Quyết định 545/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 545/QĐ-TTg

Quyết định 545/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:545/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:09/05/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Lạng Sơn: Đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 9 - 10%
Nhằm phát triển Lạng Sơn thành tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực… , ngày 09/05/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 545/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020.
Để đạt được mục tiêu đến năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9 - 10%. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.600 USD, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 64 - 66 nghìn tỷ đồng…, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra một số phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực cho nền kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2020.
Cụ thể, đẩy mạnh phát triển công nghiệp với nhịp độ tăng trưởng cao, hiệu quả, coi trọng đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ nâng cao sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm; ưu tiên phát triển công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh; đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, chuyển dịch mạnh cơ cấu nội ngành dịch vụ; phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với nhu cầu tiêu thụ của thị trường, tập trung thâm canh tăng vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng các loại nông sản; đổi mới công tác quản lý giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện…
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành, các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định545/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
---------------
Số: 545/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------------------
Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020
------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực.
2. Phát huy nội lực kết hợp với thu hút mạnh và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, cân đối, hài hòa giữa chiều sâu và chiều rộng, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước; gắn kết với phát triển kinh tế - xã hội của Vùng và với các tỉnh trong tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, phấn đấu từng bước trở thành trung tâm đầu mối quan trọng của tuyến hành lang kinh tế này.
3. Tập trung đầu tư có trọng điểm vào những ngành, lĩnh vực có lợi thế so sánh, trước hết là tập trung xây dựng và phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng để tạo ra sự đột phá về tăng trưởng trong khu vực, từ đó tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế vùng khác và tạo sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế toàn tỉnh.
4. Phát triển kinh tế gắn với phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo; tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát
Phấn đấu đến năm 2020, tỉnh Lạng Sơn trở thành tỉnh có nền kinh tế tăng trưởng bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực; hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ; tạo sự chuyển biến rõ rệt về chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của nhân dân; bảo vệ môi trường sinh thái; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo và bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng- Lạng Sơn trở thành trung tâm đầu mối quan trọng của tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế
- Đến năm 2015: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 10%; GDP bình quân đầu người đạt 1.600 USD; tỷ trọng các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 34% - 24% - 42%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 43 - 44 nghìn tỷ đồng.
- Đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9 - 10%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 2.600 USD; tỷ trọng các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 28% - 28% - 44%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 64 - 66 nghìn tỷ đồng.
b) Về xã hội
- Tốc độ tăng dân số cả giai đoạn 2011 - 2020 là 0,72%; mức giảm sinh hàng năm khoảng 0,2‰; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 2 - 3%.
- Đến năm 2015: Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi; tỷ lệ lao động qua đào tạo 40 - 42%; 90% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 15%; tỷ lệ số xã có đường ô tô đến trung tâm xã đi được cả 4 mùa đạt 95%; tỷ lệ số hộ được sử dụng điện đạt khoảng 99,6%.
- Đến năm 2020: Tỷ lệ lao động qua đào tạo 55%; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi còn 10%; tỷ lệ số xã có đường ôtô đến trung tâm xã đi được cả 4 mùa đạt 98%; tỷ lệ số hộ được sử dụng điện đạt khoảng 99,9%.
c) Về bảo vệ môi trường
- Đến năm 2015: Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng 54 - 55%; 98% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và 85% dân sô nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ thu gom và xử lý hợp vệ sinh môi trường chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị đạt 90%; 100% chất thải y tế tại các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến và tuyến huyện được thu gom, xử lý;
- Đến năm 2020: Tỷ lệ che phủ của rừng đạt khoảng 60%; 99,9% dân cư thành thị được sử dụng nước sạch và 95% dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; tỷ lệ thu gom và xử lý hợp vệ sinh môi trường chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị đạt 100%; không có điểm nóng về ô nhiễm môi trường trên địa bàn Tỉnh; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học, các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn và tôn tạo.
III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Phát triển nông, lâm nghiệp và thủy sản
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 3,5 - 4%/năm.
- Nông nghiệp: Phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với nhu cầu tiêu thụ của thị trường; tập trung thâm canh tăng vụ, ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng các loại nông sản; ổn định vùng nguyên liệu để phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến. Các sản phẩm chủ lực trong trồng trọt sẽ là: Lúa, ngô, đậu tương, khoai tây, thuốc lá, thạch đen, rau cải làn, cải ngồng, dưa hấu.
Tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao gắn với việc hình thành các cơ sở chế biến thực phẩm công nghệ sạch; phát triển chăn nuôi gia cầm theo hướng trang trại bán công nghiệp; phát triển đàn bò, trâu theo hướng nuôi nhốt kết hợp trồng cỏ làm thức ăn.
- Phát triển thủy sản ở những vùng có điều kiện thuận lợi về mặt nước nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân; nuôi trồng theo hình thức quảng canh phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng; khuyến khích nuôi trồng các loại phù hợp với điều kiện tự nhiên như cá, rùa núi, ba ba, cá tầm …
- Lâm nghiệp: Phát triển theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh tế rừng; tăng diện tích rừng sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường và nguồn lực đầu tư; ổn định rừng phòng hộ và rừng đặc dụng để đảm bảo an ninh môi trường và đa dạng sinh học. Phát triển các cây trồng chủ lực có giá trị kinh tế cao, khả năng khai thác nhanh như: Hồi, trám, thông mã vỹ, keo, mỡ; phục hồi các loại cây lấy gỗ bản địa như: Lim, lát. Phấn đấu đến năm 2015, độ che phủ rừng đạt 54 - 55% và khoảng 60% vào năm 2020.
2. Phát triển công nghiệp
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp với nhịp độ tăng trưởng cao, hiệu quả, coi trọng đầu tư, đổi mới thiết bị công nghệ nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành công nghiệp đạt 17 - 18%/năm.
- Ưu tiên phát triển công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh như sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản, lắp ráp, điện tử, cơ khí nhỏ, tái chế và sản xuất hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng và công nghiệp phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn. Khuyến khích phát triển công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề để tận dụng nguồn nguyên liệu và nhân công tại chỗ; đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng công nghệ tiên tiến đáp ứng các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường.
- Các sản phẩm công nghiệp chủ yếu là: Xi năng, sứ vệ sinh, đá xây dựng, đá trang trí, gạch, ngói các loại, quặng sắt, than nâu, bôxit, chì thỏi, gỗ chế biến các loại, nước hoa quả, rượu, nước thạch đen, thuốc lá nguyên liệu sơ chế, bánh kẹo, các sản phẩm linh kiện điện, điện tử, các mặt hàng cơ khí và điện năng sản xuất từ các nhà máy nhiệt điện.
- Tập trung hoàn thiện cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư lấp đầy các khu công nghiệp đã có trong khu quy hoạch và các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
3. Phát triển ngành thương mại, dịch vụ
- Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành dịch vụ đạt 9 - 10%; kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 13%/năm; phấn đấu đến năm 2015 đón trên 2,8 triệu lượt khách du lịch và đạt trên 3,7 triệu lượt khách vào năm 2020.
- Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ, chuyển dịch mạnh cơ cấu nội ngành dịch vụ. Ưu tiên đầu tư vào những ngành dịch vụ phục vụ phát triển ngoại thương, kinh tế cửa khẩu, bao gồm: Xuất nhập khẩu, thương mại, du lịch. Chú trọng phát triển hạ tầng các ngành dịch vụ và các dịch vụ phụ trợ như: Dịch vụ tài chính, thông tin, truyền thông, tư vấn, bảo hiểm …
- Phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn gắn với hành lang kinh tế Nam Ninh - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; đến năm 2020 đưa Lạng Sơn trở thành khu kinh tế xuyên biên giới Việt - Trung, là trung tâm dịch vụ của tiểu vùng Đông Bắc với các ngành dịch vụ trung chuyển hàng hóa, vận tải, tái chế và xuất nhập khẩu.
- Phát triển du lịch theo hướng bền vững và toàn diện; bảo vệ, tôn tạo và nâng cấp các di tích văn hóa - lịch sử, phục hồi văn hóa dân gian mang đậm bản sắc dân tộc; khuyến khích phát triển du lịch tâm linh, du lịch tham quan di tích lịch sử kết hợp với sinh thái nghỉ dưỡng.
4. Các lĩnh vực văn hóa xã hội
a) Giáo dục và đào tạo
Phấn đấu đến năm 2015, tỷ lệ học sinh đến trường đúng độ tuổi đi học của các cấp đạt 99,7% vào tiểu học, đạt 95% vào trung học cơ sở, đạt 85% vào trung học phổ thông; đến năm 2020, các tỷ lệ này tương ứng là 99,8% - 98% - 90%.
Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý giáo dục, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục; mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đào tạo. Phấn đấu đến năm 2015, hàng năm có 30% học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông thi đỗ vào đại học, cao đẳng và tỷ lệ này là 35% vào năm 2020.
Bảo đảm đủ trường, lớp và đội ngũ giáo viên cho các vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Củng cố các trường phổ thông dân tộc nội trú, khuyến khích phát triển mô hình trường phổ thông dân tộc bán trú; mở rộng đối tượng tuyển sinh con em dân tộc vào các trường nội trú và các trường dự bị đại học; giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật, thiệt thòi.
Đẩy mạnh công tác đào tạo dạy nghề. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng quy mô và hình thức đào tạo ở trường chuyên nghiệp trong Tỉnh với các ngành nghề phù hợp nhu cầu phát triển sản xuất.
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nâng cấp các trường Trung cấp Văn hóa - Nghệ thuật, trường Trung cấp nghề Việt Đức và trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật lên Cao đẳng; mở rộng cơ sở vật chất trường Cao đẳng sư phạm.
b) Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân
Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, coi đó là một trong những mục tiêu ưu tiên của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Chú trọng công tác đào tạo, nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ y tế các tuyến, tăng cường cán bộ có trính độ quản lý và chuyên môn về cơ sở. Phấn đấu tỷ lệ bác sĩ/10.000 dân đạt 9 bác sĩ vào năm 2015 và 10 bác sĩ vào năm 2020.
Củng cố và phát triển hệ thống y tế ngoài công lập; hợp tác liên doanh, liên kết để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị y tế; xây mới bệnh viện Đa khoa của tỉnh quy mô 700 giường; hoàn thiện nâng cấp các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến huyện; nghiên cứu thành lập các Bệnh viện Sản nhi, Tâm thần, Ung bướu thuộc tỉnh; phấn đấn đến năm 2015, số giường bệnh/10.000 dân đạt 26 giường và vào năm 2020 đạt 29 giường.
Tăng cường quan hệ hợp tác với các tổ chức quốc tế, các Viện nghiên cứu, trường đại học Y, Dược để tranh thủ mọi sự hợp tác, hỗ trợ về kinh phí, kỹ thuật, đặc biệt trong các lĩnh vực: Đào tạo chuyên sâu, quản lý, chuyển giao công nghệ cao, y dược học cổ truyền.
c) Văn hóa, thể dục thể thao
Bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc; thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và phát triển các hệ thống thiết chế văn hóa, ưu tiên đầu tư cho các thiết chế văn hóa phục vụ cộng đồng như bảo tàng, nhà văn hóa, rạp chiếu bóng, nhà luyện tập thi đấu, công viên, khu vui chơi giải trí, nhà thiếu nhi, nhà văn hóa các huyện, thành phố, nhà văn hóa thôn bản, khối phố; phấn đấu năm 2015 có 85% thôn, bản, khối phố có nhà văn hóa và đạt 100% vào năm 2020.
Phát triển phong trào thể dục, thể thao trong các tầng lớp, cơ quan, đoàn thể của xã hội; đẩy mạnh công tác xã hội hóa, tăng thêm nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất; nâng cao công tác giáo dục thể chất trong nhà trường; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng lực lượng thể thao thành tích tham gia các giải thi đấu cấp vùng, cấp quốc gia.
d) Thông tin - truyền thông
Tiếp tục nâng cao thời lượng tiếp sóng, phát sóng đài phát thanh, truyền hình; đầu tư, cấp máy phát hình và trạm truyền thanh không dây cho các trạm trung tâm xã, cụm xã; phủ sóng truyền hình tại các thôn, bản vùng lõm chưa được phủ sóng; sử dụng đa dạng các phương thức truyền dẫn phát sóng; phấn đấu đến năm 2020, về cơ bản chuyển đổi hoàn toàn sang công nghệ số mặt đất.
- Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất cho hệ thống phát thanh, truyền hình của Tỉnh. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình nhằm phục vụ công tác thông tin tuyên truyền và đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của các tầng lớp nhân dân.
đ) Lao động, việc làm và an sinh xã hội
Ưu tiên phát triển đào tạo nghề; mở rộng quy mô đào tạo nghề song song với việc nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng chuẩn hóa các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên và trình độ đào tạo. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân.
Tập trung thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo, giải quyết việc làm; huy động mọi nguồn lực, tăng vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã vùng III, vùng biên giới, đồng thời thực hiện lồng ghép với các chương trình, dự án, các chính sách khác, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa các vùng, tổ chức hướng dẫn cho nhân dân cách thức tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi để giải quyết việc làm ở khu vực đô thị, giảm tỷ lệ thất nghiệp; tích cực thực hiện tốt các chính sách trợ giúp cho các đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
5. Phương hướng phát triển kết cấu hạ tầng
a) Hệ thống giao thông
- Đường bộ: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải hoàn thiện đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc 1A Hà Nội - Lạng Sơn - Hữu Nghị; nghiên cứu nâng cấp các tuyến đường quốc lộ 1B Lạng Sơn - Thái Nguyên; quốc lộ 4A Lạng Sơn - Cao Bằng; quốc lộ 4B Lạng Sơn - Quảng Ninh và tuyến quốc lộ 279 kết nối Bắc Giang - Lạng Sơn - Bắc Cạn phù hợp với nhu cầu phát triển và nguồn lực từng giai đoạn.
Phát triển các tuyến đường liên huyện; cứng hóa mặt đường xã, thôn, bản; phấn đấu đến năm 2015 có 65% đường giao thông nông thôn được cứng hóa và đạt trên 90% vào năm 2020; nghiên cứu xây dựng các tuyến đường ra biên giới, đường nối từ đường hành lang biên giới lên đường tuần tra biên giới, đường tuần tra biên giới trên đất liền; các cầu lớn vượt sông như: Cầu Thác Mạ, cầu Na Sầm, cầu Hùng Việt, cầu Lộc Bình phù hợp với nguồn lực của từng giai đoạn.
- Đường thủy: Phát triển tuyến đường sông chạy trên sông Kỳ Cùng từ thành phố Lạng Sơn đi Khánh Khê (huyện Văn Quan) và tuyến từ Bản Trại đi Bình Nghi (huyện Tràng Định).
b) Hệ thống thủy lợi
- Ưu tiên đầu tư sửa chữa, nâng cấp các công trình đầu mối, hệ thống kênh mương hiện có; tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương; nghiên cứu đầu tư một số công trình mới nhằm nâng cao năng lực tưới, đảm bảo diện tích tưới củng cố và tưới phát triển hàng năm tăng 1.380 ha.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đẩy nhanh tiến độ thi công công trình thủy lợi, thủy điện Bản Lải để sớm đưa vào sử dụng.
c) Hệ thống cung cấp điện
- Phấn đấu có nguồn điện (công suất) đến 2015 đạt khoảng 132 MVA, 2020 đạt khoảng 300 MVA; đầu tư xây dựng mới, cải tạo các trạm biến áp 110/35/22 KV tại thành phố Lạng Sơn và các huyện Chi Lăng, Tràng Định, Bình Gia, Bắc Sơn, Văn Quan.
- Nghiên cứu đầu tư xây dựng đường dây 220KV Bắc Giang - Lạng Sơn - Cao Bằng; chuyển toàn bộ lưới điện trung áp 10 KV hiện có sang vận hành ở cấp điện áp 22 KV và 35 KV; từng bước thay thế đường dây nổi ở khu vực trung tâm các đô thị bằng cáp ngầm.
d) Hệ thống cấp, thoát nước
- Đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu nước sinh hoạt và nước sản xuất cho các khu dân cư và các khu công nghiệp; tập trung hoàn thành đầu tư nhà máy xử lý nước mặt lấy từ Hồ Nà Tâm và nhà máy xử lý nước mặt sông Kỳ Cùng; triển khai có hiệu quả các dự án đầu tư cấp nước tại các thị trấn, nâng cấp các dự án cấp nước hiện có; phấn đấu đến năm 2020, cơ bản các thị trấn đều có hệ thống cấp nước sạch đồng bộ.
- Đầu tư xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp tại các khu đô thị và khu công nghiệp; phấn đấu đến năm 2015, tại khu vực thành phố và thị trấn, các khu đông dân cư không có điểm ngập úng cục bộ; khuyến khích xây dựng các ao hồ nhỏ để thoát nước cục bộ tại các khu vực nông thôn; tranh thủ nguồn nước thải sau khi đã được xử lý đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng để phục vụ sản xuất.
6. Bảo vệ tài nguyên và môi trường
- Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về quản lý và bảo vệ đất, nước, các giống động, thực vật (bao gồm cả việc xuất nhập khẩu), các phương pháp canh tác, quản lý bảo vệ môi trường sinh thái và các nguồn tài nguyên thiên nhiên dùng trong nông, lâm nghiệp.
- Giảm đến mức thấp nhất tác động của đô thị hóa tới môi trường; nâng cao hệ thống xây dựng tiêu chuẩn vệ sinh môi trường trong thiết kế, quy hoạch đô thị, khu cụm công nghiệp, du lịch và nhà ở.
- Giảm ô nhiễm không khí ở các đô thị, khu công nghiệp, khu khai thác và chế biến các loại tài nguyên. Tiến hành đánh giá kỹ lưỡng và kiểm soát ô nhiễm chặt chẽ đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải, các nguồn nước sông xuyên biên giới và các phương thức sử dụng nhiên liệu phục vụ sinh hoạt. Phát triển trồng rừng, phát triển trồng cây xanh trong đô thị và dọc đường giao thông.
- Giảm thiểu nguồn phát sinh chất thải rắn; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý rác thải theo công nghệ mới nhằm tái sử dụng và tái chế chất thải tạo ra các sản phẩm hữu ích và tăng nguồn thu cho các đơn vị hoạt động lĩnh vực thu gom và xử lý chất thải.
- Ban hành quy định yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải thiết lập các hệ thống tự giám sát về môi trường để cung cấp thông tin về tải trọng ô nhiễm do các hoạt động của họ.
7. Về bảo đảm quốc phòng, an ninh
Đẩy mạnh phong trào quần chúng, xây dựng thế trận an ninh nhân dân kết hợp chặt chẽ với nền quốc phòng toàn dân, chống truyền đạo trái phép, phòng chống các loại tội phạm, tệ nạn xã hội, buôn lậu, gian lận thương mại … bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia. Hoàn thành cơ bản việc đưa dân trở lại biên giới theo quy hoạch và kế hoạch, bảo đảm điều kiện sản xuất và sinh hoạt an toàn, biên giới không còn thôn, bản trống dân.
Thực hiện tốt việc quản lý bảo vệ biên giới, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và hợp tác phát triển với nước bạn láng giềng.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC THEO LÃNH THỔ
1. Về phát triển vùng kinh tế
a) Vùng kinh tế động lực: Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng;
- Mục tiêu đến năm 2020: Quy mô dân số đạt khoảng 200 ngàn người; tăng trưởng GDP đạt bình quân từ 18 - 20%; cơ cấu kinh tế trong GDP: Dịch vụ chiếm khoảng 45%, công nghiệp - xây dựng chiếm 45%, nông lâm nghiệp chiếm 10%.
- Định hướng phát triển: Tập trung phát triển dịch vụ trong đó chú trọng dịch vụ xuất nhập khẩu, dịch vụ kho bãi, vận tải, tài chính ngân hàng, dịch vụ du lịch. Về công nghiệp, cơ bản tập trung hoàn thiện hạ tầng Khu công nghiệp Hồng Phong, Khu chế xuất Khơ Đa - Ma Mèo và thu hút các dự án công nghiệp lắp ráp, gia công, đóng gói, bao bì; công nghiệp ôtô, chế tạo động cơ, phụ tùng; điện tử, cơ khí chính xác; công nghiệp chế biến thực phẩm hướng xuất khẩu. Về nông nghiệp chủ yếu phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa phục vụ trực tiếp cho nhu cầu của khu, thúc đẩy chuyển dịch theo hướng: Tăng mạnh tỷ trọng chăn nuôi; phát triển các cây con có giá trị phù hợp với điều kiện của địa phương; sử dụng có hiệu quả cao quỹ đất nông nghiệp vốn đang bị thu hẹp bằng thâm canh tăng năng suất, tăng vụ, tăng chất lượng và giá trị sản phẩm (các sản phẩm chủ yếu là rau, cây thực phẩm ngắn ngày và các sản phẩm có giá trị kinh tế cao như hoa, cây cảnh …).
b) Khu vực có điều kiện phát triển kinh tế: theo 2 trục là Lộc Bình - Đình Lập và Chi Lăng - Hữu Lũng.
- Trục Lộc Bình - Đình Lập (gồm cả điểm du lịch núi Mẫu Sơn):
+ Mục tiêu đến năm 2020: Quy mô dân số đạt khoảng 80 ngàn người; tốc độ tăng trưởng GDP đạt trên 14%/năm; cơ cấu kinh tế trong GDP: Công nghiệp - xây dựng chiếm trên 35%; nông, lâm nghiệp chiếm khoảng 35% và dịch vụ chiếm 30%.
+ Định hướng phát triển: Tập trung cho công nghiệp khai khoáng (than, nhiệt điện); hoàn thành xây dựng tổ hợp II nhà máy nhiệt điện Na Dương; xây dựng Khu công nghiệp Na Dương phát triển các ngành công nghiệp như công nghiệp chế biến nông, lâm sản, bao bì, đóng gói sản phẩm. Củng cố phát triển trung tâm dạy nghề để đáp ứng nhu cầu cung cấp lực lượng lao động tại chỗ cho các dự án công nghiệp và chuyển đổi cơ cấu lao động trong khu vực. Phát huy thế mạnh về đất lâm nghiệp, phát triển có hiệu quả các dự án trồng rừng, tiếp tục khai thác hiệu quả các vùng sản xuất tập trung đã có như vừng, chè Đình Lập, vùng thông Lộc Bình, Đình Lập và vùng cây công nghiệp ngắn ngày tại Lộc Bình …
Tập trung phát triển dịch vụ tại khu du lịch Núi Mẫu Sơn, xây dựng và phát triển thành điểm du lịch trọng điểm quốc gia; Khu cửa khẩu Chi Ma với các hoạt động thương mại, kho bãi vận tải hàng hóa và phát triển các dịch vụ phụ trợ để phát triển Khu công nghiệp Na Dương.
- Trục Chi Lăng - Hữu Lũng:
+ Mục tiêu đến năm 2020: Quy mô dân số toàn vùng đạt khoảng 130 ngàn người; tốc độ tăng trưởng GDP đạt khoảng trên 14%/năm; cơ cấu kinh tế trong GDP đạt: Công nghiệp chiếm khoảng 40%, dịch vụ trên 35% và nông nghiệp khoảng 25%.
+ Định hướng phát triển: Tập trung cho công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng, khai khoáng; xây dựng khu công nghiệp Đồng Bành, cụm công nghiệp Hữu Lũng tạo mặt bằng thuận lợi bố trí các dự án công nghiệp; tập trung phát triển các khu đô thị, các điểm chợ đầu mối phụ trợ. Phát triển du lịch gắn với danh thắng Hang Gió, di tích ải Chi Lăng, xây dựng trạm dừng nghỉ đạt chuẩn phục vụ du khách và giới thiệu các sản phẩm của địa phương. Phấn đấu xây dựng thí điểm các điểm du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm …
c) Vùng có điều kiện khó khăn trong phát triển kinh tế: Gồm các huyện Văn Lãng (trừ các cửa khẩu đã nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn), Tràng Định, Văn Quan, Bình Gia, Bắc Sơn và các xã khó khăn nằm trong vùng kinh tế động lực. Các khu vực này không có điều kiện phát triển mạnh nên Tỉnh cần có định hướng ưu tiên hỗ trợ hạ tầng, đào tạo nghề, cây, con giống … nâng cao mức sống của dân cư, ổn định các mặt kinh tế - xã hội để tạo điều kiện hỗ trợ phát triển vùng kinh tế động lực và vùng kinh tế trọng điểm.
2. Phát triển hệ thống điểm và mạng lưới dân cư nông thôn
a) Phát triển đô thị:
Đầu tư phát triển đô thị hạt nhân là thành phố Lạng Sơn; các đô thị vệ tinh là thị trấn trung tâm các vùng kinh tế trọng điểm trong tỉnh. Xây dựng chiến lược phát triển hệ thống dân cư kết hợp với xây dựng thế trận phòng thủ vững chắc. Tổ chức các không gian phát triển đô thị, hành lang đô thị, cụm đô thị trên địa bàn tỉnh.
- Phấn đấu đến năm 2020, nâng cấp đô thị cho thành phố Lạng Sơn và thị trấn Đồng Đăng, nghiên cứu thành lập mới thị trấn Tân Thanh, thị trấn Chi Ma và thị trấn huyện lỵ mới của huyện Cao Lộc.
b) Mạng lưới dân cư nông thôn
Huy động tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng nông thôn mới; phấn đấu đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới; đến năm 2020 tỷ lệ này là 50%. Chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ ở nông thôn; đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu lao động ở nông thôn, phát triển các ngành nghề truyền thống, khuyến khích người nông dân làm giàu; xây dựng xã hội nông thôn ổn định, hòa thuận, dân chủ, có đời sống văn hóa phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.
V. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
(Phụ lục kèm theo)
VI. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp huy động vốn đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tư của toàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 110.000 tỷ đồng, trong đó thời kỳ 2011 - 2015 khoảng 44.000 nghìn tỷ đồng, thời kỳ 2016 - 2020 là 66.000 tỷ đồng. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm, Tỉnh cần chủ động xây dựng kế hoạch, phân kỳ đầu tư phù hợp để đảm bảo vốn cho các công trình, dự án trọng điểm của địa phương; đồng thời, cần có các giải pháp cụ thể để huy động có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển như:
Xây dựng và ban hành danh mục các chương trình, dự án cần kêu gọi đầu tư đến năm 2020. Trên cơ sở đó đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, chú trọng khai thác nguồn vốn ODA.
Cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất, kinh doanh, tiếp tục cải cách thủ tục đầu tư theo hướng gọn, minh bạch, công khai; tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư; ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư trên cơ sở lợi thế về phát triển kinh tế của địa phương và phù hợp với các quy định của pháp luật.
Đẩy mạnh xã hội hóa để thu hút đầu tư nhất là trong các lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, phát thanh, truyền hình, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, …
Mở rộng các hình thức đầu tư BOT, BT, BTO, PPP, … tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thị trường vốn; phát triển các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư, góp vốn đầu tư bằng tài sản.
2. Giải pháp phát triển hệ thống doanh nghiệp
Tạo điều kiện để phát triển khu vực doanh nghiệp tăng nhanh cả về số lượng, quy mô vốn và lao động, trình độ công nghệ và trình độ quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh để nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về đăng ký kinh doanh, thành lập danh mục, tiếp cận với các nguồn vốn và các dịch vụ tài chính, thông tin … Mở rộng các hình thức trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ tiếp cận thị trường, mở rộng sản xuất …
3. Giải pháp về đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Phát triển nguồn nhân lực của Tỉnh theo hướng cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu về lao động trong các ngành nghề, kết hợp hài hòa giữa đào tạo với giải quyết việc làm cho người lao động; có chính sách thu hút đội ngũ chuyên gia, lao động có trình độ cao.
Coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch và bố trí sử dụng cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý; phát hiện, bồi dưỡng tài năng trẻ là cán bộ, công chức và các nhà quản lý, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; đa dạng hóa các hình thức đào tạo, chú trọng công tác đào tạo nghề chuyên sâu; nâng cao chất lượng đào tạo; sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với ngành, nghề chuyên môn được đào tạo.
Khuyến khích các hoạt động xã hội về khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; có khả năng hội nhập quốc tế.
4. Giải pháp về khoa học - công nghệ
Tập trung cho các chương trình ứng dụng, đưa tiến bộ khoa học và công nghệ hỗ trợ phát triển sản xuất và đời sống. Hỗ trợ và khuyến khích đổi mới công nghệ tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh cũng như trong các cơ quan hành chính, sự nghiệp. Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới vào sản xuất để nâng cao giá trị sản xuất và bảo vệ môi trường.
Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý khoa học công nghệ; tăng cường kiểm soát hoạt động chuyển giao công nghệ, giám định công nghệ, chất lượng và ô nhiễm môi trường.
5. Giải pháp tăng cường hợp tác và phát triển thị trường
Tăng cường hợp tác phát triển giữa Lạng Sơn với các tỉnh, thành phố trên tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ; mở rộng hợp tác, liên kết chặt chẽ với các địa phương trong cả nước để phát triển trong các lĩnh vực: Xây dựng kết cấu hạ tầng và phát triển đô thị, quy hoạch các khu, cụm công nghiệp, cung cấp dịch vụ, nguồn nguyên liệu và thị trường, phát triển nguồn nhân lực.
Chủ động tăng cường quan hệ hợp tác với Trung Quốc, đặc biệt với tỉnh Quảng Tây trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội; giải quyết tốt các vấn đề liên quan tới biên giới, trao đổi biên mậu; đảm bảo an ninh trên toàn tuyến biên giới và sự lưu thông hàng hóa trong suốt.
6. Giải pháp về bảo vệ tài nguyên và môi trường
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân và các tổ chức, doanh nghiệp về bảo vệ môi trường, coi bảo vệ môi trường là trách nhiệm chung của toàn xã hội.
Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh các quy định bảo đảm khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường.
Tăng cường công tác quản lý môi trường trong xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp; xây dựng quy chế quản lý chất thải, rác thải; thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.
VII. TỔ CHỨC VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Công bố, phổ biến Quy hoạch
- Tổ chức công bố, phổ biến Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 cho cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong Tỉnh ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Căn cứ nội dung của Quy hoạch, tiến hành xây dựng chương trình hành động cụ thể để có kế hoạch thực hiện đạt kết quả.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tổ chức giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế của địa phương với các nhà đầu tư; giới thiệu các chương trình, dự án cần được ưu tiên đầu tư, trong đó, chú trọng kêu gọi đầu tư các dự án trọng điểm tạo ra những sản phẩm chủ lực.
2. Xây dựng chương trình hành động
- Tỉnh cần cụ thể hóa nội dung của Quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện và có đánh giá kết quả đạt được. Trên cơ sở đó tiến hành rà soát lại Quy hoạch và trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung kịp thời đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ.
- Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong Tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch.
Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan), các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn căn cứ nội dung Quy hoạch được phê duyệt chỉ đạo việc lập, duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trong Tỉnh phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh.
2. Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn gắn với các dự án cụ thể để có kế hoạch bố trí vốn đầu tư phù hợp.
3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành (nếu vượt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
2. Phối hợp với tỉnh Lạng Sơn trong quá trình rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, lĩnh vực để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của Quy hoạch; xem xét, hỗ trợ Tỉnh trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP; Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐP (5b)
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 545/QD-TTg

Hanoi, May 9, 2012

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF LANG SON PROVINCE TILL 2020

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

Pursuant to the Decree No. 92/2006/ND-CP dated September 7, 2006 of the Government on the formulation, approval and management of master plans on socio-economic development; Decree No. 04/2008/ND-CP dated January 11, 2008, amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006/ND-CP;

At the proposal of the People s Committee of Lang Son province,

DECIDES:

Article 1.To approve the master plan on socio-economic development of Lang Son province till 2020. with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. The planning on socio-economic development of Lang Son province till 2020 must consist with the national socio-economic development strategy, the master plan on socio­-economic development of the northern midland and mountainous regions and ensure the uniformity and consistency with sectoral master planning.

2. To bring into play internal strengths in combination with strong attraction and efficient use of external resources for sustainable, balanced and intensively and extensively harmonious socio-economic development, creating competitiveness on domestic and foreign markets; to link local development with the socioeconomic development of the region and other provinces in the Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor, striving to gradually make it an important hub of this economic corridor.

3. To focally concentrate investment on sectors with comparative advantage, primarily concentrating on the construction and development of Dong Dang border-gate economic zone in order to create a breakthrough in the region s growth, thereby exerting positive impacts on economic development in other regions and strongly restructuring the provincial economy.

4. Economic development must be associated with the development of health, culture, education and training, social justice, environmental protection, raising the quality of people s life and gradually reducing the poverty rate; concentrating on training of quality human resources to satisfy market demand, linking human resource development with science and technology development and application.

5. To closely combine socio-economic development with the building of a strong political system, the consolidation of national defense and security and the maintenance of social order and safety. To firmly maintain national border sovereignty.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives

To strive for the target that by 2020, Lang Son shall become a province with sustainable economic growth and positive economic restructuring; synchronous development of infrastructure system; marked improvement in human resource quality; higher material and cultural living standards; eco-environment protection; strong national defense and security, social order and safety maintenance and firm defense of national border sovereignty.

To build the Dong Dang- Lang Son border-gate economic zone into an important hub of the Nanning- Lang Son- Hanoi- Hai Phong- Quang Ninh economic corridor.

Specific target

a/ Economically

- By 2015: The average economic growth rate shall reach over 10%; the average per-capita GDP shall reach USD 1,600; the proportions of agriculture-industry, construction and services in the GDP structure shall be 34%, 24%, 42% correspondingly; the total social investment capital shall reach VND 43,000- 44,000 billion.

- By 2020: The average economic growth rate shall reach 9-10%; the average per-capita GDP shall reach USD 2,600; the proportion of agriculture, industry-construction and services in the GDP structure shall be 28%, 28% and 44% correspondingly; the total social investment capital shall reach VND 64,000-66,000 billion.

b/ Socially

- The population growth rate throughout the 2011-2020 period shall be 0.72%; the annual birth rate shall drop 0.02%; the annual poverty rate shall reduce 2-3%.

By 2015: To complete the preschool education universalization for 5-year children; the rate of trained laborers shall reach 40-42%; 90% of communes, wards and townships shall reach the national health standards; the malnutrition rate of under-5-year children shall drop to 15%; the number of communes with motor roads accessible in all four seasons shall account for 95%; the number of households supplied with electricity shall account for about 99.6%.

By 2020: The rate of trained laborers shall reach 55%; 100% of communes, wards and townships shall reach the national health standards; the malnutrition rate of under-5-year children shall drop to 10%; the number of communes with motor roads accessible in all four seasons shall account for 98%; the number of households supplied with electricity shall reach about 99.9%.

c/ Environmental protection

- By 2015: The forest coverage rate shall reach 54-55%; 98% of the urban population and 85% of the rural population shall have access to clean water; 90% of urban solid wastes shall be collected and treated up to environmental standards; 100% of medical wastes in provincial and district hospitals shall be collected and treated;

- By 2020: The forest coverage rate shall reach about 60%; 99.9% of the urban population and 95% of the rural population shall have access to clean water; 100% of urban solid wastes shall be collected and treated up to environmental standards; there shall be no environmental pollution hotspot in the province; natural resources, bio-diversity, tangible and intangible cultural relics shall be preserved and embellished.

III. ORIENTATIONS FOR SECTORAL DEVELOPMENT

1. Agricultural, forestry and fishery development

- To strive for an average agricultural, forestry and fishery growth rate of 3.5-4%/year.

- Agriculture: To develop a commodity agriculture in association with market consumption demand; to concentrate on intensive farming and crop multiplication with science and technology application to increase productivity and quality of agricultural products; to stabilize raw-material zones for the development of processing establishments. The main cultivation products shall be rice, maize, soy bean, potato, tobacco, black agar, Chinese lettuce, Chinese broccoli and water melon.

To concentrate on the development of cattle and poultry rearing toward commodity production with high economic value in association with the formation of clean-technology food processing establishments; to develop poultry raising in semi-industrial farms; to develop cow and buffalo herds in enclosures in combination with growing grass for their feed.

- To develop aquaculture in areas with favorable water surface conditions in order to satisfy people s demands; to develop extensive farming suitable to the ecological conditions of each area; to encourage the culture of species suitable to natural conditions such as fish, mountain tortoise, turtle, beluga, etc.

- Forestry: To develop forestry toward sustainability, higher quality and higher efficiency; to increase production forest areas suitable to market demands and investment resources; to stabilize protection forests and special-use forests in order to maintain environmental security and biodiversity. To develop leading plants of high economic value and quick exploitation such as star anise, canari, horsetail pine wattle and dandy armeniaca; to restore such local timber trees as ironwood and chickrassy. To strive for a forest coverage rate of 54-55% in 2015 and about 60% in 2020.

2. Industrial development

- To step up industrial development at high growth rate and with efficiency, attaching importance to investment in and renewal of technological equipment for higher competitiveness of products. To strive for an average industrial growth rate of 17-18%/ year.

- To prioritize the development of industries with potential and advantages such as cement and building-material production, agricultural and forest product processing, assembly, electronics, small-sized mechanical engineering, recycling and production of exported goods and consumer goods, and industries serving agricultural and rural development. To encourage the development of small- and medium-sized industries and craft villages in order to make full use of local raw materials and labor; to renew production technologies and apply advanced technologies to meet the environmental standards.

- Major industrial products: Cement, sanitary chinaware and building rock, decoration stones, bricks and tiles of various kinds, iron ore, brown coal, bauxite, bar lead, processed wood of various kinds, fruit juice, wine, black agar juice, preliminarily processed raw material tobacco, confectioneries, electrical products and electronic components, mechanical items and electricity from thermal power plants.

- To concentrate on infrastructure building and investment attraction to fill up industrial parks in planning zone and industrial clusters in the province.

3. Trade and services development

- To strive for an average services growth rate of 9-10%; an average export-import turnover increase of 13%/year; over 2.8 million tourist arrivals in 2015 and over 3.7 million in 2020.

- To diversify and raise the quality of services, strongly restructuring the service sector. To prioritize investment in services helping the development of foreign trade and border-gate economy, including export and import, trade and tourism. To attach special importance to developing service infrastructure facilities and such supporting services as financial, information, communications, consultancy and insurance services.

- To develop Dong Dang- Lang Son border-gate economic zone in association with the Nanning-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor; to make Lang Son a cross-Vietnam-China border economic zone and a services center of the northeastern sub-region with goods transshipment, transportation, recycling and export and import services by 2020.

- To develop tourism in a sustainable and comprehensive manner; to protect, embellish and upgrade cultural-historical relics, restore folk culture deeply imbued with national identity; to encourage the development of spiritual tourism and tours to historical relics in combination with ecological and resort tourism.

4. Culturally and socially

a/ Education and training

To strive for the schooling rates among children of eligible age groups of 99.7% for primary education, 95% for lower secondary education and 85% for upper secondary education in 2015, which shall be respectively 99.8%, 98% and 90% in 2020.

To strongly renew education administration, to build a comprehensive contingent of teachers and educational administrators, to step up the application of information technology to educational activities; to expand the scale and raise the quality and efficiency of education and training. To strive for the targets that by 2015, annually 30% of upper secondary school graduates shall be admitted into universities or colleges, which shall rise to 35% in 2020.

To ensure adequate schools, classrooms and teachers for ethnic minority areas. To consolidate boarding general education schools for ethnic minority pupils, to encourage the development of semi-boarding general education-schools for ethnic minority pupils; to broaden the scope of ethnic minority children enrolled in boarding schools and pre-entrance schools; to promote integration education for disabled and disadvantaged children.

To step up vocational training. To diversity forms of training, to expand the scale and forms of training at professional schools in the province with disciplines relevant to production development requirements.

To prepare necessary conditions for upgrading the culture-art intermediate school, Viet-Duc intermediate vocational school and techno-economic intermediate school to colleges; to expand the physical facilities of the pedagogical college.

b/ Health and people s healthcare

To raise the quality and effectiveness of people s health care, considering this a priority objective of the local socio-economic development strategy. To attach special importance to the training of health workers at different levels and the raising of their managerial capability and dispatch managerially and professionally qualified health workers to the grassroots. To strive for a rate of 9 physicians/10,000 persons in 2015, then 10 physicians/10,000 persons in 2020.

To consolidate and develop the non-public health system; to enter into joint ventures and cooperation for investment in infrastructure development and upgrading of medical equipment; to build a provincial general hospital with 700 beds; to completely upgrade district hospitals and health centers; to study the establishment of provincial obstetric-pediatric, psychiatric and oncologial hospitals; to strive for the target of 26 hospital beds/10,000 persons in 2015, then 29 hospital beds/10,000 persons in 2020.

To intensify cooperation with international organizations, research institutes, medical and pharmaceutical universities in order to mobilize funding and technical cooperation and support, especially in intensive training, management, hi-tech transfer, traditional medicine and pharmacy.

c/ Culture, physical training and sports

To preserve and promote the cultural identities of ethnic groups and effectively implement the socialization of investment in the building and development of cultural institutions, prioritizing investment in such community-based cultural institutions as museums, cultural houses, cinemas, gymnasiums, parks, entertainment and recreation areas, children houses and cultural houses of districts, towns, villages, hamlets and wards; to strive for the targets that 85% of villages, hamlets and wards shall have their own cultural houses in 2015 and 100% in 2020.

To develop physical training and sports movements among people from various strata, agencies and social organizations; to step up socialization and increase resources for investment in physical foundations; to intensify physical education at schools; to attach special importance to training professional sportsmen for participation in regional and national competitions.

d/ Information and communications

To continue increasing the relay and broadcasting time volumes of radio and television stations; to invest in and supply television transmitters and public-addressing radio equipment to the central stations of communes and commune clusters; to expand television coverage to villages and hamlets which have not yet been covered by television broadcasting; to diversify broadcasting modes; to strive to completely shift to terrestrial digital technology in 2020.

- To gradually modernize the material facilities for provincial radio and television systems. To further renew the contents and programs to serve public information work and satisfy information and entertainment needs of people of all strata.

e/Labor, jobs and social security

To prioritize the development of vocational training; to scale up vocational training in parallel with raising the training quality towards standardization of material facilities, training equipment, trainers and training levels. To intensify communication and education activities to raise people s awareness.

To concentrate on the achievement of poverty reduction and job creation targets; to mobilize all resources and increase funds for investment in essential infrastructure facilities for region-Ill communes and border communes, while incorporating them in other programs, projects and policies, incrementally narrowing the gap among areas; to guide people in organizing effective production and business activities; to create a favorable business environment for job creation in urban areas and reduce the unemployment rate; to actively implement policies to support those facing exceptional difficulties.

5. Orientations for infrastructure development

a/ Transport system

- Roads: To coordinate with the Ministry of Transport in completing the construction of Hanoi- Lang Son- Huu Nghi expressway 1 A; to study the upgrading of Lang Son-Thai Nguyen highway 1B; Lang Son- Cao Bang highway 4A; Lang Son-Quang Ninh highway 4B and highway 279 linking Bac Giang, Lang Son and Bac Can in conformity with the development demands and resources in each period.

To develop inter-district roads; to solidify commune, village and hamlet roads; to strive for the targets that 65% of rural roads shall be solidified in 2015 and 90% in 2020; to study the construction of roads leading to the borderline, roads linking the border corridor to border patrol roads and land border patrol roads; such major bridges as Thac Ma, Na Sam, Hung Viet and Loc Binh suitable to resources in each period.

- Waterways: To develop the route on Ky Cung river from Lang Son town to Khanh Khe (Van Quan district) and the route from Ban Trai to Binh Nghi (Trang Dinh district).

b/ Irrigation system

- To give priority to investment in repairing and upgrading existing key irrigation works and canal systems; to continue implementing the program on canal solidification; to study investment in some new projects aiming to raise irrigation capacity and to ensure the annual consolidated and developed irrigation area shall increase 1,380 ha.

- To coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development to speeding up the construction of Ban Lai irrigation and hydroelectric works for early operation.

c/ Electricity supply system

- To strive for an electricity output of 132 MVA in 2015 and about 300 MVA in 2020; to invest in building and renovating 110/35/22 kV transformer stations in Lang Son city and Chi Lang, Trang Dinh, Binh Gia, Bac Son and Van Quan districts.

- To study the construction of the 220 kV Bac Giang-Lang Son-Cao Bang transmission line; to completely change the existing 10 kV medium-voltage grids to 22 kV and 35 kV supply grids; to gradually replace the overhead transmission wires in the centers of urban areas with underground cables.

d/ Water supply and drainage system

- To ensure adequate water supply for residential and production activities for residential quarters and industrial parks; to concentrate on completing investment in the plant for treatment of surface water from Na Tam lake and the plant for treatment of surface water from Ky Cung river; to effectively implement water supply projects in townships and upgrade existing water supply projects; to strive for the target that in 2020, basically all townships shall have their own synchronous clean water supply systems.

- To construct synchronous water drainage and residential and industrial wastewater treatment systems in urban centers and industrial parks; to strive for the targets that in 2015, there shall be no local water-logging spots in towns, townships and residential areas; to encourage the construction of small reservoirs and ponds for local water drainage in rural areas; to make full use of wastewater treated up to quality standards for production.

6. Natural resource and environment protection

- To improve mechanisms and policies on the management and protection of land, water resources, animal and plant varieties (including their export and import) and farming methods, management of the protection of the ecological environment and natural resources used in agriculture and forestry.

- To minimize the impacts of urbanization on the environment; to heighten the system of formulation of environmental sanitation standards in designing and planning of urban centers, industrial parks and complexes, tourist resorts and houses.

- To reduce air pollution in urban centers, industrial parks and natural resource exploitation and processing zones. To carefully assess and strictly control pollution caused by industrial establishments, means of transport, cross-border river water sources and fuel-consuming methods in daily- life activities. To develop forestation and plantation of trees in urban centers and along roadsides.

- To minimize solid waste sources; to encourage investment in the construction of garbage treatment plants with new technologies, aiming to reuse and recycle wastes for the creation of useful products and increase revenues for waste collection and treatment units.

- To issue regulations on the establishment of automated environment monitoring systems by all enterprises in order to provide information on pollution caused by their activities.

7. National defense and security maintenance

To step up mass movements for defense and security maintenance, building the people s security posture in close combination with the all-people defense posture, combating illegal preaching, preventing and fighting crimes, social evils, smuggling, trade frauds, etc., and protecting the national border sovereignty. To basically complete the re-distribution of population to border areas according to planning, ensuring safe production and residential conditions and there shall be no empty villages or hamlets.

To properly manage and protect the border, building a border peacefully, friendly, stably and development cooperation with neighboring countries.

IV. ORIENTATIONS FOR TERRITORY-BASED ORGANIZATION

1. On development of economic areas

a/ Key economic area: Dong Dang border-gate economic zone:

Objectives till 2020: The population shall be 200,000; the average GDP growth rate shall be 18-20%; the economic structure in the GDP: Services accounting for about 45%; industries-construction: 45%; and agriculture-forestry: 10%.

Development orientations: To concentrate on the development of services, attaching special importance to export and import, storage, transportation, financial and banking and tourist services. Industrially, to focus on the completion of infrastructure facilities of Hong Phong industrial park and Kho Da-Ma Meo export processing zone, and attract projects of assembly, processing and packaging industry; automobile, engine and accessory-manufacturing industry; electronics, precision engineering; and export-oriented food processing industry. Agriculturally, to develop a commodity agriculture to meet regional demands, boosting agricultural restructuring toward a higher and higher husbandry proportion; development of valuable plants and animals suitable to local conditions; higher use effectiveness of shrinking agricultural land areas through intensive farming with high productivity and crop multiplication, higher product quality and value (main products being vegetables, short-term crops and products of high economic value such as flowers, ornamental trees...).

b/ Areas with conditions for economic development: Along Loc Binh-Dinh Lap and Chi Lang-Huu Lung axes.

- Loc Binh-Dinh Lap axis (including Mau Son mountain tourist site):

+ Target till 2020: The population shall be about 80,000; the GDP growth rate shall be over 14%/ year; the economic structure in GDP: Industry-construction accounting for over 35%; agriculture and forestry: about 35%; and services: 30%.

+ Development orientations: To concentrate on mining industry (coal, thermal power); to complete the construction of Complex II of Na Duong thermo-power plant; to build Na Duong industrial park for development of such industries as agricultural and forest product-processing industry and package and product-packaging industry. To consolidate the development of vocational training centers to supply local laborers for industrial projects and regional labor restructuring. To promote advantages in forest land and effectively develop forestation projects; to continue effectively exploiting the existing concentrated production areas such as Dinh Lap tea production area, Loc Binh and Dinh Lap pine tree areas and Loc Binh short-term industrial plant area.

To concentrate on the development of services in Mau Son mountain tourist site, building and developing it into a national key tourist site; Chi Ma border-gate zone with trade, storage and cargo transportation activities, and to develop supporting services for development of Na Duong industrial park.

- Chi Lang- Huu Lung axis:

+ Target till 2020: The population shall be around 130,000; the GDP growth rate shall reach over 14%/year; the economic structure in GDP: industry: 40%; services: over 35% and agriculture: 25%.

+ Development orientations: To concentrate on building-material and mining industries; to build Dong Banh industrial park and Huu Lung industrial complex, creating favorable grounds for industrial projects; to concentrate on development of urban centers and supporting wholesale markets. To develop tourism associated to Hang Gio scenic place, Chi Lang pass relics, building standard roadside stations to serve tourists and display of local products. To experimentally build sites of mountain climbing tourism and adventure tourism.

c/ Areas with difficult economic development conditions: Including the districts of Van Lang (excluding the border gates in Dong Dang-Lang Son border-gate economic zone), Trang Dinh, Van Quan, Binh Gia, Bac Son and difficulty-hit communes in the key economic area. Due to their lack of conditions for strong development, the province should work out orientations to prioritize support for these areas in infrastructure, vocational training, supply of plant and animal varieties, etc., raising the people s living standards and ensuring socio-economic stability in order to create conditions to support the development of the key economic area and center point economic area.

2. Development of urban center system and rural population network

a/ Urban development:

To invest in the development of the core urban center being Lang Son city, satellite urban centers being townships and centers of key economic areas of the province. To formulate a strategy for development of residential areas in combination with the building of a firm defense posture. To organize urban development space, urban corridors and urban clusters in the province.

- To upgrade Lang Son city and Dong Dang township by 2020; to study the establishment of townships of Tan Thanh and Chi Ma and a new township of Cao Loc district.

b/ Rural population network

To mobilize and concentrate resources on the construction of a new countryside; to strive for 20% of communes achieving new-countryside standards in 2015, then 50% in 2020. To attach special importance to the development of various services in rural areas; to step up the restructuring of rural labor, developing traditional production and business lines and encouraging farmers to enrich themselves; to build a stable, harmonious and democratic rural society with a rich cultural life deeply imbued with national identity.

V. LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY

(See enclosed appendix)

VI. SOLUTIONS TO IMPLEMENT THE PLANNING

1. Solutions to raise investment capital

The investment capital demand of the whole province in the 2011- 2020 period is estimated at about VND 110,000 billion, including VND 44,000 billion for the 2011-2015 period and VND 66,000 billion for the 2016-2020 period. Based on its annual budget balance capability, the province should actively plan and properly phase the investment to ensure adequate funds for key local works and projects; at the same time work out specific solutions to efficiently mobilize domestic and foreign resources for development investment as follows:

To draw up and issue a list of works and projects calling for investment through 2020; thereby to step up advertisement and investment promotion with a view to attracting investment capital from all economic sectors, attaching importance to the exploitation of ODA capital sources.

To improve the investment environment as well as production and business environment, continuing with the reform of investment procedures to be simple, transparent and public; to create infrastructure conditions ready for receiving investment projects; to promulgate investment support mechanisms and policies based on local advantages in economic development and in accordance with law.

To step up socialization in order to attract investment particularly in the areas of education and training, healthcare, culture, sports, radio and television, science and technology and environmental protection.

To expand forms of BOT, BT, BTO and PPP investment and facilitate the development of the capital market; to develop various forms of joint venture, investment cooperation and contribution of assets as investment capital.

2. Solutions to develop enterprise system

To facilitate the development of enterprises which shall quickly growth in number, capital, labor, technological level and production as well as business administration level in order to raise their quality, effectiveness and competitiveness. To step up the reform of administrative procedures for business registration, enterprise establishment, access to capital sources and financial, information and other services. To expand forms of assistance in human resource training, support for market access and production expansion.

3. Human resource training and development solutions

To develop the province s human resources toward basically meeting the labor demands of various production and business lines, harmoniously combining training with employment of laborers; to work out policies to attract highly qualified specialists and laborers.

To attach special importance to training, retraining, planning and employment of personnel, particularly managerial personnel; to detect and foster young talented cadres, civil servants, managers, scientific researchers and technicians; to diversify forms of training, attaching importance to intensive vocational training; to raise training quality; to employ cadres and civil servants suitable to their training majors.

To encourage social activities of learning promotion, talent promotion, building a learning society capable of international integration.

4. Scientific and technological solutions

To concentrate on programs for application of scientific and technological advances to production and daily life. To support and encourage technology renewal at production and business establishments as well as administrative and non-business agencies. To adopt policies to encourage enterprises to apply new technologies to production for higher production value and environmental protection.

To invest in material facilities serving science and technology management; to intensify the control of technology transfer and assessment and environmental quality and pollution.

5. Solutions to enhance cooperation and market development

To enhance development cooperation between Lang Son and other provinces and cities in the Nanning-Lang Son-Hanoi-Hai Phong-Quang Ninh economic corridor and the northern midland and mountainous regions; to expand cooperation and close alignment with localities nationwide for development in the fields of infrastructure construction and urban development; planning on industrial parks and complexes and services; raw-material sources and market and human resource development.

To actively enhance the cooperative ties with China, especially Guangxi province, in the economic, cultural and social fields; to settle border-related issues, promote border trade; to maintain security on the entire border line and smooth goods circulation.

6. Solutions to protect natural resources and the environment

To intensify public information and education with a view to raising the awareness of people, organizations and enterprises about environmental protection, considering it the common responsibility of the entire society.

To review, supplement and improve regulations on exploitation and rational, thrifty and efficient use of natural resources for socio­economic development and environmental protection.

To enhance environmental management in the construction and development of industrial parks and complexes; to formulate regulations on management of wastes and garbage; to regularly inspect, supervise and severely handle violations of the law on environmental protection.

VII. ORGANIZATION AND SUPERVISION OF THE IMPLEMENTATION OF THE PLANNING

1. Publicity and dissemination of the planning

- To publicize and disseminate the master plan on socio-economic development of Lang Son province till 2020 to Party committees and administrations at all levels, sectors, mass organizations, enterprises and people in the province immediately after it is signed by the Prime Minister.

- To step up investment promotion, introduction and advertisement of local potentials and advantages to investors; to introduce priority investment programs and projects and attach special importance to calling for investment in key projects to create leading products.

2. Making action plans

- The province should concretize the contents of the master plan in five-year and annual plans for implementation and evaluate implementation results; on that basis to review the master plan and submit to competent authorities for timely adjustments and supplementation to ensure conformity with the local socio-economic development tasks in each period.

- Administrations at all levels, sectors, socio-­political organizations and people in the province shall inspect and supervise the implementation of the planning.

Article 2.The master plan on socio-­economic development of Lang Son province till 2020 serves as a basis for the making, approval and implementation of sectoral planning (construction planning, land use planning and plan and other relevant planning), and investment projects in Lang Son province.

Article 3.The People s Committee of Lang Son province is assigned to, based on the contents of the approved planning, direct the making, approval and implementation in accordance with the following contents:

1. District-level master plans on socio­economic development; construction master plans; land use master plans and plans; and master plans on development of the sectors in the province in conformity with the tasks of socio-economic development in association with defense and security maintenance.

2. To make long-term, medium-term and short-term plans in association with specific projects for plans on appropriate investment capital allocation.

3. To study, formulate and issue or submit to the issuing competent authority for promulgation (if they are beyond its competence) a number of mechanisms and policies which consist with the socio-economic development requirements of the province.

Article 4.The ministries and sectors concerned within the ambit of their respective functions, tasks and powers shall:

1. Guide and assist the People s Committee of Lang Son province in the implementation of the planning.

2. Coordinate with Lang Son province in reviewing, adjusting and supplementing sectoral planning to ensure synchronism and uniformity of the master plan; and consider and support the province in mobilization of domestic and foreign investment capital sources for the implementation of the planning.

Article 5.This Decision takes effect on its signing date.

Article 6.The Chairperson of the People s Committee of Lang Son province, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies are liable to execute this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

ANNEX

LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY IN THE 2011- 2020 PERIOD OF LANG SON PROVINCE
(Promulgated together with Decision No. 545/QD-TTg dated May 9, 2012 of The Prime Minister)

No.

Project name

I

PROJECTS STUDIED AND INVESTED BY THE CENTRAL GOVERNMENT IN THE PROVINCE

 

Hanoi-Lang Son expressway

 

National highway 31, 3B and 279

 

Upgrading of national highway 4A and 4B

 

Ban Lai irrigation-hydroelectric works

II

PROJECTS INVESTED BY THE PROVINCE

 

Huu Nghi border-gate zone infrastructure

 

Thuy Hung-Phu Xa goods transshipment zone infrastructure facilities

 

Kho Da-Ma Meo export processing zone infrastructure facilities

 

Border river embankments

 

Ky Cung river embankment of Lang Son City

 

Rural electricity system

 

700-bed general hospital, tuberculosis hospital, traditional medicine hospital

 

Lang Son university

 

Provincial social relief center

 

Roads leading to commune centers (13 roads)

 

Roads leading to the border (8 roads linking highways 4A and 4B with border patrol roads)

 

Hoa Binh-Yen Binh-Quyet Thang electric pump station system

 

New construction of Ban Chuc, Song Giang pump station system

 

Lang Son city water drainage and wastewater treatment system

 

Repairment, upgrading and solidification of canals of irrigation works: Ban Chanh. Ta Keo (Loc Binh); Bung Teng and Ro Ty (Van Quan) and irrigation works in 11 districts and towns

 

Renovation and replacement of 10/0.4 kV transformer stations and stations hung on posts with built 22/0.4 kV stations. Replacement of 22 kV connection wires in the central areas of urban centers with underground cables of 22 kV

 

110/22 kV transformer station in Lang Son industrial park; 110/35/22 kV transformer station of Chi Lang; 110/35/22 kV transformer station of That Khe; 110/22 kV stations in Binh Gia, Bac Son and Van Quan areas

 

Residential water and Ky Cung river surface water source treatment and supply system for Lang Son city and Dong Dang township

 

Residential water and Thuong river surface water treatment and supply system for Chi Lang and Huu Lung townships (including Dong Banh industrial park and Huu Lung industrial cluster).

 

Clean water supply systems for townships, border-gate areas and residential quarters

 

Water drainage and wastewater treatment systems in townships, border-gate areas and residential quarters

 

Renovation, upgrading and embellishment of spiritual tourist sites: Bac Le temple, Mau temple, Tarn Thanh pagoda.

III

PROJECTS CALLING FOR INVESTMENT FROM VARIOUS ECONOMIC SECTORS

 

Hong Phong, Dong Banh industrial parks infrastructure facilities

 

Huu Lung, Na Duong, Hop Thanh industrial complexes infrastructure facilities

 

Outside-fence infrastructure facilities of industrial parks and transshipment zone

 

Mau Son wind power

 

Small- and medium-sized hydroelectric plants

 

Electro-mechanical and electronic product manufacture and assembly

 

Exploitation of building stones; mineral exploitation and processing

 

Brick and tile production

 

Production of building materials from local raw materials, roofing materials, fire-proof materials, concrete and pre-fabricated concrete structures

 

Manufacture of machinery and equipment for agriculture, agricultural product and food processing industry

 

Processing of timber for civil and industrial use

 

Na Duong thermo-power plant (phase II)

 

International exhibition and trade fair center in Lang Son city

 

Tarn Thanh- Mac House Citadel tourist complex

 

Mau Son mountain tourist and recreation resort

 

Na Tarn lake eco-tourism resort modeled after a general entertainment and recreation tourist resort

 

System of department stores and trade centers in Lang Son city, Dong Dang town and border-gate areas

 

Renovation and upgrading of tourist infrastructure facilities

 

Deo Giang- Van Vi tourist site; Chop Chai mountain tourist site

 

Production forest-planting projects

 

Projects under the program on development of agricultural and rural small- and medium-sized enterprises

 

Lang Son international hospital

 

Lang Son international school

Note: The locations, scale, land areas and total investment amounts of the above-listed works and projects shall be calculated, selected and specified in the period of formulating and approving investment projects, depending on the demands and capability of capital balancing and raising in each period.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 545/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

Thông tư liên tịch 05/2012/TTLT-BCA-BLĐTBXH-BTC của Bộ Công an, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách đối với sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công nhân viên chức Công an theo Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Căm-pu-chi-a, giúp bạn Lào sau ngày 30/04/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc

Chính sách

văn bản mới nhất