Thông tư 16/2001/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn một số điểm về vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Thông tư 16/2001/TT-BGTVT
Cơ quan ban hành: | Bộ Giao thông Vận tải |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 16/2001/TT-BGTVT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Thông tư |
Người ký: | Phạm Thế Minh |
Ngày ban hành: | 05/09/2001 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Vi phạm hành chính, Giao thông |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Thông tư 16/2001/TT-BGTVT
THÔNG TƯ
CỦA BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI SỐ 16/2001/TT-BGTVT
NGÀY 05 THÁNG 9 NĂM 2001 HƯỚNG DẪN MỘT SỐ ĐIỂM VỀ
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI VI PHẠM
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ
TRẬT TỰ AN TOÀN GIAO THÔNG ĐÔ THỊ
Căn cứ Nghị định số 36/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị;
Căn cứ Điều 21 Nghị định số 39/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị;
Để lực lượng Thanh tra giao thông đường bộ thực hiện nhiệm vụ theo đúng thẩm quyền đã được quy định trong Nghị định số 39/2001/NĐ-CP và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan được áp dụng thống nhất trong cả nước, Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn một số điểm sau đây:
I- Các hành vi vi phạm mà Nghị định số 39/2001/NĐ-CP quy định cho lực lượng Thanh tra giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt.
1- Về nguyên tắc Thanh tra giao thông đường bộ chỉ xem xét, xử lý các hành vi vi phạm của người tham gia giao thông quy định tại Điều 21 Nghị định số 39/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2001 ở những nơi, những điểm giao thông tĩnh như bến xe, trạm cân xe, nhà ga, bến cảng hoặc tại nơi mà phương tiện đang dừng, đỗ, đậu. Thanh tra giao thông đường bộ không dừng phương tiện giao thông đường bộ để kiểm tra, việc dừng phương tiện giao thông đường bộ đang lưu hành để kiểm tra, kiểm soát chỉ được thực hiện trong trường hợp phát hiện rõ vi phạm có thể gây tác hại cho công trình giao thông và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Nghiêm cấm mọi hành vi lạm dụng nhiệm vụ , quyền hạn của Thanh tra giao thông đường bộ để gây phiền hà, sách nhiễu đối với người điều khiển phương tiện.
2- Hướng dẫn một số điểm mới về xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định số 39/2001/NĐ-CP thuộc thẩm quyền của Thanh tra giao thông đường bộ.
a- Đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều 9, Thanh tra giao thông đường bộ chỉ xử lý người điều khiển xe thô sơ, xe súc vật kéo, xe do người kéo, đẩy chở hàng cồng kềnh vượt quá qui định; dừng, đỗ trên đường, hè phố mà pháp luật không cho phép dừng, đỗ và các điểm giao thông tĩnh khác gây cản trở đến giao thông; xếp dỡ hàng hoá gây tiếng động lớn từ 22 giờ đến 5 giờ; chở vật liệu, chất phế thải để rơi vãi trên đường giao thông, làm mất vệ sinh đô thị. Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường trái qui định làm cản trở giao thông.
b- Đối với hành vi vi phạm qui định tại điểm b Khoản 2 Điều 13, Thanh tra giao thông đường bộ chỉ được xử lý việc dừng xe, đỗ xe không đúng quy định như : xe đỗ ngoài bến, đón, trả khách không đúng nơi qui định hoặc xe dừng, đỗ trên các điểm gây hại đến công trình giao thông, nơi có báo hiệu cấm dừng, đỗ làm khuất tầm nhìn gây nguy hiểm cho các phương tiện khác.
c- Đối với hành vi vi phạm qui định tại điểm e Khoản 4 Điều 13, Thanh tra giao thông đường bộ chỉ được xử lý khi người hướng dẫn giao thông là nhân viên giao thông đường bộ có phù hiệu, báo hiệu tại những nơi phải có sự hướng dẫn cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ như tại bến phà, bến cảng, nhà ga, bến xe, điểm đỗ đậu xe, tại các nơi đang sửa chữa, thi công các công trình giao thông, tại trạm cân kiểm tra tải trọng xe.
d- Đối với hành vi vi phạm qui định tại điểm k Khoản 4, điểm c, d, đ khoản 5 Điều 13, Thanh tra giao thông chỉ tiến hành kiểm tra xử lý tại điểm xe dừng, đỗ trên đường, tại bến xe, trạm cân kiểm tra tải trọng xe, nhà ga, bến cảng. Riêng khi kiểm tra mà phát hiện hành vi điều khiển xe không có đăng ký, không chuyển vùng theo qui định của pháp luật, thì Thanh tra giao thông đường bộ xử lý và phải thông báo ngay cho cơ quan Công an biết.
đ- Đối với hành vi vi phạm qui định tại điểm a và điểm b Khoản 2 Điều 14, Thanh tra giao thông đường bộ cũng chỉ được xử lý khi xe đang ở trong bến, bãi hoặc khi xe đang dừng, đang đỗ trên đường.
e- Đối với hành vi vi phạm qui định tại Điều 19, Thanh tra giao thông xử lý các hành vi qui định tại các Khoản: 2, 3, 5, 6 liên quan đến trật tự an toàn của người, phương tiện và công trình giao thông. Riêng Khoản 1 Điều 19 Thanh tra giao thông đường bộ chỉ được xử lý các vi phạm tại những nơi nhân viên giao thông đường bộ được giao nhiệm vụ hướng dẫn giao thông mà không có Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ.
II- Tổ chức thực hiện.
Bộ Giao thông vận tải giao cho Cục Đường bộ Việt nam và các Sở Giao thông vận tải, Sở giao thông công chính phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra lực lượng
Thanh tra giao thông đường bộ thực hiện đúng quy định của Thông tư này và các văn bản trước đây có liên quan đến thẩm quyền xử phạt của Thanh tra giao thông đường bộ.
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc các cơ quan, đơn vị và cá nhân cần phản ánh kịp thời về Bộ để xem xét, giải quyết.
THE MINISTRY OF TRANSPORTATION AND COMMUNICATIONS | SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM |
No: 16/2001/TT-BGTVT | Hanoi, September 05, 2001 |
CIRCULAR
GUIDING A NUMBER OF POINTS REGARDING ADMINISTRATIVE SANCTIONS AGAINST ACTS OF VIOLATING LAND-ROAD TRAFFIC ORDER AND SAFETY AND URBAN TRAFFIC ORDER AND SAFETY
Pursuant to the Government’s Decree No. 36/2001/ND-CP of July 10, 2001 on ensuring land-road traffic order and safety and urban traffic order and safety;
Pursuant to Article 21 of the Government’s Decree No. 39/2001/ND-CP of July 13, 2001 on administrative sanctions against acts of violating land-road traffic order and safety and urban traffic order and safety;
In order to help the land-road traffic inspection force perform their tasks according to the competence defined in Decree No. 39/2001/ND-CP and other relevant legal documents, which are uniformly applied throughout the country, the Ministry of Communications and Transport hereby guides a number of points as follows:
I. VIOLATION ACTS AGAINST WHICH THE LAND-ROAD TRAFFIC INSPECTION FORCE HAS THE COMPETENCE TO IMPOSE SANCTIONS AS STIPULATED IN DECREE NO. 39/2001/ND-CP:
1. In principle, the land-road traffic inspectors shall consider and handle only violation acts committed by people joining in traffic at static traffic places or points like car terminals, car-weighing stations, railway stations, ports or places where traffic means are parking or stopping as stipulated in Article 21 of Decree No. 39/2001/ND-CP of July 13, 2001. Land-road traffic inspectors must not stop land-road traffic means for examination, they shall stop land-road traffic means, which are being circulated, for examination or control only in cases where they detect that the violations may cause harms to traffic works, and must bear responsibility before law for their own decisions. All acts of abusing the tasks or powers of the land-road traffic inspectors to cause inconveniences or harassments to traffic means operators are strictly prohibited.
2. To guide a number of new regulations on sanctions against administrative violations stipulated in Decree No. 39/2001/ND-CP which fall under the competence of the land-road traffic inspectors as follows:
a/ For acts of violating the provisions of Article 9, the land-road traffic inspectors shall handle only operators of rudimentary vehicles, animal-drawn carts, people-drawn or’pushed carts transporting cumbersome commodities exceeding the prescribed limits; parking or stopping on roads or pavements not allowed for parking or stopping by law or at other static traffic points thus causing obstruction to traffic; loading or unloading commodities thus causing big noises from 10 p.m to 5 a.m; dropping transported materials or waste matters on traffic roads, not ensuring urban hygiene; or pushing a cart as mobile sale stand on roads in contravention of regulations thus causing obstruction to traffic.
b/ For acts of violating the provisions at Point b, Clause 2 of Article 13, the land-road traffic inspectors shall handle only the parking or stopping of cars in contravention of regulations such as parking cars outside the car terminals, taking and/or discharging passengers not at prescribed places; or parking or stopping at places, thereby causing harms to traffic works, or at places marked with no-parking or no-stop signs to obstruct the view, causing danger to other traffic means.
c/ For acts of violating the provisions at Point f, Clause 4 of Article 13, the land-road traffic inspectors shall handle them only when traffic control officers are land-road traffic personnel wearing badges and where the guidance for people and means joining in land-road traffic is required such as ferries, ports, railway stations, car terminals, car parks, places where traffic works are being repaired or constructed, or car-weighing stations.
d/ For acts of violating the provisions at Point k of Clause 4, Points c, d, e, Clause 5 of Article 13, the traffic inspectors shall examine and handle them only at places where cars park or stop on roads, car terminals, car-weighing stations, railway stations or ports. If acts of driving an automobile which is not registered or certified for region change according to law provisions are detected in the course of examination, the land-road traffic inspectors shall handle such acts and promptly notify the police offices thereof.
e/ For acts of violating the provisions at Points a and b, Clause 2 of Article 14, the land-road traffic inspectors shall also handle them only when cars are inside the car terminals or parking lots, or when cars are parking or stopping on roads.
f/ For acts of violating the provisions of Article 19, the traffic inspectors shall handle the acts stated in Clauses 2, 3, 5 and 6 which are related to the order and safety of people, traffic means and works. Particularly for Clause 1 of Article 19, the land-road traffic inspectors shall handle only violations committed at places where the land-road traffic personnel are tasked to guide traffic without the traffic police being on duty.
II. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
The Ministry of Communications and Transport assigns Vietnam Land Road Administration and the provincial/municipal Communications and Transport Services and the Communications and Public Works Services to disseminate, guide and examine the land-road traffic inspection force in observing the provisions of this Circular and the previous documents which are related to the sanctioning competence of the land-road traffic inspectors.
This Circular takes effect after its signing. Any difficulties or problems arising in the course of implementation should be promptly reported by agencies, units and individuals to the Ministry of Communications and Transport for consideration and settlement.
| FOR THE MINISTER OF COMMUNICATIONS AND TRANSPORT |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây