Quyết định 147/QĐ-TTg 2020 chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030

thuộc tính Quyết định 147/QĐ-TTg

Quyết định 147/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:147/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Vũ Đức Đam
Ngày ban hành:22/01/2020
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Văn hóa-Thể thao-Du lịch

TÓM TẮT VĂN BẢN

Phấn đấu đến 2030, đón ít nhất 50 triệu lượt khác quốc tế mỗi năm

Ngày 22/01/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.

Theo đó, mục tiêu đến năm 2025, Việt Nam phấn đấu tổng thu từ khách du lịch đạt 1.700 – 1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77 – 80 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 13 – 14%/năm; đóng góp tiếp vào GDP đạt 12 – 14%. Bên cạnh đó, du lịch tạo ra khoảng 5,5, - 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp.

Đặc biệt, phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12 – 14%/năm và khách nội địa từ 6 – 7%/năm.

Đến năm 2030, tổng thu từ khách du lịch đạt 3.100 – 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 – 135 tỷ USD); tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp. Đồng thời, phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khác quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa.

Để đạt được những mục tiêu trên, Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh mở rộng thị trường có khả năng tăng trưởng nhanh, tập trung thu hút khách du lịch từ các thị trường Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu, Liên bang Nga.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định147/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

Số: 147/-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2020

 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

Phê duyệt chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030

--------

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030” với các nội dung sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại.

2. Phát triển du lịch bền vững và bao trùm, trên nền tảng tăng trưởng xanh, tối đa hóa sự đóng góp của du lịch cho các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc; quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh.

3. Chú trọng phát triển du lịch văn hóa, gắn phát triển du lịch với bảo tn, phát huy giá trị di sản và bản sc văn hóa dân tộc.

4. Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

5. Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa; đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch; tăng cường liên kết nhằm phát huy lợi thế tài nguyên tự nhiên và văn hóa; phát triển đa dạng sản phẩm du lịch, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

II. MỤC TIÊU

1. Đến năm 2025

Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, phấn đấu thuộc nhóm ba quốc gia dẫn đầu về phát triển du lịch trong khu vực Đông Nam Á và 50 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, trong đó tất cả 14 tiêu chí năng lực cạnh tranh du lịch đều tăng, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững.

- Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 1.700 - 1.800 nghìn tỷ đồng (tương đương 77 - 80 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 13 - 14%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 12 - 14%.

- Tạo ra khoảng 5,5 - 6 triệu việc làm, trong đó có khoảng 2 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 12 - 14%/năm.

- Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 35 triệu lượt khách quốc tế và 120 triệu lượt khách nội địa, duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 12 - 14%/năm và khách nội địa từ 6 - 7%/năm.

2. Đến năm 2030

Du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn và phát triển bền vững. Việt Nam trở thành điểm đến đặc biệt hấp dẫn, thuộc nhóm 30 quốc gia có năng lực cạnh tranh du lịch hàng đầu thế giới, đáp ứng đầy đủ yêu cầu và mục tiêu phát triển bền vững.

- Tổng thu từ khách du lịch: Đạt 3.100 - 3.200 nghìn tỷ đồng (tương đương 130 - 135 tỷ USD), tăng trưởng bình quân 11 - 12%/năm; đóng góp trực tiếp vào GDP đạt 15 - 17%.

- Tạo ra khoảng 8,5 triệu việc làm, trong đó có khoảng 3 triệu việc làm trực tiếp, tăng trưởng bình quân 8 - 9%/năm.

- Về khách du lịch: Phấn đấu đón được ít nhất 50 triệu lượt khách quốc tế và 160 triệu lượt khách nội địa; duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân về khách quốc tế từ 8 - 10%/năm và khách nội địa từ 5 - 6%/năm.

III. GIẢI PHÁP

1. Tiếp tục đổi mới nhận thức, tư duy về phát triển du lịch

a) Nhận thức đầy đủ du lịch là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, mang nội dung văn hóa và nhân văn sâu sắc, đóng góp chính vào hội nhập kinh tế, tạo động lực cho các ngành khác phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, chính trị, đối ngoại và an ninh, quốc phòng.

b) Đổi mới mạnh mẽ tư duy phát triển du lịch theo quy luật kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn.

c) Nâng cao ý thức người dân, doanh nghiệp, cộng đồng trong ứng xử văn minh, thân thiện với khách du lịch và bảo vệ hình ảnh, môi trường, góp phần phát triển bền vững, không ngừng nâng cao uy tín, thương hiệu và sức thu hút của du lịch Việt Nam.

2. Hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển du lịch

a) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật để tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

b) Ban hành chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng để huy động nguồn lực đầu tư tại các cụm du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du lịch.

c) Thúc đẩy quan hệ hợp tác công - tư và các mô hình quản trị tích hợp các khu vực công và tư nhân, doanh nhân và cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch bền vững; thiết lập các điều kiện tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, kích thích đổi mới, khởi nghiệp sáng tạo, phát triển lực lượng doanh nghiệp, hình thành nhiều doanh nghiệp du lịch có thương hiệu mạnh; hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh doanh du lịch tiếp thu công nghệ mới, kỹ năng số và tiếp cận tài chính.

d) Ưu tiên nguồn lực cho công tác quy hoạch, đào tạo nhân lực, nghiên cứu thị trường, xúc tiến, phát triển sản phẩm du lịch; phát triển du lịch cộng đồng; bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch.

đ) Tiếp tục hoàn thiện chính sách tạo thuận lợi về nhập cảnh, xuất cảnh và đi lại cho khách du lịch quốc tế; tạo điều kiện cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở các đường bay mới và trực tiếp kết nối Việt Nam với các thị trường du lịch trọng điểm và tiềm năng.

e) Hoàn thiện các quy định để quản lý và phát triển các mô hình kinh doanh mới trong lĩnh vực du lịch phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế.

3. Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch

a) Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ; tập trung nguồn lực đầu tư hạ tầng giao thông tại các cụm du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du lịch; nâng cao khả năng kết nối giao thông tới khu du lịch, điểm du lịch; đầu tư điểm dừng, nghỉ trên các tuyến đường bộ.

b) Nâng cấp, mở rộng, đẩy nhanh xây dựng mới các cảng hàng không; xây dựng cảng biển, cảng thủy nội địa chuyên dụng cho khách du lịch; cải thiện nhanh hạ tầng, chất lượng dịch vụ đường sắt để phát triển du lịch.

c) Đổi mới, hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy nhanh thực hiện quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch; số hóa các thông tin, tài liệu về điểm đến, xây dựng các kho nội dung số, hướng tới hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.

d) Thu hút nguồn lực xã hội, nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, đặc biệt là cơ sở lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng phức hợp cao cấp, phù hợp với nhu cầu và xu hướng du lịch mới.

đ) Tập trung đầu tư, hình thành trung tâm tổ chức hội nghị, triển lãm, mua sắm, thể thao, giải trí quy mô lớn, hiện đại tại khu vực động lực phát triển du lịch

4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch

a) Phát triển nguồn nhân lực du lịch theo cơ cấu hợp lý, bảo đảm số lượng, chất lượng, cân đối về cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo, đáp ứng yêu cầu cạnh tranh, hội nhập; có chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và thị trường lao động toàn diện, nâng cao chất lượng nhân lực du lịch cả về quản lý nhà nước, quản trị doanh nghiệp và kỹ năng nghề du lịch, chú trọng đào tạo nhân lực quản lý cấp cao và lao động lành nghề.

b) Đa dạng các hình thức đào tạo; đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực du lịch; chú trọng đào tạo kỹ năng nghề và kỹ năng mềm cho lực lượng lao động trực tiếp phục vụ du lịch, đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên, thuyết minh viên du lịch tại điểm; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho cộng đồng dân cư tham gia kinh doanh du lịch và góp phần quảng bá điểm đến, hình ảnh du lịch của địa phương.

c) Tăng cường năng lực các cơ sở đào tạo, trường đào tạo nghề du lịch chất lượng cao tại các khu vực động lực phát triển du lịch.

d) Khuyến khích hình thành đội ngũ tình nguyện viên hướng dẫn, hỗ trợ khách du lịch.

5. Phát triển và đa dạng hóa thị trường khách du lịch

a) Thường xuyên điều tra, nghiên cứu thị trường, nhu cầu và thị hiếu của khách du lịch; xây dựng cơ sở dữ liệu thị trường khách du lịch.

b) Phát triển đa dạng thị trường khách du lịch quốc tế

- Tiếp tục thu hút khách, mở rộng thị trường có khả năng tăng trưởng nhanh, có nguồn khách lớn, có mức chi tiêu cao và lưu trú dài ngày.

- Tập trung thu hút khách du lịch từ các thị trường: Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Úc, Bắc Mỹ, Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu và Liên bang Nga.

- Quan tâm phát triển các thị trường mới, có tiềm năng: Trung Đông, Nam Âu, Nam Mỹ, Nam Á (Ấn Độ); mở rộng phát triển các thị trường tiềm năng, có lượng khách du lịch ra nước ngoài hàng năm tăng nhanh.

c) Phát triển mạnh thị trường khách du lịch nội địa

- Quan tâm, tạo thuận lợi cho các tầng lớp nhân dân tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng trong nước; thúc đẩy thị trường khách đi du lịch kết hợp với giáo dục truyền thống, tìm hiểu văn hóa, lịch sử và sinh thái.

- Thường xuyên nghiên cứu, nắm bắt xu hướng thị trường để đáp ứng kịp thời nhu cầu và thị hiếu mới của khách du lịch nội địa.

- Đẩy mạnh phát triển thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cuối tuần gắn với chăm sóc sức khỏe, giáo dục, tìm hiểu văn hóa lịch sử, trải nghiệm văn hoá dân tộc, tăng cường giao lưu văn hóa giữa các vùng, miền.

- Định hướng lại thị trường khách du lịch lễ hội, văn hóa tâm linh theo hướng kết hợp hài hòa với các mục đích khác nhằm khắc phục tính thời vụ.

6. Phát triển sản phẩm du lịch

- Tập trung phát triển sản phẩm du lịch có chất lượng, đa dạng, khác biệt, có giá trị gia tăng cao và tăng trải nghiệm cho khách du lịch dựa trên lợi thế về tài nguyên của từng vùng, địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường và nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

- Phát triển mạnh các sản phẩm du lịch chủ đạo, có lợi thế của du lịch Việt Nam gắn với các khu vực động lực phát triển du lịch:

+ Ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển, đảo và du lịch thể thao, giải trí biển phù hợp định hướng Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam. Tập trung nguồn lực đầu tư phát triển một số cụm du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng biển cao cấp, có thương hiệu mạnh trên thị trường du lịch quốc tế.

+ Chú trọng phát triển sản phẩm du lịch văn hóa, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, lịch sử, truyền thống của dân tộc; tập trung khai thác thế mạnh ẩm thực đa dạng, đặc sắc của các vùng, miền để hình thành sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, có lợi thế cạnh tranh, góp phần tạo dựng thương hiệu nổi bật của du lịch Việt Nam.

+ Đẩy mạnh phát triển du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp và nông thôn, du lịch sinh thái, du lịch thể thao mạo hiểm.

- Tiếp tục phát triển sản phẩm du lịch đô thị, du lịch hội nghị, hội thảo, sự kiện (MICE); du lịch kết hợp mua sắm, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giải trí, đặc biệt là giải trí về đêm.

- Tăng cường kết nối và nâng cao chất lượng dịch vụ trong chuỗi giá trị sản phẩm du lịch.

7. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch và hợp tác, hội nhập quốc tế về du lịch

a) Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch

- Đổi mới phương thức, công cụ, nội dung, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong xúc tiến, quảng bá du lịch, bảo đảm thực hiện thống nhất, chuyên nghiệp, hiệu quả; phát huy sức mạnh của truyền thông và tăng cường quảng bá trên mạng xã hội.

- Chú trọng huy động nguồn lực xã hội, kết hợp nguồn lực nhà nước trong xúc tiến, quảng bá du lịch.

- Phát huy vai trò cơ quan đại diện Việt Nam và cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài trong xúc tiến, quảng bá du lịch; mở văn phòng xúc tiến du lịch Việt Nam tại một số thị trường trọng điểm.

b) Xây dựng thương hiệu du lịch

- Tập trung xây dựng, phát triển thương hiệu du lịch quốc gia trên cơ sở phát triển thương hiệu du lịch vùng, địa phương, doanh nghiệp và thương hiệu sản phẩm du lịch.

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch để đảm bảo tính thống nhất.

c) Hợp tác và hội nhập quốc tế

- Tích cực, chủ động hợp tác song phương và đa phương về du lịch; ưu tiên hợp tác, liên kết khu vực để phát triển sản phẩm, quảng bá điểm đến chung; thực hiện hiệu quả Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch.

- Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia và tổ chức quốc tế để trao đổi kinh nghiệm, tranh thủ hỗ trợ kỹ thuật, thu hút đầu tư, đào tạo nhân lực du lịch.

8. Ứng dụng khoa học, công nghệ

- Đẩy nhanh việc chuyển đổi số trong ngành du lịch; phát triển du lịch thông minh; xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu; quản lý khách du lịch và hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch, kiểm soát, giám sát và cảnh báo ô nhiễm trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại và nền tảng công nghệ số.

- Phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh; ứng dụng công nghệ số để kết nối nhằm hỗ trợ và tăng trải nghiệm cho khách du lịch; mở rộng năng lực cung cấp dịch vụ kết hợp giữa kênh thực và kênh số; sử dụng tối đa các giao dịch điện tử trong hoạt động du lịch.

- Ứng dụng công nghệ số, công nghệ xanh, sạch trong kinh doanh du lịch.

- Ứng dụng rộng rãi công nghệ trong thanh toán dịch vụ du lịch hướng tới giảm thiểu thanh toán bằng tiền mặt, hướng dẫn và khuyến khích khách du lịch sử dụng các hình thức thanh toán điện tử trên các thiết bị thông minh.

- Ứng dụng công nghệ thông tin để hoàn thiện hệ thống thống kê du lịch; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành du lịch, kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

9. Quản lý nhà nước về du lịch

a) Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia về du lịch.

- Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từ trung ương đến địa phương, bảo đảm đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn.

- Đổi mới hoạt động phối hợp liên ngành, liên vùng về du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về Du lịch và Ban Chỉ đạo phát triển du lịch cấp tỉnh; từng bước hình thành cơ chế điều phối phát triển du lịch theo vùng đáp ứng yêu cầu liên kết phát triển du lịch.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong việc xây dựng nếp sống văn minh, bảo đảm vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh, an toàn cho khách du lịch; tạo dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện.

- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ và quản lý điểm đến; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về du lịch.

b) Bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức và thực thi mạnh mẽ các biện pháp bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học.

- Nâng cao năng lực kiểm soát ô nhiễm, bảo đảm ngăn chặn, giảm thiểu và xử lý hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm từ hoạt động du lịch.

- Chú trọng công tác dự báo, cảnh báo, chủ động phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu trong xây dựng, vận hành cơ sở dịch vụ du lịch.

- Khuyến khích các cơ sở dịch vụ du lịch sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, sản phẩm tái chế, tái sử dụng, ứng dụng công nghệ sạch để hạn chế ô nhiễm môi trường và giảm thiểu phát thải khí nhà kính.

IV. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM, ĐỘT PHÁ

1. Tập trung xây dựng và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm:

a) Quy hoạch phát triển du lịch theo quy định của pháp luật về quy hoạch và du lịch.

b) Chương trình mục tiêu phát triển hạ tầng du lịch phù hợp với kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm.

c) Các chương trình, đề án phát triển du lịch chuyên đề về thị trường, sản phẩm, nguồn nhân lực, xúc tiến quảng bá.

2. Tập trung huy động nguồn lực triển khai một số nhiệm vụ đột phá

a) Về phát triển kết cấu hạ tầng: Đẩy nhanh tiến độ đầu tư mới sân bay Long Thành, Chu Lai...; nâng cấp, mở rộng các sân bay tại các địa bàn trọng điểm và tiềm năng, trước hết tại các sân bay như Nội Bài, Đà Nng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Phú Quốc, Phú Bài, Vân Đồn...; đầu tư xây dựng một số cảng biển du lịch quốc tế và các tuyến đường bộ kết nối với các khu du lịch quốc gia.

b) Về tạo thuận lợi cho khách du lịch: Tạo điều kiện thuận lợi nhất về thủ tục cấp thị thực cho khách quốc tế, áp dụng chính sách thị thực điện tử với tất cả thị trường khách quốc tế; cải tiến mạnh mẽ quy trình kiểm soát thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, hải quan tại cửa khẩu đường không, đường bộ, đường biển, bảo đảm nhanh chóng và tiện lợi nhất cho khách quốc tế đến Việt Nam.

c) Đầu tư hình thành một số cụm du lịch đồng bộ, chất lượng, có quy mô lớn, đẳng cấp quốc tế.

d) Phát triển du lịch thông minh: Đẩy nhanh ứng dụng công nghệ số để kết nối nhằm hỗ trợ và gia tăng trải nghiệm chkhách du lịch; xây dựng hệ sinh thái du lịch thông minh để kết nối hạ tầng dịch vụ du lịch; tăng cường ứng dụng công nghệ xanh, sạch trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ và cơ sở lưu trú du lịch.

đ) Phát triển du lịch cộng đồng: Có chính sách hỗ trợ nguồn lực cho người dân tham gia phát triển du lịch cộng đồng; gắn phát triển du lịch văn hóa với trải nghiệm đi sống cộng đồng để nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

a) Rà soát để đề xuất sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về du lịch để tạo điều kiện cho du lịch phát triển.

b) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Chiến lược.

c) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện quy hoạch phát triển du lịch; chỉ đạo xây dựng, phê duyệt theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên khác của Chiến lược.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, huy động các nguồn vốn, tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển du lịch.

đ) Đầu mối tổng hợp tình hình thực hiện Chiến lược, định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức sơ kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2025 và đề xuất sửa đổi, bổ sung các nhiệm vụ ưu tiên cho giai đoạn tiếp theo.

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao cân đối, bố trí kinh phí thực hiện Chiến lược theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước, đầu tư công và pháp luật liên quan; đề xuất cơ chế, chính sách ưu đãi về đất đai, thuế và tín dụng để thúc đẩy đầu tư vào du lịch, đặc biệt là huy động nguồn lực đầu tư tại các cụm du lịch, khu vực động lực phát triển du lịch, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng du lịch; đề xuất chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

3. Bộ Giao thông vận tải xây dựng, rà soát, điều chỉnh cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông, các phương thức vận tải khách du lịch, tập trung vào vận tải hàng không để bảo đảm thuận lợi cho tăng trưởng và phát triển du lịch.

4. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện chính sách thị thực điện tử với tất cả thị trường khách quốc tế và hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo thuận lợi nhất về xuất, nhập cảnh cho khách du lịch; triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự xã hội và an toàn cho khách du lịch.

5. Bộ Ngoại giao chủ trì, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan xây dựng các quy định pháp luật bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam ở nước ngoài.

6. Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục sắp xếp, hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương, bảo đảm tinh gọn, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn.

7. Bộ Xâdựng chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng cơ chế quản lý các loại hình lưu trú du lịch mới theo mô hình kinh tế chia sẻ và quy hoạch xây dựng tại các khu du lịch quốc gia.

8. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành chính sách thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực du lịch, đầu tư nâng cao năng lực đào tạo về du lịch, đặc biệt là đào tạo nghề du lịch.

9. Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại và xây dựng sản phẩm phục vụ du lịch; ban hành theo thẩm quyền chính sách khuyến khích phát triển mạng lưới trung tâm mua sắm hiện đại tại các khu vực động lực phát triển du lịch.

10. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quản lý việc sử dụng tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; đề xuất cơ chế chính sách phát triển du lịch gắn với bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững, bảo đảm đáp ứng đầy đủ mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc.

11. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lồng ghép các nội dung phát triển du lịch vào Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; xây dựng các sản phẩm nông nghiệp, các mô hình phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao gắn với phát triển du lịch; phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

12. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức truyền thông, quảng bá về đất nước, con người và du lịch Việt Nam; hoàn thiện hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hỗ trợ đẩy nhanh thực hiện quá trình chuyển đổi số trong ngành du lịch, hình thành và phát triển hệ sinh thái du lịch thông minh.

13. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thavà Du lịch triển khai các chương trình, đ tài và đề án ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ phát triển du lịch; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong kinh doanh du lịch; đ xut chính sách hỗ trợ đu tư, phát triển, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ du lịch trên nền tảng công nghệ số; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ xanh, công nghệ sạch trong các cơ sở dịch vụ và cơ sở lưu trú du lịch.

14. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề xuất cơ chế, chính sách phát triển các sản phẩm, dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe phục vụ du lịch; hình thành hệ thống cơ sở y tế chất lượng cao, đáp ứng yêu cu phục vụ khách du lịch.

15. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xây dựng cơ chế, chính sách đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ thanh toán điện tử, thanh toán điện tử trên các thiết bị thông minh, thanh toán không dùng tiền mặt và cơ chế giám sát, kiểm soát hoạt động thanh toán xuyên biên giới trong lĩnh vực du lịch.

16. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức thực hiện Chiến lược theo thẩm quyền.

17. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

a) Căn cứ Chiến lược, tổ chức xây dựng kế hoạch phát triển du lịch tại địa phương bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ với việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

b) Tăng cường quản lý điểm đến, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội để phát triển du lịch; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để xây dựng môi trường du lịch văn minh, thân thiện; có chương trình hỗ trợ người dân tham gia phát triển du lịch cộng đồng, góp phần nâng cao sinh kế, giảm nghèo cho người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

c) Thực hiện sơ kết, tổng kết kế hoạch phát triển du lịch tại địa phương gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

18. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về du lịch, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp khác chủ động phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện các mục tiêu của Chiến lược.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc;
- Lưu: VT, KGVX (3b).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG





Vũ Đức Đam

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

 

 

No. 147/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence - Freedom - Happiness

----------------------

Hanoi, January 22, 2020

 

 

DECISION
Approving the strategy of tourism development for Vietnam by 2030

------------------- 

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;

Pursuant to the Law on Tourism dated June 19, 2017;

At the proposal of the Minister of Culture, Sports and Tourism,

 

DECIDES:

Article 1. Approving "Vietnam Tourism Development Strategy by 2030" with the following contents:

I. VIEWPOINTS

1. Making tourism a key economic sector, creating a driving force for the development of other industries and sectors and making an important contribution to forming a modern economic structure.

2. Developing tourism sustainably and inclusively on the basis of “green growth”, optimizing tourism s contribution to the United Nations sustainable development goals; effectively managing and using natural resources, protecting the environment and biodiversity, actively responding to climate change, and ensuring national defense and security.

3. Focusing on developing cultural tourism, associating tourism development with preserving and promoting the value ​​of heritages and national cultural identity.

4. Developing tourism towards professionalism, quality and efficiency; strongly applying the advances of the Fourth Industrial Revolution and focusing on developing high-quality human resources.

5. Developing international tourism in parallel with domestic tourism; promoting on-the-spot exports through tourism; strengthening the connectivity to promote the advantages of natural and cultural resources; diversifying tourism-related products, expanding markets and enhancing the competitiveness of Vietnam s tourist industry.

II. OBJECTIVES

1. By 2025

Vietnam will become an attractive destination, striving to be among the top three countries in tourism development in Southeast Asia and top 50 countries with the world s leading tourism competitiveness, of which all 14 criteria will have been strengthened in line with the sustainable development requirement.

- Total revenue from tourists will reaches VND 1,700 - 1,800 thousand billion (equivalent to USD 77 - 80 billion) and the average growth will reach 13 - 14% per year; the direct contribution to GDP will reach 12 - 14%.

- Creating about 5.5 - 6 million jobs, of which about 02 million are direct jobs, with an average growth of 12 - 14% per year.

- Regarding tourists: Striving to receive at least 35 million international tourists and 120 million domestic tourists, maintaining the average growth rate of international tourists from 12 to 14% per year and domestic tourists from 6 to 7% per year.

2. By 2030

Tourism will be truly a key economic and sustainable development sector. Vietnam will become a particularly attractive destination, one of the top 30 countries with the world s leading tourism competitiveness, meeting the requirements and goals of sustainable development.

- Total revenue from tourists will reach VND 3,100 - 3,200 thousand billion (equivalent USD 130 - 135 billion) and the average growth will reach11 - 12% per year; the direct contribution to GDP will reach 15 - 17%.

- Creating about 8.5 million jobs, of which about 03 million are direct jobs, with an average growth of 8 - 9% per year.

- Regarding tourists: Striving to receive at least 50 million international tourists and 160 million domestic tourists; maintaining the average growth rate of international tourists from 8 to 10% per year and domestic tourists from 5 to 6% per year.

III. SOLUTIONS

1. Continuing to renovate awareness and thinking on tourism development

a) Sufficiently considering tourism as a general economic service with profound humane and cultural contents, mainly contributing to economic integration, motivating the development of other industries, bringing economic, cultural, social, environmental, political, external and national security-defense effectiveness.

b) Strongly renovate the thinking on tourism development in accordance with the market economy principle, meeting the requirements of developing tourism into a key economic sector.

c) Raising the awareness of people, businesses and communities on civilized and friendly behaviors with tourists, and protecting the image and the environment, contributing to sustainably developing and constantly improving the tourism-related prestige, trademarks and attractions of Vietnam.

2. Completing institutions and policies for tourism development

a) Revising, amending, supplementing and improving institutions, policies and laws to create favorable conditions for tourism development.

b) Promulgating preferential policies on land, tax and credit to mobilize investment resources in tourist clusters, tourist development motivation areas, national tourist areas and tourism-potential areas.

c) Promoting public-private partnerships and integrated governance models for the public and private sectors, entrepreneurs and local communities in sustainable tourism development; creating favorable conditions for favorable business environment, promoting innovation and creative entrepreneurship, developing the force of enterprises, forming many strong-branded tourism businesses; supporting small and medium enterprises and tourism business households to acquire new technologies, digital skills and financial access.

d) Prioritizing resources for planning and training human resources, conducting market researches, promoting and developing tourism-related products; developing community-based tourism; protecting natural resources and tourism environment.

dd) Continuing to improve the policies to facilitate entry, exit and travel for international tourists; creating favorable conditions for domestic and international airlines to open new flights directly connecting Vietnam with key and potential tourism markets.

e) Completing the regulations to manage and develop new business models in tourism in accordance with the actual conditions and situations.

3. Developing material and technical infrastructure and facilities in service of tourism

a) Quickly developing modern and synchronous infrastructure; mobilizing investment resources in transport infrastructure in tourist clusters, tourist development motivation areas, national tourist areas and tourism-potential areas; improving traffic connection to tourist areas, tourist spots; investing in rest and service areas along land roads.

b) Upgrading, expanding and speeding up the construction of new airports; building specialized seaports and inland ports for tourists; quickly improving infrastructure and service quality of railway services for tourism development.

c) Renovating and perfecting the information technology infrastructure system, quickly implementing the digital transformation process in tourism; digitizing information and documents about destinations, building digital database towards forming and developing an intelligent tourism ecosystem.

d) Attracting social resources and investors with modern and environmentally friendly technologies to invest in building material and technical facilities for tourism, especially accommodations and entertainment establishments, high-class resort complexes in line with new tourist demands and trends.

dd) Focusing on investing and forming large-scale and modern centers for organization of conferences and exhibitions, shopping malls, sports facilities and entertainment establishments in the tourism development motivation areas.

4. Developing tourism-related human resources

a) Develop tourism-related human resources with a rational structure, ensuring the quantity, quality and balance of occupational structure and training level, meeting the requirements of competition and integration; adopting policies to encourage the development of comprehensive human resources and labor markets, improving the quality of tourism-related human resources in State governance, business administration and tourism-related vocational skills, with a focus on training senior management personnel and skilled workers.

b) Diversifying forms of training; promoting socialization, encouraging businesses to participate in training tourism-related human resources; focusing on training skills and soft skills for the tourism-related workforce, especially the contingent of on-spot tour guides and tour speakers; training and retraining professional knowledge and skills for communities involved in tourism business, contributing to the promotion of local image and tourist destinations.

c) Strengthening the capacity of high-quality tourism-related vocational training institutions and schools in the tourism development motivation areas.

d) Encouraging the formation of the contingent of volunteers to guide and support tourists.

5. Developing and diversifying tourist markets

a) Regularly surveying and studying the markets, demands and tastes of tourists; building database of tourist markets.

b) Diversely developing international tourist market

- Continuing to attract tourists, expanding the market with the ability to grow quickly, have a large source of tourists, and have high spending and long stay.

- Focusing on attracting tourists from markets: Northeast Asia, Southeast Asia, Australia, North America, Western Europe, Northern Europe, Eastern Europe and the Russian Federation.

- Attaching importance to developing new and potential markets: Middle East, Southern Europe, South America, South Asia (India); expanding potential markets with quick increase in number of tourists traveling abroad every year.

c) Strongly developing domestic tourist market

- Attaching importance to and creating favorable conditions for all people to visit, travel and relax domestically; boosting the tourism market in conjunction with educating traditions, culture, history and ecology.

- Regularly studying market trends to promptly satisfy new demands and tastes of domestic tourists.

- Promoting the markets of recreation tourism and weekend vacation in line with healthcare, education, historical and cultural studies, ethnic cultural experiences, and cultural exchanges between regions.

- Reorienting the tourism market for festivals and spirituality in harmony with other purposes to overcome the seasonality.

6. Developing tourism-related products

- Focusing on developing tourism-related products with high quality, diversity, differentiation, and high added value, and increasing experience for tourists based on the advantages of resources of each region and locality in line with market demands, thus improving tourism competitiveness of Vietnam.

- Strongly developing key tourism-related products with Vietnam s tourism advantages in tourism development motivation areas:

+ Prioritizing the development of tourism-related products for recreation tourism in coastal and island resorts, sport tourism and marine leisure activities in conformity with the orientation of the Vietnam Economic Strategy for Sustainable Development. Mobilizing investment resources in developing a number of high-class tourist centers and resorts with strong brands in the international tourist market.

+ Attaching importance to developing cultural tourism-related products, in association with preserving and promoting the values ​​of national cultural, historical and traditional heritages; focusing on exploiting the diverse and unique culinary attractions of the regions to form unique and specific tourism-related products with competitive advantages, contributing to creating a prominent brand of Vietnam s tourism.

+ Promoting the development of community-based tourism, agricultural and rural tourism, eco-tourism, and sport and adventure tourism.

- Continuing to develop urban tourism-related products, Meetings, incentives, conferencing, exhibitions (MICE); tourism in combination with shopping, medical treatment, healthcare, education and entertainment, especially nightlife entertainment.

- Enhancing connectivity and improving service quality in the tourism product value chain.

7. Tourism promotion, branding of tourism, and tourism cooperation and international integration

a) Strengthening tourism promotion

- Innovating methods, instruments, and contents, promoting the application of digital technology in tourism promotion, ensuring comprehensive, professional and effective implementation; promoting the power of communication and increasing the promotion on social networks.

- Focusing on mobilizing social resources, combining them with State-owned resources in tourism promotion.

- Promoting the role of Vietnamese representative agencies and the Vietnamese community in foreign countries in promoting tourism; opening Vietnam tourism promotion office in some key markets.

b)  Branding of tourism

- Focusing on building and developing the national tourism brand based on developing the brands of localities, businesses and tourism-related products.

- Strengthening coordination of agencies and agencies at all levels in the development of tourism brand to ensure the synchronization.

c) Tourism cooperation and international integration

- Actively and proactively establishing bilateral and multilateral tourism cooperation relationships; giving priority to regional cooperation and connection for development of tourism-related products and promotion of shared destinations; effectively implementing the ASEAN Mutual Recognition Arrangement on Tourism Professionals.

- Promoting cooperation with other countries and international organizations to exchange experiences, take advantage of technical assistance, attract investment and train tourism-related human resources.

8. Applying scientific and technological advances

- Accelerating the digital transformation in tourism; developing smart tourism; promoting and branding of tourism; managing tourists, tourism-related activities, tourism resources, controlling, monitoring and warning pollutions by applying scientific and technological advances on a digital platform.

- Developing smart tourism ecosystem; applying digital technologies to connect, support and increase the experience for tourists; expanding capacity to provide services combining digital and real channels; optimizing electronic transactions in tourism activities.

- Applying digital, green and clean technologies in tourism business.

- Widely applying technological advances in payment of travel services towards reducing cash payments, guiding and encouraging tourists to conduct electronic payments on smart devices.

- Applying information technology to perfect the tourism statistics system; building database system for tourism connected with national database system.

9. Conducting State governance over tourism

a) Improving the effectiveness and efficiency of State governance over tourism

- Completing the system of laws, standards and national regulations on tourism.

- Continuing to consolidate the State governance system over tourism from the central to local levels, ensuring uniformity, effectiveness and efficiency, meeting the development requirements for such key economic sector.

- Renovating inter-sectoral and inter-regional coordination on tourism, raising the operational efficiency of the State Steering Committee on Tourism and the provincial-level Steering Committee for Tourism Development; step by step formulating a tourism development coordination mechanism to meet the requirements of tourism development connectivity.

- Enhancing the role and responsibilities of local authorities at all levels in developing civilized lifestyles, ensuring good hygiene, beautiful environment and food safety, security and safety for tourists; creating a civilized and friendly tourism environment.

- Strengthening inspection and control of service quality and destination management; disseminating and popularizing law provisions on tourism.

b) Protecting the environment, responding to climate change and preventing natural disasters

- Raising public awareness and taking strong measures to protect natural resources, environment and biodiversity.

- Enhancing pollution control capacity, ensuring the prevention, reduction and effective handling of pollution sources from tourism activities.

- Focusing on forecasting, warning, proactively preventing and mitigating natural disasters, responding to climate change in the construction and operation of tourist service establishments.

- Encouraging tourism service establishments to use clean and renewable energy, recyclable and reusable products, and applying clean technologies to limit environmental pollution and minimize greenhouse gas emissions.

IV. KEY AND BREAKTHROUGH-MAKING TASKS

1. Attaching great importance to developing and implementing a number of following key tasks:

a) The plan on tourism development in accordance with the laws on planning and tourism.

b) The target program on tourism infrastructure development in line with the 5-year medium-term public investment plan.

c) The specialized programs and projects on developing tourism market, tourism-related products, human resources, and tourism promotion.

2. Focusing on mobilizing resources to deploy a number of following breakthrough-making tasks

a) Regarding infrastructure development: Speeding up the investment in Long Thanh and Chu Lai airports; upgrading and expanding airports in key and potential areas, especially Noi Bai, Da Nang, Tan Son Nhat, Cam Ranh, Phu Quoc, Phu Bai, Van Don, etc.; investing in building a number of international tourist seaports and roads connecting national tourist areas.

b) Regarding facilitation of tourists: Creating the most favorable conditions for visa procedures for international tourists, applying the electronic visa policy to all international tourist markets; drastically improving the process of controlling entry and exit, and customs procedures at the airports, land routes and border gates, ensuring the fastest and most convenient way for international tourists to Vietnam.

c) Investing in forming a number of large-scale, comprehensive and high-quality tourist clusters meeting international standards.

d) Developing smart tourism: Accelerating the application of digital technology to connect, support and increase the tourist experience; building a smart tourism ecosystem to connect tourism service establishments; enhancing the application of green and clean technologies at tourism service and accommodation establishments.

dd) Developing community-based tourism: Adopting policies to support people involved in community-based tourism development; associating the development of cultural tourism with the experience of community life to improve economic and cultural life, contributing to poverty alleviation for people, especially those in remote, border and island areas.

Article 2. Organization of implementation

1. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall

a) Review and propose amendments, supplements, and perfect mechanisms, policies and laws on tourism to facilitate tourism development.

b) Assume the prime responsibility and coordinate with the ministries, agencies and People s Committees of provinces and municipalities in deploying, guiding and inspecting the implementation of the Strategy.

c) Assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and agencies in elaborating the tourism development plan, submitting it to the Prime Minister for approval, and organizing the implementation of such plan; direct the formulation, approve according to its competence and organize the implementation of other prioritized key tasks of the Strategy.

d) Assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and relevant agencies to formulate investment mechanisms and policies, mobilizing domestic and foreign capital sources and aids for tourism development.

dd) Act as a focal point to summarize the implementation results of the Strategy and report them to the Prime Minister annually; preliminarily review the implementation of the Strategy in 2025 and propose amendments and supplements to the prioritized tasks for the next period.

2. The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance shall base themselves on their assigned functions and tasks to balance and allocate funding for the implementation of the Strategy strictly according to the provisions of laws on state budget, public investment and other related laws; propose preferential mechanisms and policies on land, tax and credit to promote investment in tourism, especially to mobilize investment resources in tourist clusters, tourism development motivation  areas, national tourist areas and tourism potential areas; propose policies to support the development of community-based tourism, especially in remote, border and island areas.

3. The Ministry of Transport shall elaborate, review and adjust mechanisms, policies, strategies and plans on development of transport infrastructure and means of tourist transport with a focus on aviation to create favorable conditions for tourism growth and development.

4. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Ministry of Foreign Affairs and the concerned ministries and agencies in implementing the electronic visa policy for all international tourist markets and perfecting mechanisms and policies to create the most favorable conditions for tourists on exit and entry; implement measures to ensure security, social order and safety for tourists.

5. The Ministry of Foreign Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Public Security and concerned ministries and agencies in, elaborating law provisions to ensure the lawful rights and interests of Vietnamese citizens traveling abroad; coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in promoting Vietnamese tourism into other countries.

6. The Ministry of Home Affairs shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in, continuing to arrange and perfect the State governance system for tourism at the central and local levels in a streamlined and synchronized manner towards effectiveness and efficiency, meeting the development requirements of such key economic sector.

7. The Ministry of Construction shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in formulating a mechanism to manage new types of tourist accommodation according to the shared economic model and construction planning in national tourist areas.

8. The Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs and the Ministry of Education and Training shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in promulgating policies to promote the development of tourism-related human resources and improving investment in tourism-related training capacity, especially tourism vocational training.

9. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in organizing trade promotion programs and developing products in service of tourism; promulgating, according to its competence, policies to encourage the development of a modern shopping center network in tourism development motivation areas.

10. The Ministry of Natural Resources and Environment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in managing the use of tourism resources, protecting the environment, preserving biodiversity and responding to climate change and preventing disasters; proposing mechanisms and policies to develop tourism in association with natural resources and environmental protection, sustainable development, meeting the United Nations Sustainable Development Goals.

11. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in incorporating tourism development contents into the National Target Program on New Rural Construction; developing products and models of clean and hi-tech agriculture development in association with tourism development; coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism and the Ministry of Natural Resources and Environment in studying and developing mechanisms and policies for developing eco-tourism and community-based tourism in national parks and nature conservation zones.

12. The Ministry of Information and Communications shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in disseminating and advertising about Vietnam, its people and tourism; completing the information technology infrastructure system, supporting the digital transformation process for tourism, forming and developing an intelligent tourism eco-system.

13. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in deploying programs, subjects and schemes on application of scientific and technological advances in tourism development; protecting intellectual property rights in tourism business; proposing policies to support investment and development of innovative tourism-related products and services on digital platforms; promoting the application of green and clean technologies at tourism service and accommodation establishments.

14. The Ministry of Health shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism in proposing mechanisms and policies to develop medical products and services for tourism; forming a system of high-quality medical establishments, meeting the requirements of tourists.

15. The State Bank of Vietnam shall formulate mechanisms and policies to promote the provision of electronic payment services, electronic transactions on smart devices, non-cash payments and other mechanisms on supervision and control of cross-border payment in tourism.

16. The ministries, ministerial-level agencies and Government-attached agencies shall base themselves on their functions and tasks to organize the implementation of the Strategy.

17. People s Committees of provinces and municipalities shall

a) Based themselves on the Strategy to organize the development of local tourism development plans to ensure consistency and synchronization with the implementation of local socio-economic development plans.

b) Strengthening destination management, ensuring security, social order and safety for tourism development; raising public awareness on building a civilized and friendly tourism environment; launching programs to support people to participate in developing community-based tourism, contributing to improving livelihoods and reducing poverty for local people, especially those in remote, border and island areas.

c) Conducting preliminary reviews and summarizing the implementation of local tourism development plans, then report the results to the Ministry of Culture, Sports and Tourism for summarizing and reporting to the Prime Minister.

18. The Vietnam Chamber of Commerce and Industry, tourism-related socio-professional organizations and other socio-professional organizations shall actively coordinate with the Ministry of Culture, Sports and Tourism to carry out the objectives of the Strategy.

Article 3.This Decision takes effect from the date of signing.

Article 4. Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, and presidents of provincial/municipal People s Committees shall implement this Decision./.

 

 

PP. THE PRIME MINISTER
THE DEPUTY PRIME MINISTER

 

(Signed)

 

Vu Duc Dam

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 147/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 147/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất