đồng bằng do tổ chức DKT và dự án Tiếp thị xã hội của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình thực hiện. Phương thức cung ứng đến các đại lý, đến người bán lẻ do các dự án Tiếp thị xã hội thuốc viên uống tránh thai hướng dẫn cụ thể.

1.6. Thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai:

Thực hiện cung ứng thuốc tiêm tránh thai loại DMPA, thuốc cấy tránh thai ở những tỉnh đang sử dụng và các địa bàn mở rộng ở một số địa phương có nhu cầu và đủ điều kiện triển khai theo đề nghị của Bộ Y tế.

2. Thuốc thiết yếu và chi phí kỹ thuật

Định mức thuốc thiết yếu và các vật liệu tiêu hao để phòng chống nhiễm khuẩn trong các thủ thuật KHHGĐ phải được phổ biến rộng rãi, thông báo công khai tại các cơ sở dịch vụ KHHGĐ để khách hàng tham gia giám sát và nhận đủ số lượng, đúng các loại thuốc thiết yếu theo định mức. Kinh phí đảm bảo cho thuốc thiết yếu, vật liệu tiêu hao và chi phí kỹ thuật, quản lý được áp dụng theo hướng dẫn thống nhất của Bộ Y tế, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và Bộ Tài chính.

 

Đơn vị tính: Đồng

 

Danh mục kỹ thuật

 

Thuốc thiết yếu

 

Chi phí KT và QL

 

Cộng

 

1. Triệt sản nam

- Theo c.v. 4379/BMTE

- Bao cao su (20 cái)

- Chuẩn đoán thai sớm

- Theo dõi và tư vấn

2. Triệt sản nữ

- Theo c.v. 4379/BMTE

- Chuẩn đoán thai sớm

- Theo dõi và tư vấn

3. Đặt DCTC

- Theo c.v. 4379/BMTE

- Theo dõi và tư vấn

4. Thuốc tiêm tránh thai

- Chi phí kỹ thuật

- Khám, tiêm, theo dõi và tư vấn.

5. Nạo thai

- Theo c.v. 4379/BMTE

6. Hút thai sớm

- Theo c.v. 4379/BMTE

- Chuẩn đoán thai sớm

 

28.11

28.111

 

 

 

58.325

58.325

 

 

9.838

9.838

 

 

 

 

18.361

18.361

14.376

14.376

 

 

18.500

3.000

6.000

8.500

1.000

13.500

4.000

8.500

1.000

3.000

2.000

1.000

13.200

7.200

6.000

3.000

3.000

10.000

1.500

8.500

 

46.611

31.111

6.000

8.500

1.000

71.825

62.325

8.500

1.000

12.838

11.838

1.000

13.200

7.200

6.000

21.361

21.361

24.376

15.876

8.500

 

 

2.1. Biện pháp tránh thai.

Năm 2000, tiếp tục thực hiện định mức kinh phí thuốc thiết yếu và chi phí kỹ thuật nêu trên cho đến khi có hướng dẫn thống nhất của Bộ Y tế, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình và Bộ Tài chính vì: Ngày 24 tháng 11 năm 1999, Bộ Y tế có Quyết định 3785/1999/QĐ-BYT về việc ban hành định mức thuốc thiết yếu và các vật liệu tiêu hao để phòng chống nhiễm khuẩn trong các thủ thuật KHHGĐ, nhưng dự toán ngân sách năm 2000 của chương trình mục tiêu quốc gia DS-KHHGĐ được xây dựng, bảo vệ từ tháng 8/1999 và đã được giao kế hoạch và dự toán ngân sách theo định mức kinh phí mới chỉ đảm bảo cho thuốc thiết yếu, các vật liệu tiêu hao và chi phí kỹ thuật, quản lý theo Công văn số 4379/YT-BMTE ngày 02/07/1998 của Bộ Y tế.

Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình đã có Công văn số 10 UB/KHCS ngày 6 tháng 1 năm 2000 đề nghị Bộ Y tế hướng dẫn các cơ sở y tế tiếp tục áp dụng định mức thuốc thiết yếu, các vật liệu tiêu hao và chi phí kỹ thuật, quản lý đã hướng dẫn tại Công văn số 4379/YT-BMTE cho đến khi Chính phủ bổ sung ngân sách đáp ứng phần thiếu hụt theo định mức mới quy chuẩn tại Quyết định 3785/1999/QĐ-BYT sau khi đã thống nhất với Bộ Tài chính.

Định mức kinh phí để đảm bảo cho thuốc thiết yếu, các vật liệu tiêu hao và chi phí kỹ thuật quản lý được áp dụng cho các đối tượng đăng ký sử dụng BPTT ở tất cả các tỉnh, thành phố. Riêng đối với 8 tỉnh thuộc chương trình UNFPA chu kỳ V sẽ dùng thuốc thiết yếu, vật liệu tiêu hao của dự án viện trợ, kinh phí trong nước chỉ bổ sung thêm chi phí kỹ thuật, quản lý (bao gồm chi phí về điện, xăng dầu sấy hấp dụng cụ, xà phòng, vật tư tiêu hao, đồ vải...) theo định mức nêu trên.

Ngoài phần chi phí kỹ thuật, quản lý theo Công văn số 4379/YT-BMTE, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình bổ sung thêm một số chi phí đối với từng loại BPTT như sau: ( Triệt sản nam được cấp 20 bao cao su, được chuẩn đoán thai sớm cho người vợ và chi phí cho CTV, cán bộ y tế theo dõi, tư vấn trước và sau khi triệt sản nam; ( Triệt sản nữ được chi phí chuẩn đoán thai sớm và chi phí cho CTV, cán bộ y tế theo dõi, tư vấn trước và sau khi triệt sản nữ; ( Đặt dụng cụ tử cung được chi phí cho CTV, cán bộ y tế theo dõi, tư vấn trước và sau khi đặt dụng cụ tử cung; và ( Thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai được chi phí kỹ thuật để khám, tiêm, cấy và chi phí cho CTV, cán bộ y tế theo dõi, tư vấn trước và sau khi tiêm, cấy thuốc tránh thai.

2.2. Nạo, hút thai.

Đối tượng tự nguyện nạo thai và hút thai sớm được cấp miễn phí thuốc thiết yếu, chi phí dịch vụ là những người có thai trong khi đang sử dụng BPTT lâm sàng (đặt dụng cụ tử cung, triệt sản, tiêm và cấy thuốc tránh thai) có phiếu thực hiện KHHGĐ; đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh, huyện miền núi; đồng bào dân tộc Khơme; đồng bào thiên chúa giáo thực hiện nạo, hút thai tại các cơ sở dịch vụ KHHGĐ của y tế Nhà nước.

Cơ sở để quyết toán kinh phí là danh sách người nạo, hút thai theo mẫu quy định và kèm thêm một trang của phiếu thực hiện KHHGĐ (đặt dụng cụ tử cung, triệt sản, tiêm và cấy thuốc tránh thai) để xác nhận là thất bại do dùng các biện pháp tránh thai này. Nếu đối tượng là đồng bào dân tộc, đồng bào thiên chúa giáo thì danh sách cần ghi rõ họ tên, dân tộc, quê quán.

2.3. Phụ cấp phẫu thuật, thủ thuật KHHGĐ

Phụ cấp thủ thuật phẫu thuật KHHGĐ được thực hiện theo Thông tư liên Bộ số 01/TT-LB ngày 24/01/1992 của Bộ Y tế - Tài chính - LĐTBXH về chế độ phụ cấp phẫu thuật cho cán bộ y tế và quy định xếp loại thủ thuật KHHGĐ và Quyết định số 794/TTg ngày 05/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức ngành y tế.

 

Đơn vị tính: Đồng

Diễn giải

 

Phẫu thuật loại III

 

 

3 ca

đặt DCTC

 

2 ca

hút thai sớm

 

1 ca triệt sản hoặc

1 ca nạo thai an toàn

 

Người mổ (hay thủ thuật viên chính)

Người phụ mổ thủ thuật

Người giúp việc

 

7. 500

5. 000

2. 500

 

7. 500

5. 000

2. 500

 

7. 500

5. 000

2. 500

 

 

Đối với những địa phương đã bố trí kinh phí từ nguồn chi cho sự nghiệp y tế của địa phương thì không sử dụng nguồn kinh phí của chương trình DS-KHHGĐ.

2.4. Điều trị phụ khoa

Xuất phát từ quyền lợi của người sử dụng BPTT lâm sàng và góp phần bảo vệ sức khoẻ bà mẹ, đặc biệt cho những nhóm đối tượng đặc thù góp phần chăm sóc sức khoẻ sinh sản đối với người nghèo ở các xã nghèo, vùng sâu, vùng xa. Năm 2000, kinh phí trung ương hỗ trợ để điều trị bệnh phụ khoa thông thường cho những phụ nữ đăng ký đặt vòng tránh thai, đình sản nữ và tiêm, cấy thuốc tránh thai trong các đợt chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ KHHGĐ tại các địa phương. Mức tính toán kế hoạch bình quân là 8.000 đồng/ca.

2.5. Chuẩn đoán thai sớm

Chuẩn đoán thai sớm được áp dụng cho các đối tượng: triệt sản nữ, vợ của người triệt sản nam, đặt DCTC, hút thai sớm và người đang sử dụng BPTT lâm sàng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh, huyện miền núi, đồng bào dân tộc Khơme, đồng bào thiên chúa giáo nghi ngờ có thai, có nhu cầu hút thai sớm.

Chi phí cho chuẩn đoán thai sớm bao gồm kinh phí mua que thử thai và phí dịch vụ được quyết toán theo các BPTT và hút thai sớm. Trường hợp các đối tượng là người đang sử dụng BPTT lâm sàng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh, huyện miền núi, đồng bào dân tộc Khơme, đồng bào thiên chúa giáo nghi ngờ có thai đến hút thai sớm và chuẩn đoán thai sớm có kết luận là âm tính thì lập danh sách riêng để quyết toán.

3. Trang thiết bị dịch vụ KHHGĐ

Trang thiết bị dịch vụ KHHGĐ được các dự án viện trợ và các dự án vốn vay cung cấp, kinh phí trong nước chỉ đầu tư đối với các tỉnh không có các dự án đó. Danh mục chủng loại và số lượng cụ thể đối với từng loại thiết bị, dụng cụ theo hướng dẫn thống nhất của Bộ Y tế và Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình.

4. Tập huấn dịch vụ KHHGĐ

4.1. Bảng kiểm thuốc uống tránh thai

Đối với những xã đã giao cho CTV cung cấp thuốc uống tránh thai thì cần tổ chức tập huấn cho những CTV chưa được tham dự tập huấn về bảng kiểm hoặc chưa được cấp giấy chứng nhận nhằm đảm bảo cho 100% CTV được tham gia cung cấp thuốc uống tránh thai. Đối với những xã chỉ có cán bộ y tế cung cấp thì chưa tổ chức tập huấn cho CTV, Uỷ ban Dân số và Kế hoạch hoá gia đình tỉnh phối hợp với Sở Y tế để nhanh chóng giao nhiệm vụ cho CTV cung cấp thuốc viên uống tránh thai. Thời gian tập huấn là 5 ngày và định mức kế hoạch kinh phí bình quân cho 1 CTV là 120.000 đồng/ người.

4.2. Kỹ thuật thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai

Để triển khai thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai cho các huyện, quận tại 21 tỉnh và những tỉnh sẽ mở rộng địa bàn, Uỷ ban DS-KHHGĐ các tỉnh phối hợp với ngành y tế và các dự án viện trợ tổ chức tập huấn về kỹ thuật, tư vấn và tuyên truyền vận động sử dụng thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai. Nội dung và đối tượng đào tạo cho mỗi huyện áp dụng theo hướng dẫn của dự án mở rộng sử dụng thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai.

4.3. Thực hành kỹ thuật đặt DCTC, nạo và hút thai sớm.

Đối tượng là y, bác sỹ, nữ hộ sinh của những cơ sở đã có phòng kỹ thuật và đã được cung cấp trang thiết bị, dụng cụ dịch vụ KHHGĐ hoặc sẽ được nâng cấp cải tạo phòng kỹ thuật. Thời gian đào tạo là 4-6 tuần, kể cả lý thuyết và thực hành và định mức kế hoạch kinh phí bình quân là 750.000 đồng/người.

4.4. Thực hành phẫu thuật triệt sản nam, nữ.

Đối tượng là bác sỹ của những huyện chưa đủ hai phẫu thuật viên làm được kỹ thuật này. Thời gian đào tạo là 6-8 tuần, kể cả lý thuyết và thực hành và định mức kế hoạch kinh phí bình quân là 2 triệu đồng/người.

Đối với các lớp thực hành nêu trên, tuỳ điều kiện cụ thể của từng địa phương, Uỷ ban DS-KHHGĐ tỉnh phối hợp với Sở Y tế chọn cơ sở đào tạo. Sau mỗi lớp học phải tổ chức kiểm tra và cấp chứng chỉ cho những học viên đạt yêu cầu, được phép thực hiện các kỹ thuật dịch vụ đã đào tạo. Nội dung và tài liệu kỹ thuật KHHGĐ thực hiện theo hướng dẫn của ngành Y tế, trong đó có nội dung tư vấn các biện phát tránh thai.

5. Các khoản khác

Các khoản khác bao gồm: chi phí tiếp nhận, vận chuyển và bảo quản phương tiện tránh thai, trang thiết bị dịch vụ KHHGĐ và chi phí về hoạt động tiếp thị xã hội được thực hiện theo hướng dẫn và quy định hiện hành. Các tỉnh cần thực hiện nghiêm chế độ báo cáo và tồn kho an toàn đủ nhu cầu PTTT 3 tháng của toàn tỉnh. Những tỉnh để hết PTTT mới báo cáo và yêu cầu cấp khẩn cấp thì phải thanh toán phí vận chuyển những lần cấp đột xuất với kho trung ương.

 

III. NÂNG CAO HIỆU QUẢ TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC (VDS-03)

 

1. Hoạt động truyền thông thường xuyên ở tuyến tỉnh, huyện, xã.

Định mức kế hoạch kinh phí hoạt động truyền thông thường xuyên ở các tuyến theo quy mô dân số và điều kiện địa lý của từng vùng như sau:

Đơn vị tính: Triệu đồng

 

Dân số bình quân

 

Đồng bằng, Trung du, ven biển

 

Miền núi vùng sâu, hải đảo

 

1. Tuyến tỉnh, thành phố

- Dưới 2 triệu dân

- Trên 2 triệu dân

2. Tuyến quận, huyện

- Dưới 200.000 dân

- Trên 200.000 dân

3. Tuyến xã, phường

- Dưới 10.000 dân

- Trên 10.000 dân

 

 

60

70

 

5

6

 

0.6

0.7

 

 

70

80

 

6

7

 

0.7

0.8

 

 

Hoạt động truyền thông thường xuyên ở tuyến tỉnh, huyện, xã bao gồm: mít tinh kỷ niệm ngày dân số thế giới và ngày dân số Việt Nam; nói chuyện chuyên đề với mọi nhóm đối tượng; tổ chức phát thanh, truyền hình, truyền thanh; tổ chức chiếu phim, chiếu video, văn nghệ; hỗ trợ sinh hoạt câu lạc bộ, kẻ vẽ khẩu hiệu; sửa chữa panô, áp phích; viết bài, tin và mua tài liệu truyền thông.

Định mức kế hoạch kinh phí ở các tuyến nêu trên bao gồm kinh phí cho hoạt động truyền thông của cơ quan dân số, các ban ngành đoàn thể và các cơ quan truyền thông đại chúng. Để phát huy tác dụng và nâng cao hiệu quả chất lượng của các báo, tạp chí, thông tin, đài phát thanh, truyền thanh, truyền hình đối với công tác DS-KHHGD, ngân sách trung ương hỗ trợ để sản xuất chương trình, trả nhuận bút, biên tập viên, phát thanh viên, và thưởng cho các tập thể, cá nhân có những sản phẩm tốt cho chương trình DS-KHHGĐ.

Kinh phí đầu tư cho các ban, ngành, đoàn thể ở tỉnh, huyện để thực hiện các nhiệm vụ: ( Tổ chức thực hiện các hoạt động truyền thông có tính chất thử nghiệm với từng nhóm đối tượng đặc thù; ( Sơ kết, tổng kết, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các ngành đoàn thể ở địa phương và cơ sở; ( Trực tiếp thực hiện các hoạt động, các nhiệm vụ về dân số và phát triển trong ngành, đoàn thể trên địa bàn. (Các ban ngành đoàn thể ở tỉnh huyện không cấp kinh phí xuống cho các ban ngành đoàn thể ở cấp dưới).

2. Tăng cường hoạt động truyền thông đối với những địa bàn khó khăn

Địa bàn khó khăn trong công tác DS-KHHGĐ là vùng có mức sinh cao, vùng núi cao hải đảo, vùng núi thấp, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, vùng đồng bào dân tộc Khơme, vùng đồng bào theo đạo thiên chúa giáo, vùng ven biển, vùng nghèo đời sống khó khăn và các xã đông dân trên 20.000 người trở lên.

Ngoài định mức kinh phí cho các hoạt động truyền thông thường xuyên nêu tại điểm 1, bổ sung thêm kinh phí theo định mức kế hoạch tính bình quân cho mỗi xã khó khăn như sau:

 

Địa bàn khó khăn

 

Đơn vị tính

 

Mức kế hoạch

 

- Xã vùng núi cao, hải đảo

- Xã vùng núi thấp, vùng sâu, vùng xa

- Xã vùng đồng bào dân tộc Khơme, thiên chúa giáo

- Xã vùng ven biển

- Xã có từ 20.000 dân trở lên

 

Đồng/xã

Đồng/xã

Đồng/xã

Đồng/xã

Đồng/xã

 

1.400.000

900.000

600.000

400.000

500.000

 

Các hoạt động truyền thông được tăng cường đối với các địa bàn khó khăn bao gồm:

( Chiến dịch truyền thông lồng ghép với dịch vụ KHHGĐ: Các khoản chi phí cho tổ chức chiến dịch truyền thông gồm: Điều tra nắm đối tượng, xây dựng kế hoạch, thực hiện chiến dịch, chi phí trang trí và thuê phương tiện, bồi dưỡng người tham gia, tổng kết chiến dịch. Định mức kế hoạch kinh phí cho một chiến dịch truyền thông là 3 triệu đồng cho xã vùng núi cao, hải đảo và 2,5 triệu đồng cho xã vùng núi thấp, vùng sâu, vùng xa.

( Tuyên truyền lưu động tạo nên bề nổi rộng khắp; ( Tổ chức các cuộc hội thảo, nói chuyện, sinh hoạt chuyên đề đối với từng nhóm đối tượng; ( Tổ chức các cuộc thi; ( Tăng thêm sản phẩm truyền thông; ( Mở rộng mô hình lồng ghép dân số và phát triển ở các xã nghèo theo dự án đã được phê duyệt. Các khoản chi phí cho các hoạt động trên được áp dụng theo các mục đã hướng dẫn và các chế độ tài chính hiện hành. Riêng đối với các xã núi cao, hải đảo, vùng núi thấp, vùng sâu, vùng xa và các xã có từ 20.000 dân trở lên địa phương có thể áp dụng để chi hỗ trợ cho CTV, CBCT xã do phải thực hiện khối lượng công việc nhiều hơn và đi lại khó khăn hơn.

3. Sản xuất và nhân bản các sản phẩm truyền thông

Các sản phẩm truyền thông mẫu do các ban, ngành trung ương và địa phương sản xuất theo đơn đặt hàng của Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình. Sau khi tuyển trọn, các sản phẩm này được giao cho địa phương để nhân bản cấp cho mỗi tỉnh, huyện có 6 băng Audio và 4 băng Vidieo, cấp cho mỗi xã 6 băng Audio mỗi năm. Kinh phí dành cho việc nhân bản sản phẩm truyền thông và các sản phẩm truyền thông khác được bố trí trong nguồn vốn vay của dự án "Dân số sức khoẻ gia đình".

Báo "Gia đình và xã hội" là sản phẩm truyền thông, năm 2000, Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình tiếp tục mua báo "Gia đình và xã hội" (kể cả 22% phí phát hành) để cung cấp cho các địa phương, đảm bảo mỗi ban DS-KHHGD xã, phường, mỗi Uỷ ban DS-KHHGĐ tỉnh, huyện và mỗi đồn biên phòng đều có một tờ báo, riêng đối với các xã thuộc vùng núi thấp, vùng sâu, vùng miền núi cao, hải đảo được cung cấp thêm một tờ báo cho trưởng Ban Dân số xã. Các địa phương sử dụng các thông tin trên báo để tuyên truyền, vận động, đồng thời viết tin, bài phản ảnh tình hình công tác dân số, những điển hình tiên tiến của địa phương và đóng góp ý kiến với báo "Gia đình và xã hội".

Ngoài số lượng đã được cung cấp nêu trên, các địa phương có thể sử dụng nguồn kinh phí đã bố trí trong mục sản xuất và nhân bản sản phẩm truyền thông để mua báo "Gia đình và xã hội" cung cấp cho các đơn vị, tổ chức tham gia tuyên truyền, vận động.

4. Trang thiết bị truyền thông và tư vấn

Các đơn vị truyền thông được đầu tư các trang thiết bị cần thiết từ năm 1993, qua 5 năm sử dụng, các thiết bị này đã hư hỏng, cần được bổ sung và thay thế. Dự kiến năm 2000, bằng nguồn vốn vay của dự án DS-SKGĐ sẽ hỗ trợ cho một số xã, nhất là các xã nghèo, xã vùng sâu, xa, miền núi và hải đảo một bộ loa tay và radio-casset, Dự án Dân số và Sức khoẻ gia đình sẽ có hướng dẫn cụ thể.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền thông và tư vấn theo chiều sâu, năm 2000 thử nghiệm đầu tư trang thiết bị cho tư vấn về sức khoẻ sinh sản đối với 4 cơ sở đã được hình thành là thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh.

 

IV. KINH PHÍ HÀNH CHÍNH BỘ MÁY DS-KHHGĐ TỈNH, HUYỆN

 

Kinh phí hành chính cho bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tỉnh và huyện lấy trong kinh phí sự nghiệp của chương trình, Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGD phân bổ kinh phí hành chính theo số lượng cán bộ chuyên trách và định mức kinh phí hành chính được tính bình quân cả năm cho mỗi cán bộ, nhân viên, kể cả biên chế và hợp đồng (theo định mức của Bộ Tài chính được áp dụng chung cho tất cả các ngành, các cấp trong cả nước, có phân biệt theo vùng địa lý: đồng bằng, trung du và miền núi).

 

Đơn vị tính: Triệu đồng/người

 

 

 

Đồng bằng

 

Trung du,

duyên hải

 

Núi thấp,

vùng sâu

 

Núi cao,

hải đảo

 

1. Cấp tỉnh, thành phố

- TP. Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

- Thành phố trực thuộc Trung ương

- Các tỉnh

 

 

13,6

11,4

10,0

 

 

 

 

11,4

 

 

 

 

17,0

 

 

 

 

18,0

 

2. Cấp quận, huyện

- Quận thuộc Hà Nội và TP Hồ Chí Minh

- Huyện thuộc Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh

-  Quận thuộc TP.trực thuộc Trung ương

- Thành phố thuộc tỉnh

- Huyện và thị xã

 

 

10,2

9,6

8,5

8,5

8,0

 

 

 

 

 

9,8

8,7

 

 

 

 

 

15,5

14,0

 

 

 

 

 

17,3

16,3

 

 

Định mức kinh phí hành chính bao gồm các khoản lương và phụ cấp lương, bảo hiểm, công tác phí, hội nghị phí, mua sắm trang thiết bị làm việc, sửa chữa nhỏ và xây dựng công trình phụ. Định mức kinh phí hành chính nêu trên là chưa tính phần tăng thêm quỹ tiền lương do nâng mức lương tối thiểu từ 144.000 đồng/tháng lên 180.000 đồng/tháng.

Trường hợp các địa phương có quy định khác với định mức này, Uỷ ban DS-KHHGĐ tỉnh lập tờ trình đề nghị bổ sung thêm phần ngân sách địa phương để đảm bảo hoạt động quản lý của Uỷ ban DS-KHHGĐ tỉnh, huyện.

 

V. VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

 

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản năm 2000 bao gồm: Vốn vay của Ngân hàng thế giới, ngân hàng phát triển Châu á được Chính phủ giao theo nguồn vốn xây dựng cơ bản (XDCB) tập trung là 70 tỷ đồng và vốn ngân sách trong nước được giao theo chương trình mục tiêu quốc gia là 30 tỷ đồng. Vốn XDCB trong nước được bố trí cho ba loại dự án: ( Vốn đối ứng của dự án dân số sức khoẻ gia đình, ( Dự án trung tâm DS-KHHGĐ tuyến tỉnh và ( Dự án nâng cấp, cải tạo phòng dịch vụ và truyền thông DS-KHHGĐ. Các dự án này được quản lý theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.

1. Dự án Dân số và sức khoẻ gia đình

Dự án Dân số và Sức khoẻ gia đình sử dụng hai nguồn vốn (nguồn vốn vay là 70 tỷ đồng và vốn đối ứng trong nước là 4,4 tỷ đồng) để nâng cấp trung tâm bảo vệ BMTE/KHHGĐ tỉnh, trung tâm dân số tỉnh, khoa sản và khu mổ bệnh viện huyện, trạm y tế xã, nhà y tế bản của 20 tỉnh, thành phố. Năm 2000, hoàn thành cơ bản việc nâng cấp cơ sở hạ tầng y tế, các địa phương cần giám sát kỹ thuật thi công, đảm bảo chất lượng công trình, nhanh chóng sửa chữa các cơ sở bị hỏng và thiệt hại do lũ lụt tại tỉnh Thừa Thiên Huế để kết thúc việc nâng cấp cơ sở y tế vào cuối năm 2000.

2. Dự án trung tâm DS-KHHGĐ tuyến tỉnh

Dự án trung tâm DS- KHHGĐ tuyến tỉnh được sử dụng vốn trong nước để xây dựng mới hoặc nâng cấp, cải tạo cơ sở hiện có nhằm đáp ứng ba chức năng cơ bản của trung tâm DS-KHHGĐ tuyến tỉnh: ( Trực tiếp tuyên truyền vận động; ( Đào tạo, tập huấn, hội thảo; ( Quản lý và điều hành chương trình.

Năm 2000, tập trung vốn đầu tư cho các trung tâm xây dựng chuyển tiếp để hoàn thành đưa công trình vào sử dụng ngay từ đầu năm. Đối với các trung tâm đã có quyết định phê duyệt dự án, quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật thi công và quyết định phê duyệt tổng dự toán của cấp có thẩm quyền đã được bố trí trong kế hoạch năm 2000, cần khẩn trương tiến hành các thủ tục đấu thầu để sớm thi công xây dựng. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện chức năng chủ quản đầu tư và giải quyết mọi vấn đề trong việc đầu tư xây dựng, quyết toán vốn đầu tư xây dựng các dự án hoàn thành.

3. Dự án nâng cấp, cải tạo phòng dịch và truyền thông DS-KHHGĐ

Dự án nâng cấp, cải tạo phòng dịch vụ và truyền thông DS-KHHGĐ được sử dụng vốn trong nước để đầu tư cho các địa phương ngoài các tỉnh có dự án dân số sức khoẻ gia đình và dự án hỗ trợ y tế quốc gia. Để thực hiện tốt dự án này, cần kết hợp các nguồn vốn (vốn của dân số, vốn của y tế, vốn của xã, vốn đóng góp của dân...) để tiến hành nâng cấp, cải tạo chung cả trạm y tế xã theo mô hình thiết kế mẫu của Bộ Y tế ban hành cho từng vùng lãnh thổ. Trên cơ sở nguồn vốn đã giao, các địa phương cần tập trung vào các hạng mục công trình còn dở dang để hoàn thành đưa vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản kịp thời, không dàn trải ra các hạng mục mới làm phân tán nguồn vốn và không quyết toán được kịp thời.

Trên đây là hướng dẫn kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình DS-KHHGĐ năm 2000 đã được toàn thể các thành viên Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình thông qua ngày 19 tháng 01 năm 2000. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, Uỷ ban DS-KHHGĐ tỉnh, thành phố báo cáo về Uỷ ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hoá gia đình để giải quyết kịp thời.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 1

Chỉ tiêu dân số năm 2000

(Kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-UB ngày 23 tháng 02 năm 2000)

 

Số TT

 

Tỉnh thành phố

 

Dân số

(1000 người)

 

Dân số thành thị (1000 người)

 

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

 

Tỷ lệ giảm sinh (%o)

 

 

 

 

1999

 

2000

 

1999

 

2000

 

 

 

 

 

 

 

Toàn quốc

 

76,787

 

77,963

 

18,025

 

18,291

 

1. 53

 

0. 5

 

1

 

Lai Châu

 

592

 

607

 

73

 

74

 

2. 53

 

0. 8

 

2

 

Sơn La

 

887

 

905

 

113

 

116

 

2. 10

 

0. 7

 

3

 

Lao Cai

 

598

 

611

 

102

 

105

 

2. 18

 

0. 8

 

4

 

Yên Bái

 

684

 

695

 

134

 

136

 

1. 69

 

0. 7

 

5

 

Hà Giang

 

606

 

618

 

51

 

52

 

1. 92

 

0. 7

 

6

 

Tuyên Quang

 

679

 

691

 

75

 

76

 

1. 67

 

0. 5

 

7

 

Cao Bằng

 

494

 

503

 

54

 

55

 

1. 72

 

0. 7

 

8

 

Lạng Sơn

 

709

 

720

 

132

 

135

 

1. 57

 

0. 5

 

9

 

Bắc Cạn

 

277

 

280

 

40

 

41

 

1. 24

 

0. 4

 

10

 

Thái Nguyên

 

1,052

 

1,066

 

220

 

223

 

1. 24

 

0. 4

 

11

 

Hoà Bình

 

762

 

773

 

106

 

107

 

1. 35

 

0. 4

 

12

 

Quảng Ninh

 

1,011

 

1,025

 

446

 

452

 

1. 40

 

0. 4

 

13

 

Bắc Giang

 

1,501

 

1,522

 

112

 

113

 

1. 35

 

0. 4

 

14

 

Bắc Ninh

 

947

 

960

 

89

 

90

 

1. 35

 

0. 4

 

15

 

Phú Thọ

 

1,269

 

1,285

 

180

 

182

 

1. 25

 

0. 4

 

16

 

Vĩnh Phúc

 

1,099

 

1,112

 

112

 

113

 

1. 25

 

0. 4

 

17

 

Hà Nội

 

2,688

 

2,720

 

1,548

 

1,566

 

1. 16

 

0. 3

 

18

 

Hải Phòng

 

1,683

 

1,705

 

572

 

579

 

1. 28

 

0. 3

 

19

 

Hà Tây

 

2,401

 

2,435

 

192

 

195

 

1. 40

 

0. 4

 

20

 

Hải Dương

 

1,660

 

1,680

 

229

 

232

 

1. 24

 

0. 3

 

21

 

Hưng Yên

 

1,075

 

1,089

 

93

 

94

 

1. 24

 

0. 3

 

22

 

Thái Bình

 

1,796

 

1,821

 

104

 

105

 

1. 34

 

0. 4

 

23

 

Nam Định

 

1,900

 

1,925

 

236

 

239

 

1. 31

 

0. 4

 

24

 

Hà Nam

 

796

 

807

 

49

 

49

 

1. 31

 

0 4

 

25

 

Ninh Bình

 

889

 

901

 

114

 

116

 

1. 28

 

0. 4

 

26

 

Thanh Hoá

 

3,489

 

3,538

 

320

 

325

 

1. 42

 

0. 4

 

27

 

Nghệ An

 

2,876

 

2,928

 

293

 

299

 

1. 81

 

0. 7

 

28

 

Hà tĩnh

 

1,277

 

1,298

 

113

 

115

 

1. 66

 

0. 5

 

29

 

Quảng Bình

 

799

 

812

 

86

 

88

 

1. 70

 

0. 7

 

30

 

Quảng Trị

 

577

 

587

 

136

 

138

 

1. 76

 

0 7

 

31

 

Thừa thiên Huế

 

1,051

 

1,069

 

290

 

295

 

1. 68

 

0. 5

 

32

 

TP  Đà Nẵng

 

688

 

700

 

541

 

550

 

1.71

 

0. 5

 

33

 

Quảng Nam

 

1,381

 

1,404

 

197

 

200

 

1. 71

 

0. 5

 

34

 

Quảng Ngãi

 

1,197

 

1, 220

 

131

 

134

 

1. 91

 

0. 7

 

35

 

Bình Định

 

1,470

 

1,494

 

353

 

359

 

1. 65

 

0. 5

 

36

 

Phú Yên

 

792

 

806

 

150

 

153

 

1. 82

 

0. 7

 

37

 

Khánh Hoà

 

1,038

 

1,053

 

377

 

383

 

1. 47

 

0. 4

 

38

 

Ninh Thuận

 

506

 

516

 

120

 

122

 

1. 96

 

0. 7

 

39

 

Bình Thuận

 

1.053

 

1,073

 

247

 

252

 

1. 89

 

0. 7

 

40

 

Gia Lai

 

978

 

1,003

 

244

 

250

 

2. 62

 

0. 8

 

41

 

Kom Tum

 

316

 

325

 

101

 

104

 

2. 88

 

0. 8

 

42

 

Đắc Lẵc

 

1,787

 

1,833

 

358

 

367

 

2. 56

 

0. 8

 

43

 

Lâm Đồng

 

1, 002

 

1, 020

 

388

 

395

 

1. 81

 

0. 7

 

44

 

TP Hồ Chí Minh

 

5, 068

 

5,129

 

4,230

 

4,281

 

1. 20

 

0. 3

 

45

 

Đồng Nai

 

2,002

 

2,035

 

611

 

621

 

1. 68

 

0. 5

 

46

 

Bình Phước

 

658

 

668

 

100

 

101

 

1. 63

 

0. 5

 

47

 

Bình Dương

 

721

 

733

 

235

 

239

 

1. 63

 

0. 5

 

48

 

Tây Ninh

 

971

 

983

 

125

 

127

 

1. 27

 

0. 4

 

49

 

Bà Rịa Vũng Tàu

 

805

 

819

 

335

 

340

 

1. 66

 

0. 5

 

50

 

Long An

 

1,314

 

1,333

 

216

 

219

 

1. 43

 

0. 4

 

51

 

Đồng Tháp

 

1,574

 

1,597

 

228

 

232

 

1. 42

 

0. 4

 

52

 

Tiền Giang

 

1, 615

 

1,636

 

215

 

217

 

1. 30

 

0. 4

 

53

 

An Giang

 

2, 061

 

2, 089

 

406

 

411

 

1. 31

 

0. 4

 

54

 

Bến Tre

 

1, 305

 

1,323

 

111

 

112

 

1. 37

 

0. 4

 

55

 

Vĩnh Long

 

1,017

 

1,030

 

146

 

148

 

1. 29

 

0. 4

 

56

 

Trà Vinh

 

972

 

984

 

126

 

127

 

1. 26

 

0. 4

 

57

 

Cần Thơ

 

1,822

 

1,847

 

388

 

393

 

1. 39

 

0. 4

 

58

 

Sóc Trăng

 

1,181

 

1,201

 

211

 

215

 

1. 66

 

0. 5

 

59

 

Kiên Giang

 

1,503

 

1,529

 

332

 

338

 

1. 69

 

0. 7

 

60

 

Bạc Liêu

 

741

 

752

 

182

 

185

 

1. 54

 

0. 5

 

61

 

Cà Mau

 

1,125

 

1,142

 

209

 

212

 

1. 54

 

0.5

 

Ghi chú: (*) Đã điều chỉnh theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở 1/4/1999.

 

 

 

 

 

BIỂU 2

Chỉ tiêu kế hoạch hoá gia đình năm 2000

(Kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-UB ngày 23 tháng 02 năm 2000)

 

ĐVT: 1000 người

STT

 

Tỉnh thành phố

 

Phụ nữ 15-49

có chồng

 

Tỷ lệ sử dụng BPTT hiện đại (%)

 

Số người sử dụng BPTT hiện đại

 

 

 

 

1999

 

2000

 

1999

 

2000

 

1999

 

2000

 

 

 

Toàn quốc

 

12,607

 

12,799

 

57.50

 

59.00

 

7,249

 

7,551

 

1

 

Lai Châu

 

96

 

99

 

50.76

 

51.69

 

49

 

51

 

2

 

Sơn La

 

153

 

156

 

58,90

 

59,97

 

90

 

93

 

3

 

Lao Cai

 

100

 

102

 

48.78

 

50.61

 

49

 

52

 

4

 

Yên Bái

 

116

 

118

 

53.32

 

54.30

 

62

 

64

 

5

 

Hà Giang

 

106

 

108

 

52.46

 

53.42

 

55

 

58

 

6

 

Tuyên Quang

 

114

 

116

 

52.57

 

53.53

 

60

 

62

 

7

 

Cao Bằng

 

98

 

99

 

53.97

 

54.96

 

53

 

55

 

8

 

Lạng Sơn

 

121

 

123

 

52.51

 

53.46

 

64

 

66

 

9

 

Bắc Cạn

 

39

 

39

 

55.78

 

56.80

 

22

 

22

 

10

 

Thái Nguyên

 

177

 

180

 

55.79

 

56.80

 

99

 

102

 

11

 

Hoà Bình

 

134

 

136

 

60.59

 

59.95

 

81

 

81

 

12

 

Quảng Ninh

 

182

 

185

 

60.29

 

59.65

 

110

 

110

 

13

 

Bắc Giang

 

272

 

276

 

59.71

 

60.80

 

163

 

168

 

14

 

Bắc Ninh

 

172

 

174

 

59.71

 

60.80

 

103

 

106

 

15

 

Phú Thọ

 

217

 

220

 

59.76

 

60.85

 

130

 

134

 

16

 

Vĩnh Phúc

 

188

 

190

 

59.76

 

60.85

 

112

 

116

 

17

 

Hà Nội

 

494

 

500

 

63.25

 

62.58

 

312

 

313

 

18

 

Hải Phòng

 

315

 

319

 

60.21

 

59.57

 

190

 

190

 

19

 

Hà Tây

 

402

 

407

 

63.68

 

63.01

 

256

 

257

 

20

 

Hải Dương

 

299

 

303

 

67.35

 

66.64

 

201

 

202

 

21

 

Hưng Yên

 

194

 

196

 

67.35

 

66.64

 

131

 

131

 

22

 

Thái Bình

 

208

 

211

 

67.43

 

66.71

 

140

 

141

 

23

 

Nam Định

 

336

 

340

 

61.76

 

61.11

 

207

 

208

 

24

 

Hà Nam

 

141

 

143

 

61.76

 

61.11

 

87

 

87

 

25

 

Ninh Bình

 

144

 

146

 

55.35

 

56.36

 

80

 

82

 

26

 

Thanh Hoá

 

574

 

582

 

61.35

 

60.71

 

352

 

353

 

27

 

Nghệ An

 

643

 

471

 

60.25

 

59.61

 

279

 

281

 

28

 

Hà tĩnh

 

193

 

196

 

59.57

 

60.66

 

115

 

119

 

29

 

Quảng Bình

 

121

 

123

 

54.45

 

55.44

 

66

 

68

 

30

 

Quảng Trị

 

87

 

89

 

54.68

 

55.67

 

48

 

49

 

31

 

Thừa Thiên Huế

 

149

 

151

 

43.88

 

45.52

 

65

 

69

 

32

 

TP Đà Nẵng

 

111

 

113

 

56.31

 

57.34

 

62

 

65

 

33

 

Quảng Nam

 

222

 

226

 

56.32

 

57.34

 

125

 

130

 

34

 

Quảng Ngãi

 

177

 

181

 

55.59

 

56.60

 

99

 

102

 

35

 

Bình Định

 

225

 

228

 

56.38

 

57.40

 

127

 

131

 

36

 

Phú Yên

 

120

 

122

 

46.20

 

47.93

 

55

 

58

 

37

 

Khánh Hoà

 

160

 

162

 

53.55

 

54.53

 

86

 

88

 

38

 

Ninh Thuận

 

73

 

75

 

52.71

 

53.67

 

39

 

40

 

39

 

Bình Thuận

 

160

 

163

 

53.06

 

54.03

 

85

 

88

 

40

 

Gia Lai

 

153

 

157

 

40.01

 

41.51

 

61

 

65

 

41

 

Kom Tum

 

50

 

51

 

42.38

 

43.96

 

21

 

22

 

42

 

Đắc Lẵc

 

280

 

288

 

43.08

 

44.70

 

121

 

129

 

43

 

Lâm Đồng

 

160

 

163

 

42.80

 

44.40

 

68

 

72

 

44

 

TP Hồ Chí Minh

 

850

 

860

 

50.27

 

51.19

 

427

 

440

 

45

 

Đồng Nai

 

309

 

314

 

50.42

 

51.34

 

156

 

161

 

46

 

Bình Phước

 

107

 

109

 

52.81

 

53.77

 

57

 

59

 

47

 

Bình Dương

 

122

 

124

 

52.80

 

53.76

 

64

 

66

 

48

 

Tây Ninh

 

154

 

156

 

53.94

 

54.92

 

83

 

86

 

49

 

Bà Rịa Vũng Tàu

 

123

 

125

 

52.07

 

53.02

 

64

 

66

 

50

 

Long An

 

212

 

215

 

50.19

 

51.11

 

107

 

110

 

51

 

Đồng Tháp

 

271

 

275

 

50.86

 

51.79

 

138

 

142

 

52

 

Tiền Giang

 

268

 

272

 

51.88

 

52.83

 

139

 

144

 

53

 

An Giang

 

331

 

335

 

50.09

 

51.00

 

166

 

171

 

54

 

Bến Tre

 

216

 

219

 

51.36

 

52.29

 

111

 

114

 

55

 

Vĩnh Long

 

170

 

172

 

44.82

 

46.50

 

76

 

80

 

56

 

Trà Vinh

 

156

 

158

 

43.72

 

45.36

 

68

 

72

 

57

 

Cần Thơ

 

301

 

305

 

49.43

 

51.28

 

149

 

156

 

58

 

Sóc Trăng

 

193

 

196

 

42.41

 

43.99

 

82

 

86

 

59

 

Kiên Giang

 

242

 

246

 

43.33

 

44.95

 

105

 

110

 

60

 

Bạc Liêu

 

114

 

116

 

40.74

 

42.27

 

46

 

49

 

61

 

Cà Mau

 

175

 

177

 

40.74

 

42.26

 

71

 

75

 

 

BIỂU 3

Các chỉ tiêu hướng dẫn năm 2000

(Kèm theo Thông tư số: 01/2000/TT-UB ngày 23 tháng 02 năm 2000)

ĐVT: Nghìn người

STT

 

Tỉnh thành phố

 

Số người mới sử dụng biện pháp tránh thai

 

Nạo hút thai

 

 

 

 

Cộng

 

Đình sản

 

Vòng tránh thai

 

Thuốc

tiêm, cấy

 

Thuốc

uống

 

Bao cao su

 

 

 

 

Tổng cộng

 

3,174

 

90

 

1,350

 

34

 

800

 

900

 

278

 

1

 

Lai Châu

 

27.4

 

0.4

 

16

 

 

 

6

 

5.0

 

3

 

2

 

Sơn La

 

33.0

 

0.5

 

17

 

 

 

9

 

6.5

 

4

 

3

 

Lào Cai

 

38.4

 

0.9

 

13

 

 

 

9

 

15.5

 

3

 

4

 

Yên Bái

 

27.9

 

1.6

 

13

 

0.8

 

6

 

6.5

 

3

 

5

 

Hà Giang

 

27.9

 

0.8

 

16

 

0.6

 

6

 

4.5

 

3

 

6

 

Tuyên Quang

 

35.0

 

1.5

 

16

 

 

 

9

 

8.5

 

3

 

7

 

Cao Bằng

 

16.8

 

0.3

 

11

 

 

 

3

 

2.5

 

2

 

8

 

Lạng Sơn

 

33.8

 

0.3

 

14

 

 

 

9

 

10.5

 

3

 

9

 

Bắc Cạn

 

13.9

 

0.4

 

6

 

 

 

4

 

3.5

 

1

 

10

 

Thái Nguyên

 

47.9

 

1.4

 

21

 

 

 

13

 

12.5

 

5

 

11

 

Hoà Bình

 

28.7

 

1.2

 

15

 

 

 

5

 

7.5

 

3

 

12

 

Quảng Ninh

 

41.2

 

0.7

 

12

 

 

 

8

 

20.5

 

3

 

13

 

Bắc Giang

 

62.2

 

0.7

 

31

 

 

 

15

 

15.5

 

6

 

14

 

Bắc Ninh

 

44.1

 

0.6

 

21

 

 

 

12

 

10.5

 

4

 

15

 

Phú Thọ

 

55.3

 

0.8

 

26

 

 

 

13

 

15.5

 

5

 

16

 

Vĩnh Phúc

 

47.2

 

0.7

 

26

 

 

 

8

 

12.5

 

4

 

17

 

Hà Nội

 

106.3

 

1.1

 

30

 

1.2

 

24

 

50.0

 

6

 

18

 

Hải Phòng

 

80.9

 

1.4

 

45

 

 

 

9

 

25.5

 

7

 

19

 

Hà Tây

 

90.8

 

1.3

 

50

 

 

 

19

 

20.5

 

8

 

20

 

Hải Dương

 

66.2

 

1.7

 

43

 

 

 

11

 

10.5

 

7

 

21

 

Hưng Yên

 

60.7

 

1.2

 

36

 

 

 

11

 

12.5

 

6

 

22

 

Thái Bình

 

63.9

 

1.4

 

43

 

1.5

 

12

 

6.0

 

7

 

23

 

Nam Định

 

62.0

 

1.5

 

34

 

 

 

11

 

15.5

 

5

 

24

 

Hà Nam

 

47.3

 

0.8

 

20

 

 

 

11

 

15.5

 

3

 

25

 

Ninh Bình

 

39.7

 

0.7

 

18

 

1.5

 

9

 

10.5

 

3

 

26

 

Thanh Hoá

 

115.3

 

3.8

 

65

 

3.0

 

18

 

25.5

 

11

 

27

 

Nghệ An

 

107.3

 

3.6

 

65

 

1.2

 

19

 

18.5

 

12

 

28

 

Hà Tĩnh

 

46.2

 

1.9

 

28

 

0.8

 

5

 

10.5

 

5

 

29

 

Quảng Bình

 

31.3

 

1.3

 

16

 

0.5

 

6

 

7.5

 

3

 

30

 

Quảng Trị

 

16.5

 

1.0

 

8

 

 

 

3

 

4.5

 

2

 

31

 

Thừa Thiên Huế

 

45.2

 

1.2

 

13

 

0.5

 

9

 

21.5

 

4

 

32

 

TP Đà Nẵng

 

24.9

 

0.9

 

8

 

0.5

 

5

 

10.5

 

2

 

33

 

Quảng Nam

 

50.4

 

1.4

 

21

 

0.5

 

5

 

22.5

 

5

 

34

 

Quảng Ngãi

 

44.3

 

1.8

 

21

 

 

 

9

 

12.5

 

4

 

35

 

Bình Định

 

54.4

 

1.1

 

20

 

0.8

 

16

 

16.5

 

4

 

36

 

Phú Yên

 

37.4

 

0.9

 

14

 

 

 

10

 

12.5

 

3

 

37

 

Khánh Hoà

 

45.8

 

1.2

 

11

 

1.1

 

16

 

16.5

 

3

 

38

 

Ninh Thuận

 

23.3

 

0.8

 

7

 

 

 

9

 

6.5

 

2

 

39

 

Bình Thuận

 

44.5

 

2.5

 

16

 

 

 

11

 

15.0

 

4

 

40

 

Gia Lai

 

31.7

 

1.2

 

9

 

 

 

15

 

6.5

 

3

 

41

 

Kom Tum

 

14.0

 

0.5

 

4

 

 

 

5

 

4.5

 

1

 

42

 

Đắc Lẵc

 

44.1

 

2.6

 

18

 

 

 

13

 

10.5

 

5

 

43

 

Lâm Đồng

 

53.9

 

1.9

 

13

 

2.5

 

14

 

22.5

 

4

 

44

 

TP Hồ Chí Minh

 

160.1

 

4.6

 

41

 

2.0

 

52

 

60.5

 

10

 

45

 

Đồng Nai

 

72.5

 

2.5

 

17

 

 

 

19

 

34.0

 

5

 

46

 

Bình Phước

 

24.4

 

1.1

 

9

 

1.8

 

7

 

5.5

 

2

 

47

 

Bình Dương

 

35.5

 

1.0

 

11

 

2.0

 

10

 

11.5

 

3

 

48

 

Tây Ninh

 

46.6

 

2.1

 

15

 

 

 

16

 

13.5

 

5

 

49

 

Bà Rịa Vũng Tàu

 

37.8

 

1.3

 

11

 

 

 

13

 

12.5

 

3

 

50

 

Long An

 

54.1

 

1.6

 

21

 

 

 

15

 

16.5

 

4

 

51

 

Đồng Tháp

 

69.3

 

3.3

 

22

 

7.5

 

21

 

15.5

 

5

 

52

 

Tiền Giang

 

54.1

 

1.6

 

17

 

 

 

19

 

16.5

 

7

 

53

 

An Giang

 

91.4

 

3.9

 

40

 

 

 

29

 

18.5

 

8

 

54

 

Bến Tre

 

56.8

 

1.1

 

17

 

2.2

 

18

 

18.5

 

4

 

55

 

Vĩnh Long

 

43.9

 

0.9

 

18

 

1.5

 

13

 

10.5

 

4

 

56

 

Trà Vinh

 

42.9

 

1.4

 

16

 

 

 

13

 

12.5

 

4

 

57

 

Cần Thơ

 

81.8

 

2.3

 

35

 

 

 

27

 

17.5

 

7

 

58

 

Sóc Trăng

 

54.9

 

1.4

 

25

 

 

 

16

 

12.5

 

5

 

59

 

Kiên Giang

 

85.1

 

3.6

 

38

 

 

 

19

 

24.5

 

7

 

60

 

Bạc Liêu

 

45.5

 

1.0

 

12

 

 

 

22

 

10.5

 

3

 

61

 

Cà Mau

 

76.1

 

1.6

 

23

 

 

 

31

 

20.5

 

8

 

62

 

Bộ ngành

 

12.0

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BIỂU 4

Đơn vị hành chính quận, huyện, xã, phường năm 2000                                      (Tính đến 21 tháng 2 năm 2000)

(Kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-UB ngày 22 tháng 02 năm 2000)

 

S TT

 

Tỉnh

thành phố

 

Quận, huyện

 

Xã, phường

 

Xã, phường theo vùng địa  lý

 

 

 

 

Tổng

số

 

Đồng

bằng

 

Trung

du

 

Miền  núi thấp Vùng sâu

 

Miền núi cao Hải đảo

 

Tổng số

 

Phường thị trấn

 

 

Đồng bằng

trung

du

 

Vùng thấp và Vùng sâu

 

Vùng cao

và Hải đảo

 

 

 

Toàn quốc

 

615

 

305

 

34

 

130

 

146

 

10,478

 

1,545

 

8,936

 

5,775

 

2,503

 

2,200

 

1

 

Lai Châu (1)

 

10

 

 

 

 

 

 

 

10

 

154

 

14

 

140

 

 

 

 

 

154

 

2

 

Sơn La (1)

 

10

 

 

 

 

 

2

 

8

 

201

 

14

 

187

 

 

 

59

 

142

 

3

 

Lao Cai (1)

 

10

 

 

 

 

 

2

 

8

 

180

 

19

 

161

 

 

 

28

 

152

 

4

 

Yên Bái (2)

 

9

 

 

 

 

 

7

 

2

 

180

 

21

 

159

 

2

 

108

 

70

 

5

 

Hà Giang (1)

 

10

 

 

 

 

 

2

 

8

 

190

 

16

 

174

 

6

 

51

 

133

 

6

 

T. Quang (2)

 

6

 

 

 

 

 

5

 

1

 

145

 

11

 

134

 

 

 

108

 

37

 

7

 

Cao Bằng (1)

 

11

 

 

 

 

 

1

 

10

 

189

 

14

 

175

 

2

 

13

 

174

 

8

 

L. Sơn  (2)

 

11

 

 

 

 

 

4

 

7

 

225

 

19

 

206

 

 

 

92

 

133

 

9

 

Bắc Cạn (1)

 

7

 

 

 

 

 

2

 

5

 

122

 

10

 

112

 

 

 

21

 

101

 

10

 

Thái Nguyên (2)

 

9

 

 

 

4

 

4

 

1

 

180

 

33

 

150

 

45

 

115

 

20

 

11

 

Hoà Bình (2)

 

10

 

 

 

 

 

8

 

2

 

214

 

18

 

196

 

 

 

155

 

59

 

12

 

Q. Ninh (2)

 

13

 

1

 

4

 

6

 

2

 

183

 

50

 

133

 

75

 

82

 

26

 

13

 

B Giang (2)

 

10

 

1

 

2

 

6

 

1

 

224

 

19

 

205

 

57

 

125

 

42

 

14

 

Bắc Ninh

 

8

 

7

 

1

 

 

 

 

 

123

 

9

 

114

 

123

 

 

 

 

 

15

 

Phú Thọ (2)

 

12

 

1

 

1

 

10

 

 

 

270

 

21

 

249

 

56

 

207

 

7

 

16

 

Vĩnh Phúc

 

7

 

3

 

3

 

1

 

 

 

150

 

14

 

136

 

111

 

39

 

 

 

17

 

Hà Nội

 

12

 

12

 

 

 

 

 

 

 

228

 

110

 

118

 

228

 

 

 

 

 

18

 

Hải Phòng

 

13

 

11

 

 

 

 

 

2

 

216

 

59

 

157

 

198

 

 

 

18

 

19

 

Hà Tây

 

14

 

12

 

2

 

 

 

 

 

324

 

24

 

300

 

315

 

9

 

 

 

20

 

Hải Dương

 

12

 

10

 

 

 

2

 

 

 

263

 

24

 

239

 

232

 

31

 

 

 

21

 

Hưng Yên

 

10

 

10

 

 

 

 

 

 

 

160

 

12

 

148

 

160

 

 

 

 

 

22

 

Thái Bình

 

8

 

8

 

 

 

 

 

 

 

285

 

13

 

272

 

285

 

 

 

 

 

23

 

Nam Định

 

10

 

10

 

 

 

 

 

 

 

226

 

24

 

202

 

226

 

 

 

 

 

24

 

Hà Nam

 

6

 

6

 

 

 

 

 

 

 

114

 

10

 

104

 

99

 

15

 

 

 

25

 

Ninh Bình

 

8

 

5

 

 

 

3

 

 

 

142

 

17

 

125

 

88

 

51

 

3

 

26

 

Thanh Hoá

 

27

 

10

 

6

 

4

 

7

 

630

 

48

 

582

 

325

 

210

 

95

 

27

 

Nghệ An

 

19

 

9

 

 

 

4

 

6

 

466

 

34

 

432

 

266

 

106

 

94

 

28

 

Hà Tĩnh

 

10

 

6

 

 

 

4

 

 

 

262

 

18

 

244

 

192

 

70

 

 

 

29

 

Quảng Bình

 

7

 

2

 

2

 

2

 

1

 

152

 

15

 

137

 

95

 

31

 

26

 

30

 

Quảng Trị

 

9

 

3

 

4

 

1

 

1

 

137

 

17

 

120

 

94

 

21

 

22

 

31

 

T. Thiên Huế

 

9

 

4

 

3

 

1

 

1

 

150

 

27

 

123

 

106

 

22

 

22

 

32

 

TP Đà Nẵng

 

7

 

6

 

 

 

 

 

1

 

47

 

33

 

14

 

44

 

3

 

 

 

33

 

Quảng Nam

 

14

 

8

 

 

 

2

 

4

 

217

 

22

 

195

 

121

 

42

 

54

 

34

 

Quảng Ngãi

 

13

 

7

 

 

 

 

 

6

 

179

 

15

 

164

 

98

 

24

 

57

 

35

 

Bình Định

 

11

 

7

 

1

 

1

 

2

 

152

 

25

 

127

 

108

 

23

 

21

 

36

 

Phú Yên

 

7

 

4

 

 

 

3

 

 

 

101

 

14

 

87

 

58

 

40

 

3

 

37

 

Khánh Hoà

 

8

 

5

 

 

 

2

 

1

 

131

 

24

 

107

 

105

 

22

 

4

 

38

 

Ninh Thuận

 

4

 

3

 

 

 

 

 

1

 

55

 

11

 

44

 

28

 

10

 

17

 

39

 

Bình Thuận

 

9

 

3

 

 

 

5

 

1

 

111

 

18

 

93

 

49

 

46

 

16

 

40

 

Gia Lai (1)

 

12

 

 

 

 

 

 

 

12

 

167

 

18

 

149

 

 

 

11

 

156

 

41

 

Kom Tum (1)

 

7

 

 

 

 

 

1

 

6

 

79

 

12

 

67

 

 

 

20

 

59

 

42

 

Đắc Lẵc (1)

 

18

 

 

 

 

 

 

 

18

 

204

 

27

 

177

 

3

 

28

 

173

 

43

 

Lâm Đồng (1)

 

11

 

 

 

 

 

3

 

8

 

135

 

29

 

106

 

7

 

32

 

96

 

44

 

TP Hồ Chí Minh

 

22

 

22

 

 

 

 

 

 

 

303

 

242

 

61

 

303

 

 

 

 

 

45

 

Đồng Nai

 

9

 

5

 

 

 

4

 

 

 

163

 

30

 

133

 

110

 

53

 

 

 

46

 

Bình Phước (2)

 

6

 

3

 

 

 

3

 

 

 

80

 

11

 

69

 

41

 

39

 

 

 

47

 

Bình Dương

 

7

 

7

 

 

 

 

 

 

 

79

 

13

 

66

 

79

 

 

 

 

 

48

 

Tây Ninh

 

9

 

4

 

 

 

5

 

 

 

90

 

11

 

79

 

78

 

12

 

 

 

49

 

Bà rịa Vũng Tàu

 

7

 

5

 

1

 

 

 

1

 

69

 

21

 

48

 

61

 

8

 

 

 

50

 

Long An

 

14

 

12

 

 

 

2

 

 

 

183

 

21

 

162

 

159

 

24

 

 

 

51

 

Đồng Tháp

 

11

 

8

 

 

 

3

 

 

 

139

 

19

 

120

 

66

 

73

 

 

 

52

 

Tiền Giang

 

9

 

7

 

 

 

2

 

 

 

163

 

19

 

144

 

130

 

33

 

 

 

53

 

An Giang

 

11

 

9

 

 

 

2

 

 

 

140

 

22

 

118

 

119

 

21

 

 

 

54

 

Bến Tre

 

8

 

8

 

 

 

 

 

 

 

158

 

15

 

143

 

158

 

 

 

 

 

55

 

Vĩnh Long

 

7

 

7

 

 

 

 

 

 

 

107

 

13

 

94

 

47

 

60

 

 

 

56

 

Trà Vinh

 

8

 

8

 

 

 

 

 

 

 

98

 

16

 

82

 

98

 

 

 

 

 

57

 

Cần Thơ

 

8

 

8

 

 

 

 

 

 

 

105

 

25

 

80

 

105

 

 

 

 

 

58

 

Sóc Trăng

 

7

 

7

 

 

 

 

 

 

 

98

 

17

 

81

 

98

 

 

 

 

 

59

 

Kiên Giang

 

13

 

4

 

 

 

7

 

2

 

111

 

21

 

90

 

23

 

74

 

14

 

60

 

Bạc Liêu

 

4

 

4

 

 

 

 

 

 

 

52

 

11

 

41

 

52

 

 

 

 

 

61

 

Cà Mau

 

7

 

3

 

 

 

4

 

 

 

77

 

16

 

61

 

41

 

36

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ghi chú: (1) Là các tỉnh vùng cao; (2) là các tỉnh miền núi

 


BIỂU 5

Các chỉ tiêu nhiệm vụ

(Kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-UB ngày 23 tháng 02 năm 2000 )

 

STT

 

 

Tỉnh thành phố

 

Cán bộ dân số huyện được tập huấn (người)

 

Số sổ hộ gia đình (sổ)

 

Số biểu báo cáo thống kê

(biểu)

 

Số bao cao su phải mua (1000 bao)

 

Số người được điều trị phụ khoa (người)

 

Cán bộ y tế được đào tạo đặt vòng

(người)

 

Số CTV

được đào tạo bảng kiểm

(người)

 

Số băng Video

Audio được nhân bản

(băng)

 

 

 

Tổng cộng

 

1,845

 

177,354

 

4,039,660

 

11,167

 

474

 

159

 

17,633

 

69,260

 

1

 

Lai Châu

 

30

 

2,357

 

54,496

 

159

 

5

 

 

 

236

 

1,055

 

2

 

Sơn La

 

30

 

3,076

 

70,893

 

190

 

6

 

 

 

308

 

1,334

 

3

 

Lào Cai

 

30

 

2,754

 

63,558

 

476

 

5

 

 

 

275

 

1,210

 

4

 

Yên Bái

 

27

 

2,754

 

63,491

 

-

 

5

 

 

 

275

 

1,184

 

5

 

Hà Giang

 

30

 

2,815

 

64,954

 

-

 

6

 

 

 

282

 

1,267

 

6

 

T.Quang

 

18

 

2,219

 

51,081

 

254

 

6

 

 

 

222

 

937

 

7

 

Cao Bằng

 

33

 

2,861

 

66,062

 

63

 

4

 

 

 

286

 

1,279

 

8

 

Lạng Sơn

 

33

 

3,504

 

80,732

 

317

 

5

 

 

 

344

 

1,487

 

9

 

Bắc Cạn

 

21

 

1,867

 

43,060

 

95

 

2

 

 

 

187

 

822

 

10

 

T. Nguyên

 

27

 

2,916

 

66,731

 

381

 

7

 

 

 

287

 

1,174

 

11

 

Hoà Bình

 

30

 

3,244

 

74,726

 

222

 

5

 

10

 

324

 

1,403

 

12

 

Q. Ninh

 

39

 

2,933

 

67,378

 

447

 

4

 

10

 

293

 

1,221

 

13

 

B Giang

 

30

 

3,830

 

86,978

 

357

 

11

 

 

 

383

 

1,444

 

14

 

Bắc Ninh

 

24

 

1,771

 

41,183

 

-

 

7

 

 

 

177

 

818

 

15

 

Phú Thọ

 

36

 

4,132

 

94,980

 

357

 

9

 

14

 

423

 

1,740

 

16

 

Vĩnh Phúc

 

21

 

2,484

 

56,600

 

-

 

9

 

10

 

245

 

970

 

17

 

Hà Nội

 

36

 

4,136

 

93,404

 

-

 

10

 

10

 

414

 

1,488

 

18

 

Hải Phòng

 

39

 

3,079

 

71,811

 

-

 

15

 

 

 

308

 

1,426

 

19

 

Hà Tây

 

42

 

4,666

 

108,250

 

-

 

17

 

 

 

467

 

2,084

 

20

 

Hải Dương

 

36

 

3,598

 

84,133

 

-

 

15

 

 

 

360

 

1,698

 

21

 

Hưng Yên

 

30

 

2,304

 

53,497

 

-

 

12

 

 

 

230

 

1,060

 

22

 

Thái Bình

 

24

 

3,899

 

90,835

 

-

 

15

 

 

 

390

 

1,790

 

23

 

Nam Định

 

30

 

3,580

 

82,048

 

-

 

12

 

 

 

358

 

1,456

 

24

 

Hà Nam

 

18

 

1,642

 

38,204

 

-

 

7

 

 

 

164

 

744

 

25

 

Ninh Bình

 

24

 

1,943

 

45,566

 

-

 

6

 

 

 

194

 

932

 

26

 

Thanh Hoá

 

81

 

9,330

 

215,395

 

643

 

23

 

 

 

933

 

4,050

 

27

 

Nghệ An

 

57

 

7,284

 

166,930

 

-

 

23

 

 

 

728

 

2,986

 

28

 

Hà Tĩnh

 

30

 

3,905

 

90,100

 

238

 

10

 

 

 

390

 

1,672

 

29

 

Q. Bình

 

21

 

2,266

 

52,385

 

167

 

6

 

 

 

222

 

982

 

30

 

Quảng Trị

 

27

 

1,928

 

45,130

 

95

 

3

 

 

 

193

 

912

 

31

 

T. Thiên Huế

 

27

 

2,484

 

46,801

 

500

 

5

 

 

 

248

 

990

 

32

 

TP.Đà Nẵng

 

21

 

1,036

 

23,270

 

-

 

3

 

 

 

104

 

352

 

33

 

Quảng Nam

 

42

 

3,335

 

76,818

 

-

 

7

 

 

 

332

 

1,412

 

34

 

Quảng Ngãi

 

39

 

2,947

 

67,537

 

286

 

8

 

10

 

288

 

1,204

 

35

 

Bình Định

 

33

 

3,272

 

72,789

 

381

 

7

 

 

 

321

 

1,022

 

36

 

Phú Yên

 

21

 

1,786

 

40,463

 

286

 

5

 

 

 

179

 

676

 

37

 

Khánh Hoà

 

24

 

2,170

 

49,629

 

-

 

4

 

 

 

214

 

866

 

38

 

N. Thuận

 

12

 

1,093

 

24,565

 

143

 

3

 

 

 

107

 

370

 

39

 

B. Thuận

 

27

 

2,022

 

45,884

 

357

 

6

 

10

 

200

 

756

 

40

 

Gia Lai

 

36

 

2,706

 

62,173

 

143

 

3

 

 

 

271

 

1,153

 

41

 

Kom Tum

 

21

 

1,208

 

28,102

 

95

 

1

 

 

 

116

 

556

 

42

 

Đắc Lẵc

 

54

 

3,726

 

84,695

 

238

 

7

 

 

 

362

 

1,439

 

43

 

Lâm Đồng

 

33

 

2,376

 

54,001

 

474

 

5

 

 

 

230

 

921

 

44

 

TP Hồ Chí Minh

 

66

 

7,854

 

171,651

 

-

 

15

 

15

 

785

 

2,038

 

45

 

Đồng Nai

 

27

 

4,049

 

88,656

 

556

 

6

 

10

 

405

 

1,068

 

46

 

B. Phước

 

18

 

1,350

 

30,628

 

-

 

3

 

 

 

135

 

510

 

47

 

B.Dương

 

21

 

1,403

 

31,703

 

-

 

4

 

 

 

140

 

544

 

48

 

Tây Ninh

 

27

 

2,040

 

45,255

 

206

 

6

 

 

 

199

 

630

 

49

 

Bà Rịa Vũng Tàu

 

21

 

1,483

 

32,953

 

190

 

4

 

10

 

148

 

484

 

50

 

Long An

 

42

 

2,635

 

61,579

 

254

 

8

 

10

 

264

 

1,238

 

51

 

Đồng Tháp

 

33

 

2,802

 

62,822

 

238

 

8

 

 

 

280

 

944

 

52

 

Tiền Giang

 

27

 

3,052

 

68,712

 

254

 

6

 

10

 

305

 

1,068

 

53

 

An Giang

 

33

 

3,577

 

78,283

 

286

 

15

 

10

 

358

 

950

 

54

 

Bến Tre

 

24

 

2,730

 

61,998

 

286

 

6

 

10

 

273

 

1,028

 

55

 

Vĩnh Long

 

21

 

2,003

 

45,194

 

159

 

6

 

 

 

200

 

712

 

56

 

Trà Vinh

 

24

 

1,835

 

41,514

 

106

 

6

 

 

 

176

 

668

 

57

 

Cần Thơ

 

24

 

3,312

 

71,077

 

220

 

12

 

10

 

311

 

698

 

58

 

Sóc Trăng

 

21

 

2,258

 

49,919

 

190

 

9

 

 

 

226

 

658

 

59

 

K. Giang

 

39

 

2,557

 

56,789

 

381

 

14

 

 

 

249

 

796

 

60

 

Bạc Liêu

 

12

 

1,313

 

28,656

 

159

 

4

 

 

 

131

 

352

 

61

 

Cà Mâu

 

21

 

1,866

 

40,953

 

317

 

8

 

 

 

187

 

532

 

 


BIỂU 6

Kế hoạch đầu tư phát triển năm 2000

(Kèm theo Thông tư số 01/2000/TT-UB ngày 23 tháng 02 năm 2000)

 

STT

 

Tỉnh thành phố

 

Số trung tâm dân số tỉnh được đầu tư

 

Số phòng dịch vụ và TGT dân số được

nâng cấp cải tạo

 

Ghi chú

 

1

 

Hà Nội

 

 

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

2

 

Hải Phòng

 

 

 

 

 

 

 

3

 

TP Hồ Chí Minh

 

 

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

4

 

Bà Rịa Vũng Tầu

 

 

 

1

 

 

 

5

 

Đà Nẵng

 

 

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

6

 

Hà Tây

 

 

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

7

 

Nam Định

 

 

 

1

 

 

 

8

 

Hà Nam

 

 

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

9

 

Hải Dương

 

1

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

10

 

Hưng Yên

 

1

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

11

 

Thái Bình

 

1

 

 

 

 

 

12

 

Long An

 

1 trung tâm DS tỉnh hoàn thành

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

13

 

Tiền Giang

 

 

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

14

 

Bến Tre

 

1

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

15

 

Đồng Tháp

 

 

 

 

 

 

 

16

 

Vĩnh Long

 

1 trung tâm DS tỉnh hoàn thành

 

 

 

 

 

17

 

An Giang

 

1 trung tâm DS tỉnh hoàn thành

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

18

 

Kiên Giang

 

1

 

 

 

 

 

19

 

Cần Thơ

 

1

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

20

 

Bạc Liêu

 

 

 

 

 

 

 

21

 

Cà Mau

 

 

 

 

 

 

 

22

 

Trà Vinh

 

1 trung tâm DS tỉnh hoàn thành

 

 

 

 

 

23

 

Sóc Trăng

 

 

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

24

 

Bắc Ninh

 

 

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

25

 

Vĩnh Phúc

 

 

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

26

 

Ninh Bình

 

1

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

27

 

Thanh Hoá

 

 

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

28

 

Nghệ An

 

 

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

29

 

Hà Tĩnh

 

1

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

30

 

Quảng Bình

 

 

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

31

 

Quảng Trị

 

1

 

3

 

3 phòng TGT hoàn thành

 

32

 

T. Thiên Huế

 

 

 

3

 

3 phòng TGT hoàn thành

 

33

 

Bình Thuận

 

 

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

34

 

Đồng Nai

 

 

 

 

 

 

 

35

 

Bình Dương

 

 

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

36

 

Tây Ninh

 

1 trung tâm DS tỉnh hoàn thành

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

37

 

Quảng Nam

 

 

 

3

 

3 phòng TGT hoàn thành

 

38

 

Bình Định

 

 

 

4

 

4 phòng TGT hoàn thành

 

39

 

Khánh Hoà

 

 

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

40

 

Quảng Ngãi

 

1

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

41

 

Phú Yên

 

1

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

42

 

Ninh Thuận

 

1

 

 

 

 

 

43

 

Bắc Giang

 

 

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

44

 

Phú Thọ

 

 

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

45

 

Bình Phước

 

1 trung tâm DS tỉnh hoàn thành

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

46

 

Bắc Cạn

 

1 trung tân DS tỉnh hoàn thành

 

 

 

 

 

47

 

Thái Nguyên

 

 

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

48

 

Cao Bằng

 

 

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

49

 

Lạng Sơn

 

1

 

 

 

 

 

50

 

Tuyên Quang

 

 

 

 

 

 

 

51

 

Hà Giang

 

 

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

52

 

Yên Bái

 

1

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

53

 

Lao Cai

 

 

 

 

 

 

 

54

 

Hoà Bình

 

1

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

55

 

Sơn La

 

 

 

2

 

2 phòng TGT hoàn thành

 

56

 

Lai Châu

 

 

 

 

 

 

 

57

 

Lâm Đồng

 

 

 

 

 

 

 

58

 

Gia Lai

 

1

 

 

 

 

 

59

 

Đắc Lắc

 

 

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

60

 

Kon Tum

 

1

 

 

 

 

 

61

 

Quảng Ninh

 

 

 

1

 

1 phòng TGT hoàn thành

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE NATIONAL COMMITTEE FOR POPULATION AND FAMILY PLANNING
------------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------
No.01/2000/TT-UB
Hanoi, February 23, 2000
 
CIRCULAR
GUIDING THE 2000 PLAN FOR POPULATION AND FAMILY PLANNING PROGRAM
In order to uniformly and simultaneously carry out the program activities and mobilize to the utmost the efforts of the entire society for achieving the substitute birth rate by 2005 at the latest, 10 years before the deadline set in the resolution of the fourth Party plenum; Pursuant to Decisions No.531/TTg of August 8, 1996 and No.05/1998/QD-TTg of January 14, 1998 of the Prime Minister on management of the national target programs and Decision No.240/1999/QD-TTg of December 29, 1999 of the Prime Minister, Decision No.123/1999/QD-BKH of December 29, 1999 of the Minister of Planning and Investment, Decision No.90/1999/QD-BTC of December 29, 1999 of the Minister of Finance on the assignment of plan targets and 2000 State budget estimates, the National Committee for Population and Family Planning hereby guides the plan for the population and family planning program as follows:
Part One
PLAN TARGETS AND 2000 BUDGET ESTIMATES
I. PLAN TARGETS
1. Reducing the birth rate.
To strive to achieve and surpass the norm of the State plan approved by the National Assembly, in which the average national birth rate reduces by 0.5%o. To achieve the national target, the Prime Minister has authorized the Minister of Planning and Investment to assign the birth rate reduction target to each locality in the above-mentioned decision.
The natural population growth rate, the rate of third or more childbirth and the reduction of the third or more childbirth rate are important guiding targets, serving as bases for accurate evaluation of efforts and achievements of each locality.
2. The number of new users of contraceptive methods
The number of new users of contraceptive methods is the guiding norm aimed to encourage localities to strive to achieve it and take initiative in balancing means, human resources and allocated fund. The new users of contraceptive measures include persons who are supplied contraceptive devices free of charge and persons who buy contraceptive devices or pay the family planning service charges by themselves.
3. The percentage and number of modern contraceptive method users
To strive to increase the percentage and number of modern contraceptive method users, which shall serve as basis of confidence in achieving the birth rate reduction objective. In order to increase the percentage and number of modern contraceptive method users in a sustainable manner, the increase of the number of new users of contraceptive methods shall be coupled with the maintenance of the number of continued users of contraceptive methods and the drop-out rate reduction to the lowest level.
To achieve the above objectives, the quality of the program activities should be raised, including the switch from the method of approach to that of consultancy and dialogue in the propagation and mobilization work; the family planning services must be ensured with safety and conveniene in order to meet the demand of the contraceptive method users; the rate of complications and failure shall be reduced; the modern contraceptive method users shall be managed in order to help and advise them directly (managing the subjects according to Decision No.138/UB/QD, Official Dispatch No.280/1998/UB-KHCS of April 21, 1998 and Official Dispatch No.752-UB/KHCS of October 13, 1999 of the National Committee for Population and Family Planning, guiding the regime of preliminary recording and statistical reporting on population and family planning).
4. Obligatory targets
Apart from targets which directly affect the birth rate reduction objectives guided above, the National Committee for Population and Family Planning provides guidance on obligatory targets regarding the work volume to be done for the program activities and the work volume to be done in capital construction.
5. Other norms
In order to achieve the quality targets, for the immediate future to apply synchronous measures in order to reduce the rate of abortion, particularly for minors; to reduce the infertility rate; to reduce the gynecological patient percentage and reduce the rate of physically and mentally handicapped population to the lowest level. To achieve the above targets, it is necessary to gather adequate and accurate information; monitor, guide and advise highly vulnerable subjects and help them apply technical measures.
For the population and family planning targets, the district/commune/ward administrative units shall serve as basis for calculation of activity expenses of localities.
6. Target management mechanism.
The targets on birth rate reduction, natural population growth rate, the third or more childbirth rate and the reduction thereof, the number of new users of contraceptive methods and the percentage and number of modern contraceptive method users are the minimum guiding targets serving as basis for evaluation of the achievement and emulation; the obligatory targets constitute factors guaranteeing the carrying out of program activities. Localities take initiative in elaboration of targets at higher levels and in administering them suitably to the practical situation during the course of implementation.
As 2000 is the first year to realize the targets on reduction of abortion rate, infertility rate, the gynaelogical rate and of the physically and mentally handicapped population, the National Committee for Population and Family Planning has yet guided the volumes of such targets. Localities should gather accurate data on absolute figures and elaborate projected targets and report them to the National Committee for Population and Family Planning for use as basis for evaluation of the achievements and emulation.
II. 2000 BUDGET ESTIMATES
The investment capital for the population-family planning program is formed from the sources:
1. The State budget capital (divided into central budget and local budget; domestic capital, foreign loan capital and aid; development investment capital and public-service capital);
2. Domestic credit capital;
3. Capital mobilized from organizations and individuals; and
4. Other revenues as prescribed by the State.
The above-said capital sources shall be managed and used according to the State Budget Law and the documents guiding the implementation thereof.
1. The central budget
In 2000, the central budget invested in the national target program on population and family planning represents 410,000 million VND, including the following capital sources and management forms:
Calculation unit: Million VND
 
Total
Development investment capital
Public- service capital
Notes
Total
410,000
30,000
380,000
 
1. Loan capital
130,000
 
130,000
Implemented by the Population- Family Health
2. Aid capital
25,000
 
25,000
Project implemented by Central Government
3. Domestic budget
255,000
30,000
255,000
According to guidance for implementation organization
- Implemented by the Central Government
45,516
5,900
39,616
 
- Implemented by provinces, centrally- run cities
209,484
24,100
185,384
 
1.1. Loan capital
Capital borrowed from the World Bank and the Asian Development Bank as public-service capital shall be 130 billion VND for the implementation of project contents under separate guidance by the Board of Management of the Population and Family Health Project. Besides, the loan capital from the World Bank and the Asian Development Bank shall also include the development investment capital, which is 70 billion VND assigned by the Government as the capital construction funding source to the National Committee for Population and Family Planning for investment in the construction of health establishments in 20 provinces covered by the Population and Family Health Project.
1.2. Aid capital
The bilateral and multilateral aid capital from international organizations, various governments and non-governmental organizations shall be 25 billion VND for carrying out project activities according to specific tempo (aid projects directly managed by the National Committee for Population and Family Planning do not include aid projects of the ministries, branches, central mass organizations and localities concerning the field of population and family planning). Aid projects supply such things to localities as: contraceptive devices (condoms, IUD, contraceptive injections, implants, pills); essential drugs and communication documents.
1.3. Domestic capital
The domestic capital invested by the Central Government in the population-family planning program is 255 billions VND, including 30 billion VND of development investment capital and 225 billions VND of public-service capital. The domestic capital can only ensure the minimum spending level for carrying out major and urgent activities of the program as guided in detail in section below.
2. Local budget
The local budget includes the following capital sources: The local fund, the aid capital and foreign loan capital for direct investment in the population- family planning program in localities. The local funds for additional investment in the achievement of objectives and the implementation of policies and regimes of localities as well as additional activities and work suitable to the social situation and geographical conditions of each locality shall be decided by the People?s Committees of provinces and centrally-run cities with a view to successfully achieving the objectives of the 2000 plan.
3. Fund distribution and use principles
To publicly distribute the entire resources right from the beginning of the year and distribute almost all funds to localities where the major activities of the program take place shall be the basic principle of the population- family planning program in distribution of funds. The fund distribution shall be based on the objectives, plan norms and specific activities of the program as well as the policies and regimes ensured for the contingent of population personnel, the contraceptive device suppliers and users.
The funds of the population- family planning program shall be distributed to localities so that the provincial/municipal People?s Committees can decide the concrete fund amounts for the achievement of objectives, plan norms as well as for activities and ensuring policies and regimes for contingent of population personnel and the contraceptive device suppliers and users according to regulations of the central and local administration. The distribution, management and use of funds by local authorities must comply with the objectives and current financial regimes of the State.
The population- family program?s fund shall be allocated to ministries, branches, central-level mass organizations for organizing research, experimental, preliminary review and review activities, guidance of local agencies, branches and mass organizations; for the production of sample communication products; for directly carrying out activities and inspection of implementation by all levels (the ministries, branches and mass organizations at the central level shall not have to allocate funds to local agencies, branches and mass organizations).
The management and use of funding sources shall comply with the State Budget Law, the documents guiding the enforcement of the budget law, the current financial regimes and regulations on spending levels for a number of particular contents of the population-family planning program in Joint Circular No.67/1998/TTLT/BTC-UBQGDS of May 18, 1998 of the Ministry of Finance and the National Committee for Population and Family Planning. The allocation, settlement and supervision of the use of funds shall comply with the liability contract between the agency managing the program and the organization or unit conducting the program activities and with the time schedule for carrying out the activities stated in the signed liability contract.
Part Two
ORGANIZING THE IMPLEMENTATION OF THE POPULATION- FAMILY PLANNING PROGRAM
I. RAISING THE MANAGEMENT CAPABILITY (VDS-01)
1. Sterilization policy
Sterilization is a long-term contraceptive measure with highest contraceptive effect, but the organization of the application thereof is very difficult and complicated. In order to reduce difficulties in achieving this norm, the sterilization policy of the central government is prescribed as follows:

Content
Calculation unit
Plan level
Total:
VND/case
176,000
+ Sterilization volunteer
VND/case
136,000
- Feeding-up allowance to sterilized person
VND/case
100,000
- Healthcare insurance card
VND/case
36,000
+ Fund for implementation organization (national average)
VND/case
30,000
- Mountain and Central Highland provinces
VND/case
40,000
- Northern and Coastal Central Vietnam
VND/case
30,000
- Delta provinces and centrally run cities
VND/case
25,000
+ Complication allowance (estimated average)
VND/case
10,000
1.1. Feeding-up allowance regime
In order to compensate for the sterilization volunteers who have to take leave for sterilization and to improve their health for quick return to work, the regime of 100,000 VND- allowance for each sterilization volunteers shall continue to apply. Sterilization volunteers are persons who are in the fertility age bracket, have already got the desired number of children and volunteer to have sterilization.
1.2. Insurance for health care to sterilization volunteers
To care for the health of sterilized persons and timely handle complication (if any), the sterilized persons shall be provided with insurance cards for healthcare in 1 year right after the surgery. The provision of insurance cards for sterilized persons in 2000 shall be effected in the two following forms:
1. Continuing to buy the insurance cards from Bao Viet (Vietnam Insurance) and supply them to 55 provinces and cities;
2. Allocating funds for purchase of health insurance cards to 6 provinces and cities (Thai Nguyen, Hung Yen, Hai Phong, Quang Tri, Binh Phuoc and Soc Trang) at the level of 36,000 VND/person/year.
1.3. Organizing the sterilization
The sterilization fund shall include amounts of expense for:
1. Commune Population- Family Planning committees to make lists of persons registering the sterilization, rally subjects and prepare necessary conditions;
2. The transportation of sterilization volunteers from rallying places to sterilization centers or the transportation of mobile family-planning services teams to technical clusters for sterilization;
3. Payment to persons tending the sterilized persons in the surgical places or at home;
4. Payment to collaborators who manage the residence places of sterilized persons for post-sterilization supervision, guidance and assistance.
1.4. Complication allowances
Where sterilized persons get complications after the insurance period or IUD users get complications they shall be provided with fund for handling complications depending on each specific case in term of hospital fees, essential drugs, expenses for technical solutions, travel and difficulties (if any). On the basis of regular vouchers, localities shall make the payment and settle the complications allowance fund in the total funds already allocated to localities.
2. Encouragement policy
2.1. Incentives for communities
Communities are encouraged to respond to the campaign "Stopping at two children for better rearing and education". Communes and wards which recorded achievement in 1999 in lowering the rate of third or more childbirth, increasing the number of contraceptive method users, having the lowest rate of third or more childbirth for many consecutive years. The incentive level is 2 million VND/commune and the number of communes awarded is equal to the number of districts of each province; but it is not necessary that every district has a commune awarded if such commune has no achievements more outstanding than other communes in other districts. The incentive fund is reserved to support public facilities in service of the communities.
2.2. Incentives for collectives and individuals
Collectives and individuals are encouraged to actively participate in the population- family planning activities. To timely encourage collectives and individuals that have recorded achievements in the population- family planning activities, an average fund of 1 million VND/district shall be allocated from the central fund, which shall be used together with the local reward funds to reward collectives and individuals with achievements in the population-family planning activities in the provinces and cities.
3. Management of the commune/ward-level population- family planning programs
To strengthen the commune/ward population committees in term of their organizational apparatus, operation modes, while raising the professional qualification of population officials in communes and wards, regarding the population and development contents, management level, propaganda skills so as to make the population activities more efficient. The fund for management of commune/ward level population- family planning programs shall be used as follows:

Content
Calculation unit
Plan level (VND)
Average fund for a commune/year
Commune/year
5,815,000
1. Remuneration for full-time officials
 
 
+ High-mountain, island communes
Person/month
192,000
+ Deep-lying, low- lying communes
Person/month
184,000
+ Midland, coastal communes
Person/month
176,000
+ Delta communes
Person/month
168,000
+ Communes and wards of provincial capitals, cities
Person/month
160,000
2. Remuneration for collaborator
Person/month
20,000
3. Management expenses (preliminary review, review, stationary, monthly briefing
Commune/year
360,000
3.1. Remunerations for commune/ward full-time population and family planning officials
The monthly remuneration for commune/ward full-time population- family planning official in order to help them well perform their functions and tasks have been prescribed in Circular No.37/UB/KHCS of January 28, 1993 of the National Committee for Population and Family Planning. Such full-time officials shall be selected by the commune Population-Family Planning Committees according to the prescribed functions, tasks and criteria and the district Population- Family Planning Committees shall evaluate their capabilities and criteria before signing contracts with them. Due to variance in specific regulations of each locality and the living standards between localities, the monthly remuneration levels for the full-time officials shall apply as follows:
+ For localities where the full-time officials are listed as a professional title of the commune under the Government?s Decree No.09/1998/ND-CP of January 23, 1998, the fund shall be supplemented in order to ensure that the full-time officials? remuneration levels correspond to those of other branches in the commune.
+ For localities where the full-time officials are State employees, who have been salaried and the funds allocated by the central authorities are not used as payment but only as part of remuneration to the full-time personnel, the remainder of the funds shall be used to increase the remuneration level for collaborators or the operation fund of the commune Population Committees.
+ For localities where the model "population- family health personnel" of the Population- Family Planning project is experimented, who have enjoyed remunerations, and where the funds allocated by the central authorities are not used as payment to the full-time personnel or the collaborators selected as the "population- family planning personnel" and do not cover the expenses for operations of the commune Population Committees, such funds shall be used to step up the program activities under the decisions of the provincial authorities.
+ For personnel who are nominally full-time officials but actually part-time officials and have already enjoyed salaries or remunerations of other branches (health, education, women?s organization, youth organization...), the reasonable remuneration levels shall be prescribed, depending on the quality and efficiency of their work performance, in order to mobilize the active participation of the contingent of grassroots officials.
3.2. Support for population- family planning collaborators
To render support for those who voluntarily and enthusiastically work as population- family planning collaborators to participate in the propagation, mobilization, consultancy, distribution of non-clinical contraceptive devices and management of family planning practicers, to well observe the regime of information and statistical reporting on population and family planning. The number of collaborators for each commune depends on its population size and geographical characters. In order to expand the integration of the population- family planning work, officials from other branches (who meet the prescribed criteria) may be arranged for their participation as collaborators so as, on the one hand, to create the sustainability of the community-based programs and, on the other hand, increase income for the collaborators.
3.3. Operation of the commune/ward Population Committees
The commune Population Committees shall be provided with monthly briefing fund for exchange of experiences in work, reporting on birth and death data and the number of contraception practicers, review of work performance in the month and work to be done in the following month, procurement of stationary in service of activities and recording of information, forms of reports by communes and collaborators.
4. Professional training, fostering and improvement
4.1. Basic population training courses
Trainees shall include population officials of the provincial and district levels, of central committees and branches, who shall study in three-month refresher courses at Hanoi National Economics University and Ho Chi Minh City Economics University. The training fund shall be provided by the National Committee for Population and Family Planning while the expenses for travel from the trainees? working places to the training places and vice versa shall be paid by the agencies which send the trainees to the courses.
4.2. Professional training and fostering
Trainees shall include commune and district full-time population personnel, leading officials of the district Population- Family Planning Committees. The average training duration for such subjects shall be three days and the average training fund for such a subject is 230,000 VND. The professional training shall cover such contents as statistics, planning, accountancy, supervision, evaluation, family planning service management and communications skills, which shall be integrated into the specific training program set by the provincial Population-Family Planning Committees under the guidance of the National Committee for Population and Family Planning.
The National Committee for Population and Family Planning organizes professional training and fostering for full-time personnel of provinces and cities on statistics, planning, accountancy, supervision, evaluation, family planning service management and communication skills as well as the population development contents. The training contents cover specialized intensive and new matters as well as the management mechanism. The expenses for the trainees? meals, accommodation and travel from their working places to the training places and vice versa shall be covered by the agencies which send them for training.
5. Investigation, survey, supervision, evaluation
5.1. Supervision and evaluation
Inter-branch supervision and evaluation of current activities shall be conducted regularly from the central to local level so as to right in time the errors with a view to achieving the set objectives. The fund amounts shall be allocated to provinces and cities according to annual plans as follows:
Average population
Calculation unit
Plan level
+ Provinces with a population of under 2 million
Million VND/ province
20
+ Provinces with a population of from 2 to under 3 million
Million VND/ province
25
+ Provinces with a population of over 3 million
Million VND/ province
30
In order to evaluate the results, efficiency and impacts of activities on the program objectives and evaluate the implementation of the State?s undertakings and policies on population and family planning by various levels, which shall serve as basis for administration and management of the program, the objectives of the annual evaluation shall comply with the guidance of the National Committee for Population and Family Planning.
5.2. Investigation, survey, research
In order to serve the management of the population- family planning program nationwide with efficiency and high quality, the research units and localities shall register their demands for investigation, survey and research with the Research, Information and Population Data Center of the National Committee for Population and Family Planning.
For 2000, a fund of 1.3 billion VND has already been allocated to the General Department of Statistics in order to conduct investigation for sample selection of population-family planning norms and adjust annual data according to the results of the April 1, 1999 general census. The provincial/ municipal Population and Family Planning Committees shall coordinate with the local Statistical Departments in the implementation in order to gather information and figures for the evaluation of the program?s results in the localities.
5.3. Contents of expenses for investigation, survey, evaluation.
The expenses for investigation, survey and evaluation shall comply with Inter-ministerial Circular No.49-TC-KHCN of July 1st, 1995 of the Ministry of Finance and the Ministry of Science, Technology and Environment on the regime of expenses for research and development activities, including:
1. Elaboration of investigation and evaluation plan;
2. Gathering information and paying for the supplied of information;
3. Designing the questionnaires and evaluation cards;
4. Travel to and fro for investigation, evaluation and re-examination;
5. Expenses for meals and accommodation;
6. Allowances for investigation and evaluation officials;
7. Processing data;
8. Remunerations report on results of investigation and evaluation;
9. Organizing the checking and acceptance of investigation, survey and evaluation results.
6. Management and administration information
6.1. Management information
To ensure the timely and accurate supply of information and figures in service of the work of management and administration of the population- family planning program by various management levels, in 2000, the family household books shall be re-printed for use in 2001 thru 2005, and the book contents shall comply with the guidance of the National Committee for Population and Family Planning. The planned levels of fund allocated to management information shall be calculated all together for a commune population collaborator averagely as follows:

Content
Calculation unit
Plan level
Average expense for 1 collaborator
VND/ collaborator
26,000
- Printing household books (1 book for each collaborator)
VND/ collaborator
6,000
- Data gathering, making statistical report, by collaborator
VND/ collaborator
16,000
- Printing forms of reports, cards, management books
VND/ collaborator
4,000
The fund for management information shall cover: the printing of family household books, the printing of statistical report forms under Decision No. 138/UB-QD, documents, cards, management books (voluntary sterilization cards, contraceptive device using cards...) and the payment to the population collaborators for gathering and making monthly, quarterly statistical reports on population and family planning.
6.2. The work of investigation and inspection
The work of investigation and inspection of cases, matters and activities related to the population- family planning activities at all levels shall be intensified, particularly the investigation and inspection of the use of resources (expense for this work has already been included in the administrative funds of all levels).
II. RAISING THE EFFICIENCY OF THE FAMILY PLANNING SERVICES (VDS-02)
1. Contraceptive devices
1.1. Intra-uterus device (IUD)
The clinical test of the intra-uterus device TCu 380A of India was preliminary reviewed in the mid-term report; yet, as the import of intra-uterus devices takes time, the TCu 380A intra-uterus devices may run short in the early months of 2000. Localities should take initiative in regulating IUDs of various types and among services-providing units; in case of shortage of IUDs, such should be reported to the National Committee for Population and Family Planning for study and handling.
1.2. Condoms supplied free of charge:
The percentages of free-of- charge supply of condoms from the central budget are 40% for northern mountain provinces and Central Highlands; 30% for northern and coastal Central Vietnam; 20% for eastern South Vietnam and the Mekong River delta. The recipients of condoms free of charge are people of ethnic minorities in mountain provinces, Khmer ethnic minority, poor deep-lying and remote communes, that have registered the use thereof for contraception. In 2000, the National Committee for Population and Family Planning shall use aid capital and other sources of fund for the purchase of condoms and supply them to provinces under the UNFPA, JICA projects (Nghe An) and a number of difficult localities (planned to notify separately). Other localities shall be given funds to buy condoms and supply them to the above-mentioned subjects.
1.3. Social marketing condoms
The social marketing condoms shall be sold to 100% of the subjects who who have demand for use of contraceptive methods and other demands through the population- family planning system and trade networks of the provinces and cities. Units performing the social marketing of condoms are DKT organization, the project for social marketing of contraceptive devices and Project VIE/97/P16 of the National Committee for Population and Family Planning. The mode of supply to agents and retailers shall comply with separate guidance of the social marketing projects.
1.4. Free-of- charge contraceptive pills
Contraceptive pills are supplied free of charge to the users by medical workers and population collaborators. The suppliers must be trained in the use of questionnaires on the health of users according to teaching materials compiled by the Ministry of Health and the National Committee for Population and Family Planning. The supply of contraceptive pills free of charge shall comply with the guidance in Official Dispatch No.5328/BMTE of August 1st, 1995 of the Ministry of Health and be subjected to the regime of reporting on the use of contraceptive devices at the request of the projects managing contraceptive pills and the National Committee for Population and Family Planning.
1.5. The social marketing contraceptive pills
The supply of social marketing contraceptive pills continues to expand to cities, provincial capitals and delta provinces and the social marketing project of the National Committee for Population and Family Planning shall implement this. The mode of supply to agents and retailers shall comply with the separate guidance of the projects on social marketing of contraceptive pills.
1.6. Contraceptive injections and implants
The supply of the contraceptive injection of type DMPA and contraceptive implants shall continue in provinces where they are being used and expand to a number of localities where exists the demand therefor and the conditions for implementation at the proposal of the Ministry of Health.
2. Essential drugs and technical expenses
Quotas of essential drugs and instant materials for prevention of and combat against infections in family planning operations must be widely disseminated and publicly notified at family planning service establishments so that clients may supervise and receive the full quality and the proper essential drugs as prescribed. The fund for essential drugs, instant materials, technical expenses and management shall comply with the joint guidance of the Ministry of Health, the National Committee for Population and Family Planning and the Ministry of Finance.

List of techniques
Essential drugs
Technical and managerial expenses
Total
1. Male sterilization
28,111
18,500
46,611
- According to Official Dispatch No.4379/BMTE
28,111
3,000
31,111
- Condoms (20)
 
6,000
6,000
- Early pregnancy diagnosis
 
8,500
8,500
- Monitoring and consultancy
 
1,000
1,000
2. Female sterilization
58,325
13,500
71,825
- According to Official Dispatch No.4379/BMTE
58,325
4,000
62,325
- Early pregnancy diagnosis
 
8,500
8,500
- Monitoring and consultancy
 
1,000
1000
3. Placing uterus devices
9,838
3,000
12,838
- According to Official Dispatch No.4379/BMTE
9,838
2,000
11,838
- Monitoring and consultancy
 
1,000
1,000
4. Contraceptive injections
 
13,200
13,200
- Technical expenses
 
7,200
7,200
- Examination, injection, monitoring and consultancy
 
6,000
6,000
5. Abortion
18,361
3,000
21,361
- According to Official Dispatch No.4379/BMTE
18,361
3,000
21,361
6. Early fetus sucking-out
14,376
10,000
24,376
- According to Official Dispatch No.4379/BMTE
14,376
1,500
15,876
- Early pregnancy diagnosis
 
8,500
8,500
2.1. Contraceptive methods.
In 2000, the above-mentioned prescribed fund level for essential drugs and technical expenses shall continue to apply until the issuance of joint guidance by the Ministry of Health, the National Committee for Population and Family Planning and the Ministry of Finance because: On November 24, 1999, the Ministry of Health issued Decision No.3785/1999/QD-BYT promulgating the prescribed fund level for essential drugs and instant materials for prevention of and combat against infection in family planning operations, but the 2000 budget estimate of the national target program on population and family planning was made in August 1999 and has already been allocated according to plan, and the budget estimate according to the prescribed fund level could only be enough for essential drugs, instant materials, technical and management expenses under Official Dispatch 4379/YT-BMTE of July 2, 1998 of the Ministry of Health.
The National Committee for Population and Family Planning sent its Official Dispatch No.10/UB-KHCS of January 6, 2000 requesting the Ministry of Health to guide medical establishments to continue applying the prescribed fund level for essential drugs, instant materials and technical and management expenses as guided in Official Dispatch No.4379/YT-BMTE till the Government supplements fund to make up for the deficit according to the new prescribed levels specified in Decision No.3789/1999/QD-BYT after consulting the Ministry of Finance.
The prescribed fund level for essential drugs, instant materials, technical expenses and management shall apply to subjects that have registered the use of contraceptive methods in all provinces and cities. Particularly for 8 provinces under the UNFPA program, cycle V shall use essential drugs and instant materials of the aid project, and the domestic fund shall be added only with technical and management expenses (including expenses for electricity, petrol and oil for drying tools, soaps, instant materials, fabrics...) according to the above prescribed level.
Apart from technical and management expenses as prescribed in Official Dispatch No.4379/YT-BMTE, the National Committee for Population and Family Planning supplements a number of expenses for each contraceptive method as follows:
1. Sterilized males shall be additionally given 20 condoms, entitled to have their wives examined for early pregnancy, and expenses for collaborators and medical workers who provide post-sterilization monitoring and consultancy shall be covered;
2. Sterilized males shall get paid for their early pregnancy diagnosis and the expenses for pre- and post-sterilization monitoring and consultancy by collaborators and medical workers shall be covered;
3. Placing uterus devices shall get paid for pre- and post-placement monitoring and consultancy by collaborators and medical workers;
4. Contraceptive injection and implants shall get paid for the technical expenses for examination, injection, implant, and for pre- and post-injection/implant monitoring and consultancy by collaborators and medical workers.
2.2. Abortion, fetus sucking-out
Subjects volunteered to have their fetuses aborted or sucked out early shall be provided free of charge with essential drugs and services provided that they get pregnant while using clinical contraceptive methods (placing devices in uterus, sterilization, contraceptive injections and implants) and have family planning cards; people of ethnic minorities in mountain provinces and districts, people of Khmer stock and Catholic people shall have their abortion or fetus sucking-out at family planning services establishments run by the State.
Grounds for fund settlement shall be the list of persons having abortion and fetus sucking-out, made according to set form, enclosed with a sheet of family planning cards (placing uterus devices, sterilization, contraceptive injections and implants) to certify that the failure has been caused by the use of such contraceptive methods. If subjects are ethnic minority people or Catholic people, the list should clearly inscribe their full names, ethnicity and native places.
2.3. Allowances for family- planning surgery or minor-operations
The allowances for family planning surgery and minor operations shall comply with Inter-ministerial Circular No.01/TT-LB of January 24, 1992 of the Ministry of Health, the Ministry of Finance, the Ministry of Labor, War Invalid and Social Affairs on the regime of surgery allowances for medical workers and the regulation on classification of family planning minor operations, and the Prime Minister?s Decision No.794/TTg of December 5,1995 stipulating a number of particular allowance regime for medical officials and employees.
Calculation unit: VND
Description
Class III surgery
 
3 cases of placing uterus devices
2 cases of early fetus sucking-out
1 case of sterilization or safe abortion
Surgeon (or main operator)
7,500
7,500
7,500
Assistant surge-on (operator)
5,000
5,000
5,000
Helper
2,500
2,500
2,500
Localities which have been allocated funds from the sources of expenditure for the local health services shall not use the fund of the population- family planning program.
2.4. Gynecological treatment
For the sake of the clinical contraceptive method users and to contribute to the protection of mothers? health, particularly for groups of special subjects to contribute to natal healthcare for poor people in poor, deep-lying, remote communes, in 2000, the central budget shall provide support the treatment of common gynaetological diseases for women who have registered the IUD placement, sterilization, contraceptive injections or implants in various communication campaigns integrated with the family planning services in localities. The average calculation level is 8,000 VND/case.
2.5. Early pregnancy diagnosis
The early pregnancy diagnosis shall apply to the following subjects: sterilized females, wives of sterilized males, persons who have contraceptive devices placed in uterus, who have their fetus sucked out early, persons using clinical contraceptive methods, ethnic minority people in mountain provinces and districts, people of Khmer origin, Catholic people who doubt to have got pregnant and wish to have their fetuses sucked out early.
Expenses for early pregnancy diagnosis shall include fund for purchase of pregnancy testing sticks and service charges calculated according to contraceptive methods and early fetus sucking out. Where subjects are users of clinical contraceptive methods, ethnic minority people in mountain provinces and districts, people of Khmer origin, Catholic people who doubt to have got pregnant, who come to have their fetuses sucked out and early pregnancy diagnosis and get negative conclusions, separate lists shall be made for final settlement.
3. Family- planning service equipment
The family-planning service equipment shall be supplied by the aid projects and capital-borrowing projects while the domestic fund shall only invest in the provinces not covered by such projects. The list of categories and quantity of each type of equipment and tools shall comply with the uniform guidance of the Ministry of Health and the National Committee for Population and Family Planning.
4. Training in family planning services
4.1. Contraceptive pills inventory table
For communes where collaborators are assigned to supply contraceptive pills, training in contraceptive pills inventory table should be given to collaborators who have been neither trained therein nor got the certificates thereof, so as to ensure that 100% collaborators can participate in the supply of contraceptive pills. For communes where only medical workers undertake the supply, such training shall not be organized for collaborators, and the provincial Population and Family Planning Committees shall coordinate with the provincial Health Service in quickly assigning the collaborators the tasks of contraceptive pills supply. The training duration is 5 days and the prescribed average fund level for a collaborator is 120,000 VND.
4.2. Contraceptive injection and implant techniques
In order to effect the contraceptive injections and implants in rural and urban districts of 21 provinces and the provinces to be covered, the Population and Family Planning Committees of provinces shall coordinate with the health services and aid projects in organizing training courses on techniques, consultancy and propagation as well as mobilization for the use of contraceptive injections and implants. The training contents and subjects for each district shall comply with the guidance of enlarged projects on the use of contraceptive injections and implants.
4.3. Practicing the techniques of placing contraceptive devices, abortion and early fetus sucking out
The subjects includes assistant doctors, doctors and midwives of the establishments which have been equipped with technical rooms as well as family planning service equipment and tools or shall have their technical rooms upgraded and renovated. The training time shall be 4 to 6 weeks for both theoretical study and practice and the prescribed average fund level shall be 750,000 VND/person.
4.4. Practice of male and female sterilization
The subjects shall be doctors of the districts which have not yet got two surgeons to perform this technique. The training time shall be 6 to 8 weeks for both theoretical study and practice and the prescribed average fund level shall be 2 million VND/person.
For the above-mentioned practicing courses, depending on concrete conditions of each locality, the provincial Population- Family Planning Committees shall coordinate with the provincial Health Services in selecting the training establishments. After each course, examination must be organized and certificates shall be granted to trainees who satisfy the requirements and are allowed to perform the service techniques they have been trained in. The contents and materials on family planning techniques shall comply with the guidance of the Health Service, including the content of contraceptive method consultancy.
5. Other expenses
Other expenses including expense for reception, transportation and preservation of contraceptive devices, family planning equipment and tools, and expense for social marketing activities shall comply with guidance and the current regulations. The provinces should strictly abide by the regime of reporting and storing such devices enough to satisfy their respective contraception requirements for three months. Those provinces which run out of contraceptive devices before reporting such then request the urgent supply thereof shall have to pay the freight for such urgent supply to the central storehouse.
III. RAISING THE EFFICIENCY OF PROPAGANDA AND EDUCATION (VDS-03)
1. Regular communication activities in provinces, districts and communes
The prescribed fund level for regular communication activities in various localities according to their respective population size and geographical conditions shall be as follows:
Average population
Delta, midland, coastal
Mountainous, deep-lying, island
1. Provinces, cities
 
 
- Under 2 million people
60
70
- Over 2 million people
70
80
2. Urban and rural districts
 
 
- Under 200,000 people
5
6
- Over 200,000 people
6
7
3. Communes and wards
 
 
- Under 10,000 people
0,6
0,7
- Over 10,000 people
0,7
0,8
The regular communication activities in provinces, districts and communes shall include meeting in honor of the world population day and Vietnam population day; talks on specialized subjects to a group of audiences; organizing radio and television broadcasting, public-addressing; organizing film shows, video screenings and art performance; support for club activities, making slogans, repairing panel, posters; writing articles and news reports and buying information materials.
The prescribed fund levels for the above-mentioned localities shall include fund for communication activities of the population agencies, committees, mass organizations and mass media agencies. In order to raise the effect and quality of papers, magazines, radio stations, television stations, public addressing systems for the population-family planning work, the central budget shall render support for production of programs, payment of royalties to editors and announcers, and rewards to collectives and individuals that have good products for the population- family planning programs.
Fund is allocated to agencies, branches and mass organizations in the provinces and districts for the performance of the following tasks:
1. Communications activities experimented on each particular group of subjects;
2. Preliminary review, review, guidance, inspection and supervision of local and grassroots agencies and organizations;
3. Activities and tasks directly related to population and development within agencies and mass organizations in localities. (Provincial and district agencies and mass organizations shall not allocate fund to agencies and mass organizations at lower levels).
2. Intensifying communication activities in difficult localities
Localities meeting with difficulties in the population- family planning work are localities with high birth rate, high mountain and island regions, low-lying, deep-lying and far-flung areas, regions inhabited by ethnic minority people, by people of Khmer origin or Catholic people, coastal regions, regions with low living standards and populated communes of over 20,000 people or more.
In addition to the prescribed fund level for regular communication activities mentioned at Point 1, an average additional fund shall be allocated to each commune meeting with difficulties as follows:
Difficult localities
Calculation unit
Plan level
- Highland, island communes
VND/commune
1,400,000
- Low-/deep-lying, far-flung communes
VND/commune
900,000
- Communes of Khmer or Catholic people
VND/commune
600,000
- Coastal communes
VND/commune
400,000
- Communes with 20,000-plus inhabitants
VND/commune
500,000
Communication activities to be intensified in difficult localities shall include:
1. The communication campain integrated with the family planning services: Expenses for organizing the communication campaign shall cover surveys for inquiry into subjects, plan elaboration, campaign realization, decoration and means hiring, payment of allowances to participants, review of campaign. The prescribed fund level for a communication campaign shall be 3 millions VND for a high-mountain, island commune and 2.5 million VND for a low-/deep-lying or far-flung communes.
2. Mobile propagation to spread the campaign widely;
3. Seminars, talks, symposiums for each group of subjects;
4. Organizing competitions;
5. Increasing communications products;
6. Disseminating models of integrating the population issue with development in poor communes covered by approved projects. Expenses for the above activities shall comply with the guided items and current financial regimes. Particularly for high-mountain, island, low-lying, deep-lying communes and those with 20,000 inhabitants or more, the local administration may provide financial support for commune collaborators and full-time personnel who have to perform a larger volume of work and meet with difficulties in travel to and fro.
3. Production and duplication of communi-cation products
The sample communication products shall be produced by central and local agencies and branches on the order of the National Committee for Population and Family Planning. These products, after being selected, shall be assigned to localities for duplication, with 6 audio-tapes and 4 video tapes to each province and each district, and 6 audio tapes to each commune annually. Fund for duplication of communication products and other communication products shall be included in the loan capital source of the project "Population and Family Health".
The "Gia Dinh and Xa Hoi" (Family and Society) newspaper is a communication product, which, in 2000, the National Committee for Population and Family Planning shall continue to subscribe for (including 22% distribution charge) to supply them to localities, ensuring that each provincial/district/commune/ward Population- Family Planning Committee and each border post shall have one copy of the paper; particularly for low-lying, deep-lying, high-mountain and island communes, an additional copy shall be distributed to the head of the commune Population Committee. Localities shall use information on the paper for propagation and mobilization and at the same time send articles and new reports reflecting the situation and models of the population activities to and make comments on, the "Gia Dinh va Xa Hoi" newspaper.
Apart from the above-said volume, localities may use the fund for communication products production and duplication to subscribe for the "Gia Dinh va Xa Hoi" newspaper for distribution to units and organizations participating in propagation and mobilization.
4. Communication equipment and consultancy
Necessary equipment which have been supplied to communication units since 1993 and damaged should be replaced and supplemented. It is expected that in 2000, a number of poor communes, deep-lying communes, remote communes, mountain or island communes shall be provided each with a radio-cassette and a hand-held speaker through the support from the loan capital source of the population-family planning project; the Population and Family Health project shall provide concrete guidance thereon.
In order to create favorable conditions for intensive communications and consultancy, in 2000, equipment on childbirth heath consultancy shall be experimentally provided for 4 establishments which have been formulated in Hanoi, Da Nang city, Binh Duong and Ho Chi Minh City.
IV. ADMINISTRATIVE FUND FOR PROVINCIAL/ DISTRICT POPULATION- FAMILY PLANNING APPARATUS
The administrative fund for the provincial/district apparatus involved in the population- family planning work shall be taken from the public-service fund of the program. The National Committee for Population and Family Planning shall allocate the administrative fund according to the number of full-time officials and the prescribed administrative fund level shall be calculated averagely for the whole year for each official and employee, including those on the payroll and contractual employee (according to the level prescribed by the Finance Ministry for all branches and all levels nationwide, with distinction between geographical areas: delta, midland and mountain.
Calculation unit: Million VND/person

 
Delta
Midland, Coastal
Low/deep-lying
High- mountain, island
1. Provincial/ municipal level
 
 
 
 
- Hanoi and Ho Chi Minh City
13,6
 
 
 
- Centrally-run cities
11,4
 
 
 
- Provinces
10,0
11,4
17
18
2. Urban and rural districts
 
 
 
 
- Urban districts of Hanoi and HCM City
10,2
 
 
 
- Rural districts of Hanoi and HCM City
9,6
 
 
 
- Districts of centrally-run cities
8,5
 
 
 
- Cities of provinces
8,5
9,8
15,5
17,3
- Districts and provincial towns
8,0
8,7
14,0
16,3
The prescribed administrative fund level shall cover wage and wage allowances, insurance, travel allowances, procurement of working equipment and facilities, minor repair and construction of auxiliary projects. The above-mentioned level does not include the wage fund increase due to the raising of the minimum wage from 144,000 dong/month to 180,000 dong/month.
Where such prescribed level is otherwise provided for by localities, the provincial Population - Family Planning Committees shall make reports, requesting the supplement to the local budgets in order to ensure the management activities of the provincial/district Population- Family Planning Committees
V. INVESTMENT CAPITAL FOR CAPITAL CONSTRUCTION
The investment capital for capital construction in 2000 shall include two sources: The loan capital from the World Bank and the Asian Development Bank assigned by the Government as capital source for concentrated capital construction shall be 70 billion dong and the domestic budget capital assigned under the national target program shall be 30 billion dong. The domestic fund for capital construction shall be allocated to three types of projects:
1. Reciprocal capital of the population and family health project;
2. Projects on provincial Population- Family Planning centers,
3. Project on upgrading and renovation of Population-Family Planning services and communications chambers. These projects shall be managed under Decree No.52/1999/ND-CP of the Government, promulgating the Investment and Construction Management Regulation.
1. The Population and Family Health project
The Population and Family Health project shall use capital from two sources (the loan capital of 70 billion dong and the domestic reciprocal capital of 4.4 billion dong) to upgrade provincial Centers for Mother and Child Protection- Family Planning, the provincial population centers, obstetric departments and operating theatres of district hospitals, commune health stations, hamlet medical houses of 20 provinces and cities. In 2000, the upgrading of medical infrastructure shall be basically completed; localities shall supervise the construction techniques, ensuring the construction quality; establishments damaged and ravaged by floods in Thua Thien-Hue province should be quickly repaired in order to complete the upgrading of medical establishments by the end of 2000.
2. The project on provincial Population- Family Planning Centers
The project on Population- Family Planning centers may use domestic capital for new construction or upgrading, renovation of existing establishments in order to satisfy three basic functions of the provincial Population- Family Planning Centers: (1) Direct propagation and mobilization; (2) Training, fostering, seminars; (3) Management and administration of program.
In 2000, investment capital shall be concentrated for incomplete centers so as to complete their construction and put them to use right from the beginning of the year. For centers with projects thereon, the construction designs and the total cost estimates being approved by competent authorities and included in the 2000 plan, bidding procedures should be carried out soon so as to start the construction thereof. The provincial/municipal People?s Committees shall function as investors and settle all issues related to construction investment, final settlement of investment capital for completed projects.
3. The project for upgrading and renovation of Population- Family Planning Service and Communications chambers
The project for upgrading and renovation of Population-Family Planning Service and Communications chambers may use domestic capital for investment in localities other than the provinces covered by the population- family health project and the national project for medical support. To well realize this project, various capital sources (capital of the population agency, capital of the health service, capital of communes, capital contributed by people?) should be combined in order to upgrade and renovate the commune health stations according to the model designed by the Health Ministry for each territorial region. On the basis of the allocated fund, localities should focus on incomplete project elements so as to complete the construction thereof and put them to use and settle the investment capital for capital construction in time, not spreading evenly to new project elements which will scatter capital sources and fail to help make the timely final settlement of account.
Above are plan guidance and direction for implementation of the 2000 Population- Family Planning program, which were approved by all members of the National Committee for Population and Family Planning on January 19,2000. If any difficulties and problems arise in the course of implementation, the provincial/municipal Population- Family Planning Committees shall report them to the National Committee for Population and Family Planning for timely settlement.
 

 
MINISTER-DIRECTOR OF THE NATIONAL COMMITTEE FOR POPULATION AND FAMILY PLANNING




Tran Thi Trung Chien

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 01/2000/TT-UB DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

Thông tư liên tịch 05/2000/TTLT-BLĐTBXH-BQP-BCA của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số 94/1999/NĐ-CP ngày 8/9/1999 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Điều lệ bảo hiểm xã hội đối với quân đội và công an ban hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15/7/1995 của Chính phủ

Lao động-Tiền lương, Chính sách, An ninh quốc gia

văn bản mới nhất