BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI ------- Số: 1392/QĐ-LĐTBXH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
----------------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015;
Căn cứ Luật Bình đẳng giới năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Công văn số 223/TB-VPCP ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Văn phòng Chính phủ thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới,
QUYẾT ĐỊNH:
Đề nghị các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan, đơn vị, tổ chức có liên quan có trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
Nơi nhận: - Như Điều 3 (để thi hành); - Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo); - PTTg Vũ Đức Đam (để báo cáo); - Văn phòng Quốc hội (để phối hợp); - Văn phòng Chính phủ (để phối hợp); - Văn phòng Trung ương Đảng (để phối hợp); - Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội (để phối hợp); - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ (để phối hợp); - UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW (để phối hợp); - Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên của MTTQ Việt Nam (để phối hợp); - Trung ương Hội LHPN Việt Nam (để phối hợp); - Các Thứ trưởng (để biết); - Sở LĐTBXH các tỉnh, TP trực thuộc TW (để thực hiện); - Cổng thông tin điện tử của Bộ LĐTBXH; - Lưu: VT, Vụ BĐG. | BỘ TRƯỞNG Đào Ngọc Dung |
KẾ HOẠCH
Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI thông qua ngày 29/11/2006 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007. Trong thời gian qua, việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới đã góp phần quan trọng thúc đẩy bình đẳng giới trong các lĩnh vực, nâng cao vị thế và phát huy vai trò của cả phụ nữ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân và an sinh xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Luật Bình đẳng giới đã bộc lộ một số hạn chế, vướng mắc nhất định trong một số quy định của Luật và trong công tác tổ chức thực hiện.
Để đánh giá kết quả đạt được, những vướng mắc, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân, tìm ra các giải pháp tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới và từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng giới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng Kế hoạch tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới, gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục đích
a) Tổng kết, đánh giá toàn diện về tình hình thực hiện và tác động của việc thi hành Luật Bình đẳng giới, các văn bản hướng dẫn Luật Bình đẳng giới trên các lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội, trong đó bao gồm: những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém, vướng mắc, khó khăn và nguyên nhân xuất phát từ việc thực hiện các quy định và tổ chức thực hiện Luật Bình đẳng giới;
b) Đánh giá sự phù hợp của Luật Bình đẳng giới với Hiến pháp năm 2013 và sự thống nhất, đồng bộ của Luật Bình đẳng giới với các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có liên quan; đánh giá sự tương thích của Luật Bình đẳng giới với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW);
c) Đề xuất giải pháp để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, hạn chế là cơ sở để báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về các biện pháp, giải pháp nhằm đảm bảo hoàn thiện hệ thống thực thi chính sách, pháp luật về bình đẳng giới.
2. Yêu cầu
a) Việc tổng kết phải được thực hiện nghiêm túc, khách quan, toàn diện trên phạm vi toàn quốc và tại từng bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, địa phương; bảo đảm đúng nội dung, mục đích và tiến độ đề ra; bảo đảm tiết kiệm và hiệu quả;
b) Đánh giá đúng tình hình 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn thi hành. Làm rõ những kết quả, thành tựu đã đạt được, những mặt còn hạn chế, tồn tại. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, triển khai các quy định của Luật Bình đẳng giới;
c) Phân công nhiệm vụ hợp lý, nêu cao tinh thần trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan trong việc thực hiện các nội dung tổng kết;
d) Kết quả tổng kết phải có sự tham khảo ý kiến đánh giá của cán bộ, công chức, viên chức, người dân trong cộng đồng và kết quả nghiên cứu, đánh giá có liên quan của các chuyên gia, tổ chức xã hội, tổ chức quốc tế.
1. Phạm vi
a) Tổng kết việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới và các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thi hành kể từ ngày Luật được ban hành đến ngày 01/7/2017 trên phạm vi toàn quốc.
b) Đánh giá công tác triển khai thi hành và tác động của các quy định Luật Bình đẳng giới, các văn bản hướng dẫn Luật được thực hiện tại các Bộ, ngành và địa phương; các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan.
2. Hình thức và hoạt động tổng kết
a) Căn cứ quy định của Luật Bình đẳng giới, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh), Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan tùy theo tính chất và khối lượng công việc có thể quyết định tổ chức Hội nghị tổng kết hoặc chỉ xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới.
b) Căn cứ theo tình hình thực tế, thực hiện điều tra, khảo sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới tại một số bộ, ngành và địa phương làm căn cứ thực tiễn cho việc tổng kết. Đặc biệt khuyến khích các viện nghiên cứu, tổ chức xã hội hoạt động trong lĩnh vực bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ tham gia: nghiên cứu, đánh giá để cung cấp thông tin phục vụ thực hiện tổng kết; tham vấn, tư vấn trong quá trình xây dựng đề cương hướng dẫn báo cáo tổng kết; xây dựng báo cáo và triển khai hoạt động tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới.
c) Các Bộ, ngành và địa phương phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện triển khai xây dựng Báo cáo tổng hợp và tổ chức hoạt động tổng kết toàn quốc 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới.
1. Tổng kết tình hình triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới, trong đó tập trung vào các nội dung chính sau: việc ban hành chương trình, kế hoạch triển khai, ban hành văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; tình hình quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới; công tác kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bình đẳng giới; công tác đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới; công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật về bình đẳng giới.
2. Đánh giá kết quả đạt được trong việc thực hiện Luật Bình đẳng giới thuộc phạm vi, lĩnh vực phụ trách, trong đó tập trung vào các nội dung: ban hành các quy định, hướng dẫn triển khai và việc thực hiện các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới của từng lĩnh vực; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình; nguồn tài chính cho hoạt động bình đẳng giới; thống kê số liệu liên quan lĩnh vực bình đẳng giới, số liệu tách biệt giới.
3. Nêu ra những hạn chế, vướng mắc, những khoảng trống giữa quy định của Luật Bình đẳng giới và việc thực thi trong thực tế, đồng thời phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan của những hạn chế, vướng mắc; xác định những vấn đề mới nảy sinh trong thực hiện bình đẳng giới cần được điều chỉnh.
4. Rà soát, đánh giá mối quan hệ giữa những quy định của Luật Bình đẳng giới với những quy định của Hiến pháp năm 2013, các bộ luật/luật hiện hành và các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên, những vấn đề mới phát sinh cần được điều chỉnh.
5. Đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bình đẳng giới.
1. Đối với các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp tổ chức các hoạt động tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới trên phạm vi toàn quốc, cụ thể:
+ Xây dựng đề cương hướng dẫn báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới;
+ Hướng dẫn, đôn đốc hoạt động tổng kết thi hành Luật Bình đẳng giới ở các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương;
+ Tổng hợp kết quả báo cáo của các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức, đơn vị và địa phương xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới;
+ Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới.
- Đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong việc chủ trì và phối hợp thực hiện quản lý nhà nước về bình đẳng giới; công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước về bình đẳng giới;
- Đánh giá việc thực hiện Luật Bình đẳng giới trong các lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp: thành tựu đạt được, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất;
- Phối hợp với Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các viện nghiên cứu và các tổ chức liên quan thực hiện điều tra, khảo sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới tại một số Bộ, ngành, địa phương làm căn cứ thực tiễn cho việc xây dựng báo cáo tổng kết;
- Thực hiện rà soát và đánh giá việc thực hiện Luật Bình đẳng giới theo các nguyên tắc quy định tại Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW);
Vụ Bình đẳng giới chủ trì, phối hợp với Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Pháp chế, Viện Khoa học Lao động và Xã hội và các đơn vị có liên quan thuộc Bộ giúp Lãnh đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện các nội dung nêu trên.
b) Bộ Tư pháp
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới theo những nội dung nêu tại Phần II và III của Kế hoạch, trong đó tập trung vào một số nội dung chính sau:
- Tình hình thực hiện thẩm định lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
- Đánh giá sự đồng bộ giữa quy định của Luật Bình đẳng giới với các đạo luật liên quan về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
- Đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc, hạn chế và nguyên nhân trong thực hiện và phối hợp thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý.
c) Bộ Nội vụ
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới theo những nội dung nêu tại Phần II và III của Kế hoạch, trong đó tập trung vào một số nội dung chính sau:
- Đánh giá chung việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị: thành tựu đạt được, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất;
- Việc tham mưu các giải pháp đảm bảo tỷ lệ nữ ứng cử đại biểu Quốc hội trong các nhiệm kỳ XIII và XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016 và 2016 - 2021, thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn của phụ nữ vào các quá trình ra quyết định;
- Đánh giá việc: ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện quy định về quy hoạch, tạo nguồn cán bộ nữ; tổ chức thực hiện các quy định về tuổi bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng nữ cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức thực hiện các quy định về hỗ trợ nữ cán bộ, công chức, viên chức khi tham gia đào tạo, bồi dưỡng mang theo con dưới 36 tháng tuổi.
d) Bộ Tài chính
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới theo những nội dung nêu tại Phần II và III của Kế hoạch, trong đó tập trung vào một số nội dung chính sau:
- Đánh giá việc cấp phát ngân sách cho hoạt động bình đẳng giới;
- Đánh giá việc thực hiện các quy định ưu đãi về thuế và tài chính cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động nữ.
đ) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới theo những nội dung nêu tại Phần II và III của Kế hoạch, trong đó tập trung vào một số nội dung chính sau:
- Đánh giá việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
- Đánh giá việc thống kê, thu thập, cung cấp thông tin, số liệu về giới và bình đẳng giới;
- Đánh giá việc huy động các nguồn vốn viện trợ, vốn vay quốc tế và các nguồn vốn vay khác cho hoạt động bình đẳng giới.
e) Bộ Y tế
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới theo những nội dung nêu tại Phần II và III của Kế hoạch, trong đó tập trung vào một số nội dung chính sau:
- Đánh giá chung việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế: thành tựu đạt được, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất;
- Đánh giá việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm y tế và các chính sách hỗ trợ khác liên quan đến chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo cư trú ở vùng sâu, vùng xa, là đồng bào dân tộc thiểu số, trừ các đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, khi sinh con đúng chính sách dân số được hỗ trợ theo quy định của Chính phủ;
- Đánh giá việc thực hiện lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình.
g) Bộ Khoa học và Công nghệ
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới theo những nội dung nêu tại Phần II và III của Kế hoạch, trong đó tập trung vào đánh giá việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ: thành tựu đạt được, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất.
h) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới theo những nội dung nêu tại Phần II và III của Kế hoạch, trong đó tập trung vào một số nội dung chính sau:
- Đánh giá chung việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thể dục, thể thao và lĩnh vực gia đình: thành tựu đạt được, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất;
- Đánh giá việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực văn hóa, thể dục thể thao và lĩnh vực gia đình.
i) Bộ Thông tin và Truyền thông
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới theo những nội dung nêu tại Phần II và III của Kế hoạch, trong đó tập trung vào một số nội dung chính sau:
- Đánh giá chung việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực thông tin và truyền thông, chú trọng đến kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế của công tác thông tin, truyền thông, tuyên truyền về việc thực hiện Luật Bình đẳng giới thông qua các lĩnh vực quản lý: báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử;
- Đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới thông qua việc xây dựng các văn bản chỉ đạo, định hướng, quản lý báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử trong việc giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới qua các ấn phẩm, chương trình phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử.
k) Bộ Giáo dục và Đào tạo
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới theo những nội dung nêu tại Phần II và III của Kế hoạch, trong đó tập trung vào một số nội dung chính sau:
- Đánh giá chung việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo: thành tựu đạt được, hạn chế, vướng mắc, nguyên nhân và đề xuất;
- Đánh giá việc thực hiện đưa nội dung về giới và bình đẳng giới vào các chương trình giáo dục trong nhà trường; rà soát chương trình, tài liệu giảng dạy để loại bỏ kiến thức, thông tin, hình ảnh thể hiện định kiến giới.
1) Ủy ban Dân tộc
Tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới đối với những nội dung nêu tại Phần II và III của Kế hoạch, trong đó tập trung vào một số nội dung sau:
- Đánh giá việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số;
- Đánh giá việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
m) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ khác
Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới trong phạm vi, thẩm quyền quản lý đối với những nội dung nêu tại Phần II và III của Kế hoạch này và xây dựng báo cáo tổng kết (theo đề cương hướng dẫn báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
n) Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội
Đề nghị Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới trong phạm vi, thẩm quyền quản lý đối với hoạt động thẩm tra lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trước khi trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua.
o) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ chức Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới trong phạm vi, thẩm quyền được giao đối với những nội dung nêu tại Phần II và III của Kế hoạch này, trong đó tập trung vào đánh giá việc tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật bình đẳng giới và thực hiện bình đẳng giới tại cơ quan, tổ chức mình theo quy định tại Điều 31 Luật Bình đẳng giới.
p) Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam
Đề nghị Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam thực hiện:
- Tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới trong phạm vi, thẩm quyền được giao đối với những nội dung nêu tại Phần II và III của Kế hoạch này, trong đó tập trung vào một số nội dung được quy định tại Điều 30 Luật Bình đẳng giới và các văn bản hướng dẫn Luật;
- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện điều tra, khảo sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới tại một số bộ, ngành và địa phương làm căn cứ thực tế cho việc xây dựng báo cáo tổng kết; phối hợp xây dựng đề cương hướng dẫn tổng kết và tổng hợp báo cáo tổng kết.
2. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới bằng hình thức phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương theo các nội dung quy định tại phần II và phần III của Kế hoạch này; xây dựng báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới (theo đề cương hướng dẫn báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội).
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu cách thức tiến hành và giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới.
3. Về tiến độ xây dựng Báo cáo tổng kết và triển khai hoạt động tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới
a) Xây dựng Báo cáo tổng kết
- Các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương chủ động thực hiện việc tổng kết và xây dựng báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới theo đề cương hướng dẫn báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Bình đẳng giới) trước ngày 31/7/2017 để thực hiện tổng hợp (gửi file điện tử về địa chỉ: genic@molisa.gov.vn);
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và các bộ, ngành, địa phương tổng hợp, xây dựng Báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới trình Bộ trưởng xem xét quyết định và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Tổ chức hoạt động tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức hoạt động tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới, dự kiến vào Quý IV năm 2017 (tùy theo điều kiện thực tế).
Kinh phí thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan khác được bố trí từ nguồn kinh phí của Bộ, ngành, cơ quan, địa phương mình theo quy định tại Thông tư số 191/2009/TT-BTC ngày 01/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.
STT | NỘI DUNG | ĐƠN VỊ CHỦ TRÌ | ĐƠN VỊ PHỐI HỢP | THỜI GIAN |
1 | Xây dựng đề cương hướng dẫn báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Bình đẳng giới) | Các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | 10/2016 |
2 | Gửi công văn đến các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương yêu cầu thực hiện tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới (kèm đề cương hướng dẫn báo cáo tổng kết) | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Vụ Bình đẳng giới) | Các đơn vị thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | 11/2016 |
3 | Xây dựng báo cáo tổng kết 10 năm thi hành luật Bình đẳng giới tại các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương | Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương | | 11/2016-6/2017 |
4 | Điều tra, khảo sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới tại một số Bộ, ngành và địa phương làm căn cứ thực tế cho việc xây dựng báo cáo tổng kết | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | UBQG VSTBPN, TW Hội LHPN Việt Nam, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan, viện nghiên cứu, tổ chức xã hội | Quý I&II/2017 |
5 | Gửi báo cáo tổng kết 10 năm thi hành luật Bình đẳng giới về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương | | 31/7/2017 |
6 | Tổng hợp và xây dựng báo cáo tổng hợp 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | Trung ương Hội LHPN Việt Nam | 8-10/2017 |
7 | Tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới | Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội | | 11/2017 |