Thông tư 03TM/XNK của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện quyết định số 864/TTg ngày 30.12.1995 về chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất nhập khẩu năm 1996

thuộc tính Thông tư 03TM/XNK

Thông tư 03TM/XNK của Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện quyết định số 864/TTg ngày 30.12.1995 về chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất nhập khẩu năm 1996
Cơ quan ban hành: Bộ Thương mại
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:03TM/XNK
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Tạ Cả
Ngày ban hành:25/01/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 03TM/XNK

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 03TM/XNK NGÀY 25 THÁNG 01 NĂM 1996 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 864/TTg NGÀY 30-12-1995 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH MẶT HÀNG VÀ ĐIỀU HÀNH CÔNG TÁC XUẤT NHẬP KHẨU NĂM 1996 

Ngày 30-12-1995, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 864/TTg về chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất nhập khẩu năm 1996.

Căn cứ Nghị định số 89/CP ngày 15-12-1995 của Chính phủ và các văn bản pháp quy khác;

Bộ Thương mại hướng dẫn thực hiện Quyết định số 864/TTg của Thủ tướng Chính phủ như sau:

I. QUẢN LÝ HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU:
Việc quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá năm 1996 thực hiện theo quy định được ghi từ Điều 1 đến Điều 10 của Quyết định 864/TTg. Trong đó một số điểm được hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Về xuất khẩu gạo: Sau khi bàn thống nhất với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hiệp hội xuất nhập khẩu lương thực Việt Nam và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý, Bộ Thương mại chỉ định danh sách các doanh nghiệp có trách nhiệm trực tiếp xuất khẩu gạo năm 1996 theo Phụ lục 1 Thông tư này.
Tổng công ty lương thực miền Bắc tham gia xuất khẩu gạo trả nợ theo cơ chế hiện hành và xuất khẩu gạo bằng phương thức mậu dịch theo kế hoạch được giao.
Công ty nhập khẩu tỉnh Thái Bình được tham gia xuất khẩu gạo trả nợ theo cơ chế hiện hành và xuất khẩu gạo miền Bắc bằng phương thức mậu dịch.
Đối với 2 trường hợp trên Bộ Thương mại có hướng dẫn riêng.
2. Về nhập khẩu hàng tiêu dùng: Việc nhập khẩu hàng tiêu dùng nói trong Điều 4 Quyết định 864/TTg, được hướng dẫn cụ thể trong Phụ lục 2 của Thông tư này.
3. Việc nhập khẩu ô tô, xe 2 bánh gắn máy và linh kiện xe các loại:
3.1. Ô tô: 20.000 chiếc bao gồm cả linh kiện để lắp ráp; trong đó:
a) Ô tô dưới 12 chỗ ngồi 5.000 chiếc (trong số này có 3.500 bộ linh kiện các loại để lắp ráp và 1.500 xe nguyên chiếc mới hoặc đã qua sử dụng).
b) Các loại ô tô khác: 15.000 chiếc (trong số này có 5.000 bộ linh kiện xe các loại để lắp ráp và 10.000 xe nguyên chiếc).
c) Điều hành nhập khẩu ô tô nguyên chiếc và linh kiện để lắp ráp như sau:
c.1) Đối với ô tô nguyên chiếc (mới hoặc đã qua sử dụng):
+ Loại dưới 12 chỗ ngồi: Doanh nghiệp được nhập khẩu theo quy định như đối với hàng tiêu dùng có ưu tiên cho các doanh nghiệp xuất khẩu được những mặt hàng cần khuyến khích. Việc nhập khẩu vẫn được thực hiện qua uỷ thác cho các doanh nghiệp đã được chỉ định.
+ Các loại ô tô khác: Doanh nghiệp được giao kế hoạch nhập khẩu nếu trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu có ghi ngành hàng "phương tiện vận tải".
c.2) Đối với linh kiện để lắp ráp ô tô: chỉ giao kế hoạch nhập khẩu cho các doanh nghiệp hiện cơ sở lắp ráp. Số lượng giao được xem xét trên cơ sở công suất dây chuyền.
Đối với các Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì:
c 2.1) Để xuất khẩu thì không hạn chế số lượng nhập.
c 2.2) Nếu lắp ráp tiêu dùng trong nước thì theo số lượng Chính phủ đã quy định chung.
c 2.3) Nếu số xin vượt số Chính phủ công bố sẽ do Chính phủ xem xét từng trường hợp cụ thể.
3.2. Xe hai bánh gắn máy: 350.000 chiếc, trong đó:
+ Xe nguyên chiếc: 150.000 chiếc (mới hoặc đã qua sử dụng)
+ Linh kiện các loại để lắp ráp: 200.000 bộ.
Điều hành nhập khẩu xe hai bánh gắn máy và linh kiện để lắp ráp như sau:
a) Đối với xe nguyên chiếc (mới hoặc đã qua sử dụng): doanh nghiệp được nhập khẩu theo quy định đối với hàng tiêu dùng có ưu tiên cho các doanh nghiệp xuất khẩu được những mặt hàng cần khuyến khích. Việc nhập khẩu vẫn thực hiện qua uỷ thác cho các doanh nghiệp đã được chỉ định.
b) Đối với linh kiện: Giao kế hoạch nhập khẩu cho các doanh nghiệp hiện có cơ sở lắp ráp đã được liên ngành kiểm tra và xác nhận. Số lượng giao được xem xét trên cơ sở công suất dây chuyền.
Đối với các Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì việc nhập khẩu linh kiện được áp dụng như với việc nhập khẩu linh kiện để lắp ráp ô tô ghi tại mục c.2 điểm 3.1 ở trên.
4. Để có cơ sở giao kế hoạch nhập khẩu sớm, các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu với ngành hàng phù hợp có nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng (hàng tiêu dùng, ô tô và linh kiện ô tô, xe hai bánh gắn máy và linh kiện xe hai bánh gắn máy, thép, phân bón, xi măng) cần gửi văn bản về Bộ Thương mại trước ngày 29-2-1996.
5. Đối với các mặt hàng chuyên ngành nói trong Điều 1 Phụ lục 3 của Quyết định 864/TTg ngày 30-12-1995 thực hiện việc xuất nhập khẩu theo Nghị định 89/CPngày 15-12-1995 và Thông tư hướng dẫn liên Bộ Thương mại - Tổng cục Hải quan số 01/TTLB ngày 20-1-1996.
6. Một số mặt hàng khác.
6.1. Việc xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thực hiện theo Thông tư liên Bộ số 01/TTLB ngày 22-12-1995 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Thương mại - Tổng cục Hải quan hướng dẫn Quyết định 664/TTg ngày 15-10-1995 của Chính phủ.
6.2. Các loại máy thiết bị vật tư hoá chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thực hiện theo Thông tư liên Bộ Lao động thương binh và xã hội - Bộ Thương mại số 26/TTLB ngày 12-10-1995.
6.3. Việc nhập khẩu dầu nhờn động cơ thực hiện theo Thông tư liên Bộ Khoa học Công nghệ và môi trường - Thương mại số 48/TTLB ngày 19-1-1995.
6.4. Việc nhập khẩu các sản phẩm thay thế sữa mẹ thực hiện theo Thông tư liên Bộ Y tế - Thương mại - Văn hoá Thông tin - Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em Việt Nam số 18/TTLB ngày 3-11-1994.
6.5. Việc xuất khẩu cà phê thực hiện theo thông báo số 16076 TM/XNK ngày 31-12-1994 và các văn bản hướng dẫn liên quan của Bộ Thương mại.
II. VỀ VIỆC BỎ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TỪNG CHUYẾN:
Ngày 15-12-1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 89/CP về việc bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá từng chuyến. Ngày 1-2-1996 thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá tại các cửa khẩu Việt Nam sẽ được thực hiện theo hướng dẫn trong Thông tư liên Bộ Thương mại - Tổng cục Hải quan số 01/TTLB ngày 20-1-1996 hướng dẫn thực hiện Nghị định 89/CP.
III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH:
Bộ Thương mại đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan trung ương của các đoàn thể thông báo cho các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình biết để thực hiện.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các hợp đồng xuất khẩu hoặc nhập khẩu thuộc chỉ tiêu xuất nhập khẩu năm 1995 tiếp tục được thực hiện theo Thông tư  07 TM/XNK ngày 15-3-1995 và các văn bản điều chỉnh Thông tư đó cho đến 31-3-1996.

 

Tạ Cả

(Đã Ký)

PHỤ LỤC 1

DANH SÁCH CÁC DOANH NGHIỆP TRỰC TIẾP XUẤT KHẨU GẠO NĂM 1996

1. Công ty lương thực Long An.

2. Công ty lương thực Tiền Giang.

3. Công ty xuất khẩu vật tư nông nghiệp Đồng Tháp

4. Một doanh nghiệp của tỉnh Đồng Tháp (1)

5. Công ty lương thực Vĩnh Long

6. Công ty xuất nhập khẩu Trà Vinh

7.Công ty lương thực Cần Thơ

8. Công ty lương thực Sóc Trăng

9. Công ty lương thực An Giang

10. Một doanh nghiệp của tỉnh An Giang (2)

11. Công ty xuất nhập khẩu Kiên Giang

12.Công ty lương thực Minh Hải

13.Tổng công ty lương thực miền Nam

14. Công ty lương thực thành phố Hồ Chí Minh

15. Công ty Petec - Bộ Thương mại.

(1),(2): Thông báo cụ thể sau.

PHỤ LỤC 2

HƯỚNG DẪN VIỆC NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG

A/ ĐỊNH NGHĨA:

- Hàng tiêu dùng nhập khẩu được hiểu là những hàng hoá đáp ứng trực tiếp và thiết thực cho nhu cầu đời sống hàng ngày về các mặt ăn, uống, mặc, đi lại, học hành, vui chơi, giải trí và các sinh hoạt khác, không bao gồm nguyên, nhiên, vật liệu, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng tiêu dùng và các hàng hoá khác phục vụ cho nhu cầu làm việc, chữa bệnh.

- Việc nhập khẩu hàng tiêu dùng xuất phát từ quan điểm bảo hộ sản xuất trong nước, sử dụng có hiệu quả ngoại tệ, không nhập hoặc hạn chế nhập những mặt hàng không thiết yếu, những mặt hàng xa xỉ, không phù hợp với mức sống nói chung hiện nay, hoặc những mặt hàng trong nước đã sản xuất đủ. Tuy nhiên cũng cần quan tâm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, thúc đẩy các cơ sở sản xuất trong nước đổi mới công nghệ sản xuất nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.

B/ DANH MỤC VÀ MÃ SỐ HÀNG HÓA TIÊU DÙNG:

I- THỰC PHẨM:

1. Sữa và các sản phẩm từ sữa: gồm các mặt hàng từ nhóm 0401 đến 0406 thuộc Chương 4 (chương Sữa và các sản phẩm từ sữa; trứng chim và gia cầm...)

2. Kẹo, bánh:

- Các mặt hàng trong Chương 17 (các loại mứt, kẹo có đường).

- Các mặt hàng trong nhóm 1806 Chương 18 (ca cao và các sản phẩm chế biến từ ca cao).

- Các mặt hàng thuộc các phân nhóm từ 190510 đến 190540 của Chương 19 (sản phẩm chế biến từ ngũ cốc, bột, tinh bột, sữa: các loại bánh).

3. Đồ uống:

- Các mặt hàng trong Chương 22 (đồ uống, rượu, bia...) trừ 2207; 220810 và 220900.

- Các mặt hàng nhóm 2009 của Chương 20 (nước ép quả,nước rau ép...)

- Các sản phẩm các nhóm từ 090111 đến 090121 của Chương 9 (cà phê rang hoặc chưa rang) và chè các loại.

4. Hoa quả tươi, khô: Các mặt hàng của Chương 8 (quả hạt ăn được; vỏ quả hoặc họ chanh hoặc họ dừa) trừ mặt hàng của nhóm 081400 (vỏ các loại quả...)

5. Đồ hộp các loại:

- Các sản phẩm của Chương 20 (sản phẩm chế biến từ rau quả, hạt và các thành phần khác của cây) đóng hộp.

- Các sản phẩm của nhóm 2103; 2104 Chương 21 (sản phẩm chế biến ăn được khác) đóng hộp.

- Các sản phẩm của Chương 2 (thịt và các sản phẩm nội tạng của động vật dùng làm thực phẩm) và của Chương 3 (cá và động vật giáp xác, động vật thân mềm và các động vật không xương sống dưới nước khác) đóng hộp.

II. ĐỒ GIA ĐÌNH VÀ CÁ NHÂN:

1. Đồ nhà bếp:

- Các mặt hàng nhóm 392410 của Chương 39 (bộ đồ ăn, đồ dùng nhà bếp).

- Các mặt hàng nhóm 4419 của Chương 44 (bộ đồ ăn, đồ nhà bếp).

- Các mặt hàng nhóm 7321 (bếp, lò sưởi, lò sấy, bếp nấu, vỉ nướng, lò nướng...) 7323 của Chương 73 (bộ đồ ăn, đồ nhà bếp, các loại gia dụng khác...)

- Các sản phẩm nhóm 711810 Chương 71 (bộ đồ ăn, đồ nhà bếp hoặc các đồ gia dụng khác).

- Các sản phẩm nhóm 761510 của Chương 76 (bộ đồ ăn, đồ nhà bếp...)

- Các sản phẩm nhóm 8215 của Chương 82 (thìa cà phê, đĩa,môi...)

- Các mặt hàng nhóm 691110 của Chương 69 (bộ đồ ăn và đồ nhà bếp).

- Các mặt hàng nhóm 7013 của Chương 70 (bộ đồ ăn, đồ nhà bếp...)

2. Trang trí nội thất:

- Các mặt hàng nhóm 9403; 9404 của Chương 94 (giường, tủ, bản ghế và phụ tùng của chúng; lót đệm giường, các mặt hàng thuộc bộ đồ giường, các trang bị tương tự).

- Các mặt hàng nhóm 9105 của Chương 91 (đồng hồ báo thức, đồng hồ treo tường).

- Các mặt hàng nhóm 6301; 6302; 6303 của Chương 63 (chăn và chăn du lịch; khăn trải giường, khăn trải bàn, màn che và ren mỏng)

3. Đồ chơi trẻ em.

4. Nhạc cụ, dụng cụ thể thao.

5. Quần áo may sẵn, trang phục các loại:

- Các mặt hàng của Chương 61 (quần áo và hàng may mặc sẵn dệt kim, đan, móc), trừ các mặt hàng của nhóm 611220 (quần áo trượt tuyết).

- Các mặt hàng của Chương 62 (quần áo may mặc sẵn không đan hoặc móc) trừ các mặt hàng của nhóm 621120 (quần áo trượt tuyết).

- Các mặt hàng của Chương 61 (giày, dép, ghệt và các sản phẩm tương tự), trừ các mặt hàng của nhóm 640311 (giày ống đi tuyết và trượt tuyết việt dã).

- Các mặt hàng của các nhóm từ 6503 đến 6506 (mũ, khăn đội đầu các loại).

- Các mặt hàng của nhóm 6601 (các loại ô, dù) Chương 66.

6. Hàng mỹ phẩm:

- Các mặt hàng của các nhóm từ 3303 đến 3307 (nước hoa, nước thơm; mỹ phẩm hoặc các đồ trang điểm; chế phẩm dùng cho tóc, vệ sinh răng miệng; chế phẩm dùng trước hoặc sau khi cạo mặt, khử mùi hôi cá nhân...)

III- ĐỒ ĐIỆN, ĐIỆN TỬ VÀ QUANG HỌC NGUYÊN CHIẾC:

1. Hàng điện:

- Các mặt hàng điện gia dụng (bàn là, ấm điện, máy cạo râu, máy hút bụi, máy xay sinh tố, máy giặt...)

- Quạt các loại

- Đèn điện dây tóc hoặc đèn phóng điện.

- Điều hoà không khí gia dụng

- Tủ lạnh gia dụng.

2. Hàng điện tử:

- Các loại tivi, radio, radio cassett, đầu video, đầu câm, máy ghi âm...

3. Các mặt hàng quang học:

- Máy ảnh, máy quay phim, máy ghi hình (video recoder), dụng cụ làm ảnh, kính đeo mắt.

IV- PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI:

1. Xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi.

2. Xe 2 bánh gắn máy có dung tích xi lanh dưới 175 cm3

3. Xe đạp hai bánh.

C/ CƠ CHẾ QUẢN LÝ VIỆC NHẬP KHẨU HÀNG TIÊU DÙNG NHƯ SAU:

Hàng tiêu dùng kể trên đây được chia làm 2 phần:

Phần I: Những mặt hàng (hoặc nhóm hàng) tiêu dùng cần hạn chế nhập khẩu là những hàng được kể trong danh mục sau:

- Sữa

- Kẹo, bánh

- Đồ uống

- Hoa quả (tươi, khô)

- Đồ hộp các loại

- Trang bị nội thất

- Đồ chơi trẻ em

- Quần áo may sẵn và trang phục các loại

- Hàng mỹ phẩm

- Đèn điện dây tóc hoặc đèn phóng điện

- Quạt bàn, quạt trần

- Điều hoà không khí, tủ lạnh, máy giặt gia dụng

- Hàng điện tử

- Xe ô tô dưới 12 chỗ ngồi

- Xe 2 bánh gắn máy

- Xe đạp

Khi các doanh nghiệp đề nghị nhập những hàng tiêu dùng nói trong phần I, Bộ Thương mại có trách nhiệm xem xét để khống chế về số lượng và giá trị theo tiết 3, Điều 4 của Quyết định 864/TTg ngày 30-12-1995 và thông báo cho Hải quan làm thủ tục cho doanh nghiệp nhập.

Phần II: Đối với tất cả các tiêu dùng còn lại Bộ Thương mại thông qua tổng trị giá chung cho doanh nghiệp và thông báo cho Hải quan sau đó doanh nghiệp chủ động lựa chọn mặt hàng và đến Hải quan làm thủ tục để nhập khẩu.

Ghi chú: Các doanh nghiệp có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu có ngành hàng phù hợp có nhu cầu nhập khẩu hàng tiêu dùng gửi văn bản về Bộ Thương mại theo mẫu kèm theo.

PHỤ LỤC 3

Tên doanh nghiệp
Số: /CV --

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

ngày ..... tháng.... năm 199..

Kính gửi: Bộ Thương m ại

"V/v nhập khẩu hàng tiêu dùng năm 1996"

Tên doanh nghiệp: (tên tiếng Việt và tên viết tắt)..............................

Cơ quan chủ quản..............................................................................

Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số.../GP cấp ngày... tháng... năm...

Phạm vi nhập khẩu ghi trong giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu:.........

.................................................................................................................

Địa chỉ giao dịch:.......................................................................................

Điện thoại số:............................................................................................

Tổng kim ngạch xuất khẩu đã thực hiện được năm 1995:..........................

Nhu cầu nhập khẩu 1996:..........................................................................

Mặt hàng Số lượng Trị giá (USD)

...............................................................................................................

..............................................................................................................

..............................................................................................................

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất