Quyết định 498/BXD-GĐ của Bộ Xây dựng ban hành Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng

thuộc tính Quyết định 498/BXD-GĐ

Quyết định 498/BXD-GĐ của Bộ Xây dựng ban hành Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng
Cơ quan ban hành: Bộ Xây dựng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:498/BXD-GĐ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Ngô Xuân Lộc
Ngày ban hành:18/09/1996
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Xây dựng
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 498/BXD-GĐ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG SỐ 498/BXD-GĐ NGÀY 18 THÁNG 9 NĂM 1996 VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG

 

- Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 4/3/1994 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng.

- Căn cứ Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ ban hành Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng.

- Theo đề nghị của Cục trưởng Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng. Bản Điều lệ này thay thế cho bản Điều lệ quản lý chất lượng công trình xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 20/BXD-GĐ ngày 10/6/1995 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.

 

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và áp dụng đối với tất cả các công trình xây dựng trong cả nước.

 

Điều 3: Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thi hành Quyết định này.


ĐIỀU LỆ

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số 498/BXD-GĐ ngày 18 tháng 9 năm 1996
của Bộ trưởng Bộ Xây dựng)

CHƯƠNG I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1: Điều lệ này quy định nội dung trách nhiệm của Chủ đầu tư, tổ chức tư vấn xây dựng (khảo sát, thiết kế, thẩm định thiết kế, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, kiểm định chất lượng xây dựng...), doanh nghiệp xây dựng, cơ quan giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng và các tổ chức khác có liên quan trong công tác quản lý chất lượng công trình xây dựng, nghiệm thu và giải quyết sự cố công trình.

 

Điều 2: Khi xây dựng công trình (xây dựng mới, mở rộng, cải tạo.. .) thuộc các thành phần kinh tế, các tổ chức có liên quan quy định tại Điều 1 đều phải thực hiện quản lý chất lượng công trình xây dựng theo Điều lệ này.

Đối với những công trình có kỹ thuật đặc biệt (như nhà máy điện nguyên tử...) có quy định riêng.

Đối với các công trình xây dựng chuyên ngành giao thông, thuỷ lợi, hầm mỏ, đường dây tải điện và trạm biến thế, bưu điện, nông lâm nghiệp, các Bộ và cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành căn cứ Điều lệ này và các tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành có văn bản hướng dẫn cụ thể về quản lý chất lượng công trình xây dựng phù hợp với đặc thù của chuyên ngành. Các văn bản hướng dẫn trước khi ban hành phải được sự thống nhất của Bộ Xây dựng.

Đối với các công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt nam, việc quản lý chất lượng công trình xây dựng có quy định riêng.

 

Điều 3: Tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng: 3.1. Quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng:

- Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Xây dựng giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng; chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho các ngành và hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng từ Trung ương tới địa phương.

- Các Bộ quản lý ngành và Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành tổ chức bộ phận chuyên trách để giúp Bộ trưởng và thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ theo dõi, quản lý chất lượng công trình của ngành.

- Sở Xây dựng giúp Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về chất lượng công trình trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định của pháp luật; hướng dẫn và tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, chỉ đạo nghiệp vụ quản lý chất lượng công trình tại địa phương.

- Các sở quản lý ngành và sở quản lý xây dựng chuyên ngành phải tổ chức bộ phận quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành và có trách nhiệm phối hợp với Sở Xây dựng để quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành tại địa phương.

3.2. Quản lý chất lượng công trình xây dựng của chủ đầu tư.

3.3. Quản lý chất lượng công trình xây dựng của doanh nghiệp xây dựng, tư vấn xây dựng, tổ chức sản xuất vật liệu - cấu kiện xây dựng và thiết bị công nghệ.

 

Điều 4: Các tổ chức tư vấn xây dựng, doanh nghiệp xây dựng, tổ chức cung ứng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng và thiết bị công nghệ phải chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm do mình thực hiện và cung ứng.

 

Điều 5: Nhà nước khuyến khích các tổ chức tham gia xây dựng áp dụng đồng bộ các phương pháp quản lý chất lượng công trình xây dựng, các biện pháp khoa học kỹ thuật tiên tiến, kiện toàn hệ thống đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, sử dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhằm tạo ra công trình đạt chất lượng tốt.

 

Điều 6: Các chi phí: giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị kiểm định chất lượng xây dựng, giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, nghiệm thu công trình xây dựng được tính trong vốn đầu tư xây dựng công trình và được xác định trong tổng dự toán công trình theo quy định của Bộ Xây dựng.

Khi có thành lập Hội đồng nghiệm thu (HĐNT) Nhà nước thì ngoài chi phí kể trên, cơ quan thường trực Hội đồng lập dự toán chi phí hoạt động của Hội đồng và quản lý, sử dụng chi phí này theo quy định của Bộ Xây dựng.

Chi phí kiểm tra để bảo đảm chất lượng công trình xây dựng của doanh nghiệp xây dựng thì do doanh nghiệp chịu trách nhiệm.

CHƯƠNG II

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

Điều 7: Nội dung chính của công tác quản lý Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng gồm:

7.1. Soạn thảo để trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp quy và những tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ quản lý, thực hiện các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình xây dựng; hướng dẫn, theo dõi việc thực hiện các văn bản này của cơ sở.

7.2. Giám định chất lượng công trình xây dựng và sự cố công trình.

7.3. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản pháp quy nêu trên, các tiêu chuẩn xây dựng, các biện pháp đảm bảo chất lượng công trình xây dựng của Chủ đầu tư, doanh nghiệp xây dựng, tổ chức tư vấn xây dựng.

Điều 8: Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng thuộc Bộ Xây dựng; Sở Xây dựng thực hiện kiểm tra.

- Tư cách pháp nhân, chứng chỉ hành nghề của các tổ chức tư vấn xây dựng, các doanh nghiệp xây dựng đang hành nghề tại các công trình xây dựng.

- Việc tổ chức quản lý chất lượng công trình xây dựng trong quá trình xây lắp và nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành của các chủ đầu tư không phân biệt ngành (giao thông, thuỷ lợi, nông nghiệp, dân dụng, công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị...).

 

Điều 9: Phân cấp giám định:

9.1. Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, cơ quan quản lý chất lượng công trình xây dựng chuyên ngành phối hợp với Cục giám định Nhà nước thực hiện giám định chất lượng công trình thuộc dự án đầu tư nhóm A và B.

9.2. Sở xây dựng, sở quản lý ngành và sở quản lý xây dựng chuyên ngành thực hiện giám định công trình thuộc dự án đầu tư nhóm C.

 

Điều 10: Bộ Xây dựng xét và cấp thẻ giám định viên chất lượng công trình xây dựng các cấp: giám định viên, giám định viên chính, giám định viên cao cấp cho những người làm công tác này để tiến hành công vụ.

Người được cấp thẻ giám định viên được phép thực hiện nhiệm vụ của mình ở các công trình xây dựng được giao. Các chủ đầu tư, doanh nghiệp xây dựng, tư vấn xây dựng phải tạo điều kiện thuận lợi cho các giám định viên chất lượng công trình xây dựng các cấp thi hành nhiệm vụ.

 

Điều 11: Cơ quan giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng các cấp thực hiện giám định chất lượng công trình xây dựng chủ yếu bằng phương thức kiểm tra xác suất; kết quả kiểm tra chất lượng công trình xây dựng được lập thành biên bản, trong đó có xác định mức độ chất lượng hoặc yêu cầu xử lý (nếu có). Các biên bản kiểm tra chất lượng công trình xây dựng đều được gửi cho các cơ quan liên quan: Chủ đầu tư, doanh nghiệp xây dựng, Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng, Bộ quản lý ngành và Bộ hoặc sở quản lý xây dựng chuyên ngành (đối với công trình xây dựng chuyên ngành).

Điều 12: Các tổ chức bảo hiểm trong nước và ngoài nước thực hiện việc kiểm tra những điều kiện đảm bảo chất lượng công trình xây dựng để thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xây dựng hay bảo hiểm công trình. Nếu doanh nghiệp xây dựng không đảm bảo được những điều kiện đó thì tổ chức bảo hiểm có quyền rút bỏ hợp đồng, từ chối nghĩa vụ bảo hiểm hoặc đề nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

 

CHƯƠNG III

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
CỦA CHỦ ĐẦU TƯ

 

Điều 13: Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về việc đảm bảo chất lượng công trình xây dựng của mình đầu tư ở cả 3 giai đoạn: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác, sử dụng theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 14: Căn cứ yêu cầu kỹ thuật của từng dự án đầu tư, chủ đầu tư phải tổ chức đấu thầu lựa chọn tổ chức tư vấn xây dựng, doanh nghiệp xây dựng có tư cách pháp nhân, có chứng chỉ hành nghề và năng lực phù hợp để ký kết hợp đồng lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế, tư vấn giám sát thi công và lắp đặt thiết bị. Trong hợp đồng giao nhận thầu tư vấn xây dựng và xây lắp công trình đều phải có điều khoản về đảm bảo chất lượng công trình, xác định cụ thể trách nhiệm của mỗi bên.

 

Điều 15: Trước khi khởi công xây dựng công trình, Chủ đầu tư phải thực hiện đầy đủ các thủ tục về thẩm định và xét duyệt dự án đầu tư, thẩm định và xét duyệt thiết kế kỹ thuật đúng quy định hiện hành của Nhà nước. Trong quá trình xây lắp phải bố trí cán bộ kỹ thuật hoặc thuê tổ chức tư vấn có chứng chỉ hành nghề thực hiện giám sát kỹ thuật xây dựng đúng thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của Nhà nước hay của ngành và các điều khoản của hợp đồng kinh tế đã ký kết; kịp thời tổ chức nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng theo quy định tại chương VI của Điều lệ này.

 

Điều 16: Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm về chất lượng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng và thiết bị công nghệ do mình cung ứng.

 

Điều 17: Chủ đầu tư có quyền yêu cầu tổ chức tư vấn xây dựng (khảo sát thiết kế, giám sát thi công công trình xây dựng và lắp đặt thiết bị, quản lý thực hiện dự án), doanh nghiệp xây dựng giải trình về chất lượng các công việc do họ thực hiện. Nếu công việc nào không đạt chất lượng, Chủ đầu tư có quyền yêu cầu tổ chức thực hiện công việc đó sửa chữa theo quy định tại Chương VII của Điều lệ này hoặc từ chối nghiệm thu chất lượng của đối tượng nghiệm thu không đạt yêu cầu thiết kế, không phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng hoặc không phù hợp với điều khoản về chất lượng được quy định trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.

 

CHƯƠNG IV

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
CỦA DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

 

Điều 18: Doanh nghiệp xây dựng phải có tư cách pháp nhân, có chứng chỉ hành nghề xây dựng mới được hành nghề và phải chịu trách nhiệm về chất lượng thi công xây lắp công trình (theo hợp dồng giao nhận thầu) do đơn vị mình thực hiện.

Doanh nghiệp tổng thầu xây dựng công trình phải chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng xây dựng toàn bộ công trình, kể cả phần việc do thầu phụ thực hiện. Doanh nghiệp thầu phụ xây dựng phải chịu trách nhiệm về chất lượng phần việc mình làm trước tổng thầu và pháp luật.

 

Điều 19: Doanh nghiệp xây dựng chỉ được nhận thầu thi công xây lắp những công trình tương ứng với điều kiện và năng lực được xác nhận trong chứng chỉ hành nghề xây dựng; phải thi công đúng hồ sơ thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng và hợp đồng giao nhận thầu xây dựng; phải chịu sự giám sát, kiểm tra chất lượng của Chủ đầu tư, cơ quan thiết kế và cơ quan giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (theo phân cấp).

 

Điều 20: Doanh nghiệp xây dựng phải tổ chức hệ thống bảo đảm chất lượng công trình của mình để thực hiện chế độ quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây lắp.

 

Điều 21: Người làm công tác thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm và công nhân làm nghề đặc biệt phải được đào tạo nghiệp vụ và có chứng chỉ chuyên môn.

Các thiết bị đo lường và kiểm định khối lượng, chất lượng của doanh nghiệp xây dựng phải được hợp chuẩn và phải thực hiện đăng kiểm theo quy định hiện hành của Nhà nước.

 

Điều 22: Vật liệu, cấu kiện xây dựng do Doanh nghiệp xây dựng sử dụng vào công trình phải có chứng chỉ xuất xưởng, trước khi sử dụng phải tiến hành thí nghiệm để kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành của Nhà nước. Trong quá trình xây dựng phải thực hiện đầy đủ công tác thí nghiệm đối với sản phẩm xây dựng, phải lập đầy đủ hồ sơ, tài liệu thí nghiệm nêu trên.

 

Điều 23: Trường hợp doanh nghiệp xây dựng sử dụng vật liệu hay cấu kiện xây dựng do mình sản xuất thì doanh ghiệp phải đảm bảo chất lượng các loại vật liệu đó đúng tiêu chuẩn hiện hành của Nhà nước và khi sử dụng vào công trình phải thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Điều lệ này.

CHƯƠNG V

QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
CỦA TỔ CHỨC TƯ VẤN XÂY DỰNG

 

Điều 24: Tổ chức tư vấn xây dựng khi lập dự án đầu tư, khảo sát và thiết kế công trình phải tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, các văn bản pháp quy hiện hành của Nhà nước và của ngành, và hợp đồng kinh tế đã ký kết. Tổ chức tư vấn xây dựng phải có hệ thống đảm bảo chất lượng của mình, thực hiện kiểm tra chất lượng chặt chẽ trong quá trình thực hiện hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về chất lượng đối với các sản phẩm của mình; cùng với chủ đầu tư bảo vệ dự án đầu tư và thiết kế công trình xây dựng trước cơ quan thẩm định và xét duyệt.

 

Điều 25: Tổ chức tư vấn xây dựng chỉ được nhận thầu lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, thẩm định thiết kế, giám sát thi công công trình xây dựng và lắp đặt thiết bị, kiểm định chất lượng xây dựng, nghiệm thu công trình xây dựng hay quản lý thực hiện dự án trong giới hạn quy định tại chứng chỉ hành nghề tư vấn xây dựng: phải chịu sự kiểm tra của Chủ đầu tư và cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng.

 

Điều 26: Chất lượng tài liệu khảo sát, thiết kế phải đảm bảo:

26.1. Phù hợp với quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của Nhà nước và của ngành hiện hành, và hợp đồng giao nhận thầu.

26.2. Hồ sơ khảo sát xây dựng phải được xác định đúng tại vị trí xây dựng công trình; phản ánh đúng hiện trạng mặt bằng xây dựng, địa hình, địa chất công trình và địa chất thuỷ văn. Trước khi tiến hành công tác khảo sát phải có phương án kỹ thuật khảo sát được chủ đầu tư duyệt; Kết quả khảo sát phải được người thiết kế và Chủ đầu tư nghiệm thu để sử dụng đúng quy trình kỹ thuật.

26.3. Phù hợp với nội dung của từng giai đoạn thiết kế công trình, có thuyết minh và chỉ dẫn kỹ thuật thi công đối với kết cấu hoặc bộ phận chịu lực quan trọng của công trình, có thuyết minh về sử dụng và bảo dưỡng công trình.

26.4. Có quy định về chất liệu của vật liệu xây dựng (kể cả mẫu vật liệu khi cần thiết), thiết bị công nghệ sử dụng vào công trình.

26.5. Đủ chữ ký của chủ nhiệm đồ án thiết kế, người thiết kế, người kiểm tra theo đúng thủ tục pháp lý và quy định hiện hành của Nhà nước.

 

Điều 27. Tổ chức thiết kế phải thực hiện công tác giám sát tác giả trong suốt quá trình thi công xây lắp, hoàn thiện và nghiệm thu công trình đưa vào khai thác sử dụng. Kinh phí của việc giám sát tác giả đã được tính trong giá thiết kế.

Nội dung công tác giám sát tác giả:

- Trình bày, giải thích tài liệu thiết kế công trình cho Chủ đầu tư, doanh nghiệp xây dựng để quản lý và thi công theo đúng yêu cầu thiết kế.

- Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm của thi công so với thiết kế được duyệt, đặc biệt phải giám sát việc thi công xây lắp các bộ phận quan trọng có ảnh hưởng tới chất lượng công trình như nền, móng, các kết cấu chịu lực chính, lắp đặt các mạng lưới kỹ thuật, thiết bị công nghệ, hoàn thiện xây dựng bên trong và bên ngoài công trình.

- Tham gia với chủ đầu tư trong công tác nghiệm thu.

 

Điều 28: Việc kiểm định khối lượng và chất lượng xây dựng chỉ thực hiện theo yêu cầu của chủ đầu tư hoặc cơ quan giám định chất lượng công trình xây dựng trong những trường hợp sau:

- Công trình xây dựng không đúng yêu cầu thiết kế được duyệt hoặc không tuân thủ quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng hoặc vi phạm các điều khoản của hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.

- Khi công trình có sự cố.

- Khi có tranh chấp về khối lượng hoặc chất lượng xây dựng giữa chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng.

CHƯƠNG VI

NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH

 

Điều 29: Tổ chức nghiệm thu:

29.1. Chủ đầu tư hoặc người đại diện của Chủ đầu tư (gọi chung là Chủ đầu tư) chịu trách nhiệm tổ chức công tác nghiệm thu kịp thời khối lượng và chất lượng các bộ phận, hạng mục công trình xây dựng do doanh nghiệp xây dựng đã hoàn thành. Chịu trách nhiệm tiến hành công tác nghiệm thu cùng với Chủ đầu tư có:

- Đại diện của Tổ chức tư vấn thiết kế công trình.

- Đại diện của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị (nếu có).

- Đại diện của doanh nghiệp nhận thầu chính xây dựng.

Đối với những đợt nghiệm thu quan trọng, Chủ đầu tư phải mời đại diện cơ quan giám định chất lượng xây dựng (theo phân cấp) để kiểm tra.

Đối với những bộ phận, hạng mục hoặc công trình có yêu cầu phòng chống cháy nổ hoặc khi khai thác, sử dụng có tác động xấu đến môi trường thì khi nghiệm thu đưa vào sử dụng, Chủ đầu tư phải mời đại diện cơ quan quản lý về các lĩnh vực kể trên tham gia.

Khi nghiệm thu để bàn giao đưa từng phần, từng hạng mục hoặc toàn bộ công trình vào sử dụng thì phải có đại diện củcacơ quan Giám định chất lượng xây dựng (theo phân cấp) và tổ chức được giao trách nhiệm quản lý, sử dụng hoặc vận hành khai thác công trình tham gia.

29.2. Đối với một số dự án quan trọng hoặc có yêu cầu kỹ thuật và công nghệ phức tạp, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (Chủ tịch và các Uỷ viên Hội đồng) để kiểm tra, xem xét công tác nghiệm thu của Chủ đầu tư. Cơ quan thường trực Hội đồng nghiệm thu Nhà nước là Cục giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng.

 

Điều 30: Đối tượng nghiệm thu:

Những đối tượng chính dưới đây, sau khi doanh nghiệp xây dựng hoàn thành công tác xây dựng phải được Chủ đầu tư nghiệm thu khối lượng và chất lượng.

30.1. Những kết cấu hoặc bộ phận công trình có tầm quan trọng đặc biệt đến chất lượng công trình xây dựng như:

Nền, móng, các kết cấu chịu lực chính (dầm, cột, trụ độc lập, xilô, ống khói...) công trình kỹ thuật hạ tầng.

30.2. Những thiết bị, máy móc đã thiết lập xong.

30.3. Những bộ phận công trình đã xây dựng xong cần nghiệm thu để chuyển giai đoạn thi công.

30.4. Từng hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình đã xây dựng xong để đưa vào khai thác sử dụng.

 

Điều 31: Căn cứ để nghiệm thu.

Căn cứ để nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình xây dựng gồm:

31.1. Tài liệu thiết kế được duyệt.

31.2. Các quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng của Nhà nước và của ngành hiện hành.

31.3. Những quy định hoặc chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất về việc bảo quản, sử dụng vật liệu xây dựng, thiết bị công nghệ.

31.4. Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị được thực hiện trong quá trình xây dựng.

31.5. Những điều khoản quy định về khối lượng và chất lượng công trình trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.

 

Điều 32: Trách nhiệm và quyền hạn của các tổ chức trong công tác nghiệm thu công trình xây dựng.

32.1. Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ đầu tư:

1. Trách nhiệm:

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định tại Chương III của Điều lệ này và trong trường hợp có Hội đồng nghiệm thu Nhà nước thì phải:

- Thông báo cho Hội đồng nghiệm thu Nhà nước những giai đoạn chuyển bước thi công quan trọng, những hạng mục công trình hoặc toàn bộ công trình đã được Chủ đầu tư nghiệm thu để Hội đồng tiến hành kiểm tra, xem xét.

- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, giải trình về khối lượng và chất lượng công trình đã nghiệm thu cho Hội đồng Nhà nước xem xét khi Hội đồng kiểm tra.

- Thực hiện những yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước trong việc tiến hành những thí nghiệm bổ sung để xác định khối lượng hoặc chất lượng công trình (nếu Hội đồng yêu cầu).

- Hướng dẫn Hội đồng nghiệm thu nhà nước kiểm tra công trình tại thực địa.

2. Quyền hạn:

Thuê tổ chức tư vấn xây dựng (có tư cách pháp nhân, có chứng chỉ hành nghề, không tham gia xây dựng công trình) thực hiện việc giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, nghiệm thu công trình xây dựng.

- Từ chối nghiệm thu khi khối lượng hoặc chất lượng của đối tượng nghiệm thu không đạt yêu cầu thiết kế được duyệt và tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc không phù hợp với chất lượng quy định trong hợp đồng giao nhận thầu xây dựng.

32.2. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức tư vấn thiết kế.

1. Trách nhiệm:

Tổ chức tư vấn thiết kế công trình chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ những quy định tại Điều 27 của Điều lệ này và trách nhiệm của một bên tham gia nghiệm thu khối lượng và chất lượng công trình, đồng thời, tham gia cùng với doanh nghiệp xây dựng và Chủ đầu tư trong việc xác lập hồ sơ hoàn thành công trình để tiến hành nghiệm thu. Khi có Hội đồng nghiệm thu Nhà nước còn phải:

Giải trình những vấn đề về khối lượng và chất lượng công trình so với đồ án thiết kế được duyệt theo yêu cầu của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước.

2. Quyền hạn:

- Từ chối nghiệm thu khi khối lượng hoặc chất lượng của đối tượng nghiệm thu không đúng yêu cầu thiết kế được duyệt và tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành.

32.3. Trách nhiệm và quyền hạn của doanh nghiệp xây dựng.

1. Trách nhiệm:

- Giao các hồ sơ, tài liệu (thuộc trách nhiệm của mình phải lập) xác định khối lượng và chất lượng của đối tượng nghiệm thu cho các bên tham gia nghiệm thu xem xét.

- Giải trình về khối lượng hoặc chất của đối tượng nghiệm thu theo yêu cầu của các bên tham gia nghiệm thu hoặc của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước (nếu có).

- Hướng dẫn các bên tham gia nghiệm thu kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại thực địa.

2. Quyền hạn:

- Không chịu trách nhiệm về chất lượng đối với công trình do Chủ đầu tư tự ý đưa vào khai thác, sử dụng nhưng chưa được nghiệm thu.

32.4. Trách nhiệm và quyền hạn của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước.

1. Trách nhiệm:

- Kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác nghiệm thu của Chủ đầu tư theo quy định tại Điều lệ này.

- Phúc tra khối lượng hoặc chất lượng công trình xây dựng đã được Chủ đầu tư nghiệm thu (trên cơ sở: Đồ án thiết kế được duyệt và những quy định hiện hành của Nhà nước) khi thấy cần thiết.

- Kiểm tra hiện trường và hồ sơ hoàn thành công trình.

Kết quả làm việc của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước được lập thành biên bản theo mẫu tại phụ lục số 4 của Điều lệ này.

Biên bản nghiệm thu của Hội đồng nghiệm thu Nhà nước là căn cứ để Chủ đầu tư đưa công trình vào khai thác, sử dụng.

2. Quyền hạn:

- Trong trường hợp cần thiết có quyền yêu cầu Chủ đầu tư tiến hành các thí nghiệm hoặc kiểm định bổ sung xác định khối lượng hoặc chất lượng công trình để Hội đồng xem xét.

- Thành lập một số tiểu ban chuyên môn để tư vấn cho Hội đồng trong việc kiểm tra, đánh giá khối lượng và chất lượng công trình do Chủ đầu tư đã tiến hành nghiệm thu.

- Đối với những vấn đề kỹ thuật khó, phức tạp đòi hỏi chuyên môn cao để kiểm tra, đánh giá chất lượng mà trong nước chưa giải quyết được thì Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thuê chuyên gia nước ngoài để tư vấn cho Hội đồng.

- Không chấp nhận kết quả nghiệm thu của Chủ đầu tư và các bên trong trường hợp công trình chưa đạt yêu cầu kỹ thuật hoặc hồ sơ hoàn thành công trình chưa đúng với quy định tại Điều lệ này.

 

Điều 33: Nội dung công tác nghiệm thu trong giai đoạn xây lắp công trình.

33.1. Kiểm tra hiện trạng đối tượng nghiệm thu.

33.2. Kiểm tra các tài liệu và kết quả thí nghiệm, đo lường để xác định khối lượng và chất lượng của vật liệu, kết cấu hoặc bộ phận công trình, trong đó công việc kiểm tra là bắt buộc đối với:

- Kết quả thí nghiệm chất lượng của biện pháp gia cố nền, thử sức chịu tải của cọc v.v...

- Kết quả thí nghiệm đất (đá) đắp.

- Kết quả thí nghiệm bê tông.

- Kết quả thí nghiệm mối hàn, liên kết bu lông cường độ cao của kết cấu thép.

- Kết quả đo đạc kích thước hình học, tim, mốc, biến dạng, chuyển vị, thấm (nếu có) và khối lượng của kết cấu, bộ phận hoặc công trình.

- Kết quả đo chiều dày lớp sơn chống cháy...

- Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm, chạy thử... các thiết bị công nghệ.

33.3. Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với tài liệu thiết kế được duyệt với các tiêu chuẩn tương ứng về chất lượng của Nhà nước, của ngành hiện hành và các quy định hoặc chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất vật liệu, thiết bị công nghệ.

Khi đối tượng nghiệm thu có khối lượng và chất lượng đúng yêu cầu thiết chế và tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành thì Chủ đầu tư lập biên bản nghiệm thu theo mẫu tại phụ lục số 1, (có chữ ký của các bên tham gia nghiệm thu được quy định tại Điều 29) của Điều lệ này.

 

Điều 34: Nội dung công tác nghiệm thu khi hoàn thành công trình xây dựng:

34.1. Kiểm tra toàn bộ khối lượng xây lắp và chất lượng của hạng mục hoặc toàn bộ công trình so với thiết kế được duyệt.

34.2. Kiểm tra kết quả thử nghiệm, chạy thử đồng bộ hệ thống thiết bị công nghệ.

34.3. Kiểm tra các điều kiện đảm bảo về an toàn môi trường, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ thực tế của công trình so với thiết kế được duyệt, với các tiêu chuẩn kỹ thuật tương ứng của Nhà nước hoặc của ngành hiện hành và những điều khoản quy định tại hợp đồng (có đại diện cơ quan phòng chống cháy, cơ quan quản lý môi trường tham gia).

34.4. Kiểm tra chất lượng hồ sơ hoàn thành công trình.

34.5. Kiểm tra việc bảo đảm các điều kiện pháp lý và kỹ thuật cho phép sử dụng những công trình kỹ thuật ngoài hàng rào (việc đấu nối điện, nước, giao thông...).

34.6. Sau khi kiểm tra nếu công trình xây dựng hoàn thành có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế, quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng; bảo đảm an toàn về phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường, có đủ hồ sơ hoàn thành công trình thì Chủ đầu tư lập biên bản chấp nhận nghiệm thu theo mẫu tại phụ lục số 2B (cho phần xây dựng) và số 2A (cho thiết bị công nghệ).

Biên bản nghiệm thu hạng mục hoặc công trình xây dựng hoàn thành là căn cứ pháp lý để Chủ đầu tư làm thủ tục đưa công trình vào sử dụng.

 

Điều 35: Trình tự tiến hành công tác nghiệm thu:

35.1. Sau khi xây dựng xong từng đối tượng quy định tại Điều 30 của Điều lệ và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, tài liệu xác định khối lượng và chất lượng theo quy định hiện hành, doanh nghiệp xây dựng thông báo cho Chủ đầu tư để tiến hành kiểm tra và nghiệm thu.

35.2. Nhận được thông báo của doanh nghiệp xây dựng, Chủ đầu tư phải tiến hành kiểm tra và nghiệm thu theo quy định tại Điều 33 hoặc Điều 34 của Điều lệ này.

35.3. Trong thời gian chậm nhất là 3 tháng sau khi nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành, Chủ đầu tư phải hoàn tất 2 bộ hồ sơ hoàn thành công trình, trong đó Chủ đầu tư giữ một bộ, và một bộ gửi cho cơ quan lưu trữ theo quy định về lưu trữ tài liệu của Nhà nước.

Danh mục của hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng tại phụ lục số 3 của Điều lệ này.

CHƯƠNG VII

SỬA CHỮA HƯ HỎNG VÀ BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI VỀ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ TRONG THỜI GIAN BẢO HÀNH

 

Điều 36: Trong quá trình xây dựng và trong thời hạn bảo hành, nếu công trình xây dựng không đạt yêu cầu chất lượng của thiết kế thì Doanh nghiệp xây dựng có trách nhiệm thực hiện việc sửa chữa.

Trách nhiệm đối với chi phí cho việc sửa chữa quy định như sau:

36.1. Nếu doanh nghiệp xây dựng làm sai thiết kế được duyệt dẫn tới chất lượng kém hoặc gia tăng khối lượng thì doanh nghiệp xây dựng phải trả chi phí cho việc sửa chữa các hư hỏng hoặc sự gia tăng của khối lượng đó.

36.2. Nếu chất lượng công trình xây dựng kém hoặc sự gia tăng khối lượng do nguyên nhân khảo sát thiết kế gây ra thì tổ chức khảo sát thiết kế chịu chi phí.

36.3. Nếu chất lượng công trình xây dựng kém do sử dụng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng hoặc thiết bị công nghệ không đảm bảo chất lượng thì người mua các sản phẩm đó chịu chi phí.

36.4. Nếu chất lượng công trình xây dựng xuống cấp hay công trình bị hư hỏng do Chủ đầu tư sử dụng công trình không đúng quy định của thiết kế được duyệt thì Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm.

36.5. Doanh nghiệp xây dựng, tổ chức khảo sát thiết kế không chịu trách nhiệm kinh tế về chất lượng công trình hư hỏng trong trường hợp bất khả kháng (như động đất, lũ lụt, bão...) vượt quá mức đã được phép dùng trong thiết kế công trình; hoặc Chủ đầu tư tự ý đưa công trình vào khai thác và sử dụng nhưng chưa được nghiệm thu, hoặc Chủ đầu tư sử dụng không đúng chỉ dẫn kỹ thuật khai thác công trình theo thiết kế được duyệt.

 

Điều 37: Nếu vì công trình xây dựng gây ra những thiệt hại cho các công trình lân cận thì người gây ra lỗi phải bồi thường cho người bị hại theo quy định của pháp luật.

 

Điều 38: Nhận được thông báo của Chủ đầu tư yêu cầu sửa chữa hư hại công trình thì doanh nghiệp xây dựng phải tới ngay hiện trường (không chậm quá một tuần) cùng Chủ đầu tư xác định nguyên nhân hư hỏng và nội dung sửa chữa. Nếu nguyên nhân hư hỏng thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp xây dựng mà doanh nghiệp đó không sửa chữa đúng hạn yêu cầu Chủ đầu tư có quyền thuê doanh nghiệp khác sửa chữa, trách nhiệm kinh tế được thực hiện theo Điều 36 của Điều lệ này.

 

Điều 39: Khi có tranh chấp về trách nhiệm đối với việc sửa chữa hư hỏng và bồi thường thiệt hại do không đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, các bên có thể giải quyết thông qua thương lượng hoặc hoà giải. Nếu việc thương lượng hoặc hoà giải không thành thì các bên kiến nghị đến cơ quan Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (theo phân cấp) để giải quyết. Kết luận của cơ quan Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng cấp cao nhất là quyết định mà các bên phải tuân theo.

CHƯƠNG VIII

SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

Điều 40: Sự cố công trình xây dựng:

40.1. Sự cố công trình xây dựng bao gồm:

- Những hư hỏng của một kết cấu, một bộ phận công trình làm cho nó mất khả năng chịu lực so với thiết kế.

- Sự đổ vỡ của một bộ phận hay toàn bộ công trình.

Sự cố công trình xây dựng có thể xảy ra ngay trong thời gian xây dựng hay khi đang sử dụng công trình.

Sự cố công trình xây dựng có thể xẩy ra do một hay nhiều nguyên nhân gây ra như khảo sát thiết kế; xây lắp, vật liệu xây dựng; khai thác sử dụng hay biến động của môi trường.

40.2. Sự cố công trình xây dựng do thiên tai, chiến tranh, hoạt động kiến tạo của vỏ trái đất, hoặc những rủi ro đặc biệt khác vượt quá cấp (mức) đã được phép dùng để thiết có quy định riêng.

 

Điều 41: Bảo vệ hiện trường và khai báo sự cố:

41.1. Tất cả các công trình xây dựng thuộc các thành phần kinh tế đang thi công, đã xây dựng xong hoặc đang sử dụng khi xẩy ra sự cố thì doanh nghiệp xây dựng khi đang thi công, người sử dụng hoặc Chủ đầu tư trong thời gian sử dụng không được tuỳ tiện thu dọn, xoá bỏ hiện trường, mà phải tiến hành các biện pháp bảo vệ hiện trường (rào chắn, canh gác...) bảo đảm giữ được nguyên trạng sự cố.

41.2. Trong thời hạn 24 giờ sau khi xẩy ra sự cố, doanh nghiệp xây dựng hoặc người sử dụng, Chủ đầu tư phải thông báo cho cơ quan Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (theo phân cấp tại Điều 42) và các cơ quan thi hành pháp luật khác có liên quan theo mẫu tại phụ lục số 5.

 

Điều 42: Cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận thông báo về sự cố công trình xây dựng:

42.1. Công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư nhóm A, B:

- Bộ Xây dựng.

- Bộ quản lý ngành và Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành (nếu là công trình xây dựng chuyên ngành).

- Sở Xây dựng (công trình xây dựng trên địa bàn do Sở quản lý).

- Cơ quan bảo hiểm.

- Các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

42.2. Các công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư nhóm C và các công trình khác, kể cả nhà ở của tư nhân:

- Sở Xây dựng (nơi có công trình xây dựng).

- Cơ quan bảo hiểm đã nhận nghĩa vụ bảo hiểm xây dựng hay bảo hiểm công trình.

- Uỷ ban nhân dân cấp quận, huyện và các cơ quan có liên quan khác theo quy định của pháp luật.

 

Điều 43: Lập hồ sơ sự cố công trình xây dựng:

Khi xẩy ra sự cố, doanh nghiệp xây dựng, hoặc người sử dụng, Chủ đầu tư tiến hành hoặc thuê một tổ chức tư vấn xây dựng (có tư cách pháp nhân, có chứng chỉ hành nghề) để lập hồ sơ của sự cố công trình.

Những công việc phải thực hiện khi lập hồ sơ của sự cố công trình xây dựng gồm có:

43.1. Mô tả diễn biến của sự cố (kể các các hiện tượng thấy được trước khi xẩy ra sự cố).

43.2. Kết quả đo vẽ (kể cả quay phim, chụp ảnh) hiện trạng sự cố. Trong đó lưu ý các bộ phận, chi tiết kết cấu chịu lực quan trọng, các vết nứt, gãy, các hiện tượng lún, sụt và các chi tiết khác cần thiết cho việc nghiên cứu, phân tích và xác định nguyên nhân của sự cố.

43.3. Kết quả thí nghiệm các vật mẫu để xác định chất lượng vật liệu kết cấu của công trình bị sự cố.

43.4. Tài liệu khác có liên quan đến sự cố công trình như:

- Những thay đổi thiết kế.

- Những sai lệch trong thi công so với thiết kế được duyệt.

- Các hiện tượng chất tải hoặc sử dụng công trình không đúng quy định của thiết kế, quy trình vận hành, sử dụng.

43.5. Tập hợp đầy đủ các tài liệu của hồ sơ hoàn thành công trình để xem xét khi phân tích xác định nguyên nhân của sự cố.

Trong thời hạn 14 ngày sau khi công trình xây dựng bị sự cố, doanh nghiệp xây dựng hoặc người sử dụng, Chủ đầu tư phải hoàn thành hồ sơ của sự cố và gửi cho các cơ quan đã nêu theo quy định tại Điều 42 của Điều lệ.

Điều 44: Điều tra sự cố công trình xây dựng:

44.1. Nội dung điều tra:

- Kiểm tra chất lượng hồ sơ của sự cố do doanh nghiệp xây dựng, người sử dụng hoặc Chủ đầu tư cung cấp theo quy định tại Điều 43 của Điều lệ này và yêu cầu bổ sung các tài liệu cần thiết khác cho việc nghiên cứu xác định nguyên nhân của sự cố (kể cả việc tiến hành các công tác thí nghiệm, thử nghiệm đối với công trình bị sự cố).

- Phân tích, xác định nguyên nhân và lập biên bản về sự cố (theo mẫu tại phụ lục số 6).

Biên bản điều tra sự cố công trình xây dựng phải được tất cả các thành viên tham gia điều tra ký. Nếu có ý kiến khác với kết luận trong biên bản các thành viên có quyền ghi ý kiến bảo lưu vào biên bản đó.

Biên bản này được gửi tới tất cả các cơ quan có đại diện tham gia điều tra sự cố.

44.2. Phân cấp điều tra sự cố công trình xây dựng:

- Đối với công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư nhóm A và B: Bộ Xây dựng chủ trì điều tra có sự tham gia của Sở Xây dựng (địa phương đặt công trình). Bộ quản lý ngành hoặc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành (nếu là công trình xây dựng chuyên ngành) và các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước khác có liên quan tại địa phương theo quy định của pháp luật.

- Đối với công trình nhà ở của dân: Cơ quan chức năng quản lý xây dựng (phòng xây dựng) của huyện (quận, thị xã) chủ trì điều tra, có đại diện Sở Xây dựng tham gia.

Trường hợp cần thiết, cơ quan chủ trì điều tra sự cố công trình có thể mời các chuyên gia khoa học, kỹ thuật để tư vấn cho việc điều tra.

 

Điều 45: Giải quyết sự cố công trình xây dựng.

45.1. Thu dọn, xoá bỏ hiện trường sự cố.

Sau khi có đầy đủ hồ sơ đáp ứng cho việc nghiên cứu, phân tích và xác định nguyên nhân gây nên sự cố công trình xây dựng, cơ quan chủ trì điều tra cấp giấy phép cho doanh nghiệp xây dựng, người sử dụng hoặc Chủ đầu tư tiến hành thu dọn, xoá bỏ hiện trường.

Trường hợp phải cứu người bị nạn, ứng cứu đê, đập, cầu cống, thông cầu, thông đường hoặc ngăn ngừa sự cố tiếp theo đòi hỏi phải nhanh chóng tháo dỡ hoặc thu dọn hiện trường xảy ra sự cố thì trước khi tháo dỡ thu dọn, doanh nghiệp xây dựng, người sử dụng hoặc Chủ đầu tư cũng tiến hành chụp ảnh, quay phim và thu nhập, ghi chép tới mức tối đa các yêu cầu quy định tại Điều 42 của Điều lệ này.

45.2. Khắc phục sự cố.

45.2.1. Việc xử lý hoặc xây dựng lại công trình bị sự cố phải đảm bảo khắc phục triệt để các nguyên nhân gây nên sự cố đã xác định tại biên bản điều tra.

45.2.2. Chi phí cho công việc khắc phục sự cố do đơn vị hoặc cá nhân gây ra sự cố chịu.

Trường hợp sự cố gây hậu quả nghiêm trọng (gây tai nạn chết người hoặc gây thiệt hại về tài sản Nhà nước), người có lỗi có thể còn bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật.

Trường hợp sự cố gây ra do tác động của thiên nhiên, hoặc do những nguyên nhân khác vượt quá cấp (mức) thiết kế được duyệt thì Chủ đầu tư chịu chi phí cho việc khắc phục sự cố.

45.2.3. Chi phí cho việc khắc phục sự cố bao gồm:

- Chi phí cho công tác bảo vệ hiện trường và điều tra sự cố.

- Chi phí cho công việc sửa chữa hoặc xây dựng lại công trình bị sự cố trong đó kể cả chi phí cho việc nghiên cứu, lập giải pháp khắc phục nguyên nhân gây ra sự cố (nếu có).

45.2.4. Chi phí ban đầu để điều tra sự cố do doanh nghiệp xây dựng, người sử dụng,hoặc Chủ đầu tư giải quyết.

 

Điều 46: Thống kê và báo cáo về sự cố công trình xây dựng:

46.1. Khi xẩy ra sự cố công trình xây dựng, doanh nghiệp xây dựng, người sử dụng hoặc Chủ đầu tư phải thực hiện đầy đủ các quy định về lập hồ sơ và báo cáo sự cố theo những quy định của Điều lệ này.

46.2. Vào tháng 12 hàng năm, Sở Xây dựng của các địa phương phải thống kê và báo cáo Bộ Xây dựng về các sự cố công trình xây dựng thuộc địa bàn quản lý của Sở (theo mẫu tại phụ lục số 7). Bộ Xây dựng tổng hợp và báo cáo Chính phủ.

CHƯƠNG IX

KIỂM TRA NHÀ NƯỚC VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

Điều 47: Công tác kiểm tra Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng là bắt buộc nhằm làm cho các bên tham gia xây dựng công trình chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về đảm bảo chất lượng công trình xây dựng, đề ra kịp thời các biện pháp phòng ngừa, khắc phục, loại trừ các hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng công trình xây dựng. Công tác kiểm tra phải được tiến hành trong quá trình thực hiện đầu tư và khai thác sử dụng công trình xây dựng.

 

Điều 48: Chế độ kiểm tra Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng gồm:

48.1. Kiểm tra định kỳ: được tiến hành theo kế hoạch của cơ quan Giám định chất lượng công trình xây dựng và phù hợp với tiến độ xây dựng công trình, có thông báo trước cho Chủ đầu tư và doanh nghiệp xây dựng.

48.2. Kiểm tra đột xuất: Cơ quan giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng các cấp thực hiện khi cần thiết. Khi kiểm tra đột xuất cũng phải thông báo trước ít nhất hai ngày cho doanh nghiệp xây dựng, người sử dụng hoặc Chủ đầu tư chuẩn bị.

 

Điều 49: Xử lý các vi phạm quản lý chất lượng công trình xây dựng được thực hiện theo các Điều 55, 56, 57 và 58 của bản "Điều lệ quản lý đầu tư và xây dựng" ban hành kèm theo Nghị định số 42/CP ngày 16/7/1996 của Chính phủ, các Điều 36, 37, 38 của Điều lệ này và các văn bản pháp luật có liên quan khác của Nhà nước.

Điều 50: Khi Chủ đầu tư vi phạm một trong những quy định dưới đây, Giám đốc Sở Xây dựng, Bộ Xây dựng, Bộ quản lý ngành hoặc Bộ quản lý xây dựng chuyên ngành quyết định tạm ngừng công việc để giải quyết hoặc xử lý theo pháp luật.

50.1. Lựa chọn tổ chức khảo sát thiết kế, doanh nghiệp xây dựng, tổ chức tư vấn xây dựng không đúng theo quy định hiện hành của Nhà nước.

50.2. Không thực hiện đầy đủ việc tổ chức thẩm định và xét duyệt thiết kế, kiểm tra, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, nghiệm thu công trình xây dựng.

50.3. Cung ứng vật liệu xây dựng, cấu kiện xây dựng, thiết bị công nghệ thấp hơn tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành và yêu cầu thiết kế mà vẫn đưa sử dụng vào công trình.

50.4. Sử dụng công trình khi chưa thực hiện công tác nghiệm thu.

 

Điều 51. Khi doanh nghiệp xây dựng vi phạm một trong những quy định dưới đây thì Giám đốc Sở Xây dựng quyết định tạm ngừng công việc và kiến nghị đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước.

51.1. Hoạt động không có chứng chỉ hành nghề hoặc hoạt động ngoài nội dung quy định của chứng chỉ hành nghề.

51.2. Cho mượn, cho thuê chứng chỉ hành nghề.

51.3. Tự sửa nội dung chứng chỉ hành nghề.

51.4. Vi phạm quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng, không đảm bảo chất lượng công trình xây dựng theo thiết kế được duyệt gây nên sự cố công trình nghiêm trọng.

51.5. Không sửa chữa những hư hỏng theo quy định tại Chương VII của Điều lệ này.

51.6. Công trình hoàn thành bàn giao sử dụng không được tổ chức nghiệm thu theo những quy định tại Chương VI của Điều lệ này.

51.7. Trốn tránh nghĩa vụ bảo hành công trình.

 

Điều 52: Khi tổ chức tư vấn xây dựng vi phạm một trong những quy định dưới đây thì Giám đốc Sở Xây dựng quyết định tạm ngừng công việc và kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý theo quy định hiện hành của Nhà nước.

52.1. Hoạt động mà không có chứng chỉ hành nghề.

52.2. Hoạt động ngoài nội dung quy định của chứng chỉ hành nghề được cấp.

52.3. Cho mượn, cho thuê chứng chỉ hành nghề.

52.4. Tự sửa nội dung chứng chỉ hành nghề.

52.5. Tài liệu khảo sát, thiết kế, thẩm định thiết kế không phù hợp với "Quy chế lập, thẩm định và xét duyệt công trình xây dựng" do Bộ Xây dựng ban hành.

52.6. Có bằng chứng không khách quan, trung thực trong công tác giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị, nghiệm thu công trình không đúng khối lượng hoặc chất lượng thiết kế được duyệt.

52.7. Chất lượng khảo sát thiết kế, thẩm định thiết kế, giám sát xây dựng và lắp đặt thiết bị không đảm bảo, gây nên sự cố công trình nghiêm trọng.

 

Điều 53: Khi giám định viên chất lượng công trình xây dựng các cấp vi phạm một trong những quy định dưới đây thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà thủ trưởng cơ quan quản lý giám định có biện pháp xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm theo pháp luật.

53.1. Khi đã phát hiện mà không xử lý kiên quyết những vi phạm pháp luật về quản lý chất lượng công trình xây dựng của các bên tham gia xây dựng công trình.

53.2. Có bằng chứng biểu hiện sự thiên vị, không khách quan và trung thực trong công tác giám định chất lượng công trình xây dựng của các bên tham gia xây dựng, trong việc xác định nguyên nhân gây nên sự cố công trình.

53.3. Các biểu hiện tiêu cực khác như thông đồng với Chủ đầu tư hoặc các bên đối tác hợp đồng xây dựng mà làm sai về kỹ thuật... dẫn đến chất lượng công trình không đảm bảo.

Điều 54: Người cản trở giám định viên chất lượng công trình xây dựng thi hành công vụ sẽ bị xử phạt theo pháp luật.

 

CHƯƠNG X

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 55: Điều lệ này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Những quy định khác trái với Điều lệ này đều bãi bỏ.

 

Điều 56: Các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức thi hành bản Điều lệ này.


PHỤ LỤC 1

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Ngày tháng năm 199

 

BIÊN BẢN SỐ

NGHIỆM THU BỘ PHẬN (CẤU KIỆN THIẾT BỊ) CÔNG TRÌNH

(TRONG GIAI ĐOẠN XÂY LẮP)

 

Công trình:

Hạng mục công trình:

Tên bộ phận (cấu kiện...) nghiệm thu:

Thời gian kiểm tra:

Bắt đầu........giờ.......ngày...... tháng ....... năm.......

Kết thúc.......giờ.......ngày...... tháng ....... năm.......

Các bên tiến hành nghiệm thu:

- Đại diện Chủ đầu tư: (Họ và tên, chức trách)

- Đại diện tổ chức thầu xây dựng:

- Đại diện tổ chức tư vấn thiết kế:

- Đại diện tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị:

Các bên cùng lập biên bản nghiệm thu bộ phận (cấu kiện) công trình như sau:

1. Kiểm tra hiện trường:

 

TT

Tên thành phầ (công việc, bộ phận) được kiểm tra

Bản vẽ thi công số

Công cụ (phương tiện) kiểm tra

Tiêu chuẩn áp dụg khi kiểm tra

Kết quả kiểm tra (khối lượng chất lượng)

Đánh giá (so với thiết kế)

1

2

3

4

5

6

7

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Các bên tham gia xem xét các phiếu thí nghiệm (kiểm định) sau (nếu có).

3. Nhận xét khối lượng, chất lượng thi công so với thiết kế được duyệt:

4. Kết luận: (chấp nhận nghiệm thu để làm tiếp các việc tiếp theo: hay chưa nghiệm thu, yêu cầu phải sửa chữa xong các khiếm khuyết mới nghiệm thu...)

Chữ ký các bên:

- Đại diện Chủ đầu tư ........................

- Đại diện tổ chức nhận thầu xấy lắp ........................

- Đại diện tổ chức tư vấn thiết kế ........................

- Đại diện tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị


PHỤ LỤC 2A

 

CÔNG TRÌNH CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HẠNG MỤC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Ngày... tháng... năm 199...

 

BIÊN BẢN SỐ:

NGHIỆM THU LẮP ĐẶT THIẾT BỊ KHI THỬ TỔNG HỢP

 

- Thiết bị

- Thuộc thành phần của:

- Lắp đặt tại:

Do................... chế tạo, xuất xưởng ngày... tháng... năm...

Do................... lắp đặt

Được các bên sau đây tiến hành nghiệm thu, thành phần gồm có:

- Đại diện cho Chủ đầu tư

- Đại diện cho tổ chức nhận thầu lắp đặt

- Đại diện tổ chức cung cấp thiết bị (nếu có)

- Đại diện tổ chức tư vấn thiết kế

- Đại diện tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.

- Đại diện cơ quan giám định chất lượng xây dựng (theo phân cấp)

Các bên đã nhận được các tài liệu sau:

-

-

-

Sau khi xem xét các tài liệu và kiểm tra khi thử nghiệm thiết bị tại hiện trường.

Các bên lập biên bản về các điểm dưới đây:

1. Các thiết bị lắp đặt xong được trình bày gồm:

2. Công tác lắp đặt đã thực hiện theo các bản vẽ thiết kế số..... do............lập ngày... tháng... năm...

3. Ngày khởi công

4. Ngày hoàn thành

5. Công suất theo thiết kế..... thực tế đạt được.... tỷ lệ.

6. Khối lượng đã thực hiện

Kết luận

Các phụ lục kèm theo Chữ ký của các bên

- Đại diện Chủ đầu tư ...................

- Đại diện tổ chức thầu xây lắp ...................

- Đại diện tổ chức cung cấp thiết bị (nếu cần)...................

- Đại diện tổ chức thiết kế ...................

- Đại diện tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị.

- Đại diện cơ quan Giám định chất lượng xây dựng.


PHỤ LỤC 2B

 

CÔNG TRÌNH CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

HẠNG MỤC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Ngày... tháng... năm 199...

 

BIÊN BẢN SỐ:

NGHIỆM THU ĐỂ ĐƯA CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG XONG
VÀO SỬ DỤNG

 

- Công trình

- Xây dựng tại

Do...................... thiết kế chính và các tổ chức.......... tham gia thiết kế được............... phê duyệt theo Quyết định số....... ngày... tháng... năm......

Chủ đầu tư công trình:

Tổ chức nhận thầu chính xây lắp................... và các tổ chức nhận thầu phụ........................................... đã thực hiện các công việc....................... theo hợp đồng số........ ngày... tháng... năm.....

Được các bên sau đây tiến hành nghiệm thu........................

- Đại diện Chủ đầu tư

- Đại diện cơ quan thầu chính xây lắp

- Đại diện tổ chức tư vấn thiết kế

- Đại diện tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị

- Đại diện cơ quan giám định chất lượng xây dựng (theo phân cấp)

Các bên lập biên bản này về các vấn đề sau:

1. Tên công trình (nêu tóm tắt công trình và các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật)

2. Công tác xây lắp công trình (nêu tóm tắt quá trình xây lắp các hạng mục công trình và toàn bộ công trình)

3. Các bên đã xem xét các văn bản và các tài liệu sau đây:

a. Các văn bản, tài liệu nghiệm thu.

b. Các văn bản kiểm tra khối lượng và chất lượng toàn bộ công trình: trên cơ sở nghiên cứu các tài liệu nghiệm thu, kiểm tra các hạng mục công trình tại hiện trường, các bên xác nhận những điểm sau đây:

* Về thời hạn xây dựng công trình

- Ngày khởi công

- Ngày hoàn thành

* Về công suất đưa vào vận hành của công trình.

- Theo thiết kế đã duyệt

- Theo thực tế đạt được

* Về khối lượng đã thực hiện

- Theo thiết kế đã duyệt

- Theo thực tế đạt được

* Về đặc điểm các biện pháp để bảo vệ an toàn lao động, an toàn phòng nổ, phòng cháy, chống ô nhiễm môi trường và an toàn sử dụng:

(Ghi tóm tắt)

* Về khối lượng và chất lượng các loại công tác xây dựng chủ yếu cho từng công trình và toàn bộ công trình.

* Về những sửa đổi khác trong quá trình xây dựng so với thiết kế.

...........

(ghi những sửa đổi lớn)

* Đề nghị:

Kết luận

Các phụ lục kèm theo:

Chữ ký của các bên

- Đại diện Chủ đầu tư ........................

- Đại diện tổ chức thầu xây lắp ........................

- Đại diện tổ chức tư vấn thiết kế

- Đại diện tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị

- Đại diện cơ quan giám định chất lượng xây dựng (theo phân cấp)


PHỤ LỤC 3

Công trình

Hạng mục

DANH MỤC TÀI LIỆU

CỦA HỒ SƠ HOÀN THÀNH CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

1. Danh sách các tổ chức tham gia xây dựng công trình và các phần việc hoặc hạng mục công trình tổ chức đó thực hiện.

2. Bản vẽ hoàn công của công trình (bao gồm công trình chính và các công trình nội ngoại thất phục vụ cho vận hành khai thác) do tổ chức xây lắp lập (đó là bộ bản vẽ thi công có ghi ở dưới các số liệu thiết kế, những số liệu tương ứng đã đạt được trong thực tế gồm kích thước, trục mốc, cao độ, quy cách vật liệu...) và những thay đổi thiết kế đã được cơ quan thiết kế đóng dấu xác nhận đồng ý.

3. Các chứng chỉ kỹ thuật xuất xưởng và các phiếu kiểm tra xác nhận chất lượng vật liệu xây dựng công trình.

4. Các tài liệu, biên bản nghiệm thu chất lượng bộ phận công trình trong giai đoạn xây lắp.

5. Biên bản thí nghiệm, hiệu chỉnh, thử nghiệm, chạy thử các máy móc thiết bị công trình.

6. Biên bản thử các thiết bị thông tin liên lạc, hệ thống tín hiệu và các thiết bị bảo vệ khác.

7. Biên bản thử các thiết bị phòng nổ, phòng chống cháy và các thiết bị chống sét.

8. Biên bản giám định về môi sinh, môi trường (đối với những công trình sản xuất có tính độc hại...)

9. Nhật ký giám sát thi công của Chủ đầu tư và nhật ký giám sát tác giả thiết kế (nếu có).

10. Tài liệu đo đạc, quan trắc công trình trong thời kỳ xây dựng.

11. Các tài liệu khảo sát thiết kế đã được duyệt.

12. Lý lịch hướng dẫn hoặc quy trình vận hành, khai thác công trình.

13. Các tài liệu về việc cho phép sử dụng những công trình kỹ thuật bên ngoài hàng rào do các cơ quan quản lý cấp.

14. Biên bản nghiệm thu chất lượng công trình xây dựng hoàn thành.

 

Chú thích: Danh mục các tài liệu nêu trên của hồ sơ hoàn công được thống kê đầy đủ cho tất cả các dạng công tác xây lắp. Căn cứ điều kiện cụ thể của từng công trình để xác định các tài liệu phù hợp với các dạng công tác thực có.

 

PHỤ LỤC 4

MẪU BIÊN BẢN NGHIỆM THU CỦA HĐNT NHÀ NƯỚC

 

HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

NHÀ NƯỚC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Công trình.........

... Ngày... tháng... năm 199...

 

BIÊN BẢN

NGHIỆM THU CÔNG TRÌNH..............

 

HĐNT Nhà nước công trình.... được thành lập theo Quyết định số...., ngày... tháng... năm 199... của Thủ tướng Chính phủ, đã tiến hành kiểm tra, xem xét công tác nghiệm thu của Chủ đầu tư và chất lượng công trình.....

Hội đồng lập biên bản về những vấn đề sau đây:

I. Về tiến trình làm việc của Hội đồng:

(Ghi tóm tắt những công việc Hội đồng đã thực hiện)

II. Đánh giá của Hội đồng:

Trên cơ sở đề án thiết kế công trình được duyệt, các Tiêu chuẩn kỹ thuật, quy chuẩn xây dựng hiện hành..., hồ sơ hoàn thành công trình do Chủ đầu tư cung cấp, kết quả kiểm tra hiện trường và những thông tin có được khác, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đánh giá:

1. Về hiện trạng công trình đã hoàn thành.

2. Về công tác nghiệm thu công trình của Chủ đầu tư và các bên có liên quan trên công trường.

3. Về khối lượng và chất lượng công trình:

- Phần xây dựng.

- Phần thiết bị công nghệ.

4. Về những ảnh hưởng của công trình (khi sử dụng hoặc vận hành khai thác) đến môi sinh, môi trường và những biện pháp khắc phục (nếu có).

5. Về các biện pháp phòng chống cháy nổ cho công trình (nếu có)

6. Về những vấn đề có liên quan khác (nếu có)

7. Về chất lượng hồ sơ hoàn thành công trình do Chủ đầu tư cung cấp.

III. Kết luận của HĐNT Nhà nước

(Ghi ý kiến kết luận và quyết định của Hội đồng về việc nghiệm thu công trình: Chấp nhận/không chấp nhận nghiệm thu và dánh giá tổng quát)

IV. Những yêu cầu của Hội đồng

(Ghi những lưu ý hoặc những yêu cầu của Hội đồng đối với các tổ chức, cơ quan có liên quan đến công trình - nếu có).

 

Chủ tịch HĐNT Nhà nước

Công trình......

(Ghi rõ chức danh và ký tên)

 

Các thành viên Hội đồng

(Ghi rõ chức danh và ký tên)


PHỤ LỤC 5

CƠ QUAN BÁO CÁO CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

SỰ CỐ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


- Số.......

... Ngày... tháng... năm 199...

 

BÁO CÁO SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

1. Kính gửi: ............ (tên cơ quan, địa chỉ, nhận báo cáo)...

2. Người báo cáo:................................................

3. Tên công trình bị sự cố:......................................

4. Ngày, giờ..................... xảy ra sự cố:..................

5. Sơ bộ về tình hình sự cố:.....................................

6. Tình hình tai nạn:............. (người bị thương, tử vong...).

7. Đề nghị giải quyết:...........................................

 

Người báo cáo

(Ký tên)

 

PHỤ LỤC 6

 

CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

... Ngày... tháng... năm 199...

 

BIÊN BẢN

ĐIỀU TRA SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

1. Tên công trình xảy ra sự cố:...........................

Địa chỉ, thời gian xảy ra sự cố

2. Chủ đầu tư (hoặc doanh nghiệp xây dựng)

3. Thành phần Đoàn điều tra sự cố (ghi rõ họ tên, chức vụ, cơ quan)

4. Tóm tắt những công việc Đoàn điều tra đã thực hiện

5. Hồ sơ tài liệu do chủ công trình cung cấp cho Đoàn

6. Kết luận về nguyên nhân gây sự cố công trình

7. Những kiến nghị của Đoàn

8. Hồ sơ, tài liệu kèm theo biên bản

9. Các ý kiến bảo lưu (nếu có)

 

Chữ ký của các thành viên Đoàn điều tra

PHỤ LỤC 7

CƠ QUAN LẬP BÁO CÁO CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số................. Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

BIỂU THỐNG KÊ - BÁO CÁO SỰ CỐ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

 

1. Kính gửi: (Cơ quan nhận báo cáo)

2. Tên cơ quan lập báo cáo:

3. Thời gian: từ tháng..... đến tháng..... năm............

4. Tên những công trình xảy ra sự cố (ghi rõ tên, địa chỉ xây dựng, tình trạng sự cố của mỗi công trình)

5. Nguyên nhân gây sự cố của từng công trình

6. Thiệt hại của từng công trình (về người, tài sản)

7. Tổng số thiệt hại (về người, tài sản)

8. Tình hình khắc phục sự cố:

9. Đề nghị (nếu có)

 

Thủ trưởng cơ quan lập báo cáo

Ký tên - Đóng dấu

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất