Thông tư 89/2015/TT-BTC hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia

thuộc tính Thông tư 89/2015/TT-BTC

Thông tư 89/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:89/2015/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Hữu Chí
Ngày ban hành:11/06/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

Đăng ký đấu giá hàng dự trữ quốc gia phải đặt trước đến 15% giá khởi điểm

Theo Thông tư số 89/2015/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 11/06/2015 hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia, người đăng ký tham giá đấu giá hàng dự trữ quốc gia phải nộp phí tham gia đấu giá và một khoản tiền đặt trước cho tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc hội đồng bán đấu giá trước thời điểm tiến hành mở cuộc bán đấu giá.
Thay vì phải đặt trước 7% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá như trước đây, từ ngày 01/08/2015, tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá có thể tự thỏa thuận về khoản tiền đặt trước, nhưng phải đảm bảo tối thiểu là 1% và tối đa là 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá (không trả lãi trong thời gian ký quỹ). Trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá nhiều đơn vị tài sản hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước phải nộp bằng tổng số tiền đặt trước của các đơn vị tài sản tham gia đấu giá.
Theo đó, đơn vị dự trữ quốc gia bán hàng phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp ngay sau khi có kế hoạch bán đấu giá được phê duyệt; thời gian thông báo tối thiểu 02 lần, mỗi lần cách nhau 03 ngày. Đối với hàng dự trữ quốc gia theo quy định phải bán đấu giá nhưng bán đấu giá 02 cuộc không thành, Bộ Tài chính cho phép các đơn vị dự trữ quốc gia bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng theo quy định của pháp luật. Riêng đối với hàng là thóc, vắc xin, hóa chất khử trùng, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng, muối trắng, có thể bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng, không cần qua bán đấu giá và hàng dự trữ quốc gia phục vụ quốc phòng, an ninh chỉ được bán chỉ định cho mục đích quốc phòng, an ninh.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/08/2015.

Xem chi tiết Thông tư89/2015/TT-BTC tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 BỘ TÀI CHÍNH

----------

Số: 89/2015/TT-BTC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------

Hà Nội, ngày 11  tháng 6 năm 2015

THÔNG TƯ

Hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia

-----------------------------

Căn cứ Luật Dự trữ quốc gia số 22/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

Căn cứ Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Căn cứ Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật dự trữ quốc gia;

Căn cứ Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2010 của Chính phủ về bán đấu giá tài sản;

Căn cứ Nghị định số 215/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước;

Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành Thông tư hướng dẫn nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia.

Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này hướng dẫn hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia (trừ xuất hàng dự trữ quốc gia cứu trợ, viện trợ).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia.
2. Các đơn vị dự trữ quốc gia, các tổ chức, doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
3. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Nhập hàng dự trữ quốc gia là hoạt động thực hiện quyết định nhập hàng dự trữ quốc gia của cấp có thẩm quyền, bao gồm các công việc từ khi có quyết định nhập hàng đến khi hàng dự trữ quốc gia được nhập vào trong kho dự trữ để thực hiện quy trình lưu kho, bảo quản.
2. Xuất hàng dự trữ quốc gia là hoạt động thực hiện quyết định xuất hàng dự trữ quốc gia của cấp có thẩm quyền, bao gồm các công việc từ khi có quyết định xuất hàng đến khi hàng dự trữ quốc gia được chuyển lên phương tiện bên nhận tại cửa kho dự trữ quốc gia.
Điều 4. Nguyên tắc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
1. Đúng kế hoạch, đúng quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Đúng chủng loại, số lượng, chất lượng, giá cả, địa điểm, thời gian và đúng đối tượng quy định.
3. Đúng trình tự, thủ tục và có đủ hồ sơ, chứng từ theo quy định.
4. Hàng được giao, nhận trên phương tiện vận chuyển của bên giao hoặc bên nhận tại cửa kho dự trữ quốc gia hoặc tại địa điểm do cấp có thẩm quyền quy định.
5. Hàng nhập trước, xuất trước; hàng nhập sau xuất trước phải có quyết định của cấp có thẩm quyền.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Mục 1
NHẬP, XUẤT HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 5. Các trường hợp nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
1. Nhập hàng dự trữ quốc gia bao gồm các trường hợp:
a) Nhập mua tăng hàng dự trữ quốc gia thuộc chỉ tiêu kế hoạch luân phiên đổi hàng;
b) Nhập do điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia; 
c) Nhập tăng hàng dự trữ quốc gia đối với số lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với số lượng của sổ kế toán;
d) Nhập hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác.
2. Xuất hàng dự trữ quốc gia bao gồm các trường hợp:
a) Xuất bán hàng dự trữ quốc gia thuộc chỉ tiêu kế hoạch luân phiên đổi hàng;
b) Xuất điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia;
c) Xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia;
d) Xuất hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác.
Điều 6. Nhập, xuất theo kế hoạch, luân phiên đổi hàng
1. Phân bổ, giao kế hoạch nhập, xuất luân phiên đổi hàng.
Hàng năm, căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giao chỉ tiêu kế hoạch dự trữ quốc gia, thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc người được thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật chịu trách nhiệm phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các đơn vị dự trữ quốc gia trực thuộc; đối với hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phân bổ, giao chỉ tiêu kế hoạch cho các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.
2. Thực hiện nhập, xuất luân phiên đổi hàng.
a) Chuẩn bị nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia:
- Chuẩn bị kho nhập hàng dự trữ quốc gia: Kho nhập hàng dự trữ quốc gia phải phù hợp với yêu cầu bảo quản từng loại hàng. Đối với các doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản, hàng dự trữ quốc gia phải được cất giữ riêng ngăn kho, ô kho hoặc riêng bồn, bể chứa.
- Chuẩn bị phương tiện, thiết bị phục vụ nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia: Các phương tiện, thiết bị để chuyển hàng khi nhập, xuất kho; thiết bị cân, đo lường, kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia phải được chuẩn bị đầy đủ và được kiểm định để bảo đảm hoạt động chính xác.
- Chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, kịp thời khắc phục sự cố xảy ra trong khi nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia.
- Chuẩn bị sẵn sàng về nhân lực bốc xếp hàng dự trữ quốc gia.
b) Thực hiện nhập kho, xuất kho hàng dự trữ quốc gia:
- Trước khi nhập kho, xuất kho, các đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, cá nhân có liên quan phải thực hiện kiểm tra chất lượng hàng dự trữ quốc gia đối với từng loại hàng dự trữ quốc gia theo quy định. Nghiêm cấm nhập kho dự trữ quốc gia đối với hàng không đảm bảo yêu cầu chất lượng theo quy định.
- Khi nhập kho, xuất kho, các đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện cân nhận, kiểm đếm để xác định chính xác số lượng, khối lượng hàng hóa nhập kho, xuất kho theo đơn vị đo lường hợp pháp.
- Các đơn vị dự trữ quốc gia và tổ chức, cá nhân có liên quan phải ghi chép sổ sách, lập hồ sơ chứng từ nhập, xuất và thực hiện chế độ báo cáo kết quả nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định hiện hành.
Điều 7. Nhập, xuất điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia
1. Điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia được áp dụng trong các trường hợp theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Luật Dự trữ quốc gia.
2. Thực hiện điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia.
a) Đơn vị dự trữ quốc gia có hàng điều chuyển lập hồ sơ điều chuyển gửi cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 12 Thông tư này xem xét quyết định. Hồ sơ điều chuyển gồm:
- Văn bản đề nghị điều chuyển hàng dự trữ quốc gia của đơn vị có hàng dự trữ quốc gia, trong đó nêu rõ lý do điều chuyển.
- Phương án điều chuyển, trong đó ghi rõ: danh mục, chủng loại, số lượng hàng điều chuyển; thời gian, địa điểm xuất, địa điểm nhập hàng; hình thức lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển; phương thức giao, nhận hàng; dự toán kinh phí thực hiện.
b) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị điều chuyển, cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 12 Thông tư này xem xét, quyết định việc điều chuyển.
c) Trường hợp khẩn cấp phải điều chuyển hàng ra khỏi vùng thiên tai, hỏa hoạn hoặc không an toàn, đơn vị dự trữ quốc gia chủ động tổ chức thực hiện ngay việc điều chuyển hàng (kể cả việc chỉ định đơn vị vận chuyển hàng), đồng thời báo cáo cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 12 Thông tư này để xử lý các vấn đề phát sinh và hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ nhập, xuất theo đúng quy định.
d) Đơn vị dự trữ quốc gia xuất hàng chủ trì, phối hợp với đơn vị dự trữ quốc gia nhập hàng thực hiện thủ tục giao, nhận hàng dự trữ quốc gia; thực hiện hạch toán giảm, tăng vốn dự trữ quốc gia tương ứng với giá trị hàng hóa dự trữ quốc gia thực giao, thực nhận theo chế độ kế toán hiện hành và lập biên bản giao, nhận hàng. Biên bản giao, nhận hàng gồm các nội dung chính sau:
- Tên, địa chỉ của bên giao hàng;
- Tên, địa chỉ của bên nhận hàng;
- Danh mục, chủng loại, số lượng, giá trị hàng theo giá hạch toán, tình trạng chất lượng hàng giao nhận;
- Thời gian giao, nhận hàng;
- Trách nhiệm của bên giao, bên nhận hàng;
- Danh mục các hồ sơ, tài liệu có liên quan;
- Chữ ký, dấu của bên giao, bên nhận hàng dự trữ quốc gia.
4. Các đơn vị thực hiện điều chuyển hàng dự trữ quốc gia phải báo cáo tiến độ, kết quả điều chuyển hàng dự trữ quốc gia về cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 12 Thông tư này. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia thông báo cho Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) về kế hoạch điều chuyển nội bộ hàng dự trữ quốc gia trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày phê duyệt quyết định điều chuyển để theo dõi, quản lý.
5. Trong quá trình điều chuyển hàng dự trữ quốc gia, nếu xảy ra trường hợp thừa, thiếu hàng (kể cả trường hợp chênh lệch cân khi cân hàng), các đơn vị phải lập biên bản ghi rõ danh mục, chủng loại, số lượng, giá trị hạch toán tương ứng số lượng hàng thừa hoặc thiếu; xác định nguyên nhân thừa, thiếu; xác định trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan; báo cáo cấp có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 8. Nhập tăng số lượng hàng dự trữ quốc gia đối với số lượng hàng khi kiểm kê thực tế lớn hơn so với số lượng của sổ kế toán
 1. Khi kiểm kê hàng dự trữ quốc gia (kiểm kê định kỳ theo quy định hoặc kiểm kê đột xuất theo yêu cầu của người có thẩm quyền), có số lượng hàng dự trữ quốc gia thực tế lớn hơn so với sổ kế toán, đơn vị dự trữ quốc gia lập biên bản kiểm kê và báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định nhập tăng số lượng hàng dự trữ quốc gia do chênh lệch giữa thực tế và sổ kế toán.
Biên bản kiểm kê ghi rõ danh mục, chủng loại, số lượng hàng dôi thừa; thời điểm kiểm kê; có đầy đủ chữ ký các thành phần tham gia kiểm kê, được đóng dấu của đơn vị dự trữ quốc gia có hàng kiểm kê.
2. Hồ sơ, thủ tục nhập tăng hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp kiểm kê thực tế lớn hơn sổ kế toán được thực hiện theo quy định hồ sơ, thủ tục nhập hàng dự trữ quốc gia hiện hành.
Điều 9. Nhập hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác
1. Nhập hàng dự trữ quốc gia trong các trường hợp khác, bao gồm:
a) Nhập hàng dự trữ quốc gia dôi thừa sau khi xuất kho;
b) Nhập hàng dự trữ quốc gia do các tổ chức, cá nhân bồi thường khi hao hụt quá định mức;
c) Nhập hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác.
2. Hồ sơ, thủ tục nhập tăng hàng dự trữ quốc gia trong trường hợp khác thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 10. Xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia
1. Việc xuất hàng dự trữ quốc gia khi thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định tại các Điều 14, 15, 16 Nghị định số 94/2013/NĐ-CP ngày 21/8/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật dự trữ quốc gia.
2. Các đơn vị dự trữ quốc gia có hàng dự trữ quốc gia bị hư hỏng, giảm phẩm chất so với quy chuẩn kỹ thuật hiện hành khi thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia phải lập hồ sơ đề nghị gửi bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia. Hồ sơ đề nghị thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia, gồm:
a) Văn bản đề nghị thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia; trong đó nêu rõ: danh mục, chủng loại, số lượng, chất lượng, đơn giá, tổng giá trị, thời gian nhập kho, thời gian dự kiến tổ chức hoạt động thanh lý, tiêu hủy, xuất loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia;
b) Đối với hàng dự trữ quốc gia tiêu hủy theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường thì phải gửi kèm ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tổng hợp, gửi lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của Bộ Tài chính trước khi quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thanh lý, tiêu hủy, hoặc loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia.
4. Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia gửi quyết định và báo cáo tiến độ thực hiện công tác thanh lý, tiêu hủy, loại khỏi danh mục chi tiết hàng dự trữ quốc gia về Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) để theo dõi, quản lý.
5. Các đơn vị dự trữ quốc gia căn cứ quyết định của cấp có thẩm quyền thực hiện thủ tục xuất giảm tồn kho, hạch toán giảm vốn dự trữ quốc gia theo chế độ kế toán hàng dự trữ quốc gia hiện hành.
Điều 11. Dừng nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
1. Việc dừng nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia được áp dụng cho trường hợp điều chỉnh giá mua, giá bán hàng dự trữ quốc gia theo phương thức mua, bán trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng hoặc theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
2. Quyết định dừng nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia được thông báo cho đơn vị dự trữ quốc gia nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia bằng bản fax, thư điện tử; đồng thời chuyển bản chính qua đường công văn. 
3. Thực hiện dừng nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
Căn cứ quyết định của người có thẩm quyền, đơn vị dự trữ quốc gia triển khai thực hiện các bước công việc sau:
a) Thông báo cho bên cung cấp hàng, bên nhận hàng về nội dung quyết định dừng nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia của cấp có thẩm quyền;
b) Thành lập tổ kiểm kê hàng; thành phần tổ kiểm kê hàng do thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia quyết định;
c) Tổ kiểm kê có trách nhiệm lập biên bản kiểm kê, xác định số liệu hàng đã nhập, đã xuất tại thời điểm dừng nhập hoặc dừng xuất; thực hiện đối chiếu tiền, hàng;
4. Khi có quyết định giá mới của cấp có thẩm quyền, đơn vị dự trữ quốc gia triển khai nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia theo quy định.
5. Thủ trưởng đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước cơ quan quản lý cấp trên về số liệu đã được kiểm kê ghi trong biên bản kiểm kê.
Điều 12. Thẩm quyền quyết định nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia
1. Thủ trưởng bộ, ngành hoặc người được thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật quyết định việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định việc nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia do các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực trực tiếp quản lý.
Mục 2
MUA HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA
Điều 13. Mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu
1. Hàng năm, căn cứ chỉ tiêu kế hoạch được cấp có thẩm quyền giao, các đơn vị được giao nhiệm vụ mua hàng dự trữ quốc gia xây dựng kế hoạch mua hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về đấu thầu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bằng văn bản để thực hiện.
2. Thẩm quyền trong đấu thầu mua hàng dự trữ quốc gia.
a) Đấu thầu mua hàng dự trữ quốc gia do các bộ, ngành quản lý:
- Người có thẩm quyền là thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia hoặc người được thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
- Thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia căn cứ tổ chức bộ máy, năng lực chuyên môn quản lý hàng dự trữ quốc gia để quyết định giao nhiệm vụ cho đơn vị, tổ chức thuộc hoặc trực thuộc thực hiện quyền, trách nhiệm, nhiệm vụ của chủ đầu tư, của bên mời thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
b) Đấu thầu mua hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý:
- Người có thẩm quyền là Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước căn cứ năng lực chuyên môn tổ chức bộ máy để quyết định giao nhiệm vụ cho đơn vị, tổ chức thuộc hoặc trực thuộc thực hiện quyền, trách nhiệm, nhiệm vụ của chủ đầu tư, của bên mời thầu theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
c) Nhiệm vụ, quyền hạn của người có thẩm quyền, chủ đầu tư và bên mời thầu thực hiện theo quy định của Luật Đấu thầu và các văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền.
3. Trình tự, thủ tục tổ chức đấu thầu mua hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định Luật Đấu thầu, Luật Dự trữ quốc gia và các văn bản hướng dẫn của cấp có thẩm quyền. Đối với mua hàng dự trữ quốc gia của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu và quy định cụ thể của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về mua sắm hàng hóa, tài sản trong Quân đội nhân dân và Công an nhân dân.
Điều 14. Mua hàng dự trữ quốc gia theo phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng
1. Mua hàng dự trữ quốc gia theo phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng được áp dụng đối với mua thóc dự trữ quốc gia.
2. Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt kế hoạch mua thóc dự trữ quốc gia theo phương thức mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng.
3. Trình tự, thủ tục mua thóc
a) Căn cứ nhiệm vụ mua thóc dự trữ quốc gia được giao, niên vụ, thời gian thu hoạch trên từng địa phương, Cục Dự trữ Nhà nước khu vực lập kế hoạch mua trực tiếp rộng rãi của mọi đối tượng, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt. Kế hoạch mua thóc dự trữ quốc gia bao gồm các nội dung:
- Số lượng, chất lượng và địa điểm mua thóc;
- Giá mua thóc: Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực căn cứ vào chất lượng thóc mua, giá thị trường tại thời điểm, trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt giá mua cụ thể nhưng không vượt quá mức giá mua tối đa do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định;
- Thời gian đăng tin về kế hoạch mua thóc, thời gian mở kho, thời hạn kết thúc mua thóc.
b) Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thông báo công khai trên báo 03 kỳ liên tiếp hoặc thông báo trên đài truyền hình 03 lần liên tiếp trong 03 ngày và tại địa điểm mua thóc về kế hoạch mua thóc được cấp có thẩm quyền phê duyệt; đồng thời đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
c) Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực tổ chức triển khai thực hiện mua đủ số lượng, chất lượng thóc mua phải đảm bảo theo đúng quy định, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát tài sản nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ nhà nước về việc thực hiện kế hoạch mua thóc của mình.
Mục 3
BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA THEO PHƯƠNG THỨC BÁN ĐẤU GIÁ
Điều 15. Kế hoạch bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia
1. Kế hoạch bán đấu giá được lập cho toàn bộ số lượng, khối lượng hàng dự trữ quốc gia xuất bán trong năm kế hoạch hoặc theo từng quyết định giao nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền cho từng nhóm hàng, mặt hàng cụ thể.
2. Kế hoạch bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Danh mục, chủng loại, số lượng hàng, số lượng đơn vị tài sản bán đấu giá;
Đơn vị tài sản hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá là số lượng, khối lượng hàng dự trữ quốc gia xuất bán có cùng danh mục, chủng loại, ký mã hiệu. Một đơn vị tài sản hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá tối thiểu là số lượng, khối lượng của một lô hàng, ngăn kho, một sản phẩm hoàn chỉnh đồng bộ.
b) Giá khởi điểm của từng đơn vị tài sản bán đấu giá;
c) Khoản tiền đặt trước của từng đơn vị tài sản bán đấu giá;
d) Thời hạn tổ chức cuộc bán đấu giá của từng đơn vị tài sản bán đấu giá;
đ) Thời hạn, phương thức thanh toán;
e) Địa điểm, thời hạn và phương thức giao hàng;
g) Các vấn đề khác có liên quan (nếu có).
Điều 16. Thẩm quyền trong bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia
1. Đối với hàng dự trữ quốc gia do bộ, ngành quản lý.
Thủ trưởng bộ, ngành hoặc người được thủ trưởng bộ, ngành phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật phê duyệt kế hoạch bán đấu giá; quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá trong trường hợp không thuê được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; giải quyết khiếu nại, kiến nghị trong đấu giá.
2. Đối với hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý.
a) Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước: phê duyệt kế hoạch bán đấu giá; quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá trong trường hợp không lựa chọn được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; giải quyết khiếu nại, kiến nghị trong đấu giá.
b) Cục trưởng Cục Dự trữ Nhà nước khu vực: trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt kế hoạch bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia; quyết định việc lựa chọn Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp thực hiện việc bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia; trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước quyết định thành lập Hội đồng bán đấu giá trong trường hợp không lựa chọn được tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp; giải quyết khiếu nại, kiến nghị trong đấu giá.
Điều 17. Đăng ký tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia
1. Việc đăng ký tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá. Người được tham gia đấu giá hàng dự trữ quốc gia là cá nhân, tổ chức không thuộc một trong các trường hợp:
a) Những người không được tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật về đấu giá;
b) Người làm công tác dự trữ quốc gia; vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu đơn vị dự trữ quốc gia.
2. Người đăng ký tham gia đấu giá được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá; phải nộp phí tham gia đấu giá theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí và một khoản tiền đặt trước cho Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp hoặc Hội đồng bán đấu giá trước thời điểm tiến hành mở cuộc bán đấu giá.
Khoản tiền đặt trước này do tổ chức bán đấu giá tài sản và người có tài sản bán đấu giá thỏa thuận quy định nhưng tối thiểu là 1% và tối đa không quá 15% giá khởi điểm của tài sản bán đấu giá (không trả lãi trong thời gian ký quỹ).
Trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá nhiều đơn vị tài sản hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá thì khoản tiền đặt trước phải nộp bằng tổng số tiền đặt trước của các đơn vị tài sản tham gia đấu giá.
3. Khoản tiền đặt trước của người đăng ký tham gia đấu giá được thực hiện như sau:
a) Trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá mua được hàng dự trữ quốc gia thì khoản tiền đặt trước được trừ vào tiền mua hàng; nếu không mua được hàng, thì khoản tiền đặt trước trả lại ngay sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc;
b) Trường hợp người đăng ký tham gia đấu giá nhưng không tham gia cuộc bán đấu giá mà không thuộc trường hợp bất khả kháng; tại cuộc bán đấu giá người đã trả giá cao nhất mà rút lại giá đã trả trước khi đấu giá viên hoặc người điều hành cuộc bán đấu giá công bố người mua được hàng dự trữ quốc gia thì khoản tiền đặt trước thuộc về tổ chức bán đấu giá tài sản hoặc đơn vị dự trữ quốc gia có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá (trong trường hợp thành lập Hội đồng bán đấu giá);
c) Trường hợp tại cuộc bán đấu giá, khi đấu giá viên hoặc người điều hành cuộc bán đấu giá công bố người mua được hàng dự trữ quốc gia mà người này từ chối mua hàng, thì khoản tiền đặt trước thuộc về đơn vị dự trữ quốc gia có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá và được sử dụng để bù đắp các khoản chi phí hợp lý liên quan đến bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia; trường hợp không sử dụng hết, nộp vào ngân sách Nhà nước.
Điều 18. Tổ chức bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia
1. Lựa chọn Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp.
a) Đơn vị dự trữ quốc gia bán hàng phải thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng của Trung ương hoặc địa phương việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp ngay sau khi có kế hoạch bán đấu giá được phê duyệt, thời gian thông báo tối thiểu 02 lần, mỗi lần cách nhau ba ngày;
b) Việc lựa chọn tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp được thực hiện trên cơ sở đánh giá năng lực, kinh nghiệm và mức phí, lệ phí đấu giá;
c) Thời gian lựa chọn tối đa là 10 (mười) ngày kể từ ngày đăng thông báo;
d) Đơn vị có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá ký hợp đồng bán đấu giá với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp được lựa chọn.
2. Thành lập Hội đồng bán đấu giá.
a) Hội đồng bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia được thành lập trong trường hợp không lựa chọn được Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp;
b) Thành phần hội đồng bán đấu giá, gồm:
- Thủ trưởng đơn vị bán hàng dự trữ quốc gia làm Chủ tịch Hội đồng, điều hành cuộc bán đấu giá và ký Biên bản bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia;
- Đại diện cơ quan tài chính, đại diện cơ quan tư pháp cùng cấp;
- Đại diện các bộ phận nghiệp vụ có liên quan của đơn vị bán hàng dự trữ quốc gia;
- Đại diện của cơ quan có thẩm quyền quyết định bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia (nếu có).
c) Nội dung quy chế bán đấu giá, quyền và nghĩa vụ của Tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp, Hội đồng bán đấu giá thực hiện theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
3. Trình tự tổ chức cuộc bán đấu giá.
Trình tự, thủ tục tổ chức thực hiện cuộc bán đấu giá thực hiện đúng quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
4. Hồ sơ xuất bán hàng dự trữ quốc gia.
a) Biên bản bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia;
b) Hợp đồng mua, bán hàng dự trữ quốc gia;
c) Chứng từ nộp đủ tiền hàng;
d) Hóa đơn bán hàng dự trữ quốc gia;
đ) Các tài liệu, hồ sơ kỹ thuật kèm theo (nếu có).
Điều 19. Hợp đồng mua bán hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá
1. Hợp đồng mua bán hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá được ký kết giữa người mua hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá với đơn vị dự trữ quốc gia có hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá.
Thời hạn ký kết hợp đồng, do các bên thỏa thuận, nhưng tối đa không quá 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc cuộc bán đấu giá.
Hết thời hạn quy định trên, người mua được tài sản bán đấu giá không ký kết hợp đồng mua bán hàng; không thực hiện bảo đảm thực hiện hợp đồng hoặc ký kết hợp đồng nhưng không thanh toán đủ tiền mua hàng trong thời hạn quy định thì coi như từ chối mua hàng.
2. Hợp đồng mua, bán hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá gồm những nội dung chính sau:              
a) Tên, địa chỉ của đơn vị dự trữ quốc gia bán hàng dự trữ quốc gia;
b) Họ, tên của đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia hoặc Hội đồng bán đấu giá;
c) Tên, địa chỉ, tài khoản giao dịch của tổ chức, cá nhân mua được hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá;
d) Thời gian, địa điểm bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia;
đ) Danh mục, chủng loại, số lượng, khối lượng hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá;
e) Giá khởi điểm của hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá;
g) Giá bán hàng dự trữ quốc gia;
h) Thời hạn thanh toán, phương thức thanh toán tiền mua hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá. Thời hạn thanh toán trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng mua bán được ký kết;
i) Thời hạn, địa điểm giao, nhận hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá. Thời hạn giao nhận hàng: tối đa không quá 15 (mười lăm) ngày kể từ ngày người mua được hàng thanh toán đủ tiền mua hàng;
k) Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ của các bên.
3. Thanh lý hợp đồng: trong thời hạn không quá 05 (năm) ngày kể từ ngày hai bên hoàn thành việc giao, nhận hàng.
Điều 20. Xác định cuộc bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia không thành
1. Cuộc bán đấu giá hàng dự trữ quốc gia tính cho từng đơn vị tài sản bán đấu giá được coi như không thành trong các trường hợp sau:
a) Không có người tham gia đấu giá, trả giá;
b) Giá cao nhất đã trả thấp hơn mức giá khởi điểm.
2. Trường hợp cuộc bán đấu giá lần thứ nhất không thành, thì đơn vị có tài sản bán đấu giá phối hợp với tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp tổ chức bán đấu giá lần thứ hai. Việc tổ chức bán đấu giá lần thứ hai thực hiện tương tự như bán đấu giá lần thứ nhất; nếu sau 02 cuộc bán đấu giá không thành thì đơn vị có tài sản bán đấu giá phải báo cáo người có thẩm quyền để quyết định phương thức bán theo như quy định tại khoản 2 Điều 23 Thông tư này.
Mục 4
BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA THEO PHƯƠNG THỨC BÁN CHỈ ĐỊNH
Điều 21. Điều kiện bán chỉ định
Hàng dự trữ quốc gia phục vụ quốc phòng, an ninh chỉ được bán chỉ định cho mục đích quốc phòng, an ninh.
Điều 22. Trình tự thực hiện bán chỉ định
1. Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch bán chỉ định, trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt.
Nội dung kế hoạch bán chỉ định gồm: danh mục; số lượng, chất lượng hàng dự trữ quốc gia; đơn vị xuất bán, đơn vị mua hàng dự trữ quốc gia; địa điểm bán; thời hạn xuất bán; giá bán và các nội dung khác.
2. Đối với hàng dự trữ quốc gia bán chỉ định theo quy định tại Điều này không phải thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia tổ chức thực hiện xuất bán hàng dự trữ quốc gia theo đúng kế hoạch được phê duyệt.
4. Hồ sơ, chứng từ xuất bán hàng dự trữ quốc gia theo phương thức bán chỉ định thực hiện theo quy định về hồ sơ, chứng từ xuất bán hàng dự trữ quốc gia hiện hành.
Mục 5
BÁN HÀNG DỰ TRỮ QUỐC GIA THEO PHƯƠNG THỨC BÁN TRỰC TIẾP RỘNG RÃI CHO MỌI ĐỐI TƯỢNG
Điều 23. Điều kiện bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng
Hàng năm các đơn vị dự trữ quốc gia căn cứ kế hoạch xuất bán luân phiên đổi hàng; căn cứ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ Nhà nước đối với từng mặt hàng để xây dựng trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Thông tư này phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng đối với các mặt hàng theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Luật Dự trữ quốc gia, gồm:
1. Hàng dự trữ quốc gia là thóc, vắc xin, hóa chất khử trùng, thuốc bảo vệ thực vật, hạt giống cây trồng, muối trắng.
2. Hàng dự trữ quốc gia theo quy định phải bán đấu giá nhưng bán đấu giá 02 cuộc không thành.
Điều 24. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng
1. Đối với hàng dự trữ quốc gia do bộ, ngành quản lý.
Thủ trưởng bộ, ngành hoặc người được thủ trưởng bộ, ngành phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng.
2. Đối với hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý.
Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước phê duyệt kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng.
Điều 25. Trình tự thực hiện bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng
1. Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ xuất bán hàng dự trữ quốc gia lập kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng, trình người có thẩm quyền quy định tại Điều 24 Thông tư này phê duyệt.
2. Nội dung kế hoạch bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng
a) Số lượng, chất lượng, danh mục và địa điểm xuất bán hàng dự trữ quốc gia;
b) Giá bán hàng dự trữ quốc gia: Các đơn vị dự trữ quốc gia căn cứ vào chất lượng hàng bán ra, giá thị trường tại thời điểm trình thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia (đối với hàng dự trữ quốc gia do các bộ, ngành quản lý), trình Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước (đối với hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý) quyết định giá bán cụ thể nhưng không được thấp hơn giá bán tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định. Trường hợp hàng dự trữ quốc gia bán đấu giá 02 cuộc không thành thì giá bán trực tiếp rộng rãi cho mọi đối tượng không được thấp hơn giá khởi điểm bán đấu giá.
c) Thời gian đăng tải, thông báo, niêm yết về kế hoạch bán hàng dự trữ quốc gia;
d) Thời gian mở kho xuất bán hàng dự trữ quốc gia;
đ) Thời hạn kết thúc xuất bán hàng hàng dự trữ quốc gia.
3. Đơn vị dự trữ quốc gia được giao nhiệm vụ bán hàng dự trữ quốc gia thực hiện đăng tải trên báo 03 kỳ liên tiếp hoặc thông báo trên đài truyền hình 03 lần liên tiếp trong 03 ngày và niêm yết tại địa điểm bán hàng về kế hoạch bán hàng dự trữ quốc gia.
4. Đơn vị dự trữ quốc gia thực hiện quy trình bán như sau:
a) Tổ chức kiểm tra chất lượng hàng trước khi xuất bán;
b) Mở kho xuất bán hàng đúng thời gian quy định; thu tiền bán hàng trước, xuất hàng sau;
c) Mở sổ theo dõi xuất kho, ghi chép hóa đơn, chứng từ theo quy định, đối chiếu tiền, hàng trong ngày;
d) Thực hiện chế độ báo cáo xuất bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định.
Mục 6
CHẾ ĐỘ BÁO CÁO, THANH TRA, KIỂM TRA
Điều 26. Chế độ báo cáo
1. Trách nhiệm báo cáo
a) Đối với hàng dự trữ quốc gia do các bộ, ngành quản lý:
- Các đơn vị dự trữ quốc gia; các tổ chức, doanh nghiệp nhận hợp đồng thuê bảo quản hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm báo cáo thủ trưởng bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia tình hình nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo hình thức quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
- Các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm báo cáo chi tiết nhập, xuất, mua, bán và tồn kho hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý gửi Bộ Tài chính (Tổng cục dự trữ nhà nước) trước ngày 25 tháng đầu quý sau (đối với báo cáo quý), trước ngày 31 tháng 01 năm sau (đối với báo cáo năm).
b) Đối với hàng dự trữ quốc gia do Bộ Tài chính quản lý:
- Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Dự trữ Nhà nước tình hình nhập, xuất, mua, bán và tồn kho hàng dự trữ quốc gia theo các hình thức quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này.
- Định kỳ hàng quý, Tổng cục Dự trữ Nhà nước tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính tình hình nhập, xuất, mua, bán và tồn kho hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.
c) Hàng năm, Tổng cục Dự trữ Nhà nước có trách nhiệm tổng hợp tình hình nhập, xuất, mua, bán và tồn kho hàng dự trữ quốc gia báo cáo Bộ Tài chính để báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
2. Hình thức, thời gian báo cáo
a) Báo cáo nhanh về tiến độ nhập, xuất, mua, bán hàng ngày (trước 09 giờ sáng ngày hôm sau) bằng thư điện tử hoặc điện thoại;
b) Báo cáo bằng văn bản trong vòng 10 ngày sau khi kết thúc nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia;
c) Tổng cục Dự trữ Nhà nước báo cáo Bộ Tài chính định kỳ hàng quý (trước ngày 30 của tháng đầu quý sau), hàng năm (trước ngày 28 tháng 2 của năm sau).
Điều 27. Chế độ kiểm tra, thanh tra tình hình nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia
1. Chế độ kiểm tra
a) Hàng năm hoặc đột xuất, các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia có trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong quá trình thực hiện hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia thuộc bộ, ngành mình quản lý và tổng hợp kết quả gửi Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) để tổng hợp báo cáo.
b) Tổng cục Dự trữ Nhà nước, các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ có trách nhiệm kiểm tra, xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong quá trình thực hiện hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia đối với các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực.
c) Hàng năm, Tổng cục Dự trữ Nhà nước tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia và của Tổng cục Dự trữ Nhà nước báo cáo Bộ Tài chính theo quy định.
2. Thanh tra chuyên ngành thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước thực hiện thanh tra hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia tại các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực và các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Luật Dự trữ quốc gia và pháp luật về thanh tra.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 28. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính
1. Trách nhiệm của Tổng cục Dự trữ Nhà nước
a) Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về công tác quản lý nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực thực hiện việc nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định tại Thông tư này. Định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính tình hình nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tài chính theo quy định tại Điều 26 Thông tư này.
c) Tổ chức đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, quy định của pháp luật về hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia cho cán bộ, công chức, viên chức của ngành dự trữ quốc gia.
d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra hoạt động nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại Điều 27 Thông tư này.
đ) Tổng hợp tình hình nhập, xuất, mua, bán và tồn kho hàng dự trữ quốc gia trên phạm vi toàn quốc báo cáo Bộ Tài chính theo quy định tại Điều 26 Thông tư này.
2. Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ Tài chính
Các Cục, Vụ thuộc Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Tổng cục Dự trữ Nhà nước để tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo quy định tại Thông tư này.
Điều 29. Trách nhiệm của các bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị được giao nhiệm vụ thực hiện việc nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia theo đúng quy định tại Thông tư này.
2. Thực hiện đầy đủ các chế độ báo cáo, kiểm tra quy định tại Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 27 Thông tư này.
3. Phối hợp với Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) để triển khai hoạt động phổ biến các quy định về nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia đến các đơn vị trực thuộc.
Điều 30. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/8/2015.
2. Bãi bỏ Quyết định số 62/2007/QĐ-BTC ngày 17/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia; Quyết định số 91/2007/QĐ-BTC ngày 29/10/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 62/2007/QĐ-BTC ngày 17/7/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế nhập, xuất lương thực dự trữ quốc gia; Quyết định số 97/2007/QĐ-BTC ngày 03/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế nhập, xuất vật tư, thiết bị dự trữ quốc gia do Cục Dự trữ quốc gia trực tiếp quản lý; Thông tư số 25/2011/TT-BTC ngày 25/02/2011 của Bộ Tài chính quy định về đấu giá bán hàng dự trữ quốc gia; Thông tư số 211/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 của Bộ Tài chính quy định về đấu thầu mua hàng hóa dự trữ nhà nước trong các đơn vị quản lý dự trữ nhà nước; các quy định về nhập, xuất, mua, bán hàng dự trữ quốc gia quy định tại Thông tư số 143/2007/TT-BTC ngày 03/12/2007 của Bộ Tài chính. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) để nghiên cứu, giải quyết./.

Nơi nhận:
- Văn phòng Tổng bí thư;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chính phủ;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Toà án nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Các Bộ, CQ ngang Bộ, CQ thuộc CP;
- Cơ quan TW của các đoàn thể;
- UBND tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Sở Tài chính, KBNN tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính;
- Công báo;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các Cục Dự trữ Nhà nước khu vực;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, TCDT.

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Hữu Chí

 

 

 

                          

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE

Circular No. 89/2015/TT-BTC dated June 11, 2015 of the Ministry of Finance guiding warehouse, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities

Pursuant to the Law No. 22/2012/QH13 of the National Assembly on the National Reserve;

Pursuant to the Law No. 43/2013/QH13 dated November 26, 2013 of the National Assembly on bidding;

Pursuant to the Decree No. 63/2014/ND-CP dated June 26, 2014 of the Government detailing a number of articles of the Bidding Law regarding contractor selection;

Pursuant to the Decree No. 94/2013/ND-CP dated August 21, 2013 of the Government detailing the implementation of the Law on the National Reserves;

Pursuant to the Decree No. 17/2010/ND-CP dated of the Government on property auction;

Pursuant to the Decree No. 215/2013/ND-CP dated December 23, 2013 of the Government defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;

At the proposal of the General Director of the General Department of State Reserves;

The Prime Minister promulgates the Circular guiding warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of application

This Circular guides warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities (excluding national reserve commodities for aids).

Article 2. Subjects of application

1. Ministries, sectors managing national reserve commodities;

2. National reserve units, organizations, enterprises being responsible for preservation of national reserve commodities

3. Organizations, individuals related to warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities;

Article 3. Interpretation of terms

Under this Circular, the following terms are construed as follows:

1. Warehousing of national reserve commodity is the warehousing of national reserve commodities implemented by competent agencies, including tasks since the decision of warehouse is issued until national reserve commodity is put into the warehouse.

2. Delivery of national reserve commodity is the delivery of national reserve commodity implemented by competent agencies, including tasks since the decision of delivery is issued until national reserve commodity is transported into the vehicle of the receiver at the gate of national reserve warehouse.

Article 4. Principles of warehouse and delivery

1. Be in accordance with the plan, decision issued by competent agencies;

2. Be in accordance with the type, quantity, quality, price, time and subjects as prescribed;

3. Be in accordance with orders, procedures and have enough documents as specified;

4. Be delivered and received on the means of the delivery side or the receiving side at the gate of state reserve warehouse or at the place decided by competent agencies;

5. Goods warehoused first shall be delivered first; goods warehoused later that want to be delivered first must be approved by competent agencies.

Chapter II

SPECIFIC PROVISIONS

Section 1

WAREHOUSING AND DELIVERY OF NATIONAL RESERVE COMMODITIES

Article 5. Cases of warehousing and delivery of national reserve commodities

1. Warehousing of national reserve commodities include the following cases:

a) Warehousing of national reserve commodities under plans and rotary exchange of national reserve commodities;

b) Internal transfer of national reserve commodities;

c) Warehousing of national reserve commodities for excessive commodity quantities upon actual inventory compared to those stated in the accounting books.

d) Other cases;

2. Delivery of national reserves includes the following cases:

a) Delivery of national reserve commodities under plans and rotary exchange of national reserve commodities;

b) Internal transfer of national reserve commodities;

c) Delivery of national reserve commodities for liquidation and destruction; delisting of detailed list of national reserve commodities;

d) Other cases;

Article 6. Warehousing and delivery of national reserve commodities under plans and rotary exchange of national reserve commodities

1. Organizing the implementation of the plans for warehousing, delivery and rotary exchange of national reserve commodities

Annually, pursuant to the decision of the Prime Minister on the plan of national reserve, the Ministers, heads of the sector or authorized person shall assign the target for units under its management; for national reserves under the management of the Ministry of Finance, the General Director of State Reserve shall assign the target for regional Department of State Reserve.

2. Implementation of warehousing, delivery and rotary exchange of national reserve commodities

a) Preparation of warehousing, delivery and rotary exchange of national reserve commodities

- Preparation of the warehouse: the warehouse must be in accordance with requirement on storing each kind of commodity. For enterprises receiving reserve contract, national reserve commodity must be stored in the warehouse, or in the container.

- Preparation of vehicles, equipment: vehicles, equipment used to transport commodity, scale, and equipment to test the quality of national reserve commodities must be prepared and tested;

- Preparation of vehicles, equipment to serve for prevention of natural disasters, fire, and fix arising problems;

- Preparation of human resources to transport national reserve commodities;

b) Implementation of receipt and delivery of national reserve commodities:

- Before receiving, delivering, national reserve units, organizations and individuals must test the quality of national reserve commodities for each kind of national reserve commodities as prescribed. It is not allowed to receive the commodity that fails to meet requirements on quality as stipulated.

- When receiving, delivering, national reserve units, organizations and individuals shall weight commodities to determine the quantities of commodity.

- National reserve units, organizations and individuals shall take notes, prepare documents of receipt and delivery and implement the reporting regime on receipt and delivery of national reserve commodities as stipulated.

Article 7. Internal transfer of national reserve commodities

1. Transferring national reserve commodities shall be applied in cases as stipulated under Clause 1 Article 3 of the law on national reserves.

2. Transfer of national reserve commodities

a) National reserve units shall prepare dossiers of transfer and sent to the competent agencies as stipulated under Article 12 of this Circular for consideration and decision. The dossier includes:

- Application of transfer made by national reserve units, of which clearly mentions the reasons of transfer;

- Transferring plan, of which it must be clearly mentioned: list, type, quantity, time, and delivery place, receipt place; form of selecting the unit that provides transportation; method of receiving and delivering commodities; estimated expenditures.

b) Within 10 days since receipt of the full documents, competent agencies as stipulated under Article 12 of this Circular shall consider and decide on transfer.

c) In the urgent cases that commodities must be transferred out of the natural disaster areas or unsafe areas, national reserve units shall be active in transferring commodities (even appointing units to transport commodities), at the same time report to the competent agencies as stipulated under Article 12 of this Circular to deal with arising problems and complete procedures as stipulated.

d) National reserve units that deliver commodities shall assume the prime responsibility and coordinate with national reserve units that receive commodities in completing procedures on delivering, receiving commodities; increasing or decreasing national reserve capital equivalent to the value of commodities delivered or received according to the current accounting regimes and make a minute of receiving, delivering commodities. The minute includes the following contents:

- Name, address of the deliverer;

- Name, address of the receiver;

- List, type, quantity, value of commodity, status of commodity;

- Time of delivery, receipt;

- Responsibility of the delivery party, receipt party;

- List of documents, dossiers;

- Signature, stamp of the delivery party, receipts party;

4. Units transferring national reserve commodity must report the progress and result of transfer to competent agencies as stipulated under Article 12 of this Circular. Ministers, heads of units managing national reserve commodity shall report to the Ministry of Finance (General Department of State Reserve) on internal transfer of national reserve commodity within 3 days since the decision on transfer is approved.

5. In the course of transferring national reserve commodities, in the case the commodity is excessive or short (even in the case there is a difference when scaling), units must make a minute to mention clearly the list, type, quantity, equivalent value; determine the reasons and responsibilities of organizations, individuals; report to competent agencies as stipulated by current regulations.

Article 8. Warehousing more quantity of national reserve commodities for excessive commodity quantities upon actual inventory compared to those stated in the accounting books.

1. When drawing up an inventory for national reserve commodities, actual quantity of national reserve commodities is greater than accounting quantity; national reserve units shall make a minute and report to the competent agencies on deciding to warehouse more national reserve commodities due to the differences between the actual quantities and accounting quantity.

The minute should be clearly mentioned the list, type, excessive amount of commodity, time, signatures and stamped by national reserve units.

2. Dossier, procedures to get more national reserve commodity shall be implemented according to current regulations on dossiers, documents to get more national reserve commodities.

Article 9. Warehouse national reserve commodities in other cases

1. Warehousing national reserve commodities in other cases include:

a) Warehousing excessive national reserve commodities after delivering;

b) Warehousing national reserve commodities compensated by organizations, individuals when the loss is over the limit;

c) Warehousing national reserve commodities in other cases;

2. Documents, procedures to warehouse more national reserve commodities in other cases shall be implemented according to current regulations.

Article 10. Delivering national reserve commodities in case of liquidation, destruction, delisting of detailed national reserve commodities

1.  The delivery of national reserve commodities in case of liquidation, destruction, delisting of detailed national reserve commodities shall be implemented according to Article 14, 15, 16 of Decree No. 94/2013/ND-CP dated August 21, 2013, detailing the implementation of the Law on the National Reserves.

2. National reserve units that have commodities damaged or degenerated in quality under current technical standards when being liquidated, demolished and delisted detailed lists of national reserve commodities must send documents to ministries, sectors managing national reserve commodities. Documents for liquidation, destruction, delist include:

a) Application for liquidation, destruction and delist of detailed lists of national reserve commodities, of which it must clearly mention the list, type, quality, price, total value, time of warehousing, estimated time for liquidation, destruction, delist of detailed lists of national reserve commodities;

b) National reserve commodities which are demolished according to the law on environmental protection, it must be enclosed with opinions of related agencies;

3. Within 30 days since the full receipt of dossiers, Ministers, heads of sectors managing national reserve commodities shall summarize, get opinions from the Ministry of Finance before making decision or report to the Prime Minister to decide on liquidation, destruction or delisting national reserve commodities;

4. Ministers, heads of sectors managing national reserve commodities shall send the decision and report on the progress of liquidation, destruction or delisting national reserve commodities to the Ministry of Finance (General Department of State Reserve) for supervision and management;

5. Based on decisions of relevant agencies, national reserve units shall implement procedures to reduce inventory, reduce national reserve capital according to current accounting regime of national reserves.

Article 11. Stop warehousing, delivery of national reserve commodities

1. Warehousing, delivery of national reserve commodities shall be stopped when there is adjustment in price under method of public direct purchase, selling from all subjects or under the decision of competent agencies.

2. Decision on stopping warehousing, delivery of national reserve commodities shall be notified to the national reserve units by fax, email; at the same time send the original one by dispatch.

3. Stop warehousing, delivery of national reserve commodities

Based on decision of competent agencies, the national reserve units shall implement the following steps:

a) To notify to the provider, receiver on contents of the decision on stopping warehousing, delivery of national reserve commodities;

b) To set up the team to count commodities; participants in the team must be decided by the head of national reserve unit;

c) The team shall make a minute of checking, determining the quantity of commodities warehoused and delivered at the time of stopping warehousing; contrast money and commodities;

4. When there is new decision from competent agencies, national reserve units shall warehouse, deliver national reserve commodities as stipulated.

5. Heads of national reserve unit tasked to warehouse, deliver national reserve commodities shall be responsible before the law on documents checked in the minute.

Article 12. Competence to decide on warehouse, delivery of national reserve commodity

1. Ministers, sectors managing national reserve commodities or authorized persons according to the law shall decide on warehouse, delivery of national reserve commodity under its management.

2. General Director of State Reserve shall decide on warehouse, delivery of national reserve commodities directly managed by regional department of state reserves.

Section 2

PURCHASE OF NATIONAL RESERVE COMMODITIES

Article 13. Purchase of national reserve commodities according to the law on bidding

1. Annually, based on the plan approved by competent agencies, units assigned to purchase national reserve commodities shall set up plans to purchase national reserve commodities as stipulated by the law on bidding and submit to the competent agencies for approval;

2. Competence in bidding the purchase of national reserve commodities

a) Bidding the purchase of national reserve commodities managed by Ministries, sectors:

- Competent persons are ministers, heads of sectors managing national reserve commodities or persons authorized by ministers, heads of sectors as stipulated by the law on bidding;

- Bases on organizational structure, management capability, ministers, heads of sectors shall decide on assigning tasks for units, organizations under its management as stipulated by the law.

b) Bidding the purchase of national reserve commodities managed by the Ministry of Finance:

- Competent person is the General Director of State Reserve.

- Bases on management capability of organizational structure, the General Director of State Reserve shall decide on assigning tasks for units, organizations under its management as stipulated by the law.

c) Tasks, rights of competent persons, investors and bidder shall be implemented as stipulated in the bidding law and other guidelines of competent agencies.

3. Orders, procedures of bidding the purchase of national reserve commodities shall be implemented according to the law on bidding, the law on national reserve and other guidelines of competent agencies. For purchasing national reserve commodities of the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security, it shall be implemented according to the law on bidding and specific regulations on purchasing goods, assets in army force and public security force issued by the Minister of National Defense and Minister of Public Affairs.

Article 14. Purchasing national reserve commodities directly from all subjects

1.  Purchasing national reserve commodities directly from all subjects shall be applied for purchasing paddy for national reserve.

2. General Director of State Reserve shall approve the plan of purchasing paddy by method of purchasing directly from all subjects.

3. Orders, procedures

a) Based on tasks, time of harvesting, the Department of State Reserve shall set up plans to purchase directly from all subjects, and submit to the General Director of State Reserve for approval. The plan includes the following contents:

- Number, quality and place of purchasing;

- Price: based on the quality of paddy, market price at the time of purchasing, Department of State Reserve shall submit to the General Director of State Reserve for approval of specific price but it shouldn’t be exceed the maximum price decided by the Ministry of Finance;

- Time of posting the plan of purchasing paddy, time of finishing the plan;

b) Based on the approved plan, the unit tasked to purchase national reserve commodities publishes the purchase plan on a newspaper for three consecutive issues or notify on television for three consecutive times in three days and posts it up at the paddy-purchasing locations; and organizes the purchase strictly according to the plan and at the quoted price.

c) The Director of State Treasure shall organize to purchase enough paddies and ensure the quality, avoid loss and shall be responsible before the law and before the General Director of State Reserve on implementing the plan.

Section 3

SELLING OF NATIONAL RESERVE COMMODITIES

Article 15. Auction plan of national reserve commodities

1. Auction plan is set up for the entire of national reserve commodities in the year or for each decision assigned for each kind of commodity.

2. Auction plan of national reserve commodity includes the following contents:

a) Determining the list, type, quantity of assets to be auctioned;

Unit of national reserve commodity selling for auction is quantity of national reserve commodities that have the same type, code.

b) Starting price of each asset to be auctioned;

c) Pre-paid amount of money for each asset to be auctioned;

d) Time to organize the auction;

dd) Time limit and method of payment;

e) Place, time limit and method of delivery;

g) Other issues (if any);

Article 16. Competence in auction of national reserve commodities

1. For reserve commodities managed by ministries, sectors:

Ministers, heads of sectors or authorized persons shall approve the auction plan; decide on setting up the Board of Auction in the case it fails to hire a professional auction organization; deal with complaints, suggestions in the auction;

2. For reserve commodities managed by the Ministry of Finance:

a) The General Director of State Reserve shall approve the auction plan; decide on setting up the Board of Auction in the case it fails to set up a professional auction board; deal with complaints, suggestions in the auction;

b) Director of Regional State Reserve shall submit to the General Director of State Reserve for approval of the auction plan; decide on selecting the professional auction organizations; submit to the General Director of State Reserve the decision on setting up the Board of Auction in the case it fails to hire a professional auction organization; deal with complaints, suggestions in the auction.

Article 17. Sign up the auction of national reserve commodities

1. Signing up the auction of national reserve commodities shall be implemented according to the law on auction. Persons who sign up the auction are individuals, organization are not in the following subjects:

a) Persons that are not permitted signing up the auction as stipulated by the law on auction;

b) Persons working related to national reserve; wife or husband, father, mother, brothers, sisters of the heads or deputy head of the national reserve units;

2. Persons who sign up the auction shall be provided with information, documents related to commodities to be auctioned; must pay for the fee of signing up the auction as stipulated by the law on charges and fees and an amount of money prepaid for professional auction organizations before the auction happens.

The prepaid amount of money shall be negotiated between the professional auction organization and person who sell the auctioned asset but it shouldn’t be at minimum of 1% and at maximum of 15% of starting price of auctioned assets (don’t pay interest in the time of deposit).

In the case that person who sign up the auction are more than auctioned national assets, the prepaid amount of money must be equal to the prepaid money of units attended the auction.

3. The prepaid amount of money shall be implemented as follows:

a) If the persons who sign up the auction purchase national reserve commodities, the prepaid amount of money shall be deducted in the money that they have to pay for the commodity; if they don’t purchase the commodity, the prepaid amount of money shall be returned right after the auction finishes;

b) If the persons who sign up the auction but don’t join the auction and they are not in the force majeure; at the auction, persons who pay the highest price withdraw the price that is paid before the auction or the administrator declares the person purchasing national reserve commodities, the prepaid amount of money shall belong to the auction organization or national reserve units that have national reserve commodities sold (in the case of setting up the board of auction);

c) At the auction, when the administrator of the auction declares the person who purchases national reserve commodities, but this person refuses to purchase, the prepaid amount of money shall belong to the national reserve units that have reserve commodities sold and be used to compensate for reasonable expenses related to the auction of national reserve commodities; the residual shall be submitted into the state budget.

Article 18. Organizing the auction of national reserve commodities

1. Selecting professional auction organizations

a) National reserve units must publish information on selecting professional auction organizations on media right after the auction plan is approved. Notification must be done at least twice.

b) Selecting professional auction organizations must be done based on capacity, experience and fee for auction;

c) Units that have national reserve sold shall sign auction contract with professional auction organization that are selected.

2. Setting up the board of auction

a) Board of auction for national reserve commodities shall be set up in the case it fails to select a professional auction organization.

b) Board of auction includes:

- Head of unit selling national reserve commodities shall be the chairman, directing the auction and sign the auction minute;

- Representative of financial agencies, representative of judicial agencies;

- Representative of professional agencies of national reserve units;

- Representative of competent agencies deciding on selling national reserve commodities (if any);

c) Regulations on auction, rights and responsibilities of professional auction organization shall be implemented according to the law on auction;

3. Orders of organizing the auction

Orders, procedures of organizing the auction shall be implemented in accordance with the law on auction;

4. Documents for selling national reserve commodities

a) The auction minute;

b) Contract of purchasing, selling national reserve commodities;

c) Documents showing that commodities are fully paid

d) Receipt of selling national reserve commodities;

dd)  Attached documents, technical documents (if any);

Article 19. Contract of purchasing and selling national reserve commodities that are auctioned

1. Contract of purchasing and selling national reserve commodities shall be signed between the purchaser and national reserve units that have commodities auctioned.

The time limit to sign contract shall be agreed between parties, but no later than 05 working days since the finishing day of the auction;

If it is over the time limit above, the purchaser doesn’t sign the purchase contract; doesn’t guarantee the contract or sign the contract but hasn’t paid for the commodities within the time limit, it shall be considered as refusal to purchase commodities;

2. Contract of purchasing, selling national reserve commodities includes the following contents:

a) Name, address of national reserve units selling national reserve commodities;

b) Name of the person who administrates the auction or the Board of auction;

c) Name, address, account number of organizations, individuals purchasing national reserve commodities;

d) Time, place of selling national reserve commodities;

dd) List, type, quantity of national reserve commodities;

e) Starting price of national reserve commodities;

h) Time for payment, method of payment. Time payment is within 3 days since the contract is signed.

i) Time, place of delivery, warehousing national reserve commodities. Time of warehousing, delivery is no later than 15 days since the purchaser fully pays for commodities;

k) Responsibilities of each party due to violation of obligations;

3. Contract liquidation: within 05 days since two parties complete the warehousing, delivery.

Article 20. Determination of unsuccessful auction

1. The auction shall be considered to be unsuccessful in the following cases:

a) There is no participant in auction;

b) The highest price is lower than starting price;

2. If the first auction is unsuccessful, units selling national reserve commodities shall coordinate with professional auction organizations to organize the second auction. It shall be implemented as the first auction; if the second auction is still unsuccessful, units that have commodities auctioned must report to competent persons to decide on payment methods as stipulated under Clause 2 Article 23 of this Circular.

Section 4

SELLING NATIONAL RESERVE COMMODITIES UNDER DESIGNATED SALE METHOD

Article 21. Conditions for designated sale

National reserve commodities to serve defense and security can be put on designated sale only for defense and security purposes.

Article 22. Orders of designated sale

1. The unit tasked to sell national reserve commodities draws up a plan for designated sale and submits it to the Ministry of National Defense, Ministry of Public Security for approval;

Contents of the plan for designated sale include: list, quantity, quality of national reserve commodities; selling units, purchasing units, sale place, sale time and other contents;

2. For national reserve commodities that are designated for sale under this Article, notification in the mass media is not required;

3. The unit tasked to sell national reserve commodities shall organize the sale of national reserve commodities strictly according to the approved plan;

4. Documents of selling national reserve commodities under designated sale shall be implemented according to current regulations on documents of selling national reserve commodities.

Section 5

NATIONAL RESERVE COMMODITIES PUT ON PUBLIC DIRECT SALE TO ALL SUBJECTS

Article 23. Conditions on public direct sale to all subjects

Annually, the national reserve units shall base on the plan of rotary exchange of national reserve commodities; base on national technical standards on state reserve for each type of commodity to submit to competent persons as stipulated under Article 24 of this Circular for approval of the plan on public direct sale to all subjects for commodities as stipulated under Clause 2 Article 46 of the law on national reserve, including:

1. Paddy, vaccines, germicide chemicals, plant protection drugs, plant seeds and white salt;

2. National reserve commodities which must be auctioned but cannot be sold after two unsuccessful auctions.

Article 24. Competence to approve the plan on public direct sale to all subjects

1. For national reserve commodities managed by ministries, sectors

Ministers, heads of sectors or authorized persons shall approve the plan on public direct sale to all subjects;

2. For national reserve commodities managed by the Ministry of Finance

The General Director of State Reserve shall approve the plan on public direct sale to all subjects;

Article 25. Orders of public direct sale to all subjects

1. The Units tasked to sell national reserve commodities shall make a plan public direct sale to all subjects and submit to the competent agencies as stipulated under Article 24 of this Circular for approval.

2. Contents of the plan on public direct sale to all subjects include:

a) Quantity, quality, list and place of selling national reserve commodities;

b) Sale price of national reserve commodities: based on the quality of commodities, market price at the time of submitting to the ministers, heads of sectors (for commodities managed by ministries and sectors), to the General Director of State Reserve (for commodities managed by the Ministry of Finance), the national reserve unit shall decide the selling price but it must not be lower than the minimum price decided by the Ministry of Finance. If commodities cannot be sold after two unsuccessful auctions, the price for public direct sale to all subjects must not be lower than the starting price of the auction.

c) Time of publishing, notifying, posting the plan of selling national reserve commodities.

d) Time of opening the warehouse to sell national reserve commodities;

dd) Time of finishing the sale of national reserve commodities;

3. The unit tasked to sell national reserve commodities publishes the sale plan on a newspaper for three consecutive issues or on television for three consecutive times in three days and posts it up at the sale locations on sale plan.

4. The unit tasked to sell national reserve commodities shall follow the selling procedures as follows:

a) To check quality of commodity before selling;

b) To sell commodities in accordance with the time as stipulated; collecting money first and delivering later;

c) To write the receipt, documents as stipulated, contrast money and commodity within the day;

d) To implement the reporting regime as stipulated.

Section 6

REPORTING REGIME, INSPECTION, SUPERVISION

Article 26. Reporting regime

1. Responsibilities of reporting

a) For national reserve commodities managed by ministries, sectors:

- The national reserve units: organizations, enterprises being responsible for preservation of national reserve commodities shall report to ministers, heads of sectors on warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities as stipulated under Point b Clause 2 of this Article.

- Ministries, sectors managing national reserve commodities shall report on warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities to the Ministry of Finance (General Department of State Reserve) before the 25thof the first month of the next quarter (for quarter report), before January 31 (for annual report).

b) For national reserve commodities managed by the Ministry of Finance:

- Department of State Reserve shall report to the General Department of State Reserve on warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities under forms as stipulated under Point a, b Clause 2 of this Article.

- Quarterly, the General Department of State Reserve shall summarize to report to the Ministry of Finance on warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities under the management of the Ministry of Finance;

c) Annually, the General Department of State Reserve shall summarize warehousing, delivery; purchasing and selling of national reserve commodities and report to the Ministry of Finance to submit to the Prime Minister as stipulated under Point c Clause 2 of this Article.

2. Form and time of reporting

a) Report on daily warehousing, delivery, purchasing and selling by email or phone;

b) Report in writing within 10 days after finishing warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities;

c) The General Department of State Reserve shall report to the Ministry of Finance quarterly (before the 30thof the first month of the next quarter), annually (before February 28 of the next year).

Article 27. Inspection regime on warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities

1. Inspection regime

a) Annually or in urgent circumstances, ministries, sectors managing national reserve commodities shall inspect and handle with violations under its competence in the process of warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities under its management and report to the Ministry of Finance (the General Department of State Reserve).

b) The General Department of State Reserve, units under the management of the Ministry of Finance shall supervise, inspect and handle with violations under its competence in the process of warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities for ministries, sectors managing national reserve commodities and regional department of state reserve.

c) Annually, the General Department of State Reserve shall summarize the results of inspection, handling with violation from ministries, sectors and from the General Department of State Reserve to report to the Ministry of Finance as stipulated.

2. Professional inspector under the General Department of State Reserve shall inspect the process of warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities at regional department of state reserve and ministries, sectors managing national reserve commodities as stipulated under the law on national reserve and the law on inspection.

Chapter III

IMPLEMENTATION ORGANIZATION

Article 28. Responsibilities of units under the management of Ministry of Finance

1. Responsibilities of the General Department of State Reserve

a) Be responsible before the Ministry of Finance on management of purchasing, selling state reserve under the management of Ministry of Finance;

b) To direct, guide Department of State Reserve on purchasing, selling State Reserve as prescribed under this Circular;

c) To train, enhance skills, profession, and regulations on warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities for officers of the national reserve sector;

d) To inspect warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities as stipulated under Article 27 of this Circular.

dd) To summarize warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities nationwide and report to the Ministry of Finance as stipulated under Article 26 of this Circular.

2. Responsibility of the units under the management of the Ministry of Finance

Departments under the management of the Ministry of Finance upon its functions and tasks shall coordinate with the General Department of State Reserve to implement, guide and inspect the implementation of warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities as stipulated under this Circular.

Article 29. Responsibilities of Ministries, sectors managing national reserves

1. To direct, guide and check units on compliance with regulations under this Circular;

2. To comply with reporting regimes as stipulated under Article 26, Point a Clause 1 Article 27 of this Circular;

3. To coordinate with the Ministry of Finance (General Department of State Reserve) to popularize regulations on warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities.

Article 30. Effect

1. This Circular takes effect from August 01, 2015.

2. To annul the Decision No. 62/2007/QD-BTC dated July 17, 2007 of the Ministry of Finance promulgating regulations on warehousing, delivery of national reserve for foods; Decision No. 91/2007/QD-BTC dated October29, 2007 of the Ministry of Finance on amending and supplementing the Decision No. 62/2007/QD-BTC dated July 17, 2007 of the Ministry of Finance; Decision No. 97/2007/QD-BTC dated December 2007 of the Minister of Finance on promulgating the Regulation on warehousing and ex-warehousing of supplies and equipment from the national reserves directly managed by the National Reserves Administration; Circular No. 25/2011/TT-BTC dated February 25, 2011 of the Ministry of Finance regulating on sale auction of national reserve commodities; Circular No. 211/2009/TT-BTC dated November 06, 2009 of the Ministry of Finance regulating on auction of purchasing national reserve commodities in state reserve units; regulations on warehousing, delivery, purchasing and selling of national reserve commodities as stipulated under Circular No. 143/2007/TT-BTC dated December 03, 2007 of the Ministry of Finance;

Any problems arising in the course of implementation should be reported to the Ministry of Finance for research and settlement.

For Minister

Deputy Minister

Nguyen Huu Chi

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Circular 89/2015/TT-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Quyết định 424/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ bổ sung Phụ lục Danh mục và phân công cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV kèm theo Quyết định 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận 19-KL/TW của Bộ Chính trị và Đề án Định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV

Hành chính, Tư pháp-Hộ tịch