Quyết định 3280/QĐ-TCHQ 2016 thủ tục hải quan với hành lý của người xuất nhập cảnh

thuộc tính Quyết định 3280/QĐ-TCHQ

Quyết định 3280/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan về việc ban hành Quy trình thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa do người xuất cảnh, nhập cảnh mang trong hành lý; giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế
Cơ quan ban hành: Tổng cục Hải quan
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:3280/QĐ-TCHQ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Ngọc Anh
Ngày ban hành:30/09/2016
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xuất nhập cảnh

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nguyên tắc kiểm tra hành lý của người xuất, nhập cảnh

Quy trình thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa do người xuất cảnh, nhập cảnh mang trong hành lý; giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế đã được Tổng cục Hải quan ban hành ngày 30/09/2016 kèm theo Quyết định số 3280/QĐ-TCHQ.
Theo Quy trình, việc kiểm tra hành lý của người xuất, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện tại khu vực hoặc phòng kiểm tra của Chi cục Hải quan, nơi có đặt camera giám sát theo quy định; được thực hiện qua 04 hình thức, gồm: Không kiểm tra; Kiểm tra qua máy soi; Kiểm tra thực tế hành lý; Khám người trong trường hợp có căn cứ xác định người xuất, nhập cảnh, quá cảnh có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới với 02 mức độ soi chiếu để phát hiện hành lý nghi vấn và xác định rõ nghi vấn.
Về thủ tục hải quan với hàng hóa thương mại người nhập cảnh mang theo trong hành lý, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa và lưu trữ hồ sơ (trường hợp đã đăng ký theo hình thức hải quan điện tử). Trường hợp người nhập cảnh có mang theo hàng hóa phải có Giấy phép nhập khẩu, giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành nhưng không xuất trình được 01 trong những giấy nêu trên khi thực hiện thủ tục hải quan, công chức hải quan sẽ yêu cầu người nhập cảnh xuất trình hàng hóa để kiểm tra, lập biên bản tạm giữ với lý do hàng hóa nhập khẩu chưa có giấy phép. Quá 30 ngày kể từ ngày người nhập cảnh mang theo hàng hóa đến cửa khẩu mà không có người đến làm thủ tục thì sẽ xử lý như đối với hàng hóa tồn đọng tại địa bàn hoạt động hải quan.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định3280/QĐ-TCHQ tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
----------
Số: 3280/QĐ-TCHQ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2016
 
 
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA NGƯỜI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, HÀNG HÓA DO NGƯỜI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH MANG TRONG HÀNH LÝ; GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
-------------------------
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
 
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Căn cứ Nghị định số 27/2011/NĐ-CP ngày 09/4/2011 của Chính phủ về cung cấp, khai thác, xử lý thông tin hành khách trước khi nhập cảnh qua đường hàng không;
Căn cứ Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 149/2010/TT-BTC ngày 27/09/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý hải quan đối với hàng hóa, dịch vụ bán tại khu cách ly;
Căn cứ Thông tư số 72/2014/TT-BTC ngày 30/05/2014 của Bộ Tài chính quy định về hoàn thuế GTGT đối với hàng hóa của người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang theo khi xuất cảnh;
Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 27/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Căn cứ Thông tư số 120/2015/TT-BTC ngày 14/8/2015 của Bộ Tài chính quy định về mẫu, chế độ in, phát hành, quản lý và sử dụng Tờ khai Hải quan dùng cho người xuất cảnh, nhập cảnh;
Căn cứ Quyết định 464/QĐ-BTC ngày 29/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Ban hành Quy định quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám sát quản lý về Hải quan.
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này quy trình thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, hàng hóa do người xuất cảnh, nhập cảnh mang trong hành lý; giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Áp dụng tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế và Chi cục Hải quan quản lý Cảng hàng không quốc tế thay thế cho Quyết định số 2428/QĐ-TCHQ ngày 14/12/2009; Quyết định 1165/QĐ-TCHQ ngày 23/12/2011; Quyết định 1973/2014/QĐ-TCHQ ngày 23/12/2014 và Quyết định 3816/2014/QĐ-TCHQ ngày 04/7/2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Điều 4. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố quản lý cảng hàng không quốc tế căn cứ quy định tại Quy trình kèm theo Quyết định này ban hành Quy trình đặc thù của từng cảng hàng không để áp dụng phù hợp với thực tế;
Điều 5. Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, thành phố quản lý cảng hàng không quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 


Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- Bộ Tài chính;
+ Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
+ Vụ PC, Vụ CST (để phối hợp);
- Bộ GTVT: Cục Hàng không VN (để phối hợp)
- Bộ Công an: Cục An ninh cửa khẩu (để phối hợp);
- Bộ Quốc phòng: (để phối hợp);
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, GSQL (3b).
KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Vũ Ngọc Anh
 
 
QUY TRÌNH
THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA NGƯỜI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH, HÀNG HÓA DO NGƯỜI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH MANG TRONG HÀNH LÝ; GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3280/QĐ-TCHQ ngày 30 tháng 9 năm 2016 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
 
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
 
Điều 1. Phạm vi áp dụng
1. Quy trình này quy định trình tự, thủ tục thực hiện đối với:
a) Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tại cảng hàng không quốc tế;
b) Hành lý gửi trước hoặc sau chuyến bay của người xuất cảnh, nhập cảnh;
c) Hành lý thất lạc, từ bỏ, nhầm lẫn của người xuất cảnh, nhập cảnh tại cảng hàng không quốc tế;
d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được người xuất cảnh, nhập cảnh mang trong hành lý;
e) Tiền mặt Việt Nam đồng, tiền mặt ngoại tệ đưa ra, đưa vào khu vực cách ly, khu vực hạn chế tại nhà ga hành khách cảng hàng không quốc tế,
2. Quy trình này quy định về việc “Giám sát hải quan đối với hàng hóa, hành lý của người xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh và hoạt động của các đơn vị liên quan đến các đối tượng quy định trong địa bàn hoạt động hải quan tại cửa khẩu cảng hàng không quốc tế tại Điều 5 Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 02/01/2015 của Chính phủ”.
3. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh tại các cảng hàng không quốc tế thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
4. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa kinh doanh miễn thuế, hàng hóa Việt Nam bán tại khu vực cách ly và nhiên liệu cung ứng cho tàu bay xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính.
Điều 2. Đối tượng
1. Đối tượng thực hiện: Cán bộ, công chức Hải quan.
2. Đối tượng chịu sự giám sát hải quan:
a) Người xuất cảnh, người nhập cảnh;
b) Tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Phương tiện vận tải chuyên dụng, nhân viên và vật dụng, đồ dùng của các đơn vị cung ứng các dịch vụ suất ăn, nhiên liệu, vệ sinh, sửa chữa bảo dưỡng, xếp dỡ khai thác hành lý và hàng hóa tại các khu vực chịu sự giám sát hải quan;
d) Hành lý của người nhập cảnh và xuất cảnh trong khu vực và trong thời gian chịu sự giám sát hải quan;
đ) Hàng hóa xuất khẩu đưa từ nhà ga hàng hóa, khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng ra sân đỗ đưa lên tàu bay xuất cảnh; hàng hóa nhập khẩu đưa từ tàu bay nhập cảnh đến nhà ga hàng hóa, khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng;
e) Suất ăn, nhiên liệu xăng dầu cung ứng, hàng lưu niệm có xuất xứ Việt Nam bán trên tàu bay xuất cảnh; hàng hóa miễn thuế bán trên tàu bay Việt Nam xuất cảnh, nhập cảnh.
Điều 3. Nguyên tắc giám sát
1. Giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế áp dụng các phương pháp giám sát quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 38 của Luật Hải quan.
2. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan tại cảng hàng không quốc tế để thực hiện việc giám sát, kiểm tra đối với các đối tượng nêu tại Khoản 2 Điều 2 của quy trình này.
Điều 4. Nguyên tắc kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
1. Chi cục trưởng bố trí sơ đồ làm thủ tục đối với người xuất cảnh, người nhập cảnh như sau:
a) Luồng hành khách không phải khai báo hải quan (luồng xanh): áp dụng đối với người xuất cảnh, nhập cảnh không có hành lý thuộc diện phải khai hải quan và không phải thực hiện khai báo hải quan.
b) Luồng hành khách thuộc diện phải khai báo hải quan (luồng đỏ): áp dụng đối với người xuất cảnh, nhập cảnh có hành lý thuộc diện phải khai hải quan hoặc do công chức Hải quan phát hiện nghi vấn trong quá trình giám sát.
2. Kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thuộc diện phải khai báo hải quan, đối tượng trọng điểm, qua thực tế giám sát thấy có biểu hiện nghi vấn hoặc kiểm tra ngẫu nhiên và được thực hiện bằng hình thức kiểm tra theo quy định tại Quy trình này.
3. Việc kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thực hiện tại khu vực hoặc phòng kiểm tra của Chi cục Hải quan, nơi có đặt camera giám sát theo quy định của Tổng cục Hải quan.
4. Xác định đối tượng trọng điểm và khu vực trọng điểm, thời gian trọng điểm:
a) Căn cứ xác định đối tượng trọng điểm:
a.1) Thông qua Hệ thống quản lý rủi ro (Phiếu xác định thông tin trọng điểm đối với chuyến bay, đối tượng trọng điểm) để xác định đối tượng trọng điểm và hành lý của đối tượng trọng điểm cần kiểm tra, giám sát;
a.2) Thông tin từ các lực lượng chức năng liên quan cung cấp;
a.3) Qua thực tế giám sát của công chức;
a.4) Người xuất cảnh, nhập cảnh có hành lý phải khai báo theo quy định;
a.5) Kiểm tra đối tượng ngẫu nhiên;
b) Xác định khu vực trọng điểm:
b.1) Khu vực đảo hành lý tại sân đỗ;
b.2) Khu vực ống lồng và hành lang đi ra tàu bay hoặc vào nhà ga làm thủ tục;
b.3) Khu vực làm thủ tục hải quan;
b.4) Khu vực cách ly; khu vực hạn chế;
b.5) Khu vực đậu tại sân đỗ đối với tàu bay trọng điểm;
b.6) Khu vực khác theo quyết định của Chi cục trưởng tùy theo từng thời điểm và tình hình thực tế;
c) Xác định thời gian trọng điểm:
Căn cứ thời điểm tổ chức những sự kiện lớn của quốc gia như: ngày lễ, ngày kỷ niệm, Đại hội Đảng... xác định thời gian trọng điểm.
5. Mức độ, hình thức kiểm tra hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh:
a) Hình thức kiểm tra:
a.1) Không kiểm tra (sau đây gọi là K0);
a.2) Kiểm tra qua máy soi (sau đây gọi là K1);
a.3) Kiểm tra thực tế hành lý (sau đây gọi là K2);
a.4) Khám người trong trường hợp có căn cứ xác định người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (sau đây gọi K3);
b) Mức độ soi chiếu:
b.1) Mức độ 1: Soi chiếu để phát hiện hành lý nghi vấn;
b.2) Mức độ 2: Soi chiếu xác định rõ nghi vấn.
Điều 5. Trách nhiệm của Cục Hải quan
1. Trách nhiệm của Cục trưởng:
a) Xây dựng quy trình giám sát đặc thù và quy định rõ trình tự thực hiện thủ tục hải quan tại cảng hàng không quốc tế thuộc địa bàn quản lý trên cơ sở quy định tại Quy trình này và các quy định của pháp luật. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc Chi cục quản lý cảng hàng không quốc tế và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện quy trình;
b) Trực tiếp chỉ đạo đối với các trường hợp phức tạp, cần có sự phối hợp với các đơn vị trong ngành và ngoài ngành;
c) Báo cáo kịp thời Tổng cục trưởng các trường hợp phức tạp và vượt thẩm quyền;
d) Phê duyệt phương án bố trí lực lượng các Đội, Tổ thuộc Chi cục Hải quan quản lý cảng hàng không quốc tế, cơ chế phối hợp giữa các đơn vị trong việc triển khai thực hiện quy trình;
đ) Phê duyệt kế hoạch giám sát, kế hoạch kiểm tra, bản mô tả chức năng, nhiệm vụ đối với từng vị trí của công chức, sổ tay nghiệp vụ đối với từng vị trí của công chức do Chi cục quản lý cảng hàng không quốc tế báo cáo.
2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan:
a) Trách nhiệm của Chi cục trưởng:
a.1) Căn cứ thông tin quản lý rủi ro, lịch bay và thông tin liên quan đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, tình hình, nguồn lực và địa bàn cụ thể để:
a.1.1) Xây dựng kế hoạch giám sát, kế hoạch kiểm tra trong từng giai đoạn để triển khai thực hiện: biện pháp giám sát từng khu vực trọng điểm, cách thức giám sát chuyến bay trọng điểm;
a.1.2) Tùy từng thời điểm cụ thể, thông tin hành khách trọng điểm và áp dụng quản lý rủi ro đối với việc làm thủ tục cho người xuất cảnh, nhập cảnh, Chi cục trưởng ra quyết định soi chiếu toàn bộ hoặc tỷ lệ đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh;
a.1.3) Trường hợp tình huống phức tạp, có dấu hiệu vi phạm, vượt thẩm quyền cấp Chi cục cần có sự phối hợp và tăng cường nguồn lực phải báo cáo kịp thời Cục trưởng để được chỉ đạo thực hiện;
a.2) Nội dung của kế hoạch bao gồm:
a.2.1) Xác định khu vực trọng điểm, chuyến bay trọng điểm, thời gian trọng điểm để thực hiện kế hoạch giám sát, kiểm tra để đưa ra biện pháp kiểm tra, giám sát phù hợp;
a.2.2) Tổ chức, phân công công chức thực hiện trước chuyến bay việc xác định đối tượng trọng điểm:
- Kết xuất danh sách đối tượng trọng điểm trên Hệ thống quản lý rủi ro;
- Điền nội dung liên quan vào Phiếu thông tin trọng điểm của từng chuyến bay chuyển Phiếu đến các bộ phận thực hiện;
- Lên phương án sàng lọc, xác định đối tượng trọng điểm, công chức giám sát xác định đối tượng trọng điểm;
a.2.3) Bố trí lực lượng, phương án phối hợp, xử lý tình huống phát sinh;
a.3) Điều phối hoạt động của các bộ phận trong đơn vị và phối hợp các lực lượng liên quan trong quá trình triển khai thực hiện thủ tục, giám sát đối với hành lý của người nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, tàu bay xuất nhập cảnh, quá cảnh;
a.4) Xây dựng bản mô tả chức năng, nhiệm vụ đối với từng vị trí của công chức, sổ tay nghiệp vụ đối với từng vị trí của công tác báo cáo Cục trưởng phê duyệt; xây dựng sổ theo dõi đối với từng khâu nghiệp vụ trong quy trình này để công chức thực hiện ghi chép sau khi thực hiện;
a.5) Xây dựng những tình huống giả định đối với chuyến bay trọng điểm, đối tượng trọng điểm để lên các phương án thực hiện, trình tự thực hiện, xử lý phát sinh, luyện tập những tình huống giả định nêu trên để áp dụng trong thực tế;
a.6) Tổ chức, đào tạo nghiệp vụ đối với công chức tại vị trí được phân công;
b. Trách nhiệm của công chức:
b.1) Thực hiện sự phân công của Chi cục trưởng và chịu trách nhiệm thực hiện theo đúng chức trách với nhiệm vụ được giao;
b.2) Theo dõi, giám sát thực hiện theo bản mô tả chức năng nhiệm vụ và Sổ tay nghiệp vụ, có trách nhiệm ghi chép vào sổ theo dõi do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành;
b.3) Trường hợp trong quá trình giám sát phát hiện dấu hiệu nghi vấn, báo cáo kịp thời cho lãnh đạo để xin ý kiến chỉ đạo thực hiện.
 
Chương II
TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA NGƯỜI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH; HÀNG HÓA DO NGƯỜI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH MANG TRONG HÀNH LÝ
 
Mục I: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA NGƯỜI XUẤT CẢNH
Điều 6. Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh
Thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý của người xuất cảnh như sau:
1. Bước 1: Kiểm tra hành lý:
a) Kiểm tra hành lý ký gửi: Thực hiện hình thức K1, mức độ 1:
a.1) Kết quả kiểm tra không nghi vấn: thông quan hành lý của người xuất cảnh;
a.2) Kết quả có nghi vấn: Công chức soi máy thông báo nội dung cần kiểm tra cho công chức kiểm tra, giám sát bằng công cụ hỗ trợ (bộ đàm) để yêu cầu người xuất cảnh vào khu vực kiểm tra hành lý, kiểm tra và xử lý (nếu có vi phạm);
b) Kiểm tra hành lý xách tay: Kiểm tra qua máy soi theo hình thức K0 hoặc K1:
b.1) Trường hợp không phát hiện nghi vấn, thông quan hành lý xách tay và thu lại Tờ khai hải quan lúc nhập cảnh (nếu có);
b.2) Trường hợp phát hiện nghi vấn yêu cầu người xuất cảnh đưa hành lý vào phòng để kiểm tra để thực hiện theo hình thức K2 hoặc K3 và thực hiện các bước tiếp theo;
c) Đối với trường hợp là đối tượng trọng điểm, do công tác giám sát phát hiện có biểu hiện nghi ngờ, ngẫu nhiên hoặc có yêu cầu phối hợp của các đơn vị trong và ngoài ngành, công chức giám sát thông báo bằng công cụ hỗ trợ (bộ đàm) cho công chức soi máy để đưa hành lý của các đối tượng nêu trên vào khu vực kiểm tra; công chức giám sát (kiểm tra) yêu cầu người xuất cảnh vào khu vực kiểm tra để kiểm tra hành lý;
d) Đối với hành lý quá khổ được đưa vào khu vực kỹ thuật và được công chức giám sát áp tải và bàn giao cho công chức soi máy để áp dụng theo hình thức K1 hoặc hình thức K2;
d.1) Kết quả kiểm tra không nghi vấn thông quan hành lý;
d.2) Kết quả có nghi vấn: Công chức soi máy yêu cầu người xuất cảnh vào khu vực kiểm tra hành lý quá khổ để kiểm tra hành lý.
2. Bước 2: Tiếp nhận Tờ khai hải quan và kiểm tra hình thức K2:
a) Đối với trường hợp người nhập cảnh có yêu cầu được khai báo thì hướng dẫn họ khai báo trên Tờ khai hải quan giấy theo quy định tại Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính;
b) Tiếp nhận Tờ khai hải quan và kiểm tra hành lý:
b.1) Đề nghị người xuất cảnh xác nhận hành lý thuộc sở hữu của họ và xuất trình Tờ khai hải quan;
b.2) Tiến hành kiểm tra hành lý:
b.2.1) Kết quả kiểm tra không phát hiện vi phạm: Xác nhận nội dung trên Tờ khai Hải quan, trả khách xuất cảnh trang 1, trang 2 của Tờ khai Hải quan và thông quan hành lý (nếu có);
b.2.2) Kết quả kiểm tra phát hiện vi phạm: Xử lý theo quy định và bổ sung hành vi không khai báo hải quan trong nội dung hành vi vi phạm (trong trường hợp không khai báo trên Tờ khai hải quan);
b.3) Trường hợp người xuất cảnh mang theo hàng hóa xuất khẩu thương mại thực hiện theo Điều 7 của quy trình này;
b.4) Trường hợp kiểm tra đối tượng trọng điểm theo Phiếu ghi kết quả kiểm tra vào biểu mẫu số HQ 02, sau khi kiểm tra hoàn thiện các nội dung trong Phiếu.
3. Bước 3: Lưu trữ hồ sơ theo quy định.
Điều 7. Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại được người xuất cảnh mang theo trong hành lý
Thủ tục hải quan, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu thương mại trong hành lý của người xuất cảnh thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính và theo các bước sau:
1. Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ Hải quan theo quy định
a) Tiếp nhận tờ khai Hải quan từ người xuất cảnh;
a.1) Tiến hành kiểm tra số tờ khai, trạng thái tờ khai hải quan (thông quan, giải phóng hàng - được phép xuất hoặc chưa thông quan, giải phóng hàng - không được phép xuất) trên Hệ thống theo quy định;
a.2) Tiến hành kiểm tra số lượng kiện, trọng lượng hàng hóa;
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Phù hợp giữa thông tin trên Tờ khai hải quan hoặc chứng từ vận chuyển với thông tin trên Hệ thống xác nhận hàng qua khu vực giám sát;
b.2) Thông tin không phù hợp thì xử lý theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 32 Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
2. Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (nếu có) thực hiện theo quy định tại Khoản 11 Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, thực hiện như sau:
a) Trường hợp qua kiểm tra hàng hóa không phát hiện vi phạm các quy định của pháp luật:
a.1) Xác nhận nội dung “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống e-Customs đối với trường hợp khai báo điện tử trên Hệ thống.
a.2) Xác nhận nội dung “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên ô 31 của Tờ khai Hải quan giấy theo quy định.
b) Trường hợp qua kiểm tra phát hiện vi phạm, lập biên bản, xử lý vi phạm.
3. Bước 3: Lưu trữ hồ sơ: theo quy định.
Mục II: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA NGƯỜI NHẬP CẢNH
Điều 8. Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý của người nhập cảnh
1. Trường hợp cảng hàng không quốc tế đã lắp đặt máy soi trên đảo trả hành lý, thực hiện thủ tục hải quan theo các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra hành lý:
a) Kiểm tra hành lý ký gửi: Thực hiện hình thức K1, mức độ 1:
a.1) Kết quả kiểm tra không nghi vấn: đưa hành lý lên đảo trả người nhập cảnh;
a.2) Kết quả có nghi vấn: Công chức soi máy thực hiện:
a.2.1) Thông báo nội dung cần kiểm tra cho công chức kiểm tra, giám sát bằng bộ đàm;
a.2.2) Đánh dấu kiện hành lý nghi vấn (bằng biện pháp kỹ thuật/thủ công) theo quy định;
a.2.3) Đưa hành lý đánh dấu lên băng tải;
b) Kiểm tra hành lý xách tay: Kiểm tra qua máy soi theo hình thức K0 hoặc K1:
b.1) Trường hợp không phát hiện nghi vấn thông quan hành lý xách tay và thu lại Tờ khai hải quan lúc xuất cảnh (nếu có);
b.2) Trường hợp phát hiện nghi vấn yêu cầu người nhập cảnh đưa hành lý vào khu vực / phòng kiểm tra;
c) Đối với hành lý quá khổ được đưa vào khu vực kỹ thuật và được công chức giám sát áp tải và bàn giao cho công chức soi máy để áp dụng theo hình thức K1 hoặc hình thức K2;
c.1) Kết quả kiểm tra không nghi vấn thông quan hành lý;
c.2) Kết quả có nghi vấn: Công chức soi máy yêu cầu người nhập cảnh vào khu vực kiểm tra hành lý;
d) Đối với hành lý bị nghi vấn cần kiểm tra công chức soi máy thực hiện thao tác lưu giữ hình ảnh kiện hàng có nghi vấn trên máy.
Bước 2: Tiếp nhận Tờ khai hải quan và kiểm tra theo hình thức K2:
a) Trường hợp người nhập cảnh có yêu cầu được khai báo thì hướng dẫn họ khai báo trên Tờ khai hải quan giấy theo quy định;
b) Trường hợp người nhập cảnh có hành lý bị đánh dấu, đối tượng nghi vấn do công chức giám sát phát hiện, đối tượng trọng điểm, đối tượng kiểm tra ngẫu nhiên đi vào luồng xanh thì công chức giám sát yêu cầu chuyển sang luồng đỏ để thực hiện kiểm tra hải quan như sau:
b.1) Đề nghị người nhập cảnh xác nhận hành lý thuộc sở hữu của họ, xuất trình Tờ khai hải quan và kiểm tra hành lý;
b.2) Xử lý kết quả kiểm tra hành lý;
b.2.1) Kết quả không phát hiện vi phạm: Xác nhận nội dung trên Tờ khai Hải quan, trả khách xuất cảnh trang 1, trang 2 của Tờ khai Hải quan (nếu có) và thông quan hành lý;
b.2.2) Kết quả phát hiện vi phạm: Xử lý theo quy định và bổ sung hành vi không khai báo hải quan trong nội dung hành vi vi phạm (trong trường hợp không khai báo trên Tờ khai hải quan);
b.3) Trường hợp người nhập cảnh mang theo hàng hóa thương mại: thực hiện theo Điều 9 của quy trình này;
b.4) Trường hợp kiểm tra đối tượng trọng điểm theo Phiếu ghi kết quả kiểm tra vào biểu mẫu số HQ 02 thì hoàn thiện các nội dung trong Phiếu.
Bước 3: Lưu trữ hồ sơ theo quy định.
3. Trường hợp cảng hàng không quốc tế chưa lắp đặt máy soi trên đảo trả hành lý
Công chức giám sát có trách nhiệm sàng lọc đối tượng để phân luồng người nhập cảnh đi vào luồng xanh hoặc luồng đỏ theo nguyên tắc:
- Người nhập cảnh không phải thực hiện khai báo hải quan và chịu sự giám sát của công chức hải quan đi vào luồng xanh.
- Người nhập cảnh có hàng hóa phải khai hải quan, đối tượng nghi vấn do công chức giám sát phát hiện, đối tượng trọng điểm, đối tượng kiểm tra ngẫu nhiên thì hướng dẫn vào luồng đỏ để thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận Tờ khai hải quan;
Bước 2: Kiểm tra hành lý theo hình thức K1:
a) Yêu cầu người nhập cảnh đưa hành lý (ký gửi và xách tay) vào máy soi chiếu mức độ 1;
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Kết quả không phát hiện vi phạm: Xác nhận nội dung trên Tờ khai Hải quan, trả khách xuất cảnh trang 1, trang 2 của Tờ khai Hải quan (nếu có) và thông quan hành lý;
b.2) Trường hợp phát hiện nghi vấn yêu cầu người nhập cảnh đưa hành lý vào phòng kiểm tra theo hình thức K2 hoặc K3, thực hiện xử lý theo quy định.
Bước 3.Lưu hồ sơ theo quy định.
Điều 9. Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa thương mại được người nhập cảnh mang theo trong hành lý
1. Trường hợp người nhập cảnh có mang theo hàng hóa nhập khẩu thương mại trong hành lý, đã được đăng ký theo hình thức hải quan điện tử tại Chi cục Hải quan cho cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thì thực hiện:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ hải quan:
a) Tiếp nhận tờ khai hải quan từ người nhập cảnh;
a.1) Tiến hành kiểm tra trạng thái tờ khai hải quan trên Hệ thống (đủ điều kiện đưa hàng ra khỏi khu vực giám sát hải quan);
a.2) Trường hợp tờ khai đã được thông quan trên Hệ thống: tiến hành kiểm tra số lượng kiện, trọng lượng hàng hóa;
a.3) Các cảnh báo của Hệ thống (nếu có);
b) Xử lý kết quả kiểm tra:
b.1) Phù hợp xác nhận hàng hóa đủ điều kiện được đưa ra khỏi khu vực giám sát;
b.2) Nếu kết quả kiểm tra không phù hợp: xử lý theo quy định tại Điểm b.2 Khoản 2 Điều 35 Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (nếu có) thực hiện theo quy định tại Khoản 11 Điều 29 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính, công chức thực hiện như sau:
a) Trường hợp qua kiểm tra hàng hóa không phát hiện vi phạm các quy định của pháp luật: Xác nhận nội dung “Hàng đã qua khu vực giám sát” trên Hệ thống e-Customs đối với trường hợp khai báo điện tử trên Hệ thống;
b) Trường hợp qua kiểm tra phát hiện vi phạm, lập biên bản, xử lý theo quy định.
Bước 3: Lưu trữ hồ sơ: theo quy định.
2. Trường hợp người nhập cảnh có mang theo hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu, giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành của cơ quan kiểm tra chuyên ngành, nhưng không xuất trình được 01 trong những giấy nêu trên khi thực hiện thủ tục hải quan, thì công chức hải quan thực hiện như sau:
Bước 1: Tiếp nhận tờ khai hải quan
Khi kiểm tra hồ sơ phát hiện hàng hóa thuộc diện phải xuất trình giấy phép nhập khẩu, giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành mà người nhập cảnh không xuất trình được giấy nêu trên, thì công chức từ chối tiếp nhận tờ khai hải quan bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ.
Bước 2: Yêu cầu người nhập cảnh xuất trình hàng hóa để kiểm tra hàng hóa, lập Biên bản tạm giữ hàng hóa với lý do hàng hóa nhập khẩu chưa có giấy phép.
Bước 3: Xử lý hàng hóa tạm giữ:
a) Lập Giấy biên nhận theo mẫu HQ05/GBNTG kèm theo quy trình này, trả người nhập cảnh 01 bản; tạm giữ hàng hóa;
b) Niêm phong kiện hàng hóa có chữ ký của chủ hàng trên niêm phong;
c) Chuyển về kho tạm giữ tại Chi cục Hải quan để xử lý tiếp như sau:
c.1) Trong vòng 30 ngày;
c.1.1) Người nhập cảnh hoặc người đại diện hợp pháp xuất trình giấy phép hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành thì tiến hành thủ tục đăng ký tờ khai hải quan giấy hoặc điện tử (nếu người nhập cảnh có mã số thuế) để thông quan lô hàng;
c.1.2) Người nhập cảnh hoặc người đại diện hợp pháp không xuất trình giấy phép hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành, xin tái xuất thì báo cáo Chi cục trưởng xử lý theo quy định;
c.2) Quá 30 ngày kể từ ngày người nhập cảnh mang theo hàng hóa đến cửa khẩu mà không có người đến làm thủ tục thì xử lý như đối với hàng hóa tồn đọng tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Bộ Tài chính;
Bước 4: Lưu giữ hồ sơ theo quy định.
3. Trường hợp người nhập cảnh mang theo hành lý vượt quá tiêu chuẩn miễn thuế theo quy định, đã đăng ký tờ khai hải quan giấy nhưng không đủ tiền nộp thuế:
a) Lập Giấy biên nhận theo mẫu HQ05/GBN kèm theo công văn này để tạm giữ, đưa vào kho tạm giữ tại Chi cục Hải quan;
b) Thực hiện xử lý như sau:
b.1) Trong vòng 30 ngày:
b.1.1) Người nhập cảnh hoặc người đại diện hợp pháp nộp đủ tiền thuế, thông quan lô hàng;
b.1.2) Người nhập cảnh hoặc người đại diện hợp pháp không có tiền nộp thuế và xin tái xuất hàng hóa, báo cáo Chi cục trưởng để thực hiện hủy tờ khai theo quy định và phê duyệt cho phép tái xuất;
b.2) Quá 30 ngày kể từ ngày người nhập cảnh mang hàng hóa đến cửa khẩu mà không có người đến nộp thuế thì xử lý như đối với hàng hóa tồn đọng tại địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Bộ Tài chính.
Mục III: TRÌNH TỰ THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNH LÝ CỦA NGƯỜI QUÁ CẢNH; GỬI TRƯỚC HOẶC SAU CHUYẾN ĐI CỦA NGƯỜI XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH
Điều 10. Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý của người quá cảnh
1. Trường hợp người quá cảnh của chuyến bay quốc tế nhập cảnh được Hãng hàng không đưa vào khu vực cách ly để chờ lên chuyến bay xuất cảnh, áp dụng hình thức K1 đối với hành lý xách tay của người quá cảnh.
2. Trường hợp người quá cảnh của các chuyến bay nhập cảnh được Hãng hàng không đưa vào khu vực nhập cảnh để làm thủ tục nhập cảnh và thủ tục hải quan sau đó đưa lên các chuyến bay nội địa để đưa đến sân bay khác rồi mới xuất cảnh, hành lý của khách quá cảnh được thực hiện như đối với hành lý của khách nhập cảnh tại Điều 8 quy trình này.
Điều 11. Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý gửi trước hoặc sau chuyến đi của người xuất cảnh, nhập cảnh
Khi người nhập cảnh, xuất cảnh hoặc người đại diện hợp pháp được ủy quyền đến làm thủ tục gửi hành lý hoặc nhận lại hành lý gửi trước hoặc sau chuyến đi, công chức hải quan tiến hành các bước quy định tại các Điều 45, Điều 46, Điều 47, Điều 48, Điều 49 Mục 1 Phần VIII Quy trình ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-TCHQ ngày 10/07/2015 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
Mục IV: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN THỦ TỤC TẠM GỬI VÀ NHẬN LẠI HÀNH LÝ VÀO KHO HẢI QUAN KHI NGƯỜI NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH CÓ NHU CẦU; HÀNH LÝ THẤT LẠC, NHẦM LẪN, KHÔNG CÓ NGƯỜI NHẬN TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG, SÂN BAY QUỐC TẾ
Điều 12. Trình t thc hin thủ tc gửi kho và nhn li đối với hành lý
1. Trình tự thực hiện thủ tục gửi hành lý vào kho hải quan:
Bước 1: Tiếp nhận hành lý và đơn đề nghị tạm gửi kho của người nhập cảnh, xuất cảnh.
Bước 2: Áp dụng hình thức K1 kiểm tra hành lý gửi.
Bước 3: Trường hợp không phát hiện hành lý có hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu theo quy định. Lập Phiếu gửi kho theo mẫu HQ 04 quy định tại Phụ lục I kèm Quyết định này và vào sổ theo dõi;
Trường hợp có phát hiện nghi vấn, tiến hành kiểm tra thủ công phát hiện hàng hóa thuộc diện cấm nhập khẩu, xuất khẩu lập biên bản, xử lý theo quy định.
Bước 4: Niêm phong hành lý tạm gửi đưa vào kho, giao cho người nhập cảnh, xuất cảnh Phiếu gửi kho.
2. Trình tự thực hiện thủ tục nhận lại hành lý gửi kho Hải quan:
Bước 1: Tiếp nhận Phiếu gửi kho (bản chính), hộ chiếu của người nhập cảnh, xuất cảnh;
Trường hợp người nhập cảnh, xuất cảnh ủy quyền cho người đại diện hợp pháp: tiếp nhận Phiếu gửi kho (bản chính), Hộ chiếu của người nhập cảnh, xuất cảnh (bản chụp), Giấy chứng minh nhân dân của người được ủy quyền, Giấy ủy quyền hoặc thư ủy quyền theo quy định của pháp luật (bản chính).
Bước 2: Kiểm tra nội dung Phiếu gửi, hộ chiếu với nội dung đã ghi chép tại sổ theo dõi;
Trường hợp hành lý gửi kho thuộc diện phải tái xuất thì chuyển toàn bộ hồ sơ báo cáo Chi cục trưởng có ý kiến chỉ đạo, ký, đóng dấu công chức trên Phiếu nhập kho.
Bước 3: Trả hành lý, yêu cầu khách xác nhận đã nhận lại hành lý gửi kho và ký ghi rõ họ tên vào sổ theo dõi.
Bước 4: Áp tải hành lý tạm gửi và bàn giao cho công chức Đội thủ tục hành lý xuất để giám sát việc làm thủ tục xuất nhằm đảm bảo hành lý đó phải được thực xuất.
Bước 5: Lưu trữ bộ hồ sơ gồm Phiếu gửi kho bản chính và giấy tờ liên quan (bản chụp) quy định tại Bước 1 nêu trên.
Điều 13. Trách nhiệm của công chức hải quan khi Hãng vận tải xuất trình hành lý ký gửi bị từ bỏ, nhầm lẫn, thất lạc, không có người nhận
Bước 1. Tiếp nhận toàn bộ số hành lý bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn còn nguyên bao bì, đai kiện từ các Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp.
Bước 2. Áp dụng hình thức kiểm tra K1 đối với toàn bộ số hành lý nêu trên:
a) Trường hợp qua kiểm tra không phát hiện nghi vấn thì bàn giao cho đại diện Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp để trả lại cho chủ sở hữu;
b) Đối với trường hợp phát hiện trong hành lý có chất gây cháy nổ, ảnh hưởng đến môi trường thì phối hợp với cơ quan chức năng để kiểm tra hành lý nghi vấn theo quy chế phối hợp giữa các bên và xử lý theo quy định;
c) Trường hợp phát hiện trong hành lý có chứa hàng hóa cấm nhập khẩu, xuất khẩu hoặc phải có giấy phép của cơ quan chuyên ngành hoặc vượt quá định mức tiêu chuẩn thì niêm phong hải quan đối với hành lý, yêu cầu Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp lưu giữ riêng các kiện hành lý nêu trên;
d) Trường hợp phát hiện nghi vấn thì thực hiện theo bước tiếp theo.
Bước 3. Xử lý hành lý bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn:
a) Đối với hành lý không có nghi vấn: Yêu cầu Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp lập bản kê; công chức hải quan xác nhận, ký tên, đóng dấu công chức vào bản kê. Trả cho Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp 01 bản kê, lưu giữ 01 bản;
b) Đối với kiện hành lý có chứa chất gây cháy nổ, ảnh hưởng đến môi trường: Yêu cầu Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp mời đại diện cơ quan chuyên ngành để lập biên bản bàn giao đưa đến khu vực an toàn, mở kiểm tra dưới sự chứng kiến của công chức hải quan và xử lý theo quy định;
c) Đối với hành lý có chứa hàng hóa cấm nhập khẩu, xuất khẩu hoặc phải có giấy phép của cơ quan chuyên ngành hoặc vượt quá định mức tiêu chuẩn: Yêu cầu Hãng hàng không hoặc người đại diện hợp pháp lưu giữ riêng những kiện hành lý đó và thông báo cho chủ hàng trong vòng 30 ngày từ ngày hành lý đến cửa khẩu đến Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế để làm thủ tục hải quan đối với hành lý nêu trên.
Bước 5. Lập biên bản, xử lý vi phạm (nếu có).
Bước 6. Nhập dữ liệu vào máy tính hoặc sổ theo dõi và lưu 01 bản kê.
Trường hợp không xác định được người nhận đối với hành lý ký gửi bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn thì tiến hành xử lý tương tự như xử lý hàng hóa bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn, quá thời hạn khai hải quan mà chưa có người đến nhận quy định của Bộ Tài chính.
Điều 14. Trình tự thực hiện thủ tục hải quan đối với hành lý ký gửi bị từ bỏ, thất lạc, nhầm lẫn thuộc diện phải khai hải quan khi có người đến nhn
Bước 1: Tiếp nhận và kiểm tra tính phù hợp giấy tờ do người nhập cảnh, xuất cảnh, hoặc được ủy quyền hợp pháp khai và nộp theo quy định.
Bước 2: Áp dụng hình thức kiểm tra K2 đối với hành lý:
Xác định trị giá tính thuế và thu thuế theo quy định (nếu có);
Lập biên bản để xử lý vi phạm (nếu có);
Xác nhận, ký tên đóng dấu công chức vào tờ khai hải quan sử dụng cho người xuất cảnh, nhập cảnh (nếu có) và tờ khai hải quan giấy theo quy định để thông quan hành lý.
Bước 3: Nhập dữ liệu vào hệ thống máy tính hoặc vào sổ theo dõi.
Bước 4: Lưu hồ sơ theo quy định.
Mục V: TRÌNH TỰ THỰC HIỆN KIỂM TRA GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI VIỆC MANG TIỀN MẶT VIỆT NAM ĐỒNG, NGOẠI TỆ ĐƯA RA, ĐƯA VÀO KHU VỰC GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
Điều 15. Trình tự thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan đối với việc mang đồng Việt Nam tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt đưa ra, đưa vào khu vực cách ly tại nhà ga hành khách thuộc cảng hàng không quốc tế
Thực hiện kiểm tra, giám sát đối với việc mang đồng Việt Nam tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt đưa ra, đưa vào khu vực cách ly của cảng hàng không sân bay quốc tế như sau:
Bước 1.Tiếp nhận Bản kê nhập, xuất tiền mặt (đồng Việt Nam, ngoại tệ) theo mẫu 03 ban hành kèm Quy trình này.
Bước 2. Kiểm tra, đối chiếu đồng Việt Nam, ngoại tệ tiền mặt do đại diện đơn vị xuất trình với Bản kê.
Bước 3. Xác nhận, ký tên, đóng dấu công chức trên Bản kê.
Bước 4. Trả doanh nghiệp 01 Bản kê.
Bước 5. Cập nhập nội dung vào sổ theo dõi, lưu giữ 01 Bản kê.
Bước 6. Trường hợp phải thanh khoản thì thực hiện theo quy định.
 
Chương III
GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI CẢNG HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ
 
Mục I: GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI KHU VỰC SÂN ĐỖ TÀU BAY, KHU XẾP DỠ, CHUYỂN TẢI, KHU VỰC KHO, BÃI CHỨA HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Điều 16. Giám sát khu vực sân đỗ tàu bay
1. Đối tượng giám sát:
a) Tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lưu đỗ tại khu vực sân đỗ;
b) Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
c) Hành lý ký gửi của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được khai thác, xếp dỡ từ tàu xuống phương tiện vận tải và ngược lại;
d) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được xếp dỡ từ phương tiện vận tải đưa lên tàu bay và ngược lại;
e) Hoạt động và phương tiện đi lại nhằm phục vụ cho chuyến bay quốc tế của lực lượng vệ sinh, thợ máy, xếp dỡ; cung ứng suất ăn, cung ứng nhiên liệu;
g) Túi ngoại giao, túi lãnh sự.
2. Thời gian giám sát:
a) Đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh: Từ khi nhập cảnh, lưu đỗ tại vị trí đậu tại khu vực sân đỗ đến khi xuất cảnh;
b) Người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và hành lý xách tay: Từ khi rời tàu bay nhập cảnh vào đến khu vực nhà ga nhập cảnh; từ nhà ga xuất cảnh lên tàu xuất cảnh;
c) Hành lý ký gửi của người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh: Từ khi xếp dỡ từ tàu bay đến đảo trả hành lý của nhà ga nhập; từ đảo hành lý xuất đưa lên tàu bay xuất cảnh;
d) Trong thời gian có hoạt động của các phương tiện, lực lượng khi tàu bay đỗ tại vị trí lưu đỗ chờ xuất cảnh;
đ) Trong thời gian có hoạt động nhận, gửi túi ngoại giao, túi lãnh sự.
3. Công việc giám sát: thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Điều 17. Giám sát tại các khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
1. Đối tượng giám sát:
a) Hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu được phương tiện vận tải chuyên dụng đưa từ tàu bay nhập cảnh và xếp dỡ xuống các khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng và ngược lại;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, chuyển cảng kết hợp vận chuyển trên chuyến bay vận chuyển nội địa.
2. Thời gian giám sát:
a) Từ khi rời tàu bay nhập cảnh đưa xuống phương tiện vận chuyển đến khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng đối với hàng hóa nhập khẩu;
b) Từ khi rời khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng đến tàu xuất khẩu bay xuất cảnh;
c) Từ khi rời khu vực xếp dỡ, chuyển tải, khu vực kho bãi chứa hàng để đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan đến kho hàng không kéo dài, khu công nghiệp, khu chế xuất, nhà máy, công trình theo quy định;
d) Trong thời gian hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vận chuyển trên chuyến bay nội địa (nếu có).
3. Công việc giám sát: thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Điều 18. Thực hiện giám sát tại các khu vực kho lưu giữ hàng hóa kinh doanh miễn thuế; kho cha hàng hóa lưu niệm có xuất xViệt Nam kinh doanh trên tàu bay xuất cảnh; kho chứa hàng bán tại khu vực cách ly
1. Đối tượng giám sát:
a) Hàng hóa đưa ra, đưa vào và lưu giữ trong kho chứa hàng miễn thuế; kho chứa hàng lưu niệm có xuất xứ Việt Nam; kho chứa hàng bán tại khu vực cách ly;
b) Hàng hóa đưa lên cửa hàng miễn thuế/cửa hàng bán hàng lưu niệm nhà ga/ trên tàu bay xuất nhập cảnh;
c) Phương tiện vận tải chuyên chở hàng hóa đưa lên cửa hàng miễn thuế nhà ga/ trên tàu bay xuất nhập cảnh;
d) Quá trình xuất kho đưa lên bán trên tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh (nếu có);
đ) Việc thu hồi hàng bán không hết đưa từ tàu bay đến kho lưu giữ (nếu có);
e) Quá trình cấp bù tại kho lưu giữ (nếu có).
2. Thời gian giám sát:
Khi hàng miễn thuế đưa ra, đưa vào kho chứa hàng hóa miễn thuế để đưa ra, đưa vào cửa hàng hoặc trên tàu bay bằng phương tiện vận tải;
Khi doanh nghiệp có nhu cầu cấp bù hàng miễn thuế trên tàu bay tại kho lưu giữ.
3. Công việc giám sát: Thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Mục II: GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐI VỚI HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG TÀU BAY
Điều 19. Thực hiện giám sát hải quan đối với hoạt động cung ứng suất ăn đưa lên, đưa xuống tàu bay
1. Đối tượng giám sát đưa suất ăn lên tàu bay xuất cảnh:
a) Phương tiện vận chuyển suất ăn, trang thiết bị, dụng cụ đưa lên, đưa xuống tàu bay;
b) Suất ăn, trang thiết bị, dụng cụ phục vụ suất ăn từ xe chuyên dụng đưa lên, đưa xuống tàu bay.
2. Thời gian giám sát:
Khi suất ăn, trang thiết bị phục vụ lên tàu bay từ phương tiện vận tải và ngược lại.
3. Công việc giám sát:
Thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Điều 20. Thực hiện giám sát hải quan đối với hoạt động của vệ sinh tàu bay, thợ máy, đón tiễn khách, khu vực thiết bị phục vụ mặt đất
1. Đối tượng giám sát:
Hoạt động của các đơn vị nêu trên khi lên tác nghiệp và xuống tàu bay tại vị trí lưu đỗ.
2. Thời gian giám sát:
Khi có hoạt động lên và xuống tàu bay của các đơn vị.
3. Công việc giám sát:
Thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Điều 21. Thực hiện giám sát hải quan khu vực chứa và cấp nhiên liệu
1. Hoạt động giám sát khu vực chứa nhiên liệu:
a) Nhiên liệu đã hoàn thành thủ tục nhập khẩu từ phương tiện vận tải vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến khu vực chứa đựng;
b) Xuất nhiên liệu để cung cấp cho các chuyến bay;
c) Việc bơm nhiên liệu từ xe chuyên dụng/ từ đường ống nối từ khu vực chứa nhiên liệu lên tàu bay.
2. Thời gian giám sát:
a) Khi nhiên liệu đưa vào khu vực chứa đựng;
b) Khi bơm nhiên liệu lên tàu bay xuất cảnh.
3. Công việc giám sát:
Thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Điều 22. Thực hiện giám sát hải quan khu vực sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay
1. Đối tượng giám sát:
- Tàu bay khi đưa vào, đưa ra khu vực xưởng sửa chữa;
- Phụ tùng cung ứng việc sửa chữa tàu bay.
2. Thời gian giám sát:
Khi đưa tàu bay, phụ tùng đưa vào, đưa ra khu vực xưởng sửa chữa.
3. Công việc giám sát:
Thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Mục III: GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI KHU VỰC NHÀ GA HÀNG HÓA
Điều 23. Thực hiện giám sát tại cổng ra, cổng vào khu vực nhà ga hàng hóa
1. Đối tượng giám sát:
a) Hàng hóa xuất khẩu đưa vào khu vực giám sát hải quan;
b) Hàng hóa nhập khẩu đưa từ kho hàng quốc tế ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
c) Túi Ngoại giao, túi Lãnh sự đưa vào đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
2. Thời gian giám sát;
a) Khi hàng hóa xuất khẩu, túi ngoại giao, túi lãnh sự đưa vào khu vực giám sát hải quan;
b) Khi hàng hóa nhập khẩu, túi ngoại giao, túi lãnh sự đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
3. Công việc giám sát: Thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Điều 24. Thực hiện giám sát tại kho hàng hóa quốc tế
1. Đối tượng giám sát:
a) Hàng hóa xuất khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho quốc tế để xuất khẩu;
b) Hàng hóa nhập khẩu đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho để làm thủ tục hoặc đã hoàn thành thủ tục;
c) Túi ngoại giao, túi lãnh sự đưa vào, lưu giữ, đưa ra kho để xuất nhập khẩu.
2. Thời gian giám sát;
Từ khi hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, túi ngoại giao, túi lãnh sự đưa vào, lưu giữ, đến khi đưa ra khỏi khu vực giám sát hải quan.
3. Công việc giám sát: Thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Mục IV: GIÁM SÁT HẢI QUAN TẠI KHU VỰC NHÀ GA HÀNH KHÁCH QUỐC TẾ
1. Đối tượng giám sát:
a) Hành lý, người xuất cảnh, người nhập cảnh;
b) Cửa hàng miễn thuế, cửa hàng bán hàng lưu niệm, ăn uống và các hoạt động khác trong khu vực giám sát hải quan;
c) Tiền mặt đồng Việt Nam, tiền mặt ngoại tệ đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan tại cảng hàng không quốc tế;
d) Hoạt động của nhân viên, công chức của các đơn vị trong khu vực cách ly;
đ) Hàng hóa hoàn thuế của người xuất cảnh mang trong hành lý đến thời điểm đưa lên tàu bay xuất cảnh.
2. Thời gian giám sát:
a) Trong thời gian làm thủ tục cho các chuyến bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
b) Thời điểm xuất nhập hàng hóa phục vụ cho đối tượng thuộc Khoản 1 Điều này;
c) Thời điểm mang tiền mặt đồng Việt Nam, tiền mặt ngoại tệ đưa ra, đưa vào khu vực giám sát hải quan;
d) Thời điểm ra, vào và các hoạt động của nhân viên, công chức của các đơn vị hoạt động trong khu vực giám sát hải quan.
3. Công việc giám sát:
Thực hiện theo quy định của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
 
Điều 26. Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý sân bay thực hiện
1. Căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành và quy định tại Quy trình này Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố ban hành Quyết định hướng dẫn cụ thể với đặc thù tại cảng hàng không quốc tế thuộc địa bàn quản lý.
2. Báo cáo Tổng cục Hải quan khi có vướng mắc phát sinh khi thực hiện Quyết định này.
Điều 27. Cục Giám sát quản lý về Hải quan thực hiện
1. Phối hợp với Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý sân bay, Cục Quản lý rủi ro kiểm tra, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện Quyết định này tại đơn vị.
2. Kịp thời đề xuất xử lý các vướng mắc khi triển khai thực hiện Quyết định.
3. Kiểm tra, đôn đốc, rà soát, thẩm định quy trình đặc thù của các Cảng hàng không quốc tế để phù hợp với tình hình thực tế.
Điều 28. Cục Quản lý rủi ro thực hiện
1. Phối hợp với Cục Hải quan tỉnh, thành phố quản lý sân bay xây dựng tiêu chí rủi ro liên quan đến người xuất cảnh, nhập cảnh, từ đó đưa ra tỷ lệ soi chiếu đối với hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh, kiểm tra các đối tượng trọng điểm, chuyến bay trọng điểm.
2. Phối hợp với Cục Giám sát quản lý và các đơn vị có liên quan trong việc kiểm tra, hướng dẫn đơn vị thực hiện theo quản lý rủi ro./.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF FINANCE
THGENERAL DEPARTMENT OF VIETNAM CUSTOMS

Decision No.3280/QD-TCHQdatedSeptember 30, 2016of the General Department of Vietnam Customs onpromulgation of instructions on customs procedures for baggage of passengers upon exit or entry, goods carried in baggage of passengers upon exit/entry; customs supervision at international airports

Pursuant to the Law on Customs No. 54/2014/QH13dated June 23, 2014 by the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam;

Pursuant to Decree No. 27/2011/ND-CP dated April 09, 2011 by the Government on supply, use and processing of passengers’ information before entering into the border gate of Vietnam by air traffic;

Pursuant to Decree No. 01/2015/ND-CP dated January 02, 2015 by the Government specifying customs areas; responsibility for cooperation in prevention and fighting against smugglling and illegal transportation of commodities across the border;

Pursuant to Decree No. 08/2015/ND-CP dated January 21, 2015 by the Government detailing and guiding the implementation of the Law on customs regarding customs procedures, examination, supervision and control procedures;

Pursuant to Decision No. 65/2015/QD-TTg dated December 17, 2015 by the Prime Minister detailing functions, tasks, powers and organizational structures of the General Department of Customs affiliated to the Ministry of Finance;

Pursuant to Circular No.149/2010/TT-BTC dated September 27, 2010 by the Ministry of Finance guiding the implemenation of regulations on added value tax and customs administration applicable to goods and services provided in international zones;

Pursuant to Circular No. 72/2014/TT-BTCdated May 30, 2014 by the Ministry of Finance on refund of value added tax on goods of foreigners, overseas Vietnamese that taken with them upon exit;

Pursuant to Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 27, 22015 by the Ministry of Finance on customs procedures, customs supervision and inspection, import and export duty and tax administration applied to exported and imported goods.

Pursuant to Circular No.120/2015/TT-BTC dated August 14, 2015 by the Ministry of Finance promulgating forms, printing, issuance, management and use of Customs declarations for passengers upon exit/entry;

Pursuant to Decision No. 464/QD-BTC dated June 29, 2015 by the Minister of Finance promulgating on risk management in customs activities.

At the request of the Director of Customs Management Supervision Department.

DECIDES:

Article 1.Instructions on customs procedures for baggage of outbound passengers and inbound passengers and goods carried in their baggage; customs supervision at international airports is enclosed herewith.

Article 2.This Decisiontakes effect on the signing date..

Article 3.This Decision is applied at Sub-departments of Customs at checkpoints of international airports and Sub-departments of Customs in charge of international airports and replaces the Decision No. 2428/QD-TCHQ dated December 14, 2009; Decision No. 1165/QD-TCHQ dated December 23, 2011; Decision No. 1973/2014/QD-TCHQ dated December 23, 2014 and Decision No. 3816/2014/QD-TCHQ dated July 04, 2014 by the Director of the General Department of Customs.

Article 4.The Director of Customs Departments of provinces and cities in charge of international airports shall, pursuant to provisions of the Procedure enclosed with this Decision, promulgate specific procedures of each airport in accordance with actual conditions;

Article 5.The Director of Customs Departments of provinces and cities in charge of international airports, Heads of units affiliated to the General Department of Customsshall be responsible for implementing this Decision./.

For the Director

The Deputy Director

Vu Ngoc Anh

 


CUSTOMS PROCEDURES FOR BAGGAGE OF OUTBOUND/INBOUND PASSENGERS, GOODS CARRIED IN BAGGAGE OF OUTBOUND/INBOUND PASSENGERS; CUSTOMS SUPERVISION AT INTERNATIONAL AIRPORTS

(To attachwith Decision No.3280/QD-TCHQ dated September 30, 2016 by the Director of the General Department of Customs)

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope ofadjustment

1. Thoseinstructionsprovide for:

a) Baggage ofoutbound passengers, inbound passengers and transit passengers at international airports;

b) Baggage ofoutbound passengers and inbound passengerswhich ischeckedbefore or after the trip;

c) Baggage ofoutbound passengers and inbound passengerswhich is lost,abandonedormisarrangedat international airports;

d) Exported and imported goods which are carried in baggage ofoutbound passengers and inbound passengers;

e) VND cash, foreign currency cash which is carried through secure areas and restricted areas at passenger terminal buildings of international airports;

2. Thoseinstructionsprovide forprocedures forcustoms supervision of goods and baggage ofoutbound passengers and inbound passengers,departing or arrivingtransport vehicles and the operation of unit relevant to regulated entities in customs area at checkpoints of international airports specified in Article 5 of Decree No. 01/2015/ND-CP dated January 02, 2015 by the Government.

3. Customs procedures for goods which are exported, imported or transitthroughinternational airports shall comply with regulations in Decision No. 1966/QD-TCHQ of the Director of the General Department of Customs.

4. Customs procedures for duty-free goods, goods of Vietnam which are sold atsecurearea and fuels supplied todepartingaircrafts shall comply which regulations of the Ministry of Finance.

Article 2.Subject of application

1.Instructions in this documentapply to customs officials.

2. Entities subject to customs supervision:

a)Outbound or inbound passengers;

b)Departing, arriving or transiting aircrafts;

c) Specialized vehicles, officers and objects belonging to providers of food, fuel, hygiene, repair, maintenance and baggage and goods loading services at areas under customs supervision;

d) Baggage ofoutbound or inbound passengersin the area and within the customs supervision period;

dd) Imported goods transported from cargo terminals, loading and transshipment areas or cargo terminal facilities to aircraft stands to be loaded ondepartingaircrafts; imported goods transported fromarrivingaircrafts to cargo terminals, loading and transshipment areas or cargo terminal facilities;

e) Food and fuel supplied to aircrafts, souvernirs of Vietnamese origin which are sold ondepartingaircrafts; duty-free goods sold on departing or arriving aircrafts of Vietnam.

Article 3. Principle of supervision

1. Customs supervision at international airports shall comply with supervision methods specified in Clause 2 and Clause 3 Article 38 of the Law on Customs.

2. Regulations on risk management in customs activities at international airports shall be applicable to the supervision and inspection of entities specified in Clause 2 Article 2 of these instructions.

Article 4. Principle of inspection of baggage ofoutbound, inbound or transit passengers

1. Directors of Sub-departments of Customs shalldesignthe customs procedures foroutbound and inbound passengersas follows:

a) Lineforpassengers not subject to customs declaration (green line): applicable to departing and arriving passengers whose baggage is not subject to customs declaration and who is not required to carry out customs declaration.

b) Lineforpassengers subject to customs declaration (red line): applicable tooutbound and inboundpassengers whose baggage is subject to customs declaration or in case anysuspicion is foundby customs officials during the supervision.

2. Baggage ofoutbound passengers, inbound passengers and transit passengerswhich is subject to customs declaration or which isvitalsubject of inspection, or is regarded withanomalyor subject to random inspection shall be inspected according to provisions hereof.

3. The inspection of baggage ofoutbound, inbound and transit passengersshall be conducted at the inspection area or in the inspection room of the Sub-department of Customs which is equipped with supervision cameras according to regulations of the General Department of Customs.

4. Determination of vital subjects, areas and time:

a) Basis for determination of vital entities:

a.1) The risk management system (Note of determination of vital information about the flight, the vital entities), to determine the vital and baggage thereof subject to inspection and/or supervision;

a.2) Information provided by relevant functional forces;

a.3) The results of thephysicalsupervisionbyofficials;

a.4) Theoutbound/inboundpassengers having baggage subject to declaration according to regulation;

a.5) The results of random inspection;

b) Determination of vital areas:

b.1) Baggage carousel area;

b.2) Jet bridge;

b.3) Customs area;

b.4) Isolated area; restricted area;

b.5) Aircraft stands for important aircrafts;

b.6) Other areas in accordance with decisions of the Director of Sub-department of Customs and the actual situation;

c) Determination of vital time:

Vital time shall be derermined pursuant to the time of organization of big national events like holidays, ceremonies, Party Congress, etc.

5. Levelsandmethodsof inspection of baggage ofoutbound/inbound/transitpassengers:

a) Form of inspection:

a.1) Exemption from inspection (hereinafter referred to as K0method);

a.2) Inspection via screening machine (hereinafter referred to as K1method);

a.3)Physicalinspection of baggage (hereinafter referred to as K2method);

a.4)Frisking in case the outbound/inbound/transit passenger is suspected smuggling or illegally transporting goodsacross the border(hereinafter referred to as K3);

b) Level of screening:

b.1) Level 1: Screening for discovering suspicious baggage;

b.2) Level 2: Screening forverifying the suspicion.

Article 5. Responsibilities of Customs Departments

1. Responsibilitiesof Directors of Customs Departments:

a) Establish peculiar controlling procedures and specify the procedures for implementing customs procedures at international airports under their management on the basis of provisions of these instructions and law provisions. Direct, inspect and expedite Sub-departmentsof customs in charge of international airports and relevant authorities to implement these instructions;

b) Provide directions for complicated situations which need the cooperation with units inside and outside those sectors;

c) Promptly report to General Director complicated and ultra vires situations;

d) Review and grant approval for plans on arrangement of forces of teams and groups affiliated to Sub-departments of Customs in charges of international airports, cooperation mechanism between relevant units in the implementation of the procedures;

dd) Review and grant approval for supervision and inspection plans, descriptions of functions and tasks of specific positions of officials and professional books for specific positions of officials sent from the Sub-departments of customs in charge of international airports.

2. Responsibilities of Sub-departments of customs:

a) Responsibilities of Directors of Sub-departments of customs:

a.1) Depending on information on risk management, flight schedule and related information pertaining to departing, arriving ortransitingaircrafts, specific situations, resources and locations,

a.1.1) Establish supervision and inspection plans for specific periods to take measures for controlling different vital areas and vital flights;

a.1.2) On the basic of time, vital passenger information and risk management measures taken during customs procedures foroutbound/inboundpassengers, make decision to conduct whole or partial screening of bagge of departing and/or entering passengers;

a.1.3) For complicated or ultra vires situations or signs of violations that request the cooperation and increase of resources, promptly report to the Directors of Customs Department for instructions;

a.2) The plans shall comprise:

a.2.1) Determination of vital areas, vital flights, vital time to implement supervision and inspection plans to take suitable supervision and inspection measures;

a.2.2) Organization and assignment of officials to conduct pre-flight determination of vital subjects. To be specific:

- Formulate and issue the list of vital subjects on risk management system;

- Write relevant information on Vital information note for specific flight and send such note to responsible divisions;

- Formulate plans on screening and determination of vital subjects and supervising officials (hereinafter referred to as supervisor) in charge of determining vital subjects;

a.2.3) Arrangement of forces and plans on cooperation in handling arising situations;

a.3) Regulate operations of divisions in the units and cooperate with relevant forces in the implementation of procedures and supervision of baggage ofoutbound/inbound/transitpassengers and departing, arriving or transiting aircrafts;

a.4) Establish and report the description of functions and tasks and professional books for specific positions to Directors of Customs departments for approval; establish monitoring books for each professional stage in these instructions so that officials can make records according to regulations;

a.5) Establish presumptive situations for vital flights, vital subjects to draw up plans and procedures for handling arising situations, hold practices of the abovementioned presumptive situations;

a.6) Provide suitable professional training for officials;

b. Responsibilities of officials:

b.1) Comply with the assignment of Directors of Sub-departments of customs;

b.2) Supervise the implementation according to the description of functions and tasks and the professional books, record information to monitoring books issued by Directors of Customs Departments of provinces;

b.3) Promptly reportthe suspicion foundduring the supervision to directors for instructions.

Chapter II

CUSTOMS PROCEDURES FOR BAGGAGE OF OUTBOUND OR INBOUND PASSENGERS; GOODS CARRIED IN BAGGAGE OF OUTBOUND/INBOUND PASSENGERS

Section I: CUSTOMS PROCEDURES FOR BAGGAGE OF OUTBOUND PASSENGERS

Article 6. Customs procedures for baggage of outbound passengers

Customs procedures for baggage ofoutboundpassengers:

1.Step 1:Baggage inspection:

a) Inspection of checked baggage:byK1method, level 1:

a.1)If no suspicion is foundafter checking: exiting passengers baggage clears customs;

a.2)If suspicion is foundafter checking: screening officials (hereinafter referred to as screeners) shall notify the subjects of inspection to inspecting/supervising officials (hereinafter referred to as inspector/supervisor) via communication devices to request theoutboundpassenger to enter the baggage checking areas for inspection and handling (if any violation);

b) Inspection of hand baggage: Inspection using screening machinebyK0 or K1method:

b.1)If no suspicion is foundafter checking: hand baggage clears customs and customs declaration submitted upon entry shall be collected (if any);

b.2)If suspicion is foundafter checking: theoutboundpassenger’s baggage shall be brought to inspection room to be checked in K2 or K3methodbefore the next steps;

c) For inspection vital subjects of inspection or in casesuspicion is found orrandom inspection or inspection under the request of units inside or outside the sector, supervisors shall, via communication devices, request the screeners to bring the baggage to inspection areas; supervisors/inspector shall request theoutboundpassenger to enter the inspection area for baggage inspection;

d) Oversize baggage shall be brought to technical areas and shall be sent under escort of supervisors to screeners to be checkedbyK1 or K2method;

d.1)If no suspicion is foundafter checking:baggageclear customs;

d.2) If suspicion is found: screeners shall request the outbound passenger to enter the oversize-baggage inspection areas for inspection.

2.Step 2:Receipt ofcustoms declaration sheets and K2 inspection:

a) If the inbound passenger wishes to make declaration, he/she shall be guided according to regulations in Chapter II of Circular No.38/2015/TT-BTCdated March 25, 2015 bythe Ministry of Finance;

b)Customs declaration sheetreceiptandbaggageinspection:

b.1) The outbound passenger shall be requested to confirm their ownership towards the baggage and presentcustoms declaration sheet;

b.2) Baggage checking process:

b.2.1) No violation discovered after checking: thecustoms declaration sheetshall be validated, page 1 and page 2 of thecustoms declaration sheetshall be returned to the outbound passenger and passenger’s baggage (if any) shall clear customs;

b.2.2) Violations discovered after checking:actions againstviolation(s) shall be taken. Violation(s) which has/have not been specified on thecustoms declaration sheetshall be recorded;

b.3) Baggage of outbound passenger which is commercial exports shall be checked according to Article 7 of these instructions;

b.4) For inspection of vital subjects according to the Vital information note, inspection results shall be recorded to the form HQ 02.

3.Step 3:Document retention according to regulations.

Article 7. Customs procedures forcommercial exports carried in baggage of outbound passengers

Customs proceduresandcustoms supervisionfor commercial exports carried in baggage of outbound passengers shall comply with regulations in Chapter II of Circular No.38/2015/TT-BTCdated March 25, 2015 bythe Ministry of Financeas follows:

1.Step 1:Customs dossiersreceiptaccording to regulations

a) Receipt ofcustoms declaration sheets from outbound passengers;

a.1) Quantity and conditions ofcustoms declaration sheets (goods clearing and released - eligible for export or goods yet clearing and released - ineligible for export) on the System shall be checked according to regulations;

a.2) Quantity and weight of packages;

b) Handling of inspection results:

b.1) If information on thecustoms declaration sheets or the transport invoices is in compliance with information on the System, the luggage shall be certified as released from the customs controlled area (CCA);

b.2) If information is unconformable, procedures specified in Point b clause 1 Article 32 of Decision No.1966/QD-TCHQbythe Director of the General Department of Customsshall be applied.

2.Step 2:Physical inspectionof goods at the request ofSub-department of Customswhere the declaration registration is conducted (if any) shall be in conformity with regulations in Clause 11 Article 29 of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 bythe Ministry of Financeas follows:

a) If no violation ensues:

a.1) The phrase “Goods released from CCA” on the e-Customs System shall be checked, applicable to electronic declaration on the e-Customs System.

a.2) The stamp “Goods released from CCA” shall be put in the box No. 31 on the writtencustoms declaration sheetaccording to regulations.

b) Any violation ensuing shall be recorded and handled.

3.Step 3:Document retention according to regulations.

Section II: CUSTOMS PROCEDURES FOR BAGGAGE OF PASSENGER UPON ENTRY

Article 8. Customs procedures for baggage ofinbound passengers

1.If screening machines have been installed in baggage reclaim area of the international airport,customs proceduresshall be carried out as follows:

Step 1:Baggage inspection:

a) Inspection of checked baggage:byK1method, level 1:

a.1)If no suspicion is foundafter checking:baggage shall be returned to the outbound passenger through the baggage carousel;

a.2) If suspicion is found after checking: the screener shall:

a.2.1) Inform the inspector/supervisor the subjects of inspection by communicative devices;

a.2.2) Mark the suspicious baggage (by technology or physical method) according to regulations;

a.2.3) Put the marked baggage on the conveyor;

b) Inspection of hand baggage: Inspection using screening machinebyK0 or K1method:

b.1)If nosuspicion is foundafter checking: hand baggage clears customs and customs declaration sheet submitted uponexitshall be collected (if any);

b.2) If suspicion is found after checking: the passenger shall be requested to bring his/her baggage to inspection area/room;

c) Oversize baggage shall be brought to technical areas and shall be sent under escort of supervisors to screeners to be checkedbyK1 or K2method;

c.1)If no suspicion is foundafter checking: baggage clear customs;

c.2)If suspicion is found: screeners shall request theenteringpassenger to enter the baggage inspection areas forinspection;

d) The screener shall take and save photos of the suspicious baggage subject to inspection.

Step 2:Receipt of customs declaration sheetsand K2 inspection:

a) If the inbound passenger wishes to make written declaration, he/she shall be guided according to regulations;

b) If an inbound passenger whose baggage is marked or who is suspicious subject, vital subject or subject of random inspection is standing on the green line, supervisors shall request him/her to move to red line for customs inspection as follows:

b.1) Theinboundpassenger shall be requested to confirmhis/herownershiptowardsthe baggageandpresent customs declaration sheetand the baggage shall be inspected;

b.2)Baggageinspection resultsshall be processed;

b.2.1) No violation discovered: the customs declaration sheet shall bevalidated, page 1 and page 2 of the customs declaration sheet shall be returned to the passenger and passenger’s baggage (if any) shall clear customs;

b.2.2) Violations discovered after checking: actions against violation(s) shall be taken. Violation(s) which has/have not beenspecifiedon the customs declaration sheet shall berecorded;

b.3) Baggage ofinboundpassenger which is commercialgoodsshall be checked according to Article 9 of these instructions;

b.4) For inspection of vital subjects according to the Vital information note, inspection results shall be recorded to the form HQ 02.

Step 3:Document retention according to regulations.

3. If screening machine has notbeen installed in baggage reclaim area of the international airport

Supervisors shall specify inbound passengers to be on green line and those to be on red line, ensuring that:

-Inbound passengers not subject to customs declaration nor supervision of customs officials are on green line.

-Inboundpassengerswhose baggage issubject to customs declarationor whoaresuspicious subject, vital subjectsor subjectsof random inspectionare on red linefor customsproceduresas follows:

Step1:Receipt of customs declaration sheets;

Step 2:Inspection of baggage by K1 method:

a) Entering passengers shall be requested to bring their baggage (checked or handed) to level 1 screening machine;

b) Handling of inspection results:

b.1) No violation discovered: the customs declaration sheet shall bevalidated, page 1 and page 2 of the customs declaration sheet shall be returned to theoutboundpassenger and passenger’s baggage (if any) shall clear customs;

b.2)If suspicion is foundafter checking: theenteringpassenger’s baggage shall be brought to inspection room to be checkedbyK2 or K3method and handled according to regulations.

Step 3:Document retention according to regulations.

Article 9. Customs procedures for commercial exports carried in baggage of inbound passengers

1. If the inbound passenger carries commercial imports in his/her baggage which has been registered in form ofelectronic customsat a Sub-department of Customs, then customs procedures shall be carried out as follows:

Step 1:Receipt of customs dossiers:

a) Receipt of customs declaration sheets from the inbound passengers;

a.1) Condition of thecustoms declaration sheeton the System shall be checked (the eligibility to pass the CCA);

a.2) If the declaration clear customs on the System, quantity and weight of packages shall be checked;

a.3) Warning by the System (if any);

b) Handling of inspection results:

b.1) If the inspection result shows that goods are conformable, they shall be certified eligible for release from the CCA;

b.2) If the inspection result indicates that goods are unconformable, they shall be handled according to regulations in Point b.2 clause 2 Article 35 of Decision No. 1966/QD-TCHQ by the Director of the General Department of Customs.

Step 2:Physical inspectionof goodsat the request of Sub-department of Customs where the declaration registration is conducted (if any) shall be in conformity with regulations in Clause 11 Article 29 of Circular No. 38/2015/TT-BTC dated March 25, 2015 by the Ministry of Finance as follows:

a) If no violations against legislation discovered, the phrase “Goods released from the CCA)”on the e-Customs System shall be checked, applicable to electronic declaration on the e-Customs System;

b) Any violation ensuing shall be recorded and handled according to regulations.

Step 3:Document retention according to regulations.

2. If the inbound passenger carries goods which required the import license, the notification of specialized inspection results issued byspecialized inspectionauthorities but fails to present any of the abovementioned papers in customs procedures, customs officials shall:

Step 1:

Refuse to receivecustoms declaration sheetby issuing the Professional request.

Step 2:Request the inbound passenger to present goods for inspection, file goods custody records for the reason that imported goods have not obtained a license.

Step 3:Handle the goods in custody:

a) Formulate the Receipt note using the FormHQ05/GBNTGenclosed with these instructions, 01 copy of which shall be sent to the inbound passenger; keep goods in custody;

b) Affix seals containing signature of goods owner to goods packages;

c) Transfer goods to custody warehouse at theSub-department of Customs, and:

c.1) Within 30 days:

c.1.1) If theinboundpassenger or his/her legal representative presents the license or the notification of specialized inspection results, the customs declaration registration shall be conducted to clear the shipment through customs;

c.1.2) If neither theinboundpassenger who applies for re-exit nor his/her legal representative presents the license or notification of specialized inspection results, the Director of the Sub-department of customs shall handle according to regulations;

c.2) Past 30 days from the day on which theinboundpassenger carries his/her baggage to the border gate, if no person carries out the customs procedures, such baggage shall be handled as that left in the customs area according to regulations of the Ministry of Finance;

Step 4:Document retention according to regulations.

3.In case theinboundpassenger carries baggage with an amount exceeding the level eligible for exemption according to regulations and has carried the customs declaration registration but fails to pay taxes:

a) A receipt note using the form HQ05/GBN enclosed with this Official Dispatch shall be made and baggage shall be brought to custody warehouse of the Sub-department of Customs;

b)

b.1) Within 30 days:

b.1.1) Theinboundppassenger or his/her legal representative shall pay sufficinetly the tax and clear the baggage;

b.1.2) If theinboundpassenger or his/her legal representative cannot pay sufficiently the tax and applies for re-export of goods, the situation shall be reported to the Director of the Sub-department for cancellation of customs declaration according to regulations and approval for re-export;

b.2) Past 30 days from the day on which the inbound passenger carries his/her baggage to the border gate, if no personpays the tax, such baggage shall be handled as that left in the customs area according to regulations of the Ministry of Finance.

Section III: CUSTOMS PROCEDURES FOR BAGGAGE OF PASSENGERS BEING IN TRANSIT; BAGGAGE CHECKED BEFORE OR AFTER THE FLIGHT OF ENTERING OR EXITING PASSENGERS

Article 10. Customs procedures for baggage of transitpassengers

1.If atransitpassenger disembarking from an entering aircraft is guided to the secure area to wait fora departingflight, hand baggage of such passenger shall bear K1 inspection.

2. If thetransitpassenger disembarking from anarrivingaircraft is guided to the secure area forarrivingprocedures before embarking a domestic aircraft to move to another airport fordepartingprocedures, baggage of such passenger shall be handled according to Article 8 of these instructions.

Article 11. Customs procedures for baggage checked before or after the flight of the outbound/inbound passenger

If theinbound/outboundpassenger or his/her legal representative carries out the check-in or receiving procedures for baggage before or after the flight, customs officials shall follow the steps specified in Article 45, 46, 47, 48 and 49 of Section 1 Part VIII of the Procedures enclosed with the Decision No. 1966/QD-TCHQ dated July 10, 2015 by the Director of the General Department of Customs.

Section IV: PROCEDURES FOR DROPPING OFF AND PICKING UP BAGGAGE STORED IN CUSTOMS WAREHOUSE ON DEMAND OF THE ENTERING OR EXITING PASSENGER; MISSING BAGGAGE AT INTERNATIONAL AIRPORTS

Article 12. Baggage check and reclaim

1.Procedures for check-in of the baggage:

Step 1:Receipt of the baggage and the application for check-in of baggage.

Step 2:K1 inspection of the checked baggage.

Step 3:For baggage not banned from import or export: Baggage claim receipts using the form HQ 04 in the Annex of this Decision shall be issued and the baggage check-in shall be recorded to the monitoring books;

If suspicion is found, physical inspection shall be conducted. If the goods are determined banned from import/export, records shall be made and goods shall be handled according to regulations.

Step 4:Affix seal on the check baggage in storage then hand the baggage claim receipt to the inbound/outbound passenger.

2. Procedures for receipt of checked baggage:

Step 1:Collect the (original) baggage claim receipt and passport of the inbound/outbound passenger;

In case the outbound/inbound passenger authorizes the legitimate representative to carry out the procedures: collect the (original) baggage claim receipt, the (copied) passport of the passenger, the authorized representative’s ID card and the (original) letter of authorization as regulated by the laws.

Step 2:Collate the content of the baggage claim receipt and passport with the information recorded in the log;

If the checked baggage in storage is subject to re-exportation, a report with full documents shall be sent to the Sub-department Director for instruction and affixture of his signature and official seal on the baggage input form.

Step 3:Return the baggage and request the passenger’s signature with full name on the log to confirm his receipt of the checked baggage.

Step 4:Transfer the baggage to an official of the baggage release team which shall supervise the release procedure to assure that the baggage is truly released.

Step 5:Retain the original baggage claim receipt and (copies of) relevant documents as stated in Step 1.

Article 13. Responsibilities of customs officials upon carriers’ submission of checked baggage abandoned, misarranged, lost or unclaimed

Step 1.Take in every baggage in intact packing which are abandoned, lost and misarranged from airliners or legal representatives.

Step 2.Apply the K1 inspection method to such baggage:

a) If no suspicion is found, such baggage shall be handed over to the representative of the airliner or legal representative then returned to the owner;

b) If the baggage contains inflammable substances or environment pollutant, functional agencies shall be asked to cooperate in examining and handling such baggage according to the cooperation policy and regulations;

c) If the items inside the baggage are prohibited imports or exports or be subject to specialized bodies permit or exceed standard norms, such baggage shall be sealed by customs procedure and be put into custody of the airliner or legal representative;

d) If suspicion is found, the following step succeeds.

Step 3.Handle the baggage abandoned, lost or misarranged:

a) If no suspicion is found: Request the airliner or legal representative to make written declaration which is then signed and sealed by the customs official. Retain 01 original copy of such declaration and give the other copy to the airliner or legal representative;

b) If the baggage contains inflammable substances or environment pollutants: Request the airliner or legal representative to summon the representative of a specialized agency to make a written record of such baggage, move and open it in a safe area in the presence of the customs official and handle it according to regulations;

c) If the items inside the baggage are prohibited imports or exports or be subject to specialized bodies permit or exceed standard norms: Request the airliner or legal representative to keep the baggage and ask the owner to present himself at the Sub-department of international airport customs in 30 days upon the arrival of the baggage at the checkpoint to settle relevant customs formalities.

Step 5.Record the incident in writing and take actions against violations (if any).

Step 6.Enter the data into the computer or monitoring book, make 01 copy of the declaration.

If the recipient of the baggage abandoned, lost or misarranged is unidentified, the procedure for baggage abandoned, lost and misarranged but not claimed after customs declaration deadline shall apply according to regulations of the Ministry of Finance.

Article 14. Customs declaration of baggage abandoned, lost and misarranged subject to customs declaration upon claiming

Step 1.Collect and verify the validity of the papers submitted by the outbound or inbound passenger or the lawfully authorized persons according to regulations.

Step 2.Apply the K2 inspection method to such baggage:

Determine the dutiable value and collect the tax, if ensuing, according to regulations;

Record violations (if any) in writing for remedial action;

Affix the signature and official seal on the customs declaration form filled by the outbound/inbound passenger (if available) and the paper-based customs declaration form according to regulations to clear the baggage.

Step 3.Enter the data into the computer or monitoring book.

Step 4:Retain documents according to regulations.

Section V: PROCEDURE FOR CUSTOMS SUPERVISION OF THE CARRYING OF CASH IN VIETNAMESE OR FOREIGN CURRENCY OUT OF OR INTO CUSTOMS-SUPERVISED AREAS IN INTERNATIONAL AIRPORT

Article 15. Procedure for customs supervision and inspection of the carrying of cash in Vietnamese or foreign currency into or out of the secure area for passengers in the international airport

The carrying of cash in Vietnamese or foreign currency into or out of the secure area for passengers in the international airport shall be subject to the following supervision and inspection:

Step 1.Collect the cash declaration list (for Vietnamese and foreign currency) according to Form No. 03 annexed to this document.

Step 2.Inspect and collate the Vietnamese or foreign currency notes presented by the enterprise’s representative with those declared.

Step 3.Affix the signature and official seal on the declaration list.

Step 4.Given 01 copy of the declaration list to the enterprise.

Step 5.Update information in the monitoring book and retain 01 copy of the declaration list.

Step 6.Carry out customs liquidation, if necessary, according to regulations.

Chapter III

CUSTOMS SUPERVISION IN INTERNATIONAL AIRPORT

Section I: CUSTOMS SUPERVISION IN THE APRON, CARGO HANDLING AND TRANSSHIPMENT AREA, WAREHOUSE, IMPORT AND EXPORT STORAGE YARD

Article 16. Supervision of the apron

1. Items under supervision:

a) Airplanes departing, arriving or transiting which park in the apron;

b) Outbound, inbound or transit passengers;

c) Checked baggage of the outbound, inbound or transit passengers being handled, loaded onto or unloaded from the vehicle;

d) Imports and exports loaded onto or unloaded from the airplane;

e) Activities and vehicles of the cleaners, mechanics and stevedores serving international flights; catering and refueling;

g) Diplomatic and consular pouches.

2. Time of supervision:

a) For airplanes departing, arriving and transiting: Upon the airplane s arrival, during its parking in the apron and until its departure;

b) Outbound, inbound or transit passengers and their hand baggage: Upon their exit from the arriving airplane until their entering the arrival terminal; upon their entering the departure terminal until their boarding on the departing airplane;

c) Deposited baggage of outbound, inbound or transit passengers: Upon the unloading from the airplane to the conveyance of the baggage to the carousel in the arrival terminal; upon the conveyance of the baggage through the outbound baggage handling area onto the departing airplane;

d) During the operation of vehicles and units when the airplane parks in the apron;

dd) During the receipt and reclaiming of diplomatic and consular pouches.

3. Supervisory activities shall be subject to the regulations defined by the Head of the provincial Customs Sub-department.

Article 17. Supervision in stevedoring area, transshipment area, import and export warehouse

1. Items under supervision:

a) Imports and export carried by special vehicles from the arriving airplane and unloaded to the stevedoring area, transshipment area and warehouse and vice versa;

b) Imports and exports transited on domestic flight.

2. Time of supervision:

a) Upon the unloading of the imports from the airplane until their conveyance to the stevedoring area, transshipment area or warehouse;

b) Upon the release of the exports from the stevedoring area, transshipment area or warehouse onto the departing airplane;

c) Upon the release of the items from the stevedoring area, transshipment area or storage area out of the CCA to an unexpended warehouse, industrial park, export processing zone, factory or building as per regulations;

d) During the transportation of imports and exports on domestic flight (if applicable).

3. Supervisory activities shall be subject to the regulations defined by the Head of the provincial Customs Sub-department.

Article 18. Supervision of duty-free merchandise storage area, souvenirs of Vietnamese origin sold on departing airplanes, merchandise warehouse in secure area.

1. Items and activities under supervision:

a) Merchandise released from, taken in and store in the warehouse for duty-free merchandise, souvenirs of Vietnamese origin or goods sold in the secure area;

b) Merchandise carried to a duty-free store or souvenir shop in the terminal or aboard an airplane;

c) Special vehicles carrying merchandise to a duty-free store in the terminal or onto an airplane;

d) The release of merchandise from the warehouse onto an airplane (if applicable);

dd) The retrieval of unsold merchandise from an airplane to the warehouse (if applicable);

e) The supplementation of merchandise in the warehouse (if applicable).

2. Time of supervision:

Upon the conveyance of duty-free merchandise by special vehicle to or from a store or airplane;

Upon an enterprise’s demand for the supplementation of onboard duty-free merchandise in the warehouse.

3. The supervisory activities shall be subject to the regulations defined by the head of the provincial Customs Sub-department.

Section II: CUSTOMS SUPERVISION OF AIRPLANE GROUND HANDLING

Article 19. Customs supervision of airline catering

1. Items under supervision for airline catering:

a) Vehicles and equipment carrying, loading and unloading meals onto and out of the airplane;

b) Meals and meal serving instruments loading and unloaded by special vehicles onto and out of the airplane.

2. Time of supervision:

Upon the loading of meals and relevant instruments from the vehicle onto the airplane and vice versa.

3. The supervisory activities shall be subject to the regulations defined by the head of the provincial Customs Sub-department.

Article 20. Customs supervision of airplane cleaning, technical checking, passenger boarding and alighting, ground servicing

1. Contents under supervision:

The said activities when conducted by relevant units and upon the dismemberment in the apron.

2. Time of supervision:

Upon the embankment and dismemberment of the units.

3. The supervisory activities shall be subject to the regulations defined by the head of the provincial Customs Sub-department.

Article 21. Customs supervision of fuel storage and pumping

1. Supervision of fuel storage area:

a) Fuel that has passed import formalities and are carried by a vehicle from the import checkpoint to the storage area;

b) Fuel provided to the airplane;

c) The refueling by special vehicle and pipes from the storage area into the airplane.

2. Duration of supervision:

a) During the transfer of fuel to the storage area;

b) During the refueling of the departing airplane.

3. The supervisory activities shall be subject to the regulations defined by the head of the provincial Customs Sub-department.

Article 22. Customs supervision of airplane repair and maintenance

1. Items under supervision:

-Airplanes entering and leaving the repair hangar;

-Parts for airplane repair.

2. Time of supervision:

Upon an airplane s entering and leaving the repair hangar;

3. The supervisory activities shall comply with regulations defined by the head of the provincial Customs department.

Section III: CUSTOMS SUPERVISION IN THE FREIGHT TERMINAL

Article 23. Supervision at the entrance of the freight terminal

1. Items under supervision:

a) Exports entering the CCA;

b) Imports leaving the customs supervision area from the international cargo warehouse.

c) Diplomatic and consular pouches entering and leaving the CCA.

2. Time of supervision:

a) When exports, diplomatic and consular pouches enter the CCA;

b) When imports, diplomatic and consular pouches leave the CCA;

3. The supervisory activities shall be subject to the regulations defined by the head of the provincial Customs department.

Article 24. Supervision in international cargo warehouse

1. Items under supervision:

a) Goods taken in, stored in and released from an international cargo warehouse for exportation;

b) Imports taken in, stored in and released from the warehouse for or after formalities;

c) Diplomatic and consular pouches taken in, stored in and released from the warehouse for exportation and importation.

2. Time of supervision:

During the intake, storage and release of exports, imports, diplomatic and consular pouches into, in and from the CCA;

3. The supervisory activities shall be subject to the regulations defined by the head of the provincial Customs department.

Section IV: CUSTOMS SUPERVISION IN INTERNATIONAL PASSENGER TERMINAL

Article 25. Supervision in the terminal for international outbound/inbound passengers, including VIP A area.

1. Entities and items under supervision:

a) Baggage and outbound and inbound passengers;

b) Duty-free stores, souvenir boutiques, eating and drinking shops and other activities in the CCA;

c) Vietnamese and foreign currencies carried into and out of the CCA in the international terminal;

d) Activities of the employees of relevant units in the secure area;

dd) Tax-refundable products carried by the outbound passengers onto the airplane.

2. Time of supervision:

a) During the procedures for the departing, arriving and transiting airplanes;

b) Upon the importation and exportation of goods for the entities and items defined in Clause 1 of this Article;

c) Upon the carrying of Vietnamese and foreign currencies into and out of the CCA;

d) Upon the entry, exit and activities of the employees of relevant units in the CCA.

3. The supervisory activities shall be subject to the regulations defined by the head of the provincial Customs department.

Chapter IV

IMPLEMENTATIONORGANIZATION

Article 26. Provincial Customs department managing the airport

1. Head of the provincial Customs department shall issue specific guidelines for the international airport under its management according to the applicable laws and these instructions.

2. Difficulties arising during the implementation of this Decision shall be reported to the General Department of Customs.

Article 27. Customs Management Supervision Department

1. Cooperate with the Risk Management Department and the provincial Customs department managing the airport in inspecting and guiding the local implementation of this Decision.

2. Recommend solutions against difficulties in implementing this Decision promptly.

3. Inspect, expedite, review and verify the specific procedures of international airports according to actual circumstances.

Article 28. Risk Management Department

1. Cooperate with the provincial Customs department managing the airport in establishing risk-based criteria for the outbound/inbound passengers then propose the screening ratio of their baggage, inspect essential entities and flights.

2. Cooperate with the Supervision and Management Department and relevant units in inspecting and guiding the units to practice risk management./.

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 3280/QD-TCHQ DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Nghị định 67/2024/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 76/2020/NĐ-CP ngày 01/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết đối tượng, trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp, thu hồi, hủy giá trị sử dụng giấy thông hành và Nghị định 77/2020/NĐ-CP ngày 01/7/2020 của Chính phủ quy định việc quản lý, khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về xuất nhập cảnh; dịch vụ công trực tuyến phục vụ cấp, quản lý, kiểm soát hộ chiếu của công dân Việt Nam; kiểm soát xuất nhập cảnh bằng cổng kiểm soát tự động

Hành chính, Xuất nhập cảnh, Thông tin-Truyền thông

văn bản mới nhất