Hiệp định thủ tục cấp phép nhập khẩu 1994

thuộc tính Hiệp định Không số

Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu
Cơ quan ban hành: Đang cập nhật
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:Không số
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Hiệp định
Người ký:Đang cập nhật
Ngày ban hành:15/04/1994
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập khẩu

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Hiệp định Không số

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

HIỆP ĐỊNH

VỀ THỦ TỤC CẤP PHÉP NHẬP KHẨU

 

Các Thành viên,

Xét tới Đàm phán Thương mại Đa biên;

Mong muốn thúc đẩy thực hiện các mục tiêu của GATT 1994;

Tính đến nhu cầu thương mại, phát triển và nhu cầu tài chính của các Thành viên đang phát triển;

Thừa nhận tính hữu ích của việc cấp phép nhập khẩu tự động vì những  mục đích nhất định không được sử dụng việc cấp phép đó  để hạn chế thương mại.

Thừa nhận rằng có thể sử dụng việc  cấp phép nhập khẩu để thực hiện  một số biện pháp chẳng hạn như những biện pháp được áp dụng theo  với các qui định liên quan  của GATT 1994;

Thừa nhận các qui định của GATT 1994 áp dụng đối với  thủ tục cấp phép nhập khẩu;

Mong muốn đảm bảo rằng việc áp dụng thủ tục cấp phép nhập khẩu không trái với các nguyên tắc  và nghĩa vụ trong GATT 1994;

Thừa nhận rằng việc áp  dụng không hợp lý thủ tục cấp phép nhập khẩu có thể cản trở dòng chảy thương mại quốc tế;

Tin tưởng rằng việc cấp phép nhập khẩu, đặc biệt là việc cấp phép không tự động phải được thực hiện một cách minh bạch và có thể dự đoán trước được;

Thừa nhận rằng thủ tục cấp phép không tự động không được tạo ra gánh nặng hành chính quá mức thực sự cần thiết để thực thi các biện pháp liên quan;

Mong muốn đơn giản hoá, và làm minh bạch các thủ tục hành chính và thực tiễn áp dụng trong thương mại quốc tế, và để đảm bảo việc áp dụng, và quản lý các thủ tục và thực tiễn đó  được bình đẳng và công bằng;

Mong muốn xây dựng một cơ chế tham vấn và giải pháp nhanh chóng, hiệu quả, công bằng cho các tranh chấp phát sinh từ Hiệp định này;

Dưới đây thoả thuận như sau:

Điều 1: Những qui định chung

1. Trong Hiệp định này, cấp phép nhập khẩu được hiểu là các thủ tục[1] hành chính được sử dụng để thực hiện chế độ cấp phép nhập khẩu, yêu cầu phải nộp đơn xin nhập khẩu hoặc các loại giấy tờ khác (không phải giấy tờ cần thiết cho các mục đích hải quan) cho cơ quan hành chính liên quan  như là điều kiện đặt ra trước khi nhập khẩu hàng vào lãnh thổ hải quan của Thành viên nhập khẩu.

2. Các Thành viên đảm bảo rằng các thủ tục hành chính được áp dụng để thực hiện  chế độ cấp phép nhập khẩu theo các qui định  có liên quan của GATT 1994, kể cả các phụ lục, nghị định thư như được hiểu theo Hiệp định này nhằm ngăn chặn tình trạng bóp méo thương mại có thể nảy sinh trong quá trình thực hiện  không đúng các thủ tục đó, có tính đến mục đích phát triển kinh tế và nhu cầu tài chính, thương mại của các Thành viên đang phát triển[2].

3. Các quy định về thủ tục cấp phép nhập khẩu phải mang tính trung lập trong áp dụng và được thực hiện một cách bình đẳng và công bằng.

4. (a) Mọi quy định, thông tin liên quan đến thủ tục nộp đơn xin giấy phép nhập khẩu như điều kiện để người, công ty và tổ chức được quyền nộp đơn xin cấp phép, cơ quan hành chính cấp phép, danh mục hàng hoá phải xin phép nhập khẩu phải được công bố, đồng thời phải được  thông báo cho Uỷ ban Cấp phép Nhập khẩu nói tại Điều 4 (trong Hiệp định này gọi là "Uỷ ban") với cách thức sao cho chính phủ[3] các nước và nhà kinh doanh có thể nắm bắt được. Nếu điều kiện cho phép, các Thành viên phải thông báo công khai các thông tin trên  trong thời hạn 21 ngày trước khi các qui định, yêu cầu có hiệu lực, tuy nhiên trong mọi trường hợp không được muộn hơn ngày có hiệu lực. Tất cả các trường hợp ngoại lệ hoặc thay đổi qui định liên quan đến thủ tục cấp phép nhập khẩu hay danh mục các mặt hàng phải xin phép phải được công bố theo cách thức và trong cùng thời hạn nói trên. Các Thành viên phải gửi cho Ban Thư ký một bản sao tài liệu công bố trên.

(b) Các Thành viên muốn đưa ra nhận xét bằng văn bản đều có cơ hội để thảo luận về các nhận xét đó  khi có yêu cầu. Thành viên liên quan phải xem xét cẩn trọng các nhận xét và kết quả thảo luận.

5. Mẫu đơn xin cấp phép nhập khẩu hoặc mẫu xin gia hạn giấy phép nhập khẩu, nếu có, phải càng đơn giản càng tốt. Khi nộp đơn xin phép nhập khẩu, có thể phải cung cấp một số tài liệu và thông tin được coi là tối cần thiết để thực hiện đúng chế độ cấp phép nhập khẩu.

6. Thủ tục nộp đơn và gia hạn giấy phép, nếu có, phải càng đơn giản càng tốt. Người nộp đơn được cho phép có  một khoảng thời gian hợp lý để nộp đơn xin cấp phép nhập khẩu. Nếu có xác định ngày hết hạn nhận đơn, thì khoảng thời hạn nộp đơn phải tối thiểu là 21 ngày với  quy định về việc gia hạn thời hạn này trong trường hợp khi chưa nhận đủ số đơn trong thời hạn này. Người làm đơn chỉ phải nộp đơn cho một cơ quan hành chính duy nhất. Trong trường hợp nhất thiết phải tiếp cận nhiều cơ quan hành chính, thì số cơ quan này không được quá 3 cơ quan.

7. Không được phép từ chối đơn xin cấp phép chỉ vì những lỗi nhỏ về tài liệu mà không làm thay đổi những số liệu cơ bản thể hiện trên tài liệu đó. Trong trường hợp có sai sót hoặc  nhầm lẫn trong tài liệu hoặc thủ tục, thì hình phạt không được nặng hơn mức cần thiết để cảnh cáo nếu những sai sót hoặc nhầm lẫn này không nhằm mục đích gian lận hoặc do quá cẩu thả.

8. Không được từ chối hàng nhập khẩu đã được cấp phép chỉ vì có sự khác biệt nhỏ về giá trị, số lượng hay trọng lượng so với con số ghi trên giấy phép do sự chênh lệch phát sinh trong quá trình giao hàng, do tính chất của việc bốc hàng dời và những khác biệt nhỏ khác phù hợp với thực tiễn thương mại bình thường.

9. Người có giấy phép có quyền tiếp cận nguồn ngoại hối cần thiết để thanh toán hàng nhập khẩu cấp phép theo cùng điều kiện giống như  đối với các nhà nhập khẩu hàng không cần giấy phép.

10. Các qui định của Điều XXI của GATT 1994 sẽ được áp dụng đối với các  ngoại lệ vì lý do an ninh;

11. Những qui định trong Hiệp định này không yêu cầu các Thành viên phải tiết lộ thông tin bí mật ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật hoặc những thông tin trái ngược với lợi ích công cộng hoặc làm tổn hại đến lợi ích thương mại chính đáng của những doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân cụ thể.

Điều 2: Cấp phép Nhập khẩu Tự động[4]

1. Cấp phép nhập khẩu tự động là việc cấp phép mà mọi đơn xin cấp phép đều được phê chuẩn, và  phù hợp với yêu cầu của 2(a);

2. Ngoài các qui định từ khoản 1 đến khoản 11  Điều 2 và qui định tại khoản 1 của Điều này, các qui định sau[5] đây được áp dụng đối với việc  cấp phép tự động:

(a) Thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động sẽ không được tiến hành theo cách thức có tính chất hạn chế đối với những hàng nhập khẩu thuộc diện cấp phép tự động. Thủ tục cấp phép nhập khẩu tự động được coi là không có tác động hạn chế thương mại nếu:

(i) Tất cả những người, cơ quan hoặc tổ chức đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháp lý của Thành viên nhập khẩu về việc tham gia hoạt động nhập khẩu mặt hàng thuộc diện  cấp phép tự động đều có quyền nộp đơn xin cấp phép và được quyền nhận giấy phép;

(ii) Có thể nộp đơn xin cấp phép vào bất kỳ ngày làm việc nào trước khi làm thủ tục thông quan cho hàng hoá;

(iii) Đơn xin cấp phép hợp lệ và đầy đủ theo mẫu được thông qua ngay khi thụ lý nếu như điều kiện hành chính cho phép,  nhưng tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý.

(b) Các Thành viên công nhận rằng cấp phép nhập khẩu tự động là cần thiết  khi không có thủ tục khác tương ứng. Cấp phép nhập khẩu tự động có thể được duy trì cho đến khi ban hành thủ tục tương ứng hoặc khi không có cách nào khác phù hợp hơn để đạt được mục tiêu hành chính dự định.

Điều 3: Cấp phép nhập khẩu không tự động

1. Ngoài các qui định từ khoản 1 đến khoản 11 của Điều 1, các qui định sau đây được áp dụng đối với thủ tục cấp phép nhập khâủ không tự động. Thủ tục cấp phép nhập khẩu không tự động là việc cấp phép không nằm trong định nghĩa nói tại khoản 1 của Điều 2.

2. Ngoài những hạn chế áp dụng đối với hàng nhập khẩu, cấp phép không tự động không được tạo thêm nên những tác động hạn chế hoặc cản trở thương mại. Các thủ tục cấp phép không tự động phải  tương ứng với phạm vi và thời hạn áp dụng biện pháp mà các thủ tục đó được sử dụng để thực hiện và không được tạo thêm gánh nặng hành chính quá mức thực sự cần thiết để thực hiện biện pháp đó.

3. Trong trường hợp yêu cầu cấp phép không phải vì mục đích hạn chế số lượng, Thành viên phải công bố thông tin đầy đủ để các Thành viên khác và các nhà kinh doanh được biết cơ sở cấp hay phân bổ giấy phép.

4. Nếu như Thành viên dành cho người, công ty hay tổ chức có cơ hội yêu cầu được hưởng ngoại lệ hay miễn tuân thủ yêu cầu cấp phép, thì Thành viên cũng đưa ra thông tin được công bố theo khoản 4 của Điều 1 và nêu rõ làm thế nào để có thể đưa ra yêu cầu và với  mức độ có thể chỉ rõ trong trường hợp nào thì yêu cầu sẽ được xem xét.

5. (a) Theo yêu cầu của bất kỳThành viên nào quan tâm tới thương mại một sản phẩm, Thành viên sẽ cung cấp tất cả các thông tin liên quan về:

(i) các hạn chế và cơ chế quản lý;

(ii) giấy phép nhập khẩu  được cấp trong thời gian gần đây;

(iii) phân bổ giấy phép giữa các nước cung ứng;

(iv) số liệu thống kê nhập khẩu (ví dụ trị giá, số lượng...) về sản phẩm phải cấp phép nhập khẩu, khi có điều kiện. Các Thành viên đang phát triển không phải chịu thêm nghĩa vụ hành chính và tài chính trong công việc này.

(b) Các Thành viên sử dụng giấy phép để quản lý hạn ngạch phải công bố tổng số lượng hoặc tổng giá trị hạn ngạch, ngày bắt đầu và kết thúc của hạn ngạch, những thay đổi liên quan trong thời hạn qui định tại khoản 4 của Điều 1 và với sao cho các chính phủ và các nhà kinh doanh có thể nắm được những qui định này;

(c) Trong trường hợp hạn ngạch được phân bổ giữa các nước cung cấp, Thành viên áp dụng hạn chế phải thông báo kịp thời cho tất cả các Thành viên có quyền lợi  trong việc cung cấp mặt hàng đó về tỷ lệ hạn ngạch hiện được phân bổ cho các nước cung cấp khác nhau, theo giá trị hoặc theo số lượng, đồng thời cũng công bố thông tin này trong thời hạn qui định tại khoản 4 của Điều 1 và sao cho các chính phủ và các nhà kinh doanh nắm được qui định này;

(d) Trong trường hợp cần ấn định ngày mở hạn ngạch sớm hơn, những thông tin nêu tại khoản 4 của Điều 1 cũng cần phải được công bố trong thời hạn qui định tại khoản 4 của Điều 1 và sao cho các chính phủ và các nhà kinh doanh nắm được qui định này;

(e) Tất cả những người, công ty hoặc tổ chức đáp ứng đầy đủ yêu cầu pháp lý và hành chính củaThành viên nhập khẩu đều có quyền ngang nhau trong việc nộp đơn xin cấp và được xem xét để cấp phép. Nếu đơn xin cấp giấy phép không được chấp nhận, thì theo yêu cầu của người nộp đơn, cơ quan chức năng phải thông báo lý do không chấp nhận và người nộp đơn được quyền khiếu kiện và yêu cầu xem xét lại theo pháp luật và thủ tục trong nước củaThành viên nhập khẩu.

(f) Trừ trường hợp không thể vì những lý do  phát sinh ngoài sự kiểm soát của Thành viên, thời gian xem xét đơn xin cấp phép không được vượt quá 30 ngày, nếu đơn được xem xét ngay khi nhận được, có nghĩa là theo nguyên tắc đơn nộp trước sẽ được xét trước, và không quá 60 ngày nếu xét tất cả các đơn  cùng một lúc. Trong trường hợp hợp xét tất cả các đơn đồng thời, thời gian xét đơn được tính từ ngày ngay sau ngày hết hạn nộp đơn đã thông báo;

(g) Thời hạn hiệu lực của giấy phép phải hợp lý, không được quá ngắn để ngăn chặn  nhập khẩu; Thời hạn hiệu lực của giấy phép không được ngăn chặn hàng nhập khẩu từ nơi xa, trừ trường hợp đặc biệt khi hàng nhập khẩu là cần thiết  để đáp ứng các nhu cầu ngắn hạn không lường trước được;

(h) Khi quản lý  hạn ngạch, các Thành viên không được ngăn cản việc nhập khẩu đang được tiến hành theo giấy phép đã được cấp, và không được hạn chế việc sử dụng hết hạn ngạch;

(i) Khi cấp giấy phép, các Thành viên cần tính đến mức độ cần thiết của việc cấp giấy phép cho các sản phẩm  theo số lượng kinh tế nhất.

(j) Khi phân bổ giấy phép, các Thành viên cần xem xét tình hình  nhập khẩu của người nộp đơn. Về phương diện này cần phải xét xem liệu giấy phép cấp cho người nộp đơn trong quá khứ có được sử dụng hết  trong một khoảng thời gian có tính chất tiêu biểu  gần đây hay không. Trong trường hợp người nộp đơn đã không sử dụng hết giấy phép đã được cấp, Thành viên phải tìm hiểu lý do tại sao và cân nhắc tới những lý do này khi phân bổ giấy phép mới. Ngoài ra cần phải cân nhắc để đảm bảo việc phân bổ một cách hợp lý giấy phép cho các nhà nhập khẩu mới và có tính đến mức độ cần thiết của việc cấp giấy phép theo số lượng cho các sản phẩm  theo số lượng kinh tế nhất về việc này cần đặc biệt quan tâm đến nhà nhập khẩu mua hàng có xuất xứ từ các Thành viên đang phát triển nhất là từ các nước kém phát triển.

(k) Trong trường hợp hạn ngạch được quản lý bằng giấy phép không được phân bổ giữa các  nước cung ứng, người được cấp phép[6] có toàn quyền chọn nguồn  nhập khẩu. Trong trường hợp phân bổ hạn ngạch giữa các  nước cung cấp, trong giấy phép phải qui định rõ tên (các) nước;

(l) Khi áp dụng khoản 8 của Điều 1, nếu lượng nhập khẩu vượt quá mức được cấp phép, thì có thể sẽ điều chỉnh mức phân bổ giấy phép trong tương lai để bù lại lượng nhập quá phép.

Điều 4: Thể chế

Thành lập Uỷ ban về Cấp phép Nhập khẩu, bao gồm đại diện của các Thành viên. Uỷ ban sẽ bầu ra Chủ tịch và Phó Chủ tịch của Uỷ ban và sẽ họp khi nào thấy cần thiết để các Thành viên có cơ hội trao đổi, tham vấn với nhau về những vấn đề liên quan đến hoạt động của Hiệp định này và việc xúc tiến thực hiện mục tiêu của Hiệp định.

Điều 5: Thông báo

1. Khi ban hành hoặc thay đổi thủ tục cấp phép, các Thành viên phải thông báo cho Uỷ ban trong vòng 60 ngày kể từ ngày công bố việc ban hành hoặc thay đổi đó.

2. Thông báo ban hành thủ tục cấp phép cần phải bao gồm những thông tin sau:

(a) danh mục hàng hoá phải làm thủ tục cấp phép;

(b) cơ quan liên lạc để cung cấp thông tin về điều kiện được quyền  làm đơn xin phép nhập khẩu;

(c) cơ quan hành chính thụ lý đơn xin nhập khẩu;

(d) ngày và tên của ấn bản công bố  thủ tục cấp phép;

(e) nêu rõ thủ tục cấp phép là tự động hay không tự động theo định nghĩa tại Điều 2 và 3;

(f) mục đích hành chính của việc cấp phép đối với  trường hợp thủ tục cấp phép  tự động;

(g) nêu rõ biện pháp đang được thực hiện thông qua việc cấp phép đối với trường hợp  thủ tục cấp phép không tự động;

(h) thời hạn dự kiến của thủ tục cấp phép, nếu thời hạn này là có thể dự đoán được với một xác xuất nào đó, nếu không phải nêu rõ lý do tại sao không thể cung cấp được thông tin này.

3. Thông báo thay đổi thủ tục cấp phép nhập khẩu cũng phải nêu rõ những yếu tố trên nếu chúng bị thay đổi.

4. Các Thành viên sẽ thông báo cho Uỷ ban các văn bản công bố những thông tin yêu cầu tại khoản  4 của Điều 1.

5. Khi một Thành viên cho rằng một Thành viên khác không thông báo việc ban hành hay thay đổi thủ tục cấp phép theo qui định từ khoản 1 đến khoản 3, có thể lưu ý Thành viên đó về việc thông báo. Nếu thông báo không được đưa ra kịp thời ngay sau đó, Thành viên quan tâm có thể tự mình thông báo thủ tục cấp phép hay những thay đổi trong thủ tục này kể cả mọi thông tin liên quan mà nước này có.

Điều 6: Tham vấn và Giải quyết Tranh chấp

Tham vấn và giải quyết tranh chấp về bất cứ vấn đề nào tác động đến hoạt động của Hiệp định này phải tuân theo qui định tại Điều XXII và XXIII của GATT 1994, được giải thích và áp dụng theo  Bản Diễn giải về Giải quyết Tranh chấp.

Điều 7: Rà soát

1. Uỷ ban kiểm điểm lại việc thực hiện và hoạt động của Hiệp định này khi thấy cần thiết nhưng tối thiểu hai năm một lần, có xem xét đến mục tiêu cũng như quyền lợi và nghĩa vụ ghi trong Hiệp định.

2. Để làm cơ sở cho việc kiểm điểm Ban Thư ký sẽ chuẩn bị một bản báo cáo tình hình thực tế trên cơ sở những thông tin được cung cấp theo Điều 5, các câu trả lời phiếu điều tra về thủ tục cấp phép nhập khẩu7 và những thông tin tin cậy liên quan khác mà Ban Thư ký có được. Bản báo cáo phải nêu tóm tắt những thông tin nêu trên, đặc biệt là phải chỉ rõ những thay đổi và những diễn biến mới trong khoảng thời gian giữa hai lần kiểm điểm và tất cả những thông tin khác được Uỷ ban thoả thuận.

3. Các Thành viên cam kết hoàn thành phiếu điều tra hàng năm về thủ tục cấp phép nhập khẩu đúng hạn và đầy đủ.

4. Uỷ ban sẽ thông báo cho Hội đồng Thương mại Hàng hoá về những diễn biến mới trong khoảng thời gian giữa các kỳ kiểm điểm.

Điều 8:  Những quy định cuối cùng

Bảo lưu

1. Các Thành viên không được bảo lưu bất kỳ qui định nào của Hiệp định này nếu không có sự đồng ý của các Thành viên khác.

Luật pháp trong nước

2. (a) Mỗi Thành viên sẽ đảm bảo các đạo luật, văn bản dưới luật, thủ tục hành chính trong nước phù hợp với qui định của Hiệp định này muộn  nhất là ngày hiệp định WTO có hiệu lực.

(b) Mỗi Thành viên phải thông báo cho Uỷ ban những thay đổi trong các đạo luật, văn bản dưới luật liên quan đến Hiệp định để đảm bảo phù hợp với luật pháp trong nước và qui định này.

 


[1] Thủ tục này là "việc cấp phép" và các thủ tục hành chính tương tự khác.

[2] Không có qui định nào trong Hiệp định này hàm ý là phải bị chất vấn theo quy định của Hiệp định này cơ sở áp dụng, phạm vi và thời hạn áp dụng các biện pháp thông qua thủ tục cấp phép.

[3] Để thực hiện Hiệp định này, thuật ngữ "chính phủ" được hiểu là bao gồm cơ quan có thẩm quyền của Cộng đồng Châu Âu.

[4] Thủ tục cấp phép nhập khẩu đòi hỏi có sự đảm bảo mà không gây cản trở cho thương mại cũng được coi là nằm trong phạm vi điều chỉnh của khoản 1 và 2.

[5] Đối với những Thành viên đang phát triển không tham gia Hiệp định Thủ tục cấp phép Nhập khẩu ký ngày 12 tháng 4 năm 1979, nếu có khó khăn trong việc thực hiện yêu cầu trong  điểm (a)(ii) và (a)(iii), thông báo cho Uỷ ban, có thể trì hoãn việc thực hiện các  điểm này trong vòng 2 năm kể từ ngày Hiệp định WTO có hiệu lực đối với các nước này.

[6] Đôi khi gọi là "người được cấp hạn ngạch".

FILE ĐÍNH KÈM VĂN BẢN

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

AGREEMENT ON IMPORT LICENSING PROCEDURES

Members,

            Having regard to the Multilateral Trade Negotiations;

            Desiring to further the objectives of GATT 1994;

            Taking into account the particular trade, development and financial needs of developing country Members;

            Recognizing the usefulness of automatic import licensing for certain purposes and that such licensing should not be used to restrict trade;

            Recognizing that import licensing may be employed to administer measures such as those adopted pursuant to the relevant provisions of GATT 1994;

            Recognizing the provisions of GATT 1994 as they apply to import licensing procedures;

            Desiring to ensure that import licensing procedures are not utilized in a manner contrary to the principles and obligations of GATT 1994;

            Recognizing that the flow of international trade could be impeded by the inappropriate use of import licensing procedures;

            Convinced that import licensing, particularly non-automatic import licensing, should be implemented in a transparent and predictable manner;

            Recognizing that non-automatic licensing procedures should be no more administratively burdensome than absolutely necessary to administer the relevant measure;

            Desiring to simplify, and bring transparency to, the administrative procedures and practices used in international trade, and to ensure the fair and equitable application and administration of such procedures and practices;

            Desiring to provide for a consultative mechanism and the speedy, effective and equitable resolution of disputes arising under this Agreement;

            Hereby agree as follows:

Article 1

General Provisions

1.         For the purpose of this Agreement, import licensing is defined as administrative procedures[1] used for the operation of import licensing regimes requiring the submission of an application or other documentation (other than that required for customs purposes) to the relevant administrative body as a prior condition for importation into the customs territory of the importing Member.

2.         Members shall ensure that the administrative procedures used to implement import licensing regimes are in conformity with the relevant provisions of GATT 1994 including its annexes and protocols, as interpreted by this Agreement, with a view to preventing trade distortions that may arise from an inappropriate operation of those procedures, taking into account the economic development purposes and financial and trade needs of developing country Members.[2]

3.         The rules for import licensing procedures shall be neutral in application and administered in a fair and equitable manner.

4.         (a)        The rules and all information concerning procedures for the submission of applications, including the eligibility of persons, firms and institutions to make such applications, the administrative body(ies) to be approached, and the lists of products subject to the licensing requirement shall be published, in the sources notified to the Committee on Import Licensing provided for in Article 4 (referred to in this Agreement as "the Committee"), in such a manner as to enable governments[3] and traders to become acquainted with them. Such publication shall take place, whenever practicable, 21 days prior to the effective date of the requirement but in all events not later than such effective date. Any exception, derogations or changes in or from the rules concerning licensing procedures or the list of products subject to import licensing shall also be published in the same manner and within the same time periods as specified above. Copies of these publications shall also be made available to the Secretariat.

            (b)        Members which wish to make comments in writing shall be provided the opportunity to discuss these comments upon request. The concerned Member shall give due consideration to these comments and results of discussion.

5.         Application forms and, where applicable, renewal forms shall be as simple as possible. Such documents and information as are considered strictly necessary for the proper functioning of the licensing regime may be required on application.

6.         Application procedures and, where applicable, renewal procedures shall be as simple as possible. Applicants shall be allowed a reasonable period for the submission of licence applications. Where there is a closing date, this period should be at least 21 days with provision for extension in circumstances where insufficient applications have been received within this period. Applicants shall have to approach only one administrative body in connection with an application. Where it is strictly indispensable to approach more than one administrative body, applicants shall not need to approach more than three administrative bodies.

7.         No application shall be refused for minor documentation errors which do not alter basic data contained therein. No penalty greater than necessary to serve merely as a warning shall be imposed in respect of any omission or mistake in documentation or procedures which is obviously made without fraudulent intent or gross negligence.

8.         Licensed imports shall not be refused for minor variations in value, quantity or weight from the amount designated on the licence due to differences occurring during shipment, differences incidental to bulk loading and other minor differences consistent with normal commercial practice.

9.         The foreign exchange necessary to pay for licensed imports shall be made available to licence holders on the same basis as to importers of goods not requiring import licences.

10.       With regard to security exceptions, the provisions of Article XXI of GATT 1994 apply.

11.       The provisions of this Agreement shall not require any Member to disclose confidential information which would impede law enforcement or otherwise be contrary to the public interest or would prejudice the legitimate commercial interests of particular enterprises, public or private.

Article 2

Automatic Import Licensing[4]

1.         Automatic import licensing is defined as import licensing where approval of the application is granted in all cases, and which is in accordance with the requirements of paragraph 2(a).

2.         The following provisions[5], in addition to those in paragraphs 1 through 11 of Article 1 and paragraph 1 of this Article, shall apply to automatic import licensing procedures:

 (a)       automatic licensing procedures shall not be administered in such a manner as to have restricting effects on imports subject to automatic licensing. Automatic licensing procedures shall be deemed to have trade-restricting effects unless, inter alia:

 (i)        any person, firm or institution which fulfils the legal requirements of the importing Member for engaging in import operations involving products subject to automatic licensing is equally eligible to apply for and to obtain import licences;

 (ii)       applications for licences may be submitted on any working day prior to the customs clearance of the goods;

 (iii)      applications for licences when submitted in appropriate and complete form are approved immediately on receipt, to the extent administratively feasible, but within a maximum of 10 working days;

 (b)       Members recognize that automatic import licensing may be necessary whenever other appropriate procedures are not available. Automatic import licensing may be maintained as long as the circumstances which gave rise to its introduction prevail and as long as its underlying administrative purposes cannot be achieved in a more appropriate way.

Article 3

Non-Automatic Import Licensing

1.         The following provisions, in addition to those in paragraphs 1 through 11 of Article 1, shall apply to non-automatic import licensing procedures. Non-automatic import licensing procedures are defined as import licensing not falling within the definition contained in paragraph 1 of Article 2.

2.         Non-automatic licensing shall not have trade-restrictive or -distortive effects on imports additional to those caused by the imposition of the restriction. Non-automatic licensing procedures shall correspond in scope and duration to the measure they are used to implement, and shall be no more administratively burdensome than absolutely necessary to administer the measure.

3.         In the case of licensing requirements for purposes other than the implementation of quantitative restrictions, Members shall publish sufficient information for other Members and traders to know the basis for granting and/or allocating licences.

4.         Where a Member provides the possibility for persons, firms or institutions to request exceptions or derogations from a licensing requirement, it shall include this fact in the information published under paragraph 4 of Article 1 as well as information on how to make such a request and, to the extent possible, an indication of the circumstances under which requests would be considered.

5.         (a)        Members shall provide, upon the request of any Member having an interest in the trade in the product concerned, all relevant information concerning:

 (i)        the administration of the restrictions;

 (ii)       the import licences granted over a recent period;

 (iii)      the distribution of such licences among supplying countries;

 (iv)      where practicable, import statistics (i.e. value and/or volume) with respect to the products subject to import licensing. Developing country Members would not be expected to take additional administrative or financial burdens on this account;

 (b)       Members administering quotas by means of licensing shall publish the overall amount of quotas to be applied by quantity and/or value, the opening and closing dates of quotas, and any change thereof, within the time periods specified in paragraph 4 of Article 1 and in such a manner as to enable governments and traders to become acquainted with them;

 (c)       in the case of quotas allocated among supplying countries, the Member applying the restrictions shall promptly inform all other Members having an interest in supplying the product concerned of the shares in the quota currently allocated, by quantity or value, to the various supplying countries and shall publish this information within the time periods specified in paragraph 4 of Article 1 and in such a manner as to enable governments and traders to become acquainted with them;

 (d)      where situations arise which make it necessary to provide for an early opening date of quotas, the information referred to in paragraph 4 of Article 1 should be published within the time-periods specified in paragraph 4 of Article 1 and in such a manner as to enable governments and traders to become acquainted with them;

 (e)       any person, firm or institution which fulfils the legal and administrative requirements of the importing Member shall be equally eligible to apply and to be considered for a licence. If the licence application is not approved, the applicant shall, on request, be given the reason therefor and shall have a right of appeal or review in accordance with the domestic legislation or procedures of the importing Member;

 (f)       the period for processing applications shall, except when not possible for reasons outside the control of the Member, not be longer than 30 days if applications are considered as and when received, i.e. on a first-come first-served basis, and no longer than 60 days if all applications are considered simultaneously. In the latter case, the period for processing applications shall be considered to begin on the day following the closing date of the announced application period;

 (g)       the period of licence validity shall be of reasonable duration and not be so short as to preclude imports. The period of licence validity shall not preclude imports from distant sources, except in special cases where imports are necessary to meet unforeseen short-term requirements;

 (h)       when administering quotas, Members shall not prevent importation from being effected in accordance with the issued licences, and shall not discourage the full utilization of quotas;

 (i)        when issuing licences, Members shall take into account the desirability of issuing licences for products in economic quantities;

 (j)        in allocating licences, the Member should consider the import performance of the applicant. In this regard, consideration should be given as to whether licences issued to applicants in the past have been fully utilized during a recent representative period. In cases where licences have not been fully utilized, the Member shall examine the reasons for this and take these reasons into consideration when allocating new licences. Consideration shall also be given to ensuring a reasonable distribution of licences to new importers, taking into account the desirability of issuing licences for products in economic quantities. In this regard, special consideration should be given to those importers importing products originating in developing country Members and, in particular, the least-developed country Members;

 (k)       in the case of quotas administered through licences which are not allocated among supplying countries, licence holders[6] shall be free to choose the sources of imports. In the case of quotas allocated among supplying countries, the licence shall clearly stipulate the country or countries;

           

(l)         in applying paragraph 8 of Article 1, compensating adjustments may be made in future licence allocations where imports exceeded a previous licence level.

Article 4

Institutions

            There is hereby established a Committee on Import Licensing composed of representatives from each of the Members. The Committee shall elect its own Chairman and Vice-Chairman and shall meet as necessary for the purpose of affording Members the opportunity of consulting on any matters relating to the operation of this Agreement or the furtherance of its objectives.

Article 5

Notification

1.         Members which institute licensing procedures or changes in these procedures shall notify the Committee of such within 60 days of publication.

2.         Notifications of the institution of import licensing procedures shall include the following information:

 (a)       list of products subject to licensing procedures;

            (b)        contact point for information on eligibility;

 (c)       administrative body(ies) for submission of applications;

 (d)      date and name of publication where licensing procedures are published;

 (e)       indication of whether the licensing procedure is automatic or non-automatic according to definitions contained in Articles 2 and 3;

 (f)       in the case of automatic import licensing procedures, their administrative purpose;

 (g)       in the case of non-automatic import licensing procedures, indication of the measure being implemented through the licensing procedure; and

 (h)       expected duration of the licensing procedure if this can be estimated with some probability, and if not, reason why this information cannot be provided.

3.         Notifications of changes in import licensing procedures shall indicate the elements mentioned above, if changes in such occur.

4.         Members shall notify the Committee of the publication(s) in which the information required in paragraph 4 of Article 1 will be published.

5.         Any interested Member which considers that another Member has not notified the institution of a licensing procedure or changes therein in accordance with the provisions of paragraphs 1 through 3 may bring the matter to the attention of such other Member. If notification is not made promptly thereafter, such Member may itself notify the licensing procedure or changes therein, including all relevant and available information.

Article 6

Consultation and Dispute Settlement

            Consultations and the settlement of disputes with respect to any matter affecting the operation of this Agreement shall be subject to the provisions of Articles XXII and XXIII of GATT 1994, as elaborated and applied by the Dispute Settlement Understanding.

Article 7

Review

1.         The Committee shall review as necessary, but at least once every two years, the implementation and operation of this Agreement, taking into account the objectives thereof, and the rights and obligations contained therein.

2.         As a basis for the Committee review, the Secretariat shall prepare a factual report based on information provided under Article 5, responses to the annual questionnaire on import licensing procedures[7] and other relevant reliable information which is available to it. This report shall provide a synopsis of the aforementioned information, in particular indicating any changes or developments during the period under review, and including any other information as agreed by the Committee.

3.         Members undertake to complete the annual questionnaire on import licensing procedures promptly and in full.

4.         The Committee shall inform the Council for Trade in Goods of developments during the period covered by such reviews.

Article 8

Final Provisions

Reservations

1.         Reservations may not be entered in respect of any of the provisions of this Agreement without the consent of the other Members.

Domestic Legislation

2.         (a)        Each Member shall ensure, not later than the date of entry into force of the WTO Agreement for it, the conformity of its laws, regulations and administrative procedures with the provisions of this Agreement.

            (b)        Each Member shall inform the Committee of any changes in its laws and regulations relevant to this Agreement and in the administration of such laws and regulations.

 

 

[1] Those procedures referred to as "licensing" as well as other similar administrative procedures.

[2] Nothing in this Agreement shall be taken as implying that the basis, scope or duration of a measure being implemented by a licensing procedure is subject to question under this Agreement.

[3] For the purpose of this Agreement, the term "governments" is deemed to include the competent authorities of the European Communities.

[4] Those import licensing procedures requiring a security which have no restrictive effects on imports are to be considered as falling within the scope of paragraphs 1 and 2.

[5] A developing country Member, other than a developing country Member which was a Party to the Agreement on Import Licensing Procedures done on 12 April 1979, which has specific difficulties with the requirements of subparagraphs (a)(ii) and (a)(iii) may, upon notification to the Committee, delay the application of these subparagraphs by not more than two years from the date of entry into force of the WTO Agreement for such Member.

[6] Sometimes referred to as "quota holders".

[7] Originally circulated as GATT 1947 document L/3515 of 23 March 1971.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Agreement Khongso DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất