Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế năm 2002
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Pháp lệnh 41/2002/PL-UBTVQH10
Cơ quan ban hành: | Ủy ban Thường vụ Quốc hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 41/2002/PL-UBTVQH10 |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Pháp lệnh |
Người ký: | Nguyễn Văn An |
Ngày ban hành: | 25/05/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, Thương mại-Quảng cáo |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Pháp lệnh 41/2002/PL-UBTVQH10
PHÁP LỆNH
CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 41/2002/PL-UBTVQH10
NGÀY 25 THÁNG 5 NĂM 2002 VỀ ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC VÀ
ĐỐI XỬ QUỐC GIA TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
Để thống nhất quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi trong thương mại quốc tế; thực hiện có hiệu quả chính sách kinh tế đối ngoại, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác kinh tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2002;
Pháp lệnh này quy định về áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế.
CHƯƠNG I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Pháp lệnh này quy định về phạm vi, nguyên tắc, trường hợp áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế, gồm các lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ, đầu tư và quyền sở hữu trí tuệ.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia được áp dụng đối với:
1. Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam và hàng hoá xuất khẩu từ Việt Nam;
2. Dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài;
3. Đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài;
4. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ là tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ một nước so với hàng hoá tương tự nhập khẩu có xuất xứ từ nước thứ ba hoặc hàng hoá xuất khẩu đến một nước so với hàng hoá tương tự xuất khẩu đến nước thứ ba.
2. "Đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của một nước so với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự của nước thứ ba.
3. "Đối xử tối huệ quốc trong đầu tư" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho đầu tư và nhà đầu tư của một nước so với đầu tư và nhà đầu tư của nước thứ ba trong những điều kiện tương tự.
4. "Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân của một nước so với tổ chức, cá nhân của nước thứ ba.
5. "Đối xử quốc gia trong thương mại hàng hoá" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho hàng hoá nhập khẩu so với hàng hoá tương tự trong nước.
6. "Đối xử quốc gia trong thương mại dịch vụ" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài so với dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ tương tự trong nước.
7. "Đối xử quốc gia trong đầu tư" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài so với đầu tư và nhà đầu tư trong nước trong những điều kiện tương tự.
8. "Đối xử quốc gia đối với quyền sở hữu trí tuệ" là đối xử không kém thuận lợi hơn đối xử mà Việt Nam dành cho việc xác lập, bảo hộ và thực thi các quyền sở hữu trí tuệ và mọi lợi ích có được từ các quyền đó của tổ chức, cá nhân nước ngoài so với tổ chức, cá nhân trong nước.
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia
Nhà nước Việt Nam áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế trên cơ sở các nguyên tắc bình đẳng, có đi có lại và cùng có lợi.
Điều 5. Ngoại lệ chung
1. Không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong trường hợp cần thiết để bảo đảm lợi ích quốc phòng, an ninh quốc gia, bảo vệ các giá trị văn hoá, tinh thần của dân tộc, bảo vệ sức khoẻ con người, bảo vệ động vật, thực vật và môi trường, ngăn chặn các hành vi gian lận thương mại.
2. Không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia đối với những nước tiến hành hoặc tham gia tiến hành các hoạt động chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
CHƯƠNG II. ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC
Điều 6. Trường hợp áp dụng Đối xử tối huệ quốc
Nhà nước Việt Nam áp dụng một phần hay toàn bộ Đối xử tối huệ quốc trong các trường hợp:
1. Pháp luật Việt Nam có quy định về áp dụng Đối xử tối huệ quốc;
2. Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định áp dụng Đối xử tối huệ quốc;
3. Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng Đối xử tối huệ quốc đối với Việt Nam;
4. Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.
Điều 7. Phạm vi áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá
Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá được áp dụng đối với:
1. Thuế, các loại phí và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
2. Phương thức thanh toán và việc chuyển tiền thanh toán cho hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;
3. Những quy định và thủ tục liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
4. Thuế và các loại phí thu trực tiếp hoặc gián tiếp trong nước đối với hàng hoá nhập khẩu;
5. Hạn chế định lượng và cấp phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá;
6. Các quy định khác của pháp luật có ảnh hưởng đến việc bán, chào bán, mua, vận tải, phân phối, lưu kho và sử dụng hàng hoá tại thị trường trong nước.
Điều 8. Ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá
Đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá không áp dụng đối với:
1. Các ưu đãi dành cho các thành viên của thoả thuận về liên kết kinh tế mà Việt nam ký kết hoặc gia nhập;
2. Các ưu đãi dành cho nước có chung biên giới với Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá biên giới trên cơ sở hiệp định song phương;
3. Các ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển;
4. Các ưu đãi theo các hiệp định quá cảnh hàng hoá mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
5. Đấu thầu mua sắm hàng hoá đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài và các dự án khác theo quy định của Chính phủ.
Điều 9. Phạm vi áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ
Đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ được áp dụng đối với các biện pháp điều chỉnh hoạt động thương mại dịch vụ có sự tham gia của nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam.
Điều 10. Ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ
Đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ không áp dụng đối với:
1. Các ngoại lệ về đối xử tối huệ quốc đối với các ngành dịch vụ được quy định trong hiệp định song phương hoặc đa phương mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
2. Các ưu đãi dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của nước có chung biên giới nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại dịch vụ giữa Việt Nam với nước này;
3. Các ưu đãi dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được quy định trong các hiệp định kinh tế khu vực, hiệp định về khu vực thương mại tự do và các thoả thuận tương tự khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
4. Đấu thầu cung cấp dịch vụ đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài và các dự án khác theo quy định của Chính phủ;
5. Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.
Điều 11. Phạm vi áp dụng Đối xử tối huệ quốc trong đầu tư
Đối xử tối huệ quốc trong hoạt động đầu tư nước ngoài được áp dụng đối với đầu tư và nhà đầu tư của một nước trong việc thành lập, bán, mua lại, mở rộng, quản lý, điều hành, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh và các khoản đầu tư hoặc định đoạt bằng các hình thức khác.
Điều 12. Ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc trong đầu tư
Việc áp dụng các ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc cho đầu tư và nhà đầu tư của một nước phù hợp với pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Điều 13. Phạm vi áp dụng Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ
Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ được áp dụng cho mọi loại quyền sở hữu trí tuệ được Nhà nước Việt Nam bảo hộ theo pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập gồm:
1. Quyền tác giả và quyền liên quan;
2. Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, chỉ dẫn địa lý bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hoá, tên thương mại, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí mạch tích hợp, giống cây trồng;
3. Quyền chống cạnh tranh không đúng pháp luật liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp và các quyền sở hữu trí tuệ khác.
Điều 14. Ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ
Đối xử tối huệ quốc đối với quyền sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với:
1. Các ngoại lệ về Đối xử tối huệ quốc được quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
2. Các quy định pháp luật hoặc các biện pháp thực tế cần thiết để bảo đảm thực thi pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, trong đó có các yêu cầu về đại diện và địa chỉ giao dịch tại Việt Nam của các chủ thể nước ngoài liên quan đến thủ tục hành chính và thủ tục xét xử.
CHƯƠNG III. ĐỐI XỬ QUỐC GIA
Điều 15. Trường hợp áp dụng Đối xử quốc gia
Nhà nước Việt Nam áp dụng một phần hay toàn bộ Đối xử quốc gia trong các trường hợp:
1. Pháp luật Việt Nam có quy định về áp dụng Đối xử quốc gia;
2. Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định áp dụng Đối xử quốc gia;
3. Quốc gia hoặc vùng lãnh thổ trên thực tế đã áp dụng Đối xử quốc gia đối với Việt Nam;
4. Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.
Điều 16. Phạm vi áp dụng Đối xử quốc gia
Đối xử quốc gia được áp dụng đối với các đối tượng thuộc Điều 2 của Pháp lệnh này theo nguyên tắc quy định tại Điều 4 của Pháp lệnh này trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế có liên quan đến Đối xử quốc gia mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
Điều 17. Ngoại lệ về Đối xử quốc gia
Đối xử quốc gia không áp dụng đối với:
1. Việc mua sắm của Chính phủ Việt Nam nhằm mục đích tiêu dùng của Chính phủ;
2. Các khoản trợ cấp dành cho nhà sản xuất trong nước, các chương trình trợ cấp thực hiện dưới hình thức Chính phủ Việt Nam mua lại hàng hoá sản xuất trong nước;
3. Các quy định hạn chế thời lượng phim ảnh trình chiếu;
4. Các khoản phí vận tải trong nước được tính trên cơ sở các hoạt động mang tính kinh tế của phương tiện vận tải.
CHƯƠNG IV. QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐỐI XỬ TỐI HUỆ QUỐC VÀ ĐỐI XỬ QUỐC GIA
Điều 18. Nội dung quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia
Nội dung quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia bao gồm:
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;
2. Quyết định việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;
3. Ký kết, gia nhập và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;
4. Xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;
5. Tổ chức thu thập, xử lý, cung cấp thông tin liên quan đến Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;
6. Tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách liên quan đến Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;
7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia;
8. Giải quyết khiếu nại và xử lý các vi phạm pháp luật liên quan đến Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia.
Điều 19. Cơ quan quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia.
2. Bộ Thương mại chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện việc quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia trong lĩnh vực được phân công phụ trách.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ trong việc phối hợp với Bộ Thương mại thực hiện quản lý nhà nước về Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia.
Điều 20. Đề xuất và quyết định áp dụng hay không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia
1. Bộ Thương mại đề xuất và trình Chính phủ việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình sau khi có ý kiến bằng văn bản của bộ, ngành có liên quan.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ đề xuất và trình Chính phủ việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của mình sau khi có ý kiến bằng văn bản của Bộ Thương mại.
3. Chính phủ quyết định hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc áp dụng hoặc không áp dụng Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia.
Điều 21. Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế
Việc ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế có liên quan đến Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế.
Điều 22. Giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm
Việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm có liên quan đến Đối xử tối huệ quốc và Đối xử quốc gia được thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
CHƯƠNG V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 23. Hiệu lực thi hành
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 9 năm 2002.
Điều 24. Hướng dẫn thi hành
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
THE STANDING COMMITTEE NATIONAL ASSEMBLY --------- | SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM |
No. : 41/2002/PL-UBTVQH10 | Hanoi, May 25th, 2002 |
ORDINANCE
ON MOST FAVOURED NATION TREATMENT AND NATIONAL TREATMENT IN INTERNATIONAL COMMERCE
THE STANDING COMMITTEE NATIONAL ASSEMBLY
In order to unify State administration of most favoured nation treatment and national treatment on the basis of equality and mutual benefit in international commerce; to effectively implement external economic policy and enhance the economic co-operative relationship between the Socialist Republic of Vietnam and other countries;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam as amended by resolution No. 51-2001-QH10 of Legislature X of the National Assembly at its 10th session on 25 December 2001;
Pursuant to the resolution of Legislature X of the National Assembly at its 10th session on the program for formulation of laws and ordinances in 2002;
This Ordinance provides for the application of most favoured nation treatment and national treatment in international commerce.
Chapter 1
GENERAL PROVISIONS
Article 1.Governing scope
This Ordinance regulates the scope of, principles for, and the cases for applicability of most favoured nation treatment and national treatment in international commerce, comprising the [following] sectors of trade in goods, trade in services, investment, and intellectual property rights.
Article 2.Applicability
Most favoured nation treatment and national treatment shall apply to the following:
1. Goods imported into Vietnam and goods exported from Vietnam;
2. Foreign services and foreign service providers;
3. Foreign investment and foreign investors;
4. Holders of intellectual property rights being foreign organizations and individuals.
Article 3.Interpretation of terms
In this Ordinance, the following terms shall be interpreted as follows:
1. “Most favoured nation treatment in commercial goods” means treatment not less favourable than the treatment Vietnam accords to imported goods originating from any one country in comparison to similar imported goods originating from third countries, or to goods exported to any one country in comparison to similar goods exported to third countries.
2. “Most favoured nation treatment in commercial services” means treatment not less favourable than the treatment Vietnam accords to services and service providers of any one country in comparison to the equivalent services and service providers of third countries.
3. “Most favoured nation treatment in investment” means treatment not less favourable than the treatment Vietnam accords to investment and investors of any one country in comparison to investment and investors of third countries in similar conditions.
4. “Most favoured nation treatment in intellectual property rights” means treatment not less favourable than the treatment Vietnam accords to establishing, protecting and enforcing intellectual property rights and the benefits from such rights of organizations and individuals of any one country in comparison to organizations and individuals of third countries.
5. “National treatment in commercial goods” means treatment not less favourable than the treatment Vietnam accords to imported goods in comparison to similar domestic goods.
6. “National treatment in commercial services” means treatment not less favourable than the treatment Vietnam accords to foreign services and service providers in comparison to similar domestic services and service providers.
7. “National treatment in investment” means treatment not less favourable than the treatment Vietnam accords to foreign investment and foreign investors in comparison to domestic investment and domestic investors in similar conditions.
8. “National treatment in intellectual property rights” means treatment not less favourable than the treatment Vietnam accords to the creation, protection and enforcement of intellectual property rights and the benefits from such rights of foreign organizations and individuals in comparison to domestic organizations and individuals.
Article 4.Principles applicable to most favoured nation treatment and national treatment
The State of Vietnam shall apply most favoured nation treatment and national treatment in international commerce on the basis of equality, reciprocity and mutual benefit.
Article 5.General exceptions
1. Most favoured nation [“MFN”] treatment and national treatment [“NT”] shall not apply in cases where it is necessary to protect national defence interests and national security; to preserve national cultural values and the national spirit; to protect people’s health; to protect plants, animals and the environment; and to prevent acts of commercial fraud.
2. MFN treatment and NT shall not be applied to countries which are engaged in or which participate in activities opposing the independence, sovereignty, unification and territorial integrity of the Socialist Republic of Vietnam.
Chapter II
MOST FAVOURED NATION TREATMENT
Article 6.Cases in which MFN treatment shall apply
The State of Vietnam shall apply a part or all of MFN treatment in the following cases:
1. Where the laws of Vietnam provide for the applicability of MFN treatment.
2. Where an international treaty which Vietnam has signed or to which Vietnam has acceded provides for the applicability of MFN treatment.
3. Where a nation or territory has in fact already applied MFN treatment to Vietnam.
4. In other circumstances as decided by the Government.
Article 7.Scope of applicability of MFN treatment to commercial goods
MFN treatment to commercial goods shall apply to:
1. Taxes, all types of charges and other fees applicable to import and export goods or relating to import and export goods.
2. Payment methods and the remittance of payments for import and export goods.
3. Provisions and procedures relating to import and export of goods.
4. Taxes and all types of charges collected directly or indirectly in Vietnam on import goods.
5. Quantitative restrictions and issuance of permits to import or to export goods.
6. Other provisions of law which impact on the sale, offer, purchase, transport, distribution, wharehousing and use of goods on the domestic market.
Article 8.Exceptions on MFN treatment to commercial goods
MFN treatment to commercial goods shall not apply to the following:
1. Preferences granted to members of Agreements on economic integration which Vietnam has signed or to which Vietnam has acceded.
2. Preferences granted to countries which have common borders with Vietnam aimed at facilitating the circulation of border goods on the basis of bilateral Agreements.
3. Preferences granted to developing countries and to underdeveloped countries.
4. Preferences pursuant to Agreements on goods in transit which Vietnam has signed or to which Vietnam has acceded.
5. Tenders for the procurement of goods for projects using aid funded by international organizations or foreign aid and other projects pursuant to regulations of the Government.
Article 9.Scope of applicability of MFN treatment to commercial services
MFN treatment to commercial services shall apply to measures for adjusting commercial services activities in which foreign service providers engage within the territory of Vietnam.
Article 10.Exceptions on MFN treatment to commercial services
MFN treatment to commercial goods shall not apply to the following:
1. Exceptions to MFN treatment applicable to service industries provided for in bilateral or multilateral Agreements which Vietnam has signed or to which Vietnam has acceded.
2. Preferences granted to services and service providers of countries which have common borders aimed at promoting commercial services activities between Vietnam and those countries.
3. Preferences granted to foreign services and foreign service providers provided for in regional economic Agreements, Agreements on free commercial zones and other similar Agreements which Vietnam has signed or to which Vietnam has acceded.
4. Tenders for the provision of services for projects using aid funded by international or foreign organizations and other projects pursuant to regulations of the Government.
5. In other circumstances as decided by the Government.
Article 11.Scope of applicability of MFN treatment in investment
MFN treatment in foreign investment activities shall apply to investment and investors of any one country in the setting up, sale, acquisition, expansion, management, administration and operation of production and business establishments and to other investment items or determinations in other forms.
Article 12.Exceptions on MFN treatment in investment
The applicability of exceptions to MFN treatment for investment and investors of any one country shall be consistent with the laws of Vietnam and with international treaties which Vietnam has signed or to which Vietnam has acceded.
Article 13.Scope of applicability of MFN treatment to intellectual property rights
MFN treatment to intellectual property rights shall apply to all types of intellectual property rights which the State of Vietnam protects pursuant to the law of Vietnam and international treaties which Vietnam has signed or to which Vietnam has acceded, comprising:
1. Rights of authors and related rights.
2. Industrial property rights with respect to patents, utility solutions, industrial designs, trademarks; geographical instructions including appellations of origin of goods, trade names, trade secrets, layout designs of integrated circuits, plant varieties.
3. Rights to oppose competition deemed unfair by the law on industrial property rights, and other intellectual property rights.
Article 14.Exceptions on MFN treatment to intellectual property rights
MFN treatment to intellectual property rights shall not apply to the following:
1. Exceptions to MFN treatment provided for in international treaties which Vietnam has signed or to which Vietnam has acceded.
2. Provisions of law or practical measures which are essential to ensure law enforcement and protection of intellectual property, including requirements for representation and transaction addresses in Vietnam of foreign owners relevant to administrative procedures and trial procedures.
Chapter III
NATIONAL TREATMENT
Article 15.Cases in which NT shall apply
The State of Vietnam shall apply a part or all of NT in the following cases:
1. When the laws of Vietnam provide for the applicability of NT.
2. When an international treaty which Vietnam has signed or to which Vietnam has acceded contains provisions on the applicability of NT.
3. When a nation or territory has in fact already applied NT to Vietnam.
4. In other circumstances as decided by the Government.
Article 16.Scope of applicability of NT
NT shall apply to the subjects within the category in article 2 of this Ordinance on the principles set out in article 4 of this Ordinance on the basis of compliance with the laws of Vietnam and international treaties relevant to NT which Vietnam has signed or to which Vietnam has acceded.
Article 17.Exceptions on NT to commercial goods
NT shall not apply to the following:
1. Procurements by the Government of Vietnam with the goal of consumption by the Government.
2. Subsidies granted to domestic manufacturers and subsidy programs implemented in the form of the Government of Vietnam acquiring goods manufactured domestically.
3. Regulations restricting the amount of time for which films are shown.
4. Domestic transportation charges calculated on the basis of commercial activities of means of transportation.
Chapter IV
STATE ADMINISTRATION OF MOST FAVOURED NATION TREATMENT AND NATIONAL TREATMENT
Article 18.Contents of State administration of MFN treatment and NT
State administration of most favoured nation treatment and national treatment shall comprise the following matters:
1. Promulgation of legal instruments and organization of the implementation of guidelines on most favoured nation treatment and national treatment.
2. Decisions on the applicability or non-applicability of most favoured nation treatment and national treatment.
3. Entering into, acceding to and implementing international treaties relevant to most favoured nation treatment and national treatment.
4. Formulation and organization of the implementation of policies on most favoured nation treatment and national treatment.
5. Organization of collation, processing and provision of information relevant to most favoured nation treatment and national treatment.
6. Dissemination and popularization of laws and policies relevant to most favoured nation treatment and national treatment.
7. Inspections and checks of compliance with the laws on most favoured nation treatment and national treatment.
8. Resolution of complaints and dealing with breaches of the laws relating to most favoured nation treatment and national treatment.
Article 19.State administration bodies of MFN treatment and NT
1. The Government shall uniformly exercise State administration of MFN treatment and NT.
2. The Ministry of Trade shall be responsible before the Government to carry out uniform State administration of MFN treatment and NT.
3. Ministries and ministerial equivalent bodies shall, within the scope of their respective duties and powers, be responsible to co-ordinate with the Ministry of Trade in exercising State administration of most favoured nation treatment and national treatment within the sectors for which they have been allocated responsibility.
The Government shall provide specific regulations on the co-ordination between ministries and ministerial equivalent bodies [on the one hand] with the Ministry of Trade [on the other] in exercising State administration of most favoured nation treatment and national treatment.
Article 20.Proposals and decisions on the applicability or non-applicability of MFN treatment and NT
1. The Ministry of Trade shall, after it has written opinions from the ministries and ministerial equivalent bodies concerned, make proposals on the applicability or non-applicability of MFN treatment and NT within the sector for which it exercises State administration and submit those proposals to the Government.
2. Ministries and ministerial equivalent bodies shall, after they have obtained a written opinion from the Ministry of Trade, make proposals on the applicability or non-applicability of MFN treatment and NT within the sectors for which they exercise State administration and submit those proposals to the Government.
3. The Government shall make decisions on, or make submissions to the competent State authority to make decisions on the applicability or non-applicability of MFN treatment and NT.
Article 21.Signing and implementing international treaties
The signing, acceding to and implementing international treaties relating to most favoured nation treatment and national treatment shall be implemented in accordance with the laws of Vietnam on signing and implementing international treaties.
Article 22.Dispute resolution and dealing with breaches
Dispute resolution and dealing with breaches relating to most favoured nation treatment and national treatment shall be implemented in accordance with the laws of Vietnam and with international treaties which Vietnam has signed or to which Vietnam has acceded.
Chapter V
IMPLEMENTING PROVISIONS
Article 23.Effectiveness
This Ordinance shall be of full force and effect as from 1 September 2002.
Article 24.Implementing guidelines
The Government shall provide detailed regulations and guidelines for the implementation of this Ordinance.
| ON BEHALF OF THE STANDING COMMITTEE OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây