Quyết định 44/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng trọng điểm phía Nam giai đoạn từ nay đến năm 2010

thuộc tính Quyết định 44/1998/QĐ-TTg

Quyết định 44/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng trọng điểm phía Nam giai đoạn từ nay đến năm 2010
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:44/1998/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:23/02/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 44/1998/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 44/1998/QĐ-TTG
NGÀY 23 THÁNG 02 NĂM 1998 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI VÙNG TRỌNG ĐIỂM
PHÍA NAM GIAI ĐOẠN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư tại văn bản số 315/HĐTĐ ngày 16 tháng 1 năm 1998,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 với những nội dung như sau:

 

I. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:

 

1. Xây dựng vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trở thành một trong những vùng kinh tế phát triển nhanh, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn so với các vùng khác trong cả nước.

2. Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ từ nay đến năm 2010, đạt từ 13,5% đến 14,5%, đi đầu trong một số lĩnh vực quan trọng, tạo động lực cho qúa trình phát triển của vùng Nam Bộ và góp phần thúc đẩy nền kinh tế của cả nước.

3. Chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa của vùng và tòan khu vực phía Nam.

4. Hoàn thiện và bước đầu hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ.

5. Giải quyết cơ bản việc làm cho những người trong độ tuổi lao động.

6. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái nhất là trong khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên, sử dụng đất đai, trong quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa.

7. Phát triển kinh tế phải gắn liền với tăng cường khả năng bảo đảm an ninh quốc phòng. Chú trọng những trọng điểm phòng thủ và căn cứ hậu cần chiến lược cho vùng và khu vực phía Nam. Giữ vững chủ quyền vùng đất, vùng biển và vùng trời của khu vực có tầm chiến lược rất quan trọng của cả nước.

 

 

II. NHỮNG NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN CHỦ YẾU:

 

1. Về công nghiệp:

- Công nghiệp phải là lĩnh vực trọng yếu, tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, phấn đấu tăng tốc độ phát triển để đạt tỷ trọng 49,0% GDP năm 2000 và 50,4% GDP của vùng năm 2010.

- Phát triển các ngành công nghiệp sạch, kỹ thuật cao tại thành phố Hồ Chí Minh; hình thành các khu công nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương qua Biên Hòa, chạy dọc đường 51 tới Bà Rịa - Vũng Tàu, liên kết thành mạng lưới các khu công nghiệp. Thực hiện song song với việc phát triển các ngành công nghiệp cơ bản và mũi nhọn (như khai thác và chế biến dầu khí, năng lượng điện, cơ khí chế tạo, luyện cán thép, công nghệ thông tin, hóa chất cơ bản và vật liệu... để làm nền tảng công nghiệp hóa các ngành kinh tế quốc dân) với phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

2. Về thương mại, dịch vụ, du lịch:

- Phát triển thương mại - dịch vụ ngang tầm với vai trò vị trí của vùng trong mối quan hệ với khu vực phía Nam, với cả nước và quốc tế, phấn đấu mức tăng trưởng bình quân của ngành thương mại dịch vụ đạt từ 13% đến 15% thời kỳ từ nay đến năm 2010; hình thành một hệ thống các trung tâm thương mại trong đó có một số trung tâm và siêu thị có quy mô và trình độ ngang tầm với các nước trong khu vực.

- Phát triển đa dạng và nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình du lịch; hình thành các tuyến du lịch hợp lý để thu hút khách, xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng bảo đảm nhu cầu về lưu trú cho khách du lịch trong nước và nước ngoài.

- Đa dạng hóa các hình thức dịch vụ thuộc các lĩnh vực: Tài chính, ngân hàng, viễn thông, dịch vụ cảng... nhằm phục vụ sản xuất và đời sống.

3. Về nông, lâm, ngư nghiệp:

- Về nông nghiệp: từng bước khai thác diện tích đất hoang hóa để sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh thâm canh, mở rộng các vùng chuyên canh trên các vùng đất thích hợp để tăng khối lượng sản phẩm hàng hóa. Đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới cùng với các chính sách, cơ chế thích hợp để thúc đẩy sản xuất. Đồng thời có kế hoạch, biện pháp phòng chống thiên tai, bão lụt.

- Phát triển lâm nghiệp, phủ xanh đất trống đồi núi trọc (tập trung ở Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai); tăng nhanh và sớm ổn định rừng phòng hộ ven biển, đặc biệt diện tích rừng ngập mặn của huyện Cần Giờ - thành phố Hồ Chí Minh và ven theo biển của Bà Rịa - Vũng Tàu, chú trọng rừng nguyên liệu giấy, rừng quốc gia và rừng đầu nguồn Trị An.

- Phát triển nghề thủy, hải sản trên các lĩnh vực khai thác, nuôi trồng, chế biến và các dịch vụ, hậu cần tiêu thụ trong dân. Nâng cao năng lực khai thác biển, tăng cường đánh bắt thủy sản xa bờ, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất. Đầu tư chiều sâu để nâng cấp các cơ sở dịch vụ phục vụ nghề cá phát triển. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư thúc đẩy ngành thủy hải sản phát triển.

4. Phát triển kết cấu hạ tầng:

- Hoàn thiện và bước đầu hiện đại hóa hệ thống cơ sở hạ tầng là nhiệm vụ cần ưu tiên và đi trước một bước. Xây dựng nhanh các tuyến giao thông huyết mạch trục quốc lộ 51, quốc lộ 13, quốc lộ 22 tuyến đường xuyên á, nhanh chóng cải thiện giao thông đô thị, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất (có tính đến việc xây dựng sân bay quốc tế mới cho toàn vùng sau khi sân bay Tân Sơn Nhất đã qúa tải).

- Nhanh chóng nâng cấp cụm cảng Sài Gòn, nâng cấp và xây dựng mới cụm cảng Thị Vải, cảng Sao Mai - Bến Đình, các cảng sông hiện có.

- Cải tạo khu đầu mối đường sắt thành phố Hồ Chí Minh xây dựng các tuyến đường sắt từ thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu, Phnông Pênh, Tây Nam Bộ và đi Tây Nguyên.

- Nâng cấp, xây dựng mới mạng lưới điện tương ứng nguồn điện, đáp ứng yêu cầu sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân.

- Hiện đại hóa mạng lưới thông tin liên lạc, mở rộng thông tin di động, mạng lưới truyền số liệu, bưu chính, thông tin duyên hải, phủ sóng phát thanh, truyền hình toàn địa bàn.

- Cải tạo, nâng cấp và xây dựng hệ thống cấp thoát nước ở các đô thị lớn, các khu công nghiệp tập trung, đảm bảo nhu cầu về nước sạch cho sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân, cải thiện điều kiện ăn ở sinh hoạt và vệ sinh môi trường đô thị và nông thôn.

5. Phát triển các lĩnh vực văn hóa y tế - xã hội:

- Phát triển và nâng cao chất lượng hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa của vùng và cả nước. Hoàn thành xóa nạn mù chữ và phổ cập cấp I cho trẻ em trong độ tuổi vào năm 2000 và phổ cập trung học cơ sở vào năm 2005.

- Phát triển mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám chữa bệnh cho nhân dân, đầu tư nâng cấp các bệnh viện hiện có và nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân. Xây dựng trung tâm chữa bệnh cho người nước ngoài, trước mắt ở thành phố Hồ Chí Minh và Vũng Tàu.

- Thu hút nhiều nguồn vốn và nhiều hình thức đầu tư cho phát triển khoa học, công nghệ của vùng. Mở rộng các hình thức nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Phát triển mạnh hệ thống các điểm nghiên cứu thử nghiệm, trình diễn khuyến nông, khuyến công, khuyến lâm và khuyến ngư trên địa bàn.

 

III. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

 

1. Trên cơ sở những nội dung chính của quy hoạch được phê duyệt, các tỉnh, thành phố thuộc địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam phải cụ thể hóa phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quy hoạch bằng các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn, bằng các chương trình và dự án đầu tư cụ thể. Đồng thời điều chỉnh nội dung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố đã được duyệt cho phù hợp với quy hoạch tổng thể này.

2. Các giải pháp về nguồn vốn, nhân lực, khoa học công nghệ thị trường phải được cụ thể bằng các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của từng tỉnh, thành phố. Các giải pháp phải đồng bộ và huy động được mọi nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

 

3. Trên cơ sở mục tiêu, định hướng phát triển chung của vùng và nhiệm vụ phát triển của các ngành kinh tế trên địa bàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, các tỉnh, thành phố trong vùng cần rà soát lại danh mục các chương trình và dự án đầu tư để bố trí lại thứ tự ưu tiên một cách hợp lý hơn. Trong quá trình thực hiện cần theo dõi thường xuyên và điều chỉnh kịp thời nhằm đảm bảo hiệu quả đầu tư của mọi nguồn vốn khác nhau.

 

Điều 2. Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy hoạch này một cách chặt chẽ và thể hiện trong kế hoạch 5 năm, hàng năm và các chương trình, dự án đầu tư phát triển phù hợp với quy hoạch tổng thể của vùng.

Các Bộ, ngành trung ương có trách nhiệm phối hợp hỗ trợ các tỉnh, thành phố thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong quá trình lập và thực hiện các chương trình và các dự án đầu tư nhằm bảo đảm thống nhất giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng tỉnh, thành phố với quy hoạch tổng thể của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và quy hoạch chung của cả nước.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 44/1998/QD-TTg
Hanoi, February 23, 1998
 
DECISION
TO APPROVE THE SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT MASTER PLAN FOR THE SOUTHERN KEY AREA IN THE PERIOD FROM NOW TILL THE YEAR 2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
At the proposal of the Chairman of the State Council for Evaluation of Investment Projects in Official Dispatch No. 315/HDTD of January 16, 1998,
DECIDES:
Article 1.- To approve the master plan on the socio-economic development of the southern key economic area including the provinces of Dong Nai, Binh Duong, Ba Ria - Vung Tau and Ho Chi Minh city in the period from now till the year 2010 with the following contents:
1. MAJOR DEVELOPMENT OBJECTIVES:
1. To build the southern key economic area into one of the fast-growing economic areas attaining an economic growth rate higher than elsewhere nationwide.
2. To strive to achieve a GDP growth rate of from 13.5% to 14.5% in the period from now to the year 2010, to take the lead in a number of important domains, to create a driving force for the development process in the southern region and contribute to promoting the national economy.
3. To restructure the area and the whole southern region along the direction of industrialization and modernization.
4. To complete and modernize for the first step the infrastructure system in a comprehensive manner.
5. To basically settle the question of employment for the working-age people.
6. The socio-economic development must be coupled with the protection and improvement of the ecological environment, particularly in the rational exploitation and use of resources, in the use of land and in the process of urbanization and industrialization.
7. The economic development must be closely linked to the enhancement of the capacity to maintain security and defense. To attach importance to key defense positions and strategic logistic bases in the area and the whole southern region. To firmly maintain the sovereignty over the region's land, sea and space of very important strategic significance to the whole country.
II. MAJOR DEVELOPMENT TASKS:
1. Regarding industry
- The industrial sector must play the key role, creating a driving force for the socio-economic development of the southern key economic area, to strive to increase the industrial growth rate so as to achieve a ratio of 49.0% and 50.4% of the area's GDP by 2000 and 2010 respectively.
- To develop clean and high-tech industries in Ho Chi Minh city; to form industrial parks in Ho Chi Minh city and Binh Duong through Bien Hoa along Highway 51 to Ba Ria - Vung Tau, which all form a network of industrial parks. To develop the key and spearhead industries (such as oil and gas exploitation and processing, electric energy, mechanical manufacture, steel rolling, information technology, basic chemicals and materials, etc. as the basis for the industrialization of various national economic sectors) together with the consumer goods industry so as to meet the domestic and export demands.
2. Regarding trade, services and tourism:
- To develop trade and service to a level on a par with the role and position of the area in the relationship with the southern region, the whole country and the world, to strive to achieve the average trade and service growth rate of from 13% to 15% in the period from now to the year 2010; to establish a network of trade centers including a number of centers and department stores of the regional countries' standards.
- To diversify and raise the quality and effectiveness of various forms of tourism; to open appropriate tourist lines to attract tourists, to build comprehensive material and technical bases and infrastructure to assure the lodging needs of Vietnamese and foreign tourists.
- To diversify forms of financing, banking, telecommunications and port services... in service of production and daily life.
3. Regarding agriculture, forestry and fishery:
- Regarding agriculture: To step by step exploit waste land for agricultural production. To step up intensive farming and expand specialized farming on suitable soil so as to increase the quantity of commercial products. To apply new scientific, technical and technological advances as well as appropriate policies and measures to boost production. And at the same time to prepare plans and measures to prevent and combat natural disasters, storms and floods.
- To develop forestry, to regreen waste land and bare hills (mostly in Ba Ria-Vung Tau and Dong Nai); to quickly expand and soon stabilize coastal protective forests, especially the areas of submerged forests in Can Gio district of Ho Chi Minh city and along the coastline of Ba Ria-Vung Tau, to attach importance to forests that serve as a source of materials for the paper industry, to national forests and Tri An headwater forests.
- To develop the exploitation, culture, processing of aquatic and marine resources and their marketing services among the people. To raise the sea fishing capacity, promote offshore fishing and apply new scientific, technical and technological advances to production. To make in-depth investments in upgrading service establishments for the development of fishery. To encourage all economic sectors to invest in promoting the development of the aquatic resource branch.
4. Infrastructure development:
- To complete and start to modernize the infrastructure system is a priority task that needs to be performed one step ahead. To quickly build key communications routes including national highway 51, national highway 13, national highway 22 and the trans-Asian ways, to quickly improve the urban traffic, upgrade Tan Son Nhat airport (also taking into account the construction of a new international airport for the whole region after Tan Son Nhat airport is over-loaded).
- To quickly upgrade the Sai Gon port cluster, upgrade and build new Thi Vai port cluster, Sao Mai-Ben Dinh port and the existing river ports.
- To renovate the railway junction in Ho Chi Minh city, to build railway lines from Ho Chi Minh city to Vung Tau, Phnom Penh, western south Vietnam and the Central Highlands.
- To upgrade and build a new power grid network compatible to the power supply capacity so as to meet the production demand and serve the people's daily life.
- To modernize the information and communication network and expand the networks of mobile telephone, data transmission, coastal post and information, to expand the radio and television coverage all over the area.
- To renovate, upgrade and build water supply and drainage systems in big cities and industrial parks to ensure the demand of clean water for production, business and people's daily life, to improve the living conditions and the environmental sanitation in urban and rural areas.
5. Cultural, health and social development:
- To develop and raise the quality and effectiveness of the educational and training system so as to raise the people's intellectual level, and supply adequate human resources for the regional and national industrialization and modernization. To eradicate illiteracy and universalize primary education among school-age children by the year 2000 and universalize junior high school education among the population by the year 2005.
- To develop the network of primary health care and medical examination and treatment for the people, to invest in upgrading existing hospitals and improve the quality of services. To build in the immediate future medical centers for foreigners in Ho Chi Minh city and Vung Tau.
- To attract capital from various sourcesand investment in many forms for the scientific and technological development in the region. To develop forms of research and application of scientific, technical and technological advances. To strongly develop the system of centers for research and experimentation as well as the agricultural, industrial, forestry and fishery promotion demonstration in the area.
III. MAJOR SOLUTIONS:
1. On the basis of the principal contents of the approved master plan, the provinces and cities in the southern key economic area shall have to concretize the socio-economic orientations and tasks of the master plan into their long-term, medium-term and short-term plans and into specific programs and investment projects. At the same time they must adjust the approved socio-economic master plans of their own to make them conform to this master plan.
2. The solutions with respect to sources of capital, human resources, science, technologies and markets must be concretized into mechanisms and policies suited to the conditions of each province or city. Such solutions must be comprehensive and capable of mobilizing all resources inside and outside the country in service of the socio-economic development of the southern key economic area.
3. On the basis of the general development objectives and orientations of the southern key economic area and the development tasks of various economic sectors therein, the provinces and cities in the area should review the list of programs and investment projects so as to arrange them in a more rational priority order. In the course of implementation, they should regularly supervise and make timely adjustments thereto with a view to ensuring the efficient investment with different sources of capital.
Article 2.- The presidents of the People's Committees of the provinces and cities in the southern key economic area shall have to closely supervise and monitor the implementation of this master plan through five-year and annual plans, programs and investment projects in accordance with the area's master plan.
The ministries and branches at the central level shall have to coordinate with and support the provinces and cities in the southern key economic area in the process of formulating and carrying out programs and investment projects so as to ensure the conformity between the socio-economic development master plan of each province or city and the socio-economic development master plan of the southern key economic area and the national master plan.
Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing. The ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, the presidents of the People's Committees of the provinces and cities in the southern key economic area shall have to implement this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
PRIME MINISTER





Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 44/1998/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất