Quyết định 260/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh đến năm 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 260/2005/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 260/2005/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 21/10/2005 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định260/2005/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 260/2005/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ
260/2005/QĐ-TTG
NGÀY 21 THÁNG 10 NĂM 2005 VỀ PHƯƠNG HƯỚNG CHỦ
YẾU
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI VÙNG PHÍA TÂY
ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại các Công văn số 7874/BKH-CLPT ngày 07 tháng 12 năm 2004, số 5835/BKH-CLPT ngày 29 tháng 8 năm 2005; ý kiến các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh đến năm 2020 đối với toàn bộ lãnh thổ phía Tây đường Hồ Chí Minh, đoạn từ Hoà Lạc đến ngã tư Bình Phước thuộc địa phận 15 tỉnh: Hà Tây, Hoà Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước và Bình Dương, nhằm phát huy những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và tài nguyên của Vùng, nhất là khi có đường Hồ Chí Minh để xây dựng Vùng phía Tây phát triển về kinh tế, ổn định về xã hội, củng cố về quốc phòng và an ninh biên giới, lành mạnh về môi trường, góp phần thực hiện thành công nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ vùng biên giới.
Điều 2. Mục tiêu phát triển chủ yếu
1. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm khoảng 9 - 10% thời kỳ 2006 - 2010; 10 - 10,5% thời kỳ 2011 - 2020. GDP bình quân đầu người năm 2010 bằng 1,7 lần so năm 2005; năm 2020 bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010. Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế của Vùng với tỷ trọng GDP của các ngành như sau: nông, lâm nghiệp là 45%, công nghiệp, xây dựng 20%, dịch vụ 35%; đến năm 2020 tỷ trọng tương ứng của các ngành trên là 30% - 30% - 40%.
2. Đến năm 2010, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống bằng mức bình quân cả nước; 50% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 85 - 90% trẻ dưới 5 tuổi được đi học mẫu giáo trước khi vào lớp 1, 100% các trường lớp được kiên cố hoá; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 22 - 25%; 70% số xã có trạm y tế, 80 - 85% số hộ được dùng nước sạch, 60% làng, bản có đội văn hoá quần chúng, 85% làng, bản có nhà văn hoá, phòng đọc sách, 50% số xã có thư viện.
Đến năm 2020, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới mức bình quân cả nước, 70 -80% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia, 100% trẻ dưới 5 tuổi được đi học mẫu giáo trước khi vào lớp 1, 100% các trường lớp được kiên cố hoá; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 15 - 20%; 80 – 85% số xã có bác sỹ và có trạm y tế, 90 - 95% số hộ được dùng nước sạch, 70 - 75% làng, bản có đội văn hoá quần chúng, 90% làng, bản đạt chuẩn làng văn hoá, phòng đọc sách, 60% số xã có thư viện.
3. Phát triển và khôi phục lại phần diện tích rừng bị tàn phá và do khai thác không đúng mục đích quy hoạch nhằm trả lại cảnh quan và môi trường của Vùng.
4. Có cơ chế phù hợp, tạo điều kiện để các già làng, trưởng bản có nhận thức về chính trị và xã hội cao; tích cực vận động con cháu và đồng bào dân tộc thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và phát huy kinh nghiệm sản xuất để nâng cao đời sống của gia đình và cộng đồng dân tộc mình.
5. Chính trị, an ninh ổn định, văn hoá - xã hội phát triển. Giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ quốc phòng và an ninh.
Điều 3. Nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực then chốt.
1. Đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hình thành các ngành - sản phẩm chủ lực, thu hút nhiều lao động hoạt động trong khu vực kinh tế dịch vụ, công nghiệp và nông, lâm nghiệp hàng hoá.
a) Phát triển nông, lâm nghiệp và thuỷ sản
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng thâm canh, chuyên canh, tạo ra sản phẩm hàng hoá.
Đối với khu vực sản xuất nông nghiệp hàng hoá chuyên canh, cần đẩy mạnh thâm canh và ứng dụng mạnh mẽ các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp về giống, công nghệ bảo quản, chế biến phù hợp và công tác khuyến nông, tạo điều kiện cho cư dân trong vùng phát triển có hiệu quả những cây trồng, vật nuôi có ưu thế của từng vùng. Đối với vùng khó khăn, các xã biên giới cần có chính sách hỗ trợ nông dân về giống, đầu tư thuỷ lợi nhỏ, hướng dẫn cách làm ăn, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội để thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu, bảo vệ tài nguyên môi trường.
Đa dạng hoá sản xuất nông nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn. Tiếp tục khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng phát triển làng nghề, đa dạng hoá ngành nghề.
Lựa chọn một số cây trồng như ngô, sắn phục vụ công nghiệp chế biến, thay thế trên các vùng đất lúa không đảm bảo nước tưới. Phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày phù hợp với điều kiện sinh thái ở từng khu vực trong Vùng. Phát triển cây ăn quả ở những nơi có nhiều điều kiện thuận lợi, với những giống cây ăn quả ôn đới, á nhiệt đới. Phát triển đậu tương, đậu đỗ các loại theo hướng chuyên canh, tập trung sản xuất nông sản hàng hoá.
Phát triển chăn nuôi trâu, bò thịt, bò sữa, chủ yếu dựa vào hộ gia đình và trang trại là chính. Các doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế tư nhân làm dịch vụ về giống, thú y, khuyến nôn ... và bảo quản, chế biến, tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi.
Tận dụng mặt nước hiện có, nhất là diện tích mặt hồ thuỷ điện và thuỷ lợi để phát triển thuỷ sản. Cùng với việc nuôi các loài cá bản địa, cần đưa nhanh các giống mới vào nuôi để tạo ra sản phẩm có giá trị cao. Bổ sung cá giống vào các hồ chứa để khôi phục và phát triển nguồn lợi gắn với du lịch sinh thái và bảo tồn quỹ gen.
Phát triển lâm nghiệp là nhiệm vụ trước mắt và lâu dài để nâng độ cây xanh che phủ nhằm bảo vệ môi trường, nguồn nước cho vùng đồng bằng ven biển phía Đông, hình thành vùng nguyên liệu tập trung cho công nghiệp giấy, gỗ ván nhân tạo, vùng trồng rừng cây gỗ lớn, cây đặc sản.
Thực hiện tốt việc bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng hiện có, bao gồm: rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và khu rừng di tích lịch sử đã xếp hạng.
b) Phát triển công nghiệnghĩ - tiểu thủ công nghiệp
Đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản về tài nguyên khoáng sản, đất, rừng, nước và các dạng tài nguyên khác.
Từng bước xây dựng một số cơ sở sản xuất công nghiệp quy mô lớn làm trung tâm động lực thúc đẩy phát triển kinh tế ở từng khu vực như luyện kim ở Thạch Khê; bô xít, phát triển thuỷ điện ở Đắk Nông; vàng, quặng phóng xạ, nguyên liệu sản xuất xi măng ở Tây Quảng Nam; vàng, kaolin, nguyên liệu sản xuất xi măng ở Tây Quảng Trị, Tây Thừa Thiên Huế...
Tập trung ưu tiên hoàn thành việc đầu tư mới và nâng cấp các cơ sở chế biến nông, lâm sản theo quy hoạch.Việc đầu tư cơ sở chế biến phải căn cứ vào thị trường tiêu thụ, khả năng phát triển vùng nguyên liệu. Đầu tư thiết bị công nghệ tiên tiến, hiện đại để tạo ra sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu.
Tiếp tục nghiên cứu đầu tư những công trình thuỷ điện gắn với thuỷ lợi; ưu tiên đầu tư thuỷ điện nhỏ ở khu vực có điều kiện.
Tập trung đầu tư chiều sâu các nhà máy xi măng hiện có trên Vùng.
Tổ chức lại sản xuất ngành cơ khí, đầu tư chiều sâu đổi mới thiết bị ở những cơ sở cơ khí hiện có. Trước hết, tăng năng lực ngành cơ khí sửa chữa, sản xuất sản phẩm cơ khí nhỏ phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Khôi phục, phát triển tiểu thủ công nghiệp truyền thống, cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng hàng thổ cẩm của đồng bào các dân tộc. Khôi phục và phát triển các nghề truyền thống.
Phát triển các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ, các tổ hợp đa nghề tại các trung tâm cụm xã, thị trấn, thị tứ. Xây dựng các cụm công nghiệp quy mô khoảng 50 - 60 ha theo quy hoạch.
c) Phát triển thương mại, du lịch, dịch vụ.
Phát huy lợi thế kinh tế cửa khẩu, các di tích lịch sử và danh lam, thắng cảnh để phát triển ngành thương mại, du lịch, dịch vụ tạo động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội toàn Vùng.
Đầu tư khai thác tốt các Khu kinh tế cửa khẩu (Cầu Treo, tỉnh Hà Tĩnh; Cha Lo, tỉnh Quảng Bình; Bờ Y, tỉnh Kon Tum; Đức Cơ (CK19), tỉnh Gia Lai; Bonuê, tỉnh Bình Phước) và Khu thương mại đặc biệt Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị; hình thành thêm các khu kinh tế cửa khẩu theo quy hoạch để làm hạt nhân phát triển dịch vụ, du lịch và đẩy mạnh hợp tác, mậu dịch đường biên tại các cửa khẩu như Tén Tần, Na Mèo, tỉnh Thanh Hoá; Nậm Cắn, Thanh Thuỷ, tỉnh Nghệ An; Hồng Vân, A Đớt, tỉnh Thừa Thiên Huế; Đăk Chưng, tỉnh Quảng Nam; Bu Prăng, Đăk Per, tỉnh Đăk Nông...
Phát triển mạng lưới thương mại ở trung tâm cụm xã, xã và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia lưu thông hàng hoá hai chiều. Xây dựng mạng lưới chợ. Đầu tư xây dựng, nâng cấp một số trung tâm thương mại và chợ nội địa.
Phát huy tiềm năng về thắng cảnh thiên nhiên, di tích văn hoá truyền thống, bản sắc dân tộc để phát triển du lịch. Hình thành khu du lịch sinh thái, các vườn quốc gia hiện có trong vùng và một số điểm du lịch khác. Phát triển các điểm du lịch tại khu vực gắn với tuyến, điểm du lịch quốc gia, đặc biệt là gắn với tuyến du lịch đường Hồ Chí Minh.
Phát triển và mở rộng cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông qua việc mở rộng vùng phủ sóng thông tin di động, phát triển các điểm truy cập internet, điểm phục vụ bưu chính - viễn thông tại các đô thị, các điểm dừng, điểm nghỉ trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Ưu tiên phát triển đồng bộ hệ thống bưu chính - viễn thông tại các Khu kinh tế cửa khẩu, các tuyến thông tin liên lạc kết nối các điểm dân cư với đồn biên phòng dọc tuyến biên giới.
Phát triển các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ thông tin, tư vấn, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công...
2. Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, nhất là mạng lưới giao thông liên vùng, giao thông dọc biên giới, hình thành hệ thống đô thị trung tâm của từng tiểu vùng gắn với bố trí lại dân cư.
- Về hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế
Nối thông các tuyến tạo ra mạng lưới giao thông đồng bộ liên hoàn, liên thông giữa các tỉnh, tỉnh với huyện, huyện với xã. Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh toàn tuyến đường Hồ Chí Minh với hệ thống biển báo hiệu và các công trình khác kết hợp với các trạm cung cấp nhiêu liệu.
Triển khai xây dựng đường hành lang biên giới từ Tây Thanh Hoá qua Tây Nghệ An, quốc lộ 14C từ Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum kéo dài nối đường N1 để hình thành tuyến dọc biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia.
Cải tạo nâng cấp các trục đường ngang Đông - Tây kết nối đường Hồ Chí Minh - quốc lộ 1A với các cảng biển quan trọng.
Xây dựng các tuyến trục giao thông nối từ đường Hồ Chí Minh đến các cửa khẩu biên giới.
Xây dựng các đường ô tô đến trung tâm xã đối với các xã chưa có đường ô tô. Các tuyến giao thông nối các trục giao thông chính đến trung tâm các xã trong vùng để đảm bảo 100% số xã hoặc cụm xã có đường ô tô với mặt đường nhựa, bê tông xi măng hoặc cấp phối đến trung tâm. Xây dựng kiên cố cầu, cống ngầm.
Tu bổ, nâng cấp các công trình hiện có, đầu tư công trình mới, ưu tiên các công trình để tăng thêm diện tích trồng lúa, tưới cây công nghiệp, cây trồng khác và nước cho sinh hoạt. Tiếp tục đầu tư đồng bộ các công trình hồ chứa nước nhỏ, công trình đầu mối đến các kênh mương, các công trình thuỷ lợi nhỏ ở các xã đặc biệt khó khăn.
Tiếp tục phát triển mạng lưới thông tin liên lạc, phát triển các bưu cục, chú trọng các xã thuộc vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn… Sử dụng có hiệu quả tuyến cáp quang đường Hồ Chí Minh và phát triển các đường cáp theo các cạnh ngang của kết cấu chữ H để phát triển hệ thống viễn thông.
Tiếp tục đầu tư phát triển các điểm bưu điện, văn hoá xã, cung cấp các dịch vụ bưu chính, viễn thông cơ bản đến người dân ở các vùng sâu, vùng xa.
Phát triển mạng lưới phát thanh đến xã, từng bước hiện đại hoá mạng lưới truyền hình, tăng thời lượng phát sóng bằng tiếng các dân tộc nhằm phục vụ tốt nhu cầu cho nhân dân trong vùng.
Xây dựng mạng lưới điện và hệ thống cấp nước sạch theo quy hoạch và bước đi thích hợp.
- Phát triển hệ thống đô thị, các điểm dân cư nông thôn và các điểm dừng trên đường Hồ Chí Minh.
Xây dựng cơ cở hạ tầng các đô thị (thị trấn) hiện có và hình thành một số thị trấn mới:
Đối với khu vực Tây Hà Tây và Hoà Bình: xây dựng cơ sở hạ tầng 13 thị trấn hiện có và hình thành thêm 3 thị trấn mới là Chợ Bến, tỉnh Hoà Bình; Miếu Môn, Hoà Lạc, tỉnh Hà Tây.
Đối với khu vực Tây Thanh Hoá, Nghệ An và Hà Tĩnh: xây dựng cơ sở hạ tầng 24 thị trấn hiện có và hình thành thêm 9 thị trấn mới là Khe Hạ, Phố Châu, Ngã Ba Si, Thượng Ninh, Bãi Trành, tỉnh Thanh Hoá; Tri Lễ, Đông Hiếu, tỉnh Nghệ An; Thanh Thuỷ, La Khê, tỉnh Hà Tĩnh.
Đối với khu vực Tây Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam: xây dựng cơ sở hạ tầng 23 thị trấn hiện có và hình thành thêm một số thị trấn mới là Xuân Sơn, Tân Ấp, tỉnh Quảng Bình; A Co, tỉnh Thừa Thiên Huế…
Đối với khu vực Tây các tỉnh từ Kon Tum đến Bình Phước, Bình Dương: xây dựng cơ sở hạ tầng 31 thị trấn hiện có và hình thành thêm hai thị trấn mới là Nhơn Hoà, tỉnh Gia Lai; Tân Định, tỉnh Bình Dương.
Chú trọng hình thành các điểm dân cư nông thôn tập trung (dạng thị tứ) có quy mô từ 300 - 500 hộ. Các điểm dân cư nông thôn gắn liền với cơ sở, môi trường sản xuất, các điểm dịch vụ du lịch, thương mại, các vùng chuyên canh sản xuất nông nghiệp. Tổ chức, phân bố lại các điểm dân cư nông thôn dọc tuyến đường Hồ Chí Minh (các đoạn đi trên quốc lộ hiện hữu), nhưng không gây cản trở hoạt động của tuyến đường.
Quy hoạch và bố trí lại dân cư trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và quy hoạch giao thông của tuyến đường Hồ Chí Minh. Đối với khu vực các xã biên giới phải kết hợp an ninh quốc phòng để hình thành các cụm dân cư, tuyến dân cư, các thị trấn thị tứ, các trung tâm cụm xã cho phù hợp; không để xảy ra tình trạng các vùng biên giới không có dân.
Có quy hoạch và xây dựng các điểm dừng, điểm nghỉ trên tuyến đường Hồ Chí Minh. Chức năng hoạt động của các điểm dừng, điểm nghỉ là các hoạt động dịch vụ như bán xăng, dầu, sửa chữa, dịch vụ rửa xe, dịch vụ ăn uống, nghỉ ngơi, thông tin liên lạc, cấp cứu y tế, cứu hộ cứu nạn.
Bố trí các điểm dừng, điểm nghỉ dọc tuyến đường Hồ Chí Minh: Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình; thị trấn Xuân Quý (Bến En), tỉnh Thanh Hoá; Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An, Phố Châu, tỉnh Hà Tĩnh; Xuân Sơn, tỉnh Quảng Bình; Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị; A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế; Khe Sanh, tỉnh Quảng Trị; Thạnh Mỹ, tỉnh Quảng Nam; Đắk Tô, tỉnh Kon Tum; Nhơn Hoà, tỉnh Gia Lai; Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk; Kiến Đức của huyện Đắk RLấp, tỉnh Đắk Nông; Đức Phong, tỉnh Bình Phước; Chơn Thành, tỉnh Bình Dương.
3. Phát triển giáo dục và đào tạo, văn hoá, xã hội, xoá đói giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc và tôn giáo.
- Phát triển giáo dục - đào tạo
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện bậc phổ thông, từng bước tiếp cận trình độ chuẩn của cả nước. Tăng tỷ lệ học sinh trong độ tuổi đến trường. Tiếp tục đầu tư xây dựng đủ phòng học kiên cố cho các cấp học. Đến năm 2020, có 70 - 80% số trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Xây dựng chính sách đặc biệt cho những người làm công tác giáo dục ở các vùng khó khăn như: hoàn thiện chế độ tiền lương, phụ cấp cho giáo viên, ưu tiên đào tạo và các chế độ đãi ngộ khác. Khuyến khích bằng nhiều biện pháp để tăng tỷ lệ nữ giáo viên dân tộc ít người.
Tạo điều kiện cho các dân tộc ít người học tập và nắm vững tiếng phổ thông và tiếng dân tộc mình. Chú trọng đào tạo cán bộ cho các xã đặc biệt khó khăn và đào tạo theo địa chỉ. Thực hiện chỉ tiêu cử tuyển cho các địa phương đặc biệt khó khăn.
Phát triển cơ sở hệ thống dạy nghề với các trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, liên thông giữa các cấp trình độ đào tạo nghề và liên thông với hệ thống đào tạo khác; đa dạng hoá các hình thức dạy nghề đáp ứng yêu cầu lao động kỹ thuật cho các ngành kinh tế, đồng thời phổ cập nghề nghiệp cho người lao động.
Có các giải pháp cụ thể nhằm xoá mù chữ cho đồng bào và các biện pháp đấu tranh với các thủ tục mê tín dị đoan ở trong vùng. Cùng với chính sách trợ cấp học phí hoặc học bổng cho các học sinh giáo dục phổ cập ở vùng đồng bào dân tộc mở các nhóm xoá mù tại thôn, bản, cụm dân cư; người biết khá dạy người biết kém, người biết ít dạy người chưa biết chữ ở bất kỳ nơi nào. Mở rộng loại hình lớp học bán trú dân nuôi thành một quy định đóng góp hợp lý của toàn dân. Thông qua các hoạt động giáo dục cộng đồng, giáo dục từ xa để nâng cao nhận thức và trí thức khoa học cho đồng bào các dân tộc.
- Y tế
Đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở y tế. Phấn đấu đến năm 2010 đạt được các mục tiêu sau: 100% số trạm y tế có bác sĩ, bình quân 3,05 bác sĩ và 17 giường bệnh/1 vạn dân.
Đẩy mạnh việc ứng dụng y dược học cổ truyền trong chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Khuyến khích phát triển và sử dụng các bài thuốc nam, thuốc dân tộc để giảm bớt gánh nặng chi phí khám chữa bệnh cho người nghèo. Tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế với xóa đói giảm nghèo.
- Văn hoá, xã hội
Tăng cường đầu tư trang thiết bị cho các thiết chế văn hoá để đủ điều kiện phục hồi hoạt động văn hoá từ làng, thôn, bản, buôn, xã, huyện.
Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của đồng bào các dân tộc trong vùng, tăng cường thể chế văn hoá cơ sở ở các làng, thôn, bản, buôn, thông qua việc thực hiện Quy chế dân chủ.
Xây dựng đài truyền thanh cho từng xã và cụm xã. Hiện đại hoá trang thiết bị, tăng cường thời lượng phát sóng các chương trình bằng tiếng dân tộc ở huyện, tỉnh.
- Xoá đói giảm nghèo: phấn đấu đến năm 2010, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống bằng mức bình quân cả nước. Thực hiện có hiệu quả và lồng ghép Chương trình quốc gia giảm nghèo, Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng sâu, vùng xa giai đoạn 2006 - 2010 với các Chương trình mục tiêu quốc gia khác trên địa bàn vùng.
- Thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc, tôn giáo. Tiếp tục thực hiện các chính sách về đất sản xuất, đất ở, chính sách hỗ trợ nhà ở; chính sách trợ cước, trợ giá; chính sách định canh, định cư và ổn định đồng bào di cư tự do, chính sách giáo dục, y tế, văn hoá, thông tin cho đồng bào dân tộc.
Làm tốt công tác mặt trận, hỗ trợ xây dựng đội ngũ tín đồ, làm nòng cốt trong việc bảo vệ đường hướng hành đạo tiến bộ và giữ vững truyền thống yêu nước, gắn bó với Đảng và chế độ ta. Tiếp tục đấu tranh với các thế lực thù địch, lợi dụng tôn giáo để phá hoại thành quả cách mạng.
Có chính sách hỗ trợ các giáo hội về giáo dục, đào tạo, xây dựng đội ngũ chức sắc, tổ chức đại hội theo nhiệm kỳ và hoạt động đối ngoại phù hợp với đường lối tôn giáo gắn bó với lợi ích của dân tộc và Tổ quốc, đồng hành với Nhà nước và dân tộc.
- Chăm lo xây dựng đội ngũ cốt cán tiêu biểu trong các đoàn thể chính trị - xã hội ở thôn, bản, buôn làng. Có chính sách và kế hoạch đào tạo và sử dụng cán bộ công chức Nhà nước, trước hết là cán bộ người dân tộc ít người; có chính sách khuyến khích cán bộ, về công tác ở cơ sở. Tăng cường chất lượng cán bộ người Kinh công tác trong vùng đồng bào dân tộc, có cơ chế khuyến khích học tiếng dân tộc, thật sự hiểu biết và gắn bó với đồng bào dân tộc.
- Đẩy mạnh việc chống các hiện tượng tiêu cực trong bộ máy chính quyền, hệ thống chính trị cơ sở, giữ nghiêm kỷ cương, kỷ luật trong quản lý Nhà nước, xây dựng một chính quyền thực sự của dân, do dân và vì dân, đội ngũ cán bộ gần dân, hiểu dân có năng lực giải quyết tốt công việc của chính quyền phục vụ dân.
- Chú trọng và có giải pháp cụ thể trong đấu tranh phòng, chống ma tuý, chống buôn lậu, giạn lận thương mại.
4. Phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo vệ môi trường
Có phương án quản lý, bảo vệ các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên như Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình; Phong Nha - Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình; Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế; Yokdon, tỉnh Đắk Lắk….
Lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch từng địa phương và phối hợp hành động để đảm bảo phát triển bền vững.
Nâng cao năng lực quản lý lâm nghiệp và bảo vệ tài nguyên, môi trường đối với các lực lượng quản lý lâm nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước về tài nguyên và môi trường ở các địa phương.
5. Xây dựng dải biên giới vững mạnh trên cơ sở phát triển kinh tế vùng biên kết hợp với bố trí dân cư, hợp tác với các nước Lào và Campuchia trong quá trình phát triển.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, trọng tâm là chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá.
Từng bước đầu tư xây dựng thông tuyến đường hành lang biên giới và đường tuần tra biên giới. Tiến hành quy hoạch cụ thể và từng bước thực hiện quy hoạch các Đồn biên phòng dọc tuyến biên giới theo hướng bố trí thêm các Đồn biên phòng.
Chủ động phối hợp và hợp tác với Lào, Campuchia trong phát triển kinh tế vùng biên; trong Dự án Quy hoạch phát triển Tam giác phát triển ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia nhằm thực hiện Tuyên bố Viêng Chăn của ba Thủ tướng Chính phủ Việt Nam - Lào - Campuchia.
6. Kết hợp kinh tế với quốc phòng để tăng cường củng cố quốc phòng và ổn định an ninh
Tiếp tục phát triển mô hình các khu kinh tế - quốc phòng ở những nơi có điều kiện xây dựng. Củng cố và phát triển thêm các đơn vị làm kinh tế kết hợp với quốc phòng ở những vùng dân cư còn thưa dân.
Tiếp tục thực hiện Quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội theo quy định tại Quyết định số 107/2002/QĐ-TTg ngày 12 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ.
7. Cơ chế, chính sách phát triển
Tạo cơ chế, chính sách đồng bộ và ưu đãi như chính sách đầu tư và tín dụng, chính sách đối với thị trường nông thôn, tiêu thụ sản phẩm, chính sách đối với lĩnh vực văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, chính sách hợp tác và hỗ trợ giữa vùng giàu và vùng nghèo; tiếp tục thực hiện sự hợp tác giúp đỡ theo hướng mỗi Bộ, ngành, mỗi doanh nghiệp Nhà nước, mỗi Sở, ngành ở từng tỉnh giúp đỡ một xã khó khăn của Vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh để tạo môi trường thuận lợi thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng.
Điều 4.
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh có Vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, tổ chức thực hiện phương hướng chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội Vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh một cách chặt chẽ, xây dựng kế hoạch 5 năm, hàng năm, chương trình và dự án đầu tư phát triển phù hợp.
2. Các Bộ, ngành rà soát lại các chương trình, dự án về phát triển kinh tế - xã hội gắn với an ninh quốc phòng, đảm bảo sự đồng bộ, hiệu quả, đúng tiến độ; theo chức năng của mình, tiếp tục chỉ đạo đầu tư phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội; ưu tiên địa bàn biên giới.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các địa phương liên quan nghiên cứu các cơ chế, chính sách ưu đãi cần thiết theo hướng lồng ghép các chương trình đã có để tổ chức thực hiện phương hướng phát triển kinh tế - xã hội Vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh, nhất là đối với tuyến biên giới.
4. Các tỉnh có Vùng phía Tây đường Hồ Chí Minh tiến hành rà soát, điều chỉnh, xây dựng mới quy hoạch phát triển Vùng phía Tây của tỉnh mình. Đồng thời xây dựng Chương trình hành động cụ thể để thực hiện Đề án trên địa bàn tỉnh.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 6. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh quy định tại Điều 1 và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Thủ tướng
Phan Văn Khải
DANH SÁCH CÁC HUYỆN CỦA CÁC TỈNH TRONG PHẠM VI VÙNG PHÍA TÂY ĐƯỜNG HỒ CHÍ MINH
I |
HOÀ BÌNH |
V |
HÀ TĨNH |
1 |
Lương Sơn |
1 |
Hương Khê |
2 |
Lạc Sơn |
2 |
Hương Sơn |
3 |
Lạc Thuỷ |
3 |
Vũ Quang |
4 |
Mai Châu |
VI |
QUẢNG BÌNH |
5 |
Tân Lạc |
1 |
Bố Trạch |
6 |
Yên Thuỷ |
2 |
Lệ Thuỷ |
7 |
Đà Bắc |
3 |
Minh Hoá |
8 |
Kim Bôi |
4 |
Quảng Ninh |
9 |
Kỳ Sơn |
5 |
Tuyên Hoá |
10 |
TX.Hoà Bình |
6 |
TP. Đồng Hới |
II |
HÀ TÂY |
VII |
QUẢNG TRỊ |
1 |
Chương Mỹ |
1 |
Đắk Nông |
2 |
Quốc Oai |
2 |
Cam Lộ |
3 |
Thạch Thất |
3 |
Gio Linh |
III |
THANH HOÁ |
4 |
Hướng Hoá |
1 |
Bá Thước |
5 |
Hải Lăng |
2 |
Cẩm Thuỷ |
6 |
Triệu Phong |
3 |
Lang Chánh |
7 |
Vĩnh Linh |
4 |
Mường Lát |
VIII |
THỪA THIÊN HUẾ |
5 |
Ngọc Lặc |
1 |
A Lưới |
6 |
Như Xuân |
2 |
Hương Thuỷ |
7 |
Quan Hoá |
3 |
Hương Trà |
8 |
Quan Sơn |
4 |
Nam Đông |
9 |
Thạch Thành |
5 |
Phong Điền |
10 |
Thọ Xuân |
IX |
QUẢNG NAM |
11 |
Thường Xuân |
1 |
Đại Lộc |
IV |
NGHỆ AN |
2 |
Hiên |
1 |
Anh Sơn |
3 |
Nam Giang |
2 |
Con Cuông |
4 |
Phước Sơn |
3 |
Kỳ Sơn |
X |
KON TUM |
4 |
Nghĩa Đàn |
1 |
Đắk Glei |
5 |
Quế Phong |
2 |
Đắk Hà |
6 |
Quỳ Châu |
3 |
Đắk Tô |
7 |
Quỳ Hợp |
4 |
Ngọc Hồi |
8 |
Tân Kỳ |
5 |
Sa Thầy |
9 |
Tương Dương |
6 |
TX. Kon Tum |
10 |
Thanh Chương |
|
|
XI |
GIA LAI |
XIV |
BÌNH PHƯỚC |
1 |
Đức Cơ |
1 |
Bình Long |
2 |
Chư Păh |
2 |
Bù Đăng |
3 |
Chư Prông |
3 |
Lộc Ninh |
4 |
Chư Sê |
4 |
Phước Long |
5 |
Ia Grai |
5 |
Đồng Phú |
6 |
TP. Pleiku |
6 |
TX. Đồng Xoài |
XII |
ĐẮK LẮK |
7 |
Chơn Thành |
1 |
Buôn Đôn |
8 |
Bù Đốp |
2 |
CưMGar |
XV |
BÌNH DƯƠNG |
3 |
Ea HLeo |
1 |
Bến Cát |
4 |
Ea Súp |
2 |
Thuận An |
5 |
Krông A Na |
3 |
TX.Thủ Dầu Một |
6 |
KRông Búk |
|
|
7 |
TP. Buôn Ma Thuột |
|
|
XIII |
ĐẮK NÔNG |
|
|
1 |
Đắk RLấp |
|
|
2 |
Đắk Mil |
|
|
3 |
Đắk Glong |
|
|
4 |
TX. Gia Nghĩa |
|
|
5 |
Cư Jút |
|
|
6 |
Krông Nô |
|
|
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No.260/2005/QD-TTg | Hanoi, October 21, 2005 |
DECISION
ON MAJOR ORIENTATIONS FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF THE WESTERN REGION OF HO CHI MINH ROAD TILL 2020
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;
At the proposal of the Minister of Planning and Investment in Official Letters No. 7874/BKH-CLPT dated December 7, 2004 and No. 5835/BKH-CLPT dated August 29, 2005; and on the basis of the opinions of concerned ministries, agencies and localities,
DECIDES:
Article 1. To approve the major orientations for socio-economic development of the western region of Ho Chi Minh Road till 2020 for the entire western territory of Ho Chi Minh Road, the section from Hoa Lac to Binh Phuoc intersection running through 15 provinces: Ha Tay, Hoa Binh, Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue, Quang Nam, Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, Dak Nong, Binh Phuoc and Binh Duong, with a view to bringing into full play the potentials and advantages in geographical position, natural conditions and natural resources of the region, especially when there is Ho Chi Minh Road, for building the western region into one with economic development, social stability, form defense and border security and a healthy environment, thus contributing to the successful performance of the tasks of socio-economic development and border defense.
To approve the major orientations for socio-economic development of the western region of Ho Chi Minh Road till 2020 for the entire western territory of Ho Chi Minh Road, the section from Hoa Lac to Binh Phuoc intersection running through 15 provinces: Ha Tay, Hoa Binh, Thanh Hoa, Nghe An, Ha Tinh, Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue, Quang Nam, Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, Dak Nong, Binh Phuoc and Binh Duong, with a view to bringing into full play the potentials and advantages in geographical position, natural conditions and natural resources of the region, especially when there is Ho Chi Minh Road, for building the western region into one with economic development, social stability, form defense and border security and a healthy environment, thus contributing to the successful performance of the tasks of socio-economic development and border defense.
Article 2. Major development targets:
Major development targets:
1. The annual average GDP growth rate shall be around 9-10% in the 2006-2010 period; 10-10.5% in the 2011-2020 period. The average per-capita GDP in 2010 shall be 1.7 times over that of 2005, and in 2020 shall be 2.2 times over 2010. By 2010, the region's economic structure with the GDP proportions of various branches shall be as follows: agriculture and forestry, 45%; industry and construction, 20%; services, 35%; and by 2020 the corresponding proportions shall be 30%, 30% and 40%.
2. By 2010, to have reduced the poor household rate to the national average; 50% of primary schools to have reached the national standards, 85-90% of under-5 children to have gone to kindergarten before entering the first grade, 100% of schools and classrooms to have been solidified; to have reduced the rate of malnourished children to 22-25%; 70% of communes to have had health stations, 80-85% of households to have had access to clean water, 60% of villages and hamlets to have had amateur cultural troupes, 85% of villages and hamlets to have had cultural houses, reading rooms, and 50% of communes to have had libraries.
By 2020, to have reduced the poor household rate to below the national average, 70-80% of primary schools to have reached the national standards, 100% of under-5 children to have gone to kindergarten before entering the first grade, 100% of schools and classrooms to have been solidified; the rate of malnourished children to have dropped to 15-20%; 80-85% of communes to have medical doctors and health stations, 90-95% of households to have had access to clean water, 70-75% of villages and hamlets to have had amateur cultural troupes, 90% of villages and hamlets to have reached the standards of cultured villages or hamlets, to have had reading rooms, and 60% of communes to have had libraries.
3. To develop and restore the areas of forests which have been destroyed or exploited at variance with the planned purposes with a view to restoring the landscape and environment for the region.
4. To work out appropriate mechanisms and create conditions for village chiefs and hamlet patriarchs to acquire high political and social consciousness; to actively mobilize ethnic minority children and people to well observe the lines and policies of the Party and the State, make full use of production experience to raise the living standards of their respective families and ethnic communities.
5. To maintain political and security stability and promote socio-cultural development. To firmly uphold the national border sovereignty, combining economic development with defense and security protection.
Article 3. Tasks and major solutions to boosting the development of key branches and domains
Tasks and major solutions to boosting the development of key branches and domains
1. To step up the development of commodity production and to restructure the economy in the direction of forming key products and branches, attracting more laborers into the economic sectors of service, industry and commodity-producing agriculture and forestry.
a) To develop agriculture, forestry and fisheries
To restructure the economy and consumption of farm produce in the direction of intensive farming, specialized farming and creating commodity products.
For areas under specialized agricultural production of commodities, it is necessary to boost intensive farming and vigorous application of scientific and technical advances to agriculture in terms of strains, preservation and processing technologies and to step up agricultural promotion, creating conditions for farmers in the region to efficiently develop advantageous crops and animals of each area. For difficulty-hit areas and border communes, policies should be worked out to support peasants in strains, small irrigation investment, production and business guidance, socio-economic infrastructure development so as to get out of poverty and step by step strive to get rich, protect natural resources and environment.
To diversify agricultural production and develop rural production and business lines. To continue encouraging the development of rural production and business lines in the direction of developing craft villages and diversifying production and business lines.
To select a number of crops such as maize, manioc in service of the processing industry to replace rice in areas which cannot be sufficiently irrigated. To develop short-term and long-term industrial crops suitable to the ecological conditions in each area in the region. To develop fruit trees, particularly temperate and subtropical trees, in areas with favorable conditions. To develop soybean, beans of different kinds in the direction of specialized farming and concentrated production of agricultural commodities.
To develop the rearing of buffaloes, beef and diary cow mainly in families and farms. State enterprises, cooperatives and private economic organizations shall provide services on strains, animal health, agricultural promotion, husbandry product preservation, processing and consumption.
To make full use of existing water surface, particularly hydroelectric and irrigation reservoir surfaces, for aquaculture development. Together with the rearing of native fish species, it is necessary to quickly introduce into aquaculture new strains in order to create products of high value. To further stock fries into reservoirs in order to restore and develop resources in combination of eco-tourism and preservation of gene funds.
To develop forestry is an immediate as well as long-term task in order to raise the tree coverage with a view to protecting the environment, water sources for the eastern coastal delta areas, forming concentrated raw-material zones for paper and artificial plank wood industry, zones of big timber trees and specialty trees.
To well protect, zone off the existing forests for tending and regeneration, including natural forests, protective forests, national gardens, nature conservation zones and forests classified as historical relics.
b) To develop industry, cottage industry and handicrafts
To develop basic surveys of mineral resources, land, forests, water sources and natural resources of other types.
To step by step build a number of large-scale industrial establishments as a central driving force for boosting economic development in each area, such as metallurgy in Thach Khe; bauxite exploitation and hydroelectric power development in Dak Nong; exploitation of gold, radioactive ores, raw materials for cement production in western Quang Nam; exploitation of gold, kaolin, raw materials for cement production in western Quang Tri, western Thua Thien Hue...
To prioritize the completion of construction and upgrading of agricultural or forest product-processing establishments under planning. The investment in processing establishments must be based on the outlets and capability to develop raw-material zones. To invest in advanced and modern technologies and equipment in order to create products suitable to consumers' tastes and highly competitive in domestic and overseas markets.
To continue studying the investment in hydroelectric-cum-irrigation works; to prioritize investment in small hydroelectric power stations in areas where conditions permit.
To focus on intensive investment in the existing cement plants in the region.
To reorganize the mechanical engineering industry with intensive investment in the renewal of equipment in the existing mechanical engineering establishments. First of all, to raise the mechanical capacity of repairing and manufacturing small products in service of agricultural production and forestry. To restore and develop cottage industries and traditional handicrafts, improve patterns, raise the quality of brocade articles made by ethnic minority people. To restore and develop traditional crafts.
To develop industrial-cottage industrial and handicraft-service clusters. multi-craft complexes in the centers of commune clusters, and district townships. To build industrial clusters of 50-60 ha each under planning.
c) To develop trade, tourism and services
To bring into full play the advantages in border-gate economy, historical relics and scenic places in order to develop trade, tourism and services, creating motive forces or boosting socio-economic development of the whole region.
To invest in well taping the border-gate economic zones (Cau Treo of Ha Tinh province; Cha Lo, Quang Binh province; Bo Y, Kon Tum province; Duc Co (CK19), Gia Lai province; Bonue, Binh Phuoc province) and Lao Bao special trade zone, Quang Tri province; to form more border-gate economic zones under planning as the core for development of services and tourism and the acceleration of cooperation and border trade in such border gates as Ten Tan, Na Meo of Thanh Hoa province; Nam Can and Thanh Thuy of Nghe An province; Hong Van and A Dot of Thua Thien Huy province; Dak Chung of Quang Nam province; Bu Prang and Dak Per of Dak Nong province.
To develop trade networks in the centers of commune clusters, communes and encourage all economic sectors to participate in two-way circulation of goods. To build market networks. To invest in the construction and upgrading of a number of trade centers and domestic marketplaces.
To bring into play the potentials in natural landscapes, cultural relics and national identity to develop tourism. To form eco-tourist zones with the existing national gardens in the region and a number of other tourist spots. To develop regional tourist spots linking to national tourist routes and spots, particularly the tourist route of Ho Chi Minh Road.
To develop and expand postal and telecommunications services through expanding mobile phone wave coverage and developing Internet access points, post-telecommunications service spots in urban centers, and stop and relaxation points along Ho Chi Minh Road. To prioritize the development of complete post- telecommunication systems in border-gate economic zones, communications lines linking population quarters with border posts along the borderline.
To develop financial, banking, insurance, information, consultancy, agricultural, forestry, industrial promotion services.
2. To build complete infrastructures, particularly inter-zone and borderline communication networks, forming systems of central urban centers of each sub-region in combination with population redistribution.
- Regarding the economic infrastructure system
To connect routes so as to create complete and successive communications networks between provinces, between provinces and districts, between districts and communes. To continue investing in the completion of Ho Chi Minh Road with systems of signboards and other facilities in combination with filling stations.
To deploy the construction of the border corridor road from western Thanh Hoa through western Nghe An, national highway 14C from Ngoc Hoi, Kon Tum province, linking with Road N1 to form a route along Vietnam -Laos-Cambodia borderline.
To upgrade the East-West axial roads linking Ho Chi Minh Road - Highway 1A with important seaports.
To build axial routes from Ho Chi Minh Road to border gates.
To build motor roads leading to commune centers for communes without motor roads; communications lines linking main traffic axes to the centers of communes in the region in order to ensure that 100% of communes or commune clusters have motor roads with asphalt, concrete or macadam surface leading to their centers. To build concrete bridges and underground culverts.
To renovate, upgrade the existing facilities, build new ones with priority given to works helping increase areas under rice, irrigate industrial trees and other crops and supply daily-life water. To continue investment in small reservoirs, key works, as well as canals and small irrigation works in communes meeting with exceptional difficulties.
To continue developing information and communication networks, developing post offices, attaching importance to communes in poor, deep-lying and remote areas, communes facing exceptional difficulties... To efficiently use the optic cable lines along Ho Chi Minh Road and develop cable lines along horizontal sides of H structure in order to develop the telecommunications system.
To continue investment in the development of postal-cultural spots in communes, providing basic postal and telecommunications services to people in deep-lying and remote areas.
To develop radio broadcasting networks to communes, to step by step modernize the television networks, increase the time volumes of broadcasts in ethnic minority languages to better satisfy the demands of regional people.
To build electricity and water supply networks according to plannings and through appropriate steps.
- To develop systems of urban centers, rural population quarters and stop points on Ho Chi Minh Road.
To build the existing urban (district) infrastructures and form a number of new district townships:
For the western regions of Ha Tay and Hoa Binh provinces: To build infrastructures for 13 existing district townships and form three new townships being Cho Ben of Hoa Binh province; Mieu Mon and Hoa Lac of Ha Tay province.
For the western regions of Thanh Hoa, Nghe An and Ha Tinh provinces: To build infrastructures for 24 existing district townships and to form 9 new ones being Khe Ha, Pho Chau, Nga Ba Si, Thuong Ninh, Bai Tranh of Thanh Hoa province; Tri Le, Dong Hieu of Nghe An province; Thanh Thuy and La Khe of Ha Tinh province.
For the western regions of Quang Binh, Quang Tri, Thua Thien Hue and Quang Nam provinces: To build infrastructures for 23 existing district townships and form a number of new ones including Xuan Son and Tan Ap of Quang Binh province; A Co of Thua Thien Hue province....
For the western regions of the provinces from Kon Tum to Binh Phuoc, Binh Duong: To build infrastructures for existing 31 district townships and to form two new ones including Nhon Hoa of Gia Lai province; and Tan Dinh of Binh Duong province.
To attach importance to the formation of concentrated rural population quarters, each having between 300 and 500 households. The rural population quarters shall be closely linked to production establishments and areas, to tourist and trade service spots, specialized farming zones for agricultural production. To organize and redistribute rural population quarters along Ho Chi Minh Road (sections running on the existing national highway), without obstructing the operation of the route.
To plan and redistribute population on the basis of the general planning for socio-economic development of each locality and the traffic planning of Ho Chi Minh Road. For border communes, they must be combined with defense and security in order to form appropriate population clusters, population lines, district townships, commune cluster centers; not to leave border areas unpopulated.
To plan and build stop and relaxation points along Ho Chi Minh Road. These stop and relaxation points shall function to provide services such as sale of gasoline and oil, vehicle repair and washing, food and drink catering, rest, communications, medical emergency treatment, salvage and rescue.
To arrange stop and relaxation points along Ho Chi Minh Road: Cuc Phuong of Ninh Binh province; Xuan Quy district township (Ben En) of Thanh Hoa province; Tan Ky of Nghe An province; Pho Chau of Ha Tnh; Xuan Son of Quang Binh province; Cam Lo of Quang Tri province; A Luoi of Thua Thien Hue province; Khe Sanh of Quang Tri province; Thanh My, Quang Nam province; Dak To of Kon Tum province; Nhon Hoa, Gia Lai province; Buon Ho, Dak Lak province; Kien Duc of Kak R'Lap district, Dak Nong province; Duc Phong of Binh Phuoc province; Chon Thanh of Binh Duong province.
3. To develop education and training, culture, social affairs, to eradicate hunger and reduce poverty, to well implement Party and State policies on ethnic and religious affairs.
- To develop education and training
To raise the comprehensive quality of general education, step by step approaching the national standards. To increase the rate of eligible school-goers. To continue investment in construction of adequate solid classrooms for all educational levels. By 2020, 70-80% of primary schools to have reached the national standards.
To formulate special policies towards educational workers in difficulty-hit areas such as perfection of the salary and allowance systems for teachers, training priority and other preferential regimes. To encourage through different measures the increase of the rate of female teachers of ethnic minority.
To create conditions for ethnic minorities to study and firmly grasp the official language and their respective ethnic minority languages. To attach importance to the training of officials for communes facing extreme difficulties and to the addressed training. To give the trainee-nomination and -selection norms to localities meeting with exceptional difficulties.
To develop the system of vocational training establishments of primary, intermediate and collegial levels, continuity between vocational training levels and continuity with other training systems; to diversify forms of vocational training so as to supply skilled labor for various economic branches while effecting the vocational universalization for laborers.
To work out specific solutions to eradication of illiteracy for ethnic minority people and measures to combat superstitious practices and backward customs in the region. Together with providing school fees or scholarships to general education pupils in ethnic minority areas, to open anti-illiteracy classes in villages, hamlets and population quarters, where those who know more will teach those who know less and those who know less will teach illiterate persons. To expand the form of semi-boarding classes where learners are fed by people by issuing regulations on reasonable contributions by the entire population. To raise awareness and scientific knowledge for ethnic minority people through activities of community-based education and distance education.
- On healthcare
To invest material foundations and equipment for medical establishments. To strive to achieve by 2010 the following targets: 100% of health stations shall have medical doctors, with an average of 3.05 doctors and 17 hospital beds per 10,000 people.
To step up the application of traditional medicine and pharmacy to public healthcare. To encourage the development and use of prescriptions of Vietnamese medicinal herbs, medicinal herbs used by ethnic minority people in order to reduce expenditures on medical examination and treatment for the poor. To continue stepping up the incorporation of national target programs on healthcare with hunger eradication and poverty reduction.
- On culture and social affairs
To intensify the investment of equipment in cultural institutions so as to be capable of servicing cultural activities in villages, hamlets, communes and districts.
To preserve, improve and bring into full play the value of tangible and intangible cultures of ethnic minority people in the region, to strengthen grassroots cultural institutions in villages or hamlets through the implementation of the Regulation on democracy.
To build public-addressing stations for communes and commune clusters. To modernize equipment and increase the time volume for broadcasting programs in ethnic minority languages at districts and provinces.
- Hunger eradication and poverty reduction: To strive to reduce the poor household rate to the national average by 2010. To fruitfully implement and integrate national programs on poverty reduction, programs on socio-economic development in communes facing exceptional difficulties in ethnic minority, deep-lying, remote areas in the 2006-2010 period with other national target programs in the region.
- To well implement Party and State policies on ethnic and religious work. To continue implementing the policies on production land, residential land, housing support; policies on freight and/or price subsidies; policies on sedentarization and settlement of free migrants, policies on education, healthcare, information for ethnic minority people.
To well perform the Front's work, support the building of a contingent of adherents to act as the core in the protection of religious practices and maintenance of the tradition of patriotism and attachment to the Party and the regime. To continue struggling against hostile forces that abuse religion to destroy our revolutionary gains.
To adopt policies to support dioceses in education and training, building of a contingent of religious dignitaries, in organizing congresses according to terms and conducting external activities in conformity with the religious line, linking with the interests of the nation and the Fatherland and going in company with the State and the nation.
- To attach importance to building a contingent of key officials in socio-political organizations in villages and hamlets. To work out policies and plans on training and employment of state officials and employees, first of all ethnic minority officials; to formulate policies of encouraging officials to work in localities. To raise the quality of officials of Kinh ethnic majority in areas inhabited by ethnic minority people, adopting mechanisms to encourage them to study ethnic minority languages, understand and attach themselves to ethnic minority people.
- To step up the struggle against negative phenomena in the administration apparatus, the grassroots political system, to firmly uphold disciplines in the state management, building an administration really of the people, by the people and for the people and a contingent of officials who attach themselves to people, understand people and have the capability to well handle the work of the administration in service of people.
To attach importance to, and work out specific solutions to, drug prevention and combat and the fight against smuggling and trade frauds.
4. Socio-economic development in association with environmental protection
To formulate schemes on management and protection of such national gardens and nature conservation zones as Cuc Phuong in Ninh Binh province; Phong Nha - Ke Bang in Quang Binh province; Bach Ma in Thua Thien Hue province; Yokdon in Dak Lak province.
To incorporate environmental protection contents into the general planning on socio-economic development, branch planning, local planning and to coordinate actions to ensure the sustainable development.
To raise the capability to manage forestry and protect natural resources and environment for forestry management forces, agencies performing the state management over natural resources and environment in localities.
5. To build firm and strong borderlines on the basis of economic development in the border region in combination with population arrangement, cooperation with Laos and Cambodia in the development process.
To step up economic development and economic restructuring, focusing on restructuring of crops and husbandry along the direction of commodity production.
To step by step invest in the construction of border corridor roads and border patrol roads. To formulate and realize specific plans on border posts along the borderlines in the direction of increasing the number of border posts.
To actively coordinate and cooperate with Laos and Cambodia in economic development in the border regions; in the project on planning for triangle development of the three countries of Vietnam, Laos and Cambodia with a view to materializing the Vientiane Declaration of the three Prime Ministers of Vietnam, Laos and Cambodia.
6. To combine economy with defense in order to intensify defense consolidation and security stability.
To continue developing a model of economic-defense zones in areas where conditions permit. To consolidate and additionally develop units conducting economic activities in combination with defense in thinly populated areas.
To further implement the general planning on defense disposition in combination with socio-economic development in accordance with the provisions of the Prime Minister's Decision No. 107/2002/QD-TTg dated August 12, 2002.
7. Development mechanisms and policies
To formulate coordinative mechanisms and preferential policies such as investment and credit policies, policies on rural markets, product consumption, policies on cultural and social domains, security and defense, policies on cooperation and support between rich and poor areas; to further the cooperation and assistance in the direction that each ministry and branch, each state enterprise, each service and branch in every province shall assist one difficulty-hit commune in the western region of Ho Chi Minh Road in order to create a favorable environment for investment attraction and regional socio-economic development.
Article 4.
1. Ministries, ministerial-level agencies, Government-attached agencies and the People's Committees of the provinces in the western region of Ho Chi Minh Road shall have to strictly inspect, monitor and implement the major orientations for socio-economic development of the western region of Ho Chi Minh Road, draw up five-year and annual plans, appropriate programs and projects on development investment.
2. Ministries and branches shall revise programs and projects on socio-economic development in combination with security and defense, ensuring coordination, efficiency and set schedule; continue directing according to their respective functions investment in economic, cultural and social development; give priority to border areas.
3. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and relevant localities in, studying necessary preferential mechanisms and policies in the direction of integrating the existing programs to organize the realization of orientations for socio-economic development in the western region of Ho Chi Minh Road, particularly the borderlines.
4. The provinces in the western region of Ho Chi Minh Road shall revise, adjust their existing plannings and formulate new plannings on development of the western region of their respective provinces, and at the same time draw up specific action programs for realization of the schemes in the provinces.
Article 5. This Decision takes effect 15 days after its publication in ''CONG BAO.''
This Decision takes effect 15 days after its publication in ''CONG BAO.''
Article 6. The presidents of the People's Committees of the provinces specified in Article 1 and ministers, heads of relevant ministerial-level agencies, and heads of relevant Government-attached agencies shall have to implement this Decision.
The presidents of the People's Committees of the provinces specified in Article 1 and ministers, heads of relevant ministerial-level agencies, and heads of relevant Government-attached agencies shall have to implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
LIST
OF DISTRICTS OF PROVINCES WITHIN THE WESTERN REGION OF HO CHI MINH ROAD
I HOA BINH
1 Luong Son
2 Lac Son
3 Lac Thuy
4 Mai Chau
5 Tan Lac
6 Yen Thuy
7 Da Bac
8 Kim Boi
9 Ky Son
10 Hoa Binh provincial capital
II HA TAY
1 Chuong My
2 Quoc Oai
3 Thach That
III THANH HOA
1 Ba Thuoc
2 Cam Thuy
3 Lang Chanh
4 Muong Lat
5 Ngoc Lac
6 Nhu Xuan
7 Quan Hoa
8 Quan Son
9 Thach Thanh
10 Tho Xuan
11 Thuong Xuan
IV NGHE AN
1 Anh Son
2 Con Cuong
3 Ky Son
4 Nghia Dan
5 Que Phong
6 Quy Chau
7 Quy Hop
8 Tan Ky
9 Tuong Duong
10 Thanh Chuong
V HA TINH
1 Huong Khe
2 Huong Son
3 Vu Quang
VI QUANG BINH
1 Bo Trach
2 Le Thuy
3 Minh Hoa
4 Quang Ninh
5 Tuyen Hoa
6 Dong Hoi provincial capital
VII QUANG TRI
1 Dan Rong
2 Cam Lo
3 Gio Linh
4 Huong Hoa
5 Hai Lang
6 Trieu Phong
7 Vinh Linh
VIII THUA THIEN HUE
1 A Luoi
2 Huong Thuy
3 Huong Tra
4 Nam Dong
5 Phong Dien
IX QUANG NAM
1 Dai Loc
2 Hien
3 Nam Giang
4 Phuoc Son
X KON TUM
1 Dak Glei
2 Dak Ha
3 Dak To
4 Ngoc Hoi
5 Sa Thay
6 Kon Tum provincial capital
XI Gia Lai
1 Duc Co
2 Chu Pah
3 Chu Prong
4 Chu Se
5 la Grai
6 Pleiku provincial capital
XII DAK LAK
1 Buon Don
2 CuM'Gar
3 Ea H'Leo
4 Ea Sup
5 Krong A Na
6 Krong Buk
7 Buon Ma Thuot provincial capital
XIII DAK NONG
1 Dak R'LAP
2 Dak Mil
3 Dak Glong
4 Gia Nghia provincial capital
5 Cu Jut
6 Krong No
XIV BINH PHUOC
1 Binh Long
2 Bu Dang
3 Loc Ninh
4 Phuoc Long
5 Dong Phu
6 Dong Xoai provincial capital
7 Chon Thanh
8 Bu Dop
XV BINH DUONG
1 Ben Cat
2 Thuan An
3 Thu Dau Mot provincial capital
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây