Quyết định 32/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 32/2012/QĐ-TTg

Quyết định 32/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:32/2012/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:27/07/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đến năm 2015, phủ sóng di động đến trên 90% dân số cả nước
Đây là chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ đã đề ra trong Quyết định số 32/2012/QĐ-TTg ngày 27/07/2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020.
Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông và các ban ngành có liên quan phát huy nội lực, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông; khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông có đủ năng lực, điều kiện mở rộng kinh doanh… sao cho đến năm 2015, phủ sóng thông tin di động đến trên 90% dân số trên cả nước; trên 90% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng và tổng doanh thu viễn thông đạt từ 10 - 12 tỷ USD, chiếm khoảng 7 - 8% GDP.
Đồng thời, Thủ tướng cũng nhấn mạnh yêu cầu mở rộng vùng phủ sóng và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) nhằm cung cấp khả năng truy nhập băng rộng vô tuyến cho cá nhân ở mọi lúc, mọi nơi; từng bước thực hiện việc số hóa hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình mặt đất trên cả nước; tăng cường năng lực cho các mạng viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh…
Cũng theo Quyết định này, các doanh nghiệp viễn thông mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối sẽ được tiến hành cổ phần hóa và thoái vốn nhằm tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông và bảo đảm thực hiện quy định về sở hữu theo Luật Viễn thông.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012.

Xem chi tiết Quyết định32/2012/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
------------
Số: 32/2012/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
------------
Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG QUỐC GIA ĐẾN NĂM 2020
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật tần svô tuyến điện ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 quy định chi tiết và hướng dn thi hành một sđiều của Luật viễn thông;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020,
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. MỤC TIÊU
1. Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, an toàn có dung lượng lớn, tốc độ cao, vùng phủ sóng rộng đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, góp phần, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
2. Cung cấp các dịch vụ viễn thông vi chất lượng tốt, giá cước hợp lý trên cơ sở cạnh tranh nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ. Tăng cường phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông trên cơ sở hạ tầng viễn thông đã được xây dựng nhằm phát huy tối đa sự hội tụ của công nghệ và dịch vụ.
3. Phát triển bền vững thị trường viễn thông, bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh thông qua việc kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp viễn thông theo các quy định của pháp luật về cạnh tranh. Phát huy nội lực, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông.
4. Ưu tiên áp dụng các công nghệ viễn thông tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường và sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông.
5. Bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông và an ninh thông tin cho các hoạt động ứng dụng viễn thông, công nghệ thông tin, đặc biệt là trong việc thúc đẩy phát triển chính phủ điện tử, thương mại điện tử.
II. CÁC CHỈ TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Đến năm 2015:
a) Tỷ lệ đường dây thuê bao cố định 15-20 đường/100 dân; tỷ lệ thuê bao điện thoại di động 140 máy/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định từ 6 - 8 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 20 - 25 thuê bao/100 dân;
b) Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định 40 - 45%; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet 15 - 20%; tỷ lệ người sử dụng Internet 40 - 45% dân số;
c) Phủ sóng thông tin di động đến trên 90% dân số trên cả nước;
d) Trên 90% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng;
đ) Tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,5-2 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 10 - 12 tỷ USD, chiếm khoảng 7-8% GDP.
2. Đến năm 2020:
a) Tỷ lệ đường dây thuê bao cố định 20 - 25 đường/100 dân; tỷ lệ thuê bao Internet băng rộng cố định 15-20 thuê bao/100 dân; tỷ lệ thuê bao băng rộng di động 35 - 40 thuê bao/100 dân;
b) Tỷ lệ hộ gia đình có điện thoại cố định 40 - 45%; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet 35 - 40%; tỷ lệ người sử dụng Internet 55 - 60%;
c) Phủ sóng thông tin di động đến trên 95% dân số cả nước, các tuyến đường giao thông, quốc lộ, tỉnh lộ, các điểm trọng yếu kinh tế, quốc phòng, an ninh;
d) 100% các xã có điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng được kết nối Internet băng rộng;
đ) Tốc độ tăng trưởng viễn thông đạt khoảng 1,2 - 1,5 lần tốc độ tăng trưởng của GDP. Tổng doanh thu viễn thông đạt từ 15 - 17 tỷ USD, chiếm khoảng 6 - 7% GDP.
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN
1. Định hướng phát triển thị trường:
a) Bảo đảm thị trường viễn thông phát triển bền vững theo hướng chất lượng, hiệu quả trên cơ sở tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh. Đối với một số thị trường dịch vụ viễn thông quan trọng (cố định đường dài trong nước, quốc tế; di động; Internet băng rộng), thông qua các chính sách cấp phép, kết nối, kiểm soát bình ổn thị trường và quy hoạch tài nguyên viễn thông phù hợp để một mặt đảm bảo mỗi thị trường có ít nhất 3 doanh nghiệp tham gia hoạt động nhằm thúc đẩy cạnh tranh, mặt khác tránh việc tham gia quá nhiều, đặc biệt là của các doanh nghiệp nhà nưc đầu tư ngoài ngành vào lĩnh vực viễn thông dẫn đến cạnh tranh quá mức và hiệu quả kinh doanh trên thị trường thp.
b) Phát huy nội lực, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông thông qua chính sách cấp phép kinh doanh viễn thông và từng bước cphần hóa các doanh nghiệp viễn thông mà nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối. Mặt khác để phát triển thị trường viễn thông theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đảm bảo an ninh kinh tế trong hoạt động vin thông, Nhà nước tiếp tục nắm cổ phần chi phối trong một số doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động của toàn bộ cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia và ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
c) Cơ cấu lại thị trường viễn thông trên cơ sở tổ chức lại các doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động không hiệu quả, theo hướng cho phép chuyển giao, mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp viễn thông nhằm hình thành 03 - 04 các tập đoàn, tng công ty mạnh, hoạt động theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa trên cơ sở sử dụng hiệu quả cơ sở hạ tầng, nguồn lực và tài nguyên viễn thông. Kim soát chặt chẽ việc tập trung kinh tế và việc quản lý, phân bổ nguồn lực, tài nguyên viễn thông một cách hợp lý để chống xu hướng độc quyền hóa trong hoạt động viễn thông.
d) Khuyến khích và có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông có đủ năng lực, điều kiện mở rộng kinh doanh và đu tư ra thị trường nước ngoài trên cơ sở tuân thủ luật pháp và đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
2. Định hướng phát triển mạng lưới:
a) Đẩy mạnh việc phát triển mạng truy nhập băng rộng đến hộ gia đình trên cơ sở ưu tiên phát triển mạng truy nhập hữu tuyến (cáp đồng, cáp quang). Mở rộng vùng phủ sóng và nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) nhằm cung cấp khả năng truy nhập băng rộng vô tuyến cho cá nhân ở mọi nơi, mọi lúc.
b) Nâng cao năng lực hệ thống truyền dẫn đường dài trong nước và quốc tế, trên cơ sở sử dụng hiệu quả các hệ thống hiện có, đồng thời đầu tư nâng cấp, xây dựng mới các tuyến truyền dẫn cáp quang mặt đất, cáp quang biển quốc tế, nội địa với dung lượng ln và phóng thêm các vệ tinh viễn thông phục vụ thị trường trong nước và khu vực.
c) Từng bước thực hiện việc số hóa hệ thống truyền dẫn, phát sóng phát; thanh, truyền hình mặt; đất trên cả nước. Tạo điều kiện cho việc phát triển hệ thống truyền hình vệ tinh, truyền hình cáp trên cơ sở ưu tiên việc ứng dụng công nghệ số và sử dụng cáp quang.
d) Bảo đảm tính thống nhất, toàn vẹn và an toàn, an ninh cao nhất trong việc đầu tư trang thiết bị để thiết lập mạng lưới, khai thác, cung cấp và sử dụng dịch vụ.
đ) Quy hoạch, xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động thống nhất, đồng bộ. Triển khai việc ngầm hóa mạng cáp viễn thông, chỉnh trang hệ thống các cột anten theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đảm bảo yêu cầu về cảnh quan, môi trường, quy hoạch đô thị và an toàn cơ sở hạ tầng viễn thông. Tăng cường chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông giữa các doanh nghiệp viễn thông và dùng chung hạ tầng kỹ thuật công cộng liên ngành nhằm bảo đảm thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông hiệu quả, thuận lợi, nhanh chóng.
e) Phát triển mạng viễn thông dùng riêng của các cơ quan, tổ chức trên cơ sở tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng của mạng viễn thông công cộng, đặc biệt là mạng truyn dẫn trong nước của các doanh nghiệp viễn thông.
g) Tăng cường năng lực cho các mạng viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, Nhà nước, quốc phòng, an ninh. Phân định rõ hoạt động kinh doanh viễn thông với nhiệm vụ viễn thông công ích nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, của mạng viễn thông công cộng và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho mạng viễn thông dùng riêng phục vụ cơ quan Đảng, nhà nước, quốc phòng, an ninh.
h) Xây dựng hệ thống viễn thông dùng riêng thống nhất phục vụ công tác chỉ đạo phòng chống thiên tai. Đẩy mạnh phát triển hiện đại hoá mạng lưới viễn thông bin, đảo nhằm đảm bảo thông tin phục vụ an ninh, quốc phòng, an toàn sinh mạng con người trên biển.
3. Định hướng phát triển dịch vụ:
a) Phát triển các dịch vụ viễn thông mới phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ, đồng thời thúc đẩy phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng mạng viễn thông đã được đầu tư.
b) Phổ cập các dịch vụ viễn thông công ích một cách hiệu quả trên cơ sở tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông tại các vùng công ích và hỗ trợ cho các hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu sử dụng dịch vụ.
c) Bảo đảm cung cấp dịch vụ điện thoại cố định cho cơ quan Đảng, nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội trên phạm vi cả nước. Việc cung cấp dịch vụ điện thoại cố định cho người dân được thực hiện theo cơ chế thị trường tại các đô thị, vùng đồng bằng và theo cơ chế viễn thông công ích tại các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và vùng đặc biệt khó khăn. Đẩy mạnh việc triển khai dịch vụ thông tin di động và dịch vụ Internet băng rộng đến mọi vùng miền, hộ gia đình và người dân trên cả nước.
d) Giảm chi phí, hạ giá thành để cung cấp dịch vụ viễn thông với giá cước hp lý phù hợp với điều kiện thu nhập của người dân, đồng thời từng bước điều chỉnh giá cước các dịch vụ hiện nay còn thấp hơn giá thành để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
đ) Kiểm soát chặt chẽ giá thành, cập nhật giá cước trung bình của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế để quản lý giá cước theo nguyên tắc tôn trọng quyền tự định giá của doanh nghiệp, bảo đảm bình ổn giá, không tăng giá quá mức ảnh hưởng đến quyền lợi của người sử dụng, đồng thời không phá giá gây thiệt hại cho doanh nghiệp và mất ổn định thị trường.
e) Nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông trên cơ sở xây dựng, bổ sung, sửa đổi, ban hành và áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định quản lý chất lượng dịch vụ viễn thông phù hợp với việc phát triển nhanh chóng của các công nghệ và dịch vụ.
g) Tăng cường công tác thực thi pháp luật trong lĩnh vực chất lượng dịch vụ thông qua việc tiến hành công bố, hợp chuẩn, hợp quy, kiểm định, giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử phạt hành chính một cách nghiêm minh và kịp thời nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân.
4. Định hướng phát triển công nghệ:
a) Việc phát triển, ứng dụng công nghệ viễn thông phải phù hp với xu hướng chung trên thế giới và phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam. Thời điểm triển khai đối với một công nghệ mới cần phải được xem xét trên cơ sở hiệu quả đầu tư, nhu cầu của thị trường, lợi ích của xã hội và mức độ hoàn thiện của công nghệ.
b) Phát triển ứng dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại, sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông trên nền tảng mạng lõi thế hệ sau, mạng truy nhập băng rộng, mạng Internet IPv6, mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, nhằm cung cấp đa dịch vụ trên một hạ tầng viễn thông thống nhất.
c) Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ viễn thông thân thiện môi trường, tiết kiệm năng lượng để đáp ứng các yêu cầu của biến đi khí hậu toàn cu.
5. Định hướng quy hoạch và sử dụng tài nguyên viễn thông:
a) Bảo đảm việc quy hoạch, phân b, chuyn nhượng tài nguyên vin thông một cách công khai, công bằng và minh bạch, đáp ứng yêu cầu hình thành một thị trường viễn thông cạnh tranh lành mạnh. Kiểm soát chặt chẽ việc tích luỹ tài nguyên viễn thông, đặc biệt là tn svô tuyến điện thông qua việc mua bán, sát nhập, chuyển giao các doanh nghiệp viễn thông để tránh việc phá vỡ quy hoạch tài nguyên viễn thông và giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường.
b) Áp dụng cơ chế thị trường như đấu giá, thi tuyển, cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng tần số, kho số viễn thông, tên miền, địa chỉ Internet, nhằm lựa chọn được các doanh nghiệp có đủ năng lực kinh tế, tài chính, kỹ thuật, lao động tham gia thị trường và nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng tài nguyên viễn thông.
c) Quy hoạch và phân bổ tài nguyên viễn thông, đặc biệt là phổ tần số vô; tuyến điện theo hưng ưu tiên thúc đẩy phát triển mạng truy nhập vô tuyến băng rộng, mạng thông tin di động thế hệ tiếp theo, mạng truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình số.
d) Từ nay đến năm 2014 từng bước nghiên cứu, thử nghiệm, đánh giá và từ năm 2015 xem xét triển khai dịch vụ viễn thông di động băng rộng thế hệ tiếp theo tại các băng tần mi đã được quy hoạch phù hợp với xu hướng chung của thế giới và điều kiện phát triển cụ thể của Việt Nam.
đ) Từ năm 2020 xem xét việc sắp xếp lại các băng tần hiện dùng, cho hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 2, phát thanh, truyền hình tương tự mặt đất để sử dụng cho hệ thống thông tin di động thế hệ tiếp theo.
IV. CÁC GIẢI PHÁP
1. Giải pháp về hoàn thiện cơ chế chính sách và pháp luật về viễn thông
a) Xây dựng, hướng dẫn, triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình có liên quan đến quản lý và phát triển viễn thông giai đoạn 2011 - 2020.
b) Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật viễn thông, Luật tần số vô tuyến điện.
c) Đẩy mạnh việc xây dựng, chuyển đổi, nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về viễn thông cho phù hợp với sự phát triển của Việt Nam và thông lệ quốc tế.
d) Xây dựng cơ chế, chính sách; quy định quản lý về cấp phép, giá cước, chất lượng dịch vụ, kết nối, tài nguyên, hạ tầng kỹ thuật viễn thông, an toàn mạng lưới, an ninh thông tin phù hợp với xu hướng hội tụ công nghệ, dịch vụ trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế.
đ) Nghiên cứu, áp dụng các cơ chế đầu tư, đấu thầu đặc thù trong lĩnh vực viễn thông để một mặt bảo đảm tính thống nhất của mạng lưới (không có quá nhiu chủng loại thiết bị trên mạng lưới gây khó khăn cho quá trình kết nối, điều hành, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị), mặt khác tránh tình trạng mạng lưới bị phụ thuộc quá lớn vào một nhà cung cấp thiết bị dẫn đến phụ thuộc vào công nghệ và giá cả gây thiệt hại cho lợi ích của doanh nghiệp và quốc gia.
e) Xây dựng, triển khai các chương trình viễn thông công ích theo hướng đổi mới loại hình, phương thức cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, kết hp hỗ trợ theo vùng, miền và hỗ trợ theo đối tượng sử dụng dịch vụ, chuyển từ việc giao kế hoạch sang đặt hàng, đấu thầu cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
2. Giải pháp về khoa học - công nghệ
a) Tập trung nguồn lực về tài chính và con người cho nghiên cứu phát triển, nghiên cứu ứng dụng nhằm nâng cao năng suất lao động và năng lực canh tranh của các doanh nghiệp viễn thông.
b) Đẩy mạnh việc áp dụng công nghệ cao trong việc thiết lập mạng lưới, cung cấp dịch vụ và sản xuất, lắp ráp các thiết bị đầu cuối viễn thông, đặc biệt là thiết bị di động, thiết bị thu xem truyền hình số nhằm giảm giá thành, phổ cập nhanh các dịch vụ viễn thông đến người dân với chất lượng tốt và giá cước hp lý.
c) Kết hợp chặt chẽ nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao công nghệ giữa viện nghiên cứu, nhà trường và doanh nghiệp viễn thông nhằm áp dụng nhanh các kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ vào thực tiễn.
d) Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, khai thác mạng lưới, cung cấp dịch vụ để giảm chi phí, giá thành và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp viễn thông.
3. Giải pháp về tổ chức
a) Hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách để trên cơ sở đó cơ cấu lại thị trường viễn thông theo hướng phát triển bền vững, hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh. Đẩy mạnh việc sắp xếp, tổ chức lại các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước theo hướng chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa, phù hợp với đặc thù hoạt động của ngành viễn thông (thống nhất về mạng lưới, hội tụ về công nghệ và dịch vụ) nhm nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh.
b) Thực hiện việc mua bán, sáp nhập, chuyển giao theo cơ chế thị trường các doanh nghiệp viễn thông hoạt động kém hiệu quả, quy nhỏ đhình thành các doanh nghiệp viễn thông mạnh có năng lực cạnh tranh cao làm chủ thị trường trong nước và vươn ra quốc tế. Mặt khác kiểm soát chặt chẽ các doanh nghiệp viễn thông khống chế thị trường thực hiện việc tập trung kinh tế, chuyển quyền sử dụng tài nguyên viễn thông làm phá vỡ quy hoạch và làm giảm mức độ cạnh tranh trên thị trường.
c) Tiến hành cổ phần hóa và thoái vốn khỏi các doanh nghiệp viễn thông mà Nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối để tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển viễn thông và bảo đảm thực hiện quy định về sở hữu theo Luật viễn thông.
d) Tiếp tục hoàn thiện, nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý về viễn thông, Internet, tần số vô tuyến điện, hạ tầng kỹ thuật phát thanh truyền hình phù hợp với xu hưng phát triển của công nghệ và điều kiện của Việt Nam.
đ) Hoàn thành việc tái cấu trúc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội trong hoạt động viễn thông nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Giải pháp về nguồn lực
a) Sử dụng nguồn vốn từ Quỹ viễn thông công ích để hỗ trợ, cho vay các chương trình, dự án phát triển hạ tầng và phổ cập dịch vụ viễn thông đến các vùng công ích và các đối tượng chính sách xã hội.
b) Khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng, phát triển và khai thác hạ tầng viễn thông, đặc biệt là hạ tng viễn thông băng rộng; xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động như hệ thống cột anten, cột treo cáp, cống bể, cáp; đa dạng, hóa các dịch vụ viễn thông. Có những cơ chế về vốn, giải pháp công nghệ và mô hình kinh doanh phù hợp để thu hút đầu tư viễn thông vào các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các vùng khó khăn.
c) Sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển nước ngoài (ODA) cho việc xây dựng hạ tầng và phổ cập dịch vụ viễn thông, Internet băng rộng ở nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo tại các điểm cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng, trung tâm thông tin cộng đồng, trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, thư viện và phục vụ các nhiệm vụ công ích khác.
d) Nhà nước hỗ trợ đối với các chương trình dự án truyền thông, đào tạo nguồn nhân lực viễn thông chất lượng cao và nâng cao kỹ năng số cho người dân tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.
đ) Tích cực hỗ trợ, đào tạo nguồn nhân lực thiết kế, ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông ngay trong các trường đại học có nội dung liên quan đến viễn thông và công nghệ thông tin.
5. Giải pháp về hợp tác quốc tế
a) Đy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực viễn thông, trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, nguyên tắc và giải pháp phù hợp với lợi ích và điều kiện cụ thể của Việt Nam khi tham gia vào các hiệp định thương mại song phương và đa phương.
b) Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác trong các tổ chức, diễn đàn quốc tế về viễn thông. Phối hợp trao đổi kinh nghiệm về xây dựng chính sách, pháp luật viễn thông, đào tạo chuyên gia quản lý, kỹ thuật viễn thông.
c) Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực viễn thông phù hợp với pháp luật Việt Nam và các quy hoạch về viễn thông.
d) Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách cho các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.
6. Giải pháp về thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức
Nâng cao và thống nhất nhận thức, đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về các quan điểm, mục tiêu, định hướng và nội dung của Quy hoạch này tới tất cả các cấp, các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Thông tin và Truyền thông:
a) Chịu trách nhiệm tổ chức triển khai và theo dõi thực hiện Quy hoạch, căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước, trình Thủ tướng Chính phủ những nội dung cần cập nhật, điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp.
b) Xây dựng, hướng dẫn, triển khai các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch có liên quan đến phát triển viễn thông giai đoạn 2011 - 2020 như quy hoạch tần số, quy hoạch kho số, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, quy hoạch hệ thống kỹ thuật kiểm soát tần số, quy hoạch hạ tầng kỹ thuật của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), kế hoạch hành động quốc gia về IPv6.
c) Xây dựng và hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật để thực thi Luật viễn thông, Luật tần số vô tuyến điện như quy định về thi tuyển, đấu giá tài nguyên viễn thông, quy định danh mục các doanh nghiệp mà nhà nước nắm cổ phần chi phối, quy định về tổ chức, quản lý, khai thác mạng viễn thông dùng riêng phục vụ các cơ quan Đảng, nhà nước.
d) Xây dựng và trình Chính phủ quy định quản lý thị trường viễn thông Việt Nam nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và phát triển bền vững.
đ) Xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định về cấp phép, kết nối, quản lý tài nguyên, quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn và chất lượng dịch vụ viễn thông.
e) Chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ xây dựng và hướng dẫn việc áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn trong lĩnh vực viễn thông phù hợp với pháp luật Việt Nam và quốc tế.
g) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn các doanh nghiệp viễn thông khi mua bán, sáp nhập, chuyển giao và cphần hóa theo đúng kế hoạch và quy định của pháp luật.
h) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng phương pháp, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra xác định giá thành dịch vụ viễn thông của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo bình ổn giá cho thị trường viễn thông.
i) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương chỉ đạo, hướng dẫn và thực thi quản lý cạnh tranh đối với thị trường dịch vụ viễn thông.
k) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công an xây dựng và tổ chức thực hiện các quy định và quy chế phối hợp về bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng, an ninh thông tin trong hoạt động viễn thông.
l) Chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các Bộ, ngành có liên quan hướng dẫn cụ thể việc xây dựng quy hoạch và việc cấp phép xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động.
m) Chủ trì, phối hp với Bộ Tài chính xây dựng, hướng dẫn, quản lý, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
2. Bộ Khoa học và Công nghệ:
Ban hành các cơ chế hỗ trợ, đầu tư theo Luật công nghệ cao và các văn bn hướng dẫn cho các doanh nghiệp viễn thông ứng dụng, nghiên cứu phát triển, thương mại hóa sản phẩm, sản xuất, lắp ráp các thiết bị viễn thông phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu thị trường ở Việt Nam.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, BTài chính trong việc xây dựng các cơ chế, chính sách thông thoáng và thuận li cho việc đu tư ra nước ngoài của các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông của Việt Nam.
b) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trọng điểm (kèm theo phụ lc quy hoạch); phối hợp xây dựng cơ chế về vốn, giải pháp công nghệ và mô hình kinh doanh để thu hút các thành phần kinh tế tham gia cung cấp các dịch vụ viễn thông tới vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và các vùng khó khăn.
c) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thm định việc xây dựng mạng dùng riêng của các cơ quan, tổ chức để đảm bảo tận dụng cơ sở hạ tầng của mạng viễn thông công cộng, đặc biệt là mạng truyền dẫn của các doanh nghiệp viễn thông.
4. Bộ Tài chính:
a) Chủ trì, phối hp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí kinh phí thường xuyên hàng năm để thực hiện quy hoạch trong dự toán ngân sách các Bộ, ngành.
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan ban hành cơ chế, nguyên tắc kiểm soát và quản lý giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật công cộng để triển khai mạng viễn thông.
c) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng các cơ chế tài chính đặc thù đối với một số đơn vị quản lý nhà nước trong lĩnh vực viễn thông và tần số vô tuyến điện, đơn vị bảo đảm thông tin liên lạc cho các cơ quan Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển trong môi trường cạnh tranh và hội nhập quốc tế ngày càng cao trong lĩnh vực viễn thông.
5. Bộ Giao thông vận tải:
a) Chủ trì, phối hp với Bộ Thông tin và Truyền thông đưa nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, hệ thống các đài thông tin duyên hải vào quy hoạch giao thông trên phạm vi vùng và toàn quốc.
b) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn tổ chức, cá nhân quản lý, khai thác công trình giao thông cho doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật giao thông để lắp đặt cáp và thiết bị viễn thông.
6. Bộ Xây dựng:
a) Chủ trì, phối hp vói Bộ Thông tin và Truyền thông đưa nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động vào quy hoạch xây dựng trên phạm vi vùng và toàn quốc.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng và trình Chính phủ Nghị định về sử dụng chung công trình công cộng giữa các ngành xây dựng, điện lực, giao thông và viễn thông.
c) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn tchức, cá nhân quản lý, sử dụng, khai thác công trình ngầm cho doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật để lắp đặt cáp và thiết bị viễn thông.
7. Bộ Công Thương:
a) Chủ trì, phi hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Tài chính hướng dn Tập đoàn Điện lực Việt Nam quản lý, khai thác hệ thống cột điện cho doanh nghiệp viễn thông sử dụng chung cột điện để lắp đặt cáp viễn thông.
b) Chỉ đạo quản lý thị trường kiểm soát chặt chẽ các thiết bị viễn thông bị cấm lưu thông và việc lưu thông các thiết bị viễn thông theo đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được ban hành.
c) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông trong chỉ đạo, hướng dẫn quản lý về tập trung kinh tế đối với thị trường dịch vụ viễn thông.
8. Bộ Quốc phòng:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp viễn thông trong quá trình triển khai xây dựng mạng dùng riêng, bao gồm các hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống cảnh giới phục vụ quốc phòng.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị quân đội thực hiện việc bảo vệ các tuyến cáp quang trên biển.
c) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an phân chia băng tần số an ninh, quốc phòng, dân sự.
9. Bộ Công an:
a) Chủ trì, phối hp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các doanh nghiệp viễn thông trong quá trình triển khai xây dựng mạng dùng riêng bao gồm các hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống kiểm tra, giám sát, định vị bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và phòng chống tội phạm.
b) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng, ban hành và tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định về đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong hoạt động viễn thông.
c) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Quốc phòng phân chia băng tần số an ninh, quốc phòng, dân sự.
10. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Triển khai thông tin, tuyên truyền về các quan điểm, mục tiêu, định hướng và nội dung của Quy hoạch này tới tất cả các cấp, ngành, doanh nghiệp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tại địa phương.
b) Xây dựng và ban hành quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn phù hợp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch xây dựng tại địa phương.
c) Lập, phê duyệt, công bố quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động 5 năm một lần, có điều chỉnh bổ sung hàng năm và đưa nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động có liên quan vào quy hoạch giao thông, quy hoạch xây dựng chi tiết tỷ lệ 1/2000, 1/500 của địa phương.
d) Chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch hạ ngầm và chỉnh trang đường cáp viễn thông tại địa phương.
đ) Quản lý, quy định cụ thể và tổ chức thực hiện việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác tại địa phương.
e) Chỉ đạo giải quyết và xử lý kịp thời các trường hợp cản trở trái pháp luật, phá hoại việc xây dựng và sử dụng cơ sở hạ tầng viễn thông trên địa bàn.
11. Các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch mạng lưới, dịch vụ viễn thông và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động của mình phù hp với quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật thụ động của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
b) Nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng tài nguyên viễn thông để cung cấp các dịch vụ viễn thông với chất lượng tốt, giá cước hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người sử dụng dịch vụ. Tăng cường phát triển các dịch vụ ứng dụng viễn thông trên cơ sở hạ tầng viễn thông đã được xây dựng nhằm phát huy tối đa sự hội tụ của công nghệ và dịch vụ.
c) Đầu tư, nâng cấp và mở rộng mạng viễn thông, đặc biệt là mạng truyền dẫn trong nước, quốc tế; mạng truy nhập băng rộng với tốc độ cao, vùng phủ rộng trên cơ sở kết hợp hài hòa các phương thức cáp đồng, cáp quang, vệ tinh, di động đđáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.
d) Tăng cường hợp tác chia sẻ cơ sở hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động giữa các doanh nghiệp viễn thông với nhau. Tổ chức thực hiện hạ ngầm, chỉnh trang mạng cáp thông tin, sắp xếp lại hệ thống cột ăng ten trạm phát sóng di động đảm bảo chất lượng, an toàn và mỹ quan đô thị.
đ) Tăng cường dự phòng dung lượng truyền dẫn, trang thiết bị quan trọng trên mạng lưới, đồng thời tăng cường khả năng kết nối mạng lưới của các doanh nghiệp viễn thông với nhau, đặc biệt là mạng viễn thông quốc tế để đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin trong mọi tình huống.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2012.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang BThủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc, Giám đốc các tập đoàn, doanh nghiệp viễn thông chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng T
W và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP; Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư,
KTN (5b)
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
--------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
----------------

No. 32/2012/QD-TTg

Hanoi, July 27, 2012

 

DECISION

APPROVING THE PLAN FOR DEVELOPING NATIONAL TELECOMMUNICATIONS UNTIL 2020

 

Pursuant to the Law on Government organization on December 25, 2001;

Pursuant tothe Law on telecommunications on November 23, 2009;

Pursuant to the Law onRadio frequencyon November 23, 2009;

Pursuant to the Government s Decree No.25/2011/NĐ-CPon April 06, 2011 detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on telecommunications;

At the proposal of the Minister of Information and Communications;

The Prime Minister issues the Decisionsapproving thePlan for developingnationaltelecommunications until 2020,

Article 1.Approving thePlan for developingnationaltelecommunications until 2020:

I. TARGETS

1. Building and developing the modern and safe telecommunications infrastructure with high capacity, high speed, and able to reach remote areas, bordering areas, islands or impoverish areas, contributing in the National defense and security and improving people’s life.

2. Providing quality, competitive and affordable telecommunications services to satisfy diverse demands of services users. Developing the telecommunications application services using the built telecommunications infrastructure to utilize the convergence of technology and services.

3. Sustainably developing the telecommunications market, ensuring a healthy competition by strictly control the business activities of telecommunications enterprises under the law provisions on competition. Utilizing the internal resources and supporting the economic sectors in participating in the telecommunications development.

4. Prioritizing the application of modern and developed telecommunications technologies that are energy-saving, eco-friendly and able to efficiently use telecommunications resources.

5. Ensuring the safety of telecommunications infrastructure and information security for the application of telecommunications technology and information technology, especially in the encouragement of electronic commerce and electronic government development.

II. DEVELOPMENT TARGETS

1. Until 2015:

a) The ratio of fixed subscriber lines may reach 15 – 20 lines/100 people; the ratio of cellphones may reach 140 cellphones/100 people; the ratio of broadband internet subscribers may reach 6 – 8 subscribers/100 people; the ratio of broadband mobile subscribers may reach 20 - 25 subscribers/100 people;

b) The percentage of households that have telephone may reach 40 – 45%; the percentage of households that have internet access may reach 15 – 20%; the percentage of internet users may reach 40 – 45% of the population;

c) The mobile coverage may reach 90% of the national population;

d) Over 90% of the communes that have public telecommunications services providers may have broadband internet access;

dd) The telecommunications growth rate may reach 1,5 – 2 times of the GDP growth rate. The total revenue from telecommunications may reach 10 – 12 billion USD, accounting for 7 – 8% of GDP.

2.Until 2020:

a) The ratio of fixed subscriber lines may reach 20 – 25 lines/100 people; the ratio of broadband internet subscribers may reach 15 – 20 subscribers/100 people; the ratio of broadband mobile subscribers may reach 35 - 40 subscribers/100 people;

b) The percentage of households that have telephone may reach 40 – 45%; the percentage of households that have internet access may reach 35 – 40%; the percentage of internet users may reach 55 – 60%;

c) The mobile coverage may reach 95% of the national population, the roads, the key economic and National defense and security regions;

d) 100% of the communes that have public telecommunications services providers may have broadband internet access;

dd) The telecommunications growth rate may reach 1.21.5times of the GDP growth rate. The total revenue from telecommunications may reach 15– 17billion USD, accounting for67% of GDP.

III. DEVELOPMENT ORIENTATION

1. Marketdevelopment orientation:

a) Ensure the sustainable development of the telecommunications market concentrating on quality and efficiency on the basis of fair and healthy competition. For some crucial telecommunications services market (domestic long-distance, international, mobile, broadband internet services), it is required to ensure that, by implementing the policies on licensing, connecting, controlling and stabilizing market as well as appropriately managing telecommunications resources, there must be at least 3 enterprises participating in each market for the purpose of encouraging the competition, and prevent the extensive participation, especially of foreign, in the telecommunications industry that may leads to tough competition and make the business less efficient

b) Utilizing the internal resources and facilitating the participation of the economic sectors in the telecommunications development by implementing the policies on licensing telecommunications business and step by step equitizing telecommunication enterprises of which the dominant shares are not hold by the State. On the other hand, for the purpose of developing the telecommunications market towards socialism and assuring the economic security of telecommunications. The State shall keep holding the dominant shares of some services providers of which the network infrastructure is particularly important to the operation of the entire national telecommunications infrastructure and directly affects the socio-economic development and National defense and security.

c) Restructuring the telecommunications market on the basis of reorganizing telecommunication enterprises, especially inefficient State-owned enterprises towards transferring, selling or merging telecommunication enterprises for the purpose of establishing 3 – 4 powerful corporations operating towards specialization, professionalism on the basis of efficient use of telecommunications resources and infrastructure. Strictly controlling the economic concentration and the reasonable management, distribution of telecommunications resources in order to prevent monopoly on telecommunications.

d) Encouraging and supporting capable enterprises in expanding their business an investing in foreign market on the basis of observing laws and ensuring business efficiency.

2. Networkdevelopment orientation:

a) Intensifying the development of broadband network access for households on the basis of prioritizing the wired network (copper or optical cable). Expanding the coverage and improving the efficiency of the third-generation mobile information system (3G) in order to provide wireless broadband access to individuals anywhere and any time.

b) Increasing the capacity of domestic long-distance and international transmission system on the basis of efficiently using the existing system and concurrently investing in the upgrading and building high-capacity international and domestic submarine and land optical cables, and launching telecommunications satellites serving the domestic and regional market.

c) Step by step digitizing the system of radio and television land transmission nationwide. Facilitating the development of satellite television and cable television on the basis of prioritizing the application of digital technology and optical cables.

d) Ensuring the highest security, uniformity, integrity and safety when investing in equipment for setting up the network, for providing and using services.

dd) Planning, building and developing the synchronous and uniform passive technical telecommunications infrastructure. Starting to bury the telecommunications cable network, renovating the antennae under the technical regulations and standards that satisfy the requirements for scenery, environment, urban planning and telecommunications infrastructure safety. Increasing the share of telecommunications infrastructure among the telecommunication enterprises in order to establish the network and provide the telecommunications services efficiently, conveniently and quickly.

e) Developing the separate telecommunications network of agencies and organizations by utilizing the public telecommunications infrastructure, especially the domestic transmission system of telecommunication enterprises.

g) Increasing the capacity of the separate telecommunications network serving the State’s, the Communist Party’s agencies, the National defense and security. Separating the telecommunications business and public telecommunications services in order to improve the efficiency of the business and the public telecommunications network, ensure the information security of the separate telecommunications network serving the State and the Communist Party’s agencies, and the National defense and security.

h) Building a uniform separate telecommunications system serving the natural disaster prevention. Enhancing the development and modernization of the sea and island telecommunications network in order to ensure the information provision for National defense and security, and life safety on the sea.

3. Servicesdevelopment orientation:

a) Developing the new telecommunications services congruently with the trend of technology and services convergence, enhancing the development of telecommunications application services in order to increase the efficiency of the telecommunications network invested.

b) Efficiently popularizing the public telecommunications services on the basis on increasing the investment in developing telecommunications infrastructure in public areas, supporting poor, semi-poor households and other subjects on welfare with demands for such services.

c) Ensuring the provision of fixed telephone services for the Communist Party’s agencies, the State, the authorities at all levels, and the socio-political organizations nationwide. The provision of fixed telephone services for the people must comply with the market mechanism in urban areas and plains, and comply with the public telecommunications mechanism in remote areas, bordering areas, islands, and impoverished areas. Expediting the provision of mobile information services and broadband internet services for all areas, households and people nationwide.

d) Reducing costs and prices to provide affordable telecommunications services suitable for the incomes of the people, and step by step adjusting the services prices to ensure the business efficiency of enterprises in the competitive environment and during the course of international integration.

dd) Strictly controlling the prices, updating the average prices of the domestic, regional and international market in order to manage prices on the basis of respecting the pricing of enterprises, ensuring the price stability, avoiding overly increasing prices that affect the users’ interest, and underselling that causes damage to enterprises and instability for the market.

e) Improving the telecommunications services quality by formulating, amending, supplementing, introducing and applying technical regulations and standards, and provisions on the management of telecommunications services quality appropriate for the rapid development of technology and services.

g) Intensifying the enforcement of laws on services quality by qualification and conformity announcement, examination, supervision, inspection and sanctions against administrative violations in a strict and quick manner, in order to further improving the services quality for the purpose of satisfying people’s diverse demands.

4. Technologicaldevelopment orientation:

a) The development and application of telecommunications technology must be congruent with the world’s trend and the Vietnam’s conditions. The time for applying a new technology must depend on the investment efficiency, the market demands, the social interest and the completion of the technology.

b) Developing, applying modern technology, efficiently using telecommunications resources using latest core technology, broadband network, IPv6 Internet, radio and television transmission network congruent with the conditions of each enterprise in order to provide multiple services using a uniform telecommunications infrastructure.

c) Boosting the application of eco-friendly and energy-saving telecommunications technology in order to satisfy the requirements for global climate change.

5.The use and planning of telecommunications resources:

a) Ensuring the telecommunications resources re planned, distributed and transferred publicly, equitably and transparently that satisfy the requirements for establishing a healthy and competitive telecommunications market. Strictly controlling the accumulation of telecommunications resources, especially radio frequencies, via selling, merging and transferring telecommunication enterprises in order to avoid breaking the telecommunications resources planning and reduce the competition on the market.

b) Applying the market mechanism, such as auctions, selection and transfer of the right to use radio frequencies, telecommunications numbers, internet domains, in order to select economically, financially, technically capable enterprises to participate in the market and improve the efficiency of telecommunications resources.

c) Planning and distributing telecommunications resources, especially the radio frequency bands towards enhancing the development of wireless broadband network, mobile information network of the next generation, digital radio and television transmission network.

d) Studying, testing and assessing until 2014; From 2015: applying the next-generation broadband mobile telecommunication services using new frequency bands congruent with the world’s trend and Vietnam’s conditions.

dd) From 2020: considering the rearrangement of the existing frequency bands used for the second-generation mobile information system, and the equivalent radio and television system to be used for the next generation of mobile information system.

IV. SOLUTIONS

1. Solutions form completing the laws and policies on telecommunications

a) Formulating, guiding and implementing the strategies, planning, plans and programs related to the management and development of telecommunications 2011 – 2020.

b) Formulating and promulgating the legal documents guiding the implementation of the Law on telecommunications and the Law on Radio frequency.

c) Enhancing the development, adjustment and improvement of the standards of telecommunications congruent with the Vietnam’s development and international practice.

d) Formulating the mechanism, policies and provisions on licensing, pricing, services quality, connection, resources, technical telecommunications infrastructure, network safety and information security appropriate for the convergence of technology and services in the competitive environment and international integration.

dd) Studying and applying the particular mechanism for investing and bidding in the telecommunications industry in order to ensure the uniformity of the network (not so many kinds of equipment in the network that cause difficulties for connecting, managing, utilizing, maintaining and repairing the equipment), an to avoid the dependence on some equipment providers that leads to dependence on technology and prices causing damage to the interests of enterprises and the country.

e) Formulating and carrying out the public telecommunications programs towards innovating the forms and methods of public telecommunications services provision, combining supporting regions and supporting users, changing from setting up targets to placing orders and bidding for public telecommunications services provision.

2. Scientific and technological solutions

a) Concentrating the human and financial resources on development and application research in order to increase the productivity and competitiveness among telecommunication enterprises.

b) Enhancing the application of hi-tech to the setting up of network, the services provisions, the production and assembly of telecommunications terminal devices, especially mobile devices and digital television converters, aiming at reducing prices and rapidly making the quality and affordable telecommunications services popular with the people.

c) Tightly combining research, training, technology transfers among research institutes, schools and telecommunication enterprises in order to quickly apply the scientific and technological research results to the practice.

d) Intensifying the application of information technology to the management and utilization of the network, and the services provisions for the purpose of reducing costs and prices, improving the efficiency of telecommunication enterprises.

3. Organizational solutions

a) Completing the mechanism and policies for restructuring the telecommunications market towards sustainable development, efficiency, and healthy competition. Enhancing the rearrangement and reorganization of the telecommunication corporations and enterprises, especially State-owned ones towards specializations and professionalism, appropriate for the particular operation of the telecommunications industry (uniform network, convergent technology and services) in order to improve the productivity and competitiveness.

b) Selling, buying, merging and transferring the inefficient and small telecommunication enterprises consistently with the market mechanism in order to establish large and competitive telecommunication enterprises capable of dominating the domestic market and reaching international markets. Strictly controlling the telecommunication enterprises that dominate the market, commit acts of economic concentration, transferring the right to use telecommunications resources that mess up the plan and reduce the competitiveness on the market.

b) Equitizing and withdrawing capital from telecommunication enterprises of which the dominant shares are not hold by the State in order to facilitate the participation of the economic sectors in the telecommunications development and ensure the compliance with law provisions on property under the Law on telecommunications.

d) Keeping on improving the capability of management agencies in charge of telecommunications, internet, radio frequencies, technical broadcasting infrastructure management congruently with the technological development trend and the Vietnam’s conditions.

dd) Completing the reform of the Vietnam Posts and Telecommunications Group (VNPT), and Viettel in order to improve the competitiveness and ensure the business efficiency of enterprises.

4. Resourcessolutions

a) Using the Public Telecommunications Fund to support and grant loans to the programs and projects of developing telecommunications infrastructure and making telecommunications services popular in public areas and subjects on welfare.

b) Encouraging all economic sectors to participating in building, developing and using the telecommunications infrastructure, especially the broadband one; building the system of passive telecommunications infrastructure such as antennae,  antennae, cable posts and cable ducts; diversifying the telecommunications services. Formulating capital mechanisms, technological solutions, and appropriate business models to attract investment in telecommunications to remote areas, bordering areas, islands, and impoverished areas.

c) Using foreign development aid (ODA) for building infrastructure and universalizing telecommunications services and broadband internet in rural areas, highlands, remote areas, and islands if forms of public telecommunications services, community information centers, schools, hospitals, cultural centers, libraries, and performing other public duties.

d) The State shall support the programs and projects of communications, training high quality human resources of telecommunications, and improving digital skills of people living in rural areas, remote areas, bordering areas, and islands.

dd) Intensively supporting and training the human resources for developing and applying telecommunications and information technology right in the universities that provide training in telecommunications and information technology.

5. International cooperation solutions

a) Boosting the international telecommunications integration on the basis of clearly determining the targets, principles and solutions appropriate for the interests and conditions of Vietnam when participating in bilateral and multilateral trade agreements.

b) Keeping on intensifying the cooperation in international telecommunications organizations and forums. Exchanging experience in formulating laws and policies on telecommunications, training experts in telecommunications technology and management.

c) Encouraging and facilitating the foreign investment in the telecommunications industry in conformity with Vietnam’s laws and telecommunications plans.

d) Formulating preferential mechanisms and policies for Vietnam’s telecommunication corporation and enterprises to invest in foreign countries.

6. Solutions for information, propagation and awareness improvement

Improving and unifying the awareness, intensifying the information and propagation of the viewpoints, targets, orientation and the contents of this Plan to all levels, Ministries, sectors, localities and enterprises via means of mass media, conventions, and seminars.

Article 2. Organizing the implementation

1. The Ministry of Information and Communications:

a) In charge of organizing and supervising the implementation of this Plan, submitting the updates and amendments appropriate for the Vietnam’ economic development to the Prime Minister.

b) Formulating, guiding and implementing the strategies, planning and plans related to telecommunications development 2011 – 2020 such as frequency planning, number planning, passive telecommunications infrastructure planning, frequency control system planning, technical infrastructure planning of Vietnam Internet Network Information Center (VNNIC), the national action plan for IPv6.

c) Formulating and guiding the implementation of legal documents to implement the Law on telecommunications, the Law on Radio frequency, such as the provisions on selection and auction of telecommunications resources, provisions on the list of enterprises of which the dominant shares are hold by the State, provisions on organizing, managing and using the separate telecommunications network serving the Communist Party’s agencies and the State agencies.

d) Formulating and submitting the provisions on Vietnam’s telecommunications market management to the Government, in order to ensure the healthy competition and sustainable development.

dd) Formulating, guiding and organizing the implementation of the provisions on licensing, connecting, managing resources, managing telecommunications services quality and standards.

e) In charge of and cooperating with the Ministry of Science and Technology in formulating and applying the standards of telecommunications in conformity with Vietnam’s and international laws.

g) In charge of and cooperating with the Ministry of Finance in guiding the telecommunication enterprises to sell, buy, merge, transfer and equitize consistently with the plans and the laws.

h) In charge of and cooperating with the Ministry of Finance in formulating the methods, guiding and carrying out inspections of the telecommunications services pricing of enterprises in order to stabilize prices of the telecommunications market.

i) In charge of and cooperating with the Ministry of Industry and Trade in guiding and performing competition management over the telecommunications services market.

k) In charge of and cooperating with the Ministry of Public Security in formulating and implementing the provisions on infrastructure and information security in telecommunications activities.

l) In charge of and cooperating with the Ministry of Construction, relevant Ministries and sectors in guiding the formulation of plans and the licensing of passive telecommunications technical infrastructure constructions.

m) In charge and cooperate with the Ministry of Finance in formulating, guiding, managing and inspecting the implementation of the Public telecommunications services provision program.

2. The Ministry of Science and Technology:

Formulating the mechanism for investment support under the Law on high technology and its guiding documents so that the telecommunication enterprises may apply, research, develop and commercialize their products, or produce, assemble telecommunications equipment appropriate for the conditions and demands in Vietnam.

3. The Ministry of Planning and Investment:

a) In charge of and cooperating with the Ministry of Information and Communications and the Ministry of Finance in formulating preferential mechanisms and policies for Vietnam’s telecommunication corporation and enterprises to invest in foreign countries.

b) Cooperating with the Ministry of Information and Communications in executing the key investment projects (enclosed with the planning annex); cooperating in formulating the capital mechanism, finding technological solutions, and business model to attract economic sectors to participating in the provision of telecommunications services in remote areas, bordering areas, islands and impoverished areas.

c) Cooperating with the Ministry of Information and Communications in appraising the separate telecommunications network of agencies and organizations to ensure the utilization of the public telecommunications network, especially the transmission network of telecommunication enterprises.

4. The Ministry of Finance:

a) In charge of and cooperating with the Ministry of Planning and Investment in allocating annual budget for implementing the plan from the Ministerial and sectoral budget estimates.

b) In charge of and cooperating with relevant Ministries and sectors in promulgating the mechanism and principles of controlling and managing the rent of public technical infrastructural constructions used for telecommunications network deployment.

c) Cooperating with the Ministry of Information and Communications in formulating the particular financial mechanism with some units in charge of State management over telecommunications and radio frequency, units in charge of information and communications for the State’s and the Party’s agencies in order to satisfy the requirements for the management and development in a competitive environment and increasing international telecommunications integration.

5. The Ministry of Transport:

a) In charge of and cooperating with the Ministry of Information and Communications in bringing the passive telecommunications technical infrastructure planning, and the coastal information station system into the traffic planning locally and nationwide.

b) Cooperating with the Ministry of Information and Communications in guiding the organizations and individuals to manage and use the traffic constructions for telecommunication enterprises to share and use the traffic technical infrastructure for setting up telecommunications equipment and cables.

6. The Ministry of Construction:

a) In charge of and cooperating with the Ministry of Information and Communications in bringing the passive telecommunications technical infrastructure planning, into the construction planning locally and nationwide.

b) In charge of and cooperating with the Ministry of Information and Communications in formulating and submitting the Decree on sharing public constructions among the construction, electricity, traffic and telecommunications sectors to the Government.

c) Cooperating with the Ministry of Information and Communications in guiding the organizations and individuals to manage and use the underground constructions for telecommunication enterprises to share and use the technical infrastructure for setting up telecommunications equipment and cables.

7.The Ministry of Industry and Trade:

a) In charge of and cooperatingwith the Ministry of Information and Communications in guiding theVietnam Electricity (EVN)to manage and use theelectric postsfor telecommunication enterprises to share and use theelectric postsfor setting up telecommunications cables.

b) Guiding the market management agencies to strictly control the telecommunication devices banned from circulation and the circulation of telecommunication devices in accordance with the promulgated technical regulations and standards.

c) In charge of and cooperating with the Ministry of Industry and Trade in guiding and economic concentration management over the telecommunications services market.

8. The Ministry of National Defense:

a) In charge of and cooperating with the Ministry of Information and Communications in deploying the separate network, including the communications system and the warning system serving national defense.

b) In charge of and cooperating with the Ministry of Information and Communications in guiding the military units to protect the submarine cables.

c) Cooperating with the Ministry of Information and Communications and the Ministry of Public Security in allocating the frequency bands among the security, national defense, and civil sectors,

9. The Ministry of Public Security:

a) In charge of and cooperating with the Ministry of Information and Communications in deploying the separate network, including the communications system and the inspection, supervision, positioning systems ensuring the national security, social order and crime prevention.

b) Cooperating with the Ministry of Information and Communications in formulating and implementing the provisions on infrastructure and information security in telecommunications activities.

c) Cooperating with the Ministry of Information and Communications and the Ministry of National Defense in allocating the frequency bands among the security, national defense, and civil sectors,

10. People’s Committees of central-affiliated cities and provinces:

a) Spreading information and disseminating the viewpoints, targets, orientation and the contents of this Plan to all levels, Ministries, sectors, localities and enterprises via local means of mass media.

b) Formulating and promulgating the local passive telecommunications technical infrastructure planning congruently with the national telecommunications development planning, socio-economic development planning and local construction planning.

c) Formulating, approving and announcing the passive telecommunications technical infrastructure planning every 5 years (amended and supplemented annually), and bring the passive telecommunications technical infrastructure planning into the local traffic planning and detailed construction planning on scale1/2000and1/500.

d) In charge of formulating and implementing the plans for renovating and burying local telecommunications cables.

dd) Managing, elaborating and implementing the share of telecommunications infrastructure with other local technical infrastructure.

e) Guiding the settlement and handling of illegal acts of obstructing and sabotaging the construction and use of local telecommunications infrastructure.

11. Telecommunication corporations and enterprises:

a) Formulating and implementing the planning for telecommunications services and network, and the passive telecommunications technical infrastructure planning congruently with the national telecommunications development planning and passive technical infrastructure planning of the central-affiliated cities and provinces.

b) Improving the competitiveness, business efficiency, and use efficiency of telecommunications resources in order to provide quality and affordable telecommunications services capable of satisfying the diverse demands of the users. Enhancing the development of telecommunications application services using the built telecommunications infrastructure in order to utilize the convergence of technology and services.

c) Investing in, upgrading and expanding the telecommunications network, especially the domestic and international transmission network and expansive high-speed broadband network on the basis of compatibly combining copper cables, optical cables, satellites and mobile devices in order to satisfy the requirements for socio-economic development and ensure National defense and security.

d) Enhancing the share of passive telecommunications technical infrastructure among the telecommunication enterprises. Burying and reorganizing the information cables, rearranging the system of antennae and mobile transmitter stations, ensuring the quality, safety and urban scenery.

dd) Enhancing the reserves of transmission capacity and crucial equipment in the network, improving the network connection among the telecommunication enterprises, especially international telecommunications network in order to ensure infrastructure safety and information security in any situation.

Article 3.This Decision takes effect on October 01, 2012.

Article 4.Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces, Presidents of the Member assembly, General Directors, and Directors of telecommunication corporations and enterprises are responsible for the implementation of this Decision

 

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

ANNEX

LIST OF KEY PROJECTS AND PROGRAMS OF NATIONAL TELECOMMUNICATIONS DEVELOPMENT PLANNING UNTIL 2020
(Promulgated together with the Decision No.
32/2012/QĐ-TTgon July 27, 2012 of the Prime Minister)

No.

Name of project, program

Unit in charge

Cooperating unit

Capital source

Budget (billion VND)

Period

1

Project of Improving the capacity of separate telecommunications network serving National defense and security, and the State’s and the Party’s agencies

The Ministry of Information and Communications, the Ministry of National Defense, the Ministry of Public Security

The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, telecommunication enterprises

The State budget, capital of telecommunication enterprises

1,200

2011-2015

2

Project of Specialized uniform information system serving national disaster prevention and rescue

The Ministry of Information and Communications

The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the Ministry of Transport, the Ministry of National Defense, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Agriculture and Rural development

The State budget

200

2011-2020

3

Public telecommunications services provision programs

The Ministry of Information and Communications

The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance,People’s Committees of central-affiliated cities and provinces,telecommunication enterprises

Vietnam’s Public telecommunications servicesfund

14,000

2011-2020

4

Broadband telecommunications infrastructure development program

Telecommunication enterprises

The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, People’s Committees of central-affiliated cities and provinces,Vietnam’s Public telecommunications servicesfund

Capital of telecommunication enterprises,Vietnam’s Public telecommunications services fund, ODA, and other capital sources

60,000

2011-2020

5

Domestic and international transmission network expansion, construction and upgrade program

Telecommunication enterprises

The Ministry of Information and Communications, and relevant units

Capital from telecommunication enterprises, FDI, and ODA

50,000

2011-2020

6

Vietnam’s telecommunications satellite launching project

Telecommunication enterprises

The Ministry of Information and Communications, and relevant units

Capital of telecommunication enterprises

6,500

2011-2015

 

Total

 

 

 

131,900

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 32/2012/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất