Quyết định 222/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

thuộc tính Quyết định 222/QĐ-TTg

Quyết định 222/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:222/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:22/02/2012
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đến 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 22/02/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2030.
Mục tiêu đến năm 2030, Hà Nội là Thủ đô - đầu não chính trị - hành chính quốc gia; giàu, đẹp, xanh, văn minh, văn hiến, thanh lịch, hiện đại, dân tộc, tiêu biểu cho cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục - đào tạo, y tế, du lịch, thể thao và giao dịch quốc tế của cả nước; đi đầu trong nhiều lĩnh vực - là đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước; người dân có điều kiện sống tốt.
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm vào khoảng 12 - 13% đến năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2030 vào khoảng 9,5 - 10%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 7.100  - 7.500 USD vào năm 2020 và 16.000 - 17.000 USD vào năm 2030.
Quy mô dân số năm 2030 khoảng 9,2 triệu người; cơ cấu dân số hợp lý, chất lượng cao; chỉ số phát triển con người (HDI) đạt khoảng 0,86 - 0,90; tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị dưới 4%; hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, liên hoàn, hợp lý, hiện đại; vận tải hành khách công cộng đa dạng, hiện đại, văn minh, tiện lợi và an toàn, đạt tỷ lệ 50 - 55%...
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Xem chi tiết Quyết định222/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-----------------
Số: 222/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 22 tháng 02 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 2000;
Căn cứ Nghị định số 92/2005/NĐ-CP ngày 12 tháng 07 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau:
I. VỊ THẾ, CHỨC NĂNG
1. Thủ đô Hà Nội - trái tim của cả nước, đầu não chính trị - hành chính quốc gia, nơi đặt trụ sở, cơ quan Trung ương của Đảng, Nhà nước, các đoàn thể; cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại quan trọng nhất của đất nước.
2. Trung tâm văn hóa lớn của cả nước và bản sắc trong khu vực; hội tụ tinh hoa văn hóa ngàn năm văn hiến, hiện đại của Thủ đô và tiêu biểu của cả nước; khởi phát, sáng tạo, phát triển nền văn hóa tiên tiến, hiện đại, đa dạng và đặc trưng của Thủ đô, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
3. Trung tâm khoa học, giáo dục, đào tạo, y tế lớn của cả nước và có uy tín trong khu vực; đi đầu trong nghiên cứu, sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học và công nghệ trên phạm vi cả nước; có nền giáo dục, đào tạo và y tế tiên tiến, hiện đại; là địa bàn tập trung nhiều cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nơi tạo dựng, bồi dưỡng và phát triển nhân tài cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô và cả nước.
4. Trung tâm kinh tế, tài chính lớn; đóng góp quan trọng vào tăng cường kinh tế cả nước, là động lực phát triển cho vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng Sông Hồng; đi đầu trong xây dựng, phát triển kinh tế tri thức với các ngành kinh tế tiên tiến, hiện đại, năng suất cao, hiệu quả lớn; phát triển kinh tế Hà Nội có tác dụng đi đầu, hỗ trợ các tỉnh trong vùng cùng phát triển.
5. Trung tâm giao dịch quốc tế chính của cả nước và có uy tín trong khu vực; là thành phố quốc tế, nơi đặt trụ sở các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia; nơi tổ chức các sự kiện quốc tế lớn và hoạt động đối ngoại quan trọng nhất của đất nước.
II. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Phát triển nhanh, hài hòa, bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình xây dựng, phát triển Hà Nội; đặt con người vào vị trí trung tâm phát triển; kết hợp hài hòa các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo trật tự, văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội.
2. Xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội là trọng điểm trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân; phát huy đồng bộ sức mạnh tổng hợp của Thủ đô Hà Nội, của cả nước và hợp tác quốc tế trong quá trình phát triển; khai khác nguồn lực trong nước là quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng.
3. Phát triển kinh tế - xã hội được gắn kết chặt chẽ trong mối quan hệ hữu cơ với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước, quy hoạch phát triển các vùng và hội nhập kinh tế quốc tế.
4. Quán triệt phương châm: phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội là nhiệm vụ then chốt; quản lý đô thị là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng; xác định đúng trọng tâm, các khâu đột phá, có những giải pháp năng động, sáng tạo và hiệu quả; phải có bước đi thích hợp trong từng giai đoạn để kết hợp hài hòa giải quyết các vấn đề cấp bách với kiên trì thực hiện các mục tiêu dài hạn.
5. Gắn kết phát triển kinh tế, xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, với tiến trình mở rộng, tăng cường hợp tác, liên kết và hội nhập quốc tế.
III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Mục tiêu dài hạn - tầm nhìn đến năm 2050
Hà Nội là Thủ đô và là đô thị đặc biệt, văn hiến, văn minh, thanh lịch, đẹp, giàu bản sắc dân tộc và hiện đại, tiêu biểu cho cả nước, xứng đáng là trái tim của cả nước, đầu não, chính trị - hành chính quốc gia của một nước phát triển với khoảng 110 - 115 triệu dân; người dân có mức sống cao về vật chất và tinh thần, có tính cách thân thiện, hữu nghị và mến khách; các khu trung tâm chính trị, trung tâm hành chính quốc gia, khu ngoại giao đoàn và tổ chức quốc tế, trung tâm quốc tế, khách sạn cao cấp, hệ thống thông tin quốc tế… được xây dựng theo quy hoạch, điều kiện làm việc tốt, được bảo vệ an toàn tuyệt đối.
Trung tâm văn hóa lớn, nơi hội tụ các giá trị văn hóa truyền thống, hiện đại, giàu bản sắc Hà Nội và Việt Nam; trung tâm sáng tạo văn học - nghệ thuật lớn, tiêu biểu của cả nước; trung tâm văn hóa đặc sắc, hấp dẫn của khu vực; hệ thống thiết chế văn hóa - thể thao tầm cỡ quốc gia và quốc tế.
Trung tâm sáng tạo hàng đầu của cả nước với nhiều lĩnh vực đạt trình độ quốc tế: văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; khoa học - công nghệ tiên tiến, hiệu quả cao; giáo dục, đào tạo tiên tiến, hiện đại; y tế chuyên sâu chất lượng cao hàng đầu cả nước và có uy tín trong khu vực.
Trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ, thương mại và du lịch lớn nhất ở phía Bắc, thứ hai của cả nước và có vị trí cao trong khu vực; kinh tế tri thức phát triển với cơ cấu hiện đại, năng động và hiệu quả; môi trường đầu tư và kinh doanh tốt, đạt chuẩn quốc tế; về cơ bản không còn khoảng cách giữa đô thị và nông thôn.
Hệ thống kết cấu hạ tầng đa dạng, hiện đại, đồng bộ liên hoàn kết nối thông suốt trong thành phố và với tất cả các địa phương trong nước và quốc tế.
Xã hội dân chủ, công bằng, kỷ cương, văn minh; Hà Nội đi đầu về phát triển xã hội, thực hiện an sinh xã hội.
Là trung tâm giao dịch quốc tế chính của cả nước và giao dịch quốc tế quan trọng trong khu vực; thành phố quốc tế, nơi tập trung các cơ quan ngoại giao, quốc tế, văn phòng đại diện các tập đoàn xuyên quốc gia, điểm đến hấp dẫn, an toàn trong khu vực và trên thế giới.
Thành phố xanh, không gian mặt nước phong phú với hệ sinh thái bền vững, sạch, đẹp, môi trường được bảo vệ tốt.
Là khu vực phòng thủ vững mạnh, an ninh chính trị, được đảm bảo; “Thành phố Hòa Bình”, trật tự an toàn xã hội tốt.
2. Mục tiêu đến năm 2030
a) Mục tiêu tổng quát
Đến năm 2030, Hà Nội là Thủ đô - đầu não chính trị - hành chính quốc gia; giàu, đẹp, xanh, văn minh, văn hiến, thanh lịch, hiện đại, dân tộc, tiêu biểu cho cả nước; trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục - đào tạo, y tế, du lịch, thể thao và giao dịch quốc tế của cả nước; đi đầu trong nhiều lĩnh vực - là đầu tàu lôi kéo sự phát triển chung của cả nước, người dân có điều kiện sống tốt (thu nhập cao hơn mức trung bình của cả nước, được hưởng các dịch vụ chất lượng cao, môi trường làm việc và đầu tư đạt tiêu chuẩn quốc tế, thân thiện, an toàn).
b) Mục tiêu cụ thể
- Về kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân hàng năm 12,0 - 13% thời kỳ 2011 - 2020 và 9,5 - 10,0% thời kỳ 2021 - 2030. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) bình quân đầu người năm 2020 đạt khoảng 7.100 - 7.500 USD, năm 2030 đạt 16.000 - 17.000 USD (theo giá thực tế).
Cơ cấu lao động đến năm 2020: dịch vụ 54 - 55%; công nghiệp - xây dựng 30 - 31%; nông nghiệp 14 - 16%; năm 2030 tương ứng là: 59 - 60%; 34 - 35% và 5 - 6%.
- Về kết cấu hạ tầng:
Hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, liên hoàn, hợp lý, hiện đại; vận tải hành khách công cộng đa dạng, hiện đại, văn minh, tiện lợi và an toàn, đạt tỷ lệ 50 - 55% vào năm 2030.
Kết cấu hạ tầng thông tin tiện lợi, đa dạng, đồng bộ, tiên tiến và hiện đại được ngầm hóa.
Hệ thống cung cấp điện, cấp nước hiện đại, đồng bộ đáp ứng đầy đủ và an toàn nhu cầu về điện, nước cho phát triển kinh tế và phục vụ đời sống của nhân dân; hệ thống thủy lợi, thoát nước đồng bộ, cơ bản không còn tình trạng ngập úng kéo dài.
Có đủ các công trình văn hóa, nghệ thuật, cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục - thể thao và nhà ở cho người dân.
Đảm bảo có được không gian xanh với hệ thống vườn hoa, công viên, công trình văn hóa - nghệ thuật, các vành đai xanh và hồ nước đẹp phân bố hợp lý trên các địa bàn.
Cơ sở hạ tầng bưu chính - viễn thông, thông tin và truyền thông hiện đại, đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.
Có hệ thống công trình ngầm được quy hoạch và xây dựng đáp ứng yêu cầu phát triển của một thành phố hiện đại.
- Về văn hóa - xã hội:
Là trung tâm văn hóa lớn, tiêu biểu của cả nước và đặc sắc trong khu vực; có các công trình văn hóa lớn, ấn tượng, dân tộc và hiện đại, tiêu biểu cho Thủ đô Hà Nội và nước Việt Nam.
Hệ thống di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và tinh hoa văn hóa truyền thống của Hà Nội được bảo tồn, phát triển và phát huy có hiệu quả; có nền văn hóa đặc trưng của Hà Nội, đa dạng, tiên tiến, hiện đại, góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Người Hà Nội thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, tiêu biểu cho trí tuệ và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, có nếp sống văn minh, lối sống lành mạnh và mức thụ hưởng văn hóa phong phú ngày càng cao; xã hội văn minh, an toàn, gắn kết các tầng lớp xã hội, dân tộc, tôn giáo; giảm khoảng cách chênh lệch về điều kiện sống giữa nông thôn và thành thị, về cơ bản không có người nghèo tuyệt đối và giảm thiểu tình trạng thất nghiệp.
Quy mô dân số năm 2020 khoảng 7,9 - 8,0 triệu người, năm 2030 khoảng 9,2 triệu người; cơ cấu dân số hợp lý, chất lượng cao; chỉ số phát triển con người (HDI) đạt khoảng 0,86 - 0,90; tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị năm 2020 dưới 5%, năm 2030 dưới 4%.
- Về khoa học và công nghệ:
Là trung tâm sáng tạo quốc gia, trung tâm phát triển công nghệ cao với tiềm lực khoa học và công nghệ và năng lực nghiên cứu, phát minh, sáng chế, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và có uy tín trong khu vực; phấn đấu đến năm 2050, Hà Nội là một trong những trung tâm nghiên cứu hàng đầu về một số lĩnh vực khoa học cơ bản ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á (toán học, vật lý, y học…).
- Về y tế, giáo dục và đào tạo:
Có hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển toàn diện, chuẩn hóa, tiên tiến và hiện đại; tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2020 đạt 70 - 75% và năm 2030 khoảng 85 - 90%.
Mọi người dân được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể lực và tinh thần.
Có hệ thống y tế tiên tiến, hiện đại, trình độ ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực tiếp cận các nước tiên tiến trên thế giới; đảm bảo 100% người dân được chăm sóc sức khỏe, tuổi thọ trung bình khoảng 80 tuổi.
- Về thể dục - thể thao:
Thể dục thể thao quần chúng phát triển rộng khắp; thể thao thành tích cao được quan tâm phát triển, đóng góp lớn cho các đội tuyển thể thao quốc gia.
Có các khu liên hợp thể thao hiện đại, các trung tâm thể thao và các cơ sở thể dục thể thao quốc gia đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
- Về quản lý đất đai, tài nguyên và bảo vệ môi trường:
Có hệ thống quản lý đất đai, tài nguyên hiện đại, hiệu lực và hiệu quả cao.
Nền kinh tế và lối sống của người dân thân thiện với môi trường sinh thái. Có hệ thống thu gom, xử lý chất thải, nhất là chất thải bệnh viện và các loại chất thải nguy hại khác hoàn chỉnh và hiện đại; ô nhiễm không khí được duy trì ở dưới mức cho phép.
Đảm bảo diện tích cây xanh bình quân đầu người đạt khoảng 10 - 12 km2 kể từ năm 2020 trở về sau.
- Về quốc phòng, an ninh:
Hệ thống chính trị, bộ máy chính quyền đáp ứng tốt yêu cầu phát triển mới của Thủ đô. Nền quốc phòng toàn dân được xây dựng và củng cố vững mạnh; lực lượng vũ trang và công an nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; Thủ đô Hà Nội là khu vực phòng thủ vững mạnh, đủ sức đánh thắng kẻ thù trong mọi tình huống.
Bảo đảm vững chắc an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh xã hội, an ninh tư tưởng, an ninh văn hóa, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm tuyệt đối an toàn cho hoạt động của các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế, các ngày lễ lớn, sự kiện trọng đại và toàn thể nhân dân.
Thủ đô Hà Nội là “Thành phố Hòa Bình”, hữu nghị và thân thiện.
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC
1. Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại, có khả năng hội nhập cao, năng động và thích ứng với phát triển nền kinh tế tri thức.
Cải tiến cơ cấu kinh tế theo hướng: ưu tiên phát triển các ngành có hàm lượng chất xám cao, giá trị gia tăng lớn, có ý nghĩa thúc đẩy quá trình hình thành và phát triển kinh tế tri thức, các ngành phân phối, dịch vụ chất lượng cao. Cụ thể:
a) Phát triển mạnh các ngành dịch vụ trình độ và chất lượng cao
Đẩy nhanh tốc độ phát triển khu vực dịch vụ theo hướng hiện đại, ưu tiên phát triển các ngành, sản phẩm dịch vụ trình độ, chất lượng cao và có giá trị gia tăng lớn; xây dựng, phát triển Hà Nội trở thành trung tâm dịch vụ, du lịch có đẳng cấp trong khu vực; tốc độ tăng trưởng của khu vực dịch vụ cao hơn các khu vực sản xuất và cao hơn tốc độ tăng tổng sản phẩm nội địa của thành phố; tham gia có hiệu quả vào mạng phân phối toàn cầu và mạng phân phối quốc gia.
Tập trung phát triển và nâng cao trình độ, chất lượng các ngành dịch vụ có hàm lượng tri thức và công nghệ cao, giá trị gia tăng lớn: tài chính - ngân hàng - chứng khoán, bảo hiểm, tư vấn, thiết kế, dịch vụ quan hệ quốc tế, thông tin - truyền thông - viễn thông, đào tạo nhân lực, y tế chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học và công nghệ, văn hóa - nghệ thuật, vui chơi - giải trí, pháp lý và sở hữu trí tuệ, du lịch quốc tế, hàng không, dịch vụ lôgistic, dịch vụ môi trường… Tỷ trọng giá trị các sản phẩm tư vấn, dịch vụ khoa học - công nghệ, thiết kế công nghiệp, kiến trúc, xây dựng, mỹ thuật, quảng cáo và dịch vụ văn hóa cao cấp chiếm khoảng 15 - 20% tổng số các ngành dịch vụ.
Phát triển Hà Nội thành trung tâm thị trường hàng hóa bán buôn, bán lẻ, xuất - nhập khẩu, trung tâm hành chính - ngân hàng đầu tư ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước; xây dựng các khu trung tâm tài chính - ngân hàng, các khu trung tâm mua sắm, đại siêu thị hỗn hợp dịch vụ, vui chơi giải trí lớn, hiện đại, phân bố hợp lý trên địa bàn.
Ưu tiên phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng đa dạng, nhanh, tiện lợi, an toàn và văn minh; đẩy mạnh phát triển dịch vụ công, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, dịch vụ việc làm và an sinh xã hội.
Phấn đấu giá trị gia tăng khu vực dịch vụ tăng bình quân khoảng 11,0 - 13,5%/năm giai đoạn 2011 - 2020 và 9,5 - 10,5%/năm giai đoạn 2011 - 2030.
b) Phát triển công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh và thân thiện môi trường.
Xây dựng, phát triển công nghiệp hiện đại, có sức cạnh tranh cao, giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường; phát triển công nghiệp có chọn lọc, đột phá vào những ngành, sản phẩm sử dụng công nghệ hiện đại, kỹ thuật tiên tiến, có hàm lượng chất xám cao (các sản phẩm công nghệ cao chiếm 60 - 70% tổng giá trị sản xuất công nghiệp) làm cơ sở phát triển kinh tế tri thức; xây dựng Hà Nội trở thành Trung tâm công nghệ thông tin của cả nước; tăng hàm lượng khoa học, công nghệ và tỷ trọng giá trị nội địa của sản phẩm công nghiệp; phát triển mạnh các ngành, các sản phẩm công nghiệp vượt trội có lợi thế cạnh tranh, tác dụng dẫn đường thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức, tham gia có hiệu quả vào các chuỗi giá trị gia tăng và mạng phân phối toàn cầu. Trong giai đoạn đầu, ưu tiên phát triển một số sản phẩm chủ lực thuộc các ngành: công nghệ thông tin, cơ khí chính xác, điện tử, tự động hóa và thiết bị kỹ thuật điện, công nghệ sinh học, dược phẩm, mỹ phẩm cao cấp, chế biến nông - lâm - thủy sản, sản xuất và sử dụng vật liệu mới.
Ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, suất tiêu hao năng lượng thấp, sử dụng năng lượng sạch; nhanh chóng nắm bắt và phát triển các công nghệ nguồn.
Xây dựng, phát triển các khu, cụm, điểm công nghiệp theo quy hoạch; phối hợp với các cơ quan
Trung ương hoàn thành xây dựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Khu công nghệ cao sinh học, Khu công viên công nghệ thông tin Hà Nội trước năm 2020; tạo sự liên kết giữa các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội và các địa phương khác từ khâu nghiên cứu, thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm để hình thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn và hiệu quả cao; có kế hoạch chuyển hướng hoạt động và di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm ra khỏi khu vực nội thành và các khu dân cư.
Xây dựng, phát huy lợi thế và nâng cao sức cạnh tranh, thương hiệu của các làng nghề truyền thống gắn với bảo tồn, phát triển văn hóa, du lịch và bảo vệ môi trường.
Phát triển, hiện đại hóa ngành xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, đáp ứng yêu cầu xây dựng Thủ đô, xây dựng ở trong nước và đấu thầu quốc tế.
Phấn đấu giá trị gia tăng khu vực công nghiệp - xây dựng tăng bình quân khoảng 11,5 - 13,0%/năm giai đoạn 2011 - 2020 và 9,0 - 10,0%/năm giai đoạn 2011 - 2030.
c) Phát triển nông nghiệp và nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại, hiệu quả, bền vững
Phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp đô thị, sinh thái trên cơ sở hình thành những khu nông nghiệp công nghệ cao gắn với bảo tồn, phát triển văn hóa, du lịch và xây dựng nông thôn mới; từng bước hiện đại hóa nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị cao; nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, tăng hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất lao động nông nghiệp.
Quy hoạch ổn định các vùng sản xuất nông nghiệp, xác định các vành đai xanh, các tuyến nông nghiệp sinh thái và các khu nông nghiệp công nghệ cao.
Ưu tiên xây dựng, phát triển vành đai xanh, rau, hoa quả, cây cảnh để phục vụ đời sống và bảo vệ môi trường; tập trung phát triển các sản phẩm chăn nuôi có giá trị cao; chú trọng phát triển công nghệ bảo quản, chế biến sau thu hoạch gắn kết với hệ thống phân phối và tiêu thụ nông sản.
Hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu, thực nghiệm, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ nông nghiệp; xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm cấp quốc gia về nghiên cứu và sản xuất một số giống cây trồng, vật nuôi chất lượng cao; phát triển toàn diện dịch vụ nông nghiệp; mở rộng và nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, khuyến lâm; khuyến khích triển khai các mô hình tổ chức sản xuất tiên tiến, hiệu quả như trang trại, gia trại.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn theo hướng đa dạng hóa, gắn kết hài hòa với giữ gìn bản sắc văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái; xây dựng, nâng cấp, từng bước hiện đại hóa, đồng bộ hóa hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội ở khu vực nông thôn, rút ngắn chênh lệch về trình độ phát triển và sự khác biệt về điều kiện sống của người dân khu vực nông thôn và thành thị.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp để không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nông dân;
Xây dựng và triển khai thực hiện các mô hình xây dựng nông thôn mới theo hướng văn minh và phát triển bền vững, kết hợp hài hòa các yếu tố văn hóa, các yếu tố kinh tế, các yếu tố xã hội và bảo vệ môi trường.
Giá trị gia tăng khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân khoảng 1,5 - 2,0%/năm giai đoạn 2011 - 2020 và 1,0 - 1,5%/năm giai đoạn 2011 - 2030.
Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 70% và năm 2030 có 100% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo tiêu chí quốc gia.
2. Hoàn thành về cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ và hiện đại.
Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đi trước một bước so với yêu cầu xây dựng, phát triển Thủ đô. Hoàn thiện việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn kết với thiết kế và xây dựng các công trình với kiến trúc tiêu biểu.
Phát triển hệ thống đường giao thông kết nối nhanh lan tỏa từ trung tâm ra các vùng ngoại vi; hoàn thành xây dựng các tuyến đường quốc lộ, đường cao tốc, đường xuyên tâm, đường vành đai nối Hà Nội với các tỉnh và kết nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh; hiện đại hóa các tuyến đường trục giao thông chính của thành phố.
Xây dựng hệ thống đường xe điện ngầm, đường sắt đô thị (bao gồm các tuyến đường sắt trên cao và đường sắt quốc gia); xây dựng, hiện đại hóa hệ thống quản lý giao thông và mạng lưới giao thông tĩnh (các bến xe, bãi đỗ xe…); tiếp tục xây dựng thêm các cầu và đường ngầm qua sông Hồng với kiến trúc hiện đại, đặc trưng cho Hà Nội; mở rộng, nâng cấp sân bay quốc tế Nội Bài.
Xây dựng hệ thống các công trình ngầm: giao thông, bãi đỗ xe, kho tàng, cơ sở thương mại - dịch vụ, tunel kỹ thuật phục vụ mạng lưới cáp chuyển tải điện, thông tin… Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng ở ngoại thành để di dãn các cơ sở công nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học và bệnh viện ra khỏi khu vực nội thành.
Hiện đại hóa hệ thống truyền tải điện, cơ sở hạ tầng thông tin - truyền thông, bưu chính - viễn thông, phát thanh, truyền hình… đạt tiêu chuẩn quốc tế; hoàn thành xây dựng hệ thống thiết chế thông tin cơ sở theo hướng hiện đại.
Xây dựng tuyến phố hai bên đường đồng bộ với xây dựng hạ tầng kỹ thuật, tuyến đường, bảo đảm đường phố văn minh, có kiến trúc, cảnh quan hiện đại.
Quy hoạch và xây dựng hệ thống các tượng đài, quảng trường, các cửa ô, các nút cắt giao thông lớn với kiến trúc dân tộc và gây ấn tượng mạnh, góp phần tạo dựng biểu tượng Thủ đô; xây dựng hệ thống công viên; vườn hoa, hồ nước… tại đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và các vành đai xanh; nghiên cứu, xây dựng hệ thống đê, kè kết hợp chức năng giao thông, hài hòa với cảnh quan, môi trường.
Tăng cường năng lực cung cấp nước sạch và hệ thống xử lý nước thải; củng cố, hoàn thiện hệ thống thủy lợi; xây dựng, phát triển hệ thống phòng cháy - chữa cháy hiện đại.
Đẩy mạnh xây dựng và phát triển nhà ở, chú trọng xây dựng nhà ở tái định cư, nhà ở xã hội, nhà ở công nhân các khu công nghiệp và ký túc xá sinh viên.
Xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực nông thôn đồng bộ, liên kết với hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị khu vực nội thành (đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh) và các tỉnh.
3. Hình thành không gian đô thị hợp lý
Phát triển bền vững không gian đô thị theo hướng kết hợp hài hòa “cảnh quan thiên nhiên - kinh tế - xã hội - văn hóa - an ninh, quốc phòng”.
Xây dựng, phát triển chùm đô thị Hà Nội gồm: đô thị trung tâm hạt nhân đa hệ, đa tầng, đa chức năng; mạng lưới các đô thị vệ tinh chuyên năng công nghệ cao, khoa học - công nghệ, giáo dục - đào tạo (Hòa Lạc, Xuân Mai), du lịch - văn hóa - nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí (Sơn Tây), công nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao và dịch vụ chất lượng cao (Sóc Sơn), công nghiệp (Phú Xuyên - Phú Minh); các đô thị lẻ là trung tâm hành chính khu vực (các huyện, tiểu vùng) và trung tâm hội tụ các cơ sở đào tạo, y tế; các đô thị sinh thái gắn với các vành đai nông nghiệp sinh thái công nghệ cao và phát triển du lịch; kết hợp hài hòa giữa đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh với các vùng đệm sinh thái, môi trường xanh, sạch và bền vững. Trước mắt, tập trung xây dựng một số đô thị vệ tinh đồng bộ, hiện đại, tiết kiệm đất, giữ được bản sắc kiến trúc dân tộc; từng bước cải tạo, hiện đại hóa khu vực nội thành cũ.
Quy hoạch phân bố dân cư theo lãnh thổ gắn với đô thị hóa phù hợp với các hoạt động kinh tế, văn hóa, lối sống đô thị và tiện lợi cho cuộc sống của người dân; tỷ lệ đô thị hóa năm 2020 khoảng 58 - 60%, năm 2030 khoảng 65 - 68%.
Hình thành và phát triển các hệ không gian chức năng: trung tâm bảo tồn (khu vực quanh Hồ Gươm, phố cổ, phố cũ); trung tâm chính trị - hành chính quốc gia và Hà Nội; trung tâm tài chính - ngân hàng; các cụm trung tâm đào tạo trình độ cao (trường đại học, cao đẳng); trung tâm sáng tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ cao; các cụm bệnh viện - trung tâm y tế chất lượng cao; các trung tâm văn hóa - giải trí - ẩm thực, thể dục - thể thao cao cấp; các trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng; các khu công nghiệp tập trung; các trung tâm dịch vụ - thương mại cao cấp; các nút đầu mối giao thông; hệ thống các trung tâm kho vận và phân phối hàng hóa; các trung tâm, không gian văn hóa truyền thống và đương đại đặc trưng cho Thủ đô và tiêu biểu của cả nước; phát triển sông Hồng làm trục không gian trung tâm kết nối hai bờ sông, trục Bắc - Nam.
Hình thành và phát triển hệ thống các không gian sinh thái, cảnh quan: vành đai xanh, vành đai nông nghiệp sinh thái, mạng lưới sông, hồ, mặt nước, hành lang - trục du lịch sinh thái phía Tây (Sơn Tây - Hòa Lạc - Chương Mỹ), khu bảo tồn thiên nhiên Ba Vì, vùng đệm và mạng lưới vườn hoa, công viên, cây xanh trên địa bàn Thủ đô…
Quy hoạch phát triển không gian khu vực nông thôn gắn với hệ sinh thái nông nghiệp trên từng địa bàn theo hướng đô thị hóa, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống hài hòa với cảnh quan thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
4. Phát triển và phát huy các giá trị văn hóa
Bảo tồn, phát triển và phát huy có hiệu quả những giá trị văn hóa truyền thống và không gian văn hóa đa dạng, hấp dẫn của Thủ đô và vùng Hà Nội. Xây dựng nếp sống văn minh, thanh lịch, tác phong công nghiệp hiện đại dựa trên nền tảng tinh thần yêu nước; hình thành văn hóa lãnh đạo, văn hóa kinh doanh, văn hóa giao tiếp đặc trưng của Thủ đô Hà Nội.
Phát triển toàn diện, đồng bộ các lĩnh vực và chuyên ngành văn hóa, nghệ thuật trên cơ sở kế thừa, phát huy những bản sắc văn hóa truyền thống tiêu biểu của Thăng Long - Hà Nội; đầu tư có trọng điểm, xây dựng, phát triển một số loại hình nghệ thuật cổ điển và đương đại của thế giới phù hợp với Hà Nội và điều kiện Việt Nam.
Đầu tư xây dựng, tôn tạo, quản lý các công trình văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia trên địa bàn; bảo tồn, kế thừa và phát huy giá trị các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể; phát triển mạnh hệ thống thông tin đại chúng; hoàn thiện hệ thống thiết chế văn hóa các cấp.
Phát triển hệ thống các trung tâm sáng tạo, đào tạo và hoạt động văn hóa, nghệ thuật lớn hàng đầu của cả nước và đặc sắc trong khu vực; xây dựng các công trình văn hóa, kiến trúc kết hợp hài hòa dân tộc và hiện đại, tạo cảnh quan đô thị đặc sắc, gây ấn tượng mạnh tiêu biểu cho Thủ đô và cả nước trong lịch sử và của thế kỷ XXI.
Tăng cường và mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực văn hóa với Thủ đô các nước và với thế giới; chủ động tiếp thu những tinh hoa văn hóa và hội nhập có chọn lọc vào những xu hướng, trào lưu văn hóa tiến bộ của thế giới.
5. Phát triển giáo dục đào tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao
Phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo theo hướng chuẩn hóa, tiên tiến và hiện đại; xây dựng một số trường phổ thông chất lượng cao; đẩy mạnh dạy, học song ngữ trong các trường học đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế; hiện đại hóa các trường năng khiếu để tạo nguồn hình thành và phát triển nhân tài cho tương lai.
Tập trung phát triển mạnh nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng, phát triển Hà Nội trở thành trung tâm đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng hàng đầu của cả nước và có uy tín quốc tế; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 70 - 75% năm 2020 và khoảng 85 -90% năm 2030.
Hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để tập trung xây dựng một số trường đại học xuất sắc và trường đại học trọng điểm trên địa bàn; tập trung đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực: lãnh đạo - quản lý, quản trị doanh nghiệp, tư vấn, thiết kế, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, đào tạo đại học, y học, văn hóa - nghệ thuật, thể thao thành tích cao và công nhân kỹ thuật bậc cao; có chính sách ưu tiên đào tạo nhân lực lãnh đạo, quản lý và khoa học - công nghệ trình độ cao ở nước ngoài; tăng nhanh quy mô và đa dạng hóa ngành nghề đào tạo nguồn nhân lực nông thôn đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp sinh thái công nghệ cao và chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Xây dựng các cụm trung tâm đào tạo ở ngoại thành để giảm tải cho khu vực nội thành; quy hoạch xây dựng các làng sinh viên có cơ sở vật chất đồng bộ, văn minh, hiện đại; xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách trọng dụng và thu hút nhân tài; đẩy mạnh xã hội hóa phát triển giáo dục, đào tạo.
6. Về y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân
Phát triển hệ thống y tế theo hướng tiên tiến, hiện đại, đồng thời chú trọng y học cổ truyền dân tộc; nâng cao trình độ ngang bằng với các nước tiên tiến trong khu vực, một số lĩnh vực tiếp cận các nước tiên tiến trên thế giới; Hà Nội là trung tâm y học, dược học hiện đại chất lượng cao, trung tâm dịch vụ y tế quốc tế có uy tín ở khu vực Đông Nam Á.
Quy hoạch mạng lưới bệnh viện hợp lý, xây dựng các cụm trung tâm bệnh viện mới, chất lượng cao ở khu vực ngoại thành; tăng cường và hoàn thiện Trung tâm y tế chuyên sâu Hà Nội; xây dựng một số bệnh viện đa khoa và chuyên khoa hiện đại, trình độ cao đạt đẳng cấp quốc tế; xây dựng trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ gen, di truyền của cả nước; phát triển mạng lưới y tế dự phòng hiện đại với sự tham gia tự giác, rộng rãi của người dân; nâng cấp và hiện đại hóa y tế tuyến cơ sở; tăng cường phát triển y tế cộng đồng và y tế gia đình; tổ chức cung cấp dịch vụ y tế công bằng, hiệu quả, từng bước giảm chênh lệch về chất lượng dịch vụ y tế giữa khu vực nội thành và các huyện ngoại thành.
7. Phát triển thể dục, thể thao
Xây dựng các khu liên hợp thể thao hiện đại, các trung tâm thể thao và các cơ sở thể dục thể thao quốc gia đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; đào tạo vận động viên và trọng tài cho quốc gia; tập trung xây dựng một số bộ môn thể thao thành tích cao tiêu biểu cho hoạt động thể dục thể thao của Hà Nội và cả nước, đạt trình độ tiên tiến trong khu vực; phát triển mạnh thể dục - thể thao quần chúng.
8. Phát triển khoa học và công nghệ tạo tiền đề phát triển nhanh và chất lượng
Xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ để Hà Nội trở thành trung tâm sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và có vị trí cao trong khu vực về phát minh, sáng chế và ứng dụng khoa học và công nghệ.
Hiện đại hóa các cơ sở nghiên cứu khoa học cấp quốc gia trên địa bàn; xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học và trung tâm đánh giá chất lượng quốc gia của cả nước; đầu tư xây dựng một số cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm trọng điểm đầu ngành đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế; phát triển mạng lưới các cơ sở nghiên cứu và triển khai, hình thành các vườn ươm, khu sinh dưỡng công nghệ.
Ưu tiên phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực: công nghệ thông tin, điện tử, cơ khí chính xác, tự động hóa, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới và công nghệ nanô, công nghệ văn hóa, công nghệ môi trường…
Đẩy mạnh chuyển giao, ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh và hoạt động quản lý; tăng cường hoạt động nghiên cứu và triển khai trong khu vực doanh nghiệp, nhất là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty lớn; tạo lập và phát triển nhanh thị trường dịch vụ khoa học, công nghệ; phát triển hệ thống các trung tâm thông tin, môi giới, chuyển giao công nghệ, các trung tâm hỗ trợ sở hữu công nghiệp.
9. Đảm bảo việc làm và an sinh xã hội
Giải quyết việc làm, ưu tiên tạo việc làm mới có chất lượng, năng suất và hiệu quả cao; phấn đấu trong tổng số lao động làm việc, có 30% lao động làm việc trong các lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ trình độ, chất lượng cao; 10% lao động trong các lĩnh vực sáng tạo như khoa học và công nghệ, thiết kế, tư vấn, sáng tác văn học - nghệ thuật… Trung bình hàng năm giải quyết việc làm cho khoảng 140.000 - 150.000 lượt người thời kỳ 2011 - 2020 và khoảng 120.000 - 130.000 lượt người thời kỳ 2021 - 2030; giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị và tăng hệ số toàn dụng lao động ở khu vực nông thôn; tỷ lệ thất nghiệp khu vực đô thị ở mức 4,0 - 4,5% năm 2020 và ở mức 3,0 - 3,5% năm 2030.
Nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân; từng bước rút ngắn khoảng cách về điều kiện sống giữa khu vực nội thành và các huyện ngoại thành; khuyến khích người dân làm giàu theo pháp luật.
Xây dựng hệ thống an sinh xã hội hiệu quả, đa dạng, ngày càng mở rộng phù hợp với tiềm năng, đặc điểm, yêu cầu và trình độ phát triển của Hà Nội; tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình giảm nghèo và hỗ trợ các đối tượng yếu thế trong xã hội; phát triển mạnh và đa dạng hóa hệ thống bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế toàn dân; thực hiện tốt chính sách bình đẳng giới, chăm sóc trẻ em, người cao tuổi, người có công và chính sách bảo trợ xã hội.
Đẩy mạnh phòng chống các tệ nạn xã hội; giảm thiểu các tệ nạn xã hội, ma túy; xây dựng xã/phường lành mạnh, không có tệ nạn xã hội; duy trì trật tự, an ninh, an toàn xã hội.
10. Bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu
Bảo đảm môi trường xanh, sạch, đẹp và cân bằng sinh thái theo các tiêu chí môi trường đô thị bền vững; nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho các giới lãnh đạo, quản lý, doanh nhân và từng người dân thành phố; gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội, đưa nội dung và yêu cầu bảo vệ môi trường vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và các chương trình, dự án đầu tư.
Xây dựng các hệ thống thu gom và xử lý nước thải; tổ chức các hoạt động thu gom vận chuyển và xử lý rác thải theo hướng văn minh, hiện đại; xây dựng các cơ sở chế biến có công nghệ xử lý, tái chế rác thải tiên tiến; tăng tỷ lệ rác thải được xử lý và tái chế đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, giảm dần tỷ lệ rác thải chôn lấp; chống ô nhiễm, bảo vệ tốt các di sản thiên nhiên; xây dựng chương trình bảo vệ môi trường lưu vực sông Hồng, sông Đuống, sông Lô Tịch, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích…
Triển khai nghiên cứu, dự báo, đánh giá tác động để đề xuất, thực hiện có hiệu quả các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng, phát triển đồng bộ mạng lưới quan trắc môi trường; xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ môi trường; đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.
11. Đảm bảo vững chắc an ninh, quốc phòng
Đảm bảo an ninh chính trị vững chắc, đặc biệt là bảo vệ an toàn tuyệt đối các cơ quan tổ chức và lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, các ngày lễ và sự kiện lớn; đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; thực hiện có hiệu quả cuộc đấu tranh chống khủng bố, phá hoại, “diễn biến hòa bình”, kích động, bạo loạn, lật đổ.
Triển khai rộng khắp công tác giáo dục quốc phòng toàn dân; bố trí thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, xây dựng Thủ đô Hà Nội thành khu vực phòng thủ vững mạnh; xây dựng nền quốc phòng vững mạnh với 3 thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân tự vệ và các lực lượng khác một cách đồng bộ trên các phương diện nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật và phương pháp tác chiến;
Thường xuyên củng cố, xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ ngày càng hiện đại; phát huy hiệu quả thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân.
Kết hợp chặt chẽ và thường xuyên những yêu cầu về đảm bảo an ninh, quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội trên từng địa bàn.
12. Phát triển hợp tác liên kết vùng và quan hệ đối ngoại
Tăng cường, mở rộng hợp tác, phối hợp liên kết phát triển giữa Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; tập trung vào các lĩnh vực: hệ thống kết cấu hạ tầng có tác dụng liên vùng (các tuyến trục đường cao tốc, đường xuyên tâm, cung cấp điện, cấp thoát nước…); bảo vệ môi trường; xây dựng các đô thị mới, khu đô thị mới;
Phát triển các ngành dịch vụ trình độ và chất lượng cao; phát triển các khu, cụm công nghiệp; du lịch; các cơ sở đào tạo và y tế lớn; đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội…; phối hợp với các địa phương trong vùng đối với các lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; phối hợp xây dựng các cơ chế, chính sách ưu đãi đầu tư để tránh cạnh tranh không cần thiết và không lành mạnh.
Mở rộng và tăng cường hợp tác toàn diện với Thủ đô và các thành phố lớn trong khu vực và trên thế giới, trong đó ưu tiên các lĩnh vực giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y tế, kinh nghiệm quản lý đô thị, đảm bảo an ninh, chống buôn bán ma túy, buôn lậu, rửa tiền…; thường xuyên cải thiện môi trường đầu tư, tạo lập những điều kiện thuận lợi để thu hút mạnh các nguồn vốn quốc tế, thu hút các nhà đầu tư lớn, có công nghệ cao, công nghệ nguồn, nhất là các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia mở văn phòng và đầu tư vào Hà Nội.
V. CÁC KHÂU ĐỘT PHÁ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
1. Giai đoạn 2011 - 2020: Là thời kỳ tăng trưởng nhanh, hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trước cả nước 5 năm, tạo tiền đề cho phát triển mạnh hơn theo chiều sâu, tăng nhanh chất lượng và hiệu quả phát triển. Những đột phá chiến lược thời kỳ này là:
- Hiện đại hóa và đồng bộ hóa kết cấu hạ tầng đô thị: tập trung hoàn thành xây dựng hệ thống giao thông trọng yếu, gồm các tuyến trục đường cao tốc, đường xuyên tâm, đường vành đai và các tuyến trục đường phố chính; hệ thống thông tin đa dạng và hiện đại; hệ thống cung cấp điện, cấp thoát nước và bảo vệ môi trường đồng bộ, hiện đại.
- Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là phát triển và kiện toàn đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp, các ngành, đặc biệt ở cơ sở, chú trọng bồi dưỡng nhân tài, nguồn nhân lực trình độ cao trong các lĩnh vực: lãnh đạo và chuyên gia quản trị doanh nghiệp, tư vấn, thiết kế, khoa học và công nghệ, đào tạo đại học, y tế, nghệ thuật và công nhân kỹ thuật trình độ cao; đồng thời, tăng cường giáo dục để hình thành, phát triển nếp sống, văn hóa thanh lịch, tác phong lao động công nghiệp và văn minh đô thị cho mọi người dân.
- Đẩy mạnh cải cách hành chính (thời kỳ 2011 - 2015), từng bước xây dựng nền hành chính hiện đại; xây dựng mô hình quản lý đô thị theo hướng văn minh, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả cao; thực hiện mạnh phân cấp quản lý đi đôi với kiện toàn bộ máy chính quyền từ thành phố đến cơ sở.
2. Giai đoạn 2021 - 2030: Là thời kỳ phát triển theo chiều sâu với năng suất, chất lượng và hiệu quả cao trên cơ sở khoa học và công nghệ tiên tiến của thời đại, nguồn nhân lực trình độ cao, quản lý đô thị hiện đại. Những đột phá chiến lược của thời kỳ là:
- Đổi mới công nghệ nhanh và rộng khắp, tăng cường ứng dụng khoa học và công nghệ tiên tiến; tiếp tục tập trung phát triển nguồn nhân lực trình độ cao thúc đẩy lan tỏa nền kinh tế tri thức trên diện rộng.
- Nâng cấp, hiện đại hóa kết cấu hạ tầng lên trình độ tương đương Thủ đô và các thành phố lớn các nước tiên tiến trong khu vực; phát triển các đô thị vệ tinh để tạo không gian phát triển mới và giảm áp lực cho đô thị trung tâm.
VI. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
1. Đổi mới mô hình quản lý đô thị gắn với hoàn thiện thể chế
Tiếp tục kiện toàn bộ máy chính quyền thành phố các cấp; xây dựng hệ thống hành chính nhà nước của Thành phố trong sạch, vững mạnh, bảo đảm quản lý thống nhất, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới mô hình tổ chức bộ máy chính quyền Thành phố theo hướng tinh gọn, hiện đại, hiệu lực và hiệu quả, chuyển chức năng từ tập trung quản lý sang cung cấp dịch vụ; từng bước áp mô hình chính quyền đô thị; xây dựng chính quyền điện tử của Thành phố đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế tri thức và phù hợp với tiến trình xây dựng Chính phủ điện tử của cả nước.
Thiết kế, áp dụng mô hình quản lý theo chương trình mục tiêu. Trước mắt, xây dựng và thực hiện các chương trình mục tiêu: phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị; quy hoạch cán bộ; đào tạo nhân tài lãnh đạo - quản lý, doanh nhân, chuyên gia trình độ cao và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp; công nghệ thông tin; công nghiệp cơ khí chính xác - tự động hóa; bảo tồn và phát triển văn hóa; xây dựng và phát triển các vùng nông nghiệp sinh thái công nghệ cao; bảo vệ môi trường.
Hình thành được thể chế phát triển thích hợp, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và thể chế xã hội phát triển trên cơ sở kết hợp pháp trị và đức trị.
2. Nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, trình độ chuyên môn và tính chuyên nghiệp của đội ngũ công chức
Xây dựng, phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, thu hút người hiền tài và tinh hoa từ cấp thành phố cho đến cơ sở.
Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất, đạo đức công vụ tốt, tính chuyên nghiệp cao; phát triển, tăng cường đội ngũ chuyên gia tham mưu giỏi, có năng lực đáp ứng yêu cầu quản lý và phát triển.
3. Đẩy mạnh cải cách hành chính
Xây dựng, thực hiện Chương trình tổng thể cải cách hành chính thời kỳ 2011 - 2020 trên tất cả các khâu: thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức và hiện đại hóa nền hành chính hiện đại, với trọng tâm là hợp lý hóa bộ máy quản lý các cấp, làm trong sạch gắn với nâng cao trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp và đạo đức công vụ đội ngũ công chức, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và ứng dụng tin học trong quản lý; xây dựng, triển khai thực hiện quy chế công vụ.
Xây dựng và thực hiện có kết quả cơ chế phối hợp liên cấp, liên ngành; thực hiện chế độ trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ chủ chốt các cấp.
4. Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thủ đô Hà Nội
- Xây dựng các cơ chế, chính sách điều tiết ngân sách, thu hút, bồi dưỡng, phát triển và trọng dụng nhân tài;
- Có cơ chế thu hút đầu tư để phát triển kết cấu hạ tầng, nhất là mạng lưới giao thông, hệ thống cấp thoát nước và nhà ở.
- Có cơ chế phối hợp với các cơ quan ngoại giao của các nước và các tổ chức quốc tế trên địa bàn Hà Nội để mở rộng hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ, đảm bảo an ninh…
5. Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
Dự báo tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội thời kỳ 2011 - 2020 là 3.900 - 4.100 nghìn tỷ đồng theo giá thực tế (tương đương 180 - 190 tỷ USD) và thời kỳ 2021 - 2030 là 6.500 - 7.000 nghìn tỷ đồng (tương đương 300 - 320 tỷ USD).
- Huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư, tài nguyên đất đai: Nhà nước có cơ chế chính sách đầu tư đặc thù từ ngân sách và các nguồn tài chính khác để xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội.
Cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế để huy động, thu hút các nguồn đầu tư ở trong nước và từ nước ngoài (đổi mới, đa dạng hóa cơ chế, chính sách và hình thức thu hút vốn đầu tư; làm tốt công tác quy hoạch, chuẩn bị tốt dự án đầu tư và quỹ đất sạch; đổi mới, cải cách thủ tục hành chính…);
Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn từ quỹ đất, từ tài sản công thuộc sở hữu nhà nước, phát hành trái phiếu xây dựng Thủ đô, thị trường chứng khoán, các nguồn vốn tín dụng và nguồn vốn từ dân; xây dựng cơ chế chính sách phù hợp để đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư vào các lĩnh vực theo quy định của pháp luật; nghiên cứu, lập quỹ xây dựng, phát triển Thủ đô và hình thành các quỹ phát triển để huy động vốn (quỹ phát triển đô thị, quỹ phát triển hạ tầng đô thị, quỹ phát triển nhà ở đô thị, quỹ phát triển khoa học và công nghệ…); tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn ODA trong các lĩnh vực giao thông, cấp, thoát nước, môi trường, y tế…
- Phát triển, phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực: Đầu tư phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, trong đó tập trung vào đội ngũ nhân lực khoa học và công nghệ, lãnh đạo, quản lý, doanh nhân và công nhân kỹ thuật bậc cao; xây dựng và thực hiện chính sách trọng dụng, thu hút nhân tài; thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động; phát huy hào khí ngàn năm Thăng Long kết hợp với sức mạnh thời đại, tạo những động lực mới cho phát triển; tăng cường giáo dục, xây dựng tác phong công nghiệp và lối sống đô thị cho người dân.
- Khai thác, sử dụng hiệu quả tiềm lực khoa học và công nghệ: Xây dựng, thực hiện có hiệu quả hệ thống cơ chế, chính sách đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học và công nghệ; lập quỹ khoa học và công nghệ của Thành phố.
6. Tăng cường hợp tác, phối hợp với các cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố
Gắn kết, phát huy sức mạnh của Trung ương, của các địa phương với sức mạnh của Hà Nội; xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp giữa Trung ương với Hà Nội, giữa các địa phương trong cả nước với Hà Nội, xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cấp, các ngành triển khai thực hiện Chiến lược.
Hà Nội chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành phố trong cả nước để huy động các nguồn lực cho phát triển và hỗ trợ cùng phát triển trên cơ sở vừa hỗ trợ hợp tác, vừa cạnh tranh lành mạnh.
7. Tăng cường và mở rộng hợp tác quốc tế
Tăng cường tuyên truyền, giới thiệu và quảng bá hình ảnh Thủ đô Hà Nội ra thế giới; phát huy những lợi thế của Thủ đô để tham gia và chiếm được vị thế cao trong các cuộc bình chọn, xếp hạng quốc tế trong từng lĩnh vực cụ thể, trước hết là về văn hóa truyền thống độc đáo, ẩm thực, du lịch, an toàn xã hội…
Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi để thu hút các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia đầu tư vào Hà Nội.
Thực hiện tốt các cam kết, hợp tác quốc tế giữa Thủ đô Hà Nội với Thủ đô các nước trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học và công nghệ, đào tạo, thể dục - thể thao, an ninh - quốc phòng…
VII. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC
1. Giai đoạn 2011 - 2020: Tập trung thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm sau:
Xây dựng mô hình quản lý đô thị theo hướng hiện đại cùng với chính quyền điện tử gắn với đổi mới thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính và nâng cao năng lực của đội ngũ lãnh đạo các cơ quan và công chức các cấp;
Tăng cường huy động các nguồn lực để đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại, đồng bộ;
Phát triển nhanh nguồn nhân lực trình độ cao, trong đó có trọng dụng và thu hút nhân tài cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Thành phố Hà Nội; coi trọng giáo dục, xây dựng tác phong công nghiệp và lối sống đô thị cho người dân.
Xây dựng những cơ chế, chính sách đặc thù cho Hà Nội (cơ chế, chính sách về huy động các nguồn vốn từ quỹ đất, điều tiết ngân sách, huy động vốn cho các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội lớn, thu hút, trọng dụng và phát triển nhân tài, quản lý đô thị…).
Cải tiến, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; tập trung rà soát, xây dựng mới quy hoạch phát triển các ngành và lĩnh vực, các địa phương, các quy hoạch chi tiết; chú trọng công tác quy hoạch xây dựng đô thị; phối hợp thường xuyên và có hiệu quả trong quá trình xây dựng và thực hiện quy hoạch, đảm bảo tính thống nhất từ chiến lược cho đến các quy hoạch; giám sát, kiểm tra việc thực hiện đầu tư phát triển theo quy hoạch; tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành và các địa phương trong việc thực hiện quy hoạch.
Đẩy mạnh phối hợp, liên kết vùng để tăng cường huy động và sử dụng hợp lý, hiệu quả các nguồn lực.
2. Giai đoạn 2021 - 2030: Đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại. Vì vậy, giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội chuyển mạnh trọng tâm sang phát triển theo chiều sâu trên cơ sở ứng dụng các thành tựu mới nhất của khoa học và công nghệ, đẩy nhanh quá trình hình thành, phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở phát huy những yếu tố sáng tạo và tính năng động cao, chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
Đầu tư mạnh để xây dựng và phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ tiếp cận với các xu hướng trên thế giới; tăng cường ứng dụng và đổi mới công nghệ trong phát triển kinh tế và đời sống nhân dân.
Tập trung phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là nhân lực khoa học và công nghệ, nhân lực lãnh đạo, quản lý và doanh nhân.
Đổi mới, hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là các công trình có ý nghĩa quốc tế để Hà Nội thực sự là trung tâm lớn của khu vực Đông Nam Á.
Tăng cường liên kết, hợp tác liên vùng và quốc tế.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước; huy động sức mạnh tổng hợp, trong đó khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của Thủ đô là nhân tố quyết định, tranh thủ nguồn lực bên ngoài là quan trọng vào công cuộc xây dựng, phát triển Thủ đô; quán triệt nội dung Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân Hà Nội và cả nước; tăng cường sự lãnh đạo, tạo sự thống nhất cả về ý chí và hành động trong việc triển khai thực hiện Chiến lược.
2. Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội có trách nhiệm:
- Tổ chức công bố Chiến lược; chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ lực và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện, lồng ghép mục tiêu, phương hướng và giải pháp thực hiện Chiến lược vào các quy hoạch;
- Chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan có liên quan trong việc xây dựng quy hoạch phát triển ngành, sản phẩm chủ lực của cả nước trên địa bàn; phối hợp triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt;
- Lồng ghép các mục tiêu của Chiến lược vào các kế hoạch 5 năm, hàng năm và các chương trình, dự án trọng điểm của Hà Nội; tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các khâu đột phá của Chiến lược để xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội thành động lực thúc đẩy phát triển đất nước;
- Cùng với việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chiến lược, chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành lập các đồ án quy hoạch ngành phù hợp với Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ; tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 theo Quyết định số 1081/QĐ-TTg ngày 06 tháng 07 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ;
- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược theo định kỳ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và kiến nghị điều chỉnh, bổ sung Chiến lược khi cần thiết.
3. Bộ Công Thương: Chủ trì, phối hợp với Thành phố Hà Nội và Bộ Tài chính, trong phạm vi thẩm quyền của mình ban hành các cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể để xây dựng Hà Nội trở thành trung tâm cơ khí - tự động hóa của cả nước.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, phối hợp với Thành phố Hà Nội nghiên cứu, đầu tư nâng cấp một số trường đại học xuất sắc và trọng điểm; lập quy hoạch di chuyển các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp ra khỏi khu vực nội thành, xây dựng các khu đô thị đại học, làng sinh viên và ký túc xá sinh viên trên địa bàn.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Thành phố Hà Nội xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển hệ thống dạy nghề trên địa bàn để đào tạo nhân lực có trình độ tay nghề cao phục vụ xây dựng, phát triển Thủ đô và xuất khẩu lao động.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với Thành phố Hà Nội và Bộ Tài chính, trong phạm vi thẩm quyền của mình ban hành các cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể để xây dựng Hà Nội trở thành Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ sinh học của cả nước; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ ngành liên quan và Thành phố Hà Nội xây dựng một số cơ sở nghiên cứu, phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế trên địa bàn.
7. Bộ Y tế: Chủ trì, phối hợp với Thành phố Hà Nội, Bộ Tài chính và các ngành liên quan xây dựng các chính sách, biện pháp cụ thể để xây dựng tại Hà Nội một Trung tâm nghiên cứu ứng dụng gen, di truyền của cả nước; quy hoạch và xây dựng một số bệnh viện lớn chất lượng cao trên địa bàn Hà Nội.
8. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Chủ trì, phối hợp với Thành phố Hà Nội nghiên cứu, đầu tư xây dựng, tôn tạo, quản lý các công trình văn hóa đặc biệt quan trọng của quốc gia, các khu liên hợp thể thao hiện đại, các trung tâm thể thao và các cơ sở thể thao quốc gia đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế trên địa bàn Hà Nội.
9. Bộ Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với Thành phố Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan ban hành các cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể để xây dựng Hà Nội trở thành Trung tâm công nghệ thông tin của cả nước và có uy tín trong khu vực.
10. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và Thành phố nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách tài chính, tiền tệ để xây dựng Hà Nội trở thành Trung tâm tài chính - ngân hàng ở khu vực phía Bắc và có vai trò quan trọng của cả nước;
11. Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và Thành phố Hà Nội triển khai cụ thể hóa, lồng ghép các mục tiêu và giải pháp của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội vào những giải pháp thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước thời kỳ 2011 - 2020 và các kế hoạch 5 năm, hàng năm phát triển kinh tế - xã hội của cả nước; phối hợp với Bộ Tài chính và Thành phố Hà Nội huy động các nguồn lực để thực hiện Chiến lược.
12. Các Bộ, ngành Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với Thành phố Hà Nội trong việc lồng ghép nội dung Chiến lược vào các quy hoạch, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm trong phát triển các ngành, lĩnh vực của Bộ, ngành mình, đảm bảo đồng bộ, hiệu quả; hướng dẫn và hỗ trợ Thành phố Hà Nội thực hiện Chiến lược có hiệu quả.
13. Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cùng hợp tác, liên kết, phối hợp chặt chẽ với Thành phố Hà Nội triển khai thực hiện Chiến lược, nhất là trong lĩnh vực thực hiện quy hoạch, kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng, bảo vệ môi trường, phát triển các ngành dịch vụ, đào tạo, y tế, quản lý dân cư, phát triển thị trường sức lao động.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, ĐP (6)
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No. 222/QD-TTg

Hanoi, February 22, 2012

 

DECISION

APPROVING THE STRATEGY FOR SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN HANOI CITY THROUGH 2030, WITH A VISION TOWARD 2050

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the December 28, 2000 Ordinance on Hanoi Capital:

Pursuant to the Government s Decree No. 92/2005/ND-CP of July 12, 2005, detailing a number of articles of the Ordinance on Hanoi Capital;

At the proposal of the Hanoi Municipal People s Committee,

DECIDES:

Article 1.To approve the strategy for socio-economic development in Hanoi city through 2030, with a vision toward 2050. with the following principal contents:

I. STATUS AND FUNCTIONS

1. Hanoi Capital - the heart of the country and the national politico-administrative headquarter where seat the offices of the Party Central Committee, the State, mass organizations, diplomatic missions and international organizations and where the most important external and internal activities of the country take place.

2. A major cultural center of the country and regional identity; the convergence of the cultural quintessence of thousands-year-old civilization and modernity of the Capital and the symbol of the whole country; where the advanced, modern, diverse and typical culture of the Capital is initiated, created and developed, contributing to building and developing an advanced Vietnamese culture deeply imbued with national identity.

3. A major scientific, educational, training and medical center of the country, with reputation in the region; the standard bearer in scientific and technological research, creation, application and transfer nationwide: with an advanced and modern education, training and healthcare; a place where many high-quality human resource training institutions are concentrated; where talents are built up. fostered and developed for the cause of socio-economic development in the Capital and the whole country.

4. A large economic and financial center, which greatly contributes to the national economic growth, constitutes a motive force for the development of the northern key economic region and the Red River delta, takes the lead in building and developing a knowledge-based economy with advanced, modern, high-productivity and high-effectiveness industries, and leads and supports the development of regional provinces.

5. A main international transaction center of the country, with reputation in the region; an international city where seat diplomatic missions, international organizations, multi­national or transnational groups; where major international events and most important external activities of the country are organized.

II. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. Fast, harmonious and sustainable development is the key requirement in the process of building and developing Hanoi, with humans placed in the central position of development, harmoniously combined political, economic, cultural and .social issues; and economic growth coupled with assurance of order, civilization, progress and social justice.

2. Building and developing Hanoi Capital is the focal point in the strategy for the construction and defense of the socialist Fatherland, the responsibility and obligation of the whole Party and the entire population and army; synchronously promoting the combined strength of Hanoi Capital, the whole country and international cooperation in the course of development; exploiting domestic resources is decisive while tapping foreign recourses is important.

3. Socio-economic development is closely associated in an organic relationship with the national socio-economic development strategy and regional development master plans and international economic integration.

4. To thoroughly grasp the motto: economic, cultural and social development is the key task and urban management is an important regular task; to correctly pinpoint the focus, breakthroughs and work out dynamic, creative and effective measures; to take appropriate steps in each period for harmonious combination between the settlement of urgent problems and the persistent pursuit of long-term objectives.

5. To associate socio-economic development with defense and security maintenance and with expansion and promotion of international cooperation, alignment and integration.

III. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. Long-term objectives - a vision toward 2050

Hanoi is the Capital and a special, cultural, civilized, courteous and refined, beautiful and modern city deeply imbued with national identity, symbolizing the whole country and deserving to be the heart of the country, the national politico-administrative headquarter of a developed country with a population of 110-115 million; its residents, who are friendly and hospitable, will enjoy high material and spiritual living standards, and national political and administrative centers, diplomatic corps and international organizations, international centers, high-class hotels, international communication systems... will be built under planning with good working conditions and absolute safety.

It will be a big cultural center where converge the traditional and modem cultural values, deeply imbued with Hanoi traits and national identity; a major literary and art creation center typical of the whole country; a special and attractive cultural center of the region, with a system of cultural and sport institutions of national and international magnitude.

It will be the primary creation center of the whole country with many fields reaching international standards: an advanced culture deeply imbued with national identity: advanced and highly effective science and technology; advanced and modern education and training; specialized healthcare of top national quality and regional reputation.

It will be the biggest economic, financial, service, commercial and tourist center in North Vietnam and the second-biggest one in the country, occupying a high position in the region; have a developed knowledge-based economy with a modem, dynamic and efficient structure; a good investment and business environment reaching international standards and basically no urban-rural gap.

Its infrastructure system will be diverse, modern, synchronous and connected city wide and to all localities in the country and to the world.

Hanoi will have a democratic, equitable, disciplined and civilized society. It will take the lead in social development and social security.

Hanoi will be the major international transaction center of the country and an important international transaction hub in the region; an international city where diplomatic missions, international organizations, representative offices of transnational groups are concentrated, and an attractive and safe destination in the region and the world.

It will be a green city with abundant water surface and sustainable, clean and beautiful ecological systems and a well protected environment.

It will be a firm defense zone with assured political security; the "City of Peace" with good social order and safety.

2. Objectives toward 2030

a/ General objectives

By 2030, Hanoi will be the Capital - the national politico-administrative headquarter, which is rich, beautiful, green, civilized, cultural, courteous and refined, modern and national, symbolizing the whole country; a major economic, cultural, educational-training, medical, tourist, sports and international transaction center of the whole country; will take the lead in many fields and be the driving force for national development; its residents will enjoy good living conditions (with incomes higher than the national average, high-quality services, good living environment, and international-standard, friendly and safe working and investment environment).

b/ Specific objectives

- Economically:

The gross domestic product (GDP) growth rate will reach an annual average of 12-13% during 2011-2020 and 9.5-10% during 2021-2030. The average annual per-capital GDP will approximate USD 7.100-7,500 by 2020 and USD 16,000-17,000 (according to actual prices) by 2030.

The labor structure will be as follows: services, 54-55%; industry-construction, 30-31%; agriculture. 14-16% by 2020; and 59-60%; 34-35% and 5.6% respectively by 2030.

- Infrastructure:

The transport infrastructure system will be synchronous, inter-connected, rational and modern; public passenger transportation will be diverse, modern, civilized, convenient and safe, accounting for 50-55% by 2030.

Information infrastructure facilities will be convenient, diverse, synchronous, advanced and modern and laid underground.

The electricity and water supply systems will be modern and synchronous, fully and safely satisfying the demands of electricity and water for economic development and people s life; the irrigation and water drainage systems will be synchronous and the Capital will basically have no prolonged water logging.

The Capital will have adequate cultural and art works, educational and training institutions, medical, physical training-sports establishments and houses for its residents.

Green space will be ensured with flower gardens, parks, cultural and art facilities, green belts and beautiful lakes rationally distributed in various areas.

Post-telecommunications, information and communication infrastructure facilities will be modern, reaching the level of advanced regional countries.

Underground works will be planned and constructed to satisfy the development requirements of a modern city.

- Social affairs and culture:

It will be a major and typical cultural center of the whole country and a special one in the region, with big. impressive, national and modem cultural works, symbolizing Hanoi Capital and Vietnam.

The system of tangible and intangible cultural heritages and quintessence of Hanoi s traditional culture will be preserved, developed and effectively promoted; with the special culture of Hanoi, which is diverse, advanced and modern, contributing to building and developing an advanced Vietnamese culture deeply imbued with national identity.

Hanoians arc courteous and polite and civilized, developed comprehensively in intellect, morality, physical strength, creation capability, symbolizing the intellect and fine traditions of the Vietnamese nation, have a civilized and healthy lifestyle and an increasing level of cultural enjoyment: the society is civilized and safe and has different social, ethnic and religious strata closely attached; a reduced gap in living conditions between urban and rural areas, basically no absolutely poor people and a minimum unemployment rate.

The population will reach around 7.9-8 million by 2020 and 9.2 million by 2030; with a rational structure and high quality; the human development index (HDI) will approximate 0.86-0.90; the urban unemployment rate will be below 5% by 2020 and below 4% by 2030.

- Science and technology:

It will be a national creation center and a hi-tech development center with scientific and technological potential and technological research, innovation, manufacture, application and transfer capability taking the first place in the country and having reputation in the region. By 2050, Hanoi will strive to be a leading research center in some basic sciences (mathematics, physics, medicine, etc.) in Southeast Asia and Asia.

- Healthcare, education and training:

It will have a comprehensively developed, standard, advanced and modem education and training system; the rate of trained laborers will reach 70-75% by 2020 and 85-90% by 2030.

Every resident will live in a safe community and well develop physically and spiritually.

Its healthcare system will be an advanced and modem one equal to the level of advanced regional countries and approaching the level of advanced countries in the world in some areas, with 100% of its residents receiving healthcare enjoying an average lifespan of around 80 years.

- Physical training and sports:

Mass physical training and sports will widely develop: high-achievement sports will be focused and developed, greatly contributing to national sports teams.

There will be modern sports complexes and national sports centers and physical training and sports facilities of regional and international standards.

- Land and natural resource management and environmental protection:

The city will have a modern, effective and efficient land and natural resource management system.

The economy and people s lifestyle will be friendly to the ecological environment. The city will have complete and modern systems of collecting and treating wastes, particularly hospital and other hazardous wastes. Air pollution will be kept below the permitted level.

The average per-capita greenery area will approximate 10-12 km2 from 2020 on.

- Defense and security:

The political system and administration apparatus will properly meet the new development requirements of the Capital. All-people defense will be firmly built and consolidated; the revolutionary people s armed forces and public security will be regular, well-trained and incrementally modern. Hanoi Capital will be a firm defense zone capable of defeating enemies in all circumstances.

To firmly maintain political, economic, social, ideological and cultural security, social order and safety; to ensure absolute safety for activities of the leading bodies of the Party and the State, socio-political organizations, diplomatic missions, international organizations, national holidays and important events as well as for all people.

Hanoi Capital will be a "City of Peace", friendship and hospitality.

IV. DEVELOPMENT ORIENTATIONS OF SECTORS

1. To build an economy with a modern structure, capable of high integration, dynamic and adaptable to the development of a knowledge-based economy.

The economic structure will be improved toward prioritizing the development of industries of high grey-matter content and added value, which play a significant role in boosting the formation and development of a knowledge-based economy, distribution sectors and high-quality services. Specifically:

a/ To strongly develop high-grade and high-quality services

To speed up the development of the service sector toward modernization, giving priority to the development of high-grade and high-quality services and service products with high added value; to build and develop Hanoi into a service and tourist center of regional magnitude. It will have a service growth rate higher than that of the production sector and than its GDP growth rate. To effectively participate in the global and national distribution networks.

To concentrate on the development and raising of the level and quality of services with high knowledge and technological contents and large added value: finance-banking-securities, insurance, consultancy, designing, international-relation services, information, communications and telecommunications, human resource training, high-quality healthcare, scientific and technological research and transfer, culture and arts, recreation and entertainment, legal affairs and intellectual property, international tourism, aviation, logistics service, environmental service, etc. The proportion of the value of consultancy, scientific-technological services, industrial designing, architecture, construction, fine arts, advertisement and high-grade cultural service will represent 15-20% of the total services.

To develop Hanoi into a commodity wholesale, retail and export-import market center, an administrative-banking-investment center in the northern region, which will play an important role nationwide; to build financial-banking centers, shopping centers and mega stores combined with recreation and entertain­ment activities and services, which are large, modern and rationally distributed in the city.

To prioritize the development of diverse, fast, convenient, safe and civilized mass transit service; to strongly step up the development oi public services, business support services and employment and social security services.

The service sector will strive for an average added value increase of about 11-13.5%/ year during 2011-2020 and 9.5-10.5%/year during 2011-2030.

b/ To develop industries and construction toward modernization, higher quality, competitiveness and environment-friendliness.

To build and develop modern industries which are highly competitive and less polluting; to selectively develop industries, especially industries and products involving the use of modern technologies and advanced techniques and containing high grey-matter contents (hi-tech products will represent 60-70% of the total industrial production value), which serve as a basis for developing a knowledge-based economy; to build Hanoi into a national information technology center; to increase the scientific and technological content and domestic-value ratio of industrial products; to strongly develop industries and industrial products with superior competitive edge which help boost the development of a knowledge-based economy and effectively participate in the global added value chains and distribution networks. At the initial stage, to prioritize the development of a number of key products of the following sub-sectors: information technology, precision mechanical engineering, electronics, automation, electric equipment, bio-technology, pharmaceuticals, high-class cosmetics, agricultural-forestry-fishery product processing, and production and use of new materials.

To prioritize the development of clean, low energy-consuming and clean energy-using industries; to quickly grasp and develop source technologies.

To build and develop industrial parks, complexes and points as planned: to coordinate with central agencies in completing the building of Hoa Lac hi-tech park, the hi-biotechnology zone and Hanoi information technology park before 2020; to form a linkage among industrial parks within and outside Hanoi from the stage of research, designing, production and distribution of products in order to form large-scale and highly effective industrial conglomerates: to plan the operation shift and relocation of polluting manufacturing plants from downtown and residential areas.

To build and promote the advantages, competitiveness and brands of traditional craft villages in association with the preservation and development of culture, tourism and environmental protection.

To develop and modernize the building industry up to the advanced level in the region, meeting the requirements of construction in the Capital and the whole country and of international bidding.

The industries and construction sector will strive to reach an added value increase of 11.5-13%/year during 2011-2020 and 9-10%/year during 2011-2030.

c/ To develop agriculture and rural areas toward civilization, modernization, effec­tiveness and sustainability

To develop clean, urban and ecological agriculture on the basis of forming hi-tech agricultural zones in association with the preservation and development of culture and tourism and the building of a new countryside: to incrementally modernize agriculture and restructure production in order to create numerous high-value products; to raise the quality of agricultural products, to increase the land use effectiveness and agricultural labor productivity.

To stably plan agricultural production zones, determine green belts, eco-agricultural lines and hi-tech agricultural zones.

To prioritize the construction and development of green, vegetable, flower, fruit-tree and ornamental-tree belts to serve the people s life and environmental protection; to concentrate on the development of high-value husbandry products; to attach importance to the development of preservation and post-harvest processing technologies in association with the distribution and sale systems for agricultural products.

To modernize research and experimentation institutions, step up agro-scientific and technological research and application; to build Hanoi into a national center of research and production of a number of high-quality plant varieties and animal breeds; to comprehensively develop agricultural services; to expand and raise the effectiveness of agricultural and forestry extension activities; to encourage the development of advanced and effective production models such as farms and household farms.

To step up industrialization and modernization of rural areas toward diversification and harmonious association with the preservation of cultural identities and the protection of the ecological environment; to build, upgrade and incrementally modernize and synchronize the system of technical and social infrastructure facilities in rural areas, and narrow the development and living condition gap between rural and urban areas.

To apply synchronous measures to constantly improve material and spiritual living conditions for farmers.

To build and develop models of building a new countryside toward civilization and sustainable development, harmoniously combining cultural, economic and social elements with environment protection.

The agriculture-forestry-fisheries sector s added value will increase an average of 1.5 -2%/year during 2011-2020 and I - 1.5%/year during 2011-2030.

To have some 70% of total communes in 2020 and all communes in 2030 reaching the national new-countryside standards.

2. To basically complete a synchronous and modem infrastructure system

To concentrate investment in the construction of the infrastructure system one step ahead the requirements of construction and development of the Capital. To completely develop a synchronous and modem infrastructure system in association with the designing and building of typically architectural works.

To develop the road systems for fast and widespread connection from the center to outlying areas; to complete the construction of national highways, expressways, radial roads and belt roads linking Hanoi with other provinces and connecting the inner city with satellite towns; to modernize axial roads of the city.

To build subways and urban trains (including overhead and national railways); to build and modernize the traffic control system and static traffic networks (car terminals, car parks, etc.); to build more bridges and tunnels crossing the Red River which have modern architecture symbolizing Hanoi; to expand and upgrade Noi Bai international airport.

To build underground works: tunnels, car parks, warehouses, trade-service facilities, technical tunnels for power transmission and communication cables, etc. To plan and build infrastructure in the suburbs for relocation of industrial establishments, universities, scientific research institutes and hospitals from downtown areas.

To modernize the electricity transmission systems, information and communication, post-telecommunications, radio and television infrastructure facilities up to international standards: to complete the construction of the system of modern grassroots information institutions.

To build roadside streets in synchrony with the construction of their technical infrastructure facilities so that they will be civilized streets with modem architecture and view.

To plan and build monuments, public .squares, city gates and large traffic junctions with national architecture and strong impression as symbols of the Capital; to build parks, flower gardens and lakes in the inner city, satellite towns and green belts; to study and build dykes and embankments which have the transport function in harmony with the city s view and environment.

To increase the capacity of clean water supply and waste water treatment; to consolidate and complete the irrigation system; to build and develop a modern fire prevention and fighting system.

To step up housing construction and development, attaching importance to resettlement houses, social houses and dormitories for industrial-park workers and students.

To build in rural areas synchronous technical infrastructure networks connected with the urban technical infrastructure systems in the downtown areas (inner city and satellite towns) and other provinces.

3. To form a rational urban space

To sustainably develop urban space toward harmonious combination of "natural view-economy-society-culture-security and defense".

To build and develop Hanoi urban center cluster, comprising the multi-system, multi­layer and multi-function inner city; the network of satellite towns specialized in high technology, science-technology, education and training (Hoa Lac and Xuan Mai), tourism-culture, resort, recreation and entertainment (Son Tay), clean industries, hi-tech industries and high-quality services (Soc Son), industries (Phu Xuyen and Phu Minh); separate towns which are local administrative centers (districts and sub-regions) and centers of training and medical establishments; ecological urban centers associated to hi-tech eco-agriculture belts and tourism development; to harmoniously combine the inner city and satellite towns with ecological, green-environment, clean and sustainable buffer zones. In the immediate future, to focus on building a number of synchronous, modem and land-saving satellite towns with national architectural trails; to incrementally renovate and modernize the old inner areas.

To plan the territory-based distribution of the population in association with urbanization, which is suitable to economic and cultural activities as well as urban lifestyle and convenient for inhabitants life; the urbanization rate will approximate 58-60% in 2020 and 65-68% in 2030.

To form and develop the functional-space systems: the conservation center (areas around Hoan Kiem lake, ancient streets and old streets); the national and Hanoi politico-administrative center; the financial-banking center; clusters of high-grade training centers (universities and colleges); the scientific and hi-tech creation and research center; clusters of high-quality hospitals and health centers; high-class cultural-entertainment-culinary-physical training and sports centers; tourist and resort centers; industrial parks; high-class service-trade centers: traffic junctions; systems of goods storage and distribution centers; traditional and contemporary culture centers symbolizing the Capital and the whole country; to develop the Red River into the central space axis linking its two banks and into a north-south axis.

To form and develop ecological and landscape space systems: the green belts, the eco-agriculture belt, the network of rivers, lakes, water surfaces and western eco-tourism corridor-axis (Son Tay-Hoa Lac-Chuong My) Ba Vi nature conservation zone, the buffer zone and the network of flower gardens, parks and green trees in the Capital area....

To plan the spatial development of rural areas in association with the eco-agriculture system in each locality toward urbanization and preservation of traditional culture traits in harmony with natural landscape and environmental protection.

4. To develop and promote cultural values

To conserve, develop and effectively promote the values of traditional culture and diverse and attractive cultural space of the Capital and the whole Hanoi region. To build a civilized, courteous and refined lifestyle as well as modern industrial style based on patriotism; to establish the leadership culture, business culture and public-relation culture which are typical of Hanoi Capital.

To comprehensively and synchronously develop cultural and art fields on the basis of perpetuating and promoting the typical traditional-culture identities of Thang Long-Hanoi; lo focally invest in the construction and development of some classic and contemporary art genres of the world which are suitable to Hanoi and Vietnamese conditions.

To invest in the construction, renovation and management of especially important national cultural works in the Capital; to conserve, perpetuate and promote the values of tangible and intangible cultural heritages; to strongly develop the mass media system; to complete the system of cultural institutions at all levels.

To develop major cultural and art creation, training and activity centers which hold the leading place in the country and arc special in the region; to build cultural and architectural works with harmoniously combined national and modern characters, creating specially excellent and strongly impressive views symbolizing the Capital and the whole country in history as well as in the 21st century.

To intensify and expand cultural exchanges and international cooperation with the capitals of other countries in the world; to actively absorb the cultural quintessence and selectively integrate into progressive cultural tendencies and trends of the world.

5. To develop education and training and high-quality human resources

To comprehensively develop education and training which is standardized, advanced and modern; to build a number of high-quality general schools; to step up the bilingual teaching and learning at schools so as to meet the requirements of human resource development in the context of international integration; to modernize talented pupils schools in order to create sources for the formation and development of talents for the future,

To strongly develop high-quality human resources; to build and develop Hanoi into a primary talent- and high-quality human resource-training center of the whole country and with international reputation; to raise the rate of trained laborers to 70-75% by 2020 and about 85-90%. by 2030.

To support and create favorable conditions for building a number of outstanding and key universities in the Capital; to focus on the training of talents and high-quality human resources in leadership and management, business administration, consultancy, designing, scientific research and technological transfer, tertiary training, medicine, culture and arts, high-achievement sports and high-grade technicians; to prioritize overseas training of high-level leading, managerial, scientific and technological personnel; to quickly scale up and diversify training disciplines for rural human resources to meet the development requirements of hi-tech eco-agriculture and restructuring of agricultural and rural labor toward industrialization and modernization.

To build clusters of training centers in the outskirts in order to reduce loads on downtown areas; to plan the construction of students" villages with synchronous, civilized and modern physical foundations; to formulate and implement mechanisms and policies of attracting and putting talented people in important positions; to step up the socialization of education and training development.

6. Public health care and protection

To develop an advanced and modern medical system while attaching importance to national traditional medicine; to raise the health care level to that of advanced regional countries: with some areas approaching the level of advanced countries in the world. Hanoi will be a high-quality modern medical and pharmaceutical center and international health service center which is reputable in Southeast Asia.

To plan a rational network of hospitals, build new clusters of high-quality hospitals in suburban areas; to enhance and consolidate Hanoi specialized medical center; to build a number of modern general and specialized hospitals of international grade; to build a national center for genetic technology research and application; to develop a modem preventive medicine network with the voluntary and extensive participation of people; to upgrade and modernize grassroots medical establishments; to further develop community and family health care; to provide fair and effective health services and incrementally narrow the gap in health service quality between downtown areas and suburban districts.

7. To develop physical training and sports

To build modern sports complexes, sports centers and national physical training and sport facilities of regional and international standards; to train national athletes and referees; to concentrate on building a number of high-achievement sports symbolizing physical training and sports activities of Hanoi and the whole country and reaching the advanced level in the region; to strongly develop mass physical training and sports.

8. To develop science and technology, creating prerequisites for fast and quality development

To build and develop the scientific and technological potential so that Hanoi will become the leading technological creation, application and transfer center of the whole country and occupy a high position in the region in scientific and technological invention, creation and application.

To modernize national scientific research institutions in the Capital; to build Hanoi into an information-technology and bio-technology research and application center and a national quality assessment center; to invest in building a number of key research institutions and laboratories of regional and international standards; to develop research and development institutions and form technology nurseries.

To prioritize the development of high technologies in the fields of information technology, electronics, precision mechanical engineering, automation, biotechnology, new-material technology and nano technology, cultural technology, environmental technology, etc.

To step up the transfer and application of modern technologies to production, business and management activities; to intensify research and development activities in the business sector, particularly in economic groups and major corporations; to form and quickly develop the scientific and technological service market; to develop information, brokerage, technological transfer centers and intellectual property support centers.

9. To ensure employment and social security

To create jobs, especially new jobs with high quality, productivity and effectiveness; to strive for the target that 30% of the total workforce will work in the fields of high technology, high-quality and -class services; 10% in the fields of creation such as science and technology, designing, consultancy, literary and art creation, etc. Annually, to create 140,000-150,000 jobs during 2011-2020 and 120,000-130,000 jobs during 2021-2030 on average; to minimize the urban unemployment rate and raise the labor use coefficient in rural areas; the urban unemployment rate will stand at 4-4.5%/year by 2020 and 3-3.5%/year by 2030.

To raise people s incomes and quality of life; to incrementally narrow the living-condition gap between downtown areas and suburban districts; to encourage people to enrich themselves lawfully.

To build an effective and diverse and increasingly expanding social security system suitable to the potential, characteristics, requirements and development level of Hanoi; to effectively implement the poverty reduction programs and support disadvantaged people in the society; to strongly develop and diversify the system of social insurance, unemployment insurance and all-people health insurance; to properly implement the policies on gender equality, care for children, the elderly and people with meritorious services to the country, and social relief policies.

To step up the prevention and combat of social evils; to minimize social vices and drug addiction; to build healthy and social evil-free communes and wards; to maintain social order, security and safety.

10. To protect and improve the environment, proactively and effectively respond to climate change

To ensure a green, clean and beautiful environment and ecological balance according to the criteria of sustainable urban environment; to heighten the sense of environmental protection for leading, managerial and business circles as well as every resident; to combine environmental protection tasks and objectives with socio-economic development, including environmental protection contents and requirements in sectoral development master plans and plans and investment programs and projects.

To build waste water collection and treatment systems; to organize garbage collection, transportation and treatment toward civilization and modernization; to build processing facilities with advanced garbage processing and recycling technologies; to raise the rate of garbage treated and recycled up to environmental sanitation standards while incrementally reducing the rate of buried garbage: to combat pollution and well protect natural heritages; to formulate programs for environmental protection of the Red River, Duong, To Lich, Nhue, Day and Tich and other river basins.

To research, forecast and assess impacts so as to propose and take measures to effectively respond to climate change; to build and develop synchronous environmental observation networks; to thoroughly handle polluting establishments; to work out strong measures to prevent and handle violations of regulations on environmental protection; to step up the socialization of environmental protection.

11. To firmly maintain security and defense

To firmly maintain security, especially absolute safety for agencies, organizations and leaders of the Party and the Stale, national holidays and major events; to step up the struggle against crimes and social evils; to effectively combat terrorism, sabotage, "peaceful evolution", incitement, riot and toppling activities.

To extensively conduct all-people s defense education; to deploy the all-people defense and people s security postures, building Hanoi Capital into a steady defense zone; to build a strong defense with three forces - the regular army, the local army and militia, self-defense and other forces, synchronously in terms of human resources, physical foundations, technical equipment and combat methods.

To regularly consolidate and build the people s army and the people s public security into revolutionary, regular, well-trained and incrementally modern forces; to effectively bring into play the all-people defense posture and people s public security disposition.

To closely and regularly combine security and defense maintenance requirements with socio-economic development in each area.

12. To develop regional cooperation and external relations

To enhance and expand development cooperation and coordination between Hanoi and other provinces and cities in the Capital region and the northern key economic region; to focus on inter-regional infrastructure (expressways, radial roads, electricity supply, water supply and drainage, etc.), environmental protection and building of new towns and urban centers.

To develop high-class and high-quality services; to develop industrial parks and complexes, tourism, major training and health establishments; to ensure political security and social order and safety; to coordinate localities in the region in investment, trade and tourist promotion; to coordinate in formulating mechanisms and policies on investment preferences to avoid unnecessary and unfair competition.

To expand and intensify comprehensive cooperation with the capitals and large cities in the region and the world, giving priority to education and training, science and technology, healthcare, urban management experience, security maintenance, fight against drug trafficking, smuggling and money laundering: to regularly improve the investment environment to create favorable conditions for attracting international capital sources and big investors possessing high and source technologies, particularly multi-national or transnational groups to open their offices and invest in Hanoi.

V. STRATEGY IMPLEMENTATION BREAKTHROUGHS

1. The 2011-2020 period: This is the period of fast growth for completion of the industrialization and modernization of the capital 5 years ahead of the country, creating a prerequisite for stronger intensive development with higher quality and development effectiveness. The strategic breakthroughs in this period include:

- Modernization and synchronization of urban infrastructure: To focus on the complete construction of vital transport systems, including expressways, radial roads, belt roads and main thoroughfares: diverse and modern information system; synchronous and modem electricity supply and water supply and drainage and environmental protection systems.

- Fast development of high-quality human resources, focusing on the development and consolidation of the contingent of key leading officials at all levels and in all sectors, especially at the grassroots level, attaching importance to fostering talents and highly qualified human resources in various sectors, including leaders and specialists in business administration, consultancy, designing, science and technology, university training, health and arts, and highly qualified technical workers; at the same time, to enhance education in order to establish and develop courteous and refined lifestyle and culture, industrial working style and urban civilization for all people.

- Intensified administrative reform (the 2011-2015 period), incrementally building a modern administration; to build a model of urban management which is civilized, modern, efficient and effective, strongly decentralizing management in couple with consolidating the administration apparatus from the municipal to grassroots level.

2. The 2021- 2030 period: This is the period of intensive development with high productivity, quality and effectiveness on the basis of advanced science and technology of the time, highly qualified human resources and modern urban management. The strategic breakthroughs in this period include:

- Fast and extensive technology renewal, intensifying the application of advanced science and technology; continuing to concentrate on the development of highly qualified human resources to boost the extensive development of the knowledge-based economy.

- Upgrading and modernization of infrastructure up to the level equal to the capitals and major cities of advanced regional countries: development of satellite towns to create new development space and reduce the pressure on the central city.

VI. STRATEGY IMPLEMENTATION SOLUTIONS

1. To renew the urban management model in association with institutional perfection

To further strengthen the municipal administration apparatus at all levels; to build a clean and strong stale administration system of the city, ensuring unified, smooth, effective and efficient management; to renew the organizational model of the municipal administration apparatus toward neatness, modernization, effectiveness and effect, shifting its function from centralized management to service provision: to step by step apply the model of urban administration; to build an e-administration of Hanoi which meets the requirements of management of a knowledge-based economy and conforms to the process of building a national e- government.

To design and apply a management model based on target programs. In the immediate future, to formulate and implement target programs on: development of urban technical infrastructure facilities; personnel planning; training of leading-managerial talents, entrepreneurs, highly qualified specialists and a contingent of professional cadres, civil servants and public employees: information technology; precision mechanical engineering-automation industry; preservation and development of culture: building and development of hi-tech agriculture zones; and environmental protection.

To formulate appropriate development institutions, particularly institutions of the socialist-oriented market economy and institutions of a society which develops on the basis of law rule-morality rule combination.

2. To raise the management capacity of the contingent of leading cadres and professional qualifications and professionalism of the contingent of civil servants.

To build and develop the contingent of leading cadres and attract talented and virtuous persons as well as elites from the municipal to grassroots level.

To build the contingent of cadres, civil servants and public employees with high quality, good public-duty ethics and high professionalism; to develop and increase the contingent of specialists working as excellent advisors and meeting the management and development requirements.

3. To step up administrative reforms

To formulate and implement an overall administrative reform program for the 2011-2020 period in all aspects: institutions, apparatus organization, cadres and civil servants, and modernization of the administration, focusing on the rationalization of the management apparatus at all levels, cleaning and raising the professional qualifications, professionalism and public-duty ethics of civil servants, simplifying administrative procedures and applying information technology to management activities; to formulate and implement public-duty regulations.

To formulate and fruitfully implement the mechanism for inter-level and inter-sector coordination: to implement the regime of responsibility of heads and key cadres at all levels.

4. To formulate and implement special mechanisms and policies for Hanoi Capital

- To formulate mechanisms and policies on budget regulation and attraction, fostering, development and employment of talents;

- To adopt mechanisms to attract investment for infrastructure development, particularly transport network, water supply and drainage system and houses.

- To adopt mechanisms for coordination with foreign diplomatic agencies and international organizations based in Hanoi in order to expand international cooperation in economy, culture, science and technology, security maintenance, etc.

5. To mobilize and effectively use resources

The total social investment capital demand is predicted at VND 3,900-4,100 trillion according to actual prices (equivalent to USD 180-190 billion) for the 2011 - 2020 period and VND 6,500-7,000 trillion (equivalent to USD 300-320 billion) for the 2021- 2030 period.

- To mobilize and effectively use investment capital sources and land resources: The State shall adopt special mechanisms and policies on investment from the state budget and other financial sources for construction and development of Hanoi Capital.

To improve the investment environment and create advantages for mobilization and attraction of domestic and foreign investment sources (renewing and diversifying mechanisms, policies and forms of attracting investment capital: properly carrying out planning work, well preparing investment projects and clean land funds; renewing and reforming administrative procedures, etc.);

To mobilize to the utmost and effectively use capital sources from land funds, state-owned public property, issuance of Capital construction bonds, the securities market, credit sources and capital sources from the population; to formulate appropriate mechanisms and policies to step up the socialization of investment in different fields in accordance with law; to study and establish a Capital construction and development fund and various development funds for capital raising (urban development fund, urban infrastructure development fund, urban housing development fund, scientific and technological development fund, etc.); to further attract and effectively use ODA capital sources in the fields of transport, water supply and drainage, environment, health, etc.

- To develop, bring into play and effectively employ human resources: To invest in the development of highly qualified human resources, focusing on the contingent of scientists and technologists, leaders, managers, entrepreneurs and high-grade technicians; to formulate and implement policies of attracting and putting talents in important positions; to apply solutions to increase labor productivity; to promote the traditions of thousands-year-old Thang Long in combination with the strength of the lime, creating new motives for development; to increase education and establish industrial working style and urban lifestyle for inhabitants.

- To lap and effectively use scientific and technological potential: To formulate and effectively implement the system of mechanisms and policies for stepping up investment in scientific and technological research, transfer and application; to establish a science and technology fund of the city.

6. To enhance cooperation and coordination with central agencies and other provinces and cities

To promote and coordinate the strength of central agencies and localities with the strength of Hanoi; to formulaic and implement a mechanism of coordination between central agencies and Hanoi and between localities throughout the country and Hanoi; to clearly define the functions, tasks and powers of all levels and sectors in the strategy implementation.

Hanoi will take the initiative in coordinating with ministries and central agencies and other provinces and cities nationwide in order to mobilize resources for development and support for mutual development on the basis of support, cooperation and healthy competition.

7. To intensify and expand international cooperation

To intensify the introduction and advertisement of Hanoi Capital s images to the world; to bring into play the Capital s advantages for participation and high positions in international selections and rankings in specific areas, primarily its special cultural traditions, culinary specialties, tourism, social safety, etc.

To create an environment and conditions favorable for attracting transnational economic groups to invest in Hanoi.

To properly implement international commitments and cooperation between Hanoi Capital and the capitals of other countries in the fields of economy, culture, social affairs, science and technology, training, physical training and sports, security and defense.

VII. CENTRAL TASKS FOR THE STRATEGY IMPLEMENTATION

1. The 2011-2020 period: To focus on performing the following central tasks:

To build a modern model of urban management together with an e-administration in association with renewing institutions, promoting administrative reform and enhancing the capacity of leaders of agencies and civil servants at all levels:

To further mobilize resources for stepping up the construction of a modern and complete infrastructure system;

To quickly develop highly qualified human resources, including attracting and properly employing talents for the cause of building and developing Hanoi city; to attach importance to education in and formation of industrial working style and urban lifestyle for Hanoi residents.

To formulaic special mechanisms and policies for Hanoi (mechanisms and policies on raising capital from land, budget regulation, raising capital for major technical and social infrastructure projects, attraction, employment and development of talents, urban management, etc).

To improve and raise the quality of planning work; to focus on reviewing and formulating sectoral and local development master plans and detailed plans; to attach importance to urban construction planning: to regularly and effectively coordinate in the formulation and implementation of plans, ensuring consistency between the strategy and master plans: to supervise and inspect development investment under planning; to heighten the responsibility of all levels, sectors and localities in the implementation of master plans.

To step up regional coordination and cooperation in raising and reasonably and efficiently using resources.

2. The 2021-2030 period: By 2020, Vietnam will basically become a modernity-oriented industrial country. Therefore, the solutions to implement the strategy for socio-economic development in Hanoi must shift, their locus to intensive development on the basis of application of the latest scientific and technological achievements, speeding up the formulation and development of a knowledge-based economy through promoting innovative elements and high dynamism and directing the performance of the following principal tasks:

To strongly invest in the building and development of scientific and technological potential in line with the global trends; to intensify technology application and renewal in economic development and people s life.

To concentrate on fast development of high-quality human resources, primarily in science and technology, leadership, management and business.

To renew and modernize the infrastructure system, particularly works of international significance so that Hanoi can actually be a major center of .Southeast Asia.

To promote inter-regional and international alignment and cooperation.

Article 2.Organization of implementation

1. Implementing the strategy for socio-economic development in Hanoi is an important and regular task of the entire Party, entire army, entire people and of ministries, sectors and localities throughout the country; mobilizing the combined strength, including the effective exploitation of the potential and advantages of Hanoi, is decisive while making full use of external resources is important to the cause of building and developing the Capital; thoroughly studying the contents of the strategy for socio-economic development of Hanoi city within the entire Party, entire people and entire army in Hanoi and the whole country; enhancing the leadership, creating the consensus in both will and action in the implementation of the strategy.

2. The Hanoi Municipal People s Committee shall:

- Publicize the strategy; direct the formulation and implementation of master plans on the development of sectors and key products, and socio-economic development master plans of districts, incorporating the strategy s objectives, orientations and solutions in these master plans and plans;

- Take the initiative in coordinating with ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and related bodies in formulating the master plans on the development of sectors and key products of the whole country in the locality; coordinate in implementing the approved master plans;

- Incorporate the strategy s objectives in five-year and annual plans and key programs and projects of Hanoi; concentrate direction for the effective implementation of the breakthroughs identified in the strategy in order to build and develop Hanoi Capital into a driving force boosting the national development:

- Together with the realization of the strategy s objectives and tasks, assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and sectors in, formulating sectoral plans in line with the master plan on construction of Hanoi Capital through 2030, with a vision toward 2050, under the Prime Minister s Decision No. 1259/QD-TTg of July 26,2011: and organize the effective implementation of the master plan on socio-economic development of Hanoi through 2020, with a vision toward 2030, under the Prime Minister s Decision No. 1081/QD-TTg of July 6. 2011:

- Guide, supervise, inspect, review and evaluate the implementation of the strategy, periodically make review reports lo the Prime Minister and propose adjustments and supplements to the strategy as necessary.

3. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Hanoi city and the Ministry of Finance in, promulgating according to its competence specific mechanisms, policies and measures for building Hanoi into a mechanical engineering-automation center of the whole country.

4. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Hanoi city in, studying and investing in the upgrading of a number of outstanding and key universities; drawing up plans to relocate universities, colleges and secondary professional schools out of downtown areas, building university towns and student villages and dormitories in Hanoi.

5. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors as well as Hanoi city in, formulating and implementing plans to develop vocational training schools in Hanoi for training highly skilled human resources for the Capital s construction and development and for labor export.

6. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Hanoi city and the Ministry of Finance in, promulgating according to its competence specific mechanisms, policies and measures for building Hanoi into a national center of information technology and bio­technology research and application; coordinate with the Ministry of Planning and Investment, related ministries and Hanoi city in building a number of research institutions and laboratories of regional and international standards in Hanoi.

7. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Hanoi city, the Ministry of Finance and related sectors in, formulating specific policies and measures for building Hanoi into a national center of genetic research and application; and planning and building a number of high-quality hospitals in Hanoi.

8. The Ministry of Culture, Spoils and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Hanoi city in, studying and investing in the construction, embellishment and management of especially important cultural works of the country, modem sports complexes, sports centers and national sports facilities of regional and international standards in Hanoi.

9. The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with Hanoi city, the Ministry of Science and Technology. the Ministry of Finance and related ministries and sectors in, promulgating specific-mechanisms, policies and measures for building Hanoi into a national information technology center which is reputable in the region.

10. The Ministry of Finance and the State Bank of Vietnam shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors and localities in, studying and promulgating financial and monetary mechanisms and policies for building Hanoi into a financial-banking center of the northern region, which will play an important role in the whole country:

11. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, sectors and Hanoi city in. detailing and incorporating the strategy s objectives and solutions in the solutions to implement the national strategy for socio-economic development in the 2011 -2020 period as well as national five-year and annual socio-economic development plans: coordinate with the Ministry of Finance and Hanoi city in mobilizing resources for the implementation of the strategy.

12. Ministries and sectors shall, based on their respective functions and assigned tasks, closely coordinate with Hanoi city in incorporating the strategy s contents in their development master plans and five-year and annual plans, ensuring synchronism and effectiveness; guide and support Hanoi city in effectively implementing the strategy.

13. Provinces and centrally run cities shall cooperate, align and closely coordinate with Hanoi city in implementing the strategy, particularly in the implementation of master plans and plans on infrastructure construction, environmental protection, development of services, training, health, population mana­gement and development of the labor market.

Article 3.This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4.The Chairperson of the Hanoi Municipal People s Committee, ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People s Committees and heads of related agencies shall implement this Decision.-

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 222/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe