Quyết định 423/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 423/QĐ-TTg

Quyết định 423/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:423/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:11/04/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----------------
Số: 423/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------------
Hà Nội, ngày 11 tháng 04 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TỈNH SÓC TRĂNG ĐẾN NĂM 2020
-----------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 phải phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cá nước, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch các ngành, lĩnh vực.
2. Phát huy nội lực kết hợp với việc tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, cân đối, hài hòa giữa chiều sâu và chiều rộng, tạo sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước; sớm đưa tỉnh Sóc Trăng tiến kịp nhịp độ phát triển chung của cả nước.
3. Khai thác lợi thế về biển để phát triển mạnh kinh tế ven biển và kinh tế biển làm động lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đổi mới về chính sách quản lý, cải cách hành chính, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng tạo điều kiện thu hút đầu tư nhất là các ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao.
4. Phát triển kinh tế gắn với phát triển y tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, giảm dần tỷ lệ hộ nghèo; tập trung đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường, gắn phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ.
5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Chủ động phòng ngừa những ảnh hưởng, tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng Sóc Trăng trở thành một tỉnh có nền nông nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững gắn với phát triển công nghiệp và dịch vụ; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao; từng bước tiến kịp với quá trình phát triển chung của cả nước; có nền quốc phòng - an ninh vững mạnh, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Phấn đấu đến năm 2020, Sóc Trăng trở thành tỉnh có thu nhập vào loại khá của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Về kinh tế
- Đến năm 2015: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,5 - 13%/năm; GDP bình quân đầu người đạt 1.800 USD; tỷ trọng các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 39,6% - 25,1% - 35,3%; cơ cấu lao động theo các khu vực nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ đạt 46% - 21,1% - 32,9%; kim ngạch xuất khẩu đạt 550 triệu USD.
- Đến năm 2020: Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,5 - 12%/năm; GDP bình quân đầu người đạt 3.300 USD; tỷ trọng các ngành nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng, dịch vụ trong cơ cấu GDP tương ứng chiếm 28% - 34,2% - 37,8%; cơ cấu lao động theo các khu vực nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ đạt 36% - 30,4% - 33,6%; kim ngạch xuất khẩu đạt 900 triệu USD. Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân trên 10%/năm.
b) Về xã hội
- Đến năm 2015: Giảm tỷ lệ sinh hàng năm xuống 1,3%, quy mô dân số khoảng 1,38 - 1,39 triệu người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 51%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 45%; tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 46%; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống 14,5%; tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia chiếm 50%; tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 80%, tiểu học đạt 99,5%, trung học cơ sở đạt 95% và trung học phổ thông đạt 65%; tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%.
- Đến năm 2020: Giảm tỷ lệ sinh hàng năm xuống 1,1%, quy mô dân số khoảng 1,45 - 1,46 triệu người; tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5%; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%, trong đó lao động qua đào tạo nghề đạt 55%; tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm 36%; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi giảm xuống 10%; tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia chiếm 75%; tỷ lệ huy động trẻ em trong độ tuổi đi học mẫu giáo đạt 97%, đến trường trung học phổ thông đạt 85%;
c) Về môi trường
- Đến năm 2015: Tỷ lệ che phủ rừng đạt 5%; tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 98%; tỷ lệ thu gom và xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường đối với chất thải nguy hại, chất thải y tế đạt 100%; thu gom và xử lý đối với các loại chất thải rắn đạt trên 40%.
- Đến năm 2020: Tỷ lệ che phủ rừng đạt 5,5%; tỷ lệ các hộ gia đình sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 100%; tỷ lệ thu gom và xử lý đối với các loại chất thải rắn đạt trên 80%; 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Về nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao; hình thành và phát triển các mô hình sản xuất chuyên môn hóa và thâm canh cao; các sản phẩm ưu tiên phát triển trong thời kỳ tới gồm lúa đặc sản, rau màu, thủy sản (con tôm)… Phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đạt trên 4,2%/năm.
- Nông nghiệp: Nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở những vùng trồng lúa kém hiệu quả; nhân rộng các giống lúa chất lượng cao, lúa đặc sản; đến năm 2020, diện tích trồng lúa vào khoảng 285.000 - 290.000 ha; đầu tư, xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao, các trang trại trồng rau màu, củ, quả thực phẩm; phát triển các vùng cây ăn quả tập trung, khuyến khích các hình thức hợp đồng bao tiêu sản phẩm trái cây cho nông dân.
Phát triển chăn nuôi dưới các hình thức trang trại, hộ gia đình, doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường và an toàn dịch bệnh, hình thành các trung tâm giống, hỗ trợ nông dân cải tạo cơ cấu giống, cơ cấu đàn gia súc, gia cầm, chăn nuôi bò thịt có chất lượng cao, chăn nuôi gà thịt, gà lấy trứng.
- Thủy sản: Phát triển các khu nuôi trồng thủy sản ở cả 3 vùng nước mặn, nước lợ và nước ngọt; tạo điều kiện nuôi trồng theo các hình thức công nghiệp và bán công nghiệp; xây dựng các khu nuôi trồng có hạ tầng đồng bộ và các khu nuôi quảng canh bền vững; ứng dụng công nghệ sinh học và áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản tiên tiến; mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 80.000 ha (diện tích nuôi tôm khoảng 49.000 ha) vào năm 2015 và ổn định ở quy mô 83.000 - 85.000 ha vào năm 2020.
Khuyến khích phát triển đội tàu đánh bắt xa bờ, công suất lớn nhằm tăng sản lượng và hiệu quả khai thác thủy sản; đầu tư xây dựng hệ thống cảng cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá, khu tránh trú bão cho tàu thuyền đánh bắt thủy sản tại các khu vực cửa sông, hướng đến trở thành một trung tâm nghề cá và dịch vụ hậu cần nghề cá ở khu vực ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Lâm nghiệp: Tập trung khoanh vùng bảo vệ và ổn định phát triển các rừng ngập mặn ven biển, cửa sông và rừng chắn cát. Tiếp tục trồng mới và mở rộng diện tích rừng tập trung lên khoảng 13.000 ha vào năm 2015 và 14.000 ha vào năm 2020.
2. Phát triển ngành công nghiệp
- Phát triển công nghiệp theo hướng tạo điều kiện thu hút đầu tư cho các ngành kinh tế có lợi thế phát triển ổn định và bền vững; chú trọng đến việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. Phấn đấu tăng trưởng bình quân đạt 18,5 - 19%/năm.
- Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo như: Công nghiệp chế biến nông, thủy sản; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu; công nghiệp cơ khí sản xuất thiết bị, phụ tùng, lắp ráp máy nông nghiệp, máy chế biến nhỏ, sản xuất động cơ phương tiện vận tải thủy; công nghiệp khai thác sản xuất vật liệu xây dựng.
- Tập trung phát triển nhanh, hiệu quả các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt, gắn liền với xây dựng các công trình xử lý chất thải, trồng cây xanh, bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp; đồng thời phát triển đồng bộ các dịch vụ, đảm bảo điều kiện sinh hoạt cho người lao động nhất là nhà ở cho công nhân. Phấn đấu đến năm 2020, tổng diện tích các khu công nghiệp khoảng 1.114 ha.
3. Phát triển ngành thương mại, dịch vụ
Phấn đấu tăng trưởng bình quân đạt 15,5 - 16%/năm; ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao, đa dạng hóa các ngành dịch vụ. Tập trung phát triển các ngành dịch vụ mũi nhọn như dịch vụ vận chuyển - kho bãi đường sông, biển, cảng biển, cảng cạn, hậu cần, viễn thông - công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, du lịch.
- Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng xã hội hóa đầu tư, hoàn thành việc nâng cấp, xây dựng các chợ trung tâm huyện, chợ trung tâm thành phố Sóc Trăng; xây dựng mạng lưới hệ thống chợ xã, chợ đầu mối nông, thủy sản, để từng bước hoàn thiện hệ thống phân phối, bán lẻ đến người dân. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân xây dựng và quảng bá thương hiệu các sản phẩm đặc trưng của Tỉnh; chú trọng xây dựng hệ thống thông tin thị trường phục vụ người dân sản xuất.
- Khai thác điều kiện lợi thế phát triển du lịch biển, du lịch văn hóa đặc sắc hội tụ của ba nền văn hóa Kinh - Khmer - Hoa để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn hội nhập kinh tế quốc tế. Thu hút đầu tư xây dựng một số khu du lịch ven biển có cơ sở hạ tầng đạt chuẩn quốc tế đủ sức hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.
4. Các lĩnh vực văn hóa - xã hội
a) Giáo dục và đào tạo
- Khuyến khích phát triển hệ thống giáo dục mầm non theo các hình thức công lập và dân lập; phổ cập giáo dục cho trẻ 5 tuổi. Đẩy nhanh tiến độ kiên cố hóa phòng học, nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông. Tiếp tục phát triển các trường phổ thông dân tộc nội trú ở các vùng tập trung đồng bào Khmer, triển khai dạy tiếng dân tộc cho học sinh dân tộc ở các trường vùng đồng bào dân tộc; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
- Đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề theo hướng gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo; chú trọng đào tạo nghề cho lao động nông thôn, củng cố mạng lưới các trường dạy nghề; phấn đấu hàng năm tổ chức dạy nghề cho khoảng 2,5 vạn lao động trong giai đoạn đến năm 2015 và 3 - 3,2 vạn lao động trong giai đoạn đến năm 2020. Khuyến khích các cơ sở đào tạo liên kết với các trường đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Nghiên cứu đến năm 2015, nâng cấp một số trường như trường Cao đẳng Cộng đồng, trường Trung cấp Y tế và Trung cấp Văn hóa nghệ thuật.
b) Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Phát triển mạng lưới y tế theo hướng xã hội hóa đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân về các dịch vụ khám chữa bệnh, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe. Phấn đấu đến năm 2015 bình quân toàn tỉnh có 18 giường bệnh/vạn dân và 05 bác sĩ/vạn dân; đến năm 2020 là 25 giường bệnh/vạn dân và 06 bác sĩ/vạn dân. Nâng cấp cơ sở vật chất các bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện.
Củng cố các trạm y tế xã, phường, tăng cường đưa bác sĩ về làm việc thường xuyên ở các trạm y tế xã. Phấn đấu đến năm 2015, số trạm y tế xã có bác sĩ thường xuyên làm việc đạt 83%; tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 100%; đến năm 2020 có 100% trạm y tế xã có bác sĩ làm việc lâu dài. Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, chủ động phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, tăng cường quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.
c) Lao động, việc làm và an sinh xã hội
- Kết hợp đồng bộ các biện pháp để thực hiện chương trình giải quyết việc làm, phấn đấu trung bình hàng năm giải quyết được việc làm mới cho khoảng 2,2 - 2,3 vạn lao động trong giai đoạn đến năm 2015 và 2,6 - 2,8 vạn lao động trong giai đoạn đến năm 2020.
- Thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình xóa đói, giảm nghèo; xây dựng các giải pháp, mô hình giảm nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo phát triển sản xuất; có chính sách khuyến khích xã, hộ gia đình thoát nghèo, khuyến khích các doanh nghiệp dạy nghề, tạo việc làm cho người nghèo; chuyển dịch cơ cấu lao động khu vực nông nghiệp sang lao động khu vực phi nông nghiệp ở cả nông thôn và thành thị.
- Đẩy mạnh công tác phòng, chống các tệ nạn xã hội, tăng cường và nâng cao hiệu quả cuộc vận động xây dựng xã/phường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa mới”; thực hiện xã hội hóa công tác đền ơn đáp nghĩa, vận động toàn dân cùng tham gia; chăm sóc người có công với nước; chăm lo đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho con em gia đình chính sách.
d) Khoa học và công nghệ
- Phát triển hệ thống nghiên cứu và triển khai khoa học - công nghệ, thực hiện các chương trình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, tập trung phổ biến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp và thủy sản; phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ sản phẩm từ cây trồng, vật nuôi được chọn nhân giống và áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất hiện đại đạt 80%. Đầu tư phát triển khu nông nghiệp công nghệ cao, xây dựng trang trại thực nghiệm công nghệ sinh học để khảo nghiệm và nhân giống vật nuôi, cây trồng.
- Hỗ trợ kỹ thuật các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, giảm tiêu thụ nguyên nhiên liệu, tăng hiệu quả sản xuất. Hợp tác với các viện nghiên cứu, các trường đại học tổ chức đào tạo, phát triển đội ngũ nhân lực có trình độ khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội.
đ) Văn hóa, thể dục thể thao
- Hoàn chỉnh thiết chế văn hóa; thông tin từ cấp tỉnh, huyện đến cấp cơ sở xã, phường; đầu tư xây dựng Trung tâm Văn hóa thông tin, Bảo tàng Tổng hợp, Bảo tàng Nghệ thuật dân gian Khmer. Đưa phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đi vào chiều sâu, hình thành nếp sống văn minh, môi trường văn hóa từ gia đình đến khu dân cư, cơ quan, doanh nghiệp. Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di sản văn hóa dân tộc.
- Xã hội hóa đầu tư phát triển hệ thống cơ sở phục vụ hoạt động thể dục thể thao từ tỉnh đến xã, phường; tập trung đầu tư xây dựng các công trình thi đấu và tập luyện thể dục thể thao cấp tỉnh; đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; có chính sách đãi ngộ đối với đội ngũ vận động viên thi đấu của Tỉnh.
e) Tài nguyên môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu
- Tăng cường công tác quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên đất, nước, rừng, biển, khoáng sản. Bổ sung, hoàn chỉnh các quy hoạch, kế hoạch khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên, phối hợp các Bộ, ngành Trung ương tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên, môi trường biển, lập quy hoạch quản lý tổng hợp vùng đới bờ.
- Đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, mực nước biển dâng. Triển khai các dự án tái định cư, bố trí, sắp xếp ổn định dân cư ở các khu vực ven biển, ven sông chịu ảnh hưởng thiệt hại nặng nề từ thiên tai lũ lụt gắn với quy hoạch xây dựng các xã nông thôn mới.
- Phổ biến thông tin, hỗ trợ kỹ thuật để các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất áp dụng hệ thống tiêu chuẩn môi trường ISO 1400. Giám sát chặt chẽ các hoạt động sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, kiên quyết xử lý các trường hợp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
5. Xây dựng kết cấu hạ tầng
a) Giao thông:
- Đường bộ: Phối hợp với Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu xây dựng tuyến đường vành đai II và đoạn quốc lộ 1A tránh thành phố Sóc Trăng, tuyến đường tỉnh 937 nhằm nối quốc lộ 1A với quốc lộ Quản lộ Phụng Hiệp và quốc lộ 61 phù hợp với nhu cầu phát triển và nguồn lực từng giai đoạn; xem xét nâng cấp tuyến quốc lộ 60, các tuyến đường tỉnh có lưu lượng giao thông lớn, các tuyến đường cấp huyện và liên xã, đường giao thông nông thôn; phát triển đồng bộ các tuyến đường đô thị và một số cầu vượt sông như cầu Maspero II, cầu Chàng Ré, cầu Chợ Kinh, cầu Dù Tho; xây dựng tuyến đường ven biển tạo điều kiện phát triển kinh tế biển kết hợp đảm bảo quốc phòng, an ninh và phòng, chống thiên tai, cứu hộ cứu nạn.
- Đường thủy: từng bước phát triển đồng bộ giữa cảng và tuyến luồng, gắn kết với giao thông đường biển, đường bộ tạo thành mạng lưới giao thông hoàn chỉnh; thường xuyên nạo vét tạo độ sâu ổn định luồng lạch, cải tạo âu thuyền, hoàn chỉnh hệ thống phao tiêu, đèn hiệu, biển báo trên các tuyến chính. Một số tuyến đường sông chính như sông Maspero, sông Hậu, sông Rạch Nhu Gia, sông Rạch Chàng Ré…
- Cảng: Nghiên cứu đầu tư xây dựng cảng biển Trần Đề thành cảng đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa của khu vực đồng bằng sông Cửu Long tại cửa sông Hậu; cảng biển Đại Ngãi là cảng tổng hợp và một số cảng tiếp nhận tàu từ 300 - 500 DWT (cảng Long Hưng, cảng Ngã Năm, cảng Cái Côn và cảng thành phố Sóc Trăng trên kênh Saintard)
b) Thủy lợi
- Nghiên cứu từng bước đầu tư xây dựng đồng bộ các công trình ngăn mặn, trạm bơm đầu mối, nạo vét các tuyến kênh cấp I, kênh trục nội đồng, kiên cố hóa hệ thống kênh tưới, tiêu; xem xét nâng cấp hệ thống thủy lợi kết hợp giao thông nông thôn 4 huyện vùng trũng Mỹ Tú - Thạnh Trị - Ngã Năm - Châu Thành; công trình thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản vùng ven biển các huyện Long Phú, Cù Lao Dung và thị xã Vĩnh Châu, phục vụ tôm lúa tiểu vùng 2, vùng 6 xã huyện Mỹ Xuyên; nâng cấp hạ tầng thủy lợi vùng sản xuất cá tra thuộc các huyện Kế Sách, Cù Lao Dung, Long Phú.
- Củng cố, nâng cấp hệ thống đê, kè, xây dựng các tuyến đê bao theo 7 vùng thủy lợi trong tỉnh; nâng cấp hệ thống đê biển Sóc Trăng thuộc các huyện Long Phú, Cù Lao Dung và thị xã Vĩnh Châu; tuyến đê biển từ bến đò Kinh Ba đến giao đường Nam Sông Hậu tại xã Trung Bình; nâng cấp đê cửa sông thuộc thị xã Vĩnh Châu; hệ thống đê sông thuộc huyện Cù Lao Dung.
c) Cấp nước, thoát nước và vệ sinh môi trường
- Từng bước đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước đáp ứng nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất tại khu vực đô thị và vùng phụ cận; nghiên cứu nâng cấp hệ thống cấp nước cho thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm, các nhà máy hiện có tại các thị trấn, thị tứ. Đối với khu vực nông thôn, tùy thuộc vào vị trí địa lý áp dụng các mô hình cấp nước tập trung hoặc cấp nước hộ gia đình cho phù hợp.
- Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải sinh hoạt và sản xuất tại các đô thị, các khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất, dịch vụ đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn trước khi xả ra ngoài.
- Thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, y tế, chất thải công nghiệp độc hại theo đúng quy định; phấn đấu đến năm 2020, mỗi thị trấn xây dựng 01 bãi rác; toàn tỉnh có 2 - 3 khu xử lý tập trung rác thải công nghiệp và sinh hoạt.
d) Bưu chính và thông tin truyền thông
- Từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất cho hệ thống phát thanh, truyền hình của Tỉnh. Tiếp tục đổi mới nội dung, chương trình nhằm phục vụ công tác thông tin tuyên truyền và đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của các tầng lớp nhân dân.
- Phát triển mạng lưới các điểm truy nhập điện thoại, Internet công cộng ở các khu vực đô thị và nông thôn. Phấn đấu đến năm 2015, mật độ điện thoại đạt 30 thuê bao/100 dân, mật độ Internet đạt từ 4 - 5 thuê bao/100 dân; đến năm 2020, các tỷ lệ này tương ứng là 41 - 42 thuê bao điện thoại/100 dân và đạt 15 - 16 thuê bao internet/100 dân.
IV. PHƯƠNG HƯỚNG TỔ CHỨC KHÔNG GIAN PHÁT TRIỂN
1. Phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn
a) Phát triển đô thị
- Phát triển đô thị theo các tiểu vùng nhằm phát huy vai trò hạt nhân thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ của các đô thị; trước mắt, phát triển các đô thị trung tâm các tiểu vùng gồm thành phố Sóc Trăng, thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt 28%; toàn tỉnh có 01 thành phố, 02 thị xã và 19 thị trấn, thị tứ.
b) Xây dựng nông thôn mới và phát triển các vùng khó khăn
- Xã hội hóa đầu tư xây dựng hạ tầng nông thôn để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, phấn đấu số xã đạt tiêu chí nông thôn mới chiếm từ 20% trở lên vào năm 2015 và 60% vào năm 2020.
- Thực hiện lồng ghép Chương trình xây dựng nông thôn mới kết hợp với các chương trình mục tiêu để tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu (điện, giao thông, viễn thông, cấp nước, trường học, trạm y tế, chợ, thiết chế văn hóa - thông tin, …) cho các xã thuộc vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc; thực hiện tốt các chính sách ưu đãi nhằm thu hút dự án đầu tư, hỗ trợ đào tạo, chuyển giao kỹ thuật để phát triển sản xuất tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống nhân dân ở các vùng sâu, vùng xa, vùng tập trung đồng bào dân tộc Khmer.
2. Phát triển các vùng kinh tế
a) Vùng kinh tế biển: Bao gồm các huyện Cù Lao Dung, Long Phú, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Khai thác lợi thế về biển, đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật ven biển, tạo điều kiện thu hút đầu tư phát triển các ngành kinh tế gắn với biển như hàng hải, thương mại đường biển, các ngành công nghiệp, dịch vụ gắn với biển, du lịch biển, kinh tế thủy sản.
Tập trung đầu tư xây dựng cảng Trần Đề cửa sông Hậu, cảng Đại Ngãi và cảng cửa sông Mỹ Thanh để hình thành các khu công nghiệp, cụm kinh tế biển tổng hợp tạo đột phá phát triển kinh tế biển. Ưu tiên phát triển thương mại đường biển, xuất nhập khẩu hàng hóa đường biển, dịch vụ hậu cần, thông tin hàng hải, dịch vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển ở khu vực ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long.
b) Vùng kinh tế nội địa: Bao gồm thành phố Sóc Trăng và các huyện Kế Sách, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Châu Thành, Thạnh Trị, Ngã Năm.
Khai thác điều kiện thuận lợi về giao lưu kinh tế, thương mại, khoa học - công nghệ, đào tạo với thành phố Cần Thơ và các tỉnh, thành phố trong nội địa đồng bằng sông Cửu Long, thu hút đầu tư phát triển các ngành dịch vụ quan trọng như vận chuyển đường bộ, viễn thông, tài chính - ngân hàng, thương mại, các dịch vụ đào tạo, khoa học - công nghệ, y tế với trung tâm đầu mối là thành phố Sóc Trăng. Phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp hình thành các hành lang kinh tế theo các trục lộ đồng thời tiếp tục phát huy vai trò là vùng trọng điểm sản xuất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nông thủy sản cho chế biến, xuất khẩu của Tỉnh.
V. DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ
(Phụ lục kèm theo)
VI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Giải pháp về cải cách hành chính, tư pháp
- Đẩy mạnh cải cách hành chính trên tất cả các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước ở địa phương nhằm tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư phát triển và giảm thiểu phiền hà cho nhân dân; thực hiện tốt nguyên tắc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp, các ngành; phổ biến rộng rãi, niêm yết công khai quy chế, quy trình, thủ tục hành chính trong xử lý công việc tại công sở; rà soát điều chỉnh những thủ tục hành chính không còn phù hợp để loại bỏ; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước.
- Xây dựng mạng lưới dịch vụ pháp lý trên địa bàn tỉnh để tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ pháp lý; triển khai các biện pháp kiểm tra, giám sát việc chấp hành, thi hành pháp luật nhà nước.
2. Giải pháp huy động vốn đầu tư
- Nhu cầu vốn đầu tư của toàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 216.300 tỷ đồng, trong đó thời kỳ đến năm 2015 khoảng 67.800 nghìn tỷ đồng, thời kỳ 2016 - 2020 là 148.500 tỷ đồng. Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm, Tỉnh cần chủ động xây dựng kế hoạch, phân kỳ đầu tư phù hợp để đảm bảo vốn cho các công trình, dự án trọng điểm của địa phương; đồng thời, cần có các giải pháp cụ thể để huy động có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển như:
- Xây dựng và ban hành danh mục các chương trình, dự án cần kêu gọi đầu tư đến năm 2020. Trên cơ sở đó đẩy mạnh công tác quảng bá giới thiệu, xúc tiến đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế, chú trọng khai thác nguồn vốn ODA;
- Cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất, kinh doanh, tiếp tục cải cách thủ tục đầu tư theo hướng gọn, minh bạch, công khai; tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để sẵn sàng tiếp nhận các dự án đầu tư; ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư trên cơ sở lợi thế về địa kinh tế của địa phương và phù hợp với các quy định của pháp luật;
- Đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư để thu hút đầu tư nhất là trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, phát thanh, truyền hình, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường,… Mở rộng các hình thức đầu tư theo hình thức hợp đồng BOT, BT, BTO, PPP,... tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thị trường vốn; phát triển các hình thức liên doanh, liên kết đầu tư, góp vốn đầu tư bằng tài sản;
- Củng cố hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng nhằm tăng cường năng lực huy động vốn trong và ngoài địa bàn, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
3. Giải pháp đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
- Tăng cường đầu tư cho giáo dục, đào tạo; khuyến khích phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề, các mô hình truyền nghề, dạy nghề ở nông thôn, đào tạo lao động theo địa chỉ, đào tạo các ngành nghề có nhu cầu cấp thiết ở địa phương, đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao. Nghiên cứu, phát triển các mô hình giáo dục, dạy nghề với chương trình giảng dạy phù hợp với đặc điểm của các vùng khó khăn, vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh.
- Thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo, dạy nghề cho người trong tuổi lao động, nhất là thanh niên, lao động nông nghiệp dôi dư, tổ chức huấn luyện nghề nông, nghề cá cho nông dân, ngư dân. Nghiên cứu ban hành các chính sách ưu đãi thu hút và sử dụng nhân tài, chuyên gia cao cấp, nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề bậc cao trong các ngành, lĩnh vực còn đang thiếu ở Tỉnh.
4. Giải pháp về khoa học và công nghệ
- Đẩy mạnh phong trào phát huy sáng kiến, sáng chế cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh, thực hiện đúng quy định quyền sở hữu công nghiệp; khuyến khích các doanh nghiệp dành vốn cho nghiên cứu đổi mới công nghệ, cải tiến kỹ thuật nâng cao năng suất lao động; hợp tác chặt chẽ với các viện nghiên cứu, các trường đại học để thực hiện tốt việc nghiên cứu gắn với ứng dụng vào sản xuất, đời sống.
- Đổi mới cơ chế, chính sách đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng người lao động và có kế hoạch trẻ hóa đội ngũ cán bộ làm công tác khoa học công nghệ; thực hiện tốt chính sách đãi ngộ các nhà khoa học, chính sách khuyến khích xã hội hóa trong nghiên cứu khoa học và phát triển thị trường khoa học công nghệ.
5. Giải pháp phát triển doanh nghiệp và cạnh tranh hội nhập
- Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết kế, mẫu mã, quy trình công nghệ, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh hội nhập.
- Thực hiện chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm của Sóc Trăng kết hợp với các hoạt động xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của địa phương; hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
6. Giải pháp bảo vệ môi trường
- Trên cơ sở Quy hoạch này, lập các biện pháp cụ thể về quản lý, bảo vệ môi trường, phát triển bền vững đối với từng khu vực trong tỉnh; đồng thời xây dựng và thực hiện Chương trình quản lý môi trường để giám sát, cảnh báo những tác động môi trường từ các hoạt động kinh tế, xã hội, có biện pháp xử lý kịp thời.
- Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông, phổ biến, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đối với các tổ chức, cá nhân và cộng đồng, đặc biệt là doanh nghiệp. Ban hành quy chế để cộng đồng tham gia giám sát môi trường các dự án đầu tư trên địa bàn các xã, phường trong Tỉnh.
VII. TỔ CHỨC VÀ GIÁM SÁT THỰC HIỆN QUY HOẠCH
1. Công bố, phổ biến quy hoạch
- Tổ chức công bố, phổ biến quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 cho cấp ủy Đảng và chính quyền, các ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp và nhân dân trong Tỉnh ngay sau khi được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Căn cứ nội dung của Quy hoạch, tiến hành xây dựng chương trình hành động cụ thể để có kế hoạch thực hiện đạt kết quả.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, tổ chức giới thiệu, quảng bá về tiềm năng, lợi thế của địa phương với các nhà đầu tư; giới thiệu các chương trình, dự án cần được ưu tiên đầu tư, trong đó chú trọng kêu gọi đầu tư các dự án trọng điểm tạo ra những sản phẩm chủ lực.
2. Xây dựng chương trình hành động
- Tỉnh cần cụ thể hóa nội dung của Quy hoạch bằng các kế hoạch 5 năm, hàng năm để thực hiện và có đánh giá kết quả đạt được. Trên cơ sở đó tiến hành rà soát lại Quy hoạch và trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh, bổ sung kịp thời đảm bảo phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong từng thời kỳ.
- Các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong Tỉnh có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy hoạch.
Điều 2. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2020 là cơ sở cho việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện các quy hoạch ngành (quy hoạch xây dựng, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác có liên quan), các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Điều 3. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng căn cứ nội dung Quy hoạch được phê duyệt chỉ đạo việc lập, duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:
1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực trong Tỉnh phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng, an ninh.
2. Lập các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn với các dự án cụ thể để có kế hoạch bố trí vốn đầu tư phù hợp.
3. Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành (nếu vượt quá thẩm quyền) một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.
Điều 4. Các Bộ, ngành liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
1. Hướng dẫn và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng trong quá trình thực hiện Quy hoạch.
2. Phối hợp với tỉnh Sóc Trăng trong quá trình rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch ngành, lĩnh vực để bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của Quy hoạch; xem xét, hỗ trợ Tỉnh trong việc huy động các nguồn vốn đầu tư trong nước và nước ngoài để thực hiện Quy hoạch.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐP (5b).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 423/QD-TTg

Hanoi, April 11, 2012

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF SOC TRANG PROVINCE TILL 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001

Pursuant to Decree No. 92/2006/ND-CP of the Government concerning the formulation, approval and management of socio-economic development master plans, and Decree No. 04/2008/ND-CP dated January 11, 2008 of the Government amending and supplementing a number of articles of Decree No. 92/2006/ND-CP;

At the proposal of the People’s Committee of Soc Trang province,

DECIDES:

Article 1.To approve the master plan on socio-economic development of Soc Trang province till 2020 (below referred to as the master plan), with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. This master plan must comply with the national strategy on socio-economic development and the master plan on socio­economic development in the Mekong River delta region and ensure the synchrony and consistency with sectoral master plans.

2. To promote internal resources in combination with making the best use of external resources for sustainable, balanced and harmonious intensive and extensive socio-economic development to create competitiveness in domestic and foreign markets; to help Soc Trang province keep pace with the national development level.

3. To exploit the maritime advantages for strongly developing coastal economy and marine economy as a motive force for economic restructuring; to renew management and administrative reform policies and synchronously develop infrastructure for attracting investment, especially in economic sectors with high added value.

4. To combine economic development with health, culture, education and training development, realize social progress and justice, protect the environment, improve the quality of people’s life and gradually reduce the poor household rate; focus on training high-quality human resources to meet market demands, and link human resource development with science and technology development and application.

5. To closely combine between the socio-economic development with the building of a strong political system, consolidating defense and security and maintaining social order and safety. To take the initiative in preventing the effects and impacts of climate change and sea level rise.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives

To build Soc Trang into a province with a sustainable hi-tech agriculture in association with industrial and service development; a complete and modem infrastructure system; and constantly improving people’s material and spiritual lives, step by step advancing in pace with the national development process; firm defense-security and assured social order and safety. To turn Soc Trang into a province with relatively high income in the Mekong River delta by 2020.

1. Specific target

a/ Economically

- By 2015, the average economic growth rate shall reach 12.5-13%/year; per-capita average income shall be USD 1,800; the proportions of agriculture, industry-construction and service sectors in the GDP structure shall be 39,6% - 25,1% - 35,3% respectively; the structure of labor in the agriculture, industry and service sectors shall be 46%, 21.1% and 32.9% respectively; and export turnover shall reach USD 550 million.

- By 2020, the average economic growth rate shall reach 11.5-12%/year; per-capita average income shall be USD 3,300; the proportions of agriculture, industry-construction and services sectors in the GDP structure shall be 28%, 34.2% and 37.8% respectively; the structure of labor in the agriculture, industry and service sectors shall be 36%, 30.4% and 33.6% respectively; and export turnover shall reach USD 900 million. State budget revenues shall increase over 10% a year on average.

b/ Socially:

- By 2015, to reduce the annual birth rate to 1.3% so that the population shall be around 1.38- 1.39 million; to reduce the poverty rate to 10.5%. The rate of trained laborers shall reach 51 %, specifically the rate of vocationally trained laborers shall reach 45%; rural laborers shall account for 46% of the total labor force. To reduce the rate of malnutrition among under-5 children to 14.5%; 50% of schools at all levels shall satisfy national standards; 80% of children of preschool age, 99.5% of children of primary-school age, 95% of children of junior high school age and 65% of children of senior school age shall attend schools; and 100% of communes and wards shall satisfy national health standards.

- By 2020, to reduce the annual birth rate to 1,1% so that the population shall be around 1.45- 1.46 million; to reduce the poverty rate to 5%; the rate of trained laborers shall be 75%, specifically the rate of vocationally trained laborers shall reach 55%; rural laborers shall account for 36% of the total labor force. To reduce the rate of malnutrition among under-5 children to 10%; 75% of schools at all levels shall satisfy national standards; 97% of children of preschool age and 85% of children of high school age shall attend schools.

c/ Environmentally:

- By 2015, forest coverage shall reach 5%; 98% of households shall have access to clean water; 100% of hazardous waste and medical waste shall be collected and treated to ensure environmental sanitation; over 40% of solid waste shall be collected and treated.

- By 2020, forest coverage shall reach 5.5%; 100% of households shall have access to clean water; over 80% of solid waste shall be collected and treated; 100% of industrial parks shall have concentrated wastewater treatment systems.

III.SECTORAL DEVELOPMENT ORIENTATIONS

1. Agriculture, forestry and fisheries

To develop agricultural production toward producing high-quality commodities; to form and develop highly specialized and intensive production models; in the coming period, to give priority to developing specialty rice, vegetables and subsidiary crops, aquatic products (shrimp), etc. To strive for an average growth rate of over 4.2% in the agriculture, forestry and fishery sectors.

- Agriculture: To study crop restructuring in areas with inefficient rice cultivation; to widely expand the cultivation of high-quality and specialty rice varieties. By 2020, the rice- growing area shall be 285,000 - 290,000 ha; to build a hi-tech agricultural zone and farms for planting vegetables, subsidiary crops, tubers and fruits; to develop consolidated fruit-tree zones and encourage the forms of contract farming of fruit products for farmers.

To develop husbandry farms, households and businesses meeting requirements on environmental sanitation and epidemic prevention; to form breeding centers, support farmers in restructuring livestock breeds, cattle herds and poultry flocks, rearing high-quality beef cows and rearing chicken for meat and eggs.

- Fisheries: To develop aquaculture in salty, brackish and freshwater areas; to facilitate aquaculture on industrial and semi-industrial scale; to build aquaculture zones with synchronous infrastructure and sustainable extensive aquaculture zones; to apply biotechnology and advanced technical processes to aquaculture; to expand the total aquaculture area to 80,000 ha (including around 49,000 ha for shrimp rearing) by 2015 and to 83,000-85,000 ha by 2020.

To encourage development of high-capacity offshore fishing fleet with a view to increasing fishing output and efficiency; to build fish ports and fishing logistic services areas as well as storm shelter areas for fishing vessels at river estuaries, aiming to form a fishing and fishing logistic service center in the coastal area of the Mekong River delta region.

- Forestry: To zone off areas for protection and stable development of coastal, river estuary mangrove forests and sand blocking forests. To plant more forests and expand consolidated forest areas to around 13,000 ha by 2015 and 14,000 ha by 2020.

2. Industrial development

- To develop industries through attracting investment in economic sectors with stable and sustainable development advantages; to attach importance to the application of advanced technologies to turn out high-quality products which are competitive in domestic and overseas markets. To strive for an average industrial growth rate of 18.5-19% a year.

- To focus on developing such key industries as processing of agricultural and aquatic products; production of consumer goods for export; mechanical engineering for manufacturing equipment and accessories, assembling agricultural machines and small processing machines, manufacturing motors of waterway transport crafts; and exploitation and production of building materials.

- To focus on fast and efficient development of industrial parks and complexes under approved planning in association with building waste treatment facilities and planting trees to ensure a green, clean and beautiful environment; at the same time to develop complete services and ensure living conditions for laborers, especially houses for workers. To strive for the target that by 2020, the total area of industrial parks shall be around 1,114 ha.

3. Trade and services development

To strive for an average growth rate of 15.5- 16%/year; to give priority to developing service sectors with high added value and diversifying service sectors. To focus on developing spearhead service sectors like riverway and seaway transportation and warehousing, seaport and dry-dock services, logistics, telecommunications and information technology, finance-banking and tourism.

- To develop trade infrastructure through raising social resources and funds for investment; to complete the upgrading and building of central markets of districts and Soc Trang city; to build communal markets and wholesale agricultural and aquatic product markets for gradually improving distribution and retailing networks. To encourage organizations and individuals to build and advertise trademarks of typical products of the province; to attach special importance to establishing a market information system to serve producers.

- To exploit advantages for developing marine tourism and unique cultural tourism with the convergence of the three cultures of Viet (Kinh), Khmer and Hoa (Chinese origin) in order to make tourism a spearhead industry in international economic integration. To attract investment in building a number of coastal tourism zones with international-standard infrastructure facilities which are attractive to both domestic and foreign tourists.

4. Socio-cultural fields

a/ Education and training:

- To encourage development of both public and private preschool systems; to universalize education among 5-year children. To speed up solidification of classrooms, upgrade physical foundations and add teaching equipment for general education schools. To further develop boarding general schools in Khmer people-inhabited areas, teach ethnic minority languages for ethnic minority pupils in schools in ethnic minority areas; to improve the quality of comprehensive education.

- To diversify forms of vocational training in association with post-training employment; to attach special importance to vocational training for rural labor and consolidate the network of vocational training schools; to provide vocational training for around 25,000 laborers a year by 2015 and 30,000-32,000 laborers by 2020. To encourage training institutions to align with universities for improving training quality. By 2015, to upgrade the Community College, the Medical Secondary School and the Culture- Arts Secondary School.

b/ Health and community health care:

To develop the health network through raising social resources and funds to meet people’s demands for medical examination and treatment as well as health protection and care services. To strive for the targets that by 2015, there shall be 18 patient beds and 5 medical doctors per 10,000 people on average in the province. By 2020, these figures shall be 25 patient beds and 6 medical doctors per 10,000 people. To upgrade physical foundations of provincial- and district-level hospitals.

To consolidate commune and ward health stations and send more medical doctors to work on a regular basis at commune health stations. To strive for the targets that by 2015, 83% of commune health stations shall have medical doctors working on a regular basis; 100% of communes and wards shall satisfy medical national standards; by 2020,100% of commune health stations shall have medical doctors working on a permanent basis. To promote preventive medicine, take the initiative in epidemics prevention and control, environmental sanitation, and increase food quality, hygiene and safety administration.

c/ Labor, employment and social security

- To synchronously take measures to implement the employment program, striving to annually create around 22,000-23,000 jobs by 2015 and 26,000-28,000 jobs by 2020 on average.

- To synchronously, comprehensively and effectively implement hunger elimination and poverty reduction programs; to develop poverty reduction solutions and models and create conditions for the poor to develop production; to adopt policies to encourage communes and households to get rid of poverty and encourage businesses to train and employ the poor; to shift labor structure in agricultural sector to non-agricultural sectors in both rural and urban areas.

- To promote the prevention and combat of social evils, step up and raise the effectiveness of the campaign of building healthy and social evil-free communes/wards along with the campaign “All people unite to build a new cultured life”; to raise social resources and funds for and mobilize all the people to join gratitude activities; to take care of people with meritorious services to the country; to pay attention to training, vocational training and employment for children of family in preferential treatment policy.

d1 Science and technology

- To develop the science and technology research and application system, implement programs on transfer of technical advances to production and focus on dissemination and application of technical advances to agriculture and fishery. To strive for the targets that by 2020, 80% of plant and animal products shall be turned out by modern propagation and application of modern technical production processes. To develop a hi-tech agricultural zone and build biotechnology experimentation farms for assay and propagation of animal breeds and plant varieties.

- To provide technical assistance for businesses to innovate technologies and production processes, reduce consumption of raw materials and fuel and increase production effectiveness. To cooperate with research institutes and universities in training and developing human resources with scientific and technological qualifications meeting the society’s demands.

e/ Culture, physical training and sports

- To complete culture-information institutions from provincial, district to commune/ward level; to build a culture- information center, a General Museum and Khmer folk art Museum. To intensively carry out the campaign “All people unite to build a cultural life”, formulating civilized lifestyles and cultured settings within families and residential areas, agencies and businesses. To conserve, embellish, and promote the values of national cultural heritage.

- To raise social resources and funds for developing physical training and sports facilities in the province, communes and wards; to focus on building provincial-level competition halls and physical exercise centers; to promote the campaign “All people do exercise after the example of great Uncle Ho”; to adopt policies on preferential treatment for the province’s athlete group.

f/ Natural resources, environment and response to climate change

- To enhance management of the exploitation and use of land, water, forest, sea and mineral resources. To supplement and complete master plans and plans on exploitation and use of different resources; to coordinate with ministries and central sectors in investigating and assessing marine resources and environment and planning integrated management of the coastal zone.

- To synchronously build works for preventing and mitigating natural disasters and responding to climate change and sea level rise. To implement resettlement projects to stably arrange people in coastal and riverside areas severely affected by natural disasters and floods in association with planning the building of new-countryside communes.

- To disseminate information and provide technical assistance for businesses and production establishments to apply environmental standards ISO 1400. To closely supervise the production activities likely to cause pollution and resolutely handle seriously polluting facilities.

Infrastructure building

a/ Transport:

- Roads: To coordinate with the Ministry of Transport in studying the building of belt road II and national highway 1 A’s section bypassing Soc Trang city, provincial road 937 linking national highway 1A with Quan Lo-Phung Hiep national highway section and national highway 61 to meet development needs and based on available resources in each period. To consider upgrading national highway 60, provincial roads with high traffic density, district and inter- communal roads and rural roads. To synchronously develop urban roads and some river bridges like Maspero II, Chang Re, Cho

Kinh and Du Tho. To build coastal roads to facilitate marine economic development in combination with national defense and security maintenance, natural disaster prevention and control, salvage and rescue.

- Waterways: To step by step develop ports and navigable channels linking seaway and road transport into a complete transport network; to regularly dredge channels for stable depth, renovate dry docks and complete the system of buoys, signal lights and signboards along key routes. To build some key riverways like those for Maspero, Hau, Rach Nhu Gia and Rach Chang Re rivers.

- Ports: To study and build Tran De seaport at Hau river estuary into a key port for exporting and importing goods of the Mekong River delta; Dai Ngai seaport as a general port and some ports for accommodating ships of 300-500 DWT (Long Hung, Nga Nam and Cai Con ports and Soc Trang city port on Saintard canal).

b/ Irrigation:

- To study and step by step build seawater prevention works and key pump stations, dredge grade-I canals and intra-field key canals and embank irrigation and drainage canals. To consider upgrading irrigation systems-cum- rural roads in 4 districts in low areas, namely My Tu, Thanh Tri, Nga Nam and Chau Thanh; irrigation works for aquaculture in coastal areas of Long Phu and Cu Lao Dung districts and Vinh Chau town, and for shrimp rearing and rice growing in sub-zone 2 and 6 communes of My Xuyen district; to upgrade irrigation infrastructure of tra catfish rearing areas in Ke Sach, Cu Lao Dung and Long Phu districts.

- To consolidate and upgrade dikes and embankments and build protective dikes for 7 irrigation zones in the province; to upgrade Soc Trang sea dikes in Long Phu and Cu Lao Dung districts and Vinh Chau town; sea dikes from Kinh Ba ferry landing stage to South Hau River road in Trung Binh commune; to upgrade the river estuary dike in Vinh Chau town, and the river dike system in Cu Lao Dung district.

c/ Water supply and drainage and environmental sanitation:

To step by step build water supply systems to supply clean water for residential consumption and production in urban areas and surrounding areas; to study and upgrade water supply systems in Soc Trang city, Vinh Chau and Nga Nam towns and existing factories in townships and townlets. In rural areas, depending on their geographical locations, to apply the model of centralized water supply or household-based water supply as appropriate.

- To build water drainage and daily-life and production wastewater treatment systems in urban centers, industrial parks, factories, and production and services facilities to treat wastewater up to standards before discharge into the environment.

- To collect and treat daily-life, hospital and industrial hazardous wastes under regulations; to strive for the targets that by 2020, to build 1 landfill site for each township, and 2-3 zones for treatment of industrial and daily- life wastes in the whole province.

d/ Post, information and communications

- To step by step modernize physical foundations for provincial broadcasting and television stations. To further renovate contents and programs to serve Information and propaganda work and meet information and recreation needs of people classes.

- To develop public telephone and Internet access points in urban and rural areas. To strive for the targets that by 2015, there shall be 30 telephone subscribers and 4-5 Internet subscribers per 100 persons; by 2020, these figures shall be 41-42 telephone subscribers and 15-16 Internet subscribers per 100 persons.

IV. DEVELOPMENT SPACE ORGANIZATION ORIENTATIONS

1. Development of urban centers and rural population quarters

a/ Urban development

- To develop urban centers in sub-zones with a view to bringing into play their core role in promoting industrial and service development. In the immediate future, to develop central urban centers in sub-zones, including Soc Trang city, Vinh Chau and Nga Nam towns. By 2020, the urbanization rate shall reach 28% and there shall be 1 city, 2 towns and 19 townships and townlets in the whole province.

b/ Building a new countryside and developing difficulty-stricken areas

- To raise social resources and funds for building rural infrastructure to boost the implementation of the program on building a new countryside, with at least 20% and 60% of communes to satisfy new countryside criteria by 2015 and 2020 respectively.

- To integrate the new countryside building program into target programs in order to focus on building essential infrastructure (electricity, transport, telecommunications, water supply, schools, health stations, marketplaces, culture- information institutions, etc.) for difficulty- stricken and ethnic minority communes. To properly implement preferential policies for attracting investment projects, and supporting training and technology transfer to develop production and accelerate sustainable poverty reduction and gradually improve the people’s life in deep-lying, remote and Khmer people- inhabited areas.

Development of economic zones

a/ Marine economic zone: This zone embraces Cu Lao Dung, Long Phu and Tran De districts and Vinh Chau town. To take marine advantages and step up building coastal econo-technical infrastructure, attract investment in developing marine economic sectors such as maritime economic sector, seaway trade, sea-related industries and services, marine tourism and fisheries.

To focus on building Hau river estuary Tran De port, Dai Ngai port and My Thanh river estuary port for forming industrial parks and general marine economic complexes to create a breakthrough in marine economic development. To give priority to developing seaway trade, import and export, maritime logistics and information services, and at-sea search, rescue and salvage services in coastal areas in the Mekong River delta region.

b/ Inland economic zone: This zone embraces Soc Trang city and Ke Sach, My Tu, My Xuyen, Chau Thanh, Thanh Tri and Nga Nam districts.

To exploit favorable conditions for economic, trading, scientific and technological and training exchange with Can Tho city and provinces and cities within the Mekong River delta region; to attract investment in developing important service sectors like road transportation, telecommunications, finance-banking, trade, and training, scientific-technological and health services in Soc Trang city. To develop industrial parks and complexes and form economic corridors along key roads while further bringing into play the role of a key agricultural production region in ensuring food security and supplying agricultural and aquatic products for the province’s processing and export activities.

V. LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY (See the attached Appendix)

VI.MAJOR SOLUTIONS FOR THE MASTER PLAN IMPLEMENTATION

1. Administrative and judicial reform

- To step up administrative reforms in all fields within the ambit of local state management with a view to creating a favorable environment for development investment and reducing troubles for people; to properly implement the principle of publicity and transparency in the operation of state management agencies at all levels and in all sectors; to widely disseminate and publicly post up regulations, processes and administrative procedures for handling matters at public offices; to review, modify or abolish administrative procedures which are no longer appropriate; to raise the effect and efficiency of operation of the state administrative apparatus.

- To build in the province a network of legal services easily accessible by organizations and individuals; to take measures to examine and supervise the compliance and implementation of state laws.

2. Raising investment capital

- During 2011-2020, the province shall need a total investment capital amount of around VND 216.300 trillion, including around VND 67.800 trillion for the period up to 2015 and VND 148.500 trillion during 2016-2020. Based on its annual budget-balancing capacity, the province should take the initiative in making plans and appropriately phasing investment to allocate capital for the province’s key works and projects, and at the same time take specific solutions for effectively mobilizing domestic and foreign resources for investment and development such as:

- Drawing up and issuing a list of investment-calling programs and projects till 2020. On that basis, to step up investment advertising, introduction and promotion for attracting investment capital from different economic sectors, attaching special importance to ODA resources;

- Improving the investment environment and production and business environment, further reforming investment procedures to be simple, transparent and public; improving infrastructure readily to receive investment projects; issuing investment support mechanisms and policies on the basis of the province’s econo-geographical advantages and in conformity with regulations of law;

- Further raising social resources and funds for investment, especially in education, training, health care, culture, sports, broadcasting and television, science and technology, and environmental protection, etc. Increasing investment under BOT, BT, BTO, PPP contracts, etc., for facilitating development of capital markets; developing forms of investment joint venture and cooperation, and contribution of investment capital in assets;

- To consolidate the system of banks and credit funds with a view to enhancing capacity to raise capital inside and outside the province to meet demands for investment capital for the province’s socio-economic development.

3. Human resource training and development

- To increase investment in education and training; to encourage development of the network of vocational training institutions, models of job training in rural areas, training laborers under orders, training jobs to meet urgent local needs, and training human resources with high technical qualifications and skills. To study and develop models of education and vocational training with teaching curricula suitable to the characteristics of difficulty- stricken and ethnic minority areas in the province.

- To implement policies in support of training jobs for people of working age, especially young people and redundant rural labor; to train in farming and fishing trades for farmers and fishermen. To study and issue preferential policies to attract talents, high-ranking specialists and human resources with professional qualifications and skills to work in the province.

4. Science and technology

- To step up the movement of promoting technical innovations, patents and improvements in production and business and complying with regulations on industrial property rights; to encourage businesses to earmark funds for technology renewal and technical innovation to raise labor productivity; to closely cooperate with research institutes and universities in conducting research and applying research outcomes to production and daily life.

- To renew mechanisms and policies for training, retraining and employment and make plans to rejuvenate scientists and technologists; to properly implement policies on preferential treatment of scientists and policies to encourage the raising of social resources and funds for scientific research and development of the science and technology market.

5. Business development and integration competitiveness

- To develop medium- and small-sized enterprises, and encourage businesses to renew designs, patterns and technological processes and to raise productivity and product quality for increasing integration competitiveness.

- To implement the program on building and developing product trademarks of the province in combination with trade promotion to expand local product markets, supporting businesses in trade promotion, and seeking outlets for farmers’ products.

6. Environmental protection

- Based on this master plan, to formulate specific measures on environmental management and protection and sustainable development for each region in the province; to formulate and implement an environmental management program for supervising and warning environmental impacts of socio­economic activities and taking timely remedial measures.

- To step up information, communications and education activities for raising environmental protection awareness of organizations, individuals and the community, especially businesses. To issue regulations for the community to supervise environmental protection activities of investment projects in communes and wards in the province.

VII.ORGANIZATION AND SUPERVISION OF THE MASTER PLAN IMPLEMENTATION

1. Publicization and dissemination of the master plan

- To publicize and disseminate the master plan to Party organizations and administrations at all levels, sectors, mass organizations, businesses and people in the province right after it is signed by the Prime Minister. Based on the master plan, to formulate specific action programs for effective implementation of the master plan.

- To step up investment promotion activities, introduce and advertise the province’s potential and advantages to investors; to introduce investment priority programs and projects, paying attention to calling investment in key projects to create key products.

2. Formulation of action programs

- To concretize the master plan into 5-year and annual plans for implementation and evaluation. On the basis of evaluation results, to review the master plan and submit it to a competent authority for timely adjustment and supplementation to suit local socio-economic development tasks in each period.

- All levels, sectors, socio-political organiza­tions and people in the province shall examine and supervise the master plan implementation.

Article 2.This master plan serves as a basis for formulation, approval and implementation of sectoral master plans (construction master plans and plans, land use master plans and plans and other relevant master plans) and investment projects in Soc Trang province.

Article 3.Based on the approved master plan, the People’s Committee of Soc Trang province shall:

1. Direct the formulation, approval and implementation of district-level master plans on socio-economic development: construction master plans; land use master plans; and sectoral development master plans in the province in line with socio-economic development tasks and in association with security and national defense maintenance.

2. Formulate long-, medium- and short-term plans in association with particular projects for a plan for investment capital allocation as appropriate.

3. Study to build and issue or submit to the competent authority for issuance ( in case of beyond competence) of a number of mechanisms and policies in accordance with the social and economic development of the province.

Article 4.Within the ambit of their functions, tasks and powers, the ministries and sectors concerned shall:

1. Guide and assist the People’s Committee of Soc Trang province in implementing the master plan.

2. Coordinate with Soc Trang province in reviewing, adjusting and supplementing sectoral master plans to be synchronous and consistent with the master plan; consider and assist the province in raising domestic and foreign investment capital sources for the master plan implementation.

Article 5.This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 6.The chairperson of the People’s Committee of Soc Trang province, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-run agencies shall implement this Decision.

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

APPENDIX

LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY IN SOC TRANG PROVINCE TILL 2020
(To the Prime Minister s Decision No. 423/QD-TTg dated April 11, 2012)

No.

NAME OF PROJECT

I

Projects to be centrally invested in the province

 

Upgrading national highway 60 Soc Trang seaport

National highway lA-bypassing road running across Soc Trang city Dai Ngai bridge

II

Projects to be invested by the province

1

Agriculture, forestry, fisheries and irrigation

Upgrading irrigation and rural road systems in 4 districts in low areas, namely My Tu, Thanh Tri. Nga Nam and Chau Thanh Irrigation for aquaculture in coastal areas Irrigation in Ke Sach-Chau Thanh area

Irrigation works for shrimp and rice farming in sub-zone 2 in 6 communes of My Xuyen district

Upgrading Soc Trang sea dike system

Upgrading and renovating the sea dike section from Kinh Ba ferry landing at South Hau River road

Upgrading Soc Trang province’s river estuary dike River dike system for islets of Cu Lao Dung Upgrading infrastructure of tra catfish rearing areas Anti-landslide embankment in important areas

2

Transport

Upgrading and renovating rural road 31 in Vinh Chau

Provincial road 937 (connecting national highway 1A with Quan Lo-Phung Hiep)

Building provincial road 934B

Upgrading provincial roads 932, 933B. 936B and 939

Building belt road II, Soc Trang city

Mac Dinh Chi (Sung Dinh) road to Tran De fish port

Building Chang Re, Cho Kinh. Du Tho and Maspero II bridges

Building new Dai Ngai port

Building Soc Trang city river port

3

Urban development, public, education and training sectors

Tran De coastal economic zone (phase 1)

Dai Ngai industrial park

Vinh Chau industrial park

Long Hung industrial park

My Thanh industrial park

Community college

Student dormitories

Provincial stadium

Swimming pool for competition

General competition hall

Provincial administrative zone

Renovating urban infrastructure of Soc Trang city.

Notes: The locations, sizes, land areas and total investment amounts for the above works and projects shall be calculated, selected and specified in each stage of formulation and approval of investment projects, depending on the demand for and capacity of balancing and raising investment capital in each period.-

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 423/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất