Nghị quyết 02/2006/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2006

thuộc tính Nghị quyết 02/2006/NQ-CP

Nghị quyết 02/2006/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2006
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:02/2006/NQ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:26/01/2006
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết 02/2006/NQ-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 02/2006/NQ-CP NGÀY 26 THÁNG 01 NĂM 2006
VỀ PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 01 NĂM 2006

 

Trong hai ngày 23, 24 tháng 01 năm 2006, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 01, bàn và quyết nghị những vấn đề sau:

1. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính trình dự thảo Nghị định quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Chính phủ về dự thảo Nghị định này.

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, ngày 16 tháng 01 năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu. Sau 4 năm thực hiện Nghị định, kết quả cho thấy đây là một chủ trương đúng về cải cách cơ chế quản lý tài chính đối với lĩnh vực sự nghiệp, góp phần tăng cường huy động và quản lý thống nhất các nguồn tài chính; khuyến khích và tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp tăng thu, tiết kiệm chi phí, nâng cao thu nhập gắn với hiệu quả công tác của đội ngũ cán bộ viên chức.

Tiếp tục thực hiện mục tiêu cải cách hành chính, đẩy mạnh công tác xã hội hoá, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh và sức phát triển của các đơn vị sự nghiệp công lập, mở rộng và nâng cao chất lượng cung cấp các loại hình dịch vụ công cho xã hội, Chính phủ nhất trí sửa đổi Nghị định số 10/2002/NĐ-CP theo hướng chuyển đổi mạnh hơn cơ chế hoạt động, quy định rõ quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự thảo Nghị định, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành.

2. Chính phủ đã nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Đề án chuyển một số trường đại học, cao đẳng bán công sang loại hình tư thục.

Thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước, từ năm 1993 đến nay, cả nước đã thành lập 5 trường đại học, cao đẳng bán công. Trong quá trình hoạt động, nhìn chung, các trường đại học và cao đẳng bán công đã phát huy được tính chủ động, góp phần đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân. Tuy nhiên, mô hình này chưa huy động được một cách mạnh mẽ sự đầu tư của các tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng và phát triển trường; cơ chế quản lý nhân sự, tài chính, tài sản chưa được phân định rõ ràng giữa công và tư dẫn đến tư tưởng còn trông chờ vào sự hỗ trợ, bao cấp của Nhà nước.

Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005, các trường đại học, cao đẳng bán công cần được chuyển đổi sang loại hình tư thục nhằm hình thành những cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng năng động, tự chủ và có khả năng huy động mạnh mẽ các nguồn đầu tư về tài chính và các nguồn lực khác trong xã hội. Việc nghiên cứu chuyển đổi cần có tính tổng thể, phù hợp với việc chuyển đổi các trường phổ thông bán công, bảo đảm chính sách đồng bộ, thống nhất.

Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Đề án, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Tài chính trình dự án Luật Quản lý thuế, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Thể dục thể thao trình dự án Luật Thể dục thể thao, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ trình dự án Luật Chuyển giao công nghệ; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động và dự án Luật Dạy nghề; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Chính phủ về các dự án Luật trên.

a) Trong những năm qua, cùng với các quy định về chính sách thuế, các quy định về quản lý thuế luôn là một bộ phận được đề cập chung trong các luật thuế nên các nội dung cần phải cụ thể hóa chưa được thể hiện đầy đủ, rõ ràng, dẫn đến việc tuân thủ pháp luật về thuế và thực hiện các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật về thuế, chống thất thu thuế còn nhiều hạn chế. Luật Quản lý thuế được xây dựng là nhằm hình thành hành lang pháp lý cụ thể, đồng bộ, thống nhất cho công tác quản lý thuế hiện nay.

Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Luật Quản lý thuế; Bộ trưởng Bộ Tài chính thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật này.

b) Chính phủ nhất trí việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động lần này chỉ sửa những nội dung của Chương XIV Bộ luật Lao động liên quan đến đình công và giải quyết đình công theo đúng tinh thần Nghị quyết số 49/2005/QH11 của Quốc hội khoá XI. Yêu cầu sửa đổi, bổ sung phải xác định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý của tập thể lao động, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, người sử dụng lao động trước và trong quá trình đình công; trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức công đoàn, đại diện người sử dụng lao động đối với đình công.

Giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động; Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật này.

c) Dạy nghề là một hoạt động có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực có trình độ, có kỹ thuật cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc xây dựng hệ thống pháp luật về dạy nghề đồng bộ, thống nhất là rất cần thiết nhằm phát triển hoạt động dạy nghề, góp phần thực hiện những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Giao Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Luật Dạy nghề; Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật này.

d) Pháp lệnh Thể dục, thể thao năm 2000 đã tạo điều kiện phát triển sự nghiệp thể dục thể thao, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức của xã hội về giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác thể dục thể thao trong đời sống xã hội. Tuy nhiên, để đáp ứng những mục tiêu và nhiệm vụ mới phù hợp với tình hình thực tiễn trong nước và hội nhập quốc tế, Pháp lệnh cần được sửa đổi và nâng lên thành Luật.

Giao Ủy ban Thể dục thể thao chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Luật Thể dục thể thao trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

đ) Hoạt động chuyển giao công nghệ thời gian qua đã góp phần quan trọng để đổi mới và nâng cao trình độ công nghệ của các doanh nghiệp, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về chuyển giao công nghệ còn chưa thống nhất và đồng bộ, ảnh hưởng đến khả năng thu hút và chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp. Việc ban hành Luật Chuyển giao công nghệ là nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về chuyển giao công nghệ cho phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ và thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học.

Giao Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các cơ quan liên quan, tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Luật Chuyển giao công nghệ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

4. Chính phủ xem xét Báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2006 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình; Báo cáo tình hình thương mại tháng 01 năm 2006 do Bộ Thương mại trình; Báo cáo kết quả công tác thanh tra năm 2005 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2006 do Tổng Thanh tra Chính phủ trình.

Tình hình kinh tế - xã hội tháng 01 năm 2006 tiếp tục duy trì đà phát triển của những tháng cuối năm 2005. Sản xuất công nghiệp đạt mức tăng trưởng cao; sản xuất nông nghiệp ổn định, bước đầu khống chế được dịch cúm gia cầm; lĩnh vực dịch vụ tiếp tục phát triển; hoạt động xuất khẩu được đẩy mạnh; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng khá, đặc biệt là vốn đăng ký mới; chỉ số giá tiêu dùng tuy tăng cao so với cùng kỳ năm trước, nhưng không gây "sốt giá" do lượng hàng cung ứng dồi dào. Công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân và trật tự an toàn giao thông có những chuyển biến tích cực. Tình hình khiếu nại, tố cáo trên toàn quốc giảm, song số vụ khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương có chiều hướng gia tăng, nhiều vụ khiếu kiện tồn đọng kéo dài chưa được giải quyết dứt điểm.

Chính phủ nhận định, năm 2006 sẽ có một số khó khăn ảnh hưởng không thuận đến sản xuất và đời sống nhân dân, thời tiết còn diễn biến phức tạp, hạn hán có khả năng nặng hơn năm trước; dịch cúm gia cầm vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát; giá cả đứng ở mức cao; tình trạng lãng phí, tham nhũng và tệ nạn xã hội chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2006, năm mở đầu cho kế hoạch 5 năm 2006 – 2010, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành và địa phương cần sớm hoàn thành việc giao kế hoạch cho các đơn vị cơ sở, đồng thời nhanh chóng xây dựng chương trình hành động và triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 01/2006/NQ-CP ngày 16 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2006. Trước mắt, các Bộ, ngành và địa phương tập trung chỉ đạo tốt việc phát triển sản xuất kinh doanh; giảm chi phí sản xuất, bình ổn giá cả, thị trường; tổ chức tốt việc thực hiện Công điện số 28/TTg-KTTH ngày 06 tháng 01 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức đón Tết Nguyên đán vui tươi, an toàn, tiết kiệm.

 

 

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

(đã ký)

Phan Văn Khải

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No. 02/2006/NQ-CP
Hanoi, January 26, 2006
 
RESOLUTION
THE GOVERNMENT’S REGULAR MEETING - JANUARY 2006
On January 23-24, 2006, the Government held the regular meeting of January 2006 to discuss and decide on the following issues: 
1. The Government listened to a draft decree on the public agencies’ right to self-control their own missions, organization, personnel and finance presented by the Minister of Finance. A summary of the cabinet’s opinions on the draft decree was presented by the Chairman of the Government Office.
To enhance the quality and efficiency of non-profit agencies, on January 16, 2002, the government enforced Decree 10/2002/ND-CP, stipulating the financial policies applied for those agencies with some sorts of revenues. The results of the four years’ implementation show that it was a judicious policy on financial administration reform as related to non-profit activities, contributing to the raising and management of financial sources, encouraging and creating good conditions for the agencies to boost income and save expenses while still improving the efficiency of the staff.
To continue carrying out the administrative reform, accelerate social engagement as well as maximize the fulfillment of potentials, strengths and abilities of the public non-profit agencies, the Government agreed to modify Decree 10/2002/ND-CP in the direction of drastically changing the operating mechanism, clearly prescribing the the rights of public non-profit agencies to self-control over their own tasks, organization, staff and finance.
The Ministry of Finance was entrusted with directing the completion of the Decree in cooperation with the Ministry of the Interior, the Government Office and in the consideration of the Government members’ opinions. The finished draft will be submitted to the Prime Minister for approval and promulgation.
2. The Government listened to a proposal to transform a number of public-private universities and colleges into private ones, presented by the Ministry of Education.
To realize the target of engaging the whole society into education of the Party and the State, five public-private universities and colleges were established from 1993 up to the present. Generally, those universities and colleges have been capable to raise a sense of initiative, contributing to meeting the ever-increasing learning demands of the people. However, the public-private model has not been able to greatly attract the investment of organizations and individuals into its construction. Besides, there has not been a clear-cut distinction between ‘private’ and ‘public’ in the personnel, finance and assets management policies, which results in the thought of relying on state support and subsidization.
Under the 2005 Education Laws, the public-private universities and colleges have to be transformed into private ones with the view of enhancing the activeness and autonomy of those training bodies and at the same time, promoting the ability to attract both financial investments and other resources from society. The investigation into the transformation need to be done systematically and consistently, ensuring the abidance by the policies on converting public-private schools.
The Ministry of Education was entrusted to collaborate with the Government Office and other related agencies and consider the Government members’ opinions to complete the draft. The finished draft will be submitted to the Prime Minister for approval.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Resolution 02/2006/NQ-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 2612/QĐ-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư sửa đổi, bổ sung Quyết định 2010/QĐ-BKHĐT ngày 29/8/2024 ban hành Kế hoạch hành động của Bộ kế hoạch và đầu tư thực hiện Nghị quyết 111/NQ-CP ngày 22/7/2024 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045

Chính sách

văn bản mới nhất