Nghị định 36/2020/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực khoáng sản

thuộc tính Nghị định 36/2020/NĐ-CP

Nghị định 36/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:36/2020/NĐ-CP
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:24/03/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Khai thác, sử dụng nước không có giấy phép bị phạt đến 500 triệu đồng

Ngày 24/3/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 36/2020/NĐ-CP về việc quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Theo đó, cá nhân có hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép bị phạt đến 250 triệu đồng nếu sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ với lưu lượng từ 12.000m3/ngày đêm trở lên; hoặc sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50.000kW trở lên. Mức phạt này cũng được áp dụng cho hành vi khai thác, sử dụng nước biển phục kinh doanh trên đất liền với lưu lượng từ 2.000.000m3/ngày đêm trở lên.

Tổ chức có những hành vi vi phạm này sẽ bị phạt với mức gấp đôi mức phạt nêu trên. Ngoài ra, cá nhân, tổ chức vi phạm còn phải nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ hành vi trên và thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước nếu gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng, số lượng nguồn nước.

Bên cạnh đó, Nghị định cũng quy định cá nhân có hành vi cho mượn, cho thuê giấy phép; hành nghề khoan nước dưới đất không có giấy phép; hành nghề khoan nước dưới đất khi giấy phép đã hết hạn có thể bị phạt từ 40-50 triệu đồng. Đối với cá nhân cố tình tiếp tục khoan giếng khi gây sụt lún đất hoặc gây sự cố ảnh hưởng đến công trình xây dựng, đời sống nhân dân hoặc không xử lý khắc phục khi có các sự cố này có thể bị phạt để 60 triệu đồng.

Nghị định có hiệu lực từ ngày 10/5/2020.

Nghị định này làm hết hiệu lực Nghị định 33/2017/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Xem chi tiết Nghị định36/2020/NĐ-CP tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHÍNH PHỦ

______

Số: 36/2020/NĐ-CP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 24 tháng 3 năm 2020

NGHỊ ĐỊNH

Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản

_________________

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Tài nguyên nước ngày 21 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.

Chương I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Nghị định này quy định các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
2. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về điều tra, quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; vi phạm các quy định về hồ chứa và vận hành hồ chứa; vi phạm các quy định về bảo vệ tài nguyên nước; vi phạm các quy định về phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; vi phạm các quy định về lấy ý kiến cộng đồng dân cư và các vi phạm khác trong quản lý tài nguyên nước được quy định cụ thể tại Chương II Nghị định này.
3. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản quy định tại Nghị định này bao gồm: Vi phạm các quy định về thăm dò, khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản; vi phạm các quy định về sử dụng số liệu, thông tin kết quả điều tra địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản; vi phạm các quy định về quyền lợi của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác; vi phạm các quy định về bảo vệ khoáng sản chưa khai thác; vi phạm các quy định về kỹ thuật an toàn mỏ và các vi phạm khác trong lĩnh vực khoáng sản được quy định cụ thể tại Chương III Nghị định này.
4. Các hành vi vi phạm hành chính có liên quan đến lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản không quy định tại Nghị định này thì được áp dụng theo quy định tại các Nghị định khác của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước có liên quan để xử phạt.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; người có thẩm quyền lập biên bản và người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản và các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có liên quan.
2. Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản theo Nghị định này bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện), hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
b) Nhà đầu tư nước ngoài; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài; văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam; văn phòng đại diện của tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài tại Việt Nam;
c) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
d) Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;
đ) Các đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khu vực thăm dò khoáng sản là khoảng không gian giới hạn bởi diện tích theo bề mặt và chiều sâu được phép thăm dò ghi trong Giấy phép thăm dò khoáng sản và phù hợp với đề án thăm dò đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định.
2. Khu vực khai thác khoáng sản là khoảng không gian nằm trong biên giới kết thúc khai thác của mỏ được xác định trong Dự án đầu tư/Báo cáo kinh tế kỹ thuật khai thác khoáng sản phù hợp với trữ lượng khoáng sản được phép đưa vào thiết kế khai thác thuộc phạm vi ranh giới tọa độ, diện tích, độ sâu ghi trong Giấy phép khai thác khoáng sản.
3. Mỏ đơn kim được hiểu là mỏ có khoáng sản kim loại trong đó chỉ phê duyệt trữ lượng kim loại của một trong các loại khoáng sản kim loại: sắt; mangan; titan; thiếc; wolfram; cromit; vàng; bạc; mỏ đa kim là mỏ có từ 02 loại khoáng sản kim loại có thể thu hồi trong quá trình khai thác, chế biến được cấp thẩm quyền phê duyệt hoặc công nhận là trữ lượng quy định tại Phụ lục I (nhóm 7 - các loại khoáng sản kim loại khác) của Nghị định số 67/2019/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (dưới đây gọi chung là Nghị định số 67/2019/NĐ-CP). Các khoáng sản có giá trị và có thể thu hồi trong các mỏ đa kim gồm từ 02 trong số các kim loại sau: sắt, đồng, chì, kẽm, thiếc, wolfram, niken, coban, bismut, antimon, vàng, bạc và bạch kim.
4. Khoáng sản đá ốp lát là các đá có nguồn gốc magma, biến chất, trầm tích có độ nguyên khối ≥ 0,4 m3 bao gồm: granit, gabro, đá hoa, đá vôi trắng, đá hoa trắng; đá cảnh, đá mỹ nghệ có độ nguyên khối ≥ 0,1 m3; khoáng sản làm nguyên liệu xi măng bao gồm các loại đá làm nguyên liệu xi măng: đá vôi xi măng, đá sét xi măng, đá làm phụ gia xi măng và đá vôi, dolomit làm nguyên liệu sản xuất nung vôi công nghiệp được quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP.
Điều 4. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Hình thức xử phạt chính:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản bị áp dụng một trong các hình thức xử phạt chính sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước là 250.000.000 đồng đối với cá nhân và 500.000.000 đồng đối với tổ chức. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và là 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tước quyền sử dụng Giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng.
2. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước; giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất; giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 24 tháng;
b) Đình chỉ hoạt động lập, thực hiện đề án, dự án về tài nguyên nước; đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên nước, thăm dò, khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 12 tháng;
c) Tịch thu tang vật, mẫu vật là khoáng sản, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt chính, hình thức xử phạt bổ sung, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau:
a) Buộc thực hiện đầy đủ biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người; khắc phục tình trạng hạn hán, lũ lụt, thiếu nước; buộc thực hiện việc trám lấp giếng, các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, các giải pháp phục hồi môi trường khu vực khai thác;
b) Buộc xử lý, khắc phục sự cố sụt, lún đất hoặc sự cố bất thường khác;
c) Buộc thực hiện đúng quy trình vận hành hồ chứa; các biện pháp vận hành hồ chứa để đưa mực nước hồ về mực nước trước lũ; các biện pháp vận hành, cắt giảm lũ cho hạ du; các biện pháp vận hành bảo đảm lưu lượng nước sau công trình trong mùa cạn hàng năm; các biện pháp vận hành đảm bảo mực nước tối thiểu của hồ chứa trong mùa cạn; các biện pháp khắc phục tình trạng thiếu nước ở hạ du hồ chứa;
d) Buộc khắc phục các thiệt hại đối với các hành vi vi phạm gây ra lũ, lụt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở hạ du hồ chứa;
đ) Buộc thực hiện các giải pháp phục hồi đất đai, môi trường;
e) Buộc san lấp công trình thăm dò; thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, phục hồi môi trường và giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản;
g) Buộc san lấp các công trình thăm dò, phục hồi môi trường trong diện tích khu vực đã thăm dò vượt ra ngoài diện tích được phép thăm dò; phục hồi môi trường khu vực đã thăm dò; buộc san lấp, cải tạo, phục hồi môi trường;
h) Thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn; phục hồi đất đai theo đề án đóng cửa mỏ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
i) Buộc phải khai thác đúng phương pháp khai thác quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; đúng hệ thống khai thông, chuẩn bị (đối với khai thác hầm lò), hệ thống mở vỉa (đối với khai thác lộ thiên); đúng trình tự khai thác; đúng hệ thống khai thác; đúng các thông số của hệ thống khai thác, gồm: chiều cao tầng, góc dốc sườn tầng; đổ thải đúng vị trí đã xác định trong Thiết kế mỏ/Báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt; đúng khung thời gian khai thác hoặc đúng số lượng, chủng loại thiết bị khai thác trong giấy phép hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép (đối với cát, sỏi lòng sông, suối, hồ);
k) Buộc thực hiện các biện pháp cải tạo các công trình bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi khai thác vượt công suất gây ra;
l) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hư hỏng hạ tầng kỹ thuật; thực hiện việc nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông;
m) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm gây ra;
n) Buộc giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản;
o) Buộc san lấp, tháo dỡ công trình vi phạm; buộc dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy; buộc di chuyển máy móc, thiết bị, tài sản ra khỏi khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản;
p) Buộc cải chính thông tin, dữ liệu sai lệch do thực hiện hành vi vi phạm;
q) Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ khoản tiền sử dụng thông tin về khoáng sản theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nộp bổ sung phần tiền do chậm nộp;
r) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm, cụ thể như sau:
Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong lĩnh vực tài nguyên nước đối với trường hợp khai thác nước cho sản xuất thủy điện và sản xuất, kinh doanh nước sạch là toàn bộ số tiền mà tổ chức, cá nhân thu được khi thực hiện hành vi vi phạm trừ (-) chi phí trực tiếp để khai thác, sử dụng tài nguyên nước. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác nước cho các mục đích sản xuất phi nông nghiệp khác với sản xuất thủy điện và sản xuất, kinh doanh nước sạch thì số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm bằng (=) tổng lượng nước khai thác nhân (x) giá bán nước sạch cho sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh trừ (-) chi phí trực tiếp để khai thác sử dụng tài nguyên nước.
Số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm đối với lĩnh vực khoáng sản là toàn bộ số tiền tương ứng với tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác nhân (x) với giá của một đơn vị khối lượng khoáng sản tính thuế tài nguyên (tấn, m3, kg,...) tại thời điểm xác định mà tổ chức, cá nhân thu được khi thực hiện hành vi vi phạm trừ (-) đi chi phí trực tiếp để có được khối lượng khoáng sản đó.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đã nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước, tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường và các khoản phí, lệ phí khác theo quy định do thực hiện hành vi vi phạm vào ngân sách nhà nước thì các khoản chi phí trên được trừ đi khi tính số lợi bất hợp pháp.
s) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc trong trường hợp có hành vi vi phạm;
t) Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, thực hiện đầy đủ các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn.
Bổ sung
Điều 5. Áp dụng mức phạt tiền trong xử phạt hành chính
1. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt đối với hộ kinh doanh áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
2. Thẩm quyền phạt tiền của những người được quy định tại các Điều 63, 64, 65, 66, 67 và Điều 68 Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền mức tối đa áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; đối với tổ chức, thẩm quyền phạt tiền mức tối đa gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Bổ sung
Bổ sung
Bổ sung
Chương II
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1
VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUY HOẠCH, ĐIỀU TRA CƠ BẢN, THĂM DÒ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ HÀNH NGHỀ KHOAN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Điều 6. Vi phạm các quy định về điều kiện năng lực thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thông báo không đủ nội dung theo quy định sau khi được lựa chọn thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau khi được lựa chọn thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi của người phụ trách kỹ thuật của đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước cùng một thời điểm thực hiện từ 03 đề án, dự án điều tra cơ bản tài nguyên nước hoặc từ 04 dự án lập quy hoạch tài nguyên nước trở lên.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực thông tin trong hồ sơ năng lực lập đề án, báo cáo trong thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thực hiện đề án, dự án điều tra cơ bản, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Điều 7. Vi phạm các quy định về điều kiện năng lực lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thông báo không đủ nội dung theo quy định sau khi được lựa chọn thực hiện lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau khi được lựa chọn thực hiện lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kê khai không trung thực thông tin trong hồ sơ năng lực lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tài nguyên nước trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 8. Vi phạm các quy định về quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo kết quả quan trắc, giám sát cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không lưu trữ thông tin, số liệu quan trắc theo quy định;
b) Không quan trắc dưới 25% các thông số phải quan trắc, giám sát theo quy định.
Bổ sung
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi không quan trắc từ 25% đến dưới 50% các thông số phải quan trắc, giám sát theo quy định.
4. Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không quan trắc từ 50% đến dưới 75% các thông số phải quan trắc, giám sát theo quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không quan trắc từ 75% các thông số phải quan trắc, giám sát trở lên theo quy định;
b) Không lắp đặt thiết bị quan trắc, giám sát theo quy định;
c) Quan trắc, giám sát không đúng tần suất theo quy định;
d) Quan trắc, giám sát không đúng thời gian theo quy định;
đ) Quan trắc, giám sát không đúng vị trí theo quy định;
e) Không thực hiện việc kết nối, truyền tải dữ liệu quan trắc, giám sát với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện quan trắc, giám sát tài nguyên nước trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước theo quy định;
b) Làm sai lệch số liệu quan trắc, giám sát tài nguyên nước.
7. Vi phạm các quy định về quan trắc, giám sát trong quá trình xả nước thải vào nguồn nước
Đối với hành vi vi phạm quy định về quan trắc, giám sát trong quá trình xả nước thải vào nguồn nước thì áp dụng xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Điều 9. Hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đăng ký, không có giấy phép theo quy định
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thăm dò, khai thác nước dưới đất thuộc các trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định.
2. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép, cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 01 giếng khoan;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 02 giếng khoan;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 03 giếng khoan;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 04 giếng khoan;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm từ 05 giếng khoan trở lên.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng trên 10 m3/ngày đêm đến dưới 30 m3/ngày đêm.
4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 30 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng trên 0,1 m3/giây đến dưới 0,2 m3/giây;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng trên 100 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy trên 50 kw đến dưới 500 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng trên 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 30.000 m3/ngày đêm.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 0,2 m3/giây đến dưới 0,3 m3/giây;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 500 kW đến dưới 1.000 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 30.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm.
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 200 m3/ngày đêm;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 0,3 m3/giây đến dưới 0,5 m3/giây;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 1.000 kW đến dưới 2.000 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 400 m3/ngày đêm;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 0,5 m3/giây đến dưới 1 m3/giây;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 10.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kW đến dưới 5.000 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm.
8. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với một trong các hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 400 m3/ngày đêm đến dưới 800 m3/ngày đêm;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 1 m3/giây đến dưới 1,5 m3/giây;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 20.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 5.000 kw đến dưới 7.000 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm.
9. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với một trong các hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 800 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 1,5 m3/giây đến dưới 2 m3/giây;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 20.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 7.000 kW đến dưới 10.000 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 300.000 m3/ngày đêm đến dưới 400.000 m3/ngày đêm.
10. Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với một trong các hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 1.500 m3/ngày đêm;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2 m3/giây trở lên;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 10.000 kW đến dưới 20.000 kW;
đ) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 400.000 m3/ngày đêm đến dưới 500.000 m3/ngày đêm.
11. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với một trong các hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 1.500 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 20.000 kW đến dưới 30.000 kW;
d) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 500.000 m3/ngày đêm đến dưới 700.000 m3/ngày đêm.
12. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với một trong các hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm đến dưới 5.000 m3/ngày đêm;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 200.000 m3/ngày đêm đến dưới 300.000 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 30.000 kw đến dưới 40.000 kW;
d) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 700.000 m3/ngày đêm đến dưới 1.000.000 m3/ngày đêm.
13. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 230.000.000 đồng đối với một trong các hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 5.000 m3/ngày đêm đến dưới 12.000 m3/ngày đêm;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 300.000 m3/ngày đêm đến dưới 800.000 m3/ngày đêm;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 40.000 kw đến dưới 50.000 kW;
d) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000.000 m3/ngày đêm.
14. Phạt tiền từ 230.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước không có giấy phép sau:
a) Khai thác, sử dụng nước dưới đất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ với lưu lượng từ 12.000 m3/ngày đêm trở lên;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích kinh doanh, dịch vụ và sản xuất phi nông nghiệp với lưu lượng từ 800.000 m3/ngày đêm trở lên;
c) Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 50.000 kW trở lên;
d) Khai thác, sử dụng nước biển phục vụ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 2.000.000 m3/ngày đêm trở lên.
15. Hành vi thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi giấy phép đã hết hạn áp dụng mức xử phạt như trường hợp không có giấy phép quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và khoản 14 Điều này.
16. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Điều 10. Vi phạm quy định của giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp đầy đủ và trung thực các dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước tại khu vực thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các hành vi:
a) Không thực hiện báo cáo hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
b) Báo cáo không trung thực, không đầy đủ, không đúng chế độ báo cáo về hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định;
c) Không thông báo lý do cho cơ quan cấp phép trong trường hợp lượng nước thực tế khai thác của chủ giấy phép nhỏ hơn 70% so với lượng nước được cấp phép trong thời gian 12 tháng liên tục.
3. Đối với hành vi khai thác, sử dụng tài nguyên nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quá quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 và khoản 14 Điều 9 của Nghị định này.
4. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng mục đích theo quy định trong giấy phép;
b) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không theo chế độ quy định trong giấy phép;
c) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước không đúng vị trí, tọa độ theo quy định trong giấy phép;
d) Khai thác, sử dụng nước mặt không đúng nguồn nước theo quy định trong giấy phép;
đ) Khai thác, sử dụng nước dưới đất không đúng tầng chứa nước theo quy định trong giấy phép;
e) Thi công các hạng mục thăm dò nước dưới đất vượt quá 10% so với khối lượng đã được phê duyệt.
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng ngừa, khắc phục sự cố trong quá trình thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước;
b) Khai thác, sử dụng nước dưới đất với mực nước động lớn hơn mực nước động cho phép theo quy định.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định của giấy phép không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này.
7. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời gian giấy phép bị đình chỉ hiệu lực.
8. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với các hành vi sau đây:
a) Khai thác, sử dụng và thăm dò nước dưới đất vi phạm quy định tại các khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều này mà gây sụt lún, ô nhiễm, xâm nhập mặn các tầng chứa nước hoặc gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động khai thác của các công trình khai thác nước dưới đất của nhân dân;
b) Khai thác, sử dụng nước mặt vi phạm quy định tại các điểm a khoản 4, điểm b khoản 4, điểm d khoản 4, điểm b khoản 5 Điều này mà gây ảnh hưởng đến hoạt động khai thác, sử dụng nước khác hoặc gây lũ lụt, ngập úng nhân tạo, hạn hán, thiếu nước, làm gia tăng xâm nhập mặn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở hạ du.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm tại khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Điều 11. Vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi thi công khoan khai thác nước dưới đất cho tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp phải đăng ký mà không thực hiện đăng ký theo quy định.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện báo cáo tổng hợp các công trình khoan nước dưới đất định kỳ hàng năm theo quy định;
b) Không thông báo bằng văn bản về vị trí, quy mô công trình khoan nước dưới đất và thời gian dự kiến thi công cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
c) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với trường hợp có sự thay đổi về người chịu trách nhiệm chính về kỹ thuật, nội dung đăng ký hoạt động kinh doanh hoặc nhiệm vụ được giao theo quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về hành nghề khoan đối với công trình có đường kính ống chống hoặc ống vách nhỏ hơn 110 mm và có lưu lượng nhỏ hơn 200 m3/ngày đêm:
a) Cho mượn, cho thuê giấy phép;
b) Hành nghề khoan nước dưới đất không có giấy phép;
c) Hành nghề khoan nước dưới đất khi giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thi công giếng khoan không theo đúng quy trình, thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt;
b) Thi công trám lấp giếng khoan không đúng kỹ thuật theo quy định;
c) Sử dụng nước thải, nước bẩn, nước có chứa dầu mỡ, hóa chất độc hại, phụ gia chứa hóa chất gây ô nhiễm làm dung dịch khoan hoặc pha trộn dung dịch khoan và đưa vào lỗ khoan;
d) Thi công trám lấp giếng khoan khai thác nước dưới đất có đường kính ống chống hoặc ống vách lớn hơn 60 mm hoặc chiều sâu từ 30 m trở lên không có giấy phép hành nghề khoan;
đ) Thực hiện hành nghề không đúng quy mô đã quy định trong giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất;
e) Thi công khoan thăm dò, khoan khai thác nước dưới đất cho tổ chức, cá nhân không có giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất theo quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định hành nghề khoan nước dưới đất đối với công trình có đường kính ống chống hoặc ống vách nhỏ hơn 250 mm và có lưu lượng từ 200 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm:
a) Cho mượn, cho thuê giấy phép;
b) Hành nghề khoan nước dưới đất không có giấy phép;
c) Hành nghề khoan nước dưới đất khi giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định.
6. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm các quy định về hành nghề khoan nước dưới đất với quy mô khác với quy định tại khoản 2 và khoản 5 Điều này:
a) Cho mượn, cho thuê giấy phép;
b) Hành nghề khoan nước dưới đất không có giấy phép;
c) Hành nghề khoan nước dưới đất khi giấy phép đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp hồ sơ xin gia hạn theo quy định.
7. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tiếp tục khoan giếng khi gây sụt, lún đất hoặc gây sự cố bất thường khác ảnh hưởng đến công trình xây dựng và đời sống nhân dân trong khu vực thi công công trình;
b) Không xử lý, khắc phục sự cố sụt, lún đất hoặc sự cố bất thường khác ảnh hưởng đến công trình xây dựng và đời sống nhân dân trong khu vực thi công công trình.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 3, điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 và điểm a khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động khoan thăm dò nước dưới đất trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm tại điểm e khoản 4 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, c khoản 3, điểm b, c khoản 5, điểm b, c khoản 6 và khoản 7 Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước;
b) Buộc xử lý, khắc phục sự cố sụt, lún đất hoặc sự cố bất thường khác đối với hành vi vi phạm tại khoản 7 Điều này.
Điều 12. Vi phạm quy định về chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép về tài nguyên nước
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy phép.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi chuyển nhượng quyền khai thác tài nguyên nước mà không được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép trong thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 13. Vi phạm quy định về hồ chứa, đập dâng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không bàn giao mốc giới hành lang bảo vệ nguồn nước cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hồ chứa theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây với hồ chứa có dung tích dưới 1.000.000 m3:
a)
Sử dụng mặt nước hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh du lịch, giải trí không được cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước chấp thuận bằng văn bản, trường hợp hồ chứa thuộc hệ thống công trình thủy lợi thì áp dụng xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi;
b) Không thực hiện chế độ thông báo, báo cáo liên quan đến vận hành công trình theo quy định.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Vi phạm một trong các quy định tại khoản 2 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 1.000.000 m3 đến dưới 10.000.000 m3;
b) Không xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ hồ chứa trong trường hợp chưa thực hiện việc cắm mốc giới.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Vi phạm một trong các quy định tại khoản 2 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 10.000.000 m3 đến dưới 50.000.000 m3;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng việc quan trắc, giám sát dòng chảy tối thiểu theo quy định đối với hồ chứa, đập dâng;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện việc cắm mốc giới nhưng không đúng với phương án cắm mốc giới đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 50.000.000 m3 đến dưới 100.000.000 m3.
6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này với hồ chứa có dung tích từ 100.000.000 m3 trở lên.
7. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a Không bảo đảm duy trì dòng chảy tối thiểu theo quy định đối với hồ chứa và đập dâng;
b) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng kế hoạch điều tiết nước hàng năm của hồ chứa;
c) Không thực hiện quan trắc khí tượng, thủy văn và tính toán, dự báo lượng nước đến hồ, đập phục vụ vận hành hồ chứa, đập dâng;
d) Không xây dựng phương án phòng, chống lũ, lụt, hạn hán thiếu nước cho vùng hạ du;
đ) Không lắp đặt hệ thống cảnh báo, thông báo việc xả lũ của công trình;
e) Không đảm bảo duy trì mực nước theo quy định trong mùa lũ của quy trình vận hành hồ chứa được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
g) Vận hành xả nước với lưu lượng không đúng quy định của quy trình trong điều kiện thời tiết bình thường.
8. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không xây dựng phương án để đối phó với tình huống vỡ đập, các tình huống đe dọa nghiêm trọng đến an toàn công trình, tính mạng và tài sản của nhân dân ở hạ lưu hồ chứa, đập dâng;
b) Không xây dựng kế hoạch điều tiết nước hằng năm của hồ chứa;
c) Vận hành xả nước với lưu lượng không đúng quy định của quy trình trong điều kiện xuất hiện lũ.
9. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không tuân thủ theo lệnh điều hành vận hành hồ chứa, đập dâng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước và các trường hợp khẩn cấp khác;
b) Không tuân thủ trình tự, phương thức đóng, mở cửa van các công trình xả nước theo quy định đối với hồ chứa, đập dâng;
c) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng kế hoạch, phương án điều hòa, phân phối nguồn nước trên lưu vực sông của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
d) Vi phạm quy định tại điểm g khoản 7, điểm c khoản 8 Điều này gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở hạ du hồ chứa.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm các quy định tại điểm a, g khoản 7; điểm c khoản 8; điểm a khoản 9 Điều này mà gây lũ nhân tạo đột ngột, bất thường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở hạ du hồ chứa;
b) Đình chỉ hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước từ 03 đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 9 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng lũ, lụt, hạn hán, thiếu nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 7, điểm c khoản 8 và khoản 9 Điều này mà gây ra lũ nhân tạo đột ngột, bất thường ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở hạ du hồ chứa.
Mục 2
VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUY TRÌNH VẬN HÀNH LIÊN HỒ CHỨA
Điều 14. Vi phạm quy định về chế độ quan trắc, dự báo và cung cấp thông tin, số liệu theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa
1. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về việc cung cấp thông tin, số liệu, cụ thể như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng phương thức cung cấp thông tin, số liệu theo quy định;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, số liệu không đúng thời gian theo quy định;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, số liệu không đúng, không đủ các cơ quan, đơn vị phải cung cấp thông tin, số liệu theo quy định;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi cung cấp thông tin, số liệu không đúng, không đủ nội dung theo quy định;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin, số liệu theo quy định.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thực hiện không đúng chế độ quan trắc, dự báo trong điều kiện thời tiết bình thường trong mùa lũ theo quy định:
a) Thực hiện không đúng việc quan trắc, tính toán mực nước hồ, lưu lượng nước đến hồ, lưu lượng xả qua đập tràn, lưu lượng qua nhà máy, lưu lượng nước lấy vào kênh theo thời gian quy định;
b) Thực hiện bản tin dự báo không đúng các nội dung quy định.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi thực hiện không đúng chế độ quan trắc, dự báo trong mùa cạn theo quy định:
a) Thực hiện không đúng việc quan trắc lưu lượng nước đến hồ, lưu lượng nước qua đập tràn, qua nhà máy, lấy vào kênh, mực nước thượng và hạ lưu theo thời gian quy định;
b) Thực hiện bản tin dự báo không đúng các nội dung quy định.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không thực hiện chế độ quan trắc, dự báo trong điều kiện thời tiết bình thường trong mùa lũ theo quy định:
a) Không thực hiện việc quan trắc, tính toán mực nước hồ, lưu lượng nước đến hồ, lưu lượng xả qua đập tràn, lưu lượng nước qua nhà máy, lưu lượng nước lấy vào kênh theo quy định;
b) Không thực hiện bản tin dự báo lũ về hồ theo quy định.
5. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không thực hiện chế độ quan trắc, dự báo trong mùa cạn theo quy định:
a) Không thực hiện quan trắc lưu lượng nước đến hồ, lưu lượng nước qua đập tràn, qua nhà máy, lấy vào kênh, mực nước thượng và hạ lưu theo quy định;
b) Không thực hiện dự báo lưu lượng nước đến hồ theo quy định;
c) Không lập và báo cáo đến các cơ quan có thẩm quyền kế hoạch xả nước cấp cho hạ du theo quy định;
d) Không đề xuất và báo cáo đến các cơ quan có thẩm quyền phương án điều tiết nước cho hạ du khi xảy ra sự cố, hạn hán, thiếu nước mà các hồ không thể đảm bảo việc vận hành theo quy định.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch thông tin, số liệu quan trắc, dự báo.
7. Phạt tăng gấp 3 lần mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 4 Điều này khi dự báo có khả năng gây mưa lũ.
Điều 15. Vi phạm quy định về bảo đảm mực nước trước lũ trong điều kiện thời tiết bình thường theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm mực nước trước lũ trong điều kiện thời tiết bình thường với hồ chứa có dung tích toàn bộ dưới 200 triệu m3, cụ thể như sau:
a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vận hành hồ không đúng quy định dẫn đến mực nước hồ cao hơn mực nước trước lũ, nhưng dưới 30% của hiệu số giữa mực nước dâng bình thường và mực nước trước lũ;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi vận hành hồ không đúng quy định dẫn đến mực nước hồ cao hơn mực nước trước lũ từ 30% đến dưới 60% của hiệu số giữa mực nước dâng bình thường và mực nước trước lũ;
c) Từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với hành vi vận hành hồ không đúng quy định dẫn đến mực nước hồ cao hơn mực nước trước lũ từ 60% trở lên của hiệu số giữa mực nước dâng bình thường và mực nước trước lũ;
d) Từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi vận hành hồ không đúng quy định dẫn đến mực nước hồ bằng hoặc cao hơn mực nước dâng bình thường.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm mực nước trước lũ trong điều kiện thời tiết bình thường với hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 200 triệu m3 đến dưới 300 triệu m3, cụ thể như sau:
a) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vận hành hồ không đúng quy định dẫn đến mực nước hồ cao hơn mực nước trước lũ, nhưng dưới 30% của hiệu số giữa mực nước dâng bình thường và mực nước trước lũ;
b) Từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi vận hành hồ không đúng quy định dẫn đến mực nước hồ cao hơn mực nước trước lũ từ 30% đến dưới 60% của hiệu số giữa mực nước dâng bình thường và mực nước trước lũ.
c) Từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi vận hành hồ không đúng quy định dẫn đến mực nước hồ cao hơn mực nước trước lũ từ 60% trở lên của hiệu số giữa mực nước dâng bình thường và mực nước trước lũ;
d) Từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi vận hành hồ không đúng quy định dẫn đến mực nước hồ bằng hoặc cao hơn mực nước dâng bình thường.
3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm mực nước trước lũ trong điều kiện thời tiết bình thường với hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 300 triệu m3 đến dưới 500 triệu m3, cụ thể như sau:
a) Từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi vận hành hồ không đúng quy định dẫn đến mực nước hồ cao hơn mực nước trước lũ, nhưng dưới 30% của hiệu số giữa mực nước dâng bình thường và mực nước trước lũ;
b) Từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi vận hành hồ không đúng quy định dẫn đến mực nước hồ cao hơn mực nước trước lũ từ 30% đến dưới 60% của hiệu số giữa mực nước dâng bình thường và mực nước trước lũ;
c) Từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi vận hành hồ không đúng quy định dẫn đến mực nước hồ cao hơn mực nước trước lũ từ 60% trở lên của hiệu số giữa mực nước dâng bình thường và mực nước trước lũ;
d) Từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi vận hành hồ không đúng quy định dẫn đến mực nước hồ bằng hoặc cao hơn mực nước dâng bình thường.
4. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về bảo đảm mực nước trước lũ trong điều kiện thời tiết bình thường với hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 500 triệu m3 trở lên, cụ thể như sau:
a) Từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi vận hành hồ không đúng quy định dẫn đến mực nước hồ cao hơn mực nước trước lũ, nhưng dưới 30% của hiệu số giữa mực nước dâng bình thường và mực nước trước lũ;
b) Từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi vận hành hồ không đúng quy định dẫn đến mực nước hồ cao hơn mực nước trước lũ từ 30% đến dưới 60% của hiệu số giữa mực nước dâng bình thường và mực nước trước lũ;
c) Từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi vận hành hồ không đúng quy định dẫn đến mực nước hồ cao hơn mực nước trước lũ từ 60% trở lên của hiệu số giữa mực nước dâng bình thường và mực nước trước lũ
d) Từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi vận hành hồ không đúng quy định dẫn đến mực nước hồ bằng hoặc cao hơn mực nước dâng bình thường.
5. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này gây ra lũ, lụt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở hạ du hồ chứa.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp vận hành hồ để đưa mực nước hồ về mực nước trước lũ;
b) Buộc khắc phục các thiệt hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
Điều 16. Vi phạm quy định trong quá trình vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa
1. Phạt tiền đối với hành vi vận hành xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ trong quá trình vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du đối với hồ chứa có dung tích toàn bộ dưới 200 triệu m3, cụ thể như sau:
a) Từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ, nhưng dưới 20% lưu lượng đến hồ;
b) Từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ từ 20% đến dưới 40% lưu lượng đến hồ;
c) Từ 160.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ từ 40% đến dưới 60% lưu lượng đến hồ;
d) Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ từ 60% đến dưới 80% lưu lượng đến hồ;
đ) Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ từ 80% lưu lượng đến hồ trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi vận hành xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ trong quá trình vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du đối với hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 200 triệu m3 đến dưới 300 triệu m3, như sau:
a) Từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ, nhưng dưới 20% lưu lượng đến hồ;
b) Từ 160.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ từ 20% đến dưới 40% lưu lượng đến hồ;
c) Từ 170.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ từ 40% đến dưới 60% lưu lượng đến hồ;
d) Từ 180.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ từ 60% đến dưới 80% lưu lượng đến hồ;
đ) Từ 190.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ từ 80% lưu lượng đến hồ trở lên.
3. Phạt tiền đối với hành vi vận hành xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ trong quá trình vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du đối với hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 300 triệu m3 đến dưới 500 triệu m3, cụ thể như sau:
a) Từ 160.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ, nhưng dưới 20% lưu lượng đến hồ;
b) Từ 170.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ từ 20% đến dưới 40% lưu lượng đến hồ;
c) Từ 180.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ từ 40% đến dưới 60% lưu lượng đến hồ;
d) Từ 190.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ từ 60% đến dưới 80% lưu lượng đến hồ;
đ) Từ 200.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ từ 80% lưu lượng đến hồ trở lên.
4. Phạt tiền đối với hành vi vận hành xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ trong quá trình vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du đối với hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 500 triệu m3 trở lên, cụ thể như sau:
a) Từ 170.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ, nhưng dưới 20% lưu lượng đến hồ;
b) Từ 180.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ từ 20% đến dưới 40% lưu lượng đến hồ;
c) Từ 190.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ từ 40% đến dưới 60% lưu lượng đến hồ;
d) Từ 200.000.000 đồng đến 210.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ từ 60% đến dưới 80% lưu lượng đến hồ;
đ) Từ 210.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với trường hợp xả lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ từ 80% lưu lượng đến hồ trở lên.
5. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện một trong các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra lũ, lụt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở hạ du hồ chứa;
b) Khi mực nước hồ đạt đến mực nước dâng bình thường theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa mà vận hành xả nước với lưu lượng nước lớn hơn lưu lượng đến hồ.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp vận hành cắt, giảm lũ cho hạ du;
b) Buộc khắc phục các thiệt hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
Điều 17. Vi phạm quy định về vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ và đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa
1. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ không đúng quy định khi dự báo có bão khẩn cấp, áp thấp nhiệt đới hoặc các hình thế thời tiết khác có khả năng gây mưa, lũ;
b) Vận hành đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ không đúng quy định sau khi kết thúc quá trình giảm lũ cho hạ du.
2. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành xả lưu lượng nước bằng lưu lượng nước đến hồ để duy trì mực nước hồ hiện tại khi kết thúc quá trình vận hành hạ mực nước hồ để đón lũ theo quy định mà các điều kiện vận hành giảm lũ cho hạ du chưa xuất hiện.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp vận hành hồ để hạ mực nước hồ để đón lũ và đưa mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ theo quy định;
b) Buộc khắc phục các thiệt hại đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra lũ, lụt ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở hạ du hồ chứa.
Điều 18. Vi phạm quy định về bảo đảm lưu lượng nước sau công trình trong mùa cạn hàng năm theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa
1. Phạt tiền đối với hành vi xả nước với lưu lượng hoặc tổng lưu lượng nhỏ hơn so với lưu lượng hoặc tổng lưu lượng quy định với hồ chứa có dung tích toàn bộ dưới 200 triệu m3, cụ thể như sau:
a) Từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với trường hợp xả nước nhỏ hơn quy định dưới 20%;
b) Từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với trường hợp xả nước nhỏ hơn quy định từ 20% đến dưới 50%;
c) Từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với trường hợp xả nước nhỏ hơn quy định từ 50% trở lên;
d) Từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành xả với lưu lượng xả hoặc tổng lưu lượng yêu cầu.
2. Phạt tiền đối với hành vi xả nước với lưu lượng hoặc tổng lưu lượng nhỏ hơn so với lưu lượng hoặc tổng lưu lượng quy định với hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 200 triệu m3 đến dưới 300 triệu m3, cụ thể như sau:
a) Từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với trường hợp xả nước nhỏ hơn quy định dưới 20%;
b) Từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với trường hợp xả nước nhỏ hơn quy định từ 20% đến dưới 50%;
c) Từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp xả nước nhỏ hơn quy định từ 50% trở lên;
d) Từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành xả với lưu lượng xả hoặc tổng lưu lượng yêu cầu.
3. Phạt tiền đối với hành vi xả nước với lưu lượng hoặc tổng lưu lượng nhỏ hơn so với lưu lượng hoặc tổng lưu lượng quy định với hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 300 triệu m3 đến dưới 500 triệu m3, cụ thể như sau:
a) Từ 130.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với trường hợp xả nước nhỏ hơn quy định dưới 20%;
b) Từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp xả nước nhỏ hơn quy định từ 20% đến dưới 50%;
c) Từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi vận hành xả với lựu lượng xả hoặc tổng lưu lượng xả nhỏ hơn từ 50% trở lên;
d) Từ 160.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành xả với lưu lượng xả hoặc tổng lưu lượng yêu cầu.
4. Phạt tiền đối với hành vi xả nước với lưu lượng hoặc tổng lưu lượng nhỏ hơn so với lưu lượng hoặc tổng lưu lượng quy định với hồ chứa có dung tích toàn bộ từ 500 triệu m3 trở lên vi phạm quy định, cụ thể như sau:
a) Từ 140.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp xả nước nhỏ hơn quy định dưới 20%;
b) Từ 150.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với trường hợp xả nước nhỏ hơn quy định từ 20% đến dưới 50%;
c) Từ 160.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với trường hợp xả nước nhỏ hơn quy định từ 50% trở lên;
d) Từ 170.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi không vận hành xả với lưu lượng xả hoặc tổng lưu lượng yêu cầu.
5. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không bảo đảm lưu lượng xả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng thiếu nước ở hạ du.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp vận hành bảo đảm lưu lượng nước sau công trình trong mùa cạn hàng năm;
 b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng hạn hán, thiếu nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ảnh hưởng đến tình trạng thiếu nước ở hạ du.
Điều 19. Vi phạm quy định không đảm bảo về thời gian xả nước hàng ngày trong mùa cạn theo quy định của quy trình vận hành liên hồ chứa
1. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo thời gian xả nước dưới 05 ngày.
2. Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo thời gian xả nước từ 05 ngày đến dưới 10 ngày.
3. Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo thời gian xả nước từ 10 ngày đến dưới 20 ngày.
4. Phạt tiền từ 130.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo thời gian xả nước từ 20 ngày đến dưới 30 ngày.
5. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 170.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo thời gian xả nước từ 30 ngày đến dưới 60 ngày.
6. Phạt tiền từ 170.000.000 đồng đến 190.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo thời gian xả nước từ 60 ngày trở lên.
7. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không đảm bảo thời gian xả nước gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng thiếu nước ở hạ du.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng hạn hán, thiếu nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng thiếu nước ở hạ du và việc vận hành của các hồ chứa khác trong lưu vực.
Mục 3
VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 20. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép theo quy định của pháp luật
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 5 m3/ngày đêm đến dưới 50 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ trên 10.000 m3/ngày đêm đến dưới 30.000 m3/ngày đêm.
2. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50 m3/ngày đêm đến dưới 100 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 30.000 m3/ngày đêm đến dưới 50.000 m3/ngày đêm.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 100 m3/ngày đêm đến dưới 500 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 50.000 m3/ngày đêm đến dưới 70.000 m3/ngày đêm.
4. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải có chứa hóa chất độc hại, chất phóng xạ vào nguồn nước với lưu lượng nước thải không vượt quá 5 m3/ngày đêm.
5. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 500 m3/ngày đêm đến dưới 1.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 70.000 m3/ngày đêm đến dưới 100.000 m3/ngày đêm.
6. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 1.000 m3/ngày đêm đến dưới 2.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 100.000 m3/ngày đêm đến dưới 150.000 m3/ngày đêm.
7. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 2.000 m3/ngày đêm đến dưới 3.000 m3/ngày đêm, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 150.000 m3/ngày đêm đến dưới 200.000 m3/ngày đêm.
8. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Xả nước thải nuôi trồng thủy sản vào nguồn nước với lưu lượng nước thải từ 200.000 m3/ngày đêm trở lên.
9. Xả nước thải thuộc trường hợp phải có giấy phép xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung mà hệ thống đó chưa có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước thì áp dụng mức phạt tương ứng quy định tại điểm a của các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều này.
10. Hành vi xả nước thải vào nguồn nước khi giấy phép đã hết hạn áp dụng mức xử phạt như trường hợp không có giấy phép quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng nguồn nước.
Điều 21. Vi phạm quy định của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện chế độ báo cáo về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
b) Không báo cáo kịp thời về cơ quan cấp phép và cơ quan chức năng ở địa phương trong trường hợp có sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi xả nước thải gây ra;
c) Báo cáo không trung thực, không đầy đủ về hoạt động xả nước thải vào nguồn nước cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Xả nước thải vào nguồn nước không đúng vị trí, tọa độ quy định trong giấy phép;
b) Xả nước thải vào nguồn nước không đúng chế độ, phương thức quy định trong giấy phép.
3. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thu gom nước thải không đúng thiết kế theo quy định của giấy phép;
b) Vận hành hệ thống xử lý nước thải không đúng quy trình vận hành theo quy định của giấy phép;
 c) Không chuẩn bị nhân lực, trang bị các phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố gây ô nhiễm nguồn nước;
d) Tự ý cho tổ chức, cá nhân khác xả nước thải vào hệ thống thu gom, xử lý nước thải do mình đầu tư quản lý, vận hành không đúng quy định của giấy phép.
4. Đối với hành vi xả nước thải vào nguồn nước vượt quá lưu lượng quy định trong giấy phép thì phần lưu lượng vượt quá quy định áp dụng xử phạt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều 20 của Nghị định này.
5. Đối với hành vi xả nước thải vào nguồn nước có hàm lượng chất ô nhiễm vượt quá giới hạn quy định trong giấy phép thì áp dụng xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định của giấy phép trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều này.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép xả nước thải vào nguồn nước trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều này làm ô nhiễm nguồn nước, thiệt hại nghiêm trọng đến hệ sinh thái thủy sinh, hoạt động nuôi trồng thủy sản trong khu vực.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước trong trường hợp hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Điều 22. Vi phạm các quy định về bảo vệ nguồn nước
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không thông báo, báo cáo kết quả trám lấp giếng không sử dụng đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Không báo cáo kịp thời tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra sự cố bất thường về chất lượng nước, mực nước trong giếng khai thác theo quy định;
c) Không thực hiện trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng (cho từng giếng) đối với trường hợp không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng nước dưới đất;
d) Không thông báo thời gian, địa điểm thực hiện thi công trám lấp giếng đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Quản lý, vận hành công trình gây thất thoát, lãng phí nước;
b) Lắp đặt miệng ống giếng không đúng quy định;
c) Sử dụng hóa chất để ngâm, rửa giếng khoan không nằm trong Danh mục hóa chất được phép sử dụng.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không khắc phục sự cố bất thường về chất lượng nước, mực nước trong giếng khai thác do hoạt động khai thác của mình gây ra;
b) Không thực hiện trám lấp giếng không sử dụng đối với trường hợp phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác nước dưới đất theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có công trình khai thác nước và các cơ quan liên quan xác định ranh giới phạm vi của vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của công trình trên thực địa sau khi được phê duyệt và công bố.
5. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất khi tiến hành khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm.
6. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không xây dựng hệ thống thu gom tách riêng nước mưa, nước thải đối với các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh;
b) Không xây dựng hệ thống xử lý nước thải đối với các dự án xây dựng, cải tạo, nâng cấp cơ sở sản xuất, kinh doanh.
7. Phạt tiền từ 160.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải, đưa các chất thải vào vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
8. Phạt tiền từ 180.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng mới công trình khai thác nước dưới đất trong vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định.
9. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xả nước thải vào lòng đất thông qua các giếng khoan, giếng đào và các hình thức khác nhằm đưa nước thải vào trong lòng đất.
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm tại điểm b khoản 6 Điều này.
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện việc trám lấp giếng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 3 Điều này;
b) Buộc tháo dỡ công trình vi phạm đối với các hành vi vi phạm tại khoản 8 và khoản 9 Điều này;
c) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn ao, hồ, khu chứa nước thải trong trường hợp nước thải không chứa chất thải nguy hại.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các loại hoá chất khác trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản không bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật gây ô nhiễm nguồn nước.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không có phương án phòng, chống ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước khi xây dựng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, cụm công nghiệp, khu đô thị, khu dân cư tập trung, khu du lịch, vui chơi, giải trí, tập trung, tuyến giao thông đường thủy, đường bộ, công trình ngầm, công trình cấp, thoát nước, công trình khai thác khoáng sản, nhà máy điện, khu chứa nước thải và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, các công trình khác có nguy cơ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước;
b) Không có phương án, trang thiết bị, nhân lực bảo đảm phòng ngừa, hạn chế ô nhiễm nước biển khi hoạt động trên biển.
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không có biện pháp bảo đảm an toàn để rò rỉ, thất thoát dẫn đến gây ô nhiễm nguồn nước của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khai khoáng và các hoạt động sản xuất khác sử dụng hoá chất độc hại;
b) Không thực hiện biện pháp chống thấm, chống tràn đối với ao, hồ chứa nước thải, khu chứa nước thải đối với nước thải chứa chất thải nguy hại.
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 220.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước;
b) Không thực hiện các biện pháp hạn chế, khắc phục theo chỉ đạo của cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền khi bơm hút nước, tháo khô trong hoạt động khai thác mỏ, xây dựng công trình dẫn đến hạ thấp mực nước dưới đất gây cạn kiệt nguồn nước.
6. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi xả khí thải độc hại trực tiếp vào nguồn nước.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi vi phạm tại điểm b khoản 4 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Điều 24. Vi phạm các quy định về ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không xây dựng phương án ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước;
b) Không trang bị đủ các phương tiện, thiết bị cần thiết để ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra;
c) Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra sự cố gây ô nhiễm nguồn nước.
2. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm nguồn nước do hành vi vi phạm gây ra.
3. Phạt tiền từ 220.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các biện pháp để kịp thời ứng phó, khắc phục sự cố do hành vi vi phạm gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái nguồn nước do hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
Điều 25. Vi phạm các quy định về bảo đảm sự lưu thông của dòng chảy, phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi đặt vật cản, chướng ngại vật, trồng cây gây cản trở thoát lũ, lưu thông nước ở các sông, suối, hồ, kênh rạch.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi đặt đường ống hoặc dây cáp bắc qua sông, suối, kênh, rạch, đặt lồng, bè không phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống lũ, các yêu cầu kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật gây cản trở dòng chảy.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản, xây dựng cầu, bến tàu hoặc công trình khác ngăn, vượt sông, suối, kênh, rạch không phù hợp với tiêu chuẩn phòng, chống lũ, các yêu cầu kỹ thuật có liên quan theo quy định của pháp luật gây cản trở dòng chảy.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Kè bờ, gia cố bờ sông, nạo vét, khơi thông luồng để mở mới luồng, tuyến giao thông thủy nội địa, xây dựng công trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ không đúng phương án thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) San lấp hồ, ao, đầm, phá nằm trong danh mục hồ, ao, đầm phá không được san lấp do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
c) Không tạm dừng hoạt động nạo vét, khơi thông luồng để mở mới luồng, tuyến giao thông thủy nội địa, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ khi thấy có hiện tượng sạt, lở bờ tại khu vực trong quá trình hoạt động.
5. Phạt tiền đối với hành vi san lấp sông, suối, kênh, rạch gây thu hẹp dòng chảy không được cơ quan có nhà nước có thẩm quyền chấp thuận như sau:
a) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây thu hẹp dưới 5% mặt cắt ngang sông, suối, kênh, rạch;
b) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây thu hẹp từ 5% đến dưới 20% mặt cắt ngang sông, suối, kênh, rạch;
c) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây thu hẹp từ 20% đến dưới 30% mặt cắt ngang sông, suối, kênh, rạch;
d) Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi gây thu hẹp từ 30% đến dưới 50% mặt cắt ngang sông, suối, kênh, rạch;
đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với hành vi gây thu hẹp từ 50% mặt cắt ngang sông, suối, kênh, rạch trở lên.
6. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Kè bờ, gia cố bờ sông, nạo vét, khơi thông luồng để mở mới luồng, tuyến giao thông thủy nội địa, xây dựng công trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ không đúng phương án thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận gây sạt, lở lòng, bờ, bãi sông hoặc gây ngập úng nặng vùng đất ven sông;
b) Sử dụng phần diện tích lấn sông không đúng mục đích được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận.
7. Đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, 2, 3 và khoản 5 Điều này thuộc kênh, rạch của hệ thống công trình thủy lợi áp dụng xử phạt theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với các hành vi cải tạo lòng, bờ, bãi sông, nạo vét, khơi thông luồng để mở mới luồng, tuyến giao thông thủy nội địa, xây dựng công trình thủy, khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác trên sông, hồ vi phạm tại khoản 6 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm tại khoản 5 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm tại Điều này gây ra;
b) Buộc tháo dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật gây cản trở dòng chảy đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
 c) Buộc tháo dỡ công trình, dỡ bỏ, di dời các vật thể trên phần diện tích lấn sông đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 6 Điều này.
Điều 26. Vi phạm các quy định về hành lang bảo vệ nguồn nước
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp xử lý, kiểm soát, giám sát chất lượng nước thải, chất thải trước khi thải ra đất, nguồn nước đối với cơ sở đang hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi khai thác khoáng sản, khoan, đào, xây dựng công trình, vật kiến trúc trong hành lang bảo vệ nguồn nước gây sạt, lở bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa.
3. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây mà không có ý kiến thống nhất bằng văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường, trừ các hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;
a) Xây dựng kho bãi, bến, cảng, cầu, đường giao thông, các công trình ngầm và công trình kết cấu hạ tầng khác;
b) San, lấp, kè bờ sông, suối, kênh, rạch, hồ chứa nước thủy lợi, thủy điện, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo, trừ trường hợp xây dựng công trình cấp bách phục vụ phòng, chống, khắc phục thiên tai, công trình phòng, chống sạt lở, chính trị ở các tuyến sông có đê, công trình phòng, chống thiên tai;
c) Khoan, đào phục vụ hoạt động điều tra, khảo sát địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ;
d) Khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng mới bệnh viện, cơ sở y tế điều trị bệnh truyền nhiễm, nghĩa trang, bãi chôn lấp chất thải, cơ sở sản xuất hoá chất độc hại, cơ sở sản xuất, chế biến có nước thải nguy hại trong hành lang bảo vệ nguồn nước.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ công trình vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Điều 27. Vi phạm quy định về phòng, chống xâm nhập mặn
1. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, sử dụng nước lợ, nước mặn cho sản xuất, cho nuôi trồng thủy sản ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản gây xâm nhập mặn nguồn nước.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy trình, quy chuẩn kỹ thuật trong việc quản lý, vận hành các cống ngăn mặn, giữ ngọt và các hồ chứa nước, công trình điều tiết dòng chảy gây xâm nhập mặn các nguồn nước.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp phòng, chống xâm nhập mặn cho các tầng chứa nước khi thăm dò, khai thác nước dưới đất ở vùng đồng bằng, ven biển.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp hành vi vi phạm gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.
Mục 4
VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH KHÁC VỀ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
Điều 28. Vi phạm quy định về phòng, chống sụt, lún đất
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, phòng, chống sụt, lún đất khi khoan thăm dò, khai thác nước dưới đất, khoan tháo khô mỏ, hố móng.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không thực hiện các biện pháp khắc phục khi xảy ra sụt, lún đất trong quá trình thăm dò, khai thác nước dưới đất;
b) Không báo cáo ngay cho chính quyền địa phương nơi gần nhất khi xảy ra sụt, lún đất trong quá trình thăm dò, khai thác nước dưới đất.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm tại điểm a khoản 2 Điều này gây ra.
Điều 29. Vi phạm các quy định khác về quản lý tài nguyên nước
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:   
a) Khai báo không trung thực để được hưởng chính sách ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả;
b) Sử dụng ưu đãi đối với hoạt động sử dụng nước tiết kiệm, hiệu quả không đúng mục đích.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi làm sai lệch thông tin, dữ liệu tài nguyên nước khi cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước có thẩm quyền yêu cầu.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Công khai các thông tin liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của dự án không đủ theo quy định;
b) Công khai thông tin liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của dự án không đúng về hình thức theo quy định;
c) Nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước không đúng thời hạn quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi xâm nhập trái phép vào hệ thống lưu trữ dữ liệu, thông tin về tài nguyên nước.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Kê khai không trung thực thông tin việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định;
b) Không thực hiện việc công khai thông tin liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước của dự án theo quy định;
c) Kê khai không trung thực thông tin trong hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước;
d) Nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước không đúng, không đủ theo quy định.
6. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:          
a) Kê khai không trung thực thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước;
b) Không lấy ý kiến cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định;
c) Không nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định;
d) Không nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định;
đ) Không nộp hồ sơ điều chỉnh tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong trường hợp phải điều chỉnh theo quy định;
e) Không nộp hồ sơ điều chỉnh, cấp lại giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong trường hợp phải điều chỉnh, cấp lại theo quy định.
7. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Xây dựng hồ chứa, đập, công trình khai thác nước trái quy hoạch tài nguyên nước;
b) Không thực hiện quyết định hạn chế khai thác nước dưới đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất trong thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong thời hạn từ 01 tháng đến dưới 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định điểm d khoản 5, trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm; quy định tại các điểm a, b và điểm c khoản 5 và khoản 6 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải chính thông tin, dữ liệu sai lệch do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Buộc phải tháo dỡ, di dời công trình đối với hành vi vi phạm tại điểm a khoản 7 Điều này.
Chương III
HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC KHOÁNG SẢN, HÌNH THỨC XỬ PHẠT, MỨC PHẠT VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ
Mục 1
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN VÀ QUẢN LÝ KHOÁNG SẢN
Điều 30. Vi phạm quy định về khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi lấy mẫu khoáng sản trên mặt đất vượt quá số lượng, khối lượng, thời gian lấy mẫu đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận, cụ thể:
a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp hộ kinh doanh lấy mẫu khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Phạt tiền đối với hành vi khảo sát thực địa, lấy mẫu trên mặt đất để lựa chọn diện tích lập đề án thăm dò khoáng sản mà chưa được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản chấp thuận bằng văn bản, cụ thể như sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp hộ kinh doanh lấy mẫu lập đề án thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 31. Vi phạm các quy định về thông báo kế hoạch thăm dò, báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản, điều kiện tổ chức thi công đề án thăm dò khoáng sản, các nghĩa vụ khi giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không thông báo bằng văn bản về kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản được thăm dò trước khi thực hiện, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản theo giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản theo giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi nộp chậm báo cáo định kỳ hoạt động thăm dò khoáng sản quá 30 ngày, kể từ ngày 01 tháng 02 của năm kế tiếp kỳ báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.
Bổ sung
3. Phạt tiền đối với hành vi báo cáo sai quá 10% giữa khối lượng thực tế thi công thăm dò khoáng sản so với khối lượng nêu trong đề án thăm dò khoáng sản đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, cụ thể như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
4. Phạt tiền đối với hành vi đã quá 30 ngày trở lên kể từ ngày cuối cùng của thời hạn thăm dò quy định trong giấy phép thăm dò khoáng sản nhưng chưa trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
5. Phạt tiền đối với hành vi đã quá 90 ngày trở lên kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản nhưng không nộp báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản kèm theo quyết định phê duyệt trữ lượng khoáng sản vào lưu trữ địa chất mà không có lý do chính đáng, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
6. Phạt tiền đối với hành vi thi công đề án thăm dò khoáng sản mà không đáp ứng đủ điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản theo quy định hoặc ký hợp đồng với tổ chức không đáp ứng đủ điều kiện hành nghề thăm dò khoáng sản theo quy định để tiến hành thi công thăm dò, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
7. Phạt tiền đối với hành vi thực hiện không đúng nội dung đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định và Giấy phép thăm dò khoáng sản cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
8. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Sau 06 tháng, kể từ khi giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực mà không di chuyển toàn bộ tài sản của mình và của các bên liên quan ra khỏi khu vực thăm dò; không thực hiện việc san lấp công trình thăm dò, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật; không giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản đã thu thập được cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật;
b) Tự ý thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí (tăng hoặc giảm) lớn hơn 10% so với tổng dự toán trong đề án thăm dò khoáng sản đã được thẩm định mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận trước khi thực hiện.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc san lấp công trình thăm dò; thực hiện các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, phục hồi môi trường và giao nộp mẫu vật, thông tin về khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này.
Điều 32. Vi phạm các quy định về khu vực thăm dò khoáng sản
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản nhưng không đúng quy cách theo quy định hoặc đã cắm mốc nhưng không đầy đủ số lượng mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản;
b) Thăm dò khoáng sản mà công trình thăm dò (hào, giếng, đường lò, lỗ khoan) nằm trong diện tích khu vực được phép thăm dò nhưng vượt quá chiều sâu dưới 25% hoặc dưới 10 m so với chiều sâu thiết kế công trình đó trong đề án thăm dò đã thẩm định mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đó cho phép.
2. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
3. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khoáng sản mà công trình thăm dò (hào, giếng, lò, lỗ khoan) nằm trong diện tích khu vực được phép thăm dò nhưng vượt quá chiều sâu từ 25% đến dưới 50% hoặc từ 10 m đến dưới 50 m so với chiều sâu thiết kế công trình đó trong đề án thăm dò đã thẩm định mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đó cho phép cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
4. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khoáng sản mà công trình thăm dò (hào, giếng, lò, lỗ khoan) nằm trong diện tích khu vực được phép thăm dò nhưng vượt quá chiều sâu từ 50% đến dưới 100% hoặc từ 50 m đến dưới 70 m so với chiều sâu thiết kế công trình đó trong đề án thăm dò đã thẩm định mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đó cho phép, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
5. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khoáng sản mà công trình thăm dò (hào, giếng, lò, lỗ khoan) nằm trong diện tích khu vực được phép thăm dò nhưng vượt quá chiều sâu từ 100% trở lên hoặc từ 70 m trở lên so với chiều sâu thiết kế công trình đó trong đề án thăm dò đã thẩm định mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản đó cho phép, cụ thể như sau:
a) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
 6. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khoáng sản ra ngoài ranh giới khu vực được phép thăm dò, cụ thể như sau:
a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động thăm dò khi có từ 05 công trình thăm dò trở lên hoặc trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần: Từ 01 tháng đến dưới 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3; từ 03 tháng đến 06 tháng đối với quy định tại khoản 4, từ 06 tháng đến 09 tháng đối với quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều này;
b) Tịch thu mẫu vật là khoáng sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc san lấp các công trình thăm dò, phục hồi môi trường trong diện tích khu vực đã thăm dò vượt ra ngoài diện tích được phép thăm dò đối với trường hợp quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Điều 33. Vi phạm quy định về chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
Phạt tiền đối với hành vi chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận, cụ thể như sau:
1. Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.
2. Từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Điều 34. Vi phạm quy định về thăm dò khoáng sản độc hại
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đã được xác định trong đề án thăm dò khoáng sản nhưng chưa gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường đã được xác định trong đề án thăm dò khoáng sản, gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi đã gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò mà thực hiện không đầy đủ các biện pháp khắc phục.
4. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây ô nhiễm môi trường trong quá trình thăm dò mà không thực hiện biện pháp khắc phục.
5. Hình thức phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động thăm dò khoáng sản trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần: Từ 01 tháng đến dưới 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; từ 03 tháng đến dưới 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2; từ 06 tháng đến dưới 09 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3; từ 09 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến sức khỏe con người đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện đầy đủ các biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 2, 3 và khoản 4 Điều này.
Điều 35. Vi phạm các quy định khác về thăm dò khoáng sản
1. Phạt tiền đối với hành vi thăm dò khi giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hạn kể cả trường hợp đang đề nghị gia hạn giấy phép thăm dò khoáng sản nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép thăm dò khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
2. Phạt tiền đối với hành vi thi công thăm dò mà không có giấy phép thăm dò khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định, cụ thể như sau:
a) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm d và đ khoản này;
d) Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có từ 01 đến dưới 05 lỗ khoan, đường lò;
đ) Từ 600.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có từ 05 lỗ khoan, đường lò trở lên.
3. Phạt tiền đối với hành vi đã được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản nhưng thi công công trình khoan, lò thăm dò khoáng sản trước khi được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có từ 01 đến dưới 05 lỗ khoan, đường lò;
d) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với trường hợp thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường khi có từ 05 lỗ khoan, đường lò trở lên.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc san lấp các công trình thăm dò, phục hồi môi trường khu vực đã thăm dò đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 36. Vi phạm các quy định về xây dựng cơ bản mỏ, báo cáo kết quả hoạt động khai thác khoáng sản, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thăm dò nâng cấp trữ lượng, tài nguyên khoáng sản
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thông báo bằng văn bản ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ hoặc ngày bắt đầu khai thác cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép, Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;
b) Không gửi báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép khai thác nếu tạm ngừng khai thác từ 01 năm trở lên;
c) Nội dung báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản không đầy đủ thông tin theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định;
d) Nộp chậm báo cáo đột xuất quá từ 15 ngày trở lên kể từ thời điểm có văn bản yêu cầu hoặc thời hạn yêu cầu trong văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản.
2. Phạt tiền đối với hành vi không đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ; không đăng ký ngày bắt đầu khai thác với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định chậm từ 15 ngày đến dưới 30 ngày kể từ ngày 01 tháng 02 của năm kế tiếp kỳ báo cáo;
b) Không lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng, nâng cấp tài nguyên trong khu vực được phép khai thác khoáng sản.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nộp báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định chậm từ 30 ngày trở lên kể từ ngày 01 tháng 02 của năm kế tiếp kỳ báo cáo.
Bổ sung
5. Phạt tiền đối với một trong các hành vi: Không thông báo kế hoạch, khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp trữ lượng, tài nguyên trong phạm vi khu vực được phép khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện; không trình kết quả thăm dò cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt khi kết thúc thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
6. Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với trường hợp sau thời hạn kỳ cuối cùng của năm phải nộp mà không nộp đủ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của năm đó hoặc không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản của năm liền kề trước thời điểm thanh tra, kiểm tra theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp không nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản sau thời hạn kỳ cuối cùng của năm phải nộp và của năm liền kề trước đó theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản theo quy định về Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Sở Tài nguyên và Môi trường (Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) đối với các khu vực đã cấp phép khai thác trước ngày Nghị định số 203/2013/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ có hiệu lực.
8. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản mà không đúng quy định về mức thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản đối với các mỏ đa kim có từ 02 trong số các kim loại sau: sắt, đồng, chì - kẽm, thiếc, wonfram, bismut, antimon, niken, coban, vàng - bạc, bạch kim là 2% thuộc nhóm 7 - các loại khoáng sản kim loại khác quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 67/2019/NĐ-CP.
Điều 37. Vi phạm các quy định về khu vực khai thác khoáng sản
1. Phạt tiền đối với hành vi cắm mốc điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đã cắm mốc nhưng không đúng quy cách theo quy định hoặc có hồ sơ chứng minh đã cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản nhưng để mất mốc;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp đã cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản đúng quy cách nhưng chưa đầy đủ số lượng mốc theo quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; trường hợp đã cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép khai thác nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền ở địa phương, cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản để bàn giao theo quy định.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không thực hiện việc cắm mốc các điểm khép góc khu vực được phép khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) có tổng diện tích đã khai thác vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) đến dưới 0,1 ha; vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu hoặc độ cao) từ 0,5 m đến dưới 01 m trong phạm vi diện tích từ 0,1 ha trở lên, cụ thể như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) vượt từ 0,1 ha đến dưới 0,5 ha; vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu hoặc độ cao) từ 01 m đến dưới 02 m trong phạm vi diện tích từ 0,1 ha trở lên cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
5. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) vượt từ 0,5 ha đến dưới 01 ha; vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu hoặc độ cao) từ 02 m đến dưới 03 m trong phạm vi diện tích từ 0,1 ha trở lên, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
d) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản theo giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp là vàng, bạc, platin, đá quý; khoáng sản độc hại.
6. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; hộ kinh doanh) có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) vượt từ 01 ha đến dưới 1,5 ha; vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu hoặc độ cao) từ 03 m đến dưới 05 m trong phạm vi diện tích từ 0,1 ha trở lên, cụ thể như sau:
a) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản theo giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.
7. Trường hợp hành vi khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) có tổng diện tích vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 01 ha trở lên đối với hộ kinh doanh (1,5 ha trở lên với trường hợp còn lại); vượt quá phạm vi ranh giới được phép khai thác (theo độ sâu hoặc độ cao) từ 05 m trở lên trong phạm vi diện tích từ 0,1 ha trở lên được coi là hành vi khai thác khoáng sản mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị áp dụng mức phạt tiền cao nhất đối với loại khoáng sản tương ứng quy định tại Điều 47 Nghị định này.
8. Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) hoặc vượt quá độ sâu cho phép khai thác, cụ thể như sau:
a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) đến dưới 100 m hoặc vượt quá độ sâu cho phép đến dưới 02 m;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác cát, sỏi vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 100 m đến dưới 200 m hoặc vượt quá độ sâu cho phép từ 02 m đến dưới 05 m;
c) Trường hợp khai thác vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 200 m trở lên hoặc vượt quá độ sâu cho phép từ 05 m trở lên được coi là hành vi khai thác khoáng sản mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị áp dụng mức phạt tiền cao nhất tương ứng quy định tại điểm e khoản 1 và điểm e khoản 2 Điều 48 Nghị định này.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần: Từ 03 tháng đến dưới 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4, từ 06 tháng đến dưới 09 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5 và điểm a khoản 8, từ 09 tháng đến 12 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 6 và điểm b khoản 8, từ 12 tháng đến 15 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 7 và điểm c khoản 8 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn. Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ còn phải đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình đê điều, công trình hạ tầng kỹ thuật khác, công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra;
b) Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp trong lĩnh vực khoáng sản do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 3, 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều này;
c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc trong trường hợp có hành vi vi phạm tại các khoản 3,4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều này.
Điều 38. Vi phạm các quy định về thiết kế mỏ
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với một trong các hành vi: Lập, phê duyệt, sử dụng thiết kế mỏ có nội dung không phù hợp với dự án đầu tư, thiết kế cơ sở đã phê duyệt và giấy phép khai thác khoáng sản; điều chỉnh, thay đổi công nghệ khai thác, công suất khai thác so với thiết kế mỏ đã duyệt mà chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với giấy phép khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không nộp thiết kế mỏ đã phê duyệt cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với giấy phép khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
3. Phạt tiền đối với một trong các hành vi: Khai thác không đúng phương pháp khai thác quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; không đúng hệ thống khai thông, chuẩn bị (đối với khai thác hầm lò), hệ thống mở vỉa (đối với khai thác lộ thiên); không đúng trình tự khai thác; không đúng hệ thống khai thác; không đúng một trong các thông số của hệ thống khai thác, gồm: Chiều cao tầng, góc dốc sườn tầng; đổ thải không đúng vị trí đã xác định trong thiết kế mỏ/Báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt mà chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản; không đúng khung thời gian khai thác hoặc không đúng số lượng, chủng loại thiết bị khai thác trong giấy phép hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép đối với cát, sỏi lòng sông, suối, hồ cụ thể như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000 000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp;
d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
e) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, đá quý, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.
4. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản mà không có thiết kế mỏ theo quy định, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
d) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
đ) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
e) Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, đá quý, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc phải khai thác đúng phương pháp khai thác quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản; đúng hệ thống khai thông, chuẩn bị (đối với khai thác hầm lò), hệ thống mở vỉa (đối với khai thác lộ thiên); đúng trình tự khai thác; đúng hệ thống khai thác; đúng các thông số của hệ thống khai thác, gồm: chiều cao tầng, góc dốc sườn tầng; đổ thải đúng vị trí đã xác định trong thiết kế mỏ/Báo cáo kinh tế kỹ thuật được phê duyệt; đúng khung thời gian khai thác hoặc đúng số lượng, chủng loại thiết bị khai thác (đối với cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.
Điều 39. Vi phạm quy định về Giám đốc điều hành mỏ
1. Phạt tiền đối với một trong các hành vi vi phạm quy định về Giám đốc điều hành mỏ trừ trường hợp khai thác tận thu, khai thác nước khoáng, cụ thể sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo bằng văn bản về trình độ chuyên môn, năng lực của Giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối hành vi tại cùng một thời điểm một cá nhân có 02 hợp đồng còn hiệu lực làm Giám đốc điều hành mỏ trở lên hoặc bổ nhiệm một người làm Giám đốc điều hành mỏ để điều hành hoạt động khai thác (tại cùng một thời điểm) từ 02 giấy phép khai thác khoáng sản trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi bổ nhiệm Giám đốc điều hành mỏ nhưng không đúng tiêu chuẩn theo quy định, cụ thể như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này; khai thác than bùn;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
đ) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản này;
e) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản không có Giám đốc điều hành mỏ, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định, tại điểm a khoản này;
d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
đ) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
e) Từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a và điểm b khoản 3 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
b) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại các điểm c, d, đ và điểm e khoản 3 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
Điều 40. Vi phạm quy định về lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản, sản lượng khoáng sản đã khai thác
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi không lắp đặt hệ thống camera giám sát tại các kho chứa, nơi vận chuyển khoáng sản nguyên khai ra khỏi mỏ để theo dõi, lưu trữ thông tin liên quan.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi không lắp đặt trạm cân tại các kho chứa, nơi vận chuyển khoáng sản nguyên khai ra khỏi mỏ để theo dõi, lưu trữ thông tin liên quan (trừ khai thác khoáng sản vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh; khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ), cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường với công suất được phép khai thác hàng năm nhỏ hơn 30.000 m3/năm;
b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
e) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.
3. Phạt tiền đối với các hành vi không quản lý, lưu trữ đầy đủ theo quy định các bản đồ hiện trạng mỏ, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác, cụ thể như sau:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
đ) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp khai thác hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
e) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản độc hại.
4. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi lập bản đồ hiện trạng mỏ, mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản nhưng thông tin, số liệu trên bản đồ, mặt cắt thể hiện không đầy đủ theo quy định và sai so với thực tế hiện trạng khai thác khoáng sản (trừ trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cát ở biển, khai thác nước nóng, nước khoáng); lập không đầy đủ sổ sách, chứng từ, văn bản, tài liệu có liên quan để xác định sản lượng khai thác thực tế hàng năm hoặc số liệu thông tin không chính xác; thống kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế không đúng quy trình và mẫu biểu theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
đ) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
e) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.
5. Phạt tiền đối với hành vi quá 06 tháng không lập hoặc cập nhật bản đồ hiện trạng mỏ; không lập mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản theo quy định cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp khai thác hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.
6. Phạt tiền đối với hành vi không gửi hoặc gửi kết quả thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác cho Sở Tài nguyên và Môi trường đối với giấy phép khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân tỉnh cấp hoặc Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đối với giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp chậm quá 30 ngày trở lên kể từ ngày cuối cùng của kỳ báo cáo định kỳ hoạt động khai thác khoáng sản; không lưu giữ hoặc lưu trữ không đầy đủ, đúng quy định sổ thống kê, văn bản, tài liệu để tính toán sản lượng khoáng sản khai thác thực tế, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp phép, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
7. Phạt tiền đối với hành vi lập báo cáo thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác mà không đầy đủ thông tin theo mẫu do Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định, cụ thể như sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
8. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác; không thống kê, tính toán sản lượng khai thác thực tế định kỳ hàng tháng; không lập sổ sách, chứng từ, văn bản có liên quan để xác định sản lượng khai thác thực tế hàng năm, cụ thể như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần: từ 02 tháng đến 04 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 4; từ 04 tháng đến 06 tháng đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc trong trường hợp có hành vi vi phạm tại khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 41. Vi phạm quy định về công suất được phép khai thác
1. Phạt cảnh cáo đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản vượt dưới 15%.
2. Phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 15% đến dưới 25% cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy tại điểm a khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác nước khoáng; cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
d) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và điểm h khoản này;
đ) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại;
e) Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với các loại khoáng sản được quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP: Đá ốp lát nguồn gốc magma, biến chất, trầm tích có độ nguyên khối ≥ 0,4 m3, bao gồm: granit, gabro, đá hoa, đá vôi trắng, đá hoa trắng và đá cảnh, đá mỹ nghệ có độ nguyên khối ≥ 0,1 m3;
g) Từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với các loại khoáng sản được quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP: Khoáng sản làm nguyên liệu xi măng bao gồm các loại đá làm nguyên liệu xi măng là đá vôi xi măng, đá sét xi măng, đá làm phụ gia xi măng và đá vôi, dolomit làm nguyên liệu sản xuất nung vôi công nghiệp;
h) Từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với than.
3. Phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 25% đến dưới 50% cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác nước khoáng; cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
d) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và điểm h khoản này;
đ) Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, khoáng sản độc hại;
e) Từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với các loại khoáng sản được quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP: Đá ốp lát nguồn gốc magma, biến chất, trầm tích có độ nguyên khối ≥ 0,4 m3, bao gồm: granit, gabro, đá hoa, đá vôi trắng, đá hoa trắng và đá cảnh, đá mỹ nghệ có độ nguyên khối ≥ 0,1 m3;
g) Từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với các loại khoáng sản được quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP: Khoáng sản làm nguyên liệu xi măng bao gồm các loại đá làm nguyên liệu xi măng là đá vôi xi măng, đá sét xi măng, đá làm phụ gia xi măng và đá vôi, dolomit làm nguyên liệu sản xuất nung vôi công nghiệp;
h) Từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với than.
4. Phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 50% đến dưới 100% cụ thể như sau:
a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với khai thác nước khoáng; cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
d) Từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và điểm h khoản này;
đ) Từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại;
e) Từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với các loại khoáng sản được quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP: Đá ốp lát nguồn gốc magma, biến chất, trầm tích có độ nguyên khối ≥ 0,4 m3, bao gồm: Granit, gabro, đá hoa, đá vôi trắng, đá hoa trắng và đá cảnh, đá mỹ nghệ có độ nguyên khối ≥ 0,1 m3;
g) Từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với các loại khoáng sản được quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP: Khoáng sản làm nguyên liệu xi măng bao gồm các loại đá làm nguyên liệu xi măng là đá vôi xi măng, đá sét xi măng, đá làm phụ gia xi măng và đá vôi, dolomit làm nguyên liệu sản xuất nung vôi công nghiệp;
h) Từ 800.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng đối với than.
5. Phạt tiền đối với trường hợp khai thác vượt công suất được phép khai thác hàng năm nêu trong giấy phép khai thác khoáng sản từ 100% trở lên, cụ thể như sau:
a) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khai thác nước khoáng; cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
d) Từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, g và điểm h khoản này;
đ) Từ 600.000.000 đồng đến 700.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại;
e) Từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với các loại khoáng sản được quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP: Đá ốp lát nguồn gốc magma, biến chất, trầm tích có độ nguyên khối ≥ 0,4 m3, bao gồm: Granit, gabro, đá hoa, đá vôi trắng, đá hoa trắng và đá cảnh, đá mỹ nghệ có độ nguyên khối  ≥0,1 m3;
g) Từ 800.000.000 đồng đến 900.000.000 đồng đối với các loại khoáng sản được quy định tại khoản 5 Điều 6 Nghị định số 67/2019/NĐ-CP: Khoáng sản làm nguyên liệu xi măng bao gồm các loại đá làm nguyên liệu xi măng là đá vôi xi măng, đá sét xi măng, đá làm phụ gia xi măng và đá vôi, dolomit làm nguyên liệu sản xuất nung vôi công nghiệp;
h) Từ 900.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với than.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản trong trường hợp vi phạm nhiều lần: Từ 01 tháng đến 02 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; từ 02 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2; từ 03 tháng đến 04 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3; từ 04 tháng đến 05 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4; từ 05 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.
7. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện các biện pháp cải tạo các công trình bảo vệ môi trường, khắc phục ô nhiễm môi trường, hư hỏng hạ tầng kỹ thuật do hành vi khai thác vượt công suất gây ra.
Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều này.
Điều 42. Vi phạm quy định về nộp hồ sơ điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản
Phạt tiền đối với hành vi tiến hành khai thác nhưng không nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định, cụ thể như sau:
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp có sự thay đổi tên tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với các trường hợp còn lại trừ trường hợp điều chỉnh do tăng công suất và quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 43. Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản
1. Đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong diện tích đất thuộc quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân mà không sử dụng để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó thì xử phạt như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với trường hợp sử dụng khoáng sản sau khai thác để cho, tặng người khác;
b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp đem bán khoáng sản sau khai thác cho tổ chức, cá nhân khác.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi không đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có khoáng sản khai thác đối với hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác được sử dụng cho xây dựng công trình đó; thu hồi cát, sỏi từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch nhưng không đăng ký khối lượng nạo vét, khối lượng cát có thể thu hồi với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có hoạt động nạo vét, khơi thông luồng lạch.
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư nhưng sản phẩm khai thác không sử dụng để xây dựng công trình đó mà chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép khai thác, cụ thể như sau:
a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác; cho dự án, công trình khác;
b) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khoáng sản sau khai thác đem bán cho tổ chức, cá nhân khác.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp lĩnh vực khoáng sản có được do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều này.
Điều 44. Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản không phải khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi dự án đầu tư xây dựng công trình
1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản không phải khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong phạm vi (diện tích, chiều sâu) dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc chấp thuận đầu tư nhưng chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép khai thác theo quy định:
a) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp đã báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép nhưng chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
b) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép để cho phép theo quy định.
2. Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền do thực hiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 45. Vi phạm quy định về chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản
Phạt tiền đối với hành vi chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản nhưng chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận, cụ thể như sau:
1. Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh.
2. Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khác thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định khoản 1 Điều này.
3. Từ 260.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Điều 46. Vi phạm quy định về nghĩa vụ khi trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi quá 06 tháng kể từ ngày có văn bản công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mà chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thăm dò khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi quá 12 tháng kể từ ngày có văn bản công nhận kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản mà chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép theo quy định.
3. Phạt tiền đối với hành vi chuyển nhượng kết quả đấu giá quyền khai thác khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Từ 260.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Đối với hành vi không nộp tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ngoài việc bị xử lý vi phạm theo quy định của Luật Quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 04 tháng đến 06 tháng, trường hợp chưa được cấp giấy phép khai thác khoáng sản thì cơ quan có thẩm quyền hủy kết quả trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Điều 47. Vi phạm về khai thác khoáng sản (trừ cát, sỏi lòng sông, suối, hồ) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, cụ thể như sau:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm đến dưới 10 m3;
b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;
c) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;
d) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác từ 30 m3 đến dưới 40 m3;
đ) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;
e) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khai thác khoáng sản khác trừ trường hợp quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này, cụ thể như sau:
a) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này, khoản 3 Điều này;
c) Từ 300.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường trừ khoáng sản quy định tại khoản 3 Điều này.
3. Phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản là vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại, cụ thể như sau:
a) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai dưới 100 tấn;
b) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 100 tấn đến dưới 200 tấn;
c) Từ 300.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 200 tấn đến dưới 300 tấn;
d) Từ 500.000.000 đồng đến 600.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 300 tấn đến dưới 400 tấn;
đ) Từ 700.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 400 tấn đến dưới 500 tấn;
e) Từ 800.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác có khối lượng khoáng sản nguyên khai từ 500 tấn trở lên.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện các giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đã khai thác, đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này.
Đối với hành vi khai thác khoáng sản không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng như khoản 4 Điều này.
Bổ sung
Điều 48. Vi phạm về khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
1. Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát, sỏi trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; hành lang bảo vệ luồng; phạm vi luồng hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;
d) Từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;
đ) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;
e) Từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.
2. Phạt tiền đối với hành vi khai thác cát, sỏi ngoài phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; hành lang bảo vệ luồng; phạm vi luồng hoặc ngoài phạm vi bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm dưới 10 m3;
b) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 10 m3 đến dưới 20 m3;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 20 m3 đến dưới 30 m3;
d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 30 m3 đến dưới 40 m3;
đ) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 40 m3 đến dưới 50 m3;
e) Từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng khi tổng khối lượng khoáng sản đã khai thác tại thời điểm phát hiện vi phạm từ 50 m3 trở lên.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn; đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình đê điều, công trình hạ tầng kỹ thuật khác, công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra;
b) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và xác minh trong trường hợp có hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Đối với hành vi khai thác khoáng sản là cát, sỏi không có giấy phép khai thác khoáng sản tại khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản thì áp dụng mức phạt tiền cao nhất của khung phạt tương ứng với từng mức phạt quy định tại khoản 1 Điều này. Hình thức xử phạt bổ sung áp dụng như khoản 3 Điều này.
Điều 49. Vi phạm quy định về đóng cửa mỏ khoáng sản
1. Phạt tiền đối với hành vi thực hiện không đầy đủ số lượng, khối lượng các hạng mục công trình, các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai xác định trong đề án đóng cửa mỏ khoáng sản được cấp có thẩm quyền phê duyệt, không báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép kiểm tra, cho phép đóng cửa mỏ từng phần trước khi tiến hành cải tạo, phục hồi môi trường các diện tích đã khai thác hết trữ lượng nằm trong khu vực khai thác khoáng sản; quá từ 90 ngày trở lên so với thời gian thực hiện đề án đóng cửa mỏ được phê duyệt nhưng không báo cáo kết quả thực hiện, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện các hạng mục công trình, giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai xác định trong đề án đóng cửa mỏ khoáng sản đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
3. Phạt tiền đối với hành vi không lập đề án đóng cửa mỏ đối với các trường hợp đã quy định tại Điều 73 Luật Khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
4. Phạt tiền đối với hành vi quá từ 12 tháng trở lên kể từ ngày Giấy phép khai thác khoáng sản hết hiệu lực nhưng không nộp hồ sơ đề nghị đóng cửa mỏ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 80.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bổ sung
5. Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng đối với hành vi tháo dỡ phá hủy các công trình, thiết bị bảo đảm an toàn mỏ, bảo vệ môi trường ở khu vực khai thác khoáng sản khi giấy phép khai thác khoáng sản đã chấm dứt hiệu lực.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đầy đủ các giải pháp đưa khu vực khai thác về trạng thái an toàn, phục hồi đất đai theo đề án đóng cửa mỏ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
Điều 50. Vi phạm quy định đối với quyền lợi hợp pháp của địa phương và người dân nơi có khoáng sản được khai thác
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đầy đủ các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản đã xác định trong dự án đầu tư công trình khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt.
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản đã được xác định trong dự án đầu tư công trình khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện đủ các hạng mục nâng cấp, duy tu, xây dựng đường giao thông đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Điều 51. Vi phạm quy định sử dụng thông tin về khoáng sản
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng số liệu, thông tin kết quả điều tra địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản do nhà nước đã đầu tư để lập đề án thăm dò khoáng sản hoặc dự án đầu tư khai thác khoáng sản mà thông tin đó không do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp theo quy định.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đang khai thác khoáng sản nhưng chưa hoàn trả đầy đủ hoặc không hoàn trả chi phí điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, chi phí thăm dò khoáng sản khi sử dụng thông tin về khoáng sản phục vụ khai thác khoáng sản theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (trừ trường hợp cơ quan, tổ chức đã đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, thăm dò khoáng sản trước đó theo quy định).
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản có thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ khoản tiền sử dụng thông tin về khoáng sản theo thông báo của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, nộp bổ sung phần tiền do chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Điều 52. Vi phạm các quy định khác trong khai thác khoáng sản
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi báo cáo không đầy đủ các loại khoáng sản đã phát hiện trong khu vực điều tra, đánh giá khoáng sản, thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo các loại khoáng sản đã phát hiện trong khu vực điều tra, đánh giá khoáng sản, thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Phát hiện có khoáng sản mới trong quá trình khai thác mà không báo cáo bằng văn bản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Không báo cáo hoặc có báo cáo nhưng chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định nhưng vẫn khai thác, sử dụng loại khoáng sản đi kèm, khoáng sản mới phát hiện trong quá trình khai thác, kể cả khoáng sản là đất đá ở bãi thải của mỏ; sử dụng khoáng sản thuộc phần tài nguyên nằm trong phần trữ lượng thuộc phạm vi được cấp phép trong quá trình khai thác;
c) Sử dụng khoáng sản không đúng mục đích quy định trong Giấy phép khai thác khoáng sản khi chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép cho phép theo quy định;
d) Đã quá thời hạn trong thông báo kết quả kiểm tra, kết luận thanh tra nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các biện pháp khắc phục theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà không thuộc trường hợp bất khả kháng (trừ các trường hợp phải thu hồi, chấm dứt hiệu lực giấy phép theo quy định của Luật Khoáng sản).
4. Quá thời hạn từ 30 ngày trở lên kể từ ngày có văn bản thông báo của cơ quan có thẩm quyền nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ các hình thức xử phạt trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ngoài việc bị phạt tiền theo quy định của pháp luật về quản lý thuế còn bị đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến khi thực hiện đầy đủ các hình thức xử phạt trong Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nhưng không quá 12 tháng (trừ trường hợp đã bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoặc tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản).
5. Phạt tiền đối với hành vi khai thác trong thời gian đề nghị gia hạn Giấy phép khai thác khoáng sản nhưng Giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn và chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác nước khoáng; cát, sỏi lòng sông, suối, hồ; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này;
d) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác các loại khoáng sản khác, trừ trường hợp đã quy định tại các điểm a, b, c và điểm đ khoản này;
đ) Từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.
6. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Điều 53. Vi phạm quy định trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản tại cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định trước khi thực hiện.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong quá trình thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Lấy mẫu công nghệ vượt quá khối lượng cho phép;
b) Không san lấp các công trình khai đào: Hào, giếng; không xây (hoặc lấp) bịt cửa lò đối với công trình sau khi đã kết thúc thi công theo thiết kế;
c) Không lấp lỗ khoan bằng các vật liệu đúng theo đề án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Tiết lộ thông tin về địa chất, khoáng sản trong quá trình điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
b) Không thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường theo quy định tại đề án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
c) Nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, mẫu vật địa chất cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản chậm quá 30 ngày;
d) Thực hiện công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bằng văn bản.
4. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản;
b) Không nộp báo cáo kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, mẫu vật địa chất cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định.
Điều 54. Vi phạm các quy định khác về quản lý khoáng sản
1. Phạt tiền đối với hành vi lợi dụng hoạt động thăm dò để khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, trừ trường hợp quy định tại điểm a và điểm d khoản này;
c) Từ 120.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản này;
d) Từ 400.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng đối với thăm dò khoáng sản là đá quý, vàng, bạc, platin.
2. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi khai thác khoáng sản gây tổn thất khoáng sản vượt quá so với trị số tổn thất định mức được xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã duyệt, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo với trường hợp gây tổn thất khoáng sản vượt dưới 5% so với trị số tổn thất định mức;
b) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp gây tổn thất khoáng sản vượt từ 5% đến dưới 10% so với trị số tổn thất định mức;
c) Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp gây tổn thất khoáng sản vượt quá từ 10% trở lên so với trị số tổn thất định mức.
3. Phạt tiền đối với một trong các hành vi, không cung cấp đầy đủ các văn bản, tài liệu, sổ sách để xác định sản lượng khai thác khoáng sản thực tế, thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản đã khai thác hàng năm; kê khai sản lượng khoáng sản khai thác thực tế của kỳ báo cáo, tổng sản lượng hoặc trữ lượng khoáng sản đã khai thác, trữ lượng khoáng sản còn lại trong báo cáo định kỳ sai (thấp hơn) quá từ 10% trở lên so với số liệu sản lượng khoáng sản khai thác thực tế xác định từ nguồn thống kê chứng từ nộp thuế tài nguyên; thống kê số liệu qua trạm cân; xác định từ bản đồ hiện trạng, mặt cắt hiện trạng trong năm; không lưu giữ, bảo vệ khoáng sản đã khai thác nhưng chưa sử dụng; khoáng sản tại bãi thải hoặc khoáng sản đi kèm nhưng chưa thu hồi trong quá trình khai thác, cụ thể như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp giấy phép khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
4. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không thu hồi khoáng sản đi kèm đã xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản; cho phép khai thác trong giấy phép khai thác khoáng sản.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép thăm dò khoáng sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm b, c và điểm d khoản 1 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
c) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần.
Mục 2
VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG KHAI THÁC MỎ
Điều 55. Vi phạm các quy định về lập hồ sơ quản lý kỹ thuật an toàn, thi công hộ chiếu khai thác mỏ
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm lập không đúng, không đầy đủ hoặc không lập các tài liệu kỹ thuật an toàn trong khai thác mỏ theo quy định, cụ thể như sau:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp lập không đúng, không đầy đủ các tài liệu kỹ thuật an toàn trong khai thác mỏ;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp không lập các tài liệu kỹ thuật an toàn trong khai thác mỏ.
2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi thi công không đúng theo hộ chiếu, biện pháp thi công được phê duyệt.
Điều 56. Vi phạm các quy định về việc đưa công nghệ khai thác; phương tiện, thiết bị vận tải vào mỏ
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm về việc đưa hệ thống khai thác; công nghệ thi công mới; cải tiến hệ thống khai thác, công nghệ thi công; vật liệu mới lần đầu sử dụng vào mỏ, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thiết kế chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi đưa vào vận hành trước khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra chấp thuận.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm về quá trình thiết kế, chế tạo phương tiện, thiết bị vận tải mỏ; các phương tiện, thiết bị vận tải mới, nhập ngoại lần đầu được đưa vào sử dụng trong hầm lò và thiết bị vận tải có truyền động bằng động cơ diezel, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thiết kế chưa được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận; vi phạm các quy định về kỹ thuật an toàn trong quá trình sử dụng phương tiện, thiết bị vận tải mỏ;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi đưa vận hành trước khi được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra chấp thuận
3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về thiết bị, máy, phương tiện trong nhà máy tuyển khoáng, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi xây dựng không đúng, không đủ hồ sơ quản lý đối với thiết bị, máy, phương tiện;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng hồ sơ quản lý đối với thiết bị, máy, phương tiện;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm kỹ thuật an toàn trong quá trình vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng.
4. Phạt tiền đối với hành vi đưa các máy, thiết bị, hóa chất có khả năng gây mất an toàn thuộc Danh mục sản phẩm hàng hóa nhóm 2; các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vào hoạt động khi chưa được kiểm tra, kiểm định các điều kiện kỹ thuật an toàn; lập hồ sơ quản lý thiết bị theo quy định, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp trang bị, sử dụng bình tự cứu cá nhân không đúng quy định;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp kiểm tra, kiểm định thiếu các thông số hoặc chưa thực hiện kiểm tra, kiểm định lần đầu, kiểm định lại theo đúng thời hạn; lập thiếu hoặc lập chưa đúng hồ sơ quản lý thiết bị;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp không thực hiện kiểm tra, kiểm định an toàn; không lập hồ sơ quản lý thiết bị.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này.
Điều 57. Vi phạm các quy định về xếp loại mỏ theo khí mêtan, thông gió, thoát nước và ngăn ngừa bục nước mỏ
1. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không trình hồ sơ đánh giá, xếp loại mỏ theo khí mêtan với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về thông gió mỏ, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về thông gió đường lò cụt, gương khấu, đo kiểm soát không khí mỏ;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về lắp đặt, vận hành các công trình thông gió, quạt gió cục bộ;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi không cung cấp đủ lưu lượng và tốc độ gió theo yêu cầu đến các vị trí sản xuất;
d) Từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng kế hoạch thông gió mỏ hoặc không điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thông gió mỏ kịp thời khi kế hoạch sản xuất thay đổi; lập sơ đồ mạng thông gió mỏ.
3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về thoát nước, ngăn ngừa bục nước mỏ, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định an toàn về trạm bơm thoát nước mỏ;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với 01 trong những hành vi vi phạm các quy định kỹ thuật an toàn về phòng ngừa bục nước mỏ, bao gồm: Không lập kế hoạch khoan thăm dò bục nước, khoan thăm dò trước gương; không lập biện pháp thi công khoan thăm dò bục nước, khoan thăm dò trước gương; thi công không đúng biện pháp được duyệt.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm d khoản 2, điểm b khoản 3 Điều này.
Điều 58. Vi phạm các quy định về cung cấp điện trong mỏ
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về bảo vệ chống rò điện và vi phạm quy định về bảo vệ cường độ đối với mạng cung cấp điện và thiết bị điện mỏ.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định về kỹ thuật an toàn trong quá trình sử dụng cáp điện, máy điện, thiết bị điện và trạm biến áp.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không lập hoặc lập không đúng sơ đồ cung cấp điện toàn mỏ, các khu vực sản xuất; sơ đồ tiếp đất chung cho toàn mỏ theo quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi cấu tạo và sơ đồ đấu nối của thiết bị điện, các sơ đồ điều khiển, bảo vệ và kiểm tra, cũng như khắc lại vạch chia độ các thiết bị bảo vệ tại mỏ khi những thay đổi này chưa được nhà máy chế tạo đồng ý hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép.
Điều 59. Vi phạm các quy định về chuẩn bị nguyên liệu; cấp tải, dỡ tải, vận chuyển nguyên liệu trong nhà máy tuyển khoáng
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về chuẩn bị nguyên liệu, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về thiết kế, lắp đặt và trang bị cơ cấu bảo vệ, bảo hiểm để ngăn ngừa vật liệu văng ra gây nguy hại cho người đối với máy đập, máy nghiền;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy trình, quy định về vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy đập, máy nghiền;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không lập các giải pháp loại trừ bụi gây nổ trong quá trình đập, nghiền quặng có khả năng sinh ra bụi nổ.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về cấp tải, dỡ tải, vận chuyển nguyên liệu, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy trình, quy định về cấp tải, dỡ tải và vận chuyển nguyên liệu;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện kiểm tra hoặc kiểm tra không đúng quy định về độ mòn của các đường ống vận chuyển nguyên liệu;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về kỹ thuật an toàn trong quá trình xây lắp và vận hành tời kéo.
Điều 60. Vi phạm các quy định về bảo quản, sử dụng thuốc tuyển; kho chứa khoáng sản, bãi thải, hồ thải quặng đuôi
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về bảo quản, sử dụng thuốc tuyển, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về xây dựng, lắp đặt thiết bị tại khu vực pha chế, kho chứa thuốc tuyển;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về kỹ thuật an toàn đối với người làm việc trong khu vực pha chế, kho chứa thuốc tuyển.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về kỹ thuật an toàn tại kho chứa khoáng sản; bãi thải, hồ thải quặng đuôi, cụ thể như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi báo cáo không đầy đủ hoặc báo cáo không đúng thời gian quy định về thông tin dữ liệu hồ chứa quặng đuôi với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo thông tin dữ liệu hồ chứa quặng đuôi với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; không xây dựng biện pháp phòng chống cháy nổ đối với kho chứa khoáng sản có tính tự cháy;
c) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm các quy định về xây dựng và vận hành bãi thải quặng đuôi;
d) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng biện pháp phòng chống cháy nổ tại bãi thải khô đối với khoáng sản có tính tự cháy; phương án giải quyết sự cố khi đập chắn bãi thải, hồ thải bị nứt vỡ.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Điều 61. Vi phạm các quy định về việc lập hồ sơ, quản lý công tác an toàn trong khai thác khoáng sản theo quy định
1. Phạt tiền đối với 01 trong các hành vi vi phạm về việc lập hồ sơ quản lý an toàn trong khai thác khoáng sản theo quy định, bao gồm: Kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; kế hoạch ứng cứu khẩn cấp, cụ thể như sau:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp lập không đúng, không đầy đủ hồ sơ;
b)Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp không lập hồ sơ.
2. Phạt tiền đối với các hành vi vi phạm về việc quản lý công tác an toàn trong khai thác khoáng sản, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không xây dựng quy chế quản lý và phân cấp quản lý về công tác an toàn, vệ sinh lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với 01 hành vi không xây dựng các tài liệu gồm: Quy trình, nội quy an toàn.
3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về tổ chức thực hiện công tác an toàn, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện giao ca và nhận lệnh sản xuất đầu mỗi ca không đúng quy định.
b) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện giao ca và nhận lệnh sản xuất đầu ca.
c) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi không kiểm tra kỹ thuật an toàn vị trí làm việc; máy, thiết bị trước khi thực hiện công việc; không kịp thời xử lý các hiện tượng gây mất an toàn.
4. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm các quy định về nhật lệnh, ca lệnh, giao - nhận ca sản xuất, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi ghi nhật lệnh, ca lệnh, giao - nhận ca sản xuất không đầy đủ hoặc không đúng các nội dung;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không ghi các biện pháp khắc phục nguy cơ mất an toàn được phát hiện trước khi bắt đầu làm việc và trong thời gian làm việc vào nhật lệnh sản xuất.
Điều 62. Vi phạm các quy định về công tác kiểm tra, giám sát kỹ thuật an toàn trong khai thác khoáng sản
1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm không có quy định hoặc quy định không đầy đủ về phân công trách nhiệm kiểm tra, giám sát kỹ thuật an toàn cho các đối tượng quản lý, bao gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc, Trưởng phòng, Quản đốc, Phó Quản đốc trực ca hoặc chức danh tương đương.
2. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm không thực hiện công tác kiểm tra, giám sát kỹ thuật an toàn theo quy định, cụ thể như sau:
a) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp người kiểm soát ra vào cửa lò không thực hiện kiểm tra người mang chất gây cháy, nổ và nguồn sinh lửa vào mỏ;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp Trưởng ca sản xuất hoặc tương đương không thực hiện kiểm tra kỹ thuật an toàn;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với trường hợp Trưởng phòng, Quản đốc hoặc người được ủy quyền không thực hiện kiểm tra kỹ thuật an toàn;
d) Từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp Giám đốc, các Phó Giám đốc theo lĩnh vực được phân công không thực hiện kiểm tra kỹ thuật an toàn hoặc kiểm tra không đủ.
Chương IV
THẨM QUYỀN XỬ PHẠT, PHÂN ĐỊNH THẨM QUYỀN XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TRONG LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC VÀ KHOÁNG SẢN
Điều 63. Thẩm quyền của Thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường
1. Thanh tra viên chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường đang thi hành công vụ có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 500.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, g, h và điểm m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Giám đốc Sở, Chánh Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương III Nghị định nậy, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
4. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 175.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước; phạt tiền đến 250.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt tương ứng quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
5. Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này, Tổng Cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản quy định tại Chương III Nghị định này, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Điều 64. Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này, cụ thể như sau:
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h, k, m và o khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỈ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định này.
Điều 65. Thẩm quyền của thanh tra chuyên ngành công thương
Thanh tra chuyên ngành công thương có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 36, 38, 39 và các hành vi vi phạm quy định tại Mục 2 Chương III Nghị định này, cụ thể như sau:
1. Thanh tra viên chuyên ngành, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành công thương đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 38 Nghị định này.
2. Chánh Thanh tra Sở Công Thương; Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Giám đốc Sở Công Thương, Chánh Thanh tra Sở Công Thương ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định Nghị định này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 38 Nghị định này.
3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành do Bộ trưởng Bộ Công Thương, Chánh Thanh tra Bộ Công Thương ra quyết định thanh tra và thành lập Đoàn thanh tra có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 250.000.000 đồng;
c) Đình chỉ hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định tại Nghị định này;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 38 Nghị định này.
4. Chánh Thanh tra Bộ Công Thương, Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 6 Điều 38 Nghị định này.
Điều 66. Thẩm quyền xử phạt của lực lượng Công an nhân dân
Lực lượng Công an nhân dân có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản đối với các hành vi vi phạm quy định các Điều 8, 9, 10, 20, 21, 24, 25, 26, 27, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 41, 43, 44, 45, 47, 48 và Điều 54 Nghị định này, cụ thể như sau:
1. Chiến sĩ công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, Đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm công ar cửa khẩu, khu chế xuất có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, g, h và điểm m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Trưởng Công an cấp huyện; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Trưởng phòng Cảnh sát tội phạm về môi trường; Trưởng phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Trưởng phòng An ninh kinh tế có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định các điểm khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
5. Giám đốc Công an cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường; Cục trưởng cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu; Cục trưởng Cục an ninh kinh tế; Cục trưởng Cục cảnh sát giao thông có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 67. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng
Bộ đội biên phòng có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 8, 9, 10, 20, 21, 24, 26, 27, 32, 34, 35, 37, 45, 47, 48 và Điều 54 Nghị định này tại khu vực biên giới thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ đội biên phòng, cụ thể như sau:
1. Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng.
2. Trạm trưởng, đội trưởng của người được quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng.
Bổ sung
3. Đồn trưởng Đồn biên phòng, Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Bổ sung
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng cấp tỉnh, Hải đoàn trưởng Hải đoàn Biên phòng trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Bổ sung
Điều 68. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển
Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 8, 9, 10, 12, 20, 21, 23, 24, 27, 29, 31, 34, 35, 36, 38, 39, 40, 45, 47,48, 49 và Điều 54 Nghị định này tại khu vực thuộc trách nhiệm quản lý của Cảnh sát biển, cụ thể như sau:
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, g, h và điểm m khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 25.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 100.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Bổ sung
7. Tư lệnh Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.000.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Điều 69. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản được lập theo quy định tại Điều 58 của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
b) Công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra đang thi hành công vụ của Bộ Tài nguyên và Môi trường Cục Quản lý tài nguyên nước, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên môi trường của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại khoản 2 Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
4. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị lập biên bản một lần. Nếu một hành vi vi phạm hành chính đã bị lập biên bản thì không lập biên bản lần thứ hai đối với chính hành vi đó.
Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản mà sau đó cá nhân, tổ chức vẫn tiếp tục thực hiện, mặc dù người có thẩm quyền xử phạt đã buộc chấm dứt hành vi vi phạm, thì khi ra quyết định xử phạt đối với hành vi đó, người có thẩm quyền áp dụng thêm tình tiết tăng nặng quy định tại điểm i khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
5. Trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi phạm hành chính trong cùng một vụ vi phạm hoặc vi phạm nhiều lần thì biên bản xử phạt phải thể hiện đầy đủ các hành vi vi phạm hoặc số lần vi phạm.
Điều 70. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề và đình chỉ hoạt động có thời hạn
1. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động được thực hiện theo quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
2. Thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc thời hạn đình chỉ hoạt động cụ thể đối với một hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này là mức trung bình của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động có thể dưới mức trung bình nhưng không quá mức tối thiểu của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động; nếu có tình tiết tăng nặng thì thời hạn tước, đình chỉ hoạt động có thể trên mức trung bình nhưng không quá mức tối đa của khung thời gian tước hoặc đình chỉ hoạt động.
3. Thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề như sau:
a) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt đã tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề là thời điểm quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành;
b) Trường hợp tại thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà người có thẩm quyền xử phạt chưa tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt vẫn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nội dung quyết định xử phạt phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành của hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề (thời điểm bắt đầu tính thời hạn tước) là kể từ thời điểm mà người vi phạm xuất trình giấy phép, chứng chỉ hành nghề cho người có thẩm quyền xử phạt tạm giữ;
c) Khi tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm b khoản này và khi trả giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tước quyền sử dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản và lưu hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
4. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản; thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành thăm dò, khai thác khoáng sản; thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép.
5. Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, đình chỉ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản; thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có hoạt động về tài nguyên nước và khoáng sản có trách nhiệm giám sát việc chấp hành của tổ chức, cá nhân vi phạm.
Chương V ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 71. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10 tháng 5 năm 2020.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 33/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản.
Điều 72. Điều khoản chuyển tiếp
1. Đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản xảy ra trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết, nếu các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong Nghị định này có lợi cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, thì áp dụng các quy định của Nghị định này để xử lý.
2. Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành nhưng chưa thi hành xong trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực thi hành, mà tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính có khiếu nại thì xem xét áp dụng quy định có lợi của Nghị định này để giải quyết.
Điều 73. Tổ chức thực hiện và trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, tổ chức thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

Nơi nhận:

- Ban Bí thư Trung ương Đảng;

- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;

- Văn phòng Tổng Bí thư;

- Văn phòng Chủ tịch nước;

- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;

- Văn phòng Quốc hội;

- Tòa án nhân dân tối cao;

- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

- Kiểm toán Nhà nước;

- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;

- Ngân hàng Chính sách xã hội;

- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;

- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;

- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,

các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;

- Lưu: VT, CN (2b).

TM. CHÍNH PHỦ

THỦ TƯỚNG

 

 

 

 

 

 

Nguyễn Xuân Phúc

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------

No. 36/2020/ND-CP

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

Hanoi, March 24, 2020

DECREE

Sanctioning of administrative violations in the fields of water resources and minerals

 

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Handling of Administrative Violations dated June 20, 2012;

Pursuant to the Law on Water Resources dated June 21, 2012;

Pursuant to the Law on Minerals dated November 17, 2010;

Pursuant to the Law Amending and Supplementing a Number of Articles of Thirty Seven Laws Related to the Planning Law dated November 20, 2018;

At the proposal of the Minister of Natural Resources and Environment;

The Government hereby promulgates the Decree on sanctioning of administrative violations in the fields of water resources and minerals.

 

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

 

Article 1. Scope of regulation

1. This Decree prescribes acts of administrative violations, forms and levels of sanctions, remedial measures for administrative violations, the competence to impose sanctions of administrative violations and the competence to make written records of administrative violations in the field of water resources and minerals.

2. Administrative violations in the FIELD OF WATER RESOURCES specified in this Decree include: Violations of regulations on survey, planning, exploration, exploitation and use of water resources; violations of regulations on reservoirs and reservoir operation; violations of regulations on water resource protection; violations of regulations on prevention, control and remedy of harmful effects caused by water; violations of regulations on seeking opinions of residential communities and other violations in water resource management as specified in Chapter II of this Decree.

3. Administrative violations of regulations on minerals specified in this Decree include: Violations of regulations on mineral exploration and mining; violations of regulations on auction of the mining right; violations of regulations on use of data and information on geological investigation results of minerals, and mineral exploration; violations of regulations on benefits of localities and people in areas in which minerals are exploited; violations of regulations on protection of unexploited minerals; violations of regulations on mine safety techniques and other mineral-related violations, as specified in Chapter III of this Decree.

4. Other Government's Decrees on sanctioning of relevant administrative violations under the state management shall apply to administrative violations relating to water resources and minerals not specified in this Decree.

Article 2. Subjects of application

1. This Decree applies to domestic and foreign organizations and individuals committing administrative violations in the field of water resources and minerals within the territory, contiguous zones, exclusive economic zones and continental shelves of the Socialist Republic of Vietnam; the persons that have the competence to make written records and the ones competent to impose sanctioning of administrative violations in the fields of water resources and minerals and relevant agencies, organizations and individuals.

2. Organizations sanctioned for administrative violations specified in this Decree include:

a) Economic organizations established under the Law on Enterprises and Law on Cooperatives, including: Sole proprietorships, joint-stock companies, limited liability companies, partnerships and their affiliates (including branches and representative offices), cooperatives, cooperative unions;

b) Foreign investors; foreign-invested Economic organizations; representative offices and branches of foreign traders in Vietnam; representative offices of foreign trade promotion organizations in Vietnam;

c) State agencies committing violations which are not within their assigned scope of management;

d) Socio-political organizations, socio-political-professional organizations, social organizations and socio-professional organizations;

dd) Public non-business units and other organizations established as prescribed by law.

Article 3. Interpretation of terms

In this Decree, the terms below shall be construed as follows:

1. Mineral exploration area means a space limited by permissible surface area and depth which are stated in a mineral exploration license and conformable with the exploration project already appraised by a competent state agency.

2. Mining area means a space within the boundary of a mine defined in the investment project/economic and technical report on mineral exploitation suitable for the permissible mineral reserves included in the mining design within the boundaries of coordinates, area and depth stated in the mineral mining license.

3. A monometallic mine means a mine with metallic minerals in which only metal reserves of one of the metallic minerals are approved: iron; manganese; titanium; tin; tungsten; chromite; gold; silver. Polymetallic mine means a mine with 02 types of metallic minerals that can be recovered during the exploitation and processing process and are approved or recognized by competent authorities as reserves specified in Appendix I (group 7 - types of other metal minerals) of Decree No. 67/2019/ND-CP dated July 31, 2019, of the Government, stipulating the calculation method and collection rate for granting mineral exploitation rights (hereinafter referred to as Decree No. 67/2019/ND-CP). Valuable and recoverable minerals in polymetallic mines include two of the following metals: iron, copper, lead, zinc, tin, tungsten, nickel, cobalt, bismuth, antimony, gold, silver and platinum.

4. Stone slabs mean magmatic, metamorphic and sedimentary rocks with a monolithic recovery of ≥ 0.4 m3, including granite, gabbro, marble, white limestone, white marble; ornamental stones and fine art stones with monolithic recovery of ≥ 0.1 m3; minerals used as cement materials, including all types of stones used as cement raw materials: cement limestone, cement clay, stones used as cement additives and limestone, dolomite used as raw materials for production of industrial lime specified in Clause 5 Article 6 of Decree No. 67/2019/ND-CP.

Article 4. Forms of sanction of administrative violations and remedial measures

1. Principal sanctions:

Any organization or individual that commits administrative violations in the field of water resources and minerals shall be imposed any of the following principal sanctions:

a) A caution;

b) A fine.

The maximum fine for an administrative violation of regulations on water resources imposed on an individual is VND 250,000,000; that imposed on an organization is VND 500,000,000. The maximum fine for an administrative violation of regulations on minerals imposed on an individual is VND 1,000,000,000; that imposed on an organization is VND 2,000,000,000.

c) Deprivation of the right to use license to explore or exploit or use water resources, the license to discharge wastewater into water sources; the groundwater drilling practice license; the mineral exploration license or the mineral mining license from 01 month to 24 months.

2. Additional sanctions:

Depending on the nature and severity of the violation, the organization or individual who commits administrative violations may also be imposed one or several additional sanctions below:

a) Deprivation of the right to use license to explore or exploit water resources, the license to discharge wastewater into water sources; the groundwater drilling practice license; the mineral exploration license or the mineral mining license from 01 month to 24 months;

b) Suspension of the formulation or realization of water resources projects or schemes; suspension of the exploration or exploitation of water resources, exploration or mining of minerals from 01 month to 12 months;

c) Confiscation of the material evidences and/or specimens which are minerals, and means used for commission of administrative violations.

Additional sanctions shall be only applied in association with principal sanctions.

3. Remedial measures:

In addition to principal and additional sanctions, an organization or individual that commits administrative violations may be imposed one or some remedial measures as follows:

a) Forcible implementation of remedial measures against environmental pollution, degradation and depletion of water resources; forcible implementation of measures to prevent environmental pollution and adverse impacts on human health; forcible implementation of remedial measures against droughts, floods and water scarcity; forcible filling and sealing of drilled wells and implementation of measures to protect unexploited minerals and measures for environmental remediation of mining areas;

b) Forcible adoption of remedial measures against land subsidence or other emergencies;

c) Forcible compliance with reservoir operation procedures; forcible implementation of measures to lower the water level of reservoir to the water level before flood; measures to operate reservoirs to reduce floods hitting lowlands; measures to operate reservoirs to ensure annual low-water flow after operation of works during dry season; measures to operate reservoirs to maintain the minimum water level of reservoir during dry season; and remedial measures against water scarcity in lower reservoirs;

d) Forcible compensation for damage if violations cause floods influencing production and daily activities of the people in lowland of the reservoir;

dd) Forcible implementation of measures for land restoration and environmental remediation;

e) Forcible leveling of exploration works; implementation of measures for unmined mineral protection and environmental remediation, and transfer of mineral specimens and its related information to mineral authorities;

g) Forcible leveling of exploration works and environmental remediation within explored area beyond the licensed exploration area; forcible remediation of environment in the explored area; forcible performance of leveling, environmental improvement and remediation activities;

h) Forcible implementation of measures to bring mined areas beyond the licensed mining area to safe state; forcible restoration of land in conformity with mine closure project approved by the competent state agency;

i) Forcible mining of minerals using the mining methods specified in the mineral mining license; mine opening and preparation systems (for underground mining), opening systems (for open-cast mining); mining procedures; mining systems; parameters of a mining system, including bench height and bench face angle; forcible dumping of waste at designated locations specified in the approved mine design/economic and technical report; within mining time frame or in quantity or with mining equipment specified in the license or written permission granted by the competent state agency (regarding river, stream and lake bed sand and gravel);

k) Forcible implementation of measures to renovate environmental protection works, remedial measures against environmental pollution and/or infrastructure damage caused by the mining in excess of permitted mining output;

l) Forcible implementation of remedial measures against technical infrastructure damage; forcible upgrading, repair and maintenance, and construction of roads;

m) Forcible restoration of original condition which has been changed by violations;

n) Forcible transfer of mineral specimens and mineral-related information to mineral authorities;

o) Forcible leveling or demolition of illegally built works; forcible demolition or relocation of obstacles to flows; forcible movement of machinery, equipment and/or assets to out of the mineral exploration/mining areas;

p) Forcible correction of falsified information and data because of violations;

q) Forcible refund of charges for using mineral-related information as notified by competent State agencies, and late payment fines to state budget.

r) Forcible refund of illicit profits earned through the commission of administrative violations:

If an organization or individual exploits water for purposes of producing hydroelectric power, and producing and trading domestic water, the illicit profits earned through the commission of an administrative violation of regulations on water resources equals total value of water exploited minus (-) the exploitation cost. If an organization or individual exploits water for purposes of non-agricultural production other than those of production of hydroelectric power and production of and trading in domestic water, the illicit profits earned through the commission of an administrative violation equals (=) total quantity of water exploited multiplied by (x) prices of domestic water for production and trading in a province minus (-) the exploitation cost.

The illicit profits earned through the commission of an administrative violation of regulations on minerals equals the total value of minerals mined multiplied by (x) the unit price (VND/ton, m3, kg, etc.) applicable at the exploitation time minus (-) the mining cost.

If the organization or individual has paid money for grant of the right to exploit water resources or mining right, resource royalty, environmental protection fees and other fees and charges as prescribed due to its/her/his commission of violation, such payments shall be deducted upon calculation of the illicit profit.

s) Forcible payment of fees for expertise solicitation, inspection and measurement if any violation is committed;

t) Forcible implementation of measures to improve and remediate environment of the mined area, and measures to bring mining areas to the safe state.

Article 5. Fines in handling of administrative violations

1. The fines specified in Chapter II and Chapter III of this Decree are imposed for administrative violations committed by individuals. Fines imposed on household businesses are the same as those imposed on individuals. The fine imposed on an organization is twice as much as the fine imposed on an individual for the same violation.

2. The maximum fines imposed by persons specified in Articles 63, 64, 65, 66, 67 and 68 of this Decree are imposed on individuals. The maximum fines imposed on organizations are twice as much as the fines imposed on individuals.

 

Chapter II

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF WATER RESOURCES, SANCTIONING FORMS AND LEVELS AND REMEDIAL MEASURES

 

Section 1. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON PLANNING, BASELINE SURVEY, EXPLORATION, EXPLOITATION AND USE OF WATER RESOURCES AND GROUNDWATER DRILLING PRACTICE

 

Article 6. Violations of regulations on capacity requirements for implementing baseline survey projects/schemes, or provision of consultancy to elaborate water resource master plans

1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 500,000 shall be imposed for the act of failing to provide sufficient information as required after being selected to implement a baseline survey project/scheme, or provide consultancy for formulation of a water resource master plans.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of failing to send notification to a competent state agency as specified after being selected to implement a baseline survey project/scheme, or provide consultancy for formulation of a water resource master plans.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on the person in charge of technique of a baseline survey project/scheme or person providing consultancy for the formulation of a water resource master plan if, at the same time, he/she is in charge of technical issues of at least 03 baseline survey projects/schemes, or provides consultancy for the formulation of at least 04 water resource master plans.

4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of including inaccurate information in the capacity profile for preparing a scheme/report in course of implementation of a baseline survey project/scheme, or for providing consultancy for formulation of water resource master plans.

5. Additional sanctions:

Suspension of the implementation of the baseline survey project/scheme or provision of consultancy for the formulation of the water resource master plan from 01 month to 06 months for violations specified in Clause 4 of this Article.

Article 7. Violations of regulations on capacity requirements for preparing schemes/reports in application dossiers for water resources licenses

1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 500,000 shall be imposed for the act of failing to include sufficient information about selection for preparing a scheme/report in the application dossier for water resources license.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed for the act of failure send a notification to a competent state agency as specified after being selected to prepare a scheme/report in the application dossier for water resources license.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of including inaccurate information in the capacity profile for preparing a scheme/report in the application dossier for water resources license.

4. Additional sanctions:

Suspension of the formulation of the scheme/report that constitutes the application dossier for water resources license from 01 to 06 months for the violations specified in Clause 3 of this Article.

Article 8. Violations of regulations on monitoring and supervision of water resources during exploitation and use of water resources and discharge of wastewater into water sources

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of failing to submit reports on water resources monitoring and supervision to the competent state agency according to regulations.

2. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to store monitoring and supervision data/data according to regulations;

b) Failing to conduct monitoring of less than 25% of parameters to be monitored according to regulations.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for the act of failing to conduct monitoring of from 25% to less than 50% of parameters to be monitored according to regulations.

4. A fine of between VND 25,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of failing to conduct monitoring of from 50% to less than 75% of parameters to be monitored according to regulations.

5. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to conduct monitoring of at least 75% of parameters to be monitored according to regulations;

b) Failing to install monitoring equipment according to regulations;

c) Failing to conduct monitoring with the specified frequency;

d) Failing to conduct monitoring on time;

dd) Failing to conduct monitoring at designated locations;

e) Failing to connect and transmit monitoring and supervision data to competent State agencies according to regulations.

6. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to conduct monitoring and supervision of water resources during exploitation and use of water resources, and discharge of wastewater into water sources according to regulations;

b) Falsifying water resources monitoring and supervision data.

7. Violations of regulations on monitoring and supervision during discharge of wastewater into water sources

Regulations on sanctioning of administrative violations in the field of environmental protection shall apply to violations of regulations on monitoring and supervision during discharge of wastewater into water sources.

Article 9. Exploration, exploitation and use of water resources without registration or license as prescribed

1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 500,000 shall be imposed for the act of failing to register groundwater exploration/exploitation as specified by law in the cases where the groundwater exploration/exploitation requires registration.

2. The following fines shall be imposed for the act of conducting groundwater exploration without a license:

a) A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of conducting groundwater exploration without a license for a work including 01 drilled well;

b) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of conducting groundwater exploration without a license for a work including 02 drilled wells;

c) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of conducting groundwater exploration without a license for a work including 03 drilled wells;

d) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of conducting groundwater exploration without a license for a work including 04 drilled wells;

dd) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of conducting groundwater exploration without a license for a work including 05 drilled wells or more.

3. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of exploiting and using groundwater for production, trading and service provision with a volume of more than 10 m3/24 hours but less than 30 m3/24 hours.

4. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for one of the following acts of exploiting and using water resources without a license:

a) Exploiting and using groundwater for production, trading and service provision with a volume from 30 m3/24 hours to less than 50 m3/24 hours;

b) Exploiting and using surface water for agricultural production and aquaculture with a volume of more than 0.1 m3/second but less than 0.2 m3/second;

c) Exploiting and using surface water for trading, service provision and non-agricultural production with a volume of more than 100 m3/24 hours but less than 1,000 m3/24 hours;

d) Exploiting and using surface water for electricity generation with an installed capacity of more than 50 kW but less than 500 kW;

dd) Exploiting and using sea water for inland production, trading and service provision with a volume of more than 10,000 m3/24 hours but less than 30,000 m3/24 hours.

5. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for one of the following acts of exploiting and using water resources without a license:

a) Exploiting and using groundwater for production, trading and service provision with a volume from 50 m3/24 hours to less than 100 m3/24 hours;

b) Exploiting and using surface water for agricultural production and aquaculture with a volume from 0.2 m3/second to less than 0.3 m3/second;

c) Exploiting and using surface water for trading, service provision and non-agricultural production with a volume from 1,000 m3/24 hours to less than 2,000 m3/24 hours;

d) Exploiting and using surface water for electricity generation with an installed capacity from 500 kW to less than 1,000 kW;

dd) Exploiting and using sea water for inland production, trading and service provision with a volume from 30,000 m3/24 hours to less than 50,000 m3/24 hours.

6. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for one of the following acts of exploiting and using water resources without a license:

a) Exploiting and using groundwater for production, trading and service provision with a volume from 100 m3/24 hours to less than 200 m3/24 hours;

b) Exploiting and using surface water for agricultural production and aquaculture with a volume from 0.3 m3/second to less than 0.5 m3/second;

c) Exploiting and using surface water for trading, service provision and non-agricultural production with a volume from 2,000 m3/24 hours to less than 3,000 m3/24 hours;

d) Exploiting and using surface water for electricity generation with an installed capacity from 1,000 kW to less than 2,000 kW;

dd) Exploiting and using sea water for inland production, trading and service provision with a volume from 50,000 m3/24 hours to less than 100,000 m3/24 hours.

7. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for one of the following acts of exploiting and using water resources without a license:

a) Exploiting and using groundwater for production, trading and service provision with a volume from 200 m3/24 hours to less than 400 m3/24 hours;

b) Exploiting and using surface water for agricultural production and aquaculture with a volume from 0.5 m3/second to less than 1 m3/second;

c) Exploiting and using surface water for trading, service provision and non-agricultural production with a volume from 3,000 m3/24 hours to less than 10,000 m3/24 hours;

d) Exploiting and using surface water for electricity generation with an installed capacity from 2,000 kW to less than 5,000 kW;

dd) Exploiting and using sea water for inland production, trading and service provision with a volume from 100,000 m3/24 hours to less than 200,000 m3/24 hours.

8. A fine of between VND 70,000,000 and VND 90,000,000 shall be imposed for one of the following acts of exploiting and using water resources without a license:

a) Exploiting and using groundwater for production, trading and service provision with a volume from 400 m3/24 hours to less than 800 m3/24 hours;

b) Exploiting and using surface water for agricultural production and aquaculture with a volume from 1 m3/second to less than 1.5 m3/second;

c) Exploiting and using surface water for trading, service provision and non-agricultural production with a volume from 10,000 m3/24 hours to less than 20,000 m3/24 hours;

d) Exploiting and using surface water for electricity generation with an installed capacity from 5,000 kW to less than 7,000 kW;

dd) Exploiting and using sea water for inland production, trading and service provision with a volume from 200,000 m3/24 hours to less than 300,000 m3/24 hours.

9. A fine of between VND 90,000,000 and VND 110,000,000 shall be imposed for one of the following acts of exploiting and using water resources without a license:

a) Exploiting and using groundwater for production, trading and service provision with a volume from 800 m3/24 hours to less than 1,000 m3/24 hours;

b) Exploiting and using surface water for agricultural production and aquaculture with a volume from 1.5 m3/second to less than 2 m3/second;

c) Exploiting and using surface water for trading, service provision and non-agricultural production with a volume from 20,000 m3/24 hours to less than 50,000 m3/24 hours;

d) Exploiting and using surface water for electricity generation with an installed capacity from 7,000 kW to less than 10,000 kW;

dd) Exploiting and using sea water for inland production, trading and service provision with a volume from 300,000 m3/24 hours to less than 400,000 m3/24 hours.

10. A fine of between VND 110,000,000 and VND 140,000,000 shall be imposed for one of the following acts of exploiting and using water resources without a license:

a) Exploiting and using groundwater for production, trading and service provision with a volume from 1,000 m3/24 hours to less than 1,500 m3/24 hours;

b) Exploiting and using surface water for agricultural production and aquaculture with a volume of at least 2 m3/second;

c) Exploiting and using surface water for trading, service provision and non-agricultural production with a volume from 50,000 m3/24 hours to less than 100,000 m3/24 hours;

d) Exploiting and using surface water for electricity generation with an installed capacity from 10,000 kW to less than 20,000 kW;

dd) Exploiting and using sea water for inland production, trading and service provision with a volume from 400,000 m3/24 hours to less than 500,000 m3/24 hours.

11. A fine of between VND 140,000,000 and VND 170,000,000 shall be imposed for one of the following acts of exploiting and using water resources without a license:

a) Exploiting and using groundwater for production, trading and service provision with a volume from 1,500 m3/24 hours to less than 3,000 m3/24 hours;

b) Exploiting and using surface water for trading, service provision and non-agricultural production with a volume from 100,000 m3/24 hours to less than 200,000 m3/24 hours;

c) Exploiting and using surface water for electricity generation with an installed capacity from 20,000 kW to less than 30,000 kW;

d) Exploiting and using sea water for inland production, trading and service provision with a volume from 500,000 m3/24 hours to less than 700,000 m3/24 hours.

12. A fine of between VND 170,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for one of the following acts of exploiting and using water resources without a license:

a) Exploiting and using groundwater for production, trading and service provision with a volume from 3,000 m3/24 hours to less than 5,000 m3/24 hours;

b) Exploiting and using surface water for trading, service provision and non-agricultural production with a volume from 200,000 m3/24 hours to less than 300,000 m3/24 hours;

c) Exploiting and using surface water for electricity generation with an installed capacity from 30,000 kW to less than 40,000 kW;

d) Exploiting and using sea water for inland production, trading and service provision with a volume from 700,000 m3/24 hours to less than 1,000,000 m3/24 hours.

13. A fine of between VND 200,000,000 and VND 230,000,000 shall be imposed for one of the following acts of exploiting and using water resources without a license:

a) Exploiting and using groundwater for production, trading and service provision with a volume from 5,000 m3/24 hours to less than 12,000 m3/24 hours;

b) Exploiting and using surface water for trading, service provision and non-agricultural production with a volume from 300,000 m3/24 hours to less than 800,000 m3/24 hours;

c) Exploiting and using surface water for electricity generation with an installed capacity from 40,000 kW to less than 50,000 kW;

d) Exploiting and using sea water for inland production, trading and service provision with a volume from 1,000,000 m3/24 hours to less than 2,000,000 m3/24 hours.

14. A fine of between VND 230,000,000 and VND 250,000,000 shall be imposed for one of the following acts of exploiting and using water resources without a license:

a) Exploiting and using groundwater for production, trading and service provision with a volume of at least 12,000 m3/24 hours;

b) Exploiting and using surface water for trading, service provision and non-agricultural production with a volume of at least 800,000 m3/24 hours;

c) Exploiting and using surface water for electricity generation with an installed capacity of at least 50,000 kW;

d) Exploiting and using sea water for inland production, trading and service provision with a volume of at least 2,000,000 m3/24 hours.

15. Fines imposed for exploration, exploitation and use of water resources with an unexpired license expired are the same as those imposed for corresponding acts without a license as specified in Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 and 14 of this Article.

16. Remedial measures:

a) Forcible refund of the illicit profits obtained from the violations specified in this Article;

b) Forcible adaptation of remedial measures against environmental pollution, degradation or depletion of water resources for the act of violations specified in this Article causes pollution and/or degradation of water quality and decrease in water quantity.

Article 10. Violations of regulations on licenses to explore, exploit and use water resources

1. A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed for the act of failing to provide sufficient and accurate data/information about water resources in areas where water resources are explored, exploited and used to the competent state agency as requested.

2. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to submit reports on exploration, exploitation and use of water resources to the competent state agency as specified by law;

b) Untruthfully and insufficiently submitting reports on exploration, exploitation and use of water resources to the competent state agency and failing to comply with reporting regimes;

c) Failing to provide explanation to the licensing agency if the amount of water actually exploited by the license holder is smaller than 70% of the licensed amount in a 12 consecutive month period.

3. If the amount of water exploited/used exceeds the licensed amount, fines specified in Clauses 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13 and 14 Article 9 of this Decree shall be imposed for the act of exceeding the amount of water exploited/used.

4. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Exploiting and using water resources for purposes other than the licensed ones;

b) Exploiting and using water resources against the regulations specified in the license;

c) Exploiting and using water resources at locations/co-ordinates other than those specified in the license;

d) Exploiting and using surface water from the water sources other than the licensed ones;

dd) Exploiting and using groundwater from the aquifers other than the licensed ones;

e) Constructing items serving groundwater exploration with a volume exceeding 10% of the approved volume.

5. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to implement measures to ensure safety, prevention and remedy against negative incidents occurred in course of water exploration, exploitation and use;

b) Exploiting and using groundwater with the rough water level higher than the licensed rough water level according to regulations.

6. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for the act of violations against regulations of the license except for the violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article.

7. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of exploring, exploiting and using water resources during the license suspension period.

8. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Committing any of the violations specified in Clauses 3, 4 and 5 of this Article upon exploitation, use and exploration of groundwater, resulting in subsidence, pollution or saltwater intrusion into aquifers or seriously affect operation of groundwater exploitation works by the people;

b) Committing any of the violations specified at Point a Clause 4, Point b Clause 4, Point d Clause 4 and Point b Clause 5 of this Article upon exploitation and use of surface water, affecting the exploitation and use of other types of water or resulting in floods, artificial waterlogging, droughts or water scarcity or increase in saltwater intrusion, thereby influencing production and daily activities of the people in the lowland.

9. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the license to explore or exploit water resources from 01 to 03 months if the violation specified in Clause 8 of this Article.

10. Remedial measures:

Forcible implementation of remedial measures against environmental pollution, degradation or depletion of water resources for the act of violations specified in Clauses 4 and 5 of this Article causes pollution and/or degradation of water quality and decrease in water quantity.

Article 11. Violations of regulations on groundwater drilling practice

1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 500,000 shall be imposed for the act of failing to carry out the registration as specified in case the groundwater drilling requires registration.

2. A fine of between VND 2,000,000 and VND 4,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to submit annual consolidated reports on groundwater drilling works according to regulations;

b) Failing to send written notification of location and scale of the groundwater drilling work, and expected time limit for construction thereof to a competent state agency according to regulations;

c) Failing to send written notification to a competent state agency if there is any change of the person in charge of technique, registered business lines or assigned tasks according to regulations.

3. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of committing any of following violations of regulations on drilling practice for the drilling work with the casing diameter smaller than 110 mm and the flow less than 200 m3/24 hours:

a) Lending or leasing out the license;

b) Practicing groundwater drilling without the license;

c) Practicing groundwater drilling with an unexpired license, except for the case where the application dossier for license renewal has been submitted according to regulations.

4. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to comply with the approved procedures and technical design when constructing a drilled well;

b) Failing to comply with technical procedure for drilled well filling and sealing according to regulations;

c) Using wastewater, dirty water or water contaminated with oil, toxic chemicals or additives containing pollutants used as drilling fluids or to mix with drilling fluids to pour them into drilled wells;

d) Failing to obtain a drilling license to conduct the filling and sealing of a drilled well which is constructed for the purpose of exploiting groundwater and has casing diameter larger than 60 mm or a depth of 30 m or more;

dd) Failing to practice drilling in the scale specified in the groundwater drilling practice license;

e) Providing groundwater exploration and/or exploitation drilling services to an organization or individual without obtaining the license to explore or exploit groundwater according to regulations.

5. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of committing any of following violations of regulations on groundwater drilling practice for the drilling work with the casing diameter smaller than 250 mm and the flow from 200 m3/24 hours to less than 3,000 m3/24 hours:

a) Lending or leasing out the license;

b) Practicing groundwater drilling without the license;

c) Practicing groundwater drilling with an unexpired license, except for the case where the application dossier for license renewal has been submitted according to regulations.

6. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation of regulations on groundwater drilling practice with a scale other than that specified in Clause 2 and Clause 5 of this Article:

a) Lending or leasing out the license;

b) Practicing groundwater drilling without the license;

c) Practicing groundwater drilling with an unexpired license, except for the case where the application dossier for license renewal has been submitted according to regulations.

7. A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Keep carrying out drilling activities when such drilling activities cause land subsidence or other emergencies which cause adverse impacts on construction works and life of the people in the area where drilling activities are conducted;

b) Failing to take remedial measures against the land subsidence or other emergencies which cause adverse impacts on construction works and life of the people in the area where drilling activities are conducted.

8. Additional sanctions:

a) Deprivation of the right to use the groundwater drilling practice license from 03 to 06 months for the acts of violations specified at Point a Clause 3, Point a Clause 4, Point a Clause 5 and Point a Clause 6 of this Article;

b) Suspension of the groundwater exploration drilling from 03 to 06 months if the violation specified at Point e Clause 4 of this Article.

9. Remedial measures:

a) Forcible implementation of remedial measures against environmental pollution, degradation or depletion of water resources for the act of violations specified in Points b and c Clause 3, Points b and c Clause 5, Points b and c Clause 6 and Clause 7 of this Article causes pollution and/or degradation of water quality and decrease in water quantity.

b) Forcible implementation of remedial measures against land subsidence or other emergencies if the violation specified in Clause 7 of this Article.

Article 12. Violations of regulations on transfer of right to exploit water resources and falsification of water resources license

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of the falsification of the water resources license.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of transfer of the water exploitation right without the consent given by the licensing agency.

3. Additional sanctions:

a) Deprivation of the right to use the water resources license from 03 to 06 months if the violation specified in Clause 1 of this Article;

b) Deprivation of the right to use the water resources license for 06 - 12 months if the violation specified in Clause 2 of this Article.

Article 13. Violations of regulations on reservoirs and dams

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of failing to transfer boundary markers of safety perimeters of water source to the Commune-level People’s Committee where the reservoir is located according to regulations.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation if the reservoir capacity is less than 1,000,000 m3:

a) Using the surface area of the reservoir for aquaculture or provision of tourism and/or entertainment services without the written approval by the state agency managing water resources, if the reservoir is in the system of irrigation works, regulations on sanctioning of administrative violations of regulations on operation and protection of irrigation works shall apply;

b) Failing to comply with regulations on reporting of operation of works according to regulations.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Committing any of the violations specified in Clause 2 of this Article for a reservoir with a capacity from 1,000,000 m3 to less than 10,000,000 m3;

b) Failing to formulate the plan for planting of boundary markers of safety perimeters of reservoirs in case boundary markers have not yet been planted.

4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Committing any of the violations specified in Clause 2 of this Article for a reservoir with a capacity from 10,000,000 m3 to less than 50,000,000 m3;

b) Failing to conduct or incorrectly conducting monitoring and observation of minimum flows as prescribed for reservoirs and dams;

c) Failing to plant boundary markers or failing to comply with the boundary marker planting plan approved by a competent state agency.

5. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the acts of violation specified in Clause 2 of this Article for a reservoir with a capacity from 50,000,000 m3 to less than 1,000,000,000 m3.

6. A fine of between VND 60,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed for any of the acts of violation specified in Clause 2 of this Article for a reservoir with a capacity of 100,000,000 m3 or more.

7. A fine of between VND 100,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to maintain the minimum flows as regulated with respect to reservoirs and dams;

b) Failing to implement or incorrectly implementing the annual plan for regulating water stored in the reservoir;

c) Failing to conduct the meteorological and hydrological monitoring, and calculation and forecasting of the reservoir or dam inflow to serve its operation;

d) Failing to formulate plans for prevention and control of floods, inundation, droughts and water shortage in lowlands;

dd) Failing to provide caution and notifications of reservoir/dam discharge;

e)) Failing to maintain the water levels as specified during flood season according to the reservoir operation procedure approved by a competent state agency;

g) Operating the reservoir/dam to discharge water with a volume in excess of that specified in the reservoir operation procedure under normal weather conditions.

8. A fine of between VND 200,000,000 and VND 220,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to formulate the plan for response to dam failures and other incidents seriously threatening the safety of works, lives and property of the people in lowland of the reservoir/dam;

b) Failing to formulate the annual plan for regulating water stored in the reservoir;

c) Discharging water with a volume in excess of that specified in the reservoir operation procedure upon occurrence of flooding.

9. A fine of between VND 220,000,000 and VND 250,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to follow the reservoir operation order of the competent state agency in case of a flood, drought or water scarcity or in another emergency case;

b) Failing to comply with procedure for closing and opening valves of the discharge work as specified with respect to reservoirs and dams;

c) Failing to implement or incorrectly implementing the plan for regulating and distributing water sources in river basins promulgated by the competent state agency;

d) Committing any of the violations specified at Point g Clause 7 and Point c Clause 8 of this Article resulting in unexpected flash floods that cause adverse impacts on production activities and life of the people in lowland of the reservoir/dam.

10. Additional sanctions:

a) Deprivation of the right to use the license to exploit water resources from 01 to 03 months for the acts of violations specified at Points a and g Clause 7; Point c Clause 8; Point a Clause 9 of this Article results in unexpected flash floods that cause adverse impacts on production and life of the people in lowland of the reservoir/dam;

b) Suspension if the exploitation and use of water resources from 03 to 06 months if the violation specified at Point d Clause 9 of this Article.

11. Remedial measures:

Forcible implementation of remedial measures against the flood, inundation, drought or water shortage for the acts of violations specified at Point g Clause 7, Point c Clause 8 and Clause 9 of this Article results in unexpected flash floods that cause adverse impacts on production activities and life of the people in lowland of the reservoir/dam.

 

Section 2. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON INTER-RESERVOIR OPERATION PROCEDURE

 

Article 14. Violations of regulations on monitoring, forecasting and provision of information and data as specified in inter-reservoir operation procedure

1. The following fines shall be imposed for the act of one of the following violations of regulations on provision of information/data:

a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly adopting methods of providing information/data according to regulations;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of failing to provide information/data within specified time limit;

c) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on the agency/unit that is obliged to provide information/data for its failing to provide accurate and sufficient information/data according to regulations;

d) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of failing to provide accurate and sufficient information/data according to regulations;

dd) A fine of from VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of failing to provide information/data according to regulations.

2. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly implementing regulations on monitoring and forecasting under normal weather conditions during flood season:

a) Incorrectly carrying out monitoring and calculation of reservoir water level, reservoir inflow, weir and plant overflow rate and intake flow rate within specified periods;

b) Issuing forecasts that fail to contain required contents.

3. A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly implementing regulations on monitoring and forecasting during dry season:

a) Incorrectly carrying out monitoring and calculation of reservoir water level, reservoir inflow, weir and plant overflow rate, intake flow rate and upper and lower reservoir water levels within specified periods;

b) Issuing forecasts that fail to contain required contents.

4. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of failing to carry out monitoring and forecasting activities under normal weather conditions during flood season according to regulations:

a) Failing to carry out monitoring and calculation of reservoir water level, reservoir inflow, weir and plant overflow rate and intake flow rate according to regulations;

b) Failing to issue reservoir flood forecasts according to regulations.

5. A fine of between VND 70,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed for the act of failing to carry out monitoring and forecasting activities during dry season:

a) Failing to carry out monitoring of reservoir inflow, weir and plant overflow rate, intake flow rate and upper and lower reservoir water levels according to regulations;

b) Failing to forecast reservoir inflow according to regulations;

c) Failing to formulate and notify the plan to supply water to lowlands to the competent state agency according to regulations;

d) Failing to propose and notify the competent state agency of the plan to regulate water for lowlands in case of an emergency, drought or water shortage that influences the reservoir operation according to regulations.

6. A fine of between VND 80,000,000 and VND 90,000,000 shall be imposed for the act of falsification of monitoring and/or forecasting information and data.

7. The fine for each violation specified in Clauses 1, 2 and 4 of this Article shall increase thrice in case a flood-producing rain may occur.

Article 15. Violations of regulations on maintaining water level before flood under normal weather conditions as specified in inter-reservoir operation procedure

1. The following fines shall be imposed for the act of violations of regulations on maintaining water level before flood under normal weather conditions with respect to the reservoir whose total capacity is less than 200 million m3:

a) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly operating the reservoir, resulting in an increase in reservoir water level which is higher than the water level before flood by under 30% of the difference between the retention water level and the water level before flood;

b) A fine of between VND 70,000,000 and VND 90,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly operating the reservoir, resulting in an increase in reservoir water level which is higher than the water level before flood by under 60% of the difference between the retention water level and the water level before flood;

c) A fine of between VND 90,000,000 and VND 110,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly operating the reservoir, resulting in an increase in reservoir water level which is higher than the water level before flood by at least 60% of the difference between the retention water level and the water level before flood;

d) A fine of between VND 110,000,000 and VND 130,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly operating reservoir, resulting in an increase in the reservoir water level which is equal to or higher than the retention water level.

2. The following fines shall be imposed for the act of violations of regulations on maintaining water level before flood under normal weather conditions with respect to the reservoir whose total capacity is from 200 m3 to less than 300 million m3:

a) A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly operating the reservoir, resulting in an increase in reservoir water level which is higher than the water level before flood by under 30% of the difference between the retention water level and the water level before flood;

b) A fine of between VND 100,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly operating the reservoir, resulting in an increase in reservoir water level which is higher than the water level before flood by from 30% to less than 60% of the difference between the retention water level and the water level before flood;

c) A fine of between VND 120,000,000 and VND 140,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly operating the reservoir, resulting in an increase in reservoir water level which is higher than the water level before flood by at least 60% of the difference between the retention water level and the water level before flood;

d) A fine of between VND 140,000,000 and VND 160,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly operating reservoir, resulting in an increase in the reservoir water level which is equal to or higher than the retention water level.

3. The following fines shall be imposed for the act of violations of regulations on maintaining water level before flood under normal weather conditions with respect to the reservoir whose total capacity is from 300 million m3 to less than 500 million m3:

a) A fine of between VND 100,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly operating the reservoir, resulting in an increase in reservoir water level which is higher than the water level before flood by under 30% of the difference between the retention water level and the water level before flood;

b) A fine of between VND 120,000,000 and VND 140,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly operating the reservoir, resulting in an increase in reservoir water level which is higher than the water level before flood by from 30% to less than 60% of the difference between the retention water level and the water level before flood;

c) A fine of between VND 140,000,000 and VND 160,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly operating the reservoir, resulting in an increase in reservoir water level which is higher than the water level before flood by at least 60% of the difference between the retention water level and the water level before flood;

d) A fine of between VND 160,000,000 and VND 180,000,000 shall be imposed for the act of failing to incorrectly operating reservoir, resulting in an increase in the reservoir water level which is equal to or higher than the retention water level.

4. The following fines shall be imposed for the act of violations of regulations on maintaining water level before flood under normal weather conditions with respect to the reservoir whose total capacity is 500 million m3 or more:

a) A fine of between VND 120,000,000 and VND 140,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly operating the reservoir, resulting in an increase in reservoir water level which is higher than the water level before flood by under 30% of the difference between the retention water level and the water level before flood;

b) A fine of between VND 140,000,000 and VND 160,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly operating the reservoir, resulting in an increase in reservoir water level which is higher than the water level before flood by from 30% to less than 60% of the difference between the retention water level and the water level before flood;

c) A fine of between VND 160,000,000 and VND 180,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly operating the reservoir, resulting in an increase in reservoir water level which is higher than the water level before flood by at least 60% of the difference between the retention water level and the water level before flood;

d) A fine of between VND 180,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for the act of failing to incorrectly operating reservoir, resulting in an increase in the reservoir water level which is equal to or higher than the retention water level.

5. A fine of between VND 220,000,000 and VND 250,000,000 shall be imposed for any of the acts of violation specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article if such violation causes flood which adversely influences production activities and life of the people in lowland of the reservoir.

6. Remedial measures:

a) Forcible implementation of reservoir operation measures to lower the reservoir water level to the water level before flood;

b) Forcible implementation of remedial measures against damage caused by any of the violations specified in Clause 5 of this Article.

Article 16. Violations of regulations on reservoir operation for the purpose of reducing floods hitting lowlands as specified in inter-reservoir operation procedure

1. The following fines shall be imposed for the act of operating the reservoir to discharge water with a volume exceeding the reservoir inflow during operation of the reservoir for reducing flood hitting the lowland with respect to the reservoir whose total capacity is less than 200 million m3:

a) A fine of between VND 140,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed for the act of discharging water with a volume exceeding the reservoir inflow if the exceeding volume is under 20% of the reservoir inflow;

b) A fine of between VND 150,000,000 and VND 160,000,000 shall be imposed for the act of discharging water with a volume exceeding the reservoir inflow if the exceeding volume is from 20% to under 40% of the reservoir inflow;

c) A fine of between VND 160,000,000 and VND 170,000,000 shall be imposed for the act of discharging water with a volume exceeding the reservoir inflow if the exceeding volume is from 40% to under 60% of the reservoir inflow;

d) A fine of between VND 170,000,000 and VND 180,000,000 shall be imposed for the act of discharging water with a volume exceeding the reservoir inflow if the exceeding volume is from 60% to under 80% of the reservoir inflow;

dd) A fine of between VND 180,000,000 and VND 190,000,000 shall be imposed for the act of discharging water with a volume exceeding the reservoir inflow if the exceeding volume is at least 80% of the reservoir inflow;

2. The following fines shall be imposed for the act of operating the reservoir to discharge water with a volume exceeding the reservoir inflow during operation of the reservoir for reducing flood hitting the lowland with respect to the reservoir whose total capacity is from 200 million m3 to less than 300 million m3:

a) A fine of between VND 150,000,000 and VND 160,000,000 shall be imposed for the act of operating the reservoir to discharge water with a volume exceeding the reservoir inflow if the exceeding volume is under 20% of the reservoir inflow;

b) A fine of between VND 160,000,000 and VND 170,000,000 shall be imposed for the act of discharging water if the exceeding volume is from 20% to under 40% of the reservoir inflow;

c) A fine of between VND 170,000,000 and VND 180,000,000 shall be imposed for the act of discharging water with a volume exceeding the reservoir inflow if the exceeding volume is from 40% to under 60% of the reservoir inflow;

d) A fine of between VND 180,000,000 and VND 190,000,000 shall be imposed for the act of discharging water if the exceeding volume is from 60% to under 80% of the reservoir inflow;

dd) A fine of between VND 190,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for the act of discharging water with a volume exceeding the reservoir inflow if the exceeding volume is at least 80% of the reservoir inflow.

3. The following fines shall be imposed for the act of operating the reservoir to discharge water with a volume exceeding the reservoir inflow during operation of the reservoir for reducing flood hitting the lowland with respect to the reservoir whose total capacity is from 300 million m3 to less than 500 million m3:

a) A fine of between VND 160,000,000 and VND 170,000,000 shall be imposed for the act of discharging water with a volume exceeding the reservoir inflow if the exceeding volume is under 20% of the reservoir inflow;

b) A fine of between VND 170,000,000 and VND 180,000,000 shall be imposed for the act of discharging water if the exceeding volume is from 20% to under 40% of the reservoir inflow;

c) A fine of between VND 180,000,000 and VND 190,000,000 shall be imposed for the act of discharging water with a volume exceeding the reservoir inflow if the exceeding volume is from 40% to under 60% of the reservoir inflow;

d) A fine of between VND 190,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for the act of discharging water if the exceeding volume is from 60% to under 80% of the reservoir inflow;

dd) A fine of between VND 200,000,000 and VND 210,000,000 shall be imposed for the act of discharging water with a volume exceeding the reservoir inflow if the exceeding volume is at least 80% of the reservoir inflow.

4. The following fines shall be imposed for the act of operating the reservoir to discharge water with a volume exceeding the reservoir inflow during operation of the reservoir for reducing flood hitting the lowland with respect to the reservoir whose total capacity is 500 million m3 or more:

a) A fine of between VND 170,000,000 and VND 180,000,000 shall be imposed for the act of discharging water with a volume exceeding the reservoir inflow if the exceeding volume is under 20% of the reservoir inflow;

b) A fine of between VND 180,000,000 and VND 190,000,000 shall be imposed for the act of discharging water if the exceeding volume is from 20% to under 40% of the reservoir inflow;

c) A fine of between VND 190,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for the act of discharging water with a volume exceeding the reservoir inflow if the exceeding volume is from 40% to under 60% of the reservoir inflow;

d) A fine of between VND 200,000,000 and VND 210,000,000 shall be imposed for the act of discharging water if the exceeding volume is from 60% to under 80% of the reservoir inflow;

dd) A fine of between VND 210,000,000 and VND 220,000,000 shall be imposed for the act of discharging water with a volume exceeding the reservoir inflow if the exceeding volume is at least 80% of the reservoir inflow.

5. A fine of between VND 220,000,000 and VND 250,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Committing any of the violations specified in this Article resulting in flooding which adversely influences production activities and life of the people in lowland of the reservoir;

b) Discharging water with a volume that exceeds the reservoir inflow when the reservoir water level reaches the retention water level as specified in the inter-reservoir operation procedure.

6. Remedial measures:

 a) Forcible implementation of measures to operate the reservoir to reduce flood hitting the lowland;

b) Forcible implementation of remedial measures against damage caused by the violations specified at Point a Clause 5 of this Article.

Article 17. Violations of regulations on operating reservoirs to reduce reservoir water level for flood preparedness and reduce reservoir water level to maximum water level before flood as specified in inter-reservoir operation procedure

1. A fine of between VND 120,000,000 and VND 140,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Reducing the reservoir water level for flood preparedness against regulations when having urgent news of storm, tropical depression or any other weather event that may cause rain and/or flood;

b) Reducing the reservoir water level to maximum water level before flood against regulations after the reduction of flood hitting the lowland is done.

2. A fine of between VND 140,000,000 and VND 160,000,000 shall be imposed for the act of failing to operate the reservoir to discharge an amount of water equal to the reservoir inflow with the aim of maintaining current reservoir water level after the reduction of reservoir water level for flood preparedness is done while conditions for reducing flood hitting the lowland are not satisfied.

3. Remedial measures:

 a) Forcible implementation of reservoir operation measures to reduce reservoir water level for flood preparedness and reduce the reservoir water level to maximum water level before flood according to regulations;

b) Forcible implementation of remedial measures against damage caused by any of the violations in this Article which cause flooding affecting production activities and life of the people in lowland of the reservoir.

Article 18. Violations of regulations on maintaining annual low-water flow upon the completion of works during dry season as specified in inter-reservoir operation procedure

1. The following fines shall be imposed for the act of discharging water with a volume or total volume smaller than the regulated one with respect to the reservoir whose total capacity is less than 200 million m3:

a) A fine of between VND 110,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed if the volume of discharged water is less than 20% smaller than the regulated one;

b) A fine of between VND 120,000,000 and VND 130,000,000 shall be imposed if the volume of discharged water is from 20% to less than 50% smaller than the regulated one;

c) A fine of between VND 130,000,000 and VND 140,000,000 shall be imposed if the volume of discharged water is 50% or more smaller than the regulated one;

d) A fine of between VND 140,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed for the act of failing to discharge the required volume or total volume of water.

2. The following fines shall be imposed for the act of discharging water with a volume or total volume smaller than the regulated one with respect to the reservoir whose total capacity is from 200 million m3 to less than 300 million m3:

a) A fine of between VND 120,000,000 and VND 130,000,000 shall be imposed if the volume of discharged water is less than 20% smaller than the regulated one;

b) A fine of between VND 130,000,000 and VND 140,000,000 shall be imposed if the volume of discharged water is from 20% to less than 50% smaller than the regulated one;

c) A fine of between VND 140,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed if the volume of discharged water is 50% or more smaller than the regulated one;

d) A fine of between VND 150,000,000 and VND 160,000,000 shall be imposed for the act of failing to discharge the required volume or total volume of water.

3. The following fines shall be imposed for the act of discharging water with a volume or total volume smaller than the regulated one with respect to the reservoir whose total capacity is from 300 million m3 to less than 500 million m3:

a) A fine of between VND 130,000,000 and VND 140,000,000 shall be imposed if the volume of discharged water is less than 20% smaller than the regulated one;

b) A fine of between VND 140,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed if the volume of discharged water is from 20% to less than 50% smaller than the regulated one;

c) A fine of between VND 150,000,000 and VND 160,000,000 shall be imposed if the volume or total volume of discharged water is 50% or more smaller than the regulated one;

d) A fine of between VND 160,000,000 and VND 170,000,000 shall be imposed for the act of failing to discharge the required volume or total volume of water.

4. The following fines shall be imposed for the act of discharging water with a volume or total volume smaller than the regulated one with respect to the reservoir whose total capacity is 500 million m3 or more:

a) A fine of between VND 140,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed if the volume of discharged water is less than 20% smaller than the regulated one;

b) A fine of between VND 150,000,000 and VND 160,000,000 shall be imposed if the volume of discharged water is from 20% to less than 50% smaller than the regulated one;

c) A fine of between VND 160,000,000 and VND 170,000,000 shall be imposed if the volume of discharged water is 50% or more smaller than the regulated one;

d) A fine of between VND 170,000,000 and VND 180,000,000 shall be imposed for the act of failing to discharge the required volume or total volume of water.

5. A fine of between VND 220,000,000 and VND 250,000,000 shall be imposed for the act of failing to discharge water with the regulated volume resulting in serious water shortage in the lowland.

6. Remedial measures:

 a) Forcible implementation of measures to maintain the annual low-water flow upon the completion of works during dry season;

b) Forcible implementation of remedial measures against droughts or water shortage for the acts of violations specified in this Article results water shortage in the lowland.

Article 19. Violations of regulations on daily water discharge period during dry season as specified in inter-reservoir operation procedure

1. A fine of between VND 70,000,000 and VND 90,000,000 shall be imposed for the act of failing to discharge water on a daily basis within a period of less than 5 days.

2. A fine of between VND 90,000,000 and VND 110,000,000 shall be imposed for the act of failing to discharge water on a daily basis within a period of from 05 days to less than 10 days.

3. A fine of between VND 110,000,000 and VND 130,000,000 shall be imposed for the act of failing to discharge water on a daily basis within a period of from 10 days to less than 20 days.

4. A fine of between VND 130,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed for the act of failing to discharge water on a daily basis within a period of from 20 days to less than 30 days.

5. A fine of between VND 150,000,000 and VND 170,000,000 shall be imposed for the act of failing to discharge water on a daily basis within a period of from 30 days to less than 60 days.

6. A fine of between VND 170,000,000 and VND 190,000,000 shall be imposed for the act of failing to discharge water on a daily basis within a period of 60 days or more.

7. A fine of between VND 220,000,000 and VND 250,000,000 shall be imposed for the act of failing to discharge water within the specified period resulting in serious water shortage in the lowland.

8. Remedial measures:

Forcible implementation of remedial measures against droughts or water shortage for the acts of violations specified in this Article results in serious water shortage in the lowland and serious influence on operation of other reservoirs in the river basin.

 

Section 3. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON WATER RESOURCES PROTECTION

 

Article 20. Acts of discharging wastewater into water sources without license as specified

1. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Discharging wastewater into water sources with a discharged wastewater volume of more than 5 m3/24 hours to less than 50 m3/24 hours, except for the case specified at Point b of this Clause;

b) Discharging aquaculture wastewater into water sources with a discharged wastewater volume of more than 10,000 m3/24 hours to less than 30,000 m3/24 hours.

2. A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Discharging wastewater into water sources with a discharged wastewater volume of more than 50 m3/24 hours to less than 100 m3/24 hours, except for the case specified at Point b of this Clause;

b) Discharging aquaculture wastewater into water sources with a discharged wastewater volume of from 30,000 m3/24 hours to less than 50,000 m3/24 hours.

3. A fine of between VND 60,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Discharging wastewater into water sources with a discharged wastewater volume of from 100 m3/24 hours to less than 500 m3/24 hours, except for the case specified at Point b of this Clause;

b) Discharging aquaculture wastewater into water sources with a discharged wastewater volume of from 50,000 m3/24 hours to less than 70,000 m3/24 hours.

4. A fine of between VND 60,000,000 and VND 90,000,000 shall be imposed for the act of discharging wastewater containing toxic chemicals and/or radioactive substances into water sources with a discharged wastewater volume not exceeding 5 m3/24 hours.

5. A fine of between VND 100,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Discharging wastewater into water sources with a discharged wastewater volume of from 500 m3/24 hours to less than 1,000 m3/24 hours, except for the case specified at Point b of this Clause;

b) Discharging aquaculture wastewater into water sources with a discharged wastewater volume of from 70,000 m3/24 hours to less than 100,000 m3/24 hours.

6. A fine of between VND 140,000,000 and VND 160,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Discharging wastewater into water sources with a discharged wastewater volume of from 1,000 m3/24 hours to less than 2.000 m3/24 hours, except for the case specified at Point b of this Clause;

b) Discharging aquaculture wastewater into water sources with a discharged wastewater volume of from 100,000 m3/24 hours to less than 150,000 m3/24 hours.

7. A fine of between VND 180,000,000 and VND 220,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Discharging wastewater into water sources with a discharged wastewater volume of from 2,000 m3/24 hours to less than 3,000 m3/24 hours, except for the case specified at Point b of this Clause;

b) Discharging aquaculture wastewater into water sources with a discharged wastewater volume of from 150,000 m3/24 hours to less than 200,000 m3/24 hours.

8. A fine of between VND 220,000,000 and VND 250,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Discharging wastewater into water sources with a discharged wastewater volume of at least 3,000 m3/24 hours, except for the case specified at Point b of this Clause;

b) Discharging aquaculture wastewater into water sources with a discharged wastewater volume of at least 200,000 m3/24 hours.

9. Fines imposed for the act of discharge of wastewater which requires a license into the centralized wastewater collection and treatment system that is yet to be licensed to discharge wastewater into water sources are the same as those for corresponding violations specified at Point a Clauses 2, 3, 4, 5, 6, 7 and 8 of this Article.

10. Fines imposed for the act of discharge of wastewater into water sources with an unexpired license are the same as those for discharge of wastewater into water sources without the license as specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 and 8 of this Article.

11. Remedial measures:

Forcible implementation of remedial measures against environmental pollution and/or depletion of water resources for the act of violations specified in this Article causes pollution and/or degradation of water quality.

Article 21. Violations of regulations on license to discharge wastewater into water sources

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to submit reports on discharge of wastewater into water sources to the competent state agency as specified by law;

b) Failing to promptly submit a report on the water pollution caused by discharge of wastewater to the licensing agency and local competent state agency.

c) Submitting an untruthful or insufficient report on discharge of wastewater into water sources to the competent state agency according to regulations.

2. A fine of between VND 100,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to discharge wastewater at the locations/co-ordinates specified in the license;

a) Failing to discharge wastewater into water sources according to the regulations and methods specified in the license.

3. A fine of between VND 120,000,000 and VND 130,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to collect wastewater according to the design specified in the license;

b) Failing to correctly operate the wastewater treatment system according to operating procedure specified in the license;

c) Failing to have human resources and equipment necessary to respond to water pollution incidents;

d) Giving permission to other organizations and individuals to discharge wastewater into the wastewater collection and treatment system in which the license holder is invested and which is managed and operated by the license holder inconsistently with regulations in the license.

4. If the discharged wastewater volume exceeds the licensed one, fines imposed for exceeding volumes are the same as fines for corresponding violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 and 8 Article 20 of this Decree.

5. Fines imposed for the act of discharge of wastewater containing pollutants with concentration in excess of the licensed one into water sources shall be governed by regulations on sanctioning of administrative violations of regulations on environmental protection.

6. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for the act of violations against regulations of the license except for the violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article.

7. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the license to discharge wastewater into water sources from 03 to 06 months for the acts of violations specified in Clauses 2, 3, 4 and 5 of this Article results in water pollution or serious damage to aquatic ecosystems and aquaculture within an area.

8. Remedial measures:

Forcible implementation of remedial measures against pollution, degradation or depletion of water resources for the act of violations specified in this Article causes pollution and/or degradation of water quality and decrease in water quantity.

Article 22. Violations of regulations on water resources protection

1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 500,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to submit reports on drilled well filling and sealing to the competent state agency according to regulations;

b) Failing to promptly submit reports on any emergency that adversely influences the water quality and/or drilled well’s water level to the competent state agency according to regulations;

c) Failing to conduct the filling and sealing of drilled wells which are no longer used or are damaged (for each drilled well) in case where the license to explore or exploit groundwater is not required;

d) Failing to notify the date and place of drilled well filling and sealing to the competent state agency according to regulations.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Managing and operating a work in the manner that causes water loss or water waste;

b) Installing drilled well mouth against regulations;

c) Using drilled well cleaning and disinfection chemicals which are not on the list of allowed chemicals.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to take remedial measures against operating activities-induced emergencies that affect quality and/or water level in the drilled well;

b) Failing to conduct the filling and sealing of drilled wells which are no longer used or are damaged (for each drilled well) in case where the license to explore or exploit groundwater is required.

4. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of failing to cooperate with the People’s Committee of the district or commune where the water exploitation work is available and relevant authorities in determining boundary of the domestic water supply protection zone for the work on site after the approval or announcement thereof.

5. A fine of between VND 80,000,000 and VND 90,000,000 shall be imposed for the act of failing to comply with national technical regulations on safety and prevention of groundwater degradation and depletion upon carrying out exploitation of mineral or underground construction.

6. A fine of between VND 140,000,000 and VND 160,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to build the rainwater collection system separately from the wastewater collection system while constructing, improving or upgrading businesses;

b) Failing to build the wastewater treatment system while constructing, improving or upgrading businesses.

7. A fine of between VND 160,000,000 and VND 180,000,000 shall be imposed for the act of discharging wastewater or transporting wastes into the domestic water supply protection zone.

8. A fine of between VND 180,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for the act of construction of groundwater exploitation works in the area where the groundwater exploitation is restricted according to regulations.

9. A fine of between VND 220,000,000 and VND 250,000,000 shall be imposed for the act of discharge of wastewater into bowels of the earth through drilled wells, dug wells and in other forms with the aim of discharging wastewater into bowels of the earth.

10. Additional sanctions:

b) Suspension of manufacturing and trading activities from 03 to 06 months if the violation specified at Point b Clause 6 of this Article.

11. Remedial measures:

 a) Forcible implementation of filling and sealing of the drilled well/well if the violation specified at Point c Clause 1 and Point b Clause 3 of this Article;

b) Forcible dismantlement of the works for the acts of violations specified in Clause 7 and Clause 8 of this Article;

c) Forcible implementation of remedial measures against pollution, degradation or depletion of water resources for the act of violations specified in this Article causes pollution and/or degradation of water quality and decrease in water quantity.

Article 23. Violations of regulations on prevention and control of pollution, degradation and depletion of water resources

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of failing to adopt measures to prevent leaks or spillage of wastewater storage pond, lake or area if the stored wastewater does not contain hazardous waste.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for the act of use of agrochemicals, veterinary medicines and other chemicals in crop production, breeding and aquaculture against technical regulations resulting in the water pollution.

3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to formulate plans for prevention and control of pollution, degradation and depletion of water resources upon building economic zones, industrial parks, export-processing zones, hi-tech zones, industrial clusters, urban areas, populated areas, tourism areas, recreational areas, waterway routes, roads, underground works, water supply and drainage works, mining works, power plants, wastewater storage areas, businesses and other works that may cause pollution, degradation and depletion of water resources;

b) Failing to have plans, equipment and human resources for preventing and reducing sea water pollution when carrying out activities at sea.

4. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to implement measures to ensure safety and prevent leaks or loss resulting in pollution of water sources of businesses, service providers, mining facilities and other production activities that use toxic chemicals;

b) Failing to implement measures to prevent leaks or spillage of the pond, lake or zone storing wastewater that contains hazardous waste.

5. A fine of between VND 200,000,000 and VND 220,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Pumping water and draining in mining or construction resulting in decrease of underground water levels and water depletion;

b) Failing to adopt remedial measures as instructed by the state agency managing water resources when pumping water and draining in mining or construction resulting in decrease of underground water level and water depletion.

6. A fine of between VND 220,000,000 and VND 250,000,000 shall be imposed for the act of discharge of toxic gases directly into the water sources.

7. Additional sanctions:

Suspension of manufacturing and trading activities from 01 to 03 months if the violation specified at Point b Clause 4 of this Article.

8. Remedial measures:

Forcible implementation of remedial measures against pollution, degradation or depletion of water resources for the act of violations specified in this Article causes pollution and/or degradation of water quality and decrease in water quantity.

Article 24. Violations of regulations on response to water pollution incidents

1. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to formulate a water pollution incident response plan;

b) Failing to provide equipment necessary for response to the water pollution incident caused by an act of violation;

c) Failing to notify the competent state agency of the occurrence of a water pollution incident.

2. A fine of between VND 120,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed for the act of failing to implement measures to promptly respond to the water pollution incident caused by an act of violation.

3. A fine of between VND 220,000,000 and VND 250,000,000 shall be imposed for the act of failing to implement measures to promptly respond to the water pollution incident caused by an act of violation resulting in serious water pollution.

4. Remedial measures:

Forcible implementation of remedial measures against environmental pollution and/or degradation of water resources caused by any of the violations specified in Clauses 2 and 3 of this Article.

Article 25. Violations of regulations on maintenance of water flow and prevention of river bank and terrace erosion

1. A caution or a fine of between VND 100,000 and VND 500,000 shall be imposed for the act of laying obstacles or planting trees to block flood drainage, water flow on rivers, streams, ponds, canals or ditches.

2. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of laying pipelines or cables across a river, stream or canal or laying cages or rafts against the technical regulations on flood control and relevant technical requirements as specified by law resulting in obstruction of water flow.

3. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of carrying out mineral mining or construction of a bridge/wharf or another river/stream/canal closure work or work across a river/stream/canal against the technical regulations on flood control and relevant technical requirements as specified by law resulting in obstruction of water flows.

4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Building embankments, fortifying river bank, dredging or clearing channels to open inland channels and routes, building hydraulic works or exploiting sand, gravel and other minerals from rivers or lakes against the plan approved by the competent state agency;

b) Leveling a pond, lake or lagoon on the list of ponds, lakes and lagoons prohibited from leveling approved by a competent state agency.

c) Failing to suspend the dredging or clearing of channels to open inland channels and routes or exploitation of sand, gravel and other minerals from rivers or lakes if any sign of erosion appears.

5. The following fines shall be imposed for the act of leveling rivers, streams, canals or channels resulting in narrowing of the flow without approval by a competent state agency:

a) A fine of between VND 40,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed for the act of narrowing less than 5% of the cross-section of a river, stream, channel or canal;

b) A fine of between VND 60,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of narrowing from 5% to less than 20% of the cross-section of a river, stream, channel or canal;

c) A fine of between VND 100,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed for the act of narrowing from 20% to less than 30% of the cross-section of a river, stream, channel or canal;

d) A fine of between VND 150,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for the act of narrowing from 30% to less than 50% of the cross-section of a river, stream, channel or canal;

dd) A fine of between VND 200,000,000 and VND 250,000,000 shall be imposed for the act of narrowing at least 50% of the cross-section of a river, stream, channel or canal.

6. A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Building embankments, fortifying river bank, dredging or clearing channels to open inland channels and routes, building hydraulic works or exploiting sand, gravel and other minerals from rivers or lakes against the plan approved by the competent state agency resulting in river bed, bank or terrace erosion or serious waterlogging in riparian zones;

b) Using the area of the encroached river for the purpose not approved by the competent state agency.

7. Violations specified in Clauses 1, 2, 3 and 5 of this Article in connection with channels or canals of irrigation work systems shall be handled in accordance with regulations on sanctioning of administrative violations of regulations on operation and protection of irrigation works.

8. Additional sanctions:

a) Suspension of the activities for 01 to 03 months if the violation specified in Clause 6 of this Article;

b) Suspension of the activity from 03 to 06 months for the acts of violations specified in Clause 5 of this Article.

9. Remedial measures:

 a) Forcible restoration of the original condition which has been changed by any of the violations specified in this Article;

b) Forcible dismantlement of the works or remove or relocate the obstacles to the flow for the acts of violations specified in this Article.

c) Forcible dismantlement of the works or remove or relocate the obstacles on the area of the encroached river if the violation specified at Point b Clause 6 of this Article.

Article 26. Violations of regulations on safety perimeters of water resources

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on the facility operating inside the safety perimeter of water resources for its failing to adopt measures to treat, control and supervise quality of wastewater or waste before it is discharged into land or water sources.

2. A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed for the act of carrying out mineral mining, drilling or construction of buildings or architectures inside the safety perimeter of water resources resulting in erosion on the banks of river, stream, channel, canal or reservoir.

3. A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of performance of any of the following acts without obtaining written consent from the Provincial-level Department of Natural Resources and Environment, except for the acts performed within the safety perimeters of irrigation works:

a) Building a warehouse, wharf, port, bridge, traffic route, underground work or another infrastructure;

b) Leveling or constructing embankments of a river, stream, channel, canal, irrigation reservoir, hydroelectric reservoir, natural or artificial reservoir, except for the construction of urgent works serving natural disaster management or erosion prevention or training works on rivers where disaster management works and dikes are available;

c) Carrying out drilling or digging to serve the geological surveys, exploration/mining of minerals, foundation handling or mine dewatering;

d) Mining minerals or building materials.

4. A fine of between VND 150,000,000 and VND 180,000,000 shall be imposed for the act of construction of a hospital or health facility specialized in treatment of infectious diseases, cemetery, landfills, toxic chemical manufacturing establishment or manufacturing and processing establishment that have hazardous wastewater inside the safety perimeter of water resources.

5. Remedial measures:

a) Forcible dismantlement of the violating works specified in Clauses 3 and 4 of this Article;

b) Forcible implementation of remedial measures against pollution, degradation or depletion of water resources for the act of violations specified in this Article causes pollution and/or degradation of water quality and decrease in water quantity.

Article 27. Violations of regulations on prevention and control of saltwater intrusion

1. A fine of between VND 6,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of exploiting or using brackish water or saltwater for production or aquaculture outside the area reserved for aquaculture resulting in the movement of saline water into water sources.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of failing to comply with technical procedures and regulations on management and operation of sluices constructed to prevent saline intrusion or storing fresh water, and reservoirs/flow regulation works resulting in movement of saline water into water sources.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of failing to adopt measures to prevent saltwater intrusion into aquifers when carrying out the exploration and exploitation of groundwater in plains or coastal areas.

4. Remedial measures:

Forcible implementation of remedial measures against pollution, degradation or depletion of water resources for the act of violations specified in this Article causes pollution and/or degradation of water quality and decrease in water quantity.

 

Section 4. VIOLATIONS AGAINST OTHER REGULATIONS ON WATER RESOURCES MANAGEMENT

 

Article 28. Violations of regulations on land subsidence prevention and control

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for the act of failing to comply with technical regulations on safety, prevention and control of land subsidence when carrying out drilling activities for groundwater exploration and exploitation or drilling for dewatering of mine or foundation pit.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to apply remedial measures upon the occurrence of land subsidence in course of drilling for groundwater exploration and exploitation;

b) Failing to immediately notify the nearest local authority of the occurrence of land subsidence in course of drilling for groundwater exploration and exploitation.

3. Additional sanctions:

Suspension of the groundwater exploration and exploitation from 03 to 06 months for the acts of violations specified at Points a and b Clause 2 of this Article.

4. Remedial measures:

Forcible restoration of the original condition which has been changed by the violation specified at Point a Clause 2 of this Article.

Article 29. Violations against other regulations on water resources management

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Making untruthful statements to be offered incentives for economical and efficient use of water;

b) Using incentives for economical and efficient use of water for improper purposes.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 15,000,000 shall be imposed for the act of providing inaccurate information/data on water resources to the state agency managing water resources as requested.

3. A fine of between VND 15,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to publish sufficient information concerning the project’s exploitation and use of water resources or discharge of wastewater into water sources according to regulations;

b) Failing to adopt the specified methods of publishing information concerning the project’s exploitation and use of water resources or discharge of wastewater into water sources;

c) Failing to submit the application dossier for calculating fees for granting water exploitation rights within the specified time limit.

4. A fine of between VND 20,000,000 and VND 25,000,000 shall be imposed for the act of illegally accessing the water resources data and information systems.

5. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Providing inaccurate information about seeking of opinions from relevant residential communities, organizations and individuals according to regulations;

b) Failing to publish information concerning the project’s exploitation and use of water resources or discharge of wastewater into water sources according to regulations;

c) Including inaccurate information in the application dossier for calculating charge processing of application dossier for grant of water exploitation rights;

d) Failing to make full payment of fees for processing of application dossier for grant of water exploitation rights.

6. A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Including inaccurate information in the application dossier for license to explore or exploit water resources, or discharge wastewater into water sources;

b) Failing to seek opinions from relevant residential communities, organizations and individuals according to regulations;

c) Failing to pay fees for granting water exploitation rights;

c) Failing to submit the application dossier for calculating fees for granting water exploitation rights according to regulations;

dd) Failing to submit the application dossier for adjustment to fees for granting water exploitation rights if the adjustment is required;

e) Failing to submit the application dossier for adjustment or re-issuance of the license to explore or exploit water resources if the adjustment or re-issuance is required.

7. A fine of between VND 200,000,000 and VND 250,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Building a reservoir, dam or water exploitation work inconsistently with the water resource master plans;

b) Failing to comply with the decision on restriction on groundwater exploitation issued by the competent state agency.

8. Additional sanctions:

a) Suspension of the exploitation or use of groundwater from 01 to 06 months for the acts of violations specified at Point b Clause 7 of this Article;

b) Deprivation of the right to use the license to exploit water resources for a period from 01 to less than 03 months if the violation specified at Point d Clause 5 of this Article is committed, or from 03 to 06 months for the acts of violations specified at Points a, b and c Clauses 5 and 6 of this Article.

9. Remedial measures:

 a) Forcible correction of falsified information/data resulted from the violations specified in Clause 2 of this Article;

b) Forcible dismantlement or forcible relocation of the works if the violation specified at Point a Clause 7 of this Article.

 

Chapter III

ADMINISTRATIVE VIOLATIONS OF REGULATIONS ON MINERALS, SANCTIONING FORMS AND LEVELSS AND REMEDIAL MEASURES

 

Section 1. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON RESPONSIBILITY OF ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS PERFORMING MINERAL ACTIVITIES AND MANAGING MINERALS

 

Article 30. Violations of regulations on field surveys and collection of samples from land surface to select the area for formulating mineral exploration project

1. A caution or a fine shall be imposed for the act of collecting mineral samples from the land surface in excess of the quantity, weight and sampling time approved by the provincial-level People’s Committee:

a) A caution shall be imposed on a household business for collecting samples of minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed if the collection of mineral samples is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed if the collection of mineral samples is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment.

2. The following fines shall be imposed for the act of conducting field surveys and taking samples from land surface to select area for formulating the mineral exploration project without obtaining the written approval from the People’s Committee of the province where the minerals are available:

a) A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed on a household business for taking samples to formulate the project on exploration of minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed if the collection of mineral samples is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed if the collection of mineral samples is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment.

Article 31. Violations of regulations on notification of the exploration plan, reporting of mineral exploration results, requirements for execution of mineral exploration projects, obligations to be fulfilled upon the expiry of mineral exploration license

1. A caution or a fine shall be imposed for the act of failing to send written notification of the mineral exploration plan to the People’s Committee of province where minerals to be explored are located:

a) A caution shall be imposed on a household business for collecting samples of minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed if the mineral exploration is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed if the mineral exploration is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of failing to submit a periodic report on mineral exploration within 30 days from February 1 of the year succeeding the reporting period or failing to the competent state management agency in charge of minerals.

3. The following fines shall be imposed for the act of submitting a report containing inaccurate content that there is a difference of exceeding 10% between the actual volume of explored minerals and the volume specified in the mineral exploration plan approved by a competent state agency:

a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on a household business for exploring minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed if the mineral exploration license is issued by licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 if the mineral exploration license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

4. The following fines shall be imposed for the act of failing to apply for approval for mineral reserves after 30 days or more from the end of the exploration duration specified in the mineral exploration license:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 if the mineral exploration license is issued by the provincial-level People’s Committee;

b) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 if the mineral exploration license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

5. The following fines shall be imposed for the act of failing to submit a report on mineral exploration results enclosed with the decision on approval for mineral deposit to be included in geological achieves within 90 days from the date on which the decision on approval for mineral reserves is issued by the competent state agency:

a) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 if the mineral exploration license is issued by the provincial-level People’s Committee;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 if the mineral exploration license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

6. The following fines shall be imposed for the act of failing to satisfy all eligibility requirements for practicing mineral exploration when executing the mineral exploration project or signing a contract with the organization that fails to satisfy all eligibility requirements for practicing mineral exploration:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on a household business for exploring minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 20,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed if the mineral exploration license is issued by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 if the mineral exploration license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

7. The following fines shall be imposed for the act of failing to execute the mineral exploration project against the approved contents specified and failing to comply with regulations specified in the mineral exploration license:

a) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on a household business for exploring minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed if the mineral exploration license is issued by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 100,000,000 and VND 150,000,000 if the mineral exploration license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

8. A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to move all its assets and assets of relevant parties from the exploration area, or failing to conduct the leveling of exploration site and protect unexploited minerals as specified by law, or failing to provide specimens and information concerning collected minerals to the competent state management agency in charge of minerals as specified by law within 06 months from the expiry of the mineral exploration license;

b) Arbitrarily making a change to the exploration method or the exploration volumes which results in a change in the cost by more than 10% of the total estimated cost without approval by a competent state agency.

9. Remedial measures:

Forcible carrying out of leveling of exploration works; adopt measures to protect unexploited minerals and environmental remediation measures, and transfer mineral specimens and their related information to the competent state agency for the acts of violations specified in Clause 8 of this Article.

Article 32. Violations of regulations on mineral exploration areas

1. A caution shall be issued for any of the following violations:

a) Planting boundary markers at corner points of a licensed mineral exploration area inconsistently with required specifications or failing to plant sufficient boundary markers at corner points of a licensed mineral exploration area;

b) Exceeding the designed depth by less than 25% or 10 m in the appraised mineral exploration project without the permission of the authority issuing the mineral exploration license when exploring minerals while the exploration work (trench, well, drift or drilled well) is located within the licensed exploration area.

2. The following fines shall be imposed for the act of failing to plant boundary markers at corner points of the licensed mineral exploration area:

a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on a household business for exploring minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed if the mineral exploration license is issued by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 if the mineral exploration license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

3. Exceeding the designed depth by from 25% to less than 50% or from 10 m to less than 50 m in the appraised mineral exploration project without the permission of the authority issuing the mineral exploration license when exploring minerals while the exploration work (trench, well, drift or drilled well) is located within the licensed exploration area:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on a household business for exploring minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed if the mineral exploration license is issued by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 80,000,000 if the mineral exploration license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

4. Exceeding the designed depth by from 50% to less than 100% or from 50 m to less than 70 m in the appraised mineral exploration project without the permission of the authority issuing the mineral exploration license when exploring minerals while the exploration work (trench, well, drift or drilled well) is located within the licensed exploration area:

a) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on a household business for exploring minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed if the mineral exploration license is issued by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 100,000,000 and VND 150,000,000 if the mineral exploration license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

5. The following fines shall be imposed for the act of exceeding the designed depth by at least 100% or 70 m in the appraised mineral exploration project without the permission of the authority issuing the mineral exploration license when exploring minerals while the exploration work (trench, well, drift or drilled well) is located within the licensed exploration area:

a) A fine of between VND 40,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed on a household business for exploring minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 100,000,000 and VND 120,000,000 shall be imposed if the mineral exploration license is issued by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 150,000,000 and VND 200,000,000 if the mineral exploration license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

6. The following fines shall be imposed for the act of exploring minerals beyond the boundary of the licensed mineral exploration area:

a) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on a household business for exploring minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 100,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed if the mineral exploration is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed if the mineral exploration is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment.

7. Additional sanctions:

a) Suspension of the mineral exploration if the exploration is carried out using at least 05 exploration works or the violation is recommitted: For from 01 to less than 03 months for the acts of violations specified in Clause 3 is committed, from 03 to 06 months for the acts of violations specified in Clause 4 is committed and for 06 – 09 months for the act of violations specified in Clauses 5 and 6 of this Article;

b) Confiscation of the specimens that are minerals for the acts of violations specified in Clauses 3, 4, 5 and 6 of this Article.

8. Remedial measures:

Forcible implementation of leveling the exploration works and adopt measures for environmental remediation in the exploration area beyond the licensed exploration area for the acts of violations specified in Clauses 3, 4, 5 and 6 of this Article.

Article 33. Violations of regulations on transfer of mineral exploration rights

Fines shall be imposed for the act of transfer of mineral exploration rights or receipt of the transferred mineral exploration rights without obtaining a written approval from the competent state agency:

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on a household business for exploring minerals used as common building materials.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed if the mineral exploration license is issued by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified in Clause 1 of this Article.

3. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 if the mineral exploration license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

Article 34. Violations of regulations on exploration of toxic minerals

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of failing to implement or insufficiently implementing environmental pollution prevention measures specified in the mineral exploration project provided that the exploration is yet to cause environmental pollution.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of insufficiently implementing environmental pollution prevention measures which are specified in the mineral exploration project resulting in environmental pollution caused by the exploration.

3. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of insufficiently implementing remedial measures against environmental pollution caused by the exploration.

4. A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of failing to implement remedial measures against environmental pollution caused by the exploration.

5. Additional sanctions:

Suspension the mineral exploration in case of recidivism or repeated administrative violation: For from 01 to less than 03 months if the violation specified in Clause 1 is committed, for from 03 to less than 06 months if the violation specified in Clause 2 is committed, for from 06 to less than 09 months if the violation specified in Clause 3 is committed and from 09 to 12 months if the violation specified in Clause 4 of this Article is committed.

6. Remedial measures:

 a) Forcible implementation of measures to prevent the environmental pollution and adverse effects on human health if the violation specified in Clause 1 of this Article;

b) Forcible implementation of all remedial measures against environmental pollution for the acts of violations specified in Clauses 2, 3 and 4 of this Article.

Article 35. Violations against other regulations on mineral exploration

1. The following fines shall be imposed for the act of conducting mineral exploration activities with an unexpired mineral exploration license or while applying for extension of the mineral exploration license without approval by a competent state agency:

a) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on a household business for exploring minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed if the mineral exploration license is issued by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 if the mineral exploration license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

2. The following fines shall be imposed for the act of failing to obtain a mineral exploration license as specified when conducting exploration activities:

a) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on a household business for exploring minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 100,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed if the mineral exploration is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed if the mineral exploration is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment, except for the case specified at Point d and dd of this Clause;

d) A fine of between VND 300,000,000 and VND 500,000,000 shall be imposed if the mineral exploration is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment.

dd) A fine of between VND 600,000,000 and VND 800,000,000 shall be imposed if the mineral exploration is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment.

3. The following fines shall be imposed for the act of constructing drilling works or furnaces intended for mineral exploration before the mineral exploration license is obtained:

a) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on a household business for exploring minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed if the mineral exploration is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 100,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed if the mineral exploration is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment in the case of from 01 to 04 drilled wells and drifts.

d) A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed if the mineral exploration is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment in the case of at least 05 drilled wells and drifts.

4. Remedial measures:

Forcible implementation of leveling the exploration works and adopt measures for environmental remediation in the area where the exploration has been carried out for the acts of violations specified in Clause 2 of this Article.

Article 36. Violations of regulations on mine fundamental construction, reporting of mineral mining, payment of fees for granting mineral mining or exploration rights and upgrading of mineral reserves/resources category

1. A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to send a written notification of the date of commencement of mine fundamental construction or the date of commencement of exploration activities to the licensing agency and/or the People’s Committee at the place where the mine is located;

b) Failing to send notify the licensing agency of the case in which the exploitation is suspended for 01 year or more;

c) Failing to include sufficient information in the periodical report on mineral mining according to the template provided by the Ministry of Natural Resources and Environment.

d) Failing to submit the ad hoc report within 15 days from the date on which the written request is received or within the time limit required by the competent state management agency in charge of minerals.

2. The following fines shall be imposed for the act of failing to register the date of commencement of mine fundamental construction; failing to register the date of commencement of exploitation with the licensing agency:

a) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 if the license is issued by the provincial-level People’s Committee;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 if the license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Submitting the periodical report on mineral mining to the competent state agency 15 - 29 days after the deadline, which is February 01 of the year succeeding the reporting period.;

b) Failing to retain results of mineral exploration carried out to upgrade mineral reserves/resources category within the licensed mining area.

4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of submitting the periodical report on mineral mining to the competent state agency at least 30 days after the deadline, which is February 01 of the year succeeding the reporting period.

5. Fines shall be imposed for any of the following acts of violation: Failing to notify the plan, volume and time for carrying out exploration to upgrade mineral reserves/resources category within the licensed mineral exploration area to the licensing agency before the exploration; failing to submit exploration results to the competent state agency for approval before termination of exploration carried out to upgrade mineral reserves category:

a) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 if the mineral mining license is issued by the provincial-level People’s Committee;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed if the mineral mining license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

6. Deprivation of the right to use mineral mining license from 01 to 03 months for failing to sufficiently pay fees for granting mining right in the case where, after the last period of the year in which such fees have to be paid but they have not been paid or the fees for the year preceding the time of inspection have not been paid as notified by the competent state agency; or from 03 to 06 months for failing to pay fees for granting mining right after the last period of the year in which such fees have to be paid and fees for the year preceding such year.

7. A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of failing to submit the application dossier for calculating fees for granting mining right to the General Department of Geology and Minerals of Vietnam (the Ministry of Natural Resources and Environment) or provincial-level Department of Natural Resources and Environment (provincial-level People’s Committee) with respect to the areas licensed for exploitation before the effective date of the Government’s Decree No. 203/2013/ND-CP dated November 28, 2013.

8. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of submitting the application dossier for calculating fees for granting mining right against regulations on fees for granting mining right with respect to the poly-metallic mines that have at least 02 of the following metals: iron, copper, lead, zinc, tin, wolfram, nickel, cobalt, bismuth, antimony, gold, silver and platinum which are 2% in group 7 – other metallic minerals provided in the Appendix I enclosed with Decree No. 67/2019/ND-CP.

Article 37. Violations of regulations on mining areas

1. The following fines shall be imposed for the act of failing to plant boundary markers at corner points of the licensed mining area:

a) A fine of between VND 2,000,000 and VND 5,000,000 for planting boundary markers against the technical specifications or losing boundary markers although there are documents proving boundary markers have been planted at corner points of the licensed mining area.

b) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of failing to plant boundary markers in full quantity as specified in the mineral mining license although the boundary markers are planted at corner points according to technical specifications in the licensed mining area; for failing to notify the local competent state agency or competent state management agency in charge of minerals of planting of boundary markers at corner points in the licensed mining area.

2. A caution or a fine shall be imposed for the act of failing to plant boundary markers at corner points of the licensed mineral exploration area:

a) A caution shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed if the mineral mining license is issued by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed if the mineral mining license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

3. The following fines shall be imposed for the act of exploitation of minerals (other than river, stream and lake bed sand and gravel) with a total exploitation area exceeding the boundary of licensed mining area up to under 0.1 hectare (by surface); from 0.5 m to under 01 m (by depth or height) with an area of at least 0.1 hectare:

a) A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on a household business for exploring minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment.

4. The following fines shall be imposed for the act of exploitation of minerals (other than river, stream and lake bed sand and gravel) with a total exploitation area exceeding the boundary of licensed mining area (by surface) from 0.1 hectare to under 0.5 hectare; from 01 m to under 02 m (by depth or height) with an area of at least 0.1 hectare:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on a household business for exploring minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 if the mining is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment.

5. The following fines shall be imposed for the act of exploitation of minerals (other than river, stream and lake bed sand and gravel) with a total exploitation area exceeding the boundary of licensed mining area from 0.5 hectare to under 01 hectare (by surface); from 02 m to under 03 m (by depth or height) with an area of at least 0.1 hectare:

a) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on a household business for exploring minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 100,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment, except for the case specified at Point d of this Clause;

d) A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 if minerals are gold, silver, platinum, precious stones or toxic minerals which are exploited under the license issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

6. The following fines shall be imposed for the act of exploitation of minerals (other than river, stream and lake bed sand and gravel) with a total exploitation area exceeding the boundary of licensed mining area (by surface) from 01 hectare to under 1.5 hectare; from 03 m to under 05 m (by depth or height) with an area of at least 0.1 hectare:

a) A fine of between VND 100,000,000 and VND 200,000,000 if the mining is licensed by the provincial-level People’s Committee;

b) A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment, except for the case specified at Point c of this Clause;

c) A fine of between VND 300,000,000 and VND 500,000,000 if minerals are gold, silver, platinum, precious stones or toxic minerals which are exploited under the license issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

7. If the act of mining minerals (other than river, stream and lake bed sand and gravel) with a total exploitation area exceeding the boundary of licensed mining area at least 01 hectare (by surface) in case of the household business (at least 1.5 hectare in other cases); at least 05 m (by depth or height) with an area of at least 0.1 hectare is considered the act of mining minerals without obtaining the mineral mining license from a competent state agency, the corresponding maximum fines specified in Article 47 of this Decree shall be imposed.

8. The following fines shall be imposed for the act of exploiting river, stream or lake bed sand or gravel with a total exploitation area exceeding the boundary of licensed mining area (by surface) or exceeding the permissible depth:

a) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of exploiting sand or gravel with a total exploitation area exceeding the nearest point of the boundary of the licensed mining area up to under 100 m (by surface) or up to under 02 m (by depth);

b) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of exploiting sand or gravel with a total exploitation area exceeding the nearest point of the boundary of the licensed mining area from 100 m to under 200 m (by surface) or from 02 m to under 05 m (by depth);

c) If the act of exploiting sand or gravel with a total exploitation area exceeding the nearest point of the boundary of the licensed mining area at least 200 m (by surface) or at least 05 m (by depth) is considered the act of exploiting sand or gravel without obtaining the mineral mining license from a competent state agency, the corresponding maximum fines specified at Point e Clause 1 and Point e Clause 2 Article 48 of this Decree shall be imposed.

9. Additional sanctions:

Deprivation of the right to use the mineral mining license in case of recidivism: For from 03 to less than 06 months for the acts of violations specified in Clause 4 is committed, for from 06 to less than 09 months for the acts of violations specified in Clause 5 and Point a Clause 8 is committed, for 09 – 12 months for the acts of violations specified in Clause 6 and Point b Clause 8 is committed and for 12 - 15 months for the acts of violations specified in Clause 7 and Point c Clause 8 of this Article.

10. Remedial measures:

 a) Forcible improvement and remediation of the environment; adopt measures to bring the exploitation area beyond the licensed mining area to safe state. In case of exploitation of sand and gravel from river, stream or lake beds, compensate for and pay the costs of repairing damage caused by the violations to dams, other technical infrastructures or civil constructions;

b) Forcible refund of the illicit profits obtained from the administrative violations specified in Clauses 3, 4, 5, 6, 7 and 8 of this Article;

c) Forcible payment of the costs of expertise solicitation, verification and measurement for the acts of violations specified in Clauses 3, 4, 5, 6, 7 and 8 of this Article.

Article 38. Violations of regulations on mine design

1. A caution or fine shall be imposed for any of the following acts of violation: Formulating or giving approval for mine design whose contents are not conformable with the approved investment project and fundamental design, and the mineral mining license; making an adjustment or change to mining technology or mining capacity which is not conformable to the approved mine design without approval by a competent state agency:

a) A caution shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed if the mineral mining license is issued by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed if the mineral mining license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

2. A caution or fine shall be imposed for the act of failing to submit the approved mine design to the competent state management agency in charge of minerals:

a) A caution shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed if the mineral mining license is issued by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed if the mineral mining license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

3. Fines shall be imposed for any of the following acts of violation: Failing to mine minerals using the mining methods specified in the mineral mining license; the mine opening and preparation systems (for underground mining) or opening system (for open-pit mining); the mining procedures; the mining system; one of the parameters of a mining system, including bench height and bench face angle; dumping waste at a location other than that specified in the approved mine design/economic and technical report without written approval by a competent state agency; failing to mine minerals within mining time frame or in quantity or with mining equipment specified in the license or written permission granted by the competent state agency with respect to river, stream and lake bed sand and gravel:

a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of mining peat or minerals which are used as common building materials without using industrial explosives;

c) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals which are used as common building materials by using industrial explosives;

d) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals by employing open-pit mining methods, except for the cases specified at Points a, b, c and e of this Clause;

dd) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals by employing underground mining methods, except for the cases specified at Points a, b, c and e of this Clause;

e) A fine of between VND 100,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed for the act of mining gold, silver, precious stones, platinum or toxic minerals.

4. The following fines shall be imposed for the act of mining minerals without formulating a mine design according to regulations:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of mining peat or minerals which are used as common building materials without using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of mining peat or minerals which are used as common building materials by using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

d) A fine of between VND 100,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals by employing open-pit mining methods, except for the cases specified at Points a, b, c and e of this Clause;

dd) A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals by employing underground mining methods, except for the cases specified at Points a, b, c and e of this Clause;

e) A fine of between VND 300,000,000 and VND 500,000,000 shall be imposed for the act of mining gold, silver, precious stones, platinum or toxic minerals.

5. Additional sanctions:

Suspension of mining from 03 to 06 months for the acts of violations specified in Clauses 3 and 4 of this Article is re-committed.

6. Remedial measures:

Forcible implementation of mining minerals using the mining methods specified in the mineral mining license; the mine opening and preparation systems (for underground mining) or opening system (for open-pit mining); the mining procedures; the mining system; the parameters of a mining system, including bench height and bench face angle; dump waste at the location specified in the approved mine design/economic and technical report; mine minerals within mining time frame or in quantity or with mining equipment specified in the license (regarding river, stream and lake bed sand and gravel for the act of violation specified in Clause 3 of this Article.

Article 39. Violations of regulations on mine executive director

1. Fines shall be imposed for any of the acts of violation of regulations on mine executive director, except for artisanal mining or mining of mineral water:

a) A fine of between VND 1,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed for the act of failing to send written notification of professional qualification of the mine executive director to the licensing agency;

b) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on an individual who possesses two valid executive manager contracts or more at the same time or for appointing a person as a mine executive director to manage mineral mining (at the same time) for two mineral mining licenses or more.

2. The following fines shall be imposed for the act of appointing a person as a mine executive director against the specified standard:

a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of mining peat or minerals which are used as common building materials without using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals which are used as common building materials by using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause; mining peat;

d) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the cases specified at Points a and b of this Clause;

dd) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment, except for the case specified at Point e of this Clause;

e) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of mining gold, silver, precious stones, platinum or toxic minerals.

3. The following fines shall be imposed for the act of mining minerals without a mine executive director:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of mining peat or minerals which are used as common building materials without using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of mining peat or minerals which are used as common building materials by using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

d) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals by employing open-pit mining methods, except for the cases specified at Points a, b, c and e of this Clause;

dd) A fine of between VND 120,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals by employing underground mining methods, except for the cases specified at Points a, b, c and e of this Clause;

e) A fine of between VND 160,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for the act of mining gold, silver, precious stones, platinum or toxic minerals.

4. Additional sanctions:

a) Suspension of mining from 01 to 03 months for the acts of violations specified at Points a and b Clause 3 of this Article is re-committed.

b) Suspension of mining from 03 to 06 months for the acts of violations specified at Points c, d and dd and Point e Clause 3 of this Article is re-committed.

Article 40. Violations of regulations on development of status quo maps and cross-section drawings of status quo of licensed mining areas; producing statistics and stocktaking of mined mineral reserves and mineral production

1. A caution shall be imposed for the act of failing to install cameras in warehouses and places where crude minerals are moved from mines to serve storage of relevant information.

2. A caution or fine shall be imposed for the act of failing to install weigh station and camera system in a warehouse or place where crude minerals are moved from the mine to serve storage of relevant information (excluding the household business’ mining of minerals which are used as common building materials; exploitation of river, stream or lake bed sand and gravel):

a) A caution shall be imposed for the act of mining minerals which are used as common building materials with a permissible mining capacity of less than 30,000 m3/year;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals which are used as common building materials without using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals which are used as common building materials by using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

d) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals by employing open-pit mining methods, except for the cases specified at Points a, b, c and e of this Clause;

dd) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals by employing underground mining methods, except for the cases specified at Points a, b, c and e of this Clause;

e) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of mining toxic minerals.

3. The following fines shall be imposed for the act of failing to sufficiently manage and retain mine status quo map and cross-section drawing of the licensed mining area as specified by law:

a) A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of mining peat or minerals which are used as common building materials without using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals which are used as common building materials by using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

d) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals by employing open-pit mining methods, except for the cases specified at Points a, b, c and e of this Clause;

dd) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals by employing underground mining methods, except for the cases specified at Points a, b, c and e of this Clause;

e) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of mining toxic minerals.

4. A caution or fines shall be imposed for the act of developing a mine status quo map or cross-section drawing of the licensed mining area which contains inadequate or incorrect information about the mining situation (except for mining of river, stream, lake or sea bed sand and gravel or exploitation of hot water or mineral water); failing to prepare sufficient relevant books and documents to determine actual mineral production or for provision of inaccurate information; failing to comply with procedures and templates for producing statistics of actual mineral production in accordance with regulations laid down by the Ministry of Natural Resources and Environment:

a) A caution shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of mining peat or minerals which are used as common building materials without using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals which are used as common building materials by using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

d) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals by employing open-pit mining methods, except for the cases specified at Points a, b, c and e of this Clause;

dd) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals by employing underground mining methods, except for the cases specified at Points a, b, c and e of this Clause;

e) A fine of between VND 120,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed for the act of mining gold, silver, precious stones, platinum or toxic minerals.

5. The following fines shall be imposed for the act of developing or updating the mine status quo map within 06 months; failing to develop a cross-section drawing of the licensed mining area:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of mining peat or minerals which are used as common building materials without using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals which are used as common building materials by using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

d) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals by employing open-pit mining methods, except for the cases specified at Points a, b, c and e of this Clause;

dd) A fine of between VND 100,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed for the act of mining minerals by employing underground mining methods, except for the cases specified at Points a, b, c and e of this Clause;

e) A fine of between VND 150,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for the act of mining gold, silver, precious stones, platinum or toxic minerals.

6. The following fines shall be imposed for the act of failing to send or sending statistical/stocktaking results of the remaining mineral reserves in the licensed mining area to the provincial-level Department of Natural Resources and Environment if the mineral mining license is issued by the provincial-level People’s Committee or to the General Department of Geology and Minerals of Vietnam if the mineral mining license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment 30 days after the deadline, which is the last day of the periodic reporting period; failing to retain or insufficiently and incorrectly retaining statistical data and documents for determining actual mineral production:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed if the mineral mining license is issued by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed if the mineral mining license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

7. The following fines shall be imposed for the act of preparing a statistical report or stocktaking report on remaining mineral reserves in the licensed mining area which fails to sufficiently contain information in the form promulgated by the Ministry of Natural Resources and Environment:

a) A fine of between VND 1,000,000 and VND 2,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment.

8. The following fines shall be imposed for the act of failing to produce statistics and carry out stocktaking of the remaining minerals in the licensed mining area; failing to produce statistics or calculate monthly actual mineral production; failing to prepare relevant books and documents to determine the annual actual mineral production:

a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment.

9. Additional sanctions:

Suspension of the mineral exploration in case of recidivism or repeated administrative violation: from 02 to 04 months for the acts of violations specified in Clause 4 of this Article; from 04 to 06 months for the acts of violations specified in Clause 5 of this Article.

10. Remedial measures:

Forcible payment of the costs of expertise solicitation, verification and measurement for the acts of violations specified in Clauses 3, 4 and 5 of this Article.

Article 41. Violations of regulations on permissible mining capacity

1. A caution shall be imposed for the act of exceeding the annual permissible mining capacity specified in the mineral mining license by less than 15% upon mining.

2. A fine shall be imposed for the act of exceeding the annual permissible mining capacity specified in the mineral mining license by from 15% to less than 25% upon mining:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of mining peat or minerals which are used as common building materials without using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of mining mineral water; river, stream or lake bed sand and gravel; minerals which are used as common building materials by using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

d) A fine of between VND 100,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for the act of mining other types of minerals, except for the cases specified at Points a, b, c, dd, e, g and h of this Clause;

dd) A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed for the act of mining gold, silver, precious stones, platinum or toxic minerals;

e) A fine of between VND 300,000,000 and VND 400,000,000 shall be imposed for the act of mining the minerals specified in Clause 5 Article 6 of Decree No. 67/2019/ND-CP: magmatic, metamorphic and sedimentary rocks with a monolithic recovery of ≥ 0.4 m3, including granite, gabbro, marble, white limestone, white marble and ornamental stones, fine art stones with monolithic recovery of ≥ 0.1 m3;

g) A fine of between VND 400,000,000 and VND 500,000,000 shall be imposed for the act of mining the minerals specified in Clause 5 Article 6 of Decree No. 67/2019/ND-CP: minerals used as cement materials, including all types of stones used as cement raw materials: cement limestone, cement clay, stones used as cement additives and limestone, dolomite used as raw materials for production of industrial lime;

h) A fine of between VND 500,000,000 and VND 600,000,000 shall be imposed for the act of mining coal.

3. A fine shall be imposed for the act of exceeding the annual permissible mining capacity specified in the mineral mining license by from 25% to less than 50% upon mining:

a) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of mining peat or minerals which are used as common building materials without using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 100,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for the act of mining mineral water; river, stream or lake bed sand and gravel; minerals which are used as common building materials by using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

d) A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed for the act of mining other types of minerals, except for the cases specified at Points a, b, c, dd, e, g and h of this Clause;

dd) A fine of between VND 300,000,000 and VND 400,000,000 shall be imposed for the act of mining gold, silver, platinum or toxic minerals;

e) A fine of between VND 400,000,000 and VND 500,000,000 shall be imposed for the act of mining the minerals specified in Clause 5 Article 6 of Decree No. 67/2019/ND-CP: magmatic, metamorphic and sedimentary rocks with a monolithic recovery of ≥ 0.4 m3, including granite, gabbro, marble, white limestone, white marble and ornamental stones, fine art stones with monolithic recovery of ≥ 0.1 m3;

g) A fine of between VND 500,000,000 and VND 600,000,000 shall be imposed for the act of mining the minerals specified in Clause 5 Article 6 of Decree No. 67/2019/ND-CP: minerals used as cement materials, including all types of stones used as cement raw materials: cement limestone, cement clay, stones used as cement additives and limestone, dolomite used as raw materials for production of industrial lime;

h) A fine of between VND 600,000,000 and VND 700,000,000 shall be imposed for the act of mining coal.

4. A fine shall be imposed for the act of exceeding the annual permissible mining capacity specified in the mineral mining license by from 50% to less than 100% upon mining:

a) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 100,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for the act of mining peat or minerals which are used as common building materials without using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 300,000,000 and VND 400,000,000 shall be imposed for the act of mining mineral water; river, stream or lake bed sand and gravel; minerals which are used as common building materials by using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

d) A fine of between VND 400,000,000 and VND 500,000,000 shall be imposed for the act of mining other types of minerals, except for the cases specified at Points a, b, c, dd, e, g and h of this Clause;

dd) A fine of between VND 500,000,000 and VND 600,000,000 shall be imposed for the act of mining gold, silver, precious stones, platinum or toxic minerals;

e) A fine of between VND 600,000,000 and VND 700,000,000 shall be imposed for the act of mining the minerals specified in Clause 5 Article 6 of Decree No. 67/2019/ND-CP: magmatic, metamorphic and sedimentary rocks with a monolithic recovery of ≥ 0.4 m3, including granite, gabbro, marble, white limestone, white marble and ornamental stones, fine art stones with monolithic recovery of ≥ 0.1 m3;

g) A fine of between VND 700,000,000 and VND 800,000,000 shall be imposed for the act of mining the minerals specified in Clause 5 Article 6 of Decree No. 67/2019/ND-CP: minerals used as cement materials, including all types of stones used as cement raw materials: cement limestone, cement clay, stones used as cement additives and limestone, dolomite used as raw materials for production of industrial lime;

h) A fine of between VND 800,000,000 and VND 900,000,000 shall be imposed for the act of mining coal.

5. A fine shall be imposed for the act of exceeding the annual permissible mining capacity specified in the mineral mining license by 100% or more upon mining:

a) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed for the act of mining peat or minerals which are used as common building materials without using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 400,000,000 and VND 500,000,000 shall be imposed for the act of mining mineral water; river, stream or lake bed sand and gravel; minerals which are used as common building materials by using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

d) A fine of between VND 500,000,000 and VND 600,000,000 shall be imposed for the act of mining other types of minerals, except for the cases specified at Points a, b, c, dd, e, g and h of this Clause;

dd) A fine of between VND 600,000,000 and VND 700,000,000 shall be imposed for the act of mining gold, silver, precious stones, platinum or toxic minerals;

e) A fine of between VND 700,000,000 and VND 800,000,000 shall be imposed for the act of mining the minerals specified in Clause 5 Article 6 of Decree No. 67/2019/ND-CP: magmatic, metamorphic and sedimentary rocks with a monolithic recovery of ≥ 0.4 m3, including granite, gabbro, marble, white limestone, white marble and ornamental stones, fine art stones with monolithic recovery of ≥ 0.1 m3;

g) A fine of between VND 800,000,000 and VND 900,000,000 shall be imposed for the act of mining the minerals specified in Clause 5 Article 6 of Decree No. 67/2019/ND-CP: minerals used as cement materials, including all types of stones used as cement raw materials: cement limestone, cement clay, stones used as cement additives and limestone, dolomite used as raw materials for production of industrial lime;

h) A fine of between VND 900,000,000 and VND 1,000,000,000 shall be imposed for the act of mining coal.

6. Additional sanctions:

Suspension of the mineral exploration in case of recidivism: from 01 to 02 months, 02 - 03 months, 03 - 04 months, 04 - 05 months and 05 – 06 months for the acts of violations specified in Clause 1, Clause 2, Clause 3, Clause 4 and Clause 5 of this Article is committed respectively.

7. Remedial measures:

 a) Forcible implementation of measures to improve environmental protection works, remedial measures against environmental pollution and/or damage caused by the act of exceeding permissible mining capacity to technical infrastructures.

b) Forcible payment of the costs of expertise solicitation, verification and measurement for the acts of violations specified in Clauses 1, 2, 3, 4 and 5 Clause 5 of this Article.

Article 42. Violations of regulations on submission of application dossiers for adjustment to the mineral mining license

Fines shall be imposed for the act of carrying out mining without submitting the application dossier for adjustment to the mineral mining license according to regulations:

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed in case of change of name of the mining organization or individual.

2. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed in remaining cases, except for the case of increase in capacity and the case specified in Clause 1 of this Article.

Article 43. Violations of regulations on mining of minerals used as common building materials which does not require mineral mining license

1. A caution or fine shall be imposed for the act of failing to use minerals used as common building materials mined from the area of land owned by a household or individual to build the works of such household or individual:

a) A caution shall be imposed if mined minerals are donated to another person;

b) A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed if mined minerals are sold to another organization or individual.

2. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of failing to register the mining area, capacity, volume, methods, equipment and plans with the People’s Committee of the province where the mined minerals are available in case minerals used as common building materials are mined from area of the land reserved for the construction project approved or licensed by a competent state agency and used for the construction; or for obtaining sand and gravel from the channel dredging and clearing project without registering the volume dredged or amount of sand exploited with the People’s Committee of province where channel dredging and clearing are carried out.

3. The following fines shall be imposed for the act of mining minerals used as common building materials from area of the land reserved for the construction project whose investment guidelines have been approved by a competent state agency but failing to use the mined minerals for the construction without approval by an authority that has the power to issue the mineral mining license:

a) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed if mined minerals are used by another organization or individual or reserved for another project/work;

b) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed if mined minerals are sold to another organization or individual.

4. Remedial measures:

Forcible refund of illicit profits obtained from the administrative violations specified in Clause 1 and 3 of this Article.

Article 44. Violations of regulations on mining minerals that are not minerals used as common building materials within scope of construction project

1. The following fines shall be imposed for the act of mining minerals that are not the ones used as common building materials within the scope (area, depth) of the construction project whose investment guidelines have been approved by a competent state agency without obtaining the mineral mining license from a competent state agency:

a) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed if an application dossier for the mineral mining license has been submitted to the licensing agency but the mineral mining license has not yet been issued;

b) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of failing to submit an application dossier for the mineral mining license to the licensing agency according to regulations;

2. Additional sanctions:

Confiscation of all cash-equivalent minerals obtained from the administrative violations in Clause 1 of this Article.

3. Remedial measures:

Forcible payment of the costs of expertise solicitation, verification and measurement for the acts of violations specified in Clause 1 of this Article.

Article 45. Violations of regulations on transfer of mining rights

Fines shall be imposed for the act of transfer of mining rights or receipt of the transferred mining rights without obtaining a written approval from the competent state agency:

1. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials.

2. A fine of between VND 120,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed if the mining of other minerals is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified in Clause 1 of this Article.

3. A fine of between VND 260,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment.

Article 43. Violations of regulations on obligations of a mining right auction winner

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of failing to submit an application dossier for the mineral mining license to the licensing agency within 06 months from the issuance date of the written certification of the mining right auction result according to regulations.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of failing to submit an application dossier for the mineral mining license to the licensing agency within 12 months from the issuance date of the written certification of the mining right auction result according to regulations.

3. The following fines shall be imposed for the act of transfer of the mining right auction result to another organization or individual for submitting the application dossier for the mineral mining license without obtaining a written approval from the competent state agency:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 30,000,000 if the mineral mining is licensed by the provincial-level People’s Committee;

b) A fine of between VND 260,000,000 and VND 300,000,000 if the mineral mining is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment.

4. In addition to sanctions imposed for failing to pay hammer price for the mining right as notified by the competent state agency as regulated by the Law on Tax Administration, the violating organization or individual may face an additional penalty that is suspension of the mineral mining license from 04 to 06 months. If the mineral mining license has not been issued, the competent state agency shall invalidate the mining right auction winning result.

Article 47. Violations of regulations on mining of minerals (other than river, stream or river sand and gravel) without obtaining a mineral mining license from the competent state agency

1. The following fines shall be imposed for the act of mining minerals used as common building materials without using industrial explosives:

a) A fine of between VND 1,000,000 and VND 3,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is less than 10 m3;

b) A fine of between VND 3,000,000 and VND 5,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is from 10 m3 to less than 20 m3;

c) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is from 20 m3 to less than 30 m3;

d) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is from 30 m3 to less than 40 m3;

dd) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is from 40 m3 to less than 50 m3;

e) A fine of between VND 40,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is at least 50 m3.

2. The following fines shall be imposed for the act of mining minerals which are used as common building materials by using industrial explosives or mining other minerals, except for the cases specified in Clause 1 and Clause 3 of this Article:

a) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the cases specified at Point a of this Clause and Clause 3 of this Article;

c) A fine of between VND 300,000,000 and VND 500,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment, except for the case specified in Clause 3 of this Article.

3. The following fines shall be imposed for the act of mining gold, silver, precious stones, platinum or toxic minerals:

a) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed if the volume of mined crude minerals is less than 100 tons;

b) A fine of between VND 100,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed if the volume of mined crude minerals is from 100 tons to less than 200 tons;

c) A fine of between VND 300,000,000 and VND 400,000,000 shall be imposed if the volume of mined crude minerals is from 200 tons to less than 300 tons;

d) A fine of between VND 500,000,000 and VND 600,000,000 shall be imposed if the volume of mined crude minerals is from 300 tons to less than 400 tons;

dd) A fine of between VND 700,000,000 and VND 800,000,000 shall be imposed if the volume of mined crude minerals is from 400 tons to less than 500 tons;

e) A fine of between VND 800,000,000 and VND 1,000,000,000 shall be imposed if the volume of mined crude minerals is at least 500 tons.

4. Additional sanctions:

Confiscation of all cash-equivalent minerals; confiscation of means used for commission of administrative violations for the acts of violations specified in Clause 1, Clause 2 and Clause 3 of this Article.

5. Remedial measures:

 a) Forcible implementation of environmental improvement and remediation measures within areas where the mining was carried out; forcible implementation of measures to bring such areas to safe state.

b) Forcible payment of the costs of expertise solicitation, verification and measurement for the acts of violations specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

The maximum fines for the violations specified in Clauses 1, 2 and 3 of this Article shall be imposed for the act of mining minerals without mineral mining license within areas where the mining is prohibited or temporarily prohibited. Additional sanctions are the same for those specified in Clause 4 of this Article.

Article 48. Violations of regulations on mining of river, stream and lake sand and gravel without obtaining a mineral mining license from the competent state agency

1. The following fines shall be imposed for the act of mining sand and gravel within the safety perimeters of irrigation works; safety corridors of channels; safety perimeters of channels or inland waterway infrastructure works without obtaining the mineral mining license from a competent state agency:

a) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is less than 10 m3;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is from 10 m3 to less than 20 m3;

c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is from 20 m3 to less than 30 m3;

d) A fine of between VND 80,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is from 30 m3 to less than 40 m3;

dd) A fine of between VND 100,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is from 40 m3 to less than 50 m3;

e) A fine of between VND 150,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is at least 50 m3.

2. The following fines shall be imposed for the act of mining sand and gravel outside the safety perimeters of irrigation works; safety corridors of channels; safety perimeters of channels or inland waterway infrastructure works without obtaining the mineral mining license from a competent state agency:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is less than 10 m3;

b) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is from 10 m3 to less than 20 m3;

c) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is from 20 m3 to less than 30 m3;

d) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is from 30 m3 to less than 40 m3;

dd) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is from 40 m3 to less than 50 m3;

e) A fine of between VND 100,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed if, at the time of discovering the violation, the total volume of mined minerals is at least 50 m3.

3. Additional sanctions:

Confiscation of all cash-equivalent minerals; confiscation of means used for commission of violations for the acts of violations specified in Clauses 1 and Clause 2 of this Article.

4. Remedial measures:

 a) Forcible improvement and remediation of the environment; implementation of measures to bring areas where the mining was carried out to safe state; compensation for and payment the costs of repairing damage caused by the violations to dykes, other technical infrastructural constructions and civil constructions;

b) Forcible payment of the costs of expertise solicitation, verification and measurement for the acts of violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article.

The maximum fines for the violations specified in Clause 1 of this Article shall be imposed for the act of mining minerals without mineral mining license within areas where the mining is prohibited or temporarily prohibited. Additional sanctions are the same for those specified in Clause 3 of this Article.

Article 49. Violations of regulations on mine closure

1. The following fines shall be imposed for the act of failing to failing to perform adequate volume of work items, sufficiently implement measures to bring a mining area to safe state or land restoration measures as defined in the mine closure project approved by the competent state agency, failing to request the licensing agency to inspect and give permission to partially close the mine before conducting environmental improvement and remediation in areas where minerals are mined in full; or closing the mine 90 days or more after the approved closure date without submitting a report on the closure:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 40,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 60,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment.

2. The following fines shall be imposed for the act of failing to perform volume of work items, implement measures to bring a mining area to safe state or land restoration measures as defined in the mine closure project approved by the competent state agency:

a) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment.

3. The following fines shall be imposed for the act of failing to set up mine closure projects in the cases specified in Article 73 of the Law on Minerals:

a) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment.

4. The following fines shall be imposed for the act of failing to submit an application dossier for mine closure to the competent state agency as specified 12 months or more after the expiry date of the mineral mining license:

a) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 60,000,000 and VND 80,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 80,000,000 and VND 150,000,000 shall be imposed if the mining is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment.

5. A fine of between VND 200,000,000 and VND 300,000,000 shall be imposed for the act of dismantling or destruction of structures or equipment used to protect the mine safety or surrounding environment when the mineral exploitation license expires.

6. Remedial measures:

Forcible implementation of sufficient measures to bring a mining area to safe state or land restoration measures as defined in the mine closure project approved by the competent state agency for the acts of violations specified in Clauses 1 and 2 of this Article;

Article 50. Violations of regulations on legitimate interests of local authorities and people in mining areas

1. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of failing to perform adequate volume of road construction and upgradation items to serve mining activities as defined in the approved mining project or mine design.

2. A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of failing to perform volume of road construction and upgradation items to serve mining activities as defined in the approved mining project or mine design.

3. Remedial measures:

Forcible implementation of adequate volume of road construction and upgradation items for the acts of violations specified in this Article.

Article 51. Violations of regulations on use of minerals-related information

1. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of using results of state-invested geological surveys of minerals or mineral exploration results which are not provided by the competent state agency to set up mineral exploration or mining projects.

2. A fine of between VND 50,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed on an organization or individual that is mining minerals for sufficiently reimbursing or failing to reimburse the costs of conducting the geological baseline survey of minerals or mineral exploration upon using minerals-related information to serve mining activities (excluding the geological baseline surveys of minerals or mineral exploration has been previously conducted by an organization as regulated).

3. Additional sanctions:

Suspension of mining from 03 to 06 months for the acts of violations specified in Clause 2 of this Article.

4. Remedial measures:

Forcible payment of fees for using minerals-related information as notified by the competent state agency to state budget; payment of late payment fines as regulated by the Law on Tax Administration.

Article 52. Violations against other regulations on mining

1. A caution shall be imposed for the act of failing to report all types of minerals discovered in the area where the mineral survey, assessment or exploration is conducted to the licensing agency.

2. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of failing to report types of discovered in the area where the mineral survey, assessment or exploration is conducted to the licensing agency.

3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to submit a written report on new types of minerals discovered in course of mining to the licensing agency;

b) Keeping mining or using accompanied minerals or types of minerals newly discovered in course of mining, including minerals that are soil and rocks at the mine waste dump or using the licensed reserves without submitting an application dossier for permission to the competent state agency or without the competent state agency’s permission;

c) Using minerals for the purposes other than those specified in the mineral mining license without obtaining permission from the licensing agency;

d) Failing to implement or insufficiently implementing remedial measures at the request of the competent state agency for reasons other than force majeure events by the deadline specified in the inspection report (except for the cases where the license has to be revoked or invalidated in accordance with the Law on Minerals).

4. In case of failing to incur or insufficiently incurring penalties as specified in the sanctioning decision at least 30 days after the date on which the competent state agency's notification is sent, in addition to incurring fines in accordance with regulations of the Law on Tax Administration, the violating organization or individual has the mining suspended for at least 01 month until all penalties specified in the sanctioning decision have been incurred but for no more than 12 months (except for the case where the mining or mineral mining license has been suspended).

5. The following fines shall be imposed for the act of carrying out mining while applying for extension of the mineral mining license with an unexpired mineral mining license and without the competent state agency’s permission:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of mining peat or minerals which are used as common building materials without using industrial explosives, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of mining mineral water; river, stream or lake bed sand and gravel; minerals which are used as common building materials by using industrial explosives, except for the case specified at Points a and b of this Clause;

d) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of mining other types of minerals, except for the cases specified at Points a, b, c and dd of this Clause;

dd) A fine of between VND 100,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for the act of mining gold, silver, precious stones, platinum or toxic minerals.

6. Additional sanctions:

Suspension of mining from 03 to 06 months for the act of violation specified at Point c Clause 3 of this Article.

Article 53. Violations of regulations on geological baseline surveys of minerals

1. A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of failing to register the geological baseline survey of minerals with a competent state management agency in charge of minerals as specified by law before conducting it.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation committed in course of conducting a geological baseline survey:

a) Taking technological samples in excess of licensed volume;

b) Failing to level the opening works: trenches or drilled wells; failing to seal furnace door after the construction is done according to the design;

c) Failing to seal the drilled well with the materials stated in the project approved by the competent state agency.

3. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Revealing geological information and minerals-related information in course of conducting a geological baseline survey of minerals;

b) Failing to implement environmental protection solutions as specified in the project approved by the competent state agency;

c) Failing to submit a report on geological baseline survey of minerals and geological specimens to the competent state management agency in charge of minerals within 30 days;

d) Failing to obtain the written approval from a competent state agency when conducting the geological baseline survey of minerals.

4. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the following acts of violation:

a) Failing to submit a report on the geological baseline survey of minerals to a competent state agency for approval according to regulations;

b) Failing to submit a report on geological baseline survey of minerals and geological specimens to the competent state management agency in charge of minerals according to regulations.

Article 54. Violations against other regulations on mineral management

1. The following fines shall be imposed for the act of taking advantage of exploration activities for mining purposes:

a) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 60,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed if the mineral exploration is licensed by the provincial-level People’s Committee, except for the cases specified at Points a and d of this Clause;

c) A fine of between VND 120,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed if the mineral exploration is licensed by the Ministry of Natural Resources and Environment, except for the case specified at Point d of this Clause;

dd) A fine of between VND 400,000,000 and VND 500,000,000 shall be imposed for the act of mining precious stones, gold, silver or platinum.

2. A caution or fine shall be imposed for the act of exceeding the limits on loss of minerals specified in the approved mining project or the approved mine design upon mining:

a) A caution shall be imposed for the act of exceeding the limits on loss of minerals by less than 5%;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for the act of exceeding the limits on loss of minerals by from 5% to less than 10%;

c) A fine of between VND 70,000,000 and VND 100,000,000 shall be imposed for the act of exceeding the limits on loss of minerals by at least 10%.

3. Fines shall be imposed for any of the following acts of violation: Failing to sufficiently provide documents, books and records to determine the actually mined mineral production, produce statistics and carry out stock takes of annually mined mineral reserves; enumerate actually mined mineral production of the reporting period, total production or reserves of mined minerals or remaining mineral reserves specified in the periodic report which are 10% less than actually mined mineral production specified in the resource royalty payment records; aggregate data through the weigh station; determine actually mined mineral production using the status quo maps and cross-section drawings of status quo; failing to store or protect unused mined minerals or minerals at waste dumps or accompanied minerals which are not yet collected in course of mining:

a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed on a household business for mining minerals used as common building materials;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed if the mineral mining license is issued by the provincial-level People’s Committee, except for the case specified at Point a of this Clause;

c) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed if the mineral mining license is issued by the Ministry of Natural Resources and Environment.

4. A fine of between VND 150,000,000 and VND 200,000,000 shall be imposed for the act of failing to collect accompanied minerals defined in the mining project or licensed for mining as specified in the mineral mining license.

5. Additional sanctions:

a) Confiscation of all cash-equivalent material evidences for the acts of violations specified in Clause 1 of this Article;

b) Deprivation of the right to use the mineral mining license for 06 - 12 months for the acts of violations specified at Points b, c and d Clause 1 of this Article is re-committed;

c) Suspension of the mineral mining from 03 to 06 months for the acts of violations specified in Clauses 2 and 3 of this Article is re-committed.

 

Section 2. VIOLATIONS OF REGULATIONS ON TECHNICAL SAFETY UPON MINING

 

Article 55. Violations of regulations on preparation of technical safety documents and technical instructions

1. The following fines shall be imposed for the act of incorrectly or insufficiently preparing or failing to prepare technical safety documents upon mining according to regulations:

a) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly or insufficiently preparing technical safety documents upon mining;

b) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of failing to prepare technical safety documents upon mining.

2. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of failing to carry out construction using the technical instructions or the approved construction methods.

Article 56. Violations of regulations on use of mining technologies or means of transport

1. The following fines shall be imposed for the act of use of mining systems, new construction technologies, advanced mining systems or construction technologies, or new materials which are used in a mine for the first time:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of producing a design without approval by a competent state agency;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of putting them into operation before obtaining the approval from the competent state agency.

2. The following fines shall be imposed for the act of violations of regulations on design and manufacturing of means of transport; new means of transport and those imported from foreign countries to be used at pits and diesel-powered means of transport:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of producing a design without approval by a competent state agency or violations of regulations on technical safety during use of means of transport;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of putting them into operation before obtaining the approval from the competent state agency.

3. The following fines shall be imposed for the act of violations of regulations on equipment, machinery and vehicles used in a mineral preparation plant:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly or insufficiently prepare documents intended for management of equipment, machinery and vehicles;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of failing to prepare documents intended for management of equipment, machinery and vehicles;

c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of violations of regulations on technical safety in course of operation, maintenance or repair of equipment, machinery and vehicles.

4. The following fines shall be imposed for the act of putting potentially unsafe machinery, equipment and chemicals on the List of category 2 commodities; or machinery, equipment and materials subject to occupational safety requirements into operation when the satisfaction of technical safety conditions has not yet been inspected or verified or failing to prepare equipment management documents according to regulations:

a) A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of equipping or using personal self-rescue devices against regulations;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of failing to inspect all technical parameters or failing to conduct first inspection or re-inspection on schedule; insufficiently or incorrectly preparing equipment management documents;

c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of failing to conduct inspections of technical safety or failing to prepare equipment management documents.

5. Additional sanctions:

Suspension of mining from 01 to 03 months for the act of violation specified at Point b Clause 4 of this Article.

Article 57. Violations of regulations on methane-based classification of mines, mine ventilation, drainage and mine water irruption prevention

1. A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of failing to submit an application dossier for methane-based classification of mines to the competent state agency according to regulations.

2. The following fines shall be imposed for the act of violations of regulations on mine ventilation:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of violations of regulations on ventilation of blind drifts, mirrors and mine air control;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of violations of regulations on installation and operation of ventilation works and local ventilation fans;

c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed for the act of failing to provide sufficient wind rate and wind speed as requested to production locations;

d) A fine of between VND 70,000,000 and VND 90,000,000 shall be imposed for the act of failing to formulate a mine ventilation plan or failing to make prompt amendments to the mine ventilation plan upon change of the production plan or failing to prepare a mine ventilation network diagram.

3. The following fines shall be imposed for the act of violations of regulations on mine drainage and mine water irruption prevention:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of violations of regulations on safety of pumping stations serving drainage;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed for any of the acts of violation against technical safety regulations on prevention of mine water irruption, including: Failing to formulate an exploratory drilling plan for water irruption prevention or plan to carry out exploratory drilling in front of excavating face; failing to work out methods of exploratory drilling for water irruption prevention or methods of carrying out exploratory drilling in front of excavating face; failing to carry out construction using the approved methods.

4. Additional sanctions:

Suspension of mining from 01 to 03 months for the acts of violations specified in Clause 1, Point d Clause 2 and Point b Clause 3 of this Article.

Article 58. Violations of regulations on mining power supply

1. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of violations of regulations on power leakage prevention and regulations on protection of intensity of power supply network and electrical equipment.

2. A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of violations of regulations on technical safety during the process of using electric cables, electric engines, electric equipment and electrical substations.

3. A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of failing to formulate or incorrectly drawing power supply diagrams for the entire mine and production areas, or the grounding diagram for the entire mine according to regulations.

4. A fine of between VND 20,000,000 and VND 30,000,000 shall be imposed for the act of changing the structures and connection diagrams of electrical equipment, control, protection and inspection diagrams or re-graduating protective equipment used in mines without permission of the manufacturer or competent state agency.

Article 59. Violations of regulations on preparation of materials; loading, unloading and transport of materials in mineral preparation plants

1. The following fines shall be imposed for the act of violations of regulations on preparation of materials:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of violations of regulations on design and installation of protective structures intended for preventing objects from flying out of breakers or crushers causing danger to people;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of violating procedures or regulations operation, maintenance and repair of breakers and crushers;

c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of failing to work out solutions for removal of explosive dust generated from the ore crushing and breaking.

2. The following fines shall be imposed for the act of violations of regulations on loading, unloading and transport of materials:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of violating regulations or procedures for loading, unloading and transport of materials;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of failing to inspect or failing to comply with regulations on inspection of corrosion of pipelines used to transport materials;

c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of violating regulations on technical safety in course of building and operating winches.

Article 60. Violations against other regulations on storage and use of flotation reagents, minerals warehouse, waste dumps and tailings ponds

1. The following fines shall be imposed for the act of violations of regulations on storage and use of flotation reagents:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of violations of regulations on equipment construction or installation in reagent preparation and storage areas;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of violations of regulations on technical safety applied to persons working in reagent preparation and storage areas.

2. The following fines shall be imposed for the act of violations against other regulations on technical safety in minerals warehouses, waste dumps and tailings ponds:

a) A fine of between VND 5,000,000 and VND 10,000,000 shall be imposed for the act of failing to insufficiently report information and data on tailings dams to the competent state agency or reporting them within the specified time limit;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of failing to report information and data on tailings dams to the competent state agency; failing to work out measures for firefighting and prevention in self-ignited minerals warehouses;

c) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed violations of regulations on construction and operation of tailings ponds;

d) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of failing to work out measures for firefighting and prevention for dry waste dumps where self-ignited minerals are stored; or failing to work out measures for coping with breach or cracks in embankments of waste dumps or tailings ponds.

3. Additional sanctions:

Suspension of mining from 01 to 03 months for the act of violation specified at Point c Clause 2 of this Article.

Article 61. Violations of regulations on mining safety record preparation and safety management as specified

1. Fines shall be imposed for any of the acts of violation of regulations on preparation of mining safety management records as specified, including: occupational safety and health plans; assessment of occupational safety and health risks; emergency response plans:

a) A fine of between VND 20,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly or insufficiently preparing required safety management records;

b) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of failing to prepare safety management records.

2. The following fines shall be imposed for the act of violations of regulations on mining safety management:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of failing to make regulations on occupational safety and health management or failing to establish a hierarchy of occupational safety health management;

b) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of failing to formulate either safety procedure or internal safety regulations.

3. The following fines shall be imposed for the act of violations of regulations on organization of safety work:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of conducting shift handovers and receiving production orders at the beginning of each working shift against regulations

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of failing to conduct shift handover and receive production orders at the beginning of each working shift.

c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed for the act of failing to inspect technical safety at the working place or technical safety of machinery and equipment before its operation or failing to promptly handle safety threats.

4. The following fines shall be imposed for the act of violations of regulations on daily orders, orders of a shift and production shift handover:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed for the act of incorrectly or insufficiently recording daily orders or orders of the shift, or incorrectly or insufficiently conducting shift handovers;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed for the act of failing to record measures for coping with safety threats discovered before or during the working shift in of production orders of the day.

Article 62. Violations of regulations on technical safety inspection and monitoring upon mining

1. A fine of between VND 30,000,000 and VND 50,000,000 shall be imposed failing to make regulations or make insufficient regulations on delegation of responsibility for technical safety inspection and monitoring to the management, including Director, Deputy Directors, Department Managers, Foremen, Deputy Shift Foremen or equivalent.

2. The following fines shall be imposed for the act of failing to perform the inspection and monitoring of technical safety as specified by law:

a) A fine of between VND 10,000,000 and VND 20,000,000 shall be imposed on the doorkeeper at entrance to the mine for his/her failing to inspect persons who bring flammable or combustible substances and ignition sources into the mine;

b) A fine of between VND 30,000,000 and VND 40,000,000 shall be imposed on the shift leader or the holder of equivalent position for failing to carry out technical safety inspections;

c) A fine of between VND 50,000,000 and VND 60,000,000 shall be imposed on the department manager, foreman or their authorized persons for failing to conduct technical safety inspections;

d) A fine of between VND 60,000,000 and VND 70,000,000 shall be imposed on director and deputy directors for his/her failing to conduct technical safety inspections or insufficiently conducting technical safety.

 

Chapter IV

COMPETENCE TO IMPOSE SANCTIONS AND DISTRIBUTION OF COMPETENCE TO IMPOSE SANCTIONS FOR ADMINISTRATIVE VIOLATIONS AND REMEDIAL MEASURES AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF WATER RESOURCES AND MINERALS

 

Article 63. Competence of natural resources and environment inspectors

1. Natural resources and environment inspectors and persons assigned to perform specialized inspection tasks of natural resources and environment in the performance of their duties may impose sanctions for the violations specified in Chapters II and III of this Decree:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 500,000;

c) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission, the value of which value must not exceed VND 500,000;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, b, dd, g, h and m Clause 3 Article 4 of this Decree.

2. Chief Inspectors of provincial-level Departments of Natural Resources and Environment, chiefs of inspectorates established by Directors or Chief Inspectors of provincial-level Departments of Natural Resources and Environment may impose sanctions for the violations specified in Chapters II and III of this Decree:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission, the value of which must not exceed VND 50,000,000;

dd) Apply the remedial measures specified in this Decree.

3. Chiefs of inspectorates established by the General Director of the General Department of Geology and Minerals of Vietnam may impose the violations specified in Chapter III of this Decree:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission, the value of which must not exceed VND 50,000,000;

dd) Apply the remedial measures specified in this Decree.

4. Chiefs of inspectorates established by the Minister of Natural Resources and Environment or Chief Inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment may impose sanctions for the violations specified in Chapters II and III of this Decree:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 175,000,000 for administrative violations in the field of water resources; VND 250,000,000 for administrative violations of regulations on minerals;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission, the value of which must not exceed the fine specified at Point b of this Clause;

dd) Apply the remedial measures specified in this Decree.

5. The Chief Inspector of the Ministry of Natural Resources and Environment may impose sanctions for administrative violations against regulations water resources and minerals specified in Chapters II and III of this Decree, the General Director of the General Department of Geology and Minerals of Vietnam may impose sanctions for administrative violations against regulations minerals specified in Chapter III of this Decree:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 1,000,000,000;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission;

dd) Apply the remedial measures specified in this Decree.

Article 64. Competence of Chairpersons of People’s Committees at all levels

Chairpersons of Provincial-level People’s Committees may impose sanctions for the violations specified in Chapters II and III of this Decree:

1. Chairpersons of commune-level People’s Committees may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 5,000,000;

c) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission, the value of which must not exceed VND 5,000,000;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, b, c, dd, g, h, k, m and o Clause 3 Article 4 of this Decree.

2. Chairpersons of district-level People’s Committees may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission, the value of which must not exceed VND 50,000,000;

dd) Apply the remedial measures specified in this Decree.

3. Chairpersons of provincial-level People’s Committees may:

a) Impose caution;

b) Impose a fine up to the maximum fine specified in Clause 1 Article 4 of this Decree;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission;

dd) Apply the remedial measures specified in this Decree.

Article 65. Competence of industry and trade inspectors

Industry and trade inspectors may impose sanctions for the violations specified in Articles 36, 38 and 39 and Section 2 Chapter III of this Decree:

1. Industry and trade inspectors and the persons assigned as industry and trade inspectors in the performance of their duties may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 500,000;

c) Apply the remedial measures specified in Clause 6 Article 38 of this Decree.

2. Chief inspectors of provincial-level Departments of Industry and Trade; chiefs of inspectorates established by the Director of the Industrial Safety Techniques and Environment Agency or Directors or Chief Inspectors of provincial-level Departments of Industry and Trade shall may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000;

c) Suspend mining activities as specified in this Decree;

d) Apply the remedial measures specified in Clause 6 Article 38 of this Decree.

3. Chiefs of inspectorates established by the Minister of Industry and Trade or Chief Inspector of the Minister of Industry and Trade may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 250,000,000;

c) Suspend mining activities as specified in this Decree;

d) Apply the remedial measures specified in Clause 6 Article 38 of this Decree.

4. The Chief Inspector of the Ministry of Industry and Trade and the Director of Industrial Safety Techniques and Environment Agency may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 1,000,000,000;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Apply the remedial measures specified in Clause 6 Article 38 of this Decree.

Article 66. Competence of Public Security Force

The Public Security Force may impose sanctions for the violations specified in Articles 8, 9, 10, 20, 21, 24, 25, 26, 27, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 41, 43, 44, 45, 47, 48 and 54 of this Decree:

1. Policemen who are on duty may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 500,000;

2. Station chiefs or team commanders of those specified in Clause 1 of this Article may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 1,500,000;

3. Chiefs of commune-level police offices, chiefs of police offices of border gates or export processing zones may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 2,500,000;

c) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission, the value of which must not exceed the fine specified at Point b of this Clause;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, b, dd, g, h and m Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. Chiefs of district-level police offices, heads of traffic police sections, heads of waterway police sections, chiefs of Environmental Police Divisions; chiefs of Corruption, Economy and Smuggling-related Crime Investigation Divisions; chiefs of Economic Security Divisions may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 25,000,000;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission, the value of which must not exceed VND 25,000,000;

dd) Apply the remedial measures specified in Clause 3 Article 4 of this Decree.

5. Directors of provincial-level Police Departments may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission, the value of which must not exceed VND 50,000,000;

dd) Apply the remedial measures specified in Clause 3 Article 4 of this Decree.

6. Director of Police Department for Environmental Crime Prevention and Combat; Director of Corruption, Economy and Smuggling-related Crime Investigation Department; Director of Economic Security Department; Director of Traffic Police Department may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 1,000,000,000;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission;

dd) Apply the remedial measures specified in Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 67. Competence of the Border Guard

The Border Guard may impose sanctions for the violations specified in Articles 88, 9, 10, 20, 21, 24, 26, 27, 32, 34, 35, 37, 45, 47, 48 and Article 54 of this Decree in border regions under its management:

1. Border-guard soldiers who are on duty may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 500,000;

2. Station chiefs or team commanders of those specified in Clause 1 of this Article may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 2,500,000;

3. Chiefs of border-guard stations, captains of border-guard flotillas, commanders of border-gate guards at ports may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 25,000,000;

c) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission, the value of which must not exceed VND 25,000,000;

d) Apply the remedial measures specified in Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. Provincial-level border-guard commanders, captains of border-guard ship fleets under the Border-Guard Command Post may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 1,000,000,000;

c) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission;

d) Apply the remedial measures specified in Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 68. Competence of the Marine police

The Marine police may impose sanctions for the violations specified in Articles 8, 9, 10, 12, 20, 21, 23, 24, 27, 29, 31, 34, 35, 36, 38, 39, 40, 45, 47, 48, 49 and 54 in regions under its management:

1. Marine policemen who are on duty may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 1,500,000;

2. Heads of professional operation teams of the Marine Police may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 5,000,000;

3. Heads of professional operation squads of the Marine Police and heads of marine police stations may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 10,000,000;

d) Apply the remedial measures specified at Points a, b, dd, g, h and m Clause 3 Article 4 of this Decree.

4. Captains of marine police flotillas may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 25,000,000;

c) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission, the value of which must not exceed VND 25,000,000;

d) Apply the remedial measures specified in Clause 3 Article 4 of this Decree.

5. Captains of marine police ship fleets may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 50,000,000;

c) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission, the value of which must not exceed VND 50,000,000;

d) Apply the remedial measures specified in Clause 3 Article 4 of this Decree.

6. Coast Guard regional commanders may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 100,000,000;

c) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission, the value of which must not exceed VND 100,000,000;

d) Apply the remedial measures specified in Clause 3 Article 4 of this Decree.

7. The Coast Guard Commander may:

a) Impose caution;

b) Impose fines of up to VND 1,000,000,000;

c) Deprive of the right to use licenses, practicing certificates, or suspend the operation;

d) Confiscate the material evidences and means used for administrative violation commission;

dd) Apply the remedial measures specified in Clause 3 Article 4 of this Decree.

Article 69. The competence to make written records of administrative violations

1. Written records of administrative violations in the field of water resources and minerals shall be made as specified in Article 58 of the Law on Handling of Administrative Violations and Government’s Decree detailing the implementation of the Law on Handling of Administrative Violations.

2. The persons competent to make written records for administrative violations specified in Chapters II and III of this Decree include:

a) Persons on duty that have the power to impose sanctioning of administrative violations in the fields of water resources and minerals;

b) Inspection officials on duty of the Ministry of Natural Resources and Environment, Department of Water Resources Management, General Department of Geology and Minerals of Vietnam, provincial-level Departments of Natural Resources and Environment and district-level Departments of Natural Resources and Environment affiliated to district-level People’s Committees.

3. The persons competent to make written records on violations specified in Clause 2 of this Article may make written records of administrative violations within their jurisdiction using the specified forms and shall assume responsibility for such administrative violation records.

4. Only one record is made for an administrative violation.

If the violating organization or individual whose administrative violation has been recorded fails to terminate acts of violation upon the order of the person competent to impose sanctions as specified, the person competent to impose sanctions shall, when making decision on sanctioning of such violation, apply aggravating circumstances as specified at Point i Clause 1 Article 10 of the Law on Handling of Administrative Violations.

5. If an organization or individual commits multiple acts of violation in the same case of violation or repeats acts of violation, all acts of violation or times of committing violation must be recorded in the administrative violation records.

Article 70. Deprivation of the right to use licenses, practicing certificates and operation;

1. Licenses, practicing certificates or operation shall be deprived in accordance with regulations in Chapter II and Chapter III of this Decree.

2. The period of deprivation of the right to use a license, practice certificate or period of suspension of specific activities for a violation specified in this Decree is the average of the time frame of deprivation or suspension of activities allowed. regulations for that behavior. If there are extenuating circumstances, the period of deprivation or suspension of operations may be below the average but not exceeding the minimum level of the time frame of deprivation or suspension of operations. If there are aggravating circumstances, the period of deprivation or suspension of operations may be above the average but not exceeding the maximum limit of the time frame of deprivation or suspension of operations.

3. The starting time to calculate the period of deprivation of the right to use licenses and practice certificates as follows:

a) In case at the time of issuing a decision to sanction an administrative violation, the person with the authority to sanction has temporarily seized the license or practice certificate of the violating individual or organization, then the time to start calculating the period of deprivation of use rights will begin. Using a license or practicing certificate is the time when the decision to sanction administrative violations takes effect;

b) In case at the time of making a decision to sanction an administrative violation, the person with sanctioning authority has not yet temporarily seized the license or practice certificate of the violating individual or organization, the person with sanctioning authority will still issue a decision. When sanctioning administrative violations according to regulations, the content of the sanctioning decision must clearly state the effective date of the additional sanction of deprivation of the right to use the license or practice certificate (the starting time of calculating the deprivation period) is from the time the violator presents the license or practice certificate to the person with authority to impose temporary detention;

c) When the license or practicing certificate is temporarily seized, the right to use is revoked according to the provisions of Point b of this Clause, and when the license or practicing certificate is returned, the right to use is revoked according to the provisions of Points a and b of this Clause. The person with sanctioning authority must make a record and keep a record of sanctioning administrative violations according to regulations.

4. During the period of deprivation of the right to use the license, suspension of mineral exploration and exploitation activities; exploration, exploitation and use of water resources, discharge of wastewater into water sources if individuals or organizations still conduct mineral exploration and exploitation; exploring, exploiting, and using water resources and discharging wastewater into water sources will be sanctioned as acts without a license.

5. During the period of deprivation of the right to use the license, suspension of mineral exploration and exploitation activities; exploration, exploitation and use of water resources, and discharge of wastewater into water sources. The provincial-level Department of Natural Resources and Environment and the commune-level People's Committee where activities on water and mineral resources are located are responsible for supervising compliance with regulations by organizations and individuals.

 

Chapter V

IMPLEMENTATION PROVISIONS

 

Article 71. Effect

1. This Decree takes effect from May 10, 2020.

2. This Decree replaces the Government’s Decree No. 33/2017/ND-CP dated April 03, 2017, on penalties for administrative violations against regulations on water and mineral resources.

Article 72. Transitional provisions

1. For administrative violations in the field of water resources and minerals that occurred before the effective date of this Decree but were later discovered or are being considered for settlement, if the regulations on handling of administrative violations in this Decree are beneficial to individuals and organizations committing administrative violations, then the provisions of this Decree shall be applied to handle them.

2. For decisions to sanction administrative violations that have been issued but have not been fully implemented before the effective date of this Decree, if the organization or individual sanctioned for administrative violations has a complaint, it shall be considered applying the beneficial provisions of this Decree for handling.

Article 73. Implementation organization and responsibility for implementation

1. The Minister of Natural Resources and Environment shall provide guidance and organize the implementation of this Decree.

2. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies and Chairpersons of People’s Committees of provinces and centrally run cities shall implement this Decree./.

 

 

ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER



Nguyen Xuan Phuc

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 36/2020/ND-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư 28/2024/TT-BCA của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 32/2023/TT-BCA ngày 01/8/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông; Thông tư 24/2023/TT-BCA ngày 01/7/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới

Vi phạm hành chính, Giao thông

văn bản mới nhất