Nghị định 18/2019/NĐ-CP quản lý, khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh

thuộc tính Nghị định 18/2019/NĐ-CP

Nghị định 18/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:18/2019/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:01/02/2019
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, An ninh quốc gia

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nạn nhân bom mìn được hỗ trợ việc làm và bảo trợ xã hội

Ngày 01/02/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định 18/2019/NĐ-CP về việc quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị định này là quy định nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh được Nhà nước hỗ trợ chăm sóc y tế khi bị tai nạn, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế, được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định; được hỗ trợ về chỉnh hình, phục hồi chức năng; hỗ trợ giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm; hỗ trợ tái định cư và phát triển kinh tế nếu thuộc khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh; được hưởng chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật…

Đồng thời, con của nạn nhân bom mìn vật nổ là trẻ em thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ học bổng, kinh phí mua phương tiện, đồ dùng học tập.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân không có chức năng, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy bom mìn vật nổ hoặc mua bán các loại vật liệu, phế liệu sau xử lý bom mìn vật nổ trừ các hoạt động thực hiện nhiệm vụ quân sự, an ninh.

Nghị định này có hiệu lực từ ngày 20/3/2019.

Văn bản này đã được đính chính bởi  Công văn 130/CP-NC của Chính phủ về việc đính chính Nghị định 18/2019/NĐ-CP về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh

Xem chi tiết Nghị định18/2019/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ
-------

Số: 18/2019/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Hà Nội, ngày 01 tháng 02 năm 2019

NGHỊ ĐỊNH

VỀ QUẢN LÝ VÀ THỰC HIỆN HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Quốc phòng ngày 01 tháng 01 năm 2006;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

Chính phủ ban hành Nghị định về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài có liên quan đến hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Bom mìn vật nổ sau chiến tranh là tên gọi chung cho các loại bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, thủy lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn pháo, các loại đạn, ngòi nổ, thuốc nổ, phương tiện gây nổ còn tồn lưu sau chiến tranh.
2. Điều tra bom mìn vật nổ là hoạt động liên quan đến việc thu thập, phân tích, đánh giá các thông tin, dữ liệu về bom mìn vật nổ sau chiến tranh và diện tích có khả năng ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh trong một khu vực nhất định.
3. Khảo sát bom mìn vật nổ là hoạt động can thiệp cụ thể bằng các trang thiết bị nhằm kiểm tra tình trạng ô nhiễm bom mìn vật nổ trên một khu vực được xác nhận có khả năng ô nhiễm bom mìn vật nổ sau khi điều tra.
4. Khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ là khu vực được xác định có bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh sau khi đã tiến hành các hoạt động điều tra và khảo sát bom mìn vật nổ.
5. Rà phá bom mìn vật nổ là hoạt động dò tìm, thu gom, tiêu hủy hoặc vô hiệu hóa bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh tại các khu vực được xác định là bị ô nhiễm bom mìn vật nổ nhằm giải phóng đất đai, khôi phục sản xuất, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
6. Chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ là chứng chỉ do Bộ Quốc phòng cấp cho các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có đủ điều kiện về trang bị, kỹ thuật, an toàn và nhân sự để thực hiện các hoạt động điều tra khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ theo quy định của pháp luật Việt Nam.
7. Tổ chức khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ là tổ chức trong nước và tổ chức nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.
8. Nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh là người bị chết, bị khuyết tật hoặc dị tật do bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh.
9. Hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là các hoạt động nhằm hạn chế hậu quả, loại bỏ tác động, ảnh hưởng của bom mìn vật nổ, khôi phục hoạt động bình thường ở khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là hoạt động công ích.
10. Hạng mục khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh trong thành phần dự án đầu tư là một hợp phần của dự án đầu tư nhằm thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ phục vụ cho việc tiến hành hoạt động của dự án đầu tư đó.
11. Nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ được Chính phủ, Bộ Quốc phòng hoặc cấp có thẩm quyền giao các đơn vị quân đội hoặc các tổ chức khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ thực hiện.
Điều 4. Nội dung quản lý và hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
Quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh bao gồm các nội dung sau:
1. Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, đánh giá mức độ tồn lưu bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
2. Rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
3. Tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh cho nhân dân;
4. Hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
5. Đào tạo, nghiên cứu khoa học, kỹ thuật và công nghệ liên quan đến khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Điều 5. Hình thức thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh độc lập bao gồm các dự án thực hiện một hoặc nhiều hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh quy định tại Điều 4 Nghị định này.
2. Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt, bao gồm:
a) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt;
b) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh;
c) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia;
d) Dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có liên quan đến vũ khí hóa học, chất độc hại, chất nổ đặc biệt nguy hiểm.
3. Hạng mục thành phần của dự án đầu tư khác
4. Nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn được Bộ Quốc phòng hoặc cấp có thẩm quyền giao và được quản lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
Điều 6. Nguyên tắc quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Mở rộng sự tham gia của các tổ chức, cá nhân, huy động mọi nguồn lực trong nước và quốc tế.
3. Bảo đảm công khai, minh bạch trong sử dụng các nguồn lực.
4. Quản lý các hoạt động phù hợp với nguồn vốn sử dụng:
a) Các chương trình, dự án, nhiệm vụ sử dụng vốn ngân sách nhà nước được quản lý toàn diện theo quy định của Luật đầu tư, Luật đầu tư công, Luật xây dựng và các văn bản pháp luật liên quan;
b) Các chương trình, dự án, hoạt động sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài được Chính phủ quản lý về chủ trương, mục tiêu, quy mô đầu tư, chi phí thực hiện, sự tác động đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng, quốc phòng, an ninh và hiệu quả của dự án;
c) Các chương trình, dự án, hoạt động sử dụng nguồn vốn khác được Chính phủ quản lý về mục tiêu, quy mô và sự tác động đến cảnh quan, môi trường, an toàn cộng đồng và quốc phòng, an ninh.
5. Phòng, chống tham nhũng, thất thoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng các nguồn vốn.
Điều 7. Nguồn tài chính thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn viện trợ, vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi).
2. Nguồn vốn các doanh nghiệp.
3. Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật
Điều 8. Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là quỹ được thành lập ở trung ương, do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý để tuyên truyền, vận động các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước đóng góp, ủng hộ tự nguyện vật chất, tài chính thực hiện công tác khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam, hỗ trợ bảo đảm an toàn đời sống, sinh hoạt cho nhân dân, giúp đỡ nạn nhân bom mìn vật nổ hòa nhập đời sống cộng đồng.
2. Nguồn tài chính của Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh:
a) Thu từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
b) Thu từ vốn ODA không hoàn lại, viện trợ phi chính phủ nước ngoài (nếu có);
c) Thu từ ủng hộ có mục đích, địa chỉ cụ thể để thực hiện mục tiêu theo ủy quyền của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
d) Thu từ lãi tiền gửi;
đ) Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
3. Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được sử dụng để hỗ trợ các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh sau:
a) Chi tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh cho nhân dân;
b) Chi hỗ trợ các hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá, xử lý bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
c) Chi hỗ trợ học tập đối với trẻ em là nạn nhân hoặc con của nạn nhân bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
d) Chi hỗ trợ học nghề, tạo việc làm cho nạn nhân bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
đ) Chi hỗ trợ chỉnh hình, phục hồi chức năng, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện trợ giúp cho nạn nhân bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
e) Chi hỗ trợ khẩn cấp để cấp cứu, cứu chữa và trợ giúp cho các nạn nhân thuộc gia đình hộ nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn bị tai nạn do bom mìn vật nổ còn sót lại sau chiến tranh ở Việt Nam;
g) Chi hỗ trợ tái định cư, tái hòa nhập cộng đồng, đảm bảo an sinh xã hội cho dân cư thuộc vùng ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại các tỉnh bị ô nhiễm nặng;
h) Chi có mục đích theo hợp đồng hỗ trợ, ủng hộ của các tổ chức, cá nhân phù hợp với tôn chỉ mục đích hoạt động của Quỹ;
i) Chi tổ chức tuyên truyền, vận động ủng hộ Quỹ ở trong và ngoài nước;
k) Chi phí thuê mướn và các khoản chi đặc thù, chi khác có liên quan.
4. Việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải bảo đảm đúng mục đích, kịp thời, công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả.
5. Thủ tướng Chính phủ quyết định việc quản lý, sử dụng Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Điều 9. Áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn, quy trình về rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Tất cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến rà phá bom mìn vật nổ trên lãnh thổ Việt Nam phải tuân thủ các quy định của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn vật nổ.
2. Các tiêu chuẩn, quy trình về rà phá bom mìn vật nổ của quốc tế và của Việt Nam được áp dụng theo nguyên tắc tự nguyện, trừ các tiêu chuẩn, quy trình được viện dẫn trong Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn vật nổ hoặc có quy định bắt buộc phải áp dụng tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
3. Tiêu chuẩn, quy trình áp dụng cho hoạt động rà phá bom mìn vật nổ phải được người quyết định đầu tư chấp thuận trong quyết định phê duyệt dự án đầu tư sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Quốc phòng.
4. Việc áp dụng tiêu chuẩn phải đảm bảo phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn vật nổ và quy định của pháp luật khác có liên quan; đảm bảo tính đồng bộ và khả thi của tiêu chuẩn được áp dụng.
5. Việc áp dụng công nghệ mới về rà phá bom mìn vật nổ phải đáp ứng yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn vật nổ và các quy định của pháp luật có liên quan.
Chương II
LẬP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH
Điều 10. Chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh gồm: Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn cấp quốc gia và cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).
Nội dung chính của Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh gồm:
a) Mục tiêu, định hướng;
b) Nội dung, giải pháp, biện pháp, lộ trình, nguồn lực thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
c) Xác định nội dung khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và địa phương.
2. Kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh là kế hoạch triển khai thực hiện chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh, trong đó việc sử dụng vốn được thực hiện theo quy định của Luật đầu tư và Luật đầu tư công.
Điều 11. Lập, thẩm định, phê duyệt chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Căn cứ lập chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh:
a) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ và của cấp tỉnh; chương trình, kế hoạch có liên quan đã được phê duyệt;
b) Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp quốc gia;
c) Quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh và quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn khác có liên quan;
d) Bản đồ, tài liệu, số liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội, điều kiện tự nhiên và thực trạng ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
2. Lập, thẩm định chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công cơ quan thuộc quyền quản lý lập Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh của địa phương mình và gửi Bộ Quốc phòng thẩm định;
b) Bộ Quốc phòng chủ trì phối hợp với các bộ, ngành liên quan lập Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ cấp quốc gia gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.
3. Phê duyệt, điều chỉnh chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
a) Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp quốc gia;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và điều chỉnh Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp mình sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Quốc phòng.
Điều 12. Lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Lập, thẩm định kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
a) Căn cứ Chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ được phê duyệt, người đứng đầu cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân công một cơ quan thuộc quyền quản lý chủ trì lập kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh của bộ, ngành, địa phương phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm gửi Bộ Quốc phòng thẩm định;
b) Bộ Quốc phòng tổng hợp kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh của các bộ, ngành, địa phương; lập kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp quốc gia phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định.
2. Phê duyệt kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
a) Bộ Quốc phòng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp quốc gia;
b) Người đứng đầu cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp mình phù hợp với kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp quốc gia.
Điều 13. Đề xuất, lập dự án, hạng mục, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Cơ sở đề xuất dự án, hạng mục khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
a) Chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh cấp quốc gia;
b) Chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh của bộ, ngành và địa phương;
c) Các chương trình, kế hoạch hợp tác phát triển với các nhà tài trợ nước ngoài và tổ chức phi chính phủ nước ngoài;
d) Quy hoạch sử dụng đất của các dự án đầu tư;
đ) Kết quả điều tra, khảo sát thực trạng ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
e) Quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được công bố.
2. Các dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh sử dụng vốn nhà nước trong và ngoài ngân sách, vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài và vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài phải nằm trong danh mục thuộc chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được phê duyệt.
3. Trình tự, thủ tục đề xuất, lập, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh sử dụng vốn nhà nước trong và ngoài ngân sách, vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thực hiện theo quy định của Luật đầu tư, Luật đầu tư công và các văn bản pháp luật có liên quan.
4. Đối với các hạng mục khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc dự án đầu tư khác có tổng diện tích ô nhiễm từ 100 ha trở lên hoặc có yêu cầu đặc biệt về chất lượng, tiến độ, người quyết định đầu tư căn cứ điều kiện cụ thể của dự án có thể quyết định tách thành dự án riêng. Việc lập, thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư đối với dự án này được thực hiện như đối với dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh độc lập.
5. Bộ Quốc phòng quy định cụ thể việc lập phương án kỹ thuật thi công, dự toán, văn kiện dự án, hạng mục, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ.
Điều 14. Thẩm định dự án, hạng mục khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Bộ Quốc phòng chủ trì thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán đối với các dự án, hạng mục:
a) Dự án điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh độc lập sử dụng vốn nhà nước trong và ngoài ngân sách, vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài và vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài;
b) Hạng mục rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh trong thành phần các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan chuyên môn về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh của Chính phủ thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán các dự án thuộc Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (Chương trình 504), thẩm định quy trình, phương án kỹ thuật thi công các dự án, hạng mục do các tổ chức rà phá bom mìn vật nổ phi chính phủ nước ngoài thực hiện.
3. Cơ quan do Bộ Quốc phòng ủy quyền thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán đối với các dự án, hạng mục điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ không thuộc khoản 1 Điều này.
4. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định nội dung, trình tự, thủ tục thẩm định phương án kỹ thuật và dự toán của các dự án, hạng mục thực hiện hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
5. Đối với dự án, hạng mục, nhiệm vụ thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 4 Nghị định này, việc thẩm định được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 15. Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án, hạng mục, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh sử dụng vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, vốn nhà nước trong và ngoài ngân sách thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của Luật đầu tư và Luật đầu tư công.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt sử dụng vốn nhà nước trong và ngoài ngân sách thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật đầu tư và Luật đầu tư công.
3. Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, quyết định đầu tư các dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh độc lập sử dụng vốn nhà nước trong và ngoài ngân sách thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật đầu tư và Luật đầu tư công.
4. Chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án trong phạm vi quyền hạn theo quy định của pháp luật đối với các dự án, hạng mục khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh sử dụng vốn khác.
5. Người có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư dự án, hạng mục điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc các dự án đầu tư trên cơ sở kết quả thẩm định phương án kỹ thuật thi công và dự toán của Bộ Quốc phòng.
Điều 16. Hình thức tổ chức quản lý dự án
Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:
1. Ban quản lý dự án một dự án, Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực áp dụng đối với dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh độc lập sử dụng vốn nhà nước trong và ngoài ngân sách.
Đối với các hạng mục khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn nhà nước ngoài ngân sách thì không tổ chức Ban quản lý dự án riêng, nhưng phải có tư vấn giám sát và cán bộ quản lý chất lượng về rà phá bom mìn vật nổ.
2. Trường hợp chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực để quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ bằng nguồn vốn nhà nước ngoài ngân sách hoặc vốn khác thì được thuê tổ chức, cá nhân tư vấn có đủ điều kiện năng lực theo quy định tại Nghị định này để thực hiện. Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.
3. Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
4. Đối với dự án sử dụng vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.
Điều 17. Lựa chọn nhà thầu, giao nhiệm vụ trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Áp dụng hình thức giao nhiệm vụ trong các trường hợp sau:
a) Các dự án, hạng mục điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt;
b) Việc thu gom, di dời, tiêu hủy các loại bom mìn vật nổ do người dân phát hiện trong quá trình sinh hoạt, xây dựng dân dụng và canh tác.
2. Việc lựa chọn nhà thầu các dự án, hạng mục khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Điều 18. Quản lý chi phí dự án, hạng mục khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Việc quản lý chi phí dự án được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và theo thỏa thuận với nhà tài trợ nước ngoài.
2. Chi phí nhân công trong hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh thực hiện như sau:
a) Chi phí tiền công và các khoản phụ cấp đối với các đối tượng không hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi tham gia hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
b) Chi phí bồi dưỡng đối với các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước khi tham gia hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Chương III
HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA KHẢO SÁT, RÀ PHÁ BOM MÌN VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH
Điều 19. Điều kiện tham gia hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải đáp ứng các điều kiện về kỹ thuật, an toàn theo quy định của pháp luật, phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh (quy định này không bao gồm các hoạt động quân sự, an ninh của Quân đội, Công an).
2. Bộ Quốc phòng thống nhất việc quy định trình tự, thủ tục tham gia hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh của các tổ chức, cá nhân trên phạm vi toàn quốc.
Điều 20. Quản lý thực hiện các dự án, hạng mục điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Nội dung quản lý trong thực hiện dự án, hạng mục điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh bao gồm:
a) Quản lý chất lượng;
b) Quản lý tiến độ;
c) Quản lý khối lượng;
d) Quản lý chi phí đầu tư;
đ) Quản lý hợp đồng;
e) Quản lý an toàn;
g) Quản lý thông tin.
2. Bộ Quốc phòng quy định và hướng dẫn thực hiện việc quản lý chất lượng, công tác an toàn và quản lý thông tin của các dự án, hạng mục điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ; các nội dung quản lý khác thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng.
Điều 21. Điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Điều tra, khảo sát là hoạt động bắt buộc nhằm thu thập các thông tin về tình trạng ô nhiễm bom mìn vật nổ và phải được thực hiện trước khi lập dự án, hạng mục rà phá bom mìn vật nổ.
2. Thông tin thu thập từ các hoạt động điều tra, khảo sát phải được gửi về Trung tâm Cơ sở dữ liệu bom mìn quốc gia để lưu giữ và lập bản đồ khu vực bị ô nhiễm bom mìn vật nổ. Các thông tin từ các cuộc điều tra, khảo sát trước đó phải được thu thập và sử dụng như thông số kỹ thuật trong quá trình điều tra, khảo sát và lập dự án rà phá bom mìn vật nổ.
3. Các tổ chức khi thực hiện điều tra, khảo sát bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải áp dụng đầy đủ Tiêu chuẩn quốc gia về điều tra, khảo sát ô nhiễm bom mìn vật nổ, phải cung cấp tài liệu, hồ sơ liên quan, chia sẻ thông tin cho chính quyền địa phương các cấp, các cơ quan, tổ chức khi có yêu cầu theo quy định và phải chịu trách nhiệm pháp lý, bồi thường thiệt hại do sai lệch về kết quả điều tra, khảo sát gây ra.
Điều 22. Thực hiện rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Các tổ chức rà phá bom mìn vật nổ phải căn cứ vào kết quả điều tra, khảo sát và yêu cầu về độ sâu cần rà phá bom mìn vật nổ của từng dự án cụ thể để xây dựng phương án kỹ thuật thi công; việc bố trí trang thiết bị thi công và nhân lực bố trí trên công trường phải phù hợp với phương án kỹ thuật thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chỉ được tiến hành thực hiện rà phá bom mìn vật nổ sau khi chủ đầu tư hoặc cơ quan được chủ đầu tư ủy quyền tổ chức kiểm tra điều kiện thi công tại hiện trường và cho phép khởi công.
3. Các đơn vị, tổ chức rà phá bom mìn vật nổ phải liên hệ, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân địa phương nơi thực hiện rà phá bom mìn vật nổ theo quy định tại Điều 65 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ, phải báo cáo kế hoạch thực hiện, phương án ứng phó sự cố bom mìn vật nổ, kế hoạch vận chuyển và tiêu hủy bom mìn vật nổ và kết quả dự án rà phá bom mìn vật nổ với chính quyền địa phương cấp huyện.
Điều 23. Thu gom, vận chuyển, tiêu hủy bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Bom mìn vật nổ tìm được trong quá trình thi công điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải được quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân không có chức năng, nhiệm vụ điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ thực hiện các hoạt động thu gom, vận chuyển, xử lý, tiêu hủy bom mìn vật nổ và mua bán các loại vật liệu, phế liệu sau xử lý bom mìn vật nổ, trừ các hoạt động thực hiện nhiệm vụ quân sự, an ninh
3. Việc tiếp nhận thu gom, bảo quản, thanh lý tiêu hủy bom mìn vật nổ sau chiến tranh thu hồi được hoặc do cơ quan, đơn vị ngoài Quân đội chuyển giao cho Bộ Quốc phòng phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý vũ khí, vật liệu nổ, bảo vệ môi trường và thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Điều 24. Nghiệm thu, bàn giao dự án, hạng mục khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Dự án, hạng mục khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được nghiệm thu, bàn giao khi đã thực hiện hoàn chỉnh theo phương án kỹ thuật thi công được duyệt và đảm bảo chất lượng theo quy trình quản lý chất lượng.
2. Quy trình, hồ sơ nghiệm thu, bàn giao các dự án, hạng mục điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về rà phá bom mìn vật nổ. Thành phần tham gia nghiệm thu các dự án điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh phải có đại diện của chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án. Hồ sơ bàn giao mặt bằng sau rà phá bom mìn vật nổ và biên bản tiêu hủy phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên và được lưu trữ tại địa phương.
Chương IV
TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN BOM MÌN VẬT NỔ VÀ HỖ TRỢ NẠN NHÂN BOM MÌN VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH
Điều 25. Tuyên truyền, giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Tuyên truyền, giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh nhằm cung cấp kiến thức về các loại bom mìn vật nổ, tác hại của bom mìn vật nổ, biện pháp phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong thực hiện phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Việc tuyên truyền, giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh được thực hiện bằng nhiều hình thức phù hợp với các đối tượng, bao gồm:
a) Thông qua trang thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương và các phương tiện thông tin đại chúng;
b) Xây dựng tài liệu chuyên đề, tạp chí, tờ rơi về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh, trong đó có tài liệu bằng tiếng dân tộc;
c) Tổ chức triển lãm, hội thảo, tập huấn, diễn tập tuyên truyền, giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
d) Lồng ghép kiến thức tuyên truyền, giáo dục về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh vào chương trình giáo dục công dân và giáo dục quốc phòng của các cấp học tại các địa phương có ô nhiễm bom mìn vật nổ;
đ) Tổ chức diễn đàn để phổ biến rộng rãi về chính sách, pháp luật, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm về phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Điều 26. Quyền của nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Được Nhà nước hỗ trợ y tế ban đầu, chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm và bảo trợ xã hội.
2. Con của nạn nhân bom mìn vật nổ là trẻ em thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được hỗ trợ học bổng, kinh phí mua phương tiện, đồ dùng học tập theo quy định của pháp luật.
3. Được hưởng các quyền của người khuyết tật theo quy định của pháp luật.
Điều 27. Nội dung hoạt động hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Nạn nhân bom mìn được Nhà nước hỗ trợ chăm sóc y tế khi bị tai nạn, hỗ trợ mua bảo hiểm y tế và được hưởng chính sách bảo hiểm y tế theo quy định về bảo hiểm y tế.
2. Hỗ trợ về chỉnh hình, phục hồi chức năng.
3. Hỗ trợ giáo dục, học nghề, tìm kiếm việc làm cho nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
4. Hỗ trợ sinh kế và sử dụng các dịch vụ công tác xã hội.
5. Hỗ trợ tái định cư và phát triển kinh tế cho dân cư thuộc khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
6. Hỗ trợ học tập đối với con của nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc diện chính sách, hộ nghèo, cận nghèo hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Điều 28. Chính sách của Nhà nước về nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh được hưởng chính sách của Nhà nước đối với người khuyết tật.
2. Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ để nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh được chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình, phục hồi chức năng; khắc phục khó khăn, sống độc lập và hòa nhập cộng đồng.
3. Phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
4. Khuyến khích và tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh; huy động các nguồn lực xã hội đóng góp cho công tác hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ.
Chương V
QUẢN LÝ THÔNG TIN, DỮ LIỆU VỀ HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH
Điều 29. Công bố, cung cấp, khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Thông tin, dữ liệu về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được công bố, cung cấp cho cơ quan, tổ chức, cá nhân theo pháp luật về tiếp cận thông tin.
2. Việc cung cấp, sử dụng thông tin, dữ liệu về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc bí mật nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.
3. Bộ Quốc phòng hướng dẫn cụ thể về quản lý, công bố, cung cấp và khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Điều 30. Yêu cầu quản lý và khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Việc quản lý, lưu trữ, cung cấp và khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ phải tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước, quyền sở hữu trí tuệ, lưu trữ và các quy định của pháp luật có liên quan khác.
2. Cơ quan quản lý dữ liệu khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh có trách nhiệm cung cấp và đảm bảo nguồn gốc hợp pháp, chính xác của thông tin, dữ liệu.
3. Thông tin, dữ liệu về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp cho tổ chức, cá nhân phải được sử dụng đúng mục đích, theo đúng quy định của pháp luật.
Điều 31. Quản lý và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được xây dựng và quản lý tại Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam.
2. Thông tin về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh được cập nhật trong cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh bao gồm:
a) Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan;
b) Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình công nghệ trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
c) Dữ liệu về các hoạt động quân sự đã xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam;
d) Kết quả thực hiện các dự án điều tra, khảo sát ô nhiễm bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
đ) Thông tin về việc phát hiện bom mìn vật nổ; các tai nạn, sự cố do bom mìn vật nổ sau chiến tranh gây ra;
e) Thông tin về chương trình, kế hoạch, nguồn lực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh của quốc gia và các địa phương;
g) Thông tin về kết quả thực hiện dự án, hạng mục rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh, hỗ trợ nạn nhân, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh cho nhân dân của các bộ, ngành, địa phương, chủ đầu tư và các cơ quan, đơn vị, tổ chức;
h) Thông tin về hoạt động quản lý chất lượng các chương trình, dự án, hạng mục rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh, hỗ trợ nạn nhân và giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh cho nhân dân;
i) Dữ liệu về năng lực các tổ chức, đơn vị tham gia thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam;
k) Dữ liệu về nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
l) Các thông tin khác có liên quan.
3. Các bộ, ngành, địa phương và các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cung cấp thông tin, dữ liệu về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh kịp thời và chính xác.
Chương VI
HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG HOẠT ĐỘNG KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH
Điều 32. Nguyên tắc hợp tác quốc tế khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Bảo đảm tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau và bảo đảm lợi ích quốc gia.
2. Tuân thủ điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
3. Tuân thủ các quy định pháp luật của Việt Nam về quản lý hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ và tiếp nhận, quản lý, sử dụng các nguồn viện trợ phi Chính phủ, viện trợ phát triển, đầu tư của nước ngoài nhằm hỗ trợ các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam.
4. Chủ động đề xuất sáng kiến hợp tác quốc tế, vận động hỗ trợ quốc tế về lĩnh vực hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
5. Ưu tiên hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ; chia sẻ kinh nghiệm; hợp tác đầu tư nguồn lực thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Điều 33. Nội dung hợp tác quốc tế trong khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ trong rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
2. Trao đổi, chia sẻ thông tin, tài liệu nghiên cứu khoa học, công nghệ, ấn phẩm về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
3. Hợp tác quốc tế về rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
4. Hợp tác quốc tế về cứu trợ nhân đạo.
Điều 34. Cơ quan đầu mối hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Bộ Quốc phòng là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm trước Chính phủ về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
2. Trách nhiệm của cơ quan đầu mối hợp tác quốc tế:
a) Cung cấp thông tin về bom mìn vật nổ cho cơ quan, tổ chức theo quy định;
b) Tổ chức thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh trong phạm vi quản lý;
c) Đề xuất ký kết, gia nhập điều ước quốc tế và kêu gọi hỗ trợ của quốc tế trong khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh theo quy định của pháp luật.
Chương VII
NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC VỀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ BOM MÌN VẬT NỔ SAU CHIẾN TRANH
Điều 35. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
2. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh bao gồm:
a) Ban hành và chỉ đạo thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
b) Xây dựng và ban hành quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kỹ thuật, chính sách, chế độ đối với người trực tiếp tham gia khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ và nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
c) Quản lý chất lượng hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
d) Giám sát, đánh giá tình hình và kết quả thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
đ) Cấp và thu hồi chứng chỉ năng lực hoạt động của các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
e) Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, phổ biến kiến thức, pháp luật về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
g) Đào tạo nguồn nhân lực cho hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
h) Quản lý, cung cấp thông tin, dữ liệu về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
i) Hợp tác quốc tế trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh;
k) Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan đến hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng
Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện thống nhất quản lý nhà nước trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh, có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
1. Quản lý hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh; đào tạo, nghiên cứu khoa học kỹ thuật và công nghệ rà phá bom mìn vật nổ; quản lý tiêu chuẩn kỹ thuật rà phá bom mìn vật nổ; quản lý thông tin, dữ liệu về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
2. Chủ trì và phối hợp với các bộ, cơ quan, tổ chức và các địa phương liên quan xây dựng tiêu chí lựa chọn đề xuất chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh; xây dựng và ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, quy trình, định mức kỹ thuật áp dụng trong hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh theo thẩm quyền.
3. Chủ trì tổng hợp chương trình, kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh của cả nước; phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch phân bổ vốn cho hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh của các bộ, cơ quan, tổ chức và địa phương.
4. Chủ trì và phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng và ban hành văn bản hướng dẫn phương pháp lập định mức dự toán áp dụng trong công tác điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
5. Chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, ban hành chủ trương, chính sách theo thẩm quyền, các định mức, tiêu chuẩn và chế độ đãi ngộ đối với người trực tiếp tham gia công tác rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh, hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
6. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương liên quan nghiên cứu, đề xuất sự tham gia của Việt Nam vào các công ước quốc tế có liên quan để tăng cường vận động tài trợ cho hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
7. Chỉ đạo và kiểm tra cơ quan chuyên môn trực thuộc trong việc tổ chức thẩm định dự án, phương án kỹ thuật thi công và dự toán các dự án, hạng mục điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
8. Chủ trì và phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức và địa phương tổ chức tiếp nhận, thu gom vũ khí hạng nặng, bom, mìn, lựu đạn, quả nổ, ngư lôi, vật liệu nổ, đầu đạn tên lửa, đạn pháo và đầu đạn các loại hoặc các loại vũ khí khác cần phải có kỹ thuật chuyên ngành.
9. Tổ chức thực hiện việc điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh đối với các dự án, hạng mục khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh đặc biệt và các nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
10. Quản lý việc cấp chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
11. Quản lý và thực hiện công tác thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp và công bố thông tin dữ liệu về hoạt động khắc phục bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
12. Chủ trì công tác đào tạo nguồn nhân lực, quản lý công tác kiểm định trang thiết bị điều tra, khảo sát, rà phá, xử lý và tiêu hủy bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
13. Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý chất lượng các dự án, hạng mục khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh; quản lý và tổ chức tiêu hủy bom mìn vật nổ tồn lưu sau chiến tranh.
14. Thực hiện vai trò đầu mối chính thức trong các hoạt động hợp tác quốc tế, vận động tài trợ cấp quốc gia cho lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
15. Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia thực hiện chương trình, dự án và các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
16. Xử lý theo thẩm quyền các vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, cá nhân liên quan đến thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh; kiến nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và nhà tài trợ nước ngoài có thành tích trong hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
1. Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành liên quan và các địa phương xây dựng chiến lược tuyên truyền, giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh và hỗ trợ nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
2. Quản lý và tổ chức thực hiện các dự án được giao theo quy định hiện hành của pháp luật; phối hợp với Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành thực hiện các dự án liên quan; trên cơ sở nhiệm vụ được giao, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xây dựng dự toán ngân sách trong kế hoạch ngân sách hàng năm của Nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; hàng năm, phối hợp với Bộ Quốc phòng kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Chương trình, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3. Cập nhật thông tin về nạn nhân bom mìn vật nổ sau chiến tranh lên cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
4. Chỉ đạo và quản lý hoạt động của Quỹ hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ Việt Nam, Hội hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng cơ chế quản lý, điều phối các nguồn lực trong nước và nguồn vốn ODA cho hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh, trình Thủ tướng Chính phủ.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác vận động tài trợ, lựa chọn các đề xuất chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài thuộc Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh trình cấp có thẩm quyền quyết định; phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; hướng dẫn các cơ quan liên quan thủ tục xem xét, phê duyệt các dự án sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài phù hợp với các quy định của pháp luật.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính bố trí vốn ngân sách trung ương để bảo đảm thực hiện các dự án, nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh trong kế hoạch ngân sách trung hạn và hàng năm theo quy định của Luật đầu tư, Luật đầu tư công và Luật ngân sách nhà nước.
4. Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định chương trình, kế hoạch, dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.
5. Cung cấp thông tin, dữ liệu về ODA, vốn vay ưu đãi và vốn viện trợ phi Chính phủ nước ngoài thuộc lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ để cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Công an
1. Lập kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội khi có tai nạn bom mìn vật nổ sau chiến tranh xảy ra, phối hợp với Bộ Quốc phòng, các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương tham gia cứu hộ, cứu nạn và khắc phục hậu quả do bom mìn vật nổ sau chiến tranh gây ra.
2. Tổ chức tuyên truyền, vận động và phối hợp với cơ quan quân sự từ cấp huyện, đơn vị quân đội cấp Trung đoàn trở lên để tổ chức thu gom bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh do người dân giao nộp.
3. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về quản lý, thực hiện khắc phục hậu quả bom, mìn, vật nổ sau chiến tranh theo thẩm quyền.
4. Đảm bảo về mặt an ninh đối với các tổ chức và cá nhân nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực khắc phục hậu quả bom mìn, vật nổ sau chiến tranh tại Việt Nam.
Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Ngoại giao
1. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan kiến nghị nội dung tiếp xúc, trao đổi về hợp tác, hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với lãnh đạo các nước, tổ chức quốc tế.
2. Phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất sự tham gia của Việt Nam vào các công ước quốc tế có liên quan để tăng cường vận động tài trợ cho hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
3. Tham gia thẩm định, ký kết điều ước quốc tế khung, điều ước quốc tế cụ thể và thỏa thuận về vốn ODA, vốn vay ưu đãi, vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài hỗ trợ thực hiện chương trình, dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
1. Cung cấp ý kiến thẩm định về cơ chế tài chính áp dụng đối với chương trình, dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài để thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh của các bộ, cơ quan, tổ chức và địa phương.
2. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí vốn nhà nước trong và ngoài ngân sách, vốn ODA, vốn vay ưu đãi và vốn viện trợ phi chính phủ nước ngoài để thực hiện kế hoạch khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh trung hạn 5 năm và hàng năm.
3. Chủ trì xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn các bộ, cơ quan, tổ chức và địa phương trong việc quản lý, sử dụng tài chính trong các chương trình, dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Xây dựng
Chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng trong thẩm định, ban hành các quy trình, định mức liên quan đến hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Y tế
1. Thực hiện quản lý nhà nước về chăm sóc sức khỏe nạn nhân bom mìn vật nổ trên cơ sở quy định của pháp luật về người khuyết tật.
2. Chủ trì việc quy hoạch, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc nâng cấp các cơ sở y tế tuyến xã, tuyến huyện tại các địa phương ô nhiễm bom mìn vật nổ, đảm bảo đủ năng lực cấp cứu ban đầu cho nạn nhân bom mìn vật nổ bằng nguồn vốn khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ và các nguồn vốn khác.
Điều 44. Nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ, ngành liên quan
Bộ, cơ quan ngang bộ theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Điều 45. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân các cấp
1. Quản lý nhà nước về những nội dung thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này trên địa bàn hành chính của mình theo phân cấp.
2. Phối hợp chặt chẽ với các bộ, cơ quan, chủ đầu tư, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện chương trình, dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa phương; thu thập, quản lý và cung cấp thông tin cho Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam về hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa phương.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ nêu tại khoản 1, khoản 2 Điều này, đồng thời có trách nhiệm:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện chương trình khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh trên địa bàn của tỉnh làm cơ sở vận động tài trợ và đề xuất các chương trình, dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh của địa phương;
b) Tổ chức lập, quản lý và thực hiện kế hoạch phân bổ vốn trung hạn 5 năm và hàng năm cho chương trình và dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa phương, lồng ghép vào kế hoạch đầu tư công trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của địa phương;
c) Chủ động cân đối ngân sách địa phương và tích cực huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế để thực hiện chương trình, dự án khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh tại địa phương;
d) Chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã trực thuộc tổ chức thực hiện các hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh theo chương trình, kế hoạch được duyệt.
Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn của chủ đầu tư và các tổ chức tham gia hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Thực hiện nghiêm các quy định của Nghị định này và các văn bản hướng dẫn thực hiện liên quan.
2. Thực hiện quy định đăng ký cấp mới hoặc cấp lại chứng chỉ năng lực hoạt động điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ sau chiến tranh theo quy định của Bộ Quốc phòng.
3. Chịu trách nhiệm tổng hợp, cung cấp cho Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam thông tin, dữ liệu về tình hình và kết quả thực hiện hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh của đơn vị, tổ chức mình.
Điều 47. Cơ quan chỉ đạo cấp quốc gia, cơ quan điều phối hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
1. Ban Chỉ đạo quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hoá học sau chiến tranh do Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng ban Chỉ đạo, là cơ quan chỉ đạo cấp quốc gia hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Bộ Quốc phòng là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo quốc gia về khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh.
2. Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam là cơ quan thực hiện điều phối hoạt động khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam đặt dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, do Bộ Quốc phòng quản lý để thực hiện việc điều hành, phối hợp, triển khai các nhiệm vụ khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh.
Chương VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 48. Xử lý vi phạm pháp luật về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về khắc phục hậu quả bom mìn vật nổ sau chiến tranh thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 49. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 3 năm 2019.
2. Bãi bỏ Quyết định số 96/2006/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý và thực hiện công tác rà phá bom mìn vật nổ và các văn bản quy phạm pháp luật trái với Nghị định này.
Điều 50. Trách nhiệm thi hành
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NC (2b).KN

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn
Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT 

Decree No. 18/2019/ND-CP dated February 01, 2019 of the Governmenton management and clearance of unexploded ordnance

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on National Defense dated January 01, 2006;

At the request of the Minister of National Defense;

The Government hereby promulgates the Decree on management and clearance of unexploded ordnance.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation

This Decree specifies the management and clearance of unexploded ordnance within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 2. Subjects of application

The Decree is applicable to domestic and foreign organizations and individuals that are involved in clearance of unexploded ordnance within the territory of the Socialist Republic of Vietnam.

Article 3. Definitions

In this Decree, the following terms are construed as follows:

1. Unexploded ordnance (UXO) generally refers to bombs, mines, grenades, torpedoes, explosive remnants, rocket warheads, shells, different types of bullets, primers, explosives and explosive equipment which remain after the war.

2. UXO inspection means an activity related to the collection, analysis and evaluation of the information and data on UXO and the area at risk of being contaminated by UXO within a certain zone.

3. UXO survey means an intervention activity using equipment to inspect the pollution status of UXO in an area identified as being at risk of such pollution after the inspection is carried out.

4. UXO-contaminated area means an area identified as having UXO after the inspection and survey of weapons thereof are carried out.

5. UXO clearance includes detecting, collecting, clearing or disabling UXO in UXO-contaminated areas. Such activities are carried out to perform land clearance, restore production and ensure life-safety and asset safety for the citizens.

6. Certificate of eligibility for UXO clearance means a certificate issued by the Ministry of National Defense to units, organizations or enterprises that are eligible to own equipment, satisfy technical and safety standards and have sufficient personnel to carry out investigation, detection and clearance of weapons thereof as regulated by Vietnamese law.

7. UXO clearance organization means a domestic or foreign organization that works to clear UXO in Vietnam as regulated by laws.

8. UXO victims mean those who are dead or become disabled due to the weapons thereof.

9. UXO clearance operations mean activities carried out to reduce the consequences and eliminate the impacts of UXO, and restore the peaceful conditions in UXO-contaminated areas. The above-mentioned activities are public activities.

10. UXO clearance component means a component of the investment project which aims to clear UXO and to serve the execution of such investment project.

11. UXO clearance tasks mean the tasks assigned by the Government, Ministry of National Defense or competent authorities to the military units or UXO clearance organizations.

Article 4. UXO clearance operations

 UXO clearance operations include:

1. Carry out investigation and survey, collect information and evaluate the remained level of UXO;

2. Detect and destroy UXO;

3. Disseminate information and educate citizens to prevent UXO-related accidents;

4. Support the UXO victims;

5. Provide training, carry out scientific, technical and technological research related to the efforts to clear UXO.

Article 5. Procedures for clearing UXO

1. Independent UXO clearance projects may include one or multiple UXO clearance operations specified in Article 4 of this Decree.

2. Special UXO clearance projects include;

a. UXO clearance projects in the area where there are special national relics;

b. UXO clearance projects in an area which is special and important to the national defense and security according to the law on national defense and safety;

c. UXO clearance projects in the field of national defense and security which is kept confidential;

d. UXO clearance projects which are related to chemical weapons, toxic chemicals and extremely dangerous explosives.

3. Components of other investment projects

4. UXO clearance operations shall be assigned by the Ministry of National Defense or competent authorities and managed under the regulations of the Minister of National Defense.

Article 6. Rules for managing and clearing UXO

1. Respect the independence, sovereignty, unity and territorial integrity and ensure national safety, security and social safety and order as regulated by Vietnamese laws.

2. Increase the participation of organizations and individuals and mobilize all domestic and international resources.

3. Ensure openness and transparency in using resources.

4. Manage the activities in compliance with the used resources:

a. Programs, projects and tasks using the state budget shall be totally managed in accordance with the Law on Investment, Law on Public Investment and Law on Construction and related legal documents;

b. Programs, projects and activities using ODA loans and concessional loans of foreign donors and foreign non-governmental assistance funds shall be managed by the Government for their policies, objectives, investment scale, implementation costs, impacts to the landscapes and environment, community safety, national defense, security and effectiveness;

c. Other programs, projects and activities using other funds shall be managed by the Government for their objectives, scale and impacts to the landscapes, environment, community safety and national defense and security.

5. Prevent and control corruption, loss and wastefulness in managing and using funds.

Article 7. Financial resources used for clearing UXO

1. State budget (including assistance funds, ODA loans and concessional loans).

2. Funds of enterprises.

3. Other legal funds specified in the laws

Article 8. Assistance funds used for clearing UXO

1. Assistance funds for clearing UXO are funds established at the central level and managed by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs for the purpose of disseminating and mobilizing domestic and foreign agencies, organizations and individuals to contribute in giving material and financial supports to clear UXO in Vietnam, and to ensure safety and support daily-life activities for the citizens, as well as helping victims of weapons thereof to integrate with the community.

2. Financial sources of the Assistance Funds used for clearing UXO:

a. Collected from domestic and foreign volunteering organizations and individuals;

b. Collected from non-refundable ODA funds and foreign non-governmental assistance funds (if any);

c. Collected from purposeful supports with specific addresses used for authorization activities of domestic and foreign organizations or individuals;

d. Collected from credit interests;

dd. Other legal revenues (if any).

3. Assistance funds for clearing UXO shall be used for supporting the following activities:

a. Pay for the information dissemination and education provided for citizens to help them prevent UXO-related accidents;

b. Pay for UXO investigation, survey and clearance in Vietnam.

c. Pay for the study of children who are UXO victims or children of UXO victims in Vietnam;

d. Pay for the vocational study or create jobs for victims of the above-mentioned weapons;

dd. Pay for the orthopedic surgery, rehabilitation, orthopedic appliances and equipment used for supporting UXO victims in Vietnam;

e. Pay for emergency cases and treatment provided for victims who are considered as poor households or as those having extremely disadvantaged conditions due to UXO in Vietnam;

g. Pay for resettlement and reintegration with the community, ensure social security for the citizens of the UXO-contaminated areas in heavy-polluted provinces;

h. Pay for the execution of the assistance and support contracts of organizations or individuals. Such execution must be carried out in compliance with the purposes of the Fund;

i. Pay for the information dissemination and mobilization of domestic and foreign assistance funds;

k. Pay for the renting costs and particular expenditures or other related expenditures.

4. The management and use of Assistance Funds in clearing UXO must be done for the right purposes and must ensure openness, transparency, justice and efficiency.

5. The Prime Minister shall make decisions on the management and use of assistance funds in clearing UXO.

Article 9. Application of national technical regulations, standards and process in clearing UXO

1. All domestic and foreign agencies, organizations and individuals that perform activities related to UXO clearance in the territory of Vietnam shall comply with the provisions of the national technical regulation on clearance thereof.

2. International and Vietnamese standards and processes related to UXO clearance shall be applied voluntarily, except for the standards and processes which are specified in the national technical regulations on UXO clearance or except for the cases where it is required to apply the regulations hereof and of related legislative documents.

3. Standards and processes applied for UXO clearance shall be approved by the investor and specified in the investment project approval decision after the appraisal opinions from the Ministry of National Defense are received.

4. Application of standards must ensure compliance with the national technical regulation on UXO clearance and other related legal regulations; the applied standards must ensure synchronization and feasibility.

5. The application of new technologies for UXO clearance must satisfy the requirements of the national technical regulation on UXO clearance and of related law regulations.

Chapter II

DEVELOPMENT, APPRAISAL AND APPROVAL OF PROGRAMS AND PLANS FOR CLEARING UXO

Article 10. Programs and plans for clearing UXO

1. Programs for clearing UXO shall include national, provincial and central UXO clearance programs (hereinafter referred to as provincial programs).

The main contents of the UXO clearance programs include:

a. Objectives and visions;

b. Contents, methods, solutions, road maps and resources for clearing UXO;

c. UXO clearance shall be integrated to the planning schemes and plans on social-economic development of the Government and the province.

2. UXO clearance plan is a plan for carrying out the programs thereof, in which the use of funds shall be done in accordance with the Law on Investment and Law on Public Investment.

Article 11. Development, appraisal and approval of the UXO clearance programs

1. Development of the UXO clearance programs:

a. Strategies, planning schemes and plans on social-economic development of the Government and of provinces; programs and related plans which have been approved;

b. National UXO clearance programs;

c. Technical regulations and standards for clearing UXO and other related technical regulations and standards;

d. Maps, documents and data on the current social-economic state, natural conditions and actual pollution status of UXO.

2. Development and appraisal of programs for clearing UXO

a. Provincial People’s Committee shall assign the agency under their management to develop UXO clearance programs in their province and send such programs to the Ministry of National Defense for appraisal;

b. Ministry of National Defense shall take charge to cooperate with related ministries and sectors in developing the above-mentioned programs and send such programs to the Ministry of Planning and Investment for appraisal.

3. Approval and adjustment of the UXO clearance programs

a. Ministry of National Defense shall submit the national UXO clearance programs to the Prime Minister for approval and adjustment;

b. The provincial People’s Committee shall approve and adjust such programs after receiving the appraisal opinions from the Ministry of National Defense.

Article 12. Development, appraisal and approval of UXO clearance plan

1. Development and appraisal of UXO clearance plans

a. Based on the approved UXO clearance programs, the head of the central agency and provincial People’s Committee shall assign an agency under their management to develop the UXO clearance plans of ministries, sectors and localities in compliance with the social-economic development plan, medium term or annual public investment plan, and send the UXO clearance plans to the Ministry of National Defense for appraisal;

b. Ministry of National Defense shall summarize the plans for settling the above-mentioned consequences of ministries, sectors and localities; make national plans for settling such consequences in compliance with the social-economic development plan and the medium term and annual pubic investment plan, and send such clearance plans to the Ministry of Planning and Investment for appraisal.

2. Approval of UXO clearance plans

a. Ministry of National Defense shall submit the UXO clearance plans to the Prime Minister for approval and adjustment;

b. The heads of central agencies and provincial People’s Committees shall approve and adjust such plans in compliance with the national UXO clearance plans.

Article 13. Recommendation and development of UXO clearance projects, components and plans

1. Basis for proposing UXO clearance projects and components.

a. National UXO clearance programs and plans;

b. UXO clearance programs and plans of ministries, sectors and localities;

c. Programs and plans for development cooperation with foreign donors and foreign non-governmental organizations;

d. Land use planning of investment projects;

dd. Results from investigation and survey of pollution status of UXO;

e. Regulations, technical standards and norms for clearing the announced UXO.

2. UXO clearance projects, components and tasks using state and non-state budgets, ODA funds, concessional loans of foreign donors and foreign non-governmental assistance funds shall not be listed as approved UXO clearance programs and plans.

3. Procedures for recommending, developing and deciding investment policies and investments in UXO clearance projects, components and tasks using state and non-state budget, ODA funds and concessional loans shall be carried out in accordance with the regulations of the Law on Investment, Law on Public Investment and other related legal documents.

4. If the UXO clearance components are under other investment projects which have a contaminated area of 100 ha or above or there are special requirements for the quality and progress of the project, the investor shall consider the specific conditions of the project to make it a separated project. The development, appraisal and decision on investment policies and investments in this project shall be carried out in the same way as the independent UXO clearance project.

5. The Ministry of National Defense shall specify the development of the work execution project

Article 14. Appraisal of UXO clearance projects and components

1. The Ministry of National Defense shall take charge to appraise the technical work execution plan and make a cost estimate for the following projects and activities:

a. Projects on UXO investigation, survey, detection and clearance using domestic state and non-state budgets, ODA funds and concessional loans of foreign donors and foreign non-governmental assistance funds;

b. UXO clearance components are parts of the investment plans subject to the investment policy decisions and investment decisions of the Prime Minister, the heads of ministries, central government authorities and provincial People’s Committees according to the laws.

2. The Government’s UXO clearance agencies shall evaluate the technical plans and cost estimates of the projects that belong to the National Program for UXO clearance (Program 504), processes and plans of the projects executed by foreign non-governmental organizations.

3. Agencies of which the technical work execution plan and cost estimate of UXO investigation, survey and clearance projects and components have been appraised by the Ministry of National Defense are not specified in clause 1 of this Article.

4. Minister of National Defense shall specify the contents and procedures for appraising the technical plans and cost estimates of the above-mentioned projects and components.

5. For UXO clearance projects, components and tasks which are specified in clauses 1, 2 and 3, Article 4 of this Decree, the appraisal shall be carried out in accordance with the current regulations.

Article 15. Competence in deciding investment policies and investing in UXO clearance projects, activities and tasks

1. The Prime Minister shall decide the investment policies and invest in UXO clearance projects using ODA funds, concessional loans of foreign donors and state and non-state budgets under the decisions of the Prime Minister as specified in the Law on Investment and the Law on Public Investment.

2. The Minister of National Defense shall decide the investment policies and invest in the special UXO clearance projects, using state and non-state budgets under his management as specified in the Law on Investment and the Law on Public Investment.

3. Minister and Chair-person of the provincial People’s Committee shall approve and invest in the independent UXO clearance projects by using state and non-state budgets under their management as specified in the Law on Investment and the Law on Public Investment.

4. Owner or representative of the owner shall decide the investment policies or within his/her competence, invest in UXO clearance projects and components by using other funds.

5. Competent persons shall decide the investment policies and decide to invest in UXO investigation, survey and clearance projects and components based on the results from the appraisal of technical work execution plan and cost estimate of the Ministry of National Defense.

Article 16. Forms of project management

Based on the scales, characteristics, used resources and execution conditions of UXO clearance projects, the investor shall apply one of the following forms of project management:

1. The form of one-project management board, specialized project management board or regional project management board shall be applicable to the independent UXO clearance projects by using state and non-state budgets.

If the UXO clearance components of investment projects use the funds derived from state budget or non-state budget, there must be no separate project management board but there must be a supervision counselor and an officer managing the quality of UXO clearance.

2. If the investor is not eligible to manage and carry out UXO clearance operations by using non-state budget or other funds, he/she may hire a counseling organization or a counselor who is eligible for the tasks thereof as specified in the regulations hereof. The project management counseling organization may implement a part of or the whole contents of project management specified in the agreement signed with the investor.

3. The investor shall employ its own project management apparatus if qualified.

4. If the project uses other funds, the investor shall decide the project management form in compliance with the management requirements and the specific conditions of the project.

Article 17. Contractor selection and assignment of tasks in clearing UXO

1. Apply the task assignment form in the following cases:

a. During the execution of UXO investigation, survey and clearance projects and components;

b. During the collection, relocation or disposal of UXO which are detected by the citizens during their daily-life activities or civil construction process or cultivation process.

2. The selection of contractors for UXO clearance projects and components and is not specified in clause 1 of this Article shall be carried out in accordance with the law on bidding.

Article 18. Cost management of UXO clearance projects and components

1. Project cost management shall be carried out in accordance with the law on management of construction work investment costs and under the agreement signed with the foreign donor.

2. Labor costs of UXO investigation, survey and clearance shall be paid as follows:

a. The entities that are not entitled to salaries derived from state budget during UXO investigation, survey and clearance shall be paid for their wages and other allowances.

b. Entities that are not entitled to salaries derived from state budget while participating in UXO investigation, survey and clearance shall receive bonuses as specified in the decision of the Prime Minister.

Chapter III

UXO INVESTIGATION, SURVEY AND CLEARANCE

Article 19. Requirements for participating in UXO investigation, survey and clearance

1. Organizations and individuals participating in the investigation, survey, detection and clearance of UXO shall satisfy the technical and safety requirements as regulated by laws. They shall also comply with the national and international standards for clearing UXO (this regulation does not include the military and safety activities of the Military Unit and the Police Force).

2. Ministry of National Defense shall reach an agreement on the procedures for participating in the above-mentioned investigation, survey and clearance of organizations and individuals across the country.

Article 20. Management of UXO investigation, survey and clearance projects and components

1. Contents of the management of the above-mentioned projects and components include:

a. Quality management;

b. Progress management;

c. Quantity management;

d. Investment cost management;

dd. Contract management;

e. Safety management;

g. Information management.

2. The Ministry of National Defense specifies the guidelines for quality management, safety tasks and information management of UXO investigation, survey and clearance projects and components; and other management activities carried out in accordance with the law regulations on investment and construction.

Article 21. UXO investigation and survey

1. Investigation and survey are compulsory activities which are carried out to collect information about the pollution status of UXO and shall be done before the UXO clearance projects and components are developed.

2. Information collected from the investigation and survey shall be sent to the National Bomb and Mine Database Center for retention and making of map of UXO-contaminated areas. Information from the previous investigation and survey shall be collected and used as technical specifications during the investigation, survey and planning of UXO clearance projects.

3. While carrying out UXO investigation and survey, organizations shall fully apply the national standards for investigation and survey on pollution status of weapons thereof, provide related documents, share information for the local government, other agencies and organizations upon receiving their requests and shall take the legal responsibility and pay compensation for the damages caused by the investigation and survey results.

Article 22. UXO clearance

1. UXO clearance organizations shall rely on the investigation and survey results and requirements for the depth that needs UXO clearance of each specific project, in order to develop the technical work execution plan; the execution equipment and personnel that are arranged at the construction site must comply with the technical work execution plan which has been approved by the competent authority.

2. Only carry out the UXO clearance after the investor or the agency authorized by the investor inspects the eligibility conditions for executing the work at the site and allows the commencement of such work.

3. UXO clearance organizations and units shall contact and cooperate closely with the People s Committee in the province where UXO clearance is carried out as specified in Article 65 of the Law on management and use of weapons, explosives and combat gears, and timely report about the implementation plan, the plan for dealing with problems related to UXO and the plan for transport and disposal of UXO, as well as the results of the UXO clearance projects to the local government in the district.

Article 23. UXO collection, transport and disposal

1. UXO found during the UXO investigation, survey and clearance process shall be managed, collected, transported and disposed in accordance with the law.

2. Prohibit the organizations and individuals that are not assigned to perform the above-mentioned investigation, survey, detection and clearance from collecting, transporting and disposing UXO and selling and purchasing materials and wastes after disposing the weapons thereof, except for military and safety activities.

3. The collection, maintenance, liquidation and disposal of UXO collected or transferred to the Ministry of National Defense by non-military agencies or units shall comply with the law regulations on UXO management and environmental protection and shall be carried out in accordance with the regulations of the Minister of National Defense.

Article 24. Inspection and transfer of UXO clearance projects and components

1. UXO clearance projects and components shall be inspected and handed over after the approved technical work execution plan is completely executed and shall ensure quality based on the quality management process.

2. Inspection and transfer process and documents related to UXO investigation, survey and clearance projects and components shall be implemented in accordance with the national technical regulation on UXO clearance. The members participating in inspecting the above-mentioned projects must include the representative of the local government in the area where the projects are executed. The documents on premise handover after the clearance of UXO and the disposal documents must be confirmed by the People’s Committee of the district or higher and must be retained in the province.

Chapter IV

DISSEMINATING INFORMATION AND EDUCATING CITIZENS TO PREVENT UXO-RELATED ACCIDENTS AND SUPPORTING UXO VICTIMS

Article 25. Disseminating information and educating citizens to prevent UXO-related accidents

1. Disseminate information and education the citizens to prevent UXO-related accidents, in order to provide knowledge about the weapons thereof, their harmful effects, methods for preventing the above-mentioned accidents, responsibilities of organizations and individuals in preventing such accidents and related regulations.

2. The information dissemination and education provision shall be carried out in different forms and shall be appropriate for different entities, including:

a. Via websites of ministries, ministerial agencies, governmental and local agencies and mass media;

b. Develop specialized publications, magazines and brochures which specify the UXO clearance operations and include documents written in ethnic minority language;

c. Organize exhibitions, seminars and trainings to disseminate and educate citizens to prevent UXO-related accidents;

d. Integrate the knowledge of the above-mentioned dissemination and education to the citizenship education programs and the national defense education programs in different classes within the province polluted by UXO;

dd. Hold fora to disseminate information about the policies and laws and share information and experience to prevent UXO-related accidents.

Article 26. Rights of UXO victims

1. Be supported for their initial healthcare payments, provided with healthcare services and rehabilitation treatment, given educational and vocational trainings, jobs and social protection.

2. These victims’ children who are considered as poor and near-poor households or have extremely difficult conditions shall be given scholarships and money for buying school supplies.

3. Be entitled to the rights of the disabled.

Article 27. Activities for supporting UXO victims

1. These victims shall receive healthcare and insurance supports from the State if they have an accident and shall be entitled to the medical insurance policy as specified in the regulations on medical insurance.

2. Receive supports for their orthopedic surgeries and rehabilitation treatments.

3. Receive supports for educational and vocational trainings and be given jobs.

4. Receive supports for livelihood and for using social work services.

5. Citizens of UXO-contaminated areas shall receive supports for reclearance and economic development.

6. Children of UXO victims shall receive education supports for being poor or near-poor households or having extremely difficult conditions.

Article 28. State policies on UXO victims

1. UXO victims shall be entitled to state policy on the disabled.

2. The State shall implement those policies to support the above-mentioned victims in receiving healthcare services, having orthopedic surgeries and rehabilitation treatments; overcoming difficulties, living independently and integrating with the community.

3. Prevent and reduce UXO-related accidents.

4. Encourage and enable domestic and foreign agencies, organizations, enterprises and individuals to participate in activities for supporting UXO victims; mobilize social resources to contribute in supporting these victims.

Chapter V

MANAGEMENT OF INFORMATION AND DATA ON UXO CLEARANCE

Article 29. Announcement, provision, extraction and use of information and data on UXO clearance

1. Information and data on UXO clearance shall be announced and provided for agencies, organizations and individuals under the law on information access.

2. The provision and use of information and data on UXO clearance are classified as state secrets and shall be carried out in accordance with the law on state secret protection.

3. Ministry of National Defense shall provide specific guidance on management, announcement, provision, extraction and use of such information and data.

Article 30. Requirements for management, extraction and use of information and data on UXO clearance

1. The management, retention, provision, extraction and use of the above-mentioned information and data must comply with the law regulations on state secret protection, intellectual property rights and retention and other related law regulations.

2. The data management agency shall be responsible for providing the above-mentioned data and information and ensuring they have accurate origins.

3. Information and data on UXO clearance which are provided for organizations and individuals by competent regulatory agencies shall be used for the right purposes and comply with the law regulations.

Article 31. Managing and developing national database of UXO clearance

1. National database of UXO clearance shall be developed and managed at Vietnam National Mine Action Center (VNMAC).

2. Information about the UXO clearance shall be updated to the national database of UXO clearance, including:

a. Legislative documents on UXO clearance and other related legislative documents;

b. Regulations, standards and technological process for clearing UXO;

c. Data on the military activities which have been carried out in the territory of Vietnam;

d. Results from the execution of the projects on investigation and survey of the pollution status of UXO;

dd. Information about the detection of UXO; about the accidents and problems which are caused by the above-mentioned weapons;

e. Information about the national and provincial programs, plans and resources which are used for clearing UXO;

g. Information about the results from execution of UXO clearance projects and components, from the supports given to UXO victims and education given to people of ministries, sectors and localities, investors, agencies, units and organizations to prevent UXO-related accidents;

h. Information about the quality management of UXO clearance programs, projects and activities, activities for supporting UXO victims and educating people to prevent UXO-related accidents;

i. Data on the potential of organizations and units carrying out UXO clearance operations in Vietnam;

k. Data on UXO victims;

l. Other related information.

3. Ministries, sectors, localities and organizations and individuals shall timely provide accurate information and data on UXO clearance.

Chapter VI

INTERNATIONAL COOPERATION IN THE CLEARANCE OF UXO

Article 32. Rules for international cooperation in the clearance of UXO

1. Respect the independence, sovereignty and territorial integrity and shall not intervene with the internal affairs of each other and shall ensure the national interests.

2. Comply with the international treaties to which Vietnam is a signatory.

3. Comply with the Vietnamese law regulations on management of the activities of non-governmental organizations and on receipt, management and use of non-governmental assistance funds, development assistance funds and foreign investment funds, in order to support the UXO clearance operations in Vietnam.

4. Take charge to suggest ideas about international cooperation and mobilize international support for UXO clearance operations.

5. Prioritize international cooperation in training, scientific research and technology transfer; experience sharing; and cooperation in resource investment for the purpose of clearing UXO.

Article 33. International cooperation in the clearance of UXO

1. Provide training, carry out scientific research and transfer technology for the purpose of clearing UXO.

2. Exchange and share scientific research information and documents, technologies, publications about UXO clearance.

3. Seek international cooperation in the clearance of UXO.

4. Seek international cooperation in humanitarian aid.

Article 34. Key agency promoting international cooperation in the clearance of UXO

1. Ministry of National Defense is the key agency that takes responsibility before the Government for the international cooperation in the clearance of UXO.

2. Responsibilities of the key agency promoting international cooperation:

a. Provide information about the UXO for agencies and organizations as regulated by laws;

b. Promote international cooperation in the clearance of UXO;

c. Suggest the signing and accession to international treaties and call for international supports for the clearance of UXO.

Chapter VII

RESPONSIBILITIES AND RIGHTS OF UXO CLEARANCE ORGANIZATIONS

Article 35. State management of UXO clearance

1. The government shall carry out state management to clear UXO.

2. The state management of UXO clearance shall include the following activities:

a. Promulgate and direct the implementation of legislative documents on management and clearance of UXO;

b. Develop and promulgate the regulations, standards, technical norms and policies for persons directly participate in clearing UXO and for UXO victims;

c. Manage the quality of UXO clearance operations;

d. Supervise and evaluate the process and results of the clearance;

dd. Issue and revoke the certificate of eligibility of units, organizations and enterprises investigating, surveying and clearing UXO;

e. Carry out research, apply science and technology, spread knowledge and disseminate the laws on UXO clearance;

g. Provide trainings for the UXO clearance personnel;

h. Manage, provide information and data on UXO clearance operations;

i. Seek international cooperation in the clearance of UXO;

k. Inspect and settle complaints and denunciations, handle violations related to the above-mentioned operations.

Article 36. Duties and rights of the Ministry of National Defense

Ministry of National Defense shall take responsibility before the Government for the uniform state management of UXO clearance and have the following duties and rights:

1. Manage UXO investigation, survey and clearance; provide trainings and carry out scientific, technical and technological research about the clearance of such weapons; manage the technical standards for UXO clearance; and manage information and data on UXO clearance.

2. Take charge and cooperate with ministries, agencies, organizations and related localities in developing the criteria for selecting the clearance programs; within their competence, develop and issue the regulations, standards, process and technical norms which are applied to the UXO investigation, survey and clearance.

3. Take charge to summarize the UXO clearance programs and plans; cooperate with the Ministry of Planning and Investment in appraising and submitting the fund distribution plan of ministries, agencies, organizations and localities to the Prime Minister for approval. Such fund distribution plan is carried out for the UXO clearance operations.

4. Take charge and cooperate with the Ministry of Finance and related agencies in developing and issuing guided documents on cost estimate making methods which are applicable to UXO investigation, survey and clearance.

5. Within their competence, take charge and cooperate with the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs in conducting research and promulgating policies, norms, standards and incentives for persons directly participate in the UXO clearance operations, as well as supporting UXO victims.

6. Take charge and cooperate with ministries, sectors, agencies, organizations and related localities in conducting research and suggesting the ideas that Vietnam may sign the international treaties to gain more financial supports for UXO clearance operations.

7. Direct and inspect the agencies under their management for the appraisal of projects and technical work execution plans, as well as cost estimates of UXO investigation, survey and clearance projects and components.

8. Take charge and cooperate with ministries, sectors, agencies, organizations and localities in receiving and collecting heavy weapons, bombs, mines, grenades, torpedoes, explosive remnants, rocket warheads, shells, different types of bullets or other types of weapon which require specialized technical skills.

9. Carry out UXO investigation, survey and clearance for the special UXO clearance projects and components and for other clearance tasks assigned by the Prime Minister.

10. Manage the issuance of Certificate of eligibility for UXO clearance.

11. Manage, collect, handle, retain, provide and announce information and data on UXO clearance.

12. Take charge of the activities for training personnel and managing the equipment appraisal of the investigation, survey, clearance, handling and disposal of UXO.

13. Direct the investigation and inspection of the quality management of UXO clearance projects and components; manage and dispose UXO which still remain after the war.

14. Play the role as the key agency in seeking international cooperation and mobilizing financial resources at national level to clear UXO.

15. Mobilize domestic and foreign organizations or individuals to carry out UXO clearance programs, projects and operations.

16. Within their competence, handle the violations and settle complaints and denunciations of organizations or individuals related to UXO clearance operations; suggest the competent authorities to reward Vietnamese and foreign agencies, organizations and individuals that successfully clear UXO.

Article 37. Duties and rights of the Ministry of Labor, Invalids and Social Affairs

1. Take charge and cooperate with the Ministry of National Defense, related ministries and sectors and localities in developing the strategies to disseminate information and educate citizens to prevent UXO-related accidents, and to support UXO victims.

2. Manage and execute the assigned projects in accordance with the current regulations; cooperate with the Ministry of National Defense and other ministries and sectors in executing the related projects; on the basis of the assigned projects, they shall cooperate with the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance in developing the budget estimate as specified in the annual budget plan of the State and submit such estimate to the competent authority for approval; annually, cooperate with the Ministry of National Defense in inspecting and evaluating the execution process of the Programs and submit a report to the Prime Minister.

3. Update information about the UXO victims to the national database of UXO clearance.

4. Direct and manage the activities of the Assistance Funds for UXO clearance in Vietnam and activities of the Supportive Association for UXO clearance.

Article 38. Duties and rights of the Ministry of Planning and Investment

1. Take charge and cooperate with related ministries and sectors in developing the mechanism for managing and coordinating domestic resources and ODA funds to clear UXO, and submit a report about such mechanism to the Prime Minister.

2. Take charge and cooperate with related agencies in mobilizing financial supports and selecting the suggestions for programs and projects that use ODA funds and concessional loans of foreign donors under the UXO action programs, and submit a report to the competent authorities for approval; cooperate with related agencies in managing and using ODA funds and concessional loans of foreign donors; provide guidance for related agencies to complete the procedures for approval of the projects that use foreign non-governmental assistance funds.

3. Take charge and cooperate with the Ministry of Finance in allocating the central budget to clear UXO as specified in the medium-term and annual budget plans according to the Law on Investment, the Law on Public Investment and the Law on State Budget.

4. Take charge and cooperate with related agencies in appraising the UXO clearance programs, plans and projects which are under the investment policy decisions of the Prime Minister.

5. Provide information and data on the ODA funds, concessional loans and foreign non-governmental assistance funds for clearance of UXO, in order to update them to then national database.

Article 39. Duties and rights of the Ministry of Public Security

1. Makes plans for ensuring social security, safety and order during the UXO-related accidents. Cooperate with the Ministry of National Defense, ministries, ministerial agencies and localities in rescuing people and clearing UXO.

2. Disseminate information, mobilize and cooperate with district military agencies and military units at regimental level or higher in collecting UXO handed over by the citizens.

3. Within their competence, carry out inspection and patrol, settle complaints and denunciations, handle violations against the law on management and clearance of UXO.

4. Ensure security for foreign organizations and individuals working to clear UXO in Vietnam.

Article 40. Duties and rights of the Ministry of Foreign Affairs

1. Cooperate with related ministries and sectors in recommending the Party and State Leaders to communicate and exchange information with foreign leaders and international organizations to gain their support and seek their cooperation in clearing UXO.

2. Cooperate with related ministries in conducting research and proposing Vietnam’s accession to international treaties aiming to appeal for donations to UXO clearance operations.

3. Cooperate in appraising and signing international treaty framework, specific international treaties and agreements on ODA funds, concessional loans and foreign non-governmental assistance funds to support the execution of UXO clearance programs and projects.

Article 41. Duties and rights of the Ministry of Finance

1. Provide appraisal opinions about the financial mechanism applied to the programs and projects using ODA funds and concessional loans of foreign donors to help ministries, agencies, organizations and localities to clear UXO.

2. Cooperate with the Ministry of Planning and Investment to allocate funds derived from state and non-state budgets, ODA funds, concessional loans and foreign non-governmental assistance funds to carry out the 5-year plan or annual plan for clearing UXO.

3. Within their competence, take charge to develop and issue legislative documents to guide ministries, agencies, organizations and localities on how to manage and use financial resources in UXO clearance programs and projects.

Article 42. Duties and rights of the Ministry of Construction

Take charge and cooperate with the Ministry of National Defense in appraising and issuing the processes and norms which are related to the investigation, survey and clearance of UXO.

Article 43. Duties and rights of the Ministry of Health

1. Carry out state management for the healthcare services provided for victims of UXO according to the law on the disabled.

2. Take charge of the planning and plan preparation, upgrade the communal and district health facilities in UXO contaminated provinces, and ensure that sufficient first aids are given to victims of weapons thereof by using UXO clearance funds and other funds.

Article 44. Duties and rights of related ministries and sectors

Ministries and ministerial agencies, within their competence, shall cooperate in clearing UXO.

Article 45. Duties and rights of the People s Committees at all levels

1. Within their administrative area, carry out state management for the contents of this Decree that require to be adjusted.

2. Closely cooperate ministries, agencies, investors, domestic organizations and individuals in executing the UXO clearance programs and projects in their province; collect, manage and provide information about the clearance activities in the province for VNMAC.

3. Provincial People’s Committees shall perform the duties specified in clause 1, clause 2 of this Article, and shall also:

a. Develop programs and plans for carrying out UXO clearance programs in the province, use such programs and plans as the basis for mobilizing assistance funds and give suggestions about the UXO clearance programs and projects within the province;

b. Develop, manage and execute the plan for allocating the 05-year and annual medium-term funds for the UXO clearance programs and projects in the province, and integrate the public investment plan to the 05-year and annual social-economic development plans of the province;

c. Take charge to balance the provincial budget and actively mobilize domestic and international resources to execute UXO clearance programs and projects in the province;

d. Direct and guide the district and communal People’s Committees to carry out UXO clearance operations under the approved programs and plans.

Article 46. Duties and rights of the investors and organizations participating in UXO clearance operations

1. Strictly implement the regulations hereof and other related guiding documents.

2. Register for issuance or re-issuance of the Certificate of eligibility for UXO clearance as specified in the regulations of the Ministry of National Defense.

3. Summarize and provide for the VNMAC information and data on the process and results of UXO clearance of their units or organizations.

Article 47. National Lead Authority and Coordinating Agency for clearing UXO

1. The National Lead Authority for clearing UXO and led by the Prime Minister is a national agency working to clear UXO.

The Ministry of National Defense is the standing agency of the National Lead Authority for clearing UXO.

2. Vietnam National Mine Action Center is the agency coordinating the UXO clearance operations.

Vietnam National Mine Action Center is under the guidance of the Prime Minister and managed by the Ministry of National Defense to cooperate and perform the UXO clearance duties.

Chapter VIII

IMPLEMENTATION

Article 48. Handling the violations against the law on UXO clearance

Organizations and individuals committing violations against the law on UXO clearance shall be subjected to a disciplinary based on the characteristics and level of such violations or shall bear criminal responsibility or shall pay compensations for any damages caused by them.

Article 49. Effect

1. This Decree takes effect from March 20, 2019.

2. The Decision No. 96/2006/QD-TTg dated May 04, 2006 of the Prime Minister on management and clearance of UXO and legislative documents contrary to this Decree shall be repealed.

Article 50. Implementation responsibilities

Ministers and Heads of ministerial agencies, Heads of governmental agencies, Chair-persons of the People s Committees at all levels and related organizations and individuals shall implement this Decree./.

For the Government
Prime Minister
Nguyen Xuan Phuc

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 18/2019/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất