Quyết định 58/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 58/2007/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 58/2007/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 04/05/2007 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 58/2007/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 58/2007/QĐ-TTg NGÀY 04 THÁNG 05 NĂM 2007
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên,
QUYẾT ĐỊNH :Â
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:
I. Quan điểm phát triển
Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả và bền vững đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, giảm dần khoảng cách giàu, nghèo giữa vùng nông thôn, vùng núi cao với vùng đô thị; tiếp tục thực hiện xoá đói, giảm nghèo và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; đẩy nhanh tốc độ đô thị hoá, phát triển mạng lưới đô thị và điểm dân cư tập trung kiểu đô thị hiện đại, gắn với vành đai nông thôn phát triển theo hướng văn minh, bền vững và bảo tồn được các giá trị văn hoá làng, bản; kết hợp đồng bộ giữa phát triển sản xuất với phát triển kết cấu hạ tầng trên tất cả các vùng, khu vực trên địa bàn Tỉnh; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị, xã hội và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc.Â
Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương; huy động tối đa và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn lực; mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với bên ngoài để phát triển, đặc biệt là các địa phương trong Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa, thu hẹp khoảng cách chênh lệch và tiến tới vượt mức bình quân chung của cả nước về thu nhập bình quân đầu người; phấn đấu đưa tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ.
II. Mục tiêu phát triển chủ yếu
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những trung tâm kinh tế (công nghiệp, thương mại, du lịch), văn hóa, giáo dục, y tế của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; có hệ thống kết cấu hạ tầng tương đối hiện đại và đồng bộ; có nền văn hóa lành mạnh và đậm đà bản sắc dân tộc; quốc phòng - an ninh vững mạnh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 12 - 13%/năm, thời kỳ 2011 - 2015 đạt 12,0 - 12,5%/năm và thời kỳ 2016 - 2020 đạt 11 - 12%/năm; trong đó, tăng trưởng bình quân của các ngành trong cả thời kỳ 2006 - 2020: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 5 - 5,5%/năm, công nghiệp - xây dựng đạt 13,5 - 14,5%/năm, dịch vụ đạt 12,5 -Â 13,5%/năm;
b) GDP bình quân đầu người đạt trên 800 USD vào năm 2010, 1.300 - 1.400 USD vào năm 2015 và 2.200 - 2.300 USD vào năm 2020;
c) Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp (nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản), cụ thể: công nghiệp và xây dựng chiếm 45%, dịch vụ chiếm 38 - 39%, nông nghiệp chiếm 16 - 17% vào năm 2010; tương ứng đạt 46 - 47%, 39 - 40%, 13 - 14% vào năm 2015; đạt 47 - 48%, 42 - 43%, Â Â Â Â Â Â Â Â Â Â Â Â 9 - 10% vào năm 2020;
d) Kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 65 - 66 triệu USD vào năm 2010, đạt trên 132 triệu USD vào năm 2015 và trên 250 triệu USD vào năm 2020; tốc độ tăng xuất khẩu bình quân trong cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt 15 - 16%/năm;
đ) Thu ngân sách trên địa bàn đạt 1.500 - 1.550 tỷ đồng vào năm 2010, 4.000 - 4.100 tỷ đồng vào năm 2015 và trên 10.000 tỷ đồng vào năm 2020; tốc độ tăng thu ngân sách trên địa bàn bình quân trong cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt trên 20%/năm;
e) Tốc độ tăng dân số bình quân trong cả thời kỳ 2006 - 2020 đạt 0,9%/năm; trong đó, tốc độ tăng dân số tự nhiên đạt 0,8 - 0,82%/năm và tăng cơ học đạt 0,08 - 0,1%/năm;
g) Trước năm 2020, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học phổ thông cho 95% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn (trong đó 15% học nghề, 15% giáo dục chuyên nghiệp, 70% tốt nghiệp phổ thông và bổ túc) và 85% dân số trong độ tuổi đi học ở khu vực nông thôn; kiên cố hóa toàn bộ trường, lớp học; mỗi huyện có ít nhất ba trường trung học phổ thông;
h) Bảo đảm đủ cơ sở khám, chữa bệnh và nhân viên y tế; ưu tiên đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các cơ sở khám, chữa bệnh ở cả ba tuyến: tỉnh, huyện, xã; phấn đấu tăng tuổi thọ trung bình lên 72 tuổi vào năm 2010 và trên 75 tuổi vào năm 2020;
i) Giải quyết việc làm bình quân hàng năm cho ít nhất 15.000 lao động trong thời kỳ 2006 - 2010 và cho 12.000 - 13.000 lao động trong thời kỳ 2011 - 2020; bảo đảm trên 95% lao động trong độ tuổi có việc làm vào năm 2010; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38 - 40% vào năm 2010 và đạt 68 - 70% vào năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ) giảm xuống còn dưới 15% vào năm 2010 và còn 2,5 - 3% vào năm 2020; chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng các dịch vụ xã hội cơ bản được thu hẹp; chỉ số phát triển con người (HDI) tăng lên trên 0,7 vào năm 2010 và trên 0,8 vào năm 2020;
k) Bảo đảm trên 90% số hộ gia đình được dùng nước sạch vào năm 2010 và nâng tỷ lệ này lên 100% vào trước năm 2020; 100% số hộ có điện sử dụng vào trước năm 2010;
l) Tỷ lệ đô thị hoá đạt 35% vào năm 2010 và đạt 45% vào năm 2020;
m) Nâng cao chất lượng rừng và tỷ lệ che phủ rừng đạt 50% vào năm 2010;
n) Bảo đảm môi trường sạch cho cả khu vực đô thị và nông thôn;
o) Tốc độ đổi mới công nghệ bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 14 - 16%/năm và thời kỳ 2011 - 2020 đạt 16 - 18%/năm.
III. Định hướng phát triển ngành, lĩnh vực
1. Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản
a) Phát triển nông nghiệp với tốc độ nhanh, ổn định, đa dạng, bền vững theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến (tỷ lệ nông sản chế biến đạt khoảng 40 - 50%) và thị trường; sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất nông nghiệp bằng thâm canh tăng năng suất, chất lượng, giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích, nâng cao sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá, thực hiện tốt chủ trương dồn điền, đổi thửa; bảo đảm an ninh lương thực; cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch theo hướng: tăng tỷ trọng chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả; phát triển các cây, con có giá trị cao phù hợp điều kiện của địa phương; phát triển các nông sản đặc sản của từng vùng trong Tỉnh; xây dựng các vùng sản xuất nông, lâm sản hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến và tiêu thụ như vùng cây ăn quả đặc sản, vùng chè, vùng rau sạch, vùng lúa thâm canh...; gắn phát triển nông nghiệp của Tỉnh với phát triển nông nghiệp Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và Vùng Hà Nội;
b) Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng: tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng và lao động nông nghiệp; xây dựng nông thôn mới có đời sống vật chất và văn hoá không ngừng được nâng cao; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản cho sản xuất và đời sống của nông dân với trọng tâm là đường giao thông nông thôn, thủy lợi, hệ thống dịch vụ nông nghiệp;
c) Đẩy mạnh áp dụng các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp; chú trọng đầu tư cho công nghệ bảo quản sau thu hoạch; đặc biệt chú ý đến các tiến bộ về sử dụng đất hiệu quả, bền vững, tiến bộ về giống, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, phòng trừ dịch bệnh;
d) Phát triển mạnh kinh tế trang trại, các loại hình kinh tế hợp tác; các loại hình doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ; phát triển bền vững các làng nghề; tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế hộ phát triển; khuyến khích nông dân góp quyền sử dụng đất và lao động của mình với các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ trang trại để phát triển sản xuất hàng hoá; khuyến khích hơn nữa đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp, nông thôn; đẩy nhanh việc sắp xếp lại và đổi mới quản lý các nông trường, lâm trường; kinh tế nhà nước tập trung sản xuất và cung ứng các loại giống cây trồng, vật nuôi, nghiên cứu ứng dụng, đổi mới kỹ thuật trong nông nghiệp;
đ) Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 7 - 8%/năm và thời kỳ 2011 - 2020 đạt 6,5 - 7,5%/năm; giá trị sản xuất trồng trọt đạt trên 22 triệu đồng/ha đất canh tác (trên 15% diện tích đạt trên 50 triệu đồng/ha) vào năm 2010 và đạt trên 50 triệu đồng/ha canh tác (trên 40% diện tích đạt trên 70 triệu đồng/ha) vào     năm 2020; giá trị sản xuất tính trên một nhân khẩu nông nghiệp đạt 3,5 triệu đồng vào năm 2010 và đạt gần 10 triệu đồng vào năm 2020; cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản: trồng trọt chiếm 50 - 51%, chăn nuôi chiếm 36 - 37%, lâm nghiệp chiếm 4%, thủy sản chiếm 5,5 - 6%, dịch vụ (nông, lâm nghiệp, thuỷ sản) chiếm 4 - 4,5% vào năm 2010 và cơ cấu tương ứng chiếm 33 - 34%, 46 - 47%, 6 - 7%, 7,5 - 8%, 6,5 - 7% vào năm 2020.
2. Công nghiệp và xây dựng
a) Phát triển công nghiệp với tốc độ nhanh, có chất lượng và hiệu quả; tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng thời kỳ 2006 - 2010 đạt khoảng 16,5 - 17%/năm và thời kỳ 2011 - 2020 đạt 12,5 - 13,5%/năm; ưu tiên về các nguồn lực, ưu đãi về chính sách cho một số ngành, sản phẩm công nghiệp chủ lực như: công nghiệp luyện kim, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, công nghiệp cơ khí, công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống, công nghiệp dệt may, da giày;
b) Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo hướng: tăng nhanh nhóm ngành chủ đạo, có lợi thế, có truyền thống; hình thành các ngành, sản phẩm công nghiệp mới; tăng nhóm ngành sản xuất hàng xuất khẩu; tăng thoả đáng các ngành công nghiệp phụ trợ; tăng tỷ trọng công nghiệp tư nhân, đặc biệt là đầu tư ngoài nước trong các ngành công nghiệp chủ lực; chuyển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động và lao động có trình độ không cao về khu vực nông thôn; huy động có hiệu quả các nguồn lực nội sinh; thu hút tối đa các nguồn lực bên ngoài;
c) Phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung, gắn với phát triển hệ thống đô thị; kết hợp các loại quy mô, loại hình sản xuất; hiện đại hóa và đổi mới thiết bị, công nghệ.
Một số nhóm ngành công nghiệp cụ thể:
- Công nghiệp luyện kim: là nhóm ngành chủ đạo, được xác định là một trong những khâu đột phá của Tỉnh trong thời kỳ 2006 - 2010; phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 16 - 17%/năm và thời kỳ 2011- 2020 đạt 14 - 15%/năm; tỷ trọng ngành công nghiệp luyện kim đạt 40% giá trị sản xuất công nghiệp vào năm 2010;
- Công nghiệp cơ khí: phát triển đáp ứng cơ bản nhu cầu của Tỉnh về các thiết bị, máy móc phục vụ nông nghiệp và nông thôn, nhu cầu thị trường trong nước; đặc biệt là các sản phẩm động cơ đi-ê-zen đến 400 sức ngựa và các loại phụ tùng của ngành cơ khí cung cấp cho Vùng và cả nước; từng bước sản xuất một số sản phẩm phục vụ công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản, luyện kim thay thế cho sản phẩm nhập khẩu; mở rộng thêm các sản phẩm xuất khẩu, tiến tới xuất khẩu một số loại phụ tùng;
- Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: tập trung khai thác và chế biến khoáng sản có giá trị kinh tế cao, trữ lượng lớn; đa dạng hoá quy mô khai thác, chế biến khoáng sản và đầu tư công nghệ, thiết bị hiện đại để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm; chú trọng công tác điều tra, thăm dò tìm kiếm mỏ mới, trữ lượng mới... bảo đảm khai thác, chế biến cung cấp đủ nguyên liệu cho các cơ sở công nghiệp luyện kim và công nghiệp vật liệu của Tỉnh; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 13,5 - 14,5%/năm và thời kỳ 2011 - 2020 đạt 13 - 14%/năm;
- Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt 17 - 18%/năm và thời kỳ 2011 - 2020 đạt 16 - 17%/năm; tập trung sản xuất các sản phẩm có lợi thế, có thị trường (xi măng, gạch, ngói nung, tấm lợp...); phát triển các sản phẩm mới (đá ốp lát, sứ cao cấp, cấu kiện bê tông đúc sẵn, vật liệu chịu lửa...);
- Công nghiệp dệt may - da giày: nâng cao năng lực sản xuất của cơ sở hiện có, đổi mới công nghệ, đào tạo nâng cao tay nghề công nhân...; tập trung sản xuất các sản phẩm hiện đang có thị trường ổn định; nghiên cứu mẫu, mốt thời trang, giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm thị trường...; tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt trên 15%/năm và thời kỳ 2011 - 2020 đạt 16%/năm;
- Công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, đồ uống: tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2006 - 2010 đạt trên 16,5%/năm và thời kỳ 2011 - 2020 đạt 22%/năm; phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm phải gắn với vùng nguyên liệu và thị trường; từng bước đổi mới công nghệ, đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm; tăng các sản phẩm chế biến sâu, sản phẩm tiêu dùng cuối cùng và giảm các sản phẩm sơ chế để tăng giá trị của sản phẩm; tăng nhanh các sản phẩm chủ lực (bia, giấy, chè chế biến, rau quả chế biến, thịt hộp...).
3. Thương mại và dịch vụ
a) Nhanh chóng đưa Thái Nguyên trở thành một trung tâm phát triển dịch vụ lớn của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất các ngành dịch vụ thời kỳ 2006 - 2010 đạt 12,5 - 13%/năm, thời kỳ 2011- 2020 đạt 13 - 13,5%/năm; tỷ trọng các ngành dịch vụ chiếm 38 - 39% GDP vào năm 2010 và chiếm trên 42% vào năm 2020; lao động dịch vụ chiếm 22,9% lao động xã hội vào năm 2010 và chiếm 30,9% vào năm 2020;
b) Tăng nhanh các dịch vụ chủ lực; hình thành các sản phẩm dịch vụ mới có giá trị gia tăng cao phù hợp với lợi thế của Tỉnh, phù hợp với yêu cầu phát triển của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; tăng dần các dịch vụ chất lượng cao và tỷ trọng của khu vực dịch vụ tư nhân; có cơ chế, chính sách phù hợp đối với từng ngành, sản phẩm dịch vụ, ưu tiên các nguồn lực cho các ngành, sản phẩm dịch vụ chủ lực và có lợi thế của Tỉnh; phấn đấu là tỉnh có các dịch vụ: du lịch, thương mại, giáo dục và đào tạo, vận tải, tài chính, ngân hàng phát triển so với các tỉnh trong Vùng vào sau năm 2010;
c) Bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan thiên nhiên, bảo tồn và phát huy các giá trị đạo đức, truyền thống văn hoá, hài hoà lợi ích kinh tế với ổn định chính trị - xã hội và quốc phòng - an ninh;
d) Doanh thu dịch vụ du lịch - khách sạn - nhà hàng đạt 950 tỷ đồng vào năm 2010 và đạt 5.000 tỷ đồng vào năm 2020; khách du lịch đạt khoảng 1,2 triệu lượt (trong đó: khách quốc tế đạt 20 nghìn lượt) vào năm 2010 và đạt khoảng 3,1 triệu lượt (trong đó: khách quốc tế đạt trên 70 nghìn lượt) vào     năm 2020; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ xã hội đạt 6.360 tỷ đồng vào năm 2010 và đạt trên 24.600 tỷ đồng vào năm 2020; một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu: chè, quặng kẽm chế biến, sản phẩm may mặc, quặng đa kim.
4. Phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật
a) Giao thông
Ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông đường bộ; gắn phát triển mạng lưới giao thông của Thái Nguyên với mạng lưới giao thông của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ để gia tăng giao lưu giữa Thái Nguyên với Hà Nội và các tỉnh trong cả nước nhằm khai thác tốt hơn lợi thế của Thái Nguyên và tạo điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài vào Tỉnh;
Đầu tư xây dựng đường quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; mở rộng, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ gắn với các tuyến quốc lộ; nâng cấp các tuyến đường cấp huyện và liên xã; phấn đấu thời kỳ 2006 - 2010 nâng cấp đường tỉnh lộ đạt tiêu chuẩn đường cấp V và IV miền núi và thời kỳ 2011 - 2020 các tuyến đường tỉnh đạt tiêu chuẩn đường cấp IV miền núi, các đường qua thị trấn, khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn đường cấp III trở lên, mặt đường thảm bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng đạt 100%; thay thế toàn bộ ngầm, tràn bằng cầu bê tông cốt thép vĩnh cửu; 70 - 80% đường huyện đạt tiêu chuẩn đường cấp V trở lên vào năm 2010 và đạt 100% đường huyện mặt nhựa hoặc bê tông xi măng vào năm 2020; 60 - 70% đường liên xã, đường đến trung tâm xã đạt tiêu chuẩn đường cấp V trở lên vào năm 2010 và đạt 100% đường liên xã, đường đến trung tâm xã mặt nhựa hoặc bê tông xi măng vào năm 2020; nâng cao năng lực các tuyến đường thuỷ nội tỉnh, khai thác hiệu quả hơn dịch vụ cảng và bến sông, tạo sự kết nối thuận lợi hơn giữa đường thuỷ, đường bộ; khai thác hiệu quả giao thông đường sắt.
b) Cấp điện, cấp, thoát nước và xử lý chất thải
- Tập trung đầu tư nâng cấp, xây mới đồng bộ hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa và nước thải, đặc biệt là hệ thống thoát nước ở các khu đô thị, công nghiệp; bảo đảm đạt 100% hộ dân thành thị, 90% hộ dân nông thôn được dùng nước sạch và 100% số hộ dân trên địa bàn Tỉnh có điện sử dụng vào năm 2010 và đạt 100% hộ dân trên địa bàn Tỉnh được dùng nước sạch, có điện sử dụng vào năm 2020;
- Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý chất thải; bảo đảm 70% khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường và 90% chất thải đô thị được xử lý vào năm 2010; 100% khu công nghiệp, khu chế xuất có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường và 100% chất thải đô thị được xử lý vào năm 2020.
c) Thông tin liên lạc: phát triển mạng thông tin liên lạc hiện đại; đẩy nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là hệ thống thông tin lãnh đạo và quản lý; mật độ điện thoại đạt 32 máy/100 dân vào năm 2010 và 65 máy/100 dân vào năm 2020.
5. Các lĩnh vực xã hội
a) Phát triển dân số: đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá gia đình và chăm sóc sức khoẻ sinh sản để nâng cao chất lượng dân số; dân số tăng bình quân thời kỳ 2006 - 2020 đạt 0,9%/năm, trong đó: tăng dân số tự nhiên đạt 0,8%/năm, tăng dân số cơ học đạt 0,08 - 0,1%/năm; dự kiến dân số đạt       1,16 triệu người vào năm 2010 và đạt 1,27 triệu người vào năm 2020;
b) Giáo dục và đào tạo
- Xây dựng Thái Nguyên trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; phát triển có chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông; củng cố vững chắc kết quả phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, đạt 80% trÂường tiểu học, 30% trường trung học cơ sở, 40% trÂường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia vào năm 2010, đạt 100% số Âtrường tiểu học đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015 và đạt 100% trÂường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia vào năm 2020;
- Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục và đào tạo; mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục và đào tạo như: nâng cấp và mở rộng trường Đại học Thái Nguyên, hoàn thiện hệ thống trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm đào tạo cộng đồng; xây dựng các trung tâm đào tạo chất lượng cao, thành lập và phát triển các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề tỉnh và các Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp huyện nhằm đáp ứng nhu cầu học tập và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, để phần lớn số thanh niên được học hết trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp hoặc đào tạo nghề; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 38 - 40% vào năm 2010 và đạt 68 - 70% vào năm 2020.
c) Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ y tế cả về số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhân dân trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; đẩy mạnh xã hội hoá hoạt động y tế; chú trọng y tế dự phòng, chăm sóc sức khoẻ ban đầu; bảo đảm các đối tượng chính sách, người nghèo, trẻ em và người già được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu; kết hợp chặt chẽ phát triển y học hiện đại với y học cổ truyền dân tộc; cải tạo, nâng cấp các trạm y tế xã bảo đảm 100% xã đạt chuẩn quốc gia về y tế vào năm 2010; đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh đủ khả năng đáp ứng chức năng bệnh viện vùng Đông Bắc; nâng cấp Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, huyện; nâng cấp Bệnh viện C thành Bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh với quy mô 500 giường; các chỉ tiêu đặt ra là giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi xuống dưới 20‰, giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 20%, giảm tỷ lệ tử vong người mẹ do thai sản xuống 1,5‰ vào năm 2010 và giảm tỷ lệ tử vong trẻ dưới 1 tuổi xuống 10‰, giảm tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống 10%, giảm tỷ lệ tử vong mẹ do thai sản xuống 0,8‰ vào năm 2020; bình quân có 9,5 bác sĩ/vạn dân và 35 giường bệnh/vạn dân vào năm 2010 và 12 bác sĩ/vạn dân và 45 giường bệnh/vạn dân vào năm 2020.
d) Văn hóa - thông tin và thể dục - thể thao
- Phát triển văn hoá - thông tin vì mục tiêu phát triển con người toàn diện, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; gắn văn hoá với đời sống xã hội, hướng mọi hoạt động của văn hoá - thông tin vào việc xây dựng con người mới, có văn hoá; tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hoá dân tộc; đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong lĩnh vực văn hoá; tiếp tục thực hiện tốt phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá"; phấn đấu đạt 75% gia đình văn hóa, 50% làng, khu phố đạt danh hiệu và tiêu chuẩn văn hóa vào năm 2010 và đạt 85% gia đình văn hóa, 70% làng, khu phố đạt danh hiệu và tiêu chuẩn văn hóa vào năm 2020;
- Xây dựng Thái Nguyên trở thành trung tâm thể dục, thể thao của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; mở rộng và duy trì thường xuyên phong trào toàn dân luyện tập, rèn luyện thân thể trong cơ quan, trường học, điểm dân cư góp phần nâng cao thể lực, phát triển nòi giống; phát triển các môn thể thao dân tộc, trò chơi dân gian truyền thống và hiện đại như: vật, võ dân tộc, bóng đá nữ...; đẩy mạnh xã hội hoá công tác thể thao.
đ) Khoa học - công nghệ và môi trường
- Xây dựng nguồn lực về khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; đầu tư chiều sâu, trang bị công nghệ hiện đại cho các ngành, cơ sở sản xuất quan trọng; sử dụng có hiệu quả Quỹ phát triển khoa học công nghệ; mở rộng hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ, có chính sách khuyến khích cán bộ khoa học kỹ thuật về công tác tại cơ sở;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng về môi trường; thực hiện xã hội hóa, đa dạng hóa đầu tư bảo vệ môi trường; tăng cường công tác quản lý, khai thác tài nguyên hợp lý và tiết kiệm, thực hiện nghiêm các quy định về phục hồi môi trường các khu khai thác khoáng sản và hệ sinh thái đã bị xâm phạm, bảo đảm cân bằng sinh thái; nâng cao năng lực quản lý, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đẩy mạnh áp dụng khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế về môi trường; quan trắc và kiểm soát ô nhiễm môi trường, quản lý chất thải rắn và thuốc bảo vệ thực vật; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học.
e) Xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội
Tiếp tục thực hiện tốt các chính sách, chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm và an sinh xã hội; chú trọng đào tạo nghề, khuyến khích người lao động tự tạo việc làm, phát triển nhanh các loại hình doanh nghiệp để thu hút nhiều lao động; tạo việc làm cho nông dân, tổ chức xuất khẩu lao động...; phấn đấu tạo việc làm bình quân hàng năm cho ít nhất 15.000 lao động trong thời kỳ 2006 - 2010 và cho 12.000 - 13.000 lao động trong thời kỳ 2011 - 2020; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 15% vào năm 2010 và còn 2,5 - 3% vào năm 2020.
6. Quốc phòng - an ninh
Tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân kết hợp với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng Thái Nguyên thành khu vực phòng thủ vững chắc; đẩy mạnh công tác phòng, chống tội phạm, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, kiềm chế tai nạn giao thông, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, trật tự và an toàn xã hội.
IV. Định hướng phát triển theo lãnh thổ
1. Khu vực đô thị
a) Dân số đô thị đạt trên 405 nghìn người vào năm 2010 (chiếm 35% dân số) và đạt trên 570 nghìn người (chiếm 45% dân số) vào năm 2020; hệ thống đô thị Thái Nguyên phát triển theo hướng lấy công nghiệp và dịch vụ làm nền tảng và hệ thống đô thị hiện tại làm hạt nhân; về mặt không gian, hệ thống đô thị phát triển theo hai chiều bám theo hai trục Quốc lộ 3 và Quốc lộ 1B, lấy thành phố Thái Nguyên làm trung tâm;
b) Nâng cấp thành phố Thái Nguyên thành đô thị loại I vào năm 2020 tương xứng với vai trò trung tâm của Tỉnh, của Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ; nâng cấp thị xã Sông Công thành đô thị loại III vào năm 2015; nâng cao chất lượng của 7 thị trấn huyện lỵ và 11 thị trấn, thị tứ; thành lập một khu đô thị mới ở khu vực du lịch hồ Núi Cốc.
2. Khu vực nông thôn
a) Phát triển hài hòa kinh tế - xã hội khu vực nông thôn, giảm dần chênh lệch về trình độ phát triển với khu vực thành thị; ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn;
b) Phát triển mạnh công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn; khôi phục các làng nghề truyền thống, kết hợp kỹ thuật truyền thống với kỹ thuật tiên tiến, hiện đại;
c) Xây dựng các cụm, điểm công nghiệp tại các thị trấn, thị tứ, đầu mối giao thông làm vệ tinh cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp của Tỉnh, chế biến, cung cấp dịch vụ... thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn; các ngành nghề phát triển chủ yếu là chế biến nông sản thực phẩm, chế biến lâm sản, khai thác vật liệu xây dựng, cơ khí nhỏ và dịch vụ sửa chữa;
d) Phát triển hệ thống thuỷ lợi đồng bộ bảo đảm tưới tiêu chủ động cho rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả; bảo đảm đủ nước cho nuôi trồng thủy sản và bảo đảm an toàn chống lũ cho thành phố Thái Nguyên; tổ chức định canh, định cư và ổn định dân cư.
3. Phát triển các tiểu vùng
a) Vùng núi cao (gồm: huyện Võ Nhai, huyện Định Hoá, Bắc huyện Đại Từ và Bắc huyện Phú Lương): ưu tiên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ngành nghề nông thôn; phát triển mạnh cây công nghiệp (chè, hồi), cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc; lâm nghiệp và công nghiệp chế biến lâm sản, chế biến nông sản thực phẩm, khai thác vật liệu xây dựng;
b) Vùng núi thấp, đồi cao (gồm: huyện Đồng Hỷ, Nam huyện Phú Lương và Nam huyện Đại Từ): củng cố, nâng cấp, hoàn thiện từng bước hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn; phát triển các loại cây trồng như: rau thực phẩm, chè và cây ăn quả các loại cung cấp cho các khu công nghiệp, đô thị, cho công nghiệp chế biến; phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc và chăn nuôi lợn; bảo vệ vốn rừng hiện có, trồng mới rừng phòng hộ và đẩy mạnh trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy và gỗ ván nhân tạo; đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng; phát triển du lịch làng, bản và du lịch sinh thái;
c) Vùng đồi gò và vùng trung tâm (gồm: huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên và một số xã của huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lương giáp thành phố Thái Nguyên): tiếp tục đầu tư, nâng cấp, củng cố kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất như hệ thống giao thông, công trình thuỷ lợi, hệ thống trạm, trại kỹ thuật nông, lâm nghiệp; hình thành các khu công nghiệp tập trung dọc Quốc lộ 3 và Quốc lộ 1B; phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch hồ Núi Cốc, phát triển hệ thống dịch vụ dọc Quốc lộ 3 nối Hà Nội với Thái Nguyên; phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo đại học, các khu văn hoá, thể thao; thâm canh tăng năng suất cây lương thực và cây thực phẩm; xây dựng một số vùng rau an toàn, chất lượng cao cung cấp cho các khu công nghiệp, đô thị và phục vụ du lịch; trồng và chế biến chè; phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa, chăn nuôi lợn và gà công nghiệp cung cấp cho các điểm đô thị, khu công nghiệp; bảo vệ và giữ gìn diện tích rừng hiện có kết hợp với trồng mới rừng trên các khu vực đất trống và đồi núi trọc.
V. Các chương trình, dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư (Phụ lục kèm theo).
VI. Tổ chức thực hiện
1. Lựa chọn các khâu đột phá
a) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và tiềm lực khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển;
b) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ cả khu vực đô thị và khu vực nông thôn;
c) Cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước;
d) Tập trung chỉ đạo để hình thành một hệ thống các sản phẩm chủ lực trong các ngành và lĩnh vực có lợi thế so sánh tạo ra thế và lực cho phát triển lâu dài của Tỉnh;
đ) Phát triển kinh tế đối ngoại, hình thành đồng bộ các loại thị trường;
e) Đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa; phát triển các đô thị trung tâm, đô thị ngoại vi và các điểm dân cư nông thôn nhằm tạo ra một bức tranh phân bố dân cư mới.
2. Một số giải pháp chủ yếu
a) Huy động các nguồn vốn đầu tư: xây dựng cơ chế, chính sách nhằm huy động tối đa các nguồn vốn trong nước, ngoài nước để phát triển kinh tế - xã hội; trong đó: nguồn vốn trong nước giữ vai trò quan trọng nhất và chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư; vốn ngân sách nhà nước giảm dần tỷ trọng trong tổng số vốn đầu tư (52% thời kỳ 2006 - 2010 và 31,7% thời kỳ Â Â Â Â Â Â Â Â Â 2011 - 2020); đa dạng hoá các hình thức huy động vốn, các hình thức tạo vốn, mở rộng các nguồn thu; chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao, tích cực thu hút vốn FDI và ODA...;
b) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển: có chính sách thu hút, sử dụng và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động, đội ngũ cán bộ quản lý, kinh tế, kỹ thuật và cán bộ doanh nghiệp;
c) Phát triển khoa học và công nghệ: tăng cường nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống; trang bị công nghệ tiên tiến, thích hợp cho các ngành và phát triển nguồn lực khoa học và công nghệ;
d) Phối hợp chặt chẽ với Hà Nội, các địa phương trong Vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước trên một số ngành, lĩnh vực quan trọng như: ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ, phát triển du lịch, thu hút vốn FDI, sử dụng nguồn nước và chống ô nhiễm nguồn nước của các sông chảy qua Thái Nguyên, đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực; giải quyết tốt vấn đề di dân tự do vào thành phố; phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;
đ) Tiếp tục hoàn thiện, đổi mới cơ chế, chính sách và cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển;
e) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả của bộ máy hành chính nhà nước; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế "một cửa"; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và tham nhũng;
g) Tổ chức thực hiện và giám sát Quy hoạch
- Thông báo Quy hoạch sau khi được phê duyệt theo quy định; lập, trình duyệt các quy hoạch ngành, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện...; xây dựng các kế hoạch 5 năm, hàng năm và các chương trình, dự án cụ thể để triển khai, thực hiện Quy hoạch;
- Tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia thực hiện Quy hoạch;
- Rà soát, đánh giá kết quả thực hiện Quy hoạch; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch khi có thay đổi;
- Cấp uỷ Đảng, cơ quan, đoàn thể các cấp và nhân dân trong Tỉnh có trách nhiệm giám sát việc thực hiện Quy hoạch.
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên căn cứ vào mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong Quy hoạch được phê duyệt, chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện:
1. Báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược.
2. Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư; quy hoạch xây dựng; quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện, thị xã, thành phố.
3. Lập các kế hoạch 5 năm, hàng năm; các chương trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trọng điểm; các dự án cụ thể để triển khai thực hiện Quy hoạch.
4. Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh và luật pháp của Nhà nước trong từng thời kỳ nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
Điều 3. Các Bộ, ngành Trung ương liên quan theo chức năng, nhiệm vụ của mình hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên trong quá trình thực hiện Quy hoạch; đồng thời, nghiên cứu xây dựng, trình các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách đặc thù tạo điều kiện cho Thái Nguyên trong quá trình tổ chức thực hiện Quy hoạch; chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên thực hiện Quy hoạch phát triển ngành, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các công trình, dự án, nhất là các công trình trọng điểm, quy mô lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên; kịp thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến đầu tư nêu trong Quy hoạch khi có thay đổi, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
  THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Phụ lục
DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2007/QĐ-TTg
ngày 04 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ)
GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 |
|
I |
Ngành nông, lâm nghiệp, thủy lợi |
|
Nông nghiệp |
1 |
Dự án nâng cao chất lượng hạt giống lúa nước (tỉnh Thái Nguyên) |
2 |
Các dự án sản xuất hàng hóa: chăn nuôi bò sinh sản, bò thịt, trâu thịt, lợn hướng nạc và Đề án phát triển thủy sản Thái Nguyên đến năm 2010 |
3 |
Dự án dồn điền, đổi thửa |
4 |
Dự án chuyển giao khoa học - công nghệ và khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư |
5 |
Dự án công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn |
6 |
Dự án quy
hoạch và bố trí dân cư, hỗ trợ sản xuất cho nhân dân ba xã vùng ngập |
|
Lâm nghiệp |
1 |
Dự án quy hoạch ba loại rừng và trồng rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng nguyên liệu |
2 |
Dự án phòng, chống cháy rừng |
|
Thủy lợi |
1 |
Các dự án: hồ Nước Hai, hồ Ghềnh Chè, hồ Đồng Tâm, hồ Đồng Trắng, hồ Cầu Cong, hồ Bờ La, hồ Suối Lạnh, cụm hồ Võ Nhai, kênh sau hồ Bảo Linh và kiên cố hóa kênh chính hồ Núi Cốc |
2 |
Các dự án: hồ Bó Vàng, hồ Hố Chuối, hồ Nậm Dất, hồ Cây Hồng và trạm bơm điện cụm thủy lợi xã Hóa Thượng và xã Minh Lập |
3 |
Dự án cụm hồ thủy lợi huyện Định Hóa gồm: hồ Khuôn Nhà, hồ Khuân Lân, hồ Thác bảy tầng |
4 |
Dự án cụm hồ thủy lợi huyện Đại Từ (hồ Suối Diễu, đập Vai Làng, đập Đá Mài, đập Vai Đôn, hồ Phượng Hoàng, hồ Đoàn Ủy, hồ Suối Nước, hồ Phú Xuyên) |
5 |
Dự án nâng cấp cụm hồ chứa nước huyện Phú Lương, Phú Bình, Phổ Yên |
6 |
Hồ chứa nước kết hợp thủy lợi Văn Lăng (Đồng Hỷ) |
7 |
Kè sông Cầu giai đoạn II đoạn bến Oánh - núi Tiện (thành phố Thái Nguyên) |
II |
Ngành công nghiệp |
1 |
Dự án hạ tầng khu công nghiệp tập trung Nam Phổ Yên và Khu công nghiệp Điềm Thụy, Phú Bình |
2 |
Tiếp tục các dự án hạ tầng và dự án Nhà máy xử lý nước thải khu B Khu Công nghiệp thị xã Sông Công |
3 |
Dự án năng lượng nông thôn II (REII) |
4 |
Dự án thủy điện nhỏ sau hồ Núi Cốc |
5 |
Dự án khai thác mỏ sắt Tiến Bộ - Đồng Hỷ |
6 |
Dự án Nhà máy xi măng lò quay Phúc Hà, Thái Nguyên |
7 |
Dự án quy hoạch khai thác và sử dụng tài nguyên khoáng sản |
8 |
Dự án liên doanh khai thác quặng đa kim Núi Pháo |
9 |
Dự án sản xuất hộp số xe ô tô, máy kéo và sản xuất bánh răng và động cơ lớn |
III |
Ngành giao thông vận tải |
1 |
Dự án đường Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên |
2 |
Dự án cải tạo, nâng cấp đường 254 (nay là 268) |
3 |
Dự án đường gom tuyến tránh Quốc lộ 3 đoạn thành phố Thái Nguyên và đường gom toàn tuyến Quốc lộ 3 mới đoạn địa bàn tỉnh Thái Nguyên |
4 |
Dự án nâng cấp đường 264 (đường từ Quốc lộ 3 Đại Từ - Khuôn Ngàn - ATK Định Hóa) |
5 |
Dự án nâng cấp đường 261 (Đại Từ - Phổ Yên - Quốc lộ 37 tại Điềm Thụy) |
6 |
Dự án nâng cấp giai đoạn I đường Cầu Ca - Dương Thành ( Phú Bình) |
7 |
Dự án nâng cấp đường Ba Hàng - Thành Công - Ngọc Thanh (Phổ Yên) |
8 |
Dự án đường liên xã Bình Thành - Phú Đình (Định Hóa) |
9 |
Dự án đường ATK Na Mao - Phú Cường - Đức Lương (Đại Từ) |
10 |
Dự án đường liên xã Khe Mo - Đèo Nhâu - Tràng Xá (Võ Nhai) |
11 |
Dự án đường Úc Sơn - Lữ Vân (Phú Bình) |
12 |
Dự án đường Cây Thị - Văn Hán (Đồng Hỷ) |
13 |
Dự án đường khu tái định cư Quang Sơn (Đồng Hỷ) |
14 |
Dự án đường Quốc lộ 3 đi Nam Tiến - Vạn Phái (Phổ Yên) |
15 |
Dự án giai đoạn II đường Thắng Lợi - Bình Sơn (Sông Công) |
16 |
Dự án đường Quốc lộ 3 đi Hoàng Nông - Cửa Tử (Đại Từ) |
17 |
Dự án đường 266 Điềm Thụy - Hà Khâu (Phú Bình) |
18 |
Dự án xe buýt Thái Nguyên |
IV |
Ngành thương mại - du lịch |
1 |
Dự án quy hoạch khu du lịch hồ Núi Cốc vào mạng lưới Du lịch trọng điểm quốc gia và du lịch ATK vào khu du lịch quần thể ATK Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn |
2 |
Dự án hạ tầng du lịch hồ Núi Cốc; dự án hạ tầng khu du lịch hồ Suối Lạnh, Phổ Yên; dự án khách sạn và giải trí trên sông Cầu |
3 |
Dự án hồ điều hòa Xương Rồng và khu đô thị mới hồ điều hòa Xương Rồng |
4 |
Các dự án: khu di tích khảo cổ học Thần Sa; khu du lịch suối Mỏ Gà (Võ Nhai); thác Khuôn Tát (Định Hóa); Thác Cửa Tử (Đại Từ) |
5 |
Các dự án: trung tâm thương mại tỉnh Thái Nguyên và chợ Thái Nguyên |
6 |
Dự án sân gôn hồ Núi Cốc, sân gôn hồ Suối Lạnh |
7 |
Dự án khu bảo tồn khảo cổ học và du lịch Thần Sa, Võ Nhai |
8 |
Dự án thành lập các trung tâm trợ giúp doanh nghiệp |
V |
Ngành giáo dục và đào tạo |
1 |
Dự án thành lập các trung tâm dạy nghề ở các huyện hiện chưa có như: Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương, Đồng Hỷ và trường dạy nghề của Tỉnh |
2 |
Dự án thành lập mới các trường trung học phổ thông: Hà Thượng (Đại Từ), Giang Tiên (Phú Lương), Điềm Thụy (Phú Bình), Quang Sơn (Đồng Hỷ) |
VI |
Ngành y tế |
1 |
Các dự án: Trung tâm y tế dự phòng, Bệnh viện C, Bệnh viện tâm thần, Trung tâm y tế Phú Bình, Sông Công, Phổ Yên và Đại Từ |
2 |
Dự án mở rộng và nâng cấp Trung tâm 05 - 06 tỉnh Thái Nguyên |
3 |
Các dự án xây dựng Thái Nguyên thành Trung tâm y tế vùng vào năm 2010, có khả năng giải quyết một số vấn đề về y tế chuyên sâu |
VII |
Cấp thoát nước |
1 |
Dự án xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên |
2 |
Dự án thoát nước các thị trấn, thị tứ: thị trấn Đại Từ, thị trấn Đu, thị trấn Trại Cau, thị trấn Ba Hàng, thị xã Sông Công |
3 |
Dự án cải tạo và nâng cấp Nhà máy nước thị xã Sông Công và dự án lắp đặt hệ thống cung cấp nước sạch cho Khu công nghiệp Điềm Thụy |
4 |
Dự án xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho thị trấn Yên Lãng, thị trấn Đu, thị trấn Chùa Hang, thị trấn Đình Cả, thị trấn Trại Cau |
VIII |
Ngành văn hoá |
1 |
Quy hoạch tổng thể ATK gắn với ATK Tuyên Quang và Bắc Kạn |
2 |
Dự án phục hồi, tôn tạo khu di tích lịch sử cách mạng "Chiến khu Việt Bắc" |
3 |
Dự án Nhà ca múa dân gian Việt Bắc |
4 |
Dự án tôn tạo các di tích lịch sử và Khu di tích Bác Hồ ở xã Bản Ngoại (Đại Từ) |
IX |
Ngành phát thanh truyền hình |
1 |
Dự án trang thiết bị sản xuất chương trình và phát sóng |
X |
Ngành thể dục thể thao |
1 |
Dự án sửa chữa và nâng cấp sân vận động Thái Nguyên |
2 |
Dự án xây dựng trường phổ thông năng khiếu thể dục thể thao |
3 |
Dự án nâng cấp các sân vận động các huyện Định Hóa, Đồng Hỷ |
4 |
Dự án cải tạo và nâng cấp nhà luyện tập đa năng và nhà nghỉ vận động viên |
XI |
Quản lý nhà nước |
1 |
Dự án xây dựng trụ sở liên cơ quan sở, ngành tỉnh Thái Nguyên (theo tiêu chuẩn và định mức) |
2 |
Dự án xây dựng trụ sở cơ quan Đảng, chính quyền đoàn thể cấp tỉnh, huyện, xã (theo tiêu chuẩn nhà nước) |
3 |
Dự án thành lập đơn vị hành chính mới hồ Núi Cốc |
XII |
Công trình công cộng |
1 |
Dự án bãi chứa và xử lý rác thải các huyện: Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, Định Hóa và thị xã Sông Công |
2 |
Dự án quy hoạch và xây dựng các nghĩa trang |
3 |
Dự án quy hoạch các khu đô thị của tỉnh Thái Nguyên và quy hoạch các khu chức năng |
4 |
Dự án chế biến rác thải theo công nghệ mới |
XIII |
Quốc phòng - an ninh |
1 |
Dự án xây dựng, sửa chữa, nâng cấp Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thái Nguyên |
GIAI ĐOẠN 2011 - 2020 |
|
I |
Ngành nông, lâm nghiệp, thủy lợi |
1 |
Các dự án áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tạo giá trị gia tăng cao tính trên một đơn vị diện tích đất nông nghiệp |
2 |
Dự án tổ chức sản xuất có mô hình tập trung lớn có kiểm soát |
II |
Ngành công nghiệp |
1 |
Dự án giết mổ tập trung và chế biến thực phẩm |
2 |
Dự án nhà máy chế biến hoa quả, nông sản |
3 |
Dự án sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, sản xuất các sản phẩm công nghiệp có hàm lượng chất xám cao: công nghiệp điện tử, công nghiệp phụ kiện, công nghiệp sản xuất thép chất lượng cao, công nghiệp chế biến quặng titan, quặng vonfram ... |
4 |
Dự án chế biến và xây dựng thương hiệu sản phẩm chè sạch Thái Nguyên |
5 |
Dự án sản xuất thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, đại gia súc, gia cầm và thủy hải sản |
6 |
Các dự án phát triển các cụm công nghiệp tập trung ở các huyện, thị trong tỉnh Thái Nguyên |
III |
Ngành giao thông vận tải |
1 |
Dự án đường quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên - Chợ Mới (Bắc Kạn); dự án cải tạo, nâng cấp và kéo dài đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên lên Tuyên Quang, Yên Bái |
2 |
Nâng cấp lên đường tỉnh các tuyến sau: đường 263 nối với đường 264, đường 264, 265 và 269. |
3 |
Nâng cấp lên đường liên huyện các tuyến sau: Phố Cò - Đắc Sơn - Đèo Đu; Ba Hàng - Tiên Phong; Cầu Ca - Dương Thành; Yên Thông - Đèo Đu; La Hiên - Cúc Đường - Vũ Chấn; Hóa Thương - Hòa Bình; Linh Nham - Đèo Nhân - Tràng Xá |
4 |
Dự án giai đoạn II: đường Bắc Sơn (thành phố Thái Nguyên); đường Thắng Lợi kéo dài, thị xã Sông Công; đường nội thị các huyện Đại Từ, Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Phú Lương và Định Hóa |
5 |
Dự án nhựa hóa tất cả các tuyến đường giao thông từ huyện tới trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và các trung tâm cụm xã |
6 |
Dự án mở rộng và nâng cấp cảng Đa Phúc |
7 |
Dự án xây dựng bến xe khách Thái Nguyên |
IV |
Ngành thương mại - du lịch |
1 |
Các dự án phát triển và khai thác khu du lịch hồ Núi Cốc, hồ Suối Lạnh và quần thể ATK theo hướng du lịch nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch lịch sử và du lịch sinh thái |
2 |
Các dự án nâng cấp chất lượng khách sạn và các dịch vụ chất lượng cao |
3 |
Các dự án sân gôn và trường đua ngựa |
V |
Ngành giáo dục và đào tạo |
1 |
Các dự án liên kết đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu về lao động giai đoạn 2011 – 2020 |
VI |
Ngành y tế |
1 |
Dự án nâng cấp cơ sở khám chữa bệnh các tuyến, nhất là tuyến cơ sở |
2 |
Dự án thành lập một số cơ sở y học chất lượng cao, có khả năng giải quyết các bệnh chuyên sâu |
VII |
Ngành văn hoá |
1 |
Dự án Nhà ca múa dân gian Việt Bắc |
2 |
Dự án các nhà văn hóa thôn bản, xã phường, thị trấn |
VIII |
Ngành thể dục thể thao |
1 |
Dự án xây dựng Công viên văn hóa - thể thao vùng Việt Bắc |
IX |
Quản lý nhà nước |
1 |
Dự án hoàn thiện hệ thống công sở theo quy định và tiêu chuẩn của Chính phủ |
X |
Công trình công cộng |
1 |
Các dự án xây dựng nhà ở bán cho người nghèo |
2 |
Các dự án xây dựng khu dân cư tập trung |
3 |
Các dự án nhà ở cho công nhân ở các khu công nghiệp |
4 |
Các dự án xây dựng nhà ở cho sinh viên |
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.58/2007/QD-TTg | Hanoi, May 04, 2007 |
DECISION
APPROVING THE UP-TO-2020 MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF THAI NGUYEN PROVINCE
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
At the proposal of the People’s Committee of Thai Nguyen province,
DECIDES:
Article 1. To approve the up-to-2020 master plan on socio-economic development of Thai Nguyen province with the following principal contents:
I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS
Coupling the fast, efficient and sustainable socio-economic development with the achievement of social justice and equity as well as environmental protections; improving the people's material and spiritual life, reducing the gap between the rich and the poor as well as between the rural and highland regions and the urban areas; continuing with hunger elimination and poverty reduction and repelling the social evils; accelerating the urbanization, developing the network of urban centers and concentrated population quarters after the model of modern urban areas in association with rural belts developing towards civilization, sustainability and preservation of values of the village and hamlet culture; synchronously combining production development with infrastructure development in all regions and areas in the province; closely combining socio-economic development with defense and security maintenance, building a strong political system and administration, maintaining the political and social stability and preserving the nation's cultural identity.
Bringing into play local potentials and advantages; mobilizing to the utmost and using resources economically and efficiently; expanding the external relations of economic cooperation for development, especially with localities in the northern midland and mountainous regions as well as the northern key economic region; creating a breakthrough in infrastructure development and economic restructuring, raising the quality and competitiveness of commodity products, narrowing the income gap and proceeding to surpass the national average per-capita income; striving to make Thai Nguyen province an economic, cultural, educational and medical center of the northern midland and mountain regions.
II. MAJOR DEVELOPMENT OBJECTIVES
1. General objectives
To build Thai Nguyen province into an economic (industrial, commercial, tourist), cultural, educational and medical center of the northern midland and mountain regions, with a fairly modern and synchronous infrastructure system, a healthy culture imbued with national identity; strong defense and security and the people's better and better material and spiritual life.
2. Specific objectives
a) The average annual GDP growth rate will reach 12-13% in the 2006-2010 period, 12-12.5% in the 2011-2015 period and 11- 12% in the 2016-2020 period, in which the average annual growth rates of sectors throughout the 2006-2020 period will be: agriculture-forestry-fishery: 5-5.5%, industry-construction: 13.5- 14.5%, and service: 12.5-13.5%;
b) The per-capita average GDP will reach US$800 by 2010, US$ 1,300-1,400 by 2015 and US$ 2,200-2,300 by 2020;
c) The economy is restructured along the direction of increasing the industrial, construction and service proportions and reducing the agricultural (agricultural, forestry, fishery) proportion, specifically industry and construction account for 45%, services for 38-39% and agriculture for 16-17% by 2010, and correspondingly 46-47%, 39-40% and 13-14% by 2015; 47-48%, 42-43% and 9-10% by 2020;
d) The export turnover will reach US$ 65-66 million by 2010, over US$132 million by 2015 and over US$ 250 million by 2020; the average export growth rate will be 15-16%/year for the whole 2006-2010 period.
e) The local budget revenue will be VND 1,500-1,600 billion by 2010, VND 4,000-4,100 billion by 2015 and over VND 10,000 billion by 2020; the average local budget revenue rate rises over 20%/year throughout the whole 2006-2020 period;
f) The average population growth rate will be 0.9%/year throughout the 2006-2020 period, of which the natural population growth rate will be 0.8-0.82%/year and the mechanical growth rate will be 0.08-0.1%/year;
g) Prior to 2020, to universalize the upper secondary education for 95% of the school-age people in the municipal areas, provincial and district towns (including 15% vocational trainees, 15% professional secondary education students, 70% general education graduates) and 85% of the school-age people in rural areas; to solidify all schools and classrooms; to build at least three upper secondary schools for each district;
h) To ensure adequate medical examination and treatment establishments and health personnel; to prioritize investment in renovation, upgrading and construction of medical examination and treatment establishments at all levels: provincial, district and communal; to strive to raise the average life span to 72 by 2010 and 75 by 2020;
i) To annually create jobs for at least 15,000 laborers on average in the 2006-2010 period and 12,000-13,000 laborers in the 2011-2020 period; to ensure that over 95% of the eligible laborers are employed by 2010; the rate of trained laborers will reach 38-40% by 2010 and 68-70% by 2020; the rate of poor households (by poverty line set in the Prime Minister’s Decision No. 170/2005/QD-TTg dated July 8, 2005) drops to below 15% by 2010 and 2.5-3% by 2020; to narrow the gap in basic social service entitlement between regions and population strata; the human development index (HDI) rises to over 0.7% by 2010 and over 0.8% by 2020;
j) To supp/y clean water to over 90% of the households by 2010, which will rise to 100% before 2020; 100% of the households are supplied with electricity before 2010;
k) The urbanization rate will reach 35% by 2010 and 45% by 2020;
l) To improve the forest quality and raise the forest coverage percentage to 50% by 2010;
m) To ensure clean environment for both urban and rural areas;
n) The average annual technological renewal rate will achieve 14-16% in the 2006-2010 period and 16-18% in the 2011-2020 period.
III. SECTORAL DEVELOPMENT ORIENTATIONS
1. Agriculture, forestry and fishery
a) To develop agriculture in a fast, stable, diversified and sustainable manner toward commodity production in close association with the processing industry (the proportion of processed farm produce will be around 40-50%) and the outlets; to efficiently use the agricultural and fund through intensive farming with higher productivity, quality and product value per acreage unit, raising the competitiveness of commodity farm produce, well realizing the policy of land-plot convergence and swapping; to ensure food security; to restructure agricultural along the direction of increasing the proportions of husbandry, farming services, industrial crops and fruit trees; to develop crops and animals of high value suitable to local conditions, to develop agricultural specialties of each region in the province; to build concentrated commodity agricultural and forestry products zones in association with the processing industry and outlets such as zones of specialty fruit trees, tea, clean vegetables, intensive rice farming, etc., associating the province's agricultural production with the agricultural production of the northern midland and mountain regions and the Hanoi area;
b) The rural economy develops in the direction of raising the proportions of industrial and service product value and labor and gradually reducing the agricultural proportion and labor; building a new countryside with better and better material and spiritual life; developing infrastructure and material and technical foundation for farmers' production and life, focusing on rural traffic, irrigation, agricultural service systems;
c) To step up the application of scientific and technological advance to agricultural and forestry production; to attach importance to investment in post-harvest preservation technologies; to pay special attention to progresses in the efficient and sustainable use of land and in strain creation, crop restructuring and disease prevention and combat;
d) To strongly develop farm economy, types of cooperative economy; types of enterprises, particularly small- and medium-sized enterprises; to sustainably develop craft villages; to create favorable conditions for household economy to develop; to encourage farmers to contribute their land use rights and labor to enterprises, cooperatives or farm owners for development of commodity production; to further encourage foreign investment in agricultural and rural areas; to step up the reorganization and managerial renewal of state-run agricultural and forestry farms; the state-run economic sector focuses on the production and supply of plant varieties and animal breeds, on technical research and application in agriculture;
e) The average agricultural, forestry and fishery production value grows at 7-8%/year in the 2006-2010 period and 6.5-7.5%/year in the 2010-2020 period; the crop value reaches over VND 22 million/ha of cultivated land (over VND 50 million for more than 15% of the cultivated area) by 2010 and over VND 50 million/ha (over VND 70 million/ha for more than 40% of the cultivated area) by 2020; the per-capita agricultural production value reaches 3.5 million by 2010 and nearly VND 10 million by 2020; the agricultural-forestry-fishery production value structure: cultivation accounts for 50-51%, husbandry 36-37%, forestry 4%, fishery 5.5-6%, (agricultural-forestry- fishery) services 4-4.5% by 2010, which will correspondingly be 33-34%, 46-47%, 6-7%, 7.5-8%, 6.5-7% by 2020.
2. Industry and construction
a) To develop industries at high rates, with high quality and efficiency; the average industrial production and construction value grows about 16.5-17%/year in the 2006-2010 period and 12.5-13.5%/year in the 2011-2020 period; to prioritize resources and give policy preferences to a number of key industries and products such as metallurgy industry, building materials industry, minerals exploiting and refining industry, mechanical engineering, farm produce and food processing industry, beverage industry, garment and textiles, leather and shoes;
b) To restructure industries in the direction of quickly increasing leading, advantageous and traditional industries; formulating new industries and industrial products; increasing exports production industries; satisfactorily increasing support industries; raising the proportion of private industry, especially foreign investment in key industries; relocating intensive-labor and unskilled-labor industries to rural areas; to efficiently mobilize internal resources; attract to the utmost external resources;
c) To develop industrial parks and clusters in association with the development of systems of urban center to develop various types and scale of production, to modernize and renew equipment and technologies.
A number of specific industries:
- Metallurgy industry: which is a key industry and determined as the province's breakthrough in the 2006-2010 period; to strive to maintain the average annual growth rate of 16-17% in the 2006-2010 period and 14-15% in the 2011-2020 period; the metallurgical proportion represents 40% of the industrial production value by 2010;
- Mechanical engineering: To develop this industry in order to substantially meet the province's demands for equipment and machinery in service of agriculture and rural areas and the domestic market demand; especially diesel motors of up to 400 horse powers and spare parts for supply to the region and the whole country; to step by step manufacture a number of products in service of minerals exploitation and processing, metallurgical industries as imports substitutes; to expand exports and proceed to export some types of spare parts.
- Minerals-exploiting and-processing industries: To concentrate on exploiting and processing minerals of high economic value and large deposits; diversify of minerals exploitation and processing and invest in modern technologies and equipment for economical and efficient use of natural resources and environmental protection; to attach importance to the prospection and exploration of new mines and new deposits, ensuring the exploitation and processing of adequate raw materials for metallurgical and industrial establishments of the province; to maintain the average annual growth rate of 13.5-14.5% in the 2006-2010 period and 13-14% in the 2011-2020 period;
- The building materials industry: To continue maintaining the average annual growth rate of 17-18% in the 2006-2010 period and 16-17% in the 2011-2020 period; to focus on production of products with advantages and outlets (cement, bricks, baked tiles, roofing sheets…); to develop new products (walling and flooring stones, pre-fabricated concrete structures, fire materials...);
- The garment-textile, leather and footwear industries: To raise the production capacity of existing establishments, renewing technologies, raising professional skills for workers…; to focus on production of products with current stable outlets; to study models and fashions, display products and seek outlets...;the average annual growth rate will be over 15% in the 2006-2010 period and 16% in the 2011-2020 period;
- The farm, forest product-, food-and beverage-processing industries: The average annual growth rate reaches over 16.5% in the 2006-2010 period and 22% in the 2011-2020 period, the development of agricultural and forest product and food-processing industries must be associated with raw materials zones and outlets; to incrementally renew technologies, diversify products, raise the quality and competitiveness of products; to increase refined products, consumer end-products and reduce the preliminarily processed products in order to increase the product value; to quickly increase key products (beer, paper, processed tea, processed vegetables, canned meat, etc.).
3. Trade and services
a) To quickly make Thai Nguyen a bid service center of the northern midland and mountain regions; the average annual service growth rate reaches 12.5-13% in the 2006-2010 period and 13-13.5% in the 2011-2020 period; the service proportion represents 38-39 % of the GDP by 2010 and over 42% by 2020; the service labor represents 22.9% of the social labor by 2010 and 30.9% by 2020;
b) To quickly in key services; to formulate new service products of high added value, suitable to the province's advantages, to the development requirements of the northern midland and mountain regions; to incrementally increase high-quality services and private service proportion; to adopt appropriate mechanisms and policies for each service and service product, to prioritize resources for the province's advantageous key services and service products; to try to make Thai Nguyen a province with developed tourist, commercial, educational and training, transport, financial and banking services as compared with regional provinces after 2010;
c) To protect ecological environment, natural landscapes, to preserve and promote moral values and cultural traditions, to harmonize economic benefits with socio-political stability and defense and security;
d) The tourist-hotel-restaurant turnover reaches VND 950 billion by 2010 and VND 5,000 billion by 2020; tourist arrivals reach 1.2 million (including 20,000 foreign arrivals) by 2010 and 3.1 million (including 70,000 foreign arrivals) by 2020; the total retail sales and social service turnover reach VND 6,360 billion by 2010 and over VND 24,600 billion by 2020; a number of key exports: tea, refined zinc, garments, polymetal ores.
4. Technical infrastructure development
a) Traffic
To prioritize the development of road networks; to associate the development of road network of Thai Nguyen with the road networks of the northern midland and mountainous regions in order to accelerate the exchanges between Thai Nguyen and Hanoi as well as other provinces throughout the country for better exploitation of Thai Nguyen's advantages and creation of conditions to attract foreign investment in the province;
To invest in the construction of new highway 3 from Hanoi to Thai Nguyen; to expand and upgrade provincial roads linking to highways; to upgrade district and inter-communal roads; to strive to upgrade provincial roads in the 2006-2010 period and up to the standards of grade IV mountainous roads in the 2011-2020 period; the roads running through district towns or industrial parks up to the standards of grade III roads or higher, and to lay asphalt or cement concrete on surface of 100% of the roads; to replace all river- or -stream-crossing underwater rock-paved paths or spillways with concrete bridges; 70-80% of the district roads will be up to the standards of roads of grade V or higher by 2010 and 100% of the district roads will be surfaced with asphalt or cement concrete by 2020; 60-70% of the inter-communal roads and roads leading to commune centers will be up to the standards of roads of grade V or higher by 2010 and 100% will be surfaced with asphalt or cement concrete by 2020; to raise the capacity of provincial inland waterways, to exploit more efficiently port and river wharf services, creating more convenient linkage between waterways and roads; to efficiently exploit railways.
b) Electricity supply, water supply and drainage and waste treatment
- To concentrate investment on upgrading or building synchronous system of electricity supply, water supply, rain and waste water drainage, especially the water drainage systems in urban centers and industrial parks; to supply clean water and electricity 100% of the urban households and 90% of the rural households in the province by 2010 and to 100% ò the households in the province by 2020;
- To build waste-gathering and-treating systems; to ensure that by 2010, 70% of the industrial parks and export-processing zones have concentrated wastewater treatment systems up to the environmental standards and 90% of the urban wastes are treated; and by 2020, 100% of the industrial parks and export-processing zones have concentrated wastewater treatment systems up to the environmental standards and 100% of the urban wastes are treated.
c) Information and communication: To develop a modern information and communication networks; to speed up the application of information technology to all domains of the social life, especially the administration and management information system; the telephone density will reach 32 sets per people by 2010 and 65 sets per 100 people by 2020.
5. Social domains
a) Population development: To step up the work of family planning and reproductive healthcare for higher population quality; the average annual population growth rate will be 0.9% in the 2006-2020 period, of which the natural population growth rate is 0.8% and the mechanical population growth rate is 0.08-0.1%; the population is expected to reach 1.16 million people by 2010 and 1.27 million by 2020;
b) Education and training
- To build Thai Nguyen into a center for training of high-quality human resources for the northern midland and mountain regions; to qualitatively develop pre-school education, primary education, lower and upper secondary education; to firmly consolidate the results of primary and lower secondary education universalization, to strive for the targets that 80% of the primary schools, 30% of the lower secondary schools and 40% of the upper secondary schools reach the national standards by 2010, 100% of the primary schools reach the national standards by 2015 and 100% of the lower and upper secondary schools reach the national standards by 2020;
- To step up the socialization of education and training; to expand the scale and heighten the quality of training at education and training institutions, including the upgrading and expansion of Thai Nguyen university, the perfection of the systems of continuing education centers and community training centers; to build high-quality training centers, establishing and developing universities, colleges, professional secondary and vocational training institutions of the province and district general techniques-vocational guidance centers in order to meet the learning demands and socio-economic development requirements of the province so that a vast majority of the youths can finish their upper secondary education, professional secondary education or vocational training; the percentage of trained laborers will reach 38-40% by 2010 and 68-70% by 2020.
c) Public health and healthcare for people
To enhance the capability to quantitatively and qualitatively provide medical services in order to meet the people's increasing demands for healthcare and protection, to step up the socialization of medical activities; to attach importance to prophylactic medicine and primary healthcare; to ensure that policy beneficiaries, poor people, children and aged people enjoy primary healthcare services; to closely combine the development of modern medicine with the development of traditional medicine; to renovate and upgrade commune health stations, ensuring that 100% of the communes reach national standards on health by 2010; to invest in the construction of a general hospital capable of functioning as the northeastern region's hospital; to upgrade the provincial and district prophylactic medicine centers; to upgrade Hospital C into a general hospital of 500 beds; to reduce the mortality rate among under-one year children to below 2%, then malnutrition rate among under-five-year children to below 20%, the maternity-related mortality rate among mothers to 0.15% by 2010, which will correspondingly drop to 1%, 10%, 0.08 % by 2020, to strive for the targets that there are 9.5 medical doctors and 35 hospital beds for every ten thousand people by 2010, then 12 medical doctors and 45 hospital beds for every ten thousand people by 2020.
d) Culture-information and physical training-sports
- To develop culture and information for the comprehensive development of men, an equitable, democratic and civilized society; to associate culture with the social life, directing all culture-information activities to the building of new-typed and cultured people; to enhance the work of conservation and renovation, promoting the value of heritage of the national culture; to step up the socialization of cultural activities; to continue with the movement "all the people unite to build the cultural life"; to strive for the targets that 75% of the families, 50% of the villages and urban quarters are offered cultural titles by 2010, which will rise to 85% and 70% by 2020;
- To build Thai Nguyen into a physical training and sport center of the northern midland and mountain regions; to expand and maintain the movement where all people do physical training and exercises in offices, schools and population quarters, contributing to increasing the physical strength and developing the race; to develop ethnic minority sports, folk and modern games such as wrestling, martial arts, female soccer, etc., to step up the socialization of sport activities.
e) Science-technology and environment
- To develop science and technology personnel to meet the local socio-economic development requirements; to make intensive investment in and provide modern technologies for, important branches and production establishments; to efficiently use the scientific and technological development fund; to expand international cooperation on science and technology and adopt policies to encourage science and technical personnel to work in the locality;
- To step up the propagation and education to raise the community's awareness of the environment; to socialize and diversify investment in environmental protection; to enhance the management of, to rationally and economically exploit natural resources, strictly observing the regulations on restoration of environment in mining areas and the infringed ecological systems, ensuring the ecological balance; to raise the managerial capability, intensify the work of inspection, examination and supervision, to step up the scientific and technological application, international cooperation on environment; to observe and control environmental pollution, manage solid wastes and plant protection drugs; to preserve nature and bio-diversity.
f) Hunger elimination, poverty reduction, employment and social welfare
To continue well implementing the policies and national target programs on hunger elimination, poverty reduction, employment and social welfare; to attach importance to vocational training, encouraging laborers to employ themselves, to quickly develop various types of enterprises to attract more laborers; to create jobs for farmers, to organize labor export, etc.; to strive to annually create jobs for at least 15,000 laborers on average in the 2006-2010 period and 12,000-13,000 laborers in the 2006-2010 period; to reduce the poverty rate to below 15% by 2010 and 2.5-3% by 2020.
6. Defense-security
To further maintain defense and security; to build the all-people defense in combination with the people security posture; to build Thai Nguyen into a firm defense area; to step up crime prevention and fighting, repel social evils, to curb traffic accidents, to firmly maintain political stability, social order and safety.
IV. TERRITORY-BASED DEVELOPMENT ORIENTATIONS
1. Urban areas
a) The urban population will reach 405,000 by 2010 (accounting for 35% of the provincial population) and over 570,000 (accounting for 45% of the provincial population) by 2020; to develop Thai Nguyen urban system in the direction of taking industry and services as foundation and the existing urban system as core; spatially, the urban system will develop in two directions along Highway 3 and Highway 1B, taking Thai Nguyen city as center;
b) To upgrade Thai Nguyen city into a grade-I city by 2020 functioning as the center of the province and the northern midland and mountain regions; to upgrade Song Cong provincial town into grade-III city by 2015; to raise the quality of 7 district capitals and 11 district towns, townships; to establish a new urban center in Nui Coc tourist zone.
2. Rural areas
a) To achieve harmonious socio-economic development of rural areas, gradually narrowing their development gap with the urban areas; to prioritize the development of rural infrastructure;
b) To strongly develop rural industries, cottage industries and handicraft; to restore traditional craft villages, combining traditional techniques with advanced and modern techniques;
c) To build industrial clusters and spots at district towns, townships and traffic hubs, acting as satellites for industrial parks and clusters of the province in conducting processing or provision of services, realizing the agricultural and rural industrialization and modernization; to develop key branches and crafts such as farm produce and food processing, forest product processing, exploitation of building materials, small-scale mechanical engineering and repair services;
d) To synchronously develop irrigation systems for active irrigation and drainage for vegetable and subsidiary food crops, industrial plants, fruit trees; to ensure adequate water for aquaculture and ensure flood safety for Thai Nguyen city; to organize sedentary farming and settlement and stabilize population.
3. Development of sub-zones
a) Highland zone (covering the districts of Vo Nhai, Dinh Hoa, northern Dai Tu and northern Phu Luong): To prioritize the development of socio-economic infrastructures, rural production and business lines; to strongly develop industrial plants (tea, anise), fruit trees and cattle rearing; forestry and forest product, farm produce and food processing industries, building materials exploitation;
b) Lowland and high-hill zone (covering the districts of Dong Hy, southern Phu Luong and southern Dai Tu): To consolidate, upgrade and incrementally improve the rural infrastructure systems; to develop such crops as vegetables, tea and assorted fruit trees to be supplied for industrial parks, urban centers and processing industries; to strongly develop cattle and pig raising; to protect the existing forest fund, plant new protective forests and step up the plantation of production forests to supply raw materials for paper and artificial plank industries; to step up the development of farm economy, to develop forest product-processing industry, farm produce- and food-processing industry, building materials-exploiting industry; to develop village, hamlet and ecological tourism;
c) The hilly and central zone (covering the districts of Phu Binh and Pho Yen, Song Cong provincial town, Thai Nguyen city and a number of communes of Dong Hy and Phu Luong districts, bordering on Thai Nguyen city): To continue investing in, upgrading and consolidating infrastructure in service of production such as traffic systems, irrigation works, agricultural or forestry farms or stations; to formulate industrial parks along highway 3 and highway 1B; to develop tourism, particularly Nui Coc lake tourism, develop service networks along Highway 3 linking Hanoi with Thai Nguyen; to develop university education institutions, cultural and sport areas; to conduct intensive farming of food and food-bearing plants, to build a number of high-quality safety vegetable zones in service of industrial parks, urban centers and tourism; to plant and process tea; to develop the rearing of beef and milch cows, pigs and chicken to be supplied for urban areas, industrial parks; to protect and preserve the existing forest areas while planting new forests on waste land and bare hills.
V. PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY
(see enclosed appendix).
VI. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
1. Selection of breakthroughs
a) Developing high-quality human resources and scientific-technological potentials to meet the development requirements;
b) Synchronously developing both urban and rural infrastructures;
c) Carrying out the administrative reform, raising the effect and efficiency of state management bodies;
d) Focusing on the direction to formulate a system of key products in various branches and domains with competitive edge in order to create posture and forces for long-term development of the province;
e) Developing external economy, synchronously formulating markets of different types;
f) Speeding up their urbanization; developing central urban areas, outlying urban centers and rural population quarters with a view to creating a new population distribution picture.
2. Key solutions
a) Mobilizing investment capital from different sources: To formulate mechanisms and policies with a view to mobilizing to the utmost domestic and foreign capital sources for socio-economic development, of which the domestic capital sources play the most important role and account for high proportions in the total investment capital while the proportion of state budget capital in the total investment capital gradually reduces (from 52% in the 2006-2010 period to 31.7% in the 2011-2020 period); to diversify forms of capital mobilization and capital creation, expanding revenue sources; to attach importance to attracting capital from non-state economic sectors and socializing medical, educational, cultural and sport activities, actively attracting foreign direct investment and official development assistance capital, etc.;
b) Developing high-quality human resources to meet the development requirements: To adopt policies to attract, employ, train and develop human resources to meet the requirements of the new period; attaching importance to raising the professional qualifications of laborers, administrators, economic and technical personnel and enterprise executives through professional training and fostering;
c) Developing science and technology: To intensify the research into and application of scientific and technological achievements to production and daily life; to equip branches with advance and appropriate technologies and develop science and technological personnel;
d) Closely coordinating with Hanoi and localities in the northern midland and mountain regions, the northern key economic region and the whole country in such important branches and domains as industries, agriculture and services, tourist development, attraction of foreign direct investment, use of water sources and combat against pollution of water sources from rivers running through Thai Nguyen, human resource training and employment; the settlement of free migration into the city; natural disaster prevention and combat, search and rescue;
e) Continuing to improve and renew mechanisms and policies and better the investment environment in order to attract development investment capital from various sources;
f) Raising the effect and efficiency of the state administration apparatus; stepping up the reform of administrative procedures, implementing the ''one-stop shop'' mechanism; practicing thrift, combating waste and corruption;
g) Organization of implementation and supervision, of the Planning
- Publicizing the Plan after its is approved according to regulations; formulating and submitting branch plannings, district-level socio-economic development plannings, etc.; formulating five-year and annual plans as well as specific programs and projects for materialization of the plan;
- Propagating and mobilizing people to participate in the implementation of the plan;
- Reviewing and assessing the results of implementation of the plan; submitting to the Prime Minister for consideration and approval adjustments and supplements to the Plan upon any change;
- The Party Committees at all levels, agencies, organizations and people in the province shall supervise the implementation of the plan.
Article 2. To assign the Thai Nguyen People's Committee to base itself on the objectives and orientations of the province's socio-economic development in the approved Plan to direct the formulation, submission for approval and implementation of.
1. The report on strategic assessment of environment impacts.
2.The plannings on development of key branches, domains and products; the planning on development of urban systems and population quarters; the construction planning; the land use planning and plan; the overall plannings on socio-economic development of districts, provincial towns or city.
3. The five-year and annual plans; key programs on economic, cultural and social development; specific projects for materialization of the Plan.
4. A number of mechanisms and policies suitable to the province's development requirements and in accordance with the state law in each period in order to attract and mobilize resources for materialization of the Plan.
Article 3.
The concerned ministries and branches shall, according to their functions and tasks, support the Thai Nguyen People's Committee in the implementation of the plan; at the same time formulate and submit to competent state bodies for promulgation particular mechanisms and policies in order to create conditions for Thai Nguyen to organize the implementation of the Plan; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Thai Nguyen People's Committee in, implementing the branch development plannings, speeding up the investment in construction of works, projects, particularly key and largeo-scale works in Thai Nguyen province; make timely adjustments, supplements to branch development plannings, plans on investment in relevant works and projects mentioned in the Plan upon any change, and submit them to competent authorities for approval.
Article 4.
This Decision takes effect 15 days after its publication in CONGBAO.
Article 5.
Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies and the Thai Nguyen People’s Committee president shall implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
APPENDIX
LIST OF PROGRAMS AND PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY
(Promulgated together with the Prime Minister’s Decision No. 58/2007/QD-TTg dated May 4, 2007)
| 2006-2010 period |
I | Agriculture, forestry, irrigation |
| Agriculture |
1 | Project on raising the quality of water rice seeds (Thai Nguyen province) |
2 | Commodity production projects: Rearing of breeding and beef cows, beef buffaloes, lean pigs and the scheme on development of aquaculture in Thai Nguyen till 2010 |
3 | Project on land-plot convergence and swapping |
4 | Project on science-technology transfer and agricultural, forestry and fishery promotion |
5 | Project on agricultural and rural industrialization and modernization |
6 | Project on population planning and distribution, production supports for people in three submerged communes in Nui Coc lake area (Tan Thai, Luc Ba, Van Tho) |
| Forestry |
1 | Project on protective, special-use and raw-materials forest planning and planting |
2 | Project on forest fire prevention and fighting |
| Irrigation |
1 | Projects on the water reservoir of Nuoc Hai, Ghenh Che, Dong Tam, Dong Trang, Cau Cong, Bo La, Suoi Lanh and Vo Nhai, the canal behind Bao Linh reservoir and solidification of main canal of Nui Coc reservoir |
2 | Projects on the water reservoirs of Bo Vang, Ho Chuoi, Nam Dat, Cay Hong and pumping stations at irrigation complexes in Hoa Thuong and Minh Lap communes |
3 | Projects on group of irrigation reservoirs in Dinh Hoa district, including Khuon Nha, Khuon Lan and Thac Bay Tang reservoirs |
4 | Project on clusters of irrigation reservoirs in Dai Tu district (Suoi Dieu reservoir, Vai Lang, Da Mai and Vai Don dams, Phuong Hoang, Doan Uy, Suoi Nuoc and Phu Xuyen reservoirs |
5 | Project on upgrading of clusters of reservoirs in Phu Luong, Phu Binh and Pho Yen districts |
6 | Water storage-cum-irrigation reservoir of Van Lang (Dong Hy) |
7 | Cau river embankment, stage II, Oanh wharf-Tien mountain section (Thai Nguyen city) |
II | Industries |
1 | Project on infrastructures in Nam Pho Yen industrial park and Diem Thuy industrial park, Phu Binh |
2 | Continued projects on infrastructure and project on wastewater treatment plant, Section B, Song Cong provincial town industrial park |
3 | Rural energy project II (REII) |
4 | Small-sized hydro-electric power project behind Nui Coc reservoir |
5 | Iron ore exploiting project of Tien Bo, Dong Hy |
6 | Rotary kiln cement plant project of Phuc Ha, Thai Nguyen |
7 | Project on minerals exploitation and use planning |
8 | Project on polymetal ore exploitation joint venture of Nui Phao |
9 | Project on manufacture of gearboxes for automobiles, tractors and production of gear wheels and big motors |
III | Communication and transport |
1 | Project on new Hanoi-Thai Nguyen highway 3 |
2 | Project on renovation and upgrading of road 254 (now 268) |
3 | Project on feeding road bypassing highway 3, Thai Nguyen city section, and feeding road bypassing the entire new highway 3, section running through Thai Nguyen province |
4 | Project on upgrading of road 264 (the Highway 3 Dai Tu-Khuon Ngan-Dinh Hoa former resistance base section) |
5 | Project on upgrading of road 261 (Dai T-Pho Yen-Highway 37 at Diem Thuy section) |
6 | Project on upgrading Cau Ca-Duong Thanh road (Phu Binh), stage I |
7 | Project on upgrading of Ba Hang-Thanh Cong-Ngoc Thanh road (Pho Yen) |
8 | Project on Binh Thanh-Phu Dinh inter-communal road (Dinh Hoa) |
9 | Project on Na Mao former resistance base-Phu Cuong-Duc Luong road (Dai Tu) |
10 | Project on Khe Mo-Deo Nhau-Trang Xa inter-communal road (Vo Nhai) |
11 | Project on Uc Son-Lu Van road (Phu Binh) |
12 | Project on Cay Thi-Van Han road (Dong Hy) |
13 | Project on Quang Son resettlement zone (Dong Hy) |
14 | Project on highway 3 leading to Nam Tien, Van Phai (Pho Yen) |
15 | Project on Thang Loi-Binh Son road (Song Cong), stage II |
16 | Project on highway 3 to Hoang Nong and Cua Tu (Dai Tu) |
17 | Project on Diem Thuy-Ha Khau road 266 (Phu Binh) |
18 | Project on Thai Nguyen buses |
IV | Trade-services |
1 | Project on inclusion of Nui Coc tourist resortin national key tourist network and former resistance base tourist resort in the Thai Nguyen-Tuyen Quang-Bac Kan former resistance base tourist resort group |
2 | Project on infrastructure of Nui Coc tourist resort; project on infrastructure of Suoi Lanh reservoir tourist resort, Pho Yen; project on hotel and entertainment on Cau river |
3 | Project on Xuong Rong regulating reservoir and new urban center at Xuong Rong regulating reservoir |
4 | Projects on Than Sa archeological relics zone; Mo Ga water stream (Vo Nhai), Khuon Tat pass (Dinh Hoa) and Cua Tu pass (Dai Tu) tourist resorts. |
5 | Projects on Thai Nguyen trade center and Thai Nguyen marketplace |
6 | Projects on Nui Coc reservoir and Suoi Lanh reservoir golf courses |
7 | Project on Than Sa archeological conservation and tourist zone, Vo Nhai |
8 | Project on establishment of enterprise-supporting centers |
V | Education and training |
1 | Projects on establishment of vocational training centers in Dinh Hoa, Dai Tu, Phu Luong and Dong Hy districts and a provincial vocational training school |
2 | Projects on establishment of new general education schools of Ha Thuong (Dai Tu), Giang Tien (Phu Luong), Diem Thuy (Phu Binh), Quang Son (Dong Hy) |
VI | Health sector |
1 | Projects on prophylactic medicine center, Hospital C, mental hospital, health centers of Phu Binh, Song Cong, Pho Yen and Dai Tu |
2 | Project on expansion and upgrading of centers 05-06, Thai Nguyen province |
3 | Projects on building Thai Nguyen into a highland medical center by 2010, capable of handling a number of intensive medical matters |
VII | Water supply and drainage |
1 | Project on wastewater treatment, Thai Nguyen city |
2 | Project on water drainage in district towns and townships of Dai Tu, Du, Trai Cau, Ba Hang, Song Cong |
3 | Projects on renovation and upgrading of Song Cong town water plant and on installation of clean water supply system for Diem Thuy industrial park |
4 | Project on construction of clean water supply systems for the districts of Yen Lang, Du, Chua Hang, Dinh Ca and Trai Cau |
VIII | Culture |
1 | Overall planning on former resistance bases in association with Tuyen Quang and Bac Kan former resistance bases |
2 | Project on restoration and renovation of "Chien Khu Viet Bac" revolutionary and historical relics zone |
3 | Project on Viet Bac folk song and dance theatre |
4 | Project on renovation of historical relics zones and Uncle Ho relics zone in Ban Ngoai commune (Dai Tu) |
IX | Radio and television |
1 | Project on equipment and facilities for program production and broadcasting |
X | Physical training and sports |
1 | Project on repair and upgrading of Thai Nguyen stadium |
2 | Project on construction of secondary school for sport-gifted children |
3 | Project on upgrading of stadiums of Dinh Hoa and Dong Hy districts |
4 | Project on renovation and upgrading of multi-function training gymnasium and athletes’ dormitory |
XI | State management |
1 | Project on construction of inter-branch offices of Thai Nguyen province (according to criteria and norms) |
2 | Project on construction of offices by Party organizations and mass organizations of provincial, district and communal levels (according to state criteria and norms) |
3 | Project on setting up of new administrative unit of Nui Coc reservoir |
XII | Public works |
1 | Project on garbage storage and treatment sites in Dai Tu, Dong Hy, Pho Yen, Phu Binh and Dinh Hoa districts and Song Cong provincial town |
2 | Project on planning of urban centers of Thai Nguyen province and planning of functional quarters |
3 | Project on planning of urban centers of Thai Nguyen province and planning of functional quarters |
4 | Project on garbage processing by new technology |
XIII | Defense-security |
1 | Project on construction, repair, upgrading of the Military Command of Thai Nguyen province |
| 2011-2020 PERIOD |
I | Agriculture, forestry and irrigation |
1 | Projects on application of scientific and technological advances for creation of high added value per agricultural land acreage unit |
2 | Project on organization of controlled large-scale production models |
II | Industries |
1 | Project on slaughter houses and food processing |
2 | Project on fruit and farm produce processing plant |
3 | Project on production of export garments, manufacture of industrial products of high grey-matter content: electronics, component production, high-quality steel production, titan and wolfram ore refining industry |
4 | Project on processing and branding of Thai Nguyen clean tea |
5 | Project on production of animal feeds in service of domestic animal, cattle and poultry raising and aquaculture |
6 | Projects on development of concentrated industrial complexes in districts, towns in Thai Nguyen province |
III | Communication and transport |
1 | Project on new Ha Noi- Thai Nguyen-Cho Moi (Bac Kan) highway 3; project on renovation, upgrading and extension of Ha Noi- Thai Nguyen railway to Tuyen Quang and Yen Bai |
2 | Upgrading the following roads to provincial roads: Road 263 linking with road 264, road 264, 265 and 269 |
3 | Upgrading the following roads to inter-district roads: Pho Co-Dac Son-Deo Du; Ba Hang-Tien Phong; Cau Ca-Duong Thanh; Yen Thong-Deo Du; La Hien-Cuc Duong-Vu Chan; Hoa Thuong-Hoa Binh; Linh Nham-Deo Nhan-Trang Xa |
4 | Project, stage II, on Bac Son road (Thai Nguyen city); extended Thang Loi road, Song Cong provincial town; intra-urban roads of Dai Tu, Pho Yen, Phu Binh, Dong Hy, Phu Luong and Dinh Hoa districts |
5 | Project on asphaltation of all roads from districts to offices of commune-level People’s Committees and centers of commune clusters |
6 | Project on expansion and upgrading of Da Phuc port |
7 | Project on construction of Thai Nguyen passenger car terminal |
IV | Trade-services |
1 | Projects on development and exploitation of Nui Coc and Suoi Lanh reservoir tourist resorts and group of former resistance bases in the direction of convalescence tourism in combination with historical and ecological tourism |
2 | Projects on raising the quality of hotels and provision of high-quality services |
3 | Projects on golf courses and horse race courses |
V | Education and training |
1 | Projects on joint training of high-quality human resources to meet the labor demand in the 2011-2020 period |
VI | Health |
1 | Projects on upgrading of medical examination and treatment establishments of all levels, especially the grassroots level |
2 | Project on establishment of a number of high-quality medical establishments capable of handling intensive-care ailments |
VII | Culture |
1 | Project on Viet Bac folk song and dance threatre |
2 | Project on cultural houses of hamlets, communes, wards, district towns |
VIII | Physical training and sports |
1 | Project on construction of Viet Bac region’s cultural-sport park |
IX | State management |
1 | Project on completion of the system of public offices under the Government’s regulation and criteria |
X | Public works |
1 | Projects on construction of dwelling houses for sale to poor people |
2 | Projects on construction of concentrated population quarters |
3 | Projects on dormitories for workers in industrial parks |
4 | Projects on construction of dormitories for students |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây