Quyết định 51/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phát triển ngành hoá chất Việt Nam 5 năm 2001-2005

thuộc tính Quyết định 51/2001/QĐ-TTg

Quyết định 51/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch phát triển ngành hoá chất Việt Nam 5 năm 2001-2005
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:51/2001/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:11/04/2001
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 51/2001/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 51/2001/QĐ-TTG
NGÀY 11 THÁNG 4 NĂM 2001 PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH HOÁ CHẤT VIỆT NAM 5 NĂM 2001 - 2005

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp (tờ trình số 4871-TTr-KHĐT ngày 22 tháng 12 năm 2000) và ý kiến các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư (Công văn số 898 BKH/CN ngày 19 tháng 02 năm 2001), Tài chính (Công văn số 1176 TC/TCDN ngày 16 tháng 02 năm 2001), Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Công văn số 298/BNN/KH ngày 7 tháng 02 năm 2001), Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Công văn số 348/BKHCNMT-CN ngày 12 tháng 02 năm 2001).

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch phát triển ngành hoá chất Việt Nam 5 năm 2001-2005 với nội dung chủ yếu sau đây:

 

I. MỤC TIÊU KẾ HOẠCH:

 

1. Từng bước xây dựng ngành hoá chất có cơ cấu hợp lý và hiện đại, hình thành các khu công nghiệp tập trung, các tổ hợp sản xuất hoá chất có quy mô lớn với công nghệ tiên tiến, sử dụng có hiệu quả tài nguyên trong nước, đáp ứng yêu cầu thị trường và thay thế hàng nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.

2. Tiếp tục tìm kiếm các nguồn vốn, các hình thức đầu tư để thực hiện các dự án đầu tư mới như: phân đạm urê; diamonphotphat (DAP); xút; sô đa; săm lốp ô tô, máy kéo và một số sản phẩm có giá trị cao.

3. Nhanh chóng đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, thiết bị hiện có để sản xuất các sản phẩm có nhu cầu lớn trong nước, có lợi thế về nguyên, vật liệu, có khả năng cạnh tranh như: phân lân chế biến; phân hỗn hợp NPK; săm lốp ô tô, xe đạp, xe máy; axít photphoric (H3PO4); tripolyphotphat; xút (NAOH); axít sunfuric (H2SO4); bột nhẹ, ắc quy

4. Tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm đạt trên 15%/năm.

 


II. PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ KẾ HOẠCH 5 NĂM 2001-2005:

 

1. Phân bón:

a) Phân lân:

Đầu tư chiều sâu, mở rộng tăng công suất các nhà máy Supe photphat và hoá chất Lâm Thao, Supe Long Thành, Phân lân nung chảy (Văn Điển, Ninh Bình). Đẩy nhanh tiến độ công tác chuẩn bị đầu tư để sớm khởi công xây dựng nhà máy Diamonphotphat (DAP); xem xét khả năng xây dựng nhà máy sản xuất phân lân Supe tại Lào Cai. Hoàn thành giai đoạn I và tiếp tục thực hiện giai đoạn II, tăng năng lực khai thác và tuyển quặng Apatit lên 760.000 tấn/năm.

b) Phân đạm urê:

Hoàn thành đúng tiến độ dự án cải tạo kỹ thuật nhà máy Phân đạm Hà Bắc. Tổng công ty Hóa chất Việt Nam tham gia cùng với Tổng công ty Dầu khí Việt Nam xây dựng mới hai nhà máy phân đạm từ khí tại Phú Mỹ và Cà Mau; tích cực triển khai dự án nhà máy đạm từ than.

c) Phân bón hỗn hợp NPK:

Phát triển cân đối với nhu cầu và đảm bảo phân bổ hợp lý theo vùng lãnh thổ, theo giống cây trồng, chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng, đa dạng chủng loại để đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.

d) Đẩy mạnh sản xuất phân hữu cơ sinh hoá giầu chất dinh dưỡng.

2. Các sản phẩm cao su:

Đổi mới công nghệ, thiết bị, đẩy nhanh tiến độ đầụ tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng các sản phẩm săm lốp ô tô, xe đạp, xe máy, chuẩn bị điều kiện để xây dựng nhà máy sản xuất săm lốp ô tô công suất từ 2 đến 3 triệu bộ/năm vào năm 2005. Nghiên cứu và triển khai sản xuất sản phẩm cao su kỹ thuật.

3. Hoá chất cơ bản:

Ngoài việc đẩy mạnh sản xuất các hoá chất cơ bản truyền thống (axít sunfuric, axít photphoric, axít clohydric, tripolyphotphat, bột nhẹ...) đáp ứng nhu cầu của thị trường, cần nghiên cứu chuẩn bị đầu tư xút và sô đa quy mô lớn phục vụ cho phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp vật liệu xây dựng, luyện kim và lọc dầu.

4. Hoá dầu và một số hoá chất khác:

a) Giữ vững và phát huy tối đa năng lực sản xuất các sản phẩm hoá dầu đã đầu tư: chất hoá dẻo dioctyl phtalate (DOP), polivinylcloride (PVC); chủ động phối hợp với ngành dầu khí và các ngành liên quan khác chuẩn bị các dự án đầu tư một số sản phẩm hoá dầu mới như nhựa polistyrel (PS), polipropilen (PP); nhựa polietilentereftalate (PET), poliamid (PA); sợi vải poliestetf (PES); vinyl clorua monomer (VCM) làm nguyên liệu cho PVC. Phát triển nguyên liệu cho sản xuất keo dán phục vụ chương trình đảm bảo sản xuất 1 triệu m3 gỗ công nghiệp. Cần coi hoá dầu là một hướng mới quan trọng trong chiến lược phát triển công nghiệp hoá chất giai đoạn tới.

b) Về ắc quy, pin, sơn hoá học, chất giặt rửa, hoá chất bảo về thực vật.... chủ yếu là đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và từng bước xuất khẩu.

Đến năm 2005 đạt mục tiêu sản xuất một số sản phẩm chính: 1.100.000 tấn phân supe lân, 600.000 tấn phân lân nung chảy, 330.000 tấn phân diamonphotphat (DAP), tương đương 900.000 tấn phân supe lân/năm; 1.420.000 tấn phân đạm urê (toàn ngành); 1.800.000 tấn phân bón hỗn hợp NPK; 700.000 tấn xít sunfuric; 130.000 tấn xút NaOH thành phẩm; 1.200.000 bộ lốp ô tô; 800.000 kwh ắc quy.

 

III. VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:

 

1. Nhu cầu vốn đầu tư cho toàn ngành giai đoạn 2001-2005 khoảng 29.000 tỷ đồng trong đó Tổng công ty Hoá chất Việt Nam khoảng 18.000 tỷ đồng (trong đó vay nước ngoài hoặc vay thương mại trong nước khoảng 8.500 tỷ đồng, phần còn lại là vốn vay ưu đãi, tự bổ sung và từ các nguồn khác).

2. Bộ Công nghiệp phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từng dự án cụ thể theo thẩm quyền, kèm theo các kiến nghị về tạo nguồn vốn đầu tư, các chính sách huy động và sử dụng vốn của từng dự án, các chính sách hỗ trợ sản xuất hoá chất, bảo đảm cho ngành hoá chất Việt Nam phát triển bền vững.

 

Điều 2: Quản lý và tổ chức thực hiện:

1. Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm quản lý và chỉ đạo thực hiện kế hoạch phát triển ngành hoá chất Việt Nam giai đoạn 2001-2005 và thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Phối hợp với các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Quốc phòng; Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan và Tổng công ty Hoá chất Việt Nam xác định các danh mục đầu tư, quy mô đầu tư và địa điểm những công trình mới trong từng giai đoạn;

- Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các điều chỉnh hoặc bổ sung kế hoạch sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan;

- Nghiên cứu và xây dựng cơ chế, chính sách tạo nguồn vốn đầu tư, sử dụng nguyên, vật liệu trong nước, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật, tăng cường năng lực quản lý ngành hoá chất, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

2. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công nghiệp và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sắp xếp tìm nguồn vốn trong và ngoài nước, kể cả vốn vay ưu đãi ODA và FDI để đáp ứng nhu cầu đầu tư ngành công nghiệp hoá chất.

 

Điều 3: Tổng công ty Hoá chất Việt Nam chịu trách nhiệm thực hiện kế hoạch. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp giúp đỡ trong quá trình thực hiện kế hoạch, trong đó cần chú ý đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa kế hoạch của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam với kế hoạch phát triển của các Bộ, ngành và các địa phương.

 

Điều 4. Tổng công ty Dầu khí Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với Tổng công ty Hoá chất Việt Nam hoàn thiện kế hoạch phát triển và các giải pháp thực hiện chuyên ngành sản xuất phân đạm, hoá dầu theo những định hướng mục tiêu đã được phê duyệt.

 

Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ban hành.

 

Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản lý và Tổng giám đốc Quỹ hỗ trợ phát triển, Chủ tịch Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc các Tổng công ty: Hoá chất Việt Nam, Dầu khí Việt Nam chịu trách nhiệm thị hành Quyết định này.

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------

No: 51/2001/QD-TTg

Hanoi, April 11, 2001

 

DECISION

RATIFYING THE 2001-2005 FIVE-YEAR PLAN ON THE DEVELOPMENT OF VIETNAMS CHEMICAL INDUSTRY

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;

At the proposal of the Ministry of Industry (in Report No. 4871/TTr-KHDT of December 22, 2000) and proceeding from the opinions of the ministries of Planning and Investment (in Official Dispatch No.898-BKH/CN of February 19, 2001), Finance (in Official Dispatch No.1176-TC/TCDN of February 16, 2001), Agriculture and Rural Development (in Official Dispatch No.298/BNN/KH of February 7, 2001), and Science, Technology and Environment (in Official Dispatch No.348/BKHCNMT-CN of February 12, 2001),

DECIDES:

Article 1.-To ratify the 2001-2005 five-year plan on the development of Vietnams chemical industry with the following principal contents:

I. THE PLAN’S OBJECTIVES

1. To step by step build the chemical industry with a rational and modern structure, to form industrial parks and large-scale chemical production groups with advanced technologies, so as to efficiently use the domestic resources, meet the market demands and substitute for imports, then proceeding to export products to foreign markets.

2. To continue seeking for capital sources and investment forms in order to execute new investment projects for the production of: urea nitrogenous fertilizer; diammonium phosphate (DAP); suds, caustic soda; automobile and tractor tires and inner tubes and a number of products of high value.

3. To rapidly make intensive investments in and renewal of existing technologies and equipment, so as to turn out products with great domestic demands, with materials and raw materials advantage and with competitiveness, such as: processed phosphorous fertilizer; NPK (nitrogenous-phosphorous-potassium) mixed fertilizer; automobile, bicycle and motorbike tires and inner tubes; phosphoric acid (H3PO4); tripolyphosphate; monosodium hydroxide (caustic soda NaOH); sulfuric acid (H2SO4); light powder; accumulators.

4. To achieve an average annual growth rate of over 15% for the five-year period.

II. THE ORIENTATIONS AND TASKS OF THE 2001-2005 FIVE-YEAR PLAN

1. Regarding fertilizer:

a/ Phosphorous fertilizer:

To make intensive investment in production expansion so as to raise the capacity of Lam Thao superphosphate and chemical factory, Long Thanh superphosphate factory and two calcined phosphate factories (Van Dien and Ninh Binh). To speed up the investment preparation in order to start as soon as possible the construction of a diammonium phosphate (DAP) factory; and to study the possibility of building a super-phosphorous fertilizer plant in Lao Cai province. To complete the first stage, then proceed with the second stage of the project to raise the apatite ore- exploiting and - sorting capacity to 760,000 tons/year.

b/ Urea nitrogenous fertilizer:

To complete on schedule the project for technical renovation of Ha Bac nitrogenous fertilizer factory. The Vietnam Chemical Corporation shall coordinate with the Vietnam Oil and Gas Corporation in constructing two new factories for producing nitrogenous fertilizer from gas in Phu My and Ca Mau; to actively proceed with the project on a factory producing nitrogenous fertilizer from coal.

c/ NPK mixed fertilizer:

To develop the production of NPK mixed fertilizer in proportion to the demand therefor and ensure the rational arrangement of NPK mixed fertilizer factories according to territorial areas and plant varieties, with importance attached to the renewal of technologies and equipment, raising of quality and diversification of categories of NPK mixed fertilizer to meet the domestic demand.

d/ To boost the production of bio-chemical organic fertilizers rich in nutrients.

2. Regarding rubber products:

To renew technologies and equipment, step up the investment in expansion of production and raising of quality of automobile, bicycle and motorbike tires and inner tubes, and prepare conditions for the construction of an automobile tire and inner tube factory with a capacity of 2 - 3 million sets/year by 2005. To research into and develop the production of technical rubber products.

3. Regarding base chemicals:

Besides boosting the production of traditional base chemicals (sulfuric acid, phosphoric acid, hydrochloric acid, tripolyphosphate, light powder,...) to meet the market demands, it is necessary to study and prepare for investment in large-scale production of suds and caustic soda in service of development of light industry, construction materials industry, metallurgy and oil refinery.

4. Regarding petrochemistry and other chemicals:

a/ To maintain and promote to the utmost the capacity of invested factories producing such petrochemical products as: dioctyl phthalate (DOP), polyvinylchloride (PVC); to take initiative in coordinating with the petroleum industry and other relevant branches in formulating projects for investment in a number of new petrochemical products such as polystyrel (PS), polypropylene (PP), polyethylene terephthalate (PET), polyamid (PA); polyester fiber (PES); vinyl chloride monomer (VCM) to be used as raw materials for PVC production. To develop raw materials for production of adhesives in service of the program on production of 1 million cubic meters of industrial wood. To consider the petrochemistry an important new orientation in the strategy for development of the chemical industry in the coming period.

b/ Regarding accumulators, batteries, chemical paints, washing and cleansing substances, plant protection chemicals, etc., most of investments to be made shall be intensive ones in renewal of technologies and raising of products quality in order to fully meet the domestic demand and be exported step by step.

By 2005, to achieve the production targets of a number of main products: 1,100,000 tons of superphosphate, 600,000 tons of calcined phosphate, 330,000 tons of diammonium phosphate (DAP), equivalent to 900,000 tons of superphosphate/year; 1,420,000 urea nitrogenous fertilizer (for the entire branch); 1,800,000 tons of NPK mixed fertilizer; 700,000 tons of sulfuric acid; 130,000 tons of pure monosodium hydroxide (NaOH); 1,200,000 automobile tire sets; 800,000 kwh of accumulator output.

III. ON DEVELOPMENT INVESTMENTS FOR THE IMPLEMENTATION OF THE PLAN

1. The total capital amount required by the entire branch for the 2001-2005 period shall be around VND 29,000 billion, of which VND 18,000 billion shall come from the Vietnam Chemical Corporation (including VND 8,500 billion of foreign loans or domestic commercial loans, while the rest shall be preferential loans, self-supplemented capital and from other sources).

2. The Ministry of Industry shall coordinate with concerned ministries, branches and localities in submitting to the Prime Minister for approval each specific project according to their competence, together with proposals on the creation of investment capital sources, policies for mobilization and use of capital of each project, as well as policies to support the chemical production and ensure the sustainable development of Vietnams chemical industry.

Article 2.-Implementation management and organization:

1. The Ministry of Industry shall have to manage and direct the implementation of the 2001-2005 five-year plan on the development of Vietnams chemical industry and perform the following tasks:

- To coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Construction, the Ministry of Defense, the Peoples Committees of the concerned provinces and centrally-run cities and the Vietnam Chemical Corporation in working out the investment portfolio, investment scale and locations of new projects in each period;

- To submit to the Prime Minister for approval the readjustments or supplements to the plan after consulting the concerned ministries, branches and localities;

- To study and formulate mechanisms and policies to create investment capital sources, use domestic raw materials and materials, renew technical equipment and facilities and enhance the managerial capability of the chemical industry, then submit them to the Prime Minister for approval.

2. The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and the State Bank of Vietnam shall arrange and seek for capital sources at home and abroad, including ODA and FDI preferential loans, to satisfy the investment demand of the chemical industry.

Article 3.-The Vietnam Chemical Corporation shall have to implement the plan. The ministries, branches and Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall, according to their respective functions and tasks, have to coordinate with and help one another in the course of plan implementation, with attention being paid to the assurance of consistency and homogeneity between the Vietnam Chemical Corporations plan and the development plans of ministries, branches and localities.

Article 4.-The Vietnam Oil and Gas Corporation shall have to coordinate with the Vietnam Chemical Corporation in finalizing the development plan and specialized implementation solutions for production of nitrogenous fertilizer and petrochemistry along the approved target orientations.

Article 5.-This Decision takes effect 15 days after its promulgation.

Article 6.-The ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the presidents of the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities, the Chairman of the Management Board and the General Director of the Development Assistance Fund, the managing board chairmen and general directors of the Vietnam Chemical Corporation and the Vietnam Oil and Gas Corporation shall have to implement this Decision.

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 51/2001/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất