Quyết định 28/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất nhập- khẩu năm 1997

thuộc tính Quyết định 28/TTg

Quyết định 28/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách mặt hàng và điều hành công tác xuất nhập- khẩu năm 1997
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:28/TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:13/01/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 28/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 28/TTg NGÀY 13 THÁNG 01 NĂM 1997 VỀ CHÍNH SÁCH MẶT HÀNG VÀ ĐIỀU HÀNH CÔNG TÁC
XUẤT - NHẬP KHẨU NĂM 1997

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị định 33/CP ngày 19 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất - nhập khẩu;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.- Phê duyệt danh mục hàng hoá xuất - nhập khẩu trong năm 1997 theo các phụ lục kèm theo Quyết định này:

- Danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu (phụ lục 1).

- Danh mục hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch (phụ lục 2).

- Danh mục hàng hoá xuất - nhập khẩu theo các Quy chế quản lý chuyên ngành (phụ lục 3).

- Danh mục hàng hoá có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân (phụ lục 4).

 

Điều 2.- Phê duyệt hạn ngạch và cơ chế điều hành các mặt hàng thuộc danh mục hàng hoá quản lý bằng hạn ngạch năm 1997 dưới đây:

1. Hàng dệt, may xuất khẩu theo Hiệp định Việt Nam ký với EU, Canada, Nauy và Thổ Nhĩ Kỳ: Việc phân bổ hạn ngạch thực hiện theo các quy định tại Thông tư liên Bộ Thương mại và Bộ Công nghiệp số 13-TTLB/TM-CN ngày 19 tháng 9 năm 1996.

2. Về gạo xuất khẩu.

Bộ Thương mại thực hiện các nguyên tắc điều hành dưới đây để bảo đảm xuất khẩu 2,5 triệu tấn gạo:

- Hạn ngạch xuất gạo được giao làm hai đợt: đợt thứ nhất, từ đầu năm đến tháng 9 năm 1997 khoảng 2,0 triệu tấn; số còn lại, tuỳ tình hình mùa vụ, Bộ Thương mại bàn với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phân bổ tiếp.

- Về cơ chế, tổ chức xuất khẩu trước mắt thực hiện như đã quy định cho năm 1996, khi có thay đổi Thủ tướng Chính phủ sẽ có quyết định riêng.

 

Điều 3.- Điều hành nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu có liên quan đến các cân đối lớn của nền kinh tế quốc dân:

1. Về xăng dầu (trừ dầu nhờn):

- Bộ Thương mại điều hành, bảo đảm nhập khoảng 6,5 triệu tấn sản phẩm xăng dầu (không kể phần tạm nhập tái xuất); giao một lần từ đầu năm toàn bộ chỉ tiêu xăng dầu nhập khẩu cho các doanh nghiệp chuyên doanh, trong đó Tổng công ty xăng dầu nhập khoảng 60% nhu cầu.

- Trường hợp cần điều chỉnh hạn mức nhập khẩu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

- Giao Ban vật giá Chính phủ chủ trì cùng các Bộ, ngành liên quan theo dõi sát tình hình thị trường xăng dầu và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh giá trần bán lẻ xăng dầu trong trường hợp cần thiết để ổn định giá cả xăng dầu trên thị trường.

2. Về phân bón.

Bộ Thương mại chịu trách nhiệm điều hành theo nguyên tắc:

- Bảo đảm nhập đủ khoảng 1,5 triệu tấn urê; các loại phân hoá học khác, nhập theo cân đối của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sau khi thống nhất với Bộ Công nghiệp về lượng phân bón các loại sản xuất trong nước, có trách nhiệm thông báo cho Bộ Thương mại số lượng phân bón các loại cần nhập cho từng mùa vụ, từng khu vực để Bộ Thương mại có cơ sở điều hành.

- Giao Tổng công ty vật tư nông nghiệp và Công ty xuất nhập khẩu ngũ cốc thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhập khoảng 50% nhu cầu phân urê và phân bón các loại, kể cả phần dự trữ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ; hai doanh nghiệp này phải bảo đảm nhập trực tiếp đủ số lượng được giao, không chuyển giao hạn ngạch cho doanh nghiệp khác. Trường hợp nảy sinh khó khăn trong việc thực hiện hạn ngạch đã được phân bổ, hai doanh nghiệp phải báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Thương mại để có biện pháp xử lý tiếp.

- Đối với nhu cầu phân bón urê và các loại còn lại, căn cứ vào khả năng tài chính và năng lực tổ chức nhập khẩu khối lượng lớn của các doanh nghiệp đã trực tiếp nhập trong năm 1996, Bộ Thương mại giao chỉ tiêu cụ thể cho các doanh nghiệp này nhập, bảo đảm điều phối hài hoà trong từng khu vực. Bộ Thương mại công bố ngay từ đầu năm danh sách các doanh nghiệp này.

- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các Ngân hàng Thương mại, trong trường hợp cần thiết, chỉ bảo lãnh việc vay nhập trả chậm cho các doanh nghiệp nói trên và thực hiện theo đúng quy định hiện hành về vay và trả nợ nước ngoài.

 

Điều 4.- Đối với những vật tư, hàng hoá như xi măng, clinker, đường ăn, sắt, thép, phôi thép, kính xây dựng, giấy các loại... được đáp ứng chủ yếu bằng nguồn sản xuất trong nước, giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì bàn với các Bộ, ngành quản lý sản xuất và Bộ Thương mại để cân đối với kế hoạch sản xuất trong nước xác định nhu cầu nhập bổ sung, trên cơ sở đó giao Bộ Thương mại cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ quản lý sản xuất xây dựng nguyên tắc điều hành việc nhập khẩu.

Trong trường hợp giá cả thị trường có biến động, Ban Vật giá Chính phủ chủ trì bàn với các Bộ, ngành hữu quan để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét áp dụng các biện pháp nhằm ổn định thị trường như việc điều chỉnh thuế, các biện pháp về tài chính - tín dụng và sử dụng dự trữ lưu thông.

 

Điều 5.- Về nhập khẩu hàng tiêu dùng:

1. Xuất phát từ quan điểm bảo hộ sản xuất trong nước, sử dụng có hiệu quả ngoại tệ, hạn chế nhập những mặt hàng không thiết yếu, hàng xa xỉ, không phù hợp với mức sống nói chung hiện nay, hoặc những mặt hàng trong nước đã sản xuất đủ; giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ quản lý sản xuất, Bộ Thương mại xác định danh mục hàng hoá cần hạn chế, không khuyến khích nhập khẩu; trên cơ sở đó Bộ Tài chính kịp thời điều chỉnh thuế suất thuế nhập khẩu cho phù hợp, hạn chế tối đa việc cấp giấy phép nhập khẩu.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng cục Hải quan, Bộ Thương mại và Bộ Tài chính lưu ý triển khai các vấn đề sau:

a) Hạn chế đến mức tối đa việc cho phép nhập hàng tiêu dùng theo phương thức vay nhập trả chậm, kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các đại lý bán hàng tiêu dùng cho nước ngoài, nhất là đồ uống, rượu bia, mỹ phẩm và các loại hàng hoá cần hạn chế nhập khẩu.

b) Bộ Tài chính thường xuyên phối hợp với Tổng cục Hải quan trong việc kiểm tra và điều chỉnh thuế suất và giá tính thuế để tránh thất thu cho ngân sách.

c) Bộ Thương mại chỉ đạo ngành quản lý thị trường kiểm tra, giám sát giá bán hàng của các đại lý bán hành cho nước ngoài (kể cả cho các liên doanh với nước ngoài tại Việt Nam) đối với các mặt hàng cùng loại có nhập khẩu, để kiến nghị Bộ Tài chính điều tiết các loại thuế liên quan đối với người uỷ thác đại lý và người nhập khẩu hàng hoá.

 

Điều 6.- Về việc nhập khẩu ôtô, xe hai bánh gắn máy và linh kiện xe các loại lắp ráp.

1. Ôtô các loại nguyên chiếc:

a) Đối với xe tải, xe khách và các loại xe khác: Căn cứ Nghị định số 36/CP ngày 29 tháng 5 năm 1995 nhu cầu thực tế trong năm 1996, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì bàn với Bộ Giao thông vận tải và Bộ Thương mại để định hướng nhu cầu nhập khẩu; trên cơ sở đó Bộ Thương mại điều hành cụ thể.

b) Ôtô dưới 12 chỗ ngồi được điều hành nhập khẩu với số lượng khoảng 3.000 chiếc.

2. Xe hai bánh gắn máy nguyên chiếc: 350.000 chiếc.

3. Linh kiện để lắp ráp ôtô, xe hai bánh gắn máy:

a) Không hạn chế số lượng nhập khẩu đối với linh kiện được nhập vào Việt Nam láp ráp để xuất khẩu.

b) Đối với linh kiện nhập khẩu để lắp ráp tiêu thụ trong nước được quy định như sau:

- Không hạn chế số lượng ôtô lắp ráp theo tiêu chuẩn CKD2 trở lên (có hàn, sơn tĩnh điện tại Việt Nam) và xe gắn máy hai bánh lắp ráp dạng IKD. Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải kiểm tra và thúc đẩy các liên doanh lắp ráp ôtô, xe gắn máy, thực hiện theo đúng giấy phép đầu tư đã được cấp và Luận chứng kinh tế kỹ thuật đã phê duyệt.

- Đối với xe gắn máy do các xí nghiệp trong nước đầu tư lắp ráp, giao Bộ Công nghiệp kiểm tra lại tình hình theo Quyết định số 5397/KTTH ngày 30 tháng 9 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ và có kiến nghị cụ thể, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong tháng 02 năm 1997; trường hợp các xí nghiệp này được tiếp tục lắp ráp thì số lượng xe nhập khẩu sẽ được tính trong hạn mức xe máy nguyên chiếc và do Bộ Thương mại quyết định cụ thể.

 

Điều 7.- Việc nhập khẩu thiết bị toàn bộ, máy móc thiết bị lẻ bằng nguồn vốn ngân sách; nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị, xe máy thi công đã qua sử dụng; nhập hàng hoá trong danh mục hàng quản lý theo chuyên ngành, thực hiện theo các quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ và các quy định hiện hành liên quan khác do các Bộ, ngành quản lý ban hành.

Bộ Thương mại có trách nhiệm rà soát các quy định, văn bản của các Bộ, ngành có liên quan đến điều hành hoạt động xuất nhập khẩu để bảo đảm sự quản lý thống nhất và không gây phiền hà cho các doanh nghiệp. Trường hợp có vướng mắc, Bộ Thương mại bàn với các Bộ, ngành hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ để quyết định.

 

Điều 8.- Để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Thương mại trao đổi thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, thực hiện một số chính sách dưới đây:

a) Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình (sản xuất hoặc kinh doanh) thuộc các thành phần kinh tế, nếu có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, được khuyến khích xuất khẩu hoặc nhận uỷ thác xuất khẩu cả những mặt hàng ngoài phạm vi danh mục ngành hàng đã đăng ký trong giấy phép, trừ những mặt hàng đang được quản lý theo cơ chế riêng.

b) Hình thành từng bước quỹ hỗ trợ xuất khẩu trực tiếp cho người sản xuất đối với một số ngành hàng chủ yếu; các quỹ hỗ trợ tự nguyện của thành viên các Hiệp Hội xuất khẩu; mở rộng các hình thức bảo hiểm hàng hoá trong kinh doanh và sản xuất.

c) Bộ Thương mại hướng dẫn xây dựng các định chế, điều lệ thành lập và hoạt động của các Hiệp Hội ngành hàng, nhằm bảo đảm quyền lợi cho người sản xuất và người kinh doanh, bảo đảm quyền lợi của các doanh nghiệp mọi thành phần kinh tế, để các thành viên Hiệp Hội có đủ điều kiện và khả năng phối hợp trong hoạt động xuất khẩu, thay thế cho các đầu mối xuất khẩu hiện nay.

 

Điều 9.- Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, bàn thống nhất với Bộ Thương mại, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Tổng cục Hải quan, xây dựng các nguyên tắc quản lý liên ngành; nắm vững được khả năng tài chính, khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong một số ngành hàng chủ yếu, để điều hành tốt công tác nhập khẩu, theo đúng cơ cấu đã được định hướng trong năm 1997.

 

Điều 10.- Giao Tổng cục Hải quan chủ trì bàn thống nhất với Bộ Thương mại hướng dẫn nhập khẩu hàng hoá phi mậu dịch để thi hành từ tháng 3 năm 1997.

 

Điều 11.- Tổng cục Hải quan có trách nhiệm cung cấp định kỳ 10 ngày 1 lần cho Bộ Thương mại, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chính phủ số liệu hàng hoá thực xuất, thực nhập. Các số liệu thống kê về nhập khẩu phải được thống nhất giữa Tổng cục Hải quan, Bộ Thương mại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trước khi Tổng cục Thống kê công bố.

 

Điều 12.- Bộ trưởng Bộ Thương mại chịu trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành các văn bản để kịp thời hướng dẫn cụ thể việc thi hành Quyết định này.

 

Điều 13.- Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1997 đến ngày 31 tháng 3 năm 1998. Trong quá trình điều hành, Bộ Thương mại theo dõi, tổng hợp ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và báo cáo Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh chính sách mặt hàng nếu xét thấy cần thiết.

 

Điều 14.- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

PHỤ LỤC 1

DANH MỤC HÀNG HOÁ CẤM XUẤT KHẨU, CẤM NHẬP KHẨU
NĂM 1997

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/TTg ngày 13/01/1997
của Thủ tướng Chính phủ)

 

I. MẶT HÀNG CẤM XUẤT KHẨU

 

1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự.

2. Đồ cổ.

3. Các loại ma tuý.

4. Hoá chất độc.

5. Gỗ tròn, gỗ xẻ, gỗ bóc, củi, than hầm từ gỗ hoặc củi, các sản phẩm gỗ lâm sản sản xuất từ nhóm IA và ván tinh chế sản xuất từ nhóm gỗ IIA trong danh mục ban hành kèm theo Nghị định 18/HĐBT ngày 17 tháng 01 năm 1992; các loại sản phẩm gỗ sơ chế, song mây nguyên liệu.

6. Các loại động vật hoang và động vật, thực vật quý hiếm.

 

II. MẶT HÀNG CẤM NHẬP KHẨU

 

1. Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; Đối với nhu cầu vật liệu nổ phục vụ sản xuất ngành công nghiệp; uỷ quyền Bộ trưởng Bộ Thương mại giải quyết.

2. Các loại ma tuý.

3. Hoá chất độc.

4. Các loại văn hoá phẩm đồi truỵ, phản động.

5. Pháo các loại. Đồ chơi trẻ em có ảnh hưởng xấu đến giáo dục nhân cách, đến trật tự an toàn xã hội.

6. Thuốc lá điếu (trừ hành lý cá nhân theo định lượng).

7. Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng (trừ ôtô dưới 12 chỗ, xe hai bánh gắn máy tài sản di chuyển bao gồm cả hàng hoá phục vụ nhu cầu của các cá nhân thuộc thân phận ngoại giao của các nước, các tổ chức quốc tế và hành lý cá nhân theo định lượng).

8. Ôtô và phương tiện tự hành các loại có tay lái nghịch (kể cả dạng tháo rời).

9. Phụ tùng đã qua sử dụng của các loại ôtô, xe hai bánh và ba bánh gắn máy.

 

Ghi chú:

1. Việc xuất khẩu hàng thuộc danh mục nói trên, trong trường hợp có nhu cầu cho an ninh quốc phòng hoặc nhu cầu khác, sẽ do Thủ tướng cho phép bằng văn bản và Hải quan giải quyết thủ tục.

2. Việc cấm xuất khẩu động thực vật theo yêu cầu bảo vệ môi sinh do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn trong văn bản riêng.

3. Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan thống nhất hướng dẫn thi hành mục II.7.

4. Việc nhập khẩu thiết bị đã qua sử dụng (bao gồm cả phụ tùng, linh kiện) khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường.

5. Khuyến khích nhập gỗ tròn để phục vụ sản xuất trong nước. Riêng gỗ tròn nhập từ Campuchia phải có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trước khi thực hiện.

 

PHỤ LỤC 2

DANH MỤC HÀNG QUẢN LÝ BẰNG HẠN NGẠCH NĂM 1997

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/TTg ngày 13/01/1997
của Thủ tướng Chính phủ)

 

MẶT HÀNG XUẤT KHẨU

 

- Gạo.

- Hàng dệt, may xuất khẩu vào EU, Canada, Nauy, Thổ Nhĩ Kỳ.

 

PHỤ LỤC 3

DANH MỤC HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU THEO
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(1)

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/TTg ngày 13/01/1997
của Thủ tướng Chính phủ)

 

1. Danh mục khoáng sản hàng hoá xuất khẩu, hoá chất nhập khẩu theo quy chế hướng dẫn của Bộ Công nghiệp.

2. Danh mục thực vật, động vật rừng xuất khẩu, thuốc và nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật và thú y; thức ăn và nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc theo Quy chế hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

3. Danh mục thuốc, chất gây nghiện, chất hướng tâm thần và tiền chất. Một số máy móc, thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh cho người, nhập khẩu theo Quy chế hướng dẫn của Bộ Y tế.

4. Danh mục thuỷ sản quý hiếm thuỷ sản sống dùng làm giống, thức ăn và thuốc chữa bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản, xuất, nhập khẩu theo Quy chế hướng dẫn của Bộ Thuỷ sản.

5. Máy phát sóng, thiết bị thu phát và truyền dẫn vô tuyến; các loại tổng đài, nhập khẩu theo Quy chế hướng dẫn của Tổng cục Bưu điện.

6. Các ấn phẩm văn hoá, tác phẩm mỹ thuật Nhà nước quản lý, tác phẩm điện ảnh, thiết bị in đặc biệt, băng hình có ghi chương trình, xuất, nhập khẩu theo Quy chế hướng dẫn của Bộ Văn hoá - Thông tin.

7. Thiết bị, máy móc chuyên ngành ngân hàng, xuất, nhập khẩu theo Quy chế hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

 

(1) Danh mục cụ thể các loại hàng hoá nói trên thực hiện theo các danh mục đã ban hành kèm theo Nghị định số 89/CP ngày 15 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ.

 

PHỤ LỤC 4

DANH MỤC HÀNG HOÁ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC CÂN ĐỐI LỚN
CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

(Ban hành kèm theo Quyết định số 28/TTg ngày 13/01/1997
của Thủ tướng Chính phủ)

 

1. Xăng dầu.

2. Phân bón.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------
No. 28-TTg
Hanoi, January 13, 1997
 
DECISION
ON THE 1997 COMMODITIES AND IMPORT-EXPORT MANAGEMENT POLICY
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Decree No.33-CP of April 19, 1994 of the Government on the State management over import and export activities;
At the proposals of the Minister of Trade and the Minister of Planning and Investment,
DECIDES:
Article 1.- To approve a list of imports and exports in 1997 in the appendice attached to this Decision:
- A list of commodities banned from import and export (Appendix 1).
- A list of commodities regulated by quotas (Appendix 2).
- A list of commodities for import or export under specialized management regulations (Appendix 3).
- A list of commodities related to the major balances of the national economy (Appendix 4).
Article 2.- To approve the quotas and the mechanism for managing the following commodities in the 1997 list of commodities regulated by quotas:
1. Textiles and garments for export under the Agreement signed between Vietnam and the EU, Canada, Norway and Turkey: The quotas shall be allocated in accordance with Inter-ministerial Circular No.13-TTLB/TM-CN of September 19, 1996 of the Ministry of Trade and the Ministry of Industry.
2. On the export of rice.
The Ministry of Trade shall apply the following managerial principles to ensure the export of 2.5 million tons of rice:
- The rice export quotas shall be allocated in two phases: approximately 2.0 million tons in the first phase from the beginning of the year to September 1997; the remainder shall, depending on the crops, be later allocated by the Ministry of Trade after consulting the Ministry of Agriculture and Rural Development,
- With regard to the export mechanism and organization, for the immediate future the regulations set for 1996 shall still apply, the Prime Minister shall issue a separate decision on any change thereof.
Article 3.- Management of the import of key goods items related to the major balances of the national economy:
1. For petrol and oil (except lubricants)
- The Ministry of Trade shall manage and ensure the import of around 6.5 million tons of petrol and oil products (excluding the quantity temporarily imported for re-export), allocate from the beginning of the year all the import quotas for petrol and oil to the enterprises specialized in petrol and oil trading, 60 per cent of which shall be imported by the Petrol and Oil Corporation.
- In cases where the import quotas need to be adjusted, the Ministry of Planning and Investment shall submit them to the Prime Minister for consideration and decision.
- The Pricing Commission of the Government shall assume the main responsibility and together with the concerned Ministries and branches shall closely monitor the petrol and oil market and submit to the Prime Minister for consideration and adjustment, when necessary, the ceiling retail petrol and oil prices so as to stabilize petrol and oil prices on the market.
2. For fertilizers.
The Ministry of Trade shall have to manage the import of fertilizers on the following principles:
- Ensuring the import of approximately 1.5 million tons of urea; other chemical fertilizers shall be imported according to the quantity determined by the Ministry of Agriculture and Rural Development.
- After consulting the Ministry of Industry on the quantities of locally-made fertilizers, the Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to inform the Ministry of Trade of the quantities of various fertilizers to be imported for each crop and each region as the basis for the Ministry of Trade to manage the import of fertilizers.
- The Agricultural Supplies Corporation and the Cereal Import-Export Company under the Ministry of Agriculture and Rural Development shall have to import about 50 per cent of the required quantity of urea and other fertilizers, including the reserve quantities decided by the Prime Minister; these two enterprises must ensure sufficient direct import of the assigned quantities and must not re-allocate their quotas to other enterprises.
Should any problem arise in the fulfillment of the allocated quotas, it must be reported by the two enterprises to the Ministry of Agriculture and Rural Development for solution.
- With regard to the demand for urea and other fertilizers, the Ministry of Trade shall, basing itself on the financial and organizational capability of importing large quantities of the enterprises which directly imported fertilizers in 1996, assign concrete import quotas to these enterprises while ensuring a harmonious coordination in each region. The Ministry of Trade shall announce the list of these enterprises at the beginning of the year.
- The State Bank of Vietnam shall direct the Commercial Banks in securing when necessary the payment in installments for the fertilizers imported by the aforesaid enterprises and observing current regulations on borrowing and repaying foreign debts.
Article 4.- With regard to such materials and commodities as cement, clinker, sugar, iron, steel, cast iron, construction glass, paper of various types... most of which are currently manufactured in the country, the Ministry of Planning and Investment shall assume the main responsibility for determining the need of additional imports on the basis of the domestic production plan after consulting the production managing Ministries and branches and the Ministry of Trade, on which basis the Ministry of Trade shall, together with the Ministry of Planning and Investment and the production managing Ministries, work out the principles for the management of such imports
If there is a fluctuation of the market prices, the Pricing Commission of the Government shall assume the main responsibility, after consulting the concerned Ministries and branches, to submit to the Prime Minister for consideration and adoption measures to stabilize the market such as tax adjustments, financial and credit measures and circulation of the reserve supplies.
Article 5.- On the import of consumer goods:
1. Proceeding from the need of protecting domestic production, efficiently using foreign currencies and restricting the import of non-essential and luxury commodities which do not suit the current average living standard or commodities which have been sufficiently produced at home, the Ministry of Planning and Investment is assigned together with the production managing Ministries and the Ministry of Trade to determine a list of commodities restricted or discouraged from import; basing itself on this basis, the Ministry of Finance shall adjust in time the import duties at appropriate rates and restrict to the minimum the granting of import permits.
2. The State Bank of Vietnam, the General Department of Customs, the Ministry of Trade and the Ministry of Finance should focus on the following tasks:
a/ To restrict to the minimum the granting of permits for importing consumer goods in a mode of payment by installments, closely control and check foreign countries’ sale agents selling consumer goods, especially drinks, beer and liquors, cosmetics and other commodities the import of which should be restricted.
b/ The Ministry of Finance shall regularly coordinate with the General Department of Customs in checking and adjusting the tax rates and the prices for tax calculation to avoid State budget losses.
c/ The Ministry of Trade shall direct the market control service in checking and supervising the sale prices set by the foreign countries’ sale agents (including the joint ventures with foreign countries in Vietnam) for commodities of the same type as imported commodities and make recommendations to the Ministry of Finance to regulate the relevant taxes levied on the consigned agents and importers.
Article 6.- On the import of automobiles, motorcycles and spare parts for assembling automobiles and motorcycles.
1. Complete automobiles of various types:
a/ For trucks, passenger cars and cars of other types: Basing itself on Decree No.36-CP of May 29, 1995 and the actual demand in 1996, the Ministry of Planning and Investment shall assume the main responsibility and, in consultation with the Ministry of Transport and Communications and the Ministry of Trade, identify the import demand; basing itself on this basis, the Ministry of Trade shall direct the import concretely.
b/ Cars of under 12 seats shall be imported in a quantity of about 3,000 units.
2. Complete motorcycles: 350,000 units.
3. Spare parts for assembling automobiles and motorcycles:
a/ No restriction shall be placed on the import of spare parts into Vietnam for assembling automobiles and motorcycles for export.
b/ The spare parts imported for assembling automobiles and motorcycles for domestic consumption shall be subject to the following regulations:
- No restriction shall be placed on the quantities of automobiles assembled at least in CKD2 mode (including welding and painting in Vietnam) and of motorcycles assembled in IKD mode. The Ministry of Planning and Investment must check and urge the joint ventures engaged in car and motorcycle assembly to observe the investment licenses and the approved feasibility studies.
- With regard to the motorcycles assembled by Vietnamese enterprises, the Ministry of Industry shall have to review the situation according to Decision No.5397-KTTH of September 30, 1994 of the Prime Minister and make and submit specific recommendations to the Prime Minister for decision in February 1997; if these enterprises are permitted to continue with the assembly, the quantity of imported motorcycles shall be included in the quota of complete motorcycles and shall be specified by the Ministry of Trade.
Article 7.- The import of equipment in complete set or incomplete equipment and machinery with budget capital; the import of used technologies, machinery, equipment and vehicles in service of construction; and the import of commodities on the list of commodities managed by specialized branches shall comply with current regulations of the Prime Minister and other current regulations issued by the managing Ministries and branches.
The Ministry of Trade shall have to revise the regulations and documents of the Ministries and branches related to the management of import-export activities to ensure unified management without causing difficulties to the enterprises. In case any problem occurs, the Ministry of Trade shall consult the Ministries and branches or report it to the Prime Minister for decision.
Article 8.- In order to rapidly increase export turnover, the Minister of Trade is empowered to execute, after consulting the concerned Ministries and branches, the following policies:
a/ Encouraging enterprises of all types (production or business) in all economic sectors, which have permits for direct import and export activities, to export or agree to export on trust the commodities outside the list of commodities registered in their permits, except for the commodities managed according to a separate mechanism.
b/ Setting up step by step the support fund for direct export by producers of key commodities; and voluntary support funds of members of the Union of Export Associations; diversifying the forms of commodity insurance in business and production.
c/ The Ministry of Trade shall provide guidance for formulating the rules and statutes on the establishment and operation of the Associations of Commodity Lines in order to protect the interests of producers and business people, protect the interests of enterprises of all economic sectors and to help members of the Associations to have sufficient conditions and enable them to coordinate export activities in replacement of the current franchised exporters.
Article 9.- The Ministry of Planning and Investment shall assume the main responsibility and, in consultation with the Ministry of Trade, the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam and the General Department of Customs, formulate the inter-branch management principles; have a firm understanding of the financial and payment capabilities of the enterprises in a number of key commodity lines and branches so as to manage well the import work according to the plan set for 1997.
Article 10.- The General Department of Customs shall assume the main responsibility and, in consultation with the Ministry of Trade, provide guidance for the import of non-quota commodities effective from March 1997.
Article 11.- The General Department of Customs shall have to supply once every ten days the data on the actually imported and exported commodities to the Ministry of Trade, the General Office of Statistics, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, the State Bank of Vietnam and the Office of the Government. The statistical data on import must be ratified by the General Department of Customs, the Ministry of Trade, the Ministry of Planning and Investment and the State Bank of Vietnam before they are made public by the General Department of Statistics.
Article 12.- The Minister of Trade shall have to coordinate with the concerned Ministries and branches in issuing documents to guide in time the implementation of this Decision.
Article 13.- This Decision shall be effective from January 1st, 1997 to March 31, 1998. In the course of management, the Ministry of Trade shall oversee and summarize the opinions of the Ministries, branches and localities and report them to the Prime Minister in order to adjust the commodities policy when necessary.
Article 14.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government shall have to implement this Decision.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 
APPENDIX 1
LIST OF THE COMMODITIES BANNED FROM EXPORT AND IMPORT IN 1997
(issued together with Decision No.28-TTg of January 13, 1997 of the Prime Minister)
I. COMMODITIES BANNED FROM EXPORT
1. Weapons, ammunitions, explosives, military technical equipment
2. Antiques
3. Narcotics of all kinds
4. Toxic chemicals
5. Logs, peeled and sawn timber, charcoal made from wood or firewood, wood and forest products made from timber of IA group, planks processed from timber of IIA group on the list issued together with Decree No.18-HDBT of January 17, 1992, semi-processed wood products, material rattan.
6. Wild animals, and rare and precious animals and plants.
II. COMMODITIES BANNED FROM IMPORT
1. Weapons, ammunitions, explosives, military technical equipment; with regard to the demand for explosives in service of industrial production, the Minister of Trade shall have to handle.
2. Narcotics of all kinds
3. Toxic chemicals
4. Depraved and reactionary cultural products
5. Firecrackers of all kinds. Children�s toys harmful to ethical education, social order and safety.
6. Cigarettes (except for personal use in prescribed quantity)
7. Used consumer goods (except cars of under 12 seats, motorcycles, transferred assets including commodities in service of the personal needs of individuals with diplomatic titles of foreign countries and international organizations, and personal effects in prescribed quantity)
8. Cars and self-propelled vehicles of all kinds with right-hand drive (including spare parts).
9. Used spare parts of automobiles, motorcycles and motor tricycles
Notes:
1. The export of the commodities on the aforesaid list for security, defense and other purposes shall be permitted in writing by the Prime Minister and the procedures involved shall be completed by the Customs Service.
2. The ban on the export of animals and plants for the purpose of environmental protection shall be guided in a separate document of the Ministry of Agriculture and Rural Development and the Ministry of Science, Technology and Environment.
3. The Ministry of Trade and the General Department of Customs shall together guide the implementation of Item II.7.
4. The import of used equipment (including spare parts and components) shall comply with the guidance of the Ministry of Science, Technology and Environment.
5. The import of logs in service of domestic production is encouraged. The import of logs from Cambodia can be effected only with the consent of the Prime Minister.
 
APPENDIX 2
LIST OF COMMODITIES REGULATED BY QUOTAS IN 1997 (issued together with Decision No.28-TTg of January 13, 1997 of the Prime Minister)
EXPORTS
- Rice
Textiles and garments exported to the EU, Canada, Norway and Turkey.
 
APPENDIX 3
LIST OF IMPORT AND EXPORT COMMODITIES SUBJECT TO SPECIALIZED MANAGEMENT (issued together with Decision No. 28-TTg of January 13, 1997 of the Prime Minister)
1. List of commodity minerals for export and chemicals to be imported under guiding regulations of the Ministry of Industry.
2. List of forest plants and animals for export, drugs and materials for the production of plant protection drugs and veterinary drugs; animal feeds and materials for the production of animal feeds issued according to guiding regulations of the Ministry of Agriculture and Rural Development.
3. List of habit-forming drugs and base substances, psychotropical drugs and a number of medical equipment and instruments to be imported under guiding regulations of the Ministry of Health.
4. List of rare and precious aquatic products and living aquatic products used as breed, feeds and medicines in the raising of aquatic animals to be imported and exported under guiding regulations of the Ministry of Aquatic Products.
5. Broadcasting facilities, wireless transmitting and receiving equipment; exchange boards of various kinds to be imported under guiding regulations of the General Department of Post.
6. Cultural products and fine art works managed by the State, cinematographic works, special printing equipment, recorded video tapes to be imported and exported under guiding regulations of the Ministry of Culture and Information.
7. Equipment and machinery exclusively in service of the banking service to be exported and imported under guiding regulations of the State Bank of Vietnam.
Note:
1: The itemized lists of the aforesaid commodities shall comply with the lists issued together with Decree No.89-CP of December 15, 1995 of the Government.
 
APPENDIX 4
LIST OF COMMODITIES RELATED TO THE MAJOR BALANCES OF THE NATIONAL ECONOMY
(issued together with Decision No.28-TTg of January 13, 1997 of the Prime Minister)
1. Petrol and oil
2. Fertilizers.-

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 28/TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất