Nghị định 35/CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khoáng sản

thuộc tính Nghị định 35/CP

Nghị định 35/CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khoáng sản
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:35/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:23/04/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Vi phạm hành chính, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 35/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 35/CP NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 1997 QUY ĐỊNH
XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996;

Căn cứ Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp;

NGHỊ ĐỊNH

 

CHƯƠNG I
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. - Phạm vi, đối tượng áp dụng

1. Tổ chức, cá nhân có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định quản lý nhà nước về khoáng sản bao gồm các quy định về: khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác và điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, dưới đây gọi chung là vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản mà chưa đến mức truy cứa trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính theo quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995 và Nghị định này.

2. Các hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản bị xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt hành chính về bảo môi trường (Nghị định số 26-CP ngày 26 tháng 4 năm 1996). Các hành vi vi phạm hành chính về bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh lao động trong hoạt động khoáng sản bị xử phạt theo quy định của Chính phủ về xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động (Nghị định số 38-CP ngày 25 tháng 6 năm 1996).

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực tàng trữ, vận chuyển, mua bán, xuất, nhập khẩu khoáng sản mà có liên quan đến vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoảng sản bị xử phạt theo các quy định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại (Nghị định số 01-CP ngày 03 tháng 01 năm 1996).

Các hành vi vi phạm về nghĩa vụ nộp thuế, phí và lệ phí trong hoạt động khoáng sản bị xử phạt theo quy định của pháp luật về thuế, phí và lệ phí.

3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng bị xử phạt theo quy định của nghị định này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

 

Điều 2.- Nguyên tắc và thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản.

1. Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản thực hiện theo quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản là hai năm kể từ ngày vi phạm hành chính được thực hiện, nếu quá thời hạn trên thì không xử phạt nhưng bị áp dụng các biện pháp được quy định tại Nghị định này để khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm hành chính gây ra.

3. Thời hạn được coi chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản là một năm, kể từ ngày tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính đã thi hành xong quyết định xử phạt hoặc kể từ ngày quyết định xử phạt hết hiệu lực mà không tái phạm.

 

Điều 3.- Áp dụng hình thức xử phạt và biện pháp khác.

1. Khi xử phạt bằng hình thức phạt tiền, mức phạt cụ thể dối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản là mức trung bình của khung tiền phạt quy định đối với hành vi đó; nếu vi phạm có tình tiết giảm nhẹ thì mức phạt có thể giảm thấp hơn nhưng không được giảm quá mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu vi phạm có tình tiết tăng nặng thì mức phạt có thể tăng cao hơn nhưng không được tăng quá mức tối đa của khung tiền phạt.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng được thực hiện theo quy định tại Điều 7 và Điều 8 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

2. Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp kèm theo hình thức phạt chính áp dụng theo quy định của Nghị định này.

3. Giấy phép hoạt động khoáng sản bị thu hồi trong trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản và quy định của Nghị định này.

 

CHƯƠNG II
NHỮNG HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ KHOÁNG SẢN, HÌNH THỨC
VÀ MỨC XỬ PHẠT

 

Điều 4.- Vi phạm quy định về khảo sát khoáng sản

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động khảo sát khoáng sản không có giấy phép theo quy định của pháp luật;

b) Hoạt động khảo sát khoản sản khi giấy phép khảo sát đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp đơn xin gia hạn đúng quy định mà đang được xem xét;

c) Hoạt động khảo sát khoảng sản ở ngoài khu vực được quy định tại giấy phép khảo sát;

d) Hoạt động khảo sát khoáng sản trên cơ sở sử dụng giấy phép của tổ chức cá nhân khác;

e) Hoạt động khảo sát khoáng sản mà không thông báo kế hoạch khảo sát với các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật;

g) Nộp đơn xin gia hạn giấy phép khảo sát sau khi giấy phép đó đã hết hạn hoặc chỉ còn hiệu lực ít hơn ba mươi ngày trong trường hợp được Bộ Công nghiệp cho gia hạn.

2. Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không nộp báo cáo cuối cùng về kết quả khảo sát cho Bộ Công nghiệp hoặc nộp chậm từ 30 ngày trở lên, kể từ ngày giấy phép khảo sát chấm dứt hiệu lực.

b) Chuyển ra ngoài khu vực khảo sát các mẫu vật với số lượng và chủng loại không phù hợp với đề án khảo sát đã được thẩm định hoặc trái với điều kiện được quy định tại giấy phép.

3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với các hành vi quy định tại Điều này:

a) Tước quyền sử dụng (thu hồi) giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 1 của điều này;

b) Buộc thực hiện việc thông báo kế hoạch khảo sát theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm e khoản 1 của Điều này;

c) Buộc thực hiện việc nộp báo cáo cuối cùng về kết quả khảo sát đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 của điều này.

 

Điều 5.- Vi phạm quy định về thăm dò khoáng sản.

1. Phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng đối với các hành vi không thông báo kế hoạch thăm dò với các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.

2. Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động thăm dò khoáng sản không có giấy phép thăm dò theo quy định của pháp luật.

b) Hoạt động thăm dò khoáng sản khi giấy phép thăm dò đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp đơn xin gia hạn hoặc xin khai thác đúng quy định mà đang được xem xét;

c) Hoạt động thăm dò khoáng sản ở ngoài khu vực theo quy định tại giấy phép thăm dò;

d) Hoạt động thăm dò khoáng sản mà không thông báo kế hoạch thăm dò hoặc không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ với các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật;

e) Nộp đơn xin gia hạng giấy phép thăm dò sau khi giấy phép đã hết hạn hoặc giấy phép chỉ còn hiệu lực ít hơn 30 ngày trong trường hợp được Bộ Công nghiệp cho gia hạn.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không nộp báo cáo cuối cùng về kết quả thăm dò cho Bộ Công nghiệp hoặc nộp chậm từ 30 ngày trở lên, kể từ ngày giấy phép thăm dò chấm dứt hiệu lực;

b) Trong thời hạn theo quy định của pháp luật mà không thực hiện việc san lấp công trình thăm dò hoặc thực hiện không đầy đủ yêu cầu bảo vệ tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường khi giấy phép thăm dò chấm dứt hiệu lực;

c) Chuyển ra ngoài khu vực thăm dò các mẫu vật với số lượng và chủng loại không phù hợp với đề án thăm dò đã được thẩm định hoặc trái với điều kiện được quy định tại giấy phép.

4. Các hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 và các hành vi quy định tại khoản 3 của Điều này trong trường hợp vi phạm có tổ chức hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm, hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm có thể bị phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

5. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với các hành vi quy định tại Điều này:

a) Tước quyền sử dụng (thu hồi) giấy phép đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 và đối với các hành vi tương ứng quy định tại khoản 4 của Điều này;

b) Buộc thực hiện việc thông báo kế hoạch thăm dò theo quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 2 của Điều này;

c) Buộc thực hiện các công việc để khắc phục các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và b khoản 3 của Điều này.

 

Điều 6.- Vi phạm quy định về khai thác khoáng sản

1. Phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thông báo kế hoạch khai thác với các cơ quan quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Không đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ hoặc ngày bắt đầu hoạt động sản xuất, khai thác, chế biến khoáng sản;

c) Không giao nộp thiết kế mỏ hoặc không thông báo kế hoạch tiến độ khai thác, chế biến khoáng sản cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

d) Không thông báo về Giám đốc điều hành mỏ cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản theo quy định của pháp luật;

2. Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động khai thác khoáng sản mà không có Giám đốc điều hành mỏ, trừ trường hợp Chính phủ có quy định khác;

b) Không thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về hoạt động khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật hoặc báo cáo bất thường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;

c) Khai thác tận thu khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường mà không có giấy phép hoặc giấy phép đã hết hạn hoặc sử dụng giấy phép của người khác;

d) Nộp đơn xin gia hạn giấy phép khai thác khoáng sản khi giấy phép đó đã hết hạn hoặc chỉ còn hiệu lực ít hơn 90 ngày trong trường hợp được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép đó cho gia hạn.

3. Phạt tiền từ 1.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Hoạt động khai thác khoáng sản (trừ khoáng sản quý, hiếm, độc hại) không có giấy phép khai thác khoáng sản theo quy định của pháp luật;

b) Hoạt động khai thác khoáng sản (trừ khoáng sản quý, hiếm, độc hại) khi giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp đơn xin gia hạn đúng quy định mà đang được xem xét;

c) Hoạt động khai thác khoáng sản (trừ khoáng sản quý, hiếm, độc hại) ở ngoài khu vực hoặc loại khoáng sản khác chưa được phép theo quy định tại giấy phép khai thác;

4. Phạt tiền từ 6.000.000 đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 3 của Điều này trong trường hợp khai thác khoáng sản quý, hiếm, độc hại hoặc trong trường hợp khai thác các khoáng sản không thuộc loại khoáng sản quý hiếm, độc hại nhưng vi phạm có tổ chức hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm.

b) Trong thời hạn theo quy định của pháp luật khi giấy phép khai thác chấm dứt hiệu lực mà không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ việc đưa mỏ vào trạng thái an toàn, phục hồi đất đai, môi trường, môi sinh, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác;

c) Không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ, kịp thời báo cáo kết quả hoạt động khai thác và tài liệu khác liên quan cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản hoặc không thực hiện những việc khác theo quy định của pháp luật về việc đóng cửa mỏ.

5. Phạt tiền từ 30.000.000 đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 3 của Điều này trong trường hợp khai thác khoáng sản quý, hiếm, độc hại mà vi phạm có tổ chức hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm hoặc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm.

6. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với hành vi quy định tại Điều này:

a) Buộc thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật để khắc phục vi phạm đối với các hành vi quy định tại khoản 1, các điểm a và b khoản 2 và các điểm b, c khoản 4 của Điều này;

b) Tịch thu khoáng sản khai thác được đối với các hành vi quy định tại điểm c khoản 2, khoản 3, điểm a khoản 4 và khoản 5 của Điều này;

c) Tịch thu phương tiện được sử dụng để gây ra vi phạm mà pháp luật quy định được phép tịch thu đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 3 đối với các hành vi tương ứng trong trường hợp khai thác khoáng sản quý, hiếm, độc hại;

d) Tước quyền sử dụng (thu hồi) giấy phép khai thác khoáng sản đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này và đối với các hành vi tương ứng trong trường hợp khai thác khoáng sản quý, hiếm, độc hại.

 

Điều 7.- Vi phạm quy định về chế biến khoáng sản

1. Phạt tiền từ 200.000 đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện chế độ báo cáo hoặc không thông báo kế hoạch hoạt động chế biến khoáng sản cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

b) Hoạt động chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản quý, hiếm, độc hại) khi giấy phép khai thác hoặc giấy phép chế biến khoáng sản đã hết hạn, trừ trường hợp đã nộp đơn xin gia hạn đúng quy định mà đang được xem xét.

2. Phạt tiền từ 500.000 đến 2.000.000 đồng đối với hoạt động chế biến khoáng sản (trừ khoáng sản quý, hiếm, độc hại) mà không có giấy phép khai thác hoặc giấy phép chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật;

3. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi quy định tại khoản 2 của Điều này trong trường hợp chế biến khoáng sản quý, hiếm, độc hại.

4. Tước quyền sử dụng (thu hồi) giấy phép chế biến khoáng sản đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều này và đối với hành vi tương ứng trong trường hợp chế biến khoáng sản quý, hiếm, độc hại.

 

Điều 8.- Vi phạm khác về quản lý khoáng sản

1. Phạt tiền từ 200.000 đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cản trở việc tiến hành hợp pháp các hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản hoặc hoạt động khoáng sản của tổ chức, cá nhân khác;

b) Cản trở hoặc xúi dục người khác cản trở việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không giao nộp hoặc nộp không đầy đủ, kịp thời tiền sử dụng số liệu, thông tin về tài nguyên khoáng sản của Nhà nước theo quy định của pháp luật;

b) Gây tổn thất khoáng sản trong quá trình thi công, thanh lý các công trình khoan, khai đào, công trình mỏ trong hoạt động điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản hoặc trong hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản;

c) Gây tổn thất khoáng sản vượt định mức cho phép (theo thiết kế) trong hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản;

d) Sử dụng khoáng sản có giá trị cao để làm vật liệu xây dựng thông thường mà khoáng sản đó theo quy định của Bộ Công nghiệp thuộc loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;

e) Cất giấu, làm giảm chất lượng hoặc mua, bán trái pháp luật các mẫu vật địa chất, khoáng sản đặc biệt quý hiếm theo quy định của Chính phủ phải bán hoặc nộp cho Nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

g) Không báo cáo hoặc báo cáo sai sự thật với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phát hiện được các điểm khoáng sản mà có ảnh hưởng xấu đến việc bảo vệ các tài nguyên khoáng sản đó;

h) Tiết lộ thông tin về tài nguyên khoáng sản thuộc bí mật nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

i) Cản trở các hoạt động kiểm tra, thanh tra về khoáng sản của người và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác đối với hành vi quy định tại Điều này:

Tạm đình chỉ những hoạt động liên quan đến vi phạm, buộc thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật để khắc phục vi phạm đối với các hành vi quy định tại các điểm a, b, c, d khoản 2 của Điều này.

 

CHƯƠNG III
THẨM QUYỀN, THỦ TỤC XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ KHOÁNG SẢN

 

Điều 9.- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản của Uỷ ban nhân dân các cấp

1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 26 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quản lý nhà nước về khoáng sản của chính quyền địa phương, cụ thể gồm:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 500.000 đồng.

2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, quận và cấp tương đương có quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 27 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (trừ quyền tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khoáng sản) đối với các vi phạm quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quản lý Nhà nước về khoáng sản của chính quyền địa phương, cụ thể gồm:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tịch thu khoáng sản khai thác trái phép;

e) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.

3. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có quyền áp dụng các hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 28 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính (trừ quyền tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khoáng sản do Bộ Công nghiệp cấp) đối với các vi phạm quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quản lý nhà nước về khoáng sản của chính quyền địa phương, cụ thể gồm:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;

c) Tước quyền sử dụng (thu hồi) giấy phép khai thác khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp của Uỷ ban nhân dân tỉnh;

d) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;

e) Tịch thu khoáng sản khai thác trái phép;

g) Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra;

h) Buộc bồi thường thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra đến 1.000.000 đồng.

 

Điều 10.- Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản của các cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản.

1. Thanh tra viên chuyên ngành khoáng sản đang thi hành công vụ có quyền áp dụng các quyền quy định tại khoản 1 Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản, về an toàn lao động và về bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản, cụ thể gồm:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 200.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để gây vi phạm có giá trị đến 500.000 đồng;

d) Buộc đình chỉ hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra.

2. Chánh Thanh tra chuyên ngành khoáng sản, thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành khoáng sản của Sở Công nghiệp có quyền áp dụng các quyền quy định tại khoản 2 Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Nghị định này, cụ thể gồm:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để gây vi phạm có giá trị đến 1.000.000 đồng;

d) Buộc đình chỉ hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây ra;

e) Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra có giá trị đến 1.000.000 đồng.

3. Chánh thanh tra chuyên ngành khoáng sản, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành khoáng sản của Bộ Công nghiệp có quyền áp dụng các quyền quy định tại khoản 3 Điều 34 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Nghị định này, cụ thể gồm:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng;

c) Tịch thu tang vật, phương tiện sử dụng để vi phạm hành chính;

d) Tịch thu khoáng sản khai thác trái phép;

e) Buộc đình chỉ hành vi vi phạm, khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra;

g) Buộc bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra có giá trị đến 1.000.000 đồng.

 

Điều 11.- Uỷ quyền và nguyên tắc phân định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản.

1. Uỷ quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản áp dụng theo quy định tại Điều 36 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Nguyên tắc phân định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản áp dụng theo quy định tại Điều 37 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

 

Điều 12.- Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản.

1. Thủ tục, trình tự xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Các vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản bị xử phạt đều phải lập thành hồ sơ và lưu giữ đầy đủ tại cơ quan xử phạt.

3. Tổ chức, cá nhân bị phạt tiền phải nộp tiền phạt tại nơi ghi trong quyết định xử phạt. Nghiêm cấm người xử phạt trực tiếp thu tiền phạt dưới bất kỳ hình thức nào.

4. Khi áp dụng hình thức tịch thu khoáng sản, tang vật, phương tiện vi phạm, người có thẩm quyền xử phạt phải thực hiện đúng quy định tại Điều 51 và khoản 1 Điều 52 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

 

Điều 13.- Thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản.

1. Tổ chức, cá nhân xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định này phải nghiêm chỉnh thi hành quyết định xử phạt của cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt trong thời hạn quy định. Nếu tổ chức, cá nhân bị xử phạt không thi hành quyết định xử phạt hoặc cố ý trốn tránh thi hành quyết định xử phạt thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt theo Điều 55 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính.

2. Khi áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản, cơ quan và người có thẩm quyền phải tuân thủ trình tự, thủ tục cưỡng chế theo quy định của pháp luật.

 

CHƯƠNG IV
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO XỬ LÝ VI PHẠM

 

Điều 14.- Khiếu nại, tố cáo quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản.

1. Tổ chức, cá nhân bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản (hoặc người đại diện hợp pháp của họ) có quyền khiếu nại về việc xử phạt đối với họ.

2. Công dân có quyền tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền những vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản của tổ chức, cá nhân và tố cáo hành vi vi phạm của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản.

3. Thủ tục, trình tự, thời hạn, thẩm quyền khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo quy định tại các điều 87, 88 và 90 của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính ngày 06 tháng 7 năm 1995 và các quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 25 tháng 5 năm 1996.

 

Điều 15.- Xử lý vi phạm đối với người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản.

Người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản mà có hành vi sách nhiễu, dung túng, bao che vi phạm, không xử lý hoặc xử lý không kịp thời, không đúng mức, không đúng thẩm quyền, chiếm đoạt, sử dụng trái phép tiền, khoáng sản, tang vật, phương tiện vi phạm thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.

 

CHƯƠNG V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 16.- Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 1997. Các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

 

Điều 17.- Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------
No. 35-CP
Hanoi, April 23, 1997
 
DECREE
DEFINING SANCTIONS AGAINST ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF STATE MANAGEMENT OVER MINERALS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on Minerals of March 20, 1996;
Pursuant to the Law on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995;
At the proposal of the Minister of Industry,
DECREES:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- Scope and objects of application
1. Organizations and/or individuals committing acts of intentionally or unintentionally violating the regulations on the State management over minerals, including the regulations on: the mineral prospection, exploration, exploitation and processing, the protection of untapped mineral resources and basic geological survey of mineral resources, hereafter referred to as administrative violations in the field of State management over minerals, but not seriously enough for being examined for penal liability as prescribed by law, shall be administratively sanctioned in accordance with the provisions of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995 and this Decree.
2. Acts of administrative violation of the regulations on the environmental protection in mineral activities shall be sanctioned in accordance with the Government’s provisions on administrative sanctions against violations in the protection of environment (Decree No.26-CP of April 26, 1996). Acts of administrative violation in ensuring the labor safety and hygiene in mineral activities shall be sanctioned in accordance with the Government�s provisions on administrative sanctions against the violations of the labor legislation (Decree No.38-CP of June 25, 1996).
Acts of administrative violation in the fields of storing, transporting, trading, exporting or importing minerals related to the administrative violations in the field of State management over minerals shall be sanctioned in accordance with the Government�s provisions on sanctions against administrative violations in the field of trade (Decree No.01-CP of January 3, 1996).
Acts of violating the obligation to pay taxes, fees and charges in mineral activities shall be sanctioned in accordance with the provisions of the legislation on taxes, fees and charges.
3. Foreign organizations and/or individuals committing acts of administrative violation in the field of State management over minerals on land territory, islands, internal waters, territorial waters, exclusive economic zones and continential shelf of the Socialist Republic of Vietnam shall also be sanctioned in accordance with the provisions of this Decree, except otherwise provided for by international treaties which Vietnam has signed or acceded to.
Article 2.- Principles and statute of limitations for sanctioning administrative violations in the field of State management over minerals
1. Principles for sanctioning administrative violations in the field of State management over minerals shall comply with the provisions of Article 3 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
2. The statute of limitations for sanctioning an administrative violation in the field of State management over minerals shall be two years from the date when the administrative violation is committed; beyond this timelimit, the violation shall not be sanctioned but shall be subject to measures provided for in this Decree to overcome consequences caused by that administrative violation.
3. The timelimit for being considered as having not been sanctioned for an administrative violation in the field of State management over minerals shall be one year from the date when the administratively sanctioned organization and/or individual has already executed the sanctioning decision or from the date when the sanctioning decision ceased to be effective and the violation is not repeated.
Article 3.- Application of the forms of sanction and other measures
1. If the sanction is a fine, the specific amount of fine imposed on the administrative violation in the field of State management over minerals shall be the average in the fine bracket provided for such violation; in cases where the violation involves extenuating factors, the fine may be reduced but must not be lower than the minimum in the fine bracket; if the violation involves aggravating factors, the fine may be increased but must not be more than the maximum of the fine bracket.
The extenuating and aggravating factors shall be determined in accordance with the provisions of Articles 7 and 8 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
2. Forms of additional sanctions and measures accompanying the main form of sanction shall be applied in accordance with the provisions of this Decree.
3. The mineral activity permits shall be withdrawn if the organizations and/or individuals commit acts of administrative violation in the field of State management over minerals as prescribed by the Law on Minerals and this Decree.
Chapter II
ACTS OF ADMINISTRATIVE VIOLATION IN THE FIELD OF STATE MANAGEMENT OVER MINERALS, FORMS AND LEVELS OF SANCTION
Article 4.- Violations of the regulations on mineral prospection
1. A warning or fine of 50,000 VND to 200,000 VND for one of the following acts:
a/ Conducting mineral prospection without permit as prescribed by law;
b/ Conducting mineral prospection when the prospection permit has already expired, except in cases where the application for the extension of the permit has been lawfully submitted and is under consideration;
c/ Conducting mineral prospection outside the area prescribed in the prospection permit;
d/ Conducting mineral prospection by using permit of another organization and/or individual;
e/ Conducting mineral prospection without informing the prospection plan to the State managing agencies as prescribed by law;
f/ Applying for the extension of the prospection permit after its expiry or its validity remains for less than 30 days, provided that the extension is allowed by the Ministry of Industry.
2. A fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to submit the final report on the prospection results to the Ministry of Industry or submitting it 30 days or more later than the date when the permit becomes invalid;
b/ Bringing out of the prospected area specimens with the volume and types not in conformity with the evaluated prospection plan or contrary to the conditions prescribed in the permit.
3. Forms of additional sanctions and other measures applied to administrative violations defined in this Article:
a/ Stripping off the right to use (withdrawing) permit for acts stipulated in Point d, Item 1 of this Article;
b/ Forcing the announcement of the prospection plan as prescribed by law for acts stipulated in Point e, Item 1 of this Article;
c/ Forcing the submission of the final report on the prospection results for acts stipulated in Point a, Item 2 of this Article.
Article 5.- Violations of the regulations on mineral exploration
1. A fine of 200,000 VND to 500,000 VND for an act of failing to inform exploration plan to the State managing agencies as prescribed by law.
2. A fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Conducting mineral exploration without exploration permit as prescribed by law;
b/ Conducting mineral exploration after the expiry of the exploration permit, except in cases where the application for the extension of the permit has been lawfully submitted and is under consideration;
c/ Conducting mineral exploration outside the area prescribed in the exploration permit;
d/ Conducting mineral exploration without informing the exploration plan or failing to observe the regime of periodical reporting to the State managing agencies as prescribed by law;
e/ Applying for the extension of the exploration permit after its expiry or its validity remains for less than 30 days, provided that the extension is allowed by the Ministry of Industry.
3. A fine of 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to submit the final report on the results of exploration to the Ministry of Industry or submitting it 30 days or more later than the date when the permit becomes invalid;
b/ Failing, within the time-limit prescribed by law, to level and fill the exploration site or to fulfil all requirements on the protection of mineral resources and environment upon the expiry of the exploration permit;
c/ Bringing out of the explored area specimens with their volume and types not in conformity with the evaluated exploration plan or contrary to the conditions prescribed in the permit.
4. Acts defined in Points a, b, c and d, Item 2 and in Item 3 of this Article, if committed in an organized or repeated manner or committed by abusing one�s position or power may be fined up to 10,000,000 VND.
5. Forms of additional sanctions and other measures applied to acts of violation stipulated in this Article:
a/ Stripping off the right to use (withdrawing) permit for acts stipulated in Point d, Item 2 and for corresponding acts stipulated in Item 4 of this Article;
b/ Forcing the announcement of the exploration plan as prescribed by law for acts stipulated in Point d, Item 2 of this Article;
c/ Forcing the performance of tasks to overcome acts of violation stipulated in Points a and b, Item 3 of this Article.
Article 6.- Violations of the regulations on mineral exploitation
1. A fine of 200,000 VND to 500,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to inform the exploitation plan to the State managing agencies as prescribed by law;
b/ Failing to register the date of commencing the capital construction of a mine or the date of starting the mineral production, exploitation and processing;
c/ Failing to submit the mine�s design or to inform the plan on the mineral exploitation and processing tempo to the competent State agency as prescribed by law;
d/ Failing to declare the Executive Director of the mine to the State agency in charge of the management of minerals as prescribed by law.
2. A fine of 500,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Conducting mineral exploitation without the Executive Director of the mine, except otherwise provided for by the Government;
b/ Failing to observe the regime of periodical reporting on mineral exploitation activities as prescribed by law or irregular reporting at the request of the competent State managing agencies;
c/ Extracting minerals to be used as common construction materials without permit or by using the expired permit or a permit of another organization and/or individual;
d/ Applying for the extension of the mineral exploitation permit after its expiry or its validity remains for less than 90 days, provided that the extension is allowed by the permit issuing agency.
3. A fine of 1,000,000 VND to 5,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Conducting the exploitation of minerals (except for the valuable, rare and hazardous minerals) without mineral exploitation permit as prescribed by law;
b/ Conducting the exploitation of minerals (except for the valuable, rare and hazardous minerals) when the expired mineral exploitation permit has already expired, except in cases where the application for the extension of the permit has been lawfully submitted and is under consideration;
c/ Conducting the exploitation of minerals (except for the valuable, rare and hazardous minerals) outside the precsribed area or the exploitation of other minerals not prescribed in the exploitation permit.
4. A fine of 6,000,000 VND to 30,000,000 VND for one of the following acts:
a/ One of the acts stipulated in Item 3 of this Article, regarding the case of exploiting valuable, rare and hazardous minerals or the case of exploiting minerals which are not valuable, rare or hazardous and the violation is committed in an organized or repeated manner or committed by abusing one�s position or power;
b/ Failing, within the time-limit prescribed by law after the expiry of the exploitation permit, to perform or to fulfill the tasks of putting mines to safety, restoring land, environment and ecology and protecting the unexploited mineral resources.
c/ Failing to submit or submitting insufficiently and not in time the results of exploitation activities and other related documents to the State agency in charge of the management of minerals or failing to perform other tasks as prescribed by law regarding the closure of mines.
5. A fine of 30,000,000 VND to 100,000,000 VND for one of the acts stipulated in Item 3 of this Article, regarding the case of exploiting valuable, rare and hazardous minerals and the violation is committed in an organized or repeated manner or committed by abusing one�s position or power abusing one�s position or power.
6. Forms of additional sanctions and other measures applied to the acts stipulated in this Article:
a/ Forcing to perform tasks prescribed by law so as to overcome the consequences of acts of violation defined in Item 1, Points a and b, Item 2 and Points b and c, Item 4 of this Article;
b/ Confiscating the exploited minerals for the acts defined in Point c, Item 2, Item 3, Point a, Item 4 and Item 5 of this Article;
c/ Confiscating means used to commit the violation in accordance with the provisions of law for acts defined in Point a, Item 3 and other respective acts in the case of exploiting the valuable, rare and hazardous minerals;
d/ Stripping off the right to use (withdrawing) mineral exploitation permits for acts stipulated in Point d, Item 3 of this Article and for corresponding acts in the case of exploiting the valuable, rare and hazardous minerals.
Article 7.- Violations of the regulations on mineral processing
1. A fine of 200,000 VND to 500,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to observe the reporting regime or to inform the mineral processing plan to the competent State managing agencies as prescribed by law;
b/ Conducting the processing of minerals (except for the valuable, rare and hazardous minerals) when the mineral exploitation or processing permit has expired, except in cases where the application for its extension has been lawfully submitted and is under consideration;
2. A fine of 500,000 VND to 2,000,000 VND for mineral processing activities (except for the valuable, rare and hazardous minerals) without mineral exploitation or processing permit as prescribed by law.
3. A fine of 2,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the acts stipulated in Item 2 of this Article in the case of processing valuable, rare and hazardous minerals.
4. Stripping off the right to use (withdrawing) mineral processing permits for acts stipulated in Point b, Item 2 of this Article and for corresponding acts in the case of processing the valuable, rare and hazardous minerals.
Article 8.- Violations of other regulations on the management of minerals
1. A fine of 200,000 VND to 1,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Obstructing the lawful basic geological surveys of mineral resources or mineral activities of other organizations and/or individuals;
b/ Obstructing or inciting others to obstruct the protection of the unexploited mineral resources, but not seriously enough for being examined for penal liability.
2. A fine of 2,000,000 VND to 10,000,000 VND for one of the following acts:
a/ Failing to remit or remitting insufficiently or not in time fees for the use of the State�s data and information on mineral resources in accordance with the provisions of law;
b/ Causing mineral losses in the process of building and/or liquidating drilling, digging and mining works serving basic geological surveys of mineral resources or the mineral prospection, exploration and exploitation activities;
c/ Causing mineral losses that exceed the permitted level (according to the design) in the mineral exploitation and processing activities;
d/ Using high-valued minerals as common construction materials, which are, under the provisions of the Ministry of Industry, not categorized as minerals used as common construction materials;
e/ Concealing, deevaluating or unlawfully trading particuparly valuable and rare geological and mineral specimens, which, under the Government�s provisions, must be sold or handed over to the State, but not seriously enough for being examined for penal liability;
f/ Failing to report or untruthfully reporting to the competent State agency of the discovery of mineral mines, that has adversely affected the protection of such mineral resources;
g/ Releasing information on mineral resources classified as the State�s secrets, but not seriously enough for being examined for penal liability;
h/ Obstructing the mineral examination and inspection activities conducted by competent State officials and agencies.
3. Forms of additional sanctions and other measures applied to the acts stipulated in this Article:
Temporarily suspending activities related to the violation, forcing to perform tasks prescribed by law to overcome consequences of the violation with regard to the acts defined in Points a, b, c and d, Item 2 of this Article.
Chapter III
COMPETENCE, PROCEDURES FOR SANCTIONING ADMINISTRATIVE VIOLATIONS IN THE FIELD OF STATE MANAGEMENT OVER MINERALS
Article 9.- Competence of the People’s Committees of various levels to sanction administrative violations in the field of State management over minerals
1. The President of the People’s Committee of the commune, ward or township shall have the right to apply forms of sanction against administrative violations prescribed in Article 26 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations with regard to the violations of the provisions of this Decree according to the local administration’s competence for the State management over minerals, more concretely:
a/ To issue warnings;
b/ To impose fines of up to 200,000 VND;
c/ To confiscate material evidences and means valued at up to 500,000 VND which are used in the administrative violation;
d/ To force the compensation of up to 500,000 VND for damages caused by the administrative violation.
2. The President of the People�s Committee of the district or equivalent level shall have the right to apply forms of sanction against administrative violations prescribed in Article 27 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations (except for the right to strip off the right to use mineral activity permit) with regard to the violations of the provisions of this Decree according to the local administration’s competence for the State management over minerals, more concretely:
a/ To issue warnings;
b/ To impose fines of up to 10,000,000 VND;
c/ To confiscate material evidences and means used in the administrative violation;
d/ To confiscate the unlawfully exploited minerals;
e/ To force the compensation of up to 1,000,000 VND for damages caused by the administrative violation.
3. The President of the People’s Committee of the province or city directly under the Central Goverment shall have the right to apply forms of sanction against administrative violations prescribed in Article 28 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations (except for the right to strip off the right to use mineral activity permit granted by the Ministry of Industry) with regard to the violations of the provisions of this Decree according to the local administration’s competence for the State management over minerals, more concretely:
a/ To issue warnings;
b/ To impose fines of up to 100,000,000 VND;
c/ To strip off the right to use (withdraw) the mineral exploitation permit the grant of which falls under the competence of the provincial People�s Committee;
d/ To confiscate material evidences and means used in the administrative violation;
e/ To confiscate the unlawfully exploited minerals;
f/ To force the application of measures to overcome consequences caused by the administrative violation;
g/ To force the compensation of up to 1,000,000 VND for damages caused by the administrative violation.
Article 10.- Competence of the State agencies managing minerals to sanction administrative violations in the field of State management of minerals
1. Specialized minerals inspectors, while on duty, are entitled to exercise the rights stipulated in Item 1, Article 34 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations with regard to acts of administrative violation in the field of State management over minerals, labor safety and environmental protection in mineral activities, more concretely:
a/ To issue warnings;
b/ To impose fines of up to 200,000 VND;
c/ To confiscate material evidences and means valued at up to 500,000 VND used in the violation;
d/ To force the cessation of the violation, the overcoming of consequences caused by the violation.
2. The specialized mineral chief inspector, the head of the agency performing the function of specialized mineral inspection of the provincial/municipal Service of Industry are eligible for the rights stipulated in Item 2, Article 34 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations with regard to acts of administrative violation of the provisions of this Decree, more concretely:
a/ To issue warnings;
b/ To impose fines of up to 10,000,000 VND;
c/ To confiscate material evidences and means valued at up to 1,000,000 VND used in the violation ;
d/ To force the cessation of the violation and the overcoming of consequences caused by the violation;
e/ To force the compensation of up to 1,000,000 VND for damages caused by the administrative violation.
3. The specialized mineral chief inspector, the head of the agency performing the function of specialized mineral inspection of the Ministry of Industry are entitled to exercise the rights stipulated in Item 3, Article 34 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations with regard to acts of violating the provisions of this Decree, more concretely:
a/ To issue warnings;
b/ To impose fines of up to 20,000,000 VND;
c/ To confiscate material evidences and means used in the administrative violation;
d/ To confiscate the unlawfully exploited minerals;
e/ To for the cessation of violation, the ovecoming of consequences caused by the administrative violation;
e/ To force the compensation of up to 1,000,000 VND for damages caused by the administrative violation.
Article 11.- Authorization and principles for determining the competence for the handling of administrative violations in the field of State management over minerals
1. The authorization of the competence for the handling of administrative violations in the field of State management over minerals shall comply with the provisions of Article 36 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations;
2. The principles for determining the competence for the handling of administrative violations in the field of State management over minerals shall comply with the provisions of Article 37 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations;
Article 12.-
1. The procedures and order for sanctioning administrative violations in the field of State management over minerals shall comply with the provisions of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations;
2. All sanctioned administrative violations in the field of State management of minerals must be filed in dossiers and kept fully at the sanctioning agency.
3. The fined organizations and/or individuals must pay fines at the place stated in the sanctioning decision. The collection of fines by the sanctioning person in any form is strictly forbidden.
4. If the confiscation of minerals, material evidences and violation means is applied, the competent sanctioning person shall have to abide by the provisions of Article 51 and Item 1, Article 52 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
Article 13.- The execution of sanctioning decisions and coercive execution of sanctioning decisions against administrative violations in the field of State management of minerals
1. The organization and/or individual administratively sanctioned under this Decree shall, within the prescribed time-limit, have to strictly abide by the sanctioning decision of the competent sanctioning agency or person. If the sanctioned organization and/or individual fails to execute the sanctioning decision or deliberately dodges the execution, they shall be forced to execute it in accordance with Article 55 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations.
2. When applying coercive measures for the execution of sanctioning decisions against administrative violations in the field of State management over minerals, the competent agency or person shall have to follow the coercive order and procedures as prescribed by law.
Chapter IV
COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS ABOUT THE HANDLING OF VIOLATIONS
Article 14.- Complaints and denunciations about sanctioning decisions against administrative violations in the field of State management over minerals
1. Organizations and/or individuals sanctioned administratively in the field of State management over minerals (or their lawful representatives) shall have the right to complaint about the sanctions imposed on them.
2. Citizens have the right to file denunciations to the competent State agencies about administrative violations in the field of State management of minerals, that are committed by organizations and/or individuals as well as the violations by persons competent to sanction against administrative violations in the field of State management over minerals.
3. The procedures, order, time-limit and competence for making complaints or denunciations and settling the complaints and denunciations shall comply with the provisions of Articles 87, 88 and 90 of the Ordinance on the Handling of Administrative Violations of July 6, 1995 and the provisions of the Ordinance on the Settlement of Administrative Cases of May 25, 1996.
Article 15.- Handling of violations committed by the persons competent to sanction against administrative violations in the field of State management over minerals
If a person competent to sanction against administrative violations in the field of State management of minerals, extorts, tolerates, covers up violations, failing to handle or handle the violations not in time, improperly or not in accordance with his/her competence, appropriates, illegally uses fines, minerals, material evidences and violation means, he/she shall, depending on the nature and seriousness of his/her violation, be handled administratively or examined for penal liability; if any damage is caused, compensation must be made.
Chapter V
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 16.- This Decree takes effect from July 1st, 1997. The earlier provisions on sanctioning administrative violations in the field of State management over minerals which are contrary to this Decree, are now annulled.
Article 17.- The Minister of Industry, the other Ministers, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People’s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 35/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 1896/QĐ-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP ngày 04/5/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 126/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ

Vi phạm hành chính, Sở hữu trí tuệ

văn bản mới nhất