Quyết định 105/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh

thuộc tính Quyết định 105/1999/QĐ-TTg

Quyết định 105/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:105/1999/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Ngô Xuân Lộc
Ngày ban hành:16/04/1999
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu, Chính sách, Thương mại-Quảng cáo
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 105/1999/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 105/1999/QĐ-TTG
NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 1999 PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHUNG
KHU KINH TẾ CỬA KHẨU MỘC BÀI, TỈNH TÂY NINH

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ;

Theo đề nghị của Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh Tây Ninh và Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại tờ trình số 314/UB-BXD ngày 31 tháng 12 năm 1998,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch chung Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh thời kỳ từ nay đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Tính chất

Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, tỉnh Tây Ninh là khu vực cửa khẩu quốc tế gồm các cửa khẩu chính là Mộc Bài và các cửa khẩu Phước Chỉ, Long Thuận phục vụ cho các hoạt động giao lưu kinh tế, văn hóa và các quan hệ chính trị, ngoại giao giữa Việt Nam với Campuchia và các nước trong khối ASEAN; là trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ và đầu mối giao thông trong nước và quốc tế; là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật quan trọng của tỉnh Tây Ninh và vùng Đông Nam Bộ, có vị trí quan trọng về an ninh, quốc phòng.

2. Phạm vi lập quy hoạch chung

Phạm vi khu vực nghiên cứu lập quy hoạch chung rộng 21.292 ha, bao gồm địa phận hành chính của các xã Long Thuận, Tiên Thuận, Lợi Thuận, An Thạnh thuộc huyện Bến Cầu và các xã Phước Lưu, Bình Thanh, Phước Chỉ thuộc huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.

Phạm vi lập quy hoạch chung được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp các xã Long Khánh, Long Giang, Long Chữ thuộc huyện Bến Cầu và một phần sông Vàm Cỏ Đông;

- Phía Nam giáp tỉnh Long An;

- Phía Đông giáp sông Vàm Cỏ Đông;

- Phía Tây giáp biên giới Campuchia.

3. Quy mô dân số và phân bố dân cư

a) Quy mô dân số:

- Dân số hiện trạng năm 1998: 66.952 người;

- Dự báo dân số đến năm 2005: 87.689 người, trong đó dân số đô thị 26.500 người;

- Dự báo dân số đến năm 2020: 126.113 người, trong đó dân số đô thị là 56.000 người.

b) Phân bố dân cư năm 2020 như sau: Tổng số 126.113 người

- Khu đô thị cửa khẩu: 30.000 người;

- Các điểm dân cư tập trung: 26.000 người;

- Dân cư nông thôn: 70.113 người.

4. Quy mô và quy hoạch sử dụng đất đai

a) Quy mô:

Diện tích tự nhiên khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài: 21.283,95 ha

- Thuộc huyện Bến Cầu: 13.156,02 ha;

- Thuộc huyện Trảng Bàng: 8.127,93 ha.

b) Quy hoạch sử dụng đất đai:

- Đất dân cư 1.605 ha chiếm 7,54%;

- Đất chuyên dùng 64 ha chiếm 0,3%;

- Đất nông, lâm nghiệp 17.600 ha chiếm 82,69%;

- Đất khác 2.019,95 ha chiếm 9,47%.

5. Định hướng phát triển không gian

a) Hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn:

- Đô thị cửa khẩu Mộc Bài có diện tích đất khoảng 600 ha bao gồm thị trấn Bến Cầu và khu dịch vụ thương mại cửa khẩu Mộc Bài;

- Các khu dân cư tập trung có tổng diện tích khoảng 305 ha bao gồm đất dân cư tại trung tâm các xã Long Thuận, Tiên Thuận, Lợi Thuận và An Thạnh, Phước Lưu, Bình Thạnh, Phước Chỉ và tại hai cửa khẩu phụ Long Thuận và Phước Chỉ;

- Các khu dân cư nông thôn có diện tích đất khoảng 700 ha bao gồm đất của các khu dân cư tại các xã nêu trên.

b) Hệ thống cửa khẩu:

- Cửa khẩu chính Mộc Bài có diện tích khoảng 5 ha, xây dựng các cơ quan quản lý như Biên phòng, Hải quan, Kiểm dịch quốc tế và các cơ quan quản lý, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, cửa hàng miễn thuế;

- Hai cửa khẩu phụ là Long Thuận và Phước Chỉ có diện tích khoảng 2 ha, xây dựng các cơ quan quản lý như Biên phòng, Hải quan, Thuế vụ, Kiểm dịch động thực vật.

c) Hệ thống các trung tâm thương mại:

- Trung tâm thương mại quốc tế có diện tích khoảng 25 ha, gồm trung tâm hội chợ triển lãm quốc tế, các văn phòng dịch vụ, giao dịch, văn phòng đại diện, ngân hàng, các cửa hàng giới thiệu sản phẩm, khách sạn, nhà hàng, kho hàng được xây dựng cách đường biên giới 380 m;

- Kho ngoại quan và chợ biên giới có diện tích 10 ha được xây dựng sát đường biên giới;

- Trung tâm thương mại nội địa có diện tích 15 ha, bố trí tại khu vực ngã tư quốc lộ 22 và tỉnh lộ 786, gồm các cửa hàng dịch vụ, thương mại, văn phòng đại diện, khách sạn, nhà hàng.

d) Hệ thống các khu công nghiệp kho tàng xây dựng ở khoảng giữa thị trấn Bến Cầu và ngã tư quốc lộ 22 có diện tích khoảng 25 ha, gồm: các kho trung chuyển, tái chế, đóng gói, các xí nghiệp công nghiệp chế biến hàng nông, lâm, hải sản. Ngoài ra các công nghiệp khác như vật liệu xây dựng, phân hữu cơ, than bùn, được xây dựng ở những khu vực có nguyên liệu có diện tích khoảng 30 ha.

đ) Hệ thống các công trình phục vụ chính trị, văn hóa, giáo dục, y tế và thể dục thể thao được xây dựng tại đô thị cửa khẩu có diện tích khoảng 109,4 ha và tại các điểm dân cư tập trung có diện tích khoảng 61 ha.

e) Vùng nông, lâm nghiệp và rừng bảo tồn sinh thái:

- Vùng nông nghiệp có diện tích khoảng 16.000 ha được xây dựng tại các vùng đất canh tác và các khu vực trũng, phèn sẽ được cải tạo để sản xuất nông nghiệp;

- Rừng phòng hộ dọc biên giới có diện tích khoảng 1.000 ha;

- Rừng bảo tồn sinh thái và du lịch có diện tích khoảng 600 ha, được xây dựng phía Nam quốc lộ 22 thuộc xã An Thạnh, huyện Bến Cầu.

6. Định hướng Quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật

Kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài - Tây Ninh phải được xây dựng đồng bộ, hoàn chỉnh, từng bước hiện đại hóa:

a) Về giao thông: dành đất để mở rộng khi được nâng cấp Quốc lộ 22 (đường Xuyên Á dự kiến) khi được nâng cấp; tỉnh lộ 786 nâng cấp mở rộng lộ giới; xây dựng đường dọc biên giới và dọc sông Vàm Cỏ Đông; xây dựng 2 cầu nối quốc lộ 22 đi thị xã Tây Ninh và huyện Gò Dầu; xây dựng cảng sông: bố trí tại khu vực xã Lợi Thuận; nút giao thông xây dựng phù hợp với quốc lộ 22 và tỉnh lộ 786.

b) Về chuẩn bị kỹ thuật: Cao độ thiết kế nền, thoát nước mưa cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

c) Về cấp điện:

Sử dung nguồn điện lưới quốc gia đáp ứng cho đời sống kinh tế và sản xuất trong khu vực.

d) Cấp nước: Theo hướng sử dụng nước mặt lấy tử cửa sông Vàm Cỏ Đông đã được xử lý để đáp ứng nước sinh hoạt nhân dân và phục vụ sản xuất.

đ) Xử lý nước thải và vệ sinh môi trường: Rác thải được thu gom đưa về xử lý tập trung tại khu vực xã Long Chữ, nghĩa địa bố trí ở khu vực xã Long Thuận.

7. Quy hoạch xây dựng đợt đầu

Mục tiêu cơ bản trong quy hoạch xây dựng đợt đầu là ưu tiên xây dựng hệ thống hạ tầng khu cửa khẩu Mộc Bài, khu thương mại quốc tế và khu công nghiệp Bến Cầu.

 

Điều 2. Giao y ban nhân dân tỉnh Tây Ninh:

1. Tổ chức công bố Quy hoạch chung để các tổ chức, cá nhân biết, thực hiện; lập hồ sơ cắm mốc đường đỏ, lập, xét duyệt các quy hoạch chi tiết và các dự án đầu tư theo đúng quy định hiện hành. Ban hành Điều lệ quản lý xây dựng theo Quy hoạch chung khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài - Tây Ninh sau khi có thỏa thuận của Bộ Xây dựng.

2. Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu các chính sách, giải pháp huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển Khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài theo Quy hoạch chung được duyệt.

 

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Chủ tịch y ban nhân dân tỉnh Tây Ninh, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, các tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------
No: 105/1999/QD-TTg
Hanoi, April 16, 1999
 
DECISION
RATIFYING THE OVERALL PLANNING OF MOC BAI BORDER-GATE ECONOMIC AREA, TAY NINH PROVINCE
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Regulation on urban planning management issued together with Decree No.91-CP of August 17, 1994 of the Government;
At the proposals of the President of the People’s Committee of Tay Ninh province and of the Minister of Construction in Report No.314/UB-BXD of December 31, 1998,
DECIDES:
Article 1.- To ratify the overall planning of Moc Bai border-gate economic area of Tay Ninh province in the period from now to the year 2020 with the following main contents:
1. Characteristics.
Moc Bai border-gate economic area of Tay Ninh province is an international border-gate area, embracing the main border-gate of Moc Bai and Phuoc Chi and Long Thuan secondary border-gates, which serve the economic and cultural exchange as well as political and diplomatic relations between Vietnam and Cambodia and the ASEAN countries. It is not only a commercial, tourist and service hub and a domestic and international traffic terminal, but also an important economic, cultural and technical-scientific center of Tay Ninh province and the Eastern South Vietnam with a vital position for national security and defense.
2. The overall planning scope.
The overall planning shall be studied and drawn up for an area of 21,292 hectares, including administrative territory of Long Thuan, Tien Thuan, Loi Thuan and An Thanh communes of Ben Cau district, and Phuoc Luu, Binh Thanh and Phuoc Chi communes of Trang Bang district, Tay Ninh province.
The area under the overall planning is determined as follows:
- On the North, it borders Long Khanh, Long Giang and Long Chu communes of Ben Cau district and a section of Vam Co Dong river;
- On the South, it borders Long An province;
- On the East, it is contiguous to Vam Co Dong river;
- On the West, it borders Cambodia.
3. The population size and distribution.
a) The population size:
- The 1998 population: 66,952;
- The population forecast for the year 2005: 87,689, of which the urban population is 26,500;
- The population forecast for the year 2020: 126,113, of which the urban population is 56,000;
b) The total population of 126,113 by the year 2020 shall be distributed as follows:
- In the border-gate urban area: 30,000;
- In the densely populated areas: 26,000;
- Rural population: 70,113.
4. The land use scale and planning.
a) The scale:
The natural land acreage of Moc Bai border-gate economic area: 21,283.95 hectares
- Of Ben Cau district: 13,156.02 hectares
- Of Trang Bang district: 8,127.93 hectares
b) The land use planning:
- Residential land: 1,605 hectares, accounting for 7.54%;
- Special-use land: 64 hectares, accounting for 0.3%;
- Agricultural and forestrial land: 17,600 hectares, accounting for 82.69%;
- Other land: 2,019.95 hectares, accounting for 9.47%.
5. The space development orientation.
a) The urban system and rural population quarters:
- The Moc Bai border-gate urban area has a land acreage of some 600 hectares, encompassing Ben Cau district township and the Moc Bai border-gate commercial service area;
- The population centers cover some 305 hectares, including residential land in the hearts of Long Thuan, Tien Thuan, Loi Thuan, An Thanh, Phuoc Luu, Binh Thanh and Phuoc Chi communes and at two secondary border-gates of Long Thuan and Phuoc Chi;
- The rural population areas cover about 700 hectares, including land of the population areas of the above-named communes.
b) The border-gate system:
- The main border-gate of Moc Bai has an area of about 5 hectares, where offices of management agencies as border-guard, customs office, international quarantine and other management bodies, product showrooms and duty-free shops shall be built;
- Two secondary border-gates of Long Thuan and Phuoc Chi cover an area of about 2 hectares, where offices of such management agencies as border-guard, customs office, tax office and animal/plant quarantine shall be built.
c) The system of commercial centers:
- The international commercial center covers an area of about 25 hectares, including the international trade fair and exhibition center; services and transaction offices; representative offices, banks, product showrooms, hotels, restaurants and warehouses, which shall be built 380 m from the borderline;
- The bonded warehouses and border market cover an area of 10 hectares, which shall be built close to the borderline;
- The domestic commercial center is located on an area of 15 hectares at the cross-roads of national highway No.22 and provincial road No.786, including service and commercial shops, representative offices, hotels and restaurants.
d) The system of industrial establishments and storehouses shall be built on an area of about 25 hectares lying between Ben Cau district township and cross-roads of national highway No.22, including: transit, recycling and packing storehouses, industrial plants for processing of agricultural, forest and marine products. Besides, other industrial establishments for construction materials, organic fertilizers or peat processing shall be built in areas where the raw materials are available, with a total acreage of about 30 hectares.
e) The system of projects in service of political, cultural, educational, medical and physical training and sport activities shall be built in the border-gate urban area, with an acreage of about 109.4 hectares, and in population centers, with an acreage of about 61 hectares.
f) The agricultural and forestrial areas and forests for ecological preservation:
- The agricultural area with an acreage of about 16,000 hectares shall be built on the existing cultivation land areas and the low-lying and alkaline land, shall be improved for agricultural production;
- The protection forests along the borderline, stretching on an area of about 1,000 hectares;
- The forests for ecological preservation and tourism with an acreage of about 600 hectares shall be marked off on the south of national highway No.22 in An Thanh commune, Ben Cau district.
6. The planning orientation for technical infrastructure development.
The technical infrastructure of Moc Bai border-gate economic area, Tay Ninh province, shall be synchronously and completely built and gradually modernized:
a) Regarding communications: To reserve land for the broadening and upgrading of national highway No.22 (the projected trans-Asian highway); upgrade and broaden provincial road No.786; construct roads along the borderline and Vam Co Dong river; construct two bridges linking national highway No.22 to Tay Ninh provincial capital and Go Dau district; construct a river port in Loi Thuan commune; and construct a traffic hub compatible to national highway No.22 and provincial road No.786.
b) Regarding the technical preparation: the designed height of the road base course and rain water drainage must satisfy the technical requirements.
c) Regarding the electricity supply:
The electricity shall be supplied from the national grid in service of economic and production activities in the area.
d) Regarding the water supply: Surface water from Vam Co Dong river’s estuary shall be treated, then supplied for the people’s daily life and production.
e) Waste water treatment and environmental hygiene: All rubbish and waste shall be collected and transported to the treatment area in Long Chu commune. A cemetery shall be located in Long Thuan commune.
7. The first-phase construction planning.
The basic target of the first-phase construction planning is to give priority to the construction of the infrastructure system of Moc Bai border-gate, international commercial quarter and Ben Cau industrial park.
Article 2.- The People’s Committee of Tay Ninh province is assigned to:
1. Organize the publicization of the overall planning among organizations and individuals for implementation thereof; set dossiers of redline marks; elaborate and evaluate the detailed planning and investment projects in strict accordance with current regulations; promulgate the regulation on construction management under the overall planning of Moc Bai border-gate economic area, Tay Ninh province, after consulting the Ministry of Construction.
2. Coordinate with the concerned ministries and branches in studying policies and measures to mobilize capital from various sources for investment in the development of Moc Bai border-gate economic area according to the ratified overall planning.
Article 3.- This Decision takes effect 15 days after its signing.
The President of the People’s Committee of Tay Ninh province, the Minister of Construction and the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and the heads of the agencies attached to the Government and the concerned organizations shall have to implement this Decision.

  
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT




Ngo Xuan Loc

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 105/1999/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất