Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT về vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT
Cơ quan ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 33/2014/TT-BNNPTNT |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Lê Quốc Doanh |
Ngày ban hành: | 30/10/2014 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Xuất nhập khẩu, Nông nghiệp-Lâm nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Ngày 30/10/2014, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật, quy định vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh vào Việt Nam phải được kiểm tra nhanh chóng, phát hiện chính xác đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam và sinh vật gây hại lạ trên vật thể.
Trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, nếu phát hiện lô vật thể không bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật; đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ, cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa theo quy định của pháp luật. Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản, đồng thời nêu rõ lý do cho chủ vật thể biết.
Một nội dung đáng chú ý khác là quy định về kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu. Theo đó, sinh vật có ích, hom giống, cây giống, củ giống, cành ghép và mắt ghép phải qua kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu theo kết quả phân tích nguy cơ địch hại. Thời gian kiểm tra, theo dõi kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu đối với chồi, hom, cành, mắt ghép; cây và củ giống lần lượt là 01 - 02 năm; 06 - 12 tháng và 01 chu kỳ sinh trưởng. Riêng đối với sinh vật có ích, thời gian kiểm tra, theo dõi sau nhập khẩu ít nhất là 01 thế hệ.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015.
Xem chi tiết Thông tư33/2014/TT-BNNPTNT tại đây
tải Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT
BỘ NÔNG NGHIỆP Số: 33/2014/TT-BNNPTNT |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2014 |
THÔNG TƯ
Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh
và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật
_____________________
Căn cứ Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật số 41/2013/QH13;
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.
QUY ĐỊNH CHUNG
Thông tư này quy định về trình tự, thủ tục và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, xuất khẩu và quá cảnh đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu.
Trường hợp Việt Nam ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về kiểm dịch thực vật có quy định khác thì việc kiểm dịch thực vật thực hiện theo điều ước quốc tế đó.
Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có hoạt động nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh và sau nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật (sau đây gọi là vật thể) tại Việt Nam.
Trong thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
Chủ vật thể phải nộp phí, lệ phí kiểm dịch thực vật theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU
Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật.
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ thì yêu cầu chủ vật thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:
Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật hoặc trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch biết.
Sau khi có Giấy tạm cấp kết quả, lô hàng được phép vận chuyển về kho bảo quản và chỉ được đưa ra sản xuất, kinh doanh sau khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa. Căn cứ kết quả kiểm tra toàn bộ lô vật thể, cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
Cục Bảo vệ thực vật thông báo cho cơ quan kiểm dịch thực vật có thẩm quyền của nước xuất khẩu trong các trường hợp sau:
Cơ quan kiểm dịch thực vật thông báo cho chủ vật thể hoặc cơ quan khác có liên quan trong những trường hợp sau:
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU
Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm kiểm dịch tại cơ sở sản xuất, nơi xuất phát, nơi bảo quản ở sâu trong nội địa hoặc cửa khẩu xuất và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể.
Việc kiểm tra lô vật thể được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 7 của Thông tư này.
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM DỊCH THỰC VẬT QUÁ CẢNH
Trường hợp chủ vật thể nộp bản sao chụp thì phải nộp bản chính trước khi được cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa cho lô vật thể.
Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật nhập khẩu tại cơ quan kiểm dịch thực vật.
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Thông tư này.
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:
Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở, khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
Kiểm tra tình trạng bao gói và độ nguyên vẹn của lô hàng; Phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.
Trường hợp tình trạng bao gói của lô vật thể không đảm bảo thì chủ vật thể phải bao gói lại.
KIỂM DỊCH THỰC VẬT SAU NHẬP KHẨU
Kiểm tra sinh vật gây hại tiềm ẩn được xác định trong báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại.
Kiểm tra độ thuần, tính chuyên tính ký chủ trong khu nhân nuôi cách ly. Đối với côn trùng, nhện có ích còn kiểm tra thêm chỉ tiêu về ký sinh bậc 2.
Kiểm tra sơ bộ tình trạng của lô vật thể; ghi sổ các thông tin liên quan.
Toàn bộ lô vật thể được gieo trồng trong khu cách ly kiểm dịch thực vật. Điều kiện khu cách ly thực hiện theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
Áp dụng phương pháp chăm sóc phù hợp đối với từng loại giống đảm bảo cây phát triển tốt và tạo điều kiện thuận lợi nhất để sinh vật gây hại biểu hiện triệu chứng;
Kiểm tra định kỳ và đột xuất tất cả số cây được gieo trồng;
Thu thập các mẫu cây có biểu hiện bất thường, mẫu sinh vật gây hại, triệu chứng gây hại để giám định tác nhân gây bệnh trong phòng thí nghiệm.
Kiểm tra toàn bộ số cá thể để đánh giá độ thuần;
Kiểm tra, xác định tính chuyên tính ký chủ của lô vật thể;
Đối với côn trùng, nhện có ích: kiểm tra, theo dõi hàng ngày tình trạng lô vật thể, thu thập các cá thể bị chết để kiểm tra ký sinh bậc 2.
Khi hết thời gian theo dõi theo quy định, cơ quan kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu báo cáo kết quả kiểm tra để Cục Bảo vệ thực vật xem xét, quyết định.
Thời gian kiểm tra, theo dõi kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu đối với từng loại giống cây trồng và sinh vật có ích như sau:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015.
Thay thế Thông tư số 65/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật. Bãi bỏ mẫu giấy 3, 7, 8, 9, 10, 11 tại phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 14/2012/TT-BNNPTNT ngày 27/03/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn hồ sơ nghiệp vụ kiểm dịch thực vật.
Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Phụ lục I: Mẫu Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------
…………, ngày…… tháng…… năm……
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT (*)
Kính gửi: ……………………(**)…………………
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại:…………………………….Fax/E-mail:
Số Giấy CMND: Ngày cấp:…………… Nơi cấp:……………
Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng nhập khẩu sau (***):
1. Tên hàng: …………………………………..Tên khoa học:......................................
Cơ sở sản xuất: ..................................................................................................
Mã số (nếu có):....................................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................
2. Số lượng và loại bao bì: ..................................................................................
3. Khối lượng tịnh:…………………………………..Khối lượng cả bì:.........................
4. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr...): ...................................
5. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu:.............................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................
6. Nước xuất khẩu:..............................................................................................
7. Cửa khẩu xuất:.................................................................................................
8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu:............................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................
9. Cửa khẩu nhập:................................................................................................
10. Phương tiện vận chuyển:................................................................................
11. Mục đích sử dụng: ........................................................................................
12. Giấy phép kiểm dịch nhập khẩu (nếu có):.........................................................
13. Địa điểm kiểm dịch: .......................................................................................
14. Thời gian kiểm dịch:.......................................................................................
15. Số bản Giấy chứng nhận kiểm dịch cần cấp: ..................................................
16. Nơi hàng đến:................................................................................................
Chúng tôi xin cam kết: Bảo quản nguyên trạng hàng hóa nhập khẩu, đưa về đúng địa điểm, đúng thời gian được đăng ký và chỉ đưa hàng hóa ra lưu thông sau khi được quý Cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch (****).
|
Tổ chức cá nhân đăng ký
|
Xác nhận của Cơ quan Kiểm dịch
Đồng ý đưa hàng hóa về địa điểm: ……………………………………………….. để làm thủ tục kiểm dịch vào hồi……giờ ngày……tháng……năm……
Lô hàng chỉ được thông quan sau khi có Giấy chứng nhận kiểm dịch
|
Vào sổ số…………, ngày…tháng…năm… …………………(*)………………… (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
Xác nhận của Cơ quan Hải quan
(trong trường hợp lô hàng không được nhập khẩu)
Lô hàng không được nhập khẩu vào Việt Nam vì lý do:.........................................
...........................................................................................................................
|
…………, ngày…tháng…năm… Chi cục Hải quan cửa khẩu……………………… (Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên) |
_________________
(*) Đăng ký theo Mẫu này được thể hiện trên 2 mặt của tờ giấy khổ A4;
(**) Tên cơ quan Kiểm dịch;
(***) Phải có đầy đủ các tiêu chí theo đúng thứ tự và khai các tiêu chí thích hợp đối với lô hàng;
(****) Cam kết này chỉ ghi khi đăng ký kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu;
Lưu ý: Cá nhân đăng ký không có con dấu phải ghi rõ số Giấy chứng minh nhân dân, ngày tháng và nơi cấp.
Phụ lục II: Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh
và vận chuyển nội địa
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………, ngày …… tháng …… năm …… |
GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH THỰC VẬT
NHẬP KHẨU, QUÁ CẢNH VÀ VẬN CHUYỂN NỘI ĐỊA
Số: ………/KDTV
Cấp cho: ............................................................................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................
Điện thoại:...........................................................................................................
CĂN CỨ CẤP GIẤY:
□ Giấy phép kiểm dịch thực vật (KDTV) nhập khẩu số ……… ngày…/…/…;
□ Giấy đăng ký KDTV; □ Giấy chứng nhận KDTV của nước xuất khẩu;
□ Kết quả kiểm tra, phân tích giám định trong phòng thí nghiệm;
□ Dấu xử lý vật liệu đóng gói bằng gỗ của nước xuất khẩu;
□ Căn cứ khác: ...................................................................................................
CHỨNG NHẬN:
Những vật thể thuộc diện KDTV (vật thể) sau đây: ................................................
Số lượng: ...........................................................................................................
Khối lượng: ………………………………(viết bằng chữ)...........................................
Phương tiện vận chuyển:......................................................................................
Nơi đi: ................................................................................................................
Nơi đến: .............................................................................................................
□ Chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam;
□ Phát hiện loài ………………….. là đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam. Lô vật thể đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại trên;
□ Phát hiện sinh vật gây hại lạ. Lô vật thể đã được xử lý đảm bảo tiêu diệt triệt để sinh vật gây hại lạ trên;
□ Lô vật thể trên được phép chở tới:………………………………………………………..
QUY ĐỊNH MỘT SỐ ĐIỀU KIỆN TRONG KHI GỬI VÀ NHẬN HÀNG:
□ Lô vật thể được phép gieo trồng, sử dụng tại địa điểm quy định trên;
□ Lô vật thể được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo lộ trình trên và phải tuân thủ mọi quy định về KDTV quá cảnh của Việt Nam;
□ Báo ngay cho cơ quan KDTV/Bảo vệ thực vật nơi gần nhất khi phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam (trong quá trình bốc dỡ, vận chuyển, sử dụng, gieo trồng, □ .);
□ Điều kiện khác: ………………………………………………………………………………
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
Ghi chú: Chủ vật thể không được chở lô vật thể đến địa điểm khác nếu không được phép của cơ quan KDTV.
Phụ lục III: Mẫu Giấy tạm cấp kết quả kiểm dịch thực vật
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
(TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN) |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ………, ngày …… tháng …… năm …… |
GIẤY TẠM CẤP KẾT QUẢ KIỂM DỊCH THỰC VẬT
Số: ………/KDTV
Cấp cho: ............................................................................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................
Tên vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật:.............................................................
Số lượng: ………………………... (viết bằng chữ)...................................................
Khối lượng: ……………………… (viết bằng chữ)...................................................
...........................................................................................................................
Địa điểm để hàng:................................................................................................
Ngày kiểm tra:.....................................................................................................
Kết quả kiểm dịch thực vật (KDTV): .....................................................................
1. Vật thể nhập khẩu:
□ Chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ. Lô vật thể được phép bốc dỡ và vận chuyển đến …………………………; Trong quá trình bốc dỡ và vận chuyển, nếu phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ thì chủ vật thể phải thực hiện ngay các biện pháp xử lý theo quy định về KDTV;
□ Kiểm tra bên ngoài lô hàng, chưa phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật, đối tượng phải kiểm soát của Việt Nam hoặc sinh vật gây hại lạ. Lô vật thể được phép vận chuyển đến ………………………….. Chủ vật thể phải báo ngay cho Chi cục KDTV vùng ………… để hoàn tất thủ tục KDTV;
2. Vật thể xuất khẩu:
□ Lô vật thể đã được kiểm dịch và đủ điều kiện xuất khẩu;
□ Được phép vận chuyển lên tàu.
Chủ vật thể phải nộp Giấy chứng nhận KDTV chính thức cho cơ quan Hải quan để thay thế cho Giấy tạm cấp này ngay sau khi được cơ quan KDTV cấp.
Có giá trị từ ngày ___ / ___ /____ đến ngày ___ / ___ /____
|
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN |
Phụ lục IV: Mẫu Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật xuất khẩu hoặc tái xuất khẩu
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
…………, ngày……tháng……năm……
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT XUẤT KHẨU/TÁI XUẤT KHẨU
Kính gửi: …………………………………………………
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký:
Địa chỉ:
Điện thoại: ………………… Fax/E-mail:
Số Giấy CMND: Ngày cấp: …………… Nơi cấp: …………..
Đề nghị quý cơ quan kiểm dịch lô hàng xuất khẩu sau:
1. Tên hàng: …………..…………. Tên khoa học:.....................................................
Cơ sở sản xuất: ..................................................................................................
Mã số (nếu có):....................................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................
2. Số lượng và loại bao bì: ..................................................................................
3. Khối lượng tịnh: ………………………….. Khối lượng cả bì:.................................
4. Ký mã hiệu, số hợp đồng hoặc LC: ..................................................................
5. Phương tiện chuyên chở: ................................................................................
6. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu: ............................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................
7. Cửa khẩu xuất: ................................................................................................
8. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ...........................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................
9. Cửa khẩu nhập: ...............................................................................................
10. Nước nhập khẩu:............................................................................................
11. Mục đích sử dụng: ........................................................................................
12. Địa điểm kiểm dịch: .......................................................................................
13. Thời gian kiểm dịch:.......................................................................................
14. Địa điểm, thời gian giám sát xử lý (nếu có):.....................................................
...........................................................................................................................
Số bản Giấy chứng nhận KDTV cần cấp: …………… bản chính; ………… bản sao .
Vào sổ số: ……………… ngày ……/……/……
Cán bộ KDTV nhận giấy đăng ký |
Tổ chức, cá nhân đăng ký |
Phụ lục V: Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Phụ lục VI: Mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật tái xuất khẩu
(Ban hành kèm theo Thông tư số 33/2014/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 10 năm 2014
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem bản dịch TTXVN.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây