Quyết định 609/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 609/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 609/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Hoàng Trung Hải |
Ngày ban hành: | 25/04/2014 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, Tài nguyên-Môi trường |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thành phố Hà Nội
Nhằm dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh, nhu cầu xử lý chất thải rắn, xác định các hình thức thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn; xác định vị trí quy mô các trạm trung chuyển, khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội; làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống thu gom, vận chuyển, các trạm trung chuyển, các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội..., ngày 25/04/2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 609/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phạm vi Quy hoạch bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 3.344,6 km2 với một số chỉ tiêu quy hoạch cơ bản như: Năm 2020, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt khu vực đô thị khoảng 85%, khu vực nông thôn khoảng 70 - 80%; tỷ lệ thu gom chất thải rắn khu vực đô thị là 80 - 100%, khu vực nông thôn là 60 - 80%; tỷ lệ thu gom chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn y tế; bùn thải thoát nước năm 2020 lần lượt là 80 - 90% và 100%...
Tổng nhu cầu vốn cho toàn bộ Quy hoạch chất thải rắn Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ước tính khoảng 11.000 tỷ đồng; trong đó, kinh phí xây dựng đến năm 2020 khoảng 3.500 tỷ đồng, được bảo đảm từ ngân sách Nhà nước; vốn vay ODA, vốn tài trợ nước ngoài; vốn tín dụng đầu tư; vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước; vốn vay thương mại trong nước và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Xem chi tiết Quyết định609/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 609/QĐ-TTg
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ Số: 609/QĐ-TTg |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
---------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phạm vi nghiên cứu, lập quy hoạch:
Bao gồm toàn bộ địa giới hành chính của Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 3.344,6 km2.
2. Quan điểm quy hoạch:
- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050; Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Phù hợp với các điều kiện địa hình, địa chất, thủy văn và khả năng khai thác quỹ đất.
- Quy hoạch xử lý chất thải rắn Hà Nội nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải rắn tại nguồn, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải rắn phải chôn lấp; đáp ứng nhu cầu thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn của thành phố theo từng giai đoạn.
- Chất thải rắn phải được phân loại tại nguồn. Việc thu gom, xử lý phải ưu tiên sử dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp. Hạn chế việc chôn lấp nhằm tiết kiệm tài nguyên đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chất thải rắn nguy hại được thu gom vận chuyển và xử lý theo quy định đảm bảo không phát tán ra môi trường.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng, tham gia hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn.
3. Mục tiêu quy hoạch:
- Cụ thể hóa định hướng quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh, nhu cầu xử lý chất thải rắn, xác định các hình thức thu gom vận chuyển và xử lý chất thải rắn; xác định vị trí quy mô các trạm trung chuyển, khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
- Làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo, mở rộng hệ thống thu gom, vận chuyển, các trạm trung chuyển, các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
4. Tiêu chuẩn quy hoạch xử lý chất thải rắn:
Căn cứ vào quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành, một số chỉ tiêu quy hoạch cơ bản như sau:
Tiêu chuẩn tính toán, tỷ lệ thu gom chất thải rắn:
- Chất thải rắn sinh hoạt:
+ Năm 2020: Tỷ lệ thu gom khu vực đô thị khoảng 85% - 100%, nông thôn khoảng 70% - 80%.
+ Năm 2030: Tỷ lệ thu gom khu vực đô thị khoảng 90% - 100%, nông thôn khoảng 80% - 95%.
- Chất thải rắn xây dựng:
+ Năm 2020 tỷ lệ thu gom khu vực đô thị là 80% - 100%, nông thôn 60%-80%.
+ Năm 2030 tỷ lệ thu gom khu vực đô thị là 85% - 100%, nông thôn là 70% - 90%.
- Chất thải rắn công nghiệp:
+ Năm 2020, tỷ lệ thu gom 80% - 90%;
+ Năm 2030, tỷ lệ thu gom 100%.
- Chất thải rắn y tế:
Tỷ lệ thu gom là 100%. Trong đó chất thải rắn nguy hại khoảng 20%, chất thải rắn thông thường khoảng 80%.
- Phân bùn bể phốt:
+ Năm 2020 tỷ lệ thu gom khu vực đô thị khoảng 85% - 100%, nông thôn khoảng 65% - 85%;
+ Năm 2030 tỷ lệ thu gom khu vực đô thị khoảng 90% - 100%, nông thôn khoảng 70% - 90%.
- Bùn thải thoát nước: Tỷ lệ thu gom là 100%.
5. Dự báo nhu cầu quy hoạch
a) Dự báo khối lượng chất thải phát sinh
STT |
Loại chất thải rắn (CTR) |
Năm 2020 (Tấn/ngày đêm) |
Năm 2030 (Tấn/ngày đêm) |
Năm 2050 (Tấn/ngày đêm) |
1 |
CTR sinh hoạt |
8.500 |
11.300 |
15.900 |
2 |
CTR xây dựng |
2.100 |
3.400 |
4.800 |
3 |
CTR công nghiệp |
1.700 |
1.900 |
1.900 |
4 |
CTR y tế |
90 |
150 |
280 |
5 |
Phân bùn bể phốt |
1.500 |
1.800 |
2.100 |
6 |
Bùn thải thoát nước |
260 |
350 |
400 |
|
Tổng |
14.150 |
18.900 |
25.380 |
b) Dự báo nhu cầu sử dụng đất
STT |
Hạng mục |
Hiện trạng |
Năm 2020 (ha) |
Năm 2030 (ha) |
Năm 2050 (ha) |
1 |
Khu xử lý |
130,15 |
253,65 |
422,65 |
515,95 |
2 |
Bãi đổ chất thải xây dựng và bãi chôn lấp bùn thải thoát nước |
27 |
74 |
158 |
409 |
|
Tổng |
157,15 |
327,65 |
580,65 |
924,95 |
6. Nội dung quy hoạch:
a) Quy hoạch phân vùng xử lý chất thải rắn:
- Nguyên tắc phân vùng
+ Hình thành các khu xử lý có quy mô phù hợp đáp ứng nhu cầu phục vụ trước mắt và lâu dài.
+ Cự ly vận chuyển và tuyến vận chuyển hợp lý, hạn chế cắt qua khu đô thị.
+ Kết hợp với định hướng quy hoạch giao thông trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Nội dung phân vùng
+ Vùng I - Khu vực phía Bắc: Bao gồm khu vực nội đô lịch sử, các quận (Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Long Biên và một phần huyện Thanh Trì), các huyện (Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Sóc Sơn), diện tích khoảng 1.150 km2.
+ Vùng II - Khu vực phía Nam: Bao gồm một phần huyện Thanh Trì, một phần quận Hà Đông, các huyện (Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức), diện tích khoảng 990,0 km2.
+ Vùng III - Khu vực phía Tây: Bao gồm một phần quận Hà Đông, các huyện (Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ), nội và ngoại thị xã Sơn Tây, diện tích khoảng 1.204,6 km2.
b) Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn
- Phân loại:
+ Chất thải rắn sinh hoạt được phân loại tại nguồn thành 3 loại: Chất thải rắn hữu cơ (rau, quả, thức ăn thừa..chất thải rắn vô cơ có thể tái chế (giấy, nhựa, kim loại...); các loại chất thải rắn còn lại.
+ Chất thải rắn công nghiệp được phân thành 2 loại (chất thải rắn công nghiệp nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường).
+ Chất thải rắn y tế được phân thành 2 loại (chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn y tế thông thường). Trong đó chất thải rắn y tế thông thường tiếp tục được phân loại như chất thải rắn sinh hoạt.
- Thu gom, vận chuyển chất thải rắn:
+ Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn y tế thông thường được thu gom từ nơi phát sinh đến trạm trung chuyển chất thải rắn rồi chuyển về các khu xử lý chất thải rắn theo quy hoạch của từng vùng.
+ Chất thải rắn làng nghề được thu gom vận chuyển từ điểm tập kết của làng nghề về các khu xử lý chất thải rắn theo quy hoạch.
+ Chất thải rắn nông thôn được thu gom, vận chuyển hàng ngày hoặc cách ngày đến điểm tập kết chất thải rắn của thôn, xã và được vận chuyển đến các khu xử lý chất thải rắn theo quy hoạch (các bãi chôn lấp chất thải rắn tự phát không hợp vệ sinh tại khu vực nông thôn sẽ đóng cửa theo lộ trình đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn của Thành phố).
+ Chất thải rắn xây dựng: Chủ đầu tư công trình chịu trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị chức năng thực hiện việc thu gom, vận chuyển đến các bãi đổ chất thải rắn xây dựng theo quy hoạch đảm bảo các yêu cầu an toàn và vệ sinh môi trường.
+ Phân bùn bể phốt được đơn vị chuyên trách thu gom từ nơi phát sinh vận chuyển về các khu xử lý chất thải rắn theo quy hoạch.
+ Bùn thải thoát nước được đơn vị chuyên trách thu gom từ nơi phát sinh vận chuyển về các bãi chôn lấp bùn thải theo quy hoạch.
+ Đối với chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn công nghiệp nguy hại phải được phân loại, bảo quản, lưu giữ, thu gom, vận chuyển tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn vệ sinh môi trường và theo quy định về quản lý chất thải rắn nguy hại. Chủ nguồn thải có trách nhiệm ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn nguy hại và được xử lý tại các khu xử lý chất thải rắn nguy hại theo quy hoạch và theo đúng quy định về xử lý chất thải rắn nguy hại. Các lò đốt chất thải rắn y tế nguy hại đang hoạt động tại các bệnh viện sẽ được đóng cửa từng bước phù hợp với lộ trình đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn nguy hại của thành phố.
- Các trạm trung chuyển chất thải rắn
Dự báo khối lượng chất thải rắn được thu gom, vận chuyển đến trạm trung chuyển có hạ tầng kỹ thuật phục vụ Thành phố Hà Nội khoảng 6.700 - 10.200 tấn/ngày và dự kiến bố trí 5 trạm trung chuyển tại 3 vùng:
+ Vùng I: Dự báo khối lượng chất thải rắn khoảng 4.600 - 7.700 tấn/ngày, phạm vi phục vụ của các tuyến thu gom, vận chuyển và các trạm trung chuyển chất thải rắn:
. Trạm trung chuyển Thanh Lâm, huyện Mê Linh: Quy mô 1,5 ha, tiếp nhận khoảng 750 - 1.000 tấn/ngày và chất thải rắn công nghiệp khoảng 350 tấn/ngày, phục vụ khu vực các huyện (Đông Anh - Mê Linh), thị trấn Kim Hoa.
. Trạm trung chuyển Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm: Quy mô 1,5 ha, tiếp nhận khoảng 850 - 1.000 tấn/ngày phục vụ các quận (Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân).
. Các trạm trung chuyển cỡ nhỏ và vừa phục vụ cho khu vực nội đô, tiếp nhận khoảng 2.500 - 3.000 tấn/ngày. Vị trí các trạm trung chuyển cỡ nhỏ và cỡ vừa sẽ được xác định trong quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chi tiết.
. Các khu vực gần khu xử lý được thu gom, vận chuyển về các khu xử lý thuộc vùng I.
+ Vùng II: Dự báo khối lượng chất thải rắn tiếp nhận khoảng 1.000 tấn/ngày, phạm vi phục vụ của các tuyến thu gom, vận chuyển và trạm trung chuyển chất thải rắn như sau:
. Trạm trung chuyển Tả Thanh Oai, huyện Thanh trì: Quy mô 1,5 ha, tiếp nhận khoảng 800 - 1.000 tấn/ngày, phục vụ quận Hà Đông, huyện Thanh Trì, Thanh Oai.
. Các khu vực gần khu xử lý được thu gom vận chuyển về các khu xử lý thuộc vùng II.
+ Vùng III: Dự báo khối lượng chất thải rắn tiếp nhận khoảng 1.300 - 1.500 tấn/ngày. Phạm vi phục vụ của các tuyến thu gom, vận chuyển và các trạm trung chuyển chất thải rắn như sau:
. Trạm trung chuyển Quốc Oai, huyện Quốc Oai: Quy mô 1,5 ha, tiếp nhận khoảng 500 - 700 tấn/ngày phục vụ một phần quận Hà Đông, các huyện (Hoài Đức, Quốc Oai).
. Trạm trung chuyển Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ: Quy mô 1,5 ha, tiếp nhận khoảng 500 - 700 tấn/ngày phục vụ huyện Chương Mỹ và một phần huyện Hoài Đức.
. Các khu vực gần khu xử lý được thu gom vận chuyển về các khu xử lý thuộc vùng III.
c) Quy hoạch các khu xử lý chất thải rắn:
Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội xác định có 17 khu xử lý chất thải rắn trong đó 08 khu hiện hữu được nâng cấp, mở rộng và 09 khu đầu tư mới, được phân theo 3 vùng như sau:
* Vùng I: Có 5 khu xử lý chất thải rắn
- Khu xử lý chất thải rắn Sóc Sơn (hiện có tiếp tục xây dựng mở rộng)
+ Vị trí: Tại xã Nam Sơn, Bắc Sơn và Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn.
+ Diện tích hiện có 83,5 ha, mở rộng đến năm 2020 là 157 ha; năm 2030 là 257 ha; năm 2050 là 280 ha.
+ Công suất đến năm 2020 khoảng 4.500 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 6.000 tấn/ngày; năm 2050 khoảng 7.000 tấn/ngày.
+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt, chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn công nghiệp nguy hại, chất thải rắn y tế thông thường và chất thải rắn y tế nguy hại.
+ Công nghệ:
. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép....
. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.
. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.
. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.
+ Phạm vi phục vụ: Khu vực nội đô, các quận (Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, các huyện (Sóc Sơn, Đông Anh, Mê Linh, Thanh Trì). Riêng chất thải rắn công nghiệp phục vụ xử lý liên tỉnh (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh và Hưng Yên).
- Khu xử lý chất, thải rắn Việt Hùng (hiện có tiếp tục sử dụng)
+ Vị trí: Tại xã Việt Hùng, huyện Đông Anh, Hà Nội.
+ Diện tích hiện có 8,75 ha.
+ Công suất đến năm 2020 khoảng 300 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 600 tấn/ngày; năm 2050 khoảng 600 tấn/ngày.
+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường.
+ Công nghệ:
.Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...
. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.
. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.
+ Phạm vi phục vụ: Khu vực huyện Đông Anh và hỗ trợ một phần xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công nghiệp thông thường cho Khu xử lý Sóc Sơn.
- Khu xử lý chất thải rắn Kiêu Kỵ (hiện có tiếp tục sử dụng).
+ Vị trí: Xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm.
+ Diện tích hiện có 14 ha.
+ Công suất đến năm 2030 khoảng 550 tấn/ngày; năm 2050 khoảng 1.000 tấn/ngày (khi đã xây dựng được nhà máy đốt).
+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt.
+ Công nghệ:
. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng (đến năm 2020 sẽ dừng chôn lấp);
. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép....
. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.
+ Phạm vi phục vụ: Quận Long Biên và huyện Gia Lâm.
- Khu xử lý chất thải rắn Phù Đổng (xây dựng mới)
+ Vị trí: Xã Phù Đổng - huyện Gia Lâm.
+ Diện tích đến năm 2020 là 7,5 ha; năm 2030 là 12,5 ha; đến năm 2050 là 20 ha.
+ Công suất đến năm 2020 khoảng 550 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 850 tấn/ngày; năm 2050 khoảng 1.200 tấn/ngày.
+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý phân bùn bể phốt.
+ Công nghệ:
. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...
. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.
. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.
. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.
+ Phạm vi phục vụ: Quận Long Biên, huyện Gia Lâm. Trường hợp cần thiết có thể được hỗ trợ một phần cho các khu xử lý chất thải rắn Sóc Sơn Việt Hùng.
- Khu xử lý chất thải rắn Cầu Diễn (hiện có tiếp tục sử dụng)
+ Vị trí: Thị trấn Cầu Diễn, huyện Từ Liêm.
+ Diện tích 3,9 ha và không có khả năng mở rộng.
+ Công suất: khoảng 300 tấn/ngày,
+ Hiện tại là nhà máy xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân compost và đốt chất thải rắn y tế nguy hại.
+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt, chất thải rắn y tế nguy hại.
+ Công nghệ sử dụng:
. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.
. Công nghệ đốt chất thải y tế nguy hại.
+ Phạm vi phục vụ: Khu vực nội đô.
* Vùng II: Có 6 khu xử lý chất thải rắn
- Khu xử lý chất thải rắn Châu Can (xây dựng mới)
+ Vị trí: Xã Châu Can, huyện Phú Xuyên.
+ Diện tích đến năm 2020 là 7,5 ha; năm 2030 là 13 ha; năm 2050 khoảng 20 ha.
+ Công suất xử lý đến năm 2020 khoảng 450 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 800 tấn/ngày; đến năm 2050 khoảng 1.000 tấn/ngày.
+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt, chất thải rắn y tế thông thường.
+ Công nghệ áp dụng:
. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...
. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.
. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.
. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.
+ Phạm vi phục vụ: Các huyện (Thường Tín, Phú Xuyên), một phần huyện Thanh Trì.
- Khu xử lý chất thải rắn Cao Dương (xây dựng mới)
+ Vị trí: Xã Cao Dương, huyện Thanh Oai.
+ Diện tích đến năm 2020 là 6 ha; năm 2030 là 9 ha; năm 2050 là 15 ha.
+ Công suất xử lý dự kiến đến năm 2020 khoảng 400 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 500 tấn/ngày; đến năm 2050 khoảng 750 tấn/ngày.
+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý phân bùn bể phốt.
+ Công nghệ sử dụng:
. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...
. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.
. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.
. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.
+ Phạm vi phục vụ: Các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, một phần huyện Thanh Trì và một phần huyện Thường Tín.
- Khu xử lý chất thải rắn Hợp Thanh (xây dựng mới)
+ Vị trí: Xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức.
+ Diện tích đến năm 2020 là 2 ha; năm 2030 là 6 ha; năm 2050 là 13 ha.
+ Công suất xử lý dự kiến năm 2020 khoảng 150 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 450 tấn/ngày; năm 2050 khoảng 850 tấn/ngày.
+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt.
+ Công nghệ:
. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...
. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.
. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.
+ Phạm vi phục vụ: Khu vực huyện Mỹ Đức và vùng lân cận.
- Khu xử lý chất thải rắn Mỹ Thành (xây dựng mới)
+ Vị trí: Xã Mỹ Thành, huyện Mỹ Đức.
+ Diện tích đến năm 2020 là 1 ha; năm 2030 là 2,5 ha; năm 2050 là 5,0 ha.
+ Công suất xử lý dự kiến khoảng: 100 tấn/ngày.
+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt.
+ Công nghệ: Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.
+ Phạm vi phục vụ: Khu vực huyện Mỹ Đức và vùng lân cận.
- Khu xử lý chất thải rắn Vân Đình (hiện có tiếp tục xây dựng mở rộng)
+ Vị trí: Xã Vân Đình và xã Liên Bạt, huyện Ứng Hòa.
+ Diện tích hiện có là 3 ha, mở rộng đến năm 2030 là 5 ha; năm 2050 là 7 ha.
+ Công suất xử lý dự kiến khoảng 150 - 200 tấn/ngày.
+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt.
+ Công nghệ:
. Tái chế nhựa, giấy, sắt, thép...
. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.
. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.
+ Phạm vi phục vụ: Khu vực huyện Ứng Hòa.
- Khu xử lý chất thải rắn Đông Lỗ (hiện có tiếp tục xây dựng mở rộng)
+ Vị trí: Xã Đông Lỗ, huyện Ứng Hòa.
+ Diện tích hiện có là 2 ha, mở rộng đến năm 2030 là 2,5 ha, năm 2050 là 5 ha.
+ Công suất xử lý dự kiến khoảng 150 - 200 tấn/ngày.
+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt.
+ Công nghệ:
. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...
. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.
. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.
. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.
+ Phạm vi phục vụ: Khu vực huyện Ứng Hòa
* Vùng III: Có 6 Khu xử lý chất thải rắn
- Khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn (hiện có tiếp tục xây dựng mở rộng)
+ Vị trí: Thị xã Sơn Tây và huyện Ba Vì.
+ Diện tích hiện có là 13 ha, mở rộng đến năm 2020 là 26 ha; năm 2030 là 57 ha; năm 2050 là 73,5 ha.
+ Công suất xử lý đến năm 2020 khoảng 700 tấn/ngày đêm, đến năm 2030 khoảng 1.600 tấn/ngày; đến năm 2050 khoảng 2.500 tấn/ngày.
+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt.
+ Công nghệ sử dụng:
. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...
. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.
. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.
. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.
+ Phạm vi phục vụ: Thị xã Sơn Tây, các huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Phúc Thọ, Quốc Oai, Ba Vì, Thạch Thất, Chương Mỹ và một phần quận Hà Đông.
- Khu xử lý chất thải rắn Đan Phượng (xây dựng mới)
+ Vị trí: Xã Phương Đình, huyện Đan Phượng.
+ Diện tích đến năm 2020 là 2 ha; đến năm 2030 là 5 ha; đến năm 2050 là 5 ha.
+ Công suất xử lý: 150 ¸ 300 tấn/ngày.
+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
+ Công nghệ sử dụng:
. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...
. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng và chôn lấp tro sau đốt.
+ Phạm vi phục vụ: Khu vực các huyện Đan Phượng, Phúc Thọ.
- Khu xử lý chất thải rắn Núi Thoong (hiện có tiếp tục xây dựng mở rộng)
+ Vị trí: Xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ.
+ Diện tích hiện có là 2 ha, mở rộng đến năm 2020 là 3 ha; năm 2030 là 7,50 ha; năm 2050 là 10 ha.
+ Công suất xử lý đến năm 2020 khoảng 200 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 450 tấn/ngày; đến năm 2050 khoảng 450 tấn/ngày.
+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phân bùn bể phốt.
+ Công nghệ:
. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...
. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.
. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.
. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.
+ Phạm vi phục vụ: Một phần quận Hà Đông, các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, hỗ trợ xử lý chất thải rắn cho Khu xử lý Xuân Sơn.
- Khu xử lý chất thải rắn Lại Thượng (xây dựng mới)
+ Vị trí: Xã Lại Thượng, huyện Thạch Thất.
+ Diện tích đến năm 2020 là 4 ha; năm 2030 là 6 ha; năm 2050 là 11,8 ha.
+ Công suất xử lý đến năm 2020 khoảng 300 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 450 tấn/ngày; đến năm 2050 là khoảng 700 tấn/ngày,
+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý phân bùn bể phốt.
+ Công nghệ:
. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...
. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.
. Công nghệ đốt kết hợp thu hồi năng lượng.
+ Phạm vi phục vụ: Khu vực huyện Thạch Thất, hỗ trợ xử lý chất thải rắn cho khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn.
- Khu xử lý chất thải rắn Đồng Ké (xây dựng mới)
+ Vị trí: Xã Đồng Ké, huyện Chương Mỹ.
+ Diện tích năm 2020 là 5 ha; năm 2030 là 11 ha; năm 2050 là 21 ha.
+ Công suất xử lý dự kiến đến năm 2020 khoảng 350 tấn/ngày; năm 2030 khoảng 600 tấn/ngày; đến năm 2050 khoảng 1.200 tấn/ngày.
+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt, xử lý phân bùn bể phốt, xử lý chất thải y tế thông thường.
+ Công nghệ:
. Tái chế nhựa, giấy, sắt thép...
. Công nghệ sinh học xử lý chất thải rắn hữu cơ thành phân vi sinh.
. Công nghệ đốt, kết hợp thu hồi năng lượng.
. Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.
+ Phạm vi phục vụ: Các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai, Hoài Đức và một phần quận Hà Đông.
- Khu xử lý chất thải rắn Tây Đằng (xây dựng mới)
+ Vị trí: Thị trấn Tây Đằng, huyện Ba Vì.
+ Diện tích năm 2020 là 1 ha; năm 2030 là 2 ha; năm 2050 là 3 ha.
+ Công suất: Chôn lấp khoảng 100 tấn/ngày.
+ Chức năng: Xử lý chất thải rắn sinh hoạt.
+ Công nghệ: Chôn lấp hợp vệ sinh có thu hồi năng lượng.
+ Phạm vi phục vụ: Khu vực thị trấn Tây Đằng
Ngoài ra theo quy hoạch chung và quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội còn có khu xử lý chất thải rắn Tiến Sơn, huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình quy mô khoảng 200 ha sẽ hỗ trợ xử lý chất thải rắn công nghiệp (thông thường và nguy hại) cho Thủ đô Hà Nội.
d) Quy hoạch các bãi đổ chất thải rắn xây dựng và bãi chôn lấp bùn thải thoát nước:
Quy hoạch 26 bãi đổ chất thải rắn xây dựng với diện tích năm 2020 là 39 ha, năm 2030 là 108 ha và 03 bãi chôn lấp bùn thải thoát nước với diện tích năm 2020 là 8 ha, năm 2030 là 23 ha như sau:
7. Công nghệ xử lý chất thải rắn:
+ Công nghệ xử lý chất thải rắn được lựa chọn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội; khả năng phân loại, tính chất, thành phần chất thải rắn.
+ Công nghệ tái chế có sản phẩm phù hợp với thị trường tiêu thụ.
+ Ưu tiên các công nghệ trong nước, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.
+ Công nghệ áp dụng đối với chất thải rắn thông thường: Công nghệ chế biến phân vi sinh, công nghệ đốt thu hồi năng lượng, công nghệ tái chế, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh....
+ Công nghệ áp dụng đối với chất thải rắn nguy hại: Công nghệ đốt, công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh...
8. Đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2020:
a) Vùng I - Khu vực phía Bắc:
- Mở rộng khu xử lý Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn.
- Xây dựng trạm trung chuyển Tây Mỗ, huyện Từ Liêm.
- Xây dựng bãi đổ chất thải rắn xây dựng Tiến Thắng, huyện Mê Linh.
- Xây dựng bãi đổ chất thải rắn xây dựng Dục Tú, huyện Đông Anh.
b) Vùng II: Khu vực phía Nam;
- Xây dựng khu xử lý Châu Can, huyện Phú Xuyên.
- Xây dựng bãi đổ chất thải rắn xây dựng Chương Dương, huyện Thường Tín.
- Xây dựng bãi đổ chất thải rắn xây dựng Duyên Hà, huyện Thanh Trì.
- Xây dựng bãi chôn lấp bùn thải thoát nước tại xã Chương Dương, huyện Thường Tín.
c) Vùng III: Khu vực phía Tây:
- Mở rộng khu xử lý Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây.
- Xây dựng khu xử lý Đồng Ké, huyện Chương Mỹ.
- Xây dựng bãi đổ chất thải rắn xây dựng Vân Côn, huyện Hoài Đức.
- Xây dựng bãi đổ chất thải rắn xây dựng An Thượng, huyện Hoài Đức.
- Xây dựng bãi đỗ chất thải rắn xây dựng Trung Châu, huyện Đan Phượng.
9. Khái toán kinh phí và nguồn vốn đầu tư:
a) Khái toán kinh phí đầu tư:
Tổng nhu cầu vốn cho toàn bộ Quy hoạch chất thải rắn Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 ước khoảng 11.000 tỷ đồng. Trong đó kinh phí xây dựng đến năm 2020 khoảng 3.500 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn ngân sách nhà nước.
- Vốn vay ODA, vốn tài trợ nước ngoài.
- Vốn tín dụng đầu tư.
- Vay vốn thương mại trong nước.
- Vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
10. Đánh giá môi trường chiến lược:
a) Tác động tích cực đến môi trường:
- Thu gom và xử lý chất thải rắn đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường góp phần giảm thiểu tác động có hại của chất thải rắn đối với môi trường.
- Xây dựng các khu xử lý chất thải rắn và áp dụng các công nghệ phù hợp để xử lý triệt để chất thải rắn; hạn chế, xóa bỏ các điểm tập kết và các bãi chôn lấp chất thải rắn không hợp vệ sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm và cải tạo môi trường cho Thủ đô Hà Nội.
- Góp phần bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng dân cư và sự phát triển bền vững của các đô thị, các khu công nghiệp trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
b) Dự báo các tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch:
- Hoạt động của các xe vận chuyển chất thải rắn có nguy cơ gây ô nhiễm không khí, tiếng ồn, ảnh hưởng đến an toàn giao thông...
- Quá trình xây dựng các khu xử lý chất thải rắn sẽ gây ra các tác động đến môi trường và ảnh hưởng đến cộng đồng.
- Quá trình vận hành các khu xử lý có thể sẽ gây tiếng ồn, bụi, ô nhiễm môi trường.
- Hoạt động vận chuyển tại các điểm tập kết, trạm trung chuyển và vận hành các khu xử lý chất thải rắn có nguy cơ xảy ra sự cố môi trường (phân tán khí độc, chất độc hại, nước thải ra môi trường...) gây ô nhiễm môi trường nếu quy trình vận hành không đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường.
c) Các giải pháp giảm thiểu tác động đến môi trường:
- Giải pháp sử dụng công nghệ tiên tiến và phù hợp đảm bảo xử lý chất thải rắn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Khi thực hiện dự án cần xây dựng các biện pháp thi công giảm ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí, tiếng ồn. Xây dựng các biện pháp an toàn và chống tai nạn, sự cố trong quá trình xây dựng.
- Xây dựng và thực hiện đúng các quy định về thu gom, vận chuyển và vận hành khu xử lý chất thải rắn.
- Các dự án khi triển khai phải thực hiện đánh giá tác động môi trường và các biện pháp hỗ trợ khác.
- Thực hiện các biện pháp thu gom và xử lý khí thải, nước thải và khói bụi từ các khu xử lý, bãi chôn lấp chất thải rắn và các biện pháp giảm thiểu theo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch, chương trình quan trắc chất lượng môi trường không khí, nước mặt, nước ngầm và đất.
- Cảnh báo các sự cố môi trường và đề xuất các giải pháp phòng chống giảm thiểu các ảnh hưởng xấu đến môi trường.
- Nâng cao năng lực quản lý và vận hành các khu xử lý chất thải rắn.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội:
- Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư theo Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn cho từng giai đoạn; xây dựng cơ chế, chính sách để huy động các nguồn vốn triển khai quy hoạch này. Trong đó, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và tham gia quản lý chất thải rắn trên địa bàn Hà Nội.
- Rà soát và lập kế hoạch sử dụng đất cho các công trình xử lý chất thải rắn.
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ các dự án từ phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển với các dự án đầu tư xây dựng các khu xử lý chất thải rắn trên địa bàn theo quy hoạch được duyệt.
- Xây dựng các chương trình tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về vệ sinh môi trường, phân loại chất thải rắn tại nguồn đối với khu vực đô thị và nhân rộng cho khu vực nông thôn.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn; xây dựng mô hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn phù hợp trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
2. Các Bộ, ngành có liên quan:
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội trong công tác tổ chức giám sát, kiểm tra việc khai thác, quản lý và sử dụng các công trình xử lý chất thải rắn.
- Các Bộ, ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, phối hợp với Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội thực hiện Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: |
KT. THỦ TƯỚNG |
THE PRIME MINISTER
Decision No. 609/QD-TTg datedApril 25, 2014 of the Prime Minister approving the master plan on solid waste disposal of Hanoi Capital to 2030, with a vision to 2050
PursuanttotheDecember25,2001 LawonOrganizationoftheGovernment;
Pursuant to the November 26, 2003 Construction Law; Pursuant to the June 17, 2009 Law on Urban Planning;
Pursuant to the Government’s Decree No. 59/2007/ND-CP of April 9, 2007, on solid waste management;
Pursuant to the Government’s Decree No. 37/2010/ND-CP of April 7, 2010, on elaboration, appraisal, approval and management of urban planning;
Considering the proposal of the chairperson of the Hanoi People’s Committee and appraisal opinions of the Ministry of Construction,
DECIDES:
Article 1.To approve the Master Plan on solid waste disposal of Hanoi capital to 2030, with a vision to 2050, with the following major contents:
1. Scope of study and planning:
The entire administrative territory of Hanoi capital with a total area of 3,344.6 km2.
2. Planning viewpoints:
- Conformity with the master plan on socio-economic development; the land use master plan; the master plan on construction of Hanoi capital to 2030, with a vision to 2050; the national strategy for integrated management of solid waste to 2025, with a vision to 2050, and other relevant specialized master plans approved by competent authorities.
- Conformity with topographical, geological and hydrological conditions and the capacity to exploit the land fund.
- Reduction of solid waste at source, increase of re-use and recycling to reduce the volume of solid waste to be buried; catering to the city’s demands for solid waste collection, transportation and disposal in each period.
- Sorting of solid waste at source. Waste collection and disposal with advanced and appropriate technologies. Restriction of burial in order to save land resources and mitigate environmental pollution. Lawful collection and disposal of hazardous solid waste without dispersion into the environment.
- Encouragement of all economic sectors to make construction investment and participate in solid waste collection, transportation and disposal activities.
3. Planning objectives:
- To concretize orientations for solid waste disposal planning of Hanoi capital under the master plan on construction of Hanoi capital to 2030, with a vision to 2050 approved by the Prime Minister.
- To project the total volume of generated solid waste and solid waste disposal demands, to determine modes of solid waste collection, transportation and disposal; to identify locations and sizes of solid waste transfer stations and disposal complexes in Hanoi capital.
- To provide a basis for the implementation of investment projects to build, upgrade, improve or expand the collection and transportation systems and solid waste transfer stations and disposal complexes in Hanoi capital.
4. Solid waste disposal planning standards:
Based on current standards and regulations, a number of basic planning targets are as follows:
Solid waste collection targets:
- Daily-life solid waste:
+ In 2020: The collection rate will reach 85-100% in urban areas and 70-80% in rural areas;
+ In 2030: The collection rate will reach 90-100% in urban areas and 80-95% in rural areas.
- Construction solid waste:
+ In 2020: The collection rate will reach 80-100% in urban areas and 60-80% in rural areas;
+ In 2030: The collection rate will reach 85-100% in urban areas and 70-90% in rural areas.
- Industrial solid waste:
+ In 2020, the collection rate will reach 80-90%;
+ In 2030, the collection rate will reach 100%.
- Medical solid waste:
The collection rate will reach 100%, including around 20% for hazardous solid waste and around 80% for ordinary solid waste.
- Septic tank sludge:
+ In 2020: The collection rate will reach 85-100% in urban areas and 65-85% in rural areas;
+ In 2030: The collection rate will reach 90-100% in urban areas and 70-90% in rural areas.
- Wastewater mud: The collection rate will reach 100%.
5. Projection of planning demand a/ Projected waste volume
No. | Typeofsolidwaste (SW) | In2020 (ton/day) | In2030 (ton/day) | In2050 (ton/day) |
1 | Daily-lifeSW | 8,500 | 11,300 | 15,900 |
2 | ConstructionSW | 2,100 | 3,400 | 4,800 |
3 | IndustrialSW | 1,700 | 1,900 | 1,900 |
4 | MedicalSW | 90 | 150 | 280 |
5 | Septictank sludge | 1,500 | 1,800 | 2,100 |
6 | Wastewatermud | 260 | 350 | 400 |
| Total | 14,150 | 18,900 | 25,380 |
b/Projectedlandusedemand
No. | Item | Current area | In2020 (ha) | In2030 (ha) | In2050 (ha) |
1 | Disposalcomplexes | 130.15 | 253.65 | 422.65 | 515.95 |
2 | Constructionwastedisposalsitesandwastewatermudlandfills | 27 | 74 | 158 | 409 |
| Total | 157.15 | 327.65 | 580.65 | 924.95 |
6. Planning contents:
a/ Zoning off of solid waste disposal:
- Principles of zoning off
+ To form disposal complexes with appropriate sizes meeting short- and long-term demands.
+ Reasonable transportation distances and routes with limited running through urban centers.
+ To combine with transport planning orientations under the master plan on construction of Hanoi capital to 2030, with a vision to 2050.
- Zoning-off contents
+ Zone I- Northern part: Covering the historical inner city area, urban districts (South Tu Liem, North Tu Liem, Long Bien and part of Thanh Tri district) and rural districts (Me Linh, Dong Anh, Gia Lam, Soc Son) with a total area of around 1,150 km2.
+ Zone II- Southern part: Covering part of Thanh Tri district, part of Ha Dong district, and rural districts (Phu Xuyen, Thuong Tin, Thanh Oai, Ung Hoa and My Duc) with a total area of around 990 km2.
+ Zone III- Western part: Covering part of Ha Dong district, districts (Dan Phuong, Hoai Duc, Phuc Tho, Quoc Oai, Ba Vi, Thach That, Chuong My) and inner and outer areas of Son Tay town, with a total area of 1,204.6 km2.
b/ Solid waste sorting, collection and transportation
- Sorting:
+ Daily-life solid waste shall be sorted at source into 3 types: Organic solid waste (vegetable, fruit, redundant food, etc.); recyclable inorganic solid waste (paper, plastic, metal, etc.); remaining solid waste.
+ Industrial solid waste shall be sorted into 2 types (hazardous and ordinary industrial solid waste).
+ Medical solid waste shall be sorted into 2 types (hazardous and ordinary medical solid waste). Ordinary medical solid waste shall be further sorted like daily-life solid waste.
- Solid waste collection and transportation:
+ Daily-life solid waste, ordinary industrial solid waste and ordinary medical solid waste shall be collected from their sources to solid waste transfer stations and then to solid waste disposal complexes under planning of each zone.
+ Solid waste from craft villages shall be collected and transported from their places of gathering in craft villages to solid waste disposal complexes under planning.
+ Solid waste in rural areas shall be collected and transported daily or every two days to solid waste grounds of hamlets and villages and transported to solid waste disposal complexes under planning (unplanned unhygienic landfills in rural areas shall be closed according to the investment roadmap to build solid waste disposal complexes of the city).
+ Construction solid waste: Investors shall sign contracts with professional units for collection and transportation to solid waste disposal sites which are built under planning and meet environmental safety and sanitation requirements.
+ Specialized units shall collect septic tank sludge from waste sources and transport it to solid waste disposal complexes under planning.
+ Specialized units shall collect wastewater mud from waste sources and transport it to waste mud landfills under planning.
+ Hazardous medical solid waste and hazardous industrial solid waste shall be sorted, preserved, kept, collected and transported according to standards and technical regulations on environmental safety and sanitation and regulations on hazardous solid waste management. Waste source owners shall sign contracts with units licensed to collect and transport hazardous solid waste which shall be disposed of at hazardous solid waste disposal complexes under planning according to regulations on hazardous solid waste disposal. Operating hazardous medical solid waste incinerators in hospitals shall be gradually closed down according to the investment roadmap for building hazardous solid waste disposal complexes of the city.
- Solid waste transfer stations
The volume of solid waste to be collected and transported to transfer stations with technical infrastructure serving Hanoi city is estimated at 6,700 -10,200 tons/day and 5 transfer stations are planned in 3 zones:
+ Zone I: The volume of solid waste is estimated at 4,600-7,700 tons/day, the scope of service of solid waste collection and transportation routes and transfer stations is as follows:
. Thanh Lam transfer station, Me Linh district: 1.5 ha, receiving 750-1,000 tons of solid waste/day and around 350 tons of industrial solid waste/day from Dong Anh and Me Linh districts and Kim Hoa township.
. Tay Mo transfer station, South Tu Liem district: 1.5 ha, receiving 850-1,000 tons/day from Cau Giay, South Tu Liem, North Tu Liem and Thanh Xuan districts.
. Small- and medium-sized transfer stations serving inner city areas, receiving 2,500-3,000 tons/day. The locations of these transfer stations will be identified in the zoning or detailed planning.
. Waste in areas in the neighborhood of disposal complexes may be collected and transported to disposal complexes in Zone I.
+ Zone II: The volume of solid waste to be received is estimated at around 1,000 tons/day, the scope of service of solid waste collection and transportation routes and transfer stations is as follows:
. Ta Thanh Oai transfer station, Thanh Tri district: 1.5 ha, receiving around 800-1,000 tons/day from Ha Dong, Thanh Tri and Thanh Oai districts.
. Waste in areas close to disposal complexes may be collected and transported to disposal complexes in Zone II.
+ Zone III: The volume of solid waste to be received is estimated at around 1,300-1,500 tons/day. The scope of service of solid waste collection and transportation routes and transfer stations is as follows:
. Quoc Oai transfer station, Quoc Oai district: 1.5 ha, receiving around 500-700 tons/day from part of Ha Dong district and Hoai Duc and Quoc Oai districts.
. Chuc Son transfer station, Chuong My district: 1.5 ha, receiving around 500-700 tons/day from Chuong My district and part of Hoai Duc district.
. Waste in areas close to disposal complexes may be collected and transported to disposal complexes in Zone III.
c/ Planning of solid waste disposal complexes:
Under the planning of solid waste disposal complexes, Hanoi capital will have 17 solid waste disposal complexes, including 8 existing zones to be upgraded and expanded and 9 new ones, which will be zoned off as follows:
* Zone I: To have 5 solid waste disposal complexes
- Soc Son solid waste disposal complex (currently operating, to be expanded)
+ Location: In Nam Son, Bac Son and Hong Ky communes, Soc Son district.
+ Existing area: 83.5 ha, to be expanded to 157 ha by 2020; 257 ha by 2030; and 280 ha by 2050.
+ Capacity: Around 4,500 tons/day by 2020; around 6,000 tons/day by 2030; and around 7,000 tons/day by 2050.
+ Function: To dispose of daily-life solid waste, septic tank sludge, and ordinary and hazardous industrial solid waste and medical solid waste.
+ Technology:
. Recycling of plastic, paper, iron, steel, etc.
. Bio-technology turning organic solid waste into bio-fertilizer.
. Burning combined with energy recovery.
. Hygienic burial with energy recovery.
+ Scope of service: Inner city areas, urban districts (South Tu Liem, North Tu Liem) and rural districts (Soc Son, Dong Anh, Me Linh, Thanh Tri). Particularly for industrial solid waste, inter-provincial service (Vinh Phuc, Bac Ninh and Hung Yen provinces).
- Viet Hung solid waste disposal complex (currently operating)
+ Location: Viet Hung commune, Dong Anh district, Hanoi.
+ Existing area: 8.75 ha.
+ Capacity: Around 300 tons/day by 2020; around 600 tons/day by 2030; and around 600 tons/day by 2050.
+ Function: To dispose of daily-life solid waste and ordinary industrial solid waste.
+ Technology:
. Recycling of plastic, paper, iron, steel, etc.
. Bio-technology turning organic solid waste into bio-fertilizer.
. Burning combined with energy recovery.
+ Scope of service: Dong Anh district and supporting Soc Son disposal complex in disposing of daily-life solid waste and ordinary industrial solid waste.
- Kieu Ky solid waste disposal complex (currently operating)
+ Location: Kieu Ky commune, Gia Lam district.
+ Existing area: 14 ha.
+ Capacity: Around 550 tons/day by 2030; and around 1,000 tons/day by 2050 (when the burning plant is built).
+ Function: To dispose of daily-life solid waste and septic tank sludge.
+ Technology:
. Hygienic burial with energy recovery (which will stop by 2020).
. Recycling of plastic, paper, iron, steel, etc.
. Bio-technology turning organic solid waste into bio-fertilizer.
+ Scope of service: Long Bien and Gia Lam districts.
- Phu Dong solid waste disposal complex (new construction)
+ Location: Phu Dong commune, Gia Lam district.
+ Area: 7.5 ha by 2020, 12.5 ha by 2030; and 20 ha by 2050.
+ Capacity: Around 550 tons/day by 2020; around 850 tons/day by 2030; and around 1,200 tons/day by 2050.
+ Function: To dispose of daily-life solid waste and septic tank sludge.
+ Technology:
. Recycling of plastic, paper, iron, steel, etc.
. Bio-technology turning organic solid waste into bio-fertilizer.
. Burning combined with energy recovery.
. Hygienic burial with energy recovery.
+ Scope of service: Long Bien and Gia Lam districts. When necessary, to provide support for Soc Son and Viet Hung solid waste disposal complexes.
- Cau Dien solid waste disposal complex (currently operating)
+ Location: Cau Dien township, Tu Liem district.
+ Area: 3.9 ha without expansion.
+ Capacity: Around 300 tons/day.
+ Currently being a plant treating organic solid waste into compost fertilizer and burning hazardous medical solid waste.
+ Function: To dispose of daily-life solid waste, septic tank sludge and hazardous medical solid waste.
+ Technology:
. Bio-technology turning organic solid waste into bio-fertilizer.
. Burning hazardous medical solid waste.
+ Scope of service: Inner-city areas.
* Zone II: To have 6 solid waste disposal complexes
- Chau Can solid waste disposal complex (new construction)
+ Location: Chau Can commune, Phu Xuyen district.
+ Area: 7.5 ha by 2020, 13 ha by 2030; and around 20 ha by 2050.
+ Capacity: Around 450 tons/day by 2020; around 800 tons/day by 2030; and around 1,000 tons/day by 2050.
+ Function: To dispose of daily-life solid waste, septic tank sludge and ordinary medical solid waste.
+ Technology:
. Recycling of plastic, paper, iron, steel, etc.
. Bio-technology turning organic solid waste into bio-fertilizer.
. Burning combined with energy recovery.
. Hygienic burial with energy recovery.
+ Scope of service: Thuong Tin and Phu Xuyen districts and part of Thanh Tri district.
- Cao Duong solid waste disposal complex (new construction)
+ Location: Cao Duong commune, Thanh Oai district.
+ Area: 6 ha by 2020, 9 ha by 2030; and 15 ha by 2050.
+ Expected capacity: Around 400 tons/day by 2020; around 500 tons/day by 2030; and around 750 tons/day by 2050.
+ Function: To dispose of daily-life solid waste and septic tank sludge.
+ Technology:
. Recycling of plastic, paper, iron, steel, etc.
. Bio-technology turning organic solid waste into bio-fertilizer.
. Burning combined with energy recovery.
. Hygienic burial with energy recovery.
+ Scope of service: Thanh Oai and Ung Hoa districts and part of Thanh Tri and Thuong Tin districts.
- Hop Thanh solid waste disposal complex (new construction)
+ Location: Hop Thanh commune, My Duc district.
+ Area: 2 ha by 2020, 6 ha by 2030; and around 13 ha by 2050.
+ Expected capacity: Around 150 tons/day by 2020; around 450 tons/day by 2030; and around 850 tons/day by 2050.
+ Function: To dispose of daily-life solid waste and septic tank sludge.
+ Technology:
. Recycling of plastic, paper, iron, steel, etc.
. Bio-technology turning organic solid waste into bio-fertilizer.
. Burning combined with energy recovery.
+ Scope of service: My Duc district and its neighborhood.
- My Thanh solid waste disposal complex (new construction)
+ Location: My Thanh commune, My Duc district.
+ Area: 1 ha by 2020, 2.5 ha by 2030; and 5 ha by 2050.
+ Expected capacity: Around 1000 tons/day.
+ Function: To dispose of daily-life solid waste and septic tank sludge.
+ Technology: Hygienic burial with energy recovery.
+ Scope of service: My Duc district and its neighborhood.
- Van Dinh solid waste disposal complex (currently operating, to be expanded)
+ Location: Van Dinh and Lien Bat communes, Ung Hoa district.
+ Area: currently 3 ha, to be expanded to 5 ha by 2030; and 7 ha by 2050.
+ Expected capacity: Around 150-200 tons/day.
+ Function: To dispose of daily-life solid waste and septic tank sludge.
+ Technology:
. Recycling of plastic, paper, iron, steel, etc.
. Hygienic burial with energy recovery.
. Burning combined with energy recovery.
+ Scope of service: Ung Hoa district.
- Dong Lo solid waste disposal complex (currently operating, to be expanded)
+ Location: Dong Lo commune, Ung Hoa district.
+ Area: currently 2 ha, to be expanded to 2.5 ha by 2030; and 5 ha by 2050.
+ Expected capacity: Around 150-200 tons/day.
+ Function: To dispose of daily-life solid waste and septic tank sludge.
+ Technology:
. Recycling of plastic, paper, iron, steel, etc.
. Bio-technology turning organic solid waste into bio-fertilizer.
. Burning combined with energy recovery.
. Hygienic burial with energy recovery.
+ Scope of service: Ung Hoa district.
* Zone III: To have 6 solid waste disposal complexes
- Xuan Son solid waste disposal complex (currently operating, to be expanded)
+ Location: Son Tay town and Ba Vi district.
+ Area: Currently 13 ha, to be expanded to 26 ha by 2020; 57 ha by 2030; and 73.5 ha by 2050.
+ Capacity: Around 700 tons/day by 2020; around 1,600 tons/day by 2030; and around 2,500 tons/day by 2050.
+ Function: To dispose of daily-life solid waste and septic tank sludge.
+ Technology:
. Recycling of plastic, paper, iron, steel, etc.
. Bio-technology turning organic solid waste into bio-fertilizer.
. Burning combined with energy recovery.
. Hygienic burial with energy recovery.
+ Scope of service: Son Tay town, Dan Phuong, Hoai Duc, Phuc Tho, Quoc Oai, Ba Vi, Thach That and Chuong My districts and part of Ha Dong district.
- Dan Phuong solid waste disposal complex (new construction)
+ Location: Phuong Dinh commune, Dan Phuong district.
+ Area: 2 ha by 2020; 5 ha by 2030; and 5 ha by 2050.
+ Capacity: 150-300 tons/day.
+ Function: To dispose of daily-life solid waste.
+ Technology:
. Recycling of plastic, paper, iron, steel, etc.
. Burning combined with energy recovery and burial of ash after burning.
+ Scope of service: Dan Phuong and Phuc Tho districts.
- Thoong Mountain solid waste disposal complex (currently operating, to be expanded)
+ Location: Tan Tien commune, Chuong My district.
+ Area: currently 2 ha, to be expanded to 3 ha by 2020; 7.5 ha by 2030; and 10 ha by 2050.
+ Capacity: Around 200 tons/day by 2020; around 450 tons/day by 2030; and around 450 tons/day by 2050.
+ Function: To dispose of daily-life solid waste and septic tank sludge.
+ Technology:
. Recycling of plastic, paper, iron, steel, etc.
. Bio-technology turning organic solid waste into bio-fertilizer.
. Burning combined with energy recovery.
. Hygienic burial with energy recovery.
+ Scope of service: Part of Ha Dong district, Chuong My and Quoc Oai districts, and supporting Xuan Son disposal complex in disposing of solid waste.
- Lai Thuong solid waste disposal complex (new construction)
+ Location: Lai Thuong commune, Thach That district.
+ Area: 4 ha by 2020; 6 ha by 2030; and 11.8 ha by 2050.
+ Capacity: Around 300 tons/day by 2020; around 450 tons/day by 2030; and around 700 tons/day by 2050.
+ Function: To dispose of daily-life solid waste and septic tank sludge.
+ Technology:
. Recycling of plastic, paper, iron, steel, etc.
. Bio-technology turning organic solid waste into bio-fertilizer.
. Burning combined with energy recovery.
+ Scope of service: Thach That district, and supporting Xuan Son disposal complex in disposing of solid waste.
- Dong Ke solid waste disposal complex (new construction)
+ Location: Dong Ke commune, Chuong My district.
+ Area: 5 ha by 2020; 11 ha by 2030; and 21 ha by 2050.
+ Expected capacity: Around 350 tons/day by 2020; around 600 tons/day by 2030; and around 1,200 tons/day by 2050.
+ Function: To dispose of daily-life solid waste, septic tank sludge and ordinary medical solid waste.
+ Technology:
. Recycling of plastic, paper, iron, steel, etc.
. Bio-technology turning organic solid waste into bio-fertilizer.
. Burning combined with energy recovery.
. Hygienic burial with energy recovery.
+ Scope of service: Chuong My, Quoc Oai and Hoai Duc districts and part of Ha Dong district.
- Tay Dang solid waste disposal complex (new construction)
+ Location: Tay Dang township, Ba Vi district.
+ Area: 1 ha by 2020; 2 ha by 2030; and 3 ha by 2050.
+ Burying capacity: Around 100 tons/day.
+ Function: To dispose of daily-life solid waste.
+ Technology:
. Hygienic burial with energy recovery.
+ Scope of service: Tay Dang township.
In addition, under the overall planning and zoning planning of Hanoi capital, there will be Tien Son solid waste disposal complex in Luong Son district, Hoa Binh province, with an area of around 200 ha which will help dispose of industrial solid waste (ordinary and hazardous) for Hanoi capital.
d/ Planning of construction solid waste disposal sites and wastewater mud landfills:
To plan 26 construction solid waste disposal sites with a total area of 39 ha by 2020 and 108 ha by 2030 and 3 wastewater mud landfills with a total area of 8 ha by 2020 and 23 ha by 2030 as follows:
7. Solid waste disposal technology
+ Solid waste disposal technologies shall be selected suitable to socio - economic conditions and based on the sorting capacity and properties and compositions of solid waste.
+ Recycling technology must produce products meeting market demands.
+ Domestic energy-efficient and environment-friendly technologies shall be prioritized.
+ Technologies for disposing of ordinary solid waste include bio- fertilizer processing, burning with energy recovery, recycling, hygienic burial, etc.
+ Technologies for disposing of hazardous solid waste include burning, hygienic burial, etc.
8. Projects proposed for investment priority up to 2020:
a/ Zone I: Northern part:
- Expansion of Soc Son disposal complex, Soc Son district.
- Construction of Tay Mo transfer station, Tu Liem district.
- Construction of Tien Thang construction solid waste disposal site, Me Linh district.
- Construction of Duc Tu construction solid waste disposal site, Dong Anh district.
b/ Zone II: Southern part:
- Construction of Chau Can disposal complex, Phu Xuyen district.
- Construction of Chuong Duong construction solid waste disposal site, Thuong Tin district.
- Construction of Duyen Ha construction solid waste disposal site, Thanh Tri district.
- Construction of a wastewater mud landfill in Chuong Duong commune, Thuong Tin district.
c/ Zone III: Western part:
- Expansion of Xuan Son disposal complex, Son Tay town.
- Construction of Dong Ke disposal complex, Chuong My district.
- Construction of Van Con construction solid waste disposal site, Hoai Duc district.
- Construction of An Thuong construction solid waste disposal site, Hoai Duc district.
- Construction of Trung Chau construction solid waste disposal site, Dan Phuong district.
9. General cost estimation and investment capital sources:
a/ General estimation of investment cost:
The total capital needed for the solid waste planning of Hanoi capital to 2030, with a vision to 2050, is estimated at around VND 11 trillion, including around VND 3.5 trillion in construction costs to 2020.
b/ Investment capital sources:
- State budget funds.
- ODA loans, foreign capital.
- Investment credit capital.
- Domestic commercial loans.
- Capital from domestic and overseas investors.
- Other lawful capital sources.
10. Strategic environmental assessment:
a/ Positive environmental impact:
- To collect and dispose of solid waste to meet environmental sanitation requirements, contributing to reducing adverse environmental impacts of solid waste.
- To build solid waste disposal complexes and apply appropriate technologies to thoroughly dispose of solid waste; to limit and remove unhygienic solid waste gathering points and landfills in order to reduce pollution and improve the environment for Hanoi capital.
- To contribute to protect public health and sustainable development of urban areas and industrial zones in Hanoi capital.
b/ Projected environmental impacts upon implementation of the master plan:
- Operations of vehicles transporting solid waste will be likely to cause air and noise pollution, or affect traffic safety, etc.
- The construction of solid waste disposal complexes will cause environmental impacts and affect the community.
- The operation of disposal complexes will be likely to cause noise, dust and environmental pollution.
- Transportation activities at gathering points, transfer stations and the operation of solid waste disposal complexes will be likely to cause environmental incidents (dispersion of hazardous gas, hazardous substances, discharge of wastewater into the environment, etc.) or cause environmental pollution if the operation process fails to comply with environmental regulations and standards.
c/ Solutions for mitigation of environmental impacts:
- Solutions which use advanced and appropriate technologies and ensure solid waste disposal according to environmental standards and technical regulations.
- When implementing projects, construction measures to reduce pollution of the soil, water and air environments and noise pollution should be applied. To work out safety measures and measures against accidents and incidents in the course of construction.
- To elaborate and strictly implement regulations on solid waste collection and transportation and operation of solid waste disposal complexes.
- Upon project implementation, to assess environmental impacts and take other support measures.
- To take measures to collect and treat emitted gas, wastewater, smoke and dust from disposal complexes, solid waste landfills and reduction measures according to the approved environmental impact assessment.
- To elaborate plans and programs on observation of the quality of the air, surface water, groundwater and soil environments.
- To warn environmental incidents and propose solutions for prevention, control and mitigation of adverse impacts on the environment.
- To build capacity to manage and operate solid waste disposal complexes.
Article 2.Implementation organization
1. The Hanoi People’s Committee:
- To organize the implementation of the Master Plan on solid waste disposal of Hanoi capital to 2030, with a vision to 2050.
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and sectors in, effectively implementing investment projects under the Master Plan.
- To elaborate financial plans corresponding to investment plans to develop the system of solid waste collection, transportation and disposal for each period; to develop mechanisms and policies to raise funds for the implementation of this master plan, encouraging economic sectors to make construction investment and participate in solid waste management in Hanoi.
- To review and make land use plans for solid waste disposal facilities.
- To direct and organize the uniform implementation of projects from at- source sorting, collection and transportation to construction solid waste disposal complexes in the locality under approved planning.
- To develop programs to raise public awareness about environmental sanitation and sorting of solid waste at source in urban areas, to be expanded to rural areas.
- To complete the organizational structure and management of solid waste collection, transportation and disposal; to develop appropriate models of solid waste disposal businesses in Hanoi capital.
2. Related ministries and sectors:
- To coordinate with the Hanoi People’s Committee in supervising and inspecting the exploitation, management and use of solid waste disposal facilities.
- Based on their assigned functions and tasks, to coordinate with the Hanoi People’s Committee in implementing the Master Plan.
Article 3.This Decision takes effect on the signing date.
Ministers, heads of related agencies and the chairperson of the Hanoi People’s Committee shall implement this Decision.-
For the Prime Minister
The Deputy Prime Minister
Hoang Trung Hai
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây