Nghị quyết 127/NQ-CP 2021 Phiên họp thường kỳ tháng 9 về tình hình kinh tế - xã hội
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị quyết 127/NQ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 127/NQ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Người ký: | Phạm Bình Minh |
Ngày ban hành: | 08/10/2021 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách, COVID-19 |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 08/10/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 127/NQ-CP về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2021 trực tuyến toàn quốc với địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2021.
Theo đó, Chính phủ yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả hơn các biện pháp phòng, chống dịch; xây dựng kế hoạch cụ thể để bảo đảm nguồn vắc xin và đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vắc xin, khẩn trương xây dựng lộ trình tiêm cho trẻ em thận trọng, an toàn, khoa học. Đồng thời, quản lý chặt chẽ việc mua sắm, viện trợ thiết bị, vật tư, sinh phẩm, vắc xin có hiệu quả và đúng quy định, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.
Bên cạnh đó, Bộ Tài chính chủ động điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, bảo đảm cân đối thu chi ngân sách Nhà nước; triển khai kiên quyết, có hiệu quả các giải pháp quản lý về thuế, nhất là hoàn thiện cơ chế, chính sách và cơ sở hạ tầng để thực hiện hóa đơn điện tử. Mặt khác, rà soát các quy định về quản lý tài chính đối với hoạt động gây quỹ từ thiện, kịp thời có giải pháp chấn chỉnh, tăng cường quản lý, bảo đảm công khai, minh bạch.
Xem chi tiết Nghị quyết127/NQ-CP tại đây
tải Nghị quyết 127/NQ-CP
CHÍNH PHỦ Số: 127/NQ-CP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 08 tháng 10 năm 2021 |
NGHỊ QUYẾT
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2021 trực tuyến toàn quốc với địa phương về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2021
___________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 138/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Trên cơ sở thảo luận của các Thành viên Chính phủ, ý kiến các địa phương và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2021 trực tuyến toàn quốc với địa phương, tổ chức vào ngày 02 tháng 10 năm 2021,
QUYẾT NGHỊ:
Chính phủ thống nhất đánh giá: Trong tháng 9, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các đồng chí Lãnh đạo chủ chốt, sự ủng hộ, đồng hành của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ cùng sự năng động, sáng tạo, vào cuộc quyết liệt, bám sát tình hình trong tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành, các địa phương và sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực; tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc; tỷ lệ nhiễm và tử vong đã giảm rõ rệt tại những vùng tâm dịch; nguồn vắc-xin được bổ sung đáng kể, tổ chức tiêm chủng vắc-xin nhanh chóng, kịp thời hơn, nhất là tại các địa bàn trọng điểm; nhiều địa phương đã bắt đầu từng bước nới lỏng giãn cách xã hội. Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng năm 2021 tiếp tục đạt được một số kết quả tích cực. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát ở mức thấp, các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm. Mặc dù tăng trưởng kinh tế quý III giảm do nhiều địa phương thực hiện giãn cách xã hội, trong đó có các trung tâm kinh tế lớn, nhưng tính chung 9 tháng, nền kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng 1,42%. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,82% so với cùng kỳ. Thị trường tiền tệ, ngoại hối ổn định; tín dụng 9 tháng đầu năm tăng 7,39%; lãi suất cho vay thấp hơn trước. Thu ngân sách 9 tháng đạt gần 81% dự toán, tăng 9,2% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm trong 9 tháng tăng 22,3% so với cùng kỳ. Sản xuất nông nghiệp cơ bản ổn định, an ninh lương thực được bảo đảm. Nhiều địa phương đã nỗ lực, quyết tâm cao và đạt những kết quả quan trọng trong phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp vào kết quả chung của cả nước.
Cải cách thể chế tiếp tục được chú trọng; đã kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành nhiều cơ chế, chính sách bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, phòng, chống thiên tai. Văn hóa, xã hội tiếp tục được quan tâm. Tổ chức khai giảng năm học mới linh hoạt, thiết thực, an toàn, phù hợp với tình hình dịch bệnh. Quốc phòng, an ninh được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác đối ngoại, đặc biệt là ngoại giao vắc-xin đạt nhiều kết quả quan trọng. Thông tin truyền thông được đẩy mạnh, góp phần tạo đồng thuận xã hội và củng cố niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng nghiêm trọng của đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ tư do biến chủng Delta gây ra, tăng trưởng kinh tế quý III năm 2021 giảm ở hầu hết các ngành, lĩnh vực, địa phương, đặc biệt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số địa phương tại khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam. Hoạt động sản xuất, kinh doanh, lưu thông hàng hóa có lúc, có nơi bị đình trệ; chi phí tăng cao; sức cạnh tranh, sức mua trong nước giảm sút; một số chuỗi sản xuất bị đứt gãy cục bộ. Tiềm ẩn nguy cơ nợ xấu gia tăng. Giải ngân vốn đầu tư công thấp. Việc làm, đời sống người dân, người lao động bị ảnh hưởng, nhất là tại các địa bàn bị giãn cách và tăng cường giãn cách. Năng lực, nguồn lực của hệ thống y tế bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là ở cấp cơ sở. Một số địa phương có lúc, có nơi tổ chức thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 chưa thống nhất, chưa đồng bộ; thực hiện giãn cách xã hội chưa phù hợp tình hình dịch bệnh, không rõ mục tiêu, chậm trễ trong thi hành các biện pháp y tế.
Thời gian tới, đại dịch COVID-19 dự báo còn tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Chính phủ yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương chủ động theo dõi, dự báo sát tình hình thực tiễn, quyết liệt hành động, tiếp tục thực hiện đồng bộ, hiệu quả những nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra tại các nghị quyết, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 (Khóa XIII), coi kiểm soát dịch bệnh là điều kiện tiên quyết để ổn định đời sống nhân dân và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội; từng bước mở cửa nền kinh tế phù hợp với diễn biến dịch bệnh, độ bao phủ vắc-xin; phấn đấu thực hiện nới lỏng, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh ở những nơi có đủ điều kiện, bảo đảm an toàn từ tháng 10 năm 2021; trong đó tập trung một số nội dung trọng tâm sau:
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao:
a) Đề cao trách nhiệm người đứng đầu, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, phát huy kết quả đạt được trong phòng, chống dịch COVID-19, nhất là tại các địa phương tâm dịch, khắc phục những tồn tại, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm để tiếp tục tập trung, ưu tiên cho công tác phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội với phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
b) Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống dịch ở các cấp chính quyền, nhất là ở cơ sở; tiếp tục phối hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các địa phương trong chỉ đạo, điều hành, không cát cứ, tách biệt, không áp dụng một cách cực đoan các biện pháp phòng, chống dịch; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, nỗ lực cao nhất để ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh. Linh hoạt, sáng tạo, kịp thời điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp với thực tế từng địa phương; nơi nào phát hiện ổ dịch, nếu phải giãn cách xã hội thì thực hiện ở phạm vi hẹp nhất, gắn với áp dụng biện pháp y tế một cách khoa học và nhanh nhất có thể; tăng cường y tế lưu động. Tiếp tục thực hiện nghiêm thông điệp 5K + vắc xin, thuốc chữa bệnh, công nghệ và ý thức của nhân dân trong phòng, chống dịch.
c) Căn cứ điều kiện cụ thể của từng địa phương, khẩn trương xây dựng, triển khai kế hoạch phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra của năm 2021.
d) Các địa phương chủ động xây dựng phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh phù hợp điều kiện thực tế của địa phương, doanh nghiệp, nhất là tại các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất, khu công nghệ cao...; từng bước mở cửa các nhà máy, phân xưởng sản xuất, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt; chú trọng đối thoại với doanh nghiệp để kịp thời tháo gỡ vướng mắc ngay tại cơ sở nhằm đẩy nhanh tiến trình phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, sử dụng nhiều lao động.
đ) Không ban hành các quy định mới và bãi bỏ ngay những yêu cầu, điều kiện trái với quy định của cơ quan Trung ương và gây khó khăn cho người lao động, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Các địa phương phối hợp chặt chẽ để tổ chức việc di chuyển của người dân, người lao động bảo đảm trật tự, an toàn, an dân; hỗ trợ, tạo điều kiện cho người lao động ở lại địa phương làm việc.
e) Tổ chức dạy và học trực tiếp tại những vùng kiểm soát được dịch COVID-19 và bảo đảm an toàn ngay từ tháng 10 năm 2021.
g) Tiếp tục triển khai kịp thời và hiệu quả các chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể sớm ổn định, phục hồi sản xuất, kinh doanh. Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thành lập Tổ công tác đặc biệt tại các bộ, cơ quan, địa phương về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 và đưa vào hoạt động ngay từ tháng 10 năm 2021.
h) Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xử lý các phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp về vướng mắc, khó khăn trong thực hiện cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính và công khai kết quả xử lý trên cổng Dịch vụ công quốc gia; báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện trước ngày 20 của tháng cuối quý.
i) Khẩn trương thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, trong đó lưu ý nguồn vốn ODA, bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương về đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 (Thông báo kết luận số 262/TB-VPCP ngày 05 tháng 10 năm 2021 của Văn phòng Chính phủ); chủ động, tích cực tháo gỡ vướng mắc theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
k) Chỉ đạo các cơ quan chức năng thực hiện nghiêm việc đánh giá tác động chính sách, thủ tục hành chính trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; chỉ duy trì những thủ tục hành chính thật sự cần thiết, hợp lý, hợp pháp và chi phí tuân thủ thấp nhất. Gửi báo cáo kết quả thực hiện đến Bộ Tư pháp trước ngày 20 của tháng cuối quý để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
l) Các bộ, cơ quan ngang bộ khẩn trương ban hành thông tư hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; khẩn trương xây dựng danh mục dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu theo Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 và ban hành thông tư hướng dẫn định mức kinh tế-kỹ thuật dịch vụ công để các đơn vị, địa phương có cơ sở pháp lý thực hiện tự chủ đơn vị sự nghiệp công và kiện toàn, sắp xếp tổ chức bộ máy tại địa phương.
m) Bộ Y tế, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan thanh tra, các lực lượng chức năng tiến hành thanh tra, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn kinh phí, việc mua sắm trang thiết bị y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, không để xảy ra tình trạng lãng phí, tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
2. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các cơ quan, địa phương khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ ban hành quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" gắn với lộ trình khôi phục các hoạt động kinh tế, xã hội trong trạng thái bình thường mới, trình ban hành trước ngày 15 tháng 10 năm 2021; trong đó làm rõ các điều kiện tổ chức sản xuất an toàn, đưa công nhân trở lại làm việc... để các địa phương, doanh nghiệp có cơ sở triển khai thực hiện.
b) Tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả hơn các biện pháp phòng, chống dịch, trong đó khoanh vùng, cách ly được thực hiện trên phạm vi hẹp nhất có thể. Xây dựng kế hoạch cụ thể để bảo đảm nguồn vắc xin và đẩy nhanh tiến độ nhập khẩu vắc xin; tổ chức tiêm chủng vắc xin kịp thời, hiệu quả theo mục tiêu chiến lược đã đề ra, không để lãng phí; khẩn trương xây dựng lộ trình tiêm cho trẻ em thận trọng, an toàn, khoa học. Chủ động xây dựng chiến lược cung ứng và sản xuất thuốc điều trị COVID-19, không để bị động. Nghiên cứu, tổ chức đánh giá hiệu quả việc sinh kháng thể đối với người đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19 để bổ sung, hoàn thiện các giải pháp phục hồi sản xuất, kinh doanh, phù hợp, linh hoạt.
c) Quản lý chặt chẽ việc mua sắm, viện trợ thiết bị, vật tư, sinh phẩm, vắc xin có hiệu quả và đúng quy định, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tham nhũng và kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền những vấn đề phát sinh.
d) Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường thanh tra, kiểm tra không để lợi dụng tình hình dịch bệnh để tăng giá bất hợp lý đối với thuốc, vật tư y tế, gây bức xúc dư luận, ảnh hưởng đến hiệu quả chỉ đạo, điều hành phòng, chống dịch; trước mắt khẩn trương kiểm tra, làm rõ vấn đề giá xét nghiệm, Kit xét nghiệm COVID-19 được dư luận quan tâm thời gian qua, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và tiếp tục thông tin kịp thời đến dư luận, bảo đảm công khai, minh bạch.
đ) Rà soát, đánh giá năng lực hệ thống y tế, năng lực sản xuất, cung ứng các vật tư, thiết bị y tế trong nước để xây dựng kế hoạch, đề ra các giải pháp trước mắt và dài hạn để củng cố, nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở và khả năng tự chủ trong cung ứng vật tư, thiết bị y tế.
e) Báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2021 việc huy động hiệu quả nguồn lực y tế ngoài công lập phục vụ phòng, chống dịch COVID-19;
g) Hoàn thành Chiến lược tổng thể về thích ứng an toàn với dịch COVID-19 trong tình hình mới, báo cáo Thường trực Chính phủ trong tháng 10 năm 2021.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Khẩn trương hoàn thành Đề án thí điểm về việc tách giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội để trình Quốc hội khóa XV theo quy định vào kỳ họp gần nhất.
b) Khẩn trương hoàn thiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; báo cáo Thường trực Chính phủ trước ngày 15 tháng 10 năm 2021.
c) Tăng cường đôn đốc triển khai có hiệu quả, thiết thực Nghị quyết số 105/NQ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2021 về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19; kịp thời hướng dẫn giải quyết những vấn đề còn lúng túng, gây khó khăn cho đối tượng được hỗ trợ. Khẩn trương hoàn thiện Nghị quyết về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025, trình Chính phủ ban hành trong tháng 10 năm 2021.
d) Tổng hợp, đề xuất phương án điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương trong nước năm 2021 chưa giải ngân của các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương để điều chỉnh cho các bộ, cơ quan, địa phương khác để thực hiện các dự án trọng điểm, cấp bách, dự án kết nối có tác động lan tỏa nhằm nâng cao năng lực hệ thống hạ tầng chiến lược, hạ tầng phục vụ chuyển đổi số và các dự án cần thiết khác thuộc danh mục kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 có nhu cầu bổ sung vốn, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội.
đ) Các bộ, cơ quan, địa phương trong trường hợp không có nhu cầu bổ sung kế hoạch vốn năm 2021 thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia thì thống nhất chủ trương báo cáo cấp có thẩm quyền chuyển kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương trong nước năm 2021 còn lại chưa giải ngân của các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương và số vốn chi đầu tư bố trí cho Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2021 sang năm 2022 để thực hiện và giải ngân. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính hoàn thiện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trước khi thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội theo quy định.
4. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Chủ động điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, bảo đảm cân đối thu chi ngân sách nhà nước; quyết liệt thực hiện tiết kiệm, cắt giảm tối đa chi thường xuyên và chi đầu tư không hiệu quả; chủ động phương án huy động nguồn lực để đáp ứng kịp thời nhu cầu chi phòng, chống dịch, hỗ trợ người dân, nền kinh tế, khắc phục hậu quả, cứu trợ thiên tai, bão lũ.
b) Triển khai kiên quyết, có hiệu quả các giải pháp quản lý về thuế, nhất là hoàn thiện cơ chế, chính sách và cơ sở hạ tầng để thực hiện hóa đơn điện tử, bảo đảm thu đúng, thu đủ đối với các hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ còn phổ biến chưa áp dụng hóa đơn (như dịch vụ ăn uống, bán lẻ xăng dầu...)
c) Rà soát các quy định về quản lý tài chính đối với hoạt động vận động gây quỹ từ thiện; kịp thời có giải pháp chấn chỉnh, tăng cường quản lý, bảo đảm công khai, minh bạch, giải quyết các vấn đề bức xúc, dư luận xã hội quan tâm; báo cáo đề xuất Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15 tháng 10 năm 2021. Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2008, trình Chính phủ xem xét, quyết định.
d) Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách quản lý thuế, phí phù hợp đối với nguồn thu từ hoạt động thương mại biên giới, cửa khẩu, tạo động lực khuyến khích các địa phương phát triển hoạt động thương mại biên giới, tăng thu ngân sách và bổ sung nguồn lực cho địa phương.
đ) Nghiên cứu, đề xuất cấp có thẩm quyền phương án phát hành trái phiếu Chính phủ, công trái bằng ngoại tệ trong nước phù hợp, điều chỉnh tăng tỷ lệ bội chi nhưng phải bảo đảm trong giới hạn trần nợ công cho phép, sử dụng hiệu quả và bền vững.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan:
a) Tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đồng thời góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; giám sát chặt chẽ tình hình nợ xấu của các tổ chức tín dụng, bảo đảm an toàn hệ thống.
b) Điều hành tín dụng phù hợp cho các tổ chức tín dụng có điều kiện để hỗ trợ cấp tín dụng cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 sớm phục hồi sản xuất, kinh doanh; tiếp tục hỗ trợ hiệu quả, thiết thực cho doanh nghiệp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay và phấn đấu giảm lãi suất cho vay.
c) Nghiên cứu việc xây dựng, triển khai chương trình tín dụng quy mô lớn dành cho các ngành, lĩnh vực, dự án, doanh nghiệp có khả năng tạo đột phá và sức lan tỏa lớn về tăng trưởng.
6. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Có giải pháp thiết thực hỗ trợ doanh nghiệp kết nối, duy trì và phục hồi đơn hàng cho cuối năm 2021 và năm 2022; đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu sang các thị trường trọng điểm có nhu cầu lớn như Bắc Mỹ, EU, Đông Bắc Á, Đông Nam Á, nhất là phục vụ thời điểm dịp cuối năm.
b) Xây dựng và triển khai các chương trình khuyến mại, hoạt động xúc tiến thương mại quốc gia nhằm kích cầu tiêu dùng nội địa trong dịp cuối năm 2021, đầu năm mới 2022 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
c) Chủ động phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hướng dẫn các điều kiện tổ chức sản xuất an toàn trong tình hình mới để doanh nghiệp yên tâm, chủ động phương án ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh.
7. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Nắm chắc tình hình sản xuất, tiêu thụ nông sản, nhất là đối với các ngành hàng chủ lực và tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm như vùng đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ...; kịp thời phát hiện, chủ động có giải pháp phù hợp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, không để đứt gãy chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản; trường hợp vượt thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
b) Rà soát, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 02/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2017 về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh bảo đảm phù hợp yêu cầu thực tiễn; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2021.
c) Chủ động theo dõi diễn biến, kịp thời chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống thiên tai; phòng, chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi; phục hồi chăn nuôi, bảo đảm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm, đặc biệt trong dịp đầu năm mới 2022 và Tết Nguyên đán Nhâm Dần.
d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan nghiên cứu tham mưu tổ chức hội nghị về các giải pháp khôi phục và phát triển hiệu quả, bền vững không gian kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông/Cửu Long; báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2021.
đ) Khẩn trương đề xuất giải pháp tháo gỡ vướng mắc liên quan đến cấp Giấy phép, giấy chứng nhận, kiểm tra chất lượng trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn do phải thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch COVID-19, bảo đảm thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước và tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất, kinh doanh không bị đình trệ, gián đoạn; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
8. Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương quyết liệt tổ chức thực hiện Nghị định số 69/2021/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2021 về cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ và chính sách phát triển nhà ở xã hội; nghiên cứu, đề xuất thí điểm ban hành chính sách phát triển nhà ở thương mại phù hợp với đối tượng thu nhập thấp và trung bình để góp phần phục hồi kinh tế trong điều kiện bình thường mới.
9. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, các thành phố lớn là đầu mối giao thông trọng điểm trong nước và quốc tế (như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng) đánh giá thực trạng tình hình, yêu cầu mở lại các tuyến giao thông huyết mạch và công tác phòng, chống dịch để khẩn trương xem xét, quyết định theo thẩm quyền việc mở lại các tuyến, loại hình giao thông, bảo đảm thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 15 tháng 10 năm 2021.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện tổng kết Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021 trong tháng 11 năm 2021, làm cơ sở để xây dựng Nghị quyết mới của Chính phủ cho giai đoạn 2021 - 2025.
c) Xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2021.
10. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Khẩn trương hoàn thiện các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 bảo đảm chất lượng, tiến độ. Các văn bản phải được xây dựng theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với thiết kế, xây dựng các công cụ, cơ chế kiểm tra, theo dõi, giám sát và hạn chế tối đa tác động tiêu cực, gánh nặng về thủ tục hành chính, chi phí cho doanh nghiệp, nhất là khi dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương và các bộ, cơ quan liên quan đẩy mạnh chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch, giảm phát thải nhà kính, giảm thiểu ảnh hưởng và thích ứng với biến đổi khí hậu; tăng cường hợp tác quốc tế để bổ trợ, kết nối các nguồn lực thực hiện Chương trình nghị sự đến năm 2030 vì sự phát triển bền vững, Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu và các thoả thuận quốc tế lớn khác.
c) Chủ động dự báo, cảnh báo thiên tai, bão lũ, mưa lớn trong thời gian tới, kịp thời cung cấp thông tin đến các cơ quan chức năng, địa phương và người dân để có các biện pháp phòng tránh, hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất và có phương án sản xuất nông nghiệp phù hợp, thích ứng.
d) Chủ trì, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan trong quá trình hoàn thiện hồ sơ trình Quốc hội về Quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Kế hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2025; tham mưu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai ngay sau khi được Quốc hội thông qua. Đẩy nhanh xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
11. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Tăng cường kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan, địa phương đẩy nhanh triển khai Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2021 và số 116/NQ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2021 về các chính sách hỗ trợ người lao động, chủ sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19. Đề xuất giải pháp khắc phục sự đứt gãy thị trường lao động để phục hồi sản xuất và kinh tế.
b) Thường xuyên nắm chắc diễn biến của thị trường lao động để xây dựng kế hoạch khôi phục thị trường lao động, bảo đảm người lao động quay trở lại làm việc, giải quyết khó khăn về thiếu hụt lao động tại các vùng, khu vực sản xuất trọng điểm gắn với kiểm soát, bảo đảm an toàn dịch bệnh. Có kế hoạch đào tạo, bố trí người lao động đã di chuyển về các địa phương do ảnh hưởng của dịch bệnh.
c) Phối hợp với Bộ Công an nghiên cứu, xây dựng Đề án và tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về lao động, việc làm với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 12 năm 2021; đánh giá bước đầu về hiệu quả các gói hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 để đề xuất phương án điều chỉnh phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 10 năm 2021.
d) Đánh giá bước đầu về hiệu quả các gói hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 để đề xuất phương án điều chỉnh phù hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 20 tháng 10 năm 2021.
12. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Chỉ đạo, tổ chức các chương trình nghệ thuật phù hợp với công tác phòng, chống dịch để tiếp tục khơi dậy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng lòng, quyết tâm vượt qua đại dịch.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, cơ quan, địa phương nghiên cứu, đề xuất thí điểm từng bước mở cửa thị trường du lịch quốc tế gắn với áp dụng hộ chiếu vắc xin và điều kiện tiêm chủng vắc xin; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 10 năm 2021, tạo điều kiện khẩn trương khôi phục thị trường du lịch sau khi đã kiểm soát được dịch bệnh.
c) Chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng việc tổ chức hội nghị văn hóa toàn quốc vào tháng 11 năm 2021. Triển khai có hiệu quả chiến lược văn hóa đối ngoại.
13. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển, ứng dụng công nghệ góp phần nâng cao năng lực phòng, chống dịch COVID-19, trong đó, huy động đội ngũ chuyên gia, nhà khoa học và doanh nghiệp tập trung nghiên cứu, sản xuất vắc xin phòng COVID-19, thuốc điều trị, các loại trang thiết bị đáp ứng yêu cầu ứng phó với các cấp độ bùng phát dịch; nhanh chóng triển khai có hiệu quả Chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp quốc gia về nghiên cứu sản xuất vắc xin sử dụng cho người đến năm 2030.
b) Tiếp tục thúc đẩy hợp tác công tư trong hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ. Hoàn thiện hành lang pháp lý để triển khai hiệu quả Chương trình phát triển thị trường khoa học công nghệ quốc gia đến năm 2030; Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2030; Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030 và các chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia khác phục vụ nhu cầu phát triển.
14. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Khẩn trương xây dựng, ban hành hướng dẫn an toàn để các trường học dạy học trực tiếp trở lại phù hợp với diễn biến dịch bệnh. Chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam, các cơ quan liên quan tiếp tục sản xuất, phát sóng các chương trình dạy học trên truyền hình và nền tảng số; phối hợp với Bộ Tài chính đề xuất cấp có thẩm quyền quyết định bổ sung nguồn kinh phí bảo đảm thực hiện.
b) Phối hợp với cơ quan liên quan rà soát, có giải pháp cụ thể, hiệu quả, quan tâm hơn đến công tác tuyển sinh hệ cao đẳng;
c) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai kịp thời, hiệu quả Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, bảo đảm đúng đối tượng, hỗ trợ thiết thực cho học sinh, sinh viên khó khăn có đủ điều kiện học tập trực tuyến.
15. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Quán triệt chủ trương của Đảng, Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, phối hợp với các bộ, cơ quan quyết liệt thực hiện rà soát, sắp xếp tổ chức bộ máy bên trong tinh gọn, giảm đầu mối, giảm khâu trung gian; khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, trình Chính phủ xem xét, ban hành.
b) Đẩy mạnh công tác thi đua, kịp thời phát hiện, tôn vinh, nhân rộng điển hình tiên tiến; nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, bảo đảm kịp thời, khách quan, công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, tạo sự lan tỏa trong xã hội, nhất là trong phòng, chống đại dịch COVID-19.
16. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan tập trung triển khai thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2021 của Quốc hội; tiếp tục rà soát các vướng mắc về thể chế, pháp luật để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.
17. Thanh tra Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, cơ quan liên quan thành lập đoàn công tác đến làm việc, kiểm tra tình hình giải quyết, khắc phục tồn tại theo các Kết luận thanh tra đối với các dự án đầu tư ở địa phương mà việc xử lý gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, gây lãng phí, thất thoát tài sản nhà nước, doanh nghiệp, nhất là nguồn lực đất đai, tài nguyên; báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ.
b) Có kế hoạch thanh tra việc mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, Kit xét nghiệm phục vụ phòng, chống dịch vừa qua để chống lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm.
c) Tập trung rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; phối hợp với các cơ quan của Quốc hội thực hiện yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về giám sát chuyên đề “Việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến ngày 01 tháng 7 năm 2021” và giám sát việc giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài.
18. Ủy ban Dân tộc phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hoàn thiện mô hình hoạt động của trường dân tộc nội trú; đào tạo bồi dưỡng tiếng dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức làm việc tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
19. Bộ Quốc phòng chủ động theo dõi sát tình hình, có biện pháp ứng phó kịp thời, bảo đảm giữ vững chủ quyền quốc gia; sẵn sàng phương án tham gia phòng, chống dịch bệnh, thiên tai; chỉ đạo bộ đội biên phòng tăng cường tuần tra, kiểm soát xuất, nhập cảnh gắn với công tác phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
20. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Triển khai hiệu quả các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội; tham gia phòng, chống dịch bệnh, thiên tai; tăng cường quản lý xuất, nhập cảnh; phòng, chống các loại tội phạm mới, nhất là tội phạm xuyên quốc gia.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông và các bộ, cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định về định danh và xác thực điện tử; trước mắt, để có cơ sở pháp lý triển khai toàn quốc, Bộ Công an xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về định danh và xác thực điện tử, hoàn thành trong tháng 11 năm 2021.
c) Tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm về trật tự an toàn giao thông gắn với yêu cầu về phòng, chống dịch, không để xảy ra ùn tắc giao thông tại các chốt kiểm soát dịch, cản trở lưu thông hàng hóa và đi lại của người dân, tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh.
d) Phối hợp chặt chẽ với Bộ Thông tin và Truyền thông kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm hành vi xuyên tạc, đưa tin giả, tin xấu, tin không có cơ sở, chống phá công tác phòng, chống dịch, gây nghi ngờ, mất đoàn kết, ảnh hưởng đến tâm lý của các lực lượng tham gia phòng, chống dịch.
21. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức tốt các hoạt động đối ngoại của lãnh đạo cấp cao, chú trọng ngoại giao vắc xin; phối hợp với Bộ Y tế, cơ quan liên quan xây dựng tiêu chí, cơ chế công nhận lẫn nhau và cho phép sử dụng trực tiếp tại Việt Nam giấy chứng nhận tiêm chủng, hộ chiếu vắc xin của nước ngoài nhằm tạo thuận lợi về thủ tục, thời gian thực hiện cách ly cho các chuyên gia, lao động nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam, phù hợp với thực tế và quy định của pháp luật Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế.
22. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương:
a) Tiếp tục chủ động thông tin, tuyên truyền kịp thời, chính xác các sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, đời sống của người dân, các chủ trương, giải pháp phòng, chống dịch bệnh và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo phương châm “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
b) Kịp thời phản hồi, điều chỉnh các thông tin không chính xác, phản bác các thông tin xuyên tạc, kích động, sai sự thật, gây mất niềm tin của nhân dân, ảnh hưởng tới sự đoàn kết, thống nhất, sự đồng lòng của cả nước trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
c) Phối hợp với Bộ Công an sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để có giải pháp công nghệ hiệu quả phục vụ việc quản lý, kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và thực hiện an sinh xã hội theo hướng tạo thuận lợi nhất cho người dân.
d) Khẩn trương tập hợp các nguồn tài trợ của Chương trình “Sóng và máy tính cho em” để sớm bàn giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo phục vụ học trực tuyến cho học sinh, sinh viên; đồng thời bảo đảm phủ sóng, tốc độ đường truyền (băng thông rộng) cho học sinh, sinh viên học tập và các hoạt động mạng khác của xã hội.
đ) Thúc đẩy nhanh và mạnh mẽ chuyển đổi số quốc gia, nhất là nâng cao tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến, chuyển đổi số doanh nghiệp, chuyển đổi số các ngành và xây dựng xã hội số theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính đề ra các biện pháp cụ thể, thiết thực, hiệu quả để đẩy nhanh chuyển đổi số trong lĩnh vực ngân hàng, tài chính.
23. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh COVID-19, chủ động phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế, các bộ, cơ quan, địa phương liên quan tuyên truyền kịp thời, trung thực, khách quan, chính xác về tình hình dịch bệnh và chính sách an sinh xã hội để tạo sự đồng thuận xã hội, làm cho dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân cùng làm để vượt qua đại dịch và phục hồi, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
24. Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp tập trung chỉ đạo các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước thuộc phạm vi quản lý, nỗ lực vượt qua khó khăn, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, phấn đấu hoàn thành cao nhất kế hoạch năm 2021; khẩn trương xây dựng kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp để triển khai có kết quả cho giai đoạn 2021 - 2025.
25. Chính phủ đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội phát huy tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc, tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, tăng cường đồng thuận xã hội để dân biết, dân hiểu, dân tin, dân theo, dân làm, góp phần chiến thắng đại dịch COVID-19, khôi phục và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nêu tại Nghị quyết này; thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện; kịp thời báo cáo và đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề phát sinh, vượt thẩm quyền.
Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc, tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện Nghị quyết này./.
Nơi nhân: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - Tỉnh ủy, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia; - Ngân hàng Chính sách xã hội; - Ngân hàng Phát triển Việt Nam; - UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN; Trợ lý, Thư ký TTg, PTTg; các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo, TGĐ Cổng TTĐTCP; - Lưu: Văn thư, TH (3b). |
TM. CHÍNH PHỦ KT. THỦ TƯỚNG PHÓ THỦ TƯỚNG
Phạm Bình Minh |
THE GOVERNMENT __________________ No. 127/NQ-CP |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independent - Freedom - Happiness _______________________ Hanoi, October 08, 2021 |
RESOLUTION
On the Government’s virtual regular meeting in September, 2021 with localities regarding to the socio-economic situation in September, 2021 and in the first 9 months of 2021
___________
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015; the Law amending and supplementing a number of articles of the Law on Organization of the Government and the Law on Organization of Local Governments dated November 22, 2019;
Pursuant to the Government’s Decree No. 138/2016/ND-CP dated October 01, 2016 promulgating the working regulation of the Government;
Based on the discussion of the delegates, recommendations of provinces and the conclusion of the Prime Minister at the Government’s regular virtual meeting in September 2021, held on October 02, 2021,
DECIDES
The Government unanimously assessed that: In September, under the close and timely leadership and direction of the Politburo, the Secretariat, and key leaders; the support and companionship of the National Assembly and the National Assembly Standing Committee; the drastic and timely direction and management of the Government and the Prime Minister; along with the dynamism and creativity, radical engagement, closely follow-ups with the situation in the implementation organization of all levels, branches and localities; and the efforts of the entire Party, people and army, the COVID-19 prevention and control continued to witness many positive changes. In general, the pandemic situation was put under control nationwide. There was a noticeable decrease in the rate of infection and death in hotspot areas. Vaccine sources were significantly supplemented, and vaccination was organized more quickly and in a timely manner, especially in key areas. Many localities begun to gradually ease social distancing measures. The socio-economic situation in 9 months of 2021 continued to achieve certain positive results. Macro-economic conditions were stable. Inflation rate was low. Major balances of the economy were guaranteed. Although economic growth in the third quarter decreased due to social distancing in many localities, including major economic centers, in 9 months overall, the economy still maintained a growth rate of 1.42%. The consumer price index (CPI) increased by 1.82% over the same period. Currency and foreign exchange markets were stable. Credit in the first 9 months increased by 7.39%; loan interest rates were lower than before. Budget revenue in 9 months reached nearly 81% of the estimate, up 9.2% over the same period in 2020. Total newly registered FDI capital in 9 months increased by 22.3% over the same period. Agricultural production was relatively stable, food security was guaranteed. Many localities made earnest efforts and determination and achieved important results in epidemic prevention and control as well as socio-economic recovery and development, contributing to the overall results of the whole country.
Institutional reform continued to be focused; many mechanisms and policies were promptly revised, supplemented, and promulgated to ensure social security, support people, employees and employers affected by the COVID-19 pandemic. Measures were actively implemented to respond to, prevent and control natural disasters. Culture and society continued to receive due attention. The opening of the new school year was organized in a flexible, practical, and safe manner, in accordance with the pandemic situation. Both national defense and security were maintained. Social order and safety were guaranteed. Foreign affairs, especially vaccine diplomacy, achieved many important results. Information and communication were promoted, contributing to creating social consensus and strengthening the people's trust in the Party and the State.
However, due to the severe impact of the fourth wave of COVID-19 caused by the Delta variant, economic growth in the third quarter of 2021 decreased in most industries, fields, and localities, especially in Hanoi, Ho Chi Minh City, and some localities in the key southern economic region. Production, business, and goods circulation stalled at some points of time and in some places; costs rose; domestic competitiveness and purchasing power decreased; some production chains were broken locally. Potential risk of bad debts increased. Disbursement of public investment capital was low. Jobs and people's lives were affected, especially in areas where social distancing measures had to be reinforced. Many limitations related to the capacity and resources of the health system were revealed in, especially at the grassroots level. At times, some localities could not manage to organize the implementation of measures to prevent and control the COVID-19 in a unified or synchronous manner; social distancing was not implemented either in alignment with the epidemic situation or with clear goals, causing delays in the implementation of health measures.
In the coming time, the COVID-19 pandemic was forecasted to continue to develop complicatedly and unpredictably, with many potential risks. The Government required all levels, branches and localities to actively monitor and forecast the actual situation, take drastic action, continue to perform synchronously and effectively the tasks and solutions set out in the Resolutions and directives of the Party, National Assembly, Government and Prime Minister, especially the Conclusions of the 4th Plenum of the Central Committee (13th Session), viewing epidemic control a prerequisite for people's life stabilization and socio-economic recovery and development; gradually open the economy in line with epidemic developments and vaccine coverage; strive to loosen pandemic control and prevention measures, and restore production and business activities in places with apposite conditions, ensuring safety from October 2021. Accordingly, attention must be paid on the following key areas:
1. Ministers, heads of ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, Chairpersons of People's Committees of provinces and centrally run cities, based on their assigned functions, tasks and powers shall:
a) Uphold the responsibility of the leader, tighten discipline and order, promote the results achieved in COVID-19 prevention and control, especially in the epidemic-affected localities, overcome the shortcomings and limitations, draw lessons to continue to focus and prioritize COVID-19 prevention and control and socio-economic recovery and development with the motto “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic”.
b) Strengthen the leadership and direction of COVID-19 prevention and control at all levels of government, especially at grassroots level; continue to coordinate more closely among localities in directing and administering, avoid partition or separation, applying extreme prevention and control measures; absolutely avoid subjectiveness, negligence, lose vigilance, make the best efforts to prevent and control the pandemic; flexibly, creatively and timely adjust measures to prevent and control the pandemic in accordance with the reality of each locality; where an outbreak is detected, if social distancing is required, make sure to carry it out in the narrowest scope, associated with the application of medical measures in a scientific and fastest manner possible; strengthen mobile health. Continue to strictly implement the 5K principle + vaccine and drugs + technology + people's awareness of pandemic prevention and control.
c) Based on the specific conditions of each locality, expeditiously develop, and implement a plan for socio-economic recovery and development, striving to achieve the highest level of the set targets and objectives of 2021.
d) Localities take the initiative in formulating plans to organize production and business safely, adapting to epidemic developments in line with the actual conditions of localities and enterprises, especially in concentrated industrial parks, export processing zones, and high-tech zones, etc.; gradually open factories and production workshops, ensuring smooth circulation of goods; focus on dialogue with businesses to promptly remove problems at the facility in order to accelerate the recovery of production and business activities of enterprises, especially enterprises that play an important role in the supply chain, using a large number of labors.
dd) Not to promulgate new regulations and immediately abolish requirements and conditions that are contrary to regulations of central agencies and cause difficulties for workers, enterprises, production, and business establishments. Localities shall closely coordinate to organize the travelling of people and workers to ensure order, safety, and security; support and create conditions for workers to stay in the locality for working.
e) Organize direct teaching and learning in areas where COVID-19 has been put under control and safety has been secured from October 2021.
g) Continue to promptly and effectively implement policies and solutions to support people, workers, enterprises, cooperatives, and individual business households to soon stabilize and restore production and business. Strictly follow the direction of the Prime Minister, set up special working groups at ministries, agencies, and localities to remove difficulties and obstacles for businesses and people affected by the COVID-19 and put them into operation from October 2021.
h) Promptly address according to competence or submit to competent authorities for handling complaints and recommendations of people and enterprises about problems and difficulties in the implementation of administrative and public mechanisms, policies, and procedures; announce the processing results on the National Public Service Portal; and report to the Prime Minister on the progress and results before the 20th of the last month of the quarter.
i) Urgently promote disbursement of public investment capital, paying attention to ODA capital, ensuring progress and quality according to the direction of the Prime Minister at the National Virtual Conference with ministries and agencies central and provincial governments on accelerating disbursement of public investment capital plan in 2021 (Notice No. 262/TB-VPCP dated October 5, 2021 of the Government Office); proactively and actively solve problems according to their competence; for cases beyond their competence promptly report to the Prime Minister.
k) Direct functional agencies to strictly implement the impact assessment of policies and administrative procedures in the draft legal documents or projects; only maintain administrative procedures that are really necessary, reasonable, lawful and have the lowest compliance costs. Send the report on implementation results to the Ministry of Justice before the 20th of the last month of the quarter for synthesis and reporting to the Prime Minister.
l) Ministries and ministerial-level agencies shall urgently issue circulars guiding the functions, tasks and powers of specialized agencies under the People's Committees of provinces and districts within the scope of their respective management sectors and domains; urgently develop a list of basic and essential public non-business services according to Decree No. 120/2020/ND-CP dated October 7, 2020 and issue a circular guiding economic - technical norms of public services to offer units and localities a legal foundation to exercise autonomy in public administrative units and consolidate and arrange local organizational apparatus.
m) The Ministry of Health and the People's Committees of the provinces and centrally run cities shall direct inspection agencies and functional forces to inspect and examine the management and use of funding sources, procurement of medical equipment for COVID-19 prevention and control, preventing waste, corruption, negativity, group interests, and strictly handling violations of the legislation.
2. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:
a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Industry and Trade, the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs, agencies, and localities in, expeditiously finalizing the draft Government's resolution promulgating temporary regulations for "safe, flexible, and effective adaptation and control the COVID-19 pandemic" in association with the roadmap for restoring economic and social activities in the new normal. These regulations must be submitted before October 15, 2021; to clarify the conditions for organizing safe production, bringing workers back to work, etc. so that localities and enterprises have a basis for implementation.
b) Continue to study and summarize practices to supplement, improve and enhance implementation effectiveness of pandemic prevention and control measures, in which zoning and isolation shall be conducted on the narrowest possible scope. Develop a specific plan to secure the vaccine source and speed up the vaccine import schedule; organize timely and effective vaccination according to the set strategic objectives, prevent wastefulness; urgently develop a prudent, safe, and scientific route for children's injections. Actively develop strategies for supply and production of drugs to treat COVID-19, prevent passiveness of medical supplies. Research and evaluate the effectiveness of antibody among those who have been vaccinated against COVID-19 to supplement and complete solutions to restore production, business in an appropriate and flexible manner.
c) Strictly manage the procurement and aid of equipment, supplies, biological products, vaccines effectively and in accordance with regulations, prevent loss, waste, corruption; promptly report and propose to competent authorities of arising problems.
d) Assume the prime responsibility for, and closely coordinate with, the Ministry of Finance, the Ministry of Industry and Trade, and the People's Committees of the provinces and centrally-run cities in directing functional forces to strengthen inspection and examination, prevent behaviors taking advantage of the pandemic to unreasonably raise prices of drugs and medical supplies, causing public outrage, affecting the effectiveness of direction and administration of pandemic prevention and control. In the immediate term, urgently check and clarify issues associated with prices of COVID-19 test kits, which attracted lots of public attention recently, to report to the Prime Minister, and continue to promptly inform the public, ensuring public safety, openness, and transparency.
dd) Review and assess the capacity of the health system, production capacity, and supply of domestic medical supplies and equipment to develop plans and propose immediate and long-term solutions to strengthen the capacity of the health system, especially the grassroots health sector, and autonomous capability in supplying medical supplies and equipment.
e) Report to the Prime Minister in October 2021 on the mobilization effectiveness of non-public health resources for COVID-19 prevention and control.
g) Complete the Master Strategy on Safe Adaptation to COVID-19 in the new normal, and report to the Government Standing Committee in October 2021.
3. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:
a) Expeditiously complete the pilot project on separating site clearance and resettlement from investment projects and report it to the National Assembly Standing Committee for submission to the 15th National Assembly at the earliest meeting as prescribed.
b) Expeditiously complete the program on socio-economic recovery and development; and report to the Government Standing Committee before October 15, 2021.
c) Strengthen and urge the effective and practical implementation of Resolution No. 105/NQ-CP dated September 9, 2021, on supporting enterprises, cooperatives, and business households in the COVID-19 context; promptly guide the settlement of problems, causing difficulties for the supported subjects. Urgently finalize the Resolution to support and develop enterprises for the 2021-2025 period and submit it to the Government for promulgation in October 2021.
d) Synthesize and propose plans to adjust the domestic central budget investment plan in 2021 that have not yet been disbursed by ministries, central agencies and localities for reallocation to other ministries, agencies and localities to implement key and urgent projects, connectivity projects with high spillover effects in order to improve the capacity of strategic infrastructure systems, infrastructure for digital transformation and other necessary projects on the list of medium-term public investment plan in 2021-2025 period that needs additional capital. The plans must be submitted to the Prime Minister for consideration and decision-making before b being authorized by the Prime Minister to report on behalf of the Government to the National Assembly Standing Committee and the National Assembly as prescribed.
dd) Ministries, agencies, and localities, which have no demand for additional capital plans in 2021 for implementation of national target programs, shall report to competent authorities to transfer the undisbursed capital investment plans using the domestic central budget in 2021 by ministries, central agencies and localities, and the investment capital allocated for the National Target Program from 2021 to 2022 for implementation and disbursement. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance in, finalizing and submitting to the Prime Minister for consideration and decision-making before being authorized by the Prime Minister to report on behalf of the Government to the National Assembly Standing Committee and the National Assembly as prescribed.
4. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:
a) Actively administer the fiscal policy flexibly, ensuring the balance between state budget revenues and expenditures; drastically implement thrift practices, minimize recurrent spending and inefficient investment; proactively plan to mobilize resources to promptly meet the spending needs of pandemic prevention and control, support the people and the economy, overcome consequences, and provide relief from natural disasters, storms, and floods.
b) Implement resolutely and effectively tax management solutions, especially mechanisms, policies, and infrastructure for the deployment of e-invoices, ensuring accurate and sufficient collection of taxable invoices of the purchase and sale of goods and provision of services, which are popular, but invoices have not yet been applied (such as catering services, retailing of petrol and oil, etc.).
c) Review fiscal management regulations for charity fundraising activities; promptly take measures to rectify and strengthen management, ensure their publicity and transparency, and resolve issues concerned by the public; report to the Prime Minister before October 15, 2021. Urgently finalize the draft Decree to replace Decree No. 64/2008/ND-CP dated May 14, 2008 and submit it to the Government for consideration and decision-making.
d) Study and propose appropriate tax and fee management mechanisms and policies for revenue from border and border-gate trade activities, to create motivations encouraging localities to develop border trade activities, increase budget revenue and supplement local resources.
dd) Study and propose to the competent authorities an appropriate plan to issue local government bonds and public bonds in foreign currency, adjust to increase the overspending rate within the allowable public debt threshold, and ensuring efficient and sustainable use.
5. The State Bank of Vietnam shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies to:
a) Continue to operate monetary policy proactively and flexibly, closely coordinate with fiscal policy to maintain macroeconomic stability, control inflation, and at the same time contribute to boosting production and business, as well as socio-economic recovery and development; closely monitor the bad debt situation of credit institutions, ensure the system’s safety.
b) Appropriately manage credit at credit institutions with suitable conditions to offer credit granting for businesses affected by the COVID-19 to recover their production and business activities; continue to provide effective and practical support for enterprises to restructure debt repayment terms, exempt and reduce loan interest, and strive to reduce lending interest rates.
c) Study the development and implementation of large-scale credit programs for industries, fields, projects, and enterprises that are capable of creating breakthroughs and having great growth spillover effects.
6. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:
a) Formulate practical solutions to support enterprises to connect, maintain and restore orders for the end of 2021 and 2022; promote export promotion activities to key markets with great demand such as North America, the EU, Northeast Asia, Southeast Asia, especially at the end of the year.
b) Develop and implement sales promotion programs and national trade promotion activities to stimulate domestic consumption during the end of 2021, at the beginning of 2022, and during the Lunar New Year.
c) Actively coordinate with the Ministry of Health and relevant ministries and agencies to urgently guide the conditions for safe production in the new situation so that enterprises can feel confident and take the initiative in developing plans to stabilize and foster manufacturing and business activities.
7. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:
a) Firmly grasp the production and consumption of agricultural products, especially for key commodities and in key agricultural production regions such as the Mekong River Delta, the Southeast...; promptly detect, proactively take appropriate solutions to remove difficulties and obstacles, avoid disrupting the production and supply chain of agricultural products; in case confronting issues exceeding its competence, the Ministry was requested to report to the Prime Minister.
b) Review and propose amendments to Decree No. 02/2017/ND-CP dated January 9, 2017, on mechanisms and policies to support agricultural production to restore production in areas damaged by natural disasters or the pandemic, ensuring compliance with practical requirements; and report to the Prime Minister in October 2021.
c) Actively monitor developments, promptly direct the implementation of natural disaster prevention and control; disease prevention and control on plants and animals; restoring livestock production, ensuring to meet food demand, especially at the beginning of 2022 and during the Lunar New Year.
d) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Industry and Trade and relevant agencies in, researching and organizing a conference on solutions to restore and develop effectively and sustainably agricultural economic space in the Mekong Delta; report and propose them to the Prime Minister in October 2021.
dd) Expeditiously propose solutions to remove problems related to licensing, certificate granting, quality control in the field of agriculture and rural development due to the enactment of social distancing measures to prevent and control the COVID-19, ensuring the proper performance of state management and creating conditions to prevent delays or interrupts of production and business activities; report to the Government and the Prime Minister for consideration and decision-making according to their competence.
8. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities in, drastically organizing the implementation of Decree No. 69/2021/ND-CP dated July 15, 2021, on renovating and rebuilding old apartment buildings and policies for social housing development; research and propose pilot policies to develop commercial housing suitable for low and middle-income people to contribute to economic recovery in the new normal.
9. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:
a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health and major cities that are key domestic and international traffic hubs (such as Hanoi, Ho Chi Minh City, Da Nang, Can Tho, Hai Phong) to assess the current situation, request the reopening of major traffic routes, while ensuring pandemic prevention and control measures, to urgently consider and decide according to their competence the reopening of traffic routes and types, ensuring the effective implementation of “dual goal”; and report to the Prime Minister before October 15, 2021.
b) Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, summarizing the Government's Resolution No. 12/NQ-CP dated February 19, 2019, on measures to enhance traffic order and safety and combat traffic congestion approved for the 2019 - 2021 period. This must be implemented in November 2021 and shall serve as a basis for the development of a new Government’s Resolution for the 2021 - 2025 period.
c) Formulate an action plan for the implementation of the National Strategy to ensure road traffic order and safety in the 2021 - 2030 period with a vision to 2045 and report it to the Prime Minister in October 2021.
10. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:
a) Expeditiously complete documents detailing the implementation of the Law on Environmental Protection in 2020 and ensure its quality and progress. These documents must be developed in the direction of promoting decentralization and delegation of the design and formulation of tools and mechanisms for checking, monitoring, supervising, and minimizing negative impacts and burdens associated with administrative procedures and costs for businesses, especially in the current COVID-19 context.
b) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Industry and Trade and relevant ministries and agencies in, promoting the transition to clean energy, reducing greenhouse gas emissions, minimizing impacts and adapting to climate change; strengthen international cooperation to complement and connect resources for the implementation of the 2030 Agenda for Sustainable Development, the Paris Agreement on climate change and other major international agreements.
c) Proactively forecast and provide warnings of natural disasters, storms, floods, and heavy rains in the coming time, promptly provide information to functional agencies, localities, and people to take measures to prevent and minimize damage and formulate an appropriate and adaptive agricultural production plan.
d) Assume the prime responsibility for and closely coordinate with relevant agencies in finalizing dossiers to submit to the National Assembly on the National Land Use and Development Master Plan for the 2021 - 2030 period, with a vision to 2050 and the National Land Use Plan in the 2021 - 2025 period; advise the Government and the Prime Minister to direct the implementation immediately after it had been approved by the National Assembly. Accelerate the construction of a national database on land.
11. The Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:
a) Strengthen inspection, urge, and guide agencies and localities to accelerate the implementation of Resolution No. 68/NQ-CP dated July 1, 2021, and No. 116/NQ-CP dated September 24, 2021, on policies to support workers and employers affected by the COVID-19 pandemic. Propose solutions to overcome the disruption of the labor market to restore production and business.
b) Regularly grasp the developments of the labor market in order to develop a plan to restore the labor market, ensure that workers could return to work, and solve labor shortages in key production regions and areas associated with disease control and safety assurance. Formulate a plan to train and organize workers who relocated to localities due to the impact of the pandemic.
c) Coordinate with the Ministry of Public Security to research, develop a scheme and integrate the national database on labor and employment with the national database on population, and report to the Prime Minister in December 2021.
d) Conduct a preliminary assessment of the effectiveness of support packages for COVID-19 prevention and control so as to propose appropriate adjustment plans, and report to the Prime Minister before October 20, 2021.
12. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:
a) Direct and organize art programs suitable for epidemic prevention and control to continue to arouse the spirit of great national unity, union, and determination to overcome the pandemic.
b) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health, the Ministry of Foreign Affairs, agencies, and localities in, studying and proposing a pilot step-by-step opening of the international tourism market in association with the application of vaccine passports and conditions for vaccination; report to the Prime Minister in October 2021 to create favorable conditions to urgently restore the tourism market once the pandemic has been put under control.
c) Prepare carefully and thoroughly for the organization of the national cultural conference in November 2021. Effectively implement the external strategy for culture.
13. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:
a) Promote scientific research, development and application of technology to contribute to improving the capacity of COVID-19 prevention and control, in which, the Ministry was requested to mobilize a team of experts, scientists and businesses to focus on researching and manufacturing of COVID-19 vaccines, therapeutic drugs, and equipment to meet the requirements of different outbreak levels; quickly and effectively implement the national key science and technology programs on research and production of vaccines for human use by 2030.
b) Continue to promote public-private cooperation in scientific research and technology application. Improve the legal framework for the effective implementation of the National Science and Technology Market Development Program by 2030; the National Technological Innovation Program up to 2030; the National Program for High-tech Development by 2030 and other national-level science and technology programs to serve development needs.
14. The Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:
a) Expeditiously develop and issue safety guidelines for schools to resume face-to-face teaching in accordance with the pandemic situation. Assume the prime responsibility for and coordinate with Vietnam Television Station and relevant agencies in, continuing to produce and broadcast teaching programs on television and digital platforms; coordinate with the Ministry of Finance to propose competent authorities to decide on additional funding sources to ensure the implementation.
b) Coordinate with relevant agencies to review, formulate specific and effective solutions, and pay more attention to college enrollment.
c) Work closely with the Ministry of Information and Communications to promptly and effectively deploy the program "Waves and computers for children", ensuring the program to reach the right audience, provide practical support for disadvantaged students and pupils to access online learning.
15. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:
a) Thoroughly grasp guidelines of the Party, Resolutions of the National Assembly and the direction of the Government and the Prime Minister; coordinate with ministries and agencies to drastically review and arrange their internal organization, reduce focal points, reduce intermediate stages; urgently finalize the draft Decree defining the functions, tasks, powers and organizational structure of ministries, ministerial-level agencies and government-attached agencies, and submit them to the Government for consideration and promulgation.
b) Step up emulation work, promptly detect, honor, and replicate innovative examples; improve the quality of reward work, ensure its timeliness, objectiveness, openness, transparency, alignment with the law, to create a spillover effect in society, especially in the prevention and control of the COVID-19 pandemic.
16. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and agencies in, focusing on implementing the National Assembly's 2021 law- and ordinance-making program; continue to review institutional and legal problems to promptly remove difficulties and obstacles for people and businesses affected by the COVID-19 pandemic.
17. The Government Inspectorate shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:
a) Assume the prime responsibility for and coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment and relevant agencies in, setting up a working group to work out and inspect the situation of settlement and resolution of problems according to the inspection conclusions for local investment projects that faced many difficulties and obstacles, causing waste and loss of state and business properties, especially land and natural resources; report and propose to the Prime Minister.
b) Formulate a plan to inspect the procurement of medical equipment, biological products and testing kits in service of the pandemic prevention and control to combat waste, negativity, and group interests.
c) Focus on reviewing and settling complicated and lengthy complaints and denunciations; coordinate with agencies of the National Assembly to implement the request of the National Assembly Standing Committee on thematic supervision of "the implementation of the law on citizen reception and settlement of complaints and denunciations from July 1, 2016, to July 1, 2021” and supervise the settlement of complicated and lengthy complaints and denunciations.
18. The Committee for Ethnic Minority Affairs shall coordinate with the Ministry of Education and Training to continue improving the operation model of boarding schools for ethnic minorities, ethnic language training for cadres, civil servants and public employees working in ethnic minority areas.
19. The Ministry of National Defense shall actively monitor the situation, take measures to respond in a timely manner, ensuring the preservation of national sovereignty; prepare plans to participate in the prevention and control of the pandemic and natural disasters; direct border guards to strengthen patrolling, entry and exit control in association with pandemic prevention and control, and socio-economic recovery and development.
20. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:
a) Effectively implement solutions to ensure security, social order, and safety; participate in the prevention and control of the pandemic and natural disasters; strengthen the management of entry and exit; prevent and combat new crimes, especially transnational crimes.
b) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Information and Communications and relevant ministries and agencies in, formulating and submitting to the Government to promulgate a Decree on electronic identification and authentication; In the immediate future, in order to prepare a legal basis for nationwide deployment, the Ministry of Public Security shall develop and submit to the Prime Minister for promulgation of a Decision on electronic identification and authentication in November 2021.
c) Continue to strengthen patrols, control and handling of traffic order and safety violations in association with pandemic prevention and control requirements, to prevent traffic jams at control points from obstructing goods and people's movement and increasing the risk of disease spread.
d) Closely coordinate with the Ministry of Information and Communications to promptly detect and strictly address acts of distorting, spreading fake news, bad news, and unfounded news against the pandemic prevention and control, and raising suspicions, dissent, affecting the psychology of forces participating in the pandemic prevention and control.
21. The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in, properly organizing external activities of senior leaders, focusing on vaccine diplomacy; coordinate with the Ministry of Health and relevant agencies to develop criteria and mechanisms for mutual recognition and permitting of the direct use in Vietnam of foreign vaccination certificates and vaccine passports in order to facilitate procedures and shorten time for isolation for experts and foreign workers entering Vietnam, in accordance with reality and provisions of Vietnam’s regulations as well as international law.
22. The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility for, and coordinate with agencies and localities to:
a) Continue to proactively inform and propagate in a timely and accurate manner important political events of the country, the people's lives, policies and solutions for disease prevention and control, and the Program on socio-economic recovery and development under the motto “safe and flexible adaptation and effective control over the COVID-19 pandemic”.
b) Promptly respond to and correct inaccurate information, refute misleading or false information causing loss of people's confidence, affecting unity and consensus of the whole country in the prevention and control of the COVID-19 pandemic.
c) Coordinate with the Ministry of Public Security in utilizing the national database on population to formulate effective technological solutions for the management and control of the COVID-19 pandemic and implementation of social security in the direction of creating most favorable to the people.
d) Expeditiously gather funding sources of the program "Waves and computers for children" to soon hand them over to the Ministry of Education and Training to organize online learning for students; and at the same time ensure coverage and transmission speed (broadband) for students and pupils to study and engage in other social network activities.
dd) Accelerate and strongly promote national digital transformation, especially increasing the proportion of online public services, enterprise and industry transformation and the development of a digital society according to the functions and tasks assigned. In close coordination with the State Bank of Vietnam and the Ministry of Finance, the Ministry of Information and Communications was assigned to propose specific, practical, and effective measures to accelerate digital transformation in the banking and financial sectors.
23. The Vietnam Television Station, the Voice of Vietnam, and the Vietnam News Agency shall closely follow up with the COVID-19 developments, proactively and closely coordinate with the Ministry of Health and other relevant ministries, agencies and localities to timely, candidly, objectively and accurately communicate on the pandemic situation and social security policies to create social consensus, making people know, understand, believe, follow, and collaborate to overcome the pandemic and promote socio-economic recovery and development.
24. The Committee for the Management of State Capital at Enterprises shall concentrate on directing State-owned Groups and Corporations under its management to strive to overcome difficulties, promote production and business, and strive for fulfilling the plan in 2021 at the highest quality; urgently develop a plan to reorganize, equitize and divest state capital in enterprises to ensure effective implementation for the 2021 - 2025 period.
25. The Government requests the Vietnam Fatherland Front and socio-political organizations to promote the spirit of great national unity, propagate, mobilize, gather people from all walks of life, and strengthen social consensus to make people know, understand, believe, follow, and collaborate to overcome the pandemic and promote socio-economic recovery and development.
The Government requests ministries, agencies and localities, according to their assigned functions and tasks, to seriously and effectively implement the tasks and solutions mentioned in this Resolution; regularly inspect and assess the implementation; promptly report and propose to the Government and the Prime Minister on problems arising, beyond their competence.
The Government Office shall monitor, urge, summarize and report to the Government and Prime Minister the results of the implementation of this Resolution./.
|
FOR THE GOVERNMENT FOR THE PRIME MINISTER DEPUTY PRIME MINISTER
Pham Binh Minh |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây