Quyết định 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh

thuộc tính Quyết định 1393/QĐ-TTg

Quyết định 1393/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1393/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:25/09/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Từ năm 2015, áp dụng tiêu chuẩn kinh tế xanh đối với dự án đầu tư công
Đây là nội dung quy định tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/09/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh.
Cụ thể, nhằm tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng, tài nguyên với giá trị gia tăng cao…, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu từ năm 2015, tất cả các công trình, dự án đầu tư công phải áp dụng các tiêu chuẩn kinh tế xanh theo cơ cấu ngành nghề, tiêu chuẩn sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu, thiết kế thích hợp điều kiện sinh thái, tính đến tác động của biến đổi khí hậu; từ năm 2017, tất cả các phương tiện giao thông cơ giới mua bằng kinh phí công phải đạt tiêu chuẩn khí thải…
Đồng thời, Thủ tướng cũng khuyến khích chuyển xe buýt, taxi sang sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên nén, khí hóa lỏng; thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý chất lượng nhiên liệu, tiêu chuẩn khí thải, bảo dưỡng phương tiện; áp dụng các công cụ thị trường nhằm thúc đẩy thay đổi cơ cấu và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, khuyến khích sử dụng các loại nhiên liệu sạch, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, có lộ trình xóa bỏ bao cấp đối với nhiên liệu hóa thạch, đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. 

Xem chi tiết Quyết định1393/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------
---------
Số: 1393/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
---------
Hà Nội, ngày 25 tháng 09 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ TĂNG TRƯỞNG XANH
--------------------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050” với những nội dung chủ yếu sau đây:
I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC
1. Quan điểm
- Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.
- Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
- Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế.
- Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ hiện đại, phù hợp với điều kiện Việt Nam.
- Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp và tổ chức xã hội.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung
Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội.
b) Mục tiêu cụ thể
- Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng xanh hóa các ngành hiện có và khuyến khích phát triển các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên với giá trị gia tăng cao;
- Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu;
- Nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh.
II. NHIỆM VỤ CHIN LƯỢC
1. Giảm cường độ phát thải khí nhà kính và thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo theo những chỉ tiêu chủ yếu sau:
Giai đoạn 2011 - 2020: Giảm cường độ phát thải khí nhà kính 8 - 10% so với mức 2010, giảm tiêu hao năng lượng tính trên GDP 1 - 1,5% mỗi năm. Giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 10% đến 20% so với phương án phát trin bình thường. Trong đó mức tự nguyện khoảng 10%, 10% còn lại mức phấn đấu khi có thêm hỗ trợ quốc tế.
Định hướng đến năm 2030: Giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm ít nhất 1,5 - 2%, giảm lượng phát thải khí nhà kính trong các hoạt động năng lượng từ 20% đến 30% so với phương án phát triển bình thường. Trong đó mức tự nguyện khoảng 20%, 10% còn lại là mức khi có thêm hỗ trợ quốc tế.
Định hướng đến năm 2050: Giảm mức phát thải khí nhà kính mỗi năm 1,5 - 2%.
2. Xanh hóa sản xuất
Thực hiện một chiến lược công nghiệp hóa sạch thông qua rà soát, điu chỉnh những quy hoạch ngành hiện có, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh với cơ cu ngành nghề, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc thân thiện với môi trường, đầu tư phát triển vốn tự nhiên; tích cực ngăn ngừa và xử lý ô nhiễm.
Những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 gồm: Giá trị sản phẩm ngành công nghệ cao, công nghệ xanh trong GDP là 42 - 45%; tỷ lệ các cơ sở sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn về môi trường là 80%, áp dụng công nghệ sạch hơn 50%, đầu tư phát triển các ngành hỗ trợ bảo vệ môi trường và làm giàu vốn tự nhiên phấn đấu đạt 3 - 4% GDP.
3. Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững
Kết hp nếp sống đẹp truyền thống với những phương tiện văn minh hiện đại để tạo nên đời sống tiện nghi, chất lượng cao mang đậm bản sắc dân tộc cho xã hội Việt Nam hiện đại. Thực hiện đô thị hóa nhanh, bền vững, duy trì lối sống hòa hợp với thiên nhiên ở nông thôn và tạo lập thói quen tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới toàn cầu.
Những chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2020 gồm: Tỷ lệ đô thị loại III có hệ thống thu gom và xử lý nước thải đạt quy chuẩn quy định: 60%, với đô thị loại IV, loại V và các làng nghề: 40%, cải thiện môi trường khu vực bị ô nhiễm nặng 100%, tỷ lệ chất thải được thu gom, xử lý hp tiêu chuẩn theo Quyết định số 2149/QĐ-TTg, diện tích cây xanh đạt tương ứng tiêu chuẩn đô thị, tỷ trọng dịch vụ vận tải công cộng ở đô thị lớn và vừa 35 - 45%, tỷ lệ đô thị lớn và vừa đạt tiêu chí đô thị xanh phấn đấu đạt 50%.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích hỗ trợ thực hiện
- Tchức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân, cộng đồng về vai trò, ý nghĩa của tăng trưởng xanh, những hành động thiết thực đóng góp vào thực hiện tăng trưởng xanh.
- Khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật để người dân, cộng đồng triển khai và mở rộng quy mô các mô hình sản xuất và tiêu dùng tiết kiệm, an toàn, văn minh, mang đậm bản sắc dân tộc, hài hòa và thân thiện với thiên nhiên.
- Khuyến khích và hỗ trợ các cộng đồng phát triển mô hình đô thị sinh thái, nông thôn xanh, mô hình nhà ở xanh, mô hình phân loại rác thải tại nguồn theo phương pháp giảm thiểu - tái chế - tái sử dụng (3R), cải thiện hiệu suất sử dụng năng lượng.
2. Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại
- Đổi mới công nghệ, áp dụng quy trình quản lý, vận hành tiên tiến đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, truyn tải và tiêu dùng, đặc biệt với các cơ sở sản xuất công suất lớn, tiêu thụ nhiều năng lượng.
- Xây dựng, công bố mức tiêu chuẩn về suất tiêu hao nhiên liệu, lộ trình loại bỏ các công nghệ cũ, lạc hậu tiêu tốn nhiên liệu ra khỏi hệ thng sản xut và sử dụng năng lượng.
- Xây dựng cơ sở pháp lý chuẩn bị cho việc áp dụng công nghệ thu hồi, lưu trữ và thương mại các dạng khí nhà kính.
3. Thay đổi cơ cấu nhiên liệu trong công nghiệp và giao thông vận tải
- Bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo hướng phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng, khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng trong nước, giảm bớt phụ thuộc vào các sản phẩm dầu mỏ, giảm dần lượng than xuất khẩu và nhập khẩu số lượng than hợp lý, kết nối với hệ thống năng lượng của các nước láng giềng.
- Thay đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng giảm năng lượng từ nguồn nhiên liệu hóa thạch, khuyến khích khai thác sử dụng các nguồn năng lượng mới, tái tạo, ít phát thải khí nhà kính.
- Trong ngành giao thông, khuyến khích chuyển xe buýt, taxi sang sử dụng nhiên liệu khí tự nhiên nén, khí hóa lỏng. Thực hiện đồng bộ các giải pháp quản lý chất lượng nhiên liệu, tiêu chuẩn khí thải, bảo dưỡng phương tiện.
- Áp dụng các công cụ thị trường nhằm thúc đẩy thay đổi cơ cấu và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, khuyến khích sử dụng các loại nhiên liệu sạch, hỗ trợ phát triển năng lượng tái tạo, có lộ trình xóa bỏ bao cấp đối với nhiên liệu hóa thạch, đảm bảo nguyên tắc cạnh tranh, minh bạch, hiệu quả.
- Dán nhãn các thiết bị tiết kiệm năng lượng, ban hành tiêu chuẩn quốc gia về chất lượng thiết bị.
4. Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả và tăng tỷ trọng các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới trong sản xut và tiêu thụ năng lượng của quốc gia
- Xây dựng và thực hiện cơ chế, chính sách tài chính, công nghệ nhằm hỗ trợ nghiên cứu áp dụng công nghệ tiên tiến, phù hợp để khai thác và sử dụng tối đa tiềm năng các nguồn năng lượng tái tạo trong và ngoài lưới điện quốc gia.
- Phát triển thị trường công nghệ, hình thành ngành công nghiệp sản xuất máy móc thiết bị năng lượng tái tạo và cung cấp dịch vụ trong nước.
5. Giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bn vững, nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp
- Nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, mùa vụ trong trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thủy lợi và trong ngành nghphi nông nghiệp ở nông thôn.
- Nghiên cứu, áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ging, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên đất, nước... và giảm phát thải khí nhà kính trong sản xuất nông nghiệp.
- Phổ biến rộng rãi công nghệ xử lý và tái sử dụng phụ phẩm, phế thải trong sản xuất nông nghiệp tạo ra thức ăn chăn nuôi, trồng nấm, làm nguyên liệu công nghiệp, biogas và phân bón hữu cơ và giảm phát thải khí nhà kính.
- Đẩy nhanh tiến độ các dự án trồng rừng, tái trồng rừng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào trồng rừng kinh tế để nâng tỷ lệ che phủ rừng lên 45% vào năm 2020, nâng cao chất lượng rừng, tăng khả năng hấp thụ khí CO2, tăng sinh khối và đảm bảo cung cấp gỗ cho sản xuất và tiêu dùng.
- Thực hiện các chương trình về giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng (REDD), quản lý rừng bền vững, kết hợp với đa dạng hóa sinh kế cho người dân địa phương.
6. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch các ngành sản xuất, dần hạn chế những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới
- Rà soát quy hoạch tổng thể phát triển các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành tác động nhiều ti tài nguyên, môi trường, có hiệu quả sử dụng vốn và tài nguyên không cao, để xác định yêu cầu xanh hóa sản xuất, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, kiểm soát ô nhiễm và quản lý chất thải một cách có hiệu quả vào các quy hoạch ngành hiện có và quy hoạch mi.
- Các ngành kinh tế phải xây dựng và thực hiện chương trình hành động theo hướng tăng trưởng xanh, chú trọng ứng dụng công nghệ xanh, hệ thống quản lý và kiểm soát hoạt động theo kinh nghiệm thực hành tốt để tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải và xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường sinh thái.
7. Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên
- Xây dựng, hoàn thiện luật pháp, chính sách nhằm thực hiện kiên quyết và có hiệu quả Luật tài nguyên nước, Luật đất đai, Luật khoáng sản, Luật bảo vệ môi trường và những quy định liên quan, tăng cường áp dụng các công cụ kinh tế, hành chính theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”.
- Thiết lập các tổ chức quản lý hành chính hiệu quả, kiện toàn hệ thống quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở Trung ương và các địa phương.
- Đẩy mạnh, phát triển, áp dụng rộng rãi những công nghệ và thực hành khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.
8. Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để tạo thêm việc làm, nâng thu nhập, làm giàu thêm ngun vn tự nhiên
a) Phát triển các ngành kinh tế xanh
- Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn về ngành kinh tế, các sản phẩm dán nhãn xanh/sinh thái.
- Có chính sách ưu đãi đối với nghiên cứu khoa học - công nghệ và phát triển, sản xuất và khuyến khích tiêu dùng các sản phẩm xanh/sinh thái.
- Ban hành chính sách hỗ trợ đặc biệt về kinh tế - kỹ thuật và khuyến khích mọi doanh nghiệp, cá nhân áp dụng kỹ thuật và công nghệ cao, phù hp để khuyếch trương và phát triển một số sản phẩm xanh truyền thống chủ lực mà Việt Nam có thế mạnh như dược thảo, nông lâm thủy sản sinh thái, thực phẩm, hàng tiêu dùng và dệt may từ nguyên vật liệu địa phương.
b) Đẩy mạnh hoạt động tái chế, tái sử dụng các chất phế thải trong nước
- Xây dựng và ban hành Luật tái chế, coi chất thải trong nước là tài nguyên, hướng tới giảm thiểu tối đa lượng chất thải phải xử lý bằng cách chôn lấp.
- Phát triển ngành công nghiệp tái chế hiện đại thân thiện với môi trường, nghiên cu đưa ngành này vào quy hoạch ngành công nghiệp môi trường.
- Áp dụng công nghệ phân loại, tái chế rác thải các khu đô thị và công nghiệp mới thành năng lượng, vật liệu xây dựng và phân vi sinh.
- Hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính để hiện đại hóa hoạt động tái chế ở các làng nghề. Đến năm 2020, loại bỏ các công nghệ cũ lạc hậu, độc hại đối với sức khỏe người lao động và gây ô nhiễm môi trường ở các làng nghề tái chế.
c) Thúc đẩy sản xuất hàng hóa và dịch vụ môi trường
- Lập quy hoạch phát triển các ngành, hoạt động sản xuất và dịch vụ phòng, chống ô nhiễm, phục hồi và cải thiện môi trường, tạo thêm nhiều việc làm ở đô thị và nông thôn.
- Có chính sách để chuyển phần lớn hoạt động sản xuất và dịch vụ môi trường từ hoạt động công ích, bao cấp sang vận hành theo nguyên tắc thị trường một cách năng động và hiệu quả.
- Khuyến khích các địa phương có chính sách ưu tiên và hỗ trợ các ngành kinh tế xanh phát triển, lồng ghép với các chương trình phát triển và xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng cảnh quan và môi trường.
d) Phục hồi, phát triển nguồn “vốn tự nhiên”
- Nghiên cứu và ban hành cơ chế chính sách kinh tế và tài chính về phục hồi, phát triển nguồn “vốn tự nhiên”, khuyến khích sự tham gia của mọi thành phần kinh tế đầu tư vào cơ sở hạ tầng dịch vụ hệ sinh thái, các khu bảo tồn và phục hồi vào các hệ sinh thái đã bị suy giảm.
- Xây dựng và thực hiện các quy hoạch dài hạn về khai thác, sử dụng, dự trữ và bảo tồn những loại tài nguyên trọng yếu nhất đối với nền kinh tế.
- Áp dụng cách tiếp cận quản lý tổng hợp và tăng cường bộ máy quản lý các lưu vực sông, các hệ sinh thái.
- Xây dựng hệ thống tài khoản xanh thông qua lượng giá nguồn vốn tự nhiên.
9. Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững chủ yếu gồm: Hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi và các công trình xây dựng đô thị
a) Hạ tầng giao thông
- Tăng cường đầu tư nâng cấp các hệ thống, mạng lưới giao thông: Vận tải thủy, đường cao tốc, đường sắt trên cơ sở tiết kiệm năng lượng, có hiệu quả kinh tế, môi trường cao, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu, đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh, vận chuyển hành khách và hàng hóa, phục vụ xuất nhập khẩu và giao lưu giữa các vùng miền trong nước và quốc tế.
- Phát triển các hệ thống giao thông có trọng điểm, kết nối với các trung tâm kinh tế và các khu vực sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, thông qua đầu tư vào hạ tầng giao thông công cộng với công nghệ, kỹ thuật hiện đại.
b) Hạ tầng năng lượng
- Phát triển nguồn điện đảm bo cung cấp đủ nhu cầu điện trong nước, cải thiện mạng lưới cung cấp điện và sử dụng hiệu quả, giảm hệ số đàn hồi điện/GDP từ mức 2,0 hiện nay xuống 1,0 vào năm 2020.
- Áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lưới điện phân phối, giảm tổn thất điện năng, nâng cao hiệu quả sử dụng điện tiến tới xây dựng lưới điện thông minh.
c) Hạ tầng thủy lợi, nước
- Nâng cấp hệ thống đê điều để bảo đảm an toàn hoạt động kinh tế - xã hội, dân sinh, kết hợp sử dụng cho giao thông, đáp ứng yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và chống lũ lụt.
- Tăng cường đầu tư hệ thống thủy lợi với thiết bị vận hành hiện đại đảm bảo điều tiết và bảo vệ tốt nguồn nước, cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp, phát triển vùng cây ăn quả, nuôi trồng thủy sản và sản xuất muối tập trung và tiêu thoát tốt, kiểm soát được lũ lụt.
- Tăng cường đầu tư đáp ứng nguồn nước phục vụ phát triển công nghiệp, đô thị, đặc biệt quan tâm đến những vùng khan hiếm nguồn nước.
10. Đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn
a) Áp dụng sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả tài nguyên theo Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020 và Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
- Hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật thúc đẩy sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, đưa nội dung sản xuất sạch hơn vào chiến lược, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp.
- Nâng cao năng lực cho các cơ quan chuyên trách về sản xuất sạch hơn tại doanh nghiệp, cơ quan quản lý, tổ chức tư vấn và cơ sở sản xuất công nghiệp trong việc áp dụng sản xuất sạch hơn.
- Phát triển mạng lưới các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ xanh, tổ chức hỗ trợ thương mại hóa, chuyển giao công nghệ xanh, sản xuất sạch hơn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
b) Tập trung đầu tư nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ xanh gồm: Công nghệ năng lượng xanh, vật liệu và xây dựng, cơ khí giao thông vận tải, công nghệ nông, lâm, sinh học, hóa học xanh, xử lý chất thải.
c) Khuyến khích doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, nhập khẩu, sử dụng và nội địa hóa công nghệ xanh.
11. Đô thị hóa bền vững
a) Quy hoạch đô thị và quản lý quy hoạch
- Rà soát quy hoạch tổng thể các đô thị từ cách tiếp cận đô thị bền vững (đô thị xanh, sinh thái và kinh tế,...) với trọng tâm sử dụng và quản lý tài nguyên bền vững cho mọi người dân đến sinh sống và điều chỉnh quy hoạch tổng thể để đến năm 2020 các đô thị đạt mức trung bình trở lên của hệ thống chỉ số đô thị xanh, có quy mô hợp lý tránh tình trạng tập trung dân số quá mức tải trọng của môi trường và hạ tầng kinh tế - xã hội.
- Quy hoạch không gian đô thị đảm bảo hiệu quả kinh tế - sinh thái, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng, tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh và thân thiện môi trường, tiết kiệm thời gian đi lại của dân cư.
b) Xây dựng hạ tầng kỹ thuật
- Hạ tầng cơ bản: Nhà ở, giao thông, năng lượng, cấp, thoát nước và xử lý rác thải đảm bảo khả năng tiếp cận cho mọi người dân với chất lượng chấp nhận được, đồng thời giảm các chi phí do ô nhiễm, ùn tắc giao thông.
- Quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước mưa, hệ thống thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, nước thải đô thị. Những khu vực chịu tác động của biến đổi khí hậu cần điều chỉnh để hạ tầng thích ứng để giảm thiểu thiệt hại kinh tế. Từng bước triển khai xây dựng các hệ thống này tại các đô thị loại II trở lên.
- Giới thiệu áp dụng hệ thống đánh giá hiệu quả năng lượng và hạ tầng đô thị xanh để nâng cao mức tiết kiệm năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính cho các khu đô thị.
c) Xây dựng đô thị xanh, đô thị sinh thái, công trình xanh
- Nghiên cứu, ban hành hệ thống tiêu chuẩn về quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế, sử dụng vật liệu, giải pháp xây dựng xanh thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, tài nguyên, giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính, giải pháp công nghệ thích hợp xử lý chất thải đô thị.
- Ban hành quy định buộc chủ đầu tư ứng dụng những công nghệ xanh phổ biến khi xây dựng các tòa nhà thương mại mới và cải tạo các khu chung cư hiện có ở đô thị.
- Áp dụng các công cụ kinh tế và kỹ thuật khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm phục vụ cho xây dựng và sử dụng các công trình xây dựng xanh.
d) Giao thông đô thị
- Đầu tư cải tạo và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật giao thông đô thị nhằm đạt tới mức trung bình của các nước tiên tiến trong khu vực.
- Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải công cộng đô thị với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế trong đầu tư phương tiện, khai thác vận tải hành khách công cộng.
- Sử dụng công cụ kinh tế và tiêu chuẩn kỹ thuật kiểm soát sự phát triển số lượng phương tiện cơ giới cá nhân ở các đô thị lớn và vừa, bố trí các tuyến đường dành riêng cho các phương tiện giao thông phi cơ giới.
đ) Xanh hóa cảnh quan đô thị
- Ưu tiên phân bổ đất công để nhanh chóng nâng cao diện tích không gian xanh và mặt nước ở các đô thị, đạt tiêu chuẩn theo loại đô thị.
- Khuyến khích đầu tư và phát triển các khoảng không gian xanh trong các dự án đô thị và khuyến khích cộng đồng, doanh nghiệp và các hộ gia đình huy động nguồn lực để xanh hóa cảnh quan đô thị.
12. Xây dựng nông thôn mới với lối sống hòa hp với môi trường
- Quy hoạch nông thôn theo các tiêu chuẩn sống tốt, bảo vệ và phát triển cảnh quan và môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh. Khuyến khích nhân rộng các giải pháp xây dựng nhà ở theo mô hình làng, nhà ở sinh thái, phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống từng vùng, từng dân tộc.
- Hỗ trợ thực hiện mô hình sản xuất theo chu trình sinh thái khép kín, ít chất thải, mô hình xử lý chất thải làng nghề. Đến năm 2020, đảm bảo hầu hết rác thải nông thôn được thu gom, xử lý theo tiêu chuẩn môi trường, sử dụng rác để cung cấp năng lượng, phân bón hữu cơ, vật liệu xây dựng.
- Thực hiện và đạt các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về Cấp nưc và Vệ sinh nông thôn đến năm 2020, cung cấp giải pháp xây dựng công trình kinh tế và dân sinh thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và chủ động phòng ngừa tác động của thiên tai.
- Cải thiện cơ cấu chất đốt ở nông thôn để giảm phát thải và nâng cao chất lượng sng cho dân cư nông thôn. Khuyến khích và hỗ trợ các hộ gia đình nông thôn sử dụng rộng rãi các nguồn năng lượng tái tạo.
13. Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sng xanh
a) Thúc đẩy việc dán nhãn sinh thái và phổ biến thông tin các sản phẩm thân thiện môi trường đến toàn xã hội. Xây dựng lộ trình từ nay đến năm 2020 áp dụng mua sắm xanh: Vật liệu xây dựng; lương thực và thực phẩm; giao thông, vận tải; năng lượng; máy tính và máy văn phòng; dệt may; giấy và in ấn; đồ gỗ; chất tẩy rửa; thiết bị y tế.
b) Chi tiêu công phải gương mẫu thực hiện theo tiêu chuẩn kinh tế xanh
- Từ năm 2015, tất cả các công trình, dự án đầu tư công phải áp dụng các tiêu chuẩn kinh tế xanh: Theo cơ cấu ngành nghề, tiêu chuẩn sử dụng năng lượng, nguyên vật liệu, thiết kế thích hợp điều kiện sinh thái, tính đến tác động của biến đổi khí hậu.
- Chuẩn bị đủ điều kiện để từ năm 2017 tất cả các phương tiện giao thông cơ giới mi mua bằng kinh phí công phải đạt tiêu chuẩn khí thải, ưu tiên các loại phương tiện sử dụng nhiên liệu sạch (điện, khí hóa lỏng) và xe lai (hybrid).
- Nghiên cứu ban hành quy chế chi tiêu công xanh, trong đó chi đầu tư và chi thường xuyên của ngân sách nhà nước phải ưu tiên mua sắm và sử dụng hàng hóa dán nhãn sinh thái, hàng hóa có khả năng tái chế.
c) Khuyến khích tiêu dùng bền vững trong khu vực doanh nghiệp:
- Sử dụng công cụ kinh tế, kỹ thuật để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm tài nguyên và hạn chế lãng phí năng lượng và tài nguyên.
- Xây dựng hệ thống chứng nhận và dán nhãn sinh thái cho các sản phẩm xanh. Hình thành và quảng bá thị trường sản phẩm xanh.
đ) Tiêu dùng bền vững trong khu vực dân cư
- Sử dụng các công cụ kinh tế, kỹ thuật và các biện pháp khuyến khích dân cư tiêu dùng hợp lý theo hướng bền vững.
- Tuyên truyền, giáo dục, triển khai và mở rộng quy mô thực hành lối sống xanh và tiêu dùng tiết kiệm, hp lý, an toàn.
- Áp dụng một số công cụ kinh tế như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế và phí bảo vệ môi trường để điều chỉnh những hành vi tiêu dùng không hp lý, trước hết đối với những sản phẩm có hại cho sức khỏe, văn hóa và môi trường.
đ) Phát triển mạnh công nghệ thông tin như hạ tầng cơ bản của Chính phủ điện tử, kết nối các hạ tầng quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ điều hành, quản lý của các tổ chức công và tư, cung cấp các sản phẩm dịch vụ, tuyên truyền, trao đổi thông tin, mua sắm qua e-mail, internet.
14. Huy động nguồn lực thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh
- Nhà nước ưu tiên và dành kinh phí thỏa đáng từ ngân sách trung ương và ngân sách địa phương để thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh, đặc biệt cho nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng và năng lượng tái tạo.
- Ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh theo tiêu chí tăng trưởng xanh.
- Sử dụng hệ thống các công cụ tài chính, tín dụng, thị trường để khuyến khích và hỗ trợ phát triển kinh tế xanh, sản phẩm xanh. Tiến đến xây dựng hệ thống quản lý, giao dịch phát thải khí nhà kính, thuế, phí các-bon.
- Khuyến khích và chú trọng thu hút các nguồn vốn vay, ODA, hỗ trợ kỹ thuật của các nước, các tổ chức quốc tế và đội ngũ trí thức Việt Nam sinh sống ở nước ngoài tham gia thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh.
15. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
- Tổ chức đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản trị, điều hành trong nền kinh tế xanh, ngành sản xuất xanh cho đội ngũ cán bộ quản trị công và doanh nghiệp, trước mắt là đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, hoạch định chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển nguồn nhân lực cho tăng trưởng xanh trên cơ sở nghiên cứu, lựa chọn đưa các nội dung về tăng trưởng xanh, công nghệ xanh, khai thác tài nguyên bền vững... vào các cấp học và bậc học.
- Xây dựng hướng dẫn doanh nghiệp về cách thức tiếp cận các lựa chọn tài chính, công nghệ để thực hiện xanh hóa công nghiệp, nông nghiệp.
16. Nghiên cứu phát triển khoa học và công nghệ, ban hành hệ thống tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật và thông tin dữ liệu về tăng trưởng xanh
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế xanh để cung cấp những luận cứ khoa học cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế xanh.
- Khuyến khích nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ xanh/các bon thấp, năng lượng tái tạo, xanh hóa sản xuất và tiêu dùng.
- Nghiên cứu, ban hành hệ thống các chỉ số, tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn về tăng trưởng xanh để quản trị trên phạm vi cả nước, ngành và địa phương.
- Xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về tăng trưởng xanh của quốc gia, ngành và địa phương.
17. Hợp tác quốc tế
- Tăng cường hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi thông tin về xây dựng và thực hiện các nội dung cơ bản của nền kinh tế xanh.
- Đẩy mạnh hp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và các nước trong thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh.
- Tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khu vực tư nhân và nhà nước trong hợp tác quốc tế thực hiện chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực.
- Tạo căn cứ pháp lý và điều kiện thuận lợi để Việt Nam cam kết và tham gia tích cực vào các hoạt động của các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế xanh.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Phân kỳ thực hiện chiến lược
a) Giai đoạn 2011 - 2020
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- Xây dựng cơ chế chính sách, bộ máy quản lý thực hiện chiến lược.
- Xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu và công cụ quản lý, bộ chỉ số tiêu chuẩn, quy chuẩn về tăng trưởng xanh.
- Xác định các dự án trọng điểm về tăng trưởng xanh/các-bon thấp, xanh hóa các ngành sản xuất, một số dự án thí điểm về quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội định hướng tăng trưởng xanh” cấp tỉnh, thành phố (kèm theo, Phụ lục I: Danh mục chương trình, dự án ưu tiên giai đoạn 2011 - 2015).
b) Giai đoạn 2021 - 2030
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế và chính sách tăng trưởng xanh, điều chỉnh và nâng quy mô triển khai trên cơ sở định kỳ theo dõi, đánh giá.
- Mở rộng quy mô thí điểm và nhân rộng các quy hoạch tổng thể, các chương trình, dự án trọng điểm.
- Mở rộng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho phát triển nền kinh tế xanh.
- Tiến hành kiểm toán môi trường ở các cấp độ (quốc gia, ngành, địa phương và doanh nghiệp) và thực hiện hạch toán xanh trong các doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu kinh tế theo mô hình nền kinh tế xanh.
c) Giai đoạn 2031 - 2050: Căn cứ vào kết quả việc thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh giai đoạn 2012 - 2030 và tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và bối cảnh quốc tế để xác định các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể.
2. Thành lập bộ máy chỉ đạo, điều hành thực hiện chiến lược
Thành lập Ban điều phối triển khai Chiến lược Tăng trưởng xanh trực thuộc y ban Quốc gia về biến đổi khí hậu để chỉ đạo thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh. Ban do Phó Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Phó Trưởng ban thường trực và 4 Phó Trưởng ban gồm lãnh đạo các Bộ: Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường. Các ủy viên Ban gồm đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành và địa phương và đại diện một số các hiệp hội.
Bộ máy giúp việc cho Ban được đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức bộ máy “để giúp Ban điều phối chỉ đạo, điều hành thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh.
3. Phân công thực hiện Chiến lược
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư: Là cơ quan đầu mối về tăng trưởng xanh, có trách nhiệm chủ trì, phối hp với các Bộ, ngành liên quan và y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh; hướng dẫn, giám sát, đánh giá, kiểm tra, tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược và báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo định kỳ; tổ chức sơ kết 5 năm/lần, giữa kỳ vào năm 2020 và tổng kết vào cuối năm 2030. Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xác định những nhiệm vụ, dự án trọng điểm trong từng giai đoạn cụ thể trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hp với Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan xác định và phân bổ nguồn tài chính trong nước và điều phối các nguồn tài trợ của nước ngoài, cơ chế chính sách thúc đẩy thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh.
b) Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự toán và đảm bảo kinh phí cho việc triển khai thực hiện chiến lược tại các Bộ, ngành theo quy định hiện hành; phối hp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.
c) Bộ Tài nguyên và Môi trường: Là cơ quan thường trực của y ban Quốc gia về biến đổi khí hậu; chủ trì, phối hợp trong hoạch định chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu nói chung, hướng dẫn đăng ký, theo dõi, giám sát về phát thải khí nhà kính, giám sát thực hiện chính sách đầu tư vào vốn tự nhiên.
d) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ, xây dựng chương trình, kế hoạch hành động thực hiện các nhiệm vụ của chiến lược tăng trưởng xanh đồng thời cụ thể hóa nhiệm vụ, lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của ngành, cơ quan mình.
đ) y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch hành động và chỉ đạo thực hiện chiến lược tăng trưởng xanh; cụ thể hóa nhiệm vụ và lồng ghép vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của địa phương đồng thời bảo đảm kinh phí cho việc triển khai thực hiện tại địa phương.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

 Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các y ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (3b).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 


PHỤ LỤC II
THUẬT NGỮ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1393/QĐ-TTg
ngày 25 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ)
 
Chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Là chiến lược thúc đẩy quá trình tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế kinh tế theo hướng sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thông qua tăng cường đầu tư vào đổi mới công nghệ, vốn tự nhiên, công cụ kinh tế. Từ đó góp phần ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nghèo và đảm bảo phát triển kinh tế bền vững.
Công nghệ xanh: “Là công nghệ phát triển, áp dụng sản phẩm, trang bị và những hệ thống được dùng để bảo tồn môi trường và tài nguyên, giảm thiểu tác động tiêu cực từ hoạt động của con người. Những công nghệ xanh chủ yếu là:
- Công nghệ năng lượng xanh (tiết kiệm năng lượng hóa thạch, tái tuần hoàn năng lượng trong sản xuất công nghiệp, giảm phát thải, năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng hạt nhân, năng lượng thủy triều, hệ thống quản lý điện thông minh.
- Công nghệ vật liệu và xây dựng (vật liệu không nung, vật liệu thay thế gỗ, chế tác vật liệu truyền thống bằng công nghệ cao phù hợp, tòa nhà thông minh, tòa nhà xanh...).
- Công nghệ cơ khí giao thông vận tải (động cơ sử dụng năng lượng mới, ít phát thải, hệ thống điều hành giao thông thông minh, v.v...).
- Công nghệ nông, lâm, sinh học (giống cây trồng, canh tác và chế biến nông lâm thủy sản).
- Công nghệ hóa học xanh (sản xuất chất dẻo tổng hợp từ nguyên liệu thực vật dễ tiêu hủy, sản xuất từ nguyên liệu tái sinh, xử lý chất thải độc hại, sản xuất ít hoặc không có phụ phẩm và chất thải, sản xuất tiêu thụ ít nước và các hóa chất khác,...).
- Công nghệ xử lý chất thải (tái chế chất thải, phòng ngừa và tiêu hủy chất thải độc hại).
Công trình xanh: Công trình xanh là công trình đạt được hiệu quả cao trong sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu các tác động xấu tới môi trường; đồng thời được thiết kế để có thể hạn chế tối đa những tác động không tốt của môi trường xây dựng tới sức khỏe con người và môi trường tự nhiên.
Đô thị sinh thái: Cải thiện phục lợi cho con người và cho xã hội thông qua quy hoạch và quản lý đô thị tích hp nhm hài hòa lợi ích từ các hệ sinh thái, bảo vệ và nuôi dưỡng các tài sản đó cho các thế hệ tương lai (Các thành phố Eco2 - Ngân hàng Thế giới 2010).
Nền kinh tế xanh: Là nền kinh tế tạo ra, phân phối sản phẩm và dịch vụ thân thiện môi trường, năng lượng tái tạo, giao thông và nhiên liệu sạch và công trình xanh, giảm mức tiêu thụ năng lượng, nguyên liệu, nước thông qua chiến lược hiệu quả năng lượng và tài nguyên và chuyển đổi từ các cấu phần các-bon sang không các-bon (OECD).
Phương án phát triển bình thường: Khi không có một thay đổi chính sách lớn.
Sản phẩm xanh: Sản phẩm là không độc hại, sử dụng năng lượng và nước hiệu quả, và vô hại đối với môi trường.
Tiêu dùng bền vững: Là “việc sử dụng hàng hóa và dịch vụ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản và nâng cao chất lượng cuộc sống trong khi sử dụng ít hơn tài nguyên thiên nhiên và các chất độc hại, đồng thời giảm phát thải và chất gây ô nhiễm trong chu trình sống và không làm tổn hại tới việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau” (UN, 1995).
Việc làm xanh: Là những công việc trong nông nghiệp, sản xuất, nghiên cứu và phát triển, hoạt động hành chính, và dịch vụ đóng góp đáng kể để bảo tồn, khôi phục lại chất lượng môi trường. Cụ thể, nhưng không loại trừ, là công việc giúp bảo vệ hệ sinh thái và đa dạng sinh học, giảm tiêu thụ năng lượng, vật liệu, và nước thông qua các chiến lược hiệu quả cao, giảm phát thải các-bon cho nền kinh tế và giảm thiểu hoặc tránh hoàn toàn tất cả các hình thức chất thải và ô nhiễm (UNEP).
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

PRIME MINISTER
-------

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

No:1393/QD-TTg

HaNoi,September 25,2012

 

DECISION

APPROVING NATIONAL STRATEGY ON GREEN GROWTH

 

PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated December 25, 2001;

At the proposal of the Minister of Planning and Investment;

 

DECIDES:

Article 1.Approving “National strategy on green growth for the period 2011- 2020 with vision to 2050” with the following main contents:

I. POINT OF VIEW, OBJECTVES AND STRATEGY

1. Point of view

-Green growth is an important part of sustainable development and ensures rapid, effective, sustainable economic development and significantly contributes to the implementation of the national strategy on climate change.

-Green growth must be made by the people and for the people helping to create jobs, reduce poverty and improve the material and spiritual life of the people.

-Green growth is based on the increased investment in conservation, development and efficient use of natural capital sources; reduction in greenhouse gas emissions, improvement and raise of the quality of the environment, thereby stimulation of economic growth.

- Green growth must be based on scientific foundation and modern technology appropriate with Vietnamese conditions.

-Green growth is the cause of the whole Party and the people, all levels of authority, ministries, sectors, localities, enterprises and social organizations.

2. Objectives

a) General objectives

Green growth, towards the low-carbon economy, natural capital enrichment has become a decisive tendency in sustainable economic development; reduction in emissions and increase in the possibility to absorb greenhouse gases is becoming mandatory and important targets in socio-economic development.

b) Specific target

-Restructuring and improving economic institutions towards greening of existing sectors and encouraging development of economic sectors efficiently using energy and natural resources with high added value;

-Studying and applying increasingly the advanced technology to use natural resources more efficiently and reduce the intensity of greenhouse gas emissions, contribute to an effective response to climate change;

-Improving people s lives, building environmentally friendly lifestyle through creating more jobs from industrial and agricultural, green services, investing in natural capital, green infrastructure development.

II. STRATEGIC TASKS

1.Reducing the intensity of greenhouse gas emissions and boosting the use of clean energy, renewable energy according to the following main criteria:

Period 2011 - 2020: Reducing greenhouse gas emissions intensity by 8 - 10% compared to 2010, reducing energy consumption on GDP by 1 - 1.5% per year. Reducing greenhouse gas emissions in the energy activity from 10% to 20% compared with the normal development plan in which the voluntary level of about 10%, the remaining 10% of striving level upon having more international support.

Orientation to 2030: Reducing greenhouse gas emissions each year at least 1.5 - 2%, reducing greenhouse gas emissions in the energy activities from 20% to 30% compared with the normal development plan in which the voluntary level is about 20%, the remaining 10% is the level upon international support.

Orientation to 2050: Reducing greenhouse gas emissions each year by 1.5 - 2%

2. Production greening

Implementing a strategy to "clean industrialization" through reviewing and adjusting the existing sector planning, thriftily and efficiently using natural resources, encouraging the development of green industry, green agriculture with the sectoral structure, technology and equipment to ensure the principle of environmental friendliness, investment of natural capital development; actively preventing and treating pollution.

The key targets by 2020 include: The value of high-tech products, green technology in the GDP is 42 - 45%; the rate of business facilities meet the environmental standard by 80%, application of clean technology by over 50%, investment and development of sectors to support environmental protection and enrichment of natural capital shall strive for 3-4% of GDP.

3. Greening lifestyle and boosting sustainable consumption.

Combining traditional beauty lifestyle with the modern civilized means to make life comfortable, high quality bearing national identity to a modern Vietnamese society. Implementing rapid and sustainable urbanization, maintaining lifestyle in harmony with nature in rural areas and making the habit of sustainable consumption in the context of integration into the global world.

The key targets by 2020 include: The rate of grade III urban center with wastewater treatment system meeting prescribed standards: 60%, with grade IV and V and the handicraft village: 40%, improving the environment polluted area by 100%, the proportion of waste collected and treated up to standard by Decision No. 2149/QD-TTg, the green area at the corresponding urban standards, the percentage of public transport services in large and medium-sized urban center by 35 - 45%, the percentage of large and medium-sized urban centers meeting the criteria of a green urban center striving to reach 50%.

III. IMPLEMENTATION SOLUTION

1. Propagating and raising the awareness and encouraging and supporting the implementation of:

- Organizing the propagation, education and raising of awareness of people and community on the role and meaning of green growth, practical actions to contribute to the green growth.

- Encouraging and technically supporting the people and community to deploy and expand the models of saving, safe, civilized production and consumption bearing national identity in harmony and friendly with nature.

-Encouraging and supporting communities to develop model of ecological urban center, green countryside, green house model, waste material sorting model at source by the method of reduction - recycling – re-using (3R) to improve the energy using efficiency.

2. Raising the efficiency and effectiveness of energy using, reducing the rate of energy consumption in the activities of production, transportation and commerce.

-Technologically innovating and applying the advanced operation and management procedure to ensure thrifty and effective energy in the production, transmission and consumption, especially with the high capacity production facilities consuming a lot of energy.

-Elaborating and announcing the rate of fuel consumption standards, the roadmap to remove the old and backward technology with a lot fuel consumption out of the system of energy production and use.

- Elaborating legal foundation to prepare the application of recovery and storage technology and trading of greenhouse gases.

3. Changing fuel structure in industry and transportation.

-Ensuring the national energy security by synchronous development of energy resources, exploiting and economically using domestic energy sources, reducing dependence on oil products, gradually reducing coal exports and importing reasonable amount of coal, connecting to power systems of neighboring countries.

- Changing energy resources by reducing energy from fossil fuel, encouraging the exploitation and use of new and renewable energy resources and less greenhouse gas emission.

-In the transportation sector, encouraging to switch bus and taxi to using compressed natural gas fuel, liquefied gas. Synchronically implementing management solutions of fuel quality, emission standards and maintenance of vehicles.

-Applying market instruments to boost structural change and improve energy using efficiency, encouraging the use of clean fuels, supporting the renewable energy development with the roadmap to eliminate subsidy for fossil fuels, ensuring the principle of transparent and effective competition.

- Labeling energy saving equipment, issuing national standards on equipment quality.

4. Boosting effective exploitation and increasing the proportion of renewable energy resources and new energy in production and consumption of nation energy

-Developing and implementing financial and technological mechanisms and policies to support the study of advanced and appropriate technology application for the maximum exploitation and use of the renewable energy resources in and out of the national power grids.

- Developing technology market forming the industry of machine and equipment of renewable energy manufacture and domestic services supply.

5.Reducing greenhouse gas emission through the development of sustainable organic agriculture, improving the competitiveness of agricultural production

-Studying the planning adjustment, restructuring livestock, crops, crop cultivation, animal husbandry, forestry, aquaculture, irrigation and in non-agricultural sectors in rural areas.

-Studying and applying processes and technology, effectively and economically using seed, feed and agricultural materials, land and water resources,... and reducing greenhouse gas emissions in agriculture.

-Widely disseminating the technology of treatment and reuse of by-products and wastes in agricultural production to produce animal feed, mushroom growing, industrial raw materials, biogas and organic fertilizer and reduce greenhouse gas emission.

-Speeding up the project of afforestation, reforestation, encouraging businesses to invest in economic forest plantation to increase the forest coverage rate up to 45% by 2020, improving forest quality, increasing the possibility of CO2 absorption increasing biomass and ensuring the supply of wood for production and consumption.

-Implementing programs to reduce greenhouse gas emissions through efforts to limit deforestation and forest degradation (REDD), sustainable forest management, combining diversification of livelihood for the local people.

6.Reviewing and adjusting the planning of production industries, gradually limiting the economic sectors generating big waste, causing pollution, degrading environmental degradation, facilitating the development of new green production industries

-Reviewing the master plan of development of economic sector, especially the ones impacting the natural resources and environment, inefficient use of capital and natural resources, pollution control and effective waste management to the existing sector planning and new planning.

-Economic sectors shall develop and implement action plans towards green growth, focusing on green technology applications, management and control system of activities according to experience of good practice for saving of natural resources, emission reduction and pollution treatment, improvement of the ecological environment.

7. Thriftily and effectively using natural resources

-Formulating and completing laws and policies to decisively and effectively implement the Water Resources Law, Land Law, Mineral Law, Environmental Protection Law and related regulations, strengthen the application of administrative and economic instruments under the principle of "the polluter pays".

- Establishing effective administrative management organizations, strengthening the system of natural resources management and protection in the Central an localities.

- Boosting and developing and widely applying technologies and practicing the exploitation and effectively using natural resources.

8. Boosting green economic sectors to rapidly develop to create more jobs, raising income and enriching more natural capital sources.

a) Developing green economic sectors

- Developing and issuing standards on economic sectors, green/eco labeled products

- Implementing incentive policies for scientific and technological study and development, production and encouraging the use of green/eco products

-Issuing special policies of technical economic assistance to encourage all businesses and individuals to apply high techniques and technology, suitable for the promotion and development of some key traditional green products that Vietnam has advantages such as herbs, ecological agriculture, forestry and fisheries, foodstuffs, consumer goods and textiles from local materials.

b) Boosting activities of recycling and reusing domestic waste materials

- Developing and issuing Recycling Law, regarding domestic waste materials as natural resourcesaiming to minimize the amount of waste materials to be treated by burying.

- Developingmodern recycling industry to be friendly with environment, studying to include this sector in the environmental planning industry.

- Applying technology of classification and recycling of waste garbage at urban centers and new industrial parks into energy, constructional materials and fertilizer.

-Technically and financially supporting to modernize recycling activities in the handicraft villages. By 2020, removing the technology that is old, obsolete and harmful to workers’ health and causes environmental pollution in the recycling handicraft villages.

c) Boosting goods production and environmental services.

- Making planning for development of sectors, production activities and services of pollution prevention and control, restoring and improving environment, creating more jobs in urban centers and rural areas

-Implementing policies to transfer the majority of the production activities and environmental services from public and subsidized activities to the operation according to market principles in a dynamic and efficient manner.

- Encouraging localities to implement priority and supporting policies for green economic sectors to develop and integrating into programs of development andhunger elimination&poverty reduction, enhancing quality of landscape and environment.

d) Restoring and developing “natural capital” sources

-Studying and promulgating financial and economic mechanism and policies of recovery and development of "natural capital", encouraging the participation of all economic sectors to invest in infrastructure of ecosystem services, reserves and restoration areas into the ecosystem that has been reduced.

- Developing and performing long-term planning on exploitation, use,storage and conservation of the most vital natural resources to the economy.

-Applying integrated management approaches and strengthening the management machine of watersheds and ecosystems.

- Building green account system through evaluation of natural capital sources.

9.Developing sustainable infrastructure mainly includes: transportation infrastructure, energy, irrigation and urban constructional works.

a)Transportation infrastructure

-Increasing investment in upgrading the transportation system and network: Water transportation, highways, railways on the basis of energy saving, high economic and environmental efficiency, able to resist climate change, meet the requirements of production, trading, transport of passengers and goods, serve the import and export and exchange between different domestic and international regions.

-Developing the key transportation systems, connecting with the economic centers and large scale concentrated commodity production areas through investment in public transport infrastructure with modern technique and technology.

b) Energy infrastructure.

-Developing power source to ensure adequate supply of electricity demand in the country, improving and efficiently using power supply network, reducing the elasticity of electricity / GDP from the current level of 2.0 to 1.0 by 2020.

-Applying modern technology to improve the quality of electricity distribution networks, reducing power losses, improving the efficiency of the electricity using and  moving towards building smart grid.

c) Water and irrigation infrastructure.

-Upgrading dike system to ensure safe socio-economic operation of people’s livelihood, combining the use for transportation to meet the requirements to cope with climate change, sea level rise and flood protection.

-Increasing investment in irrigation system with modern operation equipment to ensure regulation and protection of water resources, adequate supply of water for agricultural production, development of fruit trees areas, aquaculture and concentrated salt production and good drainage and flood control.

-Increasing investment to meet the source water for industrial and urban development, particularly interested in water-scarce regions.

10.Technological innovation, application of dissemination of cleaner production

a) Applying cleaner production and efficiently using natural resources under the Strategy of cleaner production in industry till 2020 and the national technology innovation Program approved by the Prime Minister.

-Completing the systems, mechanisms, policies and laws to boost cleaner production in industry, bringing the contents of cleaner production into the strategies and planning for development of industries.

-Improving the capacity of agencies responsible for cleaner production in enterprises, management agencies, consulting organizations and industrial production facilities in the application of cleaner production.

-Developing the network of centers of research and development of green technology, organizing support of commercialization and transfer of green technologies, cleaner production for small and medium-sized enterprises.

b)Focusing on investment in research, development and application of green technology including: green energy technology, materials and construction, mechanical transportation, technology of green agriculture, forestry, biology, chemistry and waste treatment.

c)Encouraging foreign-invested enterprises and domestic enterprises to invest in green economic development, import, use and localization of green technology.

11. Sustainable urbanization

a) Urban planning and planning management.

-Reviewing overall planning of urban centers from the sustainable urban approach (a green urban center, ecology and economy, etc.) with a focus on using and management of sustainable natural resource for all people coming to live and adjusting the master plan so that by the year 2020, the urban centers shall reach average level or above of the index system of urban green, with a reasonable size to avoid excessive concentration of population and environmental load and social and economic infrastructure.

-Urban spatial planning to ensure ecological and economic efficiency, facilitate the development of public transport, increase attraction, competitiveness and environmental friendliness and save travel time of the people.

b) Building technical infrastructure

-Basic infrastructure: housing, transportation, energy, water supply, drainage and waste disposal treatment to ensure accessibility for people with acceptable quality, while reducing the costs due to pollution, traffic jam.

-Planning rain water drainage system, collection, transportation, waste management, urban waste water system. The areas affected by climate change need to be adjusted to adapt infrastructure to minimize economic losses. Step by step implementing construction of these systems in urban centers of grade II or higher.

-Introducing the application of evaluation system of energy efficiency and green urban infrastructure to improve the rate of energy efficiency and reduce greenhouse gas emissions for urban centers.

c) Building green and eco urban centers and green works.

-Studying and issuing standard system on planning, urban architecture, design, use of materials, green building solutions friendly to environment, energy and natural resources saving, minimizing the effect of greenhouse gases, appropriate technology solutions for urban waste treatment.

-Promulgating regulations forcing investors to apply popular application of green technologies in making new commercial buildings and renovating the existing apartment buildings in urban centers.

-Applying technical and economic instruments to encourage and support enterprises to make products for the construction and use green buildings.

d) Urban transportation

-Investing, renovating and developing the urban transport infrastructure in order to reach the average level of developed countries in the region.

-Priority is given for the development of urban public transport system with the participation of all economic sectors in the investment of vehicles, operation of public passenger transportation.

-Using economic instrument and technical standards to control the development of the number of personal motor vehicles in large and medium urban centers, arranging routes reserved for non-motorized transportation facilities.

dd) Greening of urban

-Priority is given for the allocation of land to quickly improve the area of green space and water surface in urban centers and reach urban standards by type.

-Encouraging investment and development of green space in urban projects and encouraging communities, businesses and households to mobilize resources for urban landscape greening.

12. Building new urban areaswith lifestyle in harmony with the environment

-Planning rural areas under good living standards, protection and development of landscape and green, clean, beautiful and civilized environment. Encouraging replication of house building solutions in village model, eco houses in accordance with the customs, traditions and lifestyle of each region and each ethnic group.

-Supporting the implementation of the production model in a closed ecological cycle, less waste, model of waste treatment for handicraft village. By 2020, ensuring that almost rural waste is collected and handled in accordance with environmental standards, using waste to provide energy, organic fertilizers and building materials.

-Implementing and achieving the objectives of the National Strategy for Rural Water Supply and Sanitation by 2020, providing construction solutions of economic and people’s livelihood works to adapt to the impacts of climate change and actively prevent the effects of natural disasters.

-Improving the structure of rural fuel to reduce emissions and improve the quality of life for the rural population. Encouraging and supporting rural households to widely use the renewable energy sources.

13.Boosting sustainable consumption and green lifestyle building

a)Boosting eco-labeling and dissemination of environmentally friendly products to the whole society. Developing roadmap from now until 2020 to apply green procurement: Building materials; food and foodstuff; traffic and transportation; energy; computers and office machines; textiles; paper and printing; furniture; detergents; medical devices.

b)Public expenditure must comply with the standards of green economy

-From 2015, all works, public investment projects must apply the green economic standards: According to sectoral structure, energy using standards, raw materials, design appropriate with ecological conditions, taking into account the impact of climate change.

-Preparing efficient conditions for from 2017 all new motor vehicles purchased with public funds must meet emissions standards, giving priority to vehicles using clean fuels (electricity, liquefied gas) and hybrid car.

-Studying to promulgate regulations on green public expenditure, including investment expenditure and recurrent expenditure of the state budget must prioritize the procurement and use of eco-labeled goods, goods capable of recycling.

c)Encouraging sustainable consumption in the business sector:

-Using technical and economic to encourage businesses to use natural resources thriftily and limit waste of energy and natural resources.

-Building certification and eco-green labeling system for green products. Forming  and promoting green products market.

đ)Sustainable consumption in residential areas

-Using economic tools, techniques and measures to encourage people to perform rational consumption in a sustainable way.

-Propagating, educating, deploying and widening scale of green lifestyle practices and thrift, reasonable and safe consumption

-Applying a number of economic instruments such as excise tax, tax and environmental protection fee to adjust the irrational consumer behavior, first of all for the products that are harmful to health, culture and environment.

dd)Strongly developing information technology such as the basic infrastructure of e-government, connecting important infrastructure in socio-economic development, serving administration and management of public and private organizations, providing range of products and services, propagation, information exchange, shopping via e-mail and internet.

14.Mobilizing resources for implementing green growth strategies

-The State shall prioritize and allocate adequate funds from the central budget and local budget to implement green growth strategy, especially for improving the energy using efficiency and renewable energy.

-Promulgating mechanism and policies to encourage financial institutions, businesses, especially small and medium-sized businesses to deploy production and business activities according to the criteria for green growth.

-Using the system of instruments of finance, credit, market, to encourage and support the development of green economy and green products and moving towards building management system, greenhouse gas emissions trading, tax and carbon fee.

-Encouraging and focusing on attracting loans, ODA and technical support of other countries, international organizations and the Vietnamese intellectuals living abroad to participate in the green growth strategy.

15. Training and developing human resources

-Organizing the training and fostering knowledge and management and operation skills in the green economy, green production industry for public management staff and enterprises, first for group of leaders, the makers of policy and strategy, planning and socio-economic development plan.

-Developing human resources for green growth on the basis of study and selection to introduce the contents of green growth, green technology, sustainable exploitation of natural resources ... into the schooling grade and schooling level.

-Developing and making guidelines on how to approach the financing and technology options to implement greening of industry and agriculture.

16.Studying and developing science and technology, issuing economic and technical standard system and data information on green growth.

-Studying theoretical and practical issues of the green economy to provide scientific foundations for the building and development of the green economy.

-Encouraging study for development and application of green / low-carbon technology, renewable energy, greening of production and consumption.

-Studying and issuing the system of indexes, criteria, standards and regulations on green growth for the administration in the country, sectors and localities.

-Developing information and data system on green growth of nation, sectors and localities

17. International cooperation

- Strengthening the cooperation and scientific research, information exchange on formulation and implementation of basic contents of green economy.

-Boosting international cooperation, enlisting assistance from international organizations and other countries in the implementation of green growth strategies.

-Facilitating enterprises of private and state sector in international cooperation to  implement technology transfer, human resource development.

-Creating a legal foundation and favorable conditions for Vietnam to make commitment and actively participate in the activities of the international conventions on the environmental protection responding to climate change and building a green economy.

IV. IMPLEMENTATION ORGANIZATION

1.Phasingstrategyimplementation

a) Period2011 - 2020

-Dissemination, awareness raising, training and human resource development.

-Formulating mechanism, policies and management machine to implement strategies.

-Developing data and information system and data management instruments, the set of standard and norm index on green growth.

-Identifying key projects on green / low-carbon growth, greening of production sectors, a number of pilot projects on the master plan, socio-economic development plan of "green growth orientation " at provincial and municipal level, city (attached, Appendix I: List of prioritized programs and projects for the period 2011 - 2015).

b) Period2021 - 2030

-Further improving the institution and green growth policies, adjusting and improve the scale of deployment on the basis of periodic monitoring and evaluation.

-Expanding pilot scale and replicating specific plans, key programs and projects.

-Expanding the training and development of human resources for the development of green economy.

-Conducting environmental audits at all levels (nation, sector, locality and enterprise) and implementation of green accounting in enterprises.

- Boosting the economic restructuring under the model of green economy.

c)Period 2031 - 2050: Based on the results of the implementation of green growth strategy period 2012 - 2030 and the socio-economic situation of the country and international context to determine the specific goals and tasks.

2.Setting up the direction and operation machine for implementation of strategies

Setting up coordination Committee to implement the Green Growth Strategy under the National Committee on Climate Change to direct the implementation of green growth strategies. The Committee shall be headed by the Deputy Prime Minister, the Minister of Planning and Investment as standing deputy head and 4 deputy heads being the leaders of the ministries: Finance, Industry and Trade, Agriculture and Rural Development, Natural Resources and Environment. The Committee members include representatives of some ministries, sectors and localities and representatives of a number of associations.

The apparatus assisting the Committee is located at the Ministry of Planning and Investment. The Ministry of Planning and Investment shall organize the apparatus to help the coordination Committee direct and operate the implementation of green growth strategy.

3. Assigning for strategy implementation

a)The Ministry of Planning and Investment: As the focal agency for green growth, assumes the prime responsibility for, and coordinate with the ministries, sectors concerned and People s Committees of centrally-affiliated provinces and cities shall organize the deployment of  implementation of green growth strategy; guide, monitor, evaluate, examine and review the implementation of the strategy and report to the Prime Minister on a regular basis; make preliminary 5 year summing-up/ time, mid-term in 2020 and final summing-up in late 2030. To assume the prime responsibility and coordinate with relevant ministries to determine the tasks and key project in each specific phase for submission to the Prime Minister for consideration and decision.

The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Finance and other ministries and agencies to identify and allocate financial resources in the country and to coordinate the foreign aid, mechanism and policies to promote the implementation of green growth strategy.

b)The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment to submit the estimates to competent authorities for approval and ensure funding for the implementation of the strategy at the Ministries and sectors in accordance with current regulations; coordinate with the Ministry of Planning and investment to formulate policies encouraging all economic sectors, organizations and individuals to invest in the green economy in Vietnam.

c)The Ministry of Natural Resources and Environment: As the standing body of the National Committee on Climate Change to assume the prime responsibility and coordinate in making policy responding to climate change in general, guiding registration, monitoring and supervising greenhouse gas emissions and the implementation of policies of invest in natural capital.

d)The ministries, ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government based on the functions, tasks, shall develop programs, action plan for the implementation of tasks of the green growth strategy and simultaneously concretizing tasks and integrating them into the 5-year and annual socio-economic development plan in line with the strategy of socio-economic development of sectors and agencies.

dd)People s Committees of centrally-affiliated provinces and cities shall be responsible for developing program, action plan and directing the implementation of green growth strategy; concretizing the tasks and integrating into the 5-year and annual socio-economic development plan of locality simultaneously ensuring the funding for the implementation at localities

Article 2.This Decision takes effect from its signing date.

Article 3.Ministers, heads of ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, Chairman of the People s Committees of centrally-affiliated provinces and cities and the heads of the relevant agencies are liable to execute this Decision. /.

 

 

 

PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

ANNEX II

TERMS
Issued together with Decision No. 1393/QĐ-TTg dated September 25, 2012 of the Prime Minister)

Green Growth Strategy in Vietnam: A strategy boosting the process of restructuring and improving economic institutions towards more efficient use of natural resources, raising the competitiveness of the economy, through increase in investment in technological innovation, natural capital, economic instruments, thereby contributing to respond to climate change, reduce poverty and ensure sustainable economic development.

Green Technology: As the technology develops and applies products and equipment and systems that are used to preserve the environment and natural resources, minimize negative impacts from human activities." The green technologies are mainly:

-Green energy technologies (fossil energy saving, energy recirculation in industrial production, emission reduction, solar energy, wind energy, nuclear energy, tidal energy, smart power management system.

-Technology of materials and building (non-baked materials, wood substitute materials, processing of traditional materials by using appropriate high technology, smart buildings, green buildings ...).

-Transportation engineering technology (engine using new energy, low emission, smart transport operation system, etc.).

-Technology of agriculture, forestry and biology (plant varieties, cultivation and processing of agriculture, forestry and fishery).

-Green chemistry technology (production of synthetic plastics from plant material easily disposed, produced from renewable raw materials, hazardous waste treatment, production with little or no by-products and waste, production consuming less water and other chemicals, etc.).

-Waste treatment technology (waste recycling, prevention and disposal of hazardous waste).

-Green Building: Green Building is a building achieving high efficiency in use of energy and materials, minimizing adverse impacts on the environment; at the same time is designed to minimize the adverse impacts of the building environment on human health and the natural environment.

Ecological urban center: Improving the welfare of human beings and society through integrated urban planning and management to harmonize benefits from ecosystems, protect and nurture those assets for the future generations (Eco2 cities - World Bank 2010).

Green Economy: It creates and distributes environmentally friendly products and services, renewable energy, transport and clean fuels and green works, reduces energy consumption, raw materials and water through effective strategy of energy and natural resources and switching from carbon components to non-carbon (OECD).

Normal development plan: When there is nomajor change on policies.

Green Products: Product is non-toxic and uses energy and water efficiently, and harmless to the environment.

Sustainable consumption: Is " the use of goods and services to meet basic needs and improve quality of life while using fewer natural resources and hazardous substances, and reducing waste and pollutant emission in the life cycle and not effecting the needs of future generations "(UN, 1995).

Green Jobs: Work in agriculture, production, research and development, administrative and service activities contribute significantly to the conservation, restoration of environmental quality. In particular, but not exclusive, is the work that helps to protect ecosystems and biodiversity, reduces energy consumption, materials, and water through high efficiency strategies, reduces carbon emissions for the economy and minimizes or completely avoids all forms of waste and pollution (UNEP).

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 1393/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất