Quyết định 87/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006 - 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 87/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 87/2006/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 20/04/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 87/2006/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 87/2006/QĐ-TTG
NGÀY 20 THÁNG 4 NĂM 2006 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI TỈNH LAI CHÂU THỜI KỲ
2006 - 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu tại tờ trình số 578/TTr-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2005, văn bản số 10/UBND-TH ngày 9 tháng 1 năm 2006 và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 1532/BKH/TĐ&GSĐT ngày 10 tháng 3 năm 2006 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006 -2020 với những nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm phát triển
Khai thác tối đa các nguồn nội lực, kết hợp với sự hỗ trợ của Trung ương và cả nước, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển so với các tỉnh trong khu vực và phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tập trung mọi nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội; thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế để phát triển sản xuất hàng hoá; phát huy tối đa lợi thế kinh tế cửa khẩu; lấy thủy điện, khoáng sản, xi măng, bột giấy, chè, cao su, thảo quả, dược liệu, chăn nuôi đại gia súc làm sản phẩm hàng hóa chủ lực và lâu dài. Tổ chức tốt việc di dân. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, chăm sóc bảo vệ rừng đầu nguồn của lưu vực sông Đà nhằm bảo vệ nguồn nước cho các công trình thủy điện lớn của quốc gia.
Phát triển kinh tế phải kết hợp hài hoà với giải quyết các vấn đề bức xúc về xã hội như xoá đói, giảm nghèo, định canh định cư, nâng cao dân trí, đào tạo cán bộ, đặc biệt là cán bộ cơ sở, cán bộ người dân tộc ít người, cán bộ nữ, thực hiện tốt chính sách dân tộc, giúp đỡ đồng bào các dân tộc ít người ổn định cuộc sống, thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Gắn các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh với việc thực hiện nhiệm vụ chiến lược của quốc gia trên địa bàn là: xây dựng hệ thông chính trị vững mạnh, xây dựng và củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc trong tỉnh, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước gắn với xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác ổn định lâu dài.
II. Mục tiêu phát triển
1. Mục tiêu tổng quát
Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế; cải thiện rõ rệt hệ thống hạ tầng kinh tế xã hội; phát huy lợi thế về cửa khẩu, các tài nguyên khoáng sản, thủy điện, đất đai, khí hậu để phát triển các ngành kinh tế; tập trung xóa đói, giám nghèo, hoàn thành cơ bản định canh định cư; bảo tồn và phát triển bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; bảo đảm quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Giai đoạn 2006 - 2010 đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đưa Lai Châu cơ bản ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh trong vùng và trong cả nước. Đến năm 2020 thoát khỏi tình trạng tỉnh kém phát triển.
2. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực
a) Các ngành, lĩnh vực kinh tế
- Về kinh tế: đến năm 2010 GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 7 triệu đồng (tăng 2 lần so với năm 2005, bằng 45% bình quân cả nước), đến năm 2020 đạt 24,8 triệu đồng (bằng 60 - 65% bình quân cả nước).
Tốc độ tăng trưởng bình quân |
Thời kỳ 2006 - 2010 |
Thời kỳ 2006 - 2020 |
GDP |
14 -15% |
12,6% |
Nông - lâm nghiệp, thủy sản |
5 - 6% |
6,13% |
Công nghiệp - xây dựng |
26 - 27% |
18% |
Dịch vụ |
17 - 18% |
13,7% |
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỉ trọng công nghiệp - xây dựng, dịch vụ, giảm giá trị nông, lâm nghiệp:
Cơ cấu kinh tế |
Năm 2010 |
Năm 2020 |
Nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp - dịch vụ |
32 - 35 -33% |
20 - 45 - 35% |
Tăng thu ngân sách trên địa bàn, phấn đấu đến 2010 thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 160 tỷ đồng, đến năm 2020 đạt trên 500 tỷ đồng.
Tăng nhanh giá trị hàng xuất khẩu, đến năm 2010 tổng giá trị hàng xuất khẩu sản xuất tại địa phương đạt 10 triệu USD/năm, đến năm 2020 đạt trên 30 triệu USD/năm.
- Về nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp, lựa chọn một số cây, con có ưu thế để tập trung phát triển, chuyển sang sản suất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và các thị trường lớn trong nước và xuất khẩu.
+ Trồng trọt:
Phát triển sản xuất lương thực: phấn đấu đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, áp dụng rộng rãi công nghệ giống và kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất lúa, ngô. Hình thành các vùng sản xuất lương thực tập trung năng suất cao ở những khu vực có điều kiện. Đến năm 2010, tổng sản lượng lương thực đạt trên 150.000 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt khoảng 400kg/người/năm, đến năm 2020 đạt trên 165.000 tấn, bình quân đầu người khoảng 370kg/người/năm.
Phát triển cây chè theo hướng thâm canh tăng năng suất, đến năm 2010 diện tích chè đạt 4.500 ha, trong đó trồng mới 500 ha, đến năm 2020 đạt 5.500 ha, trong đó có 4.500 ha chè kinh doanh, trồng mới cây cao su trên địa bàn các xã biên giới diện tích từ 3.000 - 5.000 ha. Phát triển cây thảo quả, đến năm 2010 đạt 3.000 ha, trong đó trồng mới 1.000 ha, năm 2020 đạt 5.000 ha. Khuyến khích phát triển những cây công nghiệp ngắn ngày thích hợp với điều kiện của tỉnh như: bông, lạc, đậu tương... nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện đời sống dân cư. Nghiên cứu tổ chức mạng lưới thu mua và tiêu thụ sản phẩm của thương nghiệp quốc doanh.
+ Chăn nuôi
Cung ứng giống có chất lượng cao, công tác thú y, vận động đồng bào chuyển đổi tập quán chăn nuôi. Tỷ lệ tăng đàn gia súc cả thời kỳ đạt trên 6%, riêng giai đoạn 2006 - 2010 đạt 6-7%. Tăng số lượng đàn trâu, bò, đến năm 2010: trâu 111.500 con, bò 20.700 con, hàng năm có 8 - 10 nghìn tấn thịt trâu bò hơi cung cấp cho thị trường.
Phát triển nuôi trồng thủy sản, khai thác diện tích mặt nước hiện có, phát triển thêm ao, hồ; tiến tới nuôi trồng tập trung, quy mô lớn khi các hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu, Huổi Quảng, Bản Chát.... hình thành.
+ Lâm nghiệp
Bảo vệ và phát triển vốn rừng, phấn đấu đưa độ che phủ rừng từ 37,5% năm 2005 lên trên 45% vào năm 2010 và trên 60% vào năm 2020 để phát huy chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nước cho các công trình thuỷ điện. Lựa chọn cơ cấu cây trông vừa phát huy tác dụng phòng hộ đầu nguồn, vừa đạt hiệu quả kinh tế cao. Kết hợp trồng mới và khoanh nuôi, tái sinh rừng, tạo vùng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp giấy, ván dăm, hàng mộc gia dụng. Bảo tồn khu vực rừng nguyên sinh, hình thành khu bảo tồn thiên nhiên ở sườn Tây Nam dãy Hoàng Liên Sơn.
Có chính sách đầu tư thỏa đáng cho các xã đặc biệt khó khăn vùng cao, biên giới, thiếu đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang sống bằng nghề trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ.
Trong 5 năm 2006 - 2010 phấn đấu trồng mới 10.000 ha, giai đoạn 2011 - 2020 trồng mới 30.000 ha rừng. Khoanh nuôi tái sinh thêm 200.000 ha rừng, tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Mường Tè, Sìn Hồ.
+ Xây dựng nông thôn
Xây dựng quy hoạch sắp xếp lại dân cư, định canh, định cư, nhanh chóng ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc, ưu tiên sắp xếp dân cư ở những nơi thiếu đất ở, đất sản xuất, có điều kiện sống đặc biệt khó khăn, những nơi có nguy cơ sạt lở cao và khu vực biên giới Việt - Trung. Cùng với việc xây dựng các công trình thủy lợi, các điểm tái định cư, thời kỳ 2006 - 2020 khai hoang thêm ít nhất 5.000 ha ruộng nước và nương bậc thang, riêng giai đoạn 2006 - 2010 khai hoang 3.000 ha.
Đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn: điện, đường giao thông, nước sinh hoạt, thủy lợi, hệ thống trường học, trạm xá....
Phát triển ngành nghề, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, hình thành thêm các làng nghề và trang trại kinh tế nông - lâm nghiệp.
- Về công nghiệp - xây dựng
Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có ưu thế như thuỷ điện, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các cơ sở công nghiệp phục vụ chương trình tái định cư các dự án thủy điện.
+ Công nghiệp năng lượng (thuỷ điện).
Định hướng xây dựng các nhà máy thuỷ điện Lai Châu, Bản Chát và Huổi Quảng. Khảo sát, quy hoạch và xây dựng cơ chế, chính sách thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ.
+ Công nghiệp khai khoáng
Khuyến khích các doanh nghiệp điều tra thăm dò, đầu tư khai thác gắn với chế biến khoáng sản các mỏ vàng, mỏ đất hiếm, đồng, chì, kẽm tổ chức khai thác, thu gom các mỏ nhỏ.... trên địa bàn.
+ Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng
Định hướng hình thành khu công nghiệp Mường So (sản xuất xi măng, chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng) và một số cụm công nghiệp. Nghiên cứu thăm dò và tổ chức khai thác, chế biến đá đen, đá màu, đá trắng phục vụ cho xây dựng và xuất khẩu. Khai thác cát, đá, sỏi phục vụ nhu cầu xây dựng trong Tỉnh. Xây dựng các nhà máy gạch tuy nen, nhà máy xi măng nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng dân dụng và các công trình thủy điện trong Tỉnh.
+ Công nghiệp chế biến nông lâm sản
Nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, của Nhà máy Giấy - Lai Châu; định hướng tăng công suất và chất lượng sản phẩm các nhà máy chè, hình thành cơ sở chế biến nông sản tại các vùng sản xuất tập trung.
+ Công nghiệp khác
Định hướng phát triển cơ khí sản xuất dụng cụ cầm tay phù hợp với tập quán lao động sản xuất của động bào địa phương và khuyến khích xây dựng các xưởng cơ khí do tư nhân đầu tư tại thị xã Lai Châu.
- Về thương mại - dịch vụ.
Đẩy nhanh phát triển các ngành dịch vụ để trở thành ngành có tỷ trọng cao trong GDP của Tỉnh.
Phát triển đồng bộ hệ thống các trung tâm thương mại ở thị xã, thị trấn, thị tứ và các trung tâm cụm xã, trước mắt ưu tiên xây dựng một số chợ khu vực biên giới. Đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào vùng cao và bình ổn giá cả thị trường.
Phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái và du lịch văn hoá dân tộc, gắn phát triển du lịch với việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đưa du lịch trở thành một trong những lĩnh vực quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Hoạt động du lịch hướng vào khai thác tiềm năng khu vực đỉnh đèo Hoàng Liên Sơn, động Tiên Sơn, điểm nước khoáng nóng Tiên Bình, thác Tác Tình, hồ Đông Pao gắn với phát triển nhà hàng, khách sạn thị trấn Tam Đường; phát triển thị xã Lai Châu thành Trung tâm du lịch của Tỉnh, tổ chức tốt các tua, tuyến du lịch, nhất là dịch vụ lữ hành quốc tế để thu hút du khách Trung Quốc qua cửa khẩu Ma Lù Thàng; đầu tư phát triển cao nguyên Sìn Hồ thành điểm du lịch nghỉ dưỡng, nghiên cứu sinh thái, dược liệu, hoa, cây cảnh, cây ăn quả ôn đới và bản sắc văn hóa dân tộc đặc sắc của Tỉnh; đầu tư tôn tạo, xây dựng quần thể du lịch bia Lê Lợi, di tích đèo Văn Long gắn với du lịch sinh thái vùng lòng hồ thuỷ điện Sơn La, thủy điện Lai Châu và bản sắc văn hóa các dân tộc Mường Tè.
Dịch vụ vận tải: phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách trên các tuyến vận tải liên tỉnh, nội tỉnh và hướng tới vận tải liên vận quốc tế khi có điều kiện, khai thác các tuyến vận tải đường thủy khi các hồ thủy điện hình thành.
b. Về phát triển kết cấu hạ tầng
- Giao thông
Năm 2006 có 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã, đến năm 2010 có 70% và đến năm 2020 có 100% tuyến đường giao thông nông thôn đi lại được các mùa trong năm.
Chú trọng xây dựng các tuyến: đường tránh quốc lộ 4D qua thị xã Lai Châu; nâng cấp quốc lộ 4D các đoạn qua thị xã, thị trấn; quốc lộ 32 giai đoạn II; các tuyến đường tránh ngập quốc lộ 12, tỉnh lộ 127, quốc lộ 279. Chú trọng xây dựng sớm tuyến đường vành đai biên giới. Xây dựng các tuyến đường liên thông, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ, huyện lộ kết nối với hệ thống đường quốc gia. Tiếp tục đầu tư các tuyến đường giao thông nông thôn đến trung tâm các xã chưa có đường ô tô. Cải tạo, nâng cấp và đảm bảo đường giao thông nông thôn đi lại được các mùa trong năm.
Đối với giao thông đường thuỷ và hệ thống cảng: khảo sát, xây dựng một số cảng đường thuỷ trên sông Đà như: cảng Pắc Ma, cảng Pô Lếch, cảng Nậm Hằng, cảng Chăn Nưa, cảng Pa Há,... để phát triển giao thông đường thuỷ khi các công trình thuỷ điện lớn trên địa bàn được xây dựng.
- Thủy lợi.
Ưu tiên đầu tư phát triển thủy lợi, từng bước đáp ứng nhu cầu về nước tưới cho nông nghiệp và nước phục vụ sản xuất công nghiệp và sinh hoạt.
- Cấp nước sinh hoạt, cấp điện
+ Phát triển hệ thống cấp nước sinh hoạt: đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống cấp nước sạch cho thị xã, các thị trấn, các khu cụm công nghiệp. Tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt cho các vùng nông thôn, ưu tiên đầu tư trước cho các bản vùng cao, vùng khó khăn về nước sinh hoạt. Đến năm 2010 có trên 80% dân số đô thị và 30% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch, đến năm 2020 cơ bản đáp ứng được nhu cầu nước sạch cho mọi người dân.
+ Phát triển hệ thống lưới điện: đến năm 2010 có 100% số xã có điện lưới quốc gia, 80% số hộ được sử dụng. Đến năm 2020, cơ bản giải quyết được nhu cầu về sử dụng điện đến mọi người dân.
- Phát triển hệ thống đô thị.
Giai đoạn 2006 - 2010 định hướng đầu tư xây dựng các đô thị mới: thị xã Lai Châu, thị trấn Phong Thổ, thị trấn Tam Đường, cửa khẩu Ma Lù Thàng.
Giai đoạn 2011 - 2020 định hướng tiếp tục cải tạo, nâng cấp các thị trấn: Than Uyên, Thân Thuộc, Sìn Hồ, Mường Tè; xây dựng mới các thị trấn: Nậm Tăm (vùng thấp Sìn Hồ), Huổi Luông (Mường Tè) gắn với việc di dân, tái định cư các dự án thủy điện và điều chỉnh địa giới hành chính một số huyện. Nâng cấp thị xã Lai Châu thành đô thị loại III và lên thành phố vào năm 2015 .
c. Các lĩnh vực xã hội.
- Về giáo dục - đào tạo.
Củng cố và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học - xóa mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2008; hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2009; hoàn thành phổ cập trung học phổ thông vào năm 2015 . Hàng năm số học sinh được huy động đến lớp tăng 4,47% đến năm 2010 có: 20.087 học sinh hệ mầm non, 49.994 học sinh tiếu học, 27.610 học sinh trung học cơ sở, 10.611 học sinh trung học phổ thông.
Định hướng mở rộng quy mô các trường dân tộc nội trú, phát triển các trường bán trú dân nuôi tại trung tâm các cụm xã, trung tâm các xã. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình kiên cố hóa trường lớp học, mở rộng và xây dựng mới các cơ sở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu phố cập trung học cơ sở giai đoạn 2006 - 2010 và phổ cập trung học phổ thông giai đoạn 2011 - 2015. Tăng cường trang thiết bị cho việc dạy và học theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đầu tư xây dựng nhà ở cho cán bộ giáo viên, đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
Định hướng chuẩn bị các điều kiện để sớm xây dựng các trường đào tạo như: cao đẳng cộng đồng, trường chính trị tỉnh, trường dạy nghề, trường quân sự tỉnh và trung tâm bồi dưỡng chính trị ở các huyện, thị xã.... để đào tạo cán bộ cho cơ sở, đặc biệt là cán bộ dân tộc ít người, cán bộ nữ, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Nâng cao tỷ lệ lao động được đào tạo, đến năm 2010 đạt 25%, đến năm 2020 đạt trên 45%.
- Về y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Đến năm 2010 có 50% số xã có trạm y tế đạt tiêu chuẩn quốc gia theo quy định của Bộ Y tế; phấn đấu đạt 5 bác sĩ/1 vạn dân, 50% số xã có bác sỹ. Đến năm 2020 có trên 90% số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia, có 10 bác sĩ/vạn dân.
Củng cố, mở rộng mạng lưới các cơ sở y tế và công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Cơ bản kiểm soát được các loại dịch bệnh: sốt rét, lao, ngăn chặn có hiệu quả HIV/AIDS. Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 20% năm 2010, giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân xuống dưới 5%, đảm bảo trên 96% trẻ em được tiêm chủng đủ các loại vacxin. Mở rộng bảo hiểm y tế và các hình thức hỗ trợ đồng bào dân tộc các xã vùng sâu, vùng xa được chăm sóc sức khoẻ
Định hướng đầu tư xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa Phong Thổ, bệnh viện đa khoa huyện Tam Đường; nâng cấp sửa chữa bệnh viện đa khoa huyện Sìn Hồ và bệnh viện đa khoa huyện Mường Tè. Xây dựng mới trung tâm phòng chống bệnh xã hội, trung tâm y tế thị xã Lai Châu. Đẩy nhanh việc nâng cấp các trạm y tế xã đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định.
- Về phát triển dân số
Thực hiện kế hoạch hoá gia đình và các chương trình sức khoẻ sinh sản để nâng cao chất lượng dân số. Tỷ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn 2006 - 2010 đạt 2,2%/năm; trong đó, tăng tự nhiên 1,8%, tăng cơ học 0,4%, quy mô dân số đến năm 2010 là 368 nghìn người, đến năm 2020 là 445 nghìn người.
Khuyến khích dân cư từ các địa phương khác đến lập nghiệp, xây dựng quê hương mới theo quy hoạch và kế hoạch của tỉnh Lai Châu, kể cả đồng bào từ các tỉnh miền xuôi, các hộ phi nông nghiệp từ vùng lòng hồ thủy điện Sơn La của tỉnh Điện Biên, Sơn La... để tạo thêm nguồn nhân lực, phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh.
- Về văn hóa - thông tin.
Nâng cao mức độ hưởng thụ văn hoá - thông tin; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của các dân tộc ít người, kết hợp với việc đấu tranh chống các hủ tục lạc hậu, cản trở sự phát triển. Tất cả các xã đều có điện thoại và điểm bưu điện văn hoá xã để cung cấp báo, sách và thông tin cho đồng bào. Định hướng đầu tư xây dựng thư viện, trung tâm văn hoá, nhà bảo tàng tỉnh; thư viện, nhà văn hoá huyện, nhà văn hóa xã. Trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, bảo tồn các di sản văn hoá vùng lòng hồ thuỷ điện. Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa thôn, bản phù hợp với truyền thống văn hóa của từng dân tộc. Hàng năm có 100% làng, bản, khu phố đăng ký xây dựng đơn vị văn hoá, trong đó có ít nhất 50% được công nhận đạt chuẩn cấp huyện và cấp tỉnh. Đến năm 2010 có 50% và đến năm 2020 có trên 70% số bản đạt danh hiệu bản, làng văn hoá.
Phát triển rộng khắp các hoạt động thể dục thể thao quần chúng, chú ý đến các môn thể thao dân tộc truyền thống.Từng bước, xây dựng và phát huy các môn thể thao có thành tích cao, phấn đấu có huy chương trong các kỳ đại hội thể thao các dân tộc trong khu vực và cả nước. Định hướng xây dựng các cơ sở luyện tập và thi đấu thể thao tại tỉnh lỵ và các thị trấn huyện lỵ; các xã, phường đều có quỹ đất, địa điểm làm nơi hoạt động thể dục, thể thao.
Xây dựng Đài phát sóng truyền hình và phát thanh tỉnh để mở rộng phạm vi phủ sóng, phát triển các trạm thu sóng truyền hình tại các bản có điều kiện về điện.
- Thông tin: đến năm 2010, 100% số xã có mạng Intenet đến trung tâm xã; 100% thị trấn được phủ sóng điện thoại di động. Đến 2020, cơ bản giải quyết được nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin đến mọi người dân. Năm 2010 có trên 90% hộ dân được nghe đài phát thanh, trên 80% hộ dân được xem truyền hình. Tăng thời lượng phát thanh, truyền hình bằng tiếng dân tộc. Đến năm 2020, cơ bản đáp ứng được nhu cầu nghe, nhìn của mọi người dân. Tiếp tục hiện đại hóa mạng bưu chính - viễn thông toàn tỉnh, điện thoại từ tỉnh đến các xã.
- Về xóa đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm
Đến năm 2010 không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 30% (theo chuẩn nghèo mới) và dưới 10% vào năm 2020. Tập trung nguồn lực xóa đói, giảm nghèo cho các xã vùng cao, vùng biên giới và đồng bào các dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn (Mảng, La Hủ, Khơ Mú, Cống, Kháng...). Cai nghiện ma tuý cho 1.000 lượt người/năm. Năm 2020 cơ bản xóa bỏ tệ nạn nghiện hút ma túy.
Hàng năm tạo thêm việc làm cho 4.000 - 4.500 người. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm giải quyết việc làm và tăng năng suất lao động xã hội theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Tăng tỷ lệ thời gian lao động nông thôn lên 78 - 80% và giảm tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị xuống dưới 3%. Nâng cao chất lượng lao động để tăng năng suất, hiệu quả của nền kinh tế.
d. Về tổ chức di dân, tái định cư cho các dự án thủy điện lớn của quốc gia trên địa bàn.
Trong giai đoạn 2006 - 2012 tổ chức tái định cư cho khoảng 9.000 hộ, nằm trong vùng ngập của dự án thủy điện Sơn La và các dự án thuỷ điện khác; trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 hoàn thành tái định cư cho 6.000 - 7.000 hộ. Trước mắt, tập trung làm tốt công tác di dân tái định cư dự án thủy điện Sơn La theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đồng thời, chuẩn bị các điều kiện để tổ chức tái định cư phục vụ việc xây dựng các công trình thuỷ điện Bản Chát, Huổi Quảng và Lai Châu.
đ. Quy hoạch phát triển không gian, lãnh thổ.
Định hướng phát triển 3 vùng kinh tế như sau:
- Vùng kinh tế động lực quốc lộ 32 và quốc lộ 4D (bao gồm thị xã Lai Châu, các huyện Phong Thổ, Tam Đường và Than Uyên): phát triển thương mại, dịch vụ kinh tế cửa khẩu, phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hoá và công nghiệp chế biến nông - lâm sản với các mặt hàng chủ lực là chè, lúa gạo, thảo quả, thịt trâu, bò, sữa; khai thác chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng...
- Vùng kinh tế lâm - nông nghiệp sinh thái sông Đà (bao gồm 2 huyện Mường Tè và các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ): khoanh nuôi bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, phát triển mạnh trồng rừng phòng hộ kết hợp với phát triển chăn nuôi trâu, bò, dược liệu; khai thác lợi thế giao thông của đường thuỷ các sông, các trục đường giao thông quốc lộ 12, tỉnh lộ 127 để phát triển dịch vụ vận tải, du lịch sinh thái và công nghiệp chế biến lâm sản. Có phương án phát triển nghề nuôi, trồng, khai thác và chế biến thủy sản, khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước của các hồ thủy điện.
- Vùng kinh tế, du lịch sinh thái, văn hoá dân tộc và nông nghiệp chất lượng cao ở cao nguyên Sìn Hồ: phát triển vùng thành khu du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng gắn với phát triển nông nghiệp chất lượng cao, phát triển cây dược liệu, hoa, cây ăn quả ôn đới.
e. Điều chỉnh địa giới hành chính.
Trong giai đoạn 2006 - 2010, định hướng nghiên cứu chia tách các xã có diện tích lớn trên 100 km2, tiến tới ổn định ở quy mô 130 xã, phường, thị trấn.
Giai đoạn 2011 - 2015 nghiên cứu chia tách, điều chỉnh địa giới hành chính các huyện Mường Tè, Sìn Hồ, Than Uyên để ổn định ở quy mô 7 huyện, 1 thị xã.
g. Xây dựng và từng bước hiện đại hóa công sở các cơ quan Đảng, đoàn thể, nhà nước.
Giai đoạn 2006 - 2010 ưu tiên xây dựng hệ thống công sở các cơ quan Đảng, đoàn thể, nhà nước của Tỉnh ở thị xã Lai Châu, các cơ quan cấp huyện ở thị trấn Phong Thổ, thị trấn Tam Đường; định hướng xây dựng kiên cố trụ sở các xã chưa xây dựng mới. Giai đoạn 2011 - 2020 tiếp tục cải tạo, nâng cấp, mở rộng các trụ sở đã xuống cấp, diện tích làm việc đạt dưới 70% so với tiêu chuẩn, định mức quy định về sử dụng trụ sở làm việc.
III. Các giải pháp thực hiện:
- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các ngành, lĩnh vực và quy hoạch các vùng kinh tế; nâng cao chất lượng quy hoạch xây dựng.... làm cơ sở cho phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Làm tốt công tác kế hoạch hoá đầu tư và chuẩn bị đầu tư.
- Phát triển nguồn nhân lực, ưu tiên đào tạo cán bộ tại chỗ, cán bộ nữ, cán bộ là người dân tộc thiểu số, sử dụng các già làng, trưởng bản để vận động người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Có chính sách đãi ngộ đặc biệt cho cán bộ công tác ở các xã biên giới, các xã đặc biệt khó khăn. Hình thành Trung tâm dạy nghề của Tỉnh để nâng cao chất lượng lao động được đào tạo nghề, nhất là các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông, lâm sản. Tăng cường cán bộ ngành giáo dục, y tế, cán bộ và chiến sỹ bộ đội biên phòng, cán bộ khuyến nông, khuyến lâm và khuyến ngư.
- Xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và chương trình xúc tiến thương mại....
- Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ. Có chính sách đãi ngộ để thu hút nhân tài.
Huy động nguồn lực cho đầu tư:
- Ngân sách trung ương và tỉnh chủ yếu dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội (đáp ứng được khoảng 25 - 30% nhu cầu vốn). Để nâng cao nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cần tăng tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế của Tỉnh, tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và có các biện pháp khuyến khích tiết kiệm cho đầu tư phát triển. Kêu gọi Trung ương đầu tư vào các công trình kết cấu hạ tầng lớn của mạng lưới giao thông, cung cấp điện, thuỷ lợi...
- Nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và từ dân: ước tính chiếm khoảng 40 - 45% trong cơ cấu vốn đần tư. Để tăng nguồn vốn này cần thực hiện cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có các biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn vào xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn Tỉnh.
- Nhu cầu vốn đầu tư của Tỉnh giai đoạn 2006 - 2020 là rất lớn so với nguồn lực và khả năng cân đối của Tỉnh. Vì vậy, tỉnh Lai Châu cần đề xuất phương án huy động vốn cho từng giai đoạn, sắp xếp lựa chọn các dự án ưu tiên và có giải pháp cụ thể, hợp lý nhằm thu hút vốn đầu tư, đảm bảo thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.
- Củng cố, mở rộng quan hệ sản xuất theo mô hình kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, kinh tế hợp tác xã. Tăng cường vai trò kinh tế nhà nước đảm bảo cung ứng hàng hóa tiêu dùng, các yếu tố đầu vào và thu gom, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa và chuyển đổi hình thức sở hữu các doanh nghiệp nhà nước thuộc Tỉnh quản lý. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông, lâm sản.
- Rà soát, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách cho phát triển.
- Tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường.
- Củng cố quốc phòng - an ninh.
- Xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
IV. Các chương trình và dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư
- Các chương trình ưu tiên phát triển: (1) Chương trình xóa đói, giảm nghèo; (2) Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội; (3) Chương trình tái định cư thủy điện Sơn La và các thủy điện khác; (4) Chương trình phát triển kinh tế cửa khẩu; (5) Chương trình đào tạo nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị; (6) Chương trình bảo đảm quốc phòng - an ninh.
- Các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư (chi tiết Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quy hoạch được phê duyệt sẽ là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch chuyên ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch chuyên ngành khác), các dự án đầu tư trên địa bàn của Tỉnh theo quy định.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu căn cứ những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong báo cáo quy hoạch sau khi đã được phê duyệt; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập và trình duyệt, triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:
- Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư, quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ.
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (nếu vấn đề vượt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện quy hoạch.
Điều 4. Giao các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; đồng thời, nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đần tư để đảm bảo thực hiện tốt những mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong báo cáo quy hoạch tổng thể. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu, điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư nêu trong báo cáo quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Thủ tướng
Phan Văn Khải
Phụ lục
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ GIAI ĐOẠN 2006 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 87/2006/QĐ-TTG ngày 20 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
TT |
Tên dự án đầu tư |
Địa điểm |
Năng lực thiết kế |
Vốn đầu tư (tỷ đ) |
Nguồn vốn |
Thời gian thực hiện |
A |
Công nghiệp |
|
|
|
|
|
1 |
Thủy điện Bản Chát |
Than Uyên |
220 MW |
3140 |
Trong nước + vay |
2004 - 2010 |
2 |
Thủy điện Lai Châu |
Mường Tè |
1200 MW |
24000 |
- |
2010 - 2020 |
3 |
Xây dựng một số thủy điện nhỏ trên các huyện |
|
1 - 30 MW |
100 |
Vốn doanh nghiệp |
2005 - 2020 |
4 |
Nhà máy xi măng Phong Thổ |
Phong Thổ |
35 vạn T/năm |
600 |
Vốn trong nước |
2006 - 2009 |
5 |
Nhà máy gạch tuy nen thị xã Lai Châu |
TX Lai Châu |
25 tr v/năm |
8 |
- |
2006 - 2010 |
6 |
Nhà máy gạch tuy nen vùng thấp Sìn Hồ |
Sìn Hồ |
15 tr v/năm |
3 |
- |
2006 - 2010 |
7 |
Nhà máy gạch tuy nen Tam Đường |
Tam Đường |
15 tr v/năm |
3 |
- |
2006 - 2010 |
8 |
Nhà máy gạch tuy nen Than Uyên |
Than Uyên |
15 tr v/năm |
3 |
- |
2006 - 2010 |
B |
Nông, lâm ngư nghiệp |
|
|
|
|
|
1 |
Phát triển vùng chè Tam Đường gắn với PT thị xã Lai Châu |
Tam Đường - TX Lai Châu |
|
5 |
|
2005 - 2010 |
2 |
Phát triển vùng chè Thân Thuộc gắn với TĐC thủy điện Bản Chát |
Than Uyên |
|
5 |
|
2005 - 2010 |
3 |
Phát triển cây ăn quả |
|
|
5 |
|
2005 - 2010 |
4 |
Dự án phát triển vùng nguyên liệu giấy trục QL 12, 4D, 32 |
Trong tỉnh |
|
5 |
|
2006 - 2015 |
5 |
Dự án bảo tồn thiên nhiên tây nam Hoàng Liên Sơn |
|
|
5 |
|
Trước và sau 2010 |
6 |
Dự án phát triển bò thịt chất lượng cao |
Trong tỉnh |
|
5 |
|
2005 - 2010 |
7 |
Dự án thâm canh cao sản cánh đồng Bình Lư, Than Uyên |
Bình Lư |
|
5 |
|
2005 - 2010 |
C |
Giao thông |
|
|
|
|
|
1 |
Nâng cấp các tuyến đường QL 12, 32, 4D, 279 |
Trong tỉnh |
|
800 |
WB, TPCP |
2005 - 2020 |
2 |
Đường tránh QL 4D đoạn qua T.X Lai Châu |
Đoạn qua T.X Lai Châu |
10km |
450 |
TPCP - Bộ GT |
2006 - 2008 |
3 |
Đường Pa Tần - Hua Bum - Mường Tè - Pắc Ma (Bộ GT) |
Pa Tần - Mường Nhé |
166km |
400 |
TPCP - Bộ GT |
2006 - 2010 |
4 |
Đường Pa Tần - Phong Thổ - Bát Sát (Lào Cai) |
Pa Tần - Bát Sát |
80 km |
200 |
TPCP - Bộ GT |
2008 - 2012 |
5 |
Đường liên thông Mường Kim - Mường La |
Trong tỉnh |
40 km |
150 |
TĐC |
2005 - 2010 |
6 |
Nâng cấp đường liên thông Tà Ghênh - Nậm Pậy |
Tà Ghênh - Nâm Pậy |
10 km |
31 |
ODA (DIC) |
2005 - 2007 |
7 |
Đường Bản Hon - Pu Sam Cáp |
Sìn Hồ |
45 km |
66.2 |
TĐC và vốn # |
2005 - 2008 |
8 |
Nâng cấp đường Chiềng Chăn - Sìn Hồ - Nậm Loỏng |
Sìn Hồ |
|
50 |
|
|
9 |
Nâng cấp đường Khổng Lào - Dào San - Sì Lở Lầu |
Phong Thổ |
72 km |
144 |
|
2006 - 2008 |
10 |
Nâng cấp đường Seo Lèng - Pa Khóa - Noong Hẻo - Pu Sam Cáp |
Séo Lẻng - Pu Sam Cáp |
59 km |
118 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2007 |
11 |
Đường Thân Thuộc - Nậm Cần - Nậm Sỏ - Noong Hẻo |
Than Uyên - Sìn Hồ |
50 km |
100 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2008 |
12 |
Nâng cấp đường Thị xã - Bản Hon - Bình Lư |
TX Lai Châu - Tam Đường |
23 km |
34 |
TĐC và vốn # |
2006 - 2008 |
13 |
Nâng cấp đường Mường So - Thèn Sin - Tam Đường |
Phong Thổ - Tam Đường |
29 km |
58 |
|
|
14 |
Đường Bum Na - Pa Vệ Sử |
Mường Tè |
20 |
17 |
ODA (JBIC) |
2005 - 2010 |
15 |
Đường sông Đà - Nậm Manh |
Mường Tè |
|
70 |
TĐC |
2005 - 2015 |
16 |
Đường đến trung tâm xã Mù Cả |
Mường Tè |
17 km |
34 |
WB 3 |
2005 - 2015 |
17 |
Đường Nậm Mạ - Nậm Phìn - Nậm Hăn |
Sìn Hồ |
41 km |
70 |
|
2005 - 2015 |
18 |
Đường Nậm Cuổi - Nậm Hăn |
Sìn Hồ |
25 km |
31 |
TĐC |
2005 - 2010 |
19 |
Đường Nậm Khao - Tà Tổng |
Mường Tè |
26 km |
30 |
|
2005 - 2015 |
20 |
Đường Nong Hẻo - Nậm Coóng - Nậm Cuổi |
Sìn Hồ |
36 km |
60 |
TĐC |
2005 - 2015 |
21 |
Đường Tả Ngảo - Nậm Nguyên - Nậm Ngập |
Sìn Hồ |
38 km |
60 |
TĐC |
2005 - 2015 |
22 |
Đường Ma Lù Thàng - Ma Ly Chải |
Phong Thổ |
25 km |
55 |
|
2005 - 2015 |
23 |
Đường Nậm Ty - Nậm Cày |
Mường Tè |
|
50 |
|
2005 - 2015 |
24 |
Đường Tả Ngao - Nậm Chản - Cụm Pa Há |
Sìn Hồ |
20 km |
50 |
|
2005 - 2015 |
25 |
Đường QL 12 - Trung tâm xã Nậm Ban |
Sìn Hồ |
16 km |
45 |
|
2005 - 2015 |
26 |
Đường Nậm Đoong - Pú Đao |
Sìn Hồ |
13 km |
15 |
TĐC |
2005 - 2007 |
27 |
Đường đi Trung tâm xã Thu Lũm |
Ka Lăng - Thu Lũm |
24,4 km |
30 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2008 |
28 |
Đường đi Trung tâm xã Ka Lăng |
Pắc Ma - Ka Lăng |
24,2 km |
25 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2007 |
29 |
Đường Nậm Lằn - Là Pê |
Nậm Lằn - Là Pê |
20 km |
21 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2007 |
30 |
Đường Mường Tè - Pa Ủ |
Mường Tè - Pa Ủ |
22,4 |
28 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2007 |
31 |
Nâng cấp, rải nhựa một số tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ, đường giao thông nông thôn, đường đến trung tâm các xã |
Trong tỉnh |
|
400 |
ADB, WB |
2005 - 2020 |
D |
Thủy lợi |
|
|
|
|
|
1 |
Hồ Hoàng Hồ (thị trấn Sìn Hồ) |
Thị trấn Sìn Hồ |
70 |
27 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2007 |
2 |
Thủy lợi Nậm Múng 1 và Hồ chứa nước Pa Khóa |
Nậm Cha |
150 ha 2 vụ, 320 ha 1 vụ; NSH 2500 người |
32 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2007 |
3 |
Hồ Nậm Mạ Dao |
Sìn Hồ |
70 |
27 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2007 |
4 |
Hồ Đông Pao |
Bản Hon |
800 |
120 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2007 |
5 |
Cum công trình Mường Kim |
Than Uyên |
700 |
60 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2007 |
6 |
Cụm công trình Mường Than |
Than Ủyên |
1700 |
100 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2007 |
7 |
Cụm công trình Thân Thuộc |
Than Uyên |
385 |
19 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2007 |
8 |
Cụm công trình Bình Lư |
Tam Đường |
1770 |
208 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2008 |
9 |
Cụm công trình Phong Thổ |
Phong Thổ |
877 |
70 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2008 |
10 |
Cụm công trình Dào San |
Phong Thổ |
460 |
84 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2008 |
11 |
Cụm công trình vùng thấp Sìn Hồ |
Sìn Hồ |
710 |
80 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2008 |
12 |
Cụm công trình Mường Mô - Nậm Hàng |
Mường Tè |
440 |
37 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2008 |
13 |
Các công trình sửa chữa, nâng cấp khác |
Trong tỉnh |
|
50 |
Trái phiếu CP |
2006 - 2015 |
E |
Hạ tầng đô thị, thương mại và du lịch |
|
|
|
|
|
I |
Cơ sở hạ tầng đô thị |
|
|
|
|
|
1 |
Hạ tầng đô thị thị xã tỉnh lỵ |
TX Lai Châu |
1000 ha |
1235 |
|
2005 - 2010 |
2 |
Hạ tầng đô thị thị trấn Phong Thổ |
Phong Thổ |
60 ha |
105 |
|
2005 - 2010 |
3 |
Hạ tầng đô thị thị trấn Tam Đường |
Tam Đường |
60 ha |
105 |
|
2005 - 2010 |
4 |
Hạ tầng đô thị thị trấn Sìn Hồ |
Sìn Hồ |
30 ha |
50 |
|
2005 - 2015 |
5 |
Hạ tầng đô thị thị trấn Mường Tè |
Mường Tè |
30 ha |
50 |
|
2005 - 2015 |
6 |
Hạ tầng đô thị thị trấn Than Uyên |
Than Uyên |
30 ha |
50 |
|
2005 - 2015 |
7 |
Hạ tầng đô thị thị tứ Bình Lư |
Tam Đường |
10 ha |
20 |
|
2006 - 2010 |
8 |
Hạ tầng đô thị thị tứ Mường So |
Phong Thổ |
10 ha |
20 |
|
2008 - 2015 |
9 |
Hạ tầng đô thị thị trấn Thân Thuộc |
Than Uyên |
10 ha |
20 |
|
2010 - 2015 |
10 |
Hạ tầng đô thị khác |
|
60 ha |
120 |
|
2010 - 2020 |
11 |
Nhà máy xử lý chất thải rắn thị xã Lai Châu |
TX Lai Châu |
|
30 |
|
Ngoài 2010 |
II |
Hệ thống công sở |
|
|
|
|
|
1 |
Trụ sở các cơ quan tỉnh (Hợp khối) |
TX Lai Châu |
34130 m2 |
310 |
|
2006 - 2008 |
2 |
Trụ sở các cơ quan huyện Tam Đường (Hợp khối) |
Tam Đường |
2200 m2 |
50 |
|
2006 - 2007 |
3 |
Trụ sở các cơ quan huyện Phong Thổ (Hợp khối) |
Phong Thổ |
2200 m2 |
50 |
|
2006 - 2007 |
4 |
Trung tâm hội nghị - văn hóa tỉnh |
TX Lai Châu |
5000 m2 |
52 |
|
2005 - 2007 |
5 |
Trung tâm văn hóa huyện Tam Đường |
Tam Đường |
3000 m2 |
15 |
|
2006 - 2007 |
6 |
Trung tâm văn hóa huyện Phong Thổ |
Phong Thổ |
3000 m2 |
15 |
|
2006 - 2007 |
7 |
Trụ sở các xã |
Trong tỉnh |
23.450 m2 |
105 |
|
2006 - 2015 |
8 |
Nâng cấp, sửa chữa trụ sở các huyện |
Trong tỉnh |
2000 m2 |
50 |
|
2015 - 2020 |
III |
Hạ tầng thương mại |
|
|
|
|
|
1 |
Trung tâm thương mại tỉnh |
TX Lai Châu |
|
25 |
|
2005 - 2010 |
2 |
Cơ sở Hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu |
Phong Thổ |
43 ha |
140 |
|
2002 - 2008 |
3 |
Chợ cửa khẩu Ma Lù Thàng |
Phong Thổ |
10000 m2 |
5 |
|
2007 - 2008 |
4 |
Chợ đầu mối thị xã Lai Châu |
TX Lai Châu |
36500 m2 |
13 |
|
2005 - 2007 |
5 |
Chợ thị trấn tại 6 huyện trong tỉnh |
6 huyện |
10 tỷ đ/chợ |
60 |
|
2005 - 2010 |
IV |
Hạ tầng du lịch |
|
|
|
|
|
1 |
Hồ - công viên thị xã Lai Châu |
TX Lai Châu |
|
40 |
|
2005 - 2010 |
2 |
Khu vui chơi giải trí thị xã Lai Châu |
TX Lai Châu |
|
20 |
|
Ngoài 2010 |
3 |
Khu du lịch đèo Hoàng Liên Sơn |
Tam Đường |
|
20 |
|
2006 - 2010 |
4 |
Khu du lịch sinh thái - văn hóa dân tộc Hồ Thầu |
Tam Đường |
|
50 |
|
Ngoài 2010 |
5 |
Khu du lịch sinh thái Hồ Đông Pao - Bản Hon |
Tam Đường |
|
50 |
|
Ngoài 2010 |
6 |
Khu du lịch sinh thái cao nguyên Sìn Hồ |
Sìn Hồ |
20 ha |
40 |
|
Ngoài 2010 |
7 |
Hạ tầng du lịch điểm di tích lịch sử Lê Lợi và văn hóa lòng hồ sông Đà |
Sìn Hồ |
20 ha |
8 |
|
2007 - 2010 |
F |
Văn hóa, xã hội (y tế, giáo dục....) |
|
|
|
|
|
I |
Cơ sở hạ tầng y tế |
|
|
|
|
|
1 |
Bệnh viện đa khoa tỉnh |
TX Lai Châu |
300 giường |
230 |
|
2005 - 2010 |
2 |
Bệnh viện đa khoa Sìn Hồ |
Sìn Hồ |
50 giường |
40 |
|
2005 - 2015 |
3 |
Bệnh viện đa khoa huyện Tam Đường |
Tam Đường |
50 giường |
40 |
|
2005 - 2015 |
4 |
Bệnh viện đa khoa Phong Thổ |
Phong Thổ |
50 giường |
40 |
|
2005 - 2010 |
5 |
Trung tâm y tế thị xã Lai Châu |
TX Lai Châu |
50 giường |
40 |
|
2005 - 2010 |
6 |
Nâng cấp bệnh viện đa khoa Mường Tè |
Mường Tè |
50 giường |
40 |
|
2007 - 2010 |
7 |
Nâng cấp 90 trạm y tế xã đúng tiêu chuẩn |
Toàn tỉnh |
5gi/trạm |
45 |
|
2016 - 2020 |
8 |
Bệnh viện y học cổ truyền |
TX lai Châu |
50 giường |
30 |
|
Ngoài 2010 |
9 |
Bệnh viện chuyên khoa Lao |
TX Lai Châu |
50 giường |
30 |
|
2005-2015 |
10 |
Bệnh viện đa khoa khu vực và các bệnh viện huyện dự kiến chia tách |
Trong tỉnh |
|
50 |
|
Ngoài 2010 |
II |
Cơ sở hạ tầng giáo dục đào tạo |
|
|
|
|
|
1 |
Trường dân tộc nội trú tỉnh |
TX Lai Châu |
500 hs |
15 |
|
2006 - 2007 |
2 |
Trường dân tộc nội trú huyện Tam Đường |
Tam Đường |
200 hs |
4 |
|
2006 - 2007 |
3 |
Trường dân tộc nội trú huyện Phong Thổ |
Phong Thổ |
200 hs |
4 |
|
2006 - 2007 |
4 |
Hệ thống các trường phổ thông |
Toàn tỉnh |
2400 hs |
37 |
|
2006 - 2010 |
5 |
Hệ thống các trường Mầm non |
Toàn tỉnh |
500 hs |
30 |
|
2006 - 2010 |
6 |
Trường chính trị tỉnh |
TX Lai Châu |
300 hv |
15 |
|
2006 - 2008 |
7 |
Trung tâm giáo dục thường xuyên |
TX Lai Châu |
400 hs |
10 |
|
2006 - 2008 |
8 |
Trường cao đẳng cộng đồng |
TX Lai Châu |
500 hv |
20 |
|
2006 - 2008 |
9 |
Trường quân sự tỉnh |
TX Lai Châu |
300 hv |
10 |
|
2006 - 2008 |
10 |
Kiên cố hóa các trường ngoài CT 159 |
Toàn tỉnh |
|
150 |
|
Ngoài 2010 |
11 |
Trường dạy nghề tỉnh |
TX Lai Châu |
500 hs |
12 |
|
Ngoài 2010 |
12 |
Trung tâm học tập cộng đồng các xã |
Toàn tỉnh |
|
40 |
|
2008 - 2015 |
III |
Hạ tầng văn hóa - thông tin - TDTT |
|
|
|
|
|
1 |
Trung tâm truyền dẫn phát sóng đài tỉnh |
TX Lai Châu |
|
100 |
|
Ngoài 2010 |
2 |
Chương trình phủ sóng vùng lõm |
|
|
|
|
|
3 |
Cung văn hóa thanh thiếu niên tỉnh |
TX Lai Châu |
15000 m2 |
25 |
|
Ngoài 2010 |
4 |
XD cung văn hóa thanh thiếu niên các huyện |
|
10000 m2 |
60 |
|
Ngoài 2010 |
5 |
Nhà văn hóa - thể thao các huyện |
|
500 m2 |
25 |
|
Ngoài 2010 |
6 |
Rạp chiếu bóng thị xã Lai Châu |
TX Lai Châu |
150 chỗ |
20 |
|
2005 - 2010 |
7 |
Nhà Bảo tàng tỉnh |
TX Lai Châu |
|
10 |
|
2008 - 2010 |
8 |
Thư viện tỉnh |
TX Lai Châu |
800 m2 |
20 |
|
2005 - 2010 |
9 |
Xí nghiệp in báo Lai Châu |
TX Lai Châu |
|
18 |
|
2008 - 2010 |
10 |
XD thư viện huyện các huyện |
|
200m2/CT |
27 |
|
Ngoài 2010 |
11 |
Trung tâm thể dục thể thao tỉnh Lai Châu |
TX Lai Châu |
|
10 |
|
2008 - 2010 |
12 |
Công trình văn hóa - thông tin - TDTT các huyện dự kiến chia tách |
|
500 m2 |
50 |
|
Ngoài 2010 |
13 |
Trung tâm cai nghiện các huyện |
|
|
12 |
|
2006 - 2010 |
G |
Cơ sở hạ tầng khu công nghiệp |
|
|
|
|
|
1 |
Khu công nghiệp Phong Thổ |
Phong Thổ |
150 ha |
60 |
|
2006 - 2010 |
H |
Dự án di dân lòng hồ thủy điện |
|
|
|
|
|
1 |
Di dân lòng hồ thủy điện Sơn La |
Trong tỉnh |
|
|
|
2005 - 2010 |
2 |
Di dân lòng hồ thủy điện Lai Châu |
Mường Tè |
|
|
|
Ngoài 2010 |
3 |
Di dân lòng hồ thủy điện Huội Quảng |
Trong tỉnh |
|
|
|
2006 - 2010 |
4 |
Di dân lòng hồ thủy điện Bản Chát |
Trong tỉnh |
|
|
|
2005 - 2010 |
Ghi chú: Về vị trí, quy mô diện tích chiếm đất, tổng mức và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng thời kỳ.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 87/2006/QD-TTg | Hanoi, April 20, 2006 |
DECISION
APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF LAI CHAU PROVINCE IN THE 2006-2020 PERIOD
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the People's Committee of Lai Chau province in Report No. 578/TTr-UBND of October 12, 2005, and Document No. 10/UBND-TH of January 9, 2006, and the Ministry of Planning and Investment in Official Letter No. 1532/BKH/TD&GSDT of March 10,2006, regarding the master plan on socioeconomic development in the 2006-2020 period,
DECIDES:
Article 1.- To approve the master plan on socioeconomic development of Lai Chau province in the 2006-2020 period, with the following principal contents:
I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS:
To tap to the utmost internal resources, combined with supports of the central government and the whole country, speed up economic growth, gradually narrow the development gap with other provinces in the region and ensure conformity with the process of international economic integration.
To concentrate all resources on building socioeconomic infrastructure; to restructure the economy for commodity production development; to bring into the fullest play the strengths of border-gate economy; to regard hydropower, minerals, cement, paper pulp, tea, rubber, cardamon, pharmaceutical materials and big cattle husbandry as major and long-term commodities. To properly organize relocation. To closely combine economic development with the protection of the eco-environment, tending and protection of headwater forests in the Da river basin in order to protect water sources of major national hydropower plants.
Economic development must be harmoniously combined with the settlement of such pressing social issues as hunger eradication and poverty reduction, sedentarization, raising of public knowledge, training of cadres, especially grassroots cadres, ethnic minority cadres and female cadres; to properly implement ethnicity policies, assist ethnic minority inhabitants in having a stable life, escaping from the particularly difficult state and enjoying a gradually improved material and spiritual life.
To associate the province's socio-economic development objectives with the performance of national strategic tasks in the province, namely, to build the political system strong, build up and strengthen defense and security, build the great unity block among ethnic minorities living in the province, firmly protect national independence, sovereignty and territorial integrity in connection with building a border of peace, friendship, cooperation and long-lasting stability.
II. DEVELOPMENT OBJECTIVES
1. General objectives
To accelerate economic growth; markedly improve socio-economic infrastructure; bring into full play strengths of a border-gate province, its natural resources, minerals, hydropower, land and climate for development of various economic activities; to concentrate on hunger eradication and poverty reduction, basically complete sedentarization work; to conserve and develop cultural identities of ethnic minorities, improve the people's material and spiritual life; to ensure defense and security, political stability and firmly protect sovereignty over the national boundary.
In the 2006-2010 period, to accelerate economic growth, basically lift Lai Chau out of the state of particular difficulty, narrow the development gap between the province and other provinces in the region and the whole country. By 2020, the province will be out of the state of underdevelopment.
2. Orientations for development of branches and domains
a/ Economic branches and domains
- Economically, to achieve average per-capita GDP (according to current prices) of VND 7 million (two times over 2005, equal to 45% of the country's average) by 2010; and of VND 24.8 million by 2020 (equal to 60-65% of the country's average).
Average growth rate | 2006-2010 period | 2006-2020 period |
GDP | 14-15% | 12.6% |
Agriculture, forestry, fisheries | 5-6% | 6.13% |
Industry, construction | 26-27% | 18% |
Services | 17-18% | 13.7% |
To restructure economy along the line of quickly increasing industry-construction and service ratios and reducing agriculture and forestry ratios:
Economic structure | 2010 | 2020 |
Agriculture, forestry, fisheries - industry -service | 32-35-33% | 20-45-35% |
To increase budget revenues in the locality, striving for over VND 160 billion by 2010 and over VND 500 billion by 2020.
To quickly increase the province's export value, striving for the total value of USD 10 million/year by 2010 and over USD 30 million by 2020.
- Regarding agriculture and rural development.
To vigorously step up economic restructuring within agriculture, choose plant varieties and animal species that are the locality's strengths for prioritized development toward commodity production connected with processing industry and major local and export markets.
+ Cultivation:
To develop food production, striving to ensure food security in the locality. To promote intensive cultivation, increase crops, extensively apply widely technologies and advanced cultivation techniques to production in order to increase rice and maize yields. To establish concentrated high-yield food production zones in areas where conditions permit. By 2010, total food output shall surpass 150,000 tons and average per capita food output reach about 400 kg per year; by 2020, these targets shall be over 165,000 tons and about 370 kg per year respectively.
To develop tea trees in the direction of intensive cultivation for higher yield. By 2010, the tea area shall reach 4,500 ha, of which 500 ha are newly planted; by 2020, it shall reach 5,500 ha, of which 4,500 ha are for commercial purposes. To plant rubber trees on 3,000-5,000 new ha in border communes. To develop cardamon growing on 3,000 ha by 2010, including 1,000 new ha; and on 5,000 ha by 2020. To encourage the growth of short-term industrial plants suitable to the province's climate, such as cotton, groundnut, soy bean, etc., with a view to raising land use efficiency and improving locals' living conditions. To study and organize a network of state-run traders for purchase and sale of products.
+ Husbandry:
To supply high-quality animal breeds, provide veterinary services, and mobilize locals to change their husbandry practices. Livestock herds shall increase by over 6% throughout the period, particularly 6-7% in the 2006-2010 period. To increase the numbers of buffalo and cow herds: by 2010, there will be 111,500 buffaloes, 20,700 cows, and annually 8-10 thousand tons of buffaloes and cows in live weight supplied to the market.
To develop aquaculture, exploit existing water surface areas, develop more ponds and lakes; to proceed to concentrated, large-scale aquaculture when Son La, Lai Chau, Huoi Quang, Ban Chat hydropower reservoirs are completely built.
+ Forestry:
To protect and develop existing forests, striving to increase forest coverage to 45% by 2010 and over 60% by 2020 from 37.5% in 2005, in order to promote the functions of headwater protective forests and regulate water sources for hydropower projects. To select a tree structure which promotes headwater protection and brings about high economic benefits. To associate afforestation with zoning off for tending and regeneration of existing forests, establish material areas for the development of paper, chipboard and household furniture industries. To conserve primitive forests and establish a nature conservation zone on the southwest side of Hoang Lien Son mountain range.
To adopt proper policies on investment in particularly disadvantaged highland and border communes facing shortage of agricultural land to help them switch to live on afforestation and tending and protection of protective forests.
To strive to plant 10,000 new hectares of forests in the 2006-2010 period and 30,000 new hectares of forests in the 2011-2020 period. To zone off for tending and regeneration an additional area of 200,000 ha of forests, mostly in Muong Te and Sin Ho districts.
+ Rural construction:
To elaborate a planning on population redistribution and sedentarization for ethnic minority people to stabilize and improve their lives, with priority given to population redistribution in areas meeting with a shortage of residential and production land or having particularly difficult living conditions, areas facing high risks of land slide, and Vietnam-China border areas. Coupled with the construction of irrigation projects and places for resettlement shall be the reclamation of at least 5,000 ha of wet rice fields and terraced fields in the 2006-2020 period, with 3,000 ha in the 2006-2010 period alone.
To step up the building of rural infrastructure: power, roads, daily-life water, irrigation, schools, dispensaries, etc.
To develop trades, effectuate rural economic restructuring, establish new craft villages and agricultural and forestry farms.
- Regarding industries-construction
To concentrate on developing industries in which the province has strengths, such as hydropower generation, processing of agricultural and forest products, production of construction materials, mineral exploitation, traditional handicrafts, and industrial establishments that serve the resettlement programs for hydropower projects.
+ Energy (hydropower) industry
To orient the building of Lai Chau, Ban Chat and Huoi Quang hydropower plants. To survey, plan and formulate mechanisms and policies to attract enterprises to invest in building small- and medium-sized hydropower projects.
+ Mining industry
To encourage enterprises to survey, prospect and invest in exploiting and processing minerals in gold, rare earth, copper, lead and zinc mines, and organize the exploitation and gathering of minerals in smaller mines in the locality.
+ Construction material production industry
To orient the establishment of Muong So industrial park (cement production, mineral processing and construction material production) and certain industrial clusters. To research, explore, exploit and process black, colored and white marbles for construction and export. To exploit sand, rock and gravel to meet the province's construction demands. To build tunnel brick factories and cement factories to meet civil construction demands and hydropower projects in the province.
+ Agricultural and forestry product processing industry
To raise the production and business efficiency of Lai Chau paper plant; to set orientations for increasing the capacity and improving the quality of products of tea factories, and set up agricultural product processing establishments in concentrated production areas.
+ Other industries
To set orientations for developing the engineering of hand-held tools suitable to local production practices and encourage the private sector to invest in building mechanical workshops in Lai Chau town.
- Regarding trade-services
To accelerate the development of services to account for a higher ratio in the province's GDP.
To synchronously develop the system of trade centers in towns, townships and centers of commune clusters, giving, first of all, priority to building several markets in border areas. To ensure the supply of essential goods for highlanders and stabilize market prices.
To develop holiday tourism, eco-tourism and ethnic cultural tourism in combination with the preservation and promotion of ethnic cultural identities, turning tourism into an important industry and a driving force for socio-economic development in the province, materializing the policy direction on hunger eradication and poverty reduction and firm preservation of security, defense, social order and safety. Tourist activities shall be directed toward exploiting the potential of the Hoang Lien Son mountain pass peak, Tien Son cavern, Tien Binh thermal spring, Tac Tinh waterfall and Dong Pao lake in close connection with developing restaurants and hotels in Tarn Duong town; to develop Lai Chau town into a tourist center of the province; to properly organize tours and tourist routes, especially international travel services to attract Chinese visitors coming through Ma Lu Thang border gate; to invest in developing Sin Ho plateau into a holiday tourist resort, a place for ecological research, pharmaceutical materials, flowers, bonsai, tropical fruit trees and peculiar ethnic cultural traits in the province; to invest in embellishing and building a tourist complex of Le Loi King stele and the Van Long mountain pass relic area in association with eco-tourism in the reservoirs of Son La and Lai Chau hydropower plants and cultural traits of ethnic minorities in Muong Te.
Transport services: To develop cargo and passenger transport services along inter-provincial and intra-provincial transport routes and, when conditions permit, international transport services, exploit waterway transport routes after the hydropower reservoirs are completely built.
b/ Regarding infrastructure development
- Communication
In 2006, there will be motorways to 100% of commune centers and by 2010 and 2020 there will be 70% and 100% respectively rural roads useable in all seasons in the year.
To attach importance to building a diversion road of national highway 4D running through Lai Chau town; upgrading sections of national highway 4D running through towns and townships, national highway 32, stage II; flood-sheltering sections of national highway 12, provincial highway 127, and national highway 279. To attach importance to building interconnected roads, upgrading provincial and district roads linking to national roads. To continue investing in rural roads running to the centers of communes without motorways. To renovate, upgrade and ensure rural roads usable in all seasons in the year.
For waterways and port system: To survey and build several ports along Da river, such as Pac Ma, Po Lech, Nam Hang, Chan Nua and Pa Ha ports for developing waterway transport after the big hydropower projects are completely built in the locality.
- Irrigation
To prioritize investment in irrigation development, step by step meeting demands for water for agriculture, industrial production and daily life.
- Daily-life water supply and electricity supply.
+ To develop the system of daily-life water supply: To invest in upgrading and building new clean water supply systems for towns, townships and industrial clusters. To continue with investment in building daily-life water supply systems for rural areas, with priority given first to upland villages and villages facing shortage of daily-life water. By 2010, clean water will be provided for over 80% of urban population and 30% of rural population and, by 2020, the needs of all the population will be basically met.
+ To develop the electricity grid: By 2010, the national electricity network will reach 100% of communes and electricity will be available to 80% of households. By 2020, electricity will be available to meet the needs of all the population.
- Development of the urban system.
In the 2006-2010 period, to make investment in building new urban centers: Lai Chau town, Phong Tho township, Tarn Duong township and Ma Lu Thang border gate.
In the 2011-2020 period, to continue renovating and upgrading the townships of Than Uyen, Than Thuoc, Sin Ho and Muong Te; to build new townships of Nam Tarn (lowland Sin Ho), Huoi Luong (Muong Te) in parallel with the relocation and resettlement for the building of hydropower projects and the adjustment of the administrative boundaries of some districts. To upgrade Lai Chau town into grade-Ill urban center and a city by 2015.
c/ Social domains
- Regarding education and training
To consolidate and maintain the results of primary education universalization and illiteracy eradication; to achieve the standards of primary education universalization among the eligible age group by 2008; complete junior secondary education universalization by 2009; complete senior secondary education universalization by 2015. Annually, the number of pupils drawn to school will increase by 4.47%; by 2010, there will be 20,087 preschool pupils, 49,994 primary pupils, 27,610 junior secondary school pupils and 10,611 senior secondary school pupils.
To set orientations for expanding boarding schools for ethnic minority pupils, develop semi-boarding schools where pupils are fed by locals in centers of commune clusters and communes. To speed up the implementation of the program on building school buildings and classrooms solid, expanding existing junior and senior secondary schools and building new ones to meet the requirements of junior secondary education universalization in the 2006-2010 period and the requirements of senior secondary education universalization in the 2011-2015 period. To increase teaching and learning equipment under the general education renewal program. To invest in building dwelling houses for education administrators and teachers, particularly in schools situated in deep-lying, remote and border areas.
To set orientations for preparing conditions for building soon such training schools as community colleges, a provincial politics school, a vocational training school, a provincial military school and politics training schools in districts, towns, etc., for training grassroots cadres, particularly ethnic minority cadres, female cadres, and raising the ratio of trained laborers. To raise the percentage of trained laborers to 25% by 2010 and to over 45% by 2020.
- Regarding public healthcare
By 2010, 50% of communes will have health stations up to national standards as set by the Ministry of Health; to strive to achieve five medical doctors per 10,000 population and 50% of communes having medical doctors. By 2020, there will be over 90% of commune health stations meeting national standards and 10 medical doctors per 10,000 population.
To consolidate and expand the network of medical establishments and community healthcare. To basically control malaria and tuberculosis epidemics and effectively prevent HIV/AIDS. To reduce the malnutrition rate among under-five children to 20% by 2010 and reduce the underweight rate among newborns to under 5%, ensuring that over 96% of children are fully immunized. To expand health insurance and forms of healthcare for ethnic minority people in deep-lying and remote communes.
To set orientations for investment in building the provincial general hospital, Phong Tho general hospital and Tarn Duong district general hospital; to upgrade Sin Ho district general hospital and Muong Te general hospital. To build a new anti-social disease center and Lai Chau town medical center. To accelerate the upgrading of commune health stations to meet set standards.
- Regarding population development
To carry out family planning and reproductive health programs with a view to improving population quality. The average population growth rate will be 2.2% per year in the 2006-2010 period, of which the natural growth rate will be 1.8% and the mechanical growth rate, 0.4%, the population will be 368,000 by 2010 and 445,000 by 2020.
To encourage inhabitants from elsewhere to settle and build new homeland in Lai Chau in accordance with the province's planning and plan, including those from lowland areas and non-agricultural households from the areas of the Son La hydropower reservoir in Dien Bien, and from Son La, etc., so as to have more human resources for the province's socio-economic development.
- Regarding culture and information
To improve cultural-information benefits, preserve and promote cultural values of ethnic minority groups in combination with combating backward habits that hinder development. All communes will have telephone lines and commune post-cultural points where locals can have access to newspapers, books and information. To set orientations for investing in building provincial libraries, cultural centers and museums, district libraries and cultural houses, and commune cultural houses. To renovate and embellish historical and cultural relic areas, conserve cultural heritages in the hydropower reservoir areas. To build village cultural institutions suitable to the cultural tradition of every ethnic minority. Annually, 100% villages and street quarters will register to be cultured units, of which at least 50% will be recognized to meet district-level or provincial-level standards. By 2010 and 2020, 50% and 70% of villages will respectively achieve the title of cultured village.
To extensively develop mass physical training and sports activities, paying attention to traditional sports of ethnic minority groups. To step by step build and promote high-achievement sports, strive to win medals in regional and national ethnic minority sports tournaments. To set orientations for building sport training and competition facilities in towns and townships, while all communes and wards will have land areas or places reserved for physical training and sport activities.
To build the provincial television station and radio station so as to expand their broadcasting coverage, and develop television wave-receiving stations in villages where electricity conditions permit.
- Information: By 2010, 100% of communes will have Internet at their centers; 100% of townships will be covered with mobile phone waves. By 2020, the information technology use needs of all inhabitants shall be basically meet. By 2010, over 90% of households will be able to listen to the radio and over 80% of households watch television. Radio and television programs broadcast in ethnic minority languages will be longer. By 2020, the radio and television needs of all inhabitants will be basically met. The entire-province post and telecommunications network and the telephone network from the province to communes will be further modernized.
- Regarding hunger eradication and poverty reduction and employment
By 2010, there will be no hungry households while the percentage of poor households will be reduced to below 30% (according to the new poverty line) and below 10% by 2020. To concentrate all resources on hunger eradication and poverty reduction in upland and border and among particularly disadvantaged ethnic minority communes (Mang, La Hu, Kho Mu, Cong, Khang, etc.). To organize narcotic detoxification for 1,000 addicts per year. By 2020, drug addition will be basically abolished.
Annually, 4,000-4,500 new jobs will be created. Labor restructuring will be accelerated to create more jobs and increase social productivity along the line of industrialization and modernization. The rural labor time proportion will increase to 78-80% and the unemployment rate in urban areas will drop to under 3%. Labor quality will be improved to help increase the economy's productivity and efficiency.
d/ Regarding relocation and resettlement for the building of big national hydropower projects in the locality.
In the 2006-2012 period, 9,000 households residing in the to-be-inundated areas of Son La and other hydropower projects will be relocated, of which 6,000-7,000 will be completely relocated in the 2006-2010 period. In the immediate future, to concentrate on properly organizing relocation and resettlement work for the building of Son La hydropower project according to the planning already approved by the Prime Minister. At the same time, to prepare conditions for the resettlement in service of the building of Ban Chat, Huoi Quang and Lai Chau hydropower projects.
e/ Spatial and territorial development planning
Orientations for development of three economic areas will be as follows:
- The motivating economic area along national highways 32 and 4D (covering Lai Chau town, and Phong Tho, Tarn Duong and Than Uyen districts): To develop border gate trade, service and other economic activities, develop the production of agricultural and forest commodities and the agricultural and forest product processing industry with tea, rice, cardamon, buffalo and cow meat, milk as major commodities, mineral exploitation and processing and production of building materials, etc.
- The Da river forest-agricultural eco-economic area (covering two districts of Muong Te and lowland communes of Sin Ho district): To zone off for tending and protection existing natural forests, strongly develop the planting of protective forests, rearing of buffaloes and cows, and production of pharmaceutical materials; to make use of rivers, national highway 12 and provincial highway 127 for developing transport services, eco-tourism and forestry product-processing industry. To make plans for developing the rearing, exploitation and processing of aquatic resources, and efficiently exploit water surface areas of hydropower reservoirs.
- The economic, eco-tourism, ethnic culture and high-quality agriculture area in Sin Ho plateau: To develop this area into a resort for eco-tourism and cultural tourism in association with development of a high-quality agriculture and the growth of herbs, flowers and tropical fruit trees.
f/ Adjustment of administrative boundaries
In the 2006-2010 period, to set orientations for studying and dividing communes of over 100 km2 large into smaller ones, proceeding to have a stable number of 130 communes, wards and townships.
In the 2011-2015 period, to study, divide and adjust the administrative boundaries of Muong Te, Sin Ho and Than Uyen districts so as to have a stable number of seven districts and one town.
g/ To build and incrementally modernize working offices of Party and mass organizations and state agencies.
In the 2006-2010 period: To prioritize the building of a system of working offices of provincial-level Party and mass organizations and state agencies in Lai Chau town, of district-level agencies in Phong Tho and Tarn Duong townships; to set orientations for building solid working offices for communes where new offices have not been built yet. In the 2011-2020 period, to continue renovating, upgrading and expanding deteriorated offices with working areas of under 70% of the standard or limit set for the use of working offices.
III. IMPLEMENTATION SOLUTIONS:
- To scrutinize, adjust and supplement the plannings of branches and domains and the plannings of economic areas; to improve the quality of construction plannings, etc., serving as a basis for socio-economic development and defense and security maintenance. To properly perform investment planning and preparation work.
- To develop human resources, prioritize training of local cadres, female cadres and ethnic minority cadres, involve village patriarchs and chiefs in motivating the people to properly implement policy directions and policies of the Party and State. To adopt special preferential policies for cadres working in border communes and particularly disadvantaged communes. To set up a provincial vocational training center to help improve the quality of trained laborers, particularly those working in cottage industries and handicrafts and agricultural and forestry product processing. To increase numbers of educational staff, healthcare workers, border guards and agricultural, forestry and fishery extension cadres.
- To formulate mechanisms and policies to attract investment, trade promotion programs, etc.
- To step up the application of scientific and technological advances. To adopt preferential policies to attract talented persons.
To mobilize resources for investment:
- Central budget and provincial budget capital shall be mainly reserved for investment in socio-economic infrastructure (meeting about 25-30% of capital demand). In order to increase investment capital from the state budget, it is necessary to increase the savings ratio in the province's economy, maintain a high growth rate and take measures to encourage savings for development investment. To call for investment from the central government in major infrastructure facilities of the communication system, electricity supply, irrigation, etc.
- Investment capital from enterprises and the population is estimated to account for 40-45% in the investment capital structure. In order to increase this capital source, it is necessary to carry out administrative reform, simplify procedures in the investment domain and take measures to encourage the people and enterprises to invest in carrying out and expanding production and business activities in the province.
- The province's investment capital demand in the 2006-2020 period will far exceed its resources and capabilities. Therefore, Lai Chau province should work out capital mobilization plans for each period, arrange and select priority projects and apply specific and proper measures to attract investment capital, ensuring the achievement of set objectives.
- To strengthen and expand production relations after the models of household economy, farm economy and cooperative economy. To enhance the role of state economy in ensuring the supply of consumer goods, input factors and gathering and sale of products for farmers. To accelerate the equitization and transformation of ownership of state enterprises managed by the province. To encourage and facilitate private enterprises and cooperatives in the production and processing of agricultural and forestry products.
- To scrutinize, supplement and promulgate mechanisms and policies for development.
- To enhance management, exploitation and efficient use of natural resources in association with environmental protection.
- To consolidate defense and security.
- To build the political system and the contingent of cadres at all levels capable of meeting the requirements of their tasks.
IV. PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT RESEARCH
- Programs prioritized for development: (1) hunger eradication and poverty reduction program; (2) socioeconomic development program; (3) program on resettlement for the building of Son La and other hydropower projects; (4) border-gate economic development program; (5) human resource training and political system quality improvement program; (6) defense and security maintenance program.
- Projects prioritized for investment research (listed in enclosed appendix).
Article 2.- The approved master plan shall serve as the basis for the elaboration, submission for approval and materialization of specialized plannings (construction planning, land use planning and plan and other specialized plannings) and investment projects in the province according to regulations.
Article 3.- The People's Committee of Lai Chau province is hereby assigned to base itself on the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations stated in the approved master plan and coordinate with concerned ministries and branches in directing the elaboration, submission for approval and implementation of the following contents according to regulations:
- Formulating a planning on development of the system of urban centers and population areas, construction planning, land use planning and plan, branch and domain development plannings, with a view to ensuring comprehensive and coordinated development.
- Studying, formulating, promulgating or submitting to competent state agencies for promulgation (for issues beyond its jurisdiction) mechanisms and policies suitable to the province's development requirements in each period in order to attract and mobilize resources for the materialization of the master plan.
Article 4.- Ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies are hereby assigned to assist the People's Committee of Lai Chau province in studying and formulating the above-said plannings; at the same time study, formulate and submit to competent state agencies mechanisms and policies in response to the socio-economic development requirements of Lai Chau province in each period in order to mobilize and efficiently use resources, stimulate and attract investment to ensure the proper materialization of the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations defined in the master plan report. To step up investment in building projects which are of certain scope and nature significant to the province's development and in which investment has been decided. To study, adjust and add to branch development plannings and investment plans related projects which are expected to be invested in as stated in the master plan report.
Article 5.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
Article 6.- The president of the People's Committee of Lai Chau province, ministers, heads of ministerial-level agencies, and heads of Government-attached agencies shall have to implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
APPENDIX
LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT RESEARCH IN THE 2006-2010 PERIOD
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 87/2006/QD-TTg of April 20, 2006)
Serial number | Names of investment projects | Location | Design capacity | Investment capital (VND billion) | Capital sources | Implementation duration |
| ||||||||
A | Industries |
|
|
|
|
|
| ||||||||
1 | Ban Chat hydropower project | Than Uyen | 220 MW | 3,140 | Domestic capital & loan | 2004-2010 |
| ||||||||
2 | Lai Chau hydropower project | Muong Te | 1,200 MW | 24,000 | Domestic capital & loan | 2010-2020 |
| ||||||||
3 | Building of some small hydropower projects in some districts |
| 1-30 MW | 100 | Enterprise capital | 2005-2020 |
| ||||||||
4 | Phong Tho cement factory | Phong Tho | 35,000 tons/year | 600 | Domestic capital | 2006-2009 |
| ||||||||
5 | Lai Chau town tunnel brick factory | Lai Chau town | 25 mil. bricks/year | 8 | - | 2006-2010 |
| ||||||||
6 | Lowland Sin Ho tunnel brick factory | Sin Ho | 15 mil. bricks/year | 3 | - | 2006-2010 |
| ||||||||
7 | Tarn Duong tunnel brick factory | Tarn Duong | 15 mil. bricks/year | 3 | - | 2006-2010 |
| ||||||||
8 | Than Uyen tunnel brick factory | Than Uyen | 15 mil. bricks/year | 3 | - | 2006-2010 |
| ||||||||
B | Agriculture, forestry, fisheries |
|
|
|
|
|
| ||||||||
1 | Development of Tarn Duong tea area in association with development of Lai Chau town | Tarn Duong - Lai Chau town |
| 5 |
| 2005-2010 |
| ||||||||
2 | Development of Than Thuoc tea area in association with Ban Chat hydropower project | Than Uyen |
| 5 |
| 2005-2010 |
| ||||||||
3 | Development of fruit trees |
|
| 5 |
| 2005-2010 |
| ||||||||
4 | Project on development of paper material area along national highways 12, 4D and 32 | Within province |
| 5 |
| 2006-2015 |
| ||||||||
5 | Southwestern Hoang Lien Son nature conservation project |
|
| 5 |
| Before and after 2010 |
| ||||||||
6 | High-quality beef cow development project | Within province |
| 5 |
| 2005-2010 |
| ||||||||
7 | Project on high-yield intensive cultivation in Binh Lu rice field, Than Uyen | Binh Lu |
| 5 |
| 2005-2010 |
| ||||||||
C | Communication |
|
|
|
|
|
| ||||||||
1 | Upgrading of national highways 12, 32,4D and 279 | Within province |
| 800 | WB, govt, bonds | 2005-2020 |
| ||||||||
2 | National highway 4D's bypass section through Lai Chau town | Section through Lai Chau town | 10 km | 450 | Govt, bonds -Ministry of Transport | 2006-2008 |
| ||||||||
3 | Pa Tan - Hua Bum - Muong Te - Pac Ma road (Transport Ministry) | Pa Tan -Muong Nhe | 166 km | 400 | Govt, bonds -Ministry of Transport | 2006-2010 |
| ||||||||
4 | Pa Tan - Phong Tho - Bat Sat (Lao Cai) road | Pa Tan -Bat Sat | 80 km | 200 | Govt, bonds -Ministry of Transport | 2008-2012 |
| ||||||||
5 | Muong Kim - Muong La road | Within province | 40 km | 150 | Resettlement capital | 2005-2010 |
| ||||||||
6 | Upgrading of Ta Ghenh - Nam Pay road | Ta Ghenh -Nam Pay | 10 km | 31 | ODA (DIC) | 2005-2007 |
| ||||||||
7 | Ban Hon - Pu Sam Cap road | Sin Ho | 45 km | 66.2 | TDC& other capital | 2005-2008 |
| ||||||||
8 | Upgrading of Chieng Chan -Sin Ho - Nam Loong road | Sin Ho |
| 50 |
|
|
| ||||||||
9 | Upgrading of Khong Lao -Dao San - Si Lo Lau road | Phong Tho | 72 km | 144 |
| 2006-2008 | |||||||||
10 | Upgrading of Seo Leng - Pa Khoa - Noong Hoe - Pu Sam Cap road | Seo Leng - PuSam Cap | 59 km | 118 | Govt, bonds | 2006-2007 | |||||||||
11 | Than Thuoc - Nam Can - Nam So - Noong Heo road | Than Uyen -Sin Ho | 50 km | 100 | Govt, bonds | 2006-2008 | |||||||||
12 | Upgrading of Lai Chau town -Ban Hon - Binh Lu road | Lai Chau town - Tarn Duong | 23 km | 34 | Resettlement capital & other capital | 2006-2008 | |||||||||
13 | Upgrading of Muong So -Then Sin - Tarn Duong road | Phong Tho -Tarn Duong | 29 km | 58 |
|
| |||||||||
14 | Bum Na - Pa Ve Su road | Muong Te | 20 | 17 | ODA (JBIC) | 2005-2010 | |||||||||
15 | Da river - Nam Mann road | Muong Te |
| 70 | Resettlement capital | 2005-2015 | |||||||||
16 | Road to Mu Ca commune center | Muong Te | 17 km | 34 | WB3 | 2005-2015 | |||||||||
17 | Nam Ma - Nam Phin - Nam Han road | Sin Ho | 41 km | 70 |
| 2005-2015 | |||||||||
18 | Nam Cuoi - Nam Han road | Sin Ho | 25 km | 31 | Resettlement capital | 2005-2010 | |||||||||
19 | Nam Khao - Ta Tong road | Muong Te | 26 km | 30 |
| 2005-2015 | |||||||||
20 | Nong Heo - Nam Coong -Nam Cuoi road | Sin Ho | 36 km | 60 | Resettlement capital | 2005-2015 | |||||||||
21 | Ta Ngao - Nam Nguyen -Nam Ngap road | Sin Ho | 38 km | 60 | Resettlement capital | 2005-2015 | |||||||||
22 | Ma Lu Thang - Ma Ly Chai road | Phong Tho | 25 km | 55 |
| 2005-2015 | |||||||||
23 | Nam Ty - Nam Cay road | Muong Te |
| 50 |
| 2005-2015 | |||||||||
24 | Ta Ngao - Nam Chan - Pa Ha cluster road | Sin Ho | 20 km | 50 |
| 2005-2015 | |||||||||
25 | National highway 12 - Nam Ban commune center road | Sin Ho | 16 km | 45 |
| 2005-2015 | |||||||||
26 | Nam Doong - Pu Dao road | Sin Ho | 13 km | 15 | Resettlement capital | 2005-2007 | |||||||||
27 | Road to Thu Lum commune center | Ka Lang -Thu Lum | 24.4 km | 30 | Govt, bonds | 2006-2008 |
| ||||||||
28 | Road to Ka Lang commune center | Ka Lang Pac Ma - | 24.2 km | 25 | Govt, bonds | 2006-2007 |
| ||||||||
29 | Nam Lan - La Pe road | Nam Lan-LaPe | 20 km | 21 | Govt, bonds | 2006-2007 |
| ||||||||
30 | Muong Te - Pa U road | Muong Te -PaU | 22.4 | 28 | Govt, bonds | 2006-2007 |
| ||||||||
31 | Upgrading and asphalting several provincial highway sections, district roads, rural roads and roads to commune centers | Within province |
| 400 | ADB, WB | 2005-2020 |
| ||||||||
D | Irrigation |
|
|
|
|
|
| ||||||||
1 | Hoang Ho reservoir (Sin Ho township) | Sin Ho town | 70 | 27 | Govt, bonds | 2006-2007 |
| ||||||||
2 | Nam Mung 1 irrigation system and Pa Khoa reservoir | Nam Cha | 150 ha, 2 crops, 320 ha, 1 crop. Daily life water for 2,500 inhabitants | 32 | Govt, bonds | 2006-2007 |
| ||||||||
3 | Nam Ma Dao reservoir | Sin Ho | 70 | 27 | Govt, bonds | 2006-2007 |
| ||||||||
4 | Dong Pao reservoir | Ban Hon | 800 | 120 | Govt, bonds | 2006-2007 |
| ||||||||
5 | Muong Kim irrigation complex | Than Uyen | 700 | 60 | Govt, bonds | 2006-2007 |
| ||||||||
6 | Muong Than irrigation complex | Than Uyen | 1,700 | 100 | Govt, bonds | 2006-2007 |
| ||||||||
7 | Than Thuoc irrigation complex | Than Uyen | 385 | 19 | Govt, bonds | 2006-2007 |
| ||||||||
8 | Binh Lu irrigation complex | Tarn Duong | 1,770 | 208 | Govt, bonds | 2006-2008 |
| ||||||||
9 | Phong Tho irrigation complex | Phong Tho | 877 | 70 | Govt, bonds | 2006-2008 |
| ||||||||
10 | Dao San irrigation complex | Phong Tho | 460 | 84 | Govt, bonds | 2006-2008 |
| ||||||||
11 | Lowland Sin Ho irrigation complex | Sin Ho | 710 | 80 | Govt, bonds | 2006-2008 |
| ||||||||
12 | Muong Mo - Nam Hang irrigation complex | Muong Te | 440 | 37 | Govt, bonds | 2006-2008 |
| ||||||||
13 | Other repair and upgrading projects | Within province |
| 50 | Govt, bonds | 2006-2015 |
| ||||||||
E 1 | Urban infrastructure, trade and tourism Urban infrastructure |
|
|
|
|
|
| ||||||||
1 | Provincial town urban infrastructure | Lai Chau town | 1,000 ha | 1235 |
| 2005-2010 |
| ||||||||
2 | Phong Tho township urban infrastructure | Phong Tho | 60 ha | 105 |
| 2005-2010 |
| ||||||||
3 | Tarn Duong township urban infrastructure | Tarn Duong | 60 ha | 105 |
| 2005-2010 |
| ||||||||
4 | Sin Ho township urban infrastructure | Sin Ho | 30 ha | 50 |
| 2005-2010 |
| ||||||||
5 | Muong Te township urban infrastructure | Muong Te | 30 ha | 50 |
| 2005-2015 |
| ||||||||
6 | Than Uyen township urban infrastructure | Than Uyen | 30 ha | 50 |
| 2005-2015 |
| ||||||||
7 | Binh Lu townlet urban infrastructure | Tarn Duong | 10 ha | 20 |
| 2006-2010 |
| ||||||||
8 | Muong So townlet urban infrastructure | Phong Tho | 10 ha | 20 |
| 2008-2015 |
| ||||||||
9 | Than Thuoc township urban infrastructure | Than Uyen | 10 ha | 20 |
| 2010-2015 |
| ||||||||
10 | Other urban infrastructure |
| 60 ha | 120 |
| 2010-2020 |
| ||||||||
11 | Lai Chau solid waste treatment plant | Lai Chau town |
| 30 |
| After 2010 |
| ||||||||
II | System of public offices |
|
|
|
|
|
| ||||||||
1 | Provincial agencies' office building (block) | Lai Chau town | 34,130 m2 | 310 |
| 2006-2008 |
| ||||||||
2 | Tam Duong district agencies' office building (block) | Tam Duong | 2,200 m2 | 50 |
| 2006-2007 |
| ||||||||
3 | Phong Tho district agencies' office building (block) | Phong Tho | 2,200 m2 | 50 |
| 2006-2007 |
| ||||||||
4 | Provincial conference -cultural center | Lai Chau town | 5,000 m2 | 52 |
| 2005-2007 |
| ||||||||
5 | Tam Duong district cultural center | Tam Duong | 3,000 m2 | 15 |
| 2006-2007 |
| ||||||||
6 | Phong Tho district cultural center | Phong Tho | 3,000 m2 | 15 |
| 2006-2007 |
| ||||||||
7 | Commune office buildings | Within province | 23,450 m2 | 105 |
| 2006-2015 |
| ||||||||
8 | Upgrading and repair of district office buildings | Within province | 2,000 m2 | 50 |
| 2015-2020 |
| ||||||||
III | Commercial infrastructure |
|
|
|
|
|
| ||||||||
1 | Provincial trade center | Lai Chau town |
| 25 |
| 2005-2010 |
| ||||||||
2 | Border-gate economic zone infrastructure | Phong Tho | 43 ha | 140 |
| 2002-2008 |
| ||||||||
3 | Ma Lu Thang border-gate market | Phong Tho | 10,000 m2 | 5 |
| 2007-2008 |
| ||||||||
4 | Lai Chau town market | Lai Chau town | 36,500 m2 | 13 |
| 2005-2007 |
| ||||||||
5 | Township markets in 6 districts of the province | 6 districts | VNDIObil./ market | 60 |
| 2005-2010 |
| ||||||||
IV | Tourism infrastructure |
|
|
|
|
|
| ||||||||
1 | Lai Chau town lake - park | Lai Chau town |
| 40 |
| 2005-2010 |
| ||||||||
2 | Lai Chau town entertainment center | Lai Chau town |
| 20 |
| After 2010 |
| ||||||||
3 | Hoang Lien Son mountain pass tourist resort | Tam Duong |
| 20 |
| 2006-2010 |
| ||||||||
4 | Ho Thau eco-ethnic cultural tourist resort | Tam Duong |
| 50 |
| After 2010 |
| ||||||||
5 | Dong Pao lake - Hon village eco-tourist resort | Tarn Duong |
| 50 |
| After 2010 |
| ||||||||
6 | Sin Ho plateau eco-tourist resort | Sin Ho | 20 ha | 40 |
| After 2010 |
| ||||||||
7 | Tourist infrastructure of Le Loi King historical relic and Da river reservoir cultural area | Sin Ho | 20 ha | 8 |
| 2007-2010 |
| ||||||||
F | Culture, Social Affairs (healthcare, education, etc.) |
|
|
|
|
|
| ||||||||
I | Healthcare infrastructure |
|
|
|
|
|
| ||||||||
1 | Provincial general hospital town | Lai Chau | 300 beds | 230 |
| 2005-2010 |
| ||||||||
2 | Sin Ho general hospital | Sin Ho | 50 beds | 40 |
| 2005-2015 |
| ||||||||
3 | Tarn Duong district general hospital | Tarn Duong | 50 beds | 40 |
| 2005-2015 |
| ||||||||
4 | Phong Tho general hospital | Phong Tho | 50 beds | 40 |
| 2005-2010 |
| ||||||||
5 | Lai Chau town health center | Lai Chau town | 50 beds | 40 |
| 2005-2010 |
| ||||||||
6 | Upgrading of Muong Te general hospital | Muong Te | 50 beds | 40 |
| 2007-2010 |
| ||||||||
7 | Upgrading of 90 health stations up to standards | Whole province | 5 beds/ station | 45 |
| 2016-2020 |
| ||||||||
8 | Traditional medicine hospital | Lai Chau town | 50 beds | 30 |
| After 2010 |
| ||||||||
9 | Specialized tuberculosis hospital | Lai Chau town | 50 beds | 20 |
| 2005-2015 |
| ||||||||
10 | Regional general hospital and | Within |
|
|
|
|
| ||||||||
| hospitals of to be-divided districts | province |
| 50 |
| After 2010 |
| ||||||||
II | Education and training infrastructure |
|
|
|
|
|
| ||||||||
1 | Provincial ethnic minority boarding school | Lai Chau town | 500 students | 15 |
| 2006-2007 |
| ||||||||
2 | Tarn Duong district ethnic minority boarding school | Tarn Duong | 200 students | 4 |
| 2006-2007 |
| ||||||||
3 | Phong Tho district ethnic minority boarding school | Phong Tho | 200 students | 4 |
| 2006-2007 |
| ||||||||
4 | System of general education schools | Whole province | 2,400 students | 37 |
| 2006-2010 |
| ||||||||
5 | System of preschools | Whole province | 500 pupils | 30 |
| 2006-2010 |
| ||||||||
6 | Provincial politics school | Lai Chau town | 300 students | 15 |
| 2006-2008 |
| ||||||||
7 | Continuing education center | Lai Chau town | 400 students | 10 |
| 2006-2008 |
| ||||||||
8 | Community college | Lai Chau town | 500 students | 20 |
| 2006-2008 |
| ||||||||
9 | Provincial military school | Lai Chau town | 300 students | 10 |
| 2006-2008 |
| ||||||||
10 | Building schools solid outside program 159 | Whole province |
| 150 |
| After 2010 |
| ||||||||
11 | Provincial vocational training school | Lai Chau town | 500 students | 12 |
| After 2010 |
| ||||||||
12 | Community learning centers in communes | Whole province |
| 40 |
| 2008-2015 |
| ||||||||
III | Culture, information, physical training and sports infrastructure |
|
|
|
|
|
| ||||||||
1 | Provincial radio broadcasting and transmission center | Lai Chau town |
| 100 |
| After 2010 |
| ||||||||
2 | Program on broadcasting coverage in dead spots |
|
|
|
|
|
| ||||||||
3 | Provincial children and youth cultural palace | Lai Chau town | 15,000 m2 | 25 |
| After 2010 |
| ||||||||
4 | Building of children and youth palaces in districts |
| 10,000 m2 | 60 |
| After 2010 |
| ||||||||
5 | Cultural and sport houses in districts |
| 500 m2 | 25 |
| After 2010 |
| ||||||||
6 | Lai Chau town cinema | Lai Chau town | 150 seats | 20 |
| 2005-2010 |
| ||||||||
7 | Provincial museum | Lai Chau town |
| 10 |
| 2008-2010 |
| ||||||||
8 | Provincial library | Lai Chau town | 800 m2 | 20 |
| 2005-2010 |
| ||||||||
9 | Lai Chau newspaper printing factory | Lai Chau town |
| 18 |
| 2008-2010 |
| ||||||||
10 | Building of libraries in districts |
| 200 m2/ library | 27 |
| After 2010 |
| ||||||||
11 | Lai Chau physical training and sport center | Lai Chau town |
| 10 |
| 2008-2010 |
| ||||||||
12 | Cultural - information -physical training and sport facilities in to be-divided districts |
| 500 m2 | 50 |
| After 2010 |
| ||||||||
13 | Drug detoxification centers in districts |
|
| 12 |
| 2006-2010 |
| ||||||||
G | Industrial park infrastructure |
|
|
|
|
|
| ||||||||
1 | Phong Tho industrial park | Phong Tho | 150 ha | 60 |
| 2006-2010 |
| ||||||||
H | Projects on relocation of inhabitants from hydropower reservoir areas |
|
|
|
|
|
| ||||||||
1 | Project on relocation of inhabitants from Son La hydropower reservoir area | Within province |
|
|
| 2005-2010 |
| ||||||||
2 | Project on relocation of inhabitants from Lai Chau hydropower reservoir area | Muong Te |
|
|
| After 2010 |
| ||||||||
3 | Project on relocation of inhabitants from Huoi Quang hydropower reservoir area | Within province |
|
|
| 2006-2010 |
| ||||||||
4 | Project on relocation of inhabitants from Ban Chat hydropower reservoir area | Within province |
|
|
| 2005-2010 |
| ||||||||
Notes: The locations, land areas, total amounts and sources of investment capital of the above-listed projects will be calculated, selected and specifically determined at the stage of formulation and submission for approval of investment projects, depending on the demands for and capabilities of balancing and mobilizing resources in each period.-
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây