Quyết định 192/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 192/2006/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 192/2006/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Nguyễn Tấn Dũng |
Ngày ban hành: | 21/08/2006 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 192/2006/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 192/2006/QĐ-TTG NGÀY 21 THÁNG 8 NĂM 2006
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN KINH TẾ - Xà HỘI TỈNH LAI CHÂU
ĐẾN NĂM 2010"
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị (khoá IX) về Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 87/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 4 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu thời kỳ 2006 - 2020;
Xét đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu tại Tờ trình số 230/TTr-UBND ngày 16 tháng 5 năm 2006 và của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 3065/BKH-TĐ&GSĐT ngày 03 tháng 5 năm 2006 và công văn số 4141/BKH-TĐ&GSĐT ngày 07 tháng 6 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2010" với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu phát triển đến năm 2010
Mục tiêu tổng quát:
Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, đưa Lai Châu thoát ra khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh trong vùng và trong cả nước.
Cải thiện rõ rệt hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội. Phát huy lợi thế về cửa khẩu, các tài nguyên khoáng sản, thủy điện, đất đai, khí hậu để phát triển các ngành kinh tế; tập trung xóa đói giảm nghèo, hoàn thành cơ bản định canh định cư; bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
Gắn phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng - an ninh, ổn định chính trị, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới quốc gia.
Một số chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2010:
- Về kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng bình quân |
Thời kỳ 2006 -2010 |
GDP |
14 - 15% |
Nông - lâm nghiệp, thủy sản |
5 - 6% |
Công nghiệp- xây dựng |
26 - 27% |
Dịch vụ |
17 - 18% |
Cơ cấu kinh tế của tỉnh Lai Châu đến năm 2010 là: nông, lâm nghiệp, thủy sản - công nghiệp - dịch vụ 32 - 35 - 33%. Đến năm 2010 GDP bình quân đầu người (giá năm 2006) đạt 7 triệu đồng (tăng 2 lần so với năm 2005, bằng 45% bình quân cả nước). Thu ngân sách trên địa bàn đạt 160 tỷ đồng. Tổng giá trị hàng xuất khẩu sản xuất tại địa phương đạt 10 triệu USD. Tổng sản lượng lương thực đạt trên 150.000 tấn, lương thực bình quân đầu người đạt khoảng 400 kg/người/năm, diện tích cây chè đạt 4.500 ha, trong đó trồng mới 500 ha, diện tích cây thảo quả đạt 3.000 ha, trong đó trồng mới 1.000 ha, tỷ lệ tăng đàn gia súc đạt 6 - 7%.
- Về xã hội: tỷ lệ tăng dân số trung bình giai đoạn 2006 - 2010 đạt 2,2%/năm; quy mô dân số đến năm 2010 là 368 ngàn người. Mức giảm tỷ lệ sinh trung bình hàng năm 1,02 ‰. Củng cố và giữ vững kết quả phổ cập giáo dục tiểu học, xóa mù chữ, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2008, hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2009, phát triển giáo dục mầm non. Đến năm 2010, 50% số xã có trạm y tế đạt tiêu chuẩn quốc gia, phấn đấu đạt 5 bác sĩ/1 vạn dân, 50% số trạm y tế xã có bác sĩ. Không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dưới 30% (theo chuẩn nghèo mới); giải quyết việc làm cho 4.000 - 4.500 người/năm, tỷ lệ lao động được đào tạo đạt 25%; cai nghiện ma túy cho 1.000 lượt người/năm. Hàng năm có 100 làng, bản, khu phố đăng ký xây dựng cơ sở văn hóa, trong đó có ít nhất 30% được công nhận đạt cấp huyện và cấp tỉnh; 90% tỷ lệ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa; tăng cường và củng cố các cơ sở Đảng, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền các cấp, xây dựng các tổ chức đoàn thể vững mạnh.
- Về an ninh, quốc phòng: hoàn thành cơ bản việc đưa dân trở lại biên giới; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn biên giới, xây dựng biên giới Việt - Trung hoà bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; ưu tiên đầu tư đồng bộ các hạ tầng thiết yếu để phục vụ sản xuất và dân sinh với các dự án đưa dân ra biên giới, các điểm dân cư ở gần cột mốc biên giới.
- Về hạ tầng: đến năm 2007, phấn đấu 100% số xã (hiện có) có đường ô tô đến trung tâm xã, đến năm 2010 có trên 70% tuyến đường giao thông nông thôn đi lại được các mùa trong năm. Đến năm 2010, 100% số xã và 80% số hộ được sử dụng điện; 100% số xã có mạng Internet đến trung tâm xã; 100% thị trấn được phủ sóng điện thoại di động; trên 80% số dân đô thị và 30% dân số nông thôn được sử dụng nước sạch; trên 90% hộ dân được nghe đài phát thanh, trên 80% hộ dân được xem truyền hình bằng tiếng dân tộc.
- Về môi trường: độ che phủ của rừng đạt trên 45% vào năm 2010.
- Di dân tái định cư: thực hiện tái định cư cho các hộ dân nằm trong vùng ngập của dự án thủy điện Sơn La và các dự án thủy điện khác; đảm bảo cho các hộ dân tái định cư có cuộc sống tốt hơn nơi ở cũ.
2. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực
a) Nông, lâm nghiệp, thủy sản và phát triển nông thôn: đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, lựa chọn một số cây, con có ưu thế để tập trung phát triển, chuyển sang sản xuất hàng hóa, gắn với công nghiệp chế biến và các thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Nông nghiệp: bảo đảm an ninh lương thực trên địa bàn, đến năm 2010 đạt mức bình quân 400 kg/người/năm. Đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ, áp dụng rộng rãi công nghệ giống và kỹ thuật canh tác tiên tiến vào sản xuất để tăng năng suất lúa, ngô. Hình thành các vùng sản xuất lương thực tập trung năng suất cao. Phát triển cây chè theo hướng thâm canh tăng năng suất, chất lượng cao, đến năm 2010 có 4.500 ha. Phát triển cây thảo quả, khuyến khích phát triển những cây công nghiệp ngắn ngày thích hợp với điều kiện của tỉnh như: bông, lạc, đậu tương v.v… cung ứng giống có chất lượng cao trong chăn nuôi, làm tốt công tác thú y, vận động đồng bào chuyển đổi tập quán chăn thả sang chăn nuôi theo các trang trại. Tăng nhanh số lượng đàn trâu, bò, đến năm 2010 đạt 111.500 con trâu, 20.700 con bò, hàng năm có khoảng 8 - 10 nghìn tấn thịt trâu, bò hơi cung cấp cho thị trường. Cần có cơ chế và giải pháp phù hợp để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
- Thủy sản: phát triển nuôi trồng thủy sản, tiến tới nuôi trồng tập trung, quy mô lớn khi các hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu, Huổi Quảng, Bản Chát v.v… đưa vào sử dụng.
- Lâm nghiệp: làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, phấn đấu nâng độ che phủ rừng từ 37,5% năm 2005 lên trên 45% vào năm 2010 để phát huy chức năng rừng phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nước cho các công trình thuỷ điện. Phát triển trồng rừng tập trung đặc biệt là các loại cây gỗ lớn và gỗ nguyên liệu công nghiệp, lâm sản có năng suất và giá trị kinh tế cao phục vụ ngành công nghiệp chế biến tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như công nghiệp giấy, ván dăm, hàng mộc gia dụng. Giai đoạn 2006 - 2010 phấn đấu trồng mới 10.000 ha, khoanh nuôi tái sinh thêm 100.000 ha rừng. Bảo tồn khu vực rừng nguyên sinh, hình thành khu bảo tồn thiên nhiên ở sườn Tây Nam dãy Hoàng Liên Sơn và phát triển du lịch sinh thái. Có chính sách đầu tư thỏa đáng cho các xã đặc biệt khó khăn vùng cao, biên giới, thiếu đất sản xuất nông nghiệp chuyển sang sống bằng nghề trồng, khoanh nuôi bảo vệ rừng phòng hộ. Xem xét việc phát triển cây cao su trên địa bàn các xã biên giới thuộc các huyện Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè.
- Xây dựng nông thôn: quy hoạch sắp xếp lại dân cư, định canh, định cư, ổn định và cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc. Xây dựng các công trình thủy lợi, các điểm tái định cư, khai hoang 3.000 ha ruộng nước giai đoạn 2006 - 2010. Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn bao gồm điện, đường giao thông, nước sinh hoạt, thủy lợi, hệ thống trường học, trạm xá… hình thành thêm nhiều làng nghề và trang trại kinh tế nông - lâm nghiệp.
b) Công nghiệp - xây dựng: phát triển các ngành công nghiệp có ưu thế như thủy điện, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản, tiểu thủ công nghiệp truyền thống và các cơ sở công nghiệp phục vụ chương trình tái định cư các dự án thủy điện. Từ nay đến 2010 phấn đấu hình thành khu công nghiệp Phong Thổ (sản xuất xi măng, chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng) và hình thành một số cụm công nghiệp tại thị xã Lai Châu, Nậm Hàng (Mường Tè), Pu Sam Cáp (Sìn Hồ), thị trấn Than Uyên…
- Thủy điện: cùng với việc triển khai xây dựng các nhà máy thủy điện Lai Châu, Bản Chát và Huổi Quảng, tiến hành khảo sát, quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình thủy điện vừa và nhỏ.
- Khoáng sản: thăm dò khai thác mỏ vàng ở Pu Sam Cáp. Điều tra thăm dò các mỏ đất hiếm, đồng, chì, kẽm, tổ chức khai thác thu gom các mỏ nhỏ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư khai thác gắn với chế biến khoáng sản trên địa bàn.
- Sản xuất vật liệu xây dựng: mở rộng công suất khai thác đá đen ở Nậm Ban (Sìn Hồ), nghiên cứu thăm dò khai thác, chế biến đá màu, đá trắng phục vụ xây dựng và xuất khẩu. Xây dựng nhà máy gạch Tuynel, nhà máy xi măng với công suất phù hợp tại khu vực ngã ba Mường So nhằm đáp ứng nhu cầu xây dựng dân dụng, các công trình dân dụng và thủy lợi trong tỉnh.
- Chế biến nông - lâm sản: nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh của nhà máy giấy Lai Châu gắn với đa dạng hóa sản phẩm. Tăng công suất và chất lượng sản phẩm các nhà máy chè ở Tam Đường, Thân Thuộc. Từng bước hình thành cơ sở chế biến nông sản tại các vùng sản xuất tập trung như chế biến thức ăn gia súc, giết mổ gia súc v.v…
- Công nghiệp khác: phát triển cơ khí sản xuất dụng cụ cầm tay và khuyến khích xây dựng các xưởng cơ khí do tư nhân đầu tư.
c) Thương mại - dịch vụ: đẩy nhanh phát triển các ngành dịch vụ để trở thành ngành chiếm tỷ trọng cao trong GDP của Tỉnh.
Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng thương mại, các trung tâm thương mại ở các thị xã, thị trấn, thị tứ, các trung tâm cụm xã. Mở rộng các loại hình dịch vụ thương mại để khai thác lợi thế cửa khẩu như: kinh doanh tạm nhập tái xuất, vận chuyển giao nhận hàng quá cảnh, bảo quản hàng hoá, kho tàng, kho ngoại quan, chợ cửa khẩu. Trước mắt, ưu tiên xây dựng một số chợ khu vực biên giới. Đảm bảo cung ứng các mặt hàng thiết yếu cho đồng bào vùng cao và bình ổn giá cả thị trường.
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái và du lịch văn hóa dân tộc, đưa du lịch thành một trong những ngành quan trọng, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh, thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, giữ vững an ninh, quốc phòng và trật tự, an toàn xã hội.
Phát triển dịch vụ vận tải hàng hóa, hành khách trên các tuyến vận tải liên tỉnh, nội tỉnh và hướng tới vận tải liên vận quốc tế khi có điều kiện, khai thác các tuyến vận tải đường thủy khi các hồ thủy điện hình thành.
d) Giao thông, thủy lợi, cấp nước sinh hoạt, cấp điện:
- Xây dựng đường tránh và nâng cấp quốc lộ 4D, quốc lộ 12, quốc lộ 32 (giai đoạn 2). Xây dựng các tuyến đường tránh ngập quốc lộ 12, quốc lộ 32, tỉnh lộ 127, quốc lộ 279..., bảo đảm giao thông liên hoàn trong tỉnh và khu vực khi xây dựng các công trình thủy điện; xây dựng các đường nối tỉnh lộ, quốc lộ với khu di dân tái định cư do xây dựng các công trình thuỷ điện. Sớm đầu tư tuyến đường vành đai biên giới: Pa Tần - Hua Bum - Mường Tè - Pắc Ma nối với tuyến Pắc Ma - A Pa Chải - Chung Chải - Mường Nhé của tỉnh Điện Biên và tuyến Pa Tần - Phong Thổ - Bát Xát của tỉnh Lào Cai. Xây dựng một số đường liên thông. Cải tạo, nâng cấp các tuyến tỉnh lộ. Đầu tư các tuyến đường giao thông đến trung tâm các xã chưa có đường ôtô. Cải tạo, nâng cấp và bảo đảm 70% đường giao thông nông thôn đi lại được các mùa trong năm.
- Khảo sát, xây dựng một số cảng đường thuỷ trên sông Đà để phát triển giao thông đường thuỷ khi các công trình thuỷ điện lớn trên địa bàn được xây dựng.
- Thủy lợi: giai đoạn 2006 - 2010, xây dựng mới và nâng cấp các công trình thủy lợi, phục vụ tưới ổn định cho 8.805 ha lúa 2 vụ. Ưu tiên đầu tư 4 hồ chứa (Đồng Pao, Pa Khóa, Hoàng Hồ, Nậm Mạ Dao); 8 cụm công trình thủy lợi Mường Kim, Mường Than, Thân Thuộc (Than Uyên), Bình Lư (Tam Đường), Phong Thổ, Dào San, Sìn Hồ và Mường Mô - Nậm Hàng.
- Đầu tư xây dựng các hệ thống cấp nước sạch cho thị xã Lai Châu và các thị trấn Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Mường Tè, Thân Thuộc. Phát triển hệ thống nước sinh hoạt cho các vùng nông thôn bao gồm nước sinh hoạt tập trung và các công trình nhỏ lẻ.
- Đẩy mạnh đầu tư các dự án thuỷ điện, lưới điện theo Quy hoạch điện đã được phê duyệt. Phấn đấu đến năm 2010: 100% số xã trên địa bàn tỉnh có điện lưới quốc gia; 80% số hộ được sử dụng điện; chủ động triển khai xây dựng các trạm thuỷ điện vừa và nhỏ để cấp điện tại chỗ và kết hợp cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho đồng bào.
đ) Hệ thống đô thị:
Tập trung đầu tư hệ thống giao thông, cấp thoát nước, cải tạo mặt bằng, điện chiếu sáng đô thị... đầu tư thị xã Lai Châu quy mô khoảng 1000 ha; thị trấn Phong Thổ và thị trấn Tam Đường với quy mô mỗi thị trấn khoảng 60 ha; cửa khẩu Ma Lù Thàng quy mô khoảng 45 ha và các đô thị khác.
e) Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng xã hội:
Xây dựng các trường trung học phổ thông và các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh, huyện Tam Đường và huyện Phong Thổ; phát triển các trường bán trú dân nuôi tại trung tâm cụm xã, trung tâm xã đáp ứng đủ nhu cầu. Tăng cường trang thiết bị cho việc dạy và học theo chương trình đổi mới giáo dục phổ thông. Đầu tư xây dựng nhà ở cho cán bộ, giáo viên, đặc biệt là các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới. Xây dựng Trường Cao đẳng cộng đồng, Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm dạy nghề tỉnh và một số Trung tâm dạy nghề cấp huyện, cụm v.v… với quy mô phù hợp.
+ Y tế: đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh quy mô 300 giường bệnh, chuẩn bị thủ tục để khởi công Bệnh viện đa khoa Phong Thổ và Tam Đường, nâng cấp sửa chữa Bệnh viện đa khoa Sìn Hồ và huyện Mường Tè. Xây dựng mới Trung tâm phòng chống bệnh xã hội, Trung tâm y tế thị xã Lai Châu. Đẩy nhanh việc nâng cấp các trạm y tế xã bảo đảm đủ tiêu chuẩn theo quy định.
+ Văn hóa: đầu tư xây dựng trung tâm thư viện, trung tâm văn hóa, nhà bảo tàng tỉnh, huyện. Trùng tu tôn tạo các di tích lịch sử, bảo tồn các di sản văn hóa vùng lòng hồ thủy điện Lai Châu. Xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa thôn, bản phù hợp với truyền thống văn hóa của từng dân tộc.
+ Hệ thống công sở: khẩn trương hoàn thiện cơ sở hạ tầng các cơ quan Đảng, đoàn thể, chính quyền các cấp với quy mô phù hợp, đáp ứng yêu cầu, góp phần nâng cao năng lực quản lý.
g) Tái định cư các dự án thủy điện:
Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu chủ trì, phối hợp với chủ đầu tư hoàn thành việc chuyển dân tái định cư thuộc các dự án thuỷ điện Sơn La, Bản Chát, Huổi Quảng đúng Quy hoạch và tiến độ quy định. Đồng thời, chuẩn bị điều kiện thực hiện công tác di dân tái định cư dự án thuỷ điện Lai Châu theo yêu cầu tiến độ đề ra. Kết hợp việc sắp xếp lại dân cư, cơ cấu lại sản xuất, phát triển cơ sở hạ tầng với thực hiện chính sách hỗ trợ cho đồng bào dân tộc thiểu số khó khăn để đảm bảo cho đồng bào tái định cư có cuộc sống ở nơi mới tốt hơn.
h) Văn hóa - xã hội:
+ Giáo dục và đào tạo: phấn đấu hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 2009. Hàng năm số học sinh đến lớp tăng 4,47%. Làm tốt công tác đào tạo cán bộ cho cơ sở, đặc biệt là cán bộ dân tộc ít người, cán bộ nữ, nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo. Phát triển dạy nghề cho người lao động, cho lao động nông thôn và thanh niên dân tộc, đặc biệt là lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong diện tái định cư các thuỷ điện và vùng chuyển đổi cơ cấu kinh tế góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động.
+ Y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: củng cố mạng lới y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Cơ bản kiểm soát các loại dịch sốt rét, lao, ngăn chặn có hiệu quả HIV/AIDS. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi xuống còn 25% năm 2010. Giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh nhẹ cân xuống dưới 8%, bảo đảm trên 96% trẻ em được tiêm chủng 6 loại văcxin. Mở rộng bảo hiểm y tế và các hình thức hỗ trợ đồng bào dân tộc các xã vùng sâu, vùng xa được chăm sóc sức khỏe.
+ Phát triển dân số: thực hiện kế hoạch hóa gia đình và các chương trình sức khỏe sinh sản để nâng cao chất lượng dân số. Khuyến khích dân cư từ các địa phương khác đến lập nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch của Tỉnh. Quy mô dân số năm 2010 khoảng 368.000 người (trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên bình quân hàng năm khoảng 1,8%, tăng cơ học 0,4%).
+ Về văn hóa - thông tin: nâng cao mức độ hưởng thụ văn hóa - thông tin, bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa của các dân tộc ít người. Bảo đảm quỹ đất cho xây dựng hệ thống cơ sở văn hoá - thông tin và bảo tồn di sản văn hoá. Tất cả các xã đều có điện thoại và điểm bưu điện văn hóa xã để cung cấp sách báo, thông tin cho đồng bào. Xây dựng đài phát thanh truyền hình tỉnh để mở rộng phạm vi phủ sóng, phát triển các trạm thu sang truyền hình VTRO tại các bản có điều kiện về điện. Phát triển rộng khắp các hoạt động thể dục, thể thao trong quần chúng, phấn đấu có huy chương trong các kỳ đại hội thể thao các dân tộc của khu vực và cả nước. Xây dựng các cơ sở luyện tập và thi đấu thể thao tại các tỉnh lỵ, thị trấn huyện lỵ các xã, phường đều có địa điểm, quỹ đất làm nơi hoạt động thể dục, thể thao.
+ Xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm: là nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cả giai đoạn. Tập trung nguồn lực xóa đói giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn vùng cao, vùng biên giới và đồng bào các dân tộc thiểu số (Mảng, La Hủ, Khơ Mú...) để cơ bản không còn hộ đói, giảm tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 30% (theo chuẩn nghèo mới) vào năm 2010. Hàng năm tạo việc làm cho 4.000 - 5.000 người. Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động nhằm giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, tăng tỷ lệ thời gian lao động nông thôn lên 78 - 80% và giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực đô thị xuống dưới 3%.
+ Giải quyết tốt vấn đề thiếu đất ở, đất sản xuất, cơ sở hạ tầng nông thôn vùng cao để định canh định cư, xóa bỏ tập quán du canh, du cư và di cư tự do ở một số dân tộc.
i) Vấn đề tôn giáo và phòng chống các tệ nạn xã hội:
+ Tăng cường tuyên truyền, vận động, giáo dục đồng bào theo đạo thực hiện tốt các chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà nước; kiên quyết chống truyền đạo trái phép.
+ Tăng cường tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc ít người giữ gìn và phát huy truyền thống bản sắc văn hóa dân tộc. Có biện pháp ngăn chặn âm mưu và hành động lợi dụng tự do tín ngưỡng lôi kéo, kích động chia rẽ đoàn kết dân tộc.
+ Tiếp tục thực hiện triệt để việc triệt phá cây thuốc phiện, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi tàng trữ, buôn bán, nghiện hút các chất ma túy. Tổ chức tốt việc cai nghiện và giải quyết công ăn việc làm cho các đối tượng sau cai nghiện, tránh tình trạng tái nghiện.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, tập huấn giữ gìn trật tự an toàn giao thông, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
k) Phát triển kinh tế theo không gian, lãnh thổ: căn cứ vào đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội, phát triển tỉnh Lai Châu theo 3 vùng kinh tế như sau:
- Vùng kinh tế động lực quốc lộ 32 và quốc lộ 4D (bao gồm thị xã Lai Châu, các huyện Phong Thổ, Tam Đường và Than Uyên): là vùng có nhiều tiềm năng để phát triển toàn diện cả về nông - lâm nghiệp, công nghiệp khai khoáng và thương mại, dịch vụ. Định hướng phát triển của vùng là phát triển thương mại, dịch vụ kinh tế cửa khẩu, phát triển sản xuất nông - lâm nghiệp hàng hoá và công nghiệp chế biến nông - lâm sản với các mặt hàng chủ lực là chè, lúa gạo, thảo quả, thịt trâu, bò, sữa; khai thác chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng...
- Vùng kinh tế lâm - nông nghiệp sinh thái sông Đà (bao gồm 2 huyện Mường Tè và các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ) là vùng phòng hộ đặc biệt xung yếu của sông Đà, nằm dọc sông Đà. Định hướng phát triển chính của vùng là khoanh nuôi, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên hiện có, phát triển mạnh trồng rừng phòng hộ kết hợp với phát triển chăn nuôi trâu, bò; trồng dược liệu; khai thác lợi thế giao thông của đường thuỷ sông Đà, sông Nậm Na, Nậm Mạ, các trục đường giao thông quốc lộ 12, tỉnh lộ 127 để phát triển dịch vụ vận tải, luân chuyển hàng hoá, du lịch sinh thái và công nghiệp chế biến lâm sản. Có phương án phát triển nghề nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản, khai thác có hiệu quả diện tích mặt nước của các hồ thủy điện Sơn La, Lai Châu.
- Vùng kinh tế, du lịch sinh thái, văn hoá dân tộc và nông nghiệp chất lượng cao gồm 9 xã vùng cao huyện Sìn Hồ: Tủa Sín Chải, Làng Mô, Tả Ngảo, Xà Dề Phìn, Tả Phìn, Phăng Xô Lin, Hồng Thu, Phìn Hồ, thị trấn Sìn Hồ. Định hướng phát triển chính của vùng là phát triển vùng thành khu du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, nghỉ dưỡng gắn với phát triển nông nghiệp chất lượng cao, phát triển cây dược liệu, hoa, cây ăn quả ôn đới.
l) Điều chỉnh địa giới hành chính:
Trong giai đoạn 2006 - 2010 nghiên cứu chia tách các xã có diện tích lớn trên 100 km2, tiến tới ổn định ở quy mô 130 xã, phường, thị trấn.
3. Các giải pháp:
a) Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các vùng kinh tế của Tỉnh và quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng của các ngành, lĩnh vực, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung của các Bộ, ngành và định hướng phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng. Nâng cao chất lượng các nghiên cứu, dự báo về thị trường trong các dự án quy hoạch, bảo đảm phát triển chủ động và bền vững. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các quy hoạch và nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnh vực... làm tốt công tác kế hoạch hóa đầu tư và chuẩn bị đầu tư.
b) Phát triển nguồn nhân lực: thực hiện tốt chính sách đào tạo phát triển nguồn nhân lực, ưu tiên đào tạo tại chỗ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số; xây dựng chính sách đãi ngộ đặc biệt cho cán bộ công tác ở các xã biên giới, các xã đặc biệt khó khăn. Hình thành Trung tâm dạy nghề của tỉnh, huyện có chất lượng cao để đào tạo, xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cao đáp ứng yêu cầu phát triển của kinh tế và xã hội... Tăng cường cán bộ giáo dục, y tế, khuyến nông, chiến sỹ biên phòng... phát huy vai trò của các già làng, trưởng bản để vận động người dân thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước.
c) Đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ (trong lâm nghiệp, công nghiệp, thông tin...).
d) Giải pháp huy động nguồn lực cho đầu tư
- Nhu cầu về vốn đầu tư: tổng nhu cầu đầu tư xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2010 cần khoảng 23.000 tỷ đồng, trong đó bao gồm vốn đầu tư cho phát triển sản xuất kinh doanh các ngành, lĩnh vực kinh tế; vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội; vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật (giao thông, thủy lợi, lưới điện, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc); vốn đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị; vốn đầu tư xây dựng hệ thống công sở các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội; vốn phát triển hạ tầng thương mại du lịch; vốn thực hiện các chương trình tái định cư các dự án thủy điện; vốn thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo; vốn thực hiện chương trình phục hồi rừng phòng hộ; vốn thực hiện chương trình đào tạo đội ngũ cán bộ công chức; vốn thực hiện các chương trình phát triển hàng xuất khẩu và phát huy lợi thế kinh tế cửa khẩu; vốn thực hiện chương trình phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với bảo đảm an ninh quốc phòng.
- Nguồn vốn: cùng với việc quan tâm đầu tư vốn từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải đẩy mạnh việc huy động vốn trong dân doanh; tranh thủ vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài và vốn ODA.
- Giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư: rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh để huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng các đô thị mới, các chương trình kinh tế trọng điểm, vùng biên giới và các điểm có điều kiện phát triển du lịch để thu hút đầu tư. Làm tốt công tác chuẩn bị dự án để bố trí vốn đầu tư của Nhà nước phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội, vốn hỗ trợ từ các chương trình quốc gia, các chương trình về xóa đói giảm nghèo. Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài, vốn ODA. Có chính sách kết hợp giữa nguồn ngân sách tỉnh hỗ trợ với khuyến khích các huyện, xã, tăng cường huy động nội lực để phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn. Tiếp tục lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh để nâng cao hiệu quả đầu tư. Xây dựng và xúc tiến các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh vào các lĩnh vực có lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, xây dựng cơ cấu đầu tư hợp lý tạo ra khả năng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh. Kêu gọi các dự án về bảo vệ tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học, bảo vệ quỹ đất, nguồn tài nguyên nước, kết hợp phát triển các ngành du lịch và dịch vụ khác.
Tăng cường phát triển hệ thống doanh nghiệp, doanh nhân, kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh.
đ) Củng cố, mở rộng quan hệ sản xuất. Tăng cường vai trò của kinh tế nhà nước, phát triển, khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển. Hình thành các hợp tác xã cung cấp các dịch vụ sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
e) Rà soát, bổ sung và ban hành các cơ chế, chính sách cho phát triển: cải cách thủ tục hành chính, chính sách dân tộc, chính sách phát triển sản xuất, kinh doanh, chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển thị trường và hoàn thiện cơ chế hoạt động thương mại; cơ chế khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh.
g) Tăng cường quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường: tài nguyên đất, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên nước.
h) Củng cố quốc phòng - an ninh, đối ngoại: tăng cường giáo dục quốc phòng, an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững chắc. Ưu tiên xây dựng hệ thống đường ra biên giới, đường tuần tra biên giới và các đồn biên phòng. Phát triển quan hệ hợp tác toàn diện với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), chủ động tranh thủ các nguồn vốn đầu tư và tài trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
i) Điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức, trên cơ sở đó quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, đặc biệt là cán bộ tại chỗ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc. Hoàn thiện chế độ tuyển dụng cán bộ, công chức, bồi dưỡng cán bộ, thu hút cán bộ, luân chuyển cán bộ về cơ sở. Xây dựng hệ thống chính trị và đội ngũ cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động chỉnh đốn Đảng.
Điều 2. Đề án được phê duyệt sẽ là định hướng cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lai Châu đến năm 2010, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm; lập và đề xuất các chương trình phát triển cũng như các dự án đầu tư cụ thể trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Giao Ủy nhân dân tỉnh Lai Châu:
1. Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh làm Trưởng ban, Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo thực hiện Đề án đã được phê duyệt.
2. Nghiên cứu, cụ thể hoá các mục tiêu và triển khai thực hiện bằng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình thực hiện phải thường xuyên cập nhật thông tin. Khi có nhu cầu bổ sung, điều chỉnh Đề án phải báo cáo kịp thời với cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Rà soát, xác định rõ thứ tự ưu tiên đối với phát triển ngành, lĩnh vực và các danh mục dự án để đầu tư đúng hướng và tránh tình trạng dàn trải. Chỉ đạo đầu tư có trọng điểm để nhanh chóng mang lại hiệu quả thiết thực, ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị, hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất và hạ tầng xã hội, tạo động lực phát triển các ngành và lĩnh vực.
4. Chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương nghiên cứu, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện của tỉnh nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ, mở rộng thị trường, chủ động hội nhập kinh tế, bảo vệ quốc phòng, an ninh.
5. Thực hiện đổi mới tổ chức, quản lý và cải cách hành chính. Từng bước tạo môi trường thuận lợi để khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước. Phát huy mạnh mẽ tiềm năng và thế mạnh của tỉnh, từng bước phát huy nhân tố tích cực, hạn chế các mặt tiêu cực của cơ chế thị trường trong quá trình phát triển.
6. Nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương các cấp, cùng với việc đổi mới công tác sắp xếp, luân chuyển cán bộ chủ chốt, phân công, phân cấp và đề cao trách nhiệm cá nhân, tổ chức bộ máy quản lý.
Điều 4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu cụ thể hoá Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lai Châu đến năm 2010" đã được phê duyệt bằng các chương trình, dự án đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giao thông vận tải, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Quốc phòng và các Bộ, ngành liên quan tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc của tỉnh Lai Châu như sau:
1. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ và các Bộ, ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu đề ra chính sách ưu tiên hơn nữa cho Lai Châu trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ dân tộc từ tỉnh đến cơ sở; cơ chế, chính sách thu hút lao động có trình độ đến làm việc tại Lai Châu.
2. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải và các Bộ, ngành liên quan ưu tiên bố trí vốn theo quy định để xây dựng các tuyến đường tránh ngập dự án thuỷ điện Sơn La, Lai Châu, Bản Chát, Huổi Quảng và tuyến đường vành đai biên giới Pa Tần - Mường Tè - Pắc Ma để phục vụ cho công tác tái định cư. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với tỉnh và các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu việc đưa các tuyến đường Chăn Nưa - Sìn Hồ - Nậm Loỏng vào tuyến tránh ngập thuỷ điện Sơn La; tuyến Mường Kim - Mường La vào tuyến tránh ngập thuỷ điện Bản Chát - Huổi Quảng - Sơn La, tạo ra mạng lưới giao thông liên hoàn khi các hồ chứa nước hoàn thành.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp và các Bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế phân cấp cho tỉnh quản lý, khai thác các mỏ khoáng sản nhỏ, xem xét bố trí kinh phí theo quy định để điều tra, khảo sát, lập bản đồ khoáng sản trên địa bàn tỉnh, tạo điều kiện cho Lai Châu chủ động xây dựng kế hoạch tổ chức khai thác, chế biến, xuất khẩu khoáng sản.
4. Chương trình thực hiện Nghị quyết số 37-NQ/TW: hàng năm, tăng vốn đầu tư để giúp tỉnh Lai Châu giảm bớt khó khăn, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ theo tinh thần Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị, cụ thể:
- Hỗ trợ vốn để hoàn thành các tuyến đường ô tô đến trung tâm các xã (hiện có) trong năm 2006 - 2007, các tuyến đường tuần tra biên giới và ra biên giới, giải quyết căn bản vấn đề giao thông nông thôn, bảo đảm đi lại thuận lợi cả 4 mùa.
- Giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét trình duyệt theo quy định hiện hành các dự án đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa tỉnh và Bệnh viện hai huyện mới chia tách.
- Giao các Bộ, ngành liên quan nghiên cứu, hỗ trợ đầu tư xây dựng các cơ sở đào tạo: Trường Cao đẳng cộng đồng, Trường Chính trị tỉnh, Trung tâm dạy nghề ở tỉnh và ở các huyện, Trung tâm giáo dục thường xuyên ở tỉnh và các huyện, Trường Quân sự tỉnh.
- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ về việc tăng vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu khu kinh tế cửa khẩu của tỉnh.
5. Về định mức cân đối ngân sách địa phương:
Về chi thường xuyên: giao Bộ Tài chính xây dựng định mức phân bổ cho tỉnh Lai Châu trên cơ sở các tiêu chí: diện tích tự nhiên; mật độ dân số, cơ cấu dân tộc; số xã, bản đặc biệt khó khăn; tỷ lệ đói nghèo; tỉnh miền núi cao, biên giới; vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh; xa các trung tâm kinh tế lớn; tỉnh mới chia tách v.v… theo nguyên tắc trong giai đoạn 2007 - 2010 tăng 1,5 lần so với giai đoạn 2004 - 2006.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No: 192/2006/QD-TTg | Hanoi, August 21, 2006 |
DECISION
APPROVING THE SCHEME ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT IN LAI CHAU PROVINCE TILL 2010
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to Resolution No. 37-NQ/TW of July 1, 2004, of the Political Bureau (IXth term) on socio-economic development orientations and defense and security maintenance in northern midland and mountainous regions till 2010;
Pursuant to the Prime Minister's Decision No. 87/2006/QD-TTg of April 20, 2006, approving the master plan on socio-economic development in Lai Chau province in the 2006-2020 period;
At the proposal of the Lai Chau provincial People's Committee's Report No. 230/TTr-UBND of May 16, 2006, and the Ministry of Planning and Investment in Official Letter No. 3065/BKH-TD&GSDT of May 3, 2006, and Official Letter No. 4141/BKH-TD&GSDT of June 7, 2006,
DECIDES:
Article 1.- To approve the Scheme on socio-economic development in Lai Chau province till 2010, with the following principal contents:
1. Objectives of development till 2010
Overall objectives:
To accelerate economic growth in Lai Chau, bringing the province out of the status of particular difficulty and narrowing the development gap between the province and other provinces in the region and the whole country.
To generate marked improvements in socio-economic infrastructure. To bring into full play the province's advantages in its border location, minerals, hydropower, land and climate for economic development; to concentrate on hunger eradication and poverty alleviation, and fundamentally complete sedentarization work; to protect and develop forest resources; to preserve and promote ethnic minority cultural identities, improve local people's material and spiritual life.
To associate economic development with defense and security maintenance, political stability and firm safeguard of national boundary sovereignty.
A number of major objectives to be achieved by 2010:
Economically:
Average growth rate | 2006-2010 period |
GDP | 14-15% |
Agriculture, forestry and fishery | 5-6% |
Industry-construction | 26-27% |
Services | 17-18% |
By 2010, the economic structure of Lai Chau province will be as follows: Agriculture, forestry, fishery-industry-services 32 - 35 - 33%. By 2010, per capita GDP (by 2006 prices) shall reach VND 7 million (double the 2005 figures and equivalent to 45% of the average national level). Budget revenue in the locality will reach VND 160 billion. Total values of locally made exports will amount to USD 10 million. Total food output will surpass 150,000 tons, increasing per capita food ration to around 400 kg per year. The area under tea shall reach 4,500 hectares of which 500 hectares will be newly planted; the area under cardamom will reach 3,000 hectares, including 1,000 newly planted hectares; and the cattle herd growth rate will reach 6-7%.
- Socially, in the 2006-2010 period, the annual population growth rate will be 2.2% on average; the population size will be 368,000 by 2010. The average annual birth reduction rate will be 1.02%o. To consolidate and maintain the results of primary education universalization and illiteracy eradication, and achieve the standard of primary education universalization among children of eligible age by 2008, complete lower secondary education universalization by 2009, and develop pre-school education. By 2010, 50% of communes will have health stations up to national standard, with five medical doctors per ten thousand inhabitants, and 50% of health stations will have medical doctors. There will be no hungry households and the proportion of poor households shall be reduced to below 30% (by the new poverty line); jobs will be created for 4,000 - 4,500 people every year; the rate of trained laborers will reach 25%; and 1,000 addicts will be detoxicated every year. Annually, there will be 100 villages, hamlets and street quarters registering to be cultural units, of which at least 30% will be recognized to reach district- or provincial standard; 90% of families will be awarded the title of cultured family. To promote and strengthen grassroots Party cells; to raise the operational effectiveness of local administrations at all levels, and build mass organizations strong.
Regarding security and defense: To fundamentally complete the resettlement of people in border areas; to firmly maintain political security and social order and safety in border areas, build the Vietnam - China border into one of peace, friendship, cooperation and mutual development; to prioritize coordinated investment in essential infrastructural facilities to serve production and daily life under projects on relocation of people to border areas, i.e. population points near border posts.
- Regarding infrastructure: By 2007, to strive for the target that 100% of (existing) communes will have motorways to their centers; by 2010, over 70% of rural roads will be usable in all seasons in a year. By 2010, 100% communes and 80% of households will have electricity; 100% of communes will have Internet access at their centers; 100% of townships will be covered with mobile phone service; over 80% of urban population and 30% of rural population will have clean water; over 90% of households will be covered with radio programs and over 80% of households will be covered with TV programs in ethnic languages.
- Environmentally, forest coverage shall reach over 45% by 2010.
- Relocation and resettlement: To relocate households now living in to be-submerged areas of Son La hydropower project and other hydropower projects; to ensure a better life for relocated households.
2. Orientations for development of branches and domains
a/ Agriculture, forestry, fishery and rural development: To strongly step up economic restructuring in agriculture, select those plants and animals in which the province has strengths for concentrated development and switch to commodity production associated with processing and domestic and export markets.
- Agriculture: To ensure food security in the locality; to reach an average ration of 400 kg of food/person/year. To step up intensive farming, increase crops and widely apply variety technologies and advanced cultivation techniques to production in order to increase rice and maize yields. To establish concentrated high-yield food production areas. To grow tea through intensive cultivation on a total area of 4,500 ha by 2010 so as to increase its yield and improve its quality. To develop cardamom planting, encourage the planting of short-term industrial trees suitable to the province's conditions, such as cotton, groundnut and soybean; to supply high-quality animal breeds for animal husbandry and properly perform veterinary work; mobilize inhabitants to raise animals in farms instead of letting them graze freely. To quickly increase the numbers of cows and buffaloes to 20,700 and 111,500 respectively by 2010. Annually, around 8,000-10,000 tons of cow and buffalo meat in live weight will be supplied to the market. Appropriate mechanisms and solutions should be adopted to increase consumption of products turned out by farmers.
- Aquaculture: To develop aquaculture towards concentrated and large-scale aquaculture after Son La, Lai Chau, Huoi Quang, Ban Chat and other hydropower reservoirs are put to use.
- Forestry: To properly protect and develop forests, strive to increase forest coverage from 37.5% in 2005 to 45% by 2010 in order to bring into play the function of headwater protective forests and regulate water sources for hydropower projects. To develop concentrated forests, especially big timber trees and trees for use as industrial materials and forest products of high yield and economic value in service of the processing of products for domestic consumption and export, such as paper, plywood and home wood furniture. During 2006-2010, to strive to plant new 10,000 hectares of forests and regenerate another 100,000 ha. To conserve primitive forests and form a nature conservation park on the southeastern side of Hoang Lien Son mountain range and develop eco-tourism. To adopt policies on adequate investment in particularly disadvantaged mountainous and border communes facing shortage of agricultural production land so that their inhabitants can switch to live on planting, regeneration and protection of protective forests. To consider the development of rubber trees in border communes of Phong Tho, Sin Ho and Muong Te districts.
- Rural construction: To redistribute population, implement farming and habitation sedentarization to stabilize the life of ethnic minority people and improve their living conditions. To build irrigation facilities, resettlement points and reclaim 3,000 hectares of wet rice fields in the 2006-2010 period. To build rural infrastructure facilities including electricity, roads, water for daily life and irrigation, schools and health stations, and establish more trade villages and agricultural and forest farms.
b/ Industries - construction: To develop industries in which the province has strengths such as hydropower, agricultural and forest product processing, production of construction materials, mining, traditional cottage industries and handicrafts as well as industrial establishments to serve hydropower projects' resettlement programs. From now to 2010, to strive to set up Phong Tho industrial park (for cement production, mineral processing and production of construction materials) and some industrial clusters in Lai Chau town, Nam Hang (Muong Te), Pu Sam Cap (Sin Ho) and Than Uyen township.
- Hydropower: Along with the construction of Lai Chau, Ban Chat and Huoi Quang hydropower plants, to survey, plan and invest in the construction of small- and medium-sized hydropower projects.
- Minerals: To explore and extract gold from mines in Pu Sam Cap. To survey and explore rare earth, copper, lead and zinc mines; to organize exploitation of small mines and encourage enterprises to invest in extracting and processing minerals in the locality.
- Production of construction materials: To expand the capacity of exploitation of black stones in Nam Ban (Sin Ho), study, explore, exploit and process color and white stones for construction and export. To build tunnel brick factories and cement plants of appropriate capacity in Muong So T-junction to meet the needs of construction of civil and irrigation works in the province.
- Agricultural and forest product processing: To raise production and business efficiency of Lai Chau paper plant together with diversifying its products. To increase the capacity and product quality of tea plants in Tam Duong and Than Thuoc. To step by step set up farm produce processing establishments in concentrated production areas such as those engaged in animal feed processing and slaughtering.
- Other industries: To develop the manufacture of hand-held tools and encourage the construction of mechanical workshops by the private sector.
c/ Trading-services: To quickly develop services so that they will attain a bigger share in the province's GDP.
To develop synchronous infrastructure facilities for trading activities and trade centers in towns, townships and centers of commune clusters. To expand trading services to tap the strengths of border-gate areas, such as temporary import for re-export, transportation and forwarding of transit goods, goods preservation and storage, bonded warehouses, and border-gate markets. In the immediate future, to prioritize the construction of some marketplaces in border areas. To ensure supply of essential goods for highlanders and stabilize market prices.
To develop tourist resorts, eco-tourism and ethnic cultural tourism, turning tourism into an important industry, serving as a driving force for socio-economic development in the province, implementation of the hunger elimination and poverty alleviation program and firm maintenance of security, defense, and social order and safety.
To develop services of goods and passenger transport along inter-provincial and intra-provincial routes and provide international transportation services when conditions permit and waterway transportation services when hydropower reservoirs are built.
d/ Communication, irrigation, supply of daily life water and electricity:
- To construct bypasses for and upgrade national highways 4D, 12 and 32 (phase 2). To construct flood avoidance roads for national highway 12, national highway 32, provincial road 127, national highway 279, etc., to ensure smooth communication within the province and region when building hydropower projects; to construct roads linking provincial roads and national highways to resettlement zones for hydropower projects. To soon invest in constructing a border belt road of Pa Tan - Hua Bum - Muong Te - Pac Ma linked to Pac Ma - A Pa Chai - Chung Chai - Muong Nhe road in Dien Bien province and Pa Tan - Phong Tho - Bat Xat road in Lao Cai province. To construct a number of interconnected roads. To renovate and upgrade provincial roads. To invest in constructing roads leading to the centers of communes where motorways do not yet exist. To renovate and upgrade rural roads to ensure that 70% of them will be usable in all seasons in a year.
- To survey and build some waterway ports along Da river with a view to developing waterway navigation when big hydropower projects are constructed in the locality.
- Irrigation: In the 2006-2010 period, to build new irrigation works and upgrading existing ones to enable stable supply of water for 8,805 hectares of two-crop rice fields. To prioritize investment in 4 reservoirs (Dong Pao, Pa Khoa, Hoang Ho and Nam Ma Dao); 8 clusters of irrigation works in Muong Kim, Muong Than, Than Thuoc (Than Uyen), Binh Lu (Tam Duong), Phong Tho, Dao San, Sin Ho and Muong Mo - Nam Hang.
- To invest in building clean water supply systems in Lai Chau town and Tam Duong, Phong Tho, Sin Ho, Muong Te and Than Thuoc townships. To develop daily-life water systems, both concentrated and small ones, or rural areas.
- To increase investment in hydropower projects and power grids in accordance with the approved electricity planning. To strive to achieve by 2010 the targets that 100% of communes in the province will be connected to the national power grid and 80% of households will have electricity; to proactively deploy the construction of small- and medium-sized hydropower stations to supply electricity as well as water for local inhabitants' daily-life and production activities.
e/ Urban system:
To concentrate investment in building road and water supply and drainage systems, ground renovation, urban lighting, etc., to invest in building Lai Chau town of around 1,000 ha; Phong Tho and Tam Duong townships of around 60 ha each; Ma Lu Thang border gate of around 45 ha, and other urban centers.
f/ Development of social infrastructural works:
- To build provincial senior secondary schools and boarding schools for ethnic minority pupils in Tam Duong and Phong Tho districts; to develop people-funded semi-boarding schools in centers of commune clusters and commune centers to fully meet local needs. To procure more teaching and learning aids under the general education renewal program. To invest in building houses for education administrators and teachers, especially those working at schools in remote- deep-lying and border areas. To build a community college, a provincial politics school, provincial vocational training centers and a number of vocational training centers of appropriate size in districts and commune clusters.
+ Health: To invest in building a provincial general hospital with 300 patient beds; complete procedures for building Phong Tho and Tam Duong general hospitals, upgrade and repair Sin Ho and Muong Te district general hospital. To build a social diseases prevention and combat center and Lai Chau town health center. To step up the upgrading of commune health stations up to standard.
+ Culture: To invest in building libraries, cultural centers and museums in the province and different districts. To restore and embellish historical relics, conserve cultural heritages located in the Lai Chau hydropower reservoir area. To build a system of village cultural institutions suitable to the cultural tradition of each ethnic group.
+ Working offices: To expeditiously perfect the infrastructure of working offices of appropriate size for Party agencies, mass organizations and administrations at all levels to meet requirements, contributing to enhancing management capability.
g/ Resettlement for hydropower projects
The People's Committee of Lai Chau province shall assume the prime responsibility for, and coordinate with investors in, completing the population relocation under Son La, Ban Chat and Huoi Quang hydropower projects according to plan and schedule. At the same time, to prepare conditions for relocation and resettlement work under Lai Chau hydropower project according to schedule. To carry out the redistribution of population, production restructuring and infrastructure development in combination with implementing policies which support disadvantaged ethnic minority people, ensuring better living conditions for relocated inhabitants.
h/ Culture and social affairs:
+ Education and training: To strive to complete lower secondary education universalization by 2009. Annually, the number of children going to school will increase by 4.47%. To well organize training for grassroots cadres, especially ethnic minority cadres and female cadres, and increase the proportion of trained laborers. To develop vocational training for laborers, rural laborers and ethnic minority adolescents, especially to be-relocated laborers who live in areas with changed land use purposes under hydropower projects and in areas where economic restructuring is taking place, thereby contributing to labor restructuring.
+ Health and people's health care: To consolidate the medical and community healthcare network. To put such epidemics as malaria, tuberculosis, etc., under control and effectively prevent HIV/AIDS. To reduce the malnutrition rate among under-five children to 25% by 2010. To reduce the rate of underweighed newborns to below 8%, and ensure that over 96% children will be immunized with six vaccines. To expand health insurance and healthcare support forms for ethnic minority people in deep-lying and remote communes.
+ Population development: To implement family planning and reproductive health programs with a view to improving population quality. To encourage people from elsewhere to settle in the province according to planning and plan. The population will be around 368,000 by 2010 (the average annual natural growth rate will be around 1.8% and the mechanical growth rate 0.4%).
+ Culture and information: To raise the level of cultural and information enjoyment, conserve and promote cultural values of ethnic minority groups. To ensure land funds for the construction of cultural and information establishments and the preservation of cultural heritages. All communes will have telephone lines and postal-cultural points which will supply newspapers, books and information to inhabitants. To build the provincial radio and television station in order to expand radio and television coverage, develop TVRO reception and transmission stations in villages which have electricity. To widely develop sports and physical training activities among the population, striving to win medals in regional and national sport tournaments held for ethnic minority groups. To build sport training and competition facilities in provincial towns; all district townships, communes and wards shall have locations and land funds for sport and physical training activities.
+ Hunger eradication and poverty elimination and job creation will be important and permanent tasks of the socio-economic development process in the entire period. To concentrate resources on hunger eradication and poverty alleviation for particularly disadvantaged communes in mountainous, border and ethnic minority areas (inhabited by Mang, La Hu, Kho Mu, etc.,) so that there will be no hungry households and less than 30% of poor households (by the new poverty line) by 2010. Annually, to create jobs for 4,000 - 5,000 people. To accelerate labor restructuring in order to create jobs, raise productivity, increase the proportion of rural working time to 78-80% and reduce the urban unemployment rate to below 3%.
+ To properly resolves the shortage of residential land and production land and improve rural infrastructure in mountainous areas for sedentarization purposes and abolish nomadic styles of farming and livelihood, and stop unchecked migration in some ethnic minority groups.
i/ Religion and prevention and combat of social evils:
+ To promote propaganda, mobilization and education of religious inhabitants to properly implement Party and State policies on religion; resolutely combat illegal preaching.
+ To intensify propaganda and mobilization of ethnic minority people to preserve and promote their ethnic cultural identities. To take measures to prevent all plots and actions of abusing freedom of belief to induce and provoke national separation and disunity.
+ To continue thoroughly eliminating the cultivation of opium poppy, control and strictly handle acts of storing, trading and abuse of narcotics. To properly organize drug detoxification for drug users and create jobs for them following detoxification, preventing relapse into addiction.
+ To intensify inspection and training to keep traffic order and safety, stringently handle traffic violations.
j/ Spatial and territorial economic development: On the basis of natural and socio-economic conditions of Lai Chau province, to develop the following three economic zones in the province:
- The dynamic economic zone along national highways 32 and 4D (covering Lai Chau town and Phong Tho, Tam Duong and Than Uyen districts): This is an area which has potential for comprehensive development in agriculture, forestry, mining industry, trade and services. This zone will be developed along the orientations of developing border-gate trade and services, commodity agricultural and forest production, agricultural and forest products-processing industry with tea, rice, cardamom, buffalo and cow meat, dairy as its key products; mineral exploitation and processing; and manufacture of construction materials.
- The Da river forest-agricultural ecological zone (covering Muong Te district and low-land communes of Sin Ho district): This is an extremely important protective area of Da river, situated along this river. The major development orientations of this zone shall be to zone off, tend and protect existing forests, strongly develop the planting of protective forests in combination with developing the rearing of buffaloes and cows; to grow pharmaceutical material trees; to make use of national highway 12 and provincial road 127 to develop transport services, goods circulation, eco-tourism and forest products processing. To prepare plans on the development of the rearing, catching and processing of aquatic resources, efficiently exploiting water surface areas of Son La and Lai Chau hydropower reservoirs.
- The economic, eco-tourism, ethnic cultural and high-quality agricultural zone, covering 9 mountainous communes of Sin Ho district; Tua Sin Chai, Lang Mo, Ta Ngao, Xa De Phin, Ta Phin, Phang Xo Lin, Hong Thu, Phin Ho, and Sin Ho township. The major development orientations of this zone shall be to develop into a zone of eco-tourism, cultural tourism and tourist resort in combination with developing a high-quality agriculture, and planting pharmaceutical material trees, flowers and fruit trees.
k/ Adjustment of administrative boundaries:
During the 2006-2010 period, to study the division of communes of more than 100 km2 in area, proceeding to have a stable number of 130 communes, wards and townships.
3. Solutions:
a/ To review, adjust and supplement the planning on economic zones in the province and the planning on construction of infrastructure in all branches and domains to make them conformable with the general plannings of ministries and branches as well as socio-economic development orientations of the entire region. To improve the quality of market researches and forecasts in planning projects with a view to ensuring proactive and sustainable development. To speed up the elaboration of plannings and improve the quality of the master plan on socio-economic development and plannings of all branches and domains; to properly implement investment planning and preparation work.
b/ To develop human resources: To properly implement human resource training and development policies, prioritize training of local cadres, female cadres and ethnic minority cadres; to develop special treatment policies for cadres working in border communes and particularly disadvantaged communes. To form high-quality provincial and district vocational training centers which shall be able to train and build up a contingent of highly skilled laborers meeting socio-economic development requirements. To increase education, health and agricultural extension staffs, border guards, etc.; to promote the role of village heads and hamlet chiefs who shall help mobilize inhabitants to well implement Party and State policies.
c/ To step up the application of scientific and technological advances (in forestry, industry, information, etc.).
d/ Solutions to mobilizing resources for investment
- Investment capital demands: in the 2006-2010 period, total social investment capital in the province shall be approximately VND 23,000 billion, including investment capital for developing production and business activities of all economic branches and domains; investment capital for building social infrastructure; investment capital for building technical infrastructure (communications, irrigation, electric grids, daily-life water, information and communication); investment capital for building urban infrastructure, investment capital for building working offices of Party and State agencies and socio-political organizations; capital for developing trading and tourist infrastructure; capital for implementing resettlement programs under hydropower projects; capital for implementing hunger eradication and poverty alleviation, capital for implementing the protective forest restoration program; capital for implementing the program on training cadres and public employees; capital for implementing programs on development of goods for export and promotion of advantages of border-gate economic activities; and capital for implementing socio-economic development in combination with security and defense maintenance.
- Capital sources: Together with investment capital from the state budget and development investment credits granted by the State, capital should be mobilized from private enterprises, and foreign direct investment capital and ODA capital should be made use of.
- Solutions to mobilizing investment capital: To review and supplement mechanisms and policies which prioritize and encourage investment in the province so as to mobilize all resources for development investment. To prioritize investment in infrastructure in new urban centers, key economic programs, border areas and places where there are conditions for tourist development. To properly prepare projects so as to allocate state investment capital for developing technical infrastructure and socio-economic infrastructure and make use of capital supports from national programs and hunger eradication and poverty alleviation programs. To make use of foreign investment capital and ODA capital sources. To adopt policies to combine the allocation of provincial budget capital supports with encouraging districts and communes to tap their internal resources for developing rural infrastructure. To continue integrating socio-economic development investment programs and projects in the province in order to raise investment efficiency. To formulate and promote investment projects on production and business in domains in which the province has strengths, increase the efficiency of investment capital, build a reasonable investment structure which helps accelerate economic restructuring. To call for projects on protection of natural resources, environment and bio-diversity, protection of land funds, water resources in combination with developing tourism and other services.
To further develop the system of enterprises and entrepreneurs, and appeal and attract enterprises to invest in the province.
e/ To strengthen and expand production relations. To enhance the role of state economy, encourage and facilitate all economic sectors to develop. To establish cooperatives which will provide production services, process and purchase products for farmers.
f/ To review, supplement and promulgate mechanisms and policies in support of development: To reform administrative procedures, nationality policies, production and business development policies, policies on preferences and incentives for market development; and perfect commercial activity mechanisms and mechanisms to encourage tourist development in the province.
g/ To promote management and efficient exploitation and use of natural resources in combination with environmental protection: land, mineral, forest and water resources.
h/ To consolidate defense and security, and external relations; to promote defense and security education; to build up a firm all-people defense. To prioritize the construction of roads leading to border areas, border patrol roads and border guard stations. To develop all-sided cooperative relations with Yunnan province (China), to proactively make use of investment capital sources and financial donations of foreign countries and international organizations for the province's socio-economic development.
i/ To survey and assess local cadres and public employees, and work out plans on training, retraining and management of cadres and public employees, especially local cadres, female cadres and ethnic minority cadres. To perfect the mechanisms on recruitment of cadres and public employees, training of cadres, attraction of cadres and rotation of cadres working at grassroots level. To build the political system and the contingent of cadres at all levels who will meet their task requirements, thereby improving state management effectiveness. To continue carrying out the Party rectification campaign.
Article 2.- The approved Scheme shall serve as the orientation for the process of socio-economic development in Lai Chau province till 2010, and as the foundation for the elaboration of five-year and annual plans, the formulation and proposal of development programs and specific investment projects in the province.
Article 3.- To assign the People's Committee of Lai Chau province:
1. To set up a steering committee for the Scheme's implementation with the president of the People's Committee as its head and the provincial Planning and Investment Service as its standing body. This steering committee shall be responsible for directing the implementation of the Scheme after it is approved.
2. To study and concretize the Scheme's objectives and organize their achievement through socio-economic programs and projects. In the course of implementation, information will be constantly updated. When there is a need to supplement or adjust the Scheme, it must be promptly reported to competent authorities for decision.
3. To consider and determine the order of priority for development of branches and domains and lists of projects with a view to ensuring well-oriented investment and prevent scattered investment. To direct investment in key areas so as to quickly bring about practical benefits, prioritize investment in urban infrastructure and technical infrastructure in service of production and social infrastructure, creating a driving force for development of all branches and domains.
4. To take initiative in coordinating with ministries and central branches in studying and proposing to the Prime Minister for promulgation mechanisms and policies which are suitable to the province's conditions and encourage all economic sectors to invest in developing production, business and service activities, expanding markets, ensure proactive economic integration and defense and security maintenance.
5. To carry out renewal of organizational and management work and administrative reform. To incrementally create a favorable environment for domestic and foreign investment. To vigorously promote the province's potential and strengths, incrementally bring into play positive factors and restrict negative aspects of the market economy in the development process.
6. To raise the operational effectiveness of local administrations at all levels, together with renewing the posting and rotation of key cadres, assign tasks, decentralize responsibilities and raise the responsibility of individuals and management apparatus as a whole.
Article 4.- Ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies shall, on the basis of their respective functions and tasks, coordinate with the People's Committee of Lai Chau province in concretizing the approved Scheme on socio-economic development in Lai Chau province till 2010 into development investment programs and projects in the province.
The Ministries of: Planning and Investment; Finance; Transport; Industry; Agriculture and Rural Development; Labor, War Invalids and Social Affairs; Natural Resources and Environment; Defense and other related ministries and branches shall concentrate on solving the pressing problems in Lai Chau province as follows:
1. The Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs, the Ministry of Home Affairs and other concerned ministries and branches shall further study and adopt policies which grant greater priorities to Lai Chau in training and retraining cadres, especially ethnic minority cadres from the provincial to grassroots level; mechanisms and policies to attract qualified and capable laborers to work in Lai Chau.
2. The Ministry of Finance, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Transport and other concerned ministries and branches shall prioritize the allocation of capital for the construction of flood avoidance roads for Son La, Lai Chau, Ban Chat and Huoi Quang hydropower projects and the border belt road of Pa Tan - Muong Te - Pac Ma to facilitate resettlement work. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the province and other concerned ministries and branches in, studying and incorporating Chan Nua - Sin Ho - Nam Luong roads into the flood avoidance road for Son La hydropower project; Muong Kim - Muong La road into the flood avoidance road for Ban Chat - Huoi Quang - Son La hydropower projects, creating an interconnected road system when the hydropower reservoirs are completely constructed.
3. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and other concerned ministries and branches in, formulating a mechanism on decentralizing the province to manage and exploit small mines; consider and allocate funds according to regulations for the investigation, survey and mapping of mines located in the province, creating conditions for Lai Chau to take initiative in making plans on mineral exploitation, processing and export.
4. The program in implementation of Resolution No. 37-NQ/TW: Annually, to increase investment capital to assist Lai Chau province in reducing difficulties, achieving the objectives and performing the tasks in the spirit of Resolution No. 37-NQ-TW of the Political Bureau, specifically:
- To support capital for completing the construction of motorways leading to the centers of existing communes in the 2006 and 2007; border patrol roads and roads leading to border areas, fundamentally settle the rural communication issue, ensuring convenient travel in all seasons.
- To assign the Ministry of Health to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment in, considering and submitting for approval according to current regulations investment projects on the construction of a provincial general hospital and hospitals in two newly divided districts.
- To assign concerned ministries and branches to study and support investment in the construction of training establishments: a community college, a provincial politics school, a provincial vocational training center and similar centers in districts, regular education centers in the province and districts, and a provincial military school.
- To assign the Ministry of Planning and Investment to assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, considering and submitting to the Prime Minister for decision the increase of support capital for investment in the construction of essential infrastructure in the border-gate economic zone of the province.
5. Local budget balance norms:
Regarding regular expenditures: To assign the Ministry of Finance to formulate norms on allocations to Lai Chau province on the basis of the following criteria: natural area; population density, nationality structure; number of particularly disadvantaged communes, hunger and poverty rates; mountainous and border province; strategic defense and security position; distance from big economic centers; newly divided province, and so forth, on the principle that such norms in the 2007-2010 period shall be 1.5 times higher than those in the 2004-2006 period.
Article 5.- This Decision shall take effect 15 days after its publication in "CONG BAO."
The president of the People's Committee of Lai Chau province, ministers, heads of ministerial-level agencies and heads of government-attached agencies shall have to implement this Decision.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây