Quyết định 1614/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020

thuộc tính Quyết định 1614/QĐ-TTg

Quyết định 1614/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể "Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020"
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1614/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:15/09/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Tiêu chí xác định hộ nghèo, cận nghèo giai đoạn 2016 - 2020

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 1614/QĐ-TTg phê duyệt Đề án tổng thể “Chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo từ đơn chiều sang đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020” ngày 15/09/2015; trong đó khẳng định xây dựng chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo hướng sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; xây dựng mức sống tối thiểu để từng bước bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân.
Cụ thể, hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
Hộ cận nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt dưới 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
Tương tự, hộ chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. Hộ có mức sống dưới trung bình là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ dưới chuẩn mức sống trung bình và cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định1614/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
Số: 1614/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
Hà Nội, ngày 15 tháng 9 năm 2015
 
QUYẾT ĐỊNH
ĐO LƯỜNG NGHÈO TỪ ĐƠN CHIỀU SANG ĐA CHIỀU
ÁP DỤNG CHO GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”
-----------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24 tháng 6 năm 2014 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
1. Xây dựng trên cơ sở khoa học, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội và khả năng huy động, cân đối nguồn lực của đất nước trong từng thời kỳ.
2. Xác định được đối tượng thụ hưởng các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội; các chương trình chính sách phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, lĩnh vực.
3. Từng bước để mọi người dân bảo đảm được mức sống tối thiểu và tiếp cận được các dịch vụ xã hội cơ bản.
4. Phù hợp với xu hướng chung của quốc tế, có thể so sánh được với quốc tế và khu vực.
1. Xây dựng các tiêu chí đo lường nghèo giai đoạn 2016 - 2020
a) Các tiêu chí về thu nhập
- Chuẩn mực sống tối thiểu về thu nhập là mức thu nhập đảm bảo chi trả được những nhu cầu tối thiểu nhất mà mỗi người cần phải có để sinh sống, bao gồm nhu cầu về tiêu dùng lương thực, thực phẩm và tiêu dùng phi lương thực, thực phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
- Chuẩn nghèo về thu nhập là mức thu nhập mà nếu hộ gia đình có thu nhập dưới mức đó sẽ được coi là hộ nghèo về thu nhập. Chuẩn nghèo về thu nhập dùng để xác định quy mô nghèo về thu nhập của Quốc gia, xác định đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ (gọi là chuẩn nghèo chính sách).
- Chuẩn mức sống trung bình về thu nhập: là mức thu nhập mà ở mức đó người dân đã đạt được mức sống trung bình của xã hội, bao gồm nhu cầu về tiêu dùng lương thực, thực phẩm và tiêu dùng phi lương thực, thực phẩm, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.
b) Mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
- Các dịch vụ xã hội cơ bản bao gồm 5 dịch vụ: tiếp cận về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, tiếp cận thông tin;
- Các chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt gồm 10 chỉ số: (1) trình độ giáo dục của người lớn; (2) tình trạng đi học của trẻ em; (3) tiếp cận các dịch vụ y tế; (4) bảo hiểm y tế; (5) chất lượng nhà ở; (6) diện tích nhà ở bình quân đầu người; (7) nguồn nước sinh hoạt; (8) loại hố xí/nhà tiêu; (9) sử dụng dịch vụ viễn thông; (10) tài sản phục vụ tiếp cận thông tin.
- Ngưỡng thiếu hụt đa chiều: là mức độ thiếu hụt mà nếu hộ gia đình thiếu nhiều hơn mức độ này thì bị coi là thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt trở lên.
2. Xây dựng chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020
Xây dựng chuẩn nghèo giai đoạn 2016 - 2020 theo hướng: sử dụng kết hợp cả chuẩn nghèo về thu nhập và mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản; xây dựng mức sống tối thiểu để từng bước bảo đảm an sinh xã hội cho mọi người dân, trước mắt áp dụng chuẩn nghèo chính sách để phân loại đối tượng hộ nghèo, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách, cụ thể như sau:
- Hộ nghèo, là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ chuẩn nghèo chính sách trở xuống; hoặc có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Hộ cận nghèo: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn nghèo chính sách nhưng thấp hơn chuẩn mức sống tối thiểu, và thiếu hụt dưới 1/3 tổng số điểm thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Hộ chưa tiếp cận đầy đủ các dịch vụ xã hội cơ bản: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu và thiếu hụt từ 1/3 tổng điểm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Hộ có mức sống dưới trung bình: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ dưới chuẩn mức sống trung bình và cao hơn chuẩn mức sống tối thiểu.
1. Các Bộ, ngành Trung ương
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Là cơ quan thường trực, giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức triển khai Đề án.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, ngành liên quan xây dựng các tiêu chí: chuẩn mức sống tối thiểu, chuẩn nghèo chính sách, chuẩn mức sống trung bình (về thu nhập); chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ chưa tiếp cận đầy đủ dịch vụ xã hội cơ bản, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, làm cơ sở để thực hiện các chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội giai đoạn 2016-2020.
- Xây dựng kế hoạch, phương pháp, công cụ hướng dẫn các địa phương tổ chức điều tra, xác định các đối tượng thụ hưởng chính sách đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ (hai năm/lần).
- Tổng hợp, báo cáo Quốc hội, Chính phủ tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo tiếp cận đo lường nghèo đa chiều đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ của cả nước và các tỉnh, thành phố.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo của cả nước trong giai đoạn 2016 - 2020.
b) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Bổ sung hệ thống thu thập số liệu các chiều, chỉ số nghèo đa chiều trong Khảo sát mức sống hộ gia đình nhằm phục vụ theo dõi và đánh giá tình trạng nghèo đa chiều của quốc gia và các địa phương.
- Trên cơ sở kết quả điều tra mức sống hộ gia đình hằng năm, Tổng cục Thống kê công bố tỷ lệ nghèo chung (có cập nhật chỉ số giá tiêu dùng - CPI), tỷ lệ hộ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, chỉ số nghèo đa chiều (MPI), làm cơ sở để định hướng các chính sách phát triển kinh tế vùng, lĩnh vực, chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội.
- Nghiên cứu bổ sung các chỉ số đo lường nghèo đa chiều vào bộ chỉ tiêu khảo sát mức sống hộ gia đình để phản ánh tốt hơn các khía cạnh nghèo của người dân, nhất là những chỉ số phản ánh kết quả và tác động.
c) Bộ Tài chính
Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cân đối nguồn lực để thực hiện các chính sách giảm nghèo khi chuyển đổi phương pháp tiếp cận đo lường nghèo sang đa chiều.
d) Bộ Y tế
- Nghiên cứu, thực hiện giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận của người dân về dịch vụ khám chữa bệnh, tăng độ bao phủ tham gia bảo hiểm y tế, nâng cao chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận dịch vụ về y tế.
đ) Bộ Giáo dục và Đào tạo:
- Nghiên cứu, thực hiện giải pháp tăng tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi theo từng cấp học, giảm tỷ lệ bỏ học, lưu ban; tăng tỷ lệ biết chữ của người lớn;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận dịch vụ về giáo dục.
e) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghiên cứu, thực hiện giải pháp tăng tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch, hố xí hợp vệ sinh khu vực nông thôn;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận dịch vụ về vệ sinh, nước sạch nông thôn.
g) Bộ Xây dựng
- Nghiên cứu, thực hiện giải pháp để hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhà ở, tăng tỷ lệ người dân có nhà ở bảo đảm về diện tích và chất lượng;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận dịch vụ về nhà ở.
h) Bộ Thông tin và Truyền thông
- Nghiên cứu, thực hiện giải pháp tăng cường khả năng tiếp cận thông tin của người dân;
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung, cập nhật chỉ số đo lường tiếp cận về thông tin.
i) Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các Bộ liên quan xây dựng giải pháp giảm nghèo bền vững phù hợp với đồng bào dân tộc thiểu số.
k) Các Bộ, ngành liên quan: trên cơ sở mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của cả nước và từng địa phương, đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các giải pháp để tác động trong các chương trình, chính sách đặc thù và thường xuyên, nhằm nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân, nhất là các vùng có tỷ lệ tiếp cận thấp.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và người dân về mục đích, ý nghĩa việc chuyển đổi phương pháp tiếp cận nghèo từ đơn chiều sang đa chiều;
- Chỉ đạo điều tra xác định, phân loại đối tượng thụ hưởng chính sách giảm nghèo hằng năm;
- Chỉ đạo xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý đối tượng hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn;
- Nghiên cứu, thực hiện giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân trên địa bàn;
- Căn cứ điều kiện và khả năng thực tế của địa phương, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thể bổ sung các chiều/chỉ số thiếu hụt, điều chỉnh ngưỡng đo lường các chỉ số thiếu hụt, áp dụng đầy đủ phương pháp tiếp cận đo lường nghèo đa chiều, nâng chuẩn nghèo thu nhập cao hơn chuẩn của quốc gia với điều kiện tự cân đối ngân sách địa phương theo quy định của pháp luật để hỗ trợ các chính sách cho đối tượng nghèo, cận nghèo trên địa bàn do điều chỉnh, nâng chuẩn.
3. Nguồn kinh phí thực hiện
Kinh phí thực hiện Đề án được bố trí trong dự toán chi thường xuyên của các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và các địa phương theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KGVX (3b)
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
 
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

Decision No. 1614/QD-TTg dated September 15, 2015 of the Prime Minister approving scheme for "conversion of uni-dimensional poverty measure into multi-dimensional poverty measure for the period of 2016 - 2020"

Pursuant to the Law on Government organization dated December 25, 2001;

Pursuant to Resolution No. 76/2014/QH13 dated June 24, 2014 of the National Assembly on achievement of the sustainable poverty reduction goal by 2020;

At the request of the Minister of Labor, War Invalids and Social Affairs,

DECIDES:

Article 1. To approve the overall scheme for "conversion of uni-dimensional poverty measure into multi-dimensional poverty measure for the period of 2016 - 2020" (hereinafter referred to as the Scheme), including:

I. REQUIREMENTS

1. The Scheme is formulated on a scientific basis, consistent with the level of economic-social development and capacity of mobilization and balancing of the country’s resources in each period.

2. The Scheme determines beneficiaries of poverty reduction policies and social security; programs and policies on economic-social development of the country, each region and sector.

3. All citizens gradually reach minimum income standards and access to basic services.

4. The Scheme is formulated conformable with international trend and may be compared with the international and regional levels.

II.CONTENTS

1. Creation of poverty indices for the period of 2016 - 2020

a) Income-based indices

- Minimum income standard is the income level necessary to afford minimal living standards, including the demand for food and non-food consumption suitable for the economic-social conditions of the country in each period.

- The poverty line is the standard household income threshold below which the family is officially classified as poor. The poverty line is used to determine the national poverty income scale and beneficiaries entitled to welfare assistance (hereinafter referred to as policy poverty line)

- Median income standard is the income level necessary to afford medium living standards, including the demand for food and non-food consumption suitable for the economic-social conditions of the country in each period.

b) Lack of access to basic services

- The basic services include the 5 following services: health, education, housing, clean water and sanitation, and information access;

- There are 10 indicators measuring the deficiency levels: (1) the level of adult education; (2) the education of children in school; (3) access to health services; (4) health insurance; (5) the quality of housing; (6) floor area per capita; (7) tap water supply; (8) type of toilet/latrine; (9) the use of telecommunications services; (10) asset serving information access.

- Multi-dimensional deficiency threshold is the deficiency level over which the household is classified as lack of access to basic services or the household is deprived in a third or more of ten indicators.

2. Building poverty line for the period of 2016 - 2020

The poverty line for the period of 2016 – 2020 shall be built as follows: combine income-based poverty line and the lack of access to basic services; establish minimum income standard to ensure social security for the people, and apply policy poverty line to classify poor households in accordance with government budget, in particular:

- Poor households  is a household whose per capita income does not exceed the policy poverty line or exceeds the policy poverty line but lower than the minimum income standard  and it is deprived in a third or more of ten indicators of basic services.

- Near poor household is a household whose per capita income exceeds the policy poverty line but does not exceed the minimum living standard and it is deprived in a third or more of ten indicators of basic services.

- Household without complete access to basic services is a household whose per capita income exceeds the minimum income standard and it is deprived in a third or more of ten indicators of basic services.

- Household with below median living standard is a household whose per capita income is lower than the median living standard but exceeds the minimum living standard.

III.IMPLEMENTATION

1. Ministries or central agencies

a) The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs

- Act as a standing agency and support the Prime Minister to implement the Scheme.

- Cooperate with the Ministry of Planning and Investment and relevant Ministries and agencies in formulation of the following indices: minimum living standard, policy poverty line, median income standard; poor household, near poor household, household without complete access to basic services and request for the Prime Minister to issue for the policies on poverty reduction and social security in the period of 2016 – 2020.

- Formulate plans, methods and instruct local governments to investigate and determine beneficiaries at the begin, middle and end of the period (biannually).

- Send a final report on rate of poor households, near poor households to which the multi-dimensional poverty measure is applied at the begin, middle and end of the period nationwide and in provinces or cities.

- Build data for management of poor households and near poor households nationwide in the period of 2016 – 2020.

b) The Ministry of Planning and Investment

- Complement data collection system of dimensions, multidimensional poverty index in the Living standard of household survey to monitor and evaluate the multidimensional poverty of the country and the local governments.

- According to the annual living standard of  households survey, the General Statistics Office shall announce the general poverty rate (updated consumer price index - CPI), the proportion of households lacking in basic services, the multidimensional poverty index (MPI), as a basis for orientation of policies on development of regional economic and policies for poverty reduction and social security.

- Study and complement indicators measuring multidimensional poverty in indicators of living standards of household survey to clearly reflect poverty aspects of the people, especially those indicators for results and impact.

c) The Ministry of Finance

Take charge and cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs to balance resources to implement poverty reduction policies when conversing to multidimensional poverty measurement.

d) The Ministry of Health

- Research and implement solutions to improve the access of people to health care services, increase the coverage of health insurance and improve the quality of healthcare services;

- Cooperate with the Ministry of Planning and Investment in complement and update of indicator for access to health services.

dd) The Ministry of Education and Training:

- Research and implement solutions to increase the percentage of children going to school at the right age for each grade, reduce the dropout or repetition rate and increase the literacy rate of adults;

- Cooperate with the Ministry of Planning and Investment in complement and update of indicator for access to education.

e) The Ministry of Agriculture and Rural Development

- Research and implement solutions to increase the rate of people using clean water, hygienic toilet in the rural area;

- Cooperate with the Ministry of Planning and Investment in complement and update of access to sanitary and clean water in rural area services.

g) The Ministry of Construction

- Research and implement solutions to provide housing for poor households and near poor households and increase the rate of housing meeting requirements pertaining to area and quality;

- Cooperate with the Ministry of Planning and Investment in complement and update of indicator for access to housing.

h) The Ministry of Information and Communications

- Research and implement solutions to improve the access to information of the people;

- Cooperate with the Ministry of Planning and Investment in complement and update of indicator for access to information.

i) Committee for Ethnic Affairs shall cooperate with the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and relevant Ministries in formulation of solutions for sustainable poverty reduction appropriate to ethnic minorities.

k) Relevant Ministries and agencies: request the Government and the Prime Minister to implement solutions to improve the access to basic services of the people, especially areas with low access rates according to the lack of access to basic services nationwide and each local government.

2. People’s Committees of central-affiliated cities and provinces

- Raise awareness of agencies and the people in purposes and significance of the conversion of uni-dimensional poverty measure into multi-dimensional poverty measure;

- Investigate and classify beneficiaries of poverty reduction policy annually;

- Build data for management of poor households and near poor households nationwide in the period of 2016 – 2020 in the province;

- Research and implement solutions to improve the access to information of the people in the province;

- According to actual condition of the province, the province may complement dimensions or deficiency indicators, adjust the threshold of deficiency indicators, apply the multi-dimensional poverty measure completely, and increase the poverty line of province which is greater than the national poverty line using the local budget as prescribed to adopt policies on poor or near poor households.

3. Budget

The budget for the Scheme shall be allocated from the recurrent expenditure funding provided by Ministries, agencies, central authorities and local governments according to the decentralization of the Law on State budget.

Article 2.This Decision takes effect on the signing date.

Article 3.Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, the Presidents of People’s Committees of central-affiliated cities and provinces shall implement this Decision./. 

The Prime Minister

Nguyen Tan Dung

 

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1614/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

Quyết định 2633/QĐ-BTC của Bộ Tài chính ban hành Kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách

văn bản mới nhất