Quyết định 81/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 81/2006/QĐ-TTg

Quyết định 81/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:81/2006/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:14/04/2006
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 81/2006/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 81/2006/QĐ-TTG
NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 2006 PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA
VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC ĐẾN NĂM 2020

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 20 tháng 5 năm 1998;

Căn cứ Nghị định số 91/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 với các nội dung chủ yếu sau đây:

 

I. QUAN ĐIỂM VÀ NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO

 

A. Quan điểm

1. Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, là yếu tố đặc biệt quan trọng bảo đảm thực hiện thành công các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.

2. Tài nguyên nước thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho nhu cầu đời sống và sản xuất, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra theo quy định của pháp luật.

3. Quản lý tài nguyên nước phải được thực hiện theo phương thức tổng hợp và thống nhất trên cơ sở lưu vực sông. Cơ cấu sử dụng nước phải phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

4. Tài nguyên nước phải được phát triển bền vững; khai thác, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, tổng hợp và đa mục tiêu. Phải coi sản phẩm nước là hàng hoá; sớm xóa bỏ cơ chế bao cấp, thực hiện xã hội hoá các hoạt động bảo vệ, phát triển nguồn nước và cung ứng dịch vụ nước.

5. Hợp tác, chia sẻ lợi ích, bảo đảm công bằng, hợp lý trong khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra ở các sông, lưu vực sông quốc tế trên nguyên tắc bảo đảm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia.

B. Nguyên tắc chỉ đạo

1. Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước phải được thực hiện đồng bộ, từng bước và có trọng điểm. Việc thực hiện Chiến lược vừa mang tính cấp bách vừa có tính lâu dài, góp phần quan trọng vào việc thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước từ nay đến năm 2020 và các năm tiếp theo.

2. Việc quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước phải bảo đảm tính hệ thống của lưu vực sông, không chia cắt theo địa giới hành chính, đồng thời bảo đảm diễn thế tự nhiên của các hệ sinh thuỷ, các thuỷ vực và hệ sinh thái, đặc biệt là các loài thuỷ sản quý, hiếm, có giá trị khoa học, kinh tế; bảo tồn và phát triển tính đa dạng, độc đáo của hệ sinh thái thuỷ sinh Việt Nam.

3. Tăng cường hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước; nâng cao trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra.

4. Phát triển kinh tế - xã hội phải gắn với khả năng nguồn nước, với việc bảo vệ và phát triển tài nguyên nước. Khai thác, sử dụng tài nguyên nước phải mang tính tổng hợp, đa mục tiêu, kết hợp hài hoà lợi ích của từng ngành, từng địa ph­­ương và cộng đồng trong mối quan hệ tổng thể giữa thượng lưu và hạ lưu, giữa các vùng, khu vực, bảo đảm tính cân đối, có trọng điểm nhằm đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao và bảo vệ môi trường.

5. Đầu tư cho bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước là đầu tư cho phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cả trước mắt và lâu dài. Nhà nước bảo đảm các nguồn lực đầu tư cần thiết, đồng thời có chính sách huy động sự đóng góp của doanh nghiệp, cộng đồng và mở rộng hợp tác quốc tế để tăng cường đầu tư cho công tác quản lý, bảo vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra.

 

II. MỤC TIÊU

 

A. Mục tiêu tổng quát

Bảo vệ, khai thác hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên nước quốc gia trên cơ sở quản lý tổng hợp, thống nhất tài nguyên nước nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; chủ động phòng, chống, hạn chế đến mức thấp nhất tác hại do nước gây ra; từng bước hình thành ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu quả hợp tác, bảo đảm hài hoà lợi ích giữa các nước có chung nguồn nước với Việt Nam.

B. Các mục tiêu cụ thể

1. Về bảo vệ tài nguyên nước

a) Khôi phục các sông, các hồ chứa nước, tầng chứa nước, vùng đất ngập nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nghiêm trọng, ưu tiên đối với các sông trên lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy, sông Cầu, sông Đồng Nai - Sài Gòn, sông Hương;

b) Bảo đảm dòng chảy tối thiểu duy trì hệ sinh thái thuỷ sinh theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trọng điểm là các sông có hồ chứa nước, đập dâng lớn, quan trọng;

c) Bảo vệ tính toàn vẹn và sử dụng có hiệu quả các vùng đất ngập n­ước và cửa sông cho các sông trọng điểm, các tầng chứa nước quan trọng;

d) Chấm dứt tình trạng thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước mà không được phép của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

đ) Kiểm soát được tình hình ô nhiễm nguồn nước. Chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học.

2. Về khai thác, sử dụng tài nguyên n­ước

a) Khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên nước. Bảo đảm việc khai thác nước không vượt quá ngưỡng giới hạn khai thác đối với các sông, không vượt quá trữ lượng có thể khai thác đối với các tầng chứa nước, chú trọng đối với các dòng chính trên các lưu vực sông lớn và các tầng chứa nước quan trọng của các vùng kinh tế trọng điểm;

b) Phân bổ, chia sẻ tài nguyên nước hài hòa, hợp lý giữa các ngành, các địa phương, ưu tiên sử dụng nước cho sinh hoạt, sử dụng nước mang lại giá trị kinh tế cao, bảo đảm dòng chảy môi trường; trước mắt đến năm 2010 thực hiện phân bổ tài nguyên nước bảo đảm khai thác có hiệu quả 10,5 triệu ha đất trồng cây hàng năm và cây lâu năm với mục tiêu đạt sản lượng lương thực an toàn từ 39 đến 40 triệu tấn/năm; bảo đảm tổng công suất các nhà máy thủy điện đạt khoảng 13.000 - 15.000 MW; nuôi trồng thủy sản nước ngọt khoảng 0,64 triệu ha, nước lợ khoảng 0,8 triệu ha; tăng lượng nước cấp cho công nghiệp 70 - 80% so với mức năm 2000;

c) Đạt hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội, môi trường trong cả mùa lũ lẫn mùa kiệt của các hệ thống hồ chứa nước, đập dâng, chú trọng đối với các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Đồng Nai - Sài Gòn, các lưu vực sông chính vùng Trung Bộ, Tây Nguyên;

d) Bảo đảm sự thống nhất giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển rừng, yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh với quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên n­ước và quy hoạch lưu vực sông ở cấp quốc gia cũng như ở cấp vùng và địa phương;

đ) Hình thành thị trường cung ứng dịch vụ về nước với sự tham gia của các thành phần kinh tế và thị trường chuyển nhượng, trao đổi giấy phép về tài nguyên nước.

3. Về phát triển tài nguyên nước

a) Bảo đảm an toàn các hồ chứa nước, chú trọng đối với các hồ chứa nước lớn, các hồ chứa có khu dân cư tập trung hoặc các cơ sở chính trị, kinh tế, văn hóa, công trình quốc phòng, an ninh quan trọng ở hạ du;

b) Hoàn thành cơ bản việc xây dựng các công trình chứa nước phục vụ đa mục tiêu, các công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất, ưu tiên đối với các vùng khan hiếm nước;

c) Bảo đảm gắn kết quy hoạch phát triển bền vững tài nguyên nước với các quy hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra; quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội và quy hoạch quốc phòng, an ninh;

d) Khắc phục có hiệu quả tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô, chú trọng đối với các vùng Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long và các hải đảo, các vùng biên giới.

4. Về giảm thiểu tác hại do nước gây ra

a) Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, đặc biệt chú trọng các vùng thường xuyên bị lũ, bão;

b) Bảo đảm an toàn hệ thống đê sông Hồng - Thái Bình; nâng cao mức chống lũ của hệ thống đê các vùng duyên hải Trung Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ; củng cố hệ thống đê biển bảo vệ dân cư và góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng ven biển; nâng cao khả năng cảnh báo lũ quét ở các tỉnh miền núi, hạn chế thiệt hại do lũ quét gây ra;

c) Hình thành vùng an toàn lũ đối với vùng ngập nông, bảo đảm các điều kiện thích nghi và an toàn cho dân sinh đối với vùng ngập sâu ở đồng bằng sông Cửu Long. Đến năm 2010 kiểm soát được lũ lớn tương đương lũ năm 1961 đối với các dòng sông chính và tương đương lũ năm 2000 đối với nội đồng; tiếp tục nâng mức kiểm soát lũ cao hơn trong giai đoạn tiếp theo;

d) Bảo đảm các quy hoạch phát triển, tiêu chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và khu dân cư vùng ngập lũ phù hợp với tiêu chuẩn chống lũ của vùng.

5. Về nâng cao năng lực quản lý tài nguyên nước

a) Đạt được sự thích ứng, đồng bộ của hệ thống chính sách, pháp luật, tiêu chuẩn, định mức trong lĩnh vực tài nguyên nước và phát triển các dịch vụ về nước nhằm quản lý chặt chẽ tài nguyên nước, tạo động lực phát triển bền vững ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa;

b) Hình thành đồng bộ và bảo đảm hiệu lực hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở các cấp; phát triển rộng rãi các tổ chức dịch vụ về tư vấn, khoa học công nghệ, cung ứng nước; phân biệt rõ chức năng, nhiệm vụ giữa cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước với tổ chức quản lý vận hành công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, cung cấp dịch vụ về nước;

c) Trình độ khoa học và công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước đạt mức trung bình tiên tiến ở châu Á và một số mặt đạt mức trung bình tiên tiến trên thế giới.

 

III. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHÍNH

 

A. Nhiệm vụ chủ yếu

1. Tăng cường bảo vệ nguồn nước và bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh

a) Phân loại chất lượng nước mặt và xác định mục tiêu chất lượng n­ước trên các lưu vực sông, ưu tiên các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Đồng Nai - Sài Gòn, Cửu Long, Vu Gia - Thu Bồn;

b) Phân loại chất lượng nước dưới đất và xác định mục tiêu chất lượng nước đối với tất cả các tầng chứa nước, trước hết ở các vùng kinh tế trọng điểm;

c) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo vệ tài nguyên nước và hệ sinh thái thủy sinh, bảo đảm chất lượng nguồn nước đáp ứng các nhu cầu cấp nước khác nhau, đặc biệt là nhu cầu cấp nước cho sinh hoạt;

d) Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống ô nhiễm nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất; bảo đảm dòng chảy tối thiểu của các sông; ngăn chặn và xử lý tình trạng khai thác tài nguyên nước quá mức làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, bảo vệ tính toàn vẹn của hệ sinh thái thủy sinh, các vùng đất ngập nước, vùng cửa sông, ven biển;

đ) Xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ, khôi phục chất lượng nước đối với các con sông và các tầng chứa nước theo mục tiêu chất lượng nước phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước trong từng giai đoạn;

e) Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khoan thăm dò nước dưới đất, các hoạt động xả thải vào nguồn nước; hạn chế và tiến tới cấm việc sử dụng các loại hoá chất độc hại trong sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản gây ô nhiễm nguồn nước.

2. Bảo đảm tính bền vững, hiệu quả trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước

a) Lập quy hoạch lưu vực sông, quy hoạch tài nguyên nước các vùng lãnh thổ và quản lý việc thực hiện quy hoạch. Thực hiện điều hoà và phân phối nguồn nước trên các lưu vực sông bảo đảm phân bổ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp lý giữa các ngành, các địa phương. Ưu tiên bảo đảm nguồn nước cho cấp nước sinh hoạt, các đô thị lớn, khu công nghiệp, khu kinh tế tập trung và các ngành sản xuất có giá trị kinh tế cao. Bảo đảm nước tưới hợp lý cho cây trồng;

b) Cụ thể hóa chính sách ưu tiên sử dụng nước cho sinh hoạt trong việc cung cấp nước, trong xây dựng và vận hành các công trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước;

c) Xác định lượng nước cần duy trì để bảo đảm yêu cầu cấp nước cho sinh hoạt đối với tất cả các sông, các hồ chứa nước, các tầng chứa nước trên toàn quốc, chú trọng các khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và các vùng khan hiếm nước;

d) Tăng cường kiểm soát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Đẩy mạnh phối hợp trong việc xây dựng và vận hành các công trình khai thác tài nguyên nước trên lưu vực sông theo hướng khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu; ưu tiên nguồn nước cho sinh hoạt; bảo đảm yêu cầu chống hạn, phát điện và vận tải thủy theo quy định đối với các hồ chứa nước quan trọng;

đ) Kết hợp khai thác, sử dụng hợp lý nguồn nước mặt và nguồn nước dưới đất; chú trọng bảo vệ, dự trữ nguồn nước dưới đất; hạn chế khai thác nước dưới đất ở những nơi có thể khai thác được nước mặt;

e) Quản lý nhu cầu sử dụng nước, khuyến khích sử dụng tiết kiệm và tái sử dụng nước. Tạo lập cơ sở pháp lý cho việc hình thành, phát triển thị trường dịch vụ về nước và chuyển nhượng, trao đổi giấy phép tài nguyên nước.

3. Phát triển bền vững tài nguyên nước

a) Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng, trước hết là rừng phòng hộ đầu nguồn. Duy trì và phát triển nguồn sinh thủy của các dòng sông, các hồ chứa nước;

b) Nâng cao mức bảo đảm an toàn công trình và tăng khả năng trữ nước của các hồ chứa hiện có;

c) Đẩy mạnh quy hoạch phát triển tài nguyên nước ở các lưu vực sông trên cơ sở gắn kết với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển rừng, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, vùng và địa phương;

d) Phát triển nguồn nước trên cơ sở nâng cao giá trị của tài nguyên nước kết hợp với việc tăng cường xây dựng hồ chứa, đập dâng để tăng khả năng điều tiết dòng chảy, chú trọng phát triển các công trình khai thác, sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, các công trình chứa nước ở khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, các công trình ngăn mặn giữ ngọt ở vùng đồng bằng sông Cửu Long;

đ) Tăng cường các biện pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất, chú trọng ở những vùng thiếu nước. Thực hiện việc chuyển nước tới các lưu vực sông khan hiếm nước.

4. Giảm thiểu tác hại do nước gây ra

a) Hoàn chỉnh, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống quan trắc, cảnh báo, dự báo lũ, lụt; xây dựng hệ thống cảnh báo lũ quét, lũ bùn đá, trước hết đối với các vùng miền núi Bắc Bộ, Trung Bộ;

b) Phân vùng lũ, vùng ngập lụt trên các lưu vực sông, chú trọng những lưu vực, vùng có nguy cơ thiên tai cao;

c) Xây dựng và thực hiện quy hoạch phòng, chống và giảm thiểu tác hại do nước gây ra cho các lưu vực sông lớn và các sông ven biển Trung Bộ, kết hợp hài hoà giữa các biện pháp công trình và phi công trình nhằm bảo đảm an toàn cho người, giảm thiệt hại đến mức thấp nhất;

d) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, đánh giá tổng hợp mặt hại và mặt lợi của lũ, từ đó có giải pháp khai thác nguồn lợi do lũ mang lại. Xây dựng tiêu chuẩn chống lũ đối với các vùng ngập lụt;

đ) Tiếp tục rà soát quy hoạch phát triển và tiêu chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng ở các vùng ngập lũ phù hợp với tiêu chuẩn chống lũ của vùng;

e) Nâng cao chất lượng dự báo hạn, thực hiện phân loại mức độ hạn hán, thiếu nước trên tất cả các lưu vực sông; xây dựng bản đồ phân vùng hạn hán cho tất cả các vùng khan hiếm nước, chú trọng các vùng ven biển Trung Bộ, Tây Nguyên, miền núi Bắc Bộ;

g) Xây dựng và hoàn thiện mạng lưới giám sát chất lượng nước; mạng thông tin chất lượng nước và sự cố ô nhiễm nguồn nước trên tất cả các lưu vực sông, chú trọng các lưu vực sông Hồng - Thái Bình, Vu Gia - Thu Bồn, Đồng Nai - Sài Gòn, Cửu Long.

5. Hoàn thiện thể chế, tổ chức

a) Sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan để đáp ứng yêu cầu quản lý tổng hợp và thống nhất tài nguyên nước; chuyển từ phương thức quản lý hành chính, bao cấp, đáp ứng nhu cầu sang quản lý nhu cầu và coi sản phẩm nước là hàng hoá; điều chỉnh cụ thể các đối tượng lòng, bờ sông, bãi bồi, vùng đất ướt cửa sông; thực hiện quản lý theo lưu vực sông, bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh và các vùng đất ngập nước;

 

b) Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong việc ngăn ngừa, xử lý ô nhiễm tài nguyên nước; trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xã hội hóa việc cung ứng và sử dụng các dịch vụ nước;

c) Ban hành chính sách phí, lệ phí, thuế; các quy định về đơn giá, định mức kinh tế - kỹ thuật trong lĩnh vực tài nguyên nước. Bảo đảm các tổ chức cung cấp dịch vụ nước có khả năng tự cân đối tài chính, chủ động trong việc duy tu, bảo dưỡng các cơ sở hạ tầng khai thác tài nguyên nước. Khuyến khích cộng đồng, các tổ chức, cá nhân đầu tư cung cấp dịch vụ nước, bảo đảm sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu, có hiệu quả, bảo đảm an ninh nước và bảo vệ môi trường;

d) Đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước theo hướng sửa đổi, bổ sung chức năng nhiệm vụ các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước từ Trung ương đến cơ sở, làm rõ sự phân công giữa các Bộ, ngành và tăng cường phân cấp cho các địa phương trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước.

6. Tăng cường năng lực điều tra, nghiên cứu, phát triển công nghệ

a) Tăng cường điều tra, đánh giá số lượng, chất lượng nước, tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước, các yếu tố ảnh hưởng tới tài nguyên nước;

b) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học - kỹ thuật, phát triển công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống, giảm thiểu tác hại do nước gây ra;

c) Từng bước tự động hóa và áp dụng rộng rãi công nghệ số các hoạt động quan trắc, giám sát việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả thải vào nguồn nước;

d) Định kỳ kiểm kê tài nguyên nước; kiểm kê hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước. Đẩy mạnh việc xây dựng và khai thác có hiệu quả hệ thống thông tin, dữ liệu tài nguyên nước quốc gia.

B. Các giải pháp chính

1. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng

Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông có nội dung và hình thức tuyên truyền thích hợp cho từng nhóm đối t­ượng trong xã hội. Phát huy vai trò các phương tiện thông tin đại chúng trong việc nâng cao nhận thức của mọi người về các chủ trương, chính sách và pháp luật về tài nguyên nước. Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu, các cuộc thi sáng tác nghệ thuật về nước và cuộc sống.

Phát động các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ tài nguyên nước, trước hết ở các đô thị lớn, các khu dân cư tập trung và các khu vực nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Có cơ chế thích hợp, tạo điều kiện để nhân dân tham gia hoặc hỗ trợ đắc lực cho việc giám sát bảo vệ tài nguyên nước, đấu tranh, ngăn chặn các hành vi gây suy thoái, ô nhiễm nguồn nước. Xây dựng và nhân rộng các cá nhân, tập thể, cộng đồng dân cư điển hình tốt về bảo vệ tài nguyên nước.

Tăng c­ường sự tham gia của các tổ chức xã hội trong quá trình lập, kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy hoạch lưu vực sông và các dự án về tài nguyên nước.

Đưa nội dung giáo dục về tài nguyên nước vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân.

 

2. Tăng cường pháp chế

Nâng cao hiệu lực thi hành pháp luật về tài nguyên nước. Bên cạnh việc giáo dục ý thức chấp hành pháp luật, cần tăng cường giám sát việc thi hành pháp luật về tài nguyên nước.

Xây dựng lực lượng thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước; định kỳ và đột xuất kiểm tra, thanh tra và xử lý kịp thời, triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về tài nguyên nước.

Đề cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thực thi pháp luật về tài nguyên nước. Đưa công tác bảo vệ tài nguyên nước vào nội dung hoạt động của các tổ dân phố, thôn, ấp, bản, cộng đồng dân cư.

3. Tăng mức đầu tư và đẩy mạnh xã hội hóa các dịch vụ về nước

Tăng cường đầu tư và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chi cho công tác điều tra, đánh giá và dự báo diễn biến về số lượng, chất lượng tài nguyên nước; quy hoạch lưu vực sông và quy hoạch khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, khôi phục các nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt và công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng và phát triển công nghệ trong lĩnh vực tài nguyên nước.

Tranh thủ tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho lĩnh vực tài nguyên nước. Huy động các nguồn đầu tư từ xã hội cho công tác bảo vệ tài nguyên nước.

Sớm xây dựng cơ chế chính sách xoá bỏ bao cấp trong các dịch vụ cung ứng nước, bảo đảm giá của dịch vụ cung ứng nước được tính đúng, tính đủ. Thực hiện chính sách chia sẻ lợi ích và trách nhiệm tài chính giữa các tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên nước trên một số lưu vực sông lớn, quan trọng trên cơ sở hiệu ích tổng hợp về kinh tế - xã hội và môi trường của các công trình khai thác, sử dụng nước tổng hợp, đa mục tiêu.

4. Phát triển nguồn nhân lực, khoa học, công nghệ

Tăng quy mô đào tạo nguồn nhân lực làm công tác quản lý, bảo vệ, khai thác tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao.

Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về tổ chức và cơ chế hoạt động của hệ thống các cơ quan nghiên cứu, đào tạo, triển khai về tài nguyên nước, bao gồm các trung tâm, các viện, các trường.

Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ về bảo vệ, khai thác, sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước; các giải pháp phòng, chống tác hại do nước gây ra; công nghệ xử lý nước thải; các giải pháp bổ sung nhân tạo nước dưới đất; các giải pháp sử dụng kết hợp nước mặt và nước dưới đất; xây dựng và hoàn thiện mô hình quản lý tổng hợp lưu vực sông.

5. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế

Đa dạng hoá hình thức hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế về tài nguyên nước thông qua các chương trình, dự án đa phương và song phương trên tinh thần tôn trọng và thực hiện nghiêm túc các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.

Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế với các nước trong Ủy hội sông Mê Công quốc tế thuộc khuôn khổ Hiệp định Hợp tác sông Mê Công (1995). Tăng cường hợp tác về tài nguyên nước với các nước trong Tiểu vùng Mê Công.

Chủ động đề xuất việc hợp tác đối với lưu vực sông Hồng và các con sông khác có chung nguồn nước với các nước láng giềng, tiến tới xây dựng các hiệp định, quy chế quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước đối với các sông liên quốc gia.

Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế như UNDP, ADB, WB... các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ cho lĩnh vực tài nguyên nước, chú trọng hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, đào tạo và nghiên cứu về tài nguyên nước.

Tham gia tích cực vào các diễn đàn khu vực, thế giới về tài nguyên nước, bao gồm các hoạt động trao đổi thông tin, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức hội thảo, hợp tác khác về tài nguyên nước.

6. Đổi mới cơ chế tài chính

Ngân sách nhà nước đầu tư cho lĩnh vực tài nguyên nước tập trung chủ yếu cho việc tăng cường năng lực quản lý, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra, thực hiện các dự án điều tra cơ bản, các dự án quy hoạch lưu vực sông, dự án quy hoạch tài nguyên nước địa phương và vùng lãnh thổ.

Khuyến khích các tổ chức tài chính tham gia vào việc cung cấp tài chính cho sự nghiệp bảo vệ, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra.

Nhà nước khuyến khích và bảo hộ quyền lợi hợp pháp đối với tổ chức, cá nhân đầu tư vào lĩnh vực tài nguyên nước. Có cơ chế huy động doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào các hoạt động bảo vệ tài nguyên nước, khai thác, sử dụng hiệu quả, phát triển bền vững tài nguyên nước và phòng, chống tác hại do nước gây ra.

Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ các dịch vụ bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng chống tác hại do nước gây ra có trách nhiệm thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ.

Tăng tỷ lệ vốn ODA cho các dự án bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống, tác hại do nước gây ra. Khuyến khích các dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phát triển ngành công nghiệp bảo vệ tài nguyên nước.

Dự toán chi cho việc thực hiện các nhiệm vụ về tài nguyên nước của các Bộ, ngành, địa phương được tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

 

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước có trách nhiệm tư vấn cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong những quyết định quan trọng về tài nguyên nước; quyết định các biện pháp đảm bảo việc điều phối các hoạt động của các Bộ, ngành, địa phương để triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020 có hiệu quả.

 

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:

- Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nội dung của Chiến lược; hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Chiến lược này.

Chỉ đạo rà soát, thống kê, đánh giá và chỉ đạo, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan thực hiện các danh mục dự án, đề án ưu tiên đầu tư (tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này), trên cơ sở đó xây dựng các Chương trình cụ thể, xác định rõ những nội dung cần ưu tiên, phân định nhiệm vụ cho các Bộ, ngành, địa phương thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược này; định kỳ hàng năm, 5 năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm thực hiện Chiến lược; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung Chiến lược trong trường hợp cần thiết.

3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường và các Bộ, ngành liên quan cân đối, bố trí vốn đầu tư hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chiến lược.

4. Các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm tổ chức thực hiện các đề án, dự án ưu tiên của Chiến lược (tại Phụ lục I kèm theo Quyết định này) và các nội dung, mục tiêu, giải pháp của Chiến lược có liên quan đến Bộ, ngành, địa phương mình.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

 

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia về tài nguyên nước và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

THỦ TƯỚNG

Phan Văn Khải

 

 

 


Phụ lục I

DANH MỤC CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN ƯU TIÊN THỰC HIỆN

CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ TÀI NGUYÊN NƯỚC GIAI ĐOẠN 2006 - 2010

(Ban hành kèm theo Quyết định số 81 /2006/QĐ-TTg

ngày 14 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

 

1. Đề án kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước quốc gia và xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Xây dựng; các Bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là ñy ban nhân dân tỉnh).

2. Đề án chia sẻ tài nguyên nước, ưu tiên nguồn nước cho sinh hoạt và bảo đảm phát điện đối với các công trình thủy điện quan trọng trong trường hợp xảy ra hạn hán

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng; các Bộ, ngành và ñy ban nhân dân tỉnh liên quan.

3. Đề án điều hòa phân phối nước bảo đảm an ninh về nước cho các tỉnh đặc biệt khan hiếm nước

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ñy ban nhân dân các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, các tỉnh Tây Nguyên.

4. Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Cơ quan phối hợp: các ñy ban nhân dân tỉnh.

5. Đề án xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông lớn, quan trọng

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành và ñy ban nhân dân tỉnh liên quan.

6. Đề án bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Xây dựng, ñy ban nhân dân tỉnh liên quan.

7. Đề án thực hiện xã hội hóa dịch vụ nước, phát triển ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan phối hợp: Các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh.

8. Đề án bảo vệ các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng

- Cơ quan chủ trì: Bộ Thủy sản;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan.

9. Đề án xác định, bảo đảm dòng chảy môi trường, duy trì hệ sinh thái thủy sinh đối với các hồ chứa, đập dâng thủy điện, thủy lợi

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan.

10. Đề án bảo vệ và khôi phục rừng phòng hộ lưu vực các hồ chứa nước lớn

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan.

11. Đề án xây dựng cơ chế quản lý các hồ chứa thủy điện, thủy lợi nhằm phát triển kinh tế, du lịch, bảo vệ môi trường và cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân xung quanh lòng hồ

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Công nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan.

12. Đề án hợp tác song phương với các nước láng giềng trong điều tra cơ bản, chia sẻ thông tin, dữ liệu, bảo vệ, khai thác, sử dụng nguồn nước xuyên biên giới

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan.

13. Đề án củng cố, nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống đê biển, đê cửa sông

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan.

14. Dự án sửa đổi, bổ sung Luật Tài nguyên nước

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Cơ quan phối hợp: các Bộ, ngành.

15. Đề án xây dựng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên nước

- Cơ quan chủ trì: Bộ Tài chính;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường; các Bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân tỉnh.

16. Đề án truyền thông nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước

- Cơ quan chủ trì: Bộ Văn hóa - Thông tin;

- Cơ quan phối hợp: Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường.

17. Đề án biên soạn nội dung giáo dục, đào tạo về tài nguyên nước ở các cấp học

- Cơ quan chủ trì: Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường.

18. Đề án toàn dân tham gia bảo vệ tài nguyên nước

- Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì;

- Cơ quan phối hợp: Bộ Tài nguyên và Môi trường, các tổ chức chính trị - xã hội./.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No. 81/2006/QD-TTg

Hanoi, April 14, 2006

 

DECISION

APPROVING THE NATIONAL STRATEGY ON WATER RESOURCES TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the May 20, 1998 Law on Water Resources;

Pursuant to the Government's Decree No. 91/2002/ ND-CP of November 11, 2002, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment;

At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment,

 

DECIDES:

Article 1.- To approve the national strategy on water resources to 2020 with the following major contents:

I. VIEWPOINTS AND GUIDING PRINCIPLES

A. Viewpoints

1. Water resources constitute a major component of the living environment, a particularly important element to ensure the successful implementation of socio-economic development strategies, plannings and plans as well as the maintenance of national defense and security.

2. Water resources are under the entire people's ownership and uniformly managed by the State. All organizations and individuals have the right to exploit and use water resources to meet their daily-life and production demands, and have also the responsibility to protect and develop water resources in a sustainable manner, prevent and mitigate harms caused by water in accordance with the provisions of law.

3. Water resources must be managed in an integrated and uniform manner, on the basis of river basins. The water use structure must conform with economic restructuring in the period of accelerated national industrialization and modernization.

4. Water resources must be developed in a sustainable manner; exploited and used thriftily, efficiently, in an integrated manner and for multi-purposes. Water products must be considered commodities; subsidy mechanism must be soon eliminated and the protection and development of water resources and the provision of water services be socialized.

5. To cooperate, share benefits, and ensure equity and rationality in the exploitation, use, protection and development of water resources as well as the prevention and mitigation of harms caused by water in trans-boundary rivers and river basins on the principles of ensuring national sovereignty, territorial integrity and national interests.

B. Guiding principles

1. The national strategy on water resources must be implemented in a coordinated and incremental manner and with targets. The implementation of the strategy is of urgent and long-term nature, contributing to the realization of national industrialization and modernization from now to 2020 and subsequent years.

2. The management, protection and development of water resources must ensure the systematism of river basins, not be divided by administrative boundaries and concurrently ensure the natural disposition of aquatic systems, water basins and ecosystems, especially of precious and rare aquatic species of scientific and economic value; preserve and develop the diversity and originality of Vietnam's aquatic ecosystems.

3. To enhance the effectiveness and efficiency of the state management of water resources; raise the responsibilities of organizations and individuals in the protection, exploitation and use of water resources, as well as the prevention, mitigation and remedying of consequences and harms caused by water.

4. The socio-economic development must be associated with the capacity of water sources, with the protection and development of water resources. The exploitation and use of water resources must be integrated and for many purposes, harmonizing interests of branches, localities and communities in the comprehensive relationship between upstream and downstream, between areas and regions, ensuring balance and concentration for high socio­economic benefits and environmental protection.

5. Investment in the protection and sustainable development of water resources is investment for development, which will bring about immediate and long-term socio-economic benefits. The State shall guarantee necessary investment resources, adopt policies to mobilize contributions of enterprises and communities and expand international cooperation so as to increase investments in the management, protection, sustainable development of water resources and the prevention, mitigation of harms caused by water.

II. OBJECTIVES

A. General objectives

To protect, efficiently exploit and sustainably develop national water resources on the basis of the integrated and uniform management thereof, aiming to satisfy demands for water for people's life, socio­economic development, maintenance of national defense and security and environmental protection in the period of accelerated national industrialization and modernization; to take initiative in prevention, mitigation and minimization of harms caused by water; to step by step create a multi-sector water economy in line with the socialist-oriented market economy; to raise cooperation efficiency, harmonizing the interests of countries sharing water sources with Vietnam.

B. Specific objectives

1. Regarding the protection of water resources

a/ To revitalize rivers, reservoirs, water-bearing beds and submerged areas, which are seriously polluted, degraded or exhausted, giving priority to rivers in the basins of Nhue and Day rivers, Cau river, Dong Nai and Sai Gon rivers as well as Huong river;

b/ To ensure the minimum water flow for maintenance of aquatic ecosystems under plannings approved by competent authorities, focusing on rivers with big and important reservoirs and dams.

c/ To protect the integrity of submerged lands and estuaries and use them efficiently for key rivers and important water-bearing beds;

d/To put an end to the exploration, exploitation and use of water resources and the discharge of wastewater into water sources without permission of competent agencies according to the provisions of law;

e/ To control the pollution of water sources. To put an end to the use of toxic chemicals in industrial and agricultural production and aquaculture, which pollute water sources and decrease biodiversity.

2. Regarding the exploitation and use of water resources

a/ To thriftily and efficiently exploit and use water resources. To ensure that the exploitation of water shall not exceed the exploitation limits, for rivers or the exploitable deposits, for water-bearing beds, paying attention to mainstreams in major river basins and important water-bearing beds of key economic regions;

b/ To distribute and share water resources in a harmonious and rational manner between branches and localities, giving priority to the use of water for daily life and for high economic benefits, ensuring environmental courses; in the immediate future, by 2010, to distribute water resources so as to ensure fruitful exploitation of 10.5 million hectares of land under annual crops or perennial trees to achieve a safe food output of 39-40 million tons/year; ensure a total capacity of around 13,000-15,000 MW for hydroelectric power plants, the freshwater aquaculture area of 0.64 million hectares and blackish water aquaculture area of 0.8 million hectares; to increase water volume supplied for industries by 70-80%, over the 2000 volume;

c/To achieve the comprehensive economic, social and environmental efficiency of the systems of reservoirs and dams throughout the flood and dry seasons, attaching importance to the basins of Hong-Thai Binh rivers, Dong Nai- Sai Gon rivers, and major river basins in Central Vietnam and the Central Highlands;

d/ To ensure compatibility of socio-economic development plannings, land use plannings, forest development plannings, and defense and security requirements and tasks with water resource-exploitation and use planning and river basin planning, at national, regional and local levels.

e/ To form a water service market with participation of different economic sectors and a market for transfer and exchange of water resource-related licenses.

3. Regarding the development of water resources

a/ To ensure safety for reservoirs, attaching importance to big reservoirs and those involving concentrated population quarters or important political, economic and cultural establishments and defense and security works in downstream areas;

b/ To basically complete the construction of multi­purpose water reservation works and artificial underground water supplementation works, giving priority to water-thirsty areas;

c/ To associate the planning on sustainable development of water resources with the plannings on protection, exploitation and use of water resources as well as on prevention and mitigation of harms caused by water; with the plannings on forest protection and development, land use, socio­economic development as well as defense and security;

d/ To effectively address the drought and water shortage in the dry season, attaching importance to the Southern Central Vietnam, the Central Highlands, the Mekong river delta as well as island and border regions.

4. Regarding the minimization of harms caused by water

a/ To minimize human and property damage caused by floods, flash floods, mud and rock floods, paying special attention to areas frequently hit by floods and storms;

b/ To ensure safety of the Red river - Thai Binh river dike system; raise the anti-flood capacity of dyke systems in coastal areas of Central Vietnam, the Central Highlands and Eastern South Vietnam; consolidate the sea dike system to protect the population and contribute to socio-economic development, maintenance of defense and security in coastal areas; improve the flash flood-warning capacity in mountainous provinces, thereby restricting damage caused by flash floods;

c/ To establish flood-free areas in shallow submerged regions, ensuring living conditions and safety for people in deep submerged regions in the Mekong river delta. By 2010, to control big floods like the 1961 one, with regard to major rivers, and those like the 2000 one, with regard to infield areas; to further raise the flood-control level in the subsequent period;

d/ To ensure the compatibility of development plannings and standards for construction of socio­economic infrastructures and residential quarters in flooded areas with the regional anti-flood criteria.

5. Regarding the improvement of water resource- management capacity

a/ To attain consistency and coordination of the systems of policies, laws, standards and norms in the domain of water resources and develop water services with a view to strictly managing water resources, creating a motive force for sustainable development of a multi-sector water economy in compatibility with the socialist-oriented market economy;

b/ To formulate in a coordinated manner and ensure effectiveness of the system of state management of water resources at all levels; to widely develop service organizations in consultancy, sciences and technologies and water supply; clearly distinguish functions and tasks of state management agencies in charge of water resources from those of agencies managing the operation of works for exploitation and use of water resources and provision of water services.

c/ The scientific and technological level in the domain of water resources to reach the advanced intermediate level in Asia and the world in some aspects.

III. MAJOR TASKS AND SOLUTIONS

A. Major tasks

1. To enhance the protection of water sources and aquatic ecosystems

a/ To classify surface water quality and identify water quality targets for river basins, giving priority to the basins of Red- Thai Binh rivers, Dong Nai- Sai Gon- Cuu Long rivers and Vu Gia- Thu Bon rivers;

b/ To classify underground water quality and identify water quality targets for all water-bearing beds, first of all in key economic regions;

c/ To work out and organize the implementation of plannings on protection of water resources and aquatic ecosystems, ensuring that the quality of water sources will meet different water supply demands, especially the demand for daily-life water;

d/ To apply coordinative solutions for prevention and fighting of pollution of surface water and underground water sources; ensure the minimum water flow of rivers; prevent and handle the situation of overexploitation of water resources, which leads to the degradation and exhaustion of water sources, protect the integrity of aquatic ecosystems, submerged areas, estuaries and coastal areas;

e/To elaborate and implement plans on protection and restoration of water quality for rivers and water-bearing beds according to water quality targets in service of the performance of the tasks of national socio-economic development and defense and security maintenance in each period;

f/ To strictly control activities of drilling for underground water exploration and discharging wastewater into water sources; to restrict and proceed to ban the use of toxic chemicals in agricultural production and aquaculture, which pollutes water sources.

2. To ensure the sustainability and efficiency of water resource exploitation and use

a/ To work out river basin plannings and water resource plannings for territorial regions and manage the implementation thereof. To regulate and distribute water sources in river basins, ensuring the rational distribution, exploitation and use of water resources between branches and localities. To give priority to ensuring water sources for daily-life activities, big urban centers, industrial parks, concentrated economic zones and production branches of high economic value. To ensure rational irrigation water for crops;

b/ To concretize the policy of prioritizing the use of water for daily-life activities in water supply, in the construction and operation of water resource exploitation and use works;

c/ To determine water volumes to be maintained in all rivers, reservoirs and water-bearing beds nationwide so as to meet the requirement of daily-life water supply, attaching importance to Central Vietnam, the Central Highlands and water-thirsty areas;

d/ To enhance the control of water resource exploitation and use. To boost coordination in the construction and operation of water resource exploitation works in river basins along the direction of integrated and multi-purpose exploitation and use; to give priority to daily-life water sources; meet the requirements of drought fighting, electricity generation and waterway transport for important reservoirs under regulations;

e/ To combine the exploitation with rational use of surface water and underground water sources; attach importance to the protection and preservation of underground water sources; restrict the exploitation of underground water where surface water is exploitable;

f/ To manage water use demands, encourage thrifty use and reuse of water. To establish legal grounds for the formation and development of a water service market and the transfer and exchange of water resource-related permits.

3. To develop water resources in a sustainable manner

a/ To enhance the protection and development of forests, first of all headwater protective forests. To maintain and develop aquatic resources of rivers and reservoirs;

b/ To raise works' safety level and increase water reservation capacity of the existing reservoirs;

c/ To boost the planning of water resource development in river basins on the basis of associating such plannings with land-use plannings, forest development plannings, national and local socio­economic development plannings;

d/ To develop water sources by raising the value of water resources and building more reservoirs and dams in order to improve the capacity of regulating water flows, attaching importance to development of integrated and multi-purpose water exploitation and use works and preservation works in southern Central Vietnam and the Central Highlands, and works for saltwater infiltration prevention and freshwater retention in the Mekong river delta.

e/ To enhance measures for artificial supplementation of underground water, paying attention to water-thirsty areas. To divert water to river basins which are in lack of water.

4. To minimize harms caused by water

a/ To complete, upgrade and modernize the flood observation and warning system; build a warning system against flash floods, mud and rock floods, first of all in the Northern and Central mountainous regions;

b/ To zone off flood and flooded areas in river basins, attaching importance to those basins and areas highly prone to natural calamities;

c/ To work out and implement plannings on prevention, mitigation and minimization of harms caused by water to big river basins and rivers along the Central coast, harmoniously combining construction and non-construction measures in order to ensure safety for humans and minimize damage;

d/ To intensify scientific research and make general evaluation of advantages and disadvantages of floods, thereby working out solutions to tapping floods' benefits. To set anti-flood criteria for flooded areas;

e/ To continue reviewing development plannings and infrastructure construction criteria for flooded areas in compatibility with anti-flood criteria of such areas;

f/ To raise the quality of long-term drought forecasts, classify droughts and water shortage by extent in all river basins; make maps to zone off drought-stricken areas with regard to all water-thirsty areas, attaching importance to coastal areas of Central Vietnam, the Central Highlands and Northern mountainous areas;

g/ To establish and perfect a water quality-supervising network; a network of information on water quality and water source pollution incidents in all river basins, particularly the basins of Hong-Thai Binh rivers, Vu Gia-Thu Bon rivers, Dong Nai-Sai Gon rivers and Mekong river.

5. To perfect institutions and organizations

a/ To amend and supplement the Law on Water Resources and other relevant legal documents in order to meet the requirement of integrated and uniform management of water resources; shift from the mode of administrative and subsidy management and demand satisfaction to the mode of demand management, considering water products a commodity; adjust specific river beds and riverbanks, alluvia and estuary wetlands; exercise management by river basins, protect aquatic ecosystems and submerged areas;

b/ To enhance the use of economic tools in the prevention and handling of water resource pollution; in the exploitation and use of water resources and the socialization of water service provision and use;

c/ To promulgate policies on charges, fees and taxes; regulations on unit prices and econo-technical norms in the domain of water resources. To ensure that water service-providing organizations have financial self-balancing capacity, take initiative in the maintenance and improvement of water resource-exploiting facilities. To encourage communities, organizations and individuals to invest in the provision of water services, ensuring integrated, multi-purpose and efficient use of water, as well as water security and environmental protection;

d/To boost the administrative reform in the domain of water resources along the direction of amending and supplementing functions and tasks of state management agencies in charge of water resources from central to local levels, clarifying the division of tasks between ministries and branches and enhance the decentralization of the integrated management of water resources to localities.

6. To enhance the investigation, technological research and development capacity

a/ To enhance the investigation and assessment of water volume and quality, the situation of exploitation and use of water resources, pollution of water sources and factors affecting water resources;

b/ To boost scientific and technical research, development of technologies and application of scientific and technical advances in the management, protection, exploitation and use of water resources, the prevention, mitigation and minimization of harms caused by water;

c/ To step by step automate and widely apply digitalized technology to the observation and supervision of water resource exploitation and use and discharge of wastewater into water sources;

d/ To periodically inventory water resources; survey the current state of water resource exploitation and use and discharge of wastewater into water sources. To step up the establishment and efficient exploitation of the system of information and data on national water resources.

B. Major solutions

1. To conduct communication and education, raise public awareness and encourage participation of communities

To elaborate and implement communication programs with propagation contents and forms suitable to each group of subjects in the society. To promote the role of the mass media in raising public awareness about undertakings, policies and law on water resources. To organize quizzes and art creation contests on water and life.

To launch movements on mass participation in the protection of water resources, first of all in big urban centers, concentrated population quarters and areas where water sources are seriously polluted. To adopt appropriate mechanisms and create conditions for people to participate in or actively support the supervision of the protection of water resources, fighting and preventing acts which degrade or pollute water sources. To build up and popularize good individual, collective, community models in the protection of water resources.

To enhance the participation of social organizations in elaboration, inspection and supervision of the implementation of river basin plannings and projects on water resources.

To include educational contents on water resources in teaching programs of the national education system.

2. To enhance legislation

To raise the effect of enforcement of law on water resources. Besides educating the sense of law observance, to enhance the supervision of enforcement of law on water resources.

To build the water resource-specialized inspectorate; conduct periodical and extraordinary inspections and examinations and promptly and resolutely handle acts of violating law on water resources.

To heighten the role of the Vietnam Fatherland Front, mass organizations and social organizations in propagation among and mobilization of people to implement and supervise the enforcement of law on water resources. To make the work of water resource protection a content of operation of street, village and hamlet population quarters as well as population communities.

3. To increase investment and boost the socialization of water services

To increase investment and effectively use state budget capital sources for investigation, assessment and forecast of quantitative and qualitative changes in water resources; for river basin plannings and plannings on exploitation, use and protection of water resources, restoration of polluted, degraded and exhausted water sources as well as for scientific research, technological application and development in the domain of water resources.

To make full use of and efficiently use ODA sources for the domain of water resources. To mobilize social investment sources for the protection of water resources.

To soon adopt mechanisms and policies to eliminate subsidy in water supply services, ensuring proper and adequate charges of such services. To implement the policy on sharing of financial benefits and liabilities between organizations and individuals that exploit and use water resources in a number of big and important river basins, based on general socio­economic and environmental efficacy of integrated and multi-purpose water exploitation and use works.

4. To develop human resources, science and technology

To expand the training of human resources for management, protection and exploitation of water resources and prevention and mitigation of harms caused by water. To attach importance to the training of high-quality human resources.

To further develop and perfect the organization and operation mechanism of the system of water resource-research, training and development institutions, including centers, institutes and schools.

To step up scientific and technical research and transfer of technology in the protection, exploitation and thrifty use of water resources; solutions for prevention and mitigation of harms caused by water; wastewater treatment technology; solutions for artificial supplementation of underground water; solutions for combined use of surface water and underground water. To build and perfect a model for integrated management of river basins.

5. To expand and raise the effect of international cooperation

To diversify forms of international cooperation, accelerate regional and international integration on water resources through multilateral and bilateral programs and projects in the spirit of respect for, and strict observance of, international conventions which Vietnam has signed or acceded to.

To further boost international cooperation with countries in the Mekong River Commission within the framework of the Mekong Cooperation Agreement (1995). To enhance cooperation on water resources with countries in the Mekong River Sub-region.

To take initiative in suggesting cooperation with neighboring countries on the Red river basin and other river basins, which share the same water sources with Vietnam, proceed to formulate agreements and regulations on management, exploitation and protection of water resources with regard to trans-boundary rivers.

To enhance cooperation with such international organizations as UNDP, ADB and WB, with governmental and non-governmental organizations with a view to making full use of their supports for the domain of water resources, attaching importance to cooperation in the domains of education, training and research in water resources.

To actively participate in regional and international forums on water resources, including activities of exchanging information and experience, organizing symposiums and cooperation on water resources.

6. To renew financial mechanisms

The state budget's investment in the domain of water resources shall be concentrated mainly on improving the capacity of management, protection and development of water resources and prevention and mitigation of harms caused by water, execution of basic survey projects and projects on river basin plannings, water resource plannings of localities and territorial regions.

To encourage financial institutions to participate in the provision of financial supports for the protection, exploitation, use and development of water resources and prevention and mitigation of harms caused by water.

The State encourages and protects legitimate interests of organizations and individuals investing in the domain of water resources; adopts mechanisms to mobilize enterprises of all economic sectors to invest in the protection, exploitation, efficient and sustainable use of water resources and prevention and mitigation of harms caused by water.

Organizations and individuals benefiting from services of protection, exploitation and use of water resources, prevention and mitigation of harms caused by water shall have to pay charges to the service-providing organizations.

To increase ODA capital for projects on protection of water resources, prevention and mitigation of harms caused by water. To encourage foreign direct investment projects in the domain of exploitation and use of water resources, develop water resource-protection industry.

The cost estimates for performance of water resource-related tasks of ministries, branches and localities shall be incorporated in the state budget estimates in accordance with the provisions of the State Budget Law.

Article 2.- Organization of implementation

1. The National Council for Water Resources shall have to advise the Government and the Prime Minister on making important decisions on water resources; on measures to ensure coordination of activities of ministries, branches and localities for effective implementation of the national strategy on water resources to 2020.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall have the responsibility:

- To organize and direct the implementation of contents of the strategy; guide and urge ministries, branches and localities, on the basis of their assigned functions and tasks, to elaborate and organize the implementation of programs, plans, schemes and projects, ensuring their conformity with the objectives, contents and solutions of this strategy.

To direct the review, inventory, assessment, direct and coordinate with relevant ministries, branches and localities in the execution of priority investment projects and schemes (listed in Appendix I to this Decision), whereby to elaborate specific programs, identify priority contents and define tasks for ministries, branches and localities to perform.

- To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries, branches, localities and functional agencies in, examining and inspecting the implementation of this strategy; conduct annual preliminary reviews and five-year final review, assessment of, and draw experience on, the implementation of the strategy; submit to the Prime Minister for decision adjustments to objectives and contents of the strategy in case of necessity.

3. The Ministry of Planning and Investment and the Finance Ministry shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and relevant ministries and branches in, balancing and arranging annual  investment capital under the provisions of the State Budget Law for effective implementation of contents of the strategy.

4. Ministries, branches and localities shall, according to their assigned functions and tasks, have to organize the implementation of priority schemes and projects of the strategy (in Appendix I to this Decision) and contents, objectives and solutions of the strategy, which are related to their respective ministries, branches and localities.

Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 4.- Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, the president of the National Council for Water Resources, and presidents of People's Committees of provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

APPENDIX I

LIST OF PRIORITY SCHEMES AND PROJECTS FOR IMPLEMENTATION OF THE NATIONAL STRATEGY ON WATER RESOURCES IN THE 2006-2010 PERIOD
(Promulgated together with the Prime Minister's Decision No. 81/2006/QD-TTg of April 14, 2006)

1. The scheme on inventory and assessment of national water resources and establishment of a water resource-information and data system

- The managing agency: The Ministry of Natural Resources and Environment;

- The coordinating agencies: The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry, the Ministry of Construction; the relevant ministries and branches and People's Committees of provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to collectively as provincial People's Committees).

2. The scheme on sharing water resources, giving priority to daily-life water sources and ensuring electricity generation for important hydro-electric works in case of drought

- The managing agency: The Ministry of Natural Resources and Environment;

- The Coordinating agencies: The Ministry of Industry, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Construction; the relevant ministries, branches and provincial People's Committees.

3. The scheme on water regulation and distribution to ensure water security for provinces in extreme lack of water

- The managing agency: The Ministry of Natural Resources and Environment;

- The coordinating agencies: The Ministry of Agriculture and Rural Development, the People's Committees of Ninh Thuan and Binh Thuan provinces and the Central Highlands provinces.

4. The scheme on crop restructuring for thrifty and efficient use of water

- The managing agency: The Ministry of Agriculture and Rural Development;

- The coordinating agencies: The provincial People's Committees.

5. The scheme on formulation of an inter-reservoir operation process in big and important river basins

- The managing agency: The Ministry of Natural Resources and Environment;

- The coordinating agencies: The Ministry of Agriculture and Rural Development, the Ministry of Industry, the Ministry of Transport and the relevant ministries, branches and provincial People's Committees.

6. The scheme on protection of underground water in big urban centers

- The managing agency: The Ministry of Natural Resources and Environment;

- The coordinating agencies: The Ministry of Construction, the relevant People's Committees.

7. The scheme on socialization of water services, development of a multi-sector water economy in line with the socialist-oriented market economy

- The managing agency: The Ministry of Natural Resources and Environment;

- The coordinating agencies: Ministries, branches and provincial People's Committees.

8. The scheme on protection of precious and rare aquatic species, which are exposed to the danger of distinction

- The managing agency: The Ministry of Aquatic Resources;

- The coordinating agencies: The Ministry of Natural Resources and Environment; the relevant ministries, branches and provincial People's Committees.

9. The scheme on determination, ensuring of the environmental water flow, maintenance of aquatic ecosystems, with regard to hydroelectric and irrigation reservoirs and dams.

- The managing agency: The Ministry of Natural Resources and Environment;

- The coordinating agencies: The Ministry of Industry, the Ministry of Agriculture and Rural Development; the relevant ministries, branches and provincial People's Committees.

10. The scheme on protection and restoration of protection forests in the basins of big reservoirs

- The managing agency: The Ministry of Agriculture and Rural Development;

- The coordinating agencies: The relevant ministries, branches and provincial People's Committees.

11. The scheme on formulation of mechanisms for management of hydroelectric and irrigation reservoirs for economic development, tourism, environmental protection and improvement, raising of living standards of the population around the reservoir beds

- The managing agency: The Ministry of Natural Resources and Environment;

- The coordinating agencies: The Ministry of Industry, the Ministry of Agriculture and Rural Development; the relevant ministries, branches and provincial People's Committees.

12. The scheme on bilateral cooperation with neighboring countries in basic surveys, sharing of information and data, protection, exploitation and use of trans-boundary water sources

- The managing agency: The Ministry of Natural Resources and Environment;

- The coordinating agencies: The Ministry of Agriculture and Rural Development; the relevant ministries, branches and provincial People's Committees.

13. The scheme on consolidation, upgrading and modernization of the system of sea dykes and river-mouth dykes.

- The managing agency: The Ministry of Agriculture and Rural Development;

- The coordinating agencies: Relevant ministries, branches and provincial People's Committees.

14. The project on amendments and supplements to the Law on Water Resources

- The managing agency: The Ministry of Natural Resources and Environment;

- The coordinating agencies: Ministries and branches.

15. The scheme on formulation of economic instruments in management of water resources

- The managing agency: The Ministry of Finance;

- The coordinating agencies: The Ministry of Natural Resources and Environment; the relevant ministries, branches and provincial People's Committees.

16. The scheme on communication to raise community awareness about water resources

- The managing agency: The Ministry of Culture and Information;

- The coordinating agencies: The Vietnam Television, the Radio Voice of Vietnam, the Ministry of Natural Resources and Environment.

17. The scheme on compilation of education and training contents on water resources at different educational levels

- The managing agency: The Ministry of Education and Training;

- The coordinating agencies: The Ministry of Natural Resources and Environment;

18. The scheme on the entire population's participation in the protection of water resources

- The Central Committee of the Vietnam Fatherland Front is requested to assume the prime responsibility;

- The coordinating agencies: The Ministry of Natural Resources and Environment, and socio-political organizations.-

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 81/2006/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất