Quyết định 262/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 262/2006/QĐ-TTg

Quyết định 262/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:262/2006/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:14/11/2006
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

* Quy hoạch tỉnh Thái Bình - Ngày 14/11/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 262/2006/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020. Theo đó, xây dựng thành phố Thái Bình với các chức năng là Trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của Tỉnh và trở thành đô thị loại II trong giai đoạn 2010 - 2015. Đồng thời cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống đô thị, các thị tứ trở thành các trung tâm kinh tế phát triển với chức năng là hạt nhân thúc đẩy và lan tỏa tới các vùng nông thôn trong Tỉnh... Phấn đấu đưa kinh tế Thái Bình phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiên tiến, đưa Thái Bình trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước... Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Xem chi tiết Quyết định262/2006/QĐ-TTg tại đây

tải Quyết định 262/2006/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 262/2006/QĐ-TTg NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2006

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

TỈNH THÁI BÌNH ĐẾN NĂM 2020

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại tờ trình số 5613/BKH-TĐ&GSĐT ngày 31 tháng 7 năm 2006 và Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình tại tờ trình số 15/TTr-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2006 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020,

 

QUYẾT ĐỊNH :

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Bình đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

I. Quan điểm phát triển

Tiếp tục phát huy tối đa nguồn nội lực, gắn mở rộng sản xuất hàng hóa của Thái Bình với thị trường trong nước, đồng thời tranh thủ mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh xuất khẩu, phát huy và sử dụng có hiệu quả mọi tiềm năng và nguồn lực cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, đưa Thái Bình trở thành Tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của Vùng đồng bằng sông Hồng.

Đẩy mạnh phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại, thực hiện nhất quán, lâu dài chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngoài, tăng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng đã tinh chế; nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ.

Phát triển nhanh công nghiệp và dịch vụ, coi trọng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, gắn Thái Bình trong mối quan hệ tổng thể với các tỉnh trong Vùng đồng bằng sông Hồng và Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Xây dựng thành phố Thái Bình với các chức năng là Trung tâm chính trị kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của Tỉnh và trở thành đô thị loại II trong giai đoạn 2010 - 2015. Đồng thời cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống đô thị, các thị tứ trở thành các trung tâm kinh tế phát triển với chức năng là hạt nhân thúc đẩy và lan tỏa tới các vùng nông thôn trong Tỉnh.

Phát huy yếu tố con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có chính sách thu hút sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực chất lượng cao, kể cả từ các địa phương khác và ngoài nước; có cơ chế khuyến khích phát triển giáo dục, đào tạo, nhất là đội ngũ công chức, công nhân và lao động kỹ thuật, đội ngũ chuyên gia về công nghệ và quản lý, đội ngũ doanh nhân.

Gắn tăng trưởng kinh tế với thực hiện công bằng xã hội, tạo việc làm, giảm nghèo và nâng cao mức sống vật chất tinh thần cho nhân dân. Quan tâm đầu tư thỏa đáng về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội đối với khu vực nông thôn, phấn đấu giảm hộ nghèo tới mức thấp nhất.

Phát triển kinh tế - xã hội phải kết hợp chặt chẽ với khai thác bảo vệ tài nguyên thiên nhiên hợp lý và môi trường sinh thái.

Kết hợp phát triển kinh tế với giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh trong các giai đoạn phát triển.

II. Mục tiêu phát triển

1. Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đưa kinh tế Thái Bình phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, có mạng lưới kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, hệ thống đô thị tương đối phát triển, các lĩnh vực văn hóa - xã hội tiên tiến, đưa Thái Bình trở thành một trong những tỉnh có trình độ phát triển ở mức trung bình của Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Về phát triển kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12,5%, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,5% và giai đoạn 2016 - 2020 tăng khoảng 11,0%.

- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, để đến năm 2010 tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 30%; công nghiệp – xây dựng chiếm khoảng 37% và khu vực dịch vụ chiếm khoảng 33%. Đến năm 2015 có cơ cấu tương ứng là 21%; 45% và 34%; năm 2020, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn 14%; công nghiệp đạt khoảng 51% và dịch vụ khoảng 35%.

- Tăng kim ngạch xuất khẩu từ 98 triệu USD năm 2005 lên khoảng 200 - 240 triệu USD năm 2010; năm 2015 khoảng 400 triệu USD và năm 2020 khoảng 800 - 850 triệu USD.

- Tăng thu ngân sách nhằm bảo đảm các nhiệm vụ chi của Tỉnh và từng bước phấn đấu để có tích lũy. Phấn đấu tỷ lệ thu ngân sách đạt khoảng 15% GDP vào năm 2010; 17% năm 2015 và 19% năm 2020.

- Tăng nhanh đầu tư toàn xã hội, thu hút mạnh các nguồn vốn bên ngoài, thời kỳ 2006 - 2010 tổng vốn đầu tư toàn xã hội dự kiến đạt 35 - 36% GDP; 2011 - 2020 khoảng 40 - 41%.

- GDP bình quân đầu người đạt 14,3 triệu đồng năm 2010, 28 triệu đồng năm 2015 và 51,2 triệu đồng năm 2020.

b) Về phát triển xã hội

- Tỷ lệ tăng dân số chung đạt 0,55% thời kỳ 2006 - 2015; khoảng 0,65% thời kỳ 2016 - 2020. Nâng cao chất lượng nguồn lao động, giải quyết việc làm; giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị xuống 2,5% và tỷ lệ thời gian sử dụng lao động ở nông thôn khoảng 88 - 89% vào năm 2020. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 10% vào năm 2010, dưới 3% vào năm 2020.

- Đến năm 2020, tỷ lệ đô thị hóa đạt khoảng 40%; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động khoảng 67%.

- Đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40%, trong đó qua đào tạo nghề là 25%, đến năm 2020 tỷ lệ này là 60% và 42%; nâng cao chất lượng giáo dục, hoàn thành phổ cập trung học phổ thông vào năm 2010.

- Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân và các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, phát thanh và truyền hình trên toàn Tỉnh.

c) Về tài nguyên và môi trường

Có chính sách quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, nhất là đất đai, nguồn nước, khoáng sản, rừng ngập mặn; phòng ngừa, xử lý có hiệu quả các hành vi gây ô nhiễm môi trường, quan tâm đầu tư cho công tác thu gom, tái chế và xử lý chất thải. Đến năm 2010 khoảng 85% dân số được sử dụng nước sạch; thu gom và xử lý 100% rác thải sinh hoạt; quản lý và xử lý 100% chất thải công nghiệp và chất thải y tế.

Tăng cường giáo dục, đào tạo nhằm nâng cao nhận thức về quản lý và bảo vệ môi trường.

III. Lựa chọn các lĩnh vực trọng điểm có tính đột phá đến năm 2020

1. Tiêu chuẩn lựa chọn các lĩnh vực trọng điểm

- Có tiền đề và lợi thế phát triển;

- Có vai trò to lớn đối với nền kinh tế trong lộ trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa: tạo ra đóng góp lớn về GDP, về ngân sách, về tích lũy và khả năng thu hút lao động;

- Phù hợp với định hướng bố trí chiến lược của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước;

- Đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, góp phần phát triển bền vững.

2. Các lĩnh vực trọng điểm dự kiến

a) Tăng cường công tác xúc tiến kêu gọi đầu tư; xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển công nghiệp; thu hút mạnh mẽ các nguồn lực trong và ngoài nước phát triển nhanh và lấp đầy các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp thành phố Thái Bình, Tiền Hải, Cầu Nghìn và các cụm công nghiệp ở các huyện; mở rộng làng nghề.

b) Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ. Phát triển nhanh, mạnh các ngành du lịch, nhất là du lịch sinh thái, thương mại nội địa, xuất khẩu, dịch vụ tài chính, ngân hàng, vận tải, bưu chính, viễn thông. Tích cực đẩy mạnh chương trình xuất khẩu lao động.

c) Chuyển đổi mạnh cơ cấu nông nghiệp theo hướng nông nghiệp hàng hóa, chất lượng, năng suất và hiệu quả cao, hình thành các vùng sản xuất nguyên liệu hàng hóa tập trung.

Khai thác triệt để tiềm năng đất đai và bố trí sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao. Chuyển một phần diện tích lúa năng suất thấp sang trồng cây công nghiệp, rau màu đặc sản.

Quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, vùng lúa đặc sản tập trung.

d) Xây dựng kết cấu hạ tầng và đẩy nhanh đô thị hóa là lĩnh vực quyết định, là nhiệm vụ xuyên suốt thời kỳ quy hoạch. Xây dựng thành phố Thái Bình trở thành Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật của Tỉnh và đạt tiêu chuẩn đô thị loại II trong giai đoạn 2010 - 2015; xây dựng, mở rộng cảng biển Diêm Điền, cảng sông Tân Đệ; nâng cấp một số tuyến đường quan trọng và xây dựng các cầu nối với tỉnh ngoài, xây dựng các công trình thủy lợi, cấp nước, cấp điện; xây dựng hạ tầng các khu du lịch, khu công nghiệp.

IV. Phương hướng phát triển các ngành và lĩnh vực

1. Phát triển nông, lâm, thủy sản

Dự kiến giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng bình quân 4,8%/năm giai đoạn 2006 - 2010, tăng 4,5%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và 3,3%/năm giai đoạn 2016 - 2020. Trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tỷ trọng của ngành trồng trọt giảm, tăng dần tỷ trọng các ngành chăn nuôi, thủy sản.

a) Nông nghiệp

Xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa đa dạng, phù hợp với hệ sinh thái, phát triển bền vững, áp dụng các công nghệ tiên tiến trong sản xuất, bảo quản và chế biến để tạo ra các sản phẩm có chất lượng và giá trị cao; đặc biệt, chú ý lựa chọn và sản xuất bộ giống mới phù hợp cho năng suất, chất lượng cao. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, thủy sản và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trong từng vùng.

Nhịp độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp giai đoạn 2006 - 2010 bình quân 4,1%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt mức bình quân 3,7%/năm và giai đoạn năm 2016 - 2020 đạt mức 2,6%/năm.

Phấn đấu giá trị trên mỗi ha đất nông nghiệp đạt 45 triệu đồng trở lên vào năm 2010 và đạt khoảng 60 triệu đồng vào năm 2020.

Đẩy mạnh phát triển vụ Đông, đến năm 2010 diện tích cây vụ Đông đạt 40 - 45%, đến năm 2020 đạt 50% trở lên so với diện tích đất canh tác của Tỉnh.

b) Thủy sản

Phấn đấu giá trị sản xuất ngành thủy sản tăng 11,5%/năm giai đoạn 2006 - 2010, tăng 9,4%/năm giai đoạn 2011 - 2015 và tăng 6,7%/năm giai đoạn 2016 - 2020.

Tiếp tục mở rộng diện tích bãi triều, đẩy mạnh nuôi thâm canh thủy, hải sản ở vùng nước lợ; mở rộng quy mô và đổi mới công nghệ của các cơ sở sản xuất giống thủy sản; đẩy mạnh cải tạo ao hồ, ruộng chuyển đổi thành các vùng tập trung để phát triển nuôi trồng thủy sản thâm canh và bán thâm canh, có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn, chất lượng cao. Dự kiến diện tích nuôi thủy sản nước mặn và nước lợ đến năm 2020 đạt hơn 12.000 ha.

Đẩy mạnh khai thác hải sản trên biển, tăng cường khai thác đánh bắt xa bờ, hạn chế khai thác gần bờ.

c) Lâm nghiệp

Tiếp tục trồng mới và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển. Xây dựng các mô hình trồng rừng ven biển theo phương thức nông, lâm, thủy sản kết hợp.

2. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có thị trường ổn định (trong nước và ngoài nước), hiệu quả cao, các ngành công nghiệp có thế mạnh về nguồn nguyên liệu, sử dụng nhiều lao động.

Khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư chiều sâu nhằm trang bị công nghệ hiện đại, thiết bị đồng bộ.

Phấn đấu nhịp độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 đạt 27%/năm, giai đoạn 2011 - 2015 đạt 20%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 17%/năm.

Kết hợp phát triển công nghiệp tập trung ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với phát triển công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp ở các làng nghề.

a) Công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm: từng bước đưa công nghệ hiện đại vào công nghiệp chế biến, phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với phát triển vùng nguyên liệu; tăng cường tinh chế thay cho sơ chế. Xây dựng các cơ sở chế biến tập trung tại các vùng nguyên liệu lớn, đồng thời khuyến khích các cơ sở sản xuất quy mô vừa và nhỏ gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp và làng nghề.

b) Công nghiệp dệt may: chuyển dần công nghiệp dệt may về các huyện trong Tỉnh, khuyến khích các doanh nghiệp chủ động tìm kiếm thị trường, giảm dần hình thức may gia công, tiến dần đến xuất khẩu trực tiếp.

c) Công nghiệp chế biến gỗ, lâm sản: phát triển mạnh các cơ sở chế biến gỗ công nghiệp và sản phẩm mỹ nghệ nội thất cao cấp ở các khu, cụm công nghiệp; các sản phẩm dân dụng từ mây, tre, đay, cói ở các làng nghề.

d) Công nghiệp sành, sứ, thủy tinh và vật liệu xây dựng: đa dạng hóa các hình thức đầu tư và sản phẩm, phát triển cả về số lượng, chất lượng và chủng loại phù hợp với thị hiếu và sức mua của dân.

đ) Khai thác, sử dụng khí mỏ và công nghiệp hóa chất: tiến hành các thủ tục và công tác chuẩn bị để triển khai thăm dò, khai thác khí thiên nhiên bổ sung cho Khu công nghiệp Tiền Hải.

e) Công nghiệp cơ khí - điện, điện tử công nghệ thông tin: hướng tới phát triển công nghiệp cơ khí - điện, điện tử, trở thành ngành công nghiệp quan trọng, có giá trị gia tăng lớn trong sản xuất công nghiệp của Tỉnh. Từng bước phát triển công nghệ thông tin, tập trung trước hết cho công nghiệp phần mềm.

g) Phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề: tiếp tục xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, các cụm công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp làng nghề và thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước. Quy hoạch mỗi huyện, thành phố từ 3 - 5 cụm công nghiệp tập trung và 5 - 10 cụm công nghiệp làng nghề trong giai đoạn 2011 - 2015; từ 6 - 7 cụm công nghiệp tập trung và 10 - 15 cụm công nghiệp làng nghề trong giai đoạn 2016 - 2020.

3. Phát triển dịch vụ.

a) Thương mại

Đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của sản xuất kinh doanh và đời sống, góp phần tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế, mở rộng thị trường.

Hoàn chỉnh hệ thống thương mại trên địa bàn Tỉnh, đặc biệt chú trọng tới phát triển thị trường nông thôn, phát triển các chợ đầu mối. Dự kiến tốc độ tăng trưởng tổng mức lưu chuyển bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ bình quân thời kỳ 2006 - 2020 là 12,7%/năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn dự kiến đến năm 2010 đạt 430 triệu USD, năm 2015 đạt 950 triệu USD và năm 2020 đạt 2.300 triệu USD; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2020 là 18,6%/năm.

b) Du lịch

Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của Tỉnh. Dự kiến mức tăng trưởng khách du lịch bình quân thời kỳ 2006 - 2010 là 20%/năm, trong đó khách quốc tế tăng bình quân 25%/năm, thời kỳ 2011 - 2020 tương ứng là 13%/năm và 15%/năm. Phát triển mạnh du lịch văn hóa gắn với các lễ hội, giỗ tổ Đền Trần, tham quan chùa Keo, đền Đồng Bằng, đền Tiên La; du lịch sinh thái gắn với xây dựng Khu du lịch Cồn Vành, Cồn Thủ, du lịch làng nghề (Đồng Xâm, Nam Cao...), du lịch biển (Tiền Hải, Đồng Châu).

c) Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

Tăng cường công tác huy động vốn tại địa phương của các chi nhánh ngân hàng thương mại quốc doanh và các tổ chức tín dụng khác, mở rộng đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế. Đẩy mạnh các hoạt động bảo hiểm và các dịch vụ tài chính khác.

Phát triển các loại hình dịch vụ phục vụ sản xuất thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghiệp. Nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ.

4. Văn hóa - xã hội

a) Dân số, lao động việc làm

Thực hiện tốt chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình. Dự kiến dân số tỉnh Thái Bình đến năm 2010 là 1.902,4 nghìn người; năm 2015 là 1.955 nghìn và năm 2020 là 2.020 nghìn người.

Xây dựng trung tâm đào tạo nghề quy mô vùng để đào tạo nghề cho Tỉnh và các địa phương lân cận.

Cơ cấu lao động phải được thay đổi mạnh theo hướng giảm mạnh lao động sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh lao động công nghiệp - xây dựng, lao động dịch vụ. Dự kiến đến năm 2020 lao động nông nghiệp còn khoảng 33% của tổng số lao động.

Đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động.

b) Giáo dục - đào tạo

Tiếp tục xây dựng, phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo Thái Bình cân đối, đồng bộ và chất lượng cao để bảo đảm quyền và nghĩa vụ học tập của nhân dân, thực hiện công bằng trong giáo dục.

Từng bước hiện đại hóa, chuẩn hoá các loại hình giáo dục để khai thác, phát huy tiềm năng và thành tựu của khoa học công nghệ.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phát huy hiệu quả, coi trọng 3 mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài để góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và của cả nước.

Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động giáo dục - đào tạo. Chuyển các trường mầm non bán công, trường trung học phổ thông bán công sang loại hình ngoài công lập. Tạo điều kiện cho một số trường công lập chuyển sang các loại hình ngoài công lập. Chuyển hoạt động của đại bộ phận các trường và một số trường có nhiệm vụ phổ cập thành hoạt động dịch vụ công.

c) Y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng

Năm 2020 chiều cao trung bình của thanh niên tăng từ 2 - 3 cm so với năm 2005.

Đến năm 2020, tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch đạt 100%.

Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AISD trong cộng đồng dân cư xuống dưới 0,3% vào năm 2010 và không tăng vào các năm tiếp theo.

Đến năm 2010, tỷ lệ mẹ tử vong dưới 0,04% ca đẻ sống; hạ tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 18%; tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng < 2.500 g dưới 3%, duy trì mức sinh thay thế.

Quan tâm chăm lo sức khỏe cho các đối tượng chính sách xã hội; mọi người đều được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng cao.

Tăng cường cơ sở vật chất, nhân lực cho mạng lưới y tế từ tuyến tỉnh đến xã, phường.

Phấn đấu đạt tỷ lệ: 8 bác sĩ, 0,5 dược sĩ đại học và 18 giường bệnh/10.000 dân vào năm 2010.

d) Văn hóa - thông tin, thể dục thể thao

- Tăng cường quản lý nhà nước về văn hóa thông tin.

Phấn đấu đến năm 2010: 80% gia đình; 55% thôn, làng; 80% cơ quan, trường học đạt chuẩn văn hóa, đến năm 2020 tỷ lệ tương ứng sẽ là 90%, 65% và 90%.

Tăng thời lượng và nâng cao chất lượng phát thanh, truyền hình.

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà bảo tàng, Thư viện Tỉnh, Nhà triển lãm thông tin, Nhà văn hóa trung tâm v.v....

- Tuyên truyền vận động và tổ chức để phát triển phong trào toàn dân tham gia tập luyện thể dục, thể thao; khuyến khích phát triển các cơ sở tập luyện, thi đấu thể dục, thể thao ngoài công lập, đẩy mạnh xã hội hóa về thể dục, thể thao.

Đến năm 2015 hoàn thành xây dựng sân vận động có sức chứa 25.000 chỗ ngồi đạt chuẩn thi đấu quốc tế và 2 bể bơi; quy hoạch đất dành cho khu Trung tâm thể dục thể thao của mỗi huyện.

V. Kết cấu hạ tầng

1. Lĩnh vực giao thông

Cải tạo và nâng cấp hệ thống đường giao thông để gia tăng sự giao thương giữa Thái Bình với Hà Nội và các tỉnh trong Vùng đồng bằng Bắc Bộ. Chú trọng xây dựng các tuyến giao thông mới đấu nối với các trục đường quốc gia, tạo ra các trục giao lưu kinh tế mới, các không gian phát triển công nghiệp và đô thị.

Trước năm 2010 xây dựng đường tránh quốc lộ 10 qua thành phố; tiếp theo làm đoạn đường tránh qua thị trấn Đông Hưng (nối từ cầu Hòa Bình qua sông Trà Lý đến ngã ba Đọ).

Nâng cấp, mở rộng quốc lộ 39, đến năm 2010 đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng.

Chính phủ sẽ sớm triển khai xây dựng đường ven biển Thanh Hóa - Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.

Nâng cấp các đường tỉnh đạt tiêu chuẩn cấp III - IV đồng bằng. Tiếp tục chú trọng phát triển giao thông nông thôn.

Thực hiện các Dự án cải tạo, mở rộng cảng Diêm Điền, xây dựng cảng Tân Đệ.

2. Mạng lưới điện

Sản lượng điện thương phẩm cung cấp cho Tỉnh tăng bình quân 15%/năm giai đoạn 2006 - 2010, tăng trên 11%/năm giai đoạn 2011 - 2020.

Xây dựng, cải tạo đồng bộ đường dây tải điện 220 KV, 110 KV, trung thế, hạ thế và hệ thống các trạm biến áp.

3. Mạng lưới bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin

Tiếp tục xây dựng kết cấu hạ tầng bưu chính viễn thông hiện đại và rộng khắp, công nghệ tiên tiến đáp ứng nhu cầu phát triển các dịch vụ mới và ứng dụng công nghệ thông tin, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, nâng cao chất lượng phục vụ, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống, giành thắng lợi trong cạnh tranh, hội nhập.

Phấn đấu đến năm 2010 có mật độ 13 máy điện thoại/100 dân; năm 2020 có 38 máy điện thoại/100 dân.

4. Cấp, thoát nước, vệ sinh và bảo vệ môi trường

- Đối với khu vực đô thị: xây dựng, mở rộng mạng lưới cấp nước cho thành phố Thái Bình, các thị trấn, các khu công nghiệp. Hướng đến 100% số hộ được sử dụng nước máy, đến năm 2020 đạt 180 đến 200 lít nước/người/ngày.

- Đối với nông thôn, phát triển hệ thống cấp nước theo nhiều quy mô phù hợp với phân bố dân cư và địa hình từng vùng. Phấn đấu đến năm 2020, 100% dân cư sống ở nông thôn được sử dụng nước sạch.

- Xây dựng, nâng cấp mạng lưới thoát nước cho các khu vực, chú trọng đầu tư hệ thống xử lý nước thải sản xuất, nước thải sinh hoạt trước khi đổ vào hệ thống thoát chung.

- Cùng với quá trình đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển đô thị, cần phải quan tâm đến bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, thực hiện vệ sinh đô thị.

 

5. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang của Tỉnh sẵn sàng hoàn thành các nhiệm vụ được giao, xây dựng một số công trình phòng thủ ở một số điểm trọng yếu trên địa bàn Tỉnh.

 

Khi xây dựng các công trình phát triển kinh tế phải tính toán đến kế hoạch bảo vệ và bảo đảm chuyển hướng phục vụ quốc phòng khi tình hình đòi hỏi.

 

VI. Phương hướng tổ chức không gian

 

1. Định hướng sử dụng đất

 

Tích cực khai thác tiềm năng đất đai theo hướng tiết kiệm, hiệu quả phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Đẩy mạnh thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu công trình có sử dụng đất; phát triển thị trường bất động sản trên cơ sở thực hiện Luật Đất đai và pháp luật có liên quan.

 

Đến năm 2020, diện tích đất đô thị khoảng 3.340 ha và đất dành cho phát triển công nghiệp khoảng 3.200 ha, chiếm 1,94% tổng diện tích tự nhiên của toàn Tỉnh; đất thổ cư nông thôn khoảng 11.200 ha, chiếm 6,8% diện tích tự nhiên; diện tích đất giao thông khoảng 10.700 ha, chiếm 6,5% diện tích đất tự nhiên; diện tích đất cho hệ thống công trình thủy lợi khoảng 12.200 ha, chiếm 7,4% diện tích tự nhiên.

 

2. Phát triển đô thị và các điểm dân cư nông thôn

 

Phấn đấu tỷ lệ đô thị hóa đạt 12,4% vào năm 2010; 22,3% vào năm 2015 và khoảng 40% vào năm 2020.

 

Phát triển mở rộng thành phố Thái Bình thêm khoảng 1,5 - 2,0 nghìn ha, phấn đấu trong giai đoạn 2010 - 2015 thành phố Thái Bình được công nhận là đô thị loại II.

 

Tiến hành xây dựng hạ tầng các thị trấn, thị tứ các khu vực nông thôn theo hướng đô thị hóa. Bố trí hợp lý hệ thống hạ tầng xã hội như: Khu vui chơi giải trí, thể thao, cây xanh, y tế, giáo dục, xử lý rác thải, nước thải.

3. Phát triển một số tuyến trục kinh tế

Tuyến đường 10 từ Vũ Thư đến thành phố Thái Bình đi Hải Phòng; tuyến đường từ thành phố Thái Bình đến Đồng Châu; tuyến đường 39 từ cầu Triều Dương về thị trấn Đông Hưng; tuyến đường từ thành phố Thái Bình đến Diêm Điền; mỗi tuyến gắn với phát triển một số ngành kinh tế phù hợp tiềm năng, thế mạnh của các địa phương.

4. Phát triển khu vực nông thôn và vùng ven biển

Đối với khu vực nông thôn, song song với việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng đẩy nhanh sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và dịch vụ.

Đối với vùng ven biển, bố trí cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển kinh tế tổng hợp. Triển khai nhanh chóng các dịch vụ cung cấp giống và phòng trừ dịch bệnh nhằm phát triển nhanh diện tích nuôi trồng thủy sản, xây dựng cơ sở hậu cần nghề cá, phát triển các phương tiện đánh bắt, chế biến thuỷ sản.

VII. Các giải pháp phát triển chủ yếu

1. Giải pháp huy động các nguồn vốn đầu tư

Để đáp ứng được nhu cầu đầu tư như trên cần phải có các biện pháp huy động vốn một cách tích cực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, huy động tối đa nguồn vốn từ quỹ đất để phát triển đô thị, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao.

2. Cơ chế, chính sách

Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính một cách triệt để, thông thoáng tạo điều kiện tốt nhất cho mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển.

3. Phối hợp phát triển giữa Thái Bình với các tỉnh trong vùng.

Để phát triển có hiệu quả, bền vững, tỉnh Thái Bình cần phối hợp với các tỉnh, thành phố trong Vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là các tỉnh trong tiểu vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

4. Phát triển nguồn nhân lực.

5. Phát triển khoa học - công nghệ và bảo vệ môi trường.

6. Có biện pháp thích hợp khuyến khích và hỗ trợ kinh tế ngoài quốc doanh.

7. Dự kiến danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư (như phụ lục kèm theo).

VIII. Tổ chức thực hiện quy hoạch

- Sau khi được phê duyệt, tiến hành công khai hóa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, tuyên truyền, quảng bá, thu hút sự chú ý của toàn dân, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để huy động tham gia thực hiện Quy hoạch.

- Xây dựng quy hoạch phát triển của các ngành và lĩnh vực, các quy hoạch chi tiết.

- Triển khai Quy hoạch qua các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Kế hoạch hàng năm phải bám vào các mục tiêu Quy hoạch đã được duyệt và các chỉ tiêu đặt ra trong từng thời kỳ.

- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tư phát triển theo Quy hoạch. Tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành và địa phương trong việc thực hiện Quy hoạch. Định kỳ (vào các năm 2010, 2015, 2020) tổ chức đánh giá tình hình thực hiện Quy hoạch của từng thời kỳ, bổ sung và điều chỉnh lại mục tiêu của kỳ tới cho phù hợp với tình hình thực tế.

Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo các nội dung sau:

- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thị; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực để bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ.

- Nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.

Điều 3. Giao các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư để bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu xem xét điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư nêu trong Quy hoạch.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 


Phụ lục

CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ

(Ban hành kèm theo Quyết định số 262/2006/QĐ-TTg

ngày 14 tháng 11 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)

 

I. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

1. Dự án xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp.

2. Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân đạm công suất 300.000 tấn/năm.

3. Dự án thăm dò, khai thác khí thiên nhiên tại vùng biển tỉnh Thái Bình.

4. Dự án Nhà máy cơ khí công - nông nghiệp tại thành phố Thái Bình.

5. Dự án đầu tư Nhà máy gia công vỏ tàu hiện đại để đóng mới tàu có trọng tải từ 3.000 tấn - 5.000 tấn.

6. Dự án phát triển cụm công nghiệp đóng tàu thủy Tân Đệ, cụm công nghiệp đóng tàu thủy Trà Lý và cụm công nghiệp đóng mới tàu 6.500 tấn và sửa chữa tàu tại Diêm Điền.

7. Dự án Nhà máy chế biến rau quả thực phẩm công suất 100.000 tấn.

8. Dự án xây dựng Nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi đậm đặc, công suất khoảng 30.000 tấn/năm.

9. Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất nước khoáng, dự kiến đầu tư tại Tiền Hải, công suất khoảng 10 triệu lít/năm.

II. Kết cấu hạ tầng

1. Dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 39, đường tỉnh 39B, 217 đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, đường 216 đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

2. Dự án nạo vét, chống bồi lắng cảng Diêm Điền.

3. Dự án xây dựng đường ven biển từ Thanh Hóa - Ninh Bình - Nam Định - Hải Phòng - Quảng Ninh.

4. Dự án xây dựng các đường vành đai tránh thành phố Thái Bình và các thị trấn.

5. Dự án xây dựng các nhà máy chế biến rác tại thành phố Thái Bình, phía Bắc và phía Nam tỉnh.

6. Dự án nâng cấp hệ thống thủy lợi tỉnh Thái Bình (xây dựng các trạm bơm đầu mối, cải tạo hệ thống kênh, sông).

7. Dự án kiên cố hóa hệ thống đê biển, đê sông, kè.

III. Các dự án phát triển nông nghiệp, ngư nghiệp

1. Dự án xây dựng Trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống cây trồng công nghệ cao.

2. Dự án xây dựng Trung tâm nghiên cứu, sản xuất giống chăn nuôi công nghệ cao.

3. Dự án chuyển đổi sản xuất, xây dựng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung.

IV. Các dự án phát triển du lịch - dịch vụ

1. Dự án xây dựng cầu ra Cồn Vành và hạ tầng Khu du lịch sinh thái Cồn Vành - Cồn Thủ (Tiền Hải).

2. Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng khu du lịch Đồng Châu (Tiền Hải).

3. Dự án xây dựng trung tâm thương mại và hội chợ triển lãm cho cả vùng, quy mô 5 ha.

V. Các dự án phát triển các lĩnh vực văn hóa - xã hội.

1. Dự án trung tâm giáo dục lao động xã hội.

2. Trung tâm phát thanh truyền hình.

3. Trung tâm cai nghiện thành phố.

4. Dự án nâng cấp, mở rộng trường dạy nghề Thái Bình.

5. Dự án nâng cấp bệnh viện đa khoa Tỉnh.

6. Dự án xây dựng sân vận động Tỉnh.

7. Trường cao đẳng Văn hóa nghệ thuật.

8. Trường cao đẳng Kinh tế - kỹ thuật.

9. Nâng cấp hệ thống phòng học các trường trung học phổ thông.

10. Đại học đa ngành (nâng cấp trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình).

11. Tu bổ đền thờ các vua Trần và các di tích thời Trần.

12. Cải tạo Nhà bảo tàng Tỉnh.

13. Trung tâm đào tạo, giới thiệu việc làm.

* Ghi chú: về vị trí, quy mô, diện tích chiếm đất và tổng mức đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tuỳ thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư của từng thời kỳ./.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------

No: 262/2006/QD-TTg

Hanoi, November 14, 2006

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF THAI BINH PROVINCE UP TO 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

At the proposals of the Planning and Investment Ministry in Report No. 5613/BKH-TD&GSDT of July 31, 2006, and of the People's Committee of Thai Binh province in Report No. 15/TTr-UBND of April 10, 2006, on the master plan on socio-economic development of Thai Binh province up to 2020,

DECIDES:

Article 1.- To approve the master plan on socio-economic development of Thai Binh province up to 2020, with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

To continue bringing into the fullest play internal resources, associate the expansion of the province's commodity production with the domestic market and concurrently with the expansion of international market, boost export, bring into play and efficiently tap all potentials and resources for the objective of fast and sustainable economic growth, thus turning Thai Binh into a province attaining the average development level of the Red River delta.

To promote the development and raise the efficiency of external economy, to adopt a consistent and long-term policy of attracting external resources and increasing the export ratio of fine-processed goods articles; to raise the competitiveness of goods and services.

To quickly develop industry and services, attach importance to the development of hi-tech agriculture and place Thai Binh province in its overall relationships with the provinces in the Red River delta and the northern key economic region.

To build Thai Binh city with functions of a political, economic, cultural, scientific and technical center of the province and into a grade-II city in the 2010-2015 period. At the same time, to renovate, upgrade and develop urban centers and townships into developed economic centers which will function as development nuclei having radial effects on rural areas in the province.

To bring into play the human factor, raise the quality of human resources, adopt policies to attract and efficiently use high-quality human resources, including those from other localities and abroad; to adopt a mechanism to promote the development of education and training, especially training of civil servants, technical workers, technological and managerial experts and entrepreneurs.

To associate economic growth with the assurance of social justice, creation of jobs, poverty alleviation and improvement of the people's material and spiritual life. To pay attention to and make adequate investment in technical infrastructures and public works in rural areas, and strive to reduce to the utmost the number of poor households.

To closely combine socio-economic development with rational exploitation and protection of natural resources and ecological environment.

To associate economic development with firm maintenance of political stability, social order and safety, and assurance of strong defense and security throughout the development periods.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. General objectives

To strive for Thai Binh province's fast economic development, proper economic restructuring, gradually modernized socio-economic infrastructure network, fairly developed urban system and advanced social and cultural services, so that it attains the average development level of the Red River delta and the whole country.

2. Specific objectives

a/ Regarding economic development:

- To strive for the average annual GDP growth rate of 12.5% in the 2006-2010 period, 11.5% in the 2011-2015 period and around 11% in the 2016-2020 period.

- To vigorously restructure the economy so that by 2010 the agriculture-forestry-fishery ratio will be around 30%; the industry-construction ratio, around 37%; and the service ratio, 33%. By 2015, the ratios of those sectors will be 21%, 45% and 34% respectively. By 2020, the agriculture ratio will drop to 14%, while that of industry and service will increase to 51% and 35% respectively.

- To increase the export value from USD 98 million in 2005 to USD 200-240 million in 2010, some USD 400 million in 2015 and USD 800-850 million in 2020.

- To increase budget revenues in order to cover the province's expenditures and step by step have accumulation. To strive for the target that the budget revenue will make up around 15% of GDP by 2010, 17% by 2015 and 19% by 2020.

- To quickly increase the total social investment and strongly attract external capital sources. The total social investment capital is expected to reach 35-36% of GDP in the 2006-2010 period and around 40-41% of GDP in the 2011-2020 period.

- The per-capita GDP will reach VND 14.3 million by 2010, VND 28 million by 2015 and VND 51.2 million by 2020.

b/ Regarding social development:

- The general population growth rate will be 0.55% in the 2006-2015 period and around 0.65% in the 2016-2020 period. To raise the quality of the workforce, create jobs and reduce the urban unemployment rate to 2.5% and raise the rate of rural labor employment time to around 88-89% by 2020. To strive to reduce the rate of poor households to under 10% by 2010 and under 3% by 2020.

- By 2020, the urbanization rate will be around 40% and the ratio of non-agricultural labor to the total workforce will be around 67%.

- The rate of trained laborers will reach 40% by 2010, of which 25% will be provided with job training. These rates will be 60% and 42% by 2020. To raise the quality of education and complete the universalization of upper secondary education by 2010.

- To raise the quality of medical examination and treatment, public healthcare and cultural, physical training, sport, radio and television broadcasting activities throughout the province.

c/ Regarding natural resources and environment:

To adopt policies on management and rational use of natural resources, especially land, water sources, minerals, submerged forests; to prevent and effectively handle acts of causing environmental pollution, pay attention to and invest in the collection, recycling and treatment of wastes. By 2010, around 85% of the population will be supplied with clean water; to collect and treat 100% of daily-life waste; to manage and treat 100% of industrial and medical wastes.

To intensify the education and training in order to improve the awareness of environmental management and protection.

III. SELECTION OF KEY DOMAINS FOR BREAKTHROUGH DEVELOPMENT UP TO 2020

1. Criteria for key domains to be selected:

- Having prerequisites and advantages for development;

- Playing a great role in the economy in the process of industrialization and modernization: greatly contributing to the GDP, the state budget and social wealth accumulation, and being labor-intensive.

- Being in line with strategic orientations for economic structure of the Red River delta and the whole country;

- Bringing about socio-economic-environmental efficiency, and contributing to sustainable development.

2. Projected key domains:

a/ Intensifying the investment promotion and attraction; building a favorable investment environment and creating conditions for all economic sectors to take part in industrial development; strongly attracting domestic and foreign resources for fast development and fill-up of such industrial parks as the industrial park of Thai Binh city, Tien Hai and Cau Nghin industrial parks, and industrial clusters in districts; expanding craft villages.

b/ Developing high-quality human resources and building scientific and technological potentials. Quickly and vigorously developing tourism, especially eco-tourism; domestic trade; export; financial, banking, transport, post and telecommunications services. Actively accelerating the labor export program.

c/ Strongly restructuring agriculture towards a commodity agriculture of high quality with productivity and efficiency, and forming concentrated areas for production of raw materials and commodities.

Tapping to the utmost land potentials and allocating agricultural land areas for use with high efficiency. Partly converting low-yield rice fields into land areas for cultivation of industrial trees and specialty cash crops.

Planning hi-tech agricultural production areas and concentrated specialty rice areas.

d/ Building infrastructures and speeding up the urbanization, which are decisive domains and tasks to be performed throughout the planning period. Building Thai Binh city into a political, economic, cultural, scientific and technical center of the province and up to the grade-II city standards in the 2010-2015 period; building and expanding Diem Dien seaport and Tan De river port; upgrading a number of important roads and building bridges linking neighboring provinces, and building irrigation, water supply and power supply works; building infrastructures in tourist resorts and industrial parks.

IV. ORIENTATIONS FOR DEVELOPMENT OF BRANCHES AND DOMAINS

1. Development of agriculture, forestry and fishery

The agricultural, forestry and fishery production value is expected to grow 4.8%/year in the 2006-2010 period, 4.5%/year in the 2011-2015 period, and 3.3%/year in the 2016-2020 period. In agricultural production structure, the cultivation ratio will be reduced while the husbandry and fishery ratios will gradually increase.

a/ Agriculture

To build a diversified, ecosystem-friendly and sustainably developed commodity agriculture and apply advanced technologies to production, preservation and processing of high-quality and high-value agricultural products. To pay special attention to the selection and production of new plant varieties of high yield and quality. To further restructure agriculture in the direction of raising the husbandry and fishery ratios and restructuring the rural economy in each area.

The agricultural production value will grow 4.1%/year in the 2006-2010 period, 3.7%/year in the 2011-2015 period and 2.6% in the 2016-2020 period.

The production value generated from one hectare of agricultural land will reach VND 45 million by 2010 and around VND 60 million by 2020.

To promote the development of winter crops so that by 2010 the land area under winter crops will reach 40-45% of the province's total cultivation land area and 50% or more by 2020.

b/ Fishery

Fishery production value will increase 11.5%/year in the 2006-2010 period, 9.4%/year in the 2011-2015 period and 6.7%/year in the 2016-2020 period.

To continue expanding the tidal swamp area, and boost intensive aquaculture in brackish water areas; to scale up and technologically renovate aquatic breeding establishments; to step up the revamp and conversion of ponds, lakes and fields into concentrated areas for development of intensive and semi-intensive aquaculture and turning out large volume of high-quality commodity products. As projected, the land area for saltwater and brackish water aquaculture will reach over 12,000 hectares by 2020.

To promote the exploitation of marine products, intensify offshore fishing activities and limit coastal fishing.

c/ Forestry

To continue planting new forests and protecting coastal protective forests. To develop models of coastal forest planting by mode of combined agriculture, forestry and fishery.

2. Development of industries, cottage industries and handicrafts

To prioritize the development of industries with stable outlets (both domestic and foreign) and high efficiency, and industries advantageous in raw material sources and labor-intensive.

To encourage enterprises to increase intensive investment in modern technologies and complete equipment.

To strive for an average growth rate of 27%/year in the 2006 ' 2010 period, 20%/year in the 2011-2015 period and 17%/year in the 2016 ' 2020 period.

To combine the concentrated industrial development in industrial parks and industrial complexes with the development of industries, cottage industries and handicrafts in traditional craft villages.

a/ Farm produce and food processing industry: To step by step introduce modern technologies into processing industry, associate the development of processing industry with the development of raw material areas; to replace preliminary processing with refinement. To build concentrated processing establishments in large raw material areas and at the same time promote the development of small- and medium-sized establishments in association with the development of cottage industries and craft villages.

b/ Textile and garment industry: To gradually relocate textile and garment enterprises to districts in the province, encourage local enterprises to take initiative in seeking markets for themselves, thus gradually reducing garment outsourcing for other enterprises and proceeding to conduct direct export.

c/ Wood and forest product processing industry: To vigorously develop establishments processing industrial wood and high-class interior and fine-art products in industrial parks and complexes; and develop the production of domestic-use products from rattan, bamboo, jute and rush in craft villages.

d/ Ceramic, porcelain, glass and construction material industry: To diversify forms of investment and products, and develop these products in terms of quantity, quality and type to suit the people's taste and purchasing power.

e/ Exploitation and use of mine gas and chemical industry: To carry out procedures and preparatory work for exploration and exploitation of natural gas for Tien Hai industrial park.

f/ Mechanical, electric, electronic and information technology industries: To develop mechanical, electric and electronic industries into important ones capable of generating a large added value in the province's industrial production. To step by step develop information technology, concentrating primarily on software industry.

g/ Development of industrial parks, industrial complexes and craft villages: To continue building and completing technical infrastructures of industrial parks, concentrated industrial complexes, industrial clusters of craft villages, and call for domestic and foreign investment projects. To plan the location in each district or city of 3-5 concentrated industrial complexes and 5- 10 industrial clusters of craft villages in the 2011-2015 period, and 6-7 concentrated industrial complexes and 10-15 industrial clusters of craft villages in the 2016- 2020 period.

3. Development of services

a/ Commerce:

To step up the development of commerce-services, thereby satisfying diverse needs of production, business and life, and actively contributing to economic development and market expansion.

To complete the provincial commercial system, attaching special importance to the development of rural markets and wholesale markets. The total retail value and service turnover will grow 12.7% on average in the 2006-2020 period. The province's total export value is projected to reach USD 430 million by 2010, USD 950 million by 2015 and USD 2,300 million by 2020, with an average growth rate of 18.6%/year in the 2006-2020 period.

b/ Tourism:

To develop tourism into an important economic sector of the province. The number of tourist arrivals is projected to grow 20%/year in the 2006-2010 period, of which the number of foreign arrivals will grow 25%/year, or 13% and 15% respectively in the 2011-2020 period. To strongly develop cultural tourism through traditional festivals and rituals, i.e., Tran Hung Dao's death anniversary at Tran temple, tours to Keo pagoda, Dong Bang and Tien La temples; to develop eco-tourism in association with building of Con Vanh and Con Thu tourist resorts, tours to traditional craft villages (Dong Xam, Nam Cao,...) and beaches (Tien Hai, Dong Chau).

c/ Financial, banking and insurance services

To intensify the mobilization of local capital by branches of state-run commercial banks and other credit institutions, increase the investment of capital in all economic sectors. To promote insurance activities and other financial services.

To develop various services for production and development of industrial parks. To raise the quality and diversify types of service.

4. Culture and social affairs

a/ Population, labor and employment:

To well implement the population and family planning program. Thai Binh province's population is expected to reach 1,902,400 by 2010, 1,955,000 by 2015 and 2,020,000 by 2020.

To build a regional job-training center to provide job training to people in the province and neighboring provinces.

The labor structure will be drastically changed in the direction of markedly reducing the number of agricultural labor and quickly increasing the industrial, construction and service labor. By 2020, agricultural labor will make up around only 33% of the total workforce.

To step up labor export activities.

b/ Education and training

To continue building and developing Thai Binh province's education and training system into a balanced, synchronous and high-quality one so as to guarantee the people's right and duty to study and social justice in education.

To step by step modernize and standardize various educational forms in order to tap and bring into play the scientific and technological potentials and achievements.

To raise the comprehensive education quality and efficiency, and attach importance to the following three objectives: raising of people's intellectual level, training of human resources and fostering of talents in order to satisfy socio-economic development requirements of the province and the whole country.

To promote the socialization of education and training activities. To transform semi-public young sprout schools and upper secondary schools into non-public ones. To create conditions for a number of public schools to be transformed into non-public ones. To shift activities of most schools and a number of schools tasked for education universalization to public-service activities.

c/ Health and community's healthcare:

By 2020, the average height of the youth will be 2-3 cm higher than that in 2005.

By 2020, 100% of households will be supplied with clean water.

To control the rate of HIV/AIDS-affected persons to the total population at under 0.3% by 2010 and afterward.

By 2010, the mortality rate of women in childbirth will be under 0.04% of total alive newborns; to reduce the rate of malnourished under-five children to under 18% and the rate of newborns weighing less than 2,500g to under 3%, and maintain the replacement birthrate.

To care for the health of social policy beneficiaries; all people will have access to high-quality medical services.

To consolidate the material foundations and human resources for the healthcare network from the provincial level to commune and ward level.

To strive for the target that every 10,000 people will have 8 medical doctors, 0.5 pharmacist of university degree and 18 patient beds by 2010.

d/ Culture, information, physical training and sports:

- To enhance the state management of culture and information.

To strive for the target that 80% of households, 55% of villages and hamlets, 80% of agencies and schools attain the cultural standards by 2010, which will rise to 90%, 65% and 90% respectively by 2020.

To increase the time volume and raise the quality of radio and television broadcasts.

To invest in material foundations, equipment and facilities of the province's museums, library, exhibition and information house, central cultural house, etc., in order to raise the quality of their operation.

- To campaign for and organize a mass physical training and sport movement; to promote the development of non-public facilities for physical exercise and sport training and competition, and step up the socialization of physical training and sports.

By 2015, to complete the building of a stadium of a capacity of 25,000 up to the international competition standards and two swimming pools; to plan land areas for building district physical training and sport centers.

V. INFRASTRUCTURE

1. Communication

To renovate and upgrade the road system in order to intensify the exchange between Thai Binh province and Ha Noi as well as other northern delta provinces. To attach importance to building new roads linking with national axial roads, thus creating new economic exchange axes and industrial and urban development spaces.

To build before 2010 a bypass of national highway 10 passing round Thai Binh city, then a bypass section passing round Dong Hung township (from Hoa Binh bridge spanning Tra Ly river to Do T-junction).

To upgrade and expand national highway 39 to reach the grade-III delta road standards by 2010.

The Government will soon commence the construction of Thanh Hoa ' Ninh Binh ' Nam Dinh ' Thai Binh ' Hai Phong ' Quang Ninh coastal road.

To upgrade provincial roads into grade-III or grade-IV delta roads. To continue attaching importance to the development of rural communication system.

To execute projects on renovation and expansion of Diem Dien port and construction of Tan De port.

2. Electricity network

The commodity electricity output supplied to the province will increase 15%/year in the 2006-2011 period and more than 11%/year in the 2011-2020 period.

To build and synchronously renovate 220 kV, 110 kV, medium-voltage and low-voltage power transmission lines and the system of transformer stations.

3. Post, telecommunications and information network

To continue building modern and universal post and telecommunications infrastructures with advanced technologies so as to meet demands for development of new services and application of information technology, maintain a high and sustainable growth rate, raise the service quality and ensure uninterrupted information and communications in any circumstances, thereby surviving the competition and integration.

To strive for the target that every 100 people will have 13 telephone sets by 2010 and 38 telephone sets by 2020.

4. Water supply and drainage, environmental sanitation and protection

- For urban centers: To build and expand the water supply network for Thai Binh city, townships and industrial parks. To strive for the target that 100% of households will be supplied with tap water at a norm of 180 ' 200 liters per person per day by 2020.

- For rural areas: To develop the multi-scale water supply system suitable to the population distribution and terrain in each area. To strive for the target that 100% of rural population will be supplied with clean water by 2020.

- To build and upgrade water drainage networks for different areas, attach importance to investment in the system for treatment of production and daily-life wastewater before it is discharged into the common water drainage system.

- In parallel with the promotion of economic development in the direction of industrialization and modernization and urban development, it is necessary to pay attention to environmental protection, conservation of natural landscape and maintenance of urban sanitation.

5. To closely combine socio-economic development with defense and security maintenance; to build up the all-people defense posture combined with the people's security posture; to get the province's armed forces ready for all assigned tasks and build a number of defense works in some strategic areas in the province.

When economic development works are built, it is required to take into account plans on protection and transformation of those works into facilities for defense in emergency circumstances.

VI. SPATIAL ORGANIZATION ORIENTATIONS

1. Land use orientations

To actively, thriftily and efficiently tap the land potential for provincial socio-economic development. To intensify the auction of land use rights or bidding for projects involving land use; to develop the real estate market under the Land Law and relevant laws.

By 2020, the urban land area will be around 3,340 hectares and the land area for industrial development will be around 3,200 hectares, accounting for 1.94% of the province's total natural land area; the rural residential land area will be around 11,200 hectares, accounting for 6.8% of the province's total natural land area; the land area for communication works will be around 10,700 hectares, accounting for 6.5% of the province's total natural land area; and the land area for the system of irrigation works will be around 12,200 hectares, accounting for 7.4% of the province's total natural land area.

2. Development of urban centers and rural population areas

To strive for an urbanization rate of 12.4% by 2010, 22.3% by 2015 and around 40% by 2020.

To develop and expand Thai Binh city with an additional area of 1,500-2,000 hectares, and strive for the target that in the 2010-2015 period Thai Binh city will be recognized as a grade-II city.

To build infrastructures of townships and commune centers in rural areas in the direction of urbanization. To rationally locate the system of social infrastructures, such as: entertainment and recreation centers, sport facilities, greeneries, healthcare and educational establishments, garbage and wastewater treatment works.

3. Development of a number of economic routes and axes

National highway 10 from Vu Thu to Thai Binh city and leading to Hai Phong city, the road from Thai Binh city to Dong Chau; national highway 39 from Trieu Duong bridge to Dong Hung township, and the road from Thai Binh city to Diem Dien will each be associated with the development of a number of economic branches suitable to potentials and advantages of localities.

4. Development of rural and coastal areas

For rural areas: Along with the restructuring of agricultural production, to restructure rural economy in the direction of promoting agricultural production, cottage industries, handicrafts, craft villages and services.

For coastal areas: To structure economic sectors in the direction of integrated economic development. To quickly provide services of supply of aquatic breeds and prevention and combat of epidemics and diseases for aquatic species in order to quickly expand the aquaculture areas; build fishery logistics establishments and develop fishing and processing means.

VII. MAJOR DEVELOPMENT SOLUTIONS

1. Mobilizing investment capital sources

To satisfy the aforesaid investment needs, it is necessary to devise measures to actively mobilize capital sources, mainly internal sources and to mobilize to the utmost the capital source from the land fund for urban, industrial and handicraft development, attaching importance to attraction of capital from non-state economic sectors and socialization of such domains as healthcare, education, culture and sport.

2. Mechanisms and policies

To continue thorough administrative reforms so as to simplify administrative procedures and create the best conditions for all economic sectors to participate in development investment.

3. Coordinating the development of Thai Binh province with the development of other provinces in the region

To efficiently and sustainably develop, Thai Binh province should coordinate with the provinces and cities in the Red Rier delta, especially the provinces in the southern Red River delta sub-region.

4. Developing human resources

5. Developing sciences and technologies, and protecting the environment

6. Applying appropriate measures to encourage and support non-state economic sectors

7. Drawing up a tentative list of projects prioritized for investment study (see the enclosed Appendix).

VIII. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION OF THE MASTER PLAN

- After the master plan on the province's socio-economic development is approved, it must be propagated and popularized to draw attention of the people and investors at home and abroad, with a view to mobilizing all resources for its implementation.

- To elaborate plannings on development of branches and domains and detailed plannings.

- To organize the implementation of the master plan through five-year and annual socio-economic development plans. Annual plans must be consistent with the approved master plan's objectives and targets set for each period.

- To supervise and inspect development investment under the master plan. To enhance the responsibility of all levels, branches and localities for implementing the master plan. At the end of each planning period (2010, 2015 and 2020), to organize the appraisal of implementation of the master plan in such period, and supplement and adjust its objectives to suit the practical situation.

Article 2.- The People's Committee of Thai Binh province shall base itself on the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations stated in the master plan to coordinate with the concerned ministries and branches in directing the elaboration, submission for approval and implementation of the following:

- Socio-economic development master plans of districts and towns; plannings on development of the urban system and population quarters; construction planning; land use planning and plans; development plannings of branches and domains, etc., in order to ensure the comprehensive and synchronous development.

- Study, formulation and promulgation according to its competence or submission to competent state agencies for promulgation of a number of mechanisms and policies suitable to the province's development requirements in each period, in order to attract and mobilize resources for implementation of the master plan.

Article 3.- To assign the concerned ministries and branches to assist the People's Committee of Thai Binh province in studying and elaborating the above-said plans and plannings; to study, formulate and submit to competent state agencies for promulgation a number of mechanisms and policies suitable with the province's socio-economic development requirements in each period in order to mobilize and efficiently use resources, promote and attract investment, etc., thus ensuring the fulfillment of the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations stated in the master plan. To accelerate the investment in and execution of projects and works of regional scale and nature and important to the province's development for which investment decisions have been issued. To study and consider adjustments or supplements to branch development plannings, plans on investment in relevant projects and works eligible for investment specified in the master plan.

Article 4.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO."

Article 5.- The president of the People's Committee of Thai Binh province, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.

 

 





 

APPENDIX

LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY
(Promulgated together with the Prime Ministers Decision No. 262/2006/QD-TTg of November 14, 2006)

I. INDUSTRIES, COTTAGE INDUSTRIES AND HANDICRAFT

1. Project on building of infrastructures of industrial parks.

2. Project on building of a nitrogenous fertilizer plant of a capacity of 300,000 tons/year.

3. Project on exploration and exploitation of natural gas in sea areas of Thai Binh province.

4. Project on an industrial-agricultural mechanical engineering factory in Thai Binh city.

5. Investment project on a factory manufacturing modern ship hulls for building new ships of a tonnage of 3,000-5,000 tons each.

6. Project on development of Tan De and Tra Ly shipbuilding complexes and an industrial complex for building new ships of a tonnage of 6,500 tons each and repairing ships in Diem Dien.

7. Project on a vegetable, fruit and foodstuff processing plant of a capacity of 100,000 tons.

8. Project on building of a plant for processing of condensed livestock feed of a capacity of around 30,000 tons/year.

9. Project on building of a plant for mineral water production, which is expected to be located in Tien Hai and have a capacity of around 10 million liters/year.

II. INFRASTRUCTURES

1. Project on upgrading and expansion of national highway 39, provincial roads 39B and 217 up to the grade-III delta road standards, and road 216 up to the grade-IV delta road standards.

2. Project on dredging and combat of deposit extension in Diem Dien port.

3. Project on building of Thanh Hoa Ninh Binh Nam Dinh Hai Phong Quang Ninh road.

4. Project on building of belt roads bypassing Thai Binh city and townships.

5. Project on building of garbage treating plants in Thai Binh city and in northern and southern areas of the province.

6. Project on upgrading of the irrigation system of Thai Binh province (building of headwater pumping stations, and renovation of the system of canals and rivers).

7. Project on solidification of sea and river dikes, embankments.

III. PROJECTS ON DEVELOPMENT OF AGRICULTURE, FORESTRY OR FISHERY

1. Project on building of a hi-tech plant variety research and production center.

2. Project on building of a hi-tech livestock breed research and production center.

3. Project on production restructuring and building of a concentrated aquaculture zone.

IV. PROJECTS ON DEVELOPMENT OF TOURISM AND SERVICES

1. Project on building of a bridge leading to Con Vanh and infrastructure of Con Vanh-Con Thu eco-tourist resort (Tien Hai).

2. Project on building of infrastructure of Dong Chau tourist resort (Tien Hai).

3. Project on building of a commercial, trade fair and exhibition center for the whole region on an area of 5 hectares.

V. PROJECTS ON CULTURAL AND SOCIAL DEVELOPMENT

1. Project on an education, labor and social affairs center

2. Radio and television broadcasting center.

3. Thai Binh citys detoxification center.

4. Project on upgrading and expansion of Thai Binh job-training shool.

5. Project on upgrading of the provinces general hospital.

6. Project on building of the provinces stadium.

7. Culture and Arts College.

8. Economics and Technique College.

9. Upgrading of classrooms of upper secondary schools.

10. A university (upgraded from Thai Binh Teachers Training College).

11. Embellishment of Tran kings temple and relics of Tran dynasty.

12. Renovation of the provincial museum.

13. Job training and placement center.

* Note: The locations, land areas and total capital amounts of the above-listed projects will be calculated, selected and specifically determined at the stage of formulation and submission for approval of investment projects, depending on the demands for and capabilities of balancing and mobilizing investment capital in each period.-

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 262/2006/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất