Chỉ thị 02/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức đón Tết Canh Thìn, năm 2000
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 02/2000/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 02/2000/CT-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 19/01/2000 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 02/2000/CT-TTg
CHỈ THỊ
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 02/2000/CT-TTG
NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2000 VỀ TỔ CHỨC ĐÓN
TẾT CANH THÌN, NĂM 2000
Năm 2000, năm bản lề giữa 2 thế kỷ, 2 thiên niên kỷ, năm nhân dân ta vui mừng kỷ niệm nhiều ngày lễ lớn, nhưng cũng là năm nhân dân ta phải phấn đấu thực hiện cho được các yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội : Đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, giải quyết tốt hơn những vấn đề xã hội bức xúc, nhằm đủ sức tham gia cạnh tranh, theo kịp tiến trình hội nhập quốc tế. Việc khắc phục hậu quả thiệt hại do 2 lần lũ, lụt xảy ra ở miền Trung vào cuối năm 1999, cũng đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, các Bộ, các ngành, các cấp phải hết sức nỗ lực mới sớm hoàn thành được.
Việc tổ chức đón Tết Canh Thìn năm nay, phải tổ chức thực sự vui tươi, lành mạnh, đồng thời phải tiến bộ hơn các năm trước về thực hành tiết kiệm. Để chăm lo vui Tết cho nhân dân theo tinh thần đó, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm tốt những việc dưới đây:
1. Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp chặt chẽ với các tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng, lãnh đạo cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và toàn thể nhân dân triệt để thực hành tiết kiệm, nghiêm cấm việc dùng tiền, của thuộc công quỹ của Nhà nước và tập thể để biếu xén, quà cáp trong dịp Tết. Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm kiểm soát việc khen thưởng (bằng tiền) vào dịp cuối năm của các doanh nghiệp và các cơ quan theo đúng chế độ quy định. Cần thiết thì hướng dẫn giới hạn mức thưởng tiền mặt vào dịp Tết để tránh gây biến động lớn trong cân đối tiền, hàng làm mất ổn định giá cả, lãng phí chi tiêu trong dịp Tết. Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố phải kiểm tra và xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ nếu để ngành, địa phương mình xảy ra những vi phạm.
Các Bộ, các ngành, các địa phương, các đơn vị sản xuất, kinh doanh phải nghiêm chỉnh chấp hành Chỉ thị số 32/TTg ngày 29 tháng 10 năm 1999 về không tổ chức hội nghị tổng kết ngành, không tổ chức liên hoan mừng công phô trương hình thức, nhưng vẫn phải đảm bảo việc chỉ đạo điều hành sản xuất, kinh doanh được thông suốt.
2. Bộ Thương mại chủ trì cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp, Ban Vật giá Chính phủ chỉ đạo các địa phương theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng trong dịp Tết để kịp thời có biện pháp thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hóa thông suốt, đáp ứng nhu cầu của nhân dân, đặc biệt quan tâm đến đồng bào sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, không để xảy ra đột biến giá trước và sau Tết.
Đối với các tỉnh miền Trung vừa trải qua 2 cơn lũ, lụt tháng 11, tháng 12, cuộc sống của nhân dân vùng này đến nay vẫn chưa kịp phục hồi. Bộ Thương mại, Ban Vật giá Chính phủ cần trực tiếp phối hợp với ủy ban nhân dân các địa phương kiểm tra lực lượng, tình hình cung cấp hàng hóa tại các huyện, xã, kiểm tra mạng lưới lưu thông, phát hiện và xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trên tinh thần điều hòa tại địa phương, sử dụng tốt những nguồn hỗ trợ từ Trung ương và của các địa phương để nhân dân được đón Tết vui tươi, đầm ấm cùng đồng bào cả nước.
Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, nhất là các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng ... cần chỉ đạo các đơn vị kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế để trong dịp trước và sau Tết không tăng giá dịch vụ (cước vận chuyển hành khách nội thành, vé tham quan du lịch, triển lãm, vé vui chơi giải trí, vé giữ xe, ăn uống công cộng ...). Ban Vật giá Chính phủ chỉ đạo Sở Tài chính Vật giá các địa phương phối hợp với các lực lượng liên quan tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp tự ý nâng giá để kiếm lời. Bộ Thương mại tăng cường kiểm tra, thanh tra phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi sản xuất, lưu thông hàng giả và hàng không đủ tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Bộ Tài chính công bố và hướng dẫn việc miễn thuế hoạt động buôn chuyến trong thời gian 2 tháng trước và sau Tết đối với các mặt hàng lương thực, thực phẩm tươi sống đưa vào tiêu thụ ở các thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư sống tập trung.
3. Từng địa phương, từng cơ quan, đơn vị phải tổ chức tốt việc thăm hỏi các thương binh, bệnh binh, thân nhân liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, các chiến sĩ và cán bộ đang làm nhiệm vụ ở biên giới, hải đảo vùng sâu, vùng xa, thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ. Các cấp chính quyền địa phương phải cùng với các đoàn thể, tổ chức quần chúng phát huy truyền thống tương thân tương ái của dân tộc ta, vận động nhiều hình thức làm việc nghĩa giúp đỡ các gia đình nghèo, người già không nơi nương tựa, trẻ em mồ côi, lang thang để mọi người, mọi gia đình đều được đón Tết vui vẻ.
Đối với nhân dân các tỉnh miền Trung vừa trải qua 2 cơn lũ, lụt, cùng với việc quan tâm chăm sóc trực tiếp của các cấp chính quyền địa phương sở tại, các địa phương trong cả nước đã từng chia sẻ những mất mát to lớn của đồng bào lại càng không quên tiếp tục chia sẻ để đồng bào cùng đón Tết vui tươi, trọn vẹn.
4. Bộ Y tế, chỉ đạo toàn ngành thực hiện các biện pháp tuyên truyền giáo dục hướng dẫn nhân dân phòng bệnh, giữ vệ sinh ăn uống trong ngày Tết. Tăng cường kiểm tra và xử lý các vi phạm về vệ sinh thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thức ăn; kiểm tra vệ sinh môi trường, dập tắt các ổ gây dịch bệnh. Trước hết, cần bố trí lực lượng của ngành tập trung giải quyết dứt điểm ở các tỉnh miền Trung vừa bị lũ, lụt, những nơi tập trung đông người như nhà ga, bến tàu, tổ chức tốt việc khám, chữa bệnh cho nhân dân, tăng cường các kíp trực ban, xử lý cấp cứu vào mọi thời điểm trong dịp Tết.
Uỷ ban nhân dân các địa phương chỉ đạo, huy động mọi tầng lớp nhân dân tổ chức làm vệ sinh đường phố, làng xã, thực hiện "Xanh, Sạch, Đẹp", tổ chức trồng cây trong dịp Xuân mới.
5. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các lực lượng vận tải bảo đảm đủ phương tiện vận chuyển hành khách với chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp Tết, không để xảy ra tình trạng chờ đợi, ùn tắc tại các bến tàu, xe; phối hợp với Bộ Công an, ủy ban nhân dân các cấp tổ chức triển khai thực hiện, tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân Chỉ thị số 33/1999/CT-TTg ngày 27 tháng 12 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Bộ Công nghiệp chỉ đạo ngành điện lực có kế hoạch sản xuất điện, đáp ứng đủ mọi nhu cầu cho sản xuất, dịch vụ, sinh hoạt của nhân dân; bố trí trực ban trong dịp Tết để xử lý sự cố bất thường về điện có thể xảy ra và thông báo cho cơ quan, nhân dân biết địa điểm trực ban để liên hệ khi cần thiết.
6. Bộ Văn hóa - Thông tin chủ trì cùng với các ngành phát thanh, truyền hình có kế hoạch hướng dẫn hoạt động văn hóa thông tin, phát thanh truyền hình phục vụ Tết phù hợp với tập quán dân tộc và nhu cầu giải trí của nhân dân; vận động và tổ chức để các đoàn nghệ thuật, các đội chiếu bóng đi phục vụ đồng bào, các chiến sĩ công tác ở miền núi, biên giới hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
7. Các ngành Hải quan, Công an, Quản lý thị trường, Bộ đội biên phòng phối hợp chặt chẽ với ủy ban nhân dân các cấp tăng cường công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, trong đó tập trung vào các mặt hàng : Thuốc lá, rượu, bia, bánh, mứt, kẹo, đường, pháo, thuốc nổ, đồ chơi trẻ em gây nguy hiểm.
8. Bộ Công an phối hợp với các cấp chính quyền địa phương chỉ đạo thực hiện tốt công tác quản lý hộ khẩu, nhất là ở thành phố, khu đông dân cư; có kế hoạch, biện pháp phòng cháy, chữa cháy; ngăn chặn, xử lý nghiêm theo pháp luật tệ đua xe máy trái phép, gây rối trật tự công cộng, không để xảy ra trọng án trong các ngày Tết; triệt phá các ổ nhóm buôn bán ma túy, cờ bạc, số đề, mê tín dị đoan. Xử lý nghiêm những hành vi vi phạm trật tự, an ninh, ngăn chặn các vụ trộm cướp, lưu hành văn hóa đồi trụy; phối hợp với Bộ Quốc phòng, các cấp chính quyền địa phương quản lý vũ khí, vật liệu nổ, bảo vệ an toàn các địa điểm vui chơi giải trí cho nhân dân.
9. Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Tổng cục Hải quan, Bộ đội biên phòng, Tổng cục Du lịch và Bộ Giao thông vận tải tạo mọi điều kiện thuận lợi để kiều bào ta ở ngoài nước về quê hương đón Tết mừng Xuân.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thủ trưởng các Bộ, ngành và ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phổ biến sâu rộng Chỉ thị này đến mọi tầng lớp nhân dân; đồng thời có kế hoạch thực hiện tốt trong ngành và địa phương mình, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình không bình thường xảy ra trong dịp Tết.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây