Quyết đinh 230/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 230/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 230/2006/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 13/10/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định230/2006/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 230/2006/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 230/2006/QĐ-TTg NGÀY 13 THÁNG 10 NĂM 2006
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH ĐIỆN BIÊN THỜI KỲ 2006 - 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên tại tờ trình số 1115/TTr-UBND ngày 01 tháng 12 năm 2005, văn bản số 341/CV-UBND ngày 28 tháng 4 năm 2006 và ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 5808/BKH-TĐ&GSĐT ngày 08 tháng 8 năm 2006 về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
a) Giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội; củng cố hệ thống chính trị cơ sở và khối đại đoàn kết các dân tộc trong Tỉnh, bảo vệ vững chắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;
b) Phát huy nội lực, giải phóng sức sản xuất để khai thác tốt các tiềm năng, tạo sự đột phá về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, sớm thoát khỏi tình trạng tỉnh nghèo, đặc biệt khó khăn. Từng bước thu hẹp khoảng cách, nhất là khoảng cách về hưởng thụ văn hóa - xã hội và một số lĩnh vực về kinh tế so với các tỉnh khác trong vùng và cả nước;
c) Nắm vững thời cơ, lợi thế và các cơ hội mới trong đầu tư và mở rộng hợp tác kinh tế đối ngoại để thu hút mạnh đầu tư trong và ngoài nước, phát triển nhanh gắn với sự phát triển chung của vùng và cả nước. Phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu, tăng nhanh các ngành công nghiệp và dịch vụ; đẩy mạnh chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả, tính cạnh tranh và bền vững;
d) Đẩy mạnh sản xuất hàng hoá theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết cơ bản tình trạng sản xuất thuần nông, tự túc tự cấp. Đầu tư tập trung, có trọng điểm để phát triển các ngành có lợi thế, hình thành một số sản phẩm chủ lực và các vùng kinh tế động lực có quy mô sản phẩm lớn, làm nền tảng thúc đẩy tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tổ chức, sắp xếp lại dân cư trong Tỉnh, kể cả dân tái định cư của công trình thủy điện Sơn La;
đ) Đổi mới và phát triển mạnh giáo dục - đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đưa nhanh các tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với tiến bộ xã hội, nâng cao dân trí. Gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết công bằng xã hội, xoá đói, giảm nghèo, khuyến khích làm giàu, khắc phục chênh lệch giữa các vùng. v.v…. Lấy phát triển kinh tế để thúc đẩy tiến bộ xã hội, bảo đảm công bằng, ổn định xã hội và sự đoàn kết nhất trí giữa các cộng đồng dân cư trong Tỉnh;
e) Phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, đặc biệt là đầu nguồn sông Đà, bảo đảm chức năng phòng hộ cho các công trình thủy điện lớn của quốc gia.
2. Mục tiêu phát triển
a) Mục tiêu tổng quát
Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững nền kinh tế - xã hội của Điện Biên nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo; phấn đấu trong giai đoạn 2006 - 2010, đưa Điện Biên ra khỏi danh sách các tỉnh đặc biệt khó khăn, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống của nhân dân so với các vùng khác trong cả nước theo tinh thần Nghị quyết 37-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XI; giai đoạn 2011 - 2020, đưa Điện Biên thoát khỏi tình trạng kém phát triển, tiến tới trở thành một tỉnh miền núi biên giới vững mạnh, an ninh chính trị ổn định, kinh tế phát triển, xã hội văn minh và có khối đại đoàn kết các dân tộc vững chắc.
b) Các mục tiêu phát triển cụ thể
- Các mục tiêu kinh tế
+ Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân thời kỳ 2006 - 2020 đạt 12,5%/năm. Trong đó, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 12%/năm và giai đoạn 2011 - 2020 đạt 12,8%/năm; nâng mức GDP bình quân đầu người của Tỉnh so với trung bình cả nước từ 45% năm 2005 lên 50% năm 2010, khoảng 65% năm 2015 và 80% năm 2020;
+ Tạo sự chuyển biến rõ nét về cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong tổng GDP của Tỉnh. Đến năm 2010, cơ cấu kinh tế là: nông, lâm, thủy sản chiếm 29 - 30%, công nghiệp - xây dựng chiếm 34%, dịch vụ chiếm 36 - 37%; đến năm 2020: nông, lâm, thủy sản chiếm 18%, công nghiệp, xây dựng chiếm 40%, dịch vụ chiếm 42%;
+ Đến năm 2010, tổng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 16 – 17 triệu USD, trong đó xuất khẩu của địa phương đạt trên 8 triệu USD; đến năm 2020, đạt khoảng 100 triệu USD, trong đó xuất khẩu của địa phương đạt 45 - 50 triệu USD;
+ Tỷ lệ huy động ngân sách trên địa bàn so với tổng GDP năm 2010 tối thiểu đạt 5% và năm 2020 đạt trên 10%.
- Các mục tiêu xã hội:
+ Từ nay đến năm 2010, tạo việc làm cho khoảng 5.000 lao động/năm; giai đoạn 2011 - 2020 là 7.000 - 8.000 lao động/năm;
+ Từ nay đến năm 2010, mỗi năm giảm 5% tỷ lệ hộ đói nghèo. Phấn đấu đến năm 2010 không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia năm 2005) xuống còn dưới 20%; đến năm 2015 còn dưới 10% và đến năm 2020 còn dưới 3%;
+ Duy trì kết quả phổ cập giáo dục bậc tiểu học và xoá mù chữ. Phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học cơ sở trong toàn Tỉnh vào năm 2008; phổ cập bậc trung học phổ thông ở thành phố Điện Biên Phủ, thị xã Mường Lay vào năm 2010 và đạt chuẩn phổ cập trung học phổ thông trong toàn Tỉnh trước năm 2020;
+ Đẩy mạnh công tác đào tạo dạy nghề. Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, mở rộng quy mô và hình thức đào tạo ở các trường chuyên nghiệp trong Tỉnh với các ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất ở địa phương. Phấn đấu nâng tỷ lệ lao động được đào tạo của Tỉnh từ 16,4% hiện nay lên 25% vào năm 2010 và hơn 35% vào năm 2020: trên 70% số học sinh phổ thông được hướng nghiệp dạy nghề tại các trung tâm vào năm 2010 và 100% vào năm 2020;
+ Hoàn thiện mạng lưới y tế từ tỉnh đến xã, bản. Đến năm 2010, đạt trên 5,5 bác sĩ/1vạn dân; 50% trạm xá xã đạt tiêu chuẩn quốc gia về y tế; khoảng 60 - 70% số trạm xá có bác sĩ, 100% số thôn, bản có y tá, 100% trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng mở rộng, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn dưới 20%. Đến năm 2020, đạt 10 bác sĩ/1vạn dân, giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống còn dưới 10% và 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế;
+ Đến năm 2010, toàn bộ các tuyến đường ô tô đến trung tâm xã đi lại được cả 2 mùa, trong đó khoảng 50% số đường được nâng cấp, rải nhựa hoặc bê tông; 100% số xã có điện và ít nhất 80% dân số được dùng điện; 95% dân số được xem truyền hình, 100% dân số được nghe đài phát thanh. Đến năm 2015, toàn bộ hệ thống đường tỉnh, huyện và đường đến trung tâm xã, cụm xã được rải nhựa hoặc bê tông: trên 50% số thôn bản có đường ô tô, 100% dân số được dùng điện, 100% dân số được xem truyền hình. Đến năm 2020, trên 95% số thôn bản có đường ô tô đi lại được cả 2 mùa;
+ Hoàn thành việc định canh, định cư và sắp xếp lại dân cư trong toàn Tỉnh trước năm 2010. Sắp xếp ổn định sản xuất và đời sống cho số dân tái định cư của Dự án thủy điện Sơn La.
- Mục tiêu bảo vệ môi trường:
Nâng tỷ lệ che phủ của rừng từ 38,5% hiện nay lên khoảng 50% vào năm 2010 và 65% vào năm 2020 nhằm bảo đảm chức năng phòng hộ đầu nguồn và đóng góp lớn vào nền kinh tế.
Đến năm 2010, tất cả các đô thị trong Tỉnh có công trình thu gom và xử lý chất thải tập trung; 90% dân số đô thị được cấp nước sinh hoạt sạch và 80% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt; khoảng 50% số hộ nông thôn có công trình vệ sinh hợp quy cách. Đến năm 2020, 100% dân số đô thị được cấp nước sinh hoạt sạch và 100% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt, trong đó trên 80% được cấp nước sạch; 100% số hộ nông thôn có công trình vệ sinh hợp quy cách.
- Mục tiêu an ninh, quốc phòng:
Ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới và khối đại đoàn kết các dân tộc; kiềm chế gia tăng và đẩy lùi tội phạm, nhất là tội phạm ma tuý, tệ nạn xã hội. Ngăn chặn kịp thời các tội phạm và âm mưu diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch.
Hoàn thành việc phân giới cắm mốc tuyến biên giới Việt - Trung trong năm 2006: tôn tạo, cắm dày mốc trên tuyến biên giới Việt - Lào trước năm 2010. Tăng số đồn, trạm biên phòng lên 20 km/đồn. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đường tuần tra biên giới; kiên cố hoá các đồn, trạm biên phòng theo tiêu chuẩn. Đến năm 2015, hoàn chỉnh hệ thống đường vành đai biên giới, đường ra biên giới theo tiêu chuẩn đường cấp V, VI miền núi.
3. Phương hướng, giải pháp phát triển các ngành, lĩnh vực
a) Phát triển ngành nông, lâm, ngư nghiệp:
- Nông nghiệp: phát triển toàn diện ngành nông, lâm nghiệp, tạo bước chuyển biến căn bản nền sản xuất nông - lâm nghiệp của Điện Biên theo hướng sản xuất hàng hóa, đa dạng hóa sản phẩm và đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn.
Tốc độ tăng trưởng nông, lâm nghiệp và thuỷ sản thời kỳ 2006 - 2020 đạt 6,3%/năm. Nâng tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp lên 26% vào năm 2010 và khoảng 35% vào năm 2020.
Phát triển ổn định sản xuất lương thực. Đến năm 2010, sản lượng lương thực đạt 220 - 230 nghìn tấn và đến năm 2020, đạt 270 - 280 nghìn tấn, đạt bình quân 450 kg/người, bảo đảm an ninh lương thực và tạo khối lượng hàng hoá lớn.
Phát triển mạnh cây công nghiệp, cây ăn quả, hình thành các vùng sản xuất tập trung, các sản phẩm chủ lực. Đến năm 2010, diện tích các cây có giá trị kinh tế cao chiếm 18 - 20% và đến năm 2020, chiếm hơn 30% diện tích gieo trồng của Tỉnh.
- Lâm nghiệp: mỗi năm trồng mới khoảng 4.500 ha rừng, trong đó có 1.800 - 2.000 ha rừng sản xuất; đến năm 2010 khoanh nuôi tái sinh khoảng 134 nghìn ha rừng và giai đoạn 2011 - 2020 khoanh nuôi tái sinh 190 - 200 nghìn ha, nâng tỷ lệ che phủ của rừng lên 50% vào năm 2010 và 65% vào năm 2020, bảo đảm chức năng phòng hộ đầu nguồn và đóng góp ngày càng lớn cho nền kinh tế.
- Ngư nghiệp: tận dụng tối đa khả năng mặt nước của các hồ, ao trên địa bàn để nuôi trồng thủy sản. Chú trọng phát triển các giống thủy sản mới có giá trị kinh tế cao. Cung cấp các loại giống tốt với giá cả phù hợp cho nông dân. Nâng tỷ trọng thủy sản nuôi trong ngành thủy sản lên 90%.
b) Phát triển công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp:
Phát triển nhanh và vững chắc các ngành công nghiệp, tiểu, thủ công nghiệp làm động lực thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp, xây dựng bình quân thời kỳ 2006 - 2020 đạt 17,5%/năm. Trong đó giai đoạn 2006 - 2010 đạt 16 - 17%/năm; giai đoạn 2011 - 2020 đạt gần 18%/năm.
Nâng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng trong tổng GDP trên địa bàn từ 26,67% hiện nay lên khoảng 34% vào năm 2010 và 40% vào năm 2020, trong đó công nghiệp chiếm tỷ trọng hơn 60% giá trị gia tăng trong nội bộ khu vực công nghiệp, xây dựng.
Đến năm 2020, về cơ bản Điện Biên có một nền công nghiệp vững chắc với cơ cấu hợp lý, phù hợp với điều kiện và tiềm năng, lợi thế của Tỉnh, đồng thời có khả năng cạnh tranh cao. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp sau:
- Chế biến nông, lâm sản;
- Công nghiệp điện;
- Sản xuất vật liệu xây dựng;
- Khai khoáng;
- Các ngành công nghiệp khác.
c) Phát triển các ngành dịch vụ
Phát triển tổng hợp kinh tế dịch vụ theo hướng đa dạng hoá các loại hình dịch vụ và các thành phần kinh tế tham gia để khuyến khích mạnh sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân.
Tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân thời kỳ 2006 - 2020 đạt 13,8%/ năm. Trong đó giai đoạn 2006 - 2010 đạt 13 - 14%/năm, giai đoạn 2011 - 2020 đạt 13,5 - 14%/năm. Nâng tỷ trọng dịch vụ trong GDP của Tỉnh lên 36% vào năm 2010 và 42% vào năm 2020.
- Du lịch: xây dựng du lịch Điện Biên thành Trung tâm du lịch có tầm cỡ của vùng Tây Bắc và là một trọng điểm du lịch trong hệ thống du lịch quốc gia. Năm 2010, thu hút khoảng 300.000 lượt khách (trong đó có 50.000 lượt khách quốc tế) và năm 2020 đạt khoảng hơn 500.000 lượt khách (trong đó có khoảng 100.000 lượt khách quốc tế).
Khẩn trương hoàn thành việc xây dựng cửa khẩu Tây Trang để nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế. Triển khai xây dựng cửa khẩu Huổi Puốc (Điện Biên) và cửa khẩu A Pa Chải (Mường Nhé) thành cửa khẩu quốc gia; mở thêm một số cửa khẩu khác để mở rộng buôn bán với nước bạn Lào và Trung Quốc nhằm thúc đẩy thương mại của Tỉnh phát triển; đồng thời, tạo điều kiện mở rộng thị trường, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu. Sớm hoàn thành Đề án Khu kinh tế cửa khẩu đối với A Pa Chải để thu hút đầu tư phát triển.
Điều chỉnh chiến lược phát triển hàng xuất khẩu, hình thành một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Tỉnh như: chè, hoa quả, thịt chế biến, gỗ chế biến, măng chế biến, xi măng, vật liệu xây dựng, khoáng sản v.v…; phấn đấu nâng kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn lên khoảng 16 - 17 triệu USD vào năm 2010, trong đó xuất khẩu hàng của địa phương khoảng 8 triệu USD; đến năm 2020 đạt khoảng 100 triệu USD, trong đó xuất khẩu hàng địa phương khoảng 45 - 50 triệu USD.
- Các ngành dịch vụ khác: phát triển đồng bộ các ngành dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ vận tải, thông tin, bưu điện, tư vấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ xã hội khác v.v…
d) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
- Phát triển hệ thống giao thông
Phát triển đồng bộ hệ thống giao thông trên địa bàn, bảo đảm tính liên hoàn, liên kết trong vùng Tây Bắc và giữa các địa phương trong Tỉnh. Chú trọng phát triển giao thông hướng ngoại. Đầu tư phát triển giao thông các đô thị, các khu vực sản xuất hàng hóa tập trung, các vùng định canh định cư và vùng biên giới gắn với quốc phòng, an ninh.
+ Hệ thống quốc lộ, tỉnh lộ: từ nay đến năm 2010, tập trung đầu tư nâng cấp mở rộng toàn bộ các trục quốc lộ đi qua địa bàn (quốc lộ 279, quốc lộ 12 và quốc lộ 6A) đạt tiêu chuẩn cấp IV miền núi với 2 làn xe, đoạn khó khăn đạt tiêu chuẩn đường cấp V. Xây dựng hoàn chỉnh tuyến tránh ngập của thuỷ điện Sơn La (đoạn từ km 91 đến km 106 thuộc quốc lộ 12), bảo đảm giao thông thông suốt giữa các vùng trong Tỉnh. Triển khai xây dựng mới và cải tạo nâng cấp các đường tỉnh lộ bảo đảm giao thông thuận tiện trong cả 4 mùa. Phấn đấu đến năm 2007, hoàn thành nâng cấp mở rộng toàn bộ các đường quốc lộ và các tỉnh lộ quan trọng phục vụ kinh tế và quốc phòng, bảo đảm 100% được nhựa hóa;
+ Đường vành đai biên giới, đường ra biên giới: tập trung xây dựng cơ bản các tuyến đường vành đai biên giới, đường ra biên giới và đường tuần tra biên giới, đáp ứng yêu cầu cơ động trong phòng thủ chiến lược cũng như trong quản lý và giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội trong Tỉnh. Hoàn thành việc nâng cấp, nhựa hoá toàn bộ các tuyến đường vành đai biên giới trên địa bàn (đoạn Si Pa Phìn - Mường Nhé đạt tiêu chuẩn cấp IV; đoạn Pác Ma - Mường Nhé và Điện Biên - Sông Mã đạt tiêu chuẩn cấp V). Nâng cấp, kéo dài các tuyến đường ra biên giới; xây dựng đường nối các tỉnh lộ đến các vùng sản xuất tập trung, tạo điều kiện phát triển sản xuất;
+ Đường huyện, liên xã: thực hiện phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm" để phát triển giao thông nông thôn. Phấn đấu mỗi năm nâng cấp rải nhựa hoặc bê tông hoá được 70 - 100 km đường huyện và liên xã để đến năm 2010 tất cả các đường huyện đều đạt tiêu chuẩn đường cấp V, VI, đường xã đạt tiêu chuẩn đường giao thông nông thôn loại A và B: tỷ lệ đường giao thông nông thôn đi lại cả hai mùa đạt 90%; sau năm 2010, hoàn thành nâng cấp đường Pom Lót - Huổi Puốc và toàn bộ hệ thống đường huyện, liên xã. Từ nay đến năm 2007, ưu tiên cho các tuyến đường vào trung tâm xã hiện đang là đường đất; giai đoạn 2008 - 2010, tiếp tục đầu tư kiên cố hoá các tuyến hiện được rải cấp phối và đường đến các vùng sản xuất trọng điểm, đồng thời triển khai xây dựng đường đến trung tâm các xã sẽ được chia tách. Sau năm 2010, tiếp tục đầu tư xây dựng đường đến trung tâm các xã trên và đường từ trung tâm xã đến các thôn, bản. Phát triển hệ thống giao thông phục vụ cho việc xây dựng các khu tái định cư tập trung;
+ Về giao thông đô thị: phát triển đồng bộ, từng bước hiện đại hóa hệ thống giao thông đô thị và vận tải công cộng trong toàn Tỉnh, đặc biệt là của thành phố Điện Biên Phủ, bảo đảm đến năm 2020, Điện Biên có hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị hoàn chỉnh và hiện đại. Giai đoạn trước mắt từ nay đến năm 2010, tập trung xây dựng hoàn chỉnh các trục chính thuộc trung tâm các huyện, thị và thành phố Điện Biên Phủ theo quy hoạch (khoảng 150 km, riêng thành phố Điện Biên Phủ khoảng 35 km) đáp ứng yêu cầu phát triển của các đô thị. Dành quỹ đất hợp lý (khoảng 20 - 25%) cho phát triển giao thông đô thị, bao gồm cả giao thông tĩnh;
+ Giao thông đường thuỷ: khi đập thuỷ điện Sơn La được hàn khẩu, tỉnh Điện Biên sẽ có khoảng 100 km đường thuỷ nội địa. Để khai thác hiệu quả tuyến đường thuỷ này, dự kiến sẽ xây dựng một số cảng đường sông quan trọng như: cảng Huổi Xó (Tủa Chùa), cảng Đồi Cao (thị xã Mường Lay) phục vụ phát triển kinh tế và quốc phòng. Đầu tư cải tạo, khai thông luồng lạch; xây dựng đồng bộ hệ thống các phao tiêu, biển báo hiệu v.v…theo quy định, bảo đảm giao thông thuận tiện và an toàn. Về giao thông đường sắt: nghiên cứu khảo sát để xây dựng tuyến đường sắt Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên;
+ Về hàng không: sân bay Điện Biên Phủ là sân bay nội địa có hoạt động bay quốc tế: tiếp tục đầu tư nâng cấp đạt quy mô cấp 3C theo tiêu chuẩn ICAO, bảo đảm phục vụ bay ban ngày với các loại máy bay ART72/F70 hoặc tương đương. Công suất dự kiến 200 nghìn hành khách/năm và 500 tấn hàng hóa/năm vào năm 2015.
- Phát triển hệ thống thủy lợi
Đầu tư nâng cấp và xây dựng mới các hồ chứa nước, các công trình thủy lợi đầu mối và hệ thống kênh mương. Ưu tiên đầu tư thực hiện trước hệ thống thuỷ lợi ở các vùng trọng điểm lúa nước được quy hoạch, bao gồm lòng chảo Điện Biên, Chiềng Sinh, Búng Lao (Tuần Giáo). Xây dựng mới các công trình thuỷ lợi ở các khu vực có tiềm năng về nguồn nước và đất đai tương đối tập trung để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp toàn diện, gắn với quy hoạch bố trí sắp xếp lại dân cư và tái định cư của Tỉnh. Tập trung đầu tư xây dựng một số công trình thuỷ lợi ở các huyện Điện Biên, Điện Biên Đông, Mường Nhé và Tuần Giáo, bảo đảm đủ nước tưới cho 17.000 ha lúa mùa và 8.050 ha lúa chiêm xuân trong khu vực.
- Phát triển hệ thống cấp điện
Xây dựng hoàn thiện hệ thống điện chiếu sáng tại các khu đô thị. Đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới đồng bộ hệ thống chuyển tải điện và lưới điện hạ thế trong toàn Tỉnh. Nâng cấp lưới điện Sơn La - Tuần Giáo từ 110 KV lên 220 KV; lưới điện Tuần Giáo - Tủa Chùa - Lai Châu từ 35 KV lên 110 KV. Xây dựng lưới điện 35 KV cho các khu vực Điện Biên - Mường Nhà - Mường Lói; Huổi Lèng - Pa Khoang.
Cải tạo và hoàn thiện lưới điện hạ thế của thành phố Điện Biên Phủ, của các xã thuộc lòng chảo Điện Biên và toàn bộ các thị trấn huyện lỵ trong Tỉnh. Xây dựng lưới điện nông thôn. Chú trọng đầu tư xây dựng các công trình thủy điện nhỏ và mạng lưới cấp điện cho các vùng tái định cư, vùng sâu, vùng xa. Bảo đảm đến năm 2007, toàn bộ 100% số xã, phường trong Tỉnh có điện; đến năm 2010, có ít nhất 80% dân số được dùng điện và đạt 100% trước năm 2020.
- Phát triển hệ thống cấp, thoát nước
Xây dựng đồng bộ hệ thống cấp thoát nước cho thành phố Điện Biên Phủ. Nâng cấp mở rộng và xây dựng mới hệ thống cấp nước cho các thị trấn và các khu dân cư tập trung. Đến năm 2020, tất cả các thị trấn, huyện lỵ trong Tỉnh đều có nhà máy nước công suất từ 2.000 m3/ngày đêm trở lên, bảo đảm định mức tối thiểu 90 lít/người/ngày đêm. Kết hợp việc xây dựng hệ thống cấp, thoát nước ở các khu đô thị với xây dựng hệ thống giao thông nội thị.
Nâng cấp mở rộng nhà máy nước Điện Biên từ 8.000 m3/ngày đêm hiện nay lên 24.000 m3/ngày đêm vào năm 2010, bảo đảm cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Điện Biên Phủ và thị trấn Điện Biên. Xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước và các công trình xử lý nước thải sinh hoạt của thành phố Điện Biên Phủ. Đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thoát nước trục chính cho tất cả các thị trấn huyện lỵ trong Tỉnh.
Chú trọng đầu tư xây dựng các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, đặc biệt là cho các xã vùng cao, vùng xa, các khu tái định cư, các đồn biên phòng và vùng biên giới theo Chương trình nước sạch quốc gia; bảo đảm đến năm 2010, có hơn 90% số dân đô thị được cấp nước sạch sinh hoạt và 80% dân số nông thôn được cấp nước sinh hoạt.
- Thương mại: phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trong Tỉnh. Đầu tư và hoàn thiện chợ đầu mối tại thành phố Điện Biên Phủ; cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các chợ và trung tâm thương mại ở các cửa khẩu, thị xã, thị trấn, thị tứ và trung tâm cụm xã; phát triển mạnh các chợ, các điểm thương mại tại các vùng nông thôn, vùng cao và vùng biên giới.
đ) Phát triển các ngành, lĩnh vực xã hội
- Dân số, lao động và việc làm: giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên còn 1,65% vào năm 2010 và 1,35% vào năm 2020.
Phấn đấu tăng tỷ lệ lao động phi nông nghiệp từ 14% hiện nay lên 20% vào năm 2010 và trên 30% vào năm 2020. Từ nay đến 2010, mỗi năm giải quyết việc làm cho khoảng 5.000 lao động/năm; giai đoạn 2011 - 2020 giải quyết việc làm cho 7.000 - 8.000 lao động/năm. Nâng tỷ lệ lao động được đào tạo lên trên 25% vào năm 2010 và trên 35% vào năm 2020.
Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn quốc gia năm 2005) xuống dưới 20% vào năm 2010 và còn dưới 3% vào năm 2020: tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn 20% vào năm 2015 và còn dưới 10% vào năm 2020.
- Giáo dục - đào tạo: đạt chuẩn phổ cập bậc trung học cơ sở vào năm 2008 và đạt chuẩn phổ cập bậc trung học phổ thông trước năm 2020. Hoàn thành chương trình kiên cố hóa các cơ sở giáo dục trong toàn Tỉnh vào năm 2015. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, mở rộng quy mô và hình thức đào tạo. Phấn đấu đến năm 2020, mỗi huyện đều có trường dạy nghề; đến năm 2010, trên 70% số học sinh trung học phổ thông được hướng nghiệp dạy nghề tại các trung tâm và đạt 100% vào năm 2020.
- Khoa học - công nghệ: đẩy mạnh việc phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ, chú trọng phát triển công nghệ bảo quản sau thu hoạch và chế biến sản phẩm.
- Y tế: năm 2010, khoảng 60 - 70% trạm y tế xã có bác sĩ và vào năm 2015 đạt 100%. Đến năm 2010, đạt 100% các bản có y tá, đạt 5,5 - 6 bác sĩ/1vạn dân và đến năm 2020 đạt hơn 10 bác sĩ/1 vạn dân. Hoàn thành chương trình kiên cố hóa các cơ sở y tế trong toàn Tỉnh vào năm 2015.
- Văn hóa - thông tin: đến năm 2010, đạt 100% dân số trong Tỉnh được nghe đài phát thanh; 95% dân số được xem truyền hình; 100% số xã có nhà bưu điện - văn hóa xã: tỷ lệ sử dụng điện thoại đạt 10 máy/100 dân và vào năm 2020 đạt hơn 20 máy/100 dân.
Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa. Mở rộng giao lưu văn hóa, văn nghệ. Tăng cường cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, thông tin của nhân dân. Thực hiện có hiệu quả việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích lịch sử Điện Biên Phủ và các di tích lịch sử và danh thắng khác. Khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc. Nâng cao chất lượng hoạt động báo chí, xuất bản v.v…. Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư", xây dựng làng văn hóa. Đẩy mạnh xã hội hóa trong việc phát triển văn hóa nhằm huy động nguồn lực xã hội để đầu tư cơ sở vật chất, các thiết chế văn hoá, bảo tồn, tôn tạo di sản văn hoá.
- Thể dục - thể thao: tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động thể dục, thể thao. Đẩy mạnh phong trào thể dục, thể thao, rèn luyện thể chất. Phát triển thể thao quần chúng. Chú trọng bồi dưỡng các vận động viên năng khiếu để phát triển một số môn thể thao thành tích cao.
e) Phát triển đối ngoại
Tăng cường quan hệ hữu nghị đặc biệt và hợp tác toàn diện với các tỉnh Bắc Lào. Duy trì và mở rộng quan hệ hợp tác với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, với các nước trong khu vực và các tổ chức quốc tế trên cơ sở đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Kết hợp chặt chẽ quản lý bảo vệ chủ quyền biên giới với khai thác có hiệu quả kinh tế đối ngoại qua các cửa khẩu. Thực hiện tốt kế hoạch công tác phân giới cắm mốc trên tuyến biên giới Việt - Trung, cắm dày mốc biên giới Việt - Lào.
Tìm hiểu các thị trường bên ngoài, trước mắt là tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và ba tỉnh Bắc Lào để xúc tiến hợp tác thương mại, du lịch v.v… đồng thời xây dựng chiến lược hợp tác kinh tế lâu dài với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và ba tỉnh Bắc Lào trong thời gian tới.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại, kinh tế đối ngoại, chuẩn bị các điều kiện để cùng cả nước tham gia hội nhập quốc tế. Phối hợp quản lý tốt các đoàn khách nước ngoài đến Điện Biên và các đoàn của Tỉnh ra nước ngoài. Xúc tiến thành lập các tổ chức Hội hữu nghị trên địa bàn như Hội hữu nghị Việt - Trung, Hội hữu nghị Việt - Lào, Hội hữu nghị Việt - Pháp. Vận động dự án, chương trình viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ và thực hiện các công tác quản lý dự án bảo đảm đạt hiệu quả, đúng mục đích, giữ vững mối quan hệ đối ngoại theo quan điểm, chính sách và pháp luật của Việt Nam. Xây dựng các chương trình hợp tác đối ngoại của Tỉnh cho giai đoạn tới.
g) Định hướng củng cố quốc phòng, an ninh
- Tăng cường, củng cố tiềm lực quốc phòng
Tăng cường và củng cố tiềm lực quốc phòng gắn với chiến lược phòng thủ vùng Tây Bắc và vùng trung du, miền núi phía Bắc của Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Bảo vệ vững chắc chủ quyền và an ninh biên giới, chủ động đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời và đẩy lùi các hoạt động xâm phạm biên giới, xâm phạm mốc giới quốc gia.
Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và năng lực quản lý biên giới cho lực lượng biên phòng. Xây dựng hoàn chỉnh các tuyến đường vành đai biên giới, đường ra biên giới và đường tuần tra biên giới. Xây dựng bổ sung các đồn, trạm biên phòng, các trạm tuần tra, cắm dày mốc biên giới trên tuyến Việt - Lào.
Gắn phát triển kinh tế với củng cố an ninh, quốc phòng, xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Tăng cường đầu tư và năng lực cho các khu vực phòng thủ quan trọng trên địa bàn. Xây dựng một khu vực phòng thủ vững chắc từ tỉnh đến huyện, bảo đảm tính cơ động, sẵn sàng chiến đấu cao và chủ động đối phó với mọi tình huống. Tăng cường quan hệ trao đổi, hợp tác với các địa phương của các quốc gia láng giềng nhằm xây dựng một khu vực biên giới hoà bình, ổn định và phát triển.
- Xây dựng các khu kinh tế, quốc phòng tại các xã biên giới
Thực hiện có hiệu quả Chương trình 120 về phát triển kinh tế - xã hội các xã biên giới Việt - Trung, trong đó đặc biệt chú trọng việc thực hiện các mục tiêu đưa dân ra định cư phát triển sản xuất tại các khu vực biên giới. Hỗ trợ phát triển sản xuất, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và xây dựng bộ máy chính quyền địa phương vững mạnh để cùng với các lực lượng vũ trang thực hiện tốt chức năng quản lý và bảo vệ an ninh biên giới.
Tiến hành quy hoạch chi tiết Khu kinh tế, quốc phòng Mường Chà đã được xây dựng và dự kiến sẽ mở rộng ra khu vực vùng cao thuộc các huyện Mường Nhé, Mường Lay. Kết hợp giữa xây dựng thế trận quốc phòng với đầu tư phát triển, củng cố chính quyền cơ sở, ổn định đời sống nhân dân. Phối hợp chặt chẽ với Quân khu II để bảo đảm mục tiêu và tiến độ xây dựng Khu kinh tế - quốc phòng sông Mã thuộc địa bàn tỉnh.
- Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự xã hội
Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và sức mạnh của quần chúng trong việc kiềm chế, giảm tội phạm, giữ vững an ninh xã hội trên địa bàn. Chủ động đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn và làm thất bại âm mưu diễn biến hoà bình, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch.
Tiếp tục tăng cường tuyên truyền vận động kết hợp với các biện pháp kinh tế, hành chính để khắc phục tiến tới xoá bỏ tình trạng dân di cư tự do và truyền đạo trái phép. Chăm lo phát triển kinh tế, sắp xếp dân cư, ổn định và nâng cao đời sống đồng bào tại các địa bàn di cư tự do. Ngăn chặn kịp thời các hộ dân di cư tự do vào địa bàn tỉnh và các hộ di cư vào các tỉnh Tây Nguyên. Tập trung lực lượng đấu tranh giải quyết tốt tình trạng nghiện hút, trộm cắp, gây rối và các tệ nạn sản xuất, tàng trữ, buôn bán các chất ma tuý. Xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ trật tự xã hội trên địa bàn, đặc biệt là đối với vùng biên giới và các vùng dân tộc ít người.
Tăng cường cán bộ an ninh cơ sở, an ninh nhân dân ở các thôn, bản để kịp thời phát hiện và dập tắt các hoạt động chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, kích động bạo loạn, truyền đạo trái phép, phá hoại kinh tế v.v…
4. Định hướng tổ chức kinh tế theo lãnh thổ
a) Định hướng phát triển hệ thống đô thị
- Phát triển mở rộng thành phố Điện Biên Phủ
Tiếp tục triển khai Nghị định số 110/2003-NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2003 của Chính phủ về thành lập thành phố Điện Biên Phủ, tập trung đầu tư phát triển toàn diện thành phố cả về kinh tế, về quy mô và diện tích, từng bước xây dựng Điện Biên Phủ trở thành một trong những đô thị trung tâm của vùng Tây Bắc có cơ cấu kinh tế hiện đại, có sức lan toả mạnh đến các khu đô thị khác trong vùng. Dự kiến quy mô dân số của thành phố năm 2010 sẽ đạt 8 - 10 vạn dân và năm 2020 tăng lên khoảng 13 - 14 vạn dân. Tiến hành nâng cấp thành phố Điện Biên Phủ lên Thành phố loại II trước năm 2015.
- Phát triển các đô thị khác
Tiến hành rà soát, điều chỉnh quy hoạch các đô thị khác trong toàn Tỉnh. Ưu tiên phát triển các đô thị mới do yêu cầu chia tách, di chuyển. Giai đoạn đến năm 2010, tập trung đầu tư xây dựng cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị của thị xã Mường Lay và các huyện Mường Nhé, Mường Chà, Điện Biên. Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nội thị, cấp thoát nước cho các thị trấn Tuần Giáo, Tủa Chùa.
Tiếp tục phát triển đồng bộ hệ thống các thị trấn, thị tứ cho các huyện khác và các trung tâm cụm xã trong toàn Tỉnh. Tăng cường công tác quy hoạch các trung tâm cụm xã và trung tâm xã. Từ nay đến năm 2010, đầu tư xây dựng xong toàn bộ 13 trung tâm cụm xã và khoảng 50% trung tâm xã trong Tỉnh, giai đoạn sau 2010, tiếp tục xây dựng các trung tâm xã còn lại.
b) Định hướng tổ chức không gian công nghiệp
Tập trung xây dựng một số khu, cụm công nghiệp tập trung quy mô từ vài ha đến vài chục ha làm nền tảng cho tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các khu, cụm công nghiệp cần xây dựng gần vùng nguyên liệu, gần trục giao thông, có điều kiện cung cấp điện, nước và xử lý chất thải thuận lợi; đồng thời, phải phù hợp với quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu công nghiệp của cả nước. Từ nay đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh Điện Biên xây dựng, hình thành một số khu, cụm công nghiệp tập trung sau: khu công nghiệp Đông Nam thành phố Điện Biên Phủ (quy mô 60 ha); khu công nghiệp Tây lòng chảo Điện Biên (quy mô 30 - 40 ha); cụm công nghiệp phía Tây thành phố Điện Biên Phủ; cụm công nghiệp phía Đông huyện Điện Biên; cụm công nghiệp phía Đông huyện Tuần Giáo; cụm công nghiệp phía Nam huyện Tủa Chùa; cụm công nghiệp Mường Lay.
c) Định hướng tổ chức không gian du lịch
Phát triển không gian du lịch thành phố Điện Biên Phủ thành trung tâm du lịch chính, là điểm đầu mối các hoạt động du lịch của Tỉnh, đồng thời là điểm dừng quan trọng trong hành lang du lịch Tây Bắc và các vùng phụ cận trong và ngoài nước. Xây dựng thị xã Mường Lay thành trung tâm du lịch ở khu vực phía Bắc của Tỉnh.
Hình thành 2 tuyến du lịch trọng điểm trên địa bàn là: tuyến du lịch dọc quốc lộ 12 và quốc lộ 4 D (cửa khẩu Tây Trang - thành phố Điện Biên Phủ - thị xã Mường Lay - Lào Cai) và tuyến du lịch dọc quốc lộ 279 (thành phố Điện Biên Phủ - Tuần Giáo - đèo Pha Đin - Sơn La). Ngoài 2 tuyến chính trên sẽ hình thành một số tuyến du lịch phụ với vai trò bổ trợ cho tuyến chính để đa dạng thêm các loại hình du lịch và kéo dài thời gian tham quan của du khách.
Tập trung xây dựng một số cụm du lịch quan trọng trên cơ sở liên kết giữa các điểm du lịch trong từng khu vực, trong đó trọng tâm là:
+ Cụm du lịch thành phố Điện Biên Phủ và vùng phụ cận mà trọng tâm là khu vực thành phố Điện Biên - Pa Khoang - Mường Phăng đã được Chính phủ phê duyệt là Khu du lịch chuyên đề văn hóa - lịch sử quốc gia. Các sản phẩm du lịch chính của cụm du lịch này gồm: du lịch văn hóa - lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm, vui chơi giải trí, hội nghị, hội thảo và thương mại, công vụ...
+ Cụm du lịch thị xã Mường Lay và vùng phụ cận với các sản phẩm du lịch chính: du lịch sinh thái sông Đà, du lịch văn hóa lịch sử, thể thao, giải trí v.v…
+ Các cụm du lịch Tuần Giáo - Pha Đin, Mường Nhé, Pú Nhi, với các sản phẩm du lịch chính gồm: du lịch sinh thái và nghiên cứu khoa học v.v...
d) Định hướng phát triển các vùng kinh tế, các khu tái định cư tập trung
Trước những yêu cầu phát triển trong giai đoạn tới, căn cứ vào điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân cư và kinh tế - xã hội của tỉnh Điện Biên, tập trung quy hoạch và đầu tư phát triển 3 vùng kinh tế là: trục kinh tế động lực quốc lộ 279, vùng kinh tế lâm, nông nghiệp sinh thái sông Đà và vùng kinh tế Mường Chà - Mường Nhé.
Phát triển tổng thể các vùng, khu tái định cư tập trung.
Theo phương án quy hoạch tổng thể di dân tái định cư Dự án thủy điện Sơn La đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 196/2004/QĐ-TTg ngày 29 tháng 11 năm 2004: từ nay đến năm 2010, tại Điện Biên sẽ xây dựng 7 vùng, 22 khu với 29 điểm tái định cư tập trung (thêm 2 khu, 2 điểm thị xã Mường Lay). Trong đó có 3 vùng tái định cư đô thị và 4 vùng tái định cư nông thôn có khả năng tiếp nhận 5.821 hộ (trước mắt bố trí 2.735 hộ), ngoài việc sắp xếp ổn định cho toàn bộ số hộ tái định cư của Tỉnh, còn có thể tiếp nhận thêm gần 2.000 hộ từ các tỉnh lân cận. Phấn đấu hoàn thành di dân tái định cư trên địa bàn vào năm 2008, bao gồm các vùng, khu tái định cư sau: tại thị xã Mường Lay, thành phố Điện Biên Phủ, thị trấn Điện Biên, Tủa Chùa, các huyện Điện Biên, Mường Chà, Mường Nhé; các khu tái định cư Mo Phí - A Pa Chải xã Sín Thầu, Phụ Phang xã Chung Chải, xã Mường Toong, Tả Sì Phùng xã Mường Nhé, xã Nà Hì.
đ) Tổ chức sắp xếp lại các đơn vị hành chính gắn với bố trí lại dân cư trên toàn địa bàn.
Giai đoạn đến năm 2010, xem xét việc chia tách và điều chỉnh địa giới hành chính cho 25 xã; điều chỉnh và chia tách 2 huyện Mường Chà, Mường Nhé thành 3 huyện; chia tách huyện Tuần Giáo thành 2 huyện. Sau năm 2010, tiếp tục nghiên cứu chia tách và điều chỉnh một số huyện, xã cho phù hợp. Theo quy hoạch, từ nay đến năm 2010, toàn Tỉnh cần thành lập 251 bản mới để ổn định sản xuất và đời sống cho 9.137 hộ, với 51.557 nhân khẩu.
5. Các giải pháp, chính sách chung để thực hiện Quy hoạch
a) Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch
- Xây dựng cơ chế, chính sách để thực hiện Quy hoạch;
- Công khai hóa, tuyên truyền phổ biến Quy hoạch. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ trong từng giai đoạn;
- Làm tốt công tác tổ chức, phân công thực hiện Quy hoạch.;
b) Giải pháp huy động vốn đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tư của Tỉnh trong giai đoạn 2006 - 2020 là rất lớn so với nguồn lực và khả năng cân đối của Tỉnh và sự hỗ trợ của Trung ương. Để đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư của tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006 - 2020, Tỉnh cần phải có các biện pháp để huy động vốn một cách tích cực, trong đó nguồn nội lực là chủ yếu, sử dụng quỹ đất hợp lý để tạo vốn đầu tư, chú trọng thu hút vốn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hoá - thể thao v.v…; đồng thời, đề xuất phương án huy động vốn cho từng giai đoạn, sắp xếp lựa chọn các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư, phân kỳ đầu tư hợp lý và có những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm thu hút vốn đầu tư, bảo đảm thực hiện được các mục tiêu đã đề ra.
c) Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
Mở rộng đào tạo, dạy nghề bằng các hình thức chính quy, tại chức, dài hạn, ngắn hạn. Tăng cường năng lực đào tạo của các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp trên địa bàn, tiến tới thành lập trường Đại học đa ngành, chú trọng đầu tư cho các trung tâm dạy nghề. Xây dựng chính sách ưu tiên đặc biệt trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở ở vùng biên giới, vùng cao đặc biệt khó khăn, cán bộ là người dân tộc thiểu số và cán bộ chuyên môn từ miền xuôi lên. Có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề đối với lao động nông nghiệp và đồng bào dân tộc để đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu lao động. Đẩy mạnh liên kết giữa các cơ sở đào tạo của Tỉnh với các trung tâm đào tạo, dạy nghề ở Hà Nội v.v….
d) Phát triển khoa học, công nghệ
Gắn phát triển khoa học, công nghệ với sản xuất, tạo điều kiện ứng dụng nhanh các thành tựu của khoa học, công nghệ mới. Tăng cường đầu tư kinh phí cho công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng đại trà những tiến bộ khoa học vào sản xuất. Có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất. Xây dựng và phát triển mạng lưới thông tin. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án tin học hóa các cơ quan Đảng và Nhà nước. Phát triển mạnh nguồn nhân lực cho khoa học, công nghệ, tăng cường lực lượng khoa học cho cơ sở. Có chính sách thu hút các cán bộ khoa học về công tác tại Điện Biên và chuyển giao công nghệ cho tỉnh.
Nghiên cứu xây dựng một số cơ chế, chính sách
- Ưu tiên nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, tín dụng của Nhà nước và nguồn vốn hỗ trợ phát triển (ODA) để đầu tư hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng phục vụ nhu cầu phát triển của Điện Biên và vùng Tây Bắc...;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ nghiên cứu đưa tỉnh Điện Biên vào danh mục ưu tiên triển khai các dự án sử dụng nguồn vốn ODA nhằm phục vụ quá trình phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói, giảm nghèo của Tỉnh;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư giúp tỉnh lập quy hoạch và xem xét hỗ trợ vốn đầu tư hoàn chỉnh hệ thống Khu kinh tế cửa khẩu và cho phép các Khu kinh tế cửa khẩu trên địa bàn Tỉnh được hưởng mọi ưu đãi ở mức cao nhất trong chính sách ưu đãi hiện hành chung đối với loại hình này;
- Tỉnh cần nghiên cứu để ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào tỉnh Điện Biên nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung;
- Tỉnh phối hợp với Bộ Công nghiệp xây dựng cơ chế phân cấp quản lý các mỏ khoáng sản trên địa bàn trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
6. Danh mục các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư đến năm 2010 (xem Phụ lục kèm theo)
Điều 2. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch được phê duyệt; phối hợp với các Bộ, ngành liên quan chỉ đạo việc lập, trình duyệt và triển khai thực hiện theo quy định các nội dung sau:
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và các điểm dân cư; quy hoạch xây dựng; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy hoạch phát triển các ngành, các lĩnh vực; kế hoạch 5 năm và hàng năm, các dự án đầu tư trên địa bàn để bảo đảm sự phát triển tổng thể và đồng bộ;
- Nghiên cứu xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm thu hút, huy động các nguồn lực để thực hiện Quy hoạch.
Điều 3. Giao các Bộ, ngành liên quan, hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên nghiên cứu lập các quy hoạch nói trên; nghiên cứu xây dựng và trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành một số cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh trong từng giai đoạn nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, khuyến khích, thu hút đầu tư để bảo đảm thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ và phướng hướng phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nêu trong Quy hoạch. Đẩy nhanh việc đầu tư, thực hiện các công trình, dự án có quy mô, tính chất vùng và quan trọng đối với sự phát triển của Tỉnh đã được quyết định đầu tư. Nghiên cứu xem xét, điều chỉnh, bổ sung vào các quy hoạch phát triển ngành, kế hoạch đầu tư các công trình, dự án liên quan dự kiến sẽ được đầu tư nêu trong Quy hoạch.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
Phụ lục
DỰ KIẾN DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN
NGHIÊN CỨU ĐẦU TƯ, GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
(Không bao gồm các dự án nhóm C và các dự án đang được đầu tư)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 230 /2006/QĐ-TTg
ngày 13 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ)
_________
TT |
Danh mục dự án |
Địa điểm |
Quy mô |
I |
Công nghiệp |
|
|
1 |
Thủy điện Nậm Mức |
Tuần Giáo |
35 MW |
2 |
Thủy điện Nam Pay |
Tuần Giáo |
2 MW |
3 |
Thủy điện Nậm He |
Mường Chà |
4 MW |
4 |
NM chế biến thức ăn gia súc Tuần Giáo |
Tuần Giáo |
2.000 T/năm |
5 |
NM gạch tuy nen Tủa Chùa |
Tủa Chùa |
10 tr.v/năm |
6 |
NM gạch tuy nen Mường Nhé |
Mường Nhé |
10 tr.v/năm |
7 |
NM gạch tuy nen Điện Biên Đông |
Điện Biên Đông |
10 tr.v/năm |
8 |
Dây chuyền tấm lợp hữu cơ Điện Biên |
Điện Biên |
350.000m2/năm |
9 |
MN ván dăm Tuần Giáo |
Tuần Giáo |
18.000m3/năm |
10 |
MN chế biến tinh bột sắn Điện Biên |
Điện Biên |
1.200 T/năm |
11 |
Lưới cao, trung thế |
Toàn Tỉnh |
80km + 300km |
12 |
Lưới điện hạ thế |
Toàn Tỉnh |
200 km |
13 |
KCN Đông Nam Điện Biên |
Tp. Điện Biên |
100 ha |
II |
Giao thông |
|
|
1 |
Nâng cấp quốc lộ 279 |
T.Giáo-Đ.Biên |
76 km |
2 |
Đường Chung Chải - Sín Thầu - A Pa Chải |
Mường Nhé |
35 km |
3 |
Đường tỉnh 126 |
Tx. Mường Lói |
20 km |
4 |
Nâng cấp đường tỉnh 129 |
Tủa Chùa |
20 km |
5 |
Đường Noong Luống - Pa Thơm |
Điện Biên |
15 km |
6 |
Đường Nà Nhạn - Mường Phăng |
Điện Biên |
20 km |
7 |
Các tuyến đường ngang Lòng chảo |
Điện Biên |
30 km |
8 |
Đường Km428/QL6A - Phinh Sáng |
Tuần Giáo |
21 km |
9 |
Đường QL 279-Tênh Phông |
Tuần Giáo |
21,5 km |
10 |
ĐườngKm30/QL279 - Huổi Chỏn - Mường Đăng |
Tuần Giáo |
19 km |
11 |
Đường Mường Báng - Tả Phình |
Tủa Chùa |
29 km |
12 |
Đường Mường Báng - Mường Đun |
Tủa Chùa |
17 km |
13 |
Đường Chà Tở - Mường Tùng |
Mường Chà |
55 km |
14 |
Đường phía Tây Lòng chảo |
Điện Biên |
17 km |
15 |
Đường Phinh Giàng - Mường Nhà |
Đ.Biên Đông |
37 km |
16 |
Quốc lộ 12 (Co Đớ - Huổi Mi 2) |
Mường Chà |
32 km |
17 |
Đường Phinh Sáng - Khua Trá |
Tuần Giáo |
15 km |
18 |
Đường Phi Nhừ - Chiềng Sơ |
Đ.Biên Đông |
20,7 km |
19 |
Đường Mường Mùn - Thẩm Mù |
Tuần Giáo |
15 km |
20 |
Đường Nà Hỳ - Nà Bủng |
Mường Nhé |
27 km |
21 |
Đường Mường Nhé - Nậm Là |
Mường Nhé |
23,5 km |
22 |
Đường Mường Tong - Na Co Sa |
Mường Nhé |
34 km |
23 |
Đường Mường Tong - Nậm Mi |
Mường Nhé |
17 km |
III |
Thương mại - Dịch vụ |
|
|
1 |
Hệ thống chợ trung tâm thị xã, huyện lỵ |
Toàn Tỉnh |
18.000 m2 |
2 |
Khu du lịch động Pa Thơm |
Điện Biên |
50 ha |
3 |
Khu đầu mối cửa khẩu Huổi Puốc |
Điện Biên |
40 ha |
4 |
Khu đầu mối cửa khẩu A Pa Chải |
Mường Nhé |
50 ha |
IV |
Thủy lợi |
|
|
1 |
Kiên cố hóa kênh mương cấp I: 100km |
Các huyện |
600 ha |
2 |
Kiên cố hóa kênh mương cấp II |
Các huyện |
750 ha |
3 |
Kè chỉnh trị sông Nậm Rốm |
Tp. Đ.Biên Phủ |
10 km |
4 |
Hồ Nậm Khẩu Hú |
Điện Biên |
400 ha |
5 |
Thủy nông Nậm Núa |
Điện Biên |
150 ha |
6 |
Hồ Na Hươm |
Điện Biên |
220 ha |
7 |
Thủy lợi Huội ún |
Điện Biên |
200 ha |
8 |
Thủy lợi Nâm Khúm - Mương Luân |
Đ.Biên Đông |
120 ha |
9 |
Thủy lợi Nậm Pố |
Mường Nhé |
200 ha |
10 |
Thủy lợi Nậm Nhé |
Mường Nhé |
300 ha |
11 |
Thủy lợi Phụ Phang |
Mường Nhé |
250 ha |
12 |
Thủy lợi Nậm Sả |
Mường Nhé |
120 |
13 |
Thủy lợi Mo Phí |
Mường Nhé |
100 ha |
14 |
Hồ thủy lợi Nậm Chím |
Mường Chà |
500 ha |
15 |
Hồ thủy lợi Bản Phủ |
Tuần Giáo |
150 ha |
16 |
Thủy lợi Sáng Lẫu |
Tủa Chùa |
79 ha |
17 |
Thủy lợi Sáng Nhè |
Tủa Chùa |
30 ha |
18 |
Hồ Nậm Ngám |
Đ.Biên Đông |
1.000 ha |
19 |
Thủy lợi Nậm Pô |
Mường Nhé |
150 ha lúa |
20 |
Hồ Huổi Cánh |
H. Điện Biên |
150 lúa |
21 |
Thủy lợi bản Cang - Búng Lao |
Tuần Giáo |
600 ha |
22 |
Thủy lợi Xuấn Lao |
Tuần Giáo |
270 ha |
23 |
Hồ bản Cang |
Tuần Giáo |
350 ha |
24 |
Hồ bản Phủ |
Tuần Giáo |
550 ha |
25 |
Chuỗi công trình hồ thủy lợi Quài Tở |
Tuần Giáo |
270 ha |
26 |
Thủy lợi bản Hiệu |
Tuần Giáo |
150 ha |
27 |
Hồ Huổi Vẻ |
Điện Biên |
200 ha |
28 |
Hồ Na Hươm |
H.Điện Biên |
200 ha lúa |
V |
Giáo dục - đào tạo |
|
|
1 |
Trường dành cho trẻ Làng SOS |
Tp. Đ.Biên Phủ |
|
2 |
Trung tâm giáo dục thường xuyên |
Điện Biên |
2.000h/s |
3 |
Trường THPT Búng Lao - Tuần Giáo |
Tuần Giáo |
1.500 h/s |
4 |
Trường THPT Mường Nhà - Điện Biên |
Điện Biên |
1.500 h/s |
5 |
Trường THPT Nà Tấu - Điện Biên |
Điện Biên |
2.000 h/s |
6 |
Trường THPT Mường Luân - Điện Biên Đông |
Đ.Biên Đông |
1.400 h/s |
7 |
Nâng cấp, sửa chữa trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh |
Tp. Đ.Biên Phủ |
200 h/s |
8 |
Trung tâm giáo dục thường xuyên Mường Nhé |
Mường Nhé |
700 h/s |
9 |
TrườngTHPT huyện Mường Nhé |
Mường Nhé |
1.200 h/s |
10 |
Trường THPT Mường Mùn - Tuần Giáo |
Tuần Giáo |
1.000 h/s |
11 |
Trường THPT thị trấn Điện Biên (mới) |
Điện Biên |
1.000 h/s |
12 |
Khu học xá hữu nghị Việt - Lào |
Tp. Đ.Biên Phủ |
1.000 h/s |
13 |
Trung tâm dạy nghề các huyện, thị xã |
Toàn Tỉnh |
500 h/s |
VI |
Y tế |
|
|
1 |
Bệnh viện lao và bệnh phổi |
Tp. Đ.Biên Phủ |
50 giường bệnh |
2 |
Trung tâm y tế huyện Điện Biên |
Điện Biên |
50 giường bệnh |
3 |
XD mới 11 phòng khám khu vực |
Các huyện |
|
4 |
Nâng cấp hệ thống phòng khám khu vực và trạm y tế xã, phường |
Các huyện |
|
5 |
Hỗ trợ y tế dự phòng (đầu tư thiết bị) |
Các huyện |
|
VII |
Văn hóa - xã hội |
|
|
1 |
Bảo tàng dân tộc tỉnh (Bảo tàng tổng hợp) |
Tp. Đ.Biên Phủ |
|
2 |
Làng trẻ em SOS |
Tp. Đ.Biên Phủ |
900 h/s |
3 |
XD nhà văn hóa xã, phường |
Các huyện |
20 xã. phường |
4 |
XD trung tâm văn hóa huyện, thị |
Các huyện |
4 huyện thị |
VIII |
Phát thanh, truyền hình |
|
|
1 |
Trung tâm kỹ thuật phát sóng phát thanh, truyền hình đài tỉnh (giai đoạn II) |
Tp. Đ.Biên Phủ |
300 chỗ |
2 |
XD đài truyền thanh - truyền hình huyện Mường Nhé |
Mường Nhé |
Cột TH 90m |
3 |
XD và nâng cấp đài truyền thanh - truyền hình các huyện, thành phố |
|
|
IX |
Thể dục - thể thao |
|
|
1 |
XD trung tâm TDTT (giai đoạn II) |
Tp. Đ.Biên Phủ |
20.000 chỗ |
2 |
XD nhà thi đấu TDTT các huyện, thị, thành phố |
Các huyện |
3 huyện |
X |
Quản lý nhà nước |
|
|
1 |
Trụ sở cơ quan Đảng + quản lý nhà nước huyện Mường Nhé |
Mường Nhé |
130 người |
2 |
Trụ sở cơ quan Đảng + quản lý nhà nước huyện Điện Biên |
Điện Biên |
130 người |
3 |
Trụ sở cơ quan Đảng + quản lý nhà nước thị xã Mường Lay |
Tx Mường Lay |
130 người |
4 |
Nâng cấp trụ sở các xã |
Toàn Tỉnh |
70 trụ sở |
5 |
Trụ sở Sở Công nghiệp |
Tp Điện Biên Phủ |
|
XI |
Phục vụ công cộng - hạ tầng đô thị |
|
|
1 |
Nhà máy xử lý rác thải (giai đoạn I) |
Tp Điện Biên Phủ |
90 T/ngày |
2 |
Hệ thống xử lý nước thải |
Tp Điện Biên Phủ |
6.000 m3/ngày |
3 |
Nhà máy nước Điện Biên Phủ (giai đoạn II) |
Tp Điện Biên Phủ |
8.000 m3/ngày |
4 |
Nhà máy nước Điện Biên Đông |
Điện Biên Đông |
1.000 m3/ngày |
5 |
Nhà máy nước Mường Nhé |
Mường Nhé |
1.000 m3/ngày |
6 |
Nhà máy nước Mường Chà |
Mường Chà |
1.000 m3/ngày |
7 |
Đường nội thị thị trấn huyện Điện Biên |
Thị trấn Điện Biên |
24,2 km |
8 |
Đường nội thị thị trấn huyện Tủa Chùa |
Thi trấn Tủa Chùa |
5 km |
9 |
Đường nội thị thị trấn huyện Tuần Giáo |
Thị trấn Tuần Giáo |
5 km |
10 |
Thảm nhựa giao thông nội thị thành phố Điện Biên Phủ (giai đoạn II) |
Tp Điện.Biên Phủ |
10 km |
11 |
Đường nội thị phường MT,TT,TB |
Tp Điện.Biên Phủ |
29 km |
12 |
Hạ tầng khu đô thị Noong Bua |
Tp Điện Biên Phủ |
666 hộ |
13 |
Công viên ven sông Nậm Rốm |
Tp Điện Biên Phủ |
27 ha |
14 |
Khu xử lý rác thải các đô thị |
TT các huyện |
|
XII |
Quốc phòng, an ninh |
|
|
1 |
Sở chỉ huy Khu căn cứ hậu phương |
Toàn Tỉnh |
|
2 |
Sở chỉ huy Khu căn cứ chiến đấu |
Toàn Tỉnh |
|
3 |
Hệ thống đường tuần tra biên giới |
Toàn Tỉnh |
400 km |
4 |
Các tuyến đường ra biên giới |
Toàn Tỉnh |
150 km |
5 |
Trung tâm huấn luyện Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động |
Điện Biên |
200 h/v |
* Ghi chú: về vị trí, quy mô, diện tích chiếm đất, tổng mức đầu tư và nguồn vốn đầu tư của các dự án nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng cân đối, huy động các nguồn lực của từng thời kỳ./.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 230/2006/QD-TTg | Hanoi, October 13, 2006 |
DECISION
APPROVING THE MASTER PLAN ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN DIEN BIEN PROVINCE IN THE 2006-2020 PERIOD
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
At the proposal of the Dien Bien province People's Committee in Report No. 1115/TTr-UBND of December 1, 2005, Document No. 341/CV-UBND of April 28, 2006, and according to the opinions of the Ministry of Planning and Investment in Official Letter No. 5808/BKHDT&GSDT of August 8, 2006, on the master plan on socio-economic development in Dien Bien province in the 2006-2020 period,
DECIDES:
Article 1.- To approve the master plan on socio-economic development in Dien Bien province in the 2006-2020 period with the following principal contents:
1. Development viewpoints
a/ To maintain political stability, national security and defense, social order and safety, creating a favorable environment for socio-economic development; to consolidate the grassroots political system and the unity bloc of all nationalities in the province, firmly defending the sovereignty and territorial integrity of the Fatherland;
b/ To bring into full play internal strength, liberating the productive force to well tap all potentials, create a growth breakthrough and restructure the economy and soon get out of the state of poverty. To step by step narrow the gaps, particularly the gaps in socio-cultural enjoyment and a number of economic areas, as compared with other provinces in the region and the whole country;
c/ To firmly seize the chances, advantages and new opportunities in investment and expand external economic cooperation to strongly attract domestic and foreign investment for fast development in association with the general development of the region and the whole country. To strongly develop border-gate economy, quickly increasing industries and services; to raise the growth quality, efficiency, competitiveness and sustainability;
d/ To step up commodity production under the socialist-oriented market mechanism, basically doing away with the state of self-sufficing purely agricultural production. To make concentrated and focal investment in development of branches with advantages, forming a number of key products and motive economic zones with large product scale, laying a foundation for boosting growth, restructuring the economy and reorganizing and re-arranging population in the province, including people resettled under Son La hydro-electric power project;
e/ To renew and strongly develop education and training in order to raise the quality of human resources; to quickly introduce scientific and technological advances to production. To closely combine economic development with social progress, raising the people's intellectual level. To link economic growth to achievement of social justice, hunger elimination and poverty reduction, encouraging people to get rich, narrowing the gap between regions, etc. To use economic development as a spur to social progress, ensure social justice and stability as well as the unity and singlemindedness among population communities in the province.
f/ To associate economic development with the protection of ecological environment, the protection and development of headwater forests, particularly upstream of Da river, ensuring the function of protection for great national hydroelectric power projects.
2. Development objectives
a/ General objectives:
To achieve fast, efficient and sustainable socio-economic development in Dien Bien with a view to eliminating hunger and reducing poverty; to strive in the 2006-2010 period to bring Dien Bien out of the list of provinces meeting with particularly exceptional difficulties, step by step narrowing the living standard gap between local people and people in other provinces throughout the country in the spirit of Resolution 37-NQ/TW of the Political Bureau and the Resolution of the XIth Party Congress of Dien Bien province; in the 2011-2020 period, to bring Dien Bien out of the state of underdevelopment, proceeding to make it a strong border mountainous province with security and political stability, economic development, civilized society and a firm unity bloc of all nationalities.
b/ Specific objectives
- Economic objectives
+ The average GDP growth rate in the 2006-2020 period will achieve 12.5%/year, of which 12%/year in the 2006-2010 period and 12.8%/year in the 2011-2020 period; to raise the province's average per-capita GDP from 45% in 2005 to 50% in 2010, around 65% in 2015 and 80% in 2020 of the national average.
+ To create marked improvement in economic structure, reducing the agriculture-forestry ratio while gradually increasing the industrial and service ratios in the province's GDP. By 2010, the economic structure will be agriculture, forestry and aquaculture accounting for 29-30%; industry-construction: 34%; services: 36-37%, of the province's GDP; by 2020: agriculture, forestry and aquaculture: 18%; industry and construction: 40% and services: 42%;
+ By 2010, the province's total export turnover in the area will reach USD 16-17 million, including over USD 8 million for local exports, which will increase to USD 100 million, including USD 40-50 million for the local exports by 2020;
+ The ratio of local budget mobilization to the GDP will reach at least 5% in 2010 and over 10% in 2020.
- Social objectives:
+ From now till 2010: to create jobs for around 5,000 laborers a year; in the 2011-2020 period, 7,000-8,000 laborers/year;
+ From now till 2010: to reduce the poverty rate by 5% a year. To strive to do away with hungry households and reduce the rate of poor households (according to the national standards of 2005) to below 20% by 2010, below 10% by 2015 and below 3% by 2020;
+ To maintain the results of primary education universalization and literacy. To strive for the universalization of lower secondary education throughout the province by 2008, the universalization of upper secondary education in Dien Bien Phu city, Muong Lai provincial town by 2010 and the universalization of upper secondary education throughout the province before 2020;
+ To step up vocational training. To diversify training forms and expand the training scale in professional schools in the province with crafts and branches suitable to the local production development requirements. To raise the rate of trained labor in the province from 16.4% at present to 25% in 2010 and over 35% in 2020; and over 70% of the general education pupils are vocationally guided at various centers by 2010 and 100% by 2020;
+ To perfect the medical network from the province to communes and hamlets. By 2010, to achieve the rate of 5.5 medical doctors/10,000 inhabitants; 50% of the commune health stations will reach the national health standards; around 60-70% of the medical stations will be staffed with medical doctors; 100% of the villages and hamlets will have nurses; 100% of eligible children will be given expanded vaccinations, reducing the rate of malnourished under-5 children to below 20%. By 2020, to achieve the rate of 10 medical doctors/10,000 inhabitants; reduce the rate of malnourished under-5 children to below 10% and 100% of communes will reach the national health standards;
+ By 2010, all motor roads leading to communal centers will be accessible in both seasons, of which 50% will be upgraded, asphalted or laid with cement concrete; 100% of the communes will be supplied with electricity and at least 80% of the population will have access to electricity; 95% of the population will be covered by television broadcasts and 100% of the population by national radio broadcasts. By 2015, all systems of provincial, district roads and roads to communal centers and commune clusters will be asphalted or laid with cement concrete; over 50% of the villages and hamlets will have motor roads, 100% of the population will have access to electricity, 100% of the population will be covered by television broadcasts. By 2020, over 95% of the villages and hamlets will have motor roads accessible in both seasons;
+ To complete the sedentarization and rearrangement of population throughout the province before 2010. To stabilize production and life for people resettled under Son La hydroelectric power project.
- Environmental protection objectives
To raise the forest coverage from 38.5% at present to around 50% in 2010 and 65% in 2020 in order to ensure the function of headwater protection and greatly contribute to the economy.
By 2010, all urban centers in the province will have concentrated waste collection and treatment works; 90% of the urban population will be provided with clean water and 80% of the rural population will be provided with daily-life water; around 50% of the rural households will have standard sanitary facilities. By 2020, 100% of the urban population will be provided with clean water and 100% of the rural population will be provided with daily-life water, of whom over 80% will be provided with clean water; 100% of the rural households will have standard sanitary facilities.
- Security and defense objectives:
To maintain political stability, defense, security, border sovereignty and unity bloc of nationalities; to curb and repel crimes, particularly drug-related crimes and social evils. To check in time crimes and peaceful evolution schemes of hostile forces.
To complete the border demarcation and markerpost planting on the Vietnam-China borderline in 2006; to consolidate and thicken the markerposts on the Vietnam-Laos borderline before 2010. To increase the number of border stations and posts to achieve one station for every 20 km. To build and perfect the system of border patrol roads; to solidify border stations and posts according to standards. By 2015, to complete the system of border belt roads, border-bound roads according to the standards of mountain roads of grade V or VI.
3. Orientations and solutions for development of branches, domains
a/ To develop agriculture, forestry and fishery:
- Agriculture: To comprehensively develop agriculture and forestry, creating substantial changes in agricultural-forestry production in the direction of commodity production, diversification of products and diversification of rural economic structure.
The agricultural, forestry and fishery growth rate in the 2006-2020 period will reach 6.3%/year. To raise the animal husbandry ratio in the agricultural production value to 26% in 2010 and around 35% in 2020.
To stably develop food production. By 2010, the food output will reach 220,000-230,000 tons and by 2020, it will reach 270,000-280,000 tons, with the average of 450 kg/a person, ensuring food security and creating a great volume of commodity.
To strongly develop industrial plants, fruit trees, forming concentrated production regions and key products. By 2010, the area under plants of high economic value will account for 18-20% and by 2020 will account for over 30% of the province's cultivation acreage.
- Forestry: To annually plant 4,500 ha of forests, including 1,800- 2,000 ha of production forests; to zone off for regeneration about 134,000 ha of forests by 2010 and 190,000- 200,000 ha in the 2011-2020 period, raising the forest coverage rate to 50% by 2010 and 65% by 2020, ensuing the headwater protection function and contributing more and more to the economy.
- Fishery: To make the fullest use of water surface of lakes and ponds in the locality for aquaculture. To attach importance to the development of new aquatic breeds of high economic value. To supply assorted quality breeds at reasonable prices to peasants. To raise the aquaculture rate in the fishery sector to 90%.
b/ To develop industries, cottage industry and handicrafts:
To quickly and firmly develop industries, cottage industry and handicrafts, thus serving as a motive force for the province's economic growth and restructuring in the direction of industrialization and modernization.
The average growth rate of industrial production and construction value in the 2006-2020 period will achieve 17.5%/year, of which 16-17%/year for the 2006-2010 period and 18%/year for the 2011-2020 period.
To raise the industry and construction shares in the province's GDP from 26.67% at present to 34% by 2010 and 40% by 2020, of which industry will account for over 60% of the added value within the industry and construction sector.
By 2020, basically Dien Bien will have a steadfast industry with rational structure suitable to the province's conditions, potentials and advantages and at the same time with high competitiveness. To concentrate on developing the following industries:
- Agricultural and forest product processing;
- Power;
- Building materials manufacturing;
- Mining;
- Other industries.
c/ To develop services
To comprehensively develop the service economy in the direction of diversification of types of services and participation by various economic sectors to strongly boost production and serve the people's lives.
The average service growth rate in the 2006-2020 period will achieve 13.8%/year, of which 13-14%/year for the 2006-2010 period and 13.5-14%/year for the 2011-2020 period. To increase the service share in the province's GDP to 30% by 2010 and 42% by 2020.
- Tourism: To build Dien Bien into a tourist center of the northwestern region and a key tourist site in the national tourist system. By 2010, to attract about 300,000 tourist arrivals (including 50,000 foreign arrivals) and 2020 about 500,000 arrivals (including some 100,000 foreign arrivals).
To expeditiously complete the construction and upgrading of Tay Trang border-gate into an international border-gate. To build Huoi Puoc border-gate (Dien Bien) and A Pa Chai border-gate ( Muong Nhe) into national border-gates; to open a number of other border-gates in order to expand trade with Laos and China with a view to developing the province's commerce; at the same time to facilitate the market expansion, quickly increasing the export turnover. To soon finalize the scheme on A Pa Chai border-gate economic zone to attract investment for development.
To adjust the strategy on development of export goods, forming a number of key export goods items of the province such as tea, fruits, processed meat, processed wood, processed bamboo shoots, cement, building materials, minerals, etc.; to strive to raise the province's export turnover to around USD 16-17 million by 2010, including about USD 8 million for local exports; and to around USD 100 million by 2020, including USD 40-50 million for local exports.
- Other services: To develop in a synchronized manner other services such as financial, banking, insurance, transport, communication, post, technical consultancy, technology transfer and other social services, etc.
d/ To develop infrastructure system
- Communication system
To synchronously develop the communication system in the province, ensuring its linkage and association in the northwestern region and among localities in the province. To attach importance to development of outbound communications. To invest in development of communications in urban centers, concentrated commodity production areas, resettlement zones and border regions in association with defense and security.
+ The national road and provincial road system: From now till 2010, to concentrate investment in upgrading and expanding the national highway axes running through the province (national highways 279, 12 and 6A) up to mountain grade IV standards with two motor lanes or grade V for difficult sections. To completely build the route to bypass the flooded area of Son La hydroelectric power project (the section from km 91 to km 106 on national highway 12), ensuring smooth traffic between regions in the province. To build new provincial roads and renovate the existing ones, ensuring convenient traffic in all four seasons. To strive to complete by 2007 the upgrading and expansion of all national highways and important provincial roads in service of economy and defense, ensuring that 100% of them are asphalted;
+ Border belt roads, border-bound roads: To concentrate on construction of border belt roads, border-bound roads and border patrol roads, meeting the requirements of mobility in strategic defense as well as in economic, cultural and social management and exchange in the province. To complete the upgrading and asphaltation of all border belt roads in the locality (the Si Pa Phin-Muong Nhe section to reach grade IV standards; the Pac Ma-Muong Nhe and Dien Bien-Song Ma sections to reach grade V standards). To upgrade and extend routes leading to the borders; to build roads linking provincial roads to concentrated production zones, facilitating the development of production;
+ District, inter-communal roads: To develop rural communications under the guiding principle that "the State and people join efforts." To strive to annually asphalt or solidify with cement-concrete 70-100 km of district and inter-communal roads so that by 2010 all district roads will reach grade V or VI, inter-communal roads will reach the standards of rural traffic roads of class A or B: the percentage of rural roads accessible in both seasons achieves 90%; after 2010, to complete the upgrading of Pom Lot-Huoi Puoc road and the entire system of district and inter-communal roads. From now till 2007, to prioritize roads leading to communal centers, which are currently earthen roads; in the 2008-2010 period, to continue investing in the solidification of the existing macadamized roads and roads leading to key production zones, and at the same time build new roads to the centers of to be-divided communes. After 2010, to continue investing in the construction of roads to the centers of the above-said communes and roads from communal centers to villages, hamlets. To develop road systems in service of concentrated resettlement zones;
+ Urban traffic: To synchronously develop and step by step modernize the system of urban traffic and mass transit throughout the province, particularly in Dien Bien Phu city, ensuring that by 2020, Dien Bien will have a complete and modern urban infrastructure system. In the period from now till 2010, to concentrate on completely building main axes in the centers of districts, towns and Dien Bien Phu city under plannings (about 150 km, including some 35 km in Dien Bien Phu city alone) satisfying the development requirements of urban centers. To reserve a rational land fund (about 20-25%) for development of urban traffic, including static traffic;
+ Waterway traffic: When the Son La hydroelectric power dam is completed, Dien Bien province will have around 100 km of inland waterways. In order to efficiently tap these waterway routes, a number of important river ports are expected to be built, including Huoi Xo port (Tua Chua), Doi Cao port (Muong Lay provincial town) in service of economic development and defense. To invest in renovating and dredging water channels; to synchronously build a system of signal buoys and signboards, etc. according to regulations, ensuring convenient and safe traffic. On railway traffic: To conduct surveys for construction of Hanoi-Hoa Binh-Son La-Dien Bien railway route;
+ Airways: Dien Bien Phu airport is a domestic airport involved in international flight operations: To continue investing in upgrading it to be up to 3C scale according to ICAO standards, ensuring daytime flights of aircraft ART72/F70 or of equivalent type. Its expected capacity is to receive 200 arrivals/year and 500 tons or cargo/year by 2015.
- Development of irrigation system
To invest in upgrading and building water reservoirs, key irrigation works and canal systems. To prioritize investment first in the irrigation systems in the planned key rice-growing areas, including Dien Bien valley, Chieng Sinh, Bung Lao (Tuan Giao). To build new irrigation works in regions with potentials in water sources and concentrated land areas in order to boost the comprehensive development of agricultural production in association with the planning on rearrangement of population and resettlement in the province. To concentrate investment in the construction of a number of irrigation works in Dien Bien, Dien Bien Dong, Muong Nhe and Tuan Giao districts, ensuring adequate water to irrigate 17,000 ha under summer rice and 8,050 ha under winter-spring rice in the region.
- Development of the power supply system
To completely build public-lighting systems in urban centers. To invest in the renovation, upgrading or build a synchronized low-voltage power transmission and grid system in the whole province. To upgrade the Son La-Tuan Giao power grid from 110 KV to 220 KV; the Tuan Giao-Tua Chua-Lai Chau grid from 35 KV to 110 KV. To build 35 KV power grids for Dien Bien-Muong Nha-Muong Hoi and Huoi Leng-Pa Khoang regions.
To renovate and perfect the low-voltage power grids of Dien Bien Phu city, of communes in Dien Bien valley and all district capitals in the province. To build rural power networks. To attach importance to investment in the construction of small-sized hydro-electric power works and power supply networks for resettlement, deep-lying and remote regions. To ensure that by 2007, 100% of communes and wards in the province will be supplied with electricity; by 2010, at least 80% of the provincial population will have access to electricity and 100% before 2020.
- Development of water supply and drainage systems
To build synchronized water supply and drainage systems for Dien Bien Phu city. To upgrade and expand the existing water supply systems and build new ones for townships and concentrated population areas. By 2020, all townships and district capitals in the province will have their own water plants of the capacity of 2,000 m3/day or higher each, ensuring the minimum norm of 90 liters/person/day. To combine the construction of water supply and drainage systems in urban centers with the construction of urban traffic systems.
To upgrade and expand Dien Bien water plant from 8,000 m3/day at present to 24,000 m3/day by 2010, ensuring the supply of daily-life water for Dien Bien Phu city and Dien Bien township. To build a synchronized water drainage system and daily-life wastewater treatment facilities in Dien Bien Phu city. To invest in the construction of a complete axial water drainage system for all district capitals in the province.
To attach importance to investment in rural water supply works, particularly for high-land and remote communes, resettlement areas, borderguard stations and border regions under the national clean water program, ensuring that by 2010 over 90% of urban population will be supplied with clean water and 80% of rural population will be supplied with daily-life water.
- Commerce: To develop a synchronized system of commercial infrastructures in the province. To invest in and perfect the wholesale marketplace in Dien Bien Phu city; to renovate, upgrade the existing marketplaces and trade centers and build new ones in border-gates, provincial towns, district capitals and townships and centers of commune clusters; to strongly develop marketplaces and commercial centers in rural, highland and border regions.
e/ Development of branches, social aspects
- Population, labor and employment: To reduce the natural population growth rate to 1.65% by 2010 and 1.35% by 2020.
To strive to raise the non-agricultural labor rate from 14% at present to 20% by 2010 and over 30% by 2020. From now till 2010, to create jobs for around 5,000 laborers a year and 7,000- 8,000 laborers a year in the 2011-2020 period. To raise the percentage of trained labor to over 25% by 2010 and over 35% by 2020.
To reduce the rate of poor households (according to the 2005 national criteria) to below 20% by 2010 and under 3% by 2020; the rate of malnourished children to 20% by 2015 and under 10% by 2020.
- Education and training: To achieve lower secondary education universalization by 2008 and upper secondary education universalization before 2020. To complete the program on solidification of educational institutions in the whole province by 2015. To step up job training; diversify training types, expand the training scale and forms. To strive for the target that by 2020 each district will have its own vocational training school; by 2010, over 70% of the upper secondary school pupils will be provided with vocational guidance at vocational training centers and 100% by 2020.
- Science and technology: To step up scientific and technological development and application, attaching importance to the development of post-harvest and product-processing technologies.
- Healthcare: By 2010, about 60-70% of commune health stations will be staffed with medical doctors and by 2015, it is 100%. By 2010, 100% of hamlets will have nurses and 5.5-6 medical doctors/ 10,000 inhabitants and, by 2020, it will be over 10 medical doctors/10,000 inhabitants. To complete the program on solidification of medical establishments in the whole province by 2015.
- Culture and information: By 2010, 100% of the provincial population will have access to radio broadcasts; 95% of the population will have access to television broadcasts; 100% of communes will have their own post-cultural houses; the rate of telephone users will reach 10 telephone sets/100 inhabitants and by 2020 reach 20 telephone sets/100 inhabitants.
To step up cultural activities. To expand cultural and art exchanges. To consolidate the physical foundations so as to satisfy the people's demands for cultural and information activities. To efficiently conserve, renovate and promote the value of Dien Bien Phu historical relics and other historical relics and scenic places. To restore, conserve and promote the value of cultural identities of different ethnic groups. To raise the quality of press and publishing activities. To launch the campaign "All the people unite and build a cultured life in population areas," building cultured villages. To step up the socialization in cultural development with a view to mobilizing social resources for investment in physical foundations, cultural institutions, conservation and renovation of cultural heritages.
- Physical training and sports: To further build physical foundations for physical training and sport activities. To step up physical exercise, sport and physical training movements. To develop mass sports. To attach importance to fostering talented athletes in order to develop high-achievement sports.
f/ To develop external relations
To enhance the special relationship of friendship and comprehensive cooperation with northern Lao provinces. To maintain and expand the cooperative relations with Yunnan province of China, with regional countries and international organizations on the basis of the external guidelines and policies of the Party and the State. To closely combine the border sovereignty management and protection with the efficient exploitation of external economy through border gates. To well implement the border markerpost planting on the Vietnam-China borderline, to thicken markerposts on the Vietnam-Laos border.
To probe foreign markets, first of all Yunnan (China) and three northern Lao provinces for promotation of trade, tourism, etc., and at the same time formulate a strategy for long-term economic cooperation with Yunnan province (China) and three northern Lao provinces in the time to come.
To step up external propagation, external economic activities, preparing conditions to join the whole country in international integration. To well manage foreign delegations to Dien Bien and the province's delegations going abroad. To promote the establishment of friendship organizations in the locality such as the Vietnam-China Friendship Society, the Vietnam-Laos Friendship Society and the Vietnam-France Friendship Society. To mobilize for projects and programs on aid from non-governmental organizations and efficiently manage the projects, maintain external relations in accordance with Vietnam's viewpoints, policies and law. To formulate the province's external cooperation programs for the coming period.
g/ Orientations for defense and security consolidation
- Enhancement and consolidation of defense potentials
To enhance and consolidate defense potential in association with the defense strategy for the northwestern region, the midland and the northern mountainous regions, firmly maintaining political security as well as social order and safety. To firmly defend border sovereignty and security, to actively fight, prevent in time and repel activities of encroaching upon the national borders and border markerposts.
To strengthen the technical-physical foundations and border management capability for the border guard force. To completely build border belt roads, border-bound roads and border patrol roads. To additionally build border stations and posts, patrol stations, to thicken the border markerposts on the Vietnam-Laos borderline.
To associate economic development with defense and security consolidation, building and strengthening all-people defense and all-people security. To enhance investment and capability for important defense zones in the locality. To build up a firm defense area from the province to districts, ensuring mobility, high combat readiness and actively coping with all circumstances. To intensify the exchanges and cooperation with localities of the neighboring countries with a view to building a border region of peace, stability and development.
- To build economic and defense zones in border communes.
To effectively implement Program 120 on socio-economic development of communes in the Vietnam-China border region, paying special attention to the achievement of targets of resettling people for production development in border areas. To support production development and investment in the construction of infrastructure and the building of a strong local administration apparatus in order to join the armed forces in well performing the function of border security management and protection.
To make a detailed planning on the Muong Cha economic and defense zone already built and expected to expand to highland areas of Muong Nhe and Muong Lay districts. To combine the building of defense posture with the investment in development and consolidation of local administration and stabilization of people's life. To closely coordinate with Military Zone II in ensuring the target and schedule of building Ma river economic-defense zone in the province.
- Maintenance of political security, social order
To bring into full play the integrated strength of the political system and the strength of the population in checking and reducing crimes, maintaining social security in the locality. To actively fight, prevent and frustrate all schemes of peaceful evolution, overthrowing riots of hostile forces.
To continue intensifying propagation and mobilization in combination with economic and administrative measures to redress then proceed to do away with the state of free migration and illegal religious preaching. To care for economic development, population arrangement, stabilization and improvement of the life of people in free migration areas. To prevent in time households immigrating freely into the province and households migrating to Central Highland provinces. To concentrate forces on fighting and well settling drug addiction, robbery, public disturbances and evils of producing, storing and trading in narcotics. To build mass movements for protection of social order in the locality, particularly border regions and ethnic minority areas.
To reinforce grassroots security and people security officers in villages and hamlets in order to detect in time and stamp out activities of disrupting the national unity bloc, inciting riots, illegal religious preaching, economic sabotage, etc.
4. Orientations for economic organization according to territory
a/ Orientations for development of urban center system
- Development and expansion of Dien Bien Phu city
To continue implementing the Government's Decree No. 110/2003-ND-CP of September 26, 2003, on the establishment of Dien Bien Phu city, concentrating investment in the comprehensive development of the city in economy, scale and acreage, step by step building Dien Bien Phu into one of the central urban areas of the northwestern region with modern economic structure and strong attraction to other urban centers in the region. The city's population size is expected to achieve 80,000-100,000 by 2010 and around 130,000-140,000 by 2020. To upgrade Dien Bien Phu city into a grade-II city before 2015.
- Development of other urban centers
To review and adjust the plannings on other urban centers throughout the province. To prioritize the development of new urban centers established due to the requirements of division or movement. In the period up to 2010, to concentrate on investment in the construction of urban infrastructure system of Muong Lai provincial town and the Muong Nhe, Muong Cha and Dien Bien districts. To invest in the construction of urban traffic system, water supply and drainage systems to Tuan Giao and Tua Chua district towns.
To continue developing a synchronized system of district towns and townships for other districts and centers of commune clusters and commune centers. From now till 2010, to invest in the complete construction of all 13 centers of commune clusters and around 50% of commune centers in the whole province; in the period after 2010, to continue building centers of the remaining communes.
b/ Orientations for organization of industrial space
To concentrate on building a number of industrial parks and clusters of between several hectares and several dozens of hectares, laying the foundation for economic growth and restructuring in the direction of industrialization and modernization. Those industrial parks and clusters will be built near raw material zones, near traffic axes and provided with convenient power and water supply and waste treatment conditions; which will also be in line with the national planning on development of industrial parks and industrial zones. From now till 2020, a number of industrial parks and clusters will be built in Dien Bien province, including the industrial park southeast of Dien Bien Phu city (of 60 ha); the industrial park west of Dien Bien valley (of 30-40ha); the industrial cluster west of Dien Bien Phu city; the industrial cluster east of Dien Bien district; the industrial cluster east of Tuan Giao district; the industrial cluster south of Tua Chua district; Muong Lay industrial cluster.
c/ Orientations for organization of tourist space
To develop the tourist space of Dien Bien Phu city into a key tourist center, a tourist hub of the province and an important destination in the northwestern tourist corridor and domestic and foreign vicinities. To build Muong Lay provincial town into a tourist center in the northern region of the province.
To form two key tourist routes in the locality: The tourist route along national highways 12 and 4D (Tay Trang bordergate-Dien Bien Phu city-Muong Lay provincial town-Lao Cai) and the tourist route along national highway 279 (Dien Bien Phu city-Tuan Giao- Pha Din pass-Son La). In addition to these two key routes, a number of auxiliary tourist routes playing the role of supporting the main routes will be built in order to diversify tourist forms and prolong tourists' stays.
To concentrate on building a number of important tourist clusters on the basis of linkage between tourist spots in each zone, specifically:
+ The tourist cluster of Dien Bien Phu city and its vicinity with the Dien Bien-Pa Khoang-Muong Phang area as its center, which has been approved by the Government to be the national cultural-historical tourism zone. The main tourist products of this cluster will include cultural-historical tourism, ecological tourism, rest and convalescence, adventure sport, entertainment and recreation, conference, workshop, commerce, official duty tourism.
+ The tourist cluster of Muong Lay provincial town and its vicinities with such main tourist products as ecological tourism on Da river, cultural and historical tourism, sport, recreation tourism, etc.
+ The tourist clusters of Tuan Giao-Pha Din, Muong Nhe and Pu Nhi, with such main tourist products as ecological tourism and scientific research tourism.
d/ Orientations for development of economic zones and concentrated resettlement zones
In face of the development requirements in the coming period, based on the natural conditions, population and socio-economic characteristics of Dien Bien province, to concentrate on planning and developing three economic zones: The national highway 279 motive economic axis, the Da river forestry, agriculture and ecology economic zone and the Muong Cha-Muong Nhe economic zone.
To comprehensively develop concentrated resettlement regions and areas
Under the general planning on population relocation for Son La hydroelectric power project already approved by the Prime Minister in Decision No. 196/2004/QD-TTg of November 29, 2004: From now till 2010, to build in Dien Bien 7 resettlement regions and 22 resettlement quarters with 29 concentrated resettlement spots ( two more regions, two spots in Muong Lay provincial town). These include 3 urban resettlement regions and 4 rural resettlement regions which can accommodate 5,821 households (in the immediate future 2,735 households), including all resettled households of the province and nearly 2,000 households from neighboring provinces. To strive to complete the population relocation for resettlement in the province in 2008, including the following resettlement regions and quarters: in Muong Lay provincial town, Dien Bien Phu city, the district towns of Dien Bien and Tua Chua, the districts of Bien Bien, Muong Cha and Muong Nhe; the resettlement quarters of Mo Phi-A Pa Chai in Sin Thau commune, Phu Phang in Chung Chai commune, Muong Toon commune, Ta Si Phung of Muong Nhe commune, Na Hi commune.
e/ Reorganization of administrative units in association with population relocation throughout the province
In the period from now till 2010, to consider the division and adjustment of administrative boundaries of 25 communes; to adjust and divide 2 districts of Muong Cha and Muong Nhe into 3 districts; to divide Tuan Giao district into 2 districts. After 2010, to continue studying the division and adjustment of a number of districts and communes. Under planning, from now till 2010, the whole province will establish 251 new hamlets to stabilize production and life for 9,137 households with 51,557 people.
5. Solutions and general policies for implementation of the master plan
a/ Organization of the implementation of the master plan
- To formulate mechanisms, policies for implementation of the master plan;
- To publicize, disseminate the master plan. To regularly check, evaluate, review, adjust and supplement the master plan to suit the situation and tasks in each period;
- To well organize and divide responsibility for implementation of the master plan;
b/ Solutions to investment capital mobilization
The province's investment capital demand in the 2006-2020 period will be extremely great as compared to its resources and balancing capability and the support of the central government. To satisfy its investment capital demand in the 2006-2020 period, the province shall work out measures to mobilize capital in an active manner, of which the internal strength is the key, rationally using the land fund to create investment capital, attaching importance to attracting capital from various economic sectors inside and outside the province, attracting foreign investment capital, stepping up the socialization in the medical, educational, cultural and sport domains; at the same time propose solutions to capital mobilization for each period, select projects prioritized for investment study, rationally phasing the investment and working out specific and practical solutions in order to attract investment capital and to achieve the set objectives.
c/ Human resource training and development
To expand vocational training through official, in-service, long-term and short-term training forms. To enhance the training capacity of colleges, professional intermediate schools in the province, proceeding to set up a multi-discipline university, attaching importance to investment in job-teaching centers. To formulate policies of special priority in the training and retraining of grassroots officials in border regions, highland areas meeting with exceptional difficulties. To work out policies to support the professional training of agricultural laborers and ethnic minority people in order to accelerate labor restructuring. To step up the association between training establishments of the province with vocational training centers in Hanoi.
d/ Scientific and technological development
To associate scientific and technological development with production, creating conditions for application of new scientific and technological achievements as soon as possible. To increase investment in scientific research and application of scientific advances to production. To build and develop information networks. To speed up the materialization of the scheme on computerization of the Party and State offices. To strongly develop human resources for sciences and technologies, reinforcing scientific personnel for grassroots units. To work out policies to attract scientific workers to work in Dien Bien and transfer technologies to the province.
To study and formulate a number of mechanisms and policies
- To prioritize investment capital sources from the state budget and credit and official development assistance (ODA) capital for investment in important socio-economic infrastructure systems in service of the development demands of Dien Bien and the northwestern region;
- The Ministry of Planning and Investment shall join other ministries in studying to put Dien Bien province on the priority list for execution of ODA projects in service of socio-economic development, hunger elimination and poverty reduction in the province;
- The Ministry of Planning and Investment shall assist the province in formulating a planning and consider to provide support capital for investment in perfection of the system of border-gate economic zones and permit the border-gate economic zones in the province to enjoy the maximum preferences in the current general preferential policies for this type;
- The province shall study to promulgate a number of appropriate mechanisms and policies to attract various economic sectors to invest in Dien Bien province in particular and the northwestern region in general;
- The province shall coordinate with the Ministry of Industry in formulating the mechanism on decentralization of the management of minerals mines in the province and submit it to the Prime Minister for approval.
6. The list of projects prioritized for investment study till 2010 (see the enclosed appendix).
Article 2.- To assign the People's Committee of Dien Bien province to base on the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations stated in the approved master plan; to coordinate with concerned ministries and branches in directing the formulation, submission for approval and implementation according to regulations of the following contents:
- District-level general plannings on socio-economic development; a planning on development of the systems of urban centers and population spots; a construction planning; land use planning and plan; a planning on development of branches and domains; annual and five-year plans, investment projects in the locality to ensure overall and synchronized development;
- To study, formulate, promulgate according to competence or submit to competent state bodies for promulgation a number of mechanisms and policies suitable to the development requirements of the province in each period with a view to attracting and mobilizing resources for implementation of the master plan.
Article 3.- To assign concerned ministries, branches to support the People's Committee of Dien Bien province in formulating the above-mentioned plannings; formulating and submitting to competent state bodies for promulgation a number of mechanisms and policies to meet the province's socio-economic development requirements in each period with a view to mobilizing and efficiently using resources, encouraging and attracting investment to well ensure the attainment of the province's socio-economic development objectives, tasks and orientations stated in the master plan. To step up investment in and execute projects of regional scale and nature, which are important for the province's development, for which investment has been decided. To consider, adjust and supplement branch development plannings, plans on investment in the concerned works and projects stated in the master plan.
Article 4.- This Decision takes effect 15 days after its publication in "CONG BAO".
Article 5.- The president of the Dien Bien province People's Committee, ministers, heads of ministerial-level and heads of government-attached agencies shall implement this Decision.
|
|
APPENDIX
PROJECTED LIST OF PROJECTS PRIORITIZED FOR INVESTMENT STUDY IN THE 2006-2010 PERIOD
(Excluding group-C projects and current investment projects)
(Issued together with the Prime Ministers Decision No. 230/2006/QD-TTg of October 13, 2006)
Ordinal number | List of projects | Location | Size |
I | Industry |
|
|
1 | Nam Muc hydroelectric power plant | Tuan Giao | 35 MW |
2 | Nam Pay hydroelectric power plant | Tuan Giao | 2 MW |
3 | Nam He hydroelectric power plant | Muong Cha | 4 MW |
4 | Tuan Giao animal feed processing plant | Tuan Giao | 2,000 tons/year |
5 | Tua Chua tunnel brick plant | Tua Chua | 10 million bricks/year |
6 | Muong Nhe tunnel brick plant | Muong Nhe | 10 million bricks/year |
7 | Dien Bien Dong tunnel brick plant | Dien Bien Dong | 10 million bricks/year |
8 | Dien Bien organic roofing sheet production line | Dien Bien | 350,000 m2/year |
9 | Tuan Giao chip plank plant | Tuan Giao | 18,000 m3/year |
10 | Dien Bien refined manioc powder processing plant | Dien Bien | 1,200 tons/year |
11 | High-voltage and medium-voltage grids | The whole province | 80 km + 300 km |
12 | Low-voltage grids | The whole province | 200 km |
13 | Industrial park southeast of Dien Bien | Dien Bien Phu city | 100 ha |
II | Traffic |
|
|
1 | Upgrading national highway 279 | Tuan Giao - Dien Bien | 76 km |
2 | Chung Chai, Sin Thau - A Pa Chai road | Muong Nhe | 35 km |
3 | Provincial road 126 | Muong Loi provincial town | 20 km |
| Upgrading of provincial road 129 | Tua Chua | 20 km |
5 | Noong Luong - Pa Thom road | Dien Bien | 15 km |
6 | Na Nhan - Muong Phang road | Dien Bien | 20 km |
7 | Valley-crossing routes | Dien Bien | 30 km |
8 | Km 428/Highway 6A - Phinh Sang road | Tuan Giao | 21 km |
9 | Highway 279 - Tenh Phong road | Tuan Giao | 21.5 km |
10 | Km 30/Highway 279 - Huoi Chon - Muong Dang road | Tuan Giao | 19 km |
11 | Muong Bang - Ta Phinh road | Tua Chua | 29 km |
12 | Muong Bang - Muong Dun road | Tua Chua | 17 km |
13 | Cha To - Muong Tung road | Muong Cha | 55 km |
14 | Road west of the valley | Dien Bien | 17 km |
15 | Phinh Giang - Muong Nha road | Dien Bien Dong | 37 km |
16 | National highway 12 (Co Do - Huoi Mi 2) | Muong Cha | 32 km |
17 | Phinh Sang - Khua Tra road | Tuan Giao | 15 km |
18 | Phi Nhu - Chieng So road | Dien Bien Dong | 20.7 km |
19 | Muong Nhun - Tham Mu road | Tuan Giao | 15 km |
20 | Na Hy - Na Bung road | Muong Nhe | 27 km |
21 | Muong Nhe - Nam La road | Muong Nhe | 23.5 km |
22 | Muong Tong - Na Co Sa road | Muong Nhe | 34 km |
23 | Muong Tong - Nam Mi road | Muong Nhe | 17 km |
III | Commerce-Service |
|
|
1 | Provincial town and district town central marketplace systems | The whole province | 18,000 m2 |
2 | Pa Thom cave tourist resort | Dien Bien | 50 ha |
3 | Huoi Puoc bordergate hub | Dien Bien | 40 ha |
4 | A Pa Chai bordergate hub | Muong Nhe | 50 ha |
IV | Irrigation |
|
|
1 | Solidification of grade-I canals: 100 km | Districts | 600 ha |
2 | Solidification of grade-II canals | Districts | 750 ha |
3 | Nam Rom river - diverting embankment | Dien Bien Phu city | 10 km |
4 | Nam Khau Hu reservoir | Dien Bien | 400 ha |
5 | Nam Nua irrigation work | Dien Bien | 150 ha |
6 | Na Huom reservoir | Dien Bien | 220 ha |
7 | Huoi Un water work | Dien Bien | 200 ha |
8 | Nam Khum - Nuong Luan irrigation work | Dien Bien Dong | 120 ha |
9 | Nam Po irrigation work | Muong Nhe | 200 ha |
10 | Nam Nhe irrigation work | Muong Nhe | 300 ha |
11 | Phu Phang irrigation work | Muong Nhe | 250 ha |
12 | Nam Sa irrigation work | Muong Nhe | 120 ha |
13 | Mo Phi irrigation work | Muong Nhe | 100 ha |
14 | Nam Chin reservoir | Muong Cha | 500 ha |
15 | Ban Pha reservoir | Tuan Giao | 150 ha |
16 | Sang Lau irrigation work | Tua Chua | 79 ha |
17 | Sang Nhe irrigation work | Tua Chua | 30 ha |
18 | Nam Ngam reservoir | Dien Bien Dong | 1,000 ha |
19 | Nam Po irrigation work | Muong Nhe | 150 ha of rice |
20 | Huoi Canh reservoir | Dien Bien district | 150 ha of rice |
21 | Can hamlet-Bung Cao irrigation work | Tuan Giao | 600 ha |
22 | Xuan Lao irrigation work | Tuan Giao | 270 ha |
23 | Cang hamlet reservoir | Tuan Giao | 350 ha |
24 | Phu hamlet reservoir | Tuan Giao | 550 ha |
25 | Chain of Quai To reservoir works | Tuan Giao | 270 ha |
26 | Hieu hamlet irrigation work | Tuan Giao | 150 ha |
27 | Huoi Ve reservoir | Dien Bien | 200 ha |
28 | Na Huom reservoir | Dien Bien district | 200 ha of rice |
V | Education-training |
|
|
1 | School for SOS village children | Dien Bien Phu city |
|
2 | Continuing education center | Dien Bien | 2,000 pupils |
3 | Bung Lao-Tuan Giao upper secondary school | Tuan Giao | 1,500 pupils |
4 | Muong Nha - Dien Bien upper secondary school | Dien Bien | 1,500 pupils |
5 | Na Tau - Dien Bien upper secondary school | Dien Bien | 2,000 pupils |
6 | Muong Luan - Dien Bien Dong upper secondary school | Dien Bien Dong | 1,400 pupils |
7 | Upgrading, repair of provincial boarding school for ethnic minority pupils | Dien Bien Phu city | 200 pupils |
8 | Muong Nhe continuing education center | Muong Nhe | 700 pupils |
9 | Muong Nhe district upper secondary school | Muong Nhe | 1,200 pupils |
10 | Muong Mun - Tuan Giao upper secondary school | Tuan Giao | 1,000 pupils |
11 | Dien Bien district upper secondary school (new) | Dien Bien | 1,000 pupils |
12 | Vietnam-Lao friendship hostel | Dien Bien Phu city | 1,000 pupils |
13 | Vocational training centers of districts, provincial towns | The whole province | 500 pupils |
VI | Healthcare |
|
|
1 | Tuberculosis and lung disease hospital | Dien Bien Phu city | 50 patient beds |
2 | Dien Bien district health center | Dien Bien | 50 patient beds |
3 | Building 11 new regional examination clinics | Districts |
|
4 | Upgrading the system of regional examination clinics and commune/ward health stations in equipment) | Districts |
|
5 | Support for preventive medicine (investment | Districts |
|
VII | Socio-cultural affairs |
|
|
1 | Provincial ethnological museum (general museum) | Dien Bien Phu city |
|
2 | SOS village | Dien Bien Phu city | 900 pupils |
3 | Building of commune/ward cultural houses | Districts | 20 communes and wards |
4 | Building of district, township cultural centers | Districts | 4 district townships |
VIII | Radio, television |
|
|
1 | Provincial radio and television broadcasting technical center (phase II) | Dien Bien Phu city | 300 seats |
2 | Construction of Muong Nhe district radio-television station | Muong Nhe | 90 m television tower |
3 | Construction and upgrading of district and town radio and television stations |
|
|
IX | Physical training-sports |
|
|
1 | Construction of physical training and sport center (phase II) | Dien Bien Phu city | 20,000 seats |
2 | Construction of gymnasiums of districts, townships, towns | Districts | 3 districts |
X | State management |
|
|
1 | Muong Nhe district Party and state management office building | Muong Nhe | 130 persons |
2 | Dien Bien district Party and State management office building | Dien Bien | 130 persons |
3 | Muong Lay provincial town Party and State management office building | Muong Lay provincial town | 130 persons |
4 | Upgrading of commune working offices | The entire province | 70 working offices |
5 | Working office of the provincial Industry Service | Dien Bien Phu city |
|
XI | Public service-urban infrastructure |
|
|
1 | Garbage treatment plant (phase I) | Dien Bien Phu city | 90 tons/day |
2 | Wastewater treatment system | Dien Bien Phu city | 6,000 m3/day |
3 | Dien Bien Phu water plant (phase II) | Dien Bien Phu city | 8,000 m3/day |
4 | Dien Bien Dong water plant | Dien Bien Dong | 1,000m3/day |
5 | Muong Nhe water plant | Muong Nhe | 1,000 m3/day |
6 | Muong Cha water plant | Muong Cha | 1,000 m3/day |
7 | Dien Bien district town thoroughfares | Dien Bien district town | 24.2 km |
8 | Tua Chua district town thoroughfares | Tua Chua district town | 5 km |
9 | Tuan Giao district town thoroughfares | Tuan Giao district town | 5 km |
10 | Asphaltation of Dien Bien Phu citys thoroughfares | D.B.Phu city | 10 km |
11 | Thoroughfares of MT, TT and TB wards | Dien Bien Phu city | 29 km |
12 | Noong Bua urban center infrastructure | Dien Bien Phu city | 666 households |
13 | Nam Rom riverside park | Dien Bien Phu city | 27 ha |
14 | Urban garbage treatment zones | District centers |
|
XII | Defense, security |
|
|
1 | Rear Base Zone Command | The entire province |
|
2 | Combat Base Zone Command | The entire province |
|
3 | The system of border patrol roads | The entire province | 400 km |
4 | Borderbound roads | The entire province | 150 km |
5 | The mobile police battalion training center | Dien Bien | 200 trainees |
* Note: The locations, sizes, land areas, total investment and investment capital sources of the above-mentioned projects will be calculated, selected and specifically determined in the period of investment project formulation and submission for approval, depending on the demand and capability to balance and mobilize resources of each period.-
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây