Xây nhà vi phạm quy hoạch: Được “hợp thức hóa” hay bị phá dỡ?

Xây nhà vi phạm quy hoạch là hành vi vi phạm trật tự xây dựng xảy ra tương đối phổ biến. Nhiều trường hợp vi phạm trật tự xây dựng được “hợp thức hóa” theo quy định. Vậy, xây dựng vi phạm quy hoạch có được hợp thức hóa hay buộc phải tháo dỡ?


Buộc phá dỡ nhà ở xây dựng vi phạm quy hoạch?

Chủ đầu tư (bao gồm cả hộ gia đình, cá nhân) khi xây dựng mà vi phạm trật tự xây dựng trong nhiều trường hợp được “hợp thức hóa” công trình xây dựng vi phạm như được điều chỉnh giấy phép xây dựng đối với hành vi xây dựng không đúng nội dung giấy phép (sai phép, trái phép), xin giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng không có giấy phép (xây dựng không phép),,…

Tuy nhiên, riêng đối với hành vi xây dựng vi phạm quy hoạch sẽ không được “hợp thức hóa” để công trình xây dựng nói chung, nhà ở riêng lẻ nói riêng được phép tồn tại. Thay vào đó, tổ chức, cá nhân vi phạm phải phá dỡ nhà ở, nếu không thực hiện sẽ bị cưỡng chế phá dỡ.

Nội dung này được quy định rõ tại điểm c khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:

“15. Biện pháp khắc phục hậu quả:

c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.”.

Việc buộc phải phá dỡ nhà ở nếu xây dựng vi phạm quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị là quy định hợp lý và dễ hiểu.

Bởi lẽ quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua, nếu cho “hợp thức hóa” thì sẽ phải điều chỉnh quy hoạch (không thể vì một công trình của người dân mà điều chỉnh quy hoạch của địa phương), đồng thời nếu cho hợp thức hóa sẽ rất nhiều trường hợp vi phạm dẫn tới phá vỡ quy hoạch.

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp được “hợp thức hóa” để nhà ở được phép tồn tại như xây dựng không phép, trái phép thì bản chất là chỉ cần xin giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép xây dựng cho phù hợp và bảo đảm phù hợp với quy hoạch sẽ được tồn tại và không ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, tổ chức và cá nhân khác.

xay-nha-vi-pham-quy-hoach
Xây nhà vi phạm quy hoạch có được hợp thức hóa? (Ảnh minh họa)

Mức phạt khi xây nhà vi phạm quy hoạch

* Mức phạt tiền vi xây nhà vi phạm quy hoạch

STT

Hành vi

Loại hình công trình
xây dựng

Mức phạt

1

Xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị được duyệt
(Khoản 9 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP)

Nhà ở riêng lẻ 

từ 80 - 100 triệu đồng

2

Nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác

Từ 100 - 120 triệu đồng

3

Công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

từ 160 – 180 triệu đồng

4

Xây dựng không đúng quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
(Khoản 13 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP)

Nhà ở riêng lẻ

120 - 140 triệu đồng

5

Nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác

Từ 140 - 160 triệu đồng

6

Công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng

từ 950 triệu đồng - 01 tỷ đồng

Ngoài ra, khi bị phát hiện và lập biên bản sẽ phải dừng thi công, nếu tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm tại thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính cũng bị xử phạt tiền theo quy định tại khoản 12 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP như sau:

- Phạt tiền từ 100 - 120 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ.

- Phạt tiền từ 120 - 140 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác.

- Phạt tiền từ 400 - 500 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Kết luận: Xây nhà vi phạm quy hoạch sẽ buộc phải phá dỡ bên cạnh việc bị phạt tiền mà không được “hợp thức hóa” để tồn tại như xây dựng không phép, sai phép, trái phép. Do đó, khi xây dựng người dân cần phải biết khu vực không được xây dựng nhà ở.

Trường hợp có vướng mắc hãy gọi đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn và giải đáp.

>> Hợp thức hóa nhà ở xây dựng trái phép: Thủ tục và phí thực hiện

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

6 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024, áp dụng từ 01/7/2025

Vừa qua, Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn đã chính thức thông qua, thay thế cho Luật Quy hoạch đô thị 2009 và sửa đổi, bổ sung một số văn bản liên quan. và bắt đầu có hiệu lực từ 01/7/2025. Cùng LuatVietnam cập nhật 06 điểm mới tại Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 ngay trong bài viết dưới đây.

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Xây nhà trổ cửa sổ nhìn thẳng vào nhà người khác, được không?

Nhiều người cho rằng đã là đất của mình thì mình xây thế nào, làm gì trên đất đó cũng được, miễn không xâm phạm phần đất của hàng xóm. Tuy nhiên, chủ sở hữu phải tuân thủ các quy tắc liên quan đến xây dựng công trình nhà ở, đặc biệt là vấn đề trổ cửa sổ.