Nghị quyết 121/2020/QH14 tăng cường hiệu lực pháp luật phòng, chống xâm hại trẻ em
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị quyết 121/2020/QH14
Cơ quan ban hành: | Quốc hội |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 121/2020/QH14 |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 19/06/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Cụ thể, yêu cầu Chính phủ có giải pháp khắc phục những hạn chế đã được chỉ ra trong Báo cáo của Đoàn giám sát, giảm số vụ trẻ em bị xâm hại và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
Trong năm 2020, ban hành Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030, Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025 và định hướng đến năm 2030, Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em.
Đồng thời, chỉ đạo các Bộ, ngành chức năng và chính quyền địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra; đề cao trách nhiệm và xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương để xảy ra nhiều vụ xâm hại trẻ em trên địa bàn quản lý mà không có các biện pháp chỉ đạo, xử lý có hiệu quả hoặc vi phạm pháp luật về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em.
Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Công an yêu cầu Cơ quan điều tra các cấp bảo đảm tỷ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đối với các vụ xâm hại trẻ em đạt 100%; tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố về xâm hại trẻ em đạt trên 95%; 100% các vụ có dấu hiệu tội phạm phải được khởi tố để điều tra theo quy định của pháp luật; kiềm chế và kéo giảm từ 5% đến 7% các tội phạm xâm hại trẻ em.
Xem chi tiết Nghị quyết121/2020/QH14 tại đây
tải Nghị quyết 121/2020/QH14
QUỐC HỘI ___________ Nghị quyết số: 121/2020/QH14
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc _______________________________
|
NGHỊ QUYẾT
Về tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện
chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em
____________________________
QUỐC HỘI
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân số 87/2015/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 76/2019/QH14 ngày 10 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 81/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội về việc thành lập Đoàn giám sát của Quốc hội “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em”;
Trên cơ sở xem xét Báo cáo số 69/BC-ĐGS ngày 19 tháng 5 năm 2020 của Đoàn giám sát của Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em từ ngày 01 tháng 01 năm 2015 đến ngày 30 tháng 6 năm 2019 và ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội,
QUYẾT NGHỊ:
Thời gian qua, hệ thống chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng được ban hành tương đối đầy đủ, đồng bộ, kịp thời thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, bám sát yêu cầu thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng. Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em đã đạt được những kết quả tích cực. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em được quan tâm hơn, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan, tổ chức và toàn xã hội trong việc phòng, chống xâm hại trẻ em, đồng thời giúp trẻ em nâng cao hiểu biết, kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân. Việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có nguy cơ bị xâm hại và trẻ em bị xâm hại được chú trọng hơn. Các vụ việc, vụ án xâm hại trẻ em cơ bản được xử lý kịp thời, nghiêm minh, góp phần phòng ngừa vi phạm, tội phạm xâm hại trẻ em.
Bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em còn một số hạn chế, bất cập. Một số quy định của Luật Trẻ em và các luật khác có liên quan chưa được hướng dẫn kịp thời, đầy đủ gây khó khăn trong tổ chức thực hiện; chế tài quy định trong một số nghị định xử phạt vi phạm hành chính liên quan đến phòng, chống xâm hại trẻ em còn nhẹ, chưa bảo đảm tính răn đe. Bạo lực đối với trẻ em xảy ra trong gia đình ít được phát hiện, xử lý. Việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng là yêu cầu bức thiết nhưng pháp luật quy định chưa đầy đủ, kịp thời. Nội dung, hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chậm được đổi mới, chưa phù hợp với một số nhóm đối tượng, đặc điểm địa bàn dân cư, nhất là ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác xây dựng môi trường sống an toàn, lành mạnh nhằm phòng, chống xâm hại trẻ em ở nhiều địa phương chưa được quan tâm đúng mức; chưa có biện pháp hiệu quả để phòng ngừa, giảm thiểu việc trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; nhiều nơi thiếu các điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao cho trẻ em. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các hành vi xâm hại trẻ em ở một số địa phương chưa được tiến hành thường xuyên, kịp thời, hiệu quả chưa cao. Trong thời gian tới, nếu không có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả thì tình hình xâm hại trẻ em sẽ vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng tăng.
Những tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Một số cấp ủy, chính quyền địa phương và cơ quan chức năng chưa nhận thức đầy đủ, chưa thực sự quan tâm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng. Công tác quản lý nhà nước về phòng, chống xâm hại trẻ em có mặt còn chưa hiệu quả. Một số cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền chưa làm hết trách nhiệm được giao. Công tác phối hợp giữa chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức và gia đình về phòng, chống xâm hại trẻ em trong nhiều trường hợp chưa thực chất và chưa hiệu quả. Mặt trái của kinh tế thị trường, thiếu việc làm, đời sống khó khăn, tác động mặt trái tiêu cực của internet, mạng xã hội... cũng là những nguyên nhân làm phát sinh các vụ, việc xâm hại trẻ em. Nhân lực làm công tác trẻ em còn thiếu về số lượng, kiêm nhiệm nhiều việc và thường xuyên thay đổi, một bộ phận còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm công tác. Ngân sách, cơ sở vật chất dành cho công tác bảo vệ trẻ em, trong đó có phòng, chống xâm hại trẻ em còn thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tiến hành giám sát thường xuyên đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, nhất là phòng, chống xâm hại trẻ em trong gia đình.
Ủy ban Tư pháp của Quốc hội giám sát thường xuyên đối với công tác điều tra, truy tố, xét xử các vụ án xâm hại trẻ em;
Yêu cầu Chính phủ có giải pháp khắc phục những hạn chế đã được chỉ ra trong Báo cáo của Đoàn giám sát, giảm số vụ trẻ em bị xâm hại và tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp sau đây:
- Theo dõi việc thống kê tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em trên phạm vi cả nước; trong năm 2020, chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan ban hành Bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các Bộ, ngành khác có liên quan biên soạn bộ tài liệu mẫu về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng về bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng;
- Định kỳ hằng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em;
- Tiếp tục phát triển nghề công tác xã hội, đào tạo nhân viên công tác xã hội, hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
- Trong năm 2020, ban hành Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường giáo dục;
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh; chú trọng nhóm học sinh có hoàn cảnh đặc biệt, học sinh trường nội trú, bán trú, nhóm trẻ em có nguy cơ bị xâm hại; trang bị kỹ năng xử lý tình huống cho giáo viên trong phòng, chống xâm hại trẻ em; xây dựng nội dung hướng dẫn học sinh sử dụng mạng internet an toàn, hiệu quả, lồng ghép nội dung này trong chương trình giáo dục tin học;
- Tăng cường công tác tư vấn học đường và công tác xã hội trường học;
- Trong năm 2020, ban hành Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.
- Có biện pháp đẩy mạnh công tác truyền thông về phòng, chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng;
- Trong năm 2020, ban hành Chương trình phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường gia đình;
- Ưu tiên xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao dành cho trẻ em, nhất là tại các địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Tăng cường các biện pháp quản lý hoạt động du lịch lữ hành nhằm phòng ngừa nguy cơ xâm hại trẻ em qua hoạt động du lịch. Phối hợp với Bộ Công an có biện pháp quản lý chặt chẽ các đối tượng hoạt động du lịch, nhất là khách du lịch là người nước ngoài có án tích về xâm hại trẻ em đến Việt Nam;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức hữu quan và chính quyền địa phương đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống lành mạnh trong gia đình nhằm từng bước xóa bỏ tình trạng bạo lực gia đình, tảo hôn, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và những hủ tục lạc hậu đối với trẻ em;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quy chế phối hợp giữa hai bộ trong việc thực hiện công tác gia đình và công tác trẻ em, chú trọng việc phòng, chống xâm hại trẻ em trong môi trường gia đình;
- Trong năm 2020, ban hành Quy trình giám định đặc thù đối với các vụ xâm hại tình dục trẻ em;
- Yêu cầu các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho trẻ em là nạn nhân của các vụ xâm hại; các tổ chức giám định pháp y ưu tiên giám định đối với trẻ em là nạn nhân của các vụ xâm hại;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hữu quan hướng dẫn, chỉ đạo đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; khắc phục tính hình thức, hiệu quả chưa cao của công tác này trong thời gian qua;
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành hướng dẫn, chỉ đạo đẩy mạnh công tác trợ giúp pháp lý trong quá trình giải quyết các vụ việc xâm hại trẻ em;
- Có biện pháp chấm dứt tình trạng nuôi con nuôi trái pháp luật;
- Tăng cường bảo vệ an toàn cho trẻ em là nạn nhân bị xâm hại; kịp thời đưa nạn nhân đi giám định hoặc phối hợp với cơ sở dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiến hành các biện pháp thu thập kịp thời chứng cứ, dấu vết phục vụ việc giám định, bao gồm cả giám định mức độ tổn hại về sức khỏe tâm thần của trẻ em;
- Nắm đầy đủ, kịp thời thông tin các đối tượng đã có tiền án về xâm hại trẻ em và tiến hành các biện pháp phòng ngừa theo quy định của pháp luật.
Tiếp tục hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, nhất là các quy định của Bộ luật Hình sự liên quan đến hành vi xâm hại trẻ em có vướng mắc qua tổng kết thực tiễn xét xử; bảo đảm xét xử kịp thời, đúng người, đúng tội, áp dụng hình phạt nghiêm minh với người phạm tội xâm hại trẻ em; bảo đảm yêu cầu xét xử thân thiện, tiếp tục triển khai việc thành lập Tòa Gia đình và người chưa thành niên theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân; tỷ lệ xét xử, giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em đạt trên 90%; tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng giải quyết các vụ án xâm hại trẻ em cho Thẩm phán.
- Ban hành Nghị quyết để thực hiện và tăng cường giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về trẻ em, trong đó có nội dung phòng, chống xâm hại trẻ em tại địa phương theo quy định tại khoản 3 Điều 79 của Luật Trẻ em;
- Thực hiện nghiêm túc quy định của Luật Trẻ em về việc tiếp xúc, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của trẻ em;
- Căn cứ khả năng ngân sách địa phương, bố trí kinh phí phù hợp cho công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em nói riêng theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước;
- Tăng cường công tác ban hành theo thẩm quyền chính sách, pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành, các nội dung, chương trình, kế hoạch về công tác bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em phù hợp với tình hình thực tiễn của địa phương;
- Hằng năm báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp việc thực hiện quyền trẻ em, giải quyết các vấn đề về trẻ em của địa phương, trong đó có nội dung thực hiện phòng, chống xâm hại trẻ em theo quy định tại khoản 3 Điều 90 của Luật Trẻ em. Ủy ban nhân dân cấp xã báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp về tình hình và kết quả phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 35 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình;
- Bảo đảm các trẻ em có nguy cơ xâm hại được áp dụng biện pháp hỗ trợ, các trẻ em bị xâm hại được áp dụng biện pháp can thiệp; trong đó, sớm quan tâm đối với nhóm trẻ có nguy cơ bị xâm hại để phòng ngừa việc xảy ra hành vi xâm hại với nhóm trẻ em này;
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng, chống xâm hại trẻ em; định kỳ hằng năm tổ chức thanh tra, kiểm tra chuyên đề về phòng, chống xâm hại trẻ em; bố trí công việc hợp lý cho cán bộ, công chức hoặc người hoạt động không chuyên trách làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã để bảo đảm thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định của Luật Trẻ em;
- Ưu tiên bố trí quỹ đất, đầu tư xây dựng điểm vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao cho trẻ em;
- Tiếp tục huy động nguồn lực từ các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước cho công tác trẻ em.
_________________________________________________________________________
Nghị quyết này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2020.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI
(đã ký)
Nguyễn Thị Kim Ngân |
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây